1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xây dựng lối sống xã hội chủ nghĩa của công nhân trong các doanh nghiệp quân đội nhân dân việt nam hiện nay

217 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận Chương 2NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LỐI SỐNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ XÂY DỰNG LỐI SỐNG XÃHỘI CHỦ NGHĨA CỦA CÔNG NHÂN

Trang 1

cứu của riêng nghiên cứu sinh Các số liệu, kết quảnêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc xuấtxứ rõ ràng, không trùng lặp với các công trìnhkhoa học đã công bố.

Tác giả luận án

Trang 2

MỤC LỤC

TrangLỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤCDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTMỞ ĐẦU 5

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

1.1 Các công trình nghiên cứu tiêu biểu ở nước ngoài và trong nước liên

1.2 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận

Chương 2NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LỐI SỐNG

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ XÂY DỰNG LỐI SỐNG XÃHỘI CHỦ NGHĨA CỦA CÔNG NHÂN TRONG CÁCDOANH NGHIỆP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 342.1 Quan niệm, nội dung biểu hiện lối sống xã hội chủ nghĩa của công

nhân trong các doanh nghiệp Quân đội nhân dân Việt Nam 342.2 Quan niệm và những vấn đề có tính quy luật xây dựng lối sống xã hội chủ

nghĩa của công nhân trong các doanh nghiệp Quân đội nhân dân Việt Nam 67

Chương 3THỰC TRẠNG LỐI SỐNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA

CÔNG NHÂN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP QUÂNĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT

3.1 Ưu điểm, hạn chế lối sống xã hội chủ nghĩa của công nhân trong các

doanh nghiệp Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 843.2 Nguyên nhân ưu điểm, hạn chế lối sống xã hội chủ nghĩa của công

nhân trong các doanh nghiệp Quân đội nhân dân Việt Nam và một số

Chương 4ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP XÂY DỰNG LỐI SỐNG

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA CÔNG NHÂN TRONGCÁC DOANH NGHIỆP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT

4.1 Định hướng xây dựng lối sống xã hội chủ nghĩa của công nhân

trong các doanh nghiệp Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 1274.2 Giải pháp chủ yếu xây dựng lối sống xã hội chủ nghĩa của công nhân

trong các doanh nghiệp Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 140

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊNQUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 170

Trang 3

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 171PHỤ LỤC 184

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

23

Chủ nghĩa xã hội Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNXHCNH, HĐH4

5

Doanh nghiệp Quân đội Giai cấp công nhân

DNQĐGCCN

89

Quân ủy Trung ương Xã hội chủ nghĩa

QUTWXHCN

Trang 5

MỞ ĐẦU1 Lý do lựa chọn đề tài luận án

Lối sống là tổng hòa các hoạt động của con người, giai cấp, dân tộcđược hình thành gắn liền với phương thức sản xuất nhất định Mỗi phươngthức sản xuất có một lối sống đặc trưng Lối sống XHCN phản ánh các giá trịđặc trưng, bản chất của chế độ xã hội mới, được quy định bởi phương thứcsản xuất XHCN thông qua hoạt động sáng tạo của GCCN, nhân dân lao độngdưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản và vai trò quản lý của nhà nước XHCN.Xây dựng lối sống XHCN là vấn đề có tính quy luật của cách mạng XHCN

Đối với Việt Nam, xây dựng lối sống XHCN có vai trò đặc biệt quantrọng trong chiến lược xây dựng phát triển nền văn hóa, con người XHCN.Đảng ta khẳng định: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóaViệt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Namthực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệTổ quốc” [39, tr.115-116] Theo đó, xây dựng lối sống XHCN trong Quân độigắn với xây dựng con người phát triển toàn diện là một nội dung, nhiệm vụquan trọng để xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bướchiện đại và phấn đấu từ năm 2030 xây dựng Quân đội hiện đại

Công nhân trong các doanh nghiệp Quân đội nhân dân Việt Nam (gọi tắtlà doanh nghiệp Quân đội) là một bộ phận của GCCN Việt Nam, là lực lượngtrực tiếp hoặc gián tiếp lao động, sản xuất, kinh doanh trong các doanh nghiệp.Đây là lực lượng giữ vai trò quyết định đến sự phát triển doanh nghiệp theohướng hiện đại, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ kinh tế kết hợp với quốcphòng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN Lối sống XHCN củacông nhân trong DNQĐ phản ánh bộ mặt đời sống hoạt động lao động, sản xuất,kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp công nghiệp, công nghiệp quốcphòng, quân sự, khẳng định bản chất của Quân đội nhân dân, “Bộ đội Cụ Hồ”;đồng thời, thể hiện những đặc trưng cơ bản của GCCN Việt Nam trong thời kỳmới Xây dựng lối sống XHCN của công nhân trong các DNQĐ là một nhiệm

Trang 6

vụ chính trị, quan trọng, trực tiếp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bảo đảmcho các doanh nghiệp phát triển theo định hướng XHCN, góp phần xây dựngGCCN Việt Nam hiện đại, lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước, trực tiếp QUTW, Bộ Quốcphòng, đã thường xuyên quan tâm đến xây dựng lối sống XHCN của côngnhân trong các DNQĐ, thông qua chủ trương, hệ thống cơ chế, chính sách,pháp luật và bảo đảm những điều kiện, môi trường thuận lợi Những đặctrưng lối sống XHCN của công nhân trong các DNQĐ từng bước được hìnhthành, hoàn thiện Qua đó, nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân, đáp ứngtốt yêu cầu phát triển của doanh nghiệp trong điều kiện KTTT định hướngXHCN và hội nhập quốc tế Tuy nhiên, lối sống của công nhân trong cácDNQĐ cũng còn có mặt hạn chế Một bộ phận công nhân còn biểu hiện lốisống thiếu tích cực, thực dụng, tuyệt đối hóa lợi ích vật chất, kinh tế, thờ ơ, vôcảm, thiếu nỗ lực vươn lên trước những khó khăn, thách thức Điều đókhông chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển doanh nghiệp, mà còn làmmai một bản chất truyền thống Quân đội, hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”

Hiện nay, mặt trái của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, Cách mạng côngnghiệp lần thứ tư và nền KTTT định hướng XHCN tác động không nhỏ đến đạođức, lối sống và xây dựng lối sống XHCN ở Việt Nam Văn kiện Đại hội XIII,Đảng ta chỉ rõ: “Thực hiện những giải pháp đột phá nhằm ngăn chặn có hiệu quảsự xuống cấp về đạo đức, lối sống, đẩy lùi tiêu cực xã hội và các tệ nạn xã hội Từng bước vươn lên khắc phục các hạn chế của con người Việt Nam; xây dựngcon người Việt Nam thời đại mới, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyềnthống và giá trị hiện đại” [39, tr.143] Theo đó, xây dựng lối sống XHCN củacông nhân trong các DNQĐ nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội, pháttriển đất nước càng quan trọng và cấp thiết

Từ những luận cứ trên, tác giả chọn vấn đề: Xây dựng lối sống xã hội chủnghĩa của công nhân trong các doanh nghiệp Quân đội nhândân Việt Nam hiện nay làm đề tài luận án tiến sĩ có tính cấp thiết về lý luận,

Trang 7

thực tiễn hiện nay.

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về lối sốngXHCN, xây dựng lối sống XHCN của công nhân trong các DNQĐ; đềxuất định hướng và giải pháp xây dựng lối sống XHCN của công nhântrong các DNQĐ hiện nay

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về lối sống XHCN và xây dựnglối sống XHCN của công nhân trong các DNQĐ

- Khảo sát, đánh giá thực trạng lối sống XHCN và luận giải một số vấnđề đặt ra hiện nay

- Đề xuất định hướng và giải pháp xây dựng lối sống XHCN của côngnhân trong các DNQĐ hiện nay

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Lối sống xã hội chủ nghĩa của công nhân trong các doanh nghiệp Quân đội

Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Luận án nghiên cứu nội dung biểu hiện lối sống XHCN

của công nhân trong các doanh nghiệp Quân đội

Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu lối sống của công nhân là

sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, viên chức quốcphòng, qua khảo sát tại một số doanh nghiệp Quân đội như: Tổng Công tyCông nghiệp Công nghệ cao Viettel; Công ty đầu tư Công nghệ Viettel; Tổng

Công ty Viễn thông Viettel, Viettel Telecom (thuộc Viettel); Công ty vật liệu

nổ Công nghiệp; Công ty cơ khí Z179 (thuộc Tổng Công ty Kinh tế kỹ thuậtCông nghiệp Quốc phòng)

Trang 8

Về thời gian: Luận án chủ yếu sử dụng các tài liệu, số liệu, báo cáo từ

năm 2013 đến nay (Theo Kết luận số 79 - KL/TW ngày 25/12/2013 của BộChính trị (khóa XI) về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày28/01/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xâydựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước”)

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận

Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HồChí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựngvăn hóa, đạo đức, lối sống, con người Việt Nam; về xây dựng GCCN ViệtNam và Quân đội nhân dân Việt Nam thời kỳ mới

Cơ sở thực tiễn

Thực tiễn lối sống XHCN của công nhân trong các DNQĐ và hoạtđộng xây dựng lối sống XHCN của công nhân trong các DNQĐ thông quanghiên cứu các nghị quyết, các báo cáo tổng kết của QUTW, Bộ Quốc phòng,các cơ quan quản lý các DNQĐ; của cấp ủy Đảng, Ban lãnh đạo và cơ quanchức năng trong các DNQĐ; thông qua kết quả điều tra, khảo sát, thu thập sốliệu, tài liệu của tác giả về lối sống XHCN của công nhân ở một số DNQĐ100% vốn Nhà nước trên địa bàn các tỉnh phía Bắc của Việt Nam hiện nay

Phương pháp nghiên cứu

Luận án thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng vàduy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời sử dụng tổng hợp cácphương pháp nghiên cứu như: lôgic và lịch sử; phân tích và tổng hợp; hệ thốngvà cấu trúc; điều tra xã hội học để làm rõ những vấn đề đặt ra của luận án

Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duyvật lịch sử: Là phương pháp cốt lõi, chủ yếu được sử dụng xuyên suốt trong

toàn bộ tiến trình xây dựng và hoàn thiện của luận án nhằm gia tăng tính triếthọc chính trị - xã hội của luận án

Trang 9

Kết hợp phương pháp lôgic và lịch sử: Sử dụng xuyên suốt nội dung của

luận án, tập trung luận giải quan niệm lối sống XHCN, xây dựng lối sống XHCN,vấn đề có tính quy luật xây dựng lối sống XHCN của công nhân trong cácDNQĐ

