1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nguyễn đức an phân tích các yếu tố liên quan đến một số hành vi sử dụng kháng sinh không hợp lý của người dân

90 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Với mong muốn có thể mang lại một số thông tin về việc sử dụng kháng sinh của người dân ở phạm vi quốc gia, nghiên cứu “Phân tích các yếu tố liên quan đến một số hành vi sử dụng kháng si

Trang 1

LÝ CỦA NGƯỜI DÂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2024

Trang 2

LÝ CỦA NGƯỜI DÂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:

ThS Đinh Xuân Đại

Nơi thực hiện: Khoa Quản lý và Kinh tế Dược

HÀ NỘI – 2024

Trang 3

trường đại học kể trên đã hỗ trợ tôi trong quá trình xây dựng bộ công cụ và thu thập số liệu

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong Khoa Quản lý và Kinh Tế dược đã giảng dạy, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình

hoàn thành khóa luận

Tôi vô cùng biết ơn các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Dược Hà Nội

đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi nhiều kinh nghiệm, nhiều kiến thức bổ ích trong thời gian học tập tại trường

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, ông bà và người thân trong

gia đình tôi đã nuôi dạy tôi trưởng thành, luôn nâng đỡ và cho tôi nhiều bài học quý giá trong cuộc sống

Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2024

Sinh viên

Nguyễn Đức An

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 2

1.1 Cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu 2

1.1.1 Khái niệm thuốc kháng sinh 2

1.1.2 Khái niệm về kháng kháng sinh … 3

1.2.2 Tại Việt Nam 17

1.3 Mô tả về địa điểm nghiên cứu 17

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

2.1 Đối tượng nghiên cứu 18

2.2 Phương pháp nghiên cứu 18

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 18

2.2.2 Biến số nghiên cứu 19

2.2.3 Mẫu nghiên cứu 23

2.2.4 Phương pháp thu thập số liệu 26

2.2.4.1 Bộ công cụ 26

2.2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu 26

2.2.5 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 26

2.3 Vấn đề đạo đức nghiên cứu 27

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28

3.1 Thực trạng sử dụng kháng sinh của người dân Việt Nam trong năm vừa qua 28

3.1.1 Quá trình sử dụng kháng sinh của người dân 28

3.1.2 Cách xử lý kháng sinh dư thừa của người dân ……… 29

3.1.3 Thực trạng tự điều trị bằng kháng sinh của người dân 31

Trang 5

người thân, bạn bè của người dân 37 3.2.2 Các yếu tố liên quan đến hành vi sử dụng kháng sinh để phòng bệnh

của người dân 38 3.2.3 Các yếu tố liên quan đến hành vi và ý đinh tự điều trị bằng kháng sinh

của người dân 38

3.2.4 Các yếu tố liên quan đến hành vi dự trữ kháng sinh của người dân 40 3.2.5 Các yếu tố liên quan đến hành vi vứt kháng sinh cùng rác của người

dân 41 3.2.6 Các yếu tố liên quan đến ý định vứt kháng sinh cùng rác của người

Trang 6

DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT

COVID 19 Coronavirus disease 2019 Bệnh virus corona 2019

95%CI 95% Confidence Interval Khoảng tin cậy 95%

Pharmaceutique

Liên đoàn Dược phẩm Quốc tế

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Thực trạng sử dụng kháng sinh của người dân ở một số quốc gia trên

thế giới

8

Bảng 1.2 Thực trạng sử dụng kháng sinh của người dân tại Việt Nam 16

Bảng 2.4 Đặc điểm của người tham gia nghiên cứu (N=997 người) 24

Bảng 3.5 Quá trình sử dụng kháng sinh của người dân (N=997 người) 28

Bảng 3.6 Cách xử lý kháng sinh thừa của người dân (N=997 người) 30

Bảng 3.7 Thực trạng tự điều trị bằng kháng sinh của người dân

trong năm vừa qua (N=357 người)

Bảng 3.10 Các yếu tố liên quan đến hành vi chia sẻ hoặc nhận kháng sinh

từ bạn bè, người thân của người dân (hồi quy đa biến)

37

Bảng 3.11 Các yếu tố liên quan đến hành vi sử dụng kháng sinh để phòng bệnh

của người dân (hồi quy đa biến)

38

Bảng 3.12 Các yếu tố liên quan đến hành vi tự điều trị bằng kháng sinh

của người dân (hồi quy đa biến)

39

Bảng 3.13 Các yếu tố liên quan đến ý định tự điều trị bằng kháng sinh

của người dân (hồi quy đa biến)

39

Bảng 3.14 Các yếu tố liên quan đến hành vi dự trữ kháng sinh của người dân

(hồi quy đa biến)

40

Bảng 3.15 Các yếu tố liên quan đến hành vi vứt kháng sinh cùng rác của người

dân (hồi quy đa biến)

41

Bảng 3.16 Các yếu tố liên quan đến ý định vứt rác kháng sinh cùng rác

của người dân (hồi quy đa biến)

42

Trang 8

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Hình 2.1 Các bước tiến hành nghiên cứu 18

Trang 9

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sử dụng kháng sinh có lợi ích to lớn trong điều trị, chăm sóc người bệnh và cả thú y khi được kê đơn và điều trị đúng Tuy nhiên, nhóm thuốc này đã và đang được sử dụng rộng rãi, kéo dài và bị lạm dụng, làm cho các vi sinh vật thích nghi với thuốc, từ đó tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn trở nên kháng thuốc, làm cho thuốc kém hiệu quả hoặc không hiệu quả Hiện tại, mỗi năm thế giới có khoảng 700.000 trường hợp tử vong do kháng kháng sinh Uớc tính đến năm 2050: cứ ba giây sẽ có một người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng kháng sinh, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm Khi đó, các bệnh thông thường như ho hay chỉ một vết cắt cũng có thể gây tử vong Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy rằng việc sử dụng kháng sinh chưa hợp lý trong cộng đồng đang rất phổ biến, ví dụ như hành vi mua kháng sinh mà không có đơn, tự điều trị hay là vứt kháng sinh cùng rác [28]

Hiện nay, Việt Nam được Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào nhóm các quốc gia có tỉ lệ kháng kháng sinh cao nhất trên thế giới Trong khi nhiều quốc gia trên thế giới dùng kháng sinh thế hệ thứ nhất vẫn còn hiệu quả thì ở Việt Nam đã phải dùng tới thế hệ thứ ba hoặc thứ tư Ở nước ta, hầu hết các cơ sở khám, chữa bệnh đang phải đối mặt với sự lan rộng các vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh Mức độ và tốc độ kháng thuốc ngày càng gia tăng và đang ở mức báo động Ở nước ta, tỉ lệ mua kháng sinh mà không có đơn còn ở mức cao Nhận thức đúng của người dân lẫn người bán thuốc về kháng sinh và kháng kháng sinh còn thấp [2] Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2023 ở quận Long Biên, thành phố Hà Nội chỉ ra rằng tần suất sử dụng kháng sinh của các hộ gia đình là khá lớn, đặc biệt trẻ em là một trong những đối tượng sử dụng kháng sinh chính Tỉ lệ tự ý mua kháng sinh ở mức rất cao (tới 92,5%) [6]

Các nghiên cứu về hành vi sử dụng kháng sinh ở Việt Nam trước đây chủ yếu được thực hiện với quy mô nhỏ (cỡ mẫu nhỏ hoặc chỉ thu thập số liệu ở một huyện hay một tỉnh) Với mong muốn có thể mang lại một số thông tin về việc sử dụng kháng sinh

của người dân ở phạm vi quốc gia, nghiên cứu “Phân tích các yếu tố liên quan đến một số hành vi sử dụng kháng sinh không hợp lý của người dân” được thực hiện với

hai mục tiêu chính:

1 Mô tả việc sử dụng kháng sinh của người dân tại một số tỉnh, thành phố ở Việt

Nam

2 Xác định các yếu tố liên quan đến một số hành vi sử dụng kháng sinh không

hợp lý của người dân

Trang 10

2

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1 Khái niệm thuốc kháng sinh

Theo tài liệu “Hướng dẫn sử dụng kháng sinh của Bộ Y tế năm 2015”, kháng sinh là một nhóm thuốc đặc biệt vì việc sử dụng chúng không chỉ ảnh hưởng đến người bệnh mà còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng Với những nước đang phát triển như Việt Nam, đây là một nhóm thuốc quan trọng vì bệnh lý nhiễm khuẩn nằm trong số những bệnh đứng hàng đầu cả về tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong Sự bùng phát các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh là một vấn đề cấp bách hiện nay Sự xuất hiện của các chủng vi khuẩn này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và sức khỏe người bệnh Việc hạn chế sự phát triển của các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh là nhiệm vụ không chỉ của ngành y tế mà của cả cộng đồng nhằm bảo vệ nhóm thuốc này Kháng sinh (antibiotics) được định nghĩa là “những chất kháng khuẩn được tạo ra bởi các chủng vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, Actinomycetes), có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật khác Hiện nay, từ kháng sinh được mở rộng đến cả những chất kháng khuẩn có nguồn gốc tổng hợp như các sulfonamid và quinolon Để bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, người dân cần nắm vững những kiến thức cần thiết liên quan đến kháng sinh, vi khuẩn gây bệnh và người bệnh Sau đây, các thuốc kháng sinh được đề cập đến bao gồm tất cả các chất có tác dụng trên vi khuẩn gây bệnh.Theo danh mục thuốc cần kê đơn và bán theo đơn quy định tại Công văn 1517/BYT-KCB năm 2008, thì kháng sinh là một loại thuốc cần được bán theo đơn của bác sĩ [1]

