1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

[LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP] Năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chế biến xuất nhập khẩu thủy sản tỉnh BR-VT

52 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU1 Lý do chọn đề tài:

Hơn 20 năm chuyển đổi cơ chế kinh tế, nền kinh tế ở nước ta đã thật sự cónhững bước chuyển biến khá mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: côngnghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch,… Cùng với công cuộc công nghiệp hóa, hiệnđại hóa với mục tiêu sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển và tạo điềukiện cho đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp

Mặt khác, nền kinh tế của thế giới đã dần chuyển mình theo xu hướng toàn cầuhóa Và để thích nghi, hòa nhập với nền kinh tế thế giới, nhà nước ta đã tạo nhiều cơsở và tiền đề cho sự phát triển của nền kinh tế Chuyển đổi từ cơ chế kế kinh tế kếhoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế nền kinh tế thị trường định hướngxã hội chủ nghĩa Điều này đã tạo nên một động lực vô cùng to lớn nhằm thúc đẩy sựphát triển cho nền kinh tế sản xuất nói chung cũng như các hoạt động sản xuất kinhdoanh của các tổ chức kinh tế nói riêng

Trong nền kinh tế thị trường, mọi sự hoạt động của các tổ chức kinh tế đều phảichịu sự chi phối của quy luật cung cầu và những yếu tố môi trường khác,…

Hội nhập với nền kinh tế thế giới đã mang lại rất nhiều cơ hội phát triển cho cácdoanh nghiệp Việt Nam Tuy nhiên cũng mở ra khá nhiều thách thức, khó khăn mà cáctổ chức doanh nghiệp buộc phải đối mặt

Thương trường như chiến trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vữngtrên thị trường thì điều tất yếu chính là phải cạnh tranh Qúa trình cạnh tranh diễn rarất gay gắt và quyết liệt Vì thế doanh nghiệp cần phải năng động, sáng tạo và linh hoạttrong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình

Và để làm được điều đó thì một yếu tố không thể thiếu mà các doanh nghiệpluôn dành sự quan tâm hàng đầu đó chính là làm thế nào để nâng cao năng lực cạnhtranh của chính doanh nghiệp Việc này sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt nhanh nhậy, kịpthời nhu cầu của thị trường và đáp ứng những nhu cầu đó một cách hiệu quả nhất

Trang 2

Đồng thời nó cũng giúp cho doanh nghiệp có thể dể dàng thích nghi với môi trườngkinh tế đầy biến động.

Cũng như nhiều công ty cùng ngành khác, công ty cổ phần chế biến xuất nhậpkhẩu thủy sản Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã và đang xây dựng cho mình những chiếnlược quản lý và các giải pháp ngày càng hiệu quả và linh hoạt hơn

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Qua những kiến thức đã học về các môn Quản trị, em có thể ứng dụng vào quátrình thực tập để nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động cạnh tranh của công ty cổphần chế biến xuất nhập khẩu thủy sản tỉnh BR-VT Từ đó đưa ra nhận xét và đề xuấtnhững giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty, thu hút khách hàng,góp phần vào việc tăng doanh thu, lợi nhuận cho công ty

3 Đối tượng nghiên cứu:

Thực trang năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chế biến xuất nhập khẩu thủysản tỉnh BR-VT

4 Phạm vi nghiên cứu:

Không gian: công ty cổ phần chế biến xuất nhập khẩu thủy sản tỉnh BR-VTThời gian: từ năm 2010-2012

5 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp phân tích tổng hợp và phương pháp tư duy, so sánh

6 Kết cấu đề tài gồm có ba chương:CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC

CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH,

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾNXUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG

LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY BASEAFOOD

Trang 3

Trong thời gian kiến tập, được sự giúp đỡ của quý công ty cổ phần chế biếnxuất nhập khẩu thủy sản Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cùng với sự hướng dẫn tận tình củaCô giáo hướng dẫn Hồ Lan Ngọc Em quyết định chọn đề tài “ Một số giải pháp nângcao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần chế biến xuất nhập khẩu thủy sản TỉnhBà Rịa – Vũng Tàu ” để làm đề tài thực tâp cơ sở của mình.

Tuy nhiên, do lần đầu tiến hành phân tích và nghiên cứu đề tài nên sẽ khôngtránh khỏi những khiếm khuyết và thiếu sót Rất mong nhận được những ý kiến đónggóp từ phía công ty quý Công ty và Gíao viên hướng dẫn

Em xin chân thành cám ơn!

Trang 4

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC

CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP1.1 Khái niệm và vai trò của cạnh tranh đối với hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh

Xét dưới góc độ các quốc gia thì cạnh tranh có thể được miêu tả là quá trình dươngđầu của các quốc gia này với quốc gia khác

Xét dưới góc độ ngành kinh tế - kỹ thuật thì cạnh tranh chính là tìm kiếm lợi nhuận,nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội.Đồng thời tạo và vận dụng những lợi thế so sánh trong việc cung cấp sản phẩm, dịchvụ khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác Song song đó thì trong bất kì tuyến thịtrường hay sản phẩm nào, vũ khí cạnh tranh thích hợp hay đổi theo thời gian, vì thếcạnh tranh được hiểu là sự liên tục trong cả quá trình

Nói tóm lại, cạnh tranh là quy luật của nền kinh tế thị trường, nó là động lực thúc đẩysản xuất, lưu thông hàng hóa phát triển Vì vậy, các doanh nghiệp cần nhận thức đúngđăn về cạnh tranh để từ đó luôn phát huy nội lực, nâng cao chất lượng phục vụ kháchhàng Mặt khác, tránh cạnh tranh bất hợp pháp dẫn đến làm tổn hại lợi ích cộng đồngcũng như làm suy yếu chính mình

1.1.2 Tính tất yếu của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường

Cạnh tranh là một trong ba quy luật chi phối cơ chế thị trường Nguồn gốc củacạnh tranh là sự tự phát triển trong kinh doanh về quy mô hoạt động, thành phần thamgia cũng như các sản phẩm tạo thành Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nền cơchế thị trường hiên nay thật sự là một cuôc chay đua khốc liệt không có đích

Tuy nhiên cạnh tranh lại là cuộc chạy đua trên hai trận tuyến Đó là cạnh tranh giữadoanh nghiệp với doanh nghiệp và cạnh tranh giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng.Chính vì lý do này đã khiến cho giá cả của hàng hóa và dịch vụ có xu hướng giảmxuống, trong khi đó, chất lượng hàng hóa và dịch vụ ngày càng được nâng cao phùhợp với mong muốn không ngừng thay đổi của người tiêu dùng

Trang 5

Không thể phủ nhận rằng cạnh tranh giúp cho các doanh nghiệp không ngừng nỗlực, phấn đấu vươn lên trong mọi lĩnh vực từ việc giảm thiểu chi phí cho đến thực hiệncác mục tiêu chung của doanh nghiệp Hơn nữa, cạnh tranh còn là công cụ giúp doanhnghiệp thực hiện các mục tiêu kinh doanh, tạo cho doanh nghiệp những thách thức vàcơ hội mới giúp doanh nghiệp khai thác được mọi cơ hội và tránh được rủi ro.

Ngoài ra, khi nền kinh tế thị trường xuất hiện cơ chế tự điều tiết vĩ mô, có sự dịchchuyển cơ cấu ngành kinh doanh của các doanh nghiệp cho phù hợp với điều kiện thựctế thì cạnh tranh sẽ loại bỏ các doanh nghiệp có chi phí cao, không đáp ứng dược nhucầu xã hội Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả tiếp tục phát triểnđóng góp cho sự phát triển chung của nền kinh tế Từ đó, cạnh tranh sẽ tạo nên sự ràngbuộc giữa các doanh nghiệp hình thành nên một sức mạnh tổng thể cho sự phát triểnqua việc phối hợp hài hòa các chức năng, nhiệm vụ giữa các doanh nghiệp khác nhautrong các ngành kinh tế

1.1.3 Các hình thái cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường

1.1.3.1 Thị trường cạnh tranh

 Hình thái thị trường cạnh tranh hoàn hảoCạnh tranh hoàn hảo là cạnh tranh trong một mô hình kinh tế được mô tả là mộtmẫu kinh tế thị trường lý tưởng, ở đó không có người sản xuất hay người tiêu dùngnào có quyền hay khả năng khống chế được thị trường, làm ảnh hưởng đến giá cả.Cạnh tranh hoàn hảo được cho là sẽ dẫn đến hiệu quả kinh tế cao

 Hình thái thị trường cạnh tranh không hoàn hảoĐây là một dạng cạnh tranh trong các thị trường khi các điều kiện cần thiết choviệc cạnh tranh hoàn hảo không được thảo mãn

Các loại cạnh tranh không hoàn hảo gồm: Độc quyền: chỉ có một người bán một mặt hàng. Độc quyền nhóm bán: thị trường mà ở đó chỉ có một số lượng nhỏ người bán. Cạnh tranh độc quyền: có nhiều người bán nhưng mỗi người đều tìm cách làm chosản phẩm của mình trở nên khác biệt

Trang 6

 Độc quyền mua: thị trường chỉ có một người mua một mặt hàng. Độc quyền nhóm mua: thị trường trong đó chỉ có một số lượng nhỏ người mua.

1.1.3.2 Cạnh tranh của doanh nghiệp

 Cạnh tranh trong việc lựa chọn các yếu tố đầu vàoCạnh tranh trong việc lựa chọn các yếu tố đầu vào thực chất là việc các doanh nghiệptìm kiếm cho mình một nguồn cung ứng tốt nhất, đầy đủ, thường xuyên và nhỏ nhấtcho chi phí của các yếu tố đầu vào Trong cơ chế thị trường, nhiều nhà cung ứng vànhiều doanh nghiệp cùng có nhu cầu về một số yếu tố đầu vào nhất định sẽ song songtồn tại một lúc Mỗi nhà cung ứng có một mức giá cho các yếu tố đầu vào khác nhau,do vậy các doanh nghiệp sẽ chọn cho mình một nhà cung ứng có mức giá thấp cũngnhư có dịch vụ cung ứng tốt

Tuy nhiên, để tránh tình trạng có nhà cung ứng độc quyền các doanh nghiệp nên chọncho mình một sốnhà cung ứng chính Điều này vô hình chung sẽ dẫn tới một số nhàcung ứng có gía cao sẽ bị loại bỏ Ngược lại, các nhà cung ứng lại muốn lựa chọn khách mua các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất với mức giá cao

 Cạnh tranh trong quá trình sản xuấtCạnh tranh trong quá trình sản xuất chính là quá trình ganh đua giữa các doanhghiệp trong việc tìm kiếm các câu trả lời tối ưu nhất cho các câu hỏi sau: sản xuất cáigì? Sản xuất cho ai? Và sản xuất như thế nào? Bởi vì có trả lời tốt được các câu hỏinày thì các doanh nghiệp mới có cơ hội tồn tại và phát triển được

Sản xuất cái gì? Thực ra, doanh nghiệp cần phải suy tính xem sản xuất mặt hàng nàothì sẽ thu được lợi nhuận tối ưu nhất Trước hết, các doanh nghiệp cần tìm hiểu thịtrường, nắm bắt nhu cầu khách hàng, để từ đó tập trung sản xuất những mặt hàng phùhợp Doanh nghiệp nào tìm ra được nhu cầu đầu tiên và nhanh chóng đáp ứng nhu cầuđó thì sẽ giành chiến thắng

Sản xuất cho ai? Đây chính là câu hỏi khiến các doanh nghiệp đi tìm cho mình cáckhách hàng mục tiêu, để từ đó có các chiến lược định vị sản phẩm Điều này cũng làmột trong những nhân tố ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của các doanh nghiệp

Trang 7

Sản xuất như thế nào? Việc trả lời các câu hỏi này sẽ giúp doanh nghiệp tìm raphương thức sản xuất tốt nhất với chi phí tốt nhất để từ đó hạ giá thành và nâng cao lợithế cạnh tranh Do đó, trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp đã không ngừng ápdụng khoa học kỹ thuật tiên tiến để sản xuất ra sản phẩm có giá trị cao và giá thành hạ.

Hiện nay, quan điểm về cạnh tranh không dừng ở mức độ này mà cạnh tranh còn làviệc các doanh nghiệp cùng nhau kích thích tạo ra nhu cầu mới trên thị trường để từ đókhai thác các nhu cầu này

Tóm lại, cạnh tranh trong quá trình sản xuất là sự ganh đua trong sản xuất nhằm tạo rasản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường, đẩy nhanh doanh số bán hàng cũng nhưviệc áp dụng các phương thức sản xuất nhằm giảm thiểu chi phí để mong muốncó được lợi nhuận cao của các doanh nghiệp Doanh nghiệp nào thực sự làm được điềunày doanh nghiệp đó sẽ giành chiến thắng trong cạnh tranh

 Cạnh tranh trong quá trình tiêu thụ hàng hóa, dịch vụCó thể nói, đây là lĩnh vực cạnh tranh gay gắt nhất, nó quyết định tính sống còn củamỗi doanh nghiệp Trọng tâm của cuộc cạnh tranh này là sự giành giật thị trườngvà khách hàng của mỗi doanh nghiệp Qua đó, doanh nghiệp sẽ có điều kiện đẩy nhanhtốc đô tiêu thụ, thực hiện mục tiêu cuối cùng là tối đa lợi nhuận

Để làm được điều này, các doanh nghiệp phải tìm mọi cách nhằm thu hút kháchhàng về phía mình, tìm được chỗ đứng ổn định và lâu dài trên thị trường bằng việcthực hiện các chiến lược và các giải pháp khác nhau Trong cuộc cạnh tranh này,doanh nghiệp nào tìm được cho mình một lượng khách hàng lớn, hàng hóa dịch vụ tiêuthụ nhiều sẽ là doanh nghiệp chiến thắng và ngược lại

1.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp1.2.1 Khái niệm về sức cạnh tranh, năng lực cạnh tranh

Một doanh nghiệp muốn có được một vị trí vững chắc trên thị trường và muốn thịtrường của mình ngày càng được mở rộng thì tất nhiên doanh nghiệp đó phải có nhữngưu điểm vượt trội so với các doanh nghiệp khác Năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp được hiểu là tất cả các đặc điểm, yếu tố, tiềm năng mà doanh nghiệp có thể dựavào đó để duy trì và phát triển một cách lâu dài trên thị trường

Trang 8

Tóm lại, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp đó tạo rađược lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp mình so với các đối thủ cạnh tranh, khả năngtạo ra năng suất, chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh được thị phần lớn,thu được cao, tạo ra được thu nhập, xây dựng được thương hiệu, uy tín trên thị trườngvà phát triển bền vững.

1.2.2 Phân tích nội dung của năng lực cạnh tranh

1.2.2.1 Sự cần thiết của việc nâng cao năng lực cạnh tranh

Nền kinh tế thị trường hiện nay ngày một phát triển, các doanh nghiệp muốn tồn tạivà phát triển lâu dài thì phải cạnh tranh Hơn nữa còn phải cạnh tranh thật quyết liệttrên mọi phương diện nhằm nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt kháchhàng

Cạnh tranh thực chất là một cuộc chạy đua giữa các doanh nghiệp Nếu doanhnghiệp không tìm cách để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình thì hiển nhiên doanhnghiệp đó sẽ là kẻ thua cuộc trong hành trình chạy đua này Mặc nhiên, chúng ta tựđẩy mình về phía sau và để các dối thủ cạnh tranh vượt qua mặt

Không một doanh nghiệp nào được thành lập ra mà lại muốn mình thất bại cả, họđều muốn tồn tại và phát triển đến một tầm cao vững chắc Và để làm được điều đó thìcác doanh nghiệp cần phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình,thay đổi hoặc điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình kinh tế của thế giới nói chung

Năng lực cạnh tranh mạnh hoàn toàn có thể giúp cho doanh nghiệp giữ vững vị thếcủa mình trên thương trường, nâng cao doanh thu và lợi nhuận chung của doanhnghiệp

1.2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh

 Nhân tố giá cả hàng hóa, dịch vụGiá cả của một sản phẩm trên thị trường được hình thành thông qua dquan hệ cungcầu Người bán hay người mua thỏa thuận hay mặc cả với nhau để tiến hành mức giácuối cùng nhằm đảm bảo lợi ích của cả hai bên Giá cả đóng vai trò quan trọng trongquyết định mua hay không mua của khách hàng

Trang 9

Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh của công cuộc cách mạng doanhnghiệp, khách hàng có quyền lựa chọn sản phẩm có giá thấp hơn, khi đó sản lượng tiêuthụ của doanh nghiệp sẽ tăng lên Giá cả được thể hiện như một vũ khí để giành chiếnthắng trong cạnh tranh thông qua việc định giá: định giá thấp, định giá ngang bằnghoặc định giá cao Mức giá ngang bằng với mức giá thị trường sẽ giúp cho doanhnghiệp giữ được khách hàng, nếu doanh nghiệp tìm ra những biện pháp nhằm làmgiảm giá thành thì lợi nhuận thu được sẽ lớn hơn cũng như hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn.Ngược lại với mức giá thấp hơn mức giá thị trường thì sẽ thu hút được rất nhiều kháchhàng làm tăng sản lượng tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp sẽ có cơ hội xâm nhập vàchiếm lĩnh thị trường.

Tuy nhiên, với bài toán này, doanh nghiệp rất dễ rơi vào tình trạng thâm hụt lợinhuận Đối với mức giá cao hơn mức giá của thị trường hoàn toàn không có lợi đối vớidoanh nghiệp trường hợp này chỉ có thể được áp dụng đối với những doanh nghiệpmang tính độc quyền hoặc với các loại hàng hóa đặc biệt Khi đó, doanh nghiệp có thểthu được lợi nhuận siêu ngạch

Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc điểm của thị trường mà mỗi doanh nghiệp lựa chọncho mình một chính sách giá phù hợp cho từng loại sản phẩm, từng giai đoạn cho từngthời kỳ kinh doanh sẽ tạo cho mình một năng lực cạnh tranh tốt và chiếm lĩnh ưu thế. Sản phẩm và cơ cấu sản phẩm

Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tốt phần lớn là những doanh nghiệp đãthực hiện đa dạng hóa sản phẩm Sản phẩm của doanh nghiệp luôn được hoàn thiệnkhông ngừng để có thể theo kịp nhu cầu thị trường bằng cách cải tiến các thông số chấtlượng, mẫu mã, bao bì đồng thời tiếp tục duy trì các loại sản phẩm hiện đang là thếmạnh cảu các doanh nghiệp

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng phải nghiên cứ những sản phẩm mới nhằm pháttriển và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa Việc thực hiện đa dạng hóa sản phẩmcủa các doanh nghiệp không chỉ đap ứng nhu cầu thị trường, thu vào nhiều lợi nhuậnmà còn có thể phân tán được rủi ro trong kinh doanh

 Chất lượng hàng hóa, dịch vụ

Trang 10

Đây là hệ thống nội tại của sản phẩm được xác định bằng các thông số có thể đođược hoặc so sánh thỏa mãn những tiêu chuẩn kỹ thuật hay những yêu cầu quyết địnhcủa người tiêu dùng Chất lượng sản phẩm được hình thành từ khâu thiết kế tới tổchức sản xuất và ngay cả khi tiêu thụ hàng hóa, chịu sự tác động của nhiều yếu tố:công nghệ, dây chuyền sản xuất, nguyên vật liệu, trình độ tay nghề lao động, trình độquản lý,

Chất lượng sản phẩm là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp, đặc biệt trong nềnsản xuất của Viêt Nam còn trong tình trạng đang phát triển, phải đương đầu với quánhiều đối thủ cạnh tranh nước ngoài có ưu thế hơn hẳn trong việc tạo ra hay cung cấpsản phẩm có chất lượng cao Một khi chất lượng sản phẩm không được đảm bảo đồngnghĩa với doanh nghiệp dần mất đi khách hàng, mật đi thị trường và nhanh chóng đứngbên bờ vực phá sản

 Phân phốiĐây là việc các doanh nghiệp tìm kiếm cho mình những nhà phân phối tốt nhất vớihệ thống quản lý chặt chẽ, cách phục vụ tận tình chu đáo của đội ngũ nhân viên Kèmtheo đó là các loại sản phẩm đa dạng về kích cỡ, mẫu mã chất lượng an toàn Đây sẽ làmột lợi thế để khách hàng biết đến sản phẩm của công ty nhiều hơn

Hệ thống phân phối rộng khắp sẽ tạo điều kiện cho khách hàng trong việc thuậntiện mua sắm các sản phẩm của công ty, tiết kiệm được thời gian và chi phí Đồng thờităng cường nâng cao năng lực cạnh tranh so với các đối thủ khác

 Uy tín, hình ảnh của doanh nghiệpUy tín của doanh nghiệp được hình thành dựa trên chất lượng, giá trị sử dụng củasản phẩm các dịch vụ sau bán hàng, thời gian giao hàng, quy mô của doanh nghiệp,…Một doanh nghiệp có uy tín với khách hàng thì đồng nghĩa với việc có lợi thế trongcạnh tranh Khách hàng khi đó tin rằng sản phẩm của doing nghiệp có chất lượng cao,dịch vụ sau bán hàng tốt,…Do đó, sản phẩm của doanh nghiệp khi đưa ra thị trường cóthể nhanh chóng thu hút được người tiêu dùng Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệpgiảm một phần chi phí cho việc thu hút khách hàng, khách hàng sẽ trung thành vớidoanh nghiệp hơn

Trang 11

 Trình độ công nghệ và máy móc thiết bịTrình độ khoa học công nghệ có ý nghĩa quyết định đến hai yếu tố cơ bản nhất tạonên khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, đó là chất lượng và giá bán.Khoa học công nghệ tác động đến chi phí cá biệt của doanh nghiệp, qua đó tạo nên khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung Đối với những nước chậm và đang pháttriển, giá và chất lượng có ý nghĩa ngang nhau trong cạnh tranh Tuy nhiên, trên thếgiới hiện nay, đã chuyển từ cạnh tranh về giá sang cạnh tranh về chất lượng, cạnhtranh giữa các sản phẩm và dịch vụ có hàm lượng khoa học công nghệ cao.

Kỹ thuật và công nghệ mới sẽ giúp cho các cơ sở sản xuất trong nước tạo ra đượcnhững thế hệ kỹ thuật và công nghệ tiếp theo nhằm trang bị và tái trang bị toàn bộ cơsở sản xuất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân nước ta Đây là tiền đề để các doanhnghiệp ổn định và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình

 Nguồn nhân lựcNguồn nhân lực là một yếu tố rất quan trọng trong việc góp phần đẩy mạnh doanhthu và lợi nhuận của công ty Trình độ của cấp quản lý cao và có chuyên môn sâu sẽ cóthể đưa ra những quyết định mang tính chiến lược quan trọng cho công ty Nhữngquyết định kịp thời và đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranhcủa mình trên thương trường

Đội ngũ nhân viên có tay nghề cao, linh hoạt và năng động sẽ làm gia tăng năngsuất lao động, sản lượng sản phẩm gia tăng, đẩy nhanh doanh số bán hàng

1.2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

 Doanh thu, sản lượng các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệpDoanh thu là toàn bộ số tiền đã hoặc sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, hàng hóadịch vụ và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định

Sản lượng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp chính là khối lượng sản phẩm đãđược hoàn thành của công ty xuất ra và được tiêu thụ trong một khoảng thời gian nhấtđịnh

 Thị phần của doanh nghiệp trên thị trường

Trang 12

 Thị phần của doanh nghiệp so với toàn bộ thị trường Đó là tỷ lệ % giữa giá trị sảnphẩm của doanh nghiệp bán ra so với giá trị toàn ngành.

 Thị phần của doanh nghiệp so với phân khúc mà nó phục vụ Đó chính là tỷ lệ %giữa doanh số của doanh nghiệp với doanh số của toàn phân khúc

 Thị phần tương đối là tỷ lệ so sánh về doanh số của doanh nghiệp với đối thủ cạnhtranh mạnh nhất, chỉ tiêu này cho biết vị thế sản phẩm của doanh nghiệp trong cạnhtranh trên thị trường như thế nào?