Phương pháp phân tích và tổng hợp; hệ thống và cấu trúc: Đây là phương

pháp được sử dụng xuyên suốt của đề tài từ khi hình thành ý tưởng cho tới khihoàn thành nghiên cứu; luận án đã tổng hợp, phân tích nguồn thông tin khoa họctừ các nghiên cứu đã được công bố ở Việt Nam và nước ngoài để bước đầu nắmvững được những vấn đề liên quan đến mục đích nghiên cứu Ngoài ra, luận áncũng sử dụng các số liệu thống kê sẵn có, các báo cáo của các cơ quan, đơn vị,doanh nghiệp nhằm thực hiện tốt mục đích, nhiệm vụ của luận án

Phương pháp điều tra: Bằng phiếu trưng cầu ý kiến với công nhân các

DNQĐ Tổng thể điều tra: Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel;Công ty đầu tư Công nghệ Viettel; Tổng Công ty Viễn thông Viettel, Viettel

Telecom (thuộc Viettel); Công ty vật liệu nổ Công nghiệp; Công ty cơ khí Z179

(thuộc Tổng Công ty Kinh tế kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng) Tác giả lựachọn 5 doanh nghiệp điển hình cụ thể để khảo sát và điều tra nhằm đánh giá thựctrạng lối sống XHCN của công nhân các DNQĐ hiện nay Có thể nói, đây lànguồn thông tin quan trọng, cung cấp luận cứ, nguyên liệu “đầu vào” cho hầu hếttất cả các phân tích và lập luận trong nghiên cứu để gia tăng tính “định lượng”thuyết phục cho những phần luận chứng, đánh giá, nhận định trong luận án

5 Những đóng góp mới của luận án

Đưa ra quan niệm, phân tích nội dung biểu hiện cơ bản lối sống XHCNcủa công nhân và những vấn đề có tính quy luật xây dựng lối sống XHCN củacông nhân trong các DNQĐ hiện nay

Đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra từ thực trạng lối sốngXHCN của công nhân trong các DNQĐ hiện nay

Đề xuất những định hướng và giải pháp có tính khả thi nhằm xây dựnglối sống XHCN của công nhân trong các DNQĐ hiện nay

Trang 10

6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận ánÝ nghĩa lý luận

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ, bổ sung một số vấnđề lý luận về lối sống, lối sống XHCN của công nhân các DNQĐ trong điềukiện phát triển KTTT, đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập quốc tế gắn với pháttriển kinh tế tri thức và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp luận cứ khoahọc cho QUTW, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị, trực tiếp là cấp ủyđảng, Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc các DNQĐ vận dụng xây dựng lốisống XHCN của công nhân trong điều kiện mới

Kết quả nghiên cứu luận án có thể làm tài liệu tham khảo, phục vụ chocông tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập ở các trường trong và ngoài Quân độivề các nội dung liên quan; đồng thời, góp phần đấu tranh, phê phán, phản báccác quan điểm sai trái, thù địch hòng xuyên tạc, phủ nhận bản chất cách mạngvà sứ mệnh lịch sử của GCCN Việt Nam, trong đó có đội ngũ công nhân cácDNQĐ hiện nay

7 Kết cấu của luận án

Luận án được kết cấu gồm: Mở đầu; 4 chương, (8 tiết); kết luận; danhmục các công trình của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án; danhmục tài liệu tham khảo và phụ lục

Trang 11

Chương 1TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN1.1 Các công trình nghiên cứu tiêu biểu ở nướcngoài và trong nước liên quan đến đề tài luận án

1.1.1 Các công trình nghiên cứu tiêu biểu ở nướcngoài liên quan đến đề tài luận án

Các công trình nghiên cứu về lối sống, liên quan đến lối sốngxã hội chủ nghĩa

Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Liên Xô được dịch sang

tiếng Việt, như E.V.Xtơ-ru-cốp (1977), Lối sống xã hội chủ nghĩa, nhữngvấn đề lý luận và giáo dục - tư tưởng [45]; N.I.Be-lô-va (1977), Bàn về vấnđề khái niệm lối sống [5] Các công trình đã đưa ra và có những phân tích về

khái niệm lối sống, có phân biệt với một số khái niệm khác liên quan; đồngthời chỉ rõ mối quan hệ giữa lối sống với phương thức sản xuất, các điềukiện của một hình thái KT - XH Từ đó làm rõ khái niệm, cơ sở của lối sốngXHCN; bản chất, biểu hiện, những vấn đề có tính quy luật, con đường, biệnpháp xây dựng lối sống XHCN ở Liên Xô và vận dụng vào thực tiễn cácnước trên thế giới Công trình cũng thể hiện vai trò của công tác giáo dục tưtưởng trong sự phát triển lối sống XHCN

G.E.Gledơman, M.N.Rútkêvích, X.X.Vítsơnhépxki (1982),“Lối sốngxã hội chủ nghĩa” [46] Trong công trình này, nhóm tác giả đã đưa ra khái niệmlối sống: “Lối sống là một tổng thể, một hệ thống những đặc điểm chủ yếu nóilên hoạt động của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trongnhững điều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định” [46, tr.45]; chỉ rõmối quan hệ giữa lối sống với phương thức sản xuất và các điều kiện của mộthình thái KT - XH Đồng thời, phân tích khái niệm lối sống XHCN, chỉ ra nhữngnội dung của lối sống XHCN Theo đó, lối sống XHCN được đặc trưng bởi laođộng là nghĩa vụ, quyền lợi và là niềm vui của con người, là chủ nghĩa tập thể,

Trang 12

chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa quốc tế, chủ nghĩa lạc quan xã hội Trên cơ sởđó, tác giả đưa ra các biện pháp xây dựng lối sống XHCN.

V.I.Đôbrưnina (1984), “Lối sống Xô viết, hôm nay và ngày mai” [43].Tác giả tập trung phân tích những vấn đề: “Hai thế giới - hai lối sống”, “Tínhchất dân chủ của lối sống xã hội chủ nghĩa”, “Lao động và lối sống”, “Vănhóa và lối sống” để làm sâu sắc vấn đề lý luận, thực tiễn của lối sống XHCN.Trên cơ sở đó, khẳng định vấn đề xây dựng lối sống XHCN có ý nghĩa cấpbách, quan hệ chặt chẽ với các nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật,xây dựng các quan hệ xã hội, xây dựng con người mới của chủ nghĩa cộngsản Đồng thời, là nội dung quan trọng của cuộc đấu tranh giai cấp nhằm phêphán những quan điểm, tư tưởng chống cộng, cơ hội - xét lại đang xuyên tạc,bôi nhọ chính sách của các đảng cộng sản Ngoài ra, để tuyên truyền nhữngthành tựu của CNXH hiện thực trong nhân dân

V.G.Xinixưn “Nếp sống Xô viết” [137] Tác giả phân tích, chỉ rõ kháiniệm nếp sống, lối sống và mức sống Trên cơ sở đó, đã chỉ ra những nền tảngKT - XH và chính trị của nếp sống Xô viết, được dựa trên những thành tựu củacuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại; sự bình đẳng xã hội củacon người, phúc lợi xã hội; ý thức đại gia đình thống nhất; giai cấp công nhân -người đại biểu và sáng tạo ra nếp sống mới Tác giả cũng phân tích nhữngnguyên tắc căn bản của nếp sống Xô viết thể hiện thông qua lòng trung thành đốivới lý tưởng tuyệt đẹp, chủ nghĩa tập thể và sự tương trợ đồng chí, chủ nghĩanhân đạo XHCN, sự trong sạch về đạo đức, chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa quốctế và khẳng định nếp sống Xô viết là tấm gương cho tất cả các dân tộc

Các công trình nghiên cứu về giai cấp công nhân và xây dựng lối sốngxã hội chủ nghĩa của công nhân

Maicen Nhépsi (2004), Giai cấp công nhân vẫn là lực lượng chính trịquan trọng nhất [86]; Trushkov (2007), Triển vọng phát triển của giai cấpcông nhân ở thế kỷ XXI [127] Các tác giả phân tích sự phát triển của chủ

nghĩa tư bản và những mâu thuẫn trong xã hội tư bản còn tồn tại và khẳng

Trang 13

định: Đối với các giai cấp trong xã hội tư bản thì chỉ có GCCN là giai cấp duynhất có đầy đủ tư cách lãnh đạo cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản Cùngvới sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân ngày càng pháttriển đã trở thành lực lượng chính trị - xã hội to lớn Đồng thời, khẳng địnhbản chất cách mạng và là lực lượng tiên tiến trong xã hội Cho nên, từ nhữngvấn đề đặt ra đối với GCCN trước tác động của các nhân tố thời đại, các tácgiả tiếp tục khẳng định GCCN vẫn là lực lượng chính trị - xã hội quan trọngnhất trong thế kỷ XXI.

John Russo và Sherry Lee Linkon (2005), New working-class studies,(Nghiên cứu tầng lớp lao động mới) [101] Các tác giả đã nghiên cứu về

GCCN Mỹ - lực lượng lao động mới trong cuốn sách này Những nghiên cứuvề lực lượng lao động mới này không chỉ là về phong trào lao động, côngviệc trong bất kỳ loại hình cụ thể nào, lao động ở bất cứ nơi nào, mà cònnghiên cứu, phân tích và làm rõ về lịch sử nguồn gốc, đời sống, văn hóacủa GCCN đang được phát triển như thế nào về vấn đề chính trị và giáodục của GCCN Mỹ Trong cuốn sách, các tác giả đã phân chia GCCN Mỹthành tầng lớp lao động - công nhân, công nhân cổ xanh và công nhântrong “nền kinh tế mới” Từ cơ sở nghiên cứu về sự biến đổi trong đờisống của tầng lớp lao động trong các ngành truyền thống, thì các tác giảđã khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của tầng lớp lao động mới -GCCN hiện đại trong “nền kinh tế mới”

Covalep (2005) “Những cơ sở và nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội” [14] Ởbài viết này, tác giả đã khẳng định lại quan điểm của C.Mác: Giai cấp công nhânhiện đại là lực lượng chủ đạo của cách mạng, bởi GCCN luôn mang trong mìnhnhững đặc điểm cơ bản: là giai cấp trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất; giai cấpcó tinh thần cách mạng triệt để; có tổ chức và kỷ luật nhất; là giai cấp kiên quyếtnhất, có khả năng hành động không nhân nhượng tới cùng, đến thắng lợi hoàntoàn của CNXH; là chỗ dựa đáng tin cậy nhất và là đồng minh cho tất cả quầnchúng bị áp bức trong cuộc đấu tranh giải phóng những người lao động