Kháng sinh được sử dụng trong việc điều trị hoặc ngăn ngừa các loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra Kháng sinh hoạt động bằng cách tiêu diệt vi khuẩn hoặc ngăn ngừa chúng phát triển Tuy nhiên kháng sinh không có tác dụng đối với tất cả các loại vi khuẩn Kháng sinh không có tác dụng đối với các loại nhiễm trùng do virus ví dụ như: cảm cúm, cảm lạnh và các loại cảm thông thường [47]

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), kháng sinh được phân ra làm ba nhóm để quản lý:

- Nhóm Acess: là các kháng sinh có phổ tác dụng hẹp, thường ít tác dụng phụ, ít có khả năng chọn lọc kháng kháng sinh và giá thành thấp hơn Chúng được khuyến khích sử dụng để điều trị theo kinh nghiệm đối với hầu hết các bệnh nhiễm trùng thông thường và cần được phổ biến rộng rãi Ví dụ như: amoxicillin và amoxicillin + axit clavulanic

- Nhóm Watch: thường có tiềm năng cao hơn trong việc lựa chọn cho trường hợp kháng kháng sinh và được sử dụng phổ biến hơn ở những bệnh nhân bị bệnh nặng hơn

Trang 11

1.1.2 Khái niệm về kháng kháng sinh

Theo WHO, kháng kháng sinh là khả năng của các vi sinh vật như vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng sinh trưởng với sự hiện diện của kháng sinh mà thông thường có thể giết chết hoặc hạn chế sự phát triển của chúng Kết quả là các liệu pháp điều trị thông thường trở nên không hiệu quả Nhiễm trùng do đó trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến thời gian mắc bệnh lâu hơn, chi phí điều trị và nguy cơ tử vong cao hơn Bởi vì kháng kháng sinh, ngày càng có nhiều loại nhiễm trùng thông thường (như viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu và bệnh lao) càng trở nên khó điều trị hơn và đôi khi không thể điều trị được nữa Kháng kháng sinh là mối đe dọa sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới, ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của người dân và sự phát triển tổng thể và bền vững của một quốc gia Việt Nam là một trong các quốc gia mà trong những năm gần đây đã phải chứng kiến mối đe dọa ngày càng gia tăng của kháng kháng sinh do việc sử dụng kháng sinh không hợp lý tại các cấp của hệ thống chăm sóc sức khỏe, trong nuôi trồng thủy sản, trong chăn nuôi và trong cộng đồng [41]

Theo Dịch vụ y tế quốc gia Anh: Kháng kháng sinh là hiện tượng tự nhiên xảy ra khi vi sinh vật tiếp xúc với thuốc kháng sinh Dưới sự chọn lọc của kháng sinh, vi khuẩn nhạy cảm bị tiêu diệt hoặc ức chế, trong khi vi khuẩn kháng tự nhiên (hoặc nội tại) hoặc có đặc điểm kháng kháng sinh có cơ hội sống sót và nhân lên cao hơn Không chỉ việc lạm dụng kháng sinh mà việc sử dụng kháng sinh không hợp lý (như lựa chọn không phù hợp, sử dụng không đúng liều lượng và không tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị) góp phần làm tăng tình trạng kháng kháng sinh Có bốn lĩnh vực chính liên quan đến sự phát triển của tình trạng kháng kháng sinh:

- Sử dụng thuốc cho con người trong cộng đồng, - Chăn nuôi và nông nghiệp,

- Lĩnh vực môi trường và - Sử dụng thuốc trong bệnh viện [46] Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ: Tình trạng kháng kháng sinh xảy ra khi vi khuẩn và nấm phát triển khả năng chống lại các loại thuốc được thiết kế để tiêu diệt chúng Kháng kháng sinh là mối đe dọa khẩn cấp đối với sức khỏe của người dân trên toàn cầu Tình trạng kháng kháng sinh ảnh hưởng tới con người ở bất kì

Trang 12

4

giai đoạn nào trong cuộc sống, ảnh hưởng đến cả lĩnh vực thú y và nông nghiệp Điều này khiến nó trở thành một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng cấp bách nhất trên toàn thế giới Vi khuẩn không nhất thiết phải kháng lại tất cả các loại kháng sinh mới gây ra nguy hiểm, mà việc kháng lại dù chỉ là một loại kháng sinh cũng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng, ví dụ như:

- Nhiễm trùng do vi khuẩn kháng kháng sinh khiến bệnh nhân phải sử dụng phương pháp điều trị bậc hai và bậc ba có thể gây hại cho bệnh nhân do có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, chẳng hạn như suy nội tạng, kéo dài thời gian chăm sóc và phục hồi (đôi khi kéo dài trong nhiều tháng)

- Nhiều tiến bộ y học phụ thuộc vào khả năng chống nhiễm trùng bằng kháng sinh, bao gồm: thay khớp, cấy ghép nội tạng, điều trị ung thư và điều trị các bệnh mãn tính như tiểu đường, hen suyễn và viêm khớp dạng thấp

- Trong một số trường hợp, những bệnh nhiễm trùng này không có thuốc để điều trị [42]

Theo Hiệp hội Nhiễm trùng Thế giới, tình trạng kháng kháng sinh xảy ra khi vi khuẩn phát triển khả năng phòng vệ chống lại các loại kháng sinh được thiết kế để tiêu diệt chúng Nếu một loại kháng sinh đã bị đề kháng lại bởi vi khuẩn thì cần có các loại kháng sinh khác để điều trị Đôi khi vi khuẩn có thể trở nên đề kháng với tất cả các loại kháng sinh hiện có khiến bệnh nhân bị nhiễm trùng do vi khuẩn này không còn lựa chọn nào để điều trị Hơn nữa, vi khuẩn kháng thuốc có thể lây sang người khác ở cơ sở chăm sóc sức khỏe hoặc tại nhà Tình trạng kháng kháng sinh có thể xuất hiện bất cứ lúc nào kháng sinh được sử dụng, ngay cả khi chúng được kê đơn và sử dụng hợp lý Trên thực tế, tình trạng kháng kháng sinh có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau và xảy ra một cách tự nhiên khi vi khuẩn tiến hóa Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh sẽ góp phần gây ra hiện tượng kháng kháng sinh [45]

Trên thế giới, đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc Ở Việt Nam, hầu hết các cơ sở khám, chữa bệnh đang phải đối mặt với tốc độ lan rộng các vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh Mức độ và tốc độ kháng thuốc ngày càng gia tăng và đang ở mức báo động Gánh nặng do kháng thuốc ngày càng tăng do chi phí điều trị tăng lên, thời gian điều trị kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, cộng đồng và sự phát triển chung của xã hội Trong tương lai, các quốc gia có thể sẽ phải đối mặt với khả năng không có thuốc để điều trị hiệu quả các bệnh truyền nhiễm nếu không có các biện pháp can thiệp phù hợp Hiện nay, kháng kháng sinh không phải là vấn đề mới, nhưng đã trở nên nguy hiểm và cấp bách, đòi hỏi phải có sự nỗ lực tổng hợp nhằm giúp nhân loại tránh khỏi nguy cơ quay trở lại thời kỳ

Trang 13

Nam Á, phải chịu gánh nặng tương đối cao hơn của vi khuẩn A.baumannii kháng

carbapenem so với các khu vực có thu nhập cao Ngoài tử vong và tàn tật, kháng kháng sinh còn gây ra tổn thất kinh tế đáng kể Ngân hàng Thế giới ước tính kháng kháng sinh có thể gây ra chi phí chăm sóc sức khỏe bổ sung thêm một nghìn tỷ USD vào năm 2050 và thiệt hại từ một nghìn tỷ USD đến 3,4 nghìn tỷ USD tổng sản phẩm quốc nội mỗi năm vào năm 2030 [6], [49].

