1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

lv ths pháp luật về cưỡng chế thu hồi đất và thực tiễn thực thi tại huyện bắc hà tỉnh lào cai

79 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật về cưỡng chế thu hồi đất và thực tiễn thực thi tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai
Tác giả Tác giả
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn tốt nghiệp
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 520,5 KB

Nội dung

Thứ hai, quyết định hành chính này thể hiện quyền lực nhà nước nhằmthực thi một trong những nội dung của quản lý nhà nước về đất đai, quyếtđịnh đó được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CƯỠNG CHẾ THU HỒI ĐẤT

1.3 Lý luận pháp luật về cưỡng chế thu hồi đất 181.3.1 Khái niệm pháp luật cưỡng chế thu hồi đất và nội dung pháp

1.3.2 Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật về cưỡng chế thu

1.3.3 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của chế định pháp

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CƯỠNG CHẾ THU HỒI

ĐẤT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI HUYỆN BẮC HÀ, TỈNH

2.1 Nội dung các quy định của pháp luật hiện hành về cưỡng chế

2.1.2 Điều kiện tiến hành cưỡng chế thu hồi đất 342.1.2 Thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế quyết định thu hồi đất 372.1.3 Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện quyết định cưỡng 38

Trang 2

chế quyết định thu hồi đất

2.1.4 Trình tự, thủ tục thực hiện quyết định cưỡng chế quyết định

2.2 Thực tiễn thi hành pháp luật về cưỡng chế thu hồi đất tại

2.2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại huyện Bắc Hà 442.2.2 Sự tác động của các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội, đất đai

đến việc thực thi pháp luật về thu hồi đất và cưỡng chế thu

2.2.3 Tình hình thực hiện việc cưỡng chế thu hồi đất tại huyện Bắc

Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU

3.1 Những yêu cầu đặt ra trong quá trình thực hiện pháp luật về

3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về cưỡng chế thu hồi đất 653.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về cưỡng chế

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

GPMB : Giải phóng mặt bằngTHĐ : Thu hồi đất

UBND : Ủy ban nhân dân

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Với tư cách là đại diện chủ sở hữu đất đai, Nhà nước có quyền điềuchỉnh, phân bổ đất đai, có thể giao quyền sử dụng đất đến tay người sử dụng

và có thể thu hồi đất (THĐ) trong những trường hợp cần thiết Khi Nhà nướcTHĐ thì người sử dụng đất được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy địnhcủa pháp luật Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước, nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở hạ tầng xã hội, phát triển côngnghiệp và dịch vụ, quốc phòng và an ninh đòi hỏi phải có quỹ đất khá lớn, do

đó Nhà nước phải THĐ để chuyển từ mục đích này sang mục đích khác Trênthực tế, vẫn có nhiều trường hợp Nhà nước gặp khó khăn trong quá trình thuhồi nên việc quy định cưỡng chế THĐ là rất cần thiết Do nhiều nguyên nhânkhách quan, chủ quan; nguyên nhân từ phía cơ quan nhà nước, cán bộ thihành cưỡng chế không thực hiện nghiêm túc chức trách của mình; nguyênnhân từ phía người dân do bảo vệ tài sản của mình mà có những hành vichống đối, không chấp hành, Chính vì vậy mà hoạt động THĐ và cưỡng chếTHĐ hiện nay đang gặp rất nhiều những khó khăn, vướng mắc Bên cạnh đó,các quy định pháp luật về cưỡng chế THĐ còn chưa được đầy đủ, chặt chẽ,chưa được quan tâm đúng mức Trong Luật Đất đai 2013 chỉ có một điều duynhất quy định về vấn đề này, các văn bản hướng dẫn dưới luật cũng chưadành một vị trí xứng đáng cho những quy định về vấn đề này Điều đó khiếncho công tác cưỡng chế THĐ tại các địa phương gặp nhiều khó khăn Rấtnhiều vụ việc cưỡng chế THĐ chưa được đảm bảo công khai, minh bạch; quátrình thực hiện chưa tuân thủ đúng các bước gây bức xúc cho người dân, dẫnđến những hậu quả tiêu cực trong thời gian qua, ví dụ như vụ THĐ của Ủyban nhân dân (UBND) huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng với gia đìnhông Đoàn Văn Vương gây xôn xao dư luận thời gian dài; hay vụ cưỡng chếTHĐ tại Vĩnh Long, Bắc Ninh thời gian qua

Có thể thấy, những vấn đề xung quanh cưỡng chế THĐ và nhữngchính sách liên quan là những vấn đề hết sức nhạy cảm, phức tạp bởi nó độngchạm một cách trực tiếp đến quyền, lợi ích của những người dân có đất bị thu

Trang 5

hồi, tác động đến mọi mặt của đời sống Đây luôn là vấn đề “nóng” thu hútnhiều sự quan tâm của xã hội và của Nhà nước

Để có thể khắc phục và hoàn thiện vấn đề này, cần có sự đánh giátoàn diện, khách quan cả về lý luận lẫn thực tiễn, hiện trạng pháp luật về

cưỡng chế thu hồi đất Với lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Pháp luật về cưỡng chế thu hồi đất và thực tiễn thực thi tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai”

làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề THĐ là một trong những chế định quan trọng của pháp luậtđất đai Chế định này được sự quan tâm nghiên cứu của giới khoa học pháp lý

vì khi đi vào cuộc sống, nó trực tiếp đụng chạm đến lợi ích của người bịTHĐ, lợi ích của cộng đồng và lợi ích của cả Nhà nước Trong đó, cưỡng chếTHĐ là một khía cạnh nhỏ của vấn đề này nên không có nhiều công trìnhnghiên cứu trực tiếp về nó

Một số công trình nghiên cứu có phần nào đề cập đến cưỡng chế THĐcủa các tác giả như:

- Những tồn tại, vướng mắc phát sinh trong quá trình áp dụng bồi thường

khi Nhà nước thu hồi đất, Nguyễn Thị Nga, Tạp chí Luật học, năm 2011.

- Công khai minh bạch để bảo vệ quyền lợi của người bị thu hồi đất,

PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 2, năm 2012

- Pháp luật về thu hồi đất trong việc giải quyết mối quan hệ giữa Nhà

nước - nhà đầu tư và người có đất bị thu hồi, Nguyễn Thị Tâm, Luận văn thạc

sĩ luật học, Hà Nội, 2013

- Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở

Việt Nam, Phạm Thu Thủy, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà

Nội, 2014

- Pháp luật về kiểm đếm bắt buộc trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

khi Nhà nước thu hồi đất, Nguyễn Đức Thuận, Luận văn thạc sĩ luật học,

Trường Đại học Luật Hà Nội, 2015

- Pháp luật về trình tự, thủ tục thu hồi đất và thực tiễn tại thành phố

Hà Nội, Trần Quốc Đạt, Luận văn thạc sĩ luật học, 2017.

- Báo cáo tổng thuật kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ: Thu

hồi đất và giải quyết khiếu nại về thu hồi đất ở Việt Nam hiện nay - Những

Trang 6

vấn đề lý luận và thực tiễn, Viện Khoa học Thanh tra - Thanh tra Chính phủ,

năm 2016

- Hoàn thiện pháp luật về cưỡng chế thu hồi đất vì mục đích quốc

phòng, an ninh, phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam, PGS.TS Phan Trung

Hiền, baophapluat.vn, ngày 1/6/2018

- Giải quyết tranh chấp về giá đất tính tiền bồi thường khi Nhà nước

thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, của Châu Hoàng Thân, Tạp chí Nhà nước và pháp

luật, số 5(373), 2019

Những công trình nghiên cứu đi trước đã tiếp cận từ nhiều góc độkhác nhau để phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam có liênquan đến THĐ và cưỡng chế THĐ Nhìn chung, trong các công trình nghiêncứu này, có thể cưỡng chế THĐ không phải là mục tiêu chính của vấn đềnghiên cứu nhưng cũng được đề cập để làm rõ vấn đề mà các công trình đótập trung nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu các công trình đi trước,tác giả đã kế thừa, vận dụng sáng tạo và mở rộng nghiên cứu để thực hiện đề

tài của mình: “Pháp luật về cưỡng chế thu hồi đất và vấn đề thực tiễn thực thi

tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai” Phân tích, đánh giá các vấn đề pháp luật về

cưỡng chế THĐ và thực tiễn thực thi, từ đó xây dựng những giải pháp hoànthiện phù hợp

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về thu hồi đất, cưỡng chếTHĐ và pháp luật về cưỡng chế thu hồi đất, luận văn đánh giá thực trạng cácquy định pháp luật hiện hành và thực tiễn thực hiện tại huyện Bắc Hà, tỉnhLào Cai, từ đó có cơ sở để đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật vềcưỡng chế THĐ và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này

- Nhiệm vụ nghiên cứu

+ Làm rõ một số vấn đề lý luận về thu hồi đất, cưỡng chế THĐ vàpháp luật về cưỡng chế thu hồi đất

+ Đánh giá và chỉ ra những thành tựu và các hạn chế trong thực trạngquy định pháp luật về cưỡng chế THĐ và thực tiễn thực hiện tại huyện Bắc

Hà, tỉnh Lào Cai

Trang 7

+ Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quảthực hiện pháp luật về cưỡng chế THĐ ở Việt Nam hiện nay.

4 Câu hỏi nghiên cứu

- Làm rõ những vấn đề lý luận về pháp luật cưỡng chế THĐ?

- Pháp luật hiện hành về cưỡng chế THĐ được quy định như thế nào?

- Thực tiễn thi hành pháp luật về cưỡng chế THĐ được thực hiện trênđịa bàn huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai như thế nào?

- Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hànhpháp luật trong lĩnh vực này như thế nào?

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu

+ Các vấn đề lý luận liên quan đến cưỡng chế THĐ và pháp luật vềcưỡng chế thu hồi đất;

+ Hệ thống quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước

về cưỡng chế thu hồi đất;

+ Các quy phạm pháp luật thực định về cưỡng chế thu hồi đất;

+ Thực tiễn thi hành pháp luật về cưỡng chế THĐ tại huyện Bắc Hà,tỉnh Lào Cai;

+ Những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quảthực hiện pháp luật về cưỡng chế thu hồi đất

Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Nghiên cứu, tìm hiểu các quy định

pháp luật về cưỡng chế THĐ kể từ thời điểm Luật Đất đai 2013 có hiệu lựcthi hành đến nay đồng thời có tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển củapháp luật đất đai về cưỡng chế thu hồi đất

Phạm vi nghiên cứu về không gian: Đánh giá thực tiễn thực thi các

quy định về cưỡng chế THĐ trên địa bàn huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai

Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu các quy định của Luật Đất đai

năm 2013, các văn bản hướng dẫn thi hành về cưỡng chế thu hồi đất

Trang 8

6 Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu sâu sắc nội dung của đề tài, tác giả đã sử dụng một sốphương pháp sau đây:

Phương pháp luận: Duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủnghĩa Mác - Lênin

Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng một số phương pháp cụ thể sau:

- Phương pháp phân tích, diễn giải, bình luận đối chiếu được sử dụngkhi tìm hiểu các quy định pháp luật về cưỡng chế thu hồi đất;

- Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, đánh giá để phân tíchthực trạng việc thực thi cưỡng chế thu hồi đất;

- Phương pháp so sánh được sử dụng để đối chiếu các quy định phápluật, tìm ra điểm chưa phù hợp, chưa thống nhất trong hệ thống quy định phápluật về cưỡng chế thu hồi đất; so sánh, đánh giá những điểm chưa hợp lý, bấtcập trong những quy định pháp luật với việc thực hiện pháp luật trên thực tế;

- Phương pháp tổng hợp, quy nạp, diễn giải khi nghiên cứu về một số giảipháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về vấn đề này

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần hệ thống hóa các quy định của

pháp luật về cưỡng chế THĐ và những ưu điểm, hạn chế của những quy định

ấy Từ đó làm cơ sở để xây dựng giải pháp hoàn thiện pháp luật

Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ là tài liệu giúp cho

người đọc có cái nhìn tổng quan nhất về pháp luật cưỡng chế THĐ và trên cơ

sở thực tiễn thực thi tại một địa bàn cụ thể, khóa luận đưa ra các giải pháphoàn thiện những hạn chế của pháp luật, đồng thời nâng cao hiệu quả thực thipháp luật trong thực tiễn

