Xác định một số nhân tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng của người bán lẻ thuốc với công việc tại quầy thuốc trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh năm 2023 .... Xác định một số nhân tố ảnh hưởng đến sự
TỔNG QUAN
Hoạt động của quầy thuốc và công việc của người bán lẻ thuốc
Người bán lẻ thuốc (NBT): là người phụ trách chuyên môn về dược và nhân viên làm việc tại cơ sở bán lẻ thuốc có bằng cấp chuyên môn được đào tạo về dược phù hợp với loại hình và phạm vi hoạt động của cơ sở [6]
Người quản lý trực tiếp quầy thuốc (NQLTTQT): được sử dụng trong nghiên cứu với ý nghĩa là người trực tiếp quản lý và vận hành các hoạt động của quầy thuốc Theo quy định, người quản lý trực tiếp quầy thuốc là người phụ trách chuyên môn về dược Tuy nhiên, thực tế người quản lý trực tiếp quầy thuốc có thể là người phụ trách chuyên môn về dược hoặc chủ đầu tư (là người đầu tư kinh doanh và vận hành các hoạt động của quầy thuốc, có vai trò quyết định chính trong việc thực hiện các tiêu chuẩn GPP)
Bán lẻ thuốc là hoạt động chuyên môn của cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm việc cung cấp, bán lẻ thuốc trực tiếp đến người sử dụng thuốc kèm theo việc tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn và có hiệu quả cho người sử dụng [6]
1.1.2 Hoạt động tại quầy thuốc theo quy định về nguyên tắc, tiêu chuẩn GPP
Quầy thuốc là một cơ sở kinh doanh dược đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chất lượng và điều kiện kinh doanh theo các nghị định, quy chế, văn bản pháp luật như Luật Dược số 105/2016/QH13 [7], Nghị định số 54/2017/NĐ-CP [8] Bên cạnh đó, hoạt động của các quầy thuốc cần phải tuân thủ theo thông tư số 02/2018/TT-BYT về các quy định về thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc do Bộ Y tế ban hành Theo thông tư số 02/2018/TTBYT yêu cầu về các hoạt động của quầy thuốc như sau [6]:
Quầy thuốc được kinh doanh:
- Mua và bán lẻ thuốc thuộc Danh Mục thuốc thiết yếu và Danh mục thuốc không kê đơn, trừ vắc xin;
- Trường hợp mua, bán thuốc thuộc Danh Mục thuốc phải kiểm soát đặc biệt và Danh Mục thuốc hạn chế bán lẻ thực hiện theo quy định tại Điều 34 Luật Dược 2016
- Đối với quầy thuốc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được bán thêm một số loại thuốc khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế
(Khoản 1 Điều 37 Nghị định 54/2017/NĐ-CP)
- Nguồn thuốc được mua tại các cơ sở kinh doanh thuốc hợp pháp
- Có hồ sơ theo dõi, lựa chọn các nhà cung cấp có uy tín, đảm bảo chất lượng thuốc trong quá trình kinh doanh;
- Chỉ mua các thuốc được phép lưu hành (thuốc có số đăng ký hoặc thuốc chưa có số đăng ký được phép nhập khẩu) Thuốc mua còn nguyên vẹn và có đầy đủ bao gói của nhà sản xuất, nhãn đúng quy định theo quy chế hiện hành Có đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ của thuốc mua về;
- Khi nhập thuốc, người bán lẻ kiểm tra hạn dùng, kiểm tra các thông tin trên nhãn thuốc theo quy chế ghi nhãn, kiểm tra chất lượng (bằng cảm quan, nhất là với các thuốc dễ có biến đổi chất lượng) và có kiểm soát trong suốt quá trình bảo quản;
- Các bước cơ bản trong hoạt động bán thuốc, bao gồm:
• Người bán lẻ hỏi người mua những câu hỏi liên quan đến bệnh, đến thuốc mà người mua yêu cầu;
Người bán lẻ có vai trò tư vấn cho khách hàng về loại thuốc phù hợp, cách sử dụng và hướng dẫn cụ thể bằng lời nói Nếu không có đơn thuốc đi kèm, họ phải hướng dẫn sử dụng thuốc thêm bằng văn bản, có thể viết tay hoặc đánh máy rồi in dán lên bao bì thuốc.
Người bán lẻ có trách nhiệm đảm bảo cung cấp đúng loại thuốc cho khách hàng, bao gồm kiểm tra nhãn thuốc, chất lượng cảm quan, số lượng và chủng loại thuốc để đảm bảo thuốc bán ra là chính xác, phù hợp với đơn thuốc của bác sĩ.
• Thuốc được niêm yết giá thuốc đúng quy định và không bán cao hơn giá niêm yết
- Các quy định về tư vấn cho người mua, bao gồm:
• Người mua thuốc cần nhận được sự tư vấn đúng đắn, đảm bảo hiệu quá điều trị và phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng;
• Người bán lẻ phải xác định rõ trường hợp nào cần có tư vấn của người có chuyên môn phù hợp với loại thuốc cung cấp để tư vấn cho người mua thông tin về thuốc, giá cả và lựa chọn các thuốc không cần kê đơn;
• Đối với người bệnh đòi hỏi phải có chẩn đoán của thầy thuốc mới có thể dùng thuốc, người bán lẻ cần tư vấn để bệnh nhân tới khám thầy thuốc chuyên khoa thích hợp hoặc bác sĩ điều trị;
• Đối với những người mua thuốc chưa cần thiết phải dùng thuốc, nhân viên bán thuốc cần giải thích rõ cho họ hiểu và tự chăm sóc, tự theo dõi triệu chứng bệnh;
• Không được tiến hành các hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc tại nơi bán thuốc trái với quy định về thông tin quảng cáo thuốc; khuyến khích người mua coi thuốc là hàng hóa thông thường và khuyến khích người mua mua thuốc nhiều hơn cần thiết - Bán thuốc theo đơn, thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc:
Khi bán các thuốc theo đơn buộc phải có nhân viên bán lẻ được đào tạo chuyên môn có đầy đủ trình độ liên quan trực tiếp vào quá trình bán hàng Ngoài ra, cần tuân thủ triệt để các quy chế, quy định hiện hành để đảm bảo chất lượng và sự an toàn của sản phẩm khi đến tay người dùng.
Bộ Y tế về bán thuốc kê đơn
Sự căng thẳng (stress) của người bán lẻ thuốc với công việc tại quầy thuốc
1.2.1 Một số khái niệm về stress (căng thẳng) trong công việc
Thuật ngữ căng thẳng (stress) được đưa ra dưới nhiều khái niệm khác nhau trong cả nghiên cứu lý luận và thực tiễn dưới nhiều góc độ khác nhau
Theo Humphrey, về bản chất, stress có thể được coi là bất kỳ yếu tố, tác động bên trong hay bên ngoài làm cho cơ thể khó để thích nghi và làm gia tăng nỗ lực lên một phần của con người để duy trì một trạng thái cân bằng cả bên trong và với môi trường bên ngoài [9]
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), stress (căng thẳng) liên quan đến công việc là phản ứng mà con người có thể gặp phải khi đối mặt với những yêu cầu, áp lực công việc không phù hợp với kiến thức, khả năng của họ và thách thức khả năng đối phó của họ [10]
Áp lực trong công việc là điều khó tránh khỏi và có thể có ảnh hưởng tích cực đến động lực và hiệu suất của cá nhân Tuy nhiên, khi áp lực trở nên quá mức hoặc không thể kiểm soát, nó có thể dẫn đến căng thẳng Căng thẳng trong công việc có thể biểu hiện qua nhiều cảm xúc khác nhau như tức giận, lo lắng, buồn bã và thậm chí là trầm cảm Nó có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực như sụt giảm hiệu suất làm việc, sức khỏe suy giảm, và thậm chí là chấn thương về tinh thần và thể chất Căng thẳng trong công việc cũng là một yếu tố nguy cơ chính đối với các bệnh về hệ thần kinh, tim mạch và cơ xương khớp, cũng như làm tăng nguy cơ nghỉ hưu sớm do phải làm việc trong môi trường áp lực kéo dài.
Theo định nghĩa từ Tổ chức Y tế thế giới, căng thẳng (stress) là phản ứng thường gặp ở những người làm việc trong ngành chăm sóc dược (NBT) khi phải đối mặt với những yêu cầu, áp lực công việc vượt quá năng lực và kiến thức của họ, làm thử thách khả năng ứng phó của họ.