1.1.3 Nguyên tắc sử dụng kháng sinh

1.1.3.1 Sử dụng kháng sinh hợp lý

Chỉ dùng kháng sinh khi thực sự cần thiết Kháng sinh chỉ được dùng để điều trị

một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, chẳng hạn như: viêm họng do liên cầu khuẩn, bệnh ho gà và nhiễm trùng đường tiết niệu Kháng sinh không có tác dụng với

virus, chẳng hạn như những virus gây cảm lạnh và sổ mũi, ngay cả khi xuất hiện chất nhầy đặc, vàng hoặc xanh; hầu hết các bệnh viêm họng (trừ viêm họng do liên cầu

khuẩn); cúm và hầu hết các trường hợp cảm lạnh ngực (viêm phế quản) Kháng sinh

cũng không cần thiết đối với một số bệnh nhiễm trùng thông thường do vi khuẩn, bao

gồm nhiều bệnh nhiễm trùng xoang và một số bệnh nhiễm trùng tai

Dùng kháng sinh khi không cần thiết sẽ không giúp ích gì cho người dùng và tác dụng phụ của chúng vẫn có thể gây hại Bác sĩ có thể quyết định phương pháp điều trị tốt nhất cho người bệnh khi họ mắc bệnh Đừng bao giờ ép bác sĩ kê đơn kháng sinh Uống kháng sinh theo hướng dẫn nếu bệnh nhân cần Nếu bác sĩ quyết định dùng kháng sinh là cách điều trị tốt nhất khi bị bệnh thì bệnh nhân cần:

- Dùng chúng chính xác như bác sĩ nói với mình - Không chia sẻ thuốc kháng sinh với người khác - Đừng dự trữ để sử dụng chúng sau này Nói chuyện với dược sĩ về việc loại bỏ kháng sinh còn sót lại một cách an toàn

- Không dùng kháng sinh được kê đơn cho người khác Điều này có thể trì hoãn việc điều trị tốt nhất cho bản thân, khiến bệnh nhân ốm nặng hơn hoặc gây ra tác dụng phụ

Trang 14

Dùng kháng sinh khi không cần thiết sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng sau này và kháng lại việc điều trị bằng kháng sinh Việc sử dụng quá mức và không phù hợp đang làm gia tăng vi khuẩn kháng kháng sinh.Khi bị cảm lạnh hoặc cúm, kháng sinh sẽ không có tác dụng Sử dụng kháng sinh hợp lý góp phần mang lại điều tốt nhất cho sức khỏe của bản thân, của gia đình và cả những người xung quanh Người bệnh cần sử dụng hết kháng sinh đã được kê đơn ngay cả khi cảm thấy tốt hơn Nếu việc điều trị dừng lại quá sớm, một số vi khuẩn có thể tồn tại và tái lây nhiễm Gom các thuốc kháng sinh hết hiệu lực hoặc còn dư không sử dụng đến, sau đó xóa bỏ các thông tin cá nhân ở ngoài hộp đựng rồi mang chúng đến các cửa hàng thuốc để xử lý [44]

1.1.3.2 Sử dụng kháng sinh không hợp lý Sử dụng kháng sinh không hợp lý là việc sử dụng kháng sinh để tự điều trị, mua

kháng sinh mà không có đơn của bác sĩ, nhận/chia sẻ kháng sinh với người khác hoặc sử dụng kháng sinh cho bất kỳ mục đích nào khác với khuyến cáo của nhân viên y tế

Những nguồn tự dùng thuốc phổ biến là từ sự gợi ý của gia đình, người thân, bạn bè, hàng xóm, dược sĩ, thuốc được kê đơn trước đó hoặc gợi ý từ các quảng cáo trên báo, mạng xã hội hoặc các tạp chí phổ biến Tự điều trị là một hành vi sử dụng thuốc không hợp lý và có thể gây ra một số vấn đề như kháng thuốc, tăng tỷ lệ sử dụng thuốc

bình quân đầu người và tăng tác dụng không mong muốn của thuốc [19]

Tự điều trị có thể được định nghĩa là việc sử dụng thuốc đề điều trị các rối loạn hoặc các triệu chứng mà mình tự chẩn đoán, sử dụng không liên tục/liên tục một loại thuốc được kê đơn cho các bệnh hoặc triệu chứng mãn tính/tái phát [19] Các nghiên cứu còn chỉ ra rằng việc tự dùng thuốc bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố cá nhân, tổ chức và môi trường [31] Sự thất bại của hệ thống chăm sóc sức khỏe và khi có sự phân bố nguồn lực y tế không tốt dẫn đến chi phí chăm sóc sức khỏe tăng lên [18]

Trang 15

7

Tự dùng thuốc còn được định nghĩa là một phương pháp trong đó mọi người sử dụng thuốc để cải thiện sức khỏe của mình, có thể khác với khuyến nghị của các chuyên gia y tế Tự điều trị có nhiều hình thức khác nhau bao gồm:

- Dùng một hoặc nhiều loại thuốc mà không cần có đơn của bác sĩ - Dùng các thuốc đã sử dụng trước đó trong các tình huống tương tự - Dùng thuốc có sẵn ở nhà và không tuân thủ khuyến cáo của bác sĩ [22] Theo Liên đoàn Dược phẩm Quốc tế (FIP), tự điều trị được định nghĩa là việc sử dụng thuốc không kê đơn theo sáng kiến của chính bệnh nhân [15] Kiến thức kém của người dân về kháng sinh và tình trạng kháng kháng sinh, đánh giá quá cao tác dụng của kháng sinh và khả năng tiếp cận kháng sinh không cần kê đơn tại các cửa hàng bán lẻ có thể là nguyên nhân dẫn đến việc tự dùng thuốc [8]

Bên cạnh hành vi tự điều trị bằng kháng sinh, dự trữ kháng sinh trong nhà cũng là một vấn đề cần được quan tâm Nguồn kháng sinh dự trữ ngay tại nhà là do ngừng điều trị theo đơn hoặc tự điều trị Các yếu tố ảnh hưởng đến việc bảo quản kháng sinh tại nhà là tuổi tác, quy mô gia đình, trình độ học vấn, trình độ hiểu biết về kháng sinh, nhận thức về việc bảo quản kháng sinh tại nhà, dịch vụ tư vấn trong quá trình cấp phát và khoảng cách đến các cơ sở y tế Các chiến lược nhằm giảm thiểu việc dự trữ kháng sinh tại nhà trong cộng đồng nên nhắm đến độ tuổi, quy mô gia đình, trình độ học vấn, trình độ hiểu biết về kháng sinh, giá trị của việc bảo quản, dịch vụ tư vấn và khoảng cách từ nhà đến các cơ sở chăm sóc sức khỏe Hơn nữa, cần cung cấp thông tin về cách bảo quản và xử lý kháng sinh an toàn tại nhà [17] Người dân nên trả lại các kháng sinh không sử dụng hết cho hiệu thuốc địa phương hoặc các cơ sở y tế để kháng sinh có thể được xử lý một cách phù hợp Việc vứt kháng sinh vào thùng rác và xả chúng xuống bồn rửa hoặc bồn cầu có thể làm ô nhiễm nguồn nước và gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động vật [43]

1.2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH Ở NGƯỜI DÂN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

1.2.1 Trên thế giới

Hiện nay, mỗi năm có khoảng 700 nghìn người tử vong trên toàn cầu vì kháng thuốc kháng sinh Con số này có thể tăng lên 10 triệu người vào năm 2050 nếu không có những biện pháp thiệt thực để xử lý tình trạng sử dụng kháng sinh không hợp lý [28] Bên cạnh đó, để đầu tư cho việc nghiên cứu các kháng sinh mới đòi hỏi rất nhiều công sức và tiền của Các kháng sinh vừa xuất hiện trên thị trường có thể bị kháng do bị người dân lạm dụng quá mức, khiến cho những bệnh nhiễm trùng thông thường cũng có nguy cơ không thể chữa trị được nữa vì vi khuẩn kháng lại tất cả những kháng sinh hiện có

Trang 16

8

Bảng 1.1 khái quát các kết quả nghiên cứu ở trên thế giới về thực trạng sử dụng kháng sinh và các yếu tố ảnh hưởng đến một số hành vi sử dụng kháng sinh không hợp lý của người dân

Bảng 1.1 Thực trạng sử dụng kháng sinh của người dân ở một số quốc gia trên thế giới

Quốc gia (năm)

Cỡ mẫu Kết quả nghiên cứu A Hành vi tự điều trị

Kuwait (2014)

680 người

72,8% đã được kê đơn kháng sinh trong vòng 12 tháng vừa qua 45,7% đã sử dụng kháng sinh được kê đơn từ 2 đến 5 lần trong năm qua 36,0% không sử dụng hết kháng sinh trong một đợt điều trị Nguyên nhân chính là họ cảm thấy khỏe hơn (67,8%), tiếp theo là quên uống kháng sinh (24,1%) và gặp các tác dụng phụ (8,1%) 27,5% đã sử dụng kháng sinh mà không được tư vấn y tế 51,9% cho biết họ đã đưa kháng sinh cho người khác sử dụng mà không có sự tư vấn y tế 31,6% những người tự điều trị đã mua kháng sinh trực tiếp từ các hiệu thuốc, tiếp theo là từ người thân, bạn bè (26,7%) Việc tự dùng kháng sinh chủ yếu là điều trị cảm lạnh thông thường (54,5%), viêm họng (41,2%) và ho (24,6%) [9]

Thái Lan (2017)

