1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

đề cương chi tiết môn học quan hệ công chúng

35 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề cương chi tiết học phần Quan hệ công chúng
Trường học Trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu
Chuyên ngành Quan hệ công chúng
Thể loại Đề cương chi tiết
Thành phố Bà Rịa-Vũng Tàu
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 4,16 MB

Nội dung

Mục tiêu của học phần Mục tiêu của môn học “Quan hệ công chúng” hay còn gọi là PR là nghiêncứu các vấn đề cốt lõi của PR để có thể ứng dụng vào trong thực tế hoạt động củacác tổ chức, do

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1 Thông tin chung

- Tên học phần: Quan hệ công chúng (Public Relations - PR)

- Mã số học phần: 0101100057

- Số tín chỉ: 2 tín chỉ

- Học phần tiên quyết học trước: Marketing căn bản, Quản trị Marketing

- Các yêu cầu đối với học phần: Không

2 Mục tiêu của học phần

Mục tiêu của môn học “Quan hệ công chúng” hay còn gọi là PR là nghiêncứu các vấn đề cốt lõi của PR để có thể ứng dụng vào trong thực tế hoạt động củacác tổ chức, doanh nghiệp nhằm duy trì hình ảnh tích cực của tổ chức, doanh nghiệpđối với công chúng mục tiêu Cụ thể là sau khi hoàn thành môn học này ngườihọc có thể có được các khả năng sau:

Kiến thức:

- Hiểu và phân biệt được các khái niệm cơ bản có liên quan đến lĩnh vực

PR

- Biết vai trò của PR trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- Vận dụng những quy trình và lý thuyết nền tảng của truyền thông, PR vào xây dựng một chương trình PR từ phân tích, lập kế hoạch, triển khai cho đến đánh giá.

- Hiểu và vận dụng được các công cụ PR cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Yêu cầu nội dung kiến thức học tập và nghiên cứu bao gồm:

1 Cung cấp các yếu tố nền tảng của PR

2 Nghiên cứu các mối quan hệ công chúng cụ thể:

- Quan hệ nhân viên

- Quản trị rủi ro, khủng hoảng

- Sử dụng các công cụ PR trong hoạt động kinh doanh

3 Nghiên cứu các vấn đề về tiêu chuẩn, giá trị và đạo đức trong PR

Trang 2

o 4 Giúp sinh viên nâng cao kỹ năng thuyết trình, giao tiếp, xây ảnh trước côngchúng, làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.

- Phải có tinh thần khát khao, tận tụy với công việc / học tập và luôn có ý thứctrách nhiệm của người thanh niên tiêu biểu trong một xã hội văn minh, năngđộng

3 Tóm tắt nội dung học phần:

Môn học đề cập đến những nội dung, quy trình và công cụ chính được sử dụng trong lĩnh vực PR Nội dung của môn học bao gồm: PR và vai trò của nó trong hoạt động của doanh nghiệp; quy trình hoạch định chương trình PR; các công cụ thực thi chính của PR; đánh giá hiệu quả chương trình PR Ngoài ra, môn học còn đi tìm hiểu các hoạt động PR cụ thể trong doanh nghiệp và những yêu cầu đối với người làm nghề PR.

4 Nội dung chi tiết, hình thức tổ chức dạy, học của học phần:

Nội dung chi tiết

Lý thuyết

Bài tập, thảo luận

Chương 1: Tổng quan

về PR và yêu cầu đối với

Trang 3

Tìm hiểu các nhómđối tượng côngchúng và phân loạiSinh viên phân biệtđược PR với một sốhoạt động truyềnthông và quảng cáokhác.

