1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

lv ths thực hiện pháp luật về tuyển dụng viên chức trong bối cảnh tự chủ đại học tại trường đại học giao thông vận tải

81 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Là một cán bộ làm công tác tổ chức của trường Đại học GTVT, trước tình hình như trên, học viên quyết định lựa chọn đề tài “Thực hiện pháp luật về tuyển dụng viên chức trong bối cảnh tự c

Trang 1

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TRONG VIỆC THỰC HIỆN

PHÁP LUẬT VỀ TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC TRONG BỐICẢNH TỰ CHỦ ĐẠI HỌC CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở

1.1 Khái niệm viên chức và thực hiện pháp luật về tuyển dụng viênchức trong trường đại học ở Việt Nam hiện nay 71.2 Tự chủ đại học và tác động của tự chủ đại học đến việc thực

hiện pháp luật về tuyển dụng viên chức ở các trường đại học ở Việt

1.3 Khái niệm, nội dung thực hiện pháp luật về tuyển dụng viên

Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TUYỂN

DỤNG VIÊN CHỨC TRONG BỐI CẢNH TỰ CHỦ ĐẠIHỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI 422.1 Đặc điểm tổ chức, cơ cấu hoạt động của Trường Đại học Giao

2.2 Cách thức tổ chức và kết quả tuyển dụng viên chức ở TrườngĐại học Giao thông vận tải trong những năm gần đây 462.3 Đánh giá chung và các vấn đề đặt ra với việc nâng cao hiệu quả

việc thực hiện pháp luật về tuyển dụng viên chức trong bối cảnhtự chủ đại học của Trường Đại học Giao thông vận tải 56

Chương 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨCTRONG BỐI CẢNH TỰ CHỦ ĐẠI HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI

3.1 Quan điểm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về tuyển dụngviên chức trong bối cảnh tự chủ đại học ở Trường Đại học Giao

Trang 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

GDĐH : Giáo dục đại họcGTVT : Giao thông vận tảiNCKH : Nghiên cứu khoa học

Trang 3

Số hiệubảng

2.1 Số liệu tuyển dụng viên chức của Trường Đại học GTVT

2.2 Biến động đội ngũ cán bộ, viên chức của Trường Đại học

GTVT trong 05 năm học từ 2016-2017 đến nay 55

DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệuhình

2.1 Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học GTVT 432.2 Tỷ lệ các thành phần lao động của trường Đại học GTVT 45

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Trong bối cảnh của nền kinh tế tri thức hiện nay, thực hiện quyền tựchủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biênchế và tài chính là xu thế chung của các trường đại học trên thế giới trong đócó Việt Nam trong đó có giáo dục đại học (GDĐH) Trường đại học là nơiđào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho đất nước và là những trung tâmnghiên cứu để hình thành hệ thống tri thức mới, phát triển và chuyển giaocông nghệ hiện đại, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hộibền vững Để phù hợp với tình hình phát triển trong thời đại mới, thời đại hộinhập, Nhà nước và các Bộ, ban ngành cần xây dựng hệ thống các chính sách,chế độ, và hệ thống các quy định pháp luật phù hợp để các trường đại học cókhả năng thu hút được đội ngũ cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý có năng lựcchuyên môn, phẩm chất đạo đức Do vậy, các vấn đề pháp lý về tuyển dụngtrong các trường đại học cần được đặc biệt quan tâm

Công tác cán bộ là khâu then chốt trong quản lý và điều hành, là nhântố quyết định sự thành bại trong hoạt động của mọi cơ quan, tổ chức Trongcác trường đại học, công tác tuyển dụng là một trong các yếu tố quan trọngquyết định đến chất lượng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý Tuy nhiên,thực tế cho thấy việc xây dựng đội ngũ còn có nhiều khó khăn, những kết quảđạt được chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra Nhìn chung, trong các trườngđại học ở nước ta hiện nay, đội ngũ giảng viên và cán bộ khoa học còn thiếuđồng bộ và còn yếu về Cán bộ, giảng viên có trình độ cao bị thiếu hụt vàgiảm dần đang là nguy cơ rất lớn Mà một trong những nguyên nhân dẫn đếntình trạng này là còn tồn tại những bất cập của các quy định pháp luật vềtuyển dụng viên chức trong các trường đại học Cụ thể là những thiếu hụt cácquy định của pháp luật công tác tuyển dụng chức trong các trường đại học

Trang 5

Là một trường đại học lớn, có bề dày lịch sử, có vị trí quan trọng tronghệ thống các trường đại học, cao đẳng của nước ta, song thực tiễn ở TrườngĐại học Giao thông vận tải (GTVT) trong những năm qua cho thấy, trườngcũng chưa có các biện pháp hữu hiệu để giải quyết những vấn đề chung đặt ravề chất lượng của đội ngũ cán bộ, viên chức Vì vậy, tương tự như các trườngđại học khác, trường Đại học GTVT cũng cần tìm ra những giải pháp để nângcao hiệu quả tuyển dụng và sử dụng công chức, viên chức phù hợp với tìnhhình hiện nay

Là một cán bộ làm công tác tổ chức của trường Đại học GTVT, trước

tình hình như trên, học viên quyết định lựa chọn đề tài “Thực hiện pháp luật

về tuyển dụng viên chức trong bối cảnh tự chủ đại học tại Trường Đại họcGiao thông vận tải” để thực hiện luận văn thạc sĩ luật học của mình, với

mong muốn góp phần giải quyết những trở ngại, hạn chế, từ đó thúc đẩy sựphát triển của trường trong thời gian tới

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề tuyển dụng viên chức đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhànghiên cứu, vì vậy đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này đượccông bố ở nước ta, tiêu biểu như:

- Trần Anh Tuấn (chủ nhiệm), “Nghiên cứu cơ sở khoa học hoàn thiện

chế độ công vụ ở Việt Nam”, đề tài nghiên cứu khoa học (NCKH) cấp nhà

nước, 2011 Đề tài phân tích những vấn đề phân cấp trong tuyển dụng côngchức, viên chức ở Việt Nam trong những năm qua; đánh giá về thực trạng vàđề xuất các giải pháp về hoàn thiện công tác tuyển dụng viên chức ở ViệtNam đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính

- Nguyễn Minh Phương (chủ nhiệm), “Luận cứ khoa học phân định

ngạch công chức, viên chức nhà nước”, đề tài NCKH cấp bộ, 2005 Các tác

giả đã phân tích khái niệm, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ củacông chức với viên chức; đánh giá thực trạng phân định công chức, viên chức

Trang 6

ở Việt Nam, đề xuất giải pháp hoàn thiện việc phân định và tuyển dụng côngchức với viên chức phù hợp với tình hình mới.

- Trần Thị Thơi (chủ nhiệm), “Các giải pháp bảo đảm công khai,

minh bạch, khách quan trong tuyển dụng công chức, viên chức ở nước ta”, đề

tài cấp bộ, Bộ Nội vụ, 2018 Các tác giả đã phân tích các vi phạm trong côngtác tuyển dụng công chức, viên chức tại các bộ, ngành và địa phương hiệnnay, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm tính công khai, sự minh bạch,tính khách quan, công bằng trong việc tuyển dụng công chức, viên chức ởnước ta trong thời gian tới

- Nguyễn Thị Hồng Hải (chủ nhiệm), “Tuyển dụng công chức: Lý

luận và thực tiễn”, đề tài cơ sở, Học viện Hành chính Quốc gia, 2017 Các tác

giả đã phân tích các vấn đề lý luận về tuyển dụng công chức ở Việt Nam vàtrên thế giới, thực trạng công tác tuyển dụng công chức ở Việt Nam và đềxuất các quan điểm, giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nhằm nâng caotrình độ, chất lượng của đội ngũ công chức Việt Nam trong thời gian tới

- Chu Tuấn Tú (chủ nhiệm), “Nghiên cứu các giải pháp nâng cao

chất lượng tuyển dụng công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước”,

đề tài cơ sở, Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ, 2014 Các tác giảđã phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tuyển dụng công chức trong cáccơ quan, tổ chức hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay, từ đó đề xuất mộtsố giải pháp nâng cao về chất lượng tuyển dụng công chức trong các cơ quan,tổ chức hành chính nhà nước ở nước ta trong giai đoạn sắp tới

Đào Thị Thanh Thủy, “Tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm

-Lý luận và thực tiễn trên thế giới”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, 2017 Tác giả

đã phân tích các yếu tố cấu thành mô hình tuyển dụng viên chức trên thế giớivới cách tiếp cận về việc làm của công chức - cơ sở để xây dựng thể chế vềtuyển dụng Từ đó, tác giả đã rút kinh nghiệm để áp dụng cho việc hoàn thiệnmô hình tuyển dụng ở Việt Nam

Trang 7

Các công trình nghiên cứu trên đã cung cấp một khối lượng kiến thức,thông tin lớn, rất hữu ích cho việc thực hiện luận văn Dù vậy, các công trìnhnghiên cứu đó đều chưa đề cập trực tiếp đến việc tuyển dụng viên chức ở cáctrường đại học Đặc biệt, chưa có nghiên cứu nào về tuyển dụng viên chứctrong bối cảnh tự chủ ở trường Đại học GTVT Vì vậy, luận văn này vẫn có ýnghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là các vấn đề lý luận, thực tiễnxung quanh việc tuyển dụng viên chức ở các trường đại học ở Việt Nam hiệnnay, thể hiện qua thực tế trường Đại học GTVT