23.411 người

Tỷ lệ tự sử dụng kháng sinh là 29,7% ở người trưởng thành 26,7% người dân đã mua kháng sinh từ các hiệu thuốc bán lẻ và 3,0% từ các cửa hàng tạp hóa Hầu hết các loại kháng sinh (64,5%) được sử dụng để điều trị triệu chứng sốt (19,2%), đau họng (16,8%), nhức đầu (12,0%), ho (11,3%) [11]

Eritrea (2017)

577 người

Tỷ lệ tự sử dụng kháng sinh là 45,1% Người dân tự sử dụng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng vết thương (17,9%), đau họng (13,9%), đau nhức (12,5%), viêm amiđan (12,4%), ho (9,2%), tiêu chảy (7,3%) và sốt (4,8%) Kháng sinh dùng để tự điều trị chủ yếu được mua từ các cửa hàng bán lẻ dược phẩm (68,0%) và từ bạn bè và/hoặc người thân (10,4%) Là nam giới (aOR=1,81; 95%CI: 1,01-3,26), kiến thức về kháng sinh chưa đầy đủ (aOR=2,13; 95%CI: 1,12-4,05) và có thái độ tiêu cực (aOR=7,47; 95%CI: 4,54-12,29) có liên quan đáng kể đến việc tự dùng kháng sinh [8]

Trang 17

9

Quốc gia (năm)

Cỡ mẫu Kết quả nghiên cứu

Tazania (2017)

300 người

Tỷ lệ tự dùng kháng sinh là 58% Amoxicilin (43,0%) là loại kháng sinh được người dân lựa chọn sử dụng nhiều nhất trong quá trình tự điều trị Phần lớn người dân tự sử dụng kháng sinh để điều trị cảm cúm (51,2%) Là người trưởng thành (OR=1,73; 95%CI: 0,86-3,50), nữ giới (OR=1,09; 95%CI: 0,80-1,79), chưa lập gia đình (OR=1,14; 95%CI: 0,80-2,75) và có trình độ tiểu học (OR=1,45; 95%CI 0,46-4,51) có liên quan đến việc tăng nguy cơ tự dùng thuốc mặc dù mối liên quan này không có ý nghĩa thống kê [20]

Trung Quốc (2018)

299 người

Lý do chính để tự sử dụng kháng sinh là do đã có kinh nghiệm dùng thuốc trước đó (80,5%) và mắc các bệnh tương tự nhưng không cần đi khám bác sĩ (39,0%) Người dân tự sử dụng kháng sinh để điều trị các triệu chứng thường gặp như sốt (61,0%), ho (58,5%), viêm phế quản (43,9%), viêm họng (34,1%) và cảm lạnh (17,1%) Nguồn thông tin về kháng sinh chủ yếu là kinh nghiệm trước đây (80,5%) Mua kháng sinh tại hiệu thuốc (92,1%) và sử dụng kháng sinh dư thừa (26,8%) là những cách tiếp cận kháng sinh thường gặp [39]

Lebanon (2018)

1.421 người

16,0% những người tham gia nghiên cứu đã sử dụng kháng sinh và 41,4% trong số họ đã thể hiện ít nhất một hành vi lạm dụng Các hành vi lạm dụng thường gặp nhất bao gồm sử dụng kháng sinh mà không có đơn thuốc (22,5%) và giữ lại kháng sinh dư thừa để sử dụng sau này hoặc chia sẻ với những người khác (22,0%)

Rút ngắn thời gian điều trị (aOR=2,66; 95%CI: 1,07-6,27) và điều chỉnh liều lượng mà không có lời khuyên của cán bộ y tế (aOR=5,94; 95%CI: 1,23-28,04) Những người thường giữ kháng sinh ở nhà để sử dụng trong tương lai có tỷ lệ cao hơn trong việc sử dụng kháng sinh mà không có đơn thuốc (aOR=3,64; 95%CI: 2,19-6,05) và điều chỉnh liều kháng sinh mà không có bất kỳ lời khuyên của cán bộ y tế nào trước đó (aOR=5,05; 95%CI: 1,59-16,78) [24]

Trang 18

10

Quốc gia (năm)

Cỡ mẫu Kết quả nghiên cứu

Iran (2019)

1.483 hộ

Tỷ lệ tự dùng kháng sinh hàng năm ước tính là khoảng 61,6% Những bà mẹ lớn tuổi có tỉ lệ tự dùng kháng sinh thấp hơn so với những bà mẹ trẻ tuổi (p=0,001) Công việc lâu dài của người cha có liên quan đến việc tự dùng kháng sinh thấp hơn so với nhưng người có công việc tạm thời và thất nghiệp (p=0,001) [29]

Tazania (2019)

430 người

Những người sống gần cơ sở chăm sóc sức khỏe hơn cửa hàng thuốc (ở khu vưc nông thôn và thành thị) (OR=0,42; 95%CI: 0,39-0,46; p<0,001) và (OR=0,84; 95%CI: 0,75-0,93; p<0,001) có tỷ lệ tự dùng kháng sinh thấp hơn so với những người sống gần cửa hàng bán thuốc So với các ngành nghề khác, tỷ lệ tự dùng kháng sinh ở những người làm nông nghiệp giảm 17,3% (OR=0,83; 95%CI: 0,72-0,95; p=0,010) và 8,4% (OR=0,92; 95%CI: 0,81-1,03; p=0,146) lần lượt ở khu vực thành thị và nông thôn [23]

Bangladesh (2020)

1.350 người

Một nửa trong số những người tham gia nghiên cứu (49,9%), bao gồm 57,6% nam và 41,9% nữ cho biết họ đã tự dùng thuốc Tỷ lệ tự dùng thuốc cao được quan sát thấy ở nhóm những người trong độ tuổi 18-35 (54,7%) Ho, cảm lạnh và sốt là những bệnh phổ biến mà người dân tự điều trị Kháng sinh (34,5%) là một trong ba loại thuốc được sử dụng để tự điều trị nhiều nhất

Những người tham gia là nữ (aOR=0,54; 95%CI: 0,40-0,76; p=0,001) ít có khả năng dùng thuốc không cần đơn hơn so với nam giới Những người tham gia có trình độ đến bậc tiểu học (OR=0,25; 95%CI: 0,15-0,42; p=0,001), cấp trung học cơ sở (OR=0,39; 95%CI: 0,25-0,61; p=0,001) và cấp trung học phổ thông (OR=0,70; 95%CI: 0,50-0,97; p=0,032) ít có khả năng tự điều trị hơn những người tham gia sau đại học Công nhân (OR=0,38; 95%CI: 0,23-0,65; p=0,001) và các bà nội trợ (OR=0,42; 95%CI: 0,24-0,72; p=0,002) ít có khả năng tự dùng thuốc hơn hầu hết các nhóm nghề nghiệp khác [30]

Trang 19

11

Quốc gia (năm)

Cỡ mẫu Kết quả nghiên cứu

Malaysia (2019)

480 người

Tỷ lệ tự sử dụng kháng sinh của người dân trong cộng đồng là khoảng 15,1% Có khoảng 64,8% người tham gia cho biết rằng họ đã mua kháng sinh tại các hiệu thuốc cộng đồng Tiết kiệm thời gian (23,1%) và tiết kiệm tiền (19,2%) là hai nguyên nhân chính dẫn đến hành vi tự điều trị bằng kháng sinh của người dân 48,3% số người tham gia đã hoàn thành liệu trình điều trị theo khuyến nghị và 31,7% đã dừng lại khi họ cảm thấy tốt hơn 40,6% đã có thể sử dụng kháng sinh từ bạn bè hoặc người thân

Theo kết quả phân tích hồi quy logistic đa biến, những người là nam giới (aOR=0,51; 95%CI: 0,30-0,88), thất nghiệp/không làm việc (aOR=1,15; 95%CI: 0,12-10,80), không có thẻ bảo hiểm y tế (aOR=0,11; 95%CI: 0,02-0,47) và có trình độ học vấn thấp (aOR=0,26; 95%CI: 0,08-0,80) thì có nhiều khả năng sử dụng kháng sinh để tự điều trị hơn [7]

Tazania (2020)

2.802 người

67,0% chọn uống thuốc ở nhà thuốc hơn là đi khám bác sĩ 30,3% sẵn sàng ngừng cho con dùng kháng sinh khi bệnh có tiến triển Khoảng 33,0% cha mẹ cho con dùng kháng sinh khi trẻ bị ho 41,7% cho biết họ không kiểm tra hạn sử dụng của kháng sinh trước khi cho con uống Phần lớn phụ huynh lấy thông tin về kháng sinh từ nhà sản xuất (85,6%), tiếp theo là người kê đơn (77,1%) Cha mẹ sống ở thành thị cho trẻ dùng kháng sinh đúng cách hơn (aOR=1,76; 95%CI: 1,39-2,23; p<0,001) Cha mẹ có kiến thức tốt có cơ hội thực hành tốt hơn (aOR=1,70; 95%CI: 1,19-2,23; p=0,003) Những người có thái độ tích cực có cơ hội thực hành phù hợp hơn (aOR=5,56; 95%CI: 4,09-7,56; p<0,001) [28]

Jordan (2022)