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luậnvăn được cơ cấu thành 3 chương như sau:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về cưỡng chế thu hồi đất và pháp

luật về cưỡng chế thu hồi đất

Chương 2: Thực trạng pháp luật về cưỡng chế thu hồi đất và thực tiễn

thi hành tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả

thực thi pháp luật về cưỡng chế thu hồi đất

Trang 9

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CƯỠNG CHẾ THU HỒI ĐẤT

VÀ PHÁP LUẬT VỀ CƯỠNG CHẾ THU HỒI ĐẤT

1.1 Lý luận về thu hồi đất

1.1.1 Khái niệm thu hồi đất

Với tư cách đại diện chủ sở hữu đất đai, Nhà nước có quyền trao đấtđến tay người sử dụng, đồng thời cũng có thể THĐ đó trong những trườnghợp cần thiết theo quy định của pháp luật Nếu như giao đất, cho thuê đất là

cơ sở để làm phát sinh quan hệ pháp luật đất đai, phát sinh quyền sử dụng đấtcủa người sử dụng thì THĐ lại có ý nghĩa hoàn toàn ngược lại, đó là chấm dứtquan hệ pháp luật đất đai, chấm dứt quyền sử dụng đất của người sử dụngbằng một quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Thôngqua những hoạt động này, Nhà nước thể hiện rất rõ quyền định đoạt đất đaivới tư cách là đại diện chủ sở hữu đất đai

Thu hồi đất cũng là nội dung quan trọng của quản lý nhà nước về đấtđai Vì vậy, để thực thi nội dung này, quyền lực nhà nước được thể hiện nhằmbảo đảm lợi ích của Nhà nước, của xã hội, đồng thời nhằm lập lại kỷ cươngtrong quản lý nhà nước về đất đai

Trước đây, Luật Đất đai năm 1987 và Luật Đất đai năm 1993, đã đềcập vấn đề thu hồi đất, nhưng chưa định nghĩa rõ thế nào là THĐ mà chỉ liệt

kê các trường hợp bị THĐ (Điều 14 Luật Đất đai năm 1987 và điều 26 LuậtĐất đai năm 1993)

Theo Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, THĐ được hiểu là: Cơquan nhà nước có thẩm quyền thu hồi quyền sử dụng đất của người vi phạmquy định về sử dụng đất để Nhà nước giao cho người khác sử dụng hoặc trảlại cho chủ sử dụng đất hợp pháp bị lấn chiếm Trường hợp thật cần thiết, Nhànước THĐ đang sử dụng của người sử dụng đất để sử dụng vào mục đíchquốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng1

Khái niệm này được đưa ra dựa trên các trường hợp THĐ mà chưahẳn là một định nghĩa rõ ràng; lại không bao quát được hết các trường hợp THĐ

1 Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

Trang 10

Khoản 5 Điều 4 Luật Đất đai năm 2003 đưa ra khái niệm THĐ: “Thu

hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật này” Hiện nay, tại Khoản 11 Điều 3

Luật Đất đai 2013, THĐ được định nghĩa là: “Nhà nước thu hồi đất là việc

Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng vi phạm pháp luật đất đai”

Theo các khái niệm nêu trên, THĐ xét về mặt hình thức là văn bảnhành chính; nhưng xét về mặt nội dung, là việc sử dụng quyền lực nhà nước

để thu lại quyền sử dụng đất để phục vụ cho các mục tiêu của Nhà nước, vềbản chất, THĐ chính là việc chuyển quyền sử dụng đất theo một cơ chế bắtbuộc thông qua biện pháp hành chính, việc THĐ có những đặc điểm sau đây:

- Việc THĐ do cơ quan quản lý hành chính nhà nước tiến hành theomột thủ tục, trình tự nhất định Thẩm quyền THĐ được xác định theo thẩmquyền giao đất, cơ quan có thẩm quyền giao đất nào thì có quyền thu hồi đốivới loại đất đó

- Thu hồi đất được thực hiện thông qua quyết định THĐ của cơ quannhà nước có thẩm quyền Xác định rõ chủ thể bị thu hồi, lý do thu hồi, diệntích thu hồi, mục đích thu hồi làm căn cứ cho việc chấm dứt quan hệ pháp luậtđất đai giữa Nhà nước và người sử dụng đất

- Phương pháp mệnh lệnh được dùng trong mọi trường hợp THĐ Đây

là quan hệ một bên là Nhà nước với một bên là người sử dụng đất, hai chủ thểnày không có sự bình đẳng với nhau về mặt pháp lý

- Thu hồi đất là một biện pháp pháp lý quan trọng nhằm thể hiệnquyền sở hữu toàn dân đối với đất đai mà Nhà nước là người đại diện chủ sởhữu Để thực hiện nội dung này, quyền lực nhà nước được thể hiện nhằm đảmbảo lợi ích của Nhà nước, xã hội và lập lại kỷ cương của Nhà nước trongtrường hợp vi phạm Luật đất đai Như vậy, THĐ cần phải nhìn nhận rõ ở cáckhía cạnh sau:

Thứ nhất, là một quyết định hành chính của của cơ quan nhà nước có

thẩm quyền nhằm chấm dứt quan hệ sử dụng đất của người sử dụng với Nhànước đối với một diện tích đất nhất định

Trang 11

Thứ hai, quyết định hành chính này thể hiện quyền lực nhà nước nhằm

thực thi một trong những nội dung của quản lý nhà nước về đất đai, quyếtđịnh đó được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo luật định,được quyền nhân danh Nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước trong việc raquyết định thu hồi và tổ chức thực thi việc THĐ trên thực tế

Thứ ba, việc THĐ xuất phát từ nhu cầu của Nhà nước và xã hội hoặc

là biện pháp chế tài được áp dụng nhằm xử lý các hành vi vi phạm pháp luậtđất đai Trong một số trường hợp khác, vì những lý do đương nhiên kháchquan, Nhà nước cũng có thể thu hồi đất

1.1.2 Sự cần thiết phải thu hồi đất

Cùng với các biện pháp thực hiện chức năng quản lý đất đai như điềutra, đo đạc, lập bản đồ địa chính; quy hoạch, kế hoạch hóa việc sử dụng đất;ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai, THĐ cũng là một trongnhững biện pháp quan trọng nhằm tăng cường sự quản lý của Nhà nước đốivới đất đai, đảm bảo đất đai được sử dụng một cách hợp lý và tiết kiệm

Thu hồi đất giúp cho việc ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạmpháp luật đất đai như: lấn, chiếm đất, đất được giao không đúng thẩm quyền,đất sử dụng không đúng mục đích, người sử dụng đất không thực hiện đúngnghĩa vụ với Nhà nước

Thu hồi đất góp phần vào việc giải phóng mặt bằng (GPMB), phânphối lại quỹ đất để sử dụng vào mục đích an ninh quốc phòng; lợi ích quốcgia, lợi ích công cộng; mục tiêu phát triển kinh tế, như để triển khai các dự ánlớn để phát triển kinh tế - xã hội; để xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển côngnghiệp, dịch vụ và xây dựng đô thị làm thay đổi bộ mặt đô thị theo hướng vănminh hiện đại;

Hơn thế nữa, THĐ là biện pháp tăng cường pháp chế xã hội chủnghĩa, thiết lập kỷ cương trong quản lý đất đai, đồng thời, đảm bảo cho việc

sử dụng đất đai hợp lý, đạt hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo được hài hòa lợi íchcủa Nhà nước cũng như lợi ích của chính người sử dụng đất Như vậy có thểkhẳng định rằng, việc đặt ra THĐ trong một số trường hợp theo quy định củapháp luật là thực sự cần thiết THĐ là biện pháp pháp lý quan trọng nhằm thểhiện quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai mà Nhà nước làm đại diện chủ sởhữu, đồng thời cũng là nội dung quan trọng của quản lý nhà nước về đất đai

Trang 12

1.1.3 Các trường hợp thu hồi đất

So với Luật Đất đai 2003 thì Luật Đất đai năm 2013 đã quy định cáctrường hợp mà Nhà nước tiến hành THĐ một cách cụ thể hơn, chia thànhtừng nhóm Từng nhóm trên lại được cụ thể hóa thành các trường hợp cụ thể,

để các nhà thi hành luật cũng như người áp dụng luật nắm bắt được để thựchiện cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bao gồm:

Trường hợp thứ nhất: Nhà nước THĐ vì mục đích quốc phòng, an ninh.

Hiến pháp 2013 quy định Nhà nước THĐ do tổ chức, cá nhân đang sử dụngtrong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh;phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng Điều 61 Luật Đất đai

2013 đã cụ thể hóa các trường hợp THĐ vì mục đích quốc phòng, an ninh nhưsau: Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc; Xây dựng căn cứ quân sự; Xây dựngcông trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng,

an ninh; Xây dựng ga, cảng quân sự; Xây dựng công trình công nghiệp, khoahọc và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, anninh; Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân; Làm trường bắn,thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí; Xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâmhuấn luyện, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân; Xâydựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân; Xây dựng cơ sở giam giữ,

cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý

Trường hợp thứ hai: Nhà nước THĐ để phát triển kinh tế - xã hội vì

lợi ích quốc gia, công cộng Phát triển kinh tế vì lợi ích chung của đất nước là

một trong những vấn đề được coi trọng Với quỹ đất có hạn thì việc đưa quỹđất này vào phát triển kinh tế thì được cân nhắc một cách kỹ lưỡng nhất, nêncác trường hợp THĐ để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, côngcộng được quy định rất nghiêm ngặt Trước đây, Luật Đất đai năm 2003 chỉquy định chung chung “thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinhtế”, điều đó dẫn đến sự tùy tiện trong THĐ vì mục tiêu phát triển kinh tế LuậtĐất đai năm 2013 đã quy định rõ việc THĐ vì mục đích phát triển kinh tế, xãhội nhưng phải vì lợi ích quốc gia, công cộng

Điều 62 Luật Đất đai 2013 đã liệt kê các trường hợp sau đây: Thựchiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư

mà phải THĐ; Thực hiện các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận,

Trang 13

quyết định đầu tư mà phải THĐ; Thực hiện các dự án do Hội đồng nhân dâncấp tỉnh chấp thuận mà phải THĐ.

Việc THĐ vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội

vì lợi ích quốc gia, công cộng phải dựa trên các căn cứ sau đây: Dự án thuộccác trường hợp THĐ quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai; Kếhoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước cóthẩm quyền phê duyệt; Tiến độ sử dụng đất thực hiện dự án

Trường hợp thứ ba: THĐ do vi phạm pháp luật về đất đai Hiện nay,

trong quá trình sử dụng đất người sử dụng có hành vi vi phạm pháp luật đấtđai như: sử dụng đất không đúng mục đích, khai thác sử dụng chưa hợp lý,lấn chiếm đất đai, Nhằm phòng chống và khắc phục vấn đề này, Điều 64Luật Đất đai 2013 đưa ra các trường hợp bị THĐ do vi phạm pháp luật vềđất đai bao gồm: Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao,cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính

về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm; Người sửdụng đất cố ý hủy hoại đất; Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượnghoặc không đúng thẩm quyền; Đất không được chuyển nhượng, tặng chotheo quy định của Luật này mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho; Đấtđược Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm; Đất không được chuyểnquyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất dothiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm; Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa

vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấphành; Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 thángliên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 thángliên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được

sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trênthực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụngthì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nướckhoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thờigian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được giahạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước THĐ mà

Trang 14

không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bấtkhả kháng.