 Lợi nhuậnLợi nhuận được định nghĩa một cách khái quát là phần chênh lệch giữa tổng doanhthu và tổng chi phí

Lợi nhuận là mục tiêu cao nhất, là điều kiện tồn tại và phát triển Để cung cấp hànghóa và dịch vụ cho thị trường các nhà sản xuất phải bỏ tiền vốn trong quá trình sảnxuất kinh doanh, họ luôn mong muốn cho chi phí đầu vào ít nhất và bán hàng hóa vớigiá cao nhất để sau đi trừ các chi phí còn số dư dôi để không chỉ sản xuất giản đơn màcòn tái sản xuất mở rộng, không ngừng tích lũy phát triển sản xuất, cũng cố và tăngcường vị trí của mình trên thị trường để nâng cao khả năng của doanh nghiệp

Tỷ suất lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cho biết mức sinh lời của đồng vốn dùng trong kinhdoanh Tỷ lệ này cần bù đắp chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn Thông thường đồngvốn được coi là sử dụng có hiệu quả nếu tỷ lệ nói trên cao hơn mức sinh lờikhi đầu tưvào các cơ hội khác hay ít nhất phải cao hơn mức lãi suất tín dụng ngân hàng

 Tỷ suất doanh thu trên vốn cho biết mức doanh thu tạo ra trên một đồng vốn, ngoàira nó còn cho biết mức độ quay vòng của vốn Tỷ suất này phụ thuộc vào đặc điểmkinh tế kỹ thuật của ngành và chu kỳ sản xuất kinh doanh

Thông qua sự biến động của các chỉ tiêu này mà doanh nghiệp biết mình đangđứng ở vị trí nào và cần vạch ra chiến lược hành động như thế nào Chúng chỉ ra đượcmức độ hoạt động hiệu quả hay không hiệu quả của daonh nghiệp

Trang 13

1.3 Xác định khách hàng mục tiêu và phân tích nhu cầu của khách hàng1.3.1 Xác định nhóm khách hàng mục tiêu

Nhóm khách hàng mục tiêu của Công ty hiện nay chủ yếu là nhắm tới thị trườngxuất khẩu sang các nước Châu Âu, Châu Á: những mặt hàng chế biến sẵn như seafoodmix (từ mực, bạch tuộc, tôm), hàng đông lạnh (mực nút nguyên con làm sạch, mựcống nguyên con làm sạch, mực nang sashimi, râu bạch tuộc cắt, bạch tuộc, surimi, cálưỡi trâu rán bột, cá trích tẩm cốm), hàng khô (cá chỉ vàng philê, cá đổng, cá trích) đãđược tiêu thụ mạnh tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Israel, Đài Loan, Thái Lan, Singapore,Malaysia, Hồng Kông, Tây Ban Nha, Nga, Đức, Italia, Mexicô, Úc, Mỹ và các nướcTrung Đông

Một mảng kinh doanh quan trọng khác đã được công ty chú trọng đầu tư phát triểntừ hơn 5 năm nay là thị trường nội địa

Đẩy mạnh tiêu thụ nội địa sẽ hỗ trợ XK trong thời gian trước mắt và lâu dài Vìngười tiêu dùng trong nước cũng yêu cầu hàng chất lượng cao cấp như hàng XK Làmhàng chất lượng tốt sẽ có thể tiêu thụ trong nước và XK cũng sẽ là hướng đi của côngty trong thời gian tới

1.3.2 Phân tích nhu cầu của khách hàng

Trước bối cảnh xã hội hóa, con người ai ai cũng đều rất bận rộn với công việc củamình Vì thế, họ ít có thời gian để chế biến và nấu nướng các món ăn cho gia đình

Do đó, các sản phẩm đã được làm sạch sẽ và đạt tiêu chuẩn chất lượng cao như củaBASEAFOOD sẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho người phụ nữ Khi mua về chế biến sẽtiết kiệm rất nhiều thời gian lại đơn giản, dễ làm mà vẫn giũ được hương vị tươi ngoncho món ăn Ngoài ra, các sản phẩm tẩm ướp sấy khô thì chỉ cần mua về là có thể ănđược không cần chế biến thêm gì

Nhu cầu của khách hàng ngày càng cao tỷ lệ với thu nhập của họ Họ không chỉmuốn sản phẩm ăn ngon mà còn phải đạt chất lượng về các yếu tố như: vệ sinh an toànthực phẩm, giá cả, thành phần chất dinh dưỡng,…Nắm bắt được thị hiếu của kháchhàng cho nên công ty BASEAFOOD đã không ngừng nâng cao, cải tiến chất lượngcủa sản phẩm sao cho phù hợp với túi tiền của khách hàng đã bỏ ra

Trang 14

1.4 Đối thủ cạnh tranh của công ty BASEAFOOD1.4.1 Nhận thức về đối thủ cạnh tranh

1.4.1.1 Sức ép của các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành:

Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện có trong ngành là một trong những yếu tốphản ánh bản chất của môi trường cạnh tranh Sự có mặt củ các đối thủ cạnh tranhchính trên thị trường và tình hình hoạt động của họ là sự tác động mạnh mẽ tức thì tớiquá trình hoạt động của các doanh nghiệp Trong một ngành bao gồm nhiều doanhnghiệp khác nhau, nhưng thường trong đó chỉ có một số đóng vai trò chủ chốt nhưnhững đối thủ cạnh tranh chính có khả năng chi phối, khống chế thị trường Nhiệm vụcủa doanh nghiệp là tìm kiếm thông tin đánh, phân tích đánh giá chính xác khả năngcủa những đối thủ cạnh tranh chính này để xây dựng cho mình chiến lược cạnh tranhthích hợp với môi trường chung của ngành

1.4.1.2 Sức ép của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn sẽ gia nhập thị trường:

Những doanh nghiệp mới tham gia thị trường trực tiếp làm tăng tính chất quy môcạnh tranh trên thị trường ngành do tăng năng lực sản xuất và khối lượng sản xuấttrong ngành Trong quá trình vận động của lực lượng thị trường, trong từng giai đoạn,thường có những đối thủ cạnh tranh mới gia nhập thị trường và những đối thủ yếu hơnrút ra khỏi thị trường Để chống lại các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn các doanh nghiệpthường thực hiện các chiến lược như phân biệt sản phẩm, nâng cao chất lượng, bổsung những đặc điểm mới của sản phẩm, không ngừng cải tiến, hoàn thiện sản phẩmnhằm làm cho sản phẩm của mình có những đặc điểm khác biệt hoặc nổi trội hơn trênthị trường, hoặc phấn đấu giảm chi phí sản xuất, tiêu thụ,…

1.4.2 Sự khác biệt hóa của công ty so với đối thủ cạnh tranh

Đây là việc doanh nghiệp tập trung vào việc tạo ra một loại sản phẩm và chươngtrình marketing đặc sắc, tạo ra sự thỏa mãn khách hàng trong một lĩnh vực lợi ích quantrọng được thị trường đánh giá cao Doanh nghiệp cố gắng để chiếm vị trí dẫn đầu vềdịch vụ, chất lượng, mẫu mã hay công nghệ…nhưng doanh nghiệp khó có thể dẫn đầuvề các mặt này Doanh nghiệp phải phát huy một điểm mạnh nào đó để tạo ra lợi thếcạnh tranh về một hay nhiều lợi ích

Trang 15

Chẳng hạn muốn giành vị trí dẫn đầu về chất lượng trong lĩnh vực máy photocopy,hãng Canon đã phải chọn chế tạo hay mua những bộ phận tốt nhất, lắp ráp chúng lạivới một trình độ kỹ thuật cao, kiểm tra chúng thật kỹ lưỡng,…

1.5 Mô hình SWOT

Phân tích SWOT là một trong những kỹ năng hữu ích nhất và là một kỹ thuật phântích rất mạnh trong việc xác định điểm mạnh và điểm yếu Từ đó, tìm ra được cơ hộivà nguy cơ Nhờ có công cụ này mà nhà lãnh đạo làm việc hiệu quả, giảm thiểu stress,cải tiến khả năng quyết định, tối đa hóa hiệu quả cá nhân và còn nhiều hơn nữa

 Điểm mạnh: đây là những tố chất nổi trội xác thực và rõ ràng, doanh nghiệp cầnphải xây dựng, duy trì và làm đòn bẩy Khi nhìn vào Điểm mạnh thì hãy liên tưởngđến đối thủ của mình – ví dụ, nếu tất cả đối thủ của mình đều cung cấp sản phẩm cóchất lượng cao, thì quá trình sản xuất chất lượng cao không phải là điểm mạnh, nó chỉlà điều kiện cần Xem xét vấn đề này phải xem xét trên một khía cạnh từ bên trong, vàtừ quan điểm của khách hàng và mọi người trên thị trường Bao gồm:

 Công ty có lợi thế gì? Công ty có thể làm được điều gì tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh? Có điểm mạnh gì trên thị trường?

 Công ty có gì đặc biệt nhất hoặc nguồn lực rẻ nhất? Điểm yếu: là những khuyết điểm mà công ty đang còn mắc phải hoặc còn hạn chếcần phải khắc phục và sửa đổi nhanh chóng Bao gồm:

 Công ty phải cải tiến cái gì? Công ty cần phải tránh những gì? Những gì mà dường như khách hàng cho rằng là thế yếu? Đối thủ làm tốt hơn chúng ta những mặt nào?

 Cơ hội: dựa trên những điểm mạnh mà công ty sẵn có từ đó phát triển những cơ hộitiềm năng giúp công ty phát triển bền vững hơn so với các đối thủ cạnh tranh

 Đâu là những cơ hội tốt nhất có thể mang lại?

Trang 16

 Đâu là xu thế tốt mà công ty đang mong đợi? Nguy cơ: là những điều khó khăn, trở ngại mà công ty phải đối mặt trong thời giantới.

 Đối thủ của chúng ta đang làm gì? trở ngại của công ty là gì?

 Công ty có nợ xấu hay có vấn đề đối với vốn lưu động hay không?Bốn yếu tố của ma trận SWOT tương đối độc lập, song đó không phải là bản “tựkiểm điểm” và cũng không phải là phân tích điểm mạnh để phát hiện ra cơ hội và phântích điểm yếu để phát hiện ra nguy cơ Việc quan trọng nhất của phân tích SWOT là,từ phân tích, kết hợp các yếu tố để rút ra được các chiến lược/giải pháp hoạt động quantrọng

Mô hình SWOT thường đưa ra 4 chiến lược cơ bản: (1) SO (Strengths Opportunities); (2) WO (Weaks - Opportunities); (3) ST (Strengths - Threats); (4) WT (Weaks - Threats)

-Ma trận phân

Trang 17

tích SWOT Opportunities (Cơ hội): Threats (Nguy cơ):

Strengths(Điểm mạnh):

(1) SO: Kết hợp điểm mạnh và cơ hội.Các chiến lược dựa trên ưu thế củacông ty để tận dụng các cơ hội thịtrường

(3) ST: Kết hợp điểm mạnh và nguycơ Các chiến lược dựa trên ưu thế củacủa công ty để tránh các nguy cơ củathị trường

Wecknesses(Điểm yếu):

(2) WO: Kết hợp điểm yếu và cơ hội.Các chiến lược dựa trên khả năngvượt qua các yếu điểm của công ty đểtận dụng cơ hội thị trường

(4) WT: Kết hợp điểm yếu và nguycơ Các chiến lược dựa trên khả năngvượt qua/hạn chế tối đa các yếu điểmcủa công ty để tránh các nguy cơ củathị trường

Trang 18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH,ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ

BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU2.1 Tổng quan về Công ty

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty cổ phần Chế biến xuất nhập khẩu Thủy sản Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu(BASEAFOOD) được chuyển đổi sở hữu từ doanh nghiệp Nhà nước Công ty Chế biếnXuất nhập khẩu Thủy sản Bà Rịa – Vũng Tàu theo quyết định số 2311/QĐ – UB ngày07/5/2004 của UBND Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Ngày 10/08/2004 Công ty dã tiến hành tổ chức Đại hội đồng cổ đông thành lập đểthông qua Bản Điều lệ của Công ty và bầu ra Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát củaCông ty nhiệm kỳ I (2004 – 2009)

Công ty cổ phần chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/09/2004 với vốn điều lệban đầu là 16 tỷ đồng Qua 8 năm hoạt động bằng bốn đợt tăng vốn thì đến nay vốnđiều lệ của BASEAFOOD đã được nâng lên thành 48 tỷ đồng Quy mô củ công ty banđầu có 05 đơn vị cơ sở trực thuộc thì qua hơn 08 năm hoạt động, nay Công ty đã pháttriển thành 08 đơn vị cơ sở trực thuộc (trong đó: có 06 đơn vị trực tiếp sản xuất chếbiến, 02 đơn vị kinh doanh dịch vụ thương mại và Văn phòng Công ty)

Kể từ khi chuyển đổi hình thức hoạt động sang Công ty cổ phần, kết quả hoạt độngkinh doanh qua các năm của Công ty đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra từ 5% -15%

2.1.2 Giới thiệu về Công ty

 Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU THỦYSẢN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 Tên giao dịch: Bà Rịa Vũng Tàu Saefood Processing Import – Export Joint StockCompany

 Tên viết tắt BASEAFOOD

Trang 19

 Trụ sở : 460 Trương Công Định, phường 8, Thành phố Vũng Tàu, Tỉnh BàRịa – Vũng Tàu

 Điện thoại : (064) 3580085 – 3837313 – 3837043 Fax : (064) 3837312

 Website : www.baseafood.vn Giám đốc : Trần Văn Dũng Giấy CNĐKKD: Số 3500666675 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Bà Rịa – VũngTàu cấp lần đầu ngày 20/08/2004, đăng ký thay đổi lần thứ sáu ngày 06/06/2012

2.1.3 Mục tiêu và định hướng của công ty trong những năm tới

2.1.3.1 Mục tiêu

Mục tiêu kinh doanh của Công ty là luôn chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm.Đầu tư nâng cấp các nhà xưởng, đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, có kinh nghiệmtrong sản xuất và coi trọng những yêu cầu về mẫu mã và chất lượng sản phẩm củakhách hàng BASEAFOOD phấn đấu tăng doanh thu từ sản phẩm nội địa đạt 30 –40%

2.1.3.2 Định hướng phát triển ngành trong giai đoạn tới

 Về công tác tài chính và vốn: Tập trung khai thác triệt để các nguồn vốn tự có, trêncơ sở đó kết hợp với kênh tín dụng ngắn hạn và trung hạn tại các ngân hàng thươngmại mà Công ty đang quan hệ giao dịch nhằm đảm bảo huy động đầy đủ nhu cầu vềvốn phục vụ cho công tác hoạt động SXKD của Công ty phù hợp với từng giai đoạn cụthể

 Đối với lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh là thủy hải sản: BASEAFOOD dựkiến chú trọng tìm kiếm các nguồn nguyên liệu nhập khẩu thay thế, đồng thời mở rộnghoạt động khai thác những thị trường mới và tiềm năng để đảm bảo sản lượng tiêu thụổn định, bền vững

 Công tác phát triển thị trường: Nhằm ổn định đầu vào cho nguyên liệu và đầu racho sản phẩm, trong thời gian tới Công ty sẽ tập trung đầu tư vào yếu tố con ngườinhằm chuyên nghiệp hóa cho đội ngũ cán bộ làm công tác thị trường

Trang 20

 Đối với nguyên liệu đầu vào: Sẽ tiếp tục khai thác thông qua các bạn hàng truyềnthống, thông qua các đầu mối thu mua, tiếp tục thực hiện công tác nhập khẩu nhữngmặt hàng nguyên liệu thủy sản theo yêu cầu sản phẩm đầu ra của khách hàng nhậpkhẩu, tiến tới liên kết hợp tác để nuôi trồng các loại nguyên liệu phù hợp với môitrường và khí hậu tại địa phương nhằm chủ động về nguồn nguyên liệu đầu vào chocác cơ sở chế biến.

 Đối với thị trường sản phẩm đầu ra:Thị trường xuất khẩu: Công ty vẫn duy trì cung cấp sản phẩm cho các khách hàngtruyền thống thuộc các khu vực Châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Israel, Iran, ĐàiLoan, Thái Lan, Singapore, Malaixia, Hồng Kông,…từng bước đẩy mạnh vào thịtrường các nước Mexico, Úc, Ai Cập và Mỹ,… Trong khi trước mắt thị trường xuấtkhẩu vào thị trường EU có chiều hướng giảm đáng kể do khủng hoảng nợ công nênCông ty phải tập trung khai thác thêm các khách hàng chủ yếu là thị trường Châu Á vàcác nước thuộc Liên Xô cũ nhằm bù đắp cho thị trường EU…

Thị trường nội địa: Công ty vẫn tiếp tục duy trì bán các sản phẩm nội địa thông qua hệthống đại lý và hai siêu thị thủy sản cùng với hệ thống xe bán hàng lưu động đểchuyên cung cấp các mặt hàng thủy sản đông và khô với đa dạng chủng loại, chấtlượng cao, bao bì đẹp và giá cả hợp lý phục vụ khách hàng tại địa phương và là điểmđến của khách du lịch khi đến tham quan Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhằm tăng hiệu quảkinh tế và quảng bá rộng rãi thương hiệu sản phẩm BASEAFOOD

 Phát triển nguồn nhân lực: Tập trung chú trọng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng choyêu cầu phát triển của Công ty trong thời gian tới Bằng những hình thức đào tạo vàbồi dưỡng trực tiếp cho đội ngũ cán bộ và người lao động hiện có, kết hợp các trườngđào tạo chuyên ngành để tiếp nhận những sinh viên, kỹ sư có chuyên môn, bằng cấpphù hợp nhằm bù đắp cho lực lượng cán bộ chuyên môn còn thiếu của Công ty

 về công tác tái cấu trúc lại doanh nghiệp trong giai đoạn tới: Sáp nhập XN1 VÀ XN4 tại khu vực Bà Rịa để thành lập một công ty cổ phần làcông ty con của BASEAFOOD với tên giao dịch là công ty BASEAFOOD I

Trang 21

 Sáp nhập XN3, XN5 tại khu vực huyện Long Điền, huyện Đất Đỏ và chi nhánhcông ty tại thành phố Hồ Chí Minh để thành lập một công ty cổ phần là công ty concủa BASEAFOOD với tên giao dịch là công ty BASEAFOOD II.

2.1.4.Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của công ty

2.1.4.1 Chức năng và nhiệm của công ty

 Xây dựng thương hiệu sản phẩm của công ty trong lĩnh vực chế biến và xuất nhậpkhẩu thủy sản

 Phát triển doanh số và lợi nhuận dựa trên sự minh bạch về tài chính, chuyênnghiệp trong tổ chức và phong cách phục vụ, tạo điều kiện để khách hàng tiếp cận vớinhững sản phẩm đạt chất lượng cao

 Nỗ lực sở hữu nguồn vốn trí tuệ thông qua việc phát hiện, đào tạo nguồn nhân lựccó tiềm năng cũng như các chính sách cân đối lợi nhuận giữa người lao động và sửdụng lao động

 Hình thành văn hóa công ty với tác phong chuyên nghiệp, đạo đức tốt và môitrường làm việc lành mạnh

Trang 22

BAN KIỂM SOÁTĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

BAN GIÁM ĐỐCHỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

P KẾ TOÁN TÀI VỤ

XN chế biến IXN chế biến IIXN chế biến IIIXN chế biến IVXN chế biến VCN Hồ Chí MinhTTM Long HảiTTM Phước Tỉnh

2.1.4.2. Sơ đồ tổ chức

Trang 23

2.1.5 Đặc điểm nội tại của Công ty

2.1.5.1 Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh

 Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản Nuôi trồng thủy sản biển

 Nuôi trồng thủy sản nội địa Chế biến và bảo quản rau quả Sản xuất, phân phối hơi nước, nước nóng, điều hòa không khí và sản xuất nước

đá Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác Bán buôn chuyên doanh khách chưa được phân vào đâu

 Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động Bán buôn thực phẩm

 Bán buôn đồ uống Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải Vận tải hành khách đường bộ khác

 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụnghoặc đi thuê

 Đại lý, môi giới, đấu giá Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống

2.1.5.2 Đặc điểm về sản phẩm

Trang 24

Trên cơ sở các ngành nghề đã đăng ký kinh doanh, hiên nay BASEAFOOD đangsản xuất một số sản phẩm chính như sau:

 Hải sản hỗn hợp Chả cá các loại Khô cá: Lìm kìm fillet bướm, khô cá chỉ vàng fillet bướm

1 Trong nước:

- Vốn nhà nước (SCIC)- Trong công ty

- Ngoài công ty

4.800.0001.235.294934.1482.630.558

100,0%25,74%19,46%54,80%

Trang 25

2.2 Thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty BASEAFOOD2.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công tyBASEAFOOD

2.2.1.1 Nhân tố giá cả

Đứng trước tình hình kinh tế liên tục gặp phải những khó khăn, BASEAFOOD đã chủđộng giảm thiểu những khoản chi phí không cần thiết trong sản xuất cũng như trongsinh hoạt BASEAFOOD xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ nguồn nguyênvật liệu, tiết kiệm chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm và đảm bảo một mặtbàng giá có lợi nhất cho người tiêu dùng

2.2.1.2 Sản phẩm và cơ cấu

Hiện đã có trên 450 mặt hàng của công ty, chủ yếu là hàng khô, được đưa vào bántại hệ thống siêu thị của công ty và các DN khác Các mặt hàng xuất khẩu của Công tygồm hàng đông các loại như: Tôm, Cá các loại, surimi các loại, Ghẹ, Bạch tuộc, mựcnang, mực ống… nguyên con, phi lê, thành phẩm đóng gói nhỏ phục vụ cho các siêuthị Hàng khô gồm: các loại Cá, Mực… tẩm gia vị và nướng ăn liền,…

2.2.1.3 Chất lượng sản phẩm

Với tiêu chí hoạt động của công ty là: Chuyên nghiệp – Năng động – Phát triển,nên ngay trong những năm đầu khi doanh nghiệp vừa chuyển sang hoạt động theo hìnhthức Công ty cổ phần, BASEAFOOD đã luôn quan tâm đến hệ thống quản lý chấtlượng nhằm hướng đến các mục tiêu chính như:

 Nâng cao mức độ thõa mãn của khách hàng Tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm Tăng doanh thu bán hàng, lợi nhuận cho doanh nghiệp Từng bước nâng cao thu nhập, đời sống cho người lao động

Do đó, năm 2005 BASEAFOOD đã thiết lập hệ thống quản lý chất lượng có sựtham gia của các cấp và nhân sự có liên quan của công ty Tính đến nay, công ty đã có02 đơn vị đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008 là văn phòng

Trang 26

công ty và XN Chế biến I Hiện nay, hệ thống quản lý này đã phát huy rất tốt tính tíchcực của nó đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Ngoài ra, nhằm đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm choa các sản phẩm do côngty sản xuất ra, trong những năm vừa qua công ty đã thực hiện nghiêm chỉnh về quytrình sản xuất theo tiêu chuẩn ngành do Nhà nước quy định Đến nay, tất cả 05 đơn vịcơ sở chế biến trực thuộc của công ty đều đạt tiêu chuẩn quốc gia về an toàn vệ sinhthực phẩm, trong đó có 03 đơn vị đạt Code EU và 02 đơn vị đạt Coda HACCP

2.2.1.4 Phân phối

Ngoài đáp ứng nhu cầu một bộ phận không nhỏ khách du lịch khi đến với Bà Vũng Tàu, chuỗi siêu thị bán lẻ của Baseafood đã và đang là sự lựa chọn không thểthiếu của số đông những người nội trợ các địa phương Với giá thành hợp lý, tiệndụng, cùng các tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm, sản phẩm củaBaseafood luôn tạo được sự tin tưởng đối với người tiêu dùng Lượng sản phẩm tiêuthụ trong nước hằng năm của công ty tăng đáng kể Hệ thống siêu thị bán lẻ củaBASEAFOOD:

Rịa- Siêu thị đặc sản Vũng Tàu Siêu thị hải sản Bà Rịa Siêu thị thực phẩm Siêu thị Good Mart Cửa hàng đặc sản biển Cửa hàng đặc sản biển Medicoast Cửa hàng đặc sản biển –HTX Hải Âu Cửa hàng đặc sản biển Bến tàu cánh ngầm Đội xe bán hàng lưu động

 Cửa hàng đặc sản biển (đối diện chợ Long Hải)

2.2.1.5 Uy tín , hình ảnh của doanh nghiệp

Ngày đăng: 22/08/2024, 17:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w