1.105 người

Những người trả lại kháng sinh không sử dụng cho nhà thuốc có nhiều khả năng sử dụng kháng sinh hợp lý hơn so với những người sử dụng lại chúng (aOR=0,38; 95%CI: 0,17-0,88; p=0,023), giữ ở nhà (aOR=0,29; 95%CI: 0,16-0,56; p<0,001) [27]

Trang 20

12

Quốc gia (năm)

Cỡ mẫu Kết quả nghiên cứu

Ethiopia (2021)

407 người

Tỷ lệ người dân tự sử dụng kháng sinh là 55,3% Phần lớn (64,9%) đã nhận được thông tin về kháng sinh từ các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, tiếp theo là từ bạn bè/gia đình (46,2%) và từ kinh nghiệm trước đây của họ (38,3%) Nhiều người (68,3%) đã dùng hết kháng sinh theo lời khuyên của các chuyên gia y tế (dược sĩ cộng đồng) 41,0% cho biết đã ngừng dùng kháng sinh khi cảm thấy khỏe hơn sau vài ngày, 33,2% dừng thuốc do lệch thời gian so với lịch trình bình thường và 29,5% đã ngừng dùng kháng sinh do sơ suất, chán nản và buồn chán Nguồn kháng sinh chính là từ các hiệu thuốc bán lẻ (41,8%), tiếp theo là từ bạn bè hoặc thành viên gia đình (28,7%) Ho (34,4%), sốt (30,7%), cảm lạnh và cúm (29,0%), tiêu chảy (21,9%) và nhức đầu (18,7%) là những vấn đề sức khỏe mà người dân sử dụng để tự điều trị Amoxcilin là kháng sinh được sử dụng nhiều nhất khi tự điều trị

Có kinh nghiệm trước đây về kháng sinh (aOR=2,02; 95%CI: 1,23-3,31), nhận thức về thuật ngữ kháng kháng sinh (aOR=2,45; 95%CI: 1,34-4,50) và có kiến thức tốt về kháng kháng sinh (aOR=1,81; 95%CI: 1,11-2,97) có liên quan đáng kể đến việc tự dùng kháng sinh [34]

Banglades (2021)

1.336 người

Có khoảng 51,4% trong số những người tham gia nghiên cứu đã sử dụng kháng sinh mà không có đơn thuốc Ba lý do hàng đầu dẫn đến hành vi tự sử dụng kháng sinh là kinh nghiệm có sẵn từ trước (36,5%), tính cấp bách của vấn đề (22,6%) và những hạn chế về kinh tế (16,9%) Hành vi tự điều trị bằng kháng sinh ở những người có giới tính nam cao gấp 1,6 lần so với những người có giới tính nữ (aOR=1,57; 95%CI: 1,23-2,19) Những người tham gia có thu nhập cao ít có khả năng tự sử dụng kháng sinh hơn những người có thu nhập thấp (aOR=0,14; 95%CI: 0,03-0,64) Những người biết sự khác biệt giữa thuốc kháng sinh và các loại thuốc khác có ít khả năng tự dùng thuốc kháng sinh hơn (aOR=0,45; 95%CI: 0,34-0,74) [25]

Trang 21

13

Quốc gia (năm)

Cỡ mẫu Kết quả nghiên cứu

Banglades (2021)

295 người

Tỷ lệ tự dùng kháng sinh là khoảng 18,0% Hành vi tự điều trị bằng kháng sinh cao nhất ở nhóm người trẻ tuổi (34,8%) Tỷ lệ tự sử dụng kháng sinh ở nữ (21,4%) cao hơn ở nam (14,2%) Những người chưa kết hôn và những người dân sống ở vùng nông thôn có tỉ lệ tự sử dụng kháng sinh là 20,2% và 23,8% Tỷ lệ này được nhận thấy cao hơn ở những người chưa từng nghe nói đến tình trạng kháng kháng sinh trước đây (21,0% so với 16,0% ở những người đã nghe nói đến tình trạng kháng kháng sinh)

Việc tự sử dụng kháng sinh xảy ra thường xuyên hơn ở những người không biết rằng liều lượng có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc (20,3%) Tỷ lệ tự sử dụng kháng sinh cao hơn đáng kể ở những người không biết rằng dùng kháng sinh quá liều theo đơn có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng kháng kháng sinh (p=0,006) [21]

B Mua kháng sinh mà không có đơn

Ethiopia (2016)

650 người

Trình độ học vấn thấp (aOR=5,01; 95%CI: 2,62-9,34), đang làm việc (aOR=2,12; 95%CI: 1,81-7,29) và không hài lòng với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe được cung cấp (aOR=5,41; 95%CI: 2,71-14,21) được coi là yếu tố dự báo cho việc sử dụng kháng sinh không hợp lý trong cộng đồng [14]

Cameroon (2020)

4.243 người

Có khoảng 33,7% số người tham gia nghiên cứu đã mua kháng sinh trong năm vừa qua, 47,0% mua kháng sinh mà không có đơn Nam giới trưởng thành (aOR=2,32; 95%CI: 1,24-2,34) có liên quan đến việc mua kháng sinh không có đơn [12]

Trung Quốc (2017)

9.526 người

Các bà mẹ (aOR=1,17; 95%CI: 1,06-1,29) và những người có trình độ học vấn cao hơn (aOR=1,34; 95%CI: 1,20-1,51) có nhiều khả năng giữ thuốc kháng sinh ở nhà hơn Những người đến từ tỉnh Thiểm Tây (aOR=1,96; 95%CI: 1,75-2,20) và những người trả lời có nền tảng y tế kém (aOR=1,54; 95%CI: 1,35-1,75) có tỷ lệ giữ thuốc kháng sinh ở nhà cho trẻ em cao hơn [35]

Trang 22

14

Quốc gia (năm)

Cỡ mẫu Kết quả nghiên cứu

Malaysia (2019)

864 người

Một số hành vi sử dụng kháng sinh không hợp lý bao gồm: mua kháng sinh tại nhà thuốc mà không có đơn của bác sĩ (18,3%), sai sót trong việc tuân thủ liều khuyến cáo (25,0%) và sử dụng liều kháng sinh thấp hơn (8,2%) hoặc cao hơn (6,7%) Có khoảng 19,4% người tham gia nghiên cứu đã tái sử dụng kháng sinh còn sót lại từ các đợt điều trị trước, 14,4% dùng kháng sinh thừa từ người khác và 5,4% chia sẻ kháng sinh cho người khác hoặc vật nuôi [36]

C Dự trữ kháng sinh tại nhà

Trung Quốc (2018)

15.526 người

Tỉ lệ tự sử dụng kháng sinh trong sáu tháng qua là 37,1% Những người trả lời ở độ tuổi 30-44 (aOR=1,36; 95%CI: 1,26-1,47), ≥ 45 tuổi (aOR=1,25; 95%CI: 1,15-1,37), có trình độ cao đẳng hoặc đại học (aOR=1,16; 95%CI 1,05-1,29), có kiến thức về kháng sinh ở mức độ trung bình (aOR=1,08; 95%CI: 1,02-1,15) hoặc thấp (aOR=1,40; 95%CI: 1,28-1,54) có nguy cơ tự sử dụng kháng sinh cao hơn

Tỉ lệ dự trữ kháng sinh trong sáu tháng qua là 67,9% Những người là nữ (aOR=1,21; 95%CI: 1,13-1,30), ở độ tuổi 30-44 (aOR=1,41; 95%CI: 1,29-1,53), đang học trung học (aOR=1,26; 95%CI: 1,12-1,41) hoặc cao đẳng trở lên (aOR=1,54, 95%CI: 1,39-1,71) trình độ học vấn ở mức trung bình (aOR=1,28; 95%CI: 1,19-1,38) hoặc kém (aOR=1,36; 95%CI: 1,18-1,58), mức độ hiểu biết về kháng sinh ở mức trung bình (aOR=1,10; 95%CI: 1,01-1,20) hoặc thấp (aOR=1,16; 95%CI: 1,06-1,28) có nhiều khả năng tự dự trữ kháng sinh hơn [38]

Nigeria (2019)

4.641 người

72,4% người dân dự trữ ít nhất một loại thuốc tại nhà, trong đó kháng sinh chiếm 7,5% số thuốc được dự trữ tại nhà Tuổi tác là yếu tố dự báo về việc có thuốc tại nhà, cao nhất ở nhóm trên 60 tuổi (OR=2,04; 95%CI: 1,42-2,93) Giới tính không liên quan đến việc dự trữ thuốc ở nhà [33]

Trang 23

15

Quốc gia (năm)

Cỡ mẫu Kết quả nghiên cứu

Đức (2020)

158 người

Khoảng 87,0% hộ gia đình tham gia nghiên cứu đã từng sử dụng kháng sinh, hầu hết đều được bác sĩ kê đơn (nội trú và/hoặc ngoại trú) Hầu hết đều làm theo hướng dẫn của bác sĩ và sử dụng hết kháng sinh đã được kê đơn Trả lại cho nhà thuốc và/hoặc vứt bỏ vào thùng rác sinh hoạt hoặc rác thải đặc biệt là một số biện pháp thông thường mà người dân dùng để xử lý kháng sinh dư thừa Không có người nào vứt kháng sinh vào bồn cầu [32]