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về mặt nội dung, đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề tuyển dụng viênchức ở các trường đại học Các vấn đề pháp lý khác về sử dụng, quản lý viênchức ở các trường đại học cũng sẽ được đề cập và phân tích, song chỉ ở mứcđộ khái quát, làm cơ sở cho việc nghiên cứu tuyển dụng viên chức ở cáctrường đại học

- Về mặt không gian, đề tài tập trung nghiên cứu việc tuyển dụng viênchức ở trường Đại học GTVT - là một trường đại học ở Viêt Nam, không mởrộng sang việc tuyển dụng viên chức ở các trường đại học khác, cũng như ởcác cơ quan, tổ chức khác ở Việt Nam

- Về mặt thời gian, đề tài tập trung nghiên cứu việc tuyển dụng viênchức ở trường Đại học GTVT trong khoảng 5 năm gần đây

4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

4.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận văn là phân tích làm rõ những vấn đề lý luận vàthực tiễn đặt ra trong việc việc thực hiện pháp luật về tuyển dụng viên chức ởTrường Đại học GTVT trong thời gian gần đây, từ đó đưa ra những kiến nghị,

Trang 8

giải pháp để hoàn thiện, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tácnày trong thời gian tới

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn bao gồm:- Khái quát hoá các vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật về tuyểndụng viên chức ở các trường đại học ở Việt Nam hiện nay

- Khảo sát, đánh giá việc thực hiện pháp luật về tuyển dụng viên chứcở Trường Đại học GTVT trong 5 năm trở lại đây, chỉ ra những thành tựu vàhạn chế, phân tích nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế đó

- Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn đã được làm rõ, đề xuấtcác quan điểm, giải pháp để nâng cao hiệu quả việc thực hiện pháp luật vềtuyển dụng viên chức ở Trường Đại học GTVT trong thời gian tới

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩaMác - Lênin làm cơ sở để phân tích, đánh giá

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn áp dụng đồng thời một số phương pháp nghiên cứu phổbiến của khoa học xã hội như tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh để giảiquyết các câu hỏi nghiên cứu đặt ra

6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

6.1 Ý nghĩa khoa học

Luận văn góp phần củng cố cơ sở lý luận khoa học về thực hiện phápluật về tuyển dụng viên chức trong các trường đại học ở nước ta trong bốicảnh tự chủ đại học hiện nay

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc hoànthiện cơ chế tuyển dụng viên chức của Trường Đại học GTVT và các trườngđại học khác ở nước ta

Trang 9

Luận văn cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việcgiảng dạy, nghiên cứu chuyên ngành luật hành chính của Trường Đại họcLuật Hà Nội và các trường luật khác của nước ta.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nộidung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận trong việc thực hiện pháp luật về

tuyển dụng viên chức trong bối cảnh tự chủ đại học của các trường đại học ởViệt Nam hiện nay

Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về tuyển dụng viên chức

trong bối cảnh tự chủ đại học ở Trường Đại học Giao thông vận tải

Chương 3: Quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp

luật về tuyển dụng viên chức trong bối cảnh tự chủ đại học ở Trường Đại họcGiao thông vận tải

Trang 10

Chương 1NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TRONG VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

VỀ TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC TRONG BỐI CẢNH TỰ CHỦĐẠI HỌC CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1.1 Khái niệm viên chức và thực hiện pháp luật về tuyển dụngviên chức trong trường đại học ở Việt Nam hiện nay

1.1.1 Khái niệm viên chức ở Việt Nam hiện nay

Từ ngày nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời năm 1945 tới trướcnăm 2003, trên thực tế và trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở nướcta chưa có định nghĩa rõ ràng, nhất quán về ba phạm trù: cán bộ, công chức vàviên chức Trong Hiến pháp năm Việt Nam năm 1992 (đã được sửa đổi, bổsung năm 2001) khái niệm “viên chức” tuy được sử dụng rộng rãi nhưng chỉcó tính ước lệ, đi liền với thuật ngữ “cán bộ”, tạo nên một thuật ngữ chung“cán bộ, viên chức”

Phải đến Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chínhphủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơnvị sự nghiệp của nhà nước thì khái niệm “viên chức” mới được đề cập một

cách cụ thể Tại Điều 2 Nghị định này có nêu: “Viên chức nói tại Nghị định

này là công dân Việt Nam, trong biên chế, được tuyển dụng, bổ nhiệm vàomột ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vịsự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội đượcquy định tại điểm d khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003, hưởnglương từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp theoquy định của pháp luật”.

Cũng trong năm 2003, Pháp lệnh Cán bộ, công chức được sửa đổi, bổsung Thuật ngữ “viên chức” xuất hiện và có sự phân biệt nhất định với “công

Trang 11

chức” Theo đó, “viên chức là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào

một ngạch viên chức hoặc được giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trongđơn vị sự nghiệp của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội”

(điểm d, khoản 1, điều 1 của Pháp lệnh) Dù vậy, trong thời kỳ này, viên chứcvẫn là một “bộ phận” thuộc phạm vi “cán bộ, công chức”

Vào năm 2008, Luật Cán bộ, công chức được ban hành song chỉ điềuchỉnh những quan hệ xã hội liên quan tới đối tượng mà luật gọi là “cán bộ,công chức”, không đề cập tới những đối tượng mà trước đây được gọi là“viên chức”

Năm 2010, Luật Viên chức ra đời Khái niệm “viên chức” đã được táchra khỏi đối tượng “cán bộ, công chức” Viên chức được quy định tại Điều 2

Luật Viên chức là “Công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm,

làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởnglương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của phápluật” Đến năm 2019, Luật Viên chức được Quốc hội khóa XIV kỳ họp thứ 8

sửa đổi, có hiệu lực từ 1/7/2020, song vẫn giữ nguyên định nghĩa này Đâycũng là định nghĩa viên chức được luận văn này sử dụng

Hiện tại, theo quy định của pháp luật Việt Nam, viên chức mangnhững đặc điểm cơ bản như: mang quốc tịch Việt Nam, được ký kết hợp đồnglàm việc theo vị trí việc làm tại đơn vị sự nghiệp công lập và hưởng lương từnguồn thu của đơn vị sự nghiệp đó Có thể xác định những đặc điểm của viênchức để phân biệt với cán bộ, công chức như sau:

Thứ nhất, lao động của viên chức là hoạt động mang tính nghề nghiệp

nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người Đây là những dịch vụchăm lo, bảo đảm về thể lực, trí tuệ, văn hóa, tinh thần của người dân, gắn vớinhu cầu cá nhân mỗi con người trong xã hội

Thứ hai, lao động của viên chức được thực hiện thông qua hoạt động

của các tổ chức, đơn vị sự nghiệp chuyên ngành và theo các tiêu chuẩn chuyên

Trang 12

môn thống nhất.

Thứ ba, lao động của viên chức nhằm cung cấp cho người dân sản

phẩm phi hiện vật, được thực hiện bởi những đơn vị sự nghiệp công lập, thểhiện trách nhiệm của Nhà nước trong quá trình cung cấp các nhu cầu cơ bản,thiết yếu cho đại đa số người dân và các nhu cầu cung cấp có thu phí hoặc lệphí nhưng không hoàn toàn theo cơ chế thị trường

Thứ tư, lao động của viên chức không mang tính quyền lực nhà nước.

Hoạt động lao động của họ được xã hội thừa nhận và khẳng định là hoạt độngnghề nghiệp

Thứ năm, hoạt động nghề nghiệp của viên chức mang tính nghề

nghiệp và chuyên môn cao, đòi hỏi tính trách nhiệm, sự tận tụy, cần tuân thủcác quy định của đạo đức nghề nghiệp và pháp luật

Trong các đơn vị sự nghiệp, viên chức được phân loại khác nhau Nếuphân loại theo vị trí việc làm, viên chức được chia thành: viên chức quản lývà viên chức không giữ chức vụ quản lý Nếu phân loại theo chức danh nghềnghiệp, viên chức được phân loại trong từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệpvới các cấp độ từ cao xuống thấp, gồm: viên chức giữ chức danh nghề nghiệphạng I; hạng II, hạng III và hạng IV

Tóm lại, trong thực tế ở nước ta, đội ngũ viên chức đã xuất hiện từ lâuvà đã thực hiện những nhiệm vụ do chính cuộc sống, xã hội và nhân dân giaophó Đó là lực lượng lao động trong những lĩnh vực hết sức thiết yếu của đờisống xã hội, cung cấp những dịch vụ công cho nhân dân Tuy nhiên, trải quanhững giai đoạn, những biến cố lịch sử, đội ngũ lao động này được gọi vớinhiều tên khác nhau và được quy định trong nhiều loại văn bản khác nhau(Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, Nghị định ) Dù vậy, xét về bản chất, đặc điểmcủa đội ngũ viên chức từ trước tới nay vẫn không thay đổi Điều đó xuất pháttừ chính đặc điểm, yêu cầu và tính đặc thù nghề nghiệp mà họ đảm nhận, từvai trò, vị trí xã hội mà họ nắm giữ, từ yêu cầu của xã hội, của con người đối

Trang 13

với chuyên môn, nghề nghiệp của họ

1.1.2 Khái niệm viên chức trong trường đại học ởViệt Nam hiện nay

Viên chức trong trường đại học là một bộ phận của đội ngũ viên chứcnói chung, do đó có những đặc điểm chung của viên chức, đồng thời cónhững đặc điểm riêng của đối tượng làm việc trong môi trường học thuật Dotính chất đặc thù của viên chức, chỉ có các trường đại học công lập (sau đây

đôi khi viết tắt là “trường đại học”) ở Việt Nam mới xuất hiện khái niệm viên

chức Như vậy, xuất phát từ khái niệm viên chức nói chung, có thể định nghĩa

viên chức trong các trường đại học công lập ở Việt Nam là: Công dân Việt

Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại các trường đại học vàcác đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các trường đại học, theo chế độ hợpđồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của trường đại học và các đơn vịsự nghiệp công lập thuộc trường đại học theo quy định của pháp luật

Viên chức trong trường đại học bao gồm đội ngũ các nhà khoa học,nhà giáo (giảng viên) và những người làm việc theo hợp đồng làm việc tại cácphòng, ban, đơn vị trực thuộc của trường đại học (những người làm công việchành chính trong đào tạo)

Thứ nhất, về đội ngũ các nhà khoa học.

Các trường đại học không chỉ là nơi đào tạo ra các nguồn nhân lựcchất lượng cao mà còn là trung tâm nghiên cứu, tạo ra các sản phẩm khoa họcvà công nghệ hiện đại và chuyển giao sản phẩm khoa học - công nghệ chokhu vực sản xuất kinh doanh Vì vậy, đội ngũ các nhà khoa học trong trườngđại học giữ vai trò to lớn đối với hoạt động nghiên cứu, chuyển giao các sảnphẩm khoa học - công nghệ này Đội ngũ này chiếm một tỷ lệ lớn trong độingũ viên chức của các trường đại học Đó là các nhà nghiên cứu, các giáo sư,phó giáo sư, tiến sĩ thực hiện những nhiệm vụ NCKH

Thứ hai, về đội ngũ giảng viên.

Theo Luật Giáo dục năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2019) thì

Trang 14

nhà giáo là người làm công tác giảng dạy ở cơ sở GDĐH, trường cao đẳngnghề, mà cũng được gọi là “giảng viên”

Theo nghĩa khái quát nhất, khái niệm giảng viên được hiểu là viênchức chuyên môn đảm nhiệm việc giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học, caođẳng thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường đại học hoặc cao đẳng

Nhiệm vụ của giảng viên được xác định trên hai phương diện: nhiệmvụ của nhà giáo nói chung (theo Luật giáo dục) và nhiệm vụ của viên chức(theo Luật viên chức) Điều đó có nghĩa là giảng viên ngoài nghĩa vụ côngdân, nghĩa vụ của một viên chức còn có nghĩa vụ của một nhà giáo Đồngnghĩa với nó là một viên chức ngoài nghĩa vụ tôn trọng pháp luật, tôn trọngquy định của Luật lao động; Thực hiện nghĩa vụ của một viên chức nhà nướcvà phải giữ gìn phầm chất, uy tín, danh dự của một người làm nghề giảng dạy

Đối với giảng dạy bậc đại học giảng viên đồng thời còn phải đủ trìnhđộ để làm các công việc đặc biệt như viết giáo trình, chấm luận văn, tham giacác đề tài NCKH cấp cơ sở hoặc cấp Bộ, cấp quốc gia

Thực hiện nghĩa vụ của mình đồng thời giảng viên đại học cũng đượchưởng những quyền lợi tương ứng như: được giảng dạy theo chuyên ngành đãđược đào tạo; Được quyền cấp kinh phí để đào tạo nâng cao trình độ Đồng thờiđược hưởng các quyền lợi của viên chức theo quy định của Bộ luật Lao động

Ở góc độ trường đại học, giảng viên là bộ phận quan trọng của độingũ cán bộ, viên chức, là lực lượng lao động trực tiếp tham gia vào quá trìnhđào tạo Chất lượng giảng dạy của giảng viên là một trong những nhân tốquyết định đến chất lượng của sinh viên ra trường

Xuất phát từ đặc thù về hoạt động GDĐH, đội ngũ giảng viên đại họccòn được xem xét, đánh giá thông qua ba khía cạnh cơ bản là chất lượng đàotạo nguồn nhân lực; năng lực và hiệu quả hoạt động khoa học; chất lượng cácdịch vụ xã hội

Thứ ba, về đội ngũ những người làm việc theo hợp đồng làm việc tại

các phòng, ban, đơn vị trực thuộc của trường đại học

Trang 15

Lực lượng lao động này tuy về ít hơn đội ngũ giảng viên về số lượng,nhưng cũng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển GDĐH Đó là cáctrưởng phòng, trưởng các bộ phận trong trường đại học, các viên chức quản lýhoặc nhân viên Tùy theo quy mô, đặc điểm của từng trường đại học, cácphòng, ban, đơn vị trực thuộc được thành lập nhằm giúp việc cho Ban lãnhđạo và các hoạt động chung của nhà trường Ví dụ: Phòng Đào tạo, các Khoa,Trung tâm đào tạo, các phòng ban hoạt động nghiệp vụ khác như Phòng Tàichính - Kế toán, Phòng Khoa học - Công nghệ, Phòng, Phòng Công tác Họcsinh - Sinh viên…

Một trong những đặc tính quan trọng của trường đại học là sự thốngnhất giữa nghiên cứu và dạy học với phương châm: học để nghiên cứu vànghiên cứu để học; và người giảng dạy tốt phải là người nghiên cứu giỏi,người nghiên cứu giỏi phải có nhiệm vụ hướng dẫn sinh viên đi vào nghiêncứu, do đó phải đảm nhiệm việc dạy học Nhờ đó mà “ngọn lửa khoa học”được chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác nối tiếp, khiến cho tài năng đượcnảy nở và phát triển mạnh mẽ Trong trường đại học, nhiều nhà khoa học thựchiện chức năng, nhiệm vụ, sứ mệnh của người giảng viên và ngược lại; việcphân chia viên chức gồm các nhà khoa học hay giảng viên trong trường đạihọc, do đó, chỉ có ý nghĩa tương đối

Như vậy, viên chức trong trường đại học ngoài những nhà khoa học,những giảng viên thực hiện nhiệm vụ chính là giảng dạy và gồm cả nhữngviên chức làm việc tại các phòng, ban, đơn vị trực thuộc nhà trường và cácđơn vị sự nghiệp công lập do trường thành lập (như các viện nghiên cứu,trung tâm nghiên cứu, bệnh viên, nhà xuất bản…) Tất cả họ đều là nhữngviên chức hoạt động chung trong lĩnh vực giáo dục

Viên chức trong trường đại học là một lực lượng lao động xã hội, dođó, để thiết lập, xây dựng, phát triển lực lượng này cũng giống như việc thiếtlập, xây dựng và phát triển các nguồn nhân lực khác trong cơ quan, tổ chức

Trang 16

khác, đều phải bắt đầu từ công việc, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng,đánh giá, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, khen thưởng v.v

1.1.3 Khái niệm tuyển dụng viên chức và thực hiện pháp luật vềtuyển dụng viên chức trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay

Theo nghĩa phổ quát, tuyển dụng là hình thức lựa chọn người để làm việc.Về nguyên tắc, tuyển dụng phải theo phương thức bình đẳng và cạnhtranh giữa các ứng viên Điều này để bảo đảm đúng nghĩa là “tuyển” Nguyêntắc này để bảo đảm sự công bằng giữa các ứng cử viên, đồng thời bảo đảm cơsở tuyển dụng có thể chọn được người có trình độ chuyên môn cao nhất, xứngđáng nhất cho vị trí việc làm đang còn trống

Ở Việt Nam, viên chức chỉ được tuyển dụng bởi các cơ quan nhà nướcvà các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó bao gồm các trường đại học công

lập Theo Luật Viên chức, tuyển dụng là “việc lựa chọn người có phẩm chất,

trình độ và năng lực vào làm viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập”

(Khoản 4, Điều 3) Như vậy, có thể thấy có ba yêu cầu đối với cá nhân đượctuyển dụng làm viên chức, đó là có tư cách đạo đức, trình độ chuyên môn vàkhả năng làm việc

Trong các trường đại học thường có nhiều công việc từ đơn giản đếnphức tạp, song không nhất thiết phải tuyển dụng viên chức để thực hiện mọicông việc đó Thông thường các trường đại học công lập chỉ tuyển viên chứcđể thực hiện các công việc chuyên môn kỹ thuật nhất định, còn các dịch vụcông mang tính chất phổ thông thì có thể thuê mướn lao động theo hợp đồngvụ việc hoặc sử dụng dịch vụ cung ứng lao động chuyên nghiệp từ các đơn vịkhác Sự phân chia này đảm bảo cho công việc chuyên môn của viên chứcđược trân trọng đúng mức, và để tạo điều kiện trả lương xứng đáng cho nhữngngười làm chuyên môn trong bối cảnh quỹ lương hạn hẹp

Xét tổng quát, tuyển dụng viên chức khác biệt so với tuyển dụng côngchức Công chức mang trong mình công quyền, hoạt động để thực thi công

Trang 17

vụ, vì vậy, tuyển dụng công chức phải tuân theo những quy định chặt chẽ vềđiều kiện, phương thức Khi tuyển dụng công chức phải căn cứ vào chỉ tiêubiên chế của cơ quan nhà nước, và chủ yếu được thực hiện bằng hình thức thituyển Tuy nhiên, đối với tuyển dụng viên chức, các cơ quan, đơn vị căn cứvào vị trí việc làm và quỹ lương để xây dựng kế hoạch Với đặc thù cung cấpdịch vụ, các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập, bao gồm các trường đại học,có thể tự quyết định cần tuyển những người nào với số lượng phù hợp mà cótrình độ chuyên môn kỹ thuật hoặc kỹ năng đặc biệt, được đào tạo bài bản đểđảm nhiệm số lượng, khối lượng công việc chuyên môn theo yêu cầu Nóicách khác, tuyển dụng viên chức được thực hiện theo một thủ tục đơn giảnhơn, chủ yếu bằng phương thức xét tuyển, nội dung xét tuyển tập trung đánhgiá năng lực chuyên môn của ứng viên Các cơ quan, đơn vị tuyển dụng vàviên chức ràng buộc với nhau bằng hợp đồng làm việc.

Tuyển dụng viên chức trong các trường đại học cũng có những điểmkhác biệt so với tuyển dụng nhân lực tại các đơn vị khác Cùng là việc lựachọn người đáp ứng được yêu cầu của công việc nhưng có sự khác biệt vềviệc đặt ra tiêu chuẩn, phương thức tuyển dụng Việc tuyển dụng nhân lực tạicác đơn vị ngoài công lập không nhất thiết phải theo một khuôn phép đượcquy định sẵn, đơn vị tuyển dụng có thể tự đặt ra tiêu chuẩn đối với ứng viêndự tuyển, kết quả cuối cùng mà họ mong muốn là lựa chọn được người phùhợp nhất cho công việc Trong khi đó việc tuyển dụng viên chức tại các trườngđại học công lập cần phải tuân theo những quy định tại các văn bản pháp luậtcó liên quan; điều kiện, phương thức, thủ tục tuyển dụng có sự chặt chẽ hơn.Phải phù hợp với quy định của pháp luật đối với đối tượng tuyển dụng

Tuyển dụng viên chức cũng khác với tiếp nhận viên chức Tuyển dụnglà lựa chọn một người mới trở thành viên chức, còn tiếp nhận là việc nhậnmột người đang là viên chức tại một cơ quan, đơn vị khác của nhà nước tớilàm việc

Trang 18

Tuyển dụng viên chức về cơ bản được thực hiện trên cơ sở các quyđịnh của pháp luật hành chính, tuy nhiên cũng không được trái với các quyđịnh của pháp luật lao động Điều này là bởi xét cho cùng, viên chức cũng làngười lao động vì vậy, những quy định về độ tuổi tuyển dụng, thủ tục tuyểndụng, hợp đồng làm việc cũng phải dựa trên cơ sở những nguyên tắc của phápluật lao động.

Tuyển dụng viên chức là một hoạt động diễn ra trong thời gian ngắn,nhưng lại ảnh hưởng lâu dài tới sự tồn tại và phát triển của một đơn vị Nếutuyển dụng viên chức được thực hiện đúng pháp luật và có hiệu quả thì sẽ làcơ sở để xây dựng một đội ngũ viên chức có trình độ, năng lực và sự phát triểncủa đơn vị Ngược lại, nếu tuyển dụng không được tiến hành một cách nghiêmtúc sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động chung làm ảnh hưởng không tốt tới cả mộthệ thống và làm giảm sút uy tín của đơn vị đó Do đó việc xây dựng nguồnnhân lực luôn là nhiệm vụ quan trọng của bất kỳ một cơ quan, tổ chức, đơn vịnào nhất là trong một trường đại học nơi có chức năng nhiệm vụ đào tạo cho đấtnước một nguồn nhân lực mới Do vậy việc nâng cao chất lượng đội ngũ hiệncó đồng thời bổ sung những viên chức mới có chất lượng là điều cần thiết

Trong xu thế của nền, kinh tế hiện tại, không chỉ các đơn vị công lậpmới là nơi cung cấp dịch vụ đào tạo nhân lực mà còn có cả tư nhân cũng cóquyền Từ thực tế đó, đòi hỏi các đơn vị công lập, bao gồm các trường đại họccông lập, phải có chiến lược cho việc tuyển dụng nhân lực của đơn vị mình

Như vậy, tuyển dụng viên chức ở các trường đại học công lập là việclựa chọn những công dân Việt Nam có năng lực, phẩm chất, trình độ làmcông tác chuyên môn theo yêu cầu công việc tại các trường đại học công lập,trong đó bao gồm các khoa, phòng, trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu và các đơn vị sự nghiệp công khác do trường thành lập Việc tuyển dụng đượcthực hiện qua ký kết hợp đồng làm việc ở vị trí việc làm mà trường có nhucầu Đây là công việc có tầm quan trọng đặc biệt, ảnh hưởng đến sự tồn tại và

Trang 19

phát triển của các trường đại học công lập, bên cạnh đó còn tác động tới côngtác quản lý của nhà nước đối với các các cơ sở này.

Thực hiện pháp luật về tuyển dụng viên chức là việc phải tuân thủ cácquy định của pháp luật về điều kiện, tiêu chuẩn của viên chức và các quy địnhvề trình tự, thủ tục của hoạt động tuyển dụng viên chức Nói cách khác, tuyểndụng viên chức phải dựa trên căn cứ pháp luật về tuyển dụng viên chức vớicách hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừanhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực tuyển dụngnhằm đảm bảo quyền và lợi ích của người tham gia ứng tuyển, quyền và lợiích của cơ quan tuyển dụng, của nhà nước và của xã hội Xét trong quy trìnhđiều chỉnh pháp luật, thực hiện pháp luật là sự nối tiếp xây dựng pháp luật,gồm toàn bộ các hoạt động nhằm đưa các quy phạm pháp luật vào đời sống xãhội và sinh hoạt của xã hội Về bản chất, thực hiện pháp luật là quá trình hiệnthực hóa pháp luật, làm bộc lộ và phát huy những giá trị tiềm năng của phápluật trong thực tế

Trong việc thực hiện pháp luật, những hoạt động có tính chủ động nhưsử dụng pháp luật, áp dụng pháp luật đòi hỏi phải có một cơ chế tổ chức vànguồn lực lớn về con người lẫn vật chất mới có thể bảo đảm thực hiện tốt.Hoạt động thực hiện pháp luật không chỉ là những hành vi đơn lẻ, độc lập mànó luôn luôn là một quá trình

Tóm lại, thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làmcho các quy định của pháp luật trở thành những hoạt động thực tế, hợp phápcủa các chủ thể pháp luật và được thực hiện trong thực tế cuộc sống

Thực hiện pháp luật là hoạt động không thể thiếu, là biện pháp đểpháp luật trở thành công cụ điều chỉnh có thực đối với các quan hệ xã hộitrong các lĩnh vực

Từ cách hiểu các phạm trù pháp lý nói trên, thực hiện pháp luật vềtuyển dụng viên chức là quá trình hoạt động có mục đích làm

Trang 20

cho những quy định của pháp luật về tuyển dụng viên chức đi vào cuộc sống,trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật về tuyểndụng viên chức, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong thực

hiện pháp luật về tuyển dụng viên chức qua đó tuyển chọn được đội ngũ viênchức có phẩm chất, trình độ chuyên môn, chất lượng cao, phù hợp, góp phầnnâng cao hiệu quả, chất lượng của các trường đại học ở Việt Nam hiện nay.

1.2 Tự chủ đại học và tác động của tự chủ đại học đến việc thựchiện pháp luật về tuyển dụng viên chức ở các trường đại học ở Việt Nam

1.2.1 Khái niệm tự chủ đại học ở Việt Nam

Luật GDĐH 2012 định nghĩa: Đại học là cơ sở GDĐH bao gồm tổhợp các trường cao đẳng, trường đại học, viện NCKH thành viên thuộc cáclĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp, để đào tạo các trình độcủa GDĐH

Cơ chế tự chủ là khái niệm cũng chỉ áp dụng với các trường đại học

công lập Đại học công lập là trường đại học do nhà nước (trung ương hoặc

địa phương) đầu tư về kinh phí và cơ sở vật chất (đất đai, nhà cửa) và hoạtđộng chủ yếu bằng kinh phí từ các nguồn tài chính công hoặc các khoản đónggóp phi vụ lợi, được quản lý toàn diện mọi hoạt động bởi cơ quan quản lý củaNhà nước Đại học công lập khác với đại học tư thục hoạt động bằng kinh phíđóng góp của học sinh, khách hàng và các khoản hiến tặng và được thành lập,quản lý hoạt động bởi các cá nhân là chủ đầu tư của trường

Tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 có nêu

rõ: “Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công là các quy định về quyền tự

chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhânsự và tài chính của đơn vị sự nghiệp công” Theo đó, các trường đại học là

một đơn vị sự nghiệp công lập thì đồng nghĩa với việc các trường cũng cóquyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộmáy, nhân sự và tài chính

Trang 21

Tự chủ đại học được quy định tại Khoản 1, Điều 32 của Luật GDĐHnăm 2012 như sau: “Cơ sở giáo dục đại học tự chủ trong các hoạt động chủyếu thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, khoahọc và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học Cơsở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ ở mức độ cao hơn phù hợpvới năng lực, kết quả xếp hạng và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục”

Như vậy có thể thấy quyền tự chủ không có mục đích tự thân mà nó làmột công cụ quản lý do nhà nước giao cho các trường với niềm tin rằng một khinhà trường đã được tự quyết định các vấn đề có liên quan trực tiếp đến tổ chứcvà hoạt động của mình thì chất lượng và hiệu quả đào tạo sẽ được nâng cao

1.2.2 Bản chất của quyền tự chủ đại học

Bản chất của quyền tự chủ đại học thể hiện mối quan hệ giữa nhànước và nhà trường thông qua mối quan hệ kiểm soát và mức độ kiểm soátthể hiện mức độ tự chủ của nhà trường Bản chất của quyền tự chủ đại họcđược thể hiện qua những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, thể hiện tính độc lập của nhà trường trong việc quyết định

các vấn đề liên quan đến vận mệnh của mình Đại học vốn là “ngôi đền của trithức”, là nơi tập hợp tự nguyện của các nhà khoa học, giáo viên và sinh viêncùng nhau sáng tạo ra tri thức dẫn dắt sự phát triển của xã hội Tuy nhiên, sựra đời của các trường đại học đầu tiên trên thế giới từ thời trung cổ đến phongkiến đều gắn chặt với sự ảnh hưởng, kiểm soát bởi giáo hội, nhà thờ và nhànước để phục vụ cho các mục tiêu xây dựng, phát triển lợi ích của giáo hội vànhà nước Do đó, để thực hiện được mục tiêu ban đầu của mình là “sáng tạora tri thức” phục vụ cộng đồng và dẫn dắt xã hội thì các trường đại học phảicó tính độc lập cao trong mối quan hệ với nhà nước, đó chính là thực thiquyền tự chủ của mình

Thứ hai, quyền tự chủ của các trường đại học gắn liền với quá trình

hạn chế sự can thiệp của nhà nước vào các công việc của trường Xu hướng

Trang 22

phát triển chung của GDĐH trên thế giới là tăng cường quyền tự chủ gắn vớiđổi mới phương thức quản lý của nhà nước đối với GDĐH Các nhà nước trênthế giới có xu hướng giảm can thiệp sâu vào các công việc của nhà trường,mà chủ yếu kiểm soát hoạt động của trường thông qua việc cấp ngân sách, tàitrợ học bổng, định hướng chiến lược phát triển GDĐH và hoạt động kiểm soátchất lượng đào tạo.

Thứ ba, quyền tự chủ đại học gắn liền với tự do học thuật của nhà

trường Các trường đại học thường có giới hạn của quyền tự chủ trong cáchoạt động như: tự chủ quyết định mục tiêu, phương hướng phát triển củatrường và tự chủ trong triển khai, vận hành các hoạt động của trường

Thứ tư, quyền tự chủ đại học gắn liền với tự chịu trách nhiệm và trách

nhiệm giải trình của các trường đại học Nhà nước có xu hướng mở rộngquyền tự chủ cho các trường đại học, bên cạnh đó họ cũng đòi hỏi các trườngđại học phải chịu trách nhiệm giải trình về các hoạt động của mình Tráchnhiệm giải trình được thực hiện với các bên liên quan như các bên cấp ngânsách đào tạo (nhà nước, sinh viên) và các thực thể xã hội có liên quan Mứcđộ tự chủ của các trường càng cao thì vấn đề tự chịu trách nhiệm và giải trìnhtrách nhiệm của các trường càng cao, chính điều này sẽ thúc đẩy các trườngtrong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của mình để có thể tồntại và phát triển trong điều kiện thực hiện quyền tự chủ

Thứ năm, quyền tự chủ đại học không có nghĩa là các trường tự lo

việc tồn tại mà không có sự hỗ trợ của nhà nước Ngược lại nhà nước vẫn đầutư về kinh phí, nguồn lực cho mọi hoạt động của trường căn cứ vào chấtlượng kết quả đào tạo đầu ra của nhà trường Nếu các trường thực hiện tốtquyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của mình thì sẽ được nhà nước tậptrung đầu tư tốt hơn

Thứ sáu, quyền tự chủ đại hoc gắn liền với quá trình xã hội hóa

GDĐH GDĐH là một dịch vụ công với sản phẩm đặc thù là nguồn nhân lực

Trang 23

chất lượng, quyết định thành công của nền kinh tế xã hội Do đó để GDĐHphát triển cần có sự tham gia của các nguồn lực xã hội vào quá trình thực hiệnnhiệm vụ của các trường Chỉ khi nào để các trường đại học có được quyền tựchủ rộng rãi thì việc huy động các nguồn lực xã hội mới hiệu quả và thiếtthực Đây chính là bản chất xã hội của quyền tự chủ đại học.

1.2.3 Những ảnh hưởng từ việc tự chủ đại học với việc thực hiệnpháp luật về tuyển dụng viên chức ở các trường đại học ở Việt Nam

Vấn đề tự chủ của các cơ sở giáo dục - đào tạo công lập nói chung,nhất là của các cơ sở GDĐH, đã được đề cập trong các văn bản chính thứccủa Đảng và Nhà nước hơn chục năm trước Ngay từ năm 2005, trong Nghịquyết số 14/2005 của Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐH ViệtNam đã nêu rõ: “Trên cơ sở đổi mới tư duy và cơ chế quản lý giáo dục đạihọc, kết hợp hợp lý và hiệu quả giữa việc phân định rõ chức năng, nhiệm vụquản lý nhà nước và việc đảm bảo quyền tự chủ, tăng cường trách nhiệm xãhội, tính minh bạch của các cơ sở giáo dục đại học Phát huy tính tích cực vàchủ động của các cơ sở giáo dục đại học trong công cuộc đổi mới mà nòngcốt là đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý và sự hưởng ứng, tham gia tích cựccủa toàn xã hội”; “Chuyển các cơ sở giáo dục đại học công lập sang hoạtđộng theo cơ chế tự chủ, có pháp nhân đầy đủ, có quyền quyết định và chịutrách nhiệm về đào tạo, nghiên cứu, tổ chức, nhân sự và tài chính”; “Hoànthiện chính sách phát triển giáo dục đại học theo hướng bảo đảm quyền tự chủvà trách nhiệm xã hội của cơ sở giáo dục đại học, sự quản lý của Nhà nước vàvai trò giám sát, đánh giá của xã hội đối với giáo dục đại học” Trong nhữngnăm gần đây, trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI, XII, XIII và trong LuậtGiáo dục và một số văn bản dưới luật của Chính phủ đã tiếp tục nhấn mạnh vàquy định rõ hơn những nội dung liên quan đến vấn đề cơ chế tự chủ của cáctrường đại học

Trang 24

Theo quy định của Luật Giáo dục 2005, trường đại học được quyền tựchủ trong 05 hoạt động: xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảngdạy, học tập đối với các ngành nghề được phép đào tạo; xây dựng chỉ tiêutuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệpvà cấp văn bằng; tổ chức bộ máy nhà trường, tuyển dụng, quản lý, sử dụng,đãi ngộ nhà giáo, cán bộ, nhân viên; huy động, quản lý, sử dụng các nguồnlực; hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế,NCKH trong nước và nước ngoài Luật GDĐH 2019 tái khẳng định quyền tựchủ của các trường đại học, theo đó, cơ sở GDĐH được tự chủ trong các hoạtđộng chủ yếu thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đàotạo, khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng GDĐH Nghịquyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơchế hoạt động đối với các cơ sở GDĐH công lập giai đoạn 2014-2017, quyđịnh cơ sở GDĐH công lập khi cam kết tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạtđộng chi thường xuyên và chi đầu tư được thực hiện tự chủ, tự chịu tráchnhiệm toàn diện trên các mặt: thực hiện nhiệm vụ đào tạo và NCKH; tổ chứcbộ máy và nhân sự; tài chính; chính sách học bổng, học phí với đối tượngchính sách; đầu tư, mua sắm; các nội dung tự chủ khác theo quy định củapháp luật Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quyđịnh cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập thì các đơn vị sự nghiệpcông được quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị không thuộccơ cấu tổ chức các đơn vị cấu thành theo quyết định của cơ quan có thẩmquyền, khi đáp ứng các tiêu chí, điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của phápluật; xây dựng phương án sắp xếp lại các đơn vị cấu thành trình cơ quan cóthẩm quyền quyết định Đây là một nội dung cũng cần xem xét và đánh giá đểcó thể đảm bảo tự chủ đúng nghĩa của các trường đại học hiện nay và cả cáchành lang pháp lý cần thiết cho lộ trình.

Trang 25

Tóm lại, có thể khái quát nội dung quyền tự chủ đại học ở Việt Nambao gồm các quyền cụ thể sau:

- Quyền tự chủ trong việc xác định tầm nhìn, sứ mệnh của trường.- Quyền tự chủ trong hoạt động tuyển sinh

- Quyền tự chủ trong hoạt động đào tạo.- Quyền tự chủ trong hoạt động NCKH.- Quyền tự chủ trong hoạt động hợp tác quốc tế.- Quyền tự chủ trong hoạt động tài chính

- Quyền tự chủ trong hoạt động tổ chức, nhân sự.Trong nội dung đề tài về quyền tự chủ của các trường đại học trongviệc thực hiện pháp luật về tuyển dụng viên chức thuộc quyền tự chủ tronghoạt động tổ chức, nhân sự quản lý đội ngũ của các trường đại học thể hiện ởsự tự do tuyển dụng, quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức vào cácvị trí lao động cần thiết theo đúng quy định của pháp luật Các cơ sở đại họccó quyền tự chủ trong việc xác định các điều kiện cho cán bộ và đặc biệtgiảng viên làm việc thuận lợi Các giảng viên có quyền tham gia các côngviệc khác trong và ngoài nhà trường để tạo thêm thu nhập Nhà nước cóquyền quy định mức lương tối thiểu cho đội ngũ trên phạm vi quốc gia.Quyền tự chủ trong quản lý đội ngũ là điều kiện để nhà trường đại học thựchiện có hiệu quả chức năng và nhiệm vụ vủa mình

Sự phát triển của một đơn vị được nhìn thấy ở hai điểm: Sự xây dựngcơ sở vật chất đủ mạnh và phát triển đội ngũ Trong nền kinh tế tri thức, cơ sởvật chất thôi chưa đủ làm nên uy tín của một tổ chức, nhất là đối với mộttrường đại học Bên cạnh đó, phải có một đội ngũ mạnh và đủ về số lượng,khỏe về chất lượng, có như vậy, nhà trường mới tự chủ được Để thực hiệnđược việc đó các trường đại học cần có chủ trương xây dựng đội ngũ giảngviên với phương châm: tận dụng tối đa trình độ chuyên môn cao của nhữnggiảng viên có trình độ, có học hàm học vị đang công tác tại các trường; đồng

Trang 26

thời nhanh chóng tuyển dụng và phát triển đội ngũ cán bộ giảng viên cơ hữutrẻ Các trường đại học có quyền tự chủ cần xây dựng vị trí việc làm và cơ cấuviên chức theo chức danh nghề nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đểtuyển dụng được đội ngũ lao động theo đúng quy định của pháp luật.

Việc được trao quyền tự chủ sẽ làm cho các trường đại học có quyềntự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,nhân sự và tài chính Điều đó mang lại cho các trường các tác động tích cựcnhư sau:

- Được chủ động xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo

chức danh nghề nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; Được tuyển dụng,sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và quản lý viên chức,người lao động theo quy định của pháp luật; thuê hợp đồng lao động để thựchiện nhiệm vụ

- Năng lực giảng viên được tăng cường: phát triển đội ngũ giảng viên

cả về số lượng và chất lượng Xây dựng được đội ngũ giảng viên có trình độcao vượt trội do được đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn,nghiệp vụ ở trong và ngoài nước

- Chất lượng đào tạo được nâng cao: Do kiến thức chuyên môn của

đội ngũ giảng viên đáp ứng được những yêu cầu của ngành nghề đào tạo

- Công tác nghiên cứu, khoa học công nghệ, hợp tácquốc tế được đẩy mạnh.

Để đạt được điều đó thì quyền tự chủ trong chi đầu tư và chi thườngxuyên; về chi tiền lương và thu nhập tăng thêm; về trích lập các quỹ; tự chủtrong giao dịch tài chính và cho phép các trường đại học được vận dụng cơchế tài chính linh hoạt phù hợp với thực tế

Việc tự chủ về nhân sự, tài chính đối với các trường đại học sẽ giúphạn chế những tiêu cực trong giáo dục của nước ta do việc định giá không

Trang 27

đúng và chi trả thấp cho các hoạt động giáo dục Trên cơ sở đó, lương giảngviên, viên chức được chi trả thỏa đáng, bảo đảm cho cuộc sống của họ và giađình họ, tạo điều kiện cho họ yên tâm làm việc, cống hiến hết mình cho sựnghiệp đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước nhà.

Trường hợp các trường đại học chưa xây dựng được vị trí việc làm vàcơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp, số lượng người làm việc đượcxác định trên cơ sở định biên bình quân các năm trước theo hướng dẫn của BộNội vụ

Hiện nay tuy Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hết sức chútrọng vấn đề tự chủ và đã cố gắng tạo ra hành lang pháp lý cho quyền tự chủcủa các cơ sở GDĐH, nhưng các quyền tự chủ đó vẫn chưa thật sự phát huyhết tác dụng vì tính chất chưa triệt để và sự thiếu nhất quán, đồng bộ trong cácchủ trương chính sách của Nhà nước Các cơ sở GDĐH dường như vẫn hếtsức mong muốn được tăng thêm quyền tự chủ, đặc biệt trong các lĩnh vựcquản lý tài chính, bộ máy, nhân sự, tuyển sinh, trang thiết bị, cơ sở vật chất,

Trong thực tế ở Việt Nam hiện nay, cơ chế tự chủ đã được thực hiệnvới những mức độ khác nhau trong một số trường đại học Bên cạnh nhữngkết quả tích cực đạt được cũng đang cho thấy nhiều vấn đề bất cập, thậm chítiêu cực nảy sinh Điều đó cho thấy rằng, về mặt chủ trương thực hiện cơ chếtự chủ của các trường đại học là đúng đắn và có sự nhất trí cao; nhưng đồngthời đang có những sự khác biệt cả về mặt nhận thức, sự bất cập và chưa phùhợp của một số quy định pháp lý, cơ chế, chính sách, và cả những bất cập,yếu kém, thậm chí sai lệch trong tổ chức thực hiện

1.3 Khái niệm, nội dung thực hiện pháp luật về tuyển dụng viênchức ở các trường đại học ở Việt Nam

1.3.1 Khái niệm pháp luật về tuyển dụng viên chức ở các trườngđại học ở Việt Nam

Trang 28

Tuyển dụng viên chức là một hoạt động thực thi pháp luật, vì vậy, khinghiên cứu về vấn đề này thực chất là nghiên cứu khung pháp luật và việcthực thi pháp luật về tuyển dụng viên chức.

Theo nghĩa phổ quát, pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tínhchất bắt buộc chung với mọi chủ thể trong xã hội, do Nhà nước ban hành vàđảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của Nhà nước, là công cụ để Nhà nước điềuchỉnh các quan hệ xã hội vì sự tồn tại và phát triển của cả xã hội

Từ khái niệm chung về khái niệm viên chức, và thực hiện pháp luậtvề tuyển dụng viên chức nêu ở mục 1.1, có thể hiểu pháp luật về tuyểndụng viên chức ở các trường đại học của Việt Nam là hệ thống các quy tắcxử sự do nhà nước ban hành, có tính chất bắt buộc chung với các trườngđại học công lập và các cá nhân ứng cử viên vào vị trí viên chức, trong việcthực hiện các quy trình, thủ tục tuyển dụng viên chức ở các trường đại họccông lập

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tuyển dụng viên chức ởnước ta hiện nay bao gồm nhiều loại, trong đó những văn bản quan trọng nhấtbao gồm Luật Viên chức năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) và các nghịđịnh hướng dẫn thi hành luật này, trong đó đặc biệt là Nghị định số 115/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức,có hiệu lực thi hành 29/9/2020 (bãi bỏ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viênchức) và Nghị định 161/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghịđịnh 29/2012/NĐ-CP Bên cạnh đó, việc tuyển dụng viên chức ở các trườngđại học công lập còn phải tuân thủ các quy định có liên quan của Luật Giáodục và Bộ luật Lao động

1.3.2 Khái niệm và các hình thức tuyển dụng viên chức trongtrường đại học

Trang 29

Về mặt lý luận, theo quan điểm phố biến ở nước ta hiện nay, thực hiệnpháp luật được xem là một trong những “hình thức để thực hiện các chứcnăng, nhiệm vụ của nhà nước”, là “hành vi hợp pháp của các chủ thể phápluật”, là “giai đoạn không thể thiếu và vô cùng quan trọng của cơ chế điều

chỉnh pháp luật” Nói một cách tổng quát, thực hiện pháp luật là hoạt động

có mục đích nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật, làm cho chúngđi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thểpháp luật.

Trong các Hiến pháp Việt Nam từ 1946 đến nay đều quy định rất rõnghĩa vụ thực hiện pháp luật của các chủ thể, bao gồm cơ quan, tổ chức, côngdân Hiến pháp 2013 quy định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật,không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa Các cơ quan nhà nước,tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dânphải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, đấu tranh phòng ngừavà chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật Mọi hành độngxâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và củacông dân đều bị xử lý theo pháp luật” Theo Hiến pháp 2013, “Các tổ chứccủa Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổHiến pháp và pháp luật” (Khoản 3 Điều 4 Hiến pháp năm 2013)

Như đã đề cập ở trên, thực hiện pháp luật về tuyển dụng viên chứctrong trường đại học cũng là một phần của hệ thống pháp luật nói chung ởViệt Nam, vì vậy đòi hỏi phải được thực hiện nghiêm túc như pháp luật vềcác lĩnh vực khác Từ khái niệm về thực hiện pháp luật nói chung đã nêu ởtrên, có thể định nghĩa việc thực hiện pháp luật về tuyển dụng viên chức

trong trường đại học là hoạt động có mục đích của các trường đại học

công lập và cá cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, được tiến hành theonhững trình tự, thủ tục pháp lý quy định, nhằm hiện thực hóa các yêu cầu,nội dung của quy phạm pháp luật về tuyển dụng viên chức trong trường

Trang 30

đại học công lập; bảo đảm nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trongtrường đại học công lập, đáp ứng yêu cầu đổi mới, tự chủ GDĐH ở nướcta hiện nay

Với tính chất là một cấu phần của hệ thống pháp luật, việc thực hiệnpháp luật về tuyển dụng viên chức trong trường đại học cũng bao gồm 4 hìnhthức của thực hiện pháp luật nói chung ở Việt Nam, cụ thể như sau:

- Tuân theo (tuân thủ) pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luậttrong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế, không tiến hành các hoạt động màpháp luật cấm Những quy phạm pháp luật cấm đoán được thực hiện ở hìnhthức này

- Thi hành (chấp hành) pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luậttrong đó các chủ thể pháp luật thực hiện các nghĩa vụ pháp lý của mình bằnghành động tích cực Những quy phạm pháp luật bắt buộc (những quy phạmquy định nghĩa vụ phải thực hiện những hành vi tích cực nhất định) được thựchiện ở hình thức này

- Sử dụng (vận dụng) pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật trongđó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền, tự do pháp lý của mình (nhữnghành vi mà pháp luật cho phép chủ thể thực hiện)

- Áp dụng pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật trong đó cácđơn vị (cơ quan nhà nước có thẩm quyền) tự căn cứ vào các quy định củapháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấmdứt những quan hệ pháp luật cụ thể Ở hình thức này, việc thực hiện các quyđịnh của pháp luật của các chủ thể pháp luật luôn có sự can thiệp của cơ quannhà nước hay các cá nhân có thẩm quyền

Về mặt lý thuyết, việc phân chia thành 4 hình thức thực hiện pháp luậtnêu trên chỉ có tính chất tương đối, có ý nghĩa về mặt lý luận và vận dụng vàothực tiễn bởi các hình thức thực hiện pháp luật nêu trên trong thực tiễn không

Trang 31

tồn tại riêng lẻ, mà thường được tiến hành đồng thời, chúng “lồng chứa” vàonhau, hình thức này lại bao gồm cả hình thức khác khi các chủ thể thực thiquyền, nghĩa vụ của mình trong từng mối quan hệ pháp luật Chẳng hạn, hànhvi áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm phápluật cần phải tuân thủ, chấp hành các quy định về thẩm quyền, trình tự, thủtục, mức xử phạt theo đúng quy định của pháp luật.

Như vậy, theo cách tiếp cận phổ biến hiện nay về lý luận thực hiệnpháp luật, căn cứ vào tính chất của hoạt động thực hiện pháp luật, cũng có thểchia các hình thức pháp luật về tuyển dụng viên chức trong trường đại họcthành bốn hình thức với các đặc điểm cụ thể như sau:

- Thi hành pháp luật về tuyển dụng viên chức: trong đó các đơn vị vàcá nhân liên quan phải thực hiện đúng các quy trình, thủ tục tuyển dụng

- Tuân thủ pháp luật về tuyển dụng viên chức: trong đó các đơn vị vàcá nhân liên quan không tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm trongtuyển dụng viên chức, ví dụ như đưa, nhận hối lộ, hay từ chối rút lui khi cóxung đột lợi ích

- Sử dụng pháp luật về tuyển dụng viên chức: trong đó các đơn vị vàcá nhân liên quan thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép trong tuyểndụng viên chức, ví dụ như đăng ký tuyển dụng, tham gia hội đồng tuyển dụng(nếu đủ điều kiện quy định )

- Áp dụng pháp luật về tuyển dụng viên chức: trong đó các đơn vị vàcá nhân liên quan căn cứ vào các quy định pháp luật về tuyển dụng viên chứcđể tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt quytrình, thủ tục tuyển dụng, hay công nhân hoặc không công nhận kết quả tuyểndụng viên chức ở trường đại học công lập

Trong bốn hình thức thực hiện pháp luật nêu trên, nếu như tuân thủpháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật là những hình thức mà mọi

Trang 32

chủ thể pháp luật đều có thể thực hiện thì áp dụng pháp luật là hình thức thựchiện pháp luật chỉ dành cho các cơ quan, tổ chức hay cá nhân có thẩm quyền.Nó đồng thời là một hình thức thực hiện pháp luật nhưng cũng vừa là một giaiđoạn mà các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tổ chức cho các chủ thể phápluật khác thực hiện các quy định pháp luật Do đó, ở các chương sau của luậnvăn này chủ yếu tập trung nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật như là cốtlõi của tuyển dụng viên chức ở Trường Đại học GTVT.

1.3.3 Nội dung thực hiện pháp luật về tuyển dụng viên chức trongtrường đại học

Việc thực hiện pháp luật về tuyển dụng viên chức cần phải được thựchiện trên cơ sở các nguyên tắc và chế định do cơ quan nhà nước có thẩm quyềnban hành để bảo đảm mục tiêu đã đề ra, để thực hiện được việc đó hệ thống cácvăn bản quy phạm pháp luật về tuyển dụng viên chức là công cụ để các cơ quan,tổ chức được giao thẩm quyền tuyển dụng viên chức, trong đó có các trườngđại học triển khai việc tổ chức, thực hiện tuyển dụng viên chức theo quy định

Như đã đề cập ở phần trên, pháp luật về tuyển dụng viên chức ở nướcta bao gồm nhiều văn bản, song có thể khái quát thành những nội dung chínhsau đây.

1.3.3.1 Căn cứ tuyển dụng viên chức

Điều 20 Luật Viên chức quy định việc tuyển dụng viên chức phải căncứ vào 04 yếu tố, gồm: nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chứcdanh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị

Thứ nhất, nhu cầu công việc.

Nhu cầu công việc là những đòi hỏi, yêu cầu của các công việc cụ thểmà các đơn vị GDĐH công lập cần thực hiện Công việc cụ thể ở đây lànhững công việc có tính chất thường xuyên, liên tục, công việc lãnh đạo, quảnlý, điều hành; công việc thực thi, thừa hành mang tính chuyên môn, nghiệpvụ Để xác định được nhu cầu công việc thì ngoài việc phải tiến hành phân

Trang 33

tích công việc mục đích nắm được bản chất của công việc đó, xác định vị trínào còn thiếu, phân tích khối lượng công việc, điều kiện tiến hành, các nhiệmvụ, trách nhiệm, quyền hạn khi thực hiện công việc và các phẩm chất, kỹ năngngười viên chức cần thiết để công việc đó được thực hiện Trên cơ sở nhữngđó mới xác định số lượng viên chức cần tuyển dụng, các điều kiện về phẩmchất, trình độ, năng lực của người tham gia dự tuyển để có thể tuyển chọnđúng người phù hợp với yêu cầu của công việc Việc tuyển dụng viên chứcmà không dựa trên nhu cầu công việc thực tế sẽ dẫn đến tình trạng thừa ngườimà không đáp ứng được công việc.

Thứ hai, vị trí việc làm.

Vị trí việc làm là nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chứcvụ quản lý tương ứng, là căn cứ để xác định số lượng người làm việc, cơ cấuviên chức để thực hiện việc tuyển dụng viên chức trong đơn vị GDĐH công lập

Nguyên tắc để xác định vị trí việc làm phải tuân theo quy định củapháp luật về quản lý viên chức; phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn của đơn vị GDĐH công lập; nó đồng thời gắn với chức danh nghề nghiệp,chức vụ quản lý tương ứng và phải bảo đảm tính khoa học, khách quan, côngkhai, minh bạch, phù hợp với thực tiễn

Căn cứ để xác định vị trí việc làm, bao gồm 5 yếu tố sau: - Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và công việc thực tế; Tính chất,đặc điểm, nhu cầu công việc;

- Mức độ phức tạp, quy mô công việc; phạm vi, đối tượng phục vụ;quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của luật chuyên ngành;

- Mức độ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc vàứng dụng công nghệ thông tin;

- Thực trạng bố trí, sử dụng viên chức - Vị trí việc làm được thể hiện dưới hình thức bản mô tả công việc,khung năng lực, chức danh nghề nghiệp sẽ là căn cứ để xác định các vấn đề

Trang 34

cơ bản như: chỉ tiêu tuyển dụng của từng vị trí việc làm; các điều kiện riêngđối với người đăng ký dự tuyển; hình thức và nội dung thi chuyên môn,nghiệp vụ chuyên ngành.

Thứ ba, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.

Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ, năng lực chuyênmôn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp; được sử dụnglàm căn cứ để thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp là những yêu cầu về phẩm chất,trình độ, năng lực cần có để thực hiện công việc; là cơ sở để trả lương, thù laovà thực hiện các chế độ, chính sách khác đối với viên chức Các yêu cầu vềtiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp phải phù hợp đối với mỗi vị trí việc làm vàphải phải gắn với vai trò, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị Có thể hiểu cácyêu cầu này là khung tiêu chuẩn năng lực chức danh

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp là cơ sở để xác định: các điềukiện đối với người đăng ký dự tuyển, nội dung thi các môn như tin học vănphòng và ngoại ngữ

Thứ tư, quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

Quỹ tiền lương bao gồm tất cả các khoản tiền lương, tiền công và cáckhoản phụ cấp có tính chất tiền lương Viên chức được hưởng lương từ quỹlương và được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghềnghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ đượcgiao Vì vậy, phải bảo đảm quỹ tiền lương để bảo đảm được nguồn thu nhập,chế độ đãi ngộ công bằng, xứng đáng với trình độ, năng lực của viên chứccũng như hiệu quả hoạt động của đơn vị

1.3.3.2 Nguyên tắc tuyển dụng viên chức

Nguyên tắc tuyển dụng viên chức là các quan điểm và tư tưởng chỉđạo do Nhà nước đặt ra yêu cầu phải được thực thi trong suốt quá trình hoạt

Trang 35

động tuyển dụng viên chức Các nguyên tắc này là nền tảng pháp lý chỉ đạođể định hướng cho toàn bộ các hoạt động trong quá trình tuyển dụng viênchức Đảm bảo tính nguyên tắc là căn cứ pháp lý để xác định tính hợp phápcủa hoạt động tuyển dụng viên chức.

Các nguyên tắc tuyển dụng viên chức có mối quan hệ chặt chẽ vớinhau, nguyên tắc này là nền tảng cho nguyên tắc khác, chúng không độc lập,mâu thuẫn mà hỗ trợ, bổ sung cho nhau tạo thành một thể thống nhất điềuchỉnh các hoạt động trong quá trình tuyển dụng viên chức Việc tuân thủ cácnguyên tắc này còn có ý nghĩa rất lớn đối với công tác tuyển dụng viên chức

Các nguyên tắc gồm:- Bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và đúngpháp luật;

- Bảo đảm tính cạnh tranh; - Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm;- Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu;

- Ưu tiên người có tài năng, người có công với cách mạng, người dântộc thiểu số

1.3.3.3.Điều kiện dự tuyển viên chức

Người dự tuyển viên chức phải đáp ứng các điều kiện chung quy địnhtại các điểm a, b, c, d, đ, e khoản 1 Điều 22 Luật Viên chức và điều kiện riêngquy định tại điểm g khoản 1 Điều 22 Luật Viên chức Điều kiện chung là điềukiện bắt buộc mà bất cứ công dân nào muốn trở thành viên chức đều phải hộiđủ Điều kiện riêng là điều kiện gắn với vị trí việc làm, thể hiện tính chất, đặcđiểm riêng của các lĩnh vực dịch vụ công và mang tính chuyên môn, nghiệpvụ cụ thể Theo đó, người dự tuyển viên chức phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam; b) Từ đủ 18 tuổi trở lên

Trang 36

c) Có đơn đăng ký dự tuyển; d) Có lý lịch rõ ràng;

đ) Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năngkhiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm;

e) Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ; g) Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm vàkhông được trái với quy định của pháp luật

Ngoài ra, để đảm bảo việc tuyển dụng hiệu quả, thu hút được nhữngngười phù hợp có sức khỏe, có trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức,Luật viên chức cũng có quy định về những đối tượng ở trong những tình trạngsau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức: “Mất năng lực hành vi dânsự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; Đang bị truy cứu trách nhiệmhình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị ápdụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục,trường giáo dưỡng”

1.3.3.4 Thẩm quyền tuyển dụng viên chức

Điều 24 Luật Viên chức quy định: Người đứng đầu đơn vị được giaoquyền tự chủ sẽ tổ chức thực hiện việc tuyển dụng viên chức, quyết địnhtuyển dụng viên chức qua thi tuyển hoặc xét tuyển Điều này nhằm bảo đảmquyền chủ động và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, cũng như tiếp tụcđổi mới cơ chế hoạt động theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Đối với những đơn vị chưa được giao quyền tự chủ thì cơ quan cóthẩm quyền quản lý đơn vị thực hiện việc tuyển dụng hoặc phân cấp chongười đứng đầu đơn vị thực hiện; Cả hai trường hợp đều phải thành lập Hộiđồng tuyển dụng viên chức với cơ cấu thành viên, nhiệm vụ, quyền hạnđược quy định cụ thể trong các văn bản hướng dẫn Luật Viên chức cónhững quy định khác nhau về thẩm quyền tuyển dụng viên chức phù hợp với

Trang 37

đặc thù của từng loại đơn vị Tuy nhiên, giữa chúng vẫn tồn tại một điểmchung, cụ thể: chịu trách nhiệm tuyển dụng viên chức là một hội đồng làmviệc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số và tự giải thể sau khihoàn thành nhiệm vụ Quy định này một mặt tuân thủ nghiêm túc cácnguyên tắc cơ bản trong hệ thống quản lý điều hành nói chung (tập thể lãnhđạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số), mặt khác tạo cơ chế bảođảm người dự tuyển sẽ được nhìn nhận, phân tích, đánh giá đa chiều dưới cácgóc độ chuyên môn khác nhau của từng thành viên trong hội đồng, theo đóngười trúng tuyển sẽ được lựa chọn một cách khách quan Đồng thời đây cònlà cơ sở để hạn chế đến mức tối đa tình trạng lạm dụng quyền hạn cá nhântrong quá trình tuyển dụng, đặc biệt là ở các vị trí có quyền chi phối như Chủtịch Hội đồng Bên cạnh đó, các quy định về Chủ tịch Hội đồng và Phó Chủtịch Hội đồng tuyển dụng thể hiện rõ nguyên tắc đề cao trách nhiệm củangười đứng đầu, điều này tạo điều kiện cho các đơn vị được chủ động hơntrong việc tuyển chọn nguồn nhân sự.

1.3.3.5 Phương thức tuyển dụng viên chức

Việc tuyển dụng viên chức được thực hiện thông qua thi tuyển hoặcxét tuyển (gồm xét tuyển thường và xét tuyển đặc cách) Mỗi hình thức đềucó những ưu điểm và nhược điểm riêng Việc lựa chọn phương thức tuyểndụng là do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp căn cứ vào tình hình cụ thể đểquyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình Hình thức thi tuyểnlà hình thức tuyển dụng chặt chẽ hơn Luật Viên chức quy định đa dạng cáchình thức tuyển dụng nhằm tạo ra sự linh hoạt trong việc lựa chọn hình thứctuyển dụng phù hợp với điều kiện cũng như nhu cầu ở từng giai đoạn pháttriển của đơn vị và xu thế chung của xã hội, đồng thời qua đó thể hiện quyềntự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị và phát huy thẩm quyền, trách nhiệmcủa người đứng đầu

Trang 38

1.3.3.6 Quy trình tổ chức thực hiện tuyển dụng viên chức

Quy trình tổ chức tuyển dụng viên chức thực chất là một thủ tục hànhchính gồm nhiều bước, được quy định tại Nghị định 29/2012/NĐ-CP ngày 12tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viênchức và được thay thế tại Nghị định số 115/2020/NĐ-CP Theo quy định tạiChương 2 Điều 4 Nghị định 115/NĐ-CP thì hàng năm, đơn vị tuyển dụng xâydựng kế hoạch tuyển dụng viên chức trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặcquyết định theo thẩm quyền để tổ chức thực hiện

Hình 1.1 Quy trình tuyển dụng viên chức

Trang 39

3.3.6.1 Xác định chỉ tiêu, nhu cầu cần tuyển dụng

Xác định nhu cầu tuyển dụng nhằm giúp xác định đúng nhân lực trướcmắt và lâu dài cho đơn vị tuyển dụng Các cấp quản lý cần biết rõ ràng cầnbao nhiêu nhân sự? Ở vị trí nào? Và yêu cầu về trình độ chuyên môn của nhânsự đó ra sao? Căn cứ vào nhu cầu của đơn vị mình để có thể xác định nhu cầutuyển dụng một cách chính xác nhất sau đó tiến hành mở cuộc họp công khaiđể xác định nhu cầu tuyển dụng Điều 20 Luật Viên chức 2010 quy định rõ:“Việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việclàm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sựnghiệp công lập”

Lập kế hoạch, thông báo tuyển dụng

Để tiến hành tuyển dụng có hiệu quả thì việc lập kế hoạch là rất quantrọng và cần thiết Việc lập kế hoạch tốt sẽ giúp cho việc tuyển dụng có đượcđịnh hướng, các bước thực hiện cụ thể và tránh được các việc diễn biến khókiểm soát

Nội dung của kế hoạch tuyển dụng: Căn cứ pháp lý, mục đích, yêu cầucủa việc tuyển dụng; thời gian dự kiến tuyển dụng; số lượng và vị trí việc làmcần tuyển; hình thức và nội dung thi tuyển; tổ chức thực hiện và kinh phí thựchiện tuyển dụng

Việc thông báo tuyển dụng viên chức phải được đăng tải ít nhất 01(một) lần trên một trong các phương tiện thông tin đại chúng (báo viết, báonói, báo hình); đăng trên trang thông tin điện tử của đơn vị sự nghiệp công lậpvà niêm yết công khai

Tiếp nhận và sàng lọc hồ sơ đăng ký dự tuyển

Thời hạn nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển ít nhất là 20 ngàylàm việc kể từ ngày thông báo tuyển dụng công khai trên phương tiện thôngtin đại chúng

Trang 40

Trong quá trình tiếp nhận hồ sơ Hội đồng tuyển dụng có nhiệm vụ đóntiếp các ứng viên, quan sát phong thái, cử chỉ của ứng viên và xem xét hồ sơcủa ứng viên, từ đó loại bỏ các ứng viên có hồ sơ không phù hợp.

Điều kiện đăng ký dự tuyển thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luậtviên chức Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức được bổsung các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm quy định tại điểm gkhoản 1 Điều 22 Luật Viên chức nhưng không được thấp hơn tiêu chuẩnchung, không được trái với quy định của pháp luật, không được phân biệt loạihình đào tạo

Ngoài ra quy định của pháp luật Việt Nam cũng quy định rõ cáctrường hợp không được đăng ký dự tuyển viên chức, đó là:

- Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyếtđịnh về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưavào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng

Từ các cơ sở nêu trên, việc nghiên cứu hồ sơ của các ứng viên đượcbắt đầu bằng việc nghiên cứu lý lịch, hồ sơ cá nhân, so sánh với bản tiêuchuẩn công việc của ứng viên đến thời điểm tuyển dụng Khi nghiên cứu hồsơ cần tìm những điểm không rõ ràng hay không nhất quán để xem xét kỹhơn Từ đó, làm bản báo cáo đánh giá từng ứng viên dựa trên kết quả điều travà nghiên cứu hồ sơ; Hội đồng tiếp nhận hồ sơ cần có thái độ niềm nở và lịchsự khi tiếp đón ứng viên để tạo ấn tượng ban đầu tốt đẹp về tổ chức Khiquyết định loại bỏ ứng viên hay không cần được Hội đồng tuyển dụng hội ýthống nhất

Thành lập Hội đồng tuyển dụng, Ban thư ký và Ban giúp việc

Để đảm bảo cho việc tuyển dụng được tiến hành theo đúng trình tự,thủ tục và có thể lựa chọn ra các ứng viên xuất sắc cần phải thành lập Hộiđồng tuyển dụng viên chức, Hội đồng có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:

Ngày đăng: 22/08/2024, 17:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w