1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

lv ths áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thực tiễn tại tỉnh phú thọ

81 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Hơn nữa, cùng với sự phát triểncủa khoa học - công nghệ hiện nay, các chất ma túy, tiền chất ma túy trên thế giớicũng được các đối tượng, tổ chức phạm tội phát triển với nhiều chủng loại

Trang 1

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính

Chương 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG BIỆN

PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI

2.1 Quy định pháp luật về biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai

2.2 Thực trạng áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG

BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐƯA VÀO CƠ SỞ

3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về áp dụng biện pháp xử lý

hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc 623.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng biện

pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc 64

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 2

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta đề ra, chúng ta đã đạtđược nhiều thành tựu đáng khích lệ về kinh tế - xã hội với sự tăng trưởng nhanh,mạnh, bền vững; an ninh, trật tự, an toàn xã hội luôn được ổn định đã khẳng địnhquan điểm, đường lối đúng đắn của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ta đốivới quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, doNhân, vì Nhân dân Qua đó, tạo điều kiện tốt nhất để bảo đảm quyền con người,quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 vàtrong các văn bản pháp luật của Nhà nước

Cùng với việc xây dựng nhà nước pháp quyền, thể chế kinh tế thị trườngđang dần hoàn thiện và phát triển mạnh mẽ, tạo ra những sự thay đổi tích cực đốivới đời sống xã hội, các nhu cầu về vật chất, tinh thần của con người tiếp tục đượcbảo đảm và từng bước được nâng cao rõ rệt Điều đó được thể hiện ở việc đáp ứngcác yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đối với các bảo đảm quyền con người, quyền, nghĩavụ cơ bản của công dân; nhất là trong xu thế toàn cầu hóa trở thành một xu thế tấtyếu đang diễn ra mạnh mẽ ở khu vực và trên thế giới

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được cũng dần phát sinh và đã bộclộ những bất cập, hạn chế từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, quá trình hội nhậpquốc tế tạo ra nhiều điều kiện, cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, songcũng có không ít những khó khăn, thách thức đan xen; đó là nguyên nhân làm chonhững tiêu cực, vấn nạn trong xã hội ngày càng gia tăng, phức tạp với những tệ nạncờ bạc, mại dâm, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy… Nhữngvấn nạn này đã và đang trở thành “vấn đề nóng”, “vấn đề bức thiết” của xã hội, gâyhoang mang, lo lắng, bất an cho xã hội; đe dọa, tiềm ẩn nguy cơ gây xóa trộn, mấtan ninh trật tự, an toàn xã hội

Đặc biệt, hậu quả từ việc buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phépma túy đã gia tăng mạnh mẽ cả về phạm vi, tính chất, quy mô, số lượng vụ việc

Trang 3

trong thời gian qua (kể cả vận chuyển, sản xuất, gieo trồng (cây thuốc phiện, cần sado người nước ngoài trồng giữa bãi sông Hồng bị phát hiện vào tháng 6/2021;người dân trồng ở Bắc Giang, Nghệ an, Đắk Lắk…) cho thấy tính chất phức tạp,nghiêm trọng của ma túy đối với đời sống xã hội Hơn nữa, cùng với sự phát triểncủa khoa học - công nghệ hiện nay, các chất ma túy, tiền chất ma túy trên thế giớicũng được các đối tượng, tổ chức phạm tội phát triển với nhiều chủng loại khácnhau, số lượng rất lớn, tính gây nghiện, ảo giác cho người sử dụng rất mạnh nên khisử dụng các loại ma túy này người sử dụng thường bị rối loạn thần kinh, rơi vàotrạng thái “loạn thần, ảo giác” và gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng cho ngườithân, gia đình và xã hội.

Trước thực trạng nêu trên và yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra đối với việc ngănchặn, phòng ngừa, xử lý và khắc phục hậu quả từ những tác hại của ma túy đối vớixã hội; cần tăng cường các biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả đối với các hành vi viphạm pháp luật, tăng cường đấu tranh và phòng, chống ma túy; trong đó có biệnpháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy; đồng thời, quátrình áp dụng biện pháp này vừa thể hiện tính nhân văn, nhân đạo, vừa bảo đảmquyền con người và được thực hiện trên cơ sở pháp luật là một trong những yêu cầu

nhiệm vụ đặt ra hiện nay Do đó, học viên lựa chọn đề tài: “Áp dụng biện pháp xử

lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, thực tiễn tại tỉnh Phú Thọ” để

nghiên cứu trong đề tài luận văn thạc sĩ luật học góp phần lầm sâu sắc thêm về lýluận và thực tiễn áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắtbuộc ở một địa phương cụ thể là tỉnh Phú Thọ

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Việc áp dụng biện pháp lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc làmột trong các biện pháp xử lý hành chính đối với người nghiện ma túy; biện phápnày khi áp dụng sẽ hạn chế một số tự do cá nhân của đối tượng bị áp dụng Do đó,trong những năm gần đây có khá nhiều các công trình khoa học nghiên cứu đến vấnđề này Trong các công trình đó, có thể kể đến như:

Trang 4

Triệu Thị Bình (2019), Áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt

buộc - Thực tiễn tại thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học

Luật Hà Nội

Lê Thị Lan Phương (2017), Biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai

nghiện bắt buộc - Từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học

viện Khoa học Xã hội

Phạm Tiến Thành (2014), Từ biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở

chữa bệnh đến biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Luận văn thạc sĩ Luật

học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

Phạm Tiến Thành (2016), Đảm bảo quyền con người trong cơ sở cai

nghiện bắt buộc qua thực tiễn thành phố Hải Phòng, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa

Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

Đỗ Hoàng Yến (2007), “Các biện pháp xử lý hành chính khác trong Pháp

lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số tháng 5.

Nguyễn Thị Hòa (2012), “Thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý hành chính

khác cần quy định đảm bảo tính dân chủ và quyền con người”, Tạp chí Thanh tra,

số 6

Đào Thu An (2011), “Biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh trong dự thảo

Luật Xử lý vi phạm hành chính”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 20.

Nguyễn Văn Thuân (2015), “Một số vấn đề về xem xét, quyết định áp dụng

biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân”, Tạp chí Tòa án nhân dân, tháng 4.

Phan Trường Sơn (2016), “Tăng cường kiểm sát việc xem xét, quyết định

áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắtbuộc”, Tạp chí Kiểm sát, số 1.

Cao Vũ Minh (2016), “Hoàn thiện quy định pháp luật về biện pháp đưa

vào cơ sở cai ngiện bắt buộc”, Tạp chí Luật học, số 2.

Cao Vũ Minh (2016), “Những bất cập trong các quy định về biện pháp đưa

vào cơ sở cai ngiện bắt buộc và các kiến nghị hoàn thiện”, Tạp chí Nghiên cứu lập

Trang 5

pháp, số 14.

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Bộ Tư pháp (2009), Các biện pháp

xử lý hành chính khác và việc bảo đảm quyền con người, do ThS Đặng Thanh Sơn

làm Chủ nhiệm cùng nhóm nghiên cứu

Viện Khoa học xét xử Tòa án nhân dân tối cao (2015), “Tình hình triển

khai việc xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa ánnhân dân”, Tạp chí Tòa án nhân dân, tháng 1.

Nguyễn Ngọc Duy (2014), Bình luận Luật Xử lý vi phạm hành chính và trình

tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính: Pháp lệnh số09/2014/UBTVQH13 ngày 20/01/2014 Về trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp xử lýhành chính tại Tòa án nhân dân, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.

Các công trình nêu trên được nghiên cứu ở các góc độ khác nhau, cáccông trình nghiên cứu khoa học khác nhau; có công trình đề cập biện pháp đưavào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong các biện pháp xử lý hành chính thuộc thẩmquyền quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện; có công trình nghiên cứu trựctiếp về biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy.Tuy nhiên, các công trình này đã khái quát được cơ sở lý luận, thực tiễn áp dụngbiện pháp này thông qua các báo cáo, tổng kết của cơ quan có thẩm quyền áp dụnghoặc có liên quan phối hợp trong việc lập hồ sơ, xét và quyết định áp dụng biệnpháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Nhìn chung, số công trình nghiên cứu ápdụng biện pháp này ở tại một địa phương cụ thể không nhiều, đây có thể là khoảngtrống để tác giả tham khảo, kế thừa và tiếp tục nghiên cứu trong đề tài luận văncủa mình

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 6

nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy để từ đó đưa racác giải pháp gópphần nâng cao hiệu quả dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiệnbắt buộc.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn tập trung phân tích cơ sở lý luận và pháp lý về ma túy, biện phápxử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy

Đánh giá và làm rõ những kết quả (ưu điểm), hạn chế; nguyên nhân củanhững ưu điểm, hạn chế đó

Đồng thời, trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận - pháp lý và đánh giá thựctrạng quy định pháp luật, thực tiễn áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơsở cai nghiện bắt buộc Luận văn đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệuquả áp dụng biện pháp xử lý hành chính này trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy định pháp luật về phòng, chống matúy, biện pháp xử lý hành chính; cụ thể là biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sởcai nghiện bắt buộc

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về biện pháp xửlý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, quy định của pháp luật và thựctiễn áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tronggiai đoạn hiện nay

- Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

- Về thời gian: Từ năm 2015 đến nay

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, quanđiềm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về Nhà nước vàpháp luật (cụ thể là vi phạm pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật)

Trên cơ sở phương pháp luận nêu trên, luận văn cũng sử dụng linh hoạt các

Trang 7

phương pháp cụ thể như phương pháp phân tích, phương pháp lịch sử để phân tíchcơ sở lý luận - pháp lý ở chương 1; Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, đánhgiá… trong quá trình nghiên cứu chương 2 và chương 3 của luận văn.

6 Những điểm mới của luận văn

Luận văn đã phân tích những khái niệm về ma túy, biện pháp xử lý hànhchính; cụ thể là biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Trên cơ sở phân tích, đánh giá luận văn đã chỉ ra được những thành công,hạn chế tồn tại, nguyên nhân của những ưu, hạn chế đó để làm cơ sở cho các đềxuất về kiến nghị, giải pháp khi áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắtbuộc Qua đó, góp phần quan trọng để nâng cao hiệu quả đối với việc thi hành quyếtđịnh áp dụng biện pháp này và bảo đảm quyền con người, quyền công dân đối vớingười bị áp dụng

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

7.1 Ý nghĩa khoa học của luận văn

Với những khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, các yếu tố ảnh hưởng đến việc ápdụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; giải pháp gópphần nâng cao hiệu quả được phân tích trong luận văn sẽ góp phần làm sâu sắc hơn,hoàn thiện hơn nữa về cơ sở khoa học và cung cấp những thông tin hữu ích, có giátrị cho các cơ quan, tổ chức trong việc nghiên cứu, trao đổi thông tin về phòng,chống ma túy, áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắtbuộc đối với người nghiện ma túy

7.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn

Từ cơ sở lý luận, thực tiễn và giải pháp được đề cập, phân tích thấu đáo,đầy đủ trong luận văn, luận văn cung cấp những luận cứ khoa học và thực tiễn đểcác cơ quan thực thi pháp luật về phòng, chống ma túy, xử lý đối tượng vi phạmpháp luật, nhất là đối với đối tượng phải thi hành quyết định áp dụng biện pháp đưavào cơ sở cai nghiện bắt buộc tham khảo, lựa chọn và áp dụng phù hợp với tìnhhình thực tiễn ở địa phương và đúng quy định của pháp luật; bảo đảm nâng cao hiệu

Trang 8

quả quản lý nhà nước, góp phần giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội.

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung củaluận văn gồm 03 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý về biện pháp xử lý hành chính

đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Chương 2: Quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng biện pháp xử lý hành

chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại tỉnh Phú Thọ

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp xử lý hành

chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Trang 9

Chương 1NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH

ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC1.1 Khái niệm ma túy, nghiện ma túy và cai nghiện ma túy

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của ma túy

Ma túy là loại chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo, ma túyxuất hiện rất sớm, trở thành “tệ nạn” trong đời sống xã hội và nó gây những hậu quảrất nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến an ninh trật tự, an toàn xã hội và phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước

Mặc dù xuất hiện từ rất sớm trong đời sống xã hội nhưng đến nay vẫn cònnhiều cách tiếp cận, với những quan niệm, cách hiểu chưa thống nhất về khái niệmma túy Do đó, tùy thuộc vào mục đích, góc độ tiếp cận cụ thể để đưa ra những quanniệm, định nghĩa khác nhau về ma túy

Ở phương diện lý luận, có thể hiểu ma túy là các chất có khả năng tác độngtiêu cực đến hệ thần kinh trung ương của con người, tạo ra cảm giác hưng phấn,thăng hoa, ảo giác và có tác dụng giảm đau khi sử dụng ma túy; nếu sử dụng cácchất đó nhiều lần sẽ dẫn đến tình trạng mất kiểm soát, lệ thuộc vào chất kích thíchvà gây nghiện đối với người sử dụng

Theo Tổ chức Liên Hợp Quốc thì “Ma túy là các chất có nguồn gốc tựnhiên hay tổng hợp, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm thay đổi trạng thái tâm sinh lýcủa người sử dụng”

Trong khi đó, Tổ chức Y tế thế giới đưa ra định nghĩa: Ma túy là các chấtđộc, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ phá hủy các cơ quan nội tạng”

Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2008) địnhnghĩa về ma túy theo hướng liệt kê đối với các chất kích thích, chất gây nghiện Đó là:

Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong

các danh mục do Chính phủ ban hành (tại Nghị định số 73/2018/NĐ-CP ngày

Trang 10

15/5/2018 của Chính phủ quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất, gồm IVdanh mục).

Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng

nghiện đối với người sử dụng

Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu

sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng

Tiền chất là các hóa chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản

xuất chất ma túy, được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành

Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần là các loại thuốc chữa bệnh được quy

định trong các danh mục do Bộ Y tế ban hành, có chứa các chất quy định tại khoản 2và khoản 3 Điều này

Cây có chứa chất ma túy bao gồm cây thuốc phiện (cây anh túc), cây cô ca,

cây cần sa hoặc cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định1

Nhìn chung, có thể hiểu ma túy là thuật ngữ dùng để chỉ các chất gâynghiện và là loại nguy hiểm, gây ra nhiều tác hại cho người sử dụng và xã hội Baogồm thuốc phiện, cần sa, cocain, morphine và một số thuốc tổng hợp có tác dụngtương tự morphine được sử dụng trong điều trị y tế và được nhà nước quản lý chặtchẽ theo quy định của pháp luật

Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội, ma túy và các tiền chất gây nghiệncũng rất phong phú, đa dạng, nếu như trước đây chúng ta chỉ biết và quen gọi ma túyvới tên thuốc phiện được chiết xuất từ cây anh túc, cây cần sa, cây cô ca… thì ngàynay ma túy được xác định bao gồm chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên (chiếtxuất từ cây có chất ma túy) và các chất tổng hợp (nhân tạo) với nhiều tên gọi khácnhau như ma túy, ma túy đá, ma túy tổng hợp, Khi sử dụng các loại ma túy đó sẽtác động làm thay đổi trạng thái, tâm sinh lý của người sử dụng, nếu sử dụng nhiềulần sẽ gây nghiện, khi đó người sử dụng nhiều lần hoàn toàn bị lệ thuộc bởi các chấtkích thích này, dẫn đến hậu quả gây tổn thương về mặt thể chất, tinh thần và suygiảm một số chức năng của cơ thể như suy nhược toàn thân, suy giảm sức lao động…1 Điều 2, Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Văn bản Hợp nhất Luật Phòng, chống ma túy năm 2013.

Trang 11

Trên cơ sở kết quả của các công trình nghiên cứu và thực tế thì số ngườinghiện ma túy trong những năm gần đây đang gia tăng đáng kể; biểu hiện của ngườinghiện ma túy ở thời gian đầu rất khó nhận biết bởi các nguyên nhân như ngườinghiện dấu tình trạng của mình, khi bị phát hiện họ không muốn gần gũi hoặc chiasẻ với người khác Bên cạnh đó, việc có những quan niệm về nghiện ma túy, coinghiện ma túy là một thói quen, tệ nạn hoặc là một bệnh lý… dẫn đến việc khó xácđịnh đối với người nghiện ma túy; Song cho đến nay, các công trình nghiên cứu vàqua thực tiễn điều trị cho người nghiện ma túy đã khẳng định nghiện ma túy gây ramột bệnh tâm thần đặc biệt Theo đó, người nghiện thường biểu hiện ở hội chứngrối loạn thần kinh (trong trạng thái ảo giác, hoang tưởng, kích động hoặc “ngáo đá”,“phê” khi sử dụng ma túy) hay gặp các rối loạn về nhận thức, không kiềm chế, kiểmsoát được hành vi của mình.

Ma túy gây ra những tác hại rất lớn trong đời sống xã hội, thực tế cho thấy,ma túy không chỉ gây những tổn thương thiệt hại đối với người sử dụng về nhâncách, phẩm chất đạo đức, sức khỏe, của cải vật chất mà còn tác động tiêu cực, ảnhhưởng rát lớn đối với xã hội.Khi nghiện ma túy, để có ma túy sử dụng người nghiệnthường có những hành vi gian dối đối với gia đình, bạn bè, những người thân thíchhoặc trộm cắp tài sản, cướp giật, chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân;đặc biệt nghiêm trọng là nhằm thỏa mãn cơn nghiện, “con nghiện có thể gây thươngtích hoặc tước đoạt tính mạng của người khác gây mất an ninh trật tự, an toàn xãhội nên những hậu quả do người nghiện ma túy gây ra cho bản thân, gia đình, xã hộilà không nhỏ Người nghiện ma túy không chỉ mất sức lao động, không tham gia laođộng để tạo ra của cải vật chất mà họ còn tiêu tốn khá nhiều tiền bạc cho việc sửdụng ma túy, ngay cả khi họ nhận thức được tác hại, được gia đình, xã hội đưa đicai nghiện (tự nguyện hoặc bắt buộc) thì việc chi phí về kinh phí, thời gian, côngsức của gia đình, xã hội cũng rất lớn

Từ những tác hại của ma túy đối với con người và xã hội nên hằng nămNhà nước phải chi phí tương đối lớn cho việc tuyên truyền, giáo dục, nhắc nhở,khuyến cáo về tác hại của ma túy Thường xuyên kiểm tra việc trồng cây thuốc

Trang 12

phiện, buôn bán, vận chuyển, sử dụng trái phép chất ma túy; Tăng cường công tácphòng, chống, kiểm soát ma túy, cai nghiện ma túy và tạo gánh nặng không chỉtrong lĩnh vực y tế khi chăm sóc, giúp đỡ người nghiện ma túy mà nó còn tác độngbất lợi đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

1.1.2 Nghiện ma túy và việc cai nghiện ma túy

Nghiện ma túy được hiểu là thói quen thường dùng ma túy của con người,nếu không sử dụng ma túy họ sẽ không chịu nổi “ cơn nghiện” Do đó, ngườinghiện có thể dùng mọi cách thức để có ma túy sử dụng, bỏ qua mọi lời khuyênnhủ, bất chấp sự can ngăn của gia đình, người thân và xã hội, quy định của phápluật Hay nói cách khác, nghiện ma túy là trạng thái (tình trạng) của một người bị lệthuộc vào các chất ma túy, chất gây nghiện mà nếu không có nó, người nghiện sẽkhông chịu được; sự lệ thuộc đó xuất phát từ thói quen do thường xuyên sử dụnghoặc sử dụng nhiều lần nên họ không thể “cưỡng lại cơn nghiện” hoặc không vượtqua, không từ bỏ được ma túy

Dưới góc độ pháp lý, người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma túy,

thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này2

Mặc dù nghiện ma túy được xác định là một tệ nạn xã hội cần xóa bỏ và làmột bệnh trong xã hội cần có các biện pháp giải quyết hiệu quả, song hiện tượngtrồng cây thuốc phiện hoặc các cây có chất gây nghiện, việc các loại ma túy tổnghợp ngày càng gia tăng mà nguyên nhân là do lợi nhuận bất chính của loại sản phẩmnày mang lại nên tình trạng vận chuyển, buôn bán tàng trữ, sử dụng ma túy cũng giatăng mạnh mẽ với quy mô, tính chất ngày càng nghiêm trọng, phức tạp, khó kiểmsoát là nguyên nhân trực tiếp làm cho số người nghiện ma túy ở nước ta nói riêng vàtrên thế giới cũng gia tăng ở mức “báo động”

Theo báo cáo của Bộ Công an, tính đến ngày 15/11/2018 cả nước có225.099 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý; tỷ lệ người sử dụng ATS (các loạima túy tổng hợp) chiếm khoảng 60 - 70% trong tổng số người nghiện Ỏ các tỉnh2 Điều 2, Khoản 11 Văn bản Hợp nhất Luật Phòng, chống ma túy năm 2013.

Trang 13

miền Trung và miền Nam tỷ lệ người sử dụng ATS có nơi lên đến 70 - 80% Đángbáo động là tình trạng người nghiện sử dụng đồng thời nhiều loại ma túy ngày càngphổ biến; việc sử dụng ATS và các chất hướng thần gây rối loạn tâm thần “ngáo đá”dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật và gây ra những vụ giết người vô cơ gây bứcxúc, lo lắng trong nhân dân3.

Tính đến tháng 11/2018, cả nước có 120 cơ sở cai nghiện, giảm 25 cơ sở sovới năm 2014 Phần lớn các cơ sở cai nghiện ma túy đều chuyển đổi thành cơ sở đachức năng (cai nghiện tự nguyện; cai nghiện bắt buộc; cơ sở xã hội; điều trịmethadone) Hiện tại tổng số người đang được điều trị, cai nghiện tại các cơ sở cainghiện hơn 34.480 học viên; 28 tỉnh, thành phố đã xây dựng kế hoạch cai nghiện tạigia đình, cai nghiện tại cộng đồng theo đề án đổi mới công tác cai nghiện4

1.2 Khái niệm biện pháp xử lý hành chính đưa vàocơ sở cai nghiện bắt buộc

1.2.1 Khái niệm các biện pháp xử lý hành chính

Khái niệm về các biện pháp xử lý hành chính được sử dụng khác nhau trong

mỗi giai đoạn phát triển của đất nước, trong thời kỳ chiến tranh, các biện pháp này

được gọi chung là “Các biện pháp hành chính đặc biệt” Pháp lệnh xử phạt hành

chính năm 1989 chưa quy định về biện pháp xử lý hành chính, các biện pháp xử lýhành chính chính thức được sử dụng trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm2002 Theo đó, các biện pháp xử lý hành chính khác được quy định: “Các biện phápxử lý hành chính khác đợc áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật vềan ninh, trật tự, an toàn xã hội nhng cha đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đợcquy định tại các điều 23, 24, 25, 26 và 27 của Pháp lệnh này”5 và trong Luật Xử lý

vi phạm hành chính năm 2012 quy định các biện pháp xử lý hành chính với định

nghĩa: “Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi

phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao3, 4 Triệu Thị Bình, Áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc - Thực tiễn tại thành phố Hà Nội,Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2019, tr 8.

45 Khoản 3 Điều 1 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002.

Trang 14

gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưavào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc”6

Khác với các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp xử lýhành chính có các đặc điểm sau:

Mặc dù cũng là biện pháp cưỡng chế hành chính, song các biện pháp xử lýhành chính do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và Tòa án nhân dân cấp huyện cóthẩm quyền áp dụng

Thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý hành chính được pháp luật quy địnhchặt chẽ, cụ thể với sự tham gia lập, xét hồ sơ, quyết định của nhiều cơ quan, tổchức có liên quan trong việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính theo quy địnhcủa pháp luật Trong đó, tùy thuộc vào đặc trưng của mỗi biện pháp xử lý hànhchính (biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; biện pháp đưa vào trường giáodưỡng; biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; biện pháp đưa vào cơ sở cainghiện bắt buộc) mà pháp luật có quy định về trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị ápdụng cụ thể cho từng biện pháp

Đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính là cá nhân công dânViệt Nam (từ 12 tuổi trở lên, có năng lực hành vi), khi áp dụng các biện pháp xử lýhành chính, đối tượng bị áp dụng sẽ bị hạn chế những tự do nhất định của cá nhânnên các biện pháp đó không áp dụng đối với tổ chức và người nước ngoài

Mục đích áp dụng, mục đích của xử lý hành vi vi phạm pháp luật thườngmang tính trừng phạt thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật và giáo dục nhằmnâng cao ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật của chủ thể vi phạm Tuy nhiên, khiáp dụng các biện pháp xử lý hành chính đối với người có hành vi vi phạm về anninh trật tự, an toàn xã hội thì mục đích quan trọng là để quản lý, giáo dục, giúp đỡ,tạo điều kiện cho người vi phạm học tập, hướng nghiệp, rèn luyện tu dưỡng để nângcao nhận thức về nghĩa vụ tôn trọng, chấp hành pháp luật, giúp họ tiến bộ trở thànhnhững công dân có ích cho gia đình và xã hội

6 Khoản 3 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

Trang 15

Thời hạn áp dụng, do tính chất, mức độ vi phạm và mục đích áp dụng nênthời hạn áp dụng đối với mỗi biện pháp xử lý hành chính cũng được pháp luật quyđịnh khác nhau (như biện pháp giáo dục tại xa, phường, thị trấn là từ 03 đến 06tháng; Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng từ 06 tháng đến 24tháng; Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc từ 06 tháng đến24 tháng; Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ 12 thángđến 24 tháng).

Các biện pháp áp dụng, các biện pháp xử lý hành chính được quy định rấtkhác nhau như quản chế hành chính, đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc… Luật Xửlý vi phạm hành chính quy định gồm 04 biện pháp là: Giáo dục tại xã, phường, thịtrấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sởcai nghiện bắt buộc

Bên cạnh đó, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và các văn bản kháccó liên quan còn có những quy định cụ thể về trường hợp, nguyên tắc, căn cứ…ápdụng các biện pháp xử lý hành chính

Từ những phân tích ở trên, có thể hiểu biện pháp xử lý hành chính là một biện

pháp cưỡng chế hành chính, do chủ thể có thẩm quyền áp dụng theo trình tự, thủ tục,hình thức nhất định đối với cá nhân là công dân Việt nam thực hiện hành vi vi phạmpháp luật về an ninh trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức phải xử lý về hình sựvà theo quy định của pháp luật thì phải bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nhằmquản lý, giáo dục, tạo điều kiện giúp đỡ người vi phạm rèn luyện, tiến bộ trở thànhcông dân có ích cho gia đình và xã hội; ngăn ngừa sự vi phạm hoặctái vi phạm của họ.

1.2.2 Khái niệm, đặc điểm biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cainghiện bắt buộc

Biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc là một biệnpháp cưỡng chế nhà nước (cưỡng chế hành chính) do các chủ thể có thẩm quyền ápdụng đối với cá nhân (công dân Việt Nam) nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị

Trang 16

áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bịáp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.

Mục đích giúp người nghiện ma túy rèn luyện thể lực, ý chí, lao động, họcvăn hóa, học nghề dưới sự quản lý của cơ sở cai nghiện, để họ “cắt cơn”, cai nghiện.Cũng như các biện pháp xử lý hành chính, biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắtbuộc thể hiện tính nhân văn sâu sắc, trách nhiệm của gia đình, cộng đồng xã hội vàvai trò của Nhà nước đối với việc quản lý, giúp đỡ người nghiện ma túy

Biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được ápdụng đối với người nghiện ma túy khi họ đã có thời gian cai nghiện tại gia đình,cộng đồng dân cư hoặc đã được nhắc nhở, giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thịtrấn nhưng họ không có chuyển biến, tiến bộ, vẫn còn nghiện hoặc tái nghiện; hoặcđối với công dân Việt Nam không có nơi cư trú nhất định

Theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 thì người nghiện matúy, người bán dâm có tính chất thường xuyên là đối tượng áp dụng đưa vào cơ sởchữa bệnh bắt buộc Hiện nay, người nghiện ma túy bị áp dụng bằng biện pháp xửlý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được quy định trong Luật Xử lý viphạm hành chính năm 2012 Theo đó, biện pháp này đã có sự hạn chế về đối tượnglà người nghiện ma túy (không bao gồm người bán dâm có tính chất thường xuyên);đồng thời pháp luật cũng có sự sửa đổi về thẩm quyền, cụ thể là nếu trước đây, pháplệnh xử lý vi phạm hành chính quy định thẩm quyền đưa vào cơ sở chữa bệnh doChủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định7, thì Luật Xử lý vi phạm hànhchính quy định thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiệnbắt buộc thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện Bên cạnh đó, luật cũng sửa đổi quyđịnh về trình tự, thủ tục áp dụng được thực hiện theo nguyên tắc công khai, minhbạch, chặt chẽ, phù hợp hơn… sự sửa đổi đó thể hiện bước tiến bộ trong quy địnhpháp luật và nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân

7 Xem Khoản 1 Điều 95 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (Sửa đổi, bổ sung năm 2008)

Trang 17

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vàocơ sở cai nghiện bắt buộc, có thể khái quát những đặc trưng của biện pháp xử lýhành chính đưa vào cơ sở cai nghiện so với các biện pháp xử lý hành chính (nhưgiáo dục tại xã, phường, thị trấn; Đưa vào trường giáo dưỡng: Đưa vào cơ sở giáodục bắt buộc) như sau:

Thứ nhất, biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là

một biện pháp cưỡng chế hành chính do Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyềnáp dụng, được cơ quan nhà nước tổ chức thi hành bằng biện pháp cưỡng chế, bắtbuộc đối với người nghiện ma túy Đối tượng bị áp dụng biện pháp này là cá nhâncông dân Việt Nam thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hộivà phải tuân thủ những hạn chế nhất định về tự do cá nhân, buộc họ phải “cách lyvới cộng đồng, gia đình, xã hội” và đối tượng bị áp dụng được học văn hóa, họcnghề nghề và chữa bệnh dưới sự quản lý của cơ sở cai nghiện bắt buộc Đối với cánhân không phải công dân Việt Nam (là người nước ngoài ở Việt Nam) bị nghiệnma túy thì không áp dụng biện pháp này mà tùy theo tính chất, mức độ vi phạm cóthể áp dụng biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật đối với người nước ngoài(có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất)

Thứ hai, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở

cai nghiện bắt buộc được pháp luật quy định chặt chẽ về thủ tục lập hồ sơ, thủ tụcđề nghị xác định tình trạng nghiện ma túy, thông báo về việc lập hồ sơ, chuyển hồsơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc… vì biện pháp nàytrực tiếp “hạn chế” quyền tự do của cá nhân bị áp dụng

Thứ ba, việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt

buộc phải tuyệt đối tuân thủ về thẩm quyền, nguyên tắc, thời hạn, đối tượng (nhất lànhững người nghiện ma túy nhưng thuộc đối tượng được hoãn hoặc miễn chấp hànhquyết định áp dụng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như người đang đau ốm nặng,gia đình có khó khăn đặc biệt, mặc bệnh hiểm nghèo, phụ nữ đang mang thai… theoquy định của pháp luật) cũng như tôn trọng danh dự, nhân phẩm của đối tượng bị áp

Trang 18

dụng; Nghiêm cấm các hành vi xâm phạm hoặc lợi dụng công vụ, nhiệm vụ hay các lýdo khác để xâm phạm đến quyền con người, quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Thứ tư, bên cạnh những đặc điểm trên thì việc áp dụng biện pháp xử lý

hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải được áp dụng ngay sau khi đốitượng này bị xử phạt vi phạm hành chính nhằm ngăn chặn, phòng ngừa đối tượngnày có thể thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, gây nguy hiểm cho gia đình,cộng đồng, xã hội và gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội Do đó, đối với nhữngđối tượng nghiện ma túy thì yêu cầu đặt ra là phải phát hiện kịp thời và có biện phápxử lý nhanh chóng bằng việc tiến hành các thủ tục, trình tự để quyết định áp dụngbiện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy

Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm: Áp dụng biện pháp đưa

vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là một biện pháp cưỡng chế hànhchính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng (Tòa án nhân dân cấphuyện), theo những nguyên tắc, trình tự, thủ tục, thời hạn nhất định đối vớingười nghiện ma túy để buộc đối tượng bị áp dụng phải cách ly khỏimôi trường gia đình, cộng đồng, xã hội và chịu sự quản lý của cơ sởcai nghiện bắt buộc nhằm tạo điều điều kiện giúp họ thực hiện cainghiện, học tập, rèn luyện để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội, ngănngừa sự vi phạm và tái vi phạm phạm luật để hòa nhập vào đời sống của cộngđồng, xã hội.

1.3 Ý nghĩa của biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiệnbắt buộc

Thực hiện mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa củaNhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; bảo đảm đáp ứng tốt nhất, đầy đủ nhất nhữngyêu cầu, nguyện vọng và lợi ích chính đáng của nhân dân là một trong những nộidung quan trọng không chỉ được xác định trong quan điểm, đường lối của ĐảngCộng sản Việt Nam mà những định hướng chính trị đó đã được ghi nhận trong Hiếnpháp năm 2013 và cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật của Nhà nước

Trang 19

Bên cạnh việc công dân thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của mình đốivới nhà nước thì nhà nước cũng luôn hoàn thiện các quy định pháp luật, tổ chức thihành Hiếp pháp, pháp luật để thực hiện các chức năng của nhà nước, bảo đảm cácquyền, nghĩa vụ của công dân được bảo vệ và phát huy Tuy nhiên, trong thực tiễnkhông phải trên mọi lĩnh vực quản lý nhà nước, việc tổ chức, thực hiện pháp luậtđều được tuân thủ nghiêm chỉnh mà xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau,hiện tượng vi phạm phạm pháp luật làm mất an ninh trật tự, đe dọa sự an toàn củaxã hội vẫn phát sinh và tồn tại ở những mức độ khác nhau cần được phát hiện và xửlý kịp thời mà biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh là một trong cácbiện pháp xử lý vi phạm pháp luật đối với người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật

Việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh có ýnghĩa quan trọng đối việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật nóichung và đối với biện pháp xử lý hành chính này trong đời sống xã hội hiện nay Đó là:

Thông qua việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc khôngchỉ mang tính “trừng phạt” thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật đối với người viphạm mà nó còn thể hiện tính nhân văn của pháp luật, truyền thống của dân tộc vàtrách nhiệm của cả hệ thống chính trị đối với người nghiện ma túy (thông qua sựlãnh đạo của Đảng, quản lý của các cơ quan nhà nước, giám sát của Mặt trận Tổquốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc) và của gia đình, cộng đồngcũng như toàn xã hội Trách nhiệm đó thể hiện từ quá trình theo dõi, động viên,nhắc nhở người vi phạm đến đề nghị xác định tình trạng nghiện, lập hồ sơ, đề nghịáp dụng, thi hành đến việc bảo đảm giúp đỡ người vi phạm xóa bỏ mặc cảm, tạođộng lực đểcó nghị lực vươn lên, quyết tâm từ bỏ ma túy và sớm tái hòa nhập vớigia đình, cộng đồng xã hội

Trên cơ sở quy định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộcvà thực tiễn thi hành, chúng ta có thể phát hiện những bất cập từ quy định pháp luật,hạn chế trong tổ chức thực hiện (từ cơ chế phối hợp, chức năng, nhiệm vụ và tráchnhiệm của mỗi cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội…) Qua đó, phân tích,tổng kết và đánh giá chỉ ra ưu điểm, hạn chế, bất cập để hoàn thiện, nâng cao hiệu

Trang 20

lực pháp luật và hiệu quả quản lý nhà nước đối với việc xử lý hành vi vi phạm phápluật của người sử dụng ma túy, người nghiện ma túy.

Trong thời gian cai nghiện, người bị áp dụng sẽ có điều kiện để học vănhóa, học nghề, chữa bệnh và nhận thực được tác hại của ma túy, hình thành ý thứcpháp luật, tự giác chấp hành pháp luật Đây là cơ hội tốt giúp họ tiến bộ, từ bỏ matúy, tái hòa nhập xã hội và hạn chế khả năng tái nghiện của họ, ngăn ngừa vi phạmpháp luật, giữ vững hạnh phúc gia đình, bảo đảm ổn định an ninh, an toàn xã hội

Thông qua kết quả thực tế việc kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính nàygóp phần hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước trong vấn đề hoạch định chính sách.Đồng thời rút ra những kinh nghiệm thực tế để điều chỉnh những bất cập, tồn tại,làm cơ sở để xây dựng và hoàn thiện pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp luậthành chính hài hòa ổn định trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm

Trên cơ sở quy định pháp luật là công cụ hữu hiệu, chủ yếu, biện pháp quantrọng để nhà nước tiến hành hoạt động quản lý nhà nước và thể hiện vai trò chủ thểquản lý hành chính của mình đối với xã hội; đồng thời, thông qua hoạt động xácđịnh người nghiện, lập hồ sơ, quyết định thi hành… quyết định biện pháp xử lýhành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc sẽ điều chỉnh tác động tích cực đếncác chủ thể tham gia, đạt được mục tiêu yêu cầu quản lý đã đặt ra; kiểm soát tốt tìnhhình người nghiện ma túy trong xã hội, góp phần ngăn chặn các hành vi tiêu cựcgây ra những hậu quả xấu cho gia đình và xã hội Bên cạnh đó, có những dự báophát sinh, dự báo tình huống xẩy ra và các biện pháp phòng, chống tác hại của matúy trong tương lai

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng biện pháp xử lý hành chínhđưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

1.4.1 Yếu tố chính trị - pháp lý

Sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, chúng ta đã thu được nhiều kếtquả rất đáng khích lệ, trong đó có kết quả về xây dựng và hoàn thiện hệ thống phápluật, góp phần hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, quản lý các hoạtđộng của xã hội bằng pháp luật; thể hiện đặc trưng của nhà nước và tính thượng tôn

Trang 21

pháp luật, là công cụ chủ yếu, hữu hiệu để thực hiện quản lý nhà nước, quản lý xãhội nhằm tạo nên sự ổn định, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Yếu tố chính trị là định hướng quan trọng đối với quản lý nhà nước và xãhội, được thể hiện rõ ở vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và các thiết chếxã hội khác trong hệ thống chính trị nước ta Do đó, hoạt động quản lí Nhà nướcphải bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Chính vì vậy, các chủ trương,đường lối của Đảng là định hướng chính trị cơ bản để các cơ quan nhà nước thể chếhóa thành pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, củng cố bộ máy quản lí nhà nước.Đồng thời, các thiết chế khác trong hệ thống chính trị như Mặt trận Tổ quốc, các tổchức chính trị - xã hội, đặc biệt là vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổquốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đối với hoạt động quản lí nhà nước vềviệc tổ chức, thi hành Hiến pháp, pháp luật, vai trò của chính bộ máy nhà nước, tứclà hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy thực hiện các quyền lập pháp, hànhpháp, tư pháp; các cơ quan như viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán Nhà nước; chínhquyền địa phương trên các lĩnh vực quản lí nhà nước khác về kinh tế - xã hội, quốcphòng, an ninh Sự hoàn thiện trong tổ chức và hoạt động của toàn thể bộ máy nhànước từ trung ương đến cơ sở là yếu tố bảo đảm quan trọng hàng đầu cho hiệu lực,hiệu quả của quản lí nhà nước nói chung và thực thi pháp luật đối với biện pháp xửlý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nói riêng

Bên cạnh các yếu tố chính trị, yếu tố pháp luật cũng có sự tác động, ảnhhưởng và quyết định đến chất lượng, hiệu quả đối với việc áp dụng biện pháp xử lýhành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, với hoàn thiện hệ thống pháp luật đầyđủ, đồng bộ, thống nhất sẽ tạo cơ sở pháp lí quan trọng trong hoạt động chỉ đạo, điềuhành của bộ máy nhà nước Đồng thời, pháp luật còn là công cụ, phương tiện chủ yếuvà là cơ sở, căn cứ pháp lý không thể thiếu để cơ quan, tổ chức và công dân kiểm tra,giám sát hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong việcthực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, thi hành chính sách, pháp luật của Nhànước nói chung và đối với biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nói riêng

Trang 22

Mặt khác, trên cơ sở quy định của pháp luật, Nhà nước sẽ có căn cứ để điềuchỉnh, kiểm soát không chỉ đối với đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cainghiện bắt buộc mà nó còn để thanh tra, kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lí vi phạmpháp luật kịp thời, khách quan, chính xác, đúng đắn với các cơ quan, tổ chức, cán bộ,công chức nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ của mình về áp dụng biện phápđưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Với các quy định pháp luật chặt chẽ, nghiêm minh sẽgóp phần bảo vệ lợi ích của nhà nước, tổ chức, cá nhân, nhất là đối với bảo đảm danhdự, nhân phẩm, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đối tượng bị áp dụng biện pháp này

1.4.2 Yếu tố văn hóa - xã hội

Văn hóa xã hội có vai trò to lớn trong đời sống xã hội nói chung và trongviệc chấp hành pháp luật nói riêng; từ những quan niệm, thói quen, nhận thức,phong tục, truyền thống khác nhau thì cũng hình thành nên những “bản sắc” vănhóa riêng biệt, những yếu tố này luôn chi phối, ảnh hưởng đến đời sống xã hội Việcthực hiện biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối vớingười nghiện ma túy cũng chịu sự tác động nhất định của các yếu tố văn hóa - xãhội; thực tế cho thấy các đối tượng nghiện ma túy có các điều kiện hoàn cảnh giađình, môi trường xã hội rất đa dạng Điều đó được thể hiện rõ người sử dụng mathúy, nghiện ma túy không chỉ xẩy ra đối với những người có trình độ văn hóa thấp,thất nghiệp hoặc nghề nghiệp không ổn định hoặc có hoàn cảnh gia đình khó khănhọ thường tìm đến ma túy để giải tỏa… mà còn xảy ra đối với khá nhiều các đốitượng mà gia đình khá giả, môi trường văn hóa, xã hội tốt nhưng do hiếu kỳ, hoặcdo thiếu sự quản lý, quan tâm của gia đình nên bị các đối tượng mua bán, vậnchuyển trái phép chất ma túy lợi dụng hoặc bị bạn bè xấu lôi kéo, dụ dỗ…nên đã sangã khi tuổi đời còn rất trẻ (thường là người chưa thành niên)

Tuy nhiên, công tác cai nghiện cho những đối tượng này cũng gặp không ítkhó khăn Việc này bị chi phối bởi các yếu tố văn hóa - xã hội như trình độ văn hóathấp, thiếu hiểu biết từ phía đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiệnbắt buộc; họ thường hoang mang, bi quan, mặc cảm khi tiếp xúc với xã hội nên khôngcó nghị lực, quyết tâm cai nghiện và họ cũng không dễ dàng thừa nhận mình đã sử

Trang 23

dụng, nghiện ma túy dẫn đến tình trạng không hợp tác khi cai nghiện… Bên cạnhđó, gia đình của người sử dụng trái phép ma túy, nghiện ma túy vì danh dự, uy tín củagia đình nên cũng có không ít gia đình phủ nhận việc con, em mình nghiện hoặc thiếusự cộng tác với các cơ quan, tổ chức trong quá trình tiến hành các thủ tục để quyết địnháp dụng và thi hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Ngoài ra, đến nay vẫn còn một số cơ quan, tổ chức, gia đình và bản thânngười nghiện ma túy có thể vì “thành tích” hoặc một số lý do nhất định nên việcthực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy, áp dụng biện phápcai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy chưa phản ánh đúng thực tế; cótrường hợp còn “bao che” hoặc không phối hợp với cơ quan, tổ chức có thẩm quyềnđể lập hồ sơ, chuyển hồ sơ cho Tòa án nhân dân cấp huyện để xem xét, quyết địnhnên đãgây nhiều khó khăn trong công tác này Đặc biệt, sự chia sẻ, giúp đỡ ngườinghiện sau cai nghiện nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng xã hội cũng tác độngkhông nhỏ đến chất lượng, hiệu quả công tác cai nghiện hiện nay

1.4.3 Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị

Hệ thống chính trị nước ta có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc thực hiệnmục tiêu xây dựng “dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, hiện đại”.Trong đó, Đảng được xác định là hạt nhân lãnh đạo, Nhà nước là trụ cột để thựchiện chức năng quản lý mọi mặt đời sống xã hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cácđoàn thể quần chúng nhân dân là cơ sở chính trị của Đảng, Nhà nước Do đó, trongcông tác cai nghiện, bên cạnh việc thể chế hóa kịp thời các quan điểm, đường lốicủa Đảng về quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân vào trong Hiếnpháp, pháp luật của Nhà nước thì công tác cai nghiện này rất cần sự tham gia đôngđảo, thường xuyên của cả hệ thống chính trị Trong đó, các cấp ủy Đảng ban hànhcác nghị quyết kịp thời để có biện pháp giảm thấp các tệ nạn xã hội, cơ quan nhà nướcthực thi pháp luật và Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng ngoài việc tham giagiám sát còn phối hợp với các cơ quan nhà nước trong quá trình lập hồ sơ, xem xétvà chuyển hồ sơ của đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc

Trang 24

Đặc biệt, đối với quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh trật tự (trong đóđối tượng nghiện ma túy thường có hành vi vi phạm pháp luật về an ninh trật tự, gâymất an toàn xã hội) thì sự tham gia, phối hợp kịp thời, hiệu quả của các cơ quan nhànước với các bộ phận khác của hệ thống chính trị như các tổ chức chính trị - xã hội,các cơ quan lập pháp và tư pháp… cũng có nhiều nét đặc thù và đều trực tiếp hoặcgián tiếp tác động đến hiệu quả quản lý nhà nước (ví dụ: vai trò giám sát và phản biệnxã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam); nhất là trong hoạt động giám sát, phát hiệnngười nghiện ma túy, đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc vai trò củaMặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc các cấp trong việcthăm hỏi, động viên, giúp đỡ và xóa bỏ mặc cảm đối với đối tượng nghiện ma túyvà sau khi cai nghiện nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng, ngăn ngừa khả năng táinghiện của họ Do vậy, nâng cao hiệu quả quản lý phải trên cơ sở bảo đảm tính đồngbộ giữa tiến trình cải cách hành chính với cải cách tư pháp và lập pháp trong chỉnhthể đổi mới toàn bộ hệ thống chính trị là đòi hỏi khách quan ở Việt Nam hiện nay.

1.4.4 Một số yếu tố khác

Bên cạnh các yếu tố nêu trên, việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưavào cơ sở cai nghiện bắt buộc cũng còn chịu sự tác động bởi một số yếu tố khác nhưyếu tố về kinh tế, xã hội, yếu tố khoa học, công nghệ; yếu tố hội nhập quốc tế…Cụthể là:

Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, phát triển nền kinhtế thị trường trong những năm qua; nhiều thành tựu quan trọng được khẳng địnhnhư thay đổi cơ bản diện mạo đất nước, đời sống vật chất tinh thần của nhân dânđược nâng cao, nhiều lĩnh vực, ngành nghề phát triển mạnh mẽ… tạo cơ hội thuậnlợi để mọi người tham gia Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng dần phát sinh những bấtcập như sự phân hóa giàu nghèo, nhiều lĩnh vực, ngành nghề đòi hỏi người lao độngphải có trình độ chuyên môn, kỹ thuật hoặc quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóavà đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, người dân chưa có thời gian chuẩn bị để đáp ứngyêu cầu, đòi hỏi thực tế đặt ra nên mặc dù được hỗ trợ kinh phí, đền bù do thu hồiđất đai… họ mất tư liệu sản xuất và không có việc làm nên có một số người đã sa

Trang 25

ngã vào buôn bán, tàng trữ, vận chuyển hoặc sử dụng, nghiện ma túy Điều nàyđược thể hiện rõ ở chỗ kinh tế phát triển, thu nhập tăng và các hành vi vi phạm vềma túy nêu trên cũng không ngừng gia tăng.

Sự gia tăng về hành vi vi phạm đó còn có yếu tố từ việc phát triển nền kinhtế thị trường, có những doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài đã lợi dụng chínhsách, pháp luật của nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế để thực hiện hành vi sảnxuất, chiết xuất chất ma túy với số lượng lớn ngay trong lãnh thổ nước ta hoặc vậnchuyển, thuê người Việt Nam vận chuyển, đưa số lượng lớn ma túy vào nước ta thờigian qua Đây là nguyên nhân làm gia tăng số người nghiện ma túy và đe dọa đếnsức khẻ, sự phát triển bình thường của con người và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mấtổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội

Đồng thời, cùng với các yếu tố về phát triển kinh tế thị trường, hội nhậpquốc tế thì với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ ngày nay; việc cácđối tượng lợi dụng, sử dụng thành tựu của khoa học, công nghệ để sản xuất, chiếtxuất, pha chế ra nhiều loại ma túy, tiền chất ma túy gây nghiện với cường độ mạnhhơn, số lượng lớn hơn, dễ sử dụng và khó phát hiện hơn các chất ma túy “truyềnthống” đã và đang gây trở ngại, khó khăn rất lớn trong hoạt động quản lý nhà nướcnói chung và trong công tác đấu tranh, phòng, chống ma túy cũng như việc áp dụngbiện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hiện nay

Kết luận chương 1

Ma túy là loại chất gây nghiện và là tác nhân gây ra một trong những “tệnạn” trong đời sống xã hội, hậu quả rất nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến bảnthân và gia đình người nghiện, gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội cản trở sựphát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Áp dụng biện pháp pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắtbuộc đối với người nghiện ma túy thể hiện tính nhân văn, trách nhiệm của cộngđồng, xã hội trong việc giúp đỡ người nghiện ma túy có cơ hội cai nghiện, cắt cơnnghiện và rời xa ma túy, trở thành công dân có ích cho gia đình và xã hội Tuynhiên, khi áp dụng biện pháp này cần đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật về

Trang 26

nguyên tắc, trình t, bảo đảm quyền con người, quyền công dân; tiếp tục nâng caohiệu quả áp dụng pháp luật đối với người nghiện ma túy, góp phần bảo đảm an ninhtrật tự, an tàn xã hội.

Trang 27

Chương 2QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐƯA VÀO CƠ SỞ

CAI NGHIỆN BẮT BUỘC TẠI TỈNH PHÚ THỌ2.1 Quy định pháp luật về biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sởcai nghiện bắt buộc

2.1.1 Đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sởcai nghiện bắt buộc

Việc xác định rõ đối tượng sử dụng ma túy nhiều lần dẫn đến tình trạngnghiện và cần thiết phải đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là một trong những hoạtđộng có ý nghĩa không chỉ đối với xã hội mà còn có ý nghĩa đối với bản thân và giađình họ Do đó, đối tượng nghiện ma túy bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cainghiện bắt buộc được nhà nước ta đặc biệt quan tâm và quy định trong nhiều vănbản quy phạm pháp luật như Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi bổsung năm 2020), Luật Phòng, chống ma túy năm 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2013và năm 2020), Nghị định số 136/2016/NĐ-CP ngày 09/9/2016 của Chính phủ Sửađổi, bổ sung một số điều của nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm2013 của chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơsở cai nghiện bắt buộc… và các văn bản pháp luật khác có liên quan

Theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, biện phápđưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được áp dụng đối với đối tượng là người nghiệnma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thịtrấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cưtrú ổn định

2 Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với cáctrường hợp sau đây:

a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;

Trang 28

c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi đượcỦy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận (Điều 96 Luật Xử lý vi phạmhành chính năm 2012)

Hiện nay, đối tượng bị áp dụng biện pháp này được sửa đổi, bổ sung nhưsau: “49 Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 96 như sau: 1 Người nghiện ma túy từ đủ18 tuổi trở lên thuộc trường hợp bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắtbuộc theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy”8

Để bảo đảm sự cách hiểu và áp dụng thống nhất về đối tượng bị áp dụngđưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hànhchính; Nghị định số 136/2016/NĐ-CP quy định cụ thể đối với đối tượng đưa vào cơsở cai nghiện buộc như sau:

“1 Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, trongthời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dụctại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy hoặc trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hếtthời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn donghiện ma túy mà vẫn còn nghiện

2 Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, bị chấmdứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy

3 Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, không có nơi cư trú ổn định”9

2.1.2 Nguyên tắc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cainghiện bắt buộc

Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính áp dụngđối với người có hành vi vi phạm quy định tại Điều 96 của Luật Xử lý vi phạm hànhchính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) để chữa bệnh, lao động, học văn hóa,học nghề dưới sự quản lý của cơ sở cai nghiện bắt buộc Do đó, đối tượng bị ápdụng sẽ phải cách ly khỏi cộng đồng, xã hội trong một thời hạn nhất định nên biện

8 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020

9 Nghị định số 136/2016/CP ngày 09/9/2016 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số

221/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hànhchính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Trang 29

pháp này trực tiếp hạn chế quyền tự do cá nhân của công dân Tuy nhiên, một sốquyền của họ bị hạn chế song pháp luật có những quy định chặt chẽ, cụ thể theonhững nguyên tắc nhất định nhằm bảo đảm về sức khỏe, tôn trọng danh dự, nhânphẩm… của con người Do đó, khi áp dụng biện pháp này phải triệt để tuân thủ theonguyên tắc Cụ thể là:

Việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộcchỉ được áp dụng với đối tượng do pháp luật quy định tại Điều 96 Luật Xử lý viphạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) Cụ thể, đối tượng áp dụngbiện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổitrở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiệnhoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định Pháp luậtquy định không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với đốitượng thuộc một trong các trường hợp sau:

Người không có năng lực trách nhiệm hành chính; Người đang mang thaicó chứng nhận của bệnh viện; Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận

Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắtbuộc phải được tiến hành tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩmquyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;

Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơsở cai nghiện bắt buộc phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhânthân người vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sởcai nghiện bắt buộc có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính Cá nhân bị ápdụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diệnhợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính, không bị nghiện và theoquy định của pháp luật không thuộc đối tượng vi phạm mà cần phải áp dụng biệnpháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Trang 30

2.1.3 Thời hiệu, thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vàocơ sở cai nghiện bắt buộc

Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là 03 tháng,kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối hành vi vi phạm hành chính (khi cá nhân thựchiện hành vi sử dụng ma túy trái phép lần cuối bị phát hiện và lập biên bản về hànhvi này hoặc ngày xét nghiệm dương tính với chất ma túy), đã bị áp dụng biện phápgiáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện phápnày nhưng không có nơi cư trú ổn định

Quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hết thờihiệu thi hành sau 01 năm, kể từ ngày quyết định có hiệu lực pháp luật

Thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắtbuộc được Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định là từ 12 tháng đến 24tháng kể từ ngày người phải chấp hành quyết định bị tạm giữ để đưa vào cơ sở chữabệnh bắt buộc Người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính này nếu trong thời hạn02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chínhđưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc 01 nămkể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chínhđưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mà không tái phạm thì được coi là chưa bị ápdụng biện pháp xử lý hành chính này

2.1.4 Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưavào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sởcai nghiện bắt buộc là phương tiện pháp lý quan trọng để các chủ thể thực hiệnquyền hạn, nhiệm vụ của mình trong việc ban hành quyết định áp dụng biện phápnày đối với người nghiện ma túy Để quyết định áp dụng được nhanh chóng, chínhxác, kịp thời, đúng pháp luật

Tuy nhiên, khi áp dụng biện pháp xử lý hành chính nói chung và biện phápđưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nói riêng đã trực tiếp hạn chế một số quyền tự docủa cá nhân, liên quan đến việc bảo đảm quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản

Trang 31

của công dân nên Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm2020) đã có những quy định cụ thể, chặt chẽ về trình tự, thủ tục lập hồ sơ, xem xéthồ sơ với sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức có liên quan Đặc biệt, cùng với02 biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và đưa vào cơ sở giáodục bắt buộc; biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc cũng thuộc thẩm quyềncủa Tòa án nhân dân cấp huyện ra quyết định.

Để bảo đảm việc thi hành được chặt chẽ, đúng quy định, pháp luật quy địnhChủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan công an cấp huyện, cấp tỉnh trongquá trình điều tra, thụ lý các vụ việc vi phạm pháp luật nếu phát hiện hành vi sửdụng trái phép chất ma túy hoặc có căn cứ xác định người đó nghiện ma túy thì cácchủ thể này có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chínhđưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; cơ quan công an cùng cấp có trách nhiệm giúpỦy ban nhân dân thực hiện việc lập hồ sơ Hồ sơ này được gửi đến Phòng Tư pháp(là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện), Trưởng phòng Tư phápkiểm tra về tính pháp lý của hồ sơ trước khi gửi đến Phòng Lao động Thương binhXã hội cùng cấp để Trưởng phòng xem xét, nếu hồ sơ đã đầy đủ thì chuyển đến Tòaán nhân dân cấp huyện thực hiện theo quy định của pháp luật và ra quyết định ápdụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

2.1.5 Trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hànhchính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Về thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưavào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy được thực hiện theotrình tự, thủ tục pháp luật quy định cụ thể là:

Đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Ủy bannhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vàocơ sở cai nghiện bắt buộc

Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạngnghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụngbiện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường

Trang 32

trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệukhác có liên quan;

Đối với người nghiện ma túy không cư trú tại nơi người đó có hành vi viphạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải xác minh; trường hợp xácđịnh được nơi cư trú thì có trách nhiệm chuyển người đó kèm theo biên bản vi phạmvề địa phương để xử lý; trường hợp không xác định được nơi cư trú của người đóthì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứngminh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đóđã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy;bản tường trình của người nghiện ma túy;

Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấpthu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 103Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi năm 2020)

Trường hợp người nghiện ma túy vi phạm do cơ quan Công an cấp huyệnhoặc cơ quan Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ viphạm pháp luật mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quyđịnh tại Điều 96 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (Sửa đổi năm 2020) thìcơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồsơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người đó

Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạngnghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụngbiện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tườngtrình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ

Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng hoặcngười đại diện của họ về việc lập hồ sơ Những người này có quyền đọc hồ sơ vàghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thôngbáo Sau khi người bị áp dụng hoặc người đại diện hợp pháp của họ đọc xong hồ sơthì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện

Trang 33

Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tưpháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ gửi Trưởng phòngLao động - Thương binh và Xã hội cùng cấp.

Về xác định tình trạng nghiện ma túy, pháp luật hiện hành quy định:

Người có thẩm quyền xác định tình trạng nghiện ma túy là bác sĩ, y sĩ, đượccấp chứng nhận hoặc chứng chỉ tập huấn về chẩn đoán, điều trị cắt cơn nghiện matúy do các cơ quan, tổ chức được Bộ Y tế giao tổ chức tập huấn và cấp chứng chỉ,đang làm việc tại: Các cơ sở y tế quân y, y tế quân dân y; các cơ sở khám bệnh,chữa bệnh của ngành công an; phòng y tế của cơ sở cai nghiện bắt buộc; phòng y tếcủa các cơ sở có chức năng tiếp nhận, quản lý người nghiện ma túy không có nơi cưtrú ổn định, trong thời gian lập hồ sơ để Tòa án nhân dân xem xét quyết định đưavào cơ sở cai nghiện bắt buộc; trạm y tế xã, phường, thị trấn; phòng khám đa khoakhu vực; bệnh viện cấp huyện trở lên và bệnh viện thuộc các bộ, ngành khác10

Thủ tục đề nghị xác định tình trạng nghiện được thực hiện theo trình tự:

Khi cần xác định tình trạng nghiện ma túy đối với một cá nhân cụ thể, cơquan Công an có văn bản đề nghị xác định tình trạng nghiện gửi đến cơ sở y tế cóthẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 136/2016/NĐ-CP ngày09/9/2016 của Chính phủ

Biên bản vi phạm hành chính về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy, cáctài liệu chứng minh đã bị xử lý hành chính về nghiện ma túy hoặc xử phạt vi phạmhành chính về hành vi sử dụng ma túy

Tiêu chí xác định nghiện ma túy được căn cứ theo các điều kiện quy địnhở nhóm Opiats và nhóm ATS

Nhóm Opiats: Đối với nghiện nhóm Opiats, bị xác định là nghiện đối với

người thuộc một trong các trường hợp:

- Xét nghiệm dương tính với chất ma túy nhóm Opiats đã bị áp dụng biệnpháp xử lý hành chính nghiện ma túy;

10 Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 136/2016/NĐ-CP ngày 09/9/2016 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một sốđiều của nghị định số 221/2013/nđ-cp ngày 30 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định chế độ áp dụngbiện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Trang 34

- Xét nghiệm dương tính với chất ma túy nhóm Opiats đã bị xử phạt hànhchính đối với hành vi sử dụng ma túy từ 02 lần trở lên;

- Xét nghiệm dương tính với chất ma túy nhóm Opiats và có ít nhất 03trong 12 triệu chứng của hội chứng cai;

- Nghiệm pháp Naloxone dương tính

Nhóm ATS: Nhóm này được xác định đối với người nghiện được xác định

theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (có ít nhất 03 trong 06 triệu chứng trong12 tháng qua)

Thông báo về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chínhđưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:

Sau khi hoàn tất thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hànhchính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổitrở lên, có nơi cư trú ổn định, bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã,phường, thị trấn do nghiện ma túy, cơ quan lập hồ sơ thông báo bằng văn bản vềviệc lập hồ sơ cho người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơsở cai nghiện bắt buộc hoặc người đại diện hợp pháp của họ

Văn bản thông báo về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơsở cai nghiện bắt buộc gồm các nội dung cơ bản sau đây:

Họ và tên người vi phạm;Lý do lập hồ sơ đề nghị;Quyền của người được thông báo: người được thông báo có quyền đọc,ghi chép, sao chụp hồ sơ và phát biểu ý kiến về việc lập hồ sơ tại Tòa án nhân dâncấp huyện;

Địa điểm đọc hồ sơ;Thời gian đọc hồ sơ: thời gian đọc hồ sơ là 05 ngày kể từ ngày nhận đượcthông báo11

11 Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 136/2016/NĐ-CP ngày 09/9/2016 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một sốđiều của nghị định số 221/2013/nđ-cp ngày 30 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định chế độ áp dụngbiện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Trang 35

Xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lýhành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:

Theo quy định của pháp luật, khi hết thời gian đọc hồ sơ (thời gian đọc hồsơ là 05 ngày kể từ ngày nhận được thông báo), thì cơ quan lập hồ sơ đánh bút lục,lưu trữ hồ sơ theo quy định của pháp luật về lưu trữ, chuyển hồ sơ kèm theo văn bảncủa cơ quan lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cainghiện bắt buộc, như sau:

Đối với hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được chuyển tớiTrưởng phòng Tư pháp cấp huyện nơi người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lýhành chính cư trú để kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ theo nội dung được quy địnhtại Điều 4 Thông tư số 19/2015/TT-BTP; Việc giao nhận hồ sơ phải được lập thànhvăn bản Đối với hồ sơ quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định này thì chuyển hồ sơtới Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện nơi cơ quan lập hồ sơ đóng trụ sở để kiểm tratính pháp lý của hồ sơ (nếu hồ sơ đầy đủ, bảo đảm thì chuyển cho Phòng Lao động -Thương binh và Xã hội cùng cấp; Trường hợp chưa đầy đủ, chưa bảo đảm thìchuyển trả cơ quan lập hồ sơ để bổ sung và phải nêu rõ lý do chuyển trả)

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì có văn bản đề nghị cơ quan lập hồ sơ bổsung, trong đó nêu rõ lý do và các tài liệu cần bổ sung vào hồ sơ Trong thời hạn 03ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan lập hồ sơ phải bổsung các tài liệu theo yêu cầu Sau thời hạn trên, nếu hồ sơ không được bổ sung,Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trả lại hồ sơ cho cơ quan lập hồsơ đồng thời thông báo bằng văn bản cho Trưởng phòng Tư pháp và người bị lập hồsơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét áp dụng biện pháp đưa vàocơ sở cai nghiện bắt buộc gồm có: Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cainghiện bắt buộc theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 136/2016/NĐ-CPngày 09/9/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số221/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ ápdụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; Văn bản đề

Trang 36

nghị của Trưởng phòng Lao động -Thương binh và Xã hội cấp huyện về việc xemxét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc gửi Tòa án nhân dân cùngcấp, văn bản cần nêu cụ thể tên cơ sở cai nghiện bắt buộc mà người bị đề nghị ápdụng sẽ phải thi hành.

Nếu cần làm rõ thêm nội dung nào trong hồ sơ đề nghị thì Tòa án có thẩmquyền xem xét quyết định áp dụng biện pháp này, gửi văn bản đề nghị Trưởngphòng Lao động - Thương binh và Xã hội làm rõ nội dung đó và có văn bản trả lờiTòa án theo quy định của pháp luật

2.1.6 Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện phápxử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Tòa án thụ lý hồ sơ đề nghị của cơ quancó thẩm quyền, Tòa án phải ra một trong các quyết định quy định tại điểm h khoản 2Điều 20 của Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện phápxử lý hành chính tại tòa án nhân dân năm 2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;đối với vụ việc phức tạp, thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày

Khi nhận được hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền chuyển đến, Tòa án phải vàosổ giao nhận; trường hợp hồ sơ không đủ tài liệu theo quy định tại khoản 2 Điều 100,khoản 2 Điều 102 hoặc khoản 2 Điều 104 của Luật xử lý vi phạm hành chính thìTòa án trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngàynhận được hồ sơ, Tòa án phải thụ lý và phân công Thẩm phán xem xét, giải quyết

Việc phân công Thẩm phán xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lýhành chính; Quyết định mở phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lýhành chính; Thành phần phiên họp; Tham gia phiên họp xem xét, quyết định ápdụng biện pháp xử lý hành chính; Trình tự, thủ tục tiến hành phiên họp xem xét,quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; Biên bản phiên họp; Nội dungquyết định áp dụng, không áp dụng biện pháp xử lý hành chính và các quyết địnhkhác; Hiệu lực các quyết định của Tòa án… được thực hiện theo quy định tại Pháplệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chínhtại Tòa án nhân dân

Trang 37

Việc gửi quyết định của Tòa án: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định, Tòa ánphải gửi quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hànhchính cho người được quy định tại Điều 107 của Luật xử lý vi phạm hành chính vàViện kiểm sát cùng cấp.

Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định, Tòa ánphải gửi quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụngbiện pháp xử lý hành chính cho cơ quan đề nghị, người bị đề nghị, những người cóliên quan và Viện kiểm sát cùng cấp

2.1.7 Thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vàocơ sở cai nghiện bắt buộc

Về thời hạn, thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sởcai nghiện bắt buộc:

Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định đưa vào trườnggiáo dưỡng, quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc quyết định đưa vào cơsở cai nghiện bắt buộc, cơ quan đã gửi hồ sơ đề nghị có trách nhiệm tổ chức thihành như sau:

Công an cấp huyện đưa người phải chấp hành quyết định vào trường giáodưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc;

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Công an cấp huyệnđưa người phải chấp hành quyết định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Thời hạn chấp hành quyết định được tính từ ngày người phải chấp hànhquyết định bị tạm giữ để đưa đi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sởcai nghiện bắt buộc

Quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiệnbắt buộc sẽ hết thời hiệu thi hành sau 01 năm kể từ ngày quyết định có hiệu lựcpháp luật; Trường hợp người phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp này cóhành vi cố tình trốn tránh việc thi hành thì thời hiệu được tính kể từ thời điểm hànhvi trốn tránh của họ chấm dứt

Trang 38

Về hoãn, miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cainghiện bắt buộc:

Hoãn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp này được thực hiện theoquy định tại Khoản 1 Điều 111 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi,bổ sung năm 2020) Gồm các trường hợp: Đang ốm nặng có chứng nhận của bệnhviện; Gia đình đang có khó khăn đặc biệt như gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn, tainạn, không có tài sản có giá trị để tạo thu nhập phục vụ sinh hoạt hoặc có bố, mẹ,vợ hoặc chồng, con bị ốm nặng kéo dài, không có người chăm sóc mà người bịáp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là lao động duy nhất củagia đình đó được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.Khi điều kiện hoãn chấp hành quyết định không còn thì quyết định được tiếp tụcthi hành

Đối với việc miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp này được thựchiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 111 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) Gồm các trường hợp: Mắc bệnh hiểm nghèo cóchứng nhận của bệnh viện; Trong thời gian hoãn chấp hành quyết định quy địnhtại khoản 1 Điều này mà người đó có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luậthoặc lập công hoặc không còn nghiện ma túy; Đang mang thai có chứng nhậncủa bệnh viện

Cơ quan quyết định hoãn, miễn chấp hành quyết định áp dụng biện phápđưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hànhchính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) thì Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đãra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc xem xét, quyếtđịnh việc hoãn hoặc miễn chấp hành trên cơ sở đơn đề nghị của người phải chấphành quyết định hoặc người đại diện hợp pháp của họ; trong trường hợp cần thiếtthì đề nghị cơ quan đã gửi hồ sơ đề nghị có ý kiến trước khi quyết định Quyết địnhmiễn hoặc hoãn chấp hành phải được gửi cho cơ quan thi hành quyết định, ngườiphải chấp hành quyết định12

12 Xem Khoản 3 Điều 111 tại Khoản 3 Điều 111

Trang 39

Thủ tục đề nghị hoãn, miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưavào cơ sở cai nghiện bắt buộc:

Hoãn, miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cainghiện bắt buộc là một trong những hình thức thể hiện tính nhân văn, tinh thần sẻchia, tạo điều kiện giúp đỡ người bị áp dụng và gia đình họ trong những trường hợpthật sự cần thiết Do đó, hồ sơ đề nghị hoãn, miễn chấp hành quyết định đối với biệnpháp này gồm có: Đơn đề nghị hoãn, miễn chấp hành quyết định của người phảichấp hành quyết định áp dụng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; Tài liệu chứngminh thuộc diện được hoãn, miễn chấp hành quyết định theo quy định của pháp luậtvề thủ tục đề nghị hoãn, miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp này

Hồ sơ đề nghị hoãn, miễn chấp hành đối với người phải chấp hành quyếtđịnh áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được gửi đến Tòa ánnhân dân cấp huyện đã ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vàocơ sở cai nghiện bắt buộc để Tòa án xem xét và chấp nhận hoặc không chấp nhậntheo quy định của pháp luật đối với trường hợp đề nghị hoãn, miễn chấp hành quyếtđịnh áp dụng nói trên

2.1.8 Thủ tục đề nghị xem xét, quyết định giảm thời hạn, tạm đình chỉhoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở cai nghiện bắt buộc

Trong quá trình chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cainghiện bắt buộc, người phải chấp hành tu dưỡng, phấn đấu, rèn luyện tốt với sự tiếnbộ rõ rệt hoặc lập công thì tùy theo các trường hợp cụ thể mà cơ quan có thẩmquyền xem xét, quyết định giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phầnthời gian còn lại tại cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với họ

Thủ tục đề nghị xem xét, quyết định giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễnchấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện vớinhững trường hợp: Học viên đã chấp hành một nửa thời hạn quyết định áp dụngbiện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, nếu có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công thìđược xét giảm một phần hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại

Học viên có tiến bộ rõ rệt là người nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quychế, quy trình cai nghiện tại cơ sở, tích cực lao động, học tập, tham gia các phong

Trang 40

trào chung của cơ sở và được Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của cơ sở cai nghiệnbắt buộc (sau đây gọi tắt là Hội đồng) công nhận; Học viên lập công là người dũngcảm cứu người, cứu được tài sản của Nhà nước, của tập thể hoặc của người khác vàđược Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc khen thưởng; có sáng kiến cải tiến kỹthuật có giá trị trong lao động, sản xuất, được cơ quan chức năng từ cấp tỉnh trở lêncông nhận; có thành tích đặc biệt xuất sắc trong phong trào quần chúng bảo vệ anninh Tổ quốc và được tặng giấy khen của Công an hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyệntrở lên; Học viên bị mắc bệnh hiểm nghèo, phụ nữ mang thai trong thời gian chấphành quyết định thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại.

Trường hợp người đang chấp hành quyết định tại cơ sở cai nghiện bắt buộcốm nặng có xác nhận của bệnh viện mà được đưa về gia đình điều trị thì được tạmđình chỉ chấp hành quyết định; thời gian điều trị được tính vào thời gian chấp hànhquyết định; sau khi sức khỏe được phục hồi mà thời hạn chấp hành còn lại từ 03tháng trở lên thì người đó phải tiếp tục chấp hành; trong thời gian tạm đình chỉ thihành quyết định mà người đó có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công thì được miễn chấphành phần thời gian còn lại

Định kỳ hàng quý hoặc đột xuất khi có học viên thuộc diện được giảm thờihạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở cai nghiệnbắt buộc, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị và tổchức họp Hội đồng xem xét đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấphành phần thời gian còn lại

Căn cứ danh sách học viên được đề xuất, Hội đồng xem xét, biểu quyết đốivới từng trường hợp cụ thể và kết luận theo đa số Trường hợp số phiếu biểu quyếtbằng nhau thì ý kiến của Chủ tịch Hội đồng là ý kiến quyết định

Trong thời hạn 02 ngày, kể từ khi nhận được Biên bản họp của Hội đồng,Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc lập hồ sơ đề nghị gửi Tòa án nhân dân cấphuyện nơi cơ sở cai nghiện bắt buộc đóng trụ sở xem xét quyết định

Hồ sơ đề nghị gồm: Văn bản đề nghị của Giám đốc cơ sở cai nghiện bắtbuộc; Danh sách học viên được đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấphành phần thời gian còn lại; Biên bản họp Hội đồng; Kết quả nhận xét, đánh giá

Ngày đăng: 22/08/2024, 17:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w