Ethiopia (2020)

865 người

Tỷ lệ hộ gia đình dự trữ kháng sinh là 21,2%, chiếm 66,5% tổng số thuốc dự trữ trong nhà Amoxicillin là loại kháng sinh được dự trữ phổ biến nhất (30,3%) tiếp theo là cotrimoxazole (13,5%) và metronidazole (12,0%) 29,3% kháng sinh được mua trực tiếp từ hiệu thuốc Việc ngừng điều trị để cải thiện triệu chứng (48,1%) là nguyên nhân chính dẫn đến việc dự trữ kháng sinh tại nhà, sau đó là cố ý dự trữ thuốc (23,1%) Gần 90% kháng sinh dự trữ là dạng viên nang (48,6%) và dạng viên nén (38,9%)

Những người tham gia nghiên cứu có độ tuổi từ 35-44 (aOR=3,36; 95%CI: 1,81-6,23) có khả năng dự trữ kháng sinh tại nhà cao hơn nhiều so với những người dưới 25 tuổi Những người không được tư vấn trong quá trình sử dụng kháng sinh (aOR=2,41; 95%CI: 1,54-3,78) có khả năng dự trữ kháng sinh ở nhà cao hơn nhiều lần so với những người được tư vấn [17]

Myanmar (2020)

245 người

Hơn một nửa số người tham gia nghiên cứu (58,5%) đã mua kháng sinh không cần đơn Hành vi này cao hơn đáng kể ở những người từ 18-29 tuổi (p<0,001) và những người sống ở khu vực nông thôn (p=0,004) Hầu hết những người tham gia có được kháng sinh từ hiệu thuốc (87,9%) Hơn một nửa số người tham gia (62,5%) đã ngừng dùng kháng sinh khi họ cảm thấy khỏe hơn Chỉ có 17,7% người tham gia nghiên cứu hoàn thành đủ liệu trình kháng sinh [26]

Trang 24

16

Quốc gia (năm)

Cỡ mẫu Kết quả nghiên cứu

Ethiopia (2021)

323 hộ

194 người (60,1%) đã không tuân thủ điều trị bằng kháng sinh Nguy cơ không tuân thủ điều trị ở nam cao hơn gần hai lần so với nữ (aOR=1,77; 95%CI: 1,03-3,08) Tỷ lệ không tuân thủ sử dụng kháng sinh ở những người tham gia nghiên cứu có kiến thức kém về sử dụng kháng sinh cao hơn 1,34 lần so với những người tham gia có kiến thức tốt (aOR=1,34; 95%CI: 1,11-2,39) [13]

1.2.2 Tại Việt Nam

Bảng 1.2 Thực trạng sử dụng kháng sinh của người dân tại Việt Nam

Tỉnh Cỡ mẫu Kết quả nghiên cứu

Hồ Chí Minh (2017)

523 người

Tỉ lệ người dân dùng kháng sinh đủ thời gian và liều lượng theo hướng dẫn là 46,0% Khoảng 57,4% đã kiểm tra hạn sử dụng của kháng sinh trước khi dùng Gần 50,0% đã ngừng kháng sinh khi triệu chứng bệnh cải thiện trong khi có hơn 30,0% sử dụng lại kháng sinh của đợt điều trị trước

Có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức và thái độ (p<0,001); thái độ và hành vi (p<0,001); hành vi và kiến thức (p<0,001) [3]

Long Biên (2019)

384 người

Người dân sử dụng kháng sinh tương đối thường xuyên Trung bình mỗi hộ gia đình sử dụng kháng sinh 8,4 lần/năm 92,5% hộ gia đình tham gia nghiên cứu thừa nhận có tự ý mua kháng sinh về sử dụng [5]

Yên Bái (2023)

400 người

Số người tự điều trị bằng cách đi mua kháng sinh về uống khi có bệnh chiếm 65,8% Việc tự sử dụng kháng sinh ở những người có kiến thức chưa tốt cao gấp 3,99 lần so với những người có kiến thức tốt Việc sử dụng kháng sinh không theo đơn/không hợp lý ở những người có thực hành chưa tốt cao gấp 3,05 lần so với những người có thực hành tốt (p<0,001) Không có mối liên quan giữa giới tính, độ tuổi với việc tự sử dụng kháng sinh (p<0,050) [4].

Trang 25

17 Qua việc tổng quan tài liệu có thể thấy rằng việc người dân sử dụng kháng sinh không hợp lý còn đang xảy ra phổ biến ở trên toàn cầu Một số hành vi sử dụng kháng sinh không hợp lý bao gồm mua kháng sinh mà không có đơn, tự điều trị bằng kháng sinh, dự trữ kháng sinh tại nhà Những hành vi này góp phần không nhỏ khiến cho tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh ngày càng gia tăng

1.3 MÔ TẢ VỀ ĐỊA ĐIỂM NGIÊN CỨU

Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, dân số trung bình của nước ta trong năm 2022 là 99,5 triệu người, trong đó dân số thành thị là 37,4 triệu người (chiếm 37,5%) và dân số nông thôn là 62,1 triệu người (chiếm 63,5%) 49,6 triệu người là nam (49,9%) và 49,9 triệu người là nữ (51,1%) Đến năm 2022 thì địa phương có dân số đông nhất Việt Nam là thành phố Hồ Chí Minh với 9,3 triệu dân và thành phố đông thứ 2 là Hà Nội với 8,4 triệu dân Thu nhập bình quân đầu người trong một tháng theo giá hiện hành đạt 4,7 triệu đồng, tăng 11,1% so với năm 2021 Năm 2022 là năm đánh dấu sự khôi phục về kinh tế và tình hình đời sống dân cư Sau 2 năm 2019 và 2020, thu nhập bình quân đầu người giảm liên tiếp do tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, thu nhập bình quân đầu người trong một tháng quay trở lại xu hướng tăng như các năm từ 2019 trở về trước Nhân khẩu bình quân mỗi hộ năm 2022 là 3,6 người, số người trong độ tuổi lao động

bình quân mỗi hộ là 2,1 người [40]

Trang 26

- Tiêu chuẩn lựa chọn:

+ Người dân từ 18 tuổi trở lên, + Đồng ý tham gia nghiên cứu và + Ít nhất phải có một lần sử dụng kháng sinh trong năm vừa qua (tính tại thời điểm phỏng vấn)

- Tiêu chuẩn loại trừ: + Là nhân viên y tế Địa điểm nghiên cứu: Việt Nam

- Thời gian nghiên cứu:

+ Thời gian thu thập số liệu: từ tháng 11/2023 - tháng 03/2024 + Thời gian nghiên cứu: từ tháng 05/2023 - tháng 06/2024

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang, nghiên cứu định lượng Nghiên cứu được tiến hành theo các bước ở Hình 2.1

Hình 2.1 Các bước tiến hành nghiên cứu

Tổng quan tài liệu

Xây dựng bộ công cụ ban đầu

Thử nghiệm với 50 người

Hoàn thiện bộ công cụ

Thu thập số liệu toàn quốc

Xử lý và phân tích số liệu

Trang 27

19

2.2.2 Biến số nghiên cứu

Bảng 2.3 Biến số nghiên cứu

loại

Cách thu thập

tham gia nghiên cứu

Dạng số

Bảng hỏi

phân

Bảng hỏi

danh

Bảng hỏi

phân

Bảng hỏi

5 Trình độ học vấn cao nhất

Dưới cấp ba, cấp ba, cao đẳng/trung cấp, đại học, sau đại học

Định danh

Bảng hỏi

phân

Bảng hỏi 7 Số thành viên trong gia

đình

Số người ở trong cùng một nhà với người tham gia nghiên cứu

Dạng số

Bảng hỏi 8 Loại hình công việc chính

đang làm

Lao động chân tay, lao động trí óc

Định danh

Bảng hỏi 9 Thu nhập bình quân hàng

tháng của bản thân

<5 triệu đồng, 5-10 triệu đồng, 10-15 triệu đồng, >15 triệu đồng

Định danh

Bảng hỏi 10 Thu nhập bình quân hàng

tháng của gia đình

<5 triệu đồng, 5-10 triệu đồng, 10-15 triệu đồng, >15 triệu đồng

Định danh

Bảng hỏi

11 Người thân trong gia đình (đang sống cùng) làm trong lĩnh vực y tế

phân

Bảng hỏi

12 Tần suất tìm kiếm thông tin về sức khoẻ

Thường xuyên, thỉnh thoảng, hiếm khi/không bao giờ

Định danh

Bảng hỏi

Trang 28

20

loại

Cách thu thập

13 Nơi tìm kiếm thông tin về sức khoẻ

Mạng xã hội, sách, nhân viên y tế

Định danh

Bảng hỏi 14 Kiến thức về kháng sinh Được đo lường thông qua 15 câu

hỏi ở Phụ lục 1

Dạng số

Bảng hỏi 15 Thái độ về sử dụng kháng

sinh

Được đo lường thông qua 11 câu hỏi ở Phụ lục 1

Dạng số

Bảng hỏi

16 Số lần sử dụng kháng sinh trong một năm qua

Là số lần người tham gia nghiên cứu sử dụng kháng sinh trong vòng một năm qua

Dạng số

Bảng hỏi

17 Nơi có được kháng sinh Đi khám bác sĩ và có đơn thuốc,

mua trên mạng Internet

Định danh

Bảng hỏi 18 Mua kháng sinh mà không

Nhị phân

Bảng hỏi 19 Chia sẻ kháng sinh của

Nhị phân

Bảng hỏi 20 Nhận kháng sinh từ bạn

Nhị phân

Bảng hỏi 21 Lý do sử dụng kháng sinh Cảm lạnh thông thường, viêm

đường tiết niệu, tiêu chảy

Định danh

Bảng hỏi 22 Đọc hướng dẫn sử dụng

Nhị phân

Bảng hỏi 23 Xem hạn sử dụng trước

Nhị phân

Bảng hỏi

24 Quên uống kháng sinh

Có/Không Nếu có thì: Bỏ qua liều đã quên và uống liều tiếp theo, uống liều đã quên ngay khi nhớ ra, lần tiếp theo uống liều gấp đôi