1.2.2 Phương pháp đánh giá sự căng thẳng trong công việc của người bán lẻ thuốc a) Bộ công cụ đánh giá căng thẳng trong công việc: Công cụ đánh giá căng thẳng rút gọn (ASSET) [16]
Faragher và cộng sự nhận thấy ảnh hưởng của căng thẳng liên quan đến công việc đối với sức khỏe của nhân viên là mối quan tâm đặc biệt, nhiều công ty đang tìm cách phát triển các chương trình đánh giá rủi ro căng thẳng Tuy nhiên, các công cụ đo lường thường được sử dụng để kiểm tra các yếu tố gây căng thẳng tại nơi làm việc thì dài, phức tạp và được phát triển chủ yếu cho nhân viên văn phòng - khiến việc đánh giá trở nên tốn kém và có khả năng không chính xác đối với hầu hết các nhóm nhân viên
Một quy trình đánh giá rủi ro thay thế, gồm hai giai đoạn, được đề xuất, theo đó ban đầu một bảng câu hỏi ngắn được sử dụng để sàng lọc tất cả nhân viên và sau đó là các công cụ đánh giá rủi ro thông thường được sử dụng để đánh giá chi tiết chỉ những cá nhân được xác định là có vấn đề căng thẳng tiềm ẩn Bảng câu hỏi ASSET được phát triển như một công cụ ngắn phù hợp cho giai đoạn đầu tiên của quy trình này [16] Bảng câu hỏi ASSET đánh giá sự căng thẳng công việc của người lao động thông qua:
Phần 1: Nhận thức về công việc
Phần 2: Thái độ đối với tổ chức
Phần 4: Thông tin bổ sung
Phần 4 là phần cuối cùng của ASSET, yêu cầu thông tin nhân khẩu học/tiểu sử bổ sung và dữ liệu quan trọng bổ sung liên quan đến căng thẳng
Phần 1, Phần 2, Phần 3 của bộ công cụ gồm các nhân tố cụ thể, được giới thiệu ở Hình 1.2, sử dụng thang đo Likert làm thang đo đánh giá Nghiên cứu của Johnson
& Cooper 2003 kết luận rằng ASSET là một công cụ đo lường căng thẳng toàn diện với những lợi ích rõ ràng cho cả nghiên cứu cũng như thực hành lâm sàng và tổ chức xung quanh trải nghiệm căng thẳng liên quan đến công việc [17]
Hình 1.2 Mô hình bộ câu hỏi ASSET
Bộ công cụ trên đã được sử dụng để đánh giá mức độ căng thẳng trong cộng việc của dược sĩ cộng đồng tại Anh bới Johnson, O’Connor, Jacobs và cộng sự (2014) [18] và Jacobs, Hassell, Ashcroft và cộng sự (2014) [19] Tuy nhiên, bộ công cụ cũng có những hạn chế khi đây là bộ công cụ đã được đăng ký bản quyền, được thương mại hoá nên không có sẵn để phân tích nội dung và sử dụng Để có thể sử dụng các câu hỏi (items) trong bộ công cụ này, người sử dụng cần phải thực hiện thanh toán cho chủ sở hữu bản quyền [20] b) Căng thẳng trong công việc: Mẫu rút gọn của Bảng câu hỏi Mất cân bằng
Nỗ lực - Phần thưởng (ERI) [21]
Siegrist, Wege, Puuhlhofer và cộng sự phát triển BCC rút gọn “Mất cân bằng Nỗ lực - Phần thưởng (Effort–reward imbalance -ERI) trong bối cảnh đánh giá điều kiện làm việc gây căng thẳng trong thời đại toàn cầu hóa kinh tế [21] Thang đo này là phiên bản rút ngắn so với phiên bản ERI bao gồm 23 mục đại diện cho ba thang đo “nỗ lực” (6 mục), “phần thưởng” (11 mục, với ba yếu tố phụ) và “cam kết quá mức” (6 mục) năm 2004 (Siegrist et al 2004) xuống 16 mục bằng việc lựa chọn tiêu chí để rút gọn 2 thang còn lại là “nỗ lực” và “phần thưởng” Mỗi thang đo nhân tố đưa ra các nội dung tiêu biểu nhằm đánh giá theo khía cạnh riêng (Hình 1.3), được đo lường bằng thang đo Likert [22]
Hình 1.3 Mẫu rút gọn của Bảng câu hỏi Mất cân bằng Nỗ lực - Phần thưởng (ERI) [23]
Bộ công cụ đã được sử dụng để đánh giá mức độ căng thẳng trong công việc của NBT tại Canada (2016) [23] Tuy nhiên, nghiên cứu của Boyle, Bishop, Morrison và cộng sự (2016) cũng chỉ ra điểm yếu của bộ công cụ rằng hiệu lực về nội dung (content validity) của bảng câu hỏi ERI đã được giải quyết chủ yếu theo hiệu lực bền ngoài (face validity) Mặc dù hỗ trợ cho các dự đoán từ việc sử dụng giả thuyết về căng thẳng trong công việc, bộ công cụ này mới được cung cấp các bằng chứng về tính hiệu lực về cấu trúc (construct validity), nhưng điều này không đủ để khẳng định hiệu lực về nội dung (content validity) của bộ câu hỏi ERI [23] Theo Robson (2010), hiệu lực bề ngoài liên quan đến việc đo lường được thực hiện như thế nào, cách thức thu thập thông tin có hợp lý và chính xác không, các nội dung nghiên cứu được sắp xếp, bố cục tốt hay có độ ổn định không Khác với hiệu lực về nội dung (content validity), hiệu lực bề ngoài (face validity) không liên quan nhiều đến nội dung nghiên cứu mà liên quan nhiều đến yếu tố hình thức trình bày (Robson, 2010) [24] c) Bộ câu hỏi đánh giá sự căng thẳng của nhân viên y tế HPSI (Wolfgang 1988) [25]
Alan P Wolfgang đã phát triển Bộ câu hỏi đánh giá hậu quả của căng thẳng (BCC) để đánh giá mức độ và nguồn gây căng thẳng mà các nhân viên y tế gặp phải BCC được xây dựng dựa trên việc xem xét chuyên sâu tài liệu nghiên cứu và bao gồm các câu hỏi nhằm đánh giá các phản ứng thể chất, nhận thức, hành vi và cảm xúc đối với căng thẳng nơi làm việc.
Công cụ kiểm tra mức độ căng thẳng của nhân viên y tế (Health Professions Stress Inventory - HPSI) được phát triển và triển khai thông qua bảng câu hỏi gửi qua thư cho một nhóm lớn bác sĩ, dược sĩ và y tá đang hành nghề HPSI đã chứng minh được độ tin cậy bên trong và giá trị đồng thời đối với dược sĩ [25] Công cụ HPSI bao gồm 30 câu hỏi chia thành 4 nhân tố được minh họa trong Hình 1.4 [26].
Hình 1.4 Bốn nhóm nhân tố chính ảnh hưởng sự căng thẳng trong công việc của nhân viên y tế
Một số nghiên cứu về sự căng thẳng (stress) liên quan đến công việc của người bán lẻ thuốc
Hiện nay các vấn đề sức khoẻ tâm thần đang ngày được quan tâm nhiều hơn Trong quá trình tìm kiếm tài liệu tham khảo, đề tài ghi nhận số lượng lớn các nghiên cứu liên quan đến sự căng thẳng trong việc của NBT Nghiên cứu đánh giá sự căng thẳng trong công việc của NBT đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm bởi sự căng thẳng trong công việc của NBT không chỉ tác động đến doanh thu mà còn ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ chăm sóc được cung cấp cho khách hàng/ người bệnh tại quầy thuốc Một số nghiên cứu trên thế giới về mức độ căng thẳng của dược sĩ nói chung cũng như NBT nói riêng sử dụng bộ công cụ dựa vào bộ công cụ gốc HPSI được trình bày tóm tắt trong Bảng 1.1
1.3.1 Bộ công cụ đo lường đánh giá sự căng thẳng trong công việc của người bán lẻ thuốc
Thang đo lường mức độ căng thẳng của NBT là một trong những yếu tố được chú trọng quan tâm Trong đó, độ tin cậy của một thang đo có nghĩa là thang đo cung cấp kết quả nhất quán qua những lần đo khác nhau Tổng quan về một số nghiên cứu về sự căng thẳng của dược sĩ cộng đồng trên thế giới cho thấy bộ công cụ đo lường sự căng thẳng của dược sĩ với công việc tại quầy thuốc hầu hết được đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s alpha Đây là một phép kiểm định về mức độ chặt chẽ mà các biến trong thang đo tương quan với nhau Những biến đo lường cùng một khái niệm tiềm ẩn thì phải có mối liên quan với nhau
Sau khi tổng hợp những thang đo và nghiên cứu trước đây, có thể thấy, thang đo lường về sự căng thẳng trong công việc trên thế giới tương đối đa dạng và không hoàn toàn đồng nhất bởi có lẽ đặc điểm công việc của các nhân viên y tế tại các quốc gia có thể khác nhau, hệ thống tổ chức quản lý y tế khác nhau Số lượng câu hỏi (item) trong các thang đo dao động là rất khác nhau Hầu hết các phương pháp đều sử dụng thang đo Likert Do đó, chúng tôi đề xuất sử dụng thang đo Likert-5 (0-4) với đề tài của mình
1.3.2 Kết quả nhân tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng trong công việc
Dựa vào Bảng 1.1, có thể thấy một số nghiên cứu dù không sử dụng nguyên văn thang HPSI mà có sự thay đổi số lượng câu hỏi và điều chỉnh một vài nhân tố trong thang gốc, nhóm 4 nhân tố: trách nhiệm tư vấn cho người bệnh, sự công nhận trong công việc, những mâu thuẫn trong công việc và thiếu chắc chắn về chuyên môn vẫn được giữ nguyên và một số nhân tố mới được phát hiện trong quá trình nghiên cứu Vì vậy, ở đề tài này, chúng tôi đề xuất xây dựng BCC dựa trên 4 nhân tố gốc của bộ công cụ HPSI và sau đó xác định lại các nhân tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng với đối tượng là NBT tại quầy thuốc trên địa bàn Bắc Ninh (Hình 1.5)
Nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng trong công việc, phương pháp thường được sử dụng:
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis, gọi tắt là phương pháp EFA) dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F 3 năm, liên quan đến các lĩnh vực trách nhiệm tư vấn cho người bệnh (3,41 so với 2,11, p 10 triệu
9 Thời gian quầy thuốc hoạt động
Số năm hoạt động của quầy thuốc
Dạng số Đơn vị : năm
10 Số lượng nhân viên hoạt động của quầy thuốc
Số lượng nhân viên Dạng số Đơn vị: người
11 Số lần cơ quan đến thanh tra quầy thuốc trong năm qua
Số lần cơ quan đến thanh tra quầy thuốc trong năm qua (lần)
12 Vị trí công việc Vị trí công việc được giao tại quầy thuốc 1 Người quản lý
2.2.3.2 Các biến số về nhân tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng của người bán lẻ thuốc với công việc tại quầy thuốc
Bảng 2.3 Các biến số thang đo đánh giá sự căng thẳng của NBT với công việc
STT Ký hiệu biến Tên biến quan sát Khái niệm/ Cách tính
1 Sự công nhận trong công việc
1 A1 Tôi cảm thấy thiếu cơ hội phát triển trong công việc
Thang đo Likert 5 mức độ
Thứ bậc Bảng hỏi Phụ lục 2
2 A2 Tôi cảm thấy mức lương thoả đáng với trình độ chuyên môn của mình
Thang đo Likert 5 mức độ
Thứ bậc Bảng hỏi Phụ lục 2
3 A3 Tôi không được tham gia vào các quyết định trong công việc của mình Thang đo Likert 5 mức độ Thứ bậc Bảng hỏi Phụ lục 2
4 A4 Tôi không nhận được góp ý đầy đủ về hiệu quả công việc mà tôi đã thực hiện
Thang đo Likert 5 mức độ
Thứ bậc Bảng hỏi Phụ lục 2
5 A5 Không nhận được sự tôn trọng hoặc công nhận mà anh/chị xứng đáng có được từ cộng đồng
Thứ bậc Bảng hỏi Phụ lục 2
6 A6 Không có cơ hội chia sẻ cảm xúc và trải nghiệm với đồng nghiệp
Thứ bậc Bảng hỏi Phụ lục 2
7 A7 Không thể sử dụng hết khả năng của mình trong công việc
Thứ bậc Bảng hỏi Phụ lục 2
8 A8 Tôi không cảm thấy được hứng thú trong công việc
Thứ bậc Bảng hỏi Phụ lục 2
2 Trách nhiệm tư vấn cho người bệnh
9 B1 Khó khăn khi cố gắng đáp ứng kỳ vọng của xã hội về dịch vụ chăm sóc sức khoẻ
Thứ bậc Bảng hỏi Phụ lục 2
10 B2 Phải đối mặt với những bệnh nhân/khách hàng khó tính
Thứ bậc Bảng hỏi Phụ lục 2
11 B3 Khó khăn khi phải giải đáp với những phàn nàn/ thắc mắc của khách hàng (ví dụ: uống thuốc này có khỏi không giá thành thuốc cao ,chất lượng thuốc…)
Thứ bậc Bảng hỏi Phụ lục 2
12 B4 Khó khăn khi tư vấn/ chăm sóc dược cho đối tượng đặc biệt (khách hàng có nhiều bệnh; người cao tuổi; phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ sơ sinh,trẻ nhỏ… )
Thứ bậc Bảng hỏi Phụ lục 2
13 B5 Tôi cảm thấy phải gánh vác trách nhiệm nặng nề về hiệu quả điều trị của người bệnh
Thứ bậc Bảng hỏi Phụ lục 2
14 B6 Quan tâm đến tâm tư của người bệnh khi tư vấn sử dụng thuốc
Thứ bậc Bảng hỏi Phụ lục 2
3 Những khó khăn mâu thuẫn trong công việc
Khó khăn trong việc duy trì đội ngũ nhân viên phục vụ xuyên suốt quá trình hoạt động của quầy thuốc là một thách thức thường gặp Chẳng hạn, khi người bán thuốc cũ nghỉ việc, việc tìm kiếm và đào tạo người mới có thể khá mất thời gian Điều này dẫn đến thiếu hụt nhân sự, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tại quầy thuốc.
Thứ bậc Bảng hỏi Phụ lục 2
16 C2 Khối lượng công việc quá lớn dẫn đến không thể hoàn thành tốt mọi việc
Thứ bậc Bảng hỏi Phụ lục 2
C3 khối lượng/thời gian công việc ảnh hưởng đến bản thân/gia đình (ví dụ: thời gian làm việc quá dài trong một ngày, không có thời gian dành cho gia đình).
Thứ bậc Bảng hỏi Phụ lục 2
18 C4 Khó khăn trong việc đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định chuyên môn trong công việc hàng ngày
(ví dụ : bán thuốc kê đơn phải có đơn, phần mềm liên thông, quản lý thuốc kiểm soát đặc biệt , ghi chép sổ sách, sắp xếp thuốc đúng nơi quy định )
Thứ bậc Bảng hỏi Phụ lục 2
19 C5 Bị gián đoạn bởi các cuộc gọi hoặc người khác khi đang thực hiện nhiệm vụ công việc
Thứ bậc Bảng hỏi Phụ lục 2
20 C6 Lo sợ sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý
Thứ bậc Bảng hỏi Phụ lục 2
21 C7 Khách hàng hoặc chủ đầu tư không có chuyên môn về dược quyết định cách anh/chị thực hiện công việc bán thuốc (ví dụ: không lắng nghe tư vấn, tự quyết định thuốc và cách dùng thuốc, uống thuốc theo thông tin từ internet; chỉ uống 1 hoặc 2 liều…)
Thứ bậc Bảng hỏi Phụ lục 2
22 C8 Không có cơ hội/ thời gian học lên trình độ cao hơn
Thứ bậc Bảng hỏi Phụ lục 2
23 C9 Không có thời gian nghỉ ngơi trong các dịp đặc biệt như ngày lễ, ngày Tết…
Thứ bậc Bảng hỏi Phụ lục 2
24 C10 Doanh số bán hàng không đạt được như kỳ vọng ( VD: doanh số ngày giảm, khách hàng giảm, )
Thứ bậc Bảng hỏi Phụ lục 2
25 C11 Mệt mỏi khi luôn phải cập nhật những kiến thức mới/ phát triển năng lực chuyên môn
Thang đo Likert 5 mức độ
Thứ bậc Bảng hỏi Phụ lục 2
26 C12 Cảm thấy khó khăn trong việc tìm nguồn hàng chất lượng và giá cả hợp lý
(ví dụ: không tìm thấy nhà cung cấp, bị ép số lượng bởi nhà cung cấp, giá cả quá cao không biết nên chọn mặt hàng nào trong các mặt hàng tương tự nhau trên thị trường)
Thang đo Likert 5 mức độ
Thứ bậc Bảng hỏi Phụ lục 2
27 C13 Khó khăn khi làm việc trong điều kiện cơ sở vật chất kém hoặc không đầy đủ
(ví dụ thiếu nhà vệ sinh riêng, hoặc nghỉ ngơi)
Thang đo Likert 5 mức độ
Thứ bậc Bảng hỏi Phụ lục 2
28 C14 Bất đồng với người giám sát và/hoặc người quản lý
Thang đo Likert 5 mức độ
Thứ bậc Bảng hỏi Phụ lục 2
29 C15 Bất đồng với đồng nghiệp Thang đo Likert 5 mức độ
Thứ bậc Bảng hỏi Phụ lục 2
30 C16 Khó khăn trong việc hợp tác với nhân viên y tế khác trong việc điều trị cho người bệnh
Thang đo Likert 5 mức độ
Thứ bậc Bảng hỏi Phụ lục 2
Với sự xuất hiện của các chuỗi quầy thuốc và cơ sở y tế khác, các hiệu thuốc C17 gặp khó khăn trong kinh doanh do sự cạnh tranh về giá cả, mặt bằng và công nghệ Họ phải đối mặt với áp lực cạnh tranh mạnh mẽ, đe dọa đến sự tồn tại của mình.
, chương trình khuyến mại, chương trình tích điểm, marketing,…)
Thang đo Likert 5 mức độ
Thứ bậc Bảng hỏi Phụ lục 2
32 C18 Khó khăn trong quản lý hàng hóa tồn kho (hạn dùng, hàng cận date, hết date, số lượng hàng tồn nhiều,…)
Thang đo Likert 5 mức độ
Thứ bậc Bảng hỏi Phụ lục 2
4 Thiếu chắc chắn về chuyên môn
33 D1 lo sợ khi phải đưa ra tư vấn về việc sử dụng thuốc cũng như điều trị cho bệnh nhân (ví dụ: tác dụng phụ, dị ứng thuốc, quá liều).
Thang đo Likert 5 mức độ
Thứ bậc Bảng hỏi Phụ lục 2
34 D2 Không chắc chắn về nội dung tư vấn cho người bệnh hoặc người nhà về tình trạng bệnh, phương pháp điều trị
Thang đo Likert 5 mức độ
Thứ bậc Bảng hỏi Phụ lục 2
35 D3 Không tiếp cận được thông tin đầy đủ về sức khỏe của người bệnh (hồ sơ sức khoẻ, bệnh mắc kèm, bệnh nhân không cung cấp đủ thông tin…)
Thứ bậc Bảng hỏi Phụ lục 2
36 D4 Để cảm xúc cá nhân chi phối việc tư vấn điều trị cho người bệnh.
Thứ bậc Bảng hỏi Phụ lục 2
37 D5 Không được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để đáp ứng nhu cầu tư vấn cho người bệnh
Thứ bậc Bảng hỏi Phụ lục 2
38 D6 Không biết hiệu quả công việc được kỳ vọng như thế nào (ví dụ: theo doanh số hay theo việc không lạm dụng thuốc, hợp lý an toàn)
Thứ bậc Bảng hỏi Phụ lục 2
39 D7 Không được công nhận hoặc được chấp nhận là một chuyên gia về thuốc thực thụ bởi các chuyên gia y tế khác.
Thứ bậc Bảng hỏi Phụ lục 2
40 D8 Không ứng phó được các vấn đề phát sinh bất ngờ không lường trước được
(VD: bệnh nhân bị dị ứng thuốc, bệnh nhân ngất tại cửa hàng, …)
Thứ bậc Bảng hỏi Phụ lục 2
2.2.4 Mẫu nghiên cứu Để sử dụng EFA, tỷ lệ số quan sát trên một biến phân tích tối thiểu là 5:1 [28]
Cỡ mẫu tối thiểu là 40 x 5 = 200 phiếu khảo sát hợp lệ
- Là NBT đang làm việc tại các quầy thuốc trên địa bàn Bắc Ninh
- Có mặt tại quầy thuốc vào thời điểm khảo sát
- Đồng ý tham gia nghiên cứu
- Không đồng ý tham gia nghiên cứu
- Là sinh viên, người đang học việc tại quầy thuốc
- NBT tại quầy thuốc bệnh viện, phòng khám
Đạo đức nghiên cứu
Điều tra viên trình giấy giới thiệu của nhà trường khi thực hiện khảo sát và giải thích thông tin đầy đủ đến đối tượng nghiên cứu về mục đích của khảo sát, được giải đáp thắc mắc trước khi trả lời phỏng vấn và chỉ tiến hành khi được sự đồng ý của đối tượng nghiên cứu Đối tượng cũng có quyền dừng làm khảo sát bất kỳ lúc nào hoặc không trả lời những câu hỏi mang tính nhạy cảm cao như: những vấn đề gây căng thẳng với công việc hiện tại, cung cấp số điện thoại, tên và địa chỉ quầy thuốc
Các thông tin thu thập được được lưu trữ hoàn toàn bảo mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học, do đó chỉ điều tra viên mới được tiếp cận.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Xác định một số nhân tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng của người bán lẻ thuốc với công việc tại quầy thuốc
3.1.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Thông tin chung của 200 NBT tại các quầy thuốc trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tham gia nghiên cứu được trình bày tại Bảng 3.5 dưới đây:
Bảng 3.5 Thông tin chung của người bán lẻ thuốc trong mẫu nghiên cứu
STT Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%)
1 Bán và tư vấn thuốc cho khách hàng 200 100
2 Mua và nhập thuốc vào quầy thuốc 176 88,0
3 Kiểm tra chất lượng, quản lý hàng tồn, sắp xếp và bảo quản thuốc
1 Người phụ trách chuyên môn về dược 150 75,0
Trình độ chuyên môn về dược cao nhất
Số năm kinh nghiệm hành nghề (năm)
Số giờ làm việc/ngày
Thời gian quầy thuốc hoạt động (năm)
Số lượng nhân viên đang làm việc tại quầy thuốc
Số lần cơ quan đến thanh tra tại quầy thuốc trong năm qua (lần)
Lượng bệnh nhân/ khách hàng trung bình/ngày
Mức thu nhập trung bình/tháng của anh/chị
Số lần thay đổi công việc
Mức độ hài lòng với công việc hiện tại:
Dựa trên dữ liệu thu thập từ 200 người bán lẻ thuốc (NBT) tại quầy thuốc trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã tham gia nghiên cứu cho thấy thấy sự phân bố đa dạng về các đặc điểm nhân khẩu học NBT là nữ giới chiếm tỷ lệ lớn là 93,5%, trong khi nam giới chỉ chiếm 6,5% số lượng NBT Điều này cho thấy ngành nghề bán lẻ thuốc có sự ưu thế đáng kể của nữ giới NBT tham gia khảo sát có độ tuổi tương đối trẻ với 58,0% dưới
Đa số nhân viên bán thuốc (NBT) đã lập gia đình (88,5%) Hoạt động chính của họ là "Bán và tư vấn thuốc cho khách hàng" (100%) Tiếp theo là các công việc "Kiểm tra chất lượng, quản lý hàng tồn, sắp xếp và bảo quản thuốc", chiếm 98% công việc của họ tại quầy thuốc.
Tại quầy thuốc NBT tham gia khảo sát chủ yếu đảm nhiệm vị trí “Người phụ trách chuyên môn về dược” (75,0%), trong khi chỉ có 25,0% là “Nhân viên” Trình độ chuyên môn của NBT cũng đa dạng, với phần lớn có trình độ “Cao đẳng dược” (chiếm 73%), trong khi chỉ có 7,5% là “Trung cấp dược” Trình độ “Đại học dược” chiếm tỷ lệ 19,5%, và không có NBT nào có trình độ “Sau đại học”
Số năm kinh nghiệm của NBT dao động từ 0 đến 25 năm, với trung bình là 5,70 năm Phần lớn NBT (58,0%) có kinh nghiệm 5 – 10 năm, trong khi 32,5% có kinh nghiệm dưới 5 năm và 9,5% có kinh nghiệm > 10 năm Về thời gian làm việc hàng ngày, hầu hết NBT (90%) làm việc nhiều hơn 8 giờ/ngày, trong khi chỉ có 8% làm việc ít hơn
Thời gian các quầy thuốc hoạt động chủ yếu tập trung vào khoảng ≤ 6 năm, chiếm tỷ lệ 71,5% Số lượng nhân viên làm việc tại quầy thuốc cũng đa dạng, với phần lớn (89,0%) có 1 nhân viên
Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận cơ quan thanh tra quản lý đến thanh tra quầy thuốc ít nhất 2 lần trong năm với tỷ lệ 52,5% Lượng bệnh nhân/khách hàng mỗi ngày của một quầy thuốc chủ yếu dao động dưới 30 người/ngày với tỷ lệ 49,0% , 30- 50 người/ngày với
Về mức thu nhập trung bình mỗi tháng của NBT, có phân bố đa dạng Có 11 người (5,5%) có thu nhập dưới 4 triệu đồng mỗi tháng Nhóm có thu nhập từ 4 đến 6 triệu đồng mỗi tháng chiếm tỷ lệ lớn nhất, với 72 NBT (36,0%) Ở mức thu nhập từ 6 đến 8 triệu đồng mỗi tháng, có 94 NBT (47,0%) 19 NBT ( 9,5%) có thu nhập hàng tháng từ 8 đến 10 triệu đồng, và chỉ có 4 NBT (2,0%) đạt thu nhập trên 10 triệu đồng mỗi tháng Đối với số lần thay đổi công việc, 116 NBT (58,0%) không có sự thay đổi nào trong công việc của họ Có 32 NBT (16,0%) chỉ một lần thay đổi công việc Còn 44 NBT (chiếm 22,0%) đã thay đổi công việc hai lần, và có 8 NBT (chiếm 2,0%) đã trải qua nhiều hơn hai lần thay đổi công việc
Hầu hết cộng tác viên (74%) bày tỏ sự hài lòng ở mức "Bình thường" với công việc hiện tại, trong khi 20,5% hài lòng tuyệt đối Chỉ một số ít rơi vào mức không hài lòng (5,5%), trong đó có 3% là "Không hài lòng" và 0,5% là "Rất không hài lòng" Tuy nhiên, vẫn có 2% cộng tác viên bày tỏ sự hài lòng cao độ với công việc của họ.
3.1.2 Độ tin cậy của thang đo
Nhằm xác định một số nhân tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng của người bán lẻ thuốc với công việc tại quầy thuốc, nghiên cứu tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo Tổng hợp kết quả loại biến sau kiểm định độ tin cậy Cronbach’s alpha được trình bày ở Bảng 3.6
Bảng 3.6 Tổng hợp kết quả các biến bị loại sau kiểm định Cronbach’s alpha STT
Biến bị loại Lý do loại khỏi thang đo
1 A6, A7 Hệ số Cronbach’s alpha nếu loại biến: 0,831 > 0,794
2 B6 Hệ số Cronbach’s alpha nếu loại biến: 0,812 > 0,781
3 C7, C14, C17 Hệ số Cronbach’s alpha nếu loại biến: 0,859 > 0,836
4 D5, D7 Hệ số Cronbach’s alpha nếu loại biến: 0,853 > 0,849
Có 8 biến quan sát bị loại bỏ khỏi thang đo do hệ số Cronbach’s alpha sau khi loại biến đạt mức cao hơn Cụ thể bao gồm các biên A6, A7; B6; C7, C14,
C17, D5, D7 Tổng số 32 biến quan sát còn lại được giữ lại trong thang đo đạt độ tin cậy Crobach alpha tổng của bộ công cụ đạt mức 0,831 đạt yêu cầu Cụ thể như sau:
Bảng 3.7 Độ tin cậy của thang đo sau khi loại biến
Hệ số tương quan biến tổng
Sự công nhận trong công việc
Hệ số tương quan biến tổng
Trách nhiệm tư vấn cho người bệnh 0,812 B1 0,457
Những khó khăn/mâu thuẫn trong công việc 0,859 C1 0,511
Hệ số tương quan biến tổng
Thiếu chắc chắn về chuyên môn
3.1.3 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA với thang đo 32 biến như sau:
Bảng 3.8 Ma trận xoay nhân tố của thang đo chính thức (32 biến)
Biến quan sát Nhân tố
A1 Tôi cảm thấy thiếu cơ hội phát triển trong công việc
A2 Tôi cảm thấy mức thu nhập không thoả đáng với trình độ chuyên môn của mình
A3 Tôi không được tham gia vào các quyết định trong công việc của mình
A4 Không nhận được góp ý đầy đủ về hiệu quả công việc mà tôi đã thực hiện
A5 Không nhận được sự tôn trọng hoặc công nhận mà anh/chị xứng đáng có được từ cộng đồng
A8 Tôi không cảm thấy được hứng thú trong công việc
B1 Khó khăn khi cố gắng đáp ứng kỳ vọng của xã hội về dịch vụ chăm sóc sức khỏe
B2 Phải đối mặt với những bệnh nhân/khách hàng khó tính
B3 Khó khăn khi phải giải đáp với những phàn nàn/ thắc mắc của khách hàng (ví dụ: uống thuốc này có khỏi không, giá thuốc cao, chất lượng thuốc…)
B4 Khó khăn khi tư vấn/ chăm sóc cho đối tượng đặc biệt
(khách hàng có nhiều bệnh; người cao tuổi; trẻ sơ sinh; trẻ nhỏ; phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú…)
Tôi cảm thấy phải gánh vác trách nhiệm nặng nề về hiệu quả điều trị của người bệnh
C1 Nhận thấy khó khăn trong việc đảm bảo nhân sự phục vụ trong toàn bộ thời gian quầy thuốc hoạt động
C2 Khối lượng công việc quá lớn dẫn đến không thể hoàn thành tốt mọi việc
C3 Khối lượng/ thời gian của công việc ảnh hưởng tới việc riêng của bản thân/ gia đình
C4 Khó khăn trong việc đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định chuyên môn trong công việc hàng ngày
C5 Bị gián đoạn bởi các cuộc gọi hoặc người khác khi đang thực hiện nhiệm vụ công việc
C6 Lo sợ thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý
C8 Không có cơ hội/ thời gian học lên trình độ cao hơn
C9 Không có thời gian nghỉ ngơi trong các dịp đặc biệt như ngày lễ, ngày Tết…
C10 Doanh số bán hàng không đạt được như kỳ vọng
C11 Mệt mỏi khi luôn phải cập nhật những kiến thức mới/ phát triển năng lực chuyên môn
C12 Cảm thấy khó khăn trong việc tìm nguồn hàng chất lượng và giá cả hợp
C13 Khó khăn khi làm việc trong điều kiện cơ sở vật chất kém hoặc không đầy đủ
C15 Bất đồng với đồng nghiệp
C16 Khó khăn trong việc hợp tác với nhân viên y tế khác trong việc điều trị cho người bệnh
C18 Khó khăn trong quản lý hàng hóa tồn kho
D1 Lo sợ sẽ mắc sai sót trong việc lựa chọn tư vấn sử dụng thuốc, điều trị của người bệnh
D2 Không chắc chắn về nội dung tư vấn cho người bệnh hoặc người nhà về tình trạng bệnh, phương pháp điều trị
Không tiếp cận được thông tin đầy đủ về sức khỏe của người bệnh
D4 Để cảm xúc cá nhân chi phối việc tư vấn điều trị cho người bệnh
D6 Không biết hiệu quả công việc được kỳ vọng như thế nào
D8 Không ứng phó được các vấn đề phát sinh bất ngờ không lường trước được
Với 32 biến quan sát được đưa vào phân tích ma trận xoay, tất cả biến quan sát được chấp nhận khi hệ số Factor loading đều > 0,5 tạo thành 7 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng/stress của NBT với công việc
Tổng phương sai trích là 60,280%, lớn hơn 50%, và giá trị Eigenvalues của các nhóm nhân tố đều lớn hơn 1 Sau phân tích nhân tố khám phá EFA, 7 nhóm nhân tố đã được rút trích và giải thích được 60,280% sự biến thiên của dữ liệu Các nhóm nhân tố được đặt tên lại cụ thể như sau:
(1) Sự công nhận trong công việc gồm 6 biến quan sát (A1,A2,A3,A4,A5,A8) (2) Trách nhiệm tư vấn cho người bệnh/khách hàng với 5 biến quan sát
(3) Áp lực từ khối lượng, thời gian phục vụ trong công việc với 3 biến quan sát (C1,C2,C3)
(4) Áp lực thực hiện quy chế chuyên môn và thanh kiểm tra với 3 biến quan sát (C4,C5,C6)
(5) Doanh số và cơ hội phát triển với 4 biến quan sát (C8,C9,C10,C11)
(6) Thách thức quản lý hàng hóa và quan hệ đồng nghiệp với 5 biến (C12,C13,C15,C16,C18)
(7) Thiếu chắc chắn chuyên môn với 6 biến quan sát (D1,D2,D3,D4,D6,D8)
Có thể thấy, từ 4 nhân tố giả thuyết ban đầu sau khi phân tích độ tin cậy và phân tích EFA xoay ma trận nhân tố cho thấy có 7 nhân tố được rút trích Trong đó, nhóm nhân tố giữ nguyên là “ Sự công nhận trong công việc”, “Trách nhiệm tư vấn cho người bệnh/khách hàng” và “ Thiếu chắc chắn chuyên môn” Đáng lưu ý, riêng nhóm nhân tố ban đầu “Những khó khăn, mâu thuẫn trong công việc” được tách thành 4 phân nhóm nhân tố mới là “Áp lực từ khối lượng công việc”, “Áp lực thực hiện quy chế chuyên môn và thanh kiểm tra”, “Doanh số và cơ hội phát triển” và “Thách thức quản lý hàng hóa và quan hệ đồng nghiệp”
Như vậy, từ kết quả nghiên cứu cho thấy có 7 nhân tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng trong công việc của NBT đó là: (1) Sự công nhận trong công việc, (2) Trách nhiệm tư vấn cho người bệnh/khách hàng ; (3) Áp lực từ khối lượng, thời gian phục vụ trong công việc ; (4) Áp lực thực hiện quy chế chuyên môn và thanh kiểm tra; (5) Doanh số và cơ hội phát triển; (6) Thách thức quản lý hàng hóa và quan hệ đồng nghiệp; (7) Thiếu chắc chắn chuyên môn Vì vậy, kết luận thang đo 7 nhân tố với 32 biến quan sát là đạt yêu cầu về tính giá trị và độ tin cậy (Hình 3.7)
Hình 3.8 Các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự căng thẳng trong công việc của
Đo lường mức độ căng thẳng (stress) của người bán lẻ thuốc với công việc tại quầy thuốc
3.2.1 Đo lường mức độ căng thẳng của NBT trong công việc tại quầy thuốc với từng nhân tố
3.2.1.1 Mức độ căng thẳng của NBT với nhân tố “ Sự công nhận trong công việc”
Bảng 3.9 Mức độ căng thẳng của NBT với nhân tố áp lực từ sự công nhận trong công việc Tên biến Các biến quan sát Điểm TB ( SD ) Xếp hạng
A2 Tôi cảm thấy mức thu nhập không thoả đáng với trình độ chuyên môn của mình
1,99 ( 1,15 ) 1 Căng thẳng chung trong công việc
Sự công nhận trong công việc
Trách nhiệm tư vấn Áp lực từ khối lượng, thời gian phục vụ trong công việc Áp lực thực hiện quy chế chuyên môn và thanh kiểm tra Áp lực doanh số và cơ hội phát triển
Thách thức quản lý hàng hóa và quan hệ đồng nghiệp
Thiếu chắc chắn về chuyên môn
A4 Không nhận được góp ý đầy đủ về hiệu quả công việc mà tôi đã thực hiện
Tôi không cảm thấy được hứng thú trong công việc
A3 Tôi không được tham gia vào các quyết định trong công việc của mình
A5 Không nhận được sự tôn trọng hoặc công nhận mà anh/chị xứng đáng có được từ cộng đồng
A1 Tôi cảm thấy thiếu cơ hội phát triển trong công việc
1,51 (0,81 ) 6 Điểm trung bình chung của nhân tố sự công nhận trong công việc
Kết quả nghiên cứu cho thấy NBT có mức độ căng thẳng ở mức trung bình (1,75 điểm/4 điểm tối đa) với nhân tố “ Sự công nhận trong công việc” Cụ thể như sau:
Biến A2 “Mức thu nhập không thoả đáng với trình độ chuyên môn” có mức điểm trung bình cao nhất trong nhân tố “Sự công nhận trong công việc” (1,99 điểm/4 điểm tối đa) Tiếp theo là biến quan sát A4, với TB 1,97 và SD 1,02, “Không nhận được góp ý đầy đủ về hiệu quả công việc” Đáng lưu ý, biến A8 “Tôi không cảm thấy được hứng thú trong công việc”, với điểm TB 1,93 và SD 1,04 cho thấy mức độ căng thẳng cao từ việc không tìm thấy niềm vui hoặc sự hứng thú trong công việc cho thấy tầm quan trọng của việc tìm kiếm sự phù hợp giữa nhân viên và công việc, cũng như tạo điều kiện để nhân viên cảm thấy công việc của họ có ý nghĩa
Biến A3 “Tôi không được tham gia vào các quyết định trong công việc của mình” với điểm TB 1,78 và SD 0,87 phản ánh sự thiếu quyền tự chủ và cơ hội tham gia vào quyết định làm tăng mức độ căng thẳng, cho thấy nhu cầu về sự tham gia và ảnh hưởng đến quyết định công việc của NBT
Biến A5 “Không nhận được sự tôn trọng hoặc công nhận mà anh/chị xứng đáng có được từ cộng đồng” với điểm TB 1,52 và SD 0,83 cho thấy mức độ căng thẳng thấp hơn so với các biến khác nhưng vẫn cho thấy sự thiếu sự công nhận từ cộng đồng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và sự hài lòng trong công việc của NBT
Biến A1 “Tôi cảm thấy thiếu cơ hội phát triển trong công việc”, với điểm TB 1,51 và SD 0,81 thể hiện mức độ căng thẳng tương đối thấp từ sự thiếu cơ hội phát triển cho thấy tầm quan trọng của việc đầu tư vào sự nghiệp và phát triển cá nhân cho nhân viên
3.2.1.2 Mức độ căng thẳng của NBT về nhân tố “Trách nhiệm tư vấn cho người bệnh”
Bảng 3.10 Điểm căng thẳng của NBT với nhân tố áp lực từtrách nhiệm tư vấn cho người bệnh/khách hàng Tên biến Các biến quan sát Điểm TB ( SD ) Xếp hạng
B2 Phải đối mặt với những bệnh nhân/khách hàng khó tính
B4 Khó khăn khi tư vấn/ chăm sóc cho đối tượng đặc biệt (khách hàng có nhiều bệnh; người cao tuổi; trẻ sơ sinh; trẻ nhỏ; phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú…)
B3 Khó khăn khi phải giải đáp với những phàn nàn/ thắc mắc của khách hàng (ví dụ: uống thuốc này có khỏi không, giá thuốc cao, chất lượng thuốc…)
B5 Tôi cảm thấy phải gánh vác trách nhiệm nặng nề về hiệu quả điều trị của người bệnh
B1 Khó khăn khi cố gắng đáp ứng kỳ vọng của xã hội về dịch vụ chăm sóc sức khỏe
1,51 (0,81 ) 5 Điểm trung bình chung với nhân tố trách nhiệm tư vấn cho người bệnh/khách hàng
Kết quả nghiên cứu cho thấy NBT có mức độ căng thẳng ở mức trung bình (1,75 điểm/4 điểm tối đa) với nhân tố “ Trách nhiệm tư vấn cho người bệnh/khách hàng”
Biến B2, với điểm trung bình 1,99 điểm/4 điểm tối đa và SD 1,15, chỉ ra rằng
“Phải đối mặt với những bệnh nhân/khách hàng khó tính” là nguồn căng thẳng hàng đầu trong việc tương tác với khách hàng, đòi hỏi kỹ năng giao tiếp và kiên nhẫn cao
Biến B4, với TB 1,97 và SD 1,02, “Khó khăn khi tư vấn/ chăm sóc cho đối tượng đặc biệt”, phản ánh sự căng thẳng từ việc đáp ứng nhu cầu khác nhau của các nhóm bệnh nhân có yêu cầu cụ thể
Biến B3 “Khó khăn khi phải giải đáp với những phàn nàn/ thắc mắc của khách hàng” với điểm TB 1,78 và SD 0,87 cho thấy mức độ căng thẳng từ việc giải quyết thắc mắc và phàn nàn của khách hàng đòi hỏi NBT phải có kỹ năng giao tiếp và kiên nhẫn cao, cũng như kiến thức chuyên môn sâu để cung cấp thông tin đáng tin cậy
Biến B5 “Tôi cảm thấy phải gánh vác trách nhiệm nặng nề về hiệu quả điều trị của người bệnh” với điểm TB 1,52 và SD 0,83 thể hiện sự áp lực từ việc đảm bảo kết quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân là một nguồn căng thẳng, đặc biệt khi kết quả không như kỳ vọng
Biến B1 “Khó khăn khi cố gắng đáp ứng kỳ vọng của xã hội về dịch vụ chăm sóc sức khỏe” với điểm TB 1,51 và SD 0,81 cho thấy mức độ căng thẳng liên quan đến việc đáp ứng kỳ vọng của xã hội về chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phản ánh áp lực từ yêu cầu và tiêu chuẩn ngày càng cao từ bệnh nhân và xã hội
3.2.1.3 Mức độ căng thẳng của NBT về áp lực từ khối lượng, thời gian phục vụ công việc
Bảng 3.11 Điểm căng thẳng của NBT theo xếp hạng các nhân tố áp lực từ khối lượng, thời gian phục vụ công việc Tên biến
Các biến quan sát Điểm TB( SD ) Xếp hạng
C1 Nhận thấy khó khăn trong việc đảm bảo nhân sự phục vụ trong toàn bộ thời gian quầy thuốc hoạt động
C3 Khối lượng/ thời gian của công việc ảnh hưởng tới việc riêng của bản thân/ gia đình
Khối lượng công việc quá lớn dẫn đến không thể hoàn thành tốt mọi việc
1,85 ( 1,02 ) 3 Điểm trung bình chung với nhân tố áp lực khối lượng, thời gian phục vụ trong công việc
BÀN LUẬN
Xác định một số nhân tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng của người bán lẻ thuốc với công việc tại quầy thuốc trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh năm 2023
4.1.1 Xây dựng bộ công cụ, khẳng định các nhân tố ảnh hưởng
Căng thẳng nghề nghiệp là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, tác động xấu đến chất lượng sống và làm giảm khả năng làm việc của người lao động [37] Tại Việt Nam, chưa từng có nghiên cứu nào trước đây được thực hiện để đánh giá mức độ căng thẳng với công việc của NBT tại quầy thuốc trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Chính vì thế, trong đề tài này, nhóm nghiên cứu đã cố gắng phát triển và thẩm định một thang đo tốt, để có thể sử dụng đo lường sự căng thẳng trong công việc cho các NBT tại quầy thuốc
Và kết quả khảo sát với sự tham gia của 200 NBT đã chứng minh được thang đo xây dựng được có độ tin cậy tương đối tốt
Tỷ lệ thống nhất của thang đo này cao ở mức 0,831 theo hệ số Cronbach’s alpha Tỷ lệ này tương tự các nghiên cứu khác sử dụng bộ công cụ dựa trên bộ công cụ gốc HPSI là 0,86 (đối với NBT tại Malaysia), 0,896 (đối với dược sĩ tại Bờ Tây, Palestine) và 0,871 (đối với dược sĩ tại Ả Rập, Ả Rập Xê Út) Tại Hà Nội, nghiên cứu của Điêu Thị Diễm Quỳnh ghi nhận hệ số Cronbach’s alpha là 0,931.
Như vậy, BCC đánh giá mức độ căng thẳng công việc của NBT chính thức được hình thành gồm 32 tiểu mục chia làm 7 nhân tố: (1) Sự công nhận trong công việc, (2) Trách nhiệm tư vấn cho người bệnh/khách hàng ; (3) Áp lực từ khối lượng, thời gian phục vụ trong công việc ; (4) Áp lực thực hiện quy chế chuyên môn và thanh kiểm tra; (5) Doanh số và cơ hội phát triển; (6) Thách thức quản lý hàng hóa và quan hệ đồng nghiệp; (7) Thiếu chắc chắn chuyên môn
Kết quả này cho thấy so với bộ công cụ gốc HPSI, bộ công cụ của đề tài vẫn giữ nguyên 4 nhóm nhân tố cơ bản và phát triển thêm 3 nhóm nhân tố mới tách ra từ nhóm nhân tố gốc trong bộ câu hỏi gốc HPSI
So sánh với nghiên cứu của Điêu Thị Diễm Quỳnh [32] trên 400 nhà thuốc tại Hà Nội, đã xác định 6 yếu tố ảnh hưởng đến căng thẳng trong công việc của nhân viên bán thuốc (NBT) là: lương thưởng, phát triển; sự công nhận; trách nhiệm tư vấn; mâu thuẫn và xung đột; thiếu chắc chắn về chuyên môn Tuy nhiên, đối tượng NBT tại nhà thuốc Hà Nội và quầy thuốc Bắc Ninh có thể có mức độ căng thẳng khác nhau Nghiên cứu trên đối tượng người bán thuốc tại Bắc Ninh chỉ ra thêm các yếu tố áp lực như quy chế chuyên môn, thanh kiểm tra, quản lý hàng hóa và quan hệ đồng nghiệp.
Tuy nhiên, so với nghiên cứu tương tự đã thực hiện tại Hà Nội cho thấy người bán thuốc tại quầy thuốc Do đó thấy được điểm chung của nghiên cứu trên NBT của Việt Nam có mức độ stress trung bình Trong điều kiện kinh tế khó khăn, lạm phát tăng cao, áp lực kinh tế, áp lực về việc làm luôn đè năng lên vài người lao động Bên cạnh sự nỗ lực của bản thân dể cống hiến vì sức khỏe cộng đồng thì NBT mong muốn được sự quan tâm của chủ các quầy thuốc,các doanh nghiệp kinh doanh có nhiều chính sách, các cơ quan chức năng , tạo điều kiện để NBT đạt hiệu quả cao trong công việc đem lại thu nhập cho NBT, đem lại lợi ích sức khỏe cho cộng đồng và lợi nhuận cho nhà thuốc, doanh nghiệp.
Đánh giá mức độ căng thẳng (stress) của người bán lẻ thuốc với công việc tại quầy thuốc trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 2023
4.2.1 Mức độ căng thẳng chung của người bán thuốc trong công việc
Nhìn chung, kết quả nghiên cứu cho thấy NBT có mức độ căng thẳng chung ở mức trung bình với điểm trung bình là 1,74 điểm/4 điểm tối đa (0,674) NBT được khảo sát trong nghiên cứu này thể hiện mức độ căng thẳng với công việc thấp hơn so với các nghiên cứu khác trên thế giới Ví dụ, nghiên cứu của Win Wei Teong và đồng nghiệp tại Malaysia cho kết quả là điểm căng thẳng trung bình chung là 1,86/4,00 điểm[1]; nghiên cứu của Jawna Sirhan và cộng sự tại Palestine cho kết quả điểm trung bình chung 2,61/5,00 điểm căng thẳng[29] hay nghiên cứu của Laura McCann và đồng nghiệp tại Northern Ireland cho kết quả điểm trung bình chung 94,66/165 điểm[2] Điều này được giải thích do đặc thù bối cảnh xã hội ở mỗi quốc gia đã gây ra tác động nhiều hơn đến sự hình thành các yếu tố căng thẳng công việc, đi kèm với đó là những chính sách quản lý và đãi ngộ khác nhau giữa Việt Nam và các quốc gia khác
Tuy Việt Nam chưa có nghiên cứu nào trước đây về căng thẳng của NBT với công việc tại quầy thuốc nhưng đã tập trung vào các đối tượng nhân viên y tế khác như dược sĩ lâm sàng bệnh viện, vì thế qua nghiên cứu này có thể thấy mức độ căng thẳng trong công việc của NBT thấp hơn các đối tượng trên Cụ thể, NBT có mức căng thẳng công việc chung là 1,74 trên thang 4,00 điểm cao hơn với dược sĩ lâm sàng tại bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh là 1,5/4,0 điểm [36] Điều này có thể lý giải do đặc thù công việc, môi trường làm việc khác nhau đến mức độ căng thẳng trong công việc của các dược sĩ lâm sàng và dược sĩ cộng đồng là khác nhau .Nghiên cứu tại Hà Nội mức căng thẳng công việc chung của tác giả Điêu Thị Diễm Quỳnh[32] là 1,12 trên thang 4,00 điểm , tại Bắc Ninh là 1,74 trên thang 4,00 điểm , cho ta thấy đối tượng Nhà thuốc, Quầy thuốc , địa bàn khác nhau mức độ căng thẳng có sự chênh lệnh khác nhau Điều này có thể giải thích là do NBT tại các quầy thuốc trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có áp lực trong công việc ở mức độ trung bình, cao hơn so với NBT tại nhà thuốc trên địa bàn Hà Nội Bên cạnh đó, có thể là do mẫu nghiên cứu của chúng tôi có đặc điểm khác do với mẫu nghiên cứu tại Hà Nội
4.2.2 Mức độ căng thẳng của NBT với từng nhân tố
Mức độ căng thẳng cao nhất được báo cáo là do nhân tố“ áp lực từ khối lượng, thời gian phục vụ trong công việc” với điểm TB là 1,89 và SD là 0,800 NBT là nữ giới chiếm tỷ lệ lớn là 93,5%, trong khi nam giới chỉ chiếm 6,5% số lượng NBT Có 88,5% NBT đã kết hôn Hầu hết đối tượng nghiên cứu là nữ đã lập gia đình và làm quản lý quầy thuốc , do vậy áp lực khối lương công việc khi 1 mình làm tất cả các công việc là tương đối lớn Thường các quầy thuốc mở cửa từ sáng sớm và đóng cửa vào buổi tối
Do đó, nếu quầy thuốc chỉ có một người bán lẻ thuốc thì sẽ khó khăn trong việc đảm bảo nhân sự và dành toàn bộ thời gian phục vụ cho công việc Điều này phản ánh sự thách thức trong việc xử lý một lượng lớn nhiệm vụ trong một khung thời gian hạn chế, khiến NBT cảm thấy quá tải và căng thẳng Khác với nghiên cứu của Điêu Diễm Quỳnh[32] nhân tố có mức độ căng thẳng cao nhất đối với NBT tại nhà thuốc trên địa bàn Hà Nội là nhân tố “trách nhiệm tư vấn cho người bệnh”
“Thiếu chắc chắn về chuyên môn” thể hiện mức độ căng thẳng từ sự thiếu chắc chắn về chuyên môn đứng ở vị trí thứ hai, với TB 1,86 và SD 0,766 Điều này cho thấy NBT lo lắng về khả năng và kiến thức của bản thân khi cung cấp dịch vụ tư vấn và điều trị cho khách hàng, gây ra áp lực và căng thẳng Các quy định hay các thông tư yêu cầu cập nhật chuyên môn ngày càng cao , các yêu cầu áp dụng liên kết với công nghệ thông tin cũng làm cho NBT cảm thây phải liên tục học tập và trau dồi thêm kỹ năng hay kiến thức mới Mô hình bệnh nhiều bệnh mới , thuốc mới hay các dịch bệnh liên tục cũng cần phải cập nhật thông tin để tư vấn và điều trị Theo dõi các thông báo của Phòng Y tế về các thuốc bị thu hồi , cập nhật các quy định mới cũng là vấn đề khiến NBT căng thẳng , lo lắng Khó khăn trong việc đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định chuyên môn trong công việc hàng ngày (VD: bán thuốc kê đơn phải có đơn, phần mềm liên thông, quản lý thuốc kiểm soát đặc biệt, ghi chép sổ sách, sắp xếp thuốc đúng nơi quy định…)
Sự căng thẳng từ “Áp lực thực hiện quy chế chuyên môn và thanh kiểm tra ” điểm
TB 1,84 và SD 0,825 ở vị trí số ba cho thấy sự khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu về quy chế chuyên môn và việc thanh kiểm tra của cơ quan quản lý Bên cạnh đó, về thời gian làm việc hàng ngày, hầu hết NBT (90%) làm việc nhiều hơn 8 giờ/ngày, trong khi chỉ có 8% làm việc ít hơn 8 giờ/ngày Ta thấy thời gian tại quầy thuốc 1 ngày nhiều , công việc lặp đi lặp lại , thời gian nghỉ ngơi và nhất là trong các dịp nghỉ lễ NBT đôi khi vẫn phải đảm bảo công việc nên dễ gây ra áp lực và căng thẳng
“Áp lực doanh số và cơ hội phát triển” và “Thách thức trong quản lý hàng hóa và quan hệ đồng nghiệp” với điểm TB cho cả hai nhân tố này là 1,80 điểm/4 điểm tối đa, mức căng thẳng xếp thứ 4 cho thấy rằng cả sự thiếu cơ hội phát triển cá nhân và thách thức trong quản lý nguồn hàng cũng như mối quan hệ với đồng nghiệp khiến NBT căng thẳng (stress) Nhân tố này được tách ra từ nhân tố ban đầu là Những mâu thuẫn trong công việc đã chỉ rõ hơn được áp lực của NBT tại quầy thuốc trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Có thể nói, xét về cơ hội phát triển của NBT tại quầy thuốc không có quá nhiều NBT phải nâng cao trình độ chuyên môn , học lên trình độ Cao Đẳng , Đại Học ngày càng nhiều , tỷ lệ quầy thay thế bằng nhà thuốc yêu cầu trình độ Đại Học do vậy việc sắp xếp thời gian để đi học nâng cao, và học thêm các lớp về marketting hay các khoá học phát triển bản thân để nâng cao trình độ năng lực chăm sóc khách hàng, sự cạnh tranh lớn giữa các quầy cũng làm NBT phải liên tục học tập phát triển Bên cạnh đó, với số lượng mặt hàng thuốc và các sản phẩm y tế trên thị trường khá đa dạng, việc tìm nguồn hàng để nhập đáp ứng với nhu cầu của khách hàng và cạnh tranh với các quầy thuốc khác cũng là thách thức không hề nhỏ với người bán thuốc tại các quầy thuốc
Nhân tố “Sự công nhận trong công việc” cho thấy mức độ căng thẳng xếp thứ 5 liên quan đến việc không được công nhận và thiếu cơ hội trong công việc được đánh giá là
Tỉ lệ trung bình chung TB 1,78 và độ lệch chuẩn SD 0,708 phản ánh nhu cầu được công nhận và tiến triển trong sự nghiệp của nhóm nhân viên bán thuốc Môi trường làm việc trong ngành dược và bán lẻ thuốc thường lặp lại và cố định, vì vậy nhóm nhân viên bán thuốc thường cảm thấy thiếu cơ hội tiếp xúc với môi trường năng động hơn.
Không được công nhận hoặc được chấp nhận là một chuyên gia về thuốc thực thụ bởi các chuyên gia y tế khác, hay bị so sánh và đôi khi cũng không được sự tôn trọng của người mua thuốc Cũng là 1 trong những nguyên nhân làm cho NBT áp lực và căng thẳng
Sự xuất hiện của nhân tố này phản ánh tầm quan trọng của việc nhận ra và phát huy tiềm năng cá nhân, cũng như nhu cầu được tôn trọng và công nhận trong môi trường làm việc
Nhân tố “Trách nhiệm tư vấn cho người bệnh/khách hàng” có mức độ căng thẳng trung bình (1,74 điểm) và đứng thứ 6 Điều này cho thấy rằng việc xử lý các tình huống phức tạp và đòi hỏi với khách hàng cũng là một nguồn căng thẳng đáng kể Trong quá trình tư vấn NBT gặp phải thách thức khi không tiếp cận được thông tin đầy đủ về sức khỏe của người bệnh (hồ sơ sức khoẻ, bệnh mắc kèm, bệnh nhân không cung cấp đủ thông tin…), ,người bệnh khó tính, đối tượng đặc biệt cũng làm cho NBT căng thẳng " Những biến này mô tả các thách thức mà nhân viên gặp phải khi tương tác với khách hàng, bao gồm việc đối mặt với khách hàng khó tính và giải quyết các phàn nàn Sự hiện diện của nhân tố này nhấn mạnh tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp và quản lý quan hệ khách hàng trong ngành bán lẻ dược phẩm Kết quả này khác so với kết quả nghiên cứu trước đây đối với NBT tại nhà thuốc Hà Nội thì trách nhiệm tư vấn cho người bệnh khách hàng là nhân tố khiến họ căng thẳng nhất [32] Điều này có thể giải thích với đặc điểm của quầy thuốc chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn áp lực và yêu cầu của khách hàng tư vấn có lẽ không cao như đối với khách hàng tại các địa bàn thành phố lớn
4.2.3 Mối liên quan giữa đặc điểm NBT với sự căng thẳng chung trong công việc tại quầy thuốc
Kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ chuyên môn cao nhất về dược, mức thu nhập hàng tháng và vị trí công việc của NBT tại quầy thuốc có liên quan đến mức độ căng thẳng chung trong công việc của NBT Sự khác biệt giữa các tiểu nhóm trong biến trình độ chuyên môn cao nhất về dược, mức thu nhập hàng tháng và vị trí công việc có ý nghĩa thống kê (p