Trang 14

Liễu Khả Bạch, Vương Mai, Diêm Xuân Chi (2008), Vị trí và vai tròcủa giai cấp công nhân đương đại [1] Trong cuốn sách này, các tác giả đã

nghiên cứu khá toàn diện về GCCN Trung Quốc từ khi tiến hành cải cách(1978) Các tác giả khẳng định: Giai cấp công nhân là lực lượng lao động chủyếu nhất trong xã hội Trung Quốc và là giai cấp lãnh đạo được Hiến pháp quyđịnh Hiện trạng GCCN Trung Quốc dù có sự biến đổi lịch sử, nhưng họ vẫnlà những người đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến, là lực lượng trungkiên trong xây dựng xã hội sung túc, hài hòa Dựa vào học thuyết “Công nhântổng thể” của các nhà kinh điển mác xít và thực tế về sự biến đổi về cơ cấugiai cấp - xã hội Trung Quốc, các tác giả đưa ra khái niệm về GCCN, “… nóbao gồm tất cả những người lao động có thu nhập từ vấn đề tiền lương làchính” [1, tr.31] Cuốn sách cũng chỉ ra GCCN đương đại có nhiều đặc điểmmới, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp được nâng lên đángkể, trong nội bộ có sự phân tầng rất rõ nét Các tác giả đã chỉ ra mối quan hệchặt chẽ giữa việc nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, tay nghề (trình độlao động) với giá trị sức lao động và sở hữu của công nhân Có thể nói nhữngvấn đề lý luận GCCN đương đại, vai trò của GCCN trong xây dựng đất nướcTrung Quốc thời cải cách, mở cửa, về chính sách xã hội đối với GCCN vàđánh giá đúng việc thực hiện nghiêm túc các chính sách xã hội đối với mỗi cánhân, từng bộ phận và toàn thể GCCN là “chìa khóa” thành công của sựnghiệp cải cách, mở cửa của Trung Quốc

V.Kh.Belenski (2009), “Hệ tư tưởng của giai cấp công nhân Nga hiện

nay” [4] Trong bài viết, tác giả cho rằng để xác định hệ tư tưởng của GCCN

Nga hiện nay là vô cùng khó khăn và phức tạp Bởi, GCCN Nga đang sốngtrong điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội hết sức phức tạp sau sự kiện lịch sửnăm 1991 Nhưng về cơ bản, GCCN Nga vẫn mong muốn xây dựng một môhình xã hội có sự kết hợp giữa các yếu tố quan hệ thị trường và quan hệXHCN và đi theo một hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác đổi mới, có sự phát triểnsáng tạo trong điều kiện mới của xã hội đương đại

Trang 15

Ivanova S.V và cộng sự (2014), “Đào tạo nghề và việc làm cho thanhniên - vấn đề toàn cầu thế kỷ XXI” [102] Tác giả đã phân tích nguồn lực củaGCCN ở các nước tư bản phát triển hiện nay, đi sâu, phân tích vấn đề phát triểnhệ thống giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề ở Nga và một số nước khác như: BồĐào Nha, Pháp, Cộng hòa Séc, Đức, Mỹ, Anh, Tây Ban Nha Trên cơ sở đó, cáctác giả đã chỉ ra thực tiễn hình thành các hình thức dạy nghề và quan hệ tươngtác giữa xã hội, doanh nghiệp với các cơ sở giáo dục trong đào tạo lực lượng laođộng của xã hội ở các nước tư bản phát triển Các tác giả cho rằng, trong quátrình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay lực lượng lao động cũng mangtính toàn cầu, giữa các quốc gia có sự trao đổi và phân công lao động theo hướngchuyên môn hóa Đối với quá trình này, người lao động tự do di chuyển đến bấtcứ đâu để làm việc và trở thành công dân toàn cầu Vì thế, trong thời gian tới vấnđề giải quyết việc làm cho người lao động, gắn đào tạo với sử dụng, sự thích ứngvà sự chuẩn bị nghề nghiệp cho thanh niên đó là nhiệm vụ của mỗi quốc gia,và là vấn đề mang tính toàn cầu của thế kỷ XXI.

1.1.2 Các công trình nghiên cứu tiêu biểu trongnước liên quan đến đề tài luận án

Các công trình nghiên cứu vềlối sống, xây dựng lối sốngxã hội chủ nghĩa

Phạm Hồng Tung (2011), “Thanh niên và lối sống của thanh niên ViệtNam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế” [130] Trong công trìnhnày, tác giả đã đưa ra những đặc trưng cơ bản của thanh niên và lối sống củathanh niên hiện nay Những xu hướng biến đổi lối sống của thanh niên trongquá trình đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế; chỉ ra những yếu tố tác độngcó tính chất định hướng trong quá trình biến đổi lối sống của thanh niên.Cuốn sách đã đưa ra các nhóm giải pháp cơ bản để xây dựng lối sống lànhmạnh, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc của thanh niên Việt Nam nửa đầu thếkỷ XXI đó là: nhóm giải pháp liên quan đến đường lối, chính sách thanh niêncủa Đảng, Nhà nước; nhóm giải pháp liên quan đến các tổ chức đoàn thể củathanh niên; nhóm giải pháp liên quan đến gia đình, giáo dục của gia đình đối

Trang 16

với thanh niên; nhóm giải pháp liên quan đến giáo dục học đường đối vớithanh niên; nhóm giải pháp liên quan đến truyền thông đại chúng và nhómgiải pháp liên quan đến bản thân thanh niên.

Mai Thị Dung (2013), “Về lối sống và định hướng xây dựng lối sốngmới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay” [21] Trong bài viết, tác giả khẳngđịnh sự cần thiết và vai trò của việc xây dựng lối sống mới cho thế hệ trẻ.“Không xây dựng được nền tảng tinh thần, lối sống, đời sống tinh thần lànhmạnh, xã hội không thể phát triển bền vững, cuộc sống của từng cá nhân và cảcộng đồng không thể bình yên, thế hệ trẻ không thể lập thân lập nghiệp mộtcách lành mạnh và tìm thấy triển vọng trong cuộc sống Càng hướng đến vănminh và hiện đại, xã hội càng phải chú trọng tới đạo đức, văn hóa lao động vàlối sống trong phát triển” [21, tr.84-85] Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra quanniệm về lối sống, lối sống của thế hệ trẻ Đồng thời phân tích đặc điểm và cácnội dung để xây dựng lối sống mới cho thế hệ trẻ Việt Nam

Nguyễn Thị Thanh Hà (2014), Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc vớiviệc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầuhóa hiện nay [51] Tác giả đã phân tích khái niệm lối sống, lối sống mới - lối

sống XHCN, xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay Tác giảđề cập: “Lối sống xã hội chủ nghĩa là sự kết hợp giữa những giá trị truyềnthống tốt đẹp với những giá trị, tư tưởng mới của thời đại, trong mọi hoạt động,hành vi… Lối sống mới, nếp sống mới không chỉ là những biểu hiện đơn thuầnvề phương thức sản xuất, về mặt kinh tế, đó còn là sự phản ánh đời sống tinhthần của dân tộc, trong văn hóa, trong lối ứng xử” [51, tr.26] Đánh giá thựctrạng việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lốisống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay vàxác định 4 vấn đề đặt ra Từ đó, tác giả đề xuất phương hướng, giải phápchủ yếu phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng lốisống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

Trang 17

Nguyễn Thị Kim Dung, Trần Thị Nhuần (2015), Giáo dục đạo đức, lốisống văn hóa, lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ hiện nay theo tư tưởng Hồ ChíMinh [23] Các tác giả đã phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về sự cần thiết

và nội dung xây dựng lối sống mới cho thế hệ trẻ Lối sống mới của thế hệ trẻtheo quan điểm của Hồ Chí Minh được biểu hiện ở lao động sản xuất, chiến đấu,sinh hoạt, học tập và các mối quan hệ Trong đó, Hồ Chí Minh chủ trương xâydựng cho thanh niên một lối sống luôn đề cao học tập, rèn luyện và mục đích củahọc tập là để “yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu đạođức, học để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nướcmạnh, tức là để làm tròn nhiệm vụ người chủ của nước nhà [23, tr.91]

Nguyễn Văn Hiếu (2018), Kế thừa giá trị lối sống truyền thống dân tộctrong việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay [56] Trong

luận án, tác giả đã khái quát, phân tích hệ thống các khái niệm: lối sống, lốisống truyền thống dân tộc Việt Nam, giá trị, giá trị lối sống truyền thống dântộc Việt Nam Trên cơ sở làm rõ thực trạng kế thừa giá trị lối sống truyềnthống dân tộc trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay.Từ đó, tác giả đề xuất 3 nhóm giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sự kếthừa giá trị lối sống truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống mới chosinh viên Việt Nam hiện nay

Lê Thị Thanh Hoa (2022), “Giáo dục lối sống mới cho học sinh, sinh viêntheo tư tưởng Hồ Chí Minh” [57] Trong bài viết này, tác giả đã trình bày kháiquát tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo dục lối sống cho học sinh, sinh viên; phântích làm rõ thực trạng lối sống của học sinh, sinh viên hiện nay Trên cơ sở đó, đềxuất những giải pháp nhằm vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào giáo dục lối sốngcho học sinh, sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Các công trình nghiên cứu về giai cấp công nhân, xây dựng lối sống xãhội chủ nghĩa của công nhân

Nguyễn Văn Nhật (2010), Xây dựng và phát triển đời sống văn hóacủa giai cấp công nhân Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn [85].

Trang 18

Tác giả đã phân tích cơ sở lý luận, phương pháp luận nghiên cứu về văn hóavà đời sống văn hóa của GCCN Trong công trình này, tuy chưa nhấn mạnhtác động KTTT đến nhận thức, tình cảm, thái độ chính trị của công nhân, màdựa trên cơ sở phân tích, đánh giá về thực trạng đời sống văn hóa của GCCNViệt Nam hiện nay Các tác giả đã chỉ rõ những hạn chế trong đời sống vănhóa của người công nhân, như các hoạt động sinh hoạt văn hóa tinh thần cònrất nghèo nàn, thiếu sáng tạo làm ảnh hưởng tới công tác giáo dục chính trị, tưtưởng cho công nhân Đồng thời, phê phán thái độ bàng quan với đời sốngchính trị - xã hội và những biểu hiện tiêu cực của một bộ phận công nhântrong sinh hoạt chính trị, tư tưởng…

Nguyễn Thị Hường (2012), Giai cấp công nhân - giai cấp tiên phongtrong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam [59] Luận án đã phân

tích vai trò tiên phong của GCCN trong quá trình xây dựng CNXH trên cácphương diện: kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng văn hóa Luận án phân tích,làm rõ một số vấn đề đặt ra với vai trò tiên phong của GCCN Việt Nam hiện naynhư toàn cầu hóa, kinh tế tri thức do chủ nghĩa tư bản chi phối và CNXH chưaqua thoái trào - thử thách lớn với vai trò tiên phong của GCCN Việt Nam hiệnnay; vai trò tiên phong của GCCN Việt Nam trong điều kiện ít về số lượng, cơcấu chưa hợp lý, chất lượng thấp; thiếu việc làm, thu nhập không ổn định, đờisống thấp; nhiều tổ chức cơ sở đảng yếu kém, không ít cán bộ đảng viên thoáihóa, biến chất và công tác quản lý KT - XH của Nhà nước còn nhiều khuyếtđiểm Từ đó, tác giả đề xuất quan điểm và những giải pháp cơ bản nhằm pháthuy vai trò tiên phong của GCCN Việt Nam trong giai đoạn tới

Phan Văn Tuấn (2014), “Nâng cao ý thức chính trị, pháp luật cho giaicấp công nhân hiện nay” [129] Trong bài viết, tác giả đã nêu lên những hạnchế của GCCN Việt Nam như: trình độ nhận thức chính trị, ý thức pháp luật,kỷ luật lao động và tác phong công nghiệp của GCCN Việt Nam hiện naychưa tương xứng với yêu cầu về trình độ phát triển của nền kinh tế, công nghệvà toàn cầu hóa Tác giả cho rằng, mặc dù công nhân trẻ khỏe, có trình độ văn

Trang 19

hóa, khoa học - kỹ thuật, nhưng trình độ giác ngộ giai cấp vẫn còn nhiều khácbiệt, nhận thức chính trị còn nhiều hạn chế, bất cập và không cơ bản Ngoàira, GCCN Việt Nam ra đời và phát triển ở một nước nông nghiệp lạc hậu; tâmlý, thói quen và tác phong lao động gắn liền với nền sản xuất nhỏ còn in đậmtrong đội ngũ công nhân Vì thế tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luậtcòn hạn chế Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm giáo dục nângcao nhận thức chính trị, ý thức kỷ luật, kỷ luật lao động và tác phong côngnghiệp của GCCN Việt Nam.

Phạm Thị Minh Nguyệt (2015), “Tác động của quá trình toàn cầu hóavà hội nhập quốc tế đối với đời sống văn hóa tinh thần của giai cấp công nhânViệt Nam hiện nay” [84] Trong bài viết, tác giả cho rằng toàn cầu hóa và hộinhập quốc tế đang là xu thế tất yếu, khách quan, nó lôi cuốn mạnh mẽ sựtham gia của tất cả các quốc gia và khu vực trên thế giới Việt Nam khôngngoại lệ, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cũng đang tạo ra cả thời cơ, tháchthức, tiêu cực đối với đời sống văn hóa tinh thần của GCCN Việt Nam Đồngthời tác giả phân tích, làm rõ các nội dung tác động Trên cơ sở nhận thức mộtcách sâu sắc về xu hướng tác động thuận - nghịch của toàn cầu hóa và hộinhập quốc tế đến đời sống văn hóa tinh thần của GCCN Việt Nam, tác giảcũng đã đề cập những giải pháp rèn luyện tác phong công nghiệp, bản lĩnhchính trị, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống của công nhân, thúc đẩy GCCNViệt Nam vươn lên phát triển toàn diện thực hiện thắng lợi mục tiêu “dângiàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”

Phạm Văn Giang (2017), Sự biến đổi của giai cấp công nhân Việt Namdưới tác động của hội nhập quốc tế hiện nay [47] Dưới góc độ chính trị - xã

hội tác giả đã làm rõ sự biến đổi của GCCN Việt Nam dưới tác động của hộinhập quốc tế Tác giả đã phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra từ sựbiến đổi của GCCN Việt Nam dưới tác động của hội nhập quốc tế theo gócnhìn triết học Những vấn đề mà tác giả đặt ra như sự sụt giảm số lượng côngnhân trong thành phần kinh tế nhà nước và vai trò nòng cốt của đội ngũ công

Trang 20

nhân này trong quá trình phát triển theo định hướng XHCN Nguy cơ thấtnghiệp của một bộ phận công nhân gia tăng khi hội nhập quốc tế ngày càngsâu rộng Trong hội nhập quốc tế, công tác tuyên truyền, giáo dục ý thứcchính trị, tư tưởng cho GCCN còn nhiều hạn chế, khó khăn và bất cập Từ đó,tác giả xác định quan điểm định hướng, đề xuất giải pháp phát huy sự biến đổitích cực, ngăn ngừa và hạn chế biến đổi tiêu cực của GCCN Việt Nam dướitác động của hội nhập quốc tế hiện nay.

Nguyễn An Ninh (2020), “Những nhận thức mới về giai cấp công nhânhiện nay” [88] Trong bài viết, tác giả đã phân tích một cách toàn diện về thựctrạng, số lượng, cơ cấu, tiêu chí đánh giá GCCN Đồng thời, chỉ ra các yếu tốđa dạng, phong phú, đan xen nhiều chiều đang tác động đến GCCN hiện nay.Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra một số nhận thức mới về GCCN hiện nay: Đólà, quá trình công nghiệp hóa cùng với cải cách, đổi mới đang tạo ra nhiều đặcđiểm mới cho GCCN; kinh tế thị trường làm cho cơ cấu GCCN ngày càng đadạng hơn; một bộ phận lớn công nhân hiện nay xuất thân từ đô thị Thực tiễn

chính trị hiện nay cũng đang xác nhận rằng, GCCN ở các đô thị sẽ là lựclượng quyết định diện mạo của chính trị thế kỷ XXI

Chu Minh Quốc (2021), Ý thức bảo vệ lợi ích dân tộc của công nhânkhu công nghiệp miền Đông Nam Bộ hiện nay [94] Trong luận án, tác giả đã

phân tích công nhân khu công nghiệp miền Đông Nam Bộ và ý thức bảo vệ lợiích dân tộc của công nhân khu công nghiệp miền Đông Nam Bộ, đó là tổng hòanhận thức, thái độ, tình cảm, niềm tin, ý chí quyết tâm, được thể hiện bằnghành động của họ trong quá trình sống, lao động sản xuất tại các doanh nghiệpvà ở địa phương Phân tích thực trạng, đề xuất 5 nhóm giải pháp nâng cao ýthức bảo vệ lợi ích dân tộc của công nhân khu công nghiệp miền Đông NamBộ Đặc biệt, luận án xác định giải pháp bảo đảm đời sống vật chất, tinh thầncho công nhân bao gồm các cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đẩymạnh sản xuất kinh doanh, phát triển quỹ nhà ở cho công nhân, nâng cao đờisống văn hóa tinh thần cho công nhân khu công nghiệp miền Đông Nam Bộ

Trang 21

Bùi Văn Hải (2022), “Giải pháp tăng cường bản chất giai cấp côngnhân của Đảng trong tình hình mới” [53] Bài viết khẳng định bản chấtGCCN là yếu tố căn cốt của Đảng Tăng cường bản chất GCCN của Đảng làhoạt động thường xuyên, có ý nghĩa chiến lược trong toàn bộ hoạt động xâydựng Đảng Tác giả đề xuất 5 giải pháp góp phần tăng cường bản chất GCCNcủa Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, đó là: Tăng cường công tác tư tưởng,lý luận của Đảng; tiếp tục nhận thức và thực hiện nghiêm các nguyên tắc xâydựng Đảng; tiếp tục xây dựng đội ngũ đảng viên thật sự là những chiến sỹcộng sản tiên phong, gương mẫu; tăng cường mối quan hệ mật thiết giữaĐảng với nhân dân và phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng, chỉnhđốn Đảng; tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh, hiện đại.Trong giải pháp 5, tác giả chỉ ra: “Giai cấp công nhân Việt Nam là cơ sởchính trị - xã hội quan trọng của Đảng; bản chất GCCN của Đảng gắn liền vớibản chất và sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của GCCN Vì vậy, để tăng cườngbản chất GCCN của Đảng, vấn đề rất quan trọng là xây dựng GCCN ViệtNam ngày càng lớn mạnh, hiện đại” [53, tr.71]

Ngọ Duy Hiểu (2022), “Định hướng chính sách xây dựng giai cấp côngnhân vững mạnh đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới” [55].Trong bài viết, tác giả đã chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế của công nhân, nhấtlà hiện nay một bộ phận công nhân chưa ý thức được đầy đủ yêu cầu của cạnhtranh quốc tế, chưa thường xuyên rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩmchất đạo đức, trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ; ý thức tổ chức kỷ luật,tác phong lao động công nghiệp còn hạn chế, việc chấp hành pháp luật chưanghiêm; tỷ lệ cán bộ trong hệ thống chính trị xuất thân từ công nhân và tỷ lệđảng viên trong công nhân còn thấp Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một sốđịnh hướng chính sách như: Môi trường xã hội, cơ chế dân chủ, nguyện vọngcủa công nhân, hoàn thiện và thực hiện nghiêm pháp luật lao động, hoàn thiệnchính sách nhà ở, các chính sách khác, cơ cấu lại lực lượng lao động, vai tròtổ chức Công đoàn Việt Nam nhằm phát triển GCCN trong bối cảnh hiện nay

Trang 22

Nguyễn Thị Hoa (2022), “Bản chất tiên tiến, cách mạng của giai cấpcông nhân trong Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” [58] Trong bài viết, tácgiả tập trung phân tích những tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tưđến GCCN hiện nay, đó là: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư củng cố bản chấttiên tiến của GCCN, biểu hiện góp phần gia tăng số lượng công nhân trên thếgiới; góp phần nâng cao trình độ của người công nhân Cách mạng công nghiệplần thứ tư góp phần nâng cao khả năng thống nhất, đoàn kết của GCCN Đồngthời, khẳng định giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin, bác bỏ những luận điểm phủnhận sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của GCCN trong bối cảnh mới.

Các công trình nghiên cứu về lối sống của công nhân, xây dựng lốisống xã hội chủ nghĩa của công nhân Việt Nam

Vũ Quang Thọ (2015), Xây dựng lối sống văn hóa của công nhân ViệtNam - lý luận và thực tiễn [107] Trong cuốn sách, tác giả đề cập đến cơ sở lý

luận, phương pháp luận nghiên cứu văn hóa và đời sống văn hóa, lối sống vàlối sống văn hóa của GCCN theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởngHồ Chí Minh và Đảng ta Tác giả đã phân tích các nhân tố tác động đến đờisống văn hóa của GCCN trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế; cũngnhư phân tích thực trạng đời sống văn hóa của GCCN Việt Nam hiện nay.Bên cạnh những ưu điểm thì còn nhiều hạn chế, khuyết điểm nhất định, đặcbiệt sự khó khăn và bất cập về các điều kiện sinh hoạt văn hóa của công nhândẫn đến “nghèo” về văn hóa Trên cơ sở đó, các tác giả đưa ra quan điểm vàcác giải pháp xây dựng, nâng cao đời sống văn hóa của GCCN

Nguyễn Mạnh Thắng (2015), “Lối sống của công nhân ở khu côngnghiệp, khu chế xuất hiện nay” [106] Trong bài viết, tác giả đã trình bày thựctrạng lối sống của công nhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất hiệnnay Tác giả đã phân tích nguyên nhân của thực trạng, nhất là nguyên nhânhạn chế như: Có doanh nghiệp thiếu quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thầncủa công nhân, người lao động; tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường, hộinhập quốc tế, xu hướng chạy theo lợi nhuận chưa đi đôi với thực hiện tiến bộ,công bằng xã hội; trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp chưa được quy

Trang 23

định rõ ràng; hệ thống chính sách, pháp luật có liên quan đến lĩnh vực xâydựng đời sống công nhân, lao động còn chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, mới chỉmang tính định hướng… Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp, nhất là giảipháp xây dựng lối sống tích cực của công nhân hiện nay.

Phạm Thị Kim Xuyến (2017), “Lối sống công nhân trong doanhnghiệp” [139] Trong bài viết, tác giả khẳng định: “lối sống là một tổng thể,một hệ thống những đặc điểm chủ yếu nói lên hoạt động của các dân tộc, cácgiai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân, trong những điều kiện của một hìnhthức kinh tế xã hội nhất định” [139, tr.72] Tác giả bước đầu mô tả và phântích lối sống công nhân thông qua khai thác một số chỉ báo là những phẩmchất của con người có ý nghĩa giá trị, chuẩn mực quan trọng được công nhânđánh giá, lựa chọn Nhìn chung, đa phần công nhân hiện nay có mục đích, lýtưởng sống trong sáng, lối sống lành mạnh Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phậncông nhân có những biểu hiện không tốt trong lối sống như còn tình trạng ăncắp đồ của công ty, không chấp hành kỷ luật lao động, đi muộn về sớm, nghỉlàm tùy tiện Để nền kinh tế Việt Nam hội nhập quốc tế và đạt thành côngtrong công cuộc CNH, HĐH thì công nhân phải là lực lượng lao động ngàycàng lớn mạnh cả về số lượng, chất lượng Xây dựng lối sống công nhân làmột chiến lược lâu dài của Nhà nước cũng như toàn xã hội

Nguyễn Thị Kim Dung, Nguyễn Thị Huyền Trang (2022), “Nâng caoý thức chấp hành kỷ luật lao động cho công nhân theo quan điểm Hồ ChíMinh” [24] Trong bài viết, tác giả trình bày theo tư tưởng Hồ Chí Minh, chấphành kỷ luật lao động là một việc làm cần thiết của người lao động, thể hiện “lềlối làm việc xã hội chủ nghĩa”của những con người XHCN Đồng thời, nêu lênquan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về ý thức chấp hành kỷ luật lao động củacông nhân Việt Nam Ngoài ra, tác giả đề cập thực trạng ý thức chấp hành kỷluật lao động của công nhân Việt Nam Đã chỉ ra nguyên nhân của hạn chế vàđề xuất 5 giải pháp, tập trung giáo dục ý thức, trách nhiệm doanh nghiệp, bảnthân công nhân tự ý thức rèn luyện, hình thành động cơ, lối sống và làm việc

Trang 24

theo pháp luật… để nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật lao động cho công

nhân Việt Nam theo quan điểm Hồ Chí Minh

Nguyễn Thị Huyền Trang (2022), “Giáo dục ý thức làm chủ cho côngnhân theo quan điểm Hồ Chí Minh” [121] Trong bài viết này, tác giả đề cậpnội dung giáo dục ý thức làm chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh Theo đó, HồChí Minh luôn căn dặn công nhân “phải triệt để tôn trọng kỷ luật laođộng” Đồng thời, tác giả nêu ra thực trạng giáo dục ý thức làm chủ chocông nhân (qua khảo sát các khu công nghiệp Hà Nội), có liên hệ với cácdoanh nghiệp Tác giả đề xuất 5 giải pháp giáo dục ý thức làm chủ chocông nhân theo quan điểm Hồ Chí Minh, đó là: nâng cao nhận thức của cáccấp ủy Đảng về giáo dục ý thức làm chủ cho công nhân; xây dựng tổ chứcđảng, đoàn thể chính trị - xã hội trong doanh nghiệp; phát huy vai trò củatổ chức công đoàn trong việc tổ chức, triển khai giáo dục ý thức làm chủcho công nhân; đổi mới phương pháp giáo dục ý thức làm chủ cho côngnhân theo hướng thiết thực, hiệu quả; nâng cao đời sống vật chất, tinh thầncho công nhân Tác giả khẳng định: “Để nâng cao nhận thức của các cấp ủyĐảng thì từng cá nhân trong cấp ủy phải coi việc thường xuyên học tập lýluận chính trị, rèn luyện bản lĩnh, tu dưỡng đạo đức, lối sống cho bản thânlà nhiệm vụ hàng đầu” [121, tr.81]

Nguyễn Sỹ Trung (2023), “Phát triển công nhân nông nghiệp côngnghệ cao trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nôngthôn” [126] Tác giả phân tích một số vấn đề lý luận và thực tiễn về côngnhân nông nghiệp công nghệ cao và cho rằng công nhân nông nghiệp côngnghệ cao không phải là một giai cấp độc lập, đứng ngoài GCCN mà là một bộphận của GCCN, có những đặc điểm của GCCN nhưng lao động trong lĩnhvực nông nghiệp Đồng thời, tác giả đã chỉ ra những hạn chế, bất cập trongphát triển công nhân nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam hiện nay Từ đó,đề xuất ba giải pháp phát triển công nhân nông nghiệp công nghệ cao, đó là:kịp thời xây dựng, ban hành chủ trương, chính sách phát triển công nhân nông

Trang 25

nghiệp công nghệ cao; phát triển công nhân nông nghiệp công nghệ cao gắnvới xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh; đẩy mạnh côngtác đào tạo, bồi dưỡng nhằm phát triển toàn diện công nhân nông nghiệp côngnghệ cao Tác giả cho rằng: “Bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trìnhđộ học vấn, chuyên môn, cần giác ngộ ý thức chính trị, đạo đức, lối sống chocông nhân nông nghiệp Ưu tiên rèn luyện về kỹ năng và tác phong cho côngnhân trong môi trường lao động sản xuất ” [126, tr.11]

Các công trình nghiên cứu vềlối sống, lối sống xã hội chủ nghĩa, côngnhân trong Quân đội và doanh nghiệp Quân đội

Vũ Công Toàn (2002), Ảnh hưởng của chủ nghĩa cá nhân trong độingũ cán bộ ở các doanh nghiệp Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay -thực trạng và giải pháp ngăn chặn, khắc phục [113] Trong luận án, tácgiả cho rằng chủ nghĩa cá nhân là một kiểu thế giới quan, nhân sinh quandựa trên cơ sở tuyệt đối hóa vai trò và lợi ích cá nhân, đề cao tự do cánhân, tách rời và đối lập, làm tổn hại đến lợi ích của cộng đồng, xã hội,trong đó có lợi ích của chính cá nhân Chủ nghĩa cá nhân là nguyên nhânchủ yếu gây nên sự thoái hóa, biến chất về tư tưởng, đạo đức, lối sống.Đồng thời, làm mê hoặc cán bộ doanh nghiệp và tổ chức doanh nghiệp Quânđội, kéo theo sự lây nhiễm tâm lý, quan điểm, tư tưởng, động cơ, nguyên tắcsống thực dụng, ích kỷ trong một bộ phận cán bộ doanh nghiệp Quân đội Từđó, đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm khắc phục sự ảnh hưởng của chủnghĩa cá nhân đối với đội ngũ này

Tập thể các nhà khoa học Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự

(2010), Bồi dưỡng lối sống xã hội chủ nghĩa cho sĩ quan trẻ hiện nay [134],

do Phạm Xuân Hảo là chủ biên Trong cuốn sách, nhóm tác giả đã phân tích,làm rõ vấn đề lối sống, lối sống XHCN, lối sống XHCN của sĩ quan trẻ, đặctrưng lối sống XHCN của sĩ quan trẻ hiện nay Nhóm tác giả cho rằng, lốisống XHCN của sĩ quan trẻ phản ánh những đặc trưng cơ bản: Sống có lýtưởng, hoài bão, ước mơ; sống mực thước, tuân theo những giá trị, chuẩn mực

Trang 26

của con người mới xã hội chủ nghĩa, người quân nhân cách mạng, phẩm chất“Bộ đội Cụ Hồ”; sống tự giác, trách nhiệm, trung thực, tích cực, sáng tạo vàkiên trung; tính cộng đồng, ý thức tập thể, đoàn kết và lạc quan cách mạng; đềcao trách nhiệm công dân, tư cách người sĩ quan Quân đội trong mọi hoạtđộng, mọi lúc mọi nơi, trong mọi quan hệ xã hội; tính dân tộc và ý thức nghĩavụ, trách nhiệm quốc tế Đồng thời, phân tích hoạt động bồi dưỡng lối sốngXHCN cho sĩ quan trẻ hiện nay và một số vấn đề đặt ra Trên cơ sở đó, tác giảđề xuất định hướng giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng lối sống XHCNcho sĩ quan trẻ hiện nay.

Vũ Đình Đắc (2016), Xây dựng lối sống có văn hóa của học viên ởcác trường đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay [42].

Luận án đã đưa ra quan niệm: lối sống có văn hóa của học viên ở cáctrường đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam là tổng hòa các hoạtđộng học tập, rèn luyện, sinh hoạt, công tác và những hình thức giao tiếp,ứng xử được vận hành theo một hệ thống chuẩn mực, giá trị văn hóa quânsự, dân tộc và thời đại, đáp ứng các yêu cầu phát triển phẩm chất, nhâncách của người sĩ quan trong Quân đội Từ thực trạng, một số vấn đề đặtra trong xây dựng lối sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạosĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, luận án đề xuất một số giải pháp,trong đó, phát huy vai trò chủ động, tích cực của học viên ở các trườngđào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam trong quá trình học tập, tudưỡng, rèn luyện về lối sống có văn hóa, có ý nghĩa quyết định đến chấtlượng, hiệu quả việc xây dựng lối sống có văn hóa

Nguyễn Văn Muôn (2018), Phát triển đội ngũ công nhân trí thức trongcác doanh nghiệp Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay [83] Luận án đãkhái quát làm rõ quan niệm phát triển đội ngũ công nhân trí thức, đội ngũ

công nhân trí thức trong các DNQĐ Từ đó, tác giả quan niệm phát triển độingũ công nhân trí thức trong các DNQĐ Điều tra, khảo sát, đánh giá thựctrạng và làm rõ nguyên nhân thực trạng Đưa ra những định hướng và giảipháp cơ bản phát triển đội ngũ công nhân trí thức trong các doanh nghiệp

Trang 27

Quân đội nhân dân Việt Nam, trong đó công nhân phải không ngừng phấnđấu, tu dưỡng, rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, tácphong công nghiệp, trình độ kiến thức, năng lực chuyên môn, sức khỏe, đápứng yêu cầu nhiệm vụ.

1.2 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấnđề luận án tập trung nghiên cứu

1.2.1 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan đối với đề tàiluận án

Có thể khẳng định, cho đến nay đã có nhiều công trình trong nước vàngoài nước nghiên cứu liên quan đến lối sống, lối sống XHCN, xây dựng lốisống XHCN Dưới các góc độ khác nhau, các công trình đều đã làm nổi bậtnội dung vấn đề nghiên cứu theo phạm vi, mục tiêu, nhiệm vụ đề ra Đó lànhững đóng góp quý báu, có giá trị lớn về mặt khoa học, giúp tác giả có thểtham khảo và kế thừa trong quá trình nghiên cứu triển khai đề tài luận án Quanghiên cứu các công trình khoa học đã công bố ở trong và ngoài nước tác giảnhận thấy các công trình có giá trị thiết thực cả về lý luận, thực tiễn

* Về lý luậnThứ nhất, với góc độ tiếp cận khác nhau, tùy thuộc vào đối tượng, phạm

vi, các công trình đã dày công nghiên cứu bổ sung, phát triển và hoàn thiện hệthống lý luận về lối sống, lối sống XHCN, xây dựng lối sống XHCN của nhữngchủ thể nhất định Trong một số công trình khác cũng đã đưa ra và phân tích cơsở hình thành và mối quan hệ giữa lối sống với các điều kiện kinh tế, chính trị,xã hội của một hình thái KT - XH nhất định Một số công trình đã phân tích,chỉ ra sự khác nhau giữa “lối sống” với “mức sống”, “nếp sống”, “lẽ sống” mốiquan hệ của nó và một số vấn đề khác Từ đó, các công trình đã đưa ra quanniệm lối sống XHCN và chỉ rõ cơ sở, đặc trưng cơ bản của lối sống XHCN;cũng như phân tích sự hình thành, phát triển của lối sống XHCN ở Liên Xô vàvận dụng vào thực tiễn các nước trên thế giới

Kế thừa, phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, cũng như kếtquả nghiên cứu của các nhà khoa học Liên Xô, các công trình nghiên cứu ở

Trang 28

nước ta đã tiếp cận lối sống theo nhiều phương diện khác nhau, đã đưa rakhái niệm lối sống và được nhiều người thừa nhận, đó là tổng hòa nhữngdạng hoạt động sống ổn định của con người được vận hành theo một bảng giátrị xã hội nào đó trong sự thống nhất với các điều kiện của một hình thái KT -XH nhất định Một số công trình cũng đã phân tích khái niệm, đặc trưng, bảnchất của lối sống XHCN Như vậy, đã có công trình khoa học ở nước ngoài vàtrong nước đưa ra và đề cập đến lối sống, lối sống XHCN

Những kết quả nghiên cứu về lối sống, lối sống XHCN trên đây là tưliệu quan trọng để tác giả tham khảo, kế thừa xây dựng khung lý luận về lốisống XHCN của công nhân Việt Nam trong bối cảnh hiện nay

Thứ hai, các công trình khoa học đã có những đóng góp về lý luận khi

tiếp cận và luận giải về khái niệm, vai trò, vị trí, đặc điểm giai cấp công nhân vàphương hướng, yêu cầu xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong điều kiệnmới; góp phần cung cấp luận cứ để nghiên cứu về công nhân trong các DNQĐhiện nay nói chung, lối sống của đội ngũ này nói riêng

Cụ thể, các công trình và bài viết đã nghiên cứu về GCCN nói chung,GCCN Việt Nam nói riêng trên nhiều phương diện về lý luận Trong đó, nhiềucông trình đã phân tích sâu, làm rõ về vị trí, vai trò, sứ mệnh lịch sử của GCCN;xu hướng biến đổi GCCN ở các nước hiện nay và những nhân tố tác động tớinhững xu hướng biến đổi đó Các công trình nghiên cứu đã nhấn mạnh đến sự tácđộng của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ làm cho diện mạoGCCN hiện nay có nhiều thay đổi Một số công trình nghiên cứu đưa ra dự báonhững xu hướng nảy sinh trong tư tưởng, tình cảm của GCCN trước tác động củađời sống kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội; đồng thời, đề xuất những chủ trương,biện pháp cơ bản để nâng cao đời sống tinh thần, văn hóa, lối sống tích cực choGCCN Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Những nghiên cứu trên là tài liệu thamkhảo để tác giả luận chứng, làm rõ khái niệm GCCN, giai cấp công nhân ViệtNam và công nhân trong các DNQĐ hiện nay

Thứ ba, các công trình khoa học đã hệ thống hóa các quan điểm của chủ

nghĩa Mác - Lênin, các đảng cộng sản, đảng công nhân cùng hệ thống chính sách

Trang 29

và pháp luật của các nước XHCN nhằm xây dựng lối sống XHCN Ở phạm vitrong nước, các công trình đã hệ thống hóa quan điểm của Đảng, các văn bản chỉđạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện của Nhà nước; các chương trình hành động, kếhoạch, quy chế về xây dựng GCCN Việt Nam nói chung và lối sống của đội ngũnày nói riêng của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Theo đó, các công trìnhnghiên cứu trực tiếp cung cấp thêm luận cứ khoa học để tác giả đề xuất giải phápbổ sung, phát triển, hoàn thiện hệ thống chính sách, luật pháp và quy định nhằmtiếp tục xây dựng lối sống XHCN của công nhân trong các DNQĐ.

* Về thực tiễnThứ nhất, các công trình nghiên cứu đã khảo sát, đánh giá thực trạng lối

sống XHCN ở Liên Xô, cũng như ở Việt Nam và một số đối tượng cụ thể: côngnhân, thanh niên, sinh viên, thế hệ trẻ Qua phân tích, đánh giá của các nhà nghiêncứu, lối sống XHCN là một vấn đề tuy không mới nhưng đang gặp phải nhữngthách thức lớn, nhất là tác động tiêu cực, lạc hậu của lối sống cũ Mặc dù đã cónhiều chủ trương, chính sách và luật pháp được triển khai, và cũng đã đem lạinhững kết quả nhất định Tuy nhiên, ở đâu đó những biểu hiện của lối sốngXHCN chưa được hiện thực hóa, thậm chí bị biến dạng

Thứ hai, trong từng giai đoạn lịch sử nhất định, một số công trình

nghiên cứu đã góp phần làm rõ những vấn đề thực tiễn về xây dựng lối sốngXHCN ở Việt Nam, qua đó góp phần cung cấp thêm căn cứ khoa học trongviệc xác định mục tiêu, nội dung, biện pháp cụ thể thực hiện hiệu quả xâydựng lối sống XHCN của công nhân trong các DNQĐ thời gian tới

Thứ ba, một số công trình nghiên cứu đã đề xuất quan điểm, yêu cầu,

phương hướng và giải pháp cơ bản để xây dựng lối sống XHCN hiện nay.Tiếp cận ở các góc độ khác nhau, các công trình nghiên cứu lần lượt đưa racác yêu cầu, giải pháp khắc phục những hạn chế về lối sống XHCN hiện nay.Về yêu cầu, các công trình bước đầu đã có sự thống nhất ở việc cần bám sátcác quan điểm chỉ đạo thông qua việc quán triệt quan điểm mácxít về lốisống XHCN; bám sát thực tiễn xây dựng lối sống XHCN; phát huy sứcmạnh tổng hợp của các chủ thể, các lực lượng Về giải pháp, các công trình

Trang 30

nghiên cứu cơ bản thống nhất ở việc đã đề cập đến các nhóm giải phápnhư: Nhóm giải pháp về nhận thức; nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách;nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện và nhóm giải pháp phát huy nhân tốchủ quan của từng chủ thể, đối tượng nghiên cứu Bên cạnh đó, các côngtrình nghiên cứu đã công bố cũng đưa ra khuyến nghị, kiến nghị đến các cơquan chức năng có liên quan để tiếp tục xây dựng lối sống XHCN

Tóm lại, các công trình được tổng quan đã trực tiếp hoặc gián tiếp bàn vềcông nhân, vấn đề lối sống, lối sống XHCN, lối sống công nhân, lối sống của

công nhân trong doanh nghiệp, khắc phục ảnh hưởng của chủ nghĩa cá nhân, lối

sống thực dụng trong đội ngũ cán bộ DNQĐ… Một mặt, đã cung cấp các luận cứcó giá trị khoa học để tác giả lựa chọn kế thừa, sử dụng và tiếp tục bổ sung, pháttriển trong quá trình thực hiện luận án Đây là những tư liệu thực tiễn phục vụ trựctiếp nghiên cứu đề tài của tác giả Mặt khác, tác giả nhận thấy rằng, hiện chưa cómột công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống về xây dựng lốisống XHCN của công nhân trong các DNQĐ hiện nay Đó là “khoảng trống” vềlý luận và thực tiễn để tác giả tiếp tục nghiên cứu và mong muốn được đóng gópthêm về khoa học Chính vì vậy, luận án “Xây dựng lối sống xã hội chủ nghĩa củacông nhân trong các doanh nghiệp Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” mà tácgiả lựa chọn là một công trình khoa học độc lập, không trùng lặp với bất cứ côngtrình khoa học đã được công bố

1.2.2 Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

Một là, nghiên cứu làm rõ quan niệm, đặc điểm công nhân trong các

DNQĐ hiện nay Quan niệm, đặc điểm công nhân đã có một số công trình bànđến Song quan niệm, đặc điểm công nhân trong các DNQĐ thì chưa được đềcập đến một cách cụ thể, nhất là những đặc điểm “đặc thù” của công nhân trongcác DNQĐ hiện nay Do vậy, cần phải nghiên cứu làm rõ quan niệm và nhữngđặc điểm cơ bản của đội ngũ công nhân các DNQĐ Trong đó, phải làm rõ côngnhân trong DNQĐ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong ngành công nghiệp đặcthù, môi trường lao động quân sự, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, cơ cấu, trình độ

Trang 31

học vấn, chuyên môn tay nghề…

Hai là, tiếp tục nghiên cứu, xây dựng quan niệm, làm rõ nội dung biểu

hiện, vai trò lối sống XHCN của công nhân trong các DNQĐ hiện nay Đây lànội dung lý luận trọng tâm mà luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết.Trong các công trình tổng quan, đã có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề nàyở những khía cạnh nhất định về lối sống, lối sống XHCN, lối sống của côngnhân, thanh niên, sinh viên, học viên sĩ quan, vai trò của lối sống… Ngoài ra,từ chức năng, nhiệm vụ của DNQĐ và trong bối cảnh phát triển KTTT địnhhướng XHCN, đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế hiện nay, yếu tốquyết định đến chất lượng hiệu quả sản xuất, kinh doanh đó chính là chất lượngcủa công nhân Mà chất lượng đội ngũ công nhân được cấu thành bởi nhiều yếutố, trong đó có lối sống Vì vậy, luận án xác định cần nghiên cứu làm rõ quanniệm, những nội dung biểu hiện, vai trò lối sống XHCN của công nhân trongcác DNQĐ là vấn đề cần tập trung giải quyết Trong đó, phải chỉ ra được cácnội dung biểu hiện lối sống XHCN của công nhân các DNQĐ, đó là: tuyệt đốitrung thành với Đảng, Tổ quốc, nhân dân, Quân đội, sẵn sàng nhận và hoànthành mọi nhiệm vụ được giao; lao động tích cực, sáng tạo với năng suất, chấtlượng hiệu quả cao; tinh thần dân chủ, ý thức tổ chức kỷ luật tự giác, nghiêmminh và tác phong công nghiệp, quân sự; ứng xử có văn hóa, đoàn kết, giúp đỡđồng chí, đồng nghiệp và tinh thần quốc tế trong sáng; tinh thần lạc quan cáchmạng, kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện của lối sống phi xã hội chủnghĩa và âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch Đây cũng chính là khunglý thuyết của luận án để tham chiếu đánh giá thực trạng lối sống XHCN củacông nhân trong các DNQĐ và là một đóng góp mới của luận án

Ba là, nghiên cứu, làm rõ quan niệm xây dựng lối sống XHCN và

những vấn đề có tính quy luật xây dựng lối sống XHCN của công nhân trongcác DNQĐ hiện nay Đây là một nội dung rất quan trọng cho thấy quá trìnhxây dựng lối sống XHCN của công nhân trong các DNQĐ luôn chịu sự tácđộng chi phối và gắn liền với những vấn đề có tính quy luật Các công trình

Trang 32

khoa học đã công bố cũng có một số công trình đề cập tới các yếu tố tác độngđến ý thức công nhân, đến xây dựng GCCN, song chưa có công trình nàonghiên cứu đầy đủ quan niệm, mục đích, chủ thể, đối tượng, phương pháp xâydựng; khái quát chỉ rõ những vấn đề có tính quy luật xây dựng lối sốngXHCN của công nhân trong các DNQĐ Chính vì vậy những vấn đề có tínhquy luật cần được nghiên cứu, làm rõ như: điều kiện KT - XH đất nước; sựlãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, trực tiếp là Quân ủy Trung ươngvà Bộ Quốc phòng; môi trường xã hội, Quân đội và doanh nghiệp; quá trìnhtự tu dưỡng, rèn luyện của mỗi công nhân.

Bốn là, nghiên cứu đánh giá thực trạng lối sống XHCN của công nhân

trong các DNQĐ, chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của nó.Trong những công trình khoa học đã tổng quan, cũng có một số công trình khảosát thực trạng lối sống công nhân ở phạm vi, đối tượng nhất định Nhưng chưacó công trình nào nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống thực trạng lối sốngXHCN của công nhân trong các DNQĐ; chưa chỉ ra những mâu thuẫn, bất cậpnảy sinh trong quá trình xây dựng lối sống XHCN của công nhân trong cácDNQĐ hiện nay Vì vậy, luận án tập trung nghiên cứu, làm sáng tỏ lối sốngXHCN của công nhân trong các DNQĐ thông qua đánh giá thực trạng trên cơ sởkhảo sát lối sống XHCN của công nhân ở một số doanh nghiệp điển hình; chỉ rõnhững nguyên nhân của thực trạng; từ đó xác định những vấn đề đặt ra hiện nayđể xây dựng lối sống XHCN của công nhân trong các DNQĐ hiện nay

Năm là, nghiên cứu đề xuất những định hướng, giải pháp chủ yếu nhằm

xây dựng lối sống XHCN của công nhân trong các DNQĐ hiện nay Trongcác công trình khoa học đã tổng quan, cũng có một số công trình đề xuất hệthống giải pháp xây dựng, phát triển GCCN Việt Nam, lối sống của các đốitượng nhất định Song chưa có công trình nào đề cập trực tiếp, chuyên sâu hệthống giải pháp về xây dựng lối sống XHCN của công nhân trong các DNQĐ.Do đó, luận án sẽ tập trung nghiên cứu đề xuất hệ thống giải pháp đồng bộ,khả thi để xây dựng lối sống XHCN của công nhân trong các DNQĐ hiệnnay Đây cũng chính là một nội dung thể hiện sự đóng góp mới của luận án

Trang 33

Giải quyết được vấn đề lý luận, thực tiễn đặt ra trên đây sẽ góp phần

xây dựng lối sống XHCN của công nhân trong các DNQĐ tạo nền tảng để giữ

vững, phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, bản chất cách mạng của GCCNViệt Nam trong thời kỳ mới

Kết luận chương 1

Thời gian qua đã có những công trình nghiên cứu của các nhà khoa họctrong và ngoài nước liên quan đến lối sống, lối sống XHCN của công nhân vàcông nhân trong các DNQĐ Trong nghiên cứu về lối sống, tiếp cận theonhiều phương diện khác nhau, đã đưa ra khái niệm lối sống là tổng hòa nhữngdạng hoạt động sống ổn định của con người được vận hành theo một bảng giátrị xã hội nào đó trong sự thống nhất với các điều kiện của một hình thái KT -XH nhất định

Những công trình đã tổng quan có giá trị cả lý luận và thực tiễn Cáccông trình này tập trung luận giải, làm rõ nhiều khía cạnh khác nhau về lốisống, lối sống XHCN, giai cấp công nhân, thực trạng đội ngũ công nhân cácdoanh nghiệp ở những mức độ và phạm vi khác nhau Từ đó, góp phần quantrọng làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận, thực tiễn về lối sống XHCN, xâydựng lối sống XHCN của công nhân nói chung và công nhân trong cácDNQĐ hiện nay nói riêng

Kết quả nghiên cứu của các công trình nêu trên là những đóng góp quýbáu, có giá trị lớn về mặt khoa học, giúp tác giả có thể tham khảo và kế thừatrong quá trình nghiên cứu, triển khai đề tài luận án Trên cơ sở tổng quan cáccông trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, tác giả xác định những vấnđề đặt ra luận án cần tập trung nghiên cứu là: làm rõ quan niệm, đặc điểmcông nhân trong các DNQĐ hiện nay; quan niệm, nội dung biểu hiện, vai tròlối sống XHCN của công nhân trong các DNQĐ; quan niệm, những vấn đề cótính quy luật xây dựng lối sống XHCN của công nhân trong các DNQĐ;nghiên cứu đánh giá thực trạng lối sống XHCN của công nhân trong cácDNQĐ; nghiên cứu đề xuất những định hướng, giải pháp chủ yếu nhằm xây

Trang 34

dựng lối sống XHCN của công nhân trong các DNQĐ hiện nay.

Trang 35

Chương 2NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LỐI SỐNG XÃ HỘI CHỦ

NGHĨA VÀ XÂY DỰNG LỐI SỐNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦACÔNG NHÂN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP QUÂN ĐỘI NHÂN

DÂN VIỆT NAM 2.1 Quan niệm, nội dung biểu hiện lối sống xã hộichủ nghĩa của công nhân trong các doanh nghiệp Quânđội nhân dân Việt Nam

2.1.1 Quan niệm lối sống xã hội chủ nghĩa và lối sống xã hội chủnghĩa của công nhân trong các doanh nghiệp Quân đội nhân dân ViệtNam

2.1.1.1 Quan niệm, đặc trưng lối sống xã hội chủ nghĩa

* Lối sống

Lối sống, là khái niệm đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu ở cácphương diện và cấp độ khác nhau Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác -Lênin nghiên cứu lối sống từ việc tiếp cận hoạt động sản xuất vật chất đểchỉ ra mối quan hệ giữa lối sống với phương thức sản xuất ở một hình tháiKT - XH nhất định Theo C.Mác và Ph.Ăngghen tiền đề đầu tiên của mọisự tồn tại, đó là con người phải có khả năng sống rồi mới có thể “làm ralịch sử” C.Mác cho rằng, hành vi lịch sử đầu tiên của con người là “sảnxuất ra bản thân đời sống vật chất” Để sống và tồn tại thì con người phảisản xuất ra đời sống vật chất và tinh thần của chính mình: “Sản xuất ranhững tư liệu sinh hoạt của mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuấtra chính đời sống vật chất của mình” [67, tr.29]

Theo quan điểm C.Mác và Ph.Ăngghen, phương thức sinh sống của conngười luôn có mối liên hệ chặt chẽ với một phương thức sản xuất và các điềukiện vật chất của xã hội Do đó, các hoạt động sống của con người không nhữngchịu sự quy định bởi trình độ của lực lượng sản xuất mà còn chịu sự chi phối bởi

Trang 36

tính chất của các quan hệ xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định Chonên, khi nghiên cứu về lối sống cần phải tiếp cận nó trong mối quan hệ với mộtphương thức sản xuất và những điều kiện vật chất của một hình thái KT - XH

Không nên nghiên cứu phương thức sản xuất ấy đơn thuần theokhía cạnh nó là sự tái sản xuất ra sự tồn tại thể xác của các cánhân Mà hơn thế, nó là một phương thức hoạt động nhất địnhcủa những cá nhân ấy, một hình thức nhất định của hoạt động

sống của họ, một phương thức sinh sống nhất định của họ Hoạt

động sống của họ như thế nào thì họ là như thế ấy Do đó họ là

như thế nào, điều đó ăn khớp với sản xuất của họ, với cái mà họsản xuất ra cũng như với cách họ sản xuất Do đó, những cá nhân

là như thế nào, điều đó phụ thuộc vào những điều kiện vật chấtcủa sự sản xuất của họ [67, tr.30]

Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, lối sống chính là phương thức sống, làdạng hoạt động của con người, lối sống chịu sự quy định của phương thức sảnxuất và toàn bộ những điều kiện sinh sống của con người Từ đó, ở nhữnghình thái KT - XH khác nhau sẽ có lối sống khác nhau và trong xã hội có giaicấp, lối sống cũng mang tính giai cấp Trên cơ sở tiếp cận quan điểm của chủnghĩa Mác - Lênin về lối sống, các nhà lý luận Xô viết cho rằng: “Lối sống làmột tổng thể, một hệ thống những đặc điểm chủ yếu nói lên hoạt động của cácdân tộc, giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của mộthình thái kinh tế - xã hội nhất định” [46, tr.45]

Chủ tịch Hồ Chí Minh khi nghiên cứu về lối sống đã đề cập đến nhiềukhía cạnh khác nhau như “tư cách”, “lề lối”, “tác phong” làm việc, sinh hoạt,hay “phương thức ứng xử” của con người, hoặc trong nội hàm khái niệm “đờisống mới” Lần đầu tiên Người sử dụng thuật ngữ “lối sống” trong tác phẩm“Trung Quốc và thanh niên Trung Quốc” viết năm 1925 và nhận định:“Những vùng sa mạc rộng lớn ở phía Bắc, những vùng băng tuyết vĩnh cửu ởphía Tây, những vùng biển cả to lớn ở phía Nam và phía Đông đã không tạo

Trang 37

khả năng có những quan hệ với các dân tộc khác Nếu cộng vào đó tinh thầnưa chuộng lối sống đồng quê và thiếu tinh thần tháo vát, đặc trưng cho ngườiTrung Quốc, thì chúng ta sẽ dễ dàng hiểu rõ nguyên nhân của tình trạng trì trệcủa Trung Quốc” [73, tr.454] Đồng thời, Người chỉ rõ lối sống thanh niênTrung Quốc lúc bấy giờ là lối sống cũ: “Thanh niên công nhân phát triển hơnvà quen đấu tranh hơn Nó có được kinh nghiệm - đó là di sản của các dân tộccổ đại Còn ở Trung Quốc chủ nghĩa tư bản còn non trẻ Công nhân quen vớilối sống kiểu chế độ gia trưởng Sự học hành chỉ hạn chế ở một số ít con cáicác tầng lớp có đặc quyền đặc lợi Đa số công nhân không biết chữ và bị táchkhỏi phong trào công nhân toàn thế giới” [73, tr.483-484].

Năm 1947, Người đã viết các tác phẩm “Đời sống mới”, “Sửa đổi lối làmviệc”… để chỉ rõ những vấn đề cơ bản xây dựng lối sống mới ở nước ta, nhất là trongđội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng Chủ tịch Hồ Chí Minh, cho rằng đây là lực lượngcó vai trò tiên phong trong xã hội nên các vấn đề tư cách, đạo đức, lối sống luôn có tácđộng, ảnh hưởng lớn đến những người khác và sự phát triển của xã hội Người còn đềcập đến việc xây dựng nếp sống mới - nếp sống xã hội chủ nghĩa trong “Bài nói vớinhân dân và cán bộ tỉnh Hà Bắc” ngày 17-10-1963 khi yêu cầu: “Chúng ta phải thực

hiện nếp sống mới, lành mạnh, vui tươi, một nếp sống xã hội chủ nghĩa” [79, tr.182],

và “Phải xây dựng nếp sống mới từ bản làng đến thành phố” [80, tr.231] trong “Bài nóivới đồng bào tỉnh Thái Nguyên và công nhân Khu gang thép” ngày 01-01-1964

Chỉ thị số 197-CT/TW, ngày 19 tháng 3 năm 1960 của Ban Bí thư Vềcông tác thiếu niên, nhi đồng, lần đầu tiên Đảng ta chỉ ra “nội hàm” cơ bản của

lối sống XHCN thuộc đạo đức cộng sản chủ nghĩa:

Giáo dục đạo đức cộng sản chủ nghĩa cho các em, làm cho các emquen với lối sống "mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗingười", quý trọng lao động, quý trọng tập thể Thực hiện 5 yêu 2tốt mà Hồ Chủ tịch đã giáo dục cho toàn thể thiếu niên, nhi đồngViệt Nam: "Yêu nước, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học,yêu của công", "thành thật và dũng cảm" [29, tr.219]

Trang 38

Đặc biệt, trong Thông tri số 242-TT/TW, ngày 21 tháng 11 năm 1969 của

Ban Bí thư Về việc phát huy lối sống cần cù, giản dị, liêm khiết của người cáchmạng; chống lạm dụng, tham ô tài sản của Nhà nước và của tập thể, trong đó khẳng

định:

Để phát huy lối sống cần cù, giản dị, liêm khiết, nêu cao ý chí chiếnđấu, nhiệt tình cách mạng và tăng cường ý thức tổ chức kỷ luật,chống mọi biểu hiện "đặc quyền, đặc lợi" tham ô tài sản của Nhànước, của tập thể trong cán bộ, đảng viên, Ban Bí thư yêu cầu cáccơ quan lãnh đạo các cấp, các ngành, các tổ chức đảng, chính

quyền và đoàn thể nhân dân cần coi trọng hơn nữa việc bồi dưỡngphẩm chất đạo đức cách mạng, thường xuyên kiểm tra cán bộ,đảng viên; thực sự lắng nghe ý kiến của nhân dân, khuyến khíchnhân dân phê bình và giám sát cán bộ, đảng viên [30, tr.354].

“Lối sống mới”, tức lối sống XHCN lần đầu được đề cập trong Văn

kiện một kỳ Đại hội là trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trungương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV do đồng chí Lê Duẩn

trình bày Ngày 14 tháng 12 năm 1976 đã nhấn mạnh: “Lối sống mới đã trởthành phổ biến, người với người sống có tình có nghĩa, đoàn kết, thươngyêu nhau” [31, tr.477], và tiếp tục được đề cập ở các văn kiện đại hội tiếptheo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Việc tu dưỡng, rènluyện đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa thườngxuyên, một số suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vẫn còntình trạng nói không đi đôi với làm; không tuân thủ nguyên tắc của Đảng;quan liêu, tham nhũng, lãng phí… việc đấu tranh với các biểu hiện lệch lạcvề đạo đức, lối sống chưa mạnh mẽ” [40, tr.178-179]

Trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vàquan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng có nhiều công trình khoa họcnghiên cứu, đưa ra các quan niệm khác nhau về lối sống, chẳng hạn như: “Lốisống là phạm trù xã hội, khái quát toàn bộ hoạt động của các dân tộc, các giai

Trang 39

cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình tháikinh tế - xã hội nhất định và biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống: tronglao động và hưởng thụ, trong quan hệ giữa người với người, trong sinh hoạttinh thần và văn hóa” [62, tr.514]

Theo Từ điển Bách khoa Văn hóa học thì: “Lối sống - tính chất tổngthể của hoạt động sinh sống của cá nhân, nhóm xã hội hoặc xã hội nói chungvào một thời điểm nhất định nào đó trong sự phát triển lịch sử, trong mộthoàn cảnh xã hội nhất định.” [99, tr.283]

Nhìn chung những quan niệm về lối sống trên đây có điểm tương đồng khicho rằng lối sống là hoạt động sống của con người gắn với những điều kiện của mộthình thái KT - XH nhất định và biểu hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống, từ lao độngsản xuất vật chất đến sinh hoạt tinh thần cũng như trong quan hệ giữa con người vớicon người Với cách tiếp cận đó, có thể hiểu lối sống trên những nội dung sau:

Một là, lối sống được biểu hiện trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của con

người trong một xã hội nhất định Lối sống là một phương thức hoạt động sốngcăn bản của các dân tộc, các giai cấp, nhóm xã hội, cá nhân trong những điềukiện lịch sử nhất định

Hai là, lối sống phản ánh hoạt động của chủ thể và qua đó, khẳng định

trình độ văn hóa của các cá nhân, cộng đồng, giai cấp, dân tộc nhất định

Ba là, lối sống của con người trong mỗi quốc gia, dân tộc được hình

thành trên cơ sở các điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, khí hậu, đất đai, ),phương thức sản xuất, lịch sử chính trị, văn hóa, truyền thống, tư tưởng trong đó phương thức sản xuất có vai trò quyết định

Bốn là, phạm vi và nội dung cơ bản của lối sống là hệ giá trị trong toàn

bộ các hoạt động sống của các cá nhân, giai cấp, dân tộc trong những điềukiện của một hình thái KT - XH nhất định

Năm là, lối sống là tổng hòa của lẽ sống, nếp sống, mức sống, chất lượng

sống của con người, giai cấp, dân tộc nhất định

Lối sống là cách thức mà con người bảo tồn, phát triển đời sống trong nhữngđiều kiện tự nhiên và xã hội nhất định

Trang 40

Lối sống là khái niệm phản ánh các hoạt động sống căn bản của chủ thểtrong quá trình thích nghi và biến đổi hoàn cảnh Những hoạt động này đượcxem xét trong mối quan hệ với những điều kiện khách quan của một hình tháiKT - XH và thể hiện ra thông qua các hành vi, thói quen hoạt động, sinh hoạt,

ứng xử của con người Cho nên có thể quan niệm: Lối sống là tổng hòa cácphương thức hoạt động sống căn bản, ổn định của chủ thể (con người, nhómxã hội, cộng đồng, giai cấp, dân tộc) được hình thành gắn liền với phươngthức sản xuất, các giá trị, chuẩn mực, mối quan hệ xã hội và trong những điềukiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định.

Thực chất của lối sống là kiểu quan hệ với nhiều cấp độ như quan hệ với tựnhiên và xã hội; quan hệ gia đình, làng xã và Tổ quốc và tính chất của mỗi loạiquan hệ trong những điều kiện sống nhất định tạo nên nét đặc trưng của từng lốisống Những nét đặc trưng này hình thành hệ thống chuẩn mực xã hội để lối sốngvận hành theo, tạo nên sự khác biệt lối sống của từng cộng đồng và cá nhân

Nội dung cốt lõi trong quan niệm về lối sống là đề cập đến các hoạtđộng sống căn bản của con người Phạm vi và nội dung của lối sống baogồm các khuôn mẫu ứng xử, các thiết chế xã hội hình thành trên những giátrị, chuẩn mực trong các hoạt động sống của dân tộc, giai cấp, cộng đồng,nhóm xã hội, cá nhân trong những điều kiện của một hình thái KT - XHnhất định, biểu hiện trên các lĩnh vực đời sống Vì thế, quan niệm lối sốngbao hàm cả hai mặt khách quan và chủ quan Mặt khách quan là điều kiệnsống, trong đó bao hàm những đặc điểm của một hình thái KT - XH nhấtđịnh mà cốt lõi là phương thức sản xuất và các điều kiện tự nhiên, dân số,thể chế kinh tế, chính trị, truyền thống văn hóa… thường xuyên tác động đếncác hoạt động sống của chủ thể Mặt chủ quan của lối sống bao gồm nhậnthức, thái độ, động cơ, ứng xử xã hội và cách thức tổ chức đời sống sinhhoạt xã hội Nó phản ánh ý thức của con người trong sự lựa chọn cho mìnhmột lối sống, dựa trên cơ sở của một lẽ sống, một thái độ sống cụ thể, nhữngmục tiêu mà con người đặt ra Do vậy, khi nghiên cứu về lối sống không chỉ

Ngày đăng: 23/08/2024, 03:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w