Định danh

Bảng hỏi

Trang 29

21

loại

Cách thu thập

25 Không uống hết kháng

Nhị phân

Bảng hỏi

26 Phương pháp xử lý kháng sinh dư thừa

Vứt cùng rác trong nhà, sử dụng cho thú cưng, làm phân bón cho cây

Định danh

Bảng hỏi

27 Ý định xử lý kháng sinh thừa trong tương lai

Vứt cùng rác trong nhà, sử dụng cho thú cưng, làm phân bón cho cây

Định danh

Bảng hỏi

28 Gặp tác dụng phụ khi

Nhị phân

Bảng hỏi 29 Uống kháng sinh với mục

Nhị phân

Bảng hỏi

30 Số lần tự điều trị bằng kháng sinh

Số lần tự sử dụng kháng sinh mà không có đơn của bác sĩ trong năm vừa qua

Dạng số

Bảng hỏi

31 Bệnh/triệu chứng mắc phải khi tự điều trị

Viêm amidan, tiêu chảy, nhiễm trùng vết thương hở

Định danh

Bảng hỏi

32 Nguồn thông tin để tự lựa chọn kháng sinh

Lời khuyên của dược sĩ cộng đồng, theo kinh nghiệm bản thân, tra cứu Internet

Định danh

Bảng hỏi

33 Yếu tố quan tâm khi lựa chọn kháng sinh

Tên thuốc/nhà sản xuất, giá cả, chỉ định, tác dụng phụ

Định danh

Bảng hỏi 34 Tên của kháng sinh đã

dùng khi tự điều trị

Tên kháng sinh mà người tham gia đã tự sử dụng

Định danh

Bảng hỏi 35 Nguồn kháng sinh để tự

điều trị

Nhà thuốc/quầy thuốc, mua online

Định danh

Bảng hỏi 36 Nguồn thông tin để tự sử

dụng kháng sinh

Tờ hướng dẫn sử dụng, kinh nghiệm bản thân, Internet

Định danh

Bảng hỏi

Trang 30

22

loại

Cách thu thập

37 Đọc tờ hướng dẫn sử dụng khi tự điều trị

Có/Không Nếu có thì: Hiểu hoàn toàn, hiểu một phần, không hiểu gì cả

Định danh

Bảng hỏi

38 Thời gian tự điều trị bằng

Định danh

Bảng hỏi

39 Tự ý thay đổi liều kháng sinh

Có/Không Lý do thay đổi: Vì triệu chứng đã cải thiện, vì triệu chứng đã tệ hơn, để giảm tác dụng không mong muốn

Định danh

Bảng hỏi

40 Thay đổi loại kháng sinh

Có/Không Lý do thay đổi: Kháng sinh trước đó không hiệu quả, để giảm tác dụng không mong muốn

Định danh

Bảng hỏi

41 Sử dụng nhiều loại kháng sinh trong lúc tự điều trị

Chỉ dùng một loại, hai loại, ba loại trở lên, không rõ

Định danh

Bảng hỏi

42 Uống đồng thời hai kháng sinh có cùng hoạt chất nhưng tên khác nhau

danh

Bảng hỏi

43 Gặp tác dụng phụ khi tự điều trị

Có/Không Nếu có thì: Ngừng thuốc, đổi thuốc, xin dược sĩ tư vấn, xin bác sĩ tư vấn

Định danh

Bảng hỏi

44 Thời điểm ngừng uống kháng sinh

Khi triệu chứng giảm/bệnh tình cải thiện, khi hết thời gian điều trị theo hướng dẫn sử dụng

Định danh

Bảng hỏi

45 Ý định tự điều trị bằng kháng sinh trong tương lai Có/Không

Nhị phân

Bảng hỏi

Trang 31

23

loại

Cách thu thập

46 Dự trữ kháng sinh trong

Nhị phân

Bảng hỏi 47 Tên kháng sinh dự trữ Tên kháng sinh mà người tham

gia dự trữ trong nhà

Định danh

Bảng hỏi 48 Nguồn để có được kháng

sinh dự trữ

Kháng sinh còn sót lại, ra nhà thuốc mua mà không có đơn

Định danh

Bảng hỏi 49 Dạng bào chế của kháng

sinh dự trữ

Viên nang, viên nén, gói bột, dung dich/hỗn dịch nước

Định danh

Bảng hỏi 50 Hạn sử dụng của kháng

Định danh

Bảng hỏi

51 Lý do cho việc dự trữ kháng sinh trong nhà

Để dùng khi cần thiết, kháng sinh còn sót lại trong đợt điều trị trước nên dự trữ

Định danh

Bảng hỏi

2.2.3 Mẫu nghiên cứu

Cỡ mẫu được tính toán theo công thức tính cỡ mẫu cho một tỷ lệ : n = Z2p(1-p)/e2, trong đó:

- n: kích thước mẫu tối thiểu cần có - Z: giá trị tra bảng phân phối Z dựa vào độ tin cậy lựa chọn Lấy α = 0,05 ứng với độ tin cậy là 95%, Z=1,96

- p: tỷ lệ người dân có hành vi sử dụng kháng sinh không hợp lý trong 12 tháng qua Chọn p=0,5 để tích số p(1-p) là lớn nhất

- e: sai số cho phép, khoảng sai lệch của tỷ lệ thực tế so với tỷ lệ ước đoán trên, chọn e: ±0,05

Từ đó ta có: n=1,962.0,5.(1-0,5)/0,052=384,16

Cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu cần có là 385 người Để tăng tính đại diện và tính khái quát cho kết quả nghiên cứu, chúng tôi đã cố gắng tiếp cận nhiều người dân nhất có thể Có 1.078 người dân đã được tiếp cận, trong đó có 997 người đồng ý tham gia nghiên cứu và 81 người không đồng ý/đang làm trong ngành y tế Tỷ lệ phản hồi là 92,5% Cách lấy mẫu: Lẫy mẫu phân tầng theo nơi sống, khu vực sinh sống, giới tính

Trang 33

25

8 Thu nhập cá nhân bình quân hàng tháng (triệu Việt Nam đồng)

12 Nơi tìm kiếm thông tin về kháng sinh và các vấn đề về sức khỏe

Internet (mạng xã hội, báo

Website của các cơ quan/tổ chức

Trang 34

Bộ công cụ bao gồm bốn phần chính (được trình bày ở Phụ lục 1 – Bộ câu hỏi): - Phần một: Kiến thức của người dân về kháng sinh (tám câu hỏi) và hiện tượng kháng kháng sinh (bảy câu hỏi) với Cronbach's alpha=0,73

- Phần hai: Thái độ của người tham gia về thực hành sử dụng kháng sinh được đo lường thông qua 11 câu hỏi theo thang đo Likert 5 với Cronbach's alpha bằng 0,76

- Phần ba: Thực trạng sử dụng kháng sinh của người dân trong một năm vừa qua (18 câu hỏi chính)

- Phần bốn: 13 câu hỏi về đặc điểm của những người tham gia nghiên cứu

2.2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu

Ở mỗi miền, chúng tôi lựa chọn ra hai tỉnh để thu thập số liệu, trong đó miền Bắc gồm thành phố Hà Nội và tỉnh Hải Dương, miền Trung gồm tỉnh Nghệ An và thành phố Đà Nẵng, còn miền Nam gồm thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Vĩnh Long Người dân được tiếp cận tại nhà của họ hoặc ở những địa điểm công cộng như công viên hay trung tâm thương mại Sau khi giới thiệu về mục đích nghiên cứu, lí do, phương pháp nghiên cứu và cam kết bảo mật thông tin, người dân sẽ được hỏi là họ có sẵn lòng tham gia nghiên cứu hay không và đồng thời có phải là nhân viên y tế không Những người đồng ý tham gia nghiên cứu được phỏng vấn trong khoảng thời gian từ 15-20 phút Người thu thập số liệu là giảng viên/sinh viên của các Trường Đại học Dược Hà Nội, Trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng và Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Ipad hoặc các thiết bị điện tử tương tự được sử dụng để thu thập số liệu trực tiếp vào link Google Forms với mục tiêu giúp giảm gánh nặng của quá trình nhập liệu