Những yêu cầu đối với người làm công tác PR

Nghiên cứu trước:+Tài liệu [1]: nội dung từ mục 1.1 đến 1.4 Chương 1

1.1.1 Lịch sử PR

1.1.2 Đặc điểm PR

1.1.3 Nguyên tắc hoạt động

của PR

1.2 Khái niệm công chúng và

truyền thông đại chúng

1.2.1 Điều kiện trở thành công

chúng

1.2.2 Phân loại nhóm công

chúng của doanh nghiệp

1.3 Vai trò, nhiệm vụ của PR

1.3.1 Vai trò PR trong xã hội

1.3.2 Vai trò PR trong tổ chức

1.3.3 Vai trò PR trong

Marketing-Mix

1.4 Phân biệt PR với một số

hoạt động truyền thông khác

1.4.1 Phân biệt PR với Quảng

cáo

1.4.2 Phân biệt PR với tiếp thị

1.4.3 Phân biệt PR với tuyên

truyền

1.4.4 Phân biệt PR với dư luận

1.4.5 Phân biệt PR với khuyến

mại

1.5 Những yêu cầu đối với

người làm nghề PR

Chương 2: Nghiên cứu và

đánh giá hoạt động PR trên

thế giới và Việt Nam

Nghiên cứu trước:+Tài liệu [2]: nội dung từ mục 2.1 đến 2.4 Chương 3

2.1 Nghiên cứu hoạt động PR Giúp sinh viên biết

các công cụ vàphương pháp nghiêncứu PR và rèn luyệncác kỹ năng cần thiết

để triển khai côngtác truyền thông

Tìm hiểu nguồn gốc

ra đời của hoạt động

PR trên thế giới vàthực trạng ứng dụng

2.1.1 Nghiên cứu đầu vào

2.1.1 Nghiên cứu đầu ra

2.1.3 Nghiên cứu hiệu quả

2.2 Phân loại nghiên cứu PR

2.2.1 Nghiên cứu định lượng

Trang 4

PR hiện nay.

2.3 Kỹ thuật nghiên cứu PR

2.3.1 Phân tích dữ liệu có sẵn

2.3.2 Phân tích nội dung

2.3.3 Theo dõi truyền thông

2.3.4 Tập trung nhóm trọng

điểm

2.3.5 Phỏng vấn sâu

2.3.6 Điều tra diện rộng

2.4 Đánh giá hoạt động PR trên

thức lập một kếhoạch PR cho doanhnghiệp nhằm đạtmục tiêu kinhdoanh

Tổ chức phòng PRnội bộ cho doanhnghiệp

3.1.1 Phương pháp và ý nghĩa

của lập kế hoạch PR

3.1.2 Quản trị mục tiêu, chiến

lược và chiến thuật

3.1.6 Xây dựng chiến lược PR

3.1.7 Đánh giá kết quả hoạt

Trang 5

4.1 Mục đích của giao tiếp Giúp sinh viên biết

các công cụ PR vàrèn luyện các kỹnăng cần thiết đểtriển khai công táctruyền thông hiệuquả

4.2 Quá trình giao tiếp

4.3 Các công cụ giao tiếp

4.3.1 Quan hệ báo chí/quảng

bá (truyền thông không

kiểm soát)

4.3.2 Quảng cáo, ấn

phẩm/video, website (truyền

thông có kiểm soát)

4.3.3 Xúc tiến bán hàng

(khuyến mãi) - Sales

promotion

4.3.4 Giao tiếp cá nhân

4.3.5 Truyền thông nội bộ

5.1 Vai trò, trách nhiệm của PR

đối với doanh nghiệp Trình bày các tiêuchí và các công cụ

đánh giá hiệu quảcủa các chươngtrình PR trong một

tổ chức doanhnghiệp

5.2 Trách nhiệm của doanh

nghiệp đối với xã hội

5.3 PR trong xây dựng thương

hiệu

5.4 Đánh giá hoạt động của PR

trong doanh nghiệp

5 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học phần

Trang 6

5.1 Điểm kiểm tra thường xuyên, định kỳ, chuyên cần thái độ học tập: 20% điểmhọc phần.

5.2 Điểm thi giữa học phần: Seminar (thuyết trình nhóm): 20% điểm học phần

5.3 Điểm thi kết thúc học phần (hình thức thi trắc nghiệm): 60% điểm học phần

6 Tài liệu học tập:

6.1 Tài liệu bắt buộc:

[1] Đinh Thúy Hằng (chủ biên), 2008, PR - Lý luận và ứng dụng, NXB Laođộng - Xã hội, 2015

[2].Lưu Văn Nghiêm- Quản trị quan hệ công chúng-NXB Đại học Kinh tế Quốc dân

Hà Nội 2011

[3] Slide bài giảng của giảng viên

6.2 Tài liệu tham khảo:

[4] Đinh Thúy Hằng (chủ biên), 2007, PR - Kiến thức cơ bản và đạo đức

nghề nghiệp, NXB Lao động - Xã hội.

[5] Anne Gregory, 2007, Sáng tạo chiến dịch PR hiệu quả, NXB Tổng hợpTPHCM

[6] Business Edge, 2006, Quan hệ công chúng - Biến công húng thành

“Fan” của doanh nghiệp, NXB Trẻ TPHCM

7 Thông tin về giảng viên:

1 Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh

2 Học vị: Thạc sỹ

Điện thoại: 0979241068Email: qtthuongmaidientu@gmail.com

Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 20 tháng 10 năm 2015

HIỆU TRƯỞNG

(Duyệt)

HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH

GIẢNG VIÊN BIÊN SOẠN

ThS Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Trang 7

Phân biệt Marketing – Advertising – Public Relations (PR)

Không phải tất cả mọi người đều có thể phân định rạch ròi sự khác nhau giữa các khái niệm Marketing (Tiếp thị) – Advertising (Quảng cáo) và PR (Quan hệ công chúng).

Trang 8

ITZ Việt Nam - Thiết kế web chuyên nghiệp theo mô hình 7P

Wifi Marketing là gì?

10 công cụ marketing miễn phí mọi startup nên biết

Advertising và PR cùng có mục tiêu truyền đạt một thông điệp nào đó đến khách hàng mục tiêu, tuy nhiên cách thức thực hiện của Advertising và PR rất khác nhau.

Advertising là phương thức truyền thông đến khách hàng thông qua việc trả tiền để đăng tải thông tin trên các phương tiện khác nhau bao gồm các kênh truyền thống như quảng cáo báo chí, truyền hình, radio, quảng cáo OOH (out-of-home hay quảng cáo ở nơi công cộng), các kênh hiện đại như internet (quảng cáo qua sóng wifi, quảng cáo mạng xã hội, email), quảng cáo trên điện thoại di động.

PR là phương thức truyền thông nhằm truyền tải một hình ảnh, thông điệp tích cực về tổ

chức/doanh nghiệp đến khách hàng mục tiêu và cộng đồng nói chung Các phương tiện của PR bao gồm thông cáo báo chí, hoạt động cộng đồng (community involvement) hoặc phát ngôn trên các diễn đàn đại chúng về các vấn đề đang được nhóm khách hàng mục tiêu của họ quan tâm Một chiến dịch PR thành công khi nó làm nổi bật được những thành quả và đóng góp tích cực của tổ chức/doanh nghiệp cho cộng đồng một cách tinh tế và khéo léo.

Marketing bao gồm tất cả các phương thức mà thông qua đó bạn có thể tiếp cận được với khách hàng Nó bao gồm các công cụ như quảng cáo trả tiền và cả những chi tiết nhỏ nhặt khác, từ cách nhân viên lễ tân trả lời điện thoại, cách một yêu cầu được hoàn thành, đến những phản hồi tích cực và tiêu cực về sản phẩm của bạn.

Theo Kathleen Micken, giảng viên Marketing tại Gabelli School of Business thuộc trường Đại học Roger Williams, "Marketing có thể được định nghĩa là tất cả những gì một tổ chức thực hiện để

sự trao đổi giữa họ và khách hàng trở nên dễ dàng hơn Quảng cáo chỉ là một trong nhiều hoạt động Marketing mà thôi”.

Như vậy, Advertising và PR đều là các yếu tố cấu thành nên Marketing Các yếu tố còn lại bao gồm: xây dựng kế hoạch truyền thông (media planning), định giá và phân phối sản phẩm

(product pricing & distribution), chiến lược bán hàng (sales strategy), chăm sóc khách hàng (customer support), nghiên cứu thị trường (market research), hoạt động cộng đồng (community involvement).

Nhiều doanh nghiệp tin rằng Advertising và PR đóng vai trò tương tự nhau đối với công việc kinh doanh của họ, nghĩa là họ chỉ cần một trong hai hoạt động mà thôi Tuy nhiên, PR và Advertising lại đóng vai trò hoàn toàn khác nhau trong việc hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường mục tiêu

và đạt được các mục tiêu kinh doanh.

Khi khách hàng nhìn thấy quảng cáo, họ biết chắc chắn những thông tin đó đã được trả tiền bởi người đang cố bán hàng cho họ Còn PR cung cấp những thông tin và những câu chuyện “đáng đưa tin” cho báo chí và để họ tùy chọn việc có viết về sản phẩm hoặc doanh nghiệp hay không

và viết như thế nào Một bài báo như vậy sẽ có sự khách quan và chứng thực của người viết và

Trang 9

sẽ nhận được sự tin tưởng cao hơn từ phía khách hàng, vì nó không mang lại cảm giác “đang bị chào bán” rõ ràng cho khách hàng.

Tuy nhiên, không thể phủ định có những quảng cáo được xây dựng với ý tưởng tốt, truyền tải thông điệp thú vị, đúng mục tiêu, sáng tạo, khơi gợi cảm xúc mãnh liệt và có khả năng để lại ấn tượng sâu sắc với người xem và tạo hiệu ứng lan truyền mạnh mẽ Chính vì vậy, doanh nghiệp cần cân nhắc mục tiêu, đối tượng, thời điểm và ngân sách của mình để chọn lựa hoặc kết hợp các hoạt động Advertising và PR một cách hợp lý.

Một cách tiếp cận vui về sự khác biệt giữa các khái niệm này:

Trang 11

Maketing online hiện nay đang mang lại hiệu quả rất cao trong các dịch vụ Marketing Nhiều

người không hiểu rõ PR nên rất rễ mắc phải hình thức PR ngược mang lại điều tiếng xấu cho doanh nghiệp, cá nhân

Quảng cáo (Advertising) và Quan hệ công chúng (Public Relation – PR) chỉ là hai trong số nhiều công cụ mà người làm Marketing cần chú ý Có rất nhiều người nhập nhằng ba khái niệm này với nhau Ngoài quảng cáo và quan hệ công chúng, người làm Marketing còn phải làm các công việc khác như nghiên cứu thị trường, xác định chính sách giá, xác định chính sách hậu mãi

John Wanamaker đã từng có một câu nói nổi tiếng như sau “I know that half the money I spend

on advertising is wasted; but I can never find out which half.” (Tôi biết rằng một nửa chi phí quảng

cáo tôi bỏ ra là lãng phí, có điều tôi không sao biết được đó là nửa nào) Quảng cáo thường chỉ được dùng để tạo ra sự nhận thức ngắn gọn về mặt hàng mới hoặc sự thay đổi khi tái tung (relaunch) lại mặt hàng cũ Quảng cáo không thể đứng yên một mình vì nó không thực hiện nhiệm vụ bán hàng mà phải có người bán hàng chuyên nghiệp làm việc này Một sản phẩm càng tốt, có tỷ lệ khách hàng trung thành càng cao thì càng ít phải quảng cáo.

Nói đến một chiến dịch quảng cáo tốt thì cần nói tới 5 chữ M khi làm quảng cáo :

1. Mission: nhiệm vụ cần làm của quảng cáo trước một quyết định mua của khách hàng

1 Inform : thông báo tới khách hàng thông tin về sản phẩm

2 Persuade : thuyết phục khách hàng tới mua hàng

3 Remind : nhắc nhở khách hàng về các thông tin trên (do vậy quảng cáo thường được lặp lại nhiều lần)

4 Reinforce : tăng cường cho sự thuyết phục về sản phẩm

2. Message : thông điệp bằng lời, bằng hình ảnh gắn liền với đặc điểm khác biệt của sản

phẩm nhằm mô tả rõ và cuốn hút về đặc điểm này

3. Media : môi trường tốt nhất để có thể tiếp cận được nhiều khách hàng với chi phí rẻ nhất.

Có rất nhiều môi trường để quảng cáo như báo chí, TV, radio, quảng cáo ngoài trời, email, banner, Social Ads… nhưng bạn phải xác định rõ đâu là môi trường mà ở đó bạn có thể tiếp cận với khách hàng một cách dễ nhất trước khi thực hiện quảng cáo

4. Money : số tiền cần thiết để đạt được mục tiêu Một chiến dịch quảng cáo không có mục

tiêu là chiến dịch quảng cáo thất bại và lãng phí ngay từ đầu.

5. Measurement : bao gồm việc đo đếm trước khi quảng cáo và sau khi quảng cáo Để thực

hiện quảng cáo tốt, bạn cần chạy thử quảng cáo cho một nhóm nhỏ khách hàng hoặc một vài nhóm nhỏ khách hàng để tối ưu quảng cáo Sau khi chạy chiến dịch quảng cáo xong, bạn cần phải đo lường hiệu quả dựa trên các mục tiêu đã đặt ra trước đó để xem chiến dịch này thành công hay thất bại.

Trang 12

Quảng cáo và PR rất hay bị nhầm với nhau Nói nôm na về sự khác biệt của quảng cáo và PR thì

có thể nói như sau “Tôi có một cái bánh ngon, tôi đi nói với tất cả các bạn tôi về chiếc bánh này,

đó là quảng cáo Nếu bạn tôi tự đi nói với nhau về chiếc bánh thì đó là PR” Nói cách khác nếu quảng cáo là việc bạn cố gắng nhồi nhét thông tin sản phẩm của bạn vào đầu người tiêu dùng (bằng cách trả tiền) thì PR là việc bạn phải cung cấp thông tin đó đủ hay, đủ sáng tạo để người tiêu dùng tự nói chuyện, tự giới thiệu cho nhau bằng các thông tin mà bạn cung cấp Ngắn gọn như Kotler nói thì quảng cáo là cái bạn “pay for” (trả tiền) còn PR là cái bạn làm để “pray for” (với

hy vọng rằng mọi người sẽ nhận ra điểm tốt của bạn và nói với nhau).

Một trong những cách để tóm gọn về PR là sử dụng các công cụ được gọi tắt là PENCILS nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng, cung cấp thông tin chính xác về sản phẩm và giúp họ tự nói chuyện với nhau PENCILS bao gồm :

Publications : Chế bản được phát hành như báo chí, sách vở… Nếu bạn không trả tiền

nhưng vẫn được các phóng viên đánh giá tốt hoặc được các tác giả viết sách đánh giá tốt về sản phẩm thì đó là thước đo tốt nhất cho việc bạn làm PR tốt.

Events : Tổ chức các sự kiện để nói rõ thêm về sản phẩm Sự kiện này là các sự kiện tự

nguyện (bạn không thể ép người ta đến như ép người ta xem quảng cáo ở giữa phim được).

News : Các thông tin tốt được các phóng viên nhắc tới trong bản tin hàng ngày một cách

tự nguyện.

Community Affairs : Quan hệ cộng đồng bao gồm cộng đồng online và cộng đồng

offline Quan hệ cộng đồng cần một chính sách lâu dài, bền vững và chân thành Không ai muốn làm bạn với một người chỉ xuất hiện dồn dập khi người đó có tiền và chỉ nói những điều người đó muốn nói (như quảng cáo) Quan hệ cộng đồng tốt giúp cho việc nghiên cứu sản phẩm, thị trường cũng như việc giới thiệu, hậu mãi về sản phẩm tốt hơn rất nhiều.

Identity Media : Các vật phẩm có liên quan tới công ty như business card, phong bì, áo

mưa … Các vật phẩm này giúp cho người có được chúng nhận diện rõ nét về công ty bạn qua logo, màu sắc, hình ảnh quen thuộc.

Lobbying : Các chiến dịch vận động hành lang một cách bài bản, chuyên nghiệp và đúng

luật.

Social Investment : Đầu tư để cải thiện xã hội Mục tiêu của các hạng mục đầu tư này là

để đóng góp vào việc cải thiện môi trường xã hội nơi bạn đang kinh doanh và sẽ rất tốt nếu khía cạnh đầu tư của bạn có liên quan tới mặt hàng của bạn.

Trang 13

Bài viết trên đã quá rõ rằng để phân biệt Marketing, Quảng cáo, và PR rồi phải không bạn Vậy nên trước khi chọn một dịch vụ quảng cáo hay Marketing bạn nên xem xét có ứng dụng hiệu quả vào doanh nghiệp của mình để quảng bá thương hiệu, quảng cáo sản phẩm để tăng doanh thu cho công ty một cách lâu dài.

Quang Nguyen

Content Marketing 12/09/2017 0

Marketing tại Việt Nam ngày nay đang ngày càng phát triển với vô vàng hoạt động sáng tạo Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bạn trẻ vẫn chưa phân biệt được PR & Content Marketing PR là gì? Content Marketing là gì? PR & Content Marketing khác nhau và giống nhau như thế nào? Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu tổng quan về ngành PR và Content Marketing

1 PUBLIC RELATION – QUAN HỆ CÔNG CHÚNG

PR là một hình thức giao tiếp phi cá nhân, thường được các công ty sử dụng để xây dựng lòng tin, thiện chí, sự quan tâm, và cuối cùng là mối quan hệ với các bên liên quan Các bên liên quan

là bất kỳ nhóm thực tế hoặc tiềm năng nào quan tâm hoặc tác động đến khả năng đạt được mục tiêu của công ty.

PR là một trong ba công cụ chính trong hoạt động Promotion (gồm advertising, sale promotion và public relations) dùng để hỗ trợ xúc tiến các sản phẩm và xây dựng hình ảnh công ty.

Trang 15

Nguồn:

http://www.smartinsights.com/content-management/content-marketing-strategy/the-content-marketing-matrix-new- infographic/

3 SỰ HÌNH THÀNH CỦA CONTENT MARKETING

Vào năm 1900, Michelin Tires xuất bản một cuốn tập san 400 trang hướng dẫn các tài xế bảo trì

xe của họ Nội dung bao gồm các hướng dẫn cơ bản, nơi ở lí tưởng, và các bí quyết du lịch khác Sau khi 35,000 bản được phân phối miễn phí, lợi nhuận của công ty tăng lên 300%.

Trang 16

Nguồn: http://todaymade.com/blog/history-of-content-marketing/

4 TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN CỦA CONTENT MARKETING

Ngày nay, content marketing ngày càng phát triển Có rất nhiều nguyên tố giải thích cho sự phát triển này.

Quan điểm Marketing thay đổi: người tiêu dùng ngày càng có quyền lực hơn

trong việc quyết định nội dung của thương hiệu.

Sự phát triển của mạng xã hội: Earned media tạo giá trị vượt trội hơn Owned

và Paid media.

Người tiêu dùng thay đổi hành vi & thái độ: Socia media & User reviews có vai

trò quan trọng hơn Quảng cáo trong quá trình ra quyết định mua hàng.

Sự gia tăng cạnh tranh: Chi phí để có được một khách hàng mới cao hơn so với

chi phí tạo sự trung thành.

5 VẬY LÀM PR & CONTENT MARKETING ĐỂ LÀM GÌ?

Mọi hoạt động PR và Content Marketing đều được vận hành và phát triển dựa trên các mục đích sau:

 Hỗ trợ súc tiến sản phẩm

 Thu hút sự chú ý

 Xây dựng mối quan hệ

 Tạo độ nhận biết

 Quản lý danh tiếng

 Tạo sự tin tưởng

 Tạo thay đổi nhận thức

Trang 17

 Xây dựng quan hệ

 Xử lý khủng hoảng

6 SỰ KHÁC BIỆT GIỮA PR & CONTENT MARKETING

Public Relation

– Truyền tải thông điệp tổ chức.

– Kết hợp với “bên thứ 3” để tạo dựng độ nhận biết.

– Chú trọng báo chí và danh tiếng đi kèm.

– Tập trung vào danh tiếng của thương hiệu.

– Có kế hoạch cụ thể về quản lí khủng hoảng.

– Tập trung vào các bên liên quan.

Content Marketing

– Cung cấp thông tin sản phẩm.

– Sử dụng các yếu tố nhận biết thương hiệu.

– Sử dụng chủ yếu công cụ Owned Media.

– Tập trung vào sự tin tưởng & nhận thức.

– Cung cấp nền tảng, hỗ trợ xử lý khủng hoảng.

– Tập trung vào khách hàng.

Hy vọng sau bài viết này, bạn đọc có thể phân biệt được công việc của PR & Content Marketing.

Truyền thông xã hội đã và đang làm mờ đi ranh giới giữa PR và Marketing.Hầu hết các công ty đều sử dụng mạng xã hội để đăng tải thông cáo báo chí,các chiến dịch Marketing và những bài viết PR để quản lý khủng hoảng Ở rấtnhiều tổ chức, PR và Marketing gần như là một và rất khó để tìm ra một sựtách biệt giữa chúng

Nguồn:Internet

Ngày đăng: 24/08/2024, 08:31

w