Việc THĐ do vi phạm pháp luật về đất đai phải căn cứ vào văn bản,quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi vi phạmpháp luật về đất đai

Trường hợp thứ tư: THĐ do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật,

tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người (Điều 65) baogồm: Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhànước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từngân sách nhà nước bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc khôngcòn nhu cầu sử dụng đất; người sử dụng đất thuê của Nhà nước trả tiền thuêđất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không cònnhu cầu sử dụng đất; Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế;Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất; Đất được Nhà nước giao, cho thuê cóthời hạn nhưng không được gia hạn; Đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môitrường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người; Đất ở có nguy cơ sạt lở, sụtlún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người

Việc quy định THĐ nhằm nhiều mục đích khác nhau, nhưng mục đíchcuối cùng mà nhà làm luật hướng đến là đảm bảo việc cân bằng quỹ đất cóhạn vừa đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế của người sử dụng đất, vừa đảmbảo phát triển nền kinh tế chung của đất nước cũng như đảm bảo vấn đề anninh quốc phòng

Việc THĐ trong trường hợp này phải dựa trên các căn cứ sau đây:Văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết đã có hiệu lực pháp luật đốivới trường hợp THĐ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 65 Luật Đất đai; Giấychứng tử hoặc quyết định tuyên bố một người là đã chết theo quy định củapháp luật và văn bản xác nhận không có người thừa kế của UBND cấp xã nơithường trú của người để thừa kế đã chết đó đối với trường hợp THĐ quy địnhtại điểm b Khoản 1 Điều 65 Luật Đất đai; Văn bản trả lại đất của người sửdụng đất đối với trường hợp quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 65; Quyết địnhgiao đất, quyết định cho thuê đất đối với trường hợp quy định tại điểm dKhoản 1 Điều 65; Văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác định mức độ ônhiễm môi trường, sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác

Trang 15

đe dọa tính mạng con người đối với trường hợp quy định tại điểm đ và điểm eKhoản 1 Điều 65 Luật Đất đai.

1.2 Lý luận về cưỡng chế thu hồi đất

1.2.1 Khái niệm cưỡng chế thu hồi đất

Trước tiên, hiện nay vẫn chưa có văn bản pháp luật nào có quy định

về khái niệm cưỡng chế THĐ Theo đó, khái niệm này có thể được xây dựngtrên cơ sở khái niệm về “cưỡng chế” và khái niệm về “thu hồi đất” như sau:

Theo Đại Từ điển Tiếng Việt thì cụm từ “cưỡng chế” có nghĩa là:

“buộc người khác phải làm theo ý, hoặc hành động của mình” (Thường dùng

cho kẻ mạnh như chính quyền với người dân, bố mẹ với con cái)2 Cưỡng chếluôn mang trong nó tính bắt buộc, tức là bắt ép người khác phải làm theo ýchí của mình Điều này là đặc trưng và cũng là bản chất của cưỡng chế Chủthể thực hiện hành vì cưỡng chế thường là chủ thể mạnh, có quyền lực hơn;còn chủ thể bị cưỡng chế thường là chủ thể yếu, không có hoặc có ít quyềnlực hơn Sở dĩ như vậy bởi vì chủ thể mạnh có quyền lực hoặc có thế mạnhhơn trong một lĩnh vực, một phương diện nào đó; đó là cơ sở để chủ thể mạnh

có thể thực hiện những hành vi mang tính chất ép buộc người khác, bắt họtuân theo ý chí, hành động của mình mặc dù họ không muốn Chủ thể yếu doyếu thế hơn hoặc phải dựa dẫm vào chủ thể mạnh nên sẽ bắt buộc phải tuântheo sự cưỡng chế của chủ thể mạnh; hoặc nếu như không tuân theo sẽ bị mộthình phạt, một bất lợi nào đấy Trường hợp chủ thể yếu chống lại sự cưỡngchế là rất ít khi xảy ra nhưng không phải không xảy ra

Cưỡng chế cũng là tính chất cơ bản của pháp luật Cưỡng chế làm chopháp luật khác với đạo đức và phong tục Các quy tắc đạo đức, phong tụcđược con người tuân theo, chủ yếu nhờ vào sự tự giác, lòng tin, trình độ hiểubiết và tác động của xã hội; còn quy phạm pháp luật được Nhà nước bảo đảmthi hành, nếu ai không chấp hành thì Nhà nước sẽ cưỡng chế thi hành Có thểthấy, cưỡng chế THĐ là một hình thức của cưỡng chế pháp luật, cụ thể làcưỡng chế hành chính, vì nó điều chỉnh những hành vi xâm phạm đến trật tựquản lý hành chính nhà nước, cụ thể là trật tự quản lý nhà nước về đất đai

Trước hết, cưỡng chế hành chính là một thuộc tính của quyền lực nhànước Văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành và đồng thời buộc

2 Theo Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1998), Đại Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hoá Thông tin, tr 293.

Trang 16

mọi thành viên của xã hội phải chấp hành vô điều kiện Như vậy, trong mỗi quyphạm pháp luật đã chứa đựng sẵn sự cưỡng chế của Nhà nước, và khả năng này

sẽ trở thành hiện thực khi có các sự kiện pháp lý, có những vi phạm pháp luật.Cưỡng chế nhà nước được áp dụng vì lợi ích của Nhà nước, xã hội và công dân,

do các cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền nhân danh, đại diện cho quyềnlực nhà nước áp dụng Như vậy, cưỡng chế nhà nước mang tính giai cấp và xãhội, là một thuộc tính vốn có của Nhà nước, còn Nhà nước thì còn các biện pháp

cưỡng chế mang tính nhà nước Có thể định nghĩa: Cưỡng chế hành chính là

một dạng cưỡng chế nhà nước, là tổng hợp các biện pháp mà Nhà nước (thông qua cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền) áp dụng để tác động lên tâm lý,

tư tưởng, tình cảm và hành vi của công dân, nhân viên nhà nước, người có chức vụ, tác động tới hoạt động, hành vi của cơ quan, tổ chức nhà nước, xã hội, tổ chức kinh tế buộc họ thực hiện các nghĩa vụ pháp lý nhằm mục đích ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo pháp chế, trật tự trong quản lý hành chính nhà nước và xử lý trách nhiệm cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật

Sự tồn tại khách quan của cưỡng chế nhà nước đòi hỏi phải có một hệthống các cơ quan chức năng để thực hiện các biện pháp cưỡng chế Đó là các

cơ quan xét xử, các viện kiểm sát Các cơ quan hành chính nhà nước thựchiện chức năng kiểm tra, thanh tra được pháp luật quy định tại những cơ quan

có thẩm quyền áp dụng cưỡng chế nhà nước, ví dụ UBND các cấp, cơ quanhải quan, kiểm lâm, thuế vụ, công an, v.v Trong thực tiễn quản lý, đôi khiphát sinh những sự kiện pháp lý hoặc những tình huống bất ngờ đòi hỏi các

cơ quan quản lý hành chính nhà nước cần có những biện pháp khẩn cấp đểkhắc phục hậu quả, ngăn chặn những khả năng vi phạm pháp luật, hoặc khôiphục lại những thiệt hại xảy ra Vì mục đích đó, các cơ quan hành chính nhànước được quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế để đảm bảo thiết lập lạitrật tự và xử lý các tình huống bất ngờ đã xảy ra Ví dụ, khi có thiên tai, bãolụt, hoả hoạn, dịch bệnh, huốngơ quan nhà nước có thẩm quyền (công an,UBND) có quyền yêu cầu công dân, các tổ chức xã hội phải thực hiện nhữngnghĩa vụ nhất định, hoặc phải rời khỏi nơi đang xảy ra nguy hiểm3

3 Theo GS.TS Phạm Hồng Thái và GS.TS Đinh Văn Mậu, “Cưỡng chế hành chính trong quản lý hành chính nhà nước”, nguồn tại: http://www.thanhtra.edu.vn/category/detail/236-cuong-che-hanh-chinh-trong-quan-ly-

Trang 17

Cưỡng chế được xem như biện pháp Nhà nước thực hiện để bắt buộc

cá nhân hoặc tổ chức có liên quan phải thực hiện một nghĩa vụ, trách nhiệmnào đó theo văn bản quyết định đã được ban hành từ trước Một trong nhữnghình thức cưỡng chế phổ biến hiện nay là cưỡng chế thu hồi đất Hoạt độngcưỡng chế THĐ được xem là biện pháp cao nhất do Nhà nước thực hiện Nó

sẽ tác động trực tiếp đến cá nhân, hộ gia đình hoặc tổ chức để buộc các bên cóliên quan phải tuân thủ quyết định THĐ của Nhà nước Tuy nhiên, cưỡng chếTHĐ cũng là một trong những hoạt động nhạy cảm về mặt pháp lý Hầu hếtcác cơ quan có thẩm quyền đều hạn chế tối đa sử dụng biện pháp này và nếu

có thì cần tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành

Cùng với khái niệm “thu hồi đất” đã được phân tích ở Mục 1.1.1, ta cóthể định nghĩa “cưỡng chế THĐ” như sau: Cưỡng chế THĐ là một biện pháp cưỡng chế hành chính mà Nhà nước (thông qua cơ quan nhà nước, cá nhân

có thẩm quyền) áp dụng để tác động lên tâm lý, tư tưởng, tình cảm và hành vi của người sử dụng đất buộc họ thực hiện các nghĩa vụ pháp lý nhằm chấm dứt quan hệ pháp luật đất đai để phục vụ lợi ích của Nhà nước, của xã hội hoặc xử lý hành vi vi phạm pháp luật đất đai của người sử dụng đất

Pháp luật về đất đai của Nước CHXHCN Việt Nam hiện nay có quyđịnh về cưỡng chế THĐ tại Điều 71 Luật Đất đai 2013 và hướng dẫn thi hànhtại một số Nghị định, Thông tư hướng dẫn nhưng nhìn chung còn sơ sài vàchưa thật cụ thể, đặc biệt chưa có quy định về khái niệm cũng như đặc điểmcủa cưỡng chế THĐ

1.2.2 Đặc điểm của cưỡng chế thu hồi đất

Cưỡng chế THĐ là một hình thức của cưỡng chế hành chính, vì vậy

nó mang đầy đủ các đặc điểm của cưỡng chế hành chính:

Thứ nhất, cưỡng chế hành chính có sự khác nhau cơ bản so với cưỡng

chế kỷ luật Tính đặc thù của cưỡng chế kỷ luật là ở chỗ người bị kỷ luật có

sự lệ thuộc về mặt công vụ với người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế

kỷ luật Việc cưỡng chế kỷ luật là sự thể hiện quyền lực mang tính nội bộ,riêng biệt trong mỗi tổ chức, cơ quan nhà nước Còn cưỡng chế hành chính là

cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng cưỡng chế hành chính và cánhân hay tổ chức bị áp dụng cưỡng chế không nằm trong quan hệ trực thuộchanh-chinh-nha-nuoc.html

Trang 18

trên dưới về tổ chức, mà chỉ có quan hệ kiểm tra, giám sát.

chức vụ được pháp luật quy định có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính,

áp dụng cưỡng chế hành chính mới có thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡngchế Nghĩa là không phải bất kỳ cơ quan nào cũng có thẩm quyền áp dụngcưỡng chế hành chính Mặt khác, mỗi cơ quan hành chính, người có chức vụchỉ được áp dụng những biện pháp cưỡng chế nhất định Thẩm quyền áp dụngcưỡng chế hành chính đối với mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyềnđều được quy định cụ thể, đầy đủ trong các văn bản pháp luật nhằm tránh tìnhtrạng lạm quyền, độc quyền, đảm bảo trật tự và pháp chế Bên cạnh đó, việcquy định cho nhiều đối tượng khác nhau có thẩm quyền áp dụng các hình thứccưỡng chế hành chính khác nhau là cần thiết vì vi phạm hành chính xảy ranhiều, đa dạng trên mọi ngành, mọi lĩnh vực, mọi cấp quản lý

Thứ ba, cưỡng chế hành chính là sự cưỡng bức, bắt buộc công dân, hay

tổ chức nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế phải thực hiện các nghĩa vụpháp lý được quy định bởi pháp luật hành chính và nằm ngoài phạm vi nội bộ của

cơ quan, ngành Bản chất của cưỡng chế hành chính là sự bắt buộc thực hiện

Thứ tư, cưỡng chế hành chính được áp dụng theo trình tự thủ tục do

pháp luật hành chính quy định Việc áp dụng cưỡng chế hành chính được thựchiện theo trình tự thủ tục đơn giản hơn so với trình tự áp dụng cưỡng chế hình

sự và kỷ luật Trình tự, thủ tục cưỡng chế hành chính có thể thay đổi, rút ngắnhoặc phức tạp hơn tùy vào cơ quan áp dụng và hình thức cưỡng chế hànhchính được thực hiện; và có thể được quy định, hướng dẫn cụ thể trong cácvăn bản pháp luật chuyên ngành

Thứ năm, mục đích của cưỡng chế hành chính được áp dụng để:

phòng ngừa, ngăn ngừa những vi phạm pháp luật; trừng phạt người vi phạmtheo trình tự xử lý hành chính; đảm bảo trật tự trong các trường hợp khẩn cấpkhi chưa xảy ra vi phạm pháp luật; trong những trường hợp thật cần thiết đểđảm bảo lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, vấn đề an ninh - quốc phòng.Cưỡng chế hành chính không chỉ nhằm bảo vệ các quy phạm vật chất hànhchính mà còn đảm bảo thực hiện đối với quy phạm vật chất các ngành luậtkhác như luật đất đai, luật dân sự,

Bên cạnh những đặc điểm chung của cưỡng chế hành chính, cưỡng

Trang 19

chế THĐ còn mang một số đặc trưng riêng sau:

Thứ nhất, bản chất của cưỡng chế THĐ là sử dụng quyền lực Nhà

nước buộc người có đất bị thu hồi từ bỏ quyền sử dụng đất của họ Đây làtrường hợp đặc biệt vì nó gắn liền với đất đai - loại tài sản đặc biệt nhất Theotinh thần của Hiến pháp 2013 cũng như pháp luật về đất đai thì đất đai thuộc

sở hữu chung toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu Việc cưỡng chếTHĐ đã tước đoạt đi quyền của người dân đối với đất đai, ở đây là quyền sửdụng đất (quyền sở hữu đất đai thuộc về đại diện là Nhà nước) Chính sự đặcbiệt của đất đai đã làm cho pháp luật đất đai cũng rất đặc trưng và vấn đềTHĐ, cưỡng chế THĐ lại càng đặc trưng hơn Cần có sự khéo léo, linh hoạt

và dân chủ của các cá nhân, tổ chức, cơ quan có liên quan để làm hài hòaquan hệ này

Thứ hai, trong quá trình cưỡng chế THĐ luôn đề cao tính dân chủ, tôn

trọng ý chí của nhân dân Thể hiện ở quá trình cưỡng chế THĐ: vận động,thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế trước khi tiến hành cưỡng chế

để họ tự giác chấp hành; khi tiến hành cưỡng chế yêu cầu người bị cưỡng chế

và những người có liên quan phải ra khỏi khu đất cưỡng chế, tự chuyển tàisản ra khỏi khu đất cưỡng chế, nếu không tự giác mới dùng các biện phápnặng hơn Trong cưỡng chế lại có thuyết phục, điều này thể hiện sự tiến bộ,dân chủ của pháp luật đất đai, vận dụng kết hợp cưỡng chế với thuyết phục,vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo để đạt được mục đích

Thứ ba, quyết định cưỡng chế THĐ được thực thi bởi nhiều cá nhân,

cơ quan, tổ chức khác nhau Pháp luật đất đai quy định chủ thể có thẩm quyền

ra quyết định và tổ chức thực hiện cưỡng chế THĐ chỉ có một là Chủ tịchUBND cấp huyện Tuy nhiên, trong suốt quá trình cưỡng chế lại đòi hỏi sựphối hợp của nhiều cá nhân, tổ chức khác nhau, có thể kể đến như: UBNDcấp huyện; UBND cấp xã; Ban thực hiện cưỡng chế; Lực lượng Công an; Tổchức làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB; Phòng Tài nguyên và Môi trường;

1.2.3 Vai trò của cưỡng chế thu hồi đất

Trong giai đoạn xã hội Việt Nam đang ngày càng phát triển, hội nhậphiện nay, cưỡng chế là một biện pháp quan trọng và hữu hiệu góp phần bảo vệpháp chế và trật tự nhà nước Đặc biệt trong lĩnh vực đất đai, trong quá trìnhcác cá nhân, tổ chức có thẩm quyền tiến hành THĐ, thì quy định về cưỡng

Trang 20

chế THĐ như một biện pháp cuối cùng, biện pháp mang tính cao nhất buộcngười có đất bị thu hồi phải trao trả đất, nhằm thực hiện đúng tiến độ của quá

trình THĐ, đảm bảo kỷ cương, trật tự nhà nước, trật tự xã hội Vai trò củacưỡng chế THĐ được thể hiện trên nhiều phương diện, với nhiều đối tượngkhác nhau như sau:

Vai trò của cưỡng chế THĐ đối với việc quản lý đất đai của Nhà nước:

Đất đai là nguồn tài nguyên quan trọng đối với mỗi quốc gia, việc quản lý tốtquỹ đất cũng như việc sử dụng đất đai có ý nghĩa quan trọng, là nền tảng, cơ sở

để xây dựng kinh tế phát triển, xã hội văn minh Việc áp dụng biện pháp cưỡngchế trong quá trình THĐ trong một số trường hợp là cần thiết Còn rất nhiều cánhân, tổ chức ý thức chấp hành pháp luật kém, cố tình chống đối lại quyết địnhTHĐ của cơ quan nhà nước, hay bị các đối tượng chống phá lợi dụng xúi giục;

vì thế, nếu không có cưỡng chế thì kỷ cương nhà nước không được đảm bảo,pháp chế không được tôn trọng, tạo điều kiện cho kẻ thù giai cấp, kẻ thù dântộc hoạt động chống phá Nhà nước Như vậy, cưỡng chế THĐ góp phần đảmbảo việc quản lý nhà nước về đất đai được chặt chẽ, hiệu quả và có tính răn đe

Vai trò của cưỡng chế THĐ đối với cá nhân, tổ chức có nhiệm vụ thực

thi quyết định THĐ: Trình tự, thủ tục THĐ được quy định cụ thể trong Luật

Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành, gồm nhiều bước, nhiều thủtục khác nhau Các chủ thể có nhiệm vụ thực thi quyết định THĐ phối hợp,

hỗ trợ nhau thực thi quyết định Tuy nhiên, trong quá trình thực thi luôn gặpnhững khó khăn Đó là khi cá nhân, tổ chức có đất bị thu hồi không hợp tácchấp hành quyết định mặc dù đã được vận động, giải thích thì việc áp dụngbiện pháp cưỡng chế là cần thiết Trong các trường hợp đó, việc áp dụngcưỡng chế không trái với nguyên tắc nhân đạo và dân chủ của Nhà nước ta,trái lại, nó được thực hiện vì lợi ích chung của nhân dân, xã hội, nhà nước,trong đó có cả lợi ích cá nhân Nhiều trường hợp việc áp dụng cưỡng chế trởthành biện pháp cuối cùng mà chủ thể có thẩm quyền có thể thực hiện để hoànthành nhiệm vụ của mình, sau khi đã sử dụng những biện pháp mềm dẻo hơn.Việc quy định cụ thể cưỡng chế THĐ cũng giúp cán bộ thực thi cưỡng chếđược dễ dàng hơn, tránh những phản hồi gay gắt từ phía người dân, tránh dẫnđến những khiếu nại, khiếu kiện không đáng có

Vai trò của cưỡng chế THĐ đối với toàn dân và sự phát triển kinh tế

Trang 21

-xã hội của địa phương, của đất nước: Không phải việc bắt buộc người dân

giao đất ở đây là xâm phạm đến lợi ích của họ mà cưỡng chế THĐ chỉ nhằmthực hiện đúng kế hoạch về THĐ Nhất là trong trường hợp THĐ vì mục đích

an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và mục đích kinh tế;việc đảm bảo tiến độ THĐ giúp đảm bảo việc triển khai các dự án của nhànước, dự án đầu tư, sau đó được thuận lợi hơn Đối với những người dân bịTHĐ sẽ được bồi thường, hỗ trợ thỏa đáng, bên cạnh đó tăng cường hiểu biếtpháp luật cho nhân dân qua những lần thuyết phục, giải thích Như vậy,cưỡng chế THĐ không chỉ có vai trò to lớn với nhân dân mà còn là cơ sở đểthu hút các nhà đầu tư, các công trình dự án kinh tế - xã hội hóa, thúc đẩyphát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như quốc gia

1.3 Lý luận pháp luật về cưỡng chế thu hồi đất

1.3.1 Khái niệm pháp luật cưỡng chế thu hồi đất và nội dung pháp luật cưỡng chế thu hồi đất

Bất cứ một lĩnh vực nào, một quan hệ xã hội nào phát sinh trong đờisống xã hội cũng rất cần đến sự điều chỉnh của pháp luật, nhằm định hướngcác quan hệ này đi theo một trật tự chung thống nhất, phù hợp với lợi ích củaNhà nước, của các bên tham gia quan hệ và vì lợi ích chung của toàn xã hội.Pháp luật được xem là một trong những phương thức hiệu quả để thực hiệnchức năng quản lý nhà nước Hệ thống pháp luật được chia thành những bộphận cấu thành khác nhau để điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội riêng biệt,nhưng có sự tác động qua lại với nhau, đảm bảo cho các quan hệ này tồn tại,phát triển hợp quy luật Trong lĩnh vực đất đai, cùng với quá trình THĐ thìcưỡng chế THĐ cũng cần thiết được đặt ra và phải có cơ chế thực hiện nó.Cưỡng chế THĐ là một biện pháp hành chính mang tính cứng rắn được ápdụng đối với người có đất bị thu hồi cho dù họ có muốn hay không Đây cũngkhông phải là điều mà các cơ quan nhà nước mong muốn phải thực hiện Tuynhiên, trong thực tế, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khácnhau và trong những trường hợp cần thiết, bằng quyền lực của mình, Nhànước vẫn phải thực thi cưỡng chế đối với người có đất bị thu hồi Song, đểquyết định cưỡng chế đó không rơi vào tình trạng lạm quyền, độc quyền củamột bộ phận cán bộ có thẩm quyền, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp củangười dân không bị xâm hại thì việc cưỡng chế THĐ chỉ được đặt ra trong

Trang 22

những trường hợp nhất định, khi có đủ căn cứ, cơ sở để thực hiện Để làmđược điều đó, cần phải có các quy phạm pháp luật quy định những vấn đềthen chốt của việc cưỡng chế THĐ để nó được đảm bảo thực hiện hiệu quả.

Đó là các quy định về nguyên tắc, về điều kiện, thẩm quyền, trình tự thủ tục,

… thực hiện cưỡng chế thu hồi đất Nghiên cứu, tìm hiểu nội dung các quy

định này, có thể rút ra khái niệm pháp luật về cưỡng chế THĐ như sau: Pháp

luật về cưỡng chế thu hồi đất là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước thu hồi đất mà phải thực hiện biện pháp cưỡng chế thu hồi đất trong một số trường hợp nhất định theo quy định của pháp luật, nhằm đảm bảo thực thi pháp luật trong quản lý nhà nước về đất đai Việc cưỡng chế thu hồi đất phải trên cơ sở bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có đất bị thu hồi.

Cơ chế điều chỉnh của pháp luật về cưỡng chế THĐ được thể hiệnbằng việc Nhà nước sử dụng pháp luật tác động vào hành vi xử sự của các

chủ thể trong quan hệ cưỡng chế THĐ theo hướng: Một là, đối với những

hành vi xử sự của các chủ thể phù hợp với quy định của pháp luật về cưỡngchế thu hồi đất, như hành vi cưỡng chế THĐ đúng thẩm quyền, thực hiệnđúng trình tự, thủ tục cưỡng chế thu hồi đất, v.v thì pháp luật bảo vệ, tạo

điều kiện khuyến khích để nó phát triển; Hai là, đối với những hành vi xử sự

của các chủ thể trái hoặc không phù hợp với quy định của pháp luật về cưỡngchế THĐ như cưỡng chế THĐ không đúng thẩm quyền, không tuân thủ đúngđiều kiện để có thể tiến hành cưỡng chế, hay thực hiện không đúng trình tự,thủ tục trong việc cưỡng chế thu hồi đất,v.v thì pháp luật xử lý, ngăn ngừa vàtiến tới loại bỏ dần khỏi đời sống xã hội; qua đó, việc tuân thủ pháp luật vềcưỡng chế khi Nhà nước THĐ được xác lập và thực hiện triệt để

Để thực hiện chặt chẽ và có hiệu quả hoạt động cưỡng chế thu hồi đất,thì nội dung pháp luật về cưỡng chế THĐ phải bao gồm các nhóm quy phạm

cơ bản sau:

Thứ nhất, các quy định về nguyên tắc của việc cưỡng chế thu hồi đất,

đó là các định hướng, các tư tưởng chỉ đạo để dựa vào đó xây dựng và thựchiện pháp luật trong cưỡng chế thu hồi đất, đảm bảo kịp thời, chặt chẽ,nghiêm minh trên cơ sở tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền và lợi ích của

Trang 23

người sử dụng đất.

Thứ hai, các quy định về điều kiện tiến hành cưỡng chế thu hồi đất,

đây là những điều kiện đặt ra đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trongthực thi pháp luật về cưỡng chế thu hồi đất, điều kiện đối với người có đất bịNhà nước thu hồi khi không tuân thủ các quy định pháp luật của Nhà nướctrong thu hồi đất Tuân thủ những điều kiện này, giúp cho việc cưỡng chếTHĐ không bị rơi vào tình trạng lạm quyền, độc quyền của một bộ phận cán

bộ có thẩm quyền, đảm bảo quyền lợi của người dân không bị xâm hại

Thứ ba, các quy định về thẩm quyền thực hiện cưỡng chế thu hồi đất;

trình tự, thủ tục trong việc cưỡng chế thu hồi đất Đây là những quy địnhkhông thể thiếu để vận hành và thực hiện có hiệu quả hoạt động cưỡng chếthu hồi đất Nhóm quy phạm này nhằm xác định vai trò, trách nhiệm, sự phốihợp của các cơ quan nhà nước cũng như của nhà đầu tư, của người dân trongcưỡng chế thu hồi đất Mặt khác, quy định trình tự, thủ tục trong cưỡng chếTHĐ sẽ giúp cho người có đất thu hồi bị cưỡng chế thấy được hậu quả phảigánh chịu khi không tuân thủ quyết định THĐ của Nhà nước, trách nhiệm tiếptheo cần phải phối hợp với cơ quan nhà nước ra sao, đảm bảo sự nghiêm minhcủa pháp luật trong lĩnh vực này

1.3.2 Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật về cưỡng chế thu hồi đất

Trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần có nhiều lợi ích khácnhau (lợi ích của Nhà nước, lợi ích của cộng đồng xã hội, lợi ích của tập thể,lợi ích của cá nhân, lợi ích của doanh nghiệp, nhà đầu tư …), các lợi ích nàytồn tại đan xen trong sự khác biệt, mâu thuẫn và thậm chí đối lập nhau Để xáclập một trật tự ổn định trong sự thống nhất cùng tồn tại, với sự dung hòa giữa cácnhóm lợi ích thì pháp luật được sử dụng như một “đại lượng công bằng” điềuchỉnh những yếu tố không “công bằng” trong xã hội Hay nói cách khác, để bảođảm duy trì sự ổn định “chung sống hòa bình” giữa các nhóm lợi ích khác nhautrong xã hội, Nhà nước đã sử dụng pháp luật để điều chỉnh hành vi của nhữngnhóm lợi ích khác nhau dựa trên một thiết chế công bằng chung Có thể nói, sựđiều chỉnh của pháp luật nhằm định hướng các quan hệ xã hội đi theo một trật

tự chung thống nhất, phù hợp với lợi ích của Nhà nước, của các bên tham giaquan hệ và vì lợi ích chung của toàn xã hội Lĩnh vực cưỡng chế THĐ cũngkhông nằm ngoài xu thế này Sự cần thiết điều chỉnh bằng pháp luật về cưỡng

Trang 24

chế khi Nhà nước THĐ được lý giải bởi các căn cứ chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, pháp luật mang những đặc trưng mà các biện pháp quản lý

khác không có được; đó là tính quy phạm, tính bắt buộc chung, tính cưỡngchế và tính thích ứng

Do có những đặc trưng cơ bản trên đây mà pháp luật trở thành biệnpháp quản lý xã hội có hiệu quả nhất Pháp luật phải được sử dụng để điềuchỉnh quan hệ về cưỡng chế khi Nhà nước THĐ - Nhóm quan hệ phức tạp,nhạy cảm, trực tiếp đụng chạm đến lợi ích thiết thực của các bên liên quan vàtiềm ẩn nguy cơ phát sinh khiếu kiện, tranh chấp về đất đai

Xét trong lĩnh vực Nhà nước thu hồi đất, nhân dân tin tưởng và giaotrọng trách cho Nhà nước thay mặt mình, trong trường hợp cần thiết THĐ sửdụng vào các mục đích chung của xã hội; song việc thu hồi này không đượchành xử tùy tiện mà phải tuân thủ pháp luật nhằm đảm bảo thực hiện lợi íchcủa Nhà nước, của xã hội không làm phương hại đến lợi ích hợp pháp củangười bị thu hồi đất Hơn nữa, pháp luật là chuẩn mực, là “chiếc cân công lý”

để Nhà nước - với vai trò là tổ chức thay mặt xã hội làm trọng tài, sử dụngtrong việc phân xử, điều hòa lợi ích giữa người bị THĐ với lợi ích của doanhnghiệp, chủ đầu tư (những người có đất) nhằm đảm bảo việc thực hiện lợi íchcủa nhóm người này không làm phương hại hoặc ảnh hưởng xấu đến quyềnlợi hợp pháp của nhóm người khác

Thứ hai, xuất phát từ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai mà Nhà

nước là người đại diện Nhà nước thay mặt cho nhân dân thực hiện quyền củachủ sở hữu Trên cơ sở đó Nhà nước thực hiện việc giao đất, cho thuê đất haythu hồi đất,…Quyền sử dụng đất được trao đến tay người sử dụng, được coi làquyền tài sản và phải được Nhà nước bảo hộ bằng pháp luật Mặt khác, khiNhà nước THĐ vào mục đích chung đã làm chấm dứt quyền và lợi ích hợppháp của người sử dụng đất, hơn thế nữa, việc THĐ đã ảnh hưởng mạnh mẽ

và làm xáo trộn đến đời sống, tâm lý của người bị thu hồi đất, mất đi tài sản

và tư liệu sản xuất mà họ gắn bó từ bao đời Chính vì thế, không phải trongmọi trường hợp, Nhà nước đều có được sự đồng thuận tuyệt đối của ngườidân, thậm chí là kiên quyết chống đối, không bàn giao lại đất cho Nhà nước.Trong những trường hợp như vậy, Để đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật,đảm bảo trật tự và hiệu quả trong quản lý nhà nước về đất đai, cần có một sựcan thiệp mạnh mẽ của Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu đất đai và

Trang 25

thống nhất quản lý nhà nước về đất đai.

Vì vậy Nhà nước phải ban hành pháp luật để điều chỉnh có hiệu quảvấn đề này, những hoạt động cưỡng chế trong trường hợp này mang tínhquyền lực nhà nước và phải được thi hành

Cũng cần phải nói thêm rằng, việc Nhà nước THĐ sẽ mang lại nhữnghiệu quả to lớn có thể nhận thấy rõ về mặt kinh tế, chính trị, xã hội, đó là:chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi nghề nghiệp cho những người bị thuhồi đất, thực hiện tốt công nghiệp hóa, hiện đại hóa mang lại diện mạo mớicho đất nước; Tuy nhiên, việc đảm bảo lợi ích, ổn định đời sống và sản xuấtcho người bị THĐ để không làm phát sinh các tranh chấp, khiếu kiện, từ đógóp phần duy trì trật tự an toàn xã hội, ổn định chính trị là vô cùng cần thiết.Hơn thế nữa, việc giải quyết hài hòa các lợi ích trong việc bồi thường khi thuhồi đất, sẽ tạo nên sự nhất trí, đồng thuận cao của người nông dân và rộnghơn là của toàn xã hội đối với các chính sách phát triển kinh tế, an ninh quốcphòng của Đảng và Nhà nước Từ đó, Nhà nước sẽ có một quỹ đất hợp lý đểxây dựng các công trình quan trọng, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước, đồng thời cũng thu hút được nguồn vốn đầu tư từ cácnhà đầu tư trong và ngoài nước vào Việt Nam

Thứ ba, pháp luật quy định cụ thể các trường hợp thu hồi đất, mục

đích thu hồi đất; thẩm quyền, trình tự, thủ tục thu hồi Trong trình tự thủ tụcthu hồi đó, không thể thiếu quy định về cưỡng chế thu hồi đất, tất nhiên, việccưỡng chế THĐ chỉ được đặt ra trong những trường hợp nhất định, khi có đủ

cơ sở, căn cứ để thực hiện, tuân thủ đúng các nội dung trong cưỡng chế THĐnhư nguyên tắc, điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện cưỡng chế

Thông qua việc tuân thủ các quy định này các cơ quan nhà nước cóthẩm quyền sẽ phải xem xét, cân nhắc đưa ra hành vi ứng xử của mình chophù hợp, nhằm bảo đảm hạn chế đến mức thấp nhất việc thu hồi đất, cưỡngchế thu hồi đất, cũng như việc THĐ sử dụng vào các mục đích chung phảiđem lại hiệu quả cho toàn xã hội chống lại việc THĐ vì lợi ích nhóm hoặckhông đem lại hiệu quả chung cho xã hội Có như vậy mới tạo được sự đồngthuận của người dân đối với quyết định thu hồi đất, quyết định cưỡng chế thuhồi đất Ở một khía cạnh khác, thông qua các quy định cụ thể và tường minhcủa pháp luật, người dân và dư luận xã hội theo dõi, giám sát các hành vi ứng

Trang 26

xử của công chức nhà nước, của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việcthực thi pháp luật về thu hồi đất, cưỡng chế THĐ để lên án, đấu tranh với cáchiện tượng nhũng nhiễu, tham nhũng, tiêu cực hoặc các hành vi vi phạm phápluật,… nhằm đảm bảo duy trì kỷ cương, kỷ luật nhà nước và tăng cường phápchế xã hội chủ nghĩa.

1.3.3 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của chế định pháp luật về cưỡng chế thu hồi đất

Cùng với lịch sử phát triển đất nước, công tác quản lý đất đai cũngdần được hoàn thiện Nội dung cơ bản của công tác quản lý đất đai được thểhiện trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Hệ thống văn bản này cũngdần được hoàn thiện, từ chỗ chỉ là những văn bản dưới luật, có cả những vănbản chỉ quy định tạm thời đến chỗ Nhà nước ban hành các văn bản Luật Đấtđai 1987, 1993, 2003 và 2013 Có thể chia nội dung cơ bản của công tác quản

lý đất đai từ năm 1945 đến nay thành 5 giai đoạn như sau:

- Giai đoạn từ năm 1945 đến trước ngày 28/02/1988: Chưa có LuậtĐất đai;

- Giai đoạn từ ngày 28/02/1988 đến trước ngày 15/10/1993: Thực hiệntheo Luật Đất đai 1987;

- Giai đoạn từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2004: Thực hiệntheo Luật Đất đai 1993;

- Giai đoạn từ ngày 01/07/2004 đến trước ngày 01/7/2014: Thực hiệntheo Luật Đất đai 2003;

- Giai đoạn từ ngày 01/07/2014 đến nay: Thực hiện theo Luật Đất đai 2013.Cùng với sự thay đổi và phát triển của pháp luật về đất đai nói chung,chế định pháp luật về cưỡng chế THĐ cũng có sự hình thành và thay đổi theo.Căn cứ vào đặc điểm cùng những quy định pháp luật về cưỡng chế THĐtrong từng văn bản, có thể chia thành 3 giai đoạn hình thành và phát triển củachế định pháp luật cưỡng chế THĐ như sau:

1.3.3.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến trước ngày 01/7/2004

Sau Cách mạng tháng Tám, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòađược thành lập Trong nước Việt Nam mới, các quy định về ruộng đất trướcđây đều bị bãi bỏ Trong đó: từ năm 1945-1954, nước ta thực hiện Cách mạngdân tộc dân chủ; từ năm 1954 - 1975 nước ta thực hiện xây dựng chủ nghĩa xã

Trang 27

hội ở miền Bắc và tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam Đặctrưng cơ bản của chính sách ruộng đất trong thời kỳ này là: khai hoang, vỡhóa, tận dụng diện tích đất đai để sản xuất nông nghiệp; tịch thu ruộng đất củathực dân, việt gian, địa chủ, phong kiến chia cho dân nghèo; chia ruộng đấtvắng chủ cho nông dân Giai đoạn 1976 - 1987, thời kỳ đầu của Nhà nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hộitheo nền kinh tế kế hoạch Đến năm 1986, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đấtnước ta bắt đầu công cuộc đổi mới, xóa bỏ bao cấp, chuyển sang nền kinh tếhạch toán kinh doanh Trước tình bình đó, ngày 29 tháng 12 năm 1987, Quốchội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật đất đai đầutiên - Luật Đất đai 1987.

Sau một vài năm, văn bản này đã bộc lộ những bất cập như vẫn cònthiếu nhiều quy định và chưa đáp ứng được tình hình đổi mới của đất nước Vì

vậy, Hiến pháp 1992 ra đời, trong đó quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn

dân” (Điều 17), “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả” (Điều

18) Để phù hợp với giai đoạn mới và thực hiện đổi mới toàn diện nền kinh tế,

cụ thể hóa Hiến pháp năm 1992, khắc phục những hạn chế của Luật Đất đai

1987, ngày 14 tháng 7 năm 1993, Quốc hội khóa IX thông qua Luật Đất đai1993

Trong suốt quá trình phát triển này của pháp luật về đất đai, kể từ khiHội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 151/TTg ngày 14/04/1959 là vănbản đầu tiên đề cập đến vấn đề THĐ, không thể tìm thấy ở một văn bản phápluật nào cụm từ “cưỡng chế THĐ” Có thể thấy, Hiến pháp năm 1946 và Hiếnpháp năm 1959 của nước ta quy định sở hữu đa hình thức - trong đó có sở hữucông và tư nhân - về đất đai; những quy định về THĐ còn sơ khai, khôngđược hướng dẫn cụ thể Luật Đất đai 1987 và 1993 theo tinh thần của Hiến

pháp 1980 và Hiến pháp 1992 đều có quy định “đất đai thuộc sở hữu toàn

dân, do Nhà nước thống nhất quản lý “, và mặc dù các quy định về THĐ đã

cụ thể hơn khi liệt kê một số trường hợp phải THĐ, nhưng vẫn chưa quan tâmđến cưỡng chế THĐ, hay nói cách khác, thuật ngữ “cưỡng chế THĐ” vẫnchưa được khai sinh Trên thực tế lại khác, cho dù ở thời điểm nào, việc cónhững trường hợp tổ chức, cá nhân bị THĐ không chấp hành quyết định đều

Trang 28

có thể xảy ra, và việc chính quyền phải thực hiện tới các biện pháp cứng rắnnhư cưỡng chế là không thể tránh khỏi Cho nên, cũng có thể hiểu, việc phápluật ở giai đoạn này quy định về THĐ là đã bao hàm trong nó tính cưỡng chế,tính bắt buộc người bị thu hồi phải thực hiện quyết định THĐ, nếu không thựchiện thì phải chịu những chế tài nhất định Nhất là trong giai đoạn 1993 -

2003, đây là giai đoạn đánh dấu bước phát triển và đổi mới mạnh mẽ của cảđất nước nói chung và pháp luật về đất đai nói riêng Luật Đất đai 1993 ra đờivới nguyên tắc công nhận và bảo vệ quyền sử dụng đất của các tổ chức, cánhân; ngày càng mở rộng quyền cho người sử dụng đất Chính sách THĐ vớihướng tôn trọng, bảo vệ quyên, lợi ích của người có đất bị thu hồi

hơn “Trước khi thu hồi đất phải thông báo cho người đang sử dụng biết về lý

do thu hồi, thời gian, kế hoạch di chuyển, phương án đền bù thiệt hại “ 4 ; việc

người có đất thu hồi có chấp hành quyết định THĐ hay không dường nhưchưa được quan tâm mà các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền THĐ sẽ tùy từngtình huống mà áp dụng các biện pháp hành chính nặng, nhẹ khác nhau, có thể

cả cưỡng chế Điều này khá bất cập, khiến cho “quan liêu, bao cấp” xuất hiệnngày càng nhiều, cán bộ không thực hiện đúng pháp luật về THĐ, dẫn đếnkhiếu nại, khiếu kiện xảy ra ở khắp nơi và ngày càng nhiều, đòi hỏi phải có sựthay đổi hợp lý

1.3.3.2 Giai đoạn từ ngày 01/07/2004 đến trước ngày 01/7/2014

Những kết quả đã đạt được trong quá trình thực hiện Luật Đất đai

1993 là rất nhiều, đã thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần ổn định chính trị

-xã hội Tuy nhiên, trước tình hình phát triển nhanh chóng về kinh tế - -xã hội,pháp luật về đất đai mà nòng cốt là Luật Đất đai 1993 cũng bộc lộ rõ nhữnghạn chế Để khắc phục những thiếu sót trên, ngày 26 tháng 12 năm 2003, tại kỳhọp thứ 4, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật Đất đai mới - Luật Đất đai 2003

Luật Đất đai 2003 ra đời đánh dấu bước tiến rõ rệt về mặt nhận thứctrong quan hệ pháp luật đất đai nói chung và về THĐ nói riêng Lần đầu tiên,thuật ngữ pháp lý “cưỡng chế THĐ” được sử dụng Đối với trường hợp THĐ

để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích côngcộng và mục đích phát triển kinh tế quy định tại Điều 39 và Điều 40 Luật Đấtđai 2003 thì “Trường hợp người bị thu hồi đất không chấp hành quyết định thu

4 Điều 28 Luật Đất đai 1993.

Trang 29

hồi đất thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất ra quyết định cưỡng chế Người bị cưỡng chế thu hồi đất phải chấp hành quyết định cưỡng chế và có quyền khiếu nại” - Theo Khoản 3 Điều 39 Luật này.

Tuy văn bản luật này chưa đưa ra khái niệm “cưỡng chế THĐ”, cũng khôngquy định vấn đề cưỡng chế THĐ vào một điều luật riêng nhưng việc quy địnhUBND có quyền ra quyết định cưỡng chế THĐ khi người bị THĐ không chấphành quyết định THĐ đã cho thấy sự tiến bộ trong nhận thức của các nhà làmluật Không còn như trước đây, khi cán bộ làm nhiệm vụ THĐ gặp nhữngtrường hợp người dân chống đối, không chấp hành chỉ có thể tùy tình huống

mà vận dụng những biện pháp hành chính như giáo dục thuyết phục, kinh tế,cưỡng chế, dẫn đến không thống nhất, kém hiệu quả, thậm chí rất dễ bịkhiếu kiện, khiếu nại Thì hiện nay, khi thực hiện THĐ vì mục đích an ninhquốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và mục đích kinh tế mà ngườidân không hợp tác; cán bộ làm nhiệm vụ có thể xác định được ngay biện phápphải thực hiện đó là cưỡng chế Điều này hầu như khắc phục được các nhượcđiểm trước đó, tuy nhiên việc chưa quy định cụ thể về thẩm quyền cưỡng chế,trình tự thủ tục cưỡng chế, cũng khiến cán bộ thực hiện nhiệm vụ bị lúng túng

Phải đến Nghị định 69/2009/NĐ-CP bổ sung quy hoạch sử dụng đất,giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, pháp luật mới có hướngdẫn về cưỡng chế THĐ tại Điều 32 văn bản trên Điều luật này gồm 2 Khoản,Khoản 1 quy định 5 điều kiện để có thể tiến hành cưỡng chế THĐ; Khoản 2quy định thời hạn thực hiện cưỡng chế kể từ khi giao trực tiếp hoặc niêm yếtcông khai quyết định mà người bị cưỡng chế không bàn giao đất

Như vậy, phải gần sáu năm kể từ khi Luật Đất đai 2003 ra đời mới cómột điều trong một Nghị định hướng dẫn cụ thể hơn về cưỡng chế THĐ vàphải hơn mười lăm năm kể từ khi Luật Đất đai đầu tiên ra đời thì việc cưỡngchế THĐ mới thực sự được quan tâm Trong khoảng thời gian đó, quyền lợicủa người có đất bị thu hồi đã bị ảnh hưởng rất nhiều

1.3.3.3 Giai đoạn từ ngày 01/7/2014 đến nay

Qua 03 kỳ họp Quốc hội thảo luận và thông qua, ngày 01/07/2014,Luật Đất đai 2013 chính thức có hiệu lực thi hành thay thế cho Luật Đất đai

2003 và các văn bản hướng dẫn trước đây, đánh dấu những đổi mới về chínhsách đất đai, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng

Trang 30

công nghiệp hóa - hiện đại hóa Chế định về cưỡng chế THĐ cũng được quantâm, đổi mới hơn khi đã có một điều luật riêng quy định về biện pháp hànhchính này Tại Điều 71 Luật Đất đai 2013 quy định về cưỡng chế THĐ, gồm

6 khoản nhỏ quy định chi tiết các nội dung về: nguyên tắc, điều kiện cưỡngchế THĐ, thẩm quyền ra quyết định và tổ chức thực hiện THĐ, trình tự, thủtục thực hiện cũng như trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc thực thiquyết định Có thể thấy, so với Luật Đất đai 2003 thì Luật Đất đai 2013 đã đổimới một cách toàn diện, sâu sắc về chế định cưỡng chế THĐ; giúp cho hoạtđộng này được triển khai hiệu quả hơn trên thực tế, tránh tình trạng cán bộquan liêu, sách nhiễu, đảm bảo tốt hơn quyền lợi của người dân

Tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ hướngdẫn thi hành một số điều của Luật Đất đai cũng có quy định hướng dẫn vềcưỡng chế THĐ - Điều 17 - về việc thông báo THĐ, thành phần Ban thựchiện cưỡng chế THĐ, kinh phí cưỡng chế THĐ, giải quyết khiếu kiện phátsinh từ cưỡng chế THĐ Còn tại Khoản 3 Điều 31 Nghị định 47/2014/NĐ-CPquy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước THĐ có quy định vềchi phí tổ chức thực hiện cưỡng chế do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường,GPMB lập dự toán trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được

bố trí theo các trường hợp khác nhau Hướng dẫn về nội dung Hồ sơ trìnhUBND cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế THĐ được quy định tạiKhoản 2 Điều 11 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ giao đất,cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, THĐ

Có thể thấy chế định pháp luật về cưỡng chế THĐ còn khá đơn giản,

sơ sài, không có nhiều quy phạm pháp luật về vấn đề này khi mới được đề cậptới trong Luật Đất đai 2003 Tuy nhiên, trong suốt quá trình phát triển củapháp luật đất đai Việt Nam luôn có sự tiềm ẩn của cưỡng chế THĐ trong cácquy định về THĐ, điều này là tất yếu khách quan Từ giai đoạn 2004 đến nay,các quy định về cưỡng chế THĐ đang dần được sửa đổi, bổ sung và hoànthiện sao cho phù hợp với tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước,góp phần sử dụng quỹ đất một cách hiệu quả, tiết kiệm, bên cạnh đó đáp ứngnhu cầu xã hội, đảm bảo quyền và lợi ích của toàn dân - chủ sở hữu thực sựcủa đất đai mà Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu

Kết luận Chương 1

Trang 31

Trong thực tiễn thực thi pháp luật hiện nay, có rất nhiều trường hợpquyết định THĐ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền không nhận được sựđồng tình cũng như chấp hành của người có đất bị thu hồi, vì nhiều lý do khácnhau Chính vì thế, chế định về cưỡng chế THĐ ra đời một cách tất yếu kháchquan và được đánh giá là hết sức cần thiết.

Chương 1 của luận văn đã làm rõ được các khái niệm, đặc điểm củaTHĐ, cưỡng chế THĐ dưới nhiều góc độ khác nhau; bên cạnh đó, Chương 1Luận văn cũng đã phân tích được sự cần thiết của chế định THĐ, các trườnghợp pháp luật đất đai quy định được THĐ, phân tích sâu đặc điểm của cưỡngchế THĐ bao gồm đặc điểm chung của cưỡng chế hành chính và đặc điểmriêng đối với cưỡng chế THĐ Luận văn cũng nghiên cứu, phân tích lịch sửhình thành của chế định pháp luật về cưỡng chế THĐ gắn với sự phát triểncủa đời sống kinh tế, xã hội và sự đổi mới, tiến bộ hơn của chế định này Từ

đó cho thấy đây là chế định pháp luật tuy nhỏ, còn non trẻ nhưng lại rất quantrọng và ngày càng được hoàn thiện

Trang 32

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CƯỠNG CHẾ THU HỒI ĐẤT

VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI HUYỆN BẮC HÀ, TỈNH LÀO CAI

2.1 Nội dung các quy định của pháp luật hiện hành về cưỡng chế thu hồi đất

2.1.1 Nguyên tắc cưỡng chế thu hồi đất

Nguyên tắc trong cưỡng chế THĐ là những quy định có tính chất chủđạo, làm nền tảng để các chủ thể có thẩm quyền ban hành và tổ chức thựchiện quyết định cưỡng chế THĐ đúng quy định pháp luật và hạn chế đến mứcthấp nhất những tác động tiêu cực đối với xã hội

Cưỡng chế THĐ là một quá trình thực hiện kéo dài và tương đối phứctạp Chính vì vậy, cưỡng chế THĐ đòi hỏi phải tuân theo những nguyên tắcnhất định Trước Luật Đất đai năm 2013, chưa có văn bản quy phạm pháp luậtnào quy định về nguyên tắc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất Nộidung của nguyên tắc được thể hiện dưới dạng quan điểm chỉ đạo trong cácbuổi họp triển khai phương án hoặc kế hoạch cưỡng chế Do đó, các nguyêntắc này được thực hiện không đồng nhất giữa các địa phương, mỗi địa phươngquy định một kiểu; thậm chí mỗi trường hợp cưỡng chế trong từng địaphương cũng đã khác nhau Đây là một trong những nguyên nhân xảy ranhiều vụ cưỡng chế trở thành điểm nóng, không chỉ lớn về số lượng ngườichống đối cơ quan chức năng mà mức độ chống đối cũng rất gay gắt, ảnhhưởng đến tài sản, sức khỏe và đôi khi là tính mạng của cả người cưỡng chế

và người bị cưỡng chế

Khoản 1 Điều 71 Luật Đất đai 2013 quy định nguyên tắc cưỡng chếthực hiện quyết định THĐ được thực hiện giống như nguyên tắc cưỡng chếthực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc, để đảm bảo hoạt động cưỡng chếTHĐ được tiến hành nghiêm túc, nhanh chóng và hiệu quả Cưỡng chế thựchiện quyết định THĐ phải được đảm bảo theo 2 nguyên tắc sau:

Thứ nhất, việc cưỡng chế phải tiến hành công khai, dân chủ, khách

quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật

Cưỡng chế thực hiện quyết định THĐ là một thủ tục mang tính quyềnlực nhà nước, do đó phải được đảm bảo thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo

Trang 33

quy định của pháp luật Khi thực hiện THĐ, cơ quan tiến hành thủ tục phải có

đủ tài liệu, chứng cứ theo quy định; xem xét giải quyết công việc, đảm bảothực hiện đúng các yêu cầu của thủ tục nhằm giải quyết một cách đúng đắnnhất các công việc của Nhà nước, các kiến nghị, yêu cầu hợp pháp của cá nhân,

tổ chức có đất bị thu hồi Khi thực hiện thu hồi phải đảm bảo tính khách quan,không vì vụ lợi mà gây thiệt hại cho Nhà nước, tập thể và cá nhân phải cónghĩa vụ cung cấp một cách chính xác, đầy đủ các thông tin khi được yêu cầu

Cưỡng chế thực hiện quyết định THĐ phải đảm bảo dân chủ, trật tự,

an toàn Tính dân chủ trong nguyên tắc này được thể hiện thông qua việcngười bị THĐ có thể khiếu nại hành vi, cũng như các quyết định hành chínhcủa chính các cơ quan nhà nước này Điều này còn đảm bảo cho sự giám sáttrực tiếp của nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của các cơquan nhà nước Bên cạnh đó, khi các cơ quan chức năng đã sử dụng biện phápcưỡng chế là đã có sự không phối hợp mang tính chất chống đối của cá nhân,

tổ chức có đất bị thu hồi Có nhiều lý do người có đất bị thu hồi không phốihợp thực hiện việc THĐ như việc tuyên truyền, vận động không hiệu quả, sựthiếu rõ ràng của hệ thống thủ tục THĐ trong việc giải quyết các nhu cầu, đềnghị của công dân, tổ chức gây nhiều khó khăn cho công dân, tổ chức đốithoại với cơ quan quản lý nhà nước, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi íchchính đáng của người có đất bị thu hồi, có thể sẽ dẫn đến phản kháng, chốngđối người thi hành cưỡng chế Chính vì vậy, phải đảm bảo trật tự an toàntrong công tác cưỡng chế thực hiện quyết định THĐ Tránh được những tainạn, thiệt hại và an toàn cũng là thể hiện sự bình yên ở địa phương An toànkhông chỉ dừng lại ở mức độ an toàn cho lực lượng phương tiện cưỡng chế

mà phải bảo đảm an toàn cho người bị cưỡng chế, kể cả những người dânxung quanh Trong thực tế, số vụ phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thực hiệnquyết định thu hồi đất, chiếm tỉ lệ không lớn so với tổng số quyết định thu hồiđất Tuy vậy mỗi vụ cưỡng chế đều chứa đựng sự phức tạp và tiềm ẩn nhiềunguy cơ chống đối từ phía người có đất bị thu hồi với nhiều hành vi khácnhau, diễn ra rất đa dạng và khó lường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình

an ninh chính trị, tính mạng, sức khỏe, danh dự của các lực lượng tham giacưỡng chế cũng như của người dân Hành vi chống đối trong trường hợp nàythường rất nguy hiểm như: cố thủ, đe dạo tự sát, gây cháy nổ; dùng người gài

Trang 34

yếu, trẻ em, thậm chí là phụ nữ để gây áp lực với lực lượng cưỡng chế.

Cưỡng chế THĐ phải công khai Công khai hóa quy trình, thủ tụccưỡng chế THĐ, đặc biệt trong việc giải quyết các yêu cầu, đề nghị của cánhân, tổ chức có đất bị thu hồi là điều kiện góp phần tăng hiệu quả của quátrình GPMB Người có đất bị thu hồi biết rõ được họ cần phải làm gì, cầnchuẩn bị những vấn đề gì, loại giấy tờ gì trước khi đến cơ quan yêu cầu giảiquyết công việc Mặt khác, người thực hành công vụ sẽ không có điều kiện đểlợi dụng, sách nhiễu, gây phiền hà cho dân Công khai còn là cơ sở để kiểmtra quá trình thực hiện thủ tục, do đó nó là căn cứ để đánh giá trách nhiệm của

cơ quan nhà nước, cán bộ công chức thực hiện THĐ Yếu tố công khai trongcưỡng chế THĐ góp phần quan trọng trong việc thực hiện cưỡng chế có dễdàng, thuận lợi hay không

Thứ hai, thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính

Theo khoản 3, Điều 54 Hiến pháp năm 2013: việc THĐ phải minhbạch Luật Đất đai quy định thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thựchiện trong giờ hành chính là cũng thể hiện sự minh bạch trong thu hồi đất

Cũng giống như nguyên tắc thực hiện THĐ trong giờ hành chính,cưỡng chế thi hành quyết định THĐ cũng phải được thực hiện trong giờ hànhchính trong các ngày làm việc Cưỡng chế là bạo lực trên cơ sở pháp luật,được dùng để bảo đảm tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật, đồng thời đảm bảoquyền và lợi ích của các cá nhân có liên quan Biện pháp cưỡng chế được sửdụng trong những trường hợp thật cần thiết khi phương pháp thuyết phụckhông có hiệu quả Chính vì mang tính bạo lực dựa trên cơ sở quyền lực nhànước, cưỡng chế phải được thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ

Công khai, minh bạch, dân chủ được cụ thể hóa trong các nguyên tắccưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất, một trong số đó là việc phải thựchiện cưỡng chế trong giờ hành chính Trước đây, trong Nghị định số69/2009/NĐ-CP quy định bổ sung về quy hoạch, sử dụng đất, giá đất, THĐ,bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, việc cưỡng chế sẽ không được thực hiện trongthời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, trước và sau Tết Nguyênđán 15 ngày cũng như các ngày nghỉ, ngày lễ khác Thời điểm thực hiệncưỡng chế THĐ giờ đã thu hẹp lại chỉ còn thực hiện vào giờ hành chính trong

Trang 35

các ngày làm việc của cơ quan nhà nước Ý nghĩa của nguyên tắc này đầu tiênphải nói đến đó chính là việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bịcưỡng chế Vì thời điểm này cũng là thời điểm các cơ quan nhà nước thựchiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình một cách công khai, và có sự giám sáttrực tiếp của nhân dân Tiếp theo là để tránh việc làm ảnh hưởng đến nhữngngười xung quanh, vì thông thường vào những thời điểm này là thời điểm mọingười nghỉ ngơi Khi tiến hành cưỡng chế thực hiện quyết định THĐ thường

sẽ gây ồn ào và ảnh hưởng đến họ Ngoài ra, trước đây khi thực hiện cưỡngchế ngoài giờ hành chính, một số cán bộ cho rằng đó là “làm ngoài giờ”,

“không quan trọng” nên làm qua loa, nhanh chóng dẫn tới sách nhiễu vớingười dân, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tuyên truyền, vận động người cóđất thu hồi thực hiện đúng các quy định nhà nước Cho nên, việc tiến hànhcưỡng chế trong giờ hành chính vừa thuận lợi cho cán bộ thực thi cưỡng chế,vừa đảm bảo quyền lợi cho người bị cưỡng chế, thể hiện đây là một việc làmchính thống theo quy định pháp luật, tránh sự khuất tất trong thực thi, lại vừahạn chế gây ảnh hưởng đến những đối tượng không liên quan như người dânxung quanh

Tuy nhiên, với quy định “trong giờ hành chính” cũng đặt ra một sốvấn đề cần làm rõ, bởi hiện nay chưa có văn bản nào quy định cụ thể khunggiờ hành chính Bộ luật lao động và các văn bản quy phạm pháp luật quyđịnh, hướng dẫn về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi chỉ quy định các giớihạn về thời giờ làm việc, điều kiện, nguyên tắc tổ chức làm việc, nghỉ ngơichứ không quy định thời điểm bắt đầu và kết thúc của ca làm việc, giờ làmviệc Đối với các cơ quan hành chính, sự nghiệp của tỉnh thì thẩm quyền quyđịnh thời điểm bắt đầu và kết thúc giờ làm việc trong ngày của các cơ quannày thuộc về UBND cấp tỉnh nên có sự khác nhau giữa các địa phương Luậtđất đai năm 2013 chỉ quy định “thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế đượcthực hiện trong giờ hành chính” nhưng trên thực tiễn không thể hiểu một cáchmáy móc là có thể áp dụng 7 giờ, cũng có thể là 16 giờ 55 phút, tức vẫn có thểkéo dài thời gian cưỡng chế vào ban đêm nếu thời điểm bắt đầu cưỡng chế làtrong giờ hành chính Bởi vì, về góc độ lý luận và thực tiễn đều không phù hợp

Khi chọn thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế vừa phải bảo đảmtrong giờ hành chính đồng thời phải tính toán bảo đảm cho việc cưỡng chế

Trang 36

được tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúngquy định của pháp luật Như vậy, rõ ràng khi chọn 16 giờ 55 phút để bắt đầucưỡng chế thì việc tiến hành cưỡng chế phải tiến hành kéo dài đến ban đêm dễdẫn đến không bảo đảm tính công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự,

an toàn và không đúng quy định của pháp luật

Thông thường, thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được áp dụngsau khoảng 30 phút đến 60 phút so với thời điểm bắt đầu giờ hành chính củađịa phương Sở dĩ, các địa phương chọn vào thời điểm này là bởi hai lý do sauđây: (i) do tính chất đặc biệt, phức tạp của công tác cưỡng chế đòi hỏi phảitiến hành trong thời điểm sớm nhất có thể để tận dụng thời gian; (ii) do việcchi kinh phí thực hiện cưỡng chế phải đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đúng quyđịnh.5 Mặt khác, mặc dù hiện nay không có quy định cụ thể về việc khôngtiến hành cưỡng chế THĐ vào ba thời điểm sau: (i) thời điểm cận tết Nguyênđán; (ii) thời điểm diễn ra sự kiện lớn của đất nước hoặc sự kiện ở địaphương; (iii) thời điểm người bị cưỡng chế tổ chức hữu sự, hỷ sự nhưng hầuhết các địa phương đều quan tâm, tránh tiến hành cưỡng chế trong ba thờiđiểm kể trên Sở dĩ không áp dụng vào thời điểm này là vì dễ dẫn tới vi phạmnguyên tắc cưỡng chế Khi áp dụng vào các thời điểm nêu trên dễ dẫn đến ảnhhưởng tâm lý nặng nề của người có đất bị thu hồi khiến họ chống đối quyếtliệt hơn, hoặc gây phức tạp tình hình an ninh trật tự ở địa phương Bên cạnh

đó, với tính chất nhân đạo của Nhà nước ta, thì để người dân an tâm, có cuộcsống ổn định trong các ngày truyền thống của dân tộc hoặc tạo điều kiện đểngười dân hưởng ứng các sự kiện trọng đại của đất nước hay hưởng ứng sựkiện quan trọng ở địa phương thì Nhà nước tránh tiến hành cưỡng chế trongdịp này Hiện nay, khoản 59 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày06/01/2017 về sửa đổi, bổ sung một số Nghị định chi tiết thi hành Luật đấtđai có quy định về thời gian cưỡng chế như sau: “Không thực hiện cưỡngchế trong thời gian từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau; các ngày nghỉ, ngày lễtheo quy định của pháp luật; trong thời gian 15 ngày trước và sau tết nguyênđán; các ngày truyền thống đối với các đối tượng chính sách nếu họ là người

bị cưỡng chế và các trường hợp đặc biệt khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng

5 Bàn về các nguyên tắc cưỡng chế thu hồi đất ở Việt Nam - PGS.TS Phan Trung Hiền, Khoa Luật, Đại học Cần Thơ- Báo điện tử Hội Khoa học Đất Việt Nam.

Trang 37

đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, phong tục tập quán tại địaphương” Tuy nhiên, điều đáng nói là nội dung này được quy định chỉ ápdụng cho việc cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.Thiết nghĩ, quy định này nên được quy định áp dụng cho cả trường hợpcưỡng chế THĐ.

2.1.2 Điều kiện tiến hành cưỡng chế thu hồi đất

Để quyết định cưỡng chế THĐ không bị rơi vào tình trạng lạm quyền,độc quyền của một bộ phận cán bộ có thẩm quyền, quyền lợi của người dânkhông bị xâm hại thì việc cưỡng chế chỉ được đặt ra trong những trường hợpnhất định, khi có đủ cơ sở, căn cứ để thực hiện Theo đó, hoạt động cưỡng chếquyết định THĐ chỉ được thực hiện khi có đủ 4 điều kiện theo quy định tạiKhoản 2 Điều 71 Luật Đất đai 2013 như sau:

Thứ nhất: Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định THĐ sau khi UBND cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB đã vận động, thuyết phục.

Điều này đặt ra khi cơ quan có thẩm quyền đã thực hiện đúng, đầy đủcác trình tự, thủ tục của THĐ cho đến khi quyết định THĐ có hiệu lực thihành và trình tự, thủ tục về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, bao gồm:

- Thông báo THĐ (chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và

180 ngày đối với đất phi nông nghiệp) Nội dung thông báo phải bao gồm: kếhoạch THĐ, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm6 Như đối với trường hợpTHĐ vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi íchquốc gia, công cộng thì thông báo THĐ phải được gửi đến từng người có đấtthu hồi, họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thôngbáo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã,địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi7

- Xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: THĐ vì mụcđích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, côngcộng thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB lập phương án bồi thường,

hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chứclấy ý kiến về phương án đó theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân

6 Khoản 1 Điều 67 Luật Đất đai 2013.

7 Điểm a Khoản 1 Điều 69 Luật Đất đai 2013.

Trang 38

trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án bồithường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chungcủa khu dân cư nơi có đất thu hồi8.

- Quyết định THĐ, phê duyệt và thực hiện phương án bồi thường, hỗtrợ và tái định cư, giao đất, cho thuê đất

Sau một thời hạn luật định mà người có đất bị thu hồi không chịu bàngiao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB thì lúc này, UBND cấp

xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chứclàm nhiệm vụ bồi thường, GPMB tổ chức vận động, thuyết phục để người cóđất thu hồi thực hiện

Điều kiện 1 nêu trên là khi đã được vận động, thuyết phục mà người

có đất thu hồi vẫn không thực hiện quyết định THĐ, không chịu bàn giao đấtcho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

Trước đây, Luật Đất đai năm 2003 quy định bắt buộc phải rà soát “đủ”các trình tự, thủ tục từ khi thông báo THĐ đến khi ban hành quyết định cưỡngchế Tuy nhiên, Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn không quyđịnh điều này Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất theo khoản 2 Điều 71Luật đất đai năm 2013 không đòi hỏi phải “rà soát” đủ các điều kiện về trình

tự, thủ tục về thu hồi đất Theo các quy định về điều kiện cưỡng chế tráchnhiệm của người ra quyết định cưỡng chế thu hồi đất hiện nay chỉ tập trungvào khâu tổ chức vận động, thuyết phục, ra quyết định cưỡng chế và thực hiệnquyết định cưỡng chế theo đúng quy định Việc thực hiện trình tự, thủ tụctrước thời điểm ra quyết định cưỡng chế thuộc trách nhiệm của các chủ thể cóthẩm quyền tham gia trong quá trình thu hồi đất, kể cả vấn đề trách nhiệm bồithường của Nhà nước

Quy định về điều kiện cưỡng chế nêu trên theo pháp luật đất đai hiệnhành tuy bảo đảm thuận lợi cho việc thực thi trong quản lý nhà nước nhưnggây bất lợi cho người bị cưỡng chế và có dấu hiệu trái với nguyên tắc “bảođảm đúng với quy định của pháp luật” Bởi nếu một thủ tục nào đó bị bỏ sóttrong quá trình THĐ thì không thể xem là “bảo đảm đúng với quy định củapháp luật” được Khi đó, nếu các chủ thể có thẩm quyền vẫn tiếp tục triểnkhai và tiến hành cưỡng chế thì vô tình đã vi phạm nguyên tắc này Giả sử,

8 Điểm a Khoản 2 Điều 69 Luật Đất đai 2013

Trang 39

nếu có những trường hợp người dân không nhận được thông báo THĐ hoặcnhận quá cận so với thời điểm THĐ thì rõ ràng họ không thể bàn giao đấtđúng thời hạn được.9

Mặt khác, Luật Đất đai năm 2013 quy định công tác vận động, thuyếtphục là một trong những điều kiện để tiến hành cưỡng chế thực hiện quyết địnhthu hồi đất, tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có văn bản quy phạm pháp luật nàohướng dẫn về công tác vận động, thuyết phục người có đất bị thu hồi như về quytrình, thời gian thực hiện (bao lâu sau khi đã vận động, thuyết phục mà người cóđất bị thu hồi không thực hiện thì bị cưỡng chế), việc xử lý những tình huốngxảy ra như thế nào,….Thực tiễn áp dụng công tác vận động thuyết phục người

có đất bị thu hồi gặp không ít những khó khăn trong việc xử lý những tình huốngxảy ra trong quá trình vận động, thuyết phục Không ít địa phương xem trọngcông tác cưỡng chế THĐ hơn là công tác vận động, thuyết phục để người dân

tự nguyện giao trả lại đất cho Nhà nước Do đó nhiều quyết định cưỡng chế banhành không cần thiết, khi các điều kiện chưa chín muồi, thậm chí nhiều trườnghợp phát sinh phức tạp, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự ở địa phương

Thứ hai: Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định THĐ đã được niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

Trên thực tế, nhiều địa phương thường xem nhẹ điều kiện này mà thựchiện qua loa, hình thức hoặc thậm chí không thực hiện niêm yết công khai gâybất lợi cho người dân có đất thu hồi, dẫn đến những khiếu kiện không đáng

có Việc niêm yết công khai quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định THĐ

là rất cần thiết, nó thể hiện sự minh bạch, liêm chính của chính quyền địaphương Cụ thể, quyết định phải được niêm yết công khai tại trụ sở UBNDcấp xã và tại địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất bị thu hồinhư nhà văn hoá thôn, khu dân cư

Thứ ba: Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định THĐ đã có hiệu lực thi hành.

Theo như quy định tại Nghị định số 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiếtmột số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật

9 Bàn về các nguyên tắc cưỡng chế thu hồi đất tại Việt Nam - PGS.TS Phan Trung Hiền - Khoa Luật, Đ ại học Cần thơ- Báo Điện tử Hội Khoa học Đất Việt Nam.

Ngày đăng: 22/08/2024, 17:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 30/2014/TT-BTNMTngày 02/6/2014 quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyểnmục đích sử dụng đất, thu hồi đất
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2014
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2017), Báo cáo công tác quản lý nhà nước về đất đai năm 2017 và tình hình triển khai thi hành Luật Đất đai và những vấn đề cần giải quyết, tháo gỡ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo công tác quản lý nhà nướcvề đất đai năm 2017 và tình hình triển khai thi hành Luật Đất đai vànhững vấn đề cần giải quyết, tháo gỡ
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2017
3. Chính phủ (2009), Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 bổ sung quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 bổ sungquy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và táiđịnh cư
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2009
4. Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 ướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đất đai, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 ướngdẫn thi hành một số điều của Luật Đất đai
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2014
5. Chính phủ (2014), Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quyđịnh về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2014
6. Chính phủ (2014), Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 quyđịnh về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2014
7. Chính phủ (2016), Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 quyđịnh chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành vănbản quy phạm pháp luật
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2016
8. Trần Quốc Đạt (2017), Pháp luật về trình tự, thủ tục thu hồi đất và thực tiễn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật về trình tự, thủ tục thu hồi đất và thựctiễn thành phố Hà Nội," Luận văn thạc sĩ Luật học, "Trường
Tác giả: Trần Quốc Đạt
Năm: 2017
9. Nguyễn Trịnh Hoàn (2016), Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất - Thực trạng thi hành tại thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cưkhi Nhà nước thu hồi đất - Thực trạng thi hành tại thành phố BảoLộc, tỉnh Lâm Đồng
Tác giả: Nguyễn Trịnh Hoàn
Năm: 2016
10. Trần Thị Mai (2017), Pháp luật về thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật về thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đaiở Việt Nam
Tác giả: Trần Thị Mai
Năm: 2017
11. Hoàng Phê (Chủ biên) (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2003
18. Quốc hội (2015), Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Tổ chức chính quyền địa phương
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2015
19. Nguyễn Thị Tâm (2013), Pháp luật về thu hồi đất trong việc giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước - nhà đầu tư và người có đất bị thu hồi, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật về thu hồi đất trong việc giải quyếtmối quan hệ giữa Nhà nước - nhà đầu tư và người có đất bị thu hồi
Tác giả: Nguyễn Thị Tâm
Năm: 2013
20. Nguyễn Đức Thuận (2015), Pháp luật về kiểm đếm bắt buộc trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật về kiểm đếm bắt buộc trong bồithường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Tác giả: Nguyễn Đức Thuận
Năm: 2015
21. Đỗ Xuân Trọng (Chủ biên) (2014), Chỉ dẫn áp dụng Luật Đất đai 2013, Nxb Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ dẫn áp dụng Luật Đất đai 2013
Tác giả: Đỗ Xuân Trọng (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2014
22. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển Giải thích thuật ngữ Luật học (Luật Lao động, Luật Đất đai, Tư pháp quốc tế), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Giải thích thuật ngữ Luậthọc (Luật Lao động, Luật Đất đai, Tư pháp quốc tế)
Tác giả: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: Nxb Công annhân dân
Năm: 1999
23. Trường Đại học Luật Hà Nội (2016), Giáo trình Luật Đất đai, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật Đất đai
Tác giả: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: Nxb Côngan nhân dân
Năm: 2016
24. Nguyễn Quang Tuyến (2012), “Công khai, minh bạch để bảo vệ quyền lợi của người bị thu hồi đất ”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công khai, minh bạch để bảo vệ quyền lợicủa người bị thu hồi đất”, "Tạp chí nghiên cứu lập pháp
Tác giả: Nguyễn Quang Tuyến
Năm: 2012
27. Doãn Hồng Nhung, Chế định sở hữu đất đai qua các thời kỳ và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đổi với đất đai; Khoa Luật - Đạihọc Quốc gia Hà Nội,http://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/120/502 Link
28. Phạm Hồng Thái và Đinh Văn Mậu, Cưỡng chế hành chính trong quản lý hành chính nhà nước , http://www.thanhtra.edu.vn/category/detail/236- Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w