2.2.5 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Số liệu được trích xuất trên file Microsolf Excel 2016 và phân tích bằng phần mềm R phiên bản 4.4.0

- Trên phần mềm Excel 2016:

Trang 35

27

+ Dữ liệu từ Google Forms được xuất ra file Excel Sau đó, dữ liệu được làm sạch và mã hóa phù hợp để thực hiện phân tích thống kê mô tả Các biến phân nhóm được báo cáo dưới dạng giá trị tuyệt đối (n) và tỷ lệ phần trăm (%) Các biến dạng số được báo cáo dưới dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn (SD)

+ Sau khi phân tích thống kê mô tả, lựa chọn một số hành vi sử dụng kháng sinh không hợp lý của người dân để phân tích các yếu tố liên quan

- Trên phần mềm R: + Sử dụng hồi quy logistic đơn biến và đa biến để xác định các yếu tố liên quan đến một số hành vi sử dụng kháng sinh không hợp lý của người dân

+ Các biến độc lập trong mô hình hồi quy logistic đa biến được lựa chọn bằng phương pháp Bayesian Model Averaging (để chọn mô hình tối ưu với ít biến độc lập nhất)

+ Khả năng tiên lượng của các mô hình hồi quy logistic đa biến được đánh giá thông qua kiểm định Hosmer-Lemeshow và giá trị AUC (area under the curve) Kiểm định Hosmer-Lemeshow cho biết mô hình được lựa chọn có chính xác không (p>0,05: chấp nhận mô hình) Giá trị AUC>0,9: rất tốt; 0,8-0,9: tốt; 0,7-0,8: trung bình; 0,6-0,7: không tốt và <0,6: kém

+ p<0,001 được xem là có ý nghĩa thống kê

2.3 VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU

Những người tham gia được giải thích rõ ràng về mục đích của nghiên cứu Khảo

sát chỉ được bắt đầu khi họ đồng ý tham gia Thông tin cá nhân của họ sẽ được giữ bí mật theo quy định Các thông tin được ghi nhận chính xác, trung thực từ người tham gia nghiên cứu, được đảm bảo hoàn toàn giữ bí mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu

Trang 36

28

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT NAM TRONG NĂM VỪA QUA

3.1.1 Quá trình sử dụng kháng sinh của người dân

Thông tin về quá trình sử dụng kháng sinh của 997 người tham gia nghiên cứu

trong năm vừa qua được mô tả trong Bảng 3.5

Bảng 3.5 Quá trình sử dụng kháng sinh của người dân (N=997 người)

1 Nguồn gốc của

kháng sinh

Ra nhà thuốc và nói triệu chứng bệnh với dược sĩ 448 44,9 Ra nhà thuốc và nói đích danh tên thuốc cần mua 130 13,0

2 Kháng sinh được sử dụng

kháng sinh

Trang 37

Bỏ qua liều đã quên và uống liều tiếp theo 522 96,1

Trong năm qua, 74,4% người tham gia nghiên cứu đã đi khám bác sĩ và có đơn thuốc, trong khi tỉ lệ người dân ra nhà thuốc và nói triệu chứng bệnh với dược sĩ chiếm 44,9% Bên cạnh đó, có khoảng 13,0% người tham gia ra nhà thuốc và nói đích danh tên thuốc cần mua, 9,8% có sẵn kháng sinh dự trữ trong nhà, 6,5% có được kháng sinh từ bạn bè/người thân và một phần nhỏ mua kháng sinh online (2,7%) Đa phần người dân sử dụng kháng sinh để điều trị đau họng (44,2%), sốt (36,2%), ho (36,1%), nhiễm trùng vết thương hở (27,0%) và cảm lạnh thông thường (25,6%) Một phần nhỏ sử dụng kháng sinh để điều trị viêm đường tiết niệu (12,8%), tiêu chảy (12,4%) và viêm da (6,9%) (Bảng 3.5)

Hai nguồn thông tin chính để người dân sử dụng kháng sinh là từ tờ thông tin hướng dẫn sử dụng (53,3%) và đơn thuốc/ghi chú của dược sĩ (30,9%) Một phần nhỏ người dân sử dụng kháng sinh từ kinh nghiệm có sẵn ở các lần điều trị trước đây (7,1%) Đa số người dân xem hạn sử dụng trước khi uống kháng sinh (66,2%) Đáng chú ý là có tới 54,5% người tham gia nghiên cứu đã quên ít nhất một liều kháng sinh khi sử dụng trong năm vừa qua, trong đó 52,4% đã bỏ qua liều đã quên và uống liều tiếp theo, 28,8% trả lời rằng họ uống liều đã quên ngay khi nhớ ra và 1,3% uống liều gấp đôi vào lần tiếp theo Khoảng 19,8% cho biết rằng họ đã gặp ít nhất một tác dụng phụ trong quá trình sử dụng kháng sinh, trong đó tiêu chảy/táo bón (31,3%) và đau bụng (28,9%) là hai tác dụng phụ thường gặp nhất Bên cạnh đó, có tới 42,9% người tham gia uống hết kháng sinh nhưng vẫn không khỏi bệnh Đi khám bác sĩ (35,5%) và ra nhà thuốc xin sự tư vấn của dược sĩ (28,8%) là hai cách xử lý phổ biến của người dân khi uống hết kháng sinh mà vẫn không khỏi bệnh (Bảng 3.5)

3.1.2 Cách xử lý kháng sinh dư thừa của người dân

Trong năm vừa qua, có 543 người tham gia nghiên cứu đã không uống hết kháng

sinh được kê, tương ứng với 54,5% tổng số người tham gia Người dân có nhiều cách

để xử lý kháng sinh khi họ không sử dụng hết Các cách xử lý kháng sinh dư thừa trong

Trang 38

để:

Để trong ngăn kéo và nhiều khi quên mất luôn 250 46,0 Để dành để sử dụng khi gặp triệu chứng tương tự 232 42,7

Đem trả lại cho nhà thuốc/đem đến các cơ sở y tế 22 4,0

2 Hướng xử

lý khi để dư kháng sinh trong tương lai

Để dành để sử dụng khi gặp triệu chứng tương tự 422 42,3

Đem trả lại cho nhà thuốc/đem đến các cơ sở y tế 48 4,8

Trong số 543 người không uống hết kháng sinh đã được kê trong năm vừa qua, nhiều người đã để quên kháng sinh trong ngăn kéo (46,0%), để dành để sử dụng khi gặp triệu chứng tương tự (42,7%) hoặc vứt kháng sinh cùng rác trong nhà (35,9%) Một số hành vi xử lý kháng sinh dư thừa khác bao gồm chia sẻ cho bạn bè/người thân khi họ cần (12,7%), xả trong toilet/hệ thống nước thải (3,1%), làm phân bón cho cây (2,8%) và sử dụng cho thú cưng trong nhà (1,7%) Trong khi đó, chỉ có 4,0% người dân đem kháng sinh dư thừa trả lại cho nhà thuốc hoặc đem đến các cơ sở y tế (Bảng 3.6)

Trang 39

31

Khi được hỏi về ý định xử lý kháng sinh dư thừa nếu có trong tương lai thì nhiều người trả lời rằng họ sẽ dự trữ kháng sinh để dùng khi gặp triệu chứng tương tự (42,3%) và vứt cùng rác trong nhà (36,2%) Một phần nhỏ dự định sẽ chia sẻ kháng sinh dư thừa với bạn bè/người thân khi họ cần (12,8%), xả trong toilet/hệ thống nước thải (5,1%), làm phân bón cho cây (3,3%) và sử dụng cho thú cưng trong nhà (1,4%) Chỉ một số ít trả lời rằng họ sẽ đem trả lại cho các nhà thuốc hoặc đem đến các cơ sở y tế (4,8%) (Bảng 3.6)

3.1.3 Thực trạng tự điều trị bằng kháng sinh của người dân

Có 357 người đã thực hiện hành vi tự điều trị bằng kháng sinh trong năm vừa qua, chiếm 35,8% tổng số người tham gia nghiên cứu Thông tin cụ thể được trình bày trong Bảng 3.7

Bảng 3.7 Thực trạng tự điều trị bằng kháng sinh của người dân

trong năm vừa qua (N=357 người)

1 Nguyên nhân dẫn đến hành vi tự điều trị

bằng kháng sinh của người dân

2 Nguồn gốc

có được kháng sinh để tự điều trị

Trang 40

32

3 Các tiêu chí để lựa chọn kháng sinh khi tự điều trị của người

tin để chọn kháng sinh khi tự điều

trị

5 Tự sử dụng

kháng sinh để điều trị:

Ngày đăng: 23/08/2024, 00:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN