1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

lv ths khởi kiện vụ án hành chính và thực tiễn tại tỉnh phú thọ

81 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Các công trình nghiên cứu trên đề cập đến các vấn đề mang tính chấtchung, lý luận quan trọng nhất về TTHC, xét xử VAHC… * Nhóm công trình nghiên cứu trực tiếp về thủ tục khởi kiện VAHC C

Trang 1

Chương 1:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ KHỞI

1.1 Những vấn đề lý luận về khởi kiện vụ án hành chính 9

1.1.2 Đặc điểm của khởi kiện vụ án hành chính 141.1.3 Ý nghĩa của khởi kiện vụ án hành chính 171.2 Nội dung pháp lý về khởi kiện vụ án hành chính 201.2.1 Quy định về quyền khởi kiện vụ án hành chính 201.2.2 Quy định về đối tượng khởi kiện vụ án hành chính 221.2.3 Quy định về chủ thể có quyền khởi kiện vụ án hành chính 291.2.4 Quy định về xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án

1.2.5 Quy định về trường hợp và thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính 311.2.6 Quy định về thủ tục khởi kiện vụ án hành chính 321.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến khởi kiện vụ án hành chính 39

Chương 2:THỰC TRẠNG KHỞI KIỆN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ VÀ NHỮNG GIẢIPHÁP THỰC HIỆN HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT KHỞI

2.1 Thực trạng khởi kiện vụ án hành chính trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 45

Trang 2

Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân 502.2 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực

hiện pháp luật về khởi kiện vụ án hành chính 61

2.2.2 Những giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật 66

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

HVHC: Hành vi hành chínhQĐHC: Quyết định hành chínhQLHC: Quản lý hành chínhQLHCNN : Quản lý hành chính nhà nướcTAND: Tòa án nhân dân

TANDTC : Tòa án nhân dân tối caoTTHC: Tố tụng hành chínhUBND: Ủy ban nhân dânVAHC: Vụ án hành chính

Trang 4

Số hiệubảng

2.1Tình hình thụ lý đơn khởi kiện án hành chính trên địa bàn tỉnh

Trang 5

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của nghiên cứu luận văn

Trong sự nghiệp đổi mới và dân chủ hóa mọi mặt đời sống xã hội, cácphương thức giải quyết tranh chấp hành chính nói chung và xét xử vụ án hànhchính (VAHC) nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ vàphục hồi quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; góp phần nâng caohiệu quả quản lí hành chính nhà nước (QLHCNN); đảm bảo dân chủ và côngbằng xã hội đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhậpquốc tế ở Việt Nam Xét xử VAHC được thực hiện theo nguyên tắc bảo đảmchế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm Trong đó, xét xử sơ thẩm là giai đoạn tốtụng hành chính (TTHC) độc lập, phản ánh tập trung và đầy đủ đặc thù củahoạt động TTHC; là cơ sở nền tảng quyết định đến hiệu quả giải quyết VAHCtại tòa án Xét xử sơ thẩm VAHC là cấp xét xử thứ nhất, nếu được tiến hànhnhanh chóng, hiệu quả, đúng đắn sẽ bảo vệ kịp thời, đầy đủ các quyền và lợiích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, kiểm soát hữu hiệu việc thực thi quyềnhành pháp đồng thời giảm thiểu việc đưa vụ án ra giải quyết các giai đoạn tiếptheo, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của nhà nước và xã hội

Để có quyền xét xử các VAHC, thì Tòa án phải nhận được đơn khởikiện VAHC đối với hành vi và quyết định hành chính (QĐHC) của đối tượng.Chính vì vậy, hoạt động khởi kiện VAHC có vai trò, ý nghĩa rất quan trọngtrong quá trình giải quyết các VAHC Khởi kiện VAHC có ý nghĩa rất quantrọng vì đối với người khởi kiện việc khởi kiện là phương thức bảo vệ quyềnvà lợi ích hợp pháp của mình Có thể nhận thấy rằng, việc khởi kiện đúngpháp luật sẽ làm phát sinh quan hệ pháp luật về TTHC Với ý nghĩa quantrọng đó, các chế định về việc khởi kiện VAHC phải đặc biệt được quan tâm,chú trọng và được quy định thật rõ ràng, chặt chẽ trong luật và các văn bảnliên quan Để yêu cầu khởi kiện có thể được Tòa án xem xét giải quyết, thủtục khởi kiện VAHC lại đóng vai trò chủ yếu Chính vì vậy, Đảng và Nhà

Trang 6

nước ta rất quan tâm đến việc này và đã điều chỉnh, bổ sung các chế định mới,điều chỉnh và hoàn thiện hơn các chế định ở luật cũ Ngày 25/11/2015, Quốchội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa XIII, kì họp thứ 10 đãthông qua Luật TTHC, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016 Một số quy định đãđược sửa đổi và bổ sung đã tạo điều kiện cho việc giải quyết các VAHC, gópphần bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân đồng thời hoàn thiện hơncác chế định pháp luật liên quan đến hoạt động TTHC.

Chương IX - Khởi kiện, thụ lý vụ án Chương này gồm có 15 điều (từĐiều 115 đến Điều 129) quy định về quyền khởi kiện VAHC; thời hiệu khởikiện; thủ tục khởi kiện; nhận và xem xét đơn khởi kiện; về thụ lý vụ án Trongđó, chỉ xét các chế định về thủ tục khởi kiện, chương này đã bổ sung các quyđịnh về điều kiện khởi kiện, đơn khởi kiện trên cơ sở pháp điển hóa cáchướng dẫn thi hành Luật TTHC hiện hành và bổ sung quy định mới về thủ tụckhởi kiện, trong đó phải kể đến, chẳng hạn như bổ sung thêm hình thức “Gửitrực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có)” tại khoản 3 hayquy định thêm một chế định riêng cụ thể và hoàn toàn mới quy định về Thủtục khởi kiện tại Điều 117,

Tuy nhiên, một số chế định mới được bổ sung còn nhiều điều vướngmắc và mâu thuẫn với các điều luật khác cũng như quy định chưa rõ ràng, cụthể; song song với đó là tình trạng hiểu sai, hiểu khác của các đối tượng tronghoạt động TTHC Việt Nam Đồng thời trên thực tế do một số nguyên nhân nênviệc vấn đề về quyền khởi kiện và bảo đảm thực hiện quyền khởi kiện cũngchưa được thực hiện và giải quyết triệt để Nhiều người dân đã không biết,không sử dụng hoặc sử dụng chưa có hiệu quả quyền này làm tổn hại đến lợiích chính đáng của họ Chính vì vậy, để giúp cho cá nhân, tổ chức hiểu rõ cácquy định về khởi kiện VAHC và sử quyền khởi kiện có hiệu quả, bảo vệ tốtnhất quyền lợi ích hợp pháp trước những QĐHC, hành vi hành chính (HVHC)

bất hợp pháp nên tác giả đã chọn đề tài “Khởi kiện vụ án hành chính vàthực tiễn tại tỉnh Phú Thọ” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình.

Trang 7

2 Tình hình nghiên cứu luận văn

Cơ chế giải quyết tranh chấp hành chính bằng tòa án ở Việt Nam bắtđầu được thiết lập từ năm 1996 Các vấn đề lí luận và thực tiễn về TTHC nóichung và khởi kiện VAHC nói riêng vẫn đã và đang là đề tài thu hút sự quantâm của các nhà khoa học và những người làm công tác thực tiễn Nhìn chungcác công trình này chủ yếu là luận án, luận văn luật học, sách chuyên khảo, đềtài nghiên cứu khoa học và các bài báo khoa học pháp lí đề cập đến các phạmvi, cấp độ và các khía cạnh khác nhau về các phương diện lí luận, thực trạngvà giải pháp nâng cao hiệu quả khởi kiện VAHC ở Việt Nam Vì vậy, căn cứvào mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, việc đánh giá tình hìnhnghiên cứu của các công trình về nội dung trên là cần thiết giúp học viên có thểchọn lọc, kế thừa, phát triển trong quá trình nghiên cứu đồng thời xây dựngnhững định hướng nghiên cứu đúng đắn, trọng tâm, phù hợp cho luận văn

* Nhóm các công trình nghiên cứu về xét xử VAHC nói chung

Trước hết phải kể đến hệ thống giáo trình của các cơ sở đào tạo luậtvề các môn học Lí luận chung Nhà nước và pháp luật, Luật TTHC, Luật hànhchính, Thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo Cụ thể, tại các chương III,chương VII, VIII, IX của giáo trình Luật TTHC Việt Nam của Trường Đạihọc Luật Hà Nội (Do ThS Hoàng Văn Sao và Nguyễn Phúc Thành làm chủbiên) đã trình bày các vấn đề khái quát về xét xử sơ thẩm VAHC như kháiniệm, vai trò và thủ tục xét xử sơ thẩm VAHC v.v ; chương VI giáo trìnhLuật hành chính Việt nam của Trường Đại học Luật Hà nội (Do TS TrầnMinh Hương làm chủ biên) đã cung cấp những kiến thức lí luận nền tảng nhấtvề QĐHC, trong đó có loại QĐHC cá biệt là đối tượng xét xử chủ yếu củaVAHC Đây là những kiến thức nền tảng cơ bản cho việc nghiên cứu chuyênsâu, toàn diện những vấn đề lí luận về xét xử sơ thẩm VAHC Ngoài ra còn có

các công trình như: cuốn sách “Quyết định hành chính, hành vi hành chính

-Đối tượng xét xử của Tòa án” do tác giả Phạm Hồng Thái làm chủ biên, xuất

bản năm 2001 Luận án tiến sĩ của Hoàng Quốc Hồng: Đổi mới tổ chức và

Trang 8

hoạt động của Tòa hành chính đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước phápquyền Việt Nam hiện nay, được bảo vệ vào năm 2007, tại Trường Đại học

Luật Hà Nội Luận án tiến sĩ của Nguyễn Mạnh Hùng: Phân định thẩm quyền

giải quyết khiếu nại hành chính và thẩm quyền xét xử vụ án hành chính ở ViệtNam tại Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2012 Luận văn thạc sĩ của Lương

Hữu Phước: “Hoàn thiện quy định pháp luật về đối tượng xét xử vụ án hành

chính của tòa án”, bảo vệ năm 2006, tại Trường Đại học Luật Hà Nội.

Các công trình nghiên cứu trên đề cập đến các vấn đề mang tính chấtchung, lý luận quan trọng nhất về TTHC, xét xử VAHC…

* Nhóm công trình nghiên cứu trực tiếp về thủ tục khởi kiện VAHC

Các công trình nghiên cứu trong phạm vi hẹp về thủ tục khởi kiện

VAHC có thể kể đến: Đồng Thị Ninh:”Khởi kiện và thụ lí vụ án hành chính

theo quy định của pháp Luật tố tụng hành chính Việt Nam”, bảo vệ năm 2012,

tại Trường Đại học Luật Hà Nội; Trần Thị Lâm,”Pháp luật về căn cứ thụ lí

vụ án hành hành chính ở Việt Nam hiện nay” bảo vệ năm 2015 tại Khoa Luật,

Đại học Quốc gia Hà Nội; Trần Thị Lan (2016), khóa luận tốt nghiệp, Khởi

kiện vụ án hành chính ở Việt Nam, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí

Minh; Nguyễn Hoàng Yến, (2012), Luận văn thạc sĩ, Bảo đảm pháp lý về

quyền khởi kiện vụ án hành chính ở Việt Nam, Trường Đại học Luật Thành

phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Thanh Phương, (2011), Luận văn thạc sĩ, Khởi

kiện và thụ lý vụ án hành chính (từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh),

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; Trương Thị Hạ, (2012), Khóa

luận tốt nghiệp, Khởi kiện vụ án hành chính ở Việt Nam Thực trạng và giải

pháp hoàn thiện, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh Các công

trình nghiên cứu trên đây chủ yếu nghiên cứu về những vấn đề lý luận và thựctiễn về khởi kiện và quyền khởi kiện VAHC ở Việt Nam hiện nay Trong đócó nội dung liên quan đến việc xác định khái niệm, đặc điểm, nội dung củakhởi kiện VAHC Tuy nhiên hầu hết các công trình nghiên cứu này đượcnghiên cứu ở thời điểm văn bản pháp luật trước đó có hiệu lực pháp luật, mà

Trang 9

chưa có sự cập nhật các quy định của pháp luật TTHC mới Bên cạnh sự khácbiệt ngoài những vấn đề về pháp lý mà luận văn sẽ cập nhật so với các côngtrình nghiên cứu trước đó, thì điểm mới của luận văn này là nghiên cứu thựctiễn tại tỉnh Phú Thọ, do đó, không trùng lặp Việc nghiên cứu luận văn củatác giả vẫn mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở luận giải những vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng phápluật và thực tiễn khởi kiện VAHC trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, luận văn đề xuấtcác giải pháp để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiệnpháp luật về khởi kiện VAHC ở Việt Nam; qua đó, góp phần bảo vệ tốt hơncác quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạtđộng hành pháp

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được các mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn có nhữngnhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận về khởi kiện và bảo đảm

thực hiện quyền khởi kiện trong TTHC

Thứ hai, nghiên cứu các quy định của pháp luật TTHC Việt Nam có

liên tới vấn đề khởi kiện và thực tiễn áp dụng tại các cấp tòa án trên địa bàntỉnh Phú Thọ

Thứ ba, luận văn sẽ phân tích những điểm hạn chế trong quy định của

pháp luật và trong áp dụng pháp luật về khởi kiện trên thực tế tỉnh Phú Thọ,đưa ra một số đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật TTHC về khởikiện VAHC

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Thứ nhất, những vấn đề lí luận về khởi kiện VAHC, có sự so sánh với

các quan điểm về TTHC ở các nước trên thế giới

Trang 10

Thứ hai, quy định pháp luật hiện hành về khởi kiện VAHC ở Việt

Nam hiện hành

Thứ ba, thực tiễn khởi kiện tại Tòa án nhân dân (TAND) trên địa bàn

Phú Thọ trong những năm gần đây

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Một là, về nội dung đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực trạng

pháp luật về khởi kiện VAHC

Hai là, về không gian, đề tài nghiên cứu quy định của pháp luật Việt

Nam hiện hành về khởi kiện VAHC và thực tiễn thi hành pháp luật về khởikiện VAHC trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ba là, về thời gian đề tài nghiên cứu hoạt động khởi kiện VAHC trên

địa bàn tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 5 năm từ năm 2016 đến năm 2020

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng những quan điểm của Đảng vàNhà nước ta về hoàn thiện hệ thống pháp luật và áp dụng pháp luật, đặc biệt làlĩnh vực cải cách tư pháp trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền vàhội nhập quốc tế ở Việt Nam

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng vàchủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn kết hợp một số phương pháp nghiên cứukhác nhau để làm rõ nội dung vấn đề Các phương pháp nghiên cứu cụ thểđược sử dụng để thực hiện luận án bao gồm: phương pháp nghiên cứu tài liệu,phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê, lịch sử, Cụ thể:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng để tập hợp các tài liệu,công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài dựa trên các mốc thời gian, lĩnhvực pháp luật cũng như hệ thống pháp luật nhằm lựa chọn, tập hợp một cáchđầy đủ nhất các tài liệu liên quan đến đề tài luận văn ở các nguồn khác nhau

Trang 11

Phương pháp phân tích là phương pháp chủ đạo, để xem xét, đánh giácụ thể vấn đề từ nhiều khía cạnh: làm sáng rõ nội dung, ý nghĩa của các quanđiểm lí luận về khởi kiện VAHC trên các phương diện; làm rõ ưu điểm và hạnchế của thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn xét xử, nguyên nhân và giảipháp nâng cao hiệu quả khởi kiện VAHC ở tỉnh Phú Thọ.

Phương pháp tổng hợp được sử dụng chủ yếu trong việc khái quát hóacác quan điểm, nhận định liên quan đến các vấn đề lí luận xét xử sơ thẩmVAHC, thực trạng quy định pháp luật

Phương pháp so sánh, suy luận lôgic được sử dụng nhằm lí giải cácvấn đề lí luận, giúp cho mỗi vấn đề được nhìn nhận từ nhiều góc độ, từ đócó sự đối chiếu những điểm tương đồng hay khác biệt giữa các quan điểm lậppháp cũng như quy định pháp luật về khởi kiện VAHC

Phương pháp thống kê được sử dụng để lập bảng biểu, biểu đồ tổng kếtsố liệu thực tiễn liên quan đến đề tài, nhằm đưa ra được bức tranh toàn diệnvề thực trạng khởi kiện VAHC ở tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 5 năm vừa qua

Phương pháp lịch sử được sử dụng để nghiên cứu quá trình hoàn thiệnlý luận và pháp luật về khởi kiện VAHC ở Việt Nam qua các mốc thời giancụ thể; đánh giá mức độ phù hợp của các quan điểm lập pháp, nội dung quyđịnh pháp luật với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam trong giai đoạn hiệnnay

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Luận văn là công trình nghiên cứu ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật họcvề những vấn đề lý luận và thực tiễn về khởi kiện VAHC qua thực tiễn tỉnhPhú Thọ Luận văn có những đóng góp sau đây:

Thứ nhất, luận văn nghiên cứu dưới góc độ một luận văn thạc sĩ luật

học về những vấn đề lý luận về khởi kiện VAHC đã được các học giả, các nhànghiên cứu nghiên cứu trước đây từ đó rút ra cho riêng mình quan điểm vềkhái niệm, đặc điểm, nội dung, ý nghĩa của khởi kiện VAHC

Thứ hai, luận văn cũng đã nghiên cứu đầy đủ và cụ thể về thực tiễn

Trang 12

thực hiện hoạt động khởi kiện VAHC trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong giaiđoạn từ năm 2016 đến năm 2020 từ đó đánh giá được những tồn tại, hạn chếvà nguyên nhân của những tồn tại hạn chế đó

Thứ ba, luận văn đã đưa ra các yêu cầu nhằm hoàn thiện pháp luật

cũng như những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về khởi kiện VAHC,cũng như các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về khởikiện VAHC

Những kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm phong phú,hoàn chỉnh, sâu sắc hơn các vấn đề lý luận về khởi kiện VAHC nói riêng vàxét xử hành chính nói chung ở Việt Nam

Bên cạnh đó, luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trìnhnghiên cứu, giảng dạy, học tập các môn học có liên quan đến giải quyết tranhchấp hành chính cũng như TTHC tại các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tàiđược kết cấu thành 03 chương cụ thể như sau:

Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về khởi kiện vụ án

hành chính

Chương 2: Thực trạng khởi kiện vụ án hành chính trên địa bàn tỉnh

Phú Thọ và những giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng

Trang 13

Chương 1NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ KHỞI KIỆN

VỤ ÁN HÀNH CHÍNH1.1 Những vấn đề lý luận về khởi kiện vụ án hành chính

1.1.1 Khái niệm khởi kiện vụ án hành chính

Trước hết chúng ta cần tìm hiểu về khái niệm VAHC, để từ đó có thểxác định được khái niệm khởi kiện VAHC

Quản lí hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp,được tiến hành chủ yếu bởi hệ thống cơ quan hành chính nhà nước Trong quátrình thực hiện hoạt động QLHCNN, các chủ thể quản lí có quyền ban hànhcác QĐHC hoặc thực hiện HVHC có tính mệnh lệnh đơn phương và bắt buộcthi hành với đối tượng quản lí nhằm giải quyết các công việc thuộc thẩmquyền để xác lập, duy trì, bảo vệ các trật tự công Do những hạn chế, sai sótcủa việc thực thi quyền hành pháp và tính chất “quyền lực - phục tùng” cótính bất bình đẳng trong quan hệ quản lí hành chính, trong nhiều trường hợpviệc thực thi quyền hành pháp có thể chứa đựng khả năng xâm phạm đếnquyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng quản lí đồng thời làm mất ổn địnhtrật tự quản lí và chính trị xã hội Do đó, có thể dẫn đến sự phản kháng có ýthức của cá nhân, tổ chức làm phát sinh tranh chấp hành chính giữa chủ thểquản lí và đối tượng quản lí Có thể thấy, tranh chấp hành chính là hiện tượngkhách quan, phát sinh từ những hạn chế, bất cập trong tổ chức thực thi quyềnhành pháp cần phải được giải quyết thấu đáo đảm bảo sự cân bằng giữa lợiích của nhà nước và lợi ích của nhân dân; giữa quyền lực nhà nước và quyềntự chủ của nhân dân trong QLHCNN, đảm bảo công bằng xã hội

Theo Từ điển Tiếng Việt, “tranh chấp” được hiểu là “đấu tranh giằngco khi có ý kiến bất đồng, thường là trong vấn đề quyền lợi giữa các bên”1.Sự xung đột về lợi ích giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động1 Hoàng Phê (chủ biên) (2002), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng, tr 1024.

Trang 14

QLHCNN được xác định là tranh chấp hành chính - “tranh chấp phát sinh

trong các lĩnh lực khác nhau của hoạt động hành chính nhà nước”2 Tranhchấp hành chính hiểu theo nghĩa rộng có nhiều loại, bao gồm cả tranh chấpgiữa các cơ quan nhà nước với nhau, như tranh chấp về thẩm quyền xử phạtvi phạm hành chính, tranh chấp về quyết định, hành vi chỉ đạo điều hànhgiữa các cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước (quyết định phân cấp,quyết định ủy quyền của cơ quan nhà nước cấp trên cho cơ quan nhà nướccấp dưới, quyết định phân công của cấp trưởng cho cấp phó) Các tranh chấpnày được xem là tranh chấp hành chính nội bộ của hệ thống QLHCNN vàgiải quyết theo thủ tục hành chính Bên cạnh đó, tranh chấp hành chính chủyếu là tranh chấp giữa chủ thể QLHCNN với đối tượng QLHCNN (giữa Nhànước với cá nhân, tổ chức) phát sinh khi chủ thể QLHCNN sử dụng quyềnlực nhà nước (quyền hành pháp) để ban hành các QĐHC, HVHC mang tínhmệnh lệnh đơn phương bắt buộc thi hành ảnh hưởng đến quyền và lợi íchhợp pháp của đối tượng quản lí Trong đó, đề cập đến tranh chấp hành chínhtheo nghĩa là sự xung đột về mặt lợi ích giữa một bên là Nhà nước mà đạidiện là các chủ thể thực hiện quyền hành pháp đối với đối tượng bị quản lítrong hoạt động QLHCNN khi giữa họ có quan điểm đối lập nhau về tínhhợp pháp, tính hợp lí của việc thực thi quyền hành pháp và đối tượng quản líthực hiện các hành vi phản kháng được pháp luật quy định nhằm bảo vệquyền và lợi ích của mình

Xuất phát từ sự cần thiết của việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợppháp của đối tượng quản lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân và nhằmkiểm soát việc thực thi quyền lực nhà nước, cụ thể quyền hành pháp, hầu hếtcác quốc gia trên thế giới đều quy định các hình thức phản kháng hợp lí đốivới việc thực thi quyền hành pháp, cụ thể cho cá nhân, tổ chức là đối tượngquản lí có quyền khiếu kiện (khiếu nại, khởi kiện) đối với các hình thức củaviệc thực thi quyền hành pháp (chủ yếu là QĐHC, HVHC) để yêu cầu cơ2 Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển Giải thích thuật ngữ luật học - Luật Hành chính, Luật tố tụng

hành chính, Luật Quốc tế, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr 124-125.

Trang 15

quan nhà nước nói chung và tòa án nói riêng bảo vệ quyền lợi ích hợp phápcủa mình; phát huy tính dân chủ, tích cực của cá nhân, tổ chức trongQLHCNN; hạn chế hành vi lạm quyền, sai trái trong tổ chức và hoạt độngQLHCNN, khắc phục tình trạng quản lí theo mệnh lệnh và áp đặt tùy tiện củacác chủ thể thực thi quyền hành pháp đối với xã hội, xây dựng một nền hành

chính quốc gia trong sạch, vững mạnh “Việc quy định và đảm bảo quyền

khiếu kiện hành chính là yêu cầu tất yếu để đảm bảo sự cân bằng giữa lợi íchcủa nhà nước và lợi ích của nhân dân, giữa quyền lực nhà nước và quyền tựchủ của nhân dân trong quản lí hành chính nhà nước”3

Trong hệ thống các cơ quan nhà nước, tòa án giữ vai trò đặc biệt quantrọng, là cơ quan được nhân danh quyền lực nhà nước thực hiện quyền tưpháp, xem xét, đánh giá việc thực hiện pháp luật của các chủ thể, ra bản ánhoặc quyết định phán xét hành vi của các chủ thể đó nhằm thực hiện chứcnăng bảo vệ pháp luật, đảm bảo công lí, góp phần ổn định trật tự xã hội

Khác với phương thức giải quyết tranh chấp hành chính theo thủ tụckhiếu nại hành chính là phương thức giải quyết tranh chấp hành chính có tính

chất thuần túy hành pháp, theo phương châm: dùng quyền hành pháp để kiểm

soát quyền hành pháp, không bảo đảm được sự khách quan và bình đẳng giữa

người khiếu nại và người bị khiếu nại cũng như tính “chuyên trách” trong quátrình giải quyết, việc quy định phương thức giải quyết tranh chấp hành chínhbằng con đường tư pháp do Tòa án có thẩm quyền thực hiện theo thủ tục tốtụng sẽ tạo ra một phương thức giải quyết tranh chấp hành chính hữu hiệu

tương đối độc lập, dựa trên nguyên tắc “dùng quyền tư pháp để kiểm soát

quyền hành pháp”, song song với các phương thức giải quyết tranh chấp hành

chính khác, khắc phục những hạn chế của cơ chế giải quyết tranh chấp hànhchính bằng thủ tục hành chính đồng thời đáp ứng nhu cầu khách quan của xãhội về sự bình đẳng, dân chủ giữa nhà nước và công dân, kiểm soát hữu hiệuhơn đối với hoạt động QLHCNN

3 Nguyễn Mạnh Hùng (2014), Phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính và thẩm quyền xét xử

vụ án hành chính ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr 25.

Trang 16

Khởi kiện VAHC là hành vi pháp lý đơn phương của cơ quan, tổ

chức, cá nhân yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi có

căn cứ cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp đó bị xâm phạm từ khiếu kiệnQĐHC, HVHC, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, danh sách cử tri, quyếtđịnh giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh Khởi kiệnVAHC là quyền của cá nhân, tổ chức để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình,được Nhà nước ghi nhận và bảo vệ Trong hoạt động TTHC thì việc khởi kiệnđúng pháp luật sẽ là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật vềTTHC Đối với Nhà nước đây là một phương thức để góp phần kiểm soát hoạtđộng quản lý hành chính (QLHC) nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả quản lýnhà nước Đối với xã hội, khởi kiện là một phương thức mở rộng và phát huydân chủ trong đời sống xã hội

Song, để quyền, lợi ích hợp pháp được Tòa án bảo vệ, cơ quan, tổ chức,cá nhân phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật cả về nội dunglẫn thủ tục Thủ tục khởi kiện là nội dung quan trọng để chủ thể khởi kiện cóthể bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình

Theo Từ điển Hán - Việt của Giáo sư Đào Duy Anh quan niệm “thủ

tục là các trình tự và phương pháp làm việc”4 Từ điển Bách Khoa Việt Nam

thủ tục được hiểu là “cách thức đã định để thực hiện một hoạt động”.

Theo Nguyễn Văn Linh, trong Thực hiện pháp luật về giải quyết thủ

tục hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay, đưa ra

khái niệm về thủ tục: “góc độ chung nhất, thủ tục bao gồm hai yếu tố cơ bản

là trình tự và cách thức, trong đó trình tự xác định quy trình, tức là trật tựcác bước, các giai đoạn tiến hành công việc; cách thức xác định phươngpháp tiến hành các công việc, gắn với những hoạt động cụ thể”5 Thủ tục ở

đây được hiểu là trình tự và cách thức thực hiện những hành động nhất địnhnhằm đạt tới những hệ quả pháp lý mà phần quy phạm vật chất dự kiện trước

4 Đào Duy Anh, (2002), Từ điển Hán - Việt, quyển thượng, Nxb Văn hóa thông tin, tr 302, 441, 496.

5 Nguyễn Văn Linh, (2015), Thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà

nước cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí

Minh, tr 32.

Trang 17

Dưới góc độ hành chính: “Thủ tục hành chính là trình tự giải quyết

bất kỳ một nhiệm vụ cá biệt, cụ thể nào trong lĩnh vực quản lý hành chínhNhà nước”6 Quan điểm thứ hai lại cho rằng: “Thủ tục hành chính là trình tự,

cách thức để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ và để cánhân và tổ chức thực hiện khi giao dịch với cơ quan hành chính nhà nước”7

Quan điểm thứ ba: “Thủ tục hành chính là một loạt các quy định về trình tự

thời gian, về không gian về cách thức giải quyết công việc của các cơ quanhành chính nhà nước trong mối liên hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhâncông dân”8

Về đặc điểm của thủ tục hành chính, nhìn chung các thủ tục hànhchính mang những đặc điểm chung như: được điều chỉnh chủ yếu bằng cácquy phạm thủ tục hành chính, trình tự thực hiện thẩm quyền trong QLHCNN,thủ tục hành chính thường mang tính đa dạng, phức tạp; thủ tục hành chínhmang tính năng động

Thủ tục hành chính đã và đang có ý nghĩa nhất định trong quá trìnhQLHCNN đó là: bảo đảm cho các quy định nội dung của luật hành chínhđược thực hiện; đảm bảo cho các quy phạm nội dung của các ngành luật khácđi vào cuộc sống, bảo đảm cho việc thi hành các QĐHC được thống nhất; làmgiảm sự phiền hà, củng cố được quan hệ giữa Nhà nước và công dân;

Một cách khái quát, tác giả đưa ra định nghĩa rằng: Thủ tục khởi kiện

VAHC là trình tự và cách thức thực hiện những hoạt động cụ thể nhằm yêucầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi có căn cứ cho rằngquyền, lợi ích đó bởi xâm phạm bởi quyết hành chính, HVHC, quyết định kỷluật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việccạnh tranh và danh sách cử tri.

6 Xalisépva N.G., (1964), Thủ tục hành chính ở Liên Xô, Nxb Pháp lý, Mátxcơva, tr 5-6 (tiếng Nga).

7 Kôzlốp Iu.M., (1987), Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính Xô-viết, Nxb Pháp lý, Mát-xcơ-va,

tr 92 (tiếng Nga).

8 Xôrôkin V.Đ., (1972), Luật thủ tục hành chính, Nxb Pháp lý, Mátxcơva, tr 62 (tiếng Nga).

Trang 18

1.1.2 Đặc điểm của khởi kiện vụ án hành chính

Về đặc điểm, theo định nghĩa trên ta có thể rút ra được một vài đặcđiểm của thủ tục khởi kiện VAHC như sau:

Thứ nhất, thủ tục khởi kiện VAHC là trình tự, cách thức thực hiện những

hoạt động cụ thể của cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện Thủ tục khởi kiệnVAHC sẽ phát sinh khi có việc khởi kiện Vậy người thực hiện việc khởi kiệnVAHC cũng chính là chủ thể thực hiện thủ tục khởi kiện VAHC

Theo khoản 8 Điều 3 Luật TTHC 2015: “Người khởi kiện là cơ quan,

tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính,hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyếtkhiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; danh sách cử tri bầu cử đạibiểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danhsách cử tri trưng cầu ý dân (sau đây gọi chung là danh sách cử tri)”.

Bên cạnh đó, người khởi kiện phải thỏa mãn các điều kiện quy địnhtại Điều 54 Luật TTHC năm 2015, nghĩa là phải có năng lực TTHC bao gồmnăng lực pháp luật TTHC và năng lực hành vi TTHC Năng lực pháp luậtTTHC là tổng thể những quyền và nghĩa vụ tố tụng mà pháp luật quy địnhcho cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm quyền khởi kiện VAHC và nhữngquyền và nghĩa vụ tố tụng khác sau khi vụ án đã phát sinh Năng lực pháp luậtTTHC của cá nhân phát sinh từ khi cá nhân sinh ra và mất đi khi cá nhân chết.Năng lực pháp luật TTHC của cơ quan, tổ chức phát sinh từ khi cơ quan, tổchức được thành lập, tồn tại hợp pháp và mất đi khi cơ quan, tổ chức đó bịgiải thể

Năng lực hành vi của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong TTHC là khảnăng tự thực hiện việc khởi kiện VAHC hoặc ủy quyền cho người khác thamgia TTHC Năng lực hành vi TTHC của cá nhân sẽ khác nhau tùy theo độ tuổivà khả năng nhận thức Người từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền tự mình thựchiện quyền, nghĩa vụ của đương sự trong TTHC hoặc có thể ủy quyền cho bấtcứ người nào đại diện cho mình tham gia tố tụng theo quy định tại Điều 54 và

Trang 19

Điều 60 Luật TTHC năm 2015 (trừ những người không được làm người đạidiện theo khoản 6, khoản 7 Điều 60 Luật TTHC năm 2015).

Theo khoản 4 Điều 54 Luật TTHC năm 2015, người khởi kiện làngười chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự sẽ thực hiệnquyền, nghĩa vụ của đương sự trong TTHC thông qua người đại diện theopháp luật Như vậy, với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vidân sự, do họ không thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng vàhọ cũng không có khả năng ủy quyền cho người khác nên việc khởi kiệnVAHC được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật Những ngườiđược coi là đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên, người mấtnăng lực hành vi dân sự theo quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 60 LuậtTTHC năm 2015, gồm: cha, mẹ đối với con chưa thành niên, người giám hộđối với người được giám hộ

Nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức: Việc thực hiện quyền, nghĩavụ TTHC phải thông qua người đại diện theo pháp luật, quy định tại khoản 5Điều 54 và điểm c, d, đ khoản 2 Điều 60 Luật TTHC năm 2015 Những ngườiđược coi là đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức là người đứng đầu cơquan, tổ chức hay người được người đứng đầu cơ quan, tổ chức ủy quyềnnhân danh mình tham gia tố tụng

Thứ hai, thủ tục khởi kiện VAHC được thực hiện trong giai đoạn khởi

kiện VAHC

Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện phải thực hiện các hoạt độngtheo trình tự, cách thức nhất định, đây là điều kiện để đơn khởi kiện được xemxét và VAHC được thụ lý Có thể thấy rất rõ: Đối với hoạt động TTHC việckhởi kiện đúng pháp luật sẽ làm phát sinh quan hệ pháp luật về TTHC; phátsinh quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ, dẫn đến các hành vi tốtụng tiếp theo Ngoài ra, để thụ lý hành chính, TAND có thẩm quyền phải tiếnhành kiểm tra các yêu cầu, điều kiện và chỉ thụ lý VAHC khi có đầy đủ cácđiều kiện, như: việc khởi kiện đáp ứng đầy đủ các điều kiện khởi kiện theo

Trang 20

quy định của Luật TTHC năm 2015 (điều kiện khởi kiện cũng là điều kiện thụlý), ngoài ra còn phải đủ điều kiện về thủ tục khởi kiện và điều kiện về nộptiền tạm ứng án phí Như vậy có thể xác định việc thực hiện thủ tục khởi kiệnphải được thực hiện trong giai đoạn khởi kiện.

Thứ ba, thủ tục khởi kiện VAHC được pháp luật TTHC quy định.

Ngay từ Chương 1 phần Những quy định chung của Luật TTHC năm2015, ở đoạn 1 Điều 1 về Phạm vi điều chỉnh của Luật TTHC có quy định

“Luật Tố tụng hành chính quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụnghành chính; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tốtụng, người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng,cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; trình tự, thủ tục khởi kiện, giải quyếtvụ án hành chính, thi hành án hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáotrong tố tụng hành chính”.

Như vậy, thủ tục khởi kiện VAHC là chế định thuộc phạm vi điềuchỉnh của Luật TTHC Việt Nam Xuất phát từ bản chất và tầm quan trọng củathủ tục khởi kiện VAHC trong giai đoạn khởi kiện VAHC: Thủ tục là trình tựvà cách thức hoạt động và có tính chất “là hình thức sống của luật vật chất”nên thủ tục khởi kiện VAHC phải được các quy phạm pháp luật về TTHC quyđịnh chặt chẽ, thống nhất để đảm bảo các trình tự ấy hoạt động hiệu quả Bêncạnh đó, không phải tất cả các vụ việc cụ thể - cá biệt nói chung, nhất là trìnhtự hoạt động tổ chức - xã hội trực tiếp, đều được Luật TTHC quy định chặtchẽ Vì vậy, chỉ những hoạt động cụ thể nào và đương nhiên nó quan trọng,chỉ khi được quy phạm TTHC điều chỉnh, thì mới là thủ tục khởi kiện VAHC.Xem xét đến thủ tục khởi kiện VAHC thì thủ tục này cần được quy định chặtchẽ hơn cả vì ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của chủ thể trong quan hệ phápluật TTHC vì điều kiện khởi kiện cũng là điều kiện thụ lý và các điều kiện khác

Tiếp cận khởi kiện VAHC dưới góc độ là thủ tục thực hiện quyền củacá nhân, tổ chức thực hiện hành vi khởi kiện tại tòa án yêu cầu bảo vệ quyềnvà lợi ích hợp pháp của mình do bị xâm phạm bởi QĐHC, HVHC của cơ

Trang 21

quan, tổ chức, công chức của các cơ quan, tổ chức đó Theo đó, nội dungnghiên cứu tập trung tiếp cận dưới góc độ quyền, điều kiện thực hiện quyềnvà thủ tục thực hiện quyền khởi kiện của cá nhân, tổ chức

Từ đó, định nghĩa khởi kiện VAHC như sau: Khởi kiện VAHC là một

giai đoạn của tố tụng hành chính trong đó có nội dung là trình tự và cách thứcthực hiện những hoạt động cụ thể nhằm yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi íchhợp pháp của mình khi có căn cứ cho rằng quyền, lợi ích đó bởi xâm phạmbởi quyết hành chính, HVHC, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết địnhgiải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và danh sách cử tri.

1.1.3 Ý nghĩa của khởi kiện vụ án hành chính

Khởi kiện được thực hiện khi mâu thuẫn giữa hai bên tranh chấp đã ởvào tình trạng xung đột nghiêm trọng, không thể điều hòa bằng các hình thứcđàm phán trực tiếp hoặc gián tiếp (thương lượng, hòa giải, khiếu nại, thamvấn…) mà cần đến vai trò phân xử của tòa án Khởi kiện hành chính có chứcnăng thông tin, là căn cứ bảo vệ tích cực và là cơ sở để giải quyết tranh chấp

Thông qua khởi kiện, chủ thể khởi kiện có thể phản ánh chính xác, kịpthời những biểu hiện mà họ cho là trái pháp luật để tòa án có thẩm quyền biết vàcó biện pháp xử lý thích hợp Từ đó, nhà nước có thể phát hiện ra những yếu tốbất hợp lý của bộ máy hành chính, các yếu kém, tiêu cực của một số cán bộ,công chức nhà nước để từ đó có những chấn chỉnh, xử lý kịp thời nhằm bảo đảmcho pháp luật của Nhà nước ta được chấp hành nghiêm chỉnh, tất cả các cơ quannhà nước, các nhân viên nhà nước đều phải tôn trọng pháp luật, đặt mình dướipháp luật

Khởi kiện hành chính là biện pháp đảm bảo và tăng cường quyền dânchủ nhân dân Mặc dù đặc trưng của phương pháp QLHCNN là tính mệnhlệnh phục tùng nhưng điều đó không có nghĩa người dân phải chấp hành mọiyêu cầu từ phía nhà nước một cách thụ động và vô điều kiện Phản kháng lạinhững QĐHC, HVHC có biểu hiện trái pháp luật không chỉ là biện pháp tự vệcủa người dân mà còn là biện pháp thực hiện dân chủ hữu hiệu So với khiếu

Trang 22

nại thì khởi kiện là một biện pháp quyết liệt và tập trung để người khởi kiệnbảo vệ mình, là cứu cánh để đòi lại công lý khi mà kết quả của việc giải quyếtkhiếu nại không thể làm họ thỏa mãn.

Khởi kiện là một cách thức để đưa tranh chấp ra giải quyết Trướcđây, các thuật ngữ như “kiện Nhà nước”, “kiện cơ quan công quyền” còn xalạ và không được sử dụng phổ biến Tuy nhiên, không thể phủ nhận sự tồn tạicủa những xung đột giữa lợi ích nhà nước với lợi ích của tổ chức, cá nhântrong xã hội Chính từ tính tất yếu của sự tồn tại tranh chấp hành chính và sựcần thiết phải giải quyết chúng, TTHC ở Việt Nam đã ra đời TTHC Việt Namngày càng khẳng định được vị trí, vai trò của mình và khởi kiện hànhchính cũng dần trở thành một biện pháp giải quyết tranh chấp hiệu quả và gầngũi hơn với người dân Khởi kiện hành chính vừa khắc phục những nhượcđiểm của khiếu nại vừa là đối trọng ngăn ngừa sự tùy tiện, cẩu thả trong giảiquyết khiếu nại, góp phần đưa quá trình giải quyết khiếu nại vào nề nếp Khởikiện VAHC như vậy có những ý nghĩa sau:

Khởi kiện VAHC được coi là một giai đoạn TTHC, trong đó có quyđịnh về trình tự, thủ tục mà mà chủ thể thực hiện những hoạt động cụ thểnhằm yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi có căn cứcho rằng quyền, lợi ích đó bởi xâm Việc quán triệt những quy tắc chung chotrình tự, thủ tục khởi kiện VAHC không chỉ đảm bảo tính dân chủ, cụ thể, đơngiản, công khai, công bằng tạo điều kiện thuận lợi cho người khởi kiện thựchiện các quyền và nghĩa vụ của mình, đồng thời, đảm bảo tính minh bạch,bình đẳng trong hoạt động tiếp nhận và xem xét đơn khởi kiện của Tòa án, thểhiện sự thống nhất, tính nhất quán về hình thức, nội dung, quy trình và cáchthức của việc khởi kiện VAHC trong hoạt động tố tụng

* Đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện

Thủ tục khởi kiện bao gồm những điều kiện cần thiết để các cá nhân,cơ quan, tổ chức có thể thực hiện việc khởi kiện ra Tòa án Chỉ khi chủ thểkhởi kiện đáp ứng các quy định về thủ tục khởi kiện, Tòa án mới xem xét, thụ

Trang 23

lý vụ án, qua đó, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân mớiđược Tòa án bảo vệ Việc quy định rõ ràng, chặt chẽ những quy định về thủtục khởi kiện sẽ giúp người khởi kiện tránh khỏi tình trạng vướng mắc, khôngrõ ràng về những trình tự, thủ tục mà Luật TTHC quy định dẫn đến việc thựchiện sai hoặc không đúng theo quy định làm ảnh hưởng đến quyền khởi kiệncủa mình.

* Đối với Tòa án

Khởi kiện VAHC là việc cơ quan, cá nhân, tổ chức theo quy định củaLuật TTHC yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp phápcủa mình hay của người khác, khi có căn cứ cho rằng các quyền và lợi íchhợp pháp đó bị xâm phạm Để khởi kiện VAHC, người khởi kiện phải làmđơn khởi kiện, kèm theo đơn là các tài liệu, chứng cứ để chứng minh chonhững yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp, sau đó nộp đơn khởi kiệnđến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc theo quy định của luật về thủ tụckhởi kiện

Tòa án chỉ chấp nhận thụ lý giải quyết vụ án khi chủ thể khởi kiệntuân thủ đúng thủ tục, hình thức khởi kiện mà pháp luật quy định Việc thựchiện các thủ tục theo quy định pháp luật là một trong những căn cứ pháp lý đểTòa án xem xét việc thụ lý hay không thụ lý VAHC Việc khởi kiện VAHCkhông tuân theo các thủ tục do pháp luật quy định không chỉ là hành vi tráipháp luật mà còn ảnh hưởng tới tính thống nhất và hiệu quả của các phươngthức giải quyết tranh chấp hành chính

Căn cứ vào những quy định về thủ tục khởi kiện giúp cho việc thụ lýcủa Tòa án liền mạch thống nhất theo cùng một hình thức nhất định, tránhviệc thực hiện rời rạc, tràn lan, chồng chéo nhau làm ảnh hưởng tới hoạt độngbình thường của Tòa án, đồng thời giúp Tòa án có thể thụ lí giải quyết vụ ánmột cách nhanh chóng, đúng theo quy định của pháp luật

Nếu không có những quy định cụ thể này thì sẽ rất khó khăn cho Tòaán khi thụ lý vụ án và tiến hành các giai đoạn tiếp theo của quá trình tố tụng

Trang 24

Tòa án sẽ không thể biết trong trường hợp nào thụ lý hoặc trường hợp nào từchối thụ lý vì vậy có thể dẫn đến đơn khởi kiện đủ điều kiện để thụ lý nhưngbị từ chối hoặc ngược lại là tình trạng thụ lý không đúng thẩm quyền, đơnkhởi kiện sai hình thức, sai đối tượng khởi kiện, sai người khởi kiện nhưngvẫn được thụ lý làm ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của Tòa án và các chủthể liên quan khác.

1.2 Nội dung pháp lý về khởi kiện vụ án hành chính

1.2.1 Quy định về quyền khởi kiện vụ án hành chính

Muốn khởi kiện VAHC tại Tòa án đối với QĐHC, HVHC hay quyếtđịnh kỷ luật buộc thôi việc cán bộ công chức thì điều kiện trước tiên ngườikhởi kiện phải có quyền khởi kiện Theo quy định của pháp luật TTHC,quyền khởi kiện VAHC là quyền tự định đoạt của cá nhân, cơ quan, tổ chứcyêu cầu tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi có căn cứ chorằng các quyền, lợi ích đó bị xâm hại trái pháp luật

Do đó, việc khởi kiện VAHC tùy thuộc vào ý chí chủ quan của chủthể khởi kiện, không ai có quyền buộc cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thựchiện quyền này Mặt khác, nhận thức chủ quan của chủ thể khởi kiện VAHCvề tính trái pháp luật của QĐHC, HVHC xâm phạm quyền, lợi ích hợp phápcủa họ là cơ sở của việc thực hiện quyền khởi kiện Ở đây, quyền khởi kiệnVAHC của cá nhân, cơ quan, tổ chức được nhìn nhận là một phương tiện hiệuquả để tự bảo vệ mình và việc thực hiện quyền này mang đậm nét chủ quan,có mối liên hệ mật thiết với trình độ nhận thức, trạng thái tâm lý, động cơ,mục đích của chủ thể khởi kiện

Người khởi kiện chỉ có quyền khởi kiện VAHC trong những trườnghợp cụ thể sau:

- Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện VAHC đối vớiQĐHC, HVHC, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếunại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trong trường hợp không đồng ý vớiquyết định, hành vi đó hoặc đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết

Trang 25

khiếu nại, nhưng hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luậtvề khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết,nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi đó.

- Cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện VAHC đối với quyết định giảiquyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trong trường hợpkhông đồng ý với quyết định đó

- Cá nhân có quyền khởi kiện VAHC về danh sách cử tri bầu cử đạibiểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân trongtrường hợp đã khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại,nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại khôngđược giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với cách giảiquyết khiếu nại

Như vậy, Luật TTHC không đặt ra điều kiện phải khiếu nại đến cơquan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu, rồi mới có quyền khởi kiệnra tòa án như quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các VAHC

Đặc biệt trong trường hợp cá nhân, tổ chức, cơ quan lựa chọn việckhiếu nại tại cơ quan hành chính, khi hết thời hạn giải quyết theo quy địnhcủa pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc được giải quyếtnhưng không đồng ý với kết quả giải quyết lần đầu (hoặc lần 2) thì vẫn cóquyền khởi kiện VAHC tại tòa án Đây là điểm mới của Luật TTHC

Quy định này đã tạo điều kiện cho người khởi kiện quyền tự do lựa chọnkhiếu nại tại cơ quan hành chính hay khởi kiện vụ án mà không bắt buộc phảiqua thủ tục khiếu nại trước khi khởi kiện, nhằm rút ngắn quá trình giải quyết cáctranh chấp giữa công dân và các cơ quan công quyền, tạo thuận lợi tối đa chongười dân trong việc khởi kiện VAHC, giúp họ kịp thời bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của mình Tuy nhiên, đối với các khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cửđại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thì phải qua thủ tục giải quyếtkhiếu nại tại cơ quan hành chính nhà nước trước khi khởi kiện tại tòa án do đặcthù của loại việc này cần giải quyết nhanh chóng và phục hồi nhanh quyền của

Trang 26

chủ thể nên khiếu nại có thể xác nhận sai sót của cơ quan lập danh sách cử trihoặc nhầm lẫn của người khiếu nại Khi khiếu nại không thể giải quyết đượcmới cần đến quy trình tố tụng là khởi kiện.

1.2.2 Quy định về đối tượng khởi kiện vụ án hành chính

Để hiểu rõ và xác định đúng đối tượng khởi kiện trong VAHC có vaitrò rất quan trọng, không chỉ trong việc giải quyết đúng đắn vụ án mà còngiúp người khởi kiện bảo vệ tối đa quyền, lợi ích chính đáng của mình Thựctế cho thấy, việc xác định đúng đối tượng khởi kiện vụ trong án hành chínhkhông phải là chuyện dễ dàng đối với người dân Vấn đề này, một mặt do hoạtđộng QLHC nhà nước hết sức đa dạng kéo theo sự đa dạng của các loại QĐHC,HVHC; mặt khác, do nhận thức về QĐHC, HVHC là đối tượng khiếu kiện hànhchính, còn có sự chưa thống nhất; cũng như việc xác định đâu là QĐHC, đâu làHVHC được khởi kiện cũng gặp nhiều khó khăn Chính vì vậy, tác giả muốnphân tích về QĐHC, HVHC - đối tượng khởi kiện Theo quy định của LuậtTTHC năm 2015 thì đối tượng khởi kiện VAHC gồm:

* Quyết định hành chính

QĐHC là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức

được giao thực hiện QLHC nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trongcơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt độngQLHC được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể (khoản 1Điều 3 Luật TTHC) Tuy nhiên, không phải tất cả các QĐHC điều thuộc đốitượng của quyền khởi kiện mà QĐHC phải thỏa mãn các dấu hiệu sau:

Thứ nhất, QĐHC bằng văn bản Theo khoản 1 Điều 3 Luật TTHC thì:

“quyết định hành chính là văn bản ” Do đó, QĐHC phải được thể hiện dướihình thức là văn bản

Về phương diện lý luận thì QĐHC được hiểu là kết quả của sự thểhiện ý chí quyền lực đơn phương của các chủ thể QLHC nhà nước, được thểhiện dưới những hình thức nhất định tác động đến các đối tượng nhất địnhtrong quá trình hành pháp Vì thế, QĐHC được ban hành có thể thể hiện

Trang 27

dưới nhiều hình thức khác nhau như quyết định bằng miệng, bằng tín hiệu,văn bản Nhưng chỉ có những QĐHC được ban hành dưới hình thức vănbản mới là đối tượng xét xử của Tòa án Đây là hình thức thể hiện có nhiềuưu thế về tính chính xác và tính ổn định cao so với các hình thức khác Tínhưu thế của hình thức văn bản so với các hình thức khác thể hiện ở chỗ: nó docác cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền theo luật định ban hành, nóđược xây dựng và ban hành theo trình tự luật định và tồn tại dưới các tên gọido luật định.

Hiện nay, theo quy định của pháp luật TTHC thì vấn đề trên đã được

giải quyết rõ ràng:”1 Quyết định hành chính thuộc đối tượng khởi kiện để

yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính là văn bản được thể hiện dướihình thức quyết định hoặc dưới hình thức khác như thông báo, kết luận, côngvăn do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người cóthẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành có chứa đựng nộidung của quyết định hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc mộtsố đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chínhmà người khởi kiện cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm(trừ những văn bản thông báo của cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩmquyền của cơ quan, tổ chức trong việc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức bổsung, cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết, xử lý vụ việccụ thể theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó), bao gồm:

a Quyết định hành chính được cơ quan hành chính nhà nước, cơquan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó banhành trong khi giải quyết, xử lý những việc cụ thể trong hoạt động quản lýhành chính;

b Quyết định hành chính được ban hành sau khi có khiếu nại có nộidung giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ

Trang 28

QĐHC được hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Điều này9“.

Như vậy, bất kỳ một văn bản nào mà nội dung của nó chứa đựng mộtmệnh lệnh hành chính cá biệt điều thuộc đối tượng của quyền khởi kiệnkhông phụ thuộc vào việc nó có được ban hành với tên gọi là “quyết định”hay không

Thứ hai, quyết định đó phải là QĐHC cá biệt Căn cứ vào tính chất

pháp lý, QĐHC gồm 3 loại: Quyết định chủ đạo, quyết định quy phạm vàquyết định cá biệt, trong đó, chỉ có QĐHC cá biệt mới là đối tượng xét xử củatòa án

Thứ ba, QĐHC đó phải tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích của cá

nhân, cơ quan, tổ chức làm phát sinh tranh chấp pháp lý giữa họ với cơ quancông quyền

Thứ tư, QĐHC đó có thể do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ

chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan tổ chức đó ban hành

Thứ năm, QĐHC thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án hành chính

* Hành vi hành chính

Ngoài hình thức QĐHC, một hình thức QLHC thường xuyên phát sinhlà HVHC HVHC là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổchức khác hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiệnhoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật (khoản 2Điều 3 Luật TTHC)

Hành vi hành chính là đối tượng khởi kiện hành chính có các đặc điểm sau:

Thứ nhất, về chủ thể thực hiện HVHC: Có thể là cơ quan hành chính

nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc của người có thẩm quyền trong cơquan, tổ chức đó

Như vậy, HVHC có thể là hành vi của cơ quan hành chính nhà nướchoặc cơ quan khác và hành vi của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ

9 Hội đồng thẩm phán TAND tối cao (2015), Nghị quyết số 01/2015/NQ-HĐTP ngày 15/1/2015 của Hộiđồng thẩm phán TAND tối cao sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 02/2011/NĐ-HĐTP, Hà Nội

Trang 29

chức đó Các cơ quan nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quyđịnh của pháp luật đó là thực hiện hành vi được giao Ngược lại, nếu cơ quanđó không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật thì đó làkhông thực hiện hành vi được giao Do vậy, HVHC không chỉ có ở các cánhân mà có cả ở các cơ quan hành chính.

+ Hành vi của người có thẩm quyền trong cơ quan, nhà nước: Là hànhvi của cá nhân cụ thể thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theoquy định của pháp luật

Thứ hai, về hình thức thể hiện, HVHC có thể là hành vi thể hiện dưới

dạng hành động hoặc hành vi không hành động

+ Hành vi hành chính thể hiện dưới dạng hành động: Là hành vi thựchiện nhiệm vụ, công vụ trái với quy định của pháp luật

+ Hành vi hành chính thể hiện dưới dạng không hành động: Là hànhvi không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật

Thứ ba, HVHC là hành vi nhằm thực hiện hoặc không thực hiện

nhiệm vụ, công vụ được giao Như vậy, phạm vi để xác định HVHC là đốitượng khởi kiện hành chính với các hành vi khác của cơ quan nhà nước hoặcngười có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó là hành vi trong phạm vinhiệm vụ, công vụ được giao

Như vậy, theo quy định của Luật TTHC, những HVHC thỏa mãn cácđặc điểm trên đều có thể là đối tượng khởi kiện hành chính trừ những hành viHVHC thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, anninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định và các HVHC mangtính nội bộ của cơ quan, tổ chức

* Quyết định kỷ luật buộc thôi việc

Quyết định kỷ luật buộc thôi việc là văn bản thể hiện dưới hình thứcquyết định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng hình thức kỷ luậtbuộc thôi việc đối với công chức thuộc quyền quản lý của mình

Quyết định kỷ luật buộc thôi việc thực chất là một dạng biểu hiện của

Trang 30

QĐHC nói chung, vì vậy nó cũng có đầy đủ các tính chất và đặc điểm củamột QĐHC Tuy nhiên quyết định kỷ luật buộc thôi việc có tính đặc biệt hơnvà phạm vi hẹp hơn các QĐHC nói chung, đây là loại hình thức kỷ luật caonhất áp dụng cho công chức thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức củangười ra quyết định Để có thể là đối tượng khởi kiện hành chính, quyết địnhkỷ luật buộc thôi việc cần có thêm những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, về hình thức của quyết định Phải bằng văn bản Đồng thời,

tên gọi của quyết định kỷ luật buộc thôi việc thuộc thẩm quyền giải quyết củatòa án phải là quyết định Theo quy định của pháp luật công chức, khi kỷ luậtbuộc thôi việc, phải thể hiện dưới hình thức là quyết định của người đứng đầucơ quan, tổ chức

Thứ hai, người bị kỷ luật Công chức giữ chức vụ từ Tổng cục trưởng

và tương đương trở xuống

+ Người bị kỷ luật phải là công chức.Công chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức thì công chức làcông dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chứcdanh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản ViệtNam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan,quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vịthuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theochế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từngân sách nhà nước Khi những người này bị kỷ luật buộc thôi việc, có thểkhởi kiện ra Tòa án theo thủ tục TTHC

+ Đối với công chức giữ chức vụ: Công chức bị kỷ luật buộc thôi việcphải giữ chức vụ từ Tổng cục trưởng và tương đương trở xuống

Theo quy định của Luật Cán bộ công chức và Nghị định 06/2010/NĐ-CP,công chức có thể giữ các chức vụ trong các cơ quan khác nhau từ trung ươngđến địa phương như Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Phó chủ

Trang 31

nhiệm Văn phòng Quốc hội, Phó Tổng kiểm toán Nhà nước, Thứ trưởng,Tổng cục trưởng, Cục trưởng, Vụ trưởng, Giám đốc Sở Những công chứctrên đều có thể bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc, tuy nhiên chỉ có côngchức giữ chức vụ từ Tổng cục trưởng và tương đương trở xuống khi bị kỷ luậtbuộc thôi việc mới có thể khởi kiện ra Tòa án theo thủ tục TTHC Tuy nhiênhiện nay, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể những chức danh tương đươngvới Tổng cục Trưởng.

Thứ ba, hình thức kỷ luật: buộc thôi việc Theo quy định của pháp luật

cán bộ công chức, có 06 hình thức kỷ luật hành chính đối với công chức trongquá trình thi hành công vụ: cảnh cáo, khiển trách, hạ bậc lương, giáng chức,cách chức và buộc thôi việc Chỉ khi quyết định kỷ luật với hình thức buộcthôi việc mới là đối tượng khởi kiện hành chính Đối với các hình thức kỷ luậtkhác như cảnh cáo, khiển trách, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, côngchức chỉ có quyền khiếu nại mà không được quyền khởi kiện ra Tòa án đốivới các quyết định kỷ luật trên

Nhìn chung, trong số các loại hình thức kỷ luật mà Luật Cán bộ, côngchức quy định thì hình thức kỷ luật buộc thôi việc là chế tài nặng nề nhất, ảnhhưởng nghiêm trọng đến đời sống, sự nghiệp của người bị kỷ luật, do đó họđược quyền khởi kiện đến tòa án nếu cho rằng việc kỷ luật đó là trái phápluật Tuy nhiên, cũng theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, việc buộcmột người thôi việc không chỉ duy nhất bằng hình thức kỷ luật do có hành vivi phạm kỷ luật mà còn có nhiều căn cứ khác nữa Điều 13 của Nghị định112/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/9/2020 về xử lý kỷ luật cán bộ,

công chức, viên chức thì: “Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với

công chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây: Đã bịxử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với công chức giữ chức vụ lãnhđạo, quản lý hoặc hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnhđạo, quản lý mà tái phạm; Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệtnghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định

Trang 32

này; Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặckhông hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị; Nghiện matúy; đối với trường hợp này phải có kết luận của cơ sở y tế hoặc thông báocủa cơ quan có thẩm quyền; Ngoài quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 vàkhoản 4 Điều này, hình thức kỷ luật buộc thôi việc còn được áp dụng đối vớicông chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậuquả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3Điều 9 Nghị định này”.

Như vậy, quyết định kỷ luật cho thôi việc chỉ là một dạng của hìnhthức buộc thôi việc Và nhận thấy rằng quyết định buộc thôi việc dù ở trongtrường hợp nào cũng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sự nghiệp củangười phải thôi việc Do đó, nếu họ cho rằng việc cơ quan, tổ chức buộc họthôi việc là trái pháp luật thì đều phải được quyền khởi kiện đến Tòa án

* Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnhtranh

Theo quy định của pháp luật cạnh tranh, khi có các khiếu nại hợp lệ vềcác hành vi cạnh tranh hoặc khi cơ quan quản lý cạnh tranh phát hiện có dấuhiệu vi phạm quy định của luật cạnh tranh thì thủ trưởng cơ quan quản lý cạnhtranh sẽ ra quyết định điều tra sơ bộ Nếu có dấu hiệu vi phạm sẽ chuyển sangđiều tra chính thức, sau đó dựa trên kết quả điều tra chính thức Thủ trưởng cơquan quản lý cạnh tranh sẽ ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh (đối với trườnghợp cạnh tranh không lành mạnh) hoặc chuyển cho hội đồng xử lý cạnh tranh(đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh) Hội đồng cạnh tranh sẽ thành lập Hộiđồng xử lý vụ việc để giải quyết thông qua quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

Trong trường hợp không nhất trí một phần hoặc toàn bộ nội dungquyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh,các bên có quyền khiếu nại lên Hội đồng cạnh tranh; trong trường hợp khôngnhất trí với một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ việc cạnhtranh của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, các bên có quyền khiếu nại

Trang 33

lên Bộ trưởng Bộ Công thương Như vậy, có hai chủ thể có thẩm quyền giảiquyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh là Hội đồng cạnh tranhvà Bộ trưởng Bộ Công thương Và việc khiếu nại nói trên được giải quyếtbằng quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

Thực tế, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việccạnh tranh cũng là một loại QĐHC, nên nó cũng mang những dấu hiệu củamột QĐHC

* Danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầucử đại biểu Hội đồng nhân dân

Đây loại việc đặc biệt, đối tượng khởi kiện là danh sách cử tri bầu cửđại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân

Bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân để chọn ra những đại biểuđại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân Quyền được bầu cử là quyềnHiến định được quy định tại Hiến pháp năm 2013 Vì vậy, các nhà soạn thảoluật đã tách riêng “danh sách cử tri” thành một đối tượng đặc biệt mà côngdân có quyền khởi kiện thể hiện sự quan tâm của Nhà nước ta đối với việc bảovệ quyền chính trị quan trọng nhất của công dân Luật TTHC quy định Toàbảo có thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểuQuốc hội và danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân Khi côngdân không có tên mình trong danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhândân hoặc danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, sau khi khiếu nại và đượcgiải quyết nhưng không đồng ý có quyền khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền

1.2.3 Quy định về chủ thể có quyền khởi kiện vụ án hành chính

Ngoài việc ghi nhận quyền khởi kiện VAHC, đối tượng khởi kiệnVAHC Luật TTHC còn qui định cụ thể các điều kiện về chủ thể cũng nhưquyền và nghĩa vụ của từng đương sự trong VAHC

Thuật ngữ người khởi kiện theo khoản 8 Điều 3 Luật TTHC chưa thựcsự rõ ràng và khoa học Điều này ảnh hưởng đến việc xác định người khởikiện trong VAHC, dẫn đến xác định sai người khởi kiện, VAHC có thể bị

Trang 34

đình chỉ Về lý thuyết khi định nghĩa người khởi kiện trong VAHC cần phảiđảm bảo các yếu tố như: là ai, điều kiện và nguyên tắc xác định người khởikiện Người khởi kiện theo Luật TTHC hiện hành gồm ba chủ thể khác nhau:cá nhân, cơ quan, tổ chức

Luật TTHC năm 2015 đã không phân biệt giữa chủ thể có quyền khởikiện với chủ thể thực hiện việc khởi kiện VAHC mà chỉ quy định chung chung,chưa thực sự rõ ràng, mới dừng lại liệt kê người khởi kiện là ai mà không xác

định điều kiện và nguyên tắc xác định người khởi kiện: “Người khởi kiện là

cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án hành chính…” Điều 115 Luật

TTHC năm 2015 quy định: “Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ

án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính”, không

quy định chủ thể khởi kiện phải là đối tượng đã bị QĐHC, HVHC xâm phạm

quyền, lợi ích hợp pháp; trong khi Điều 116 Luật này quy định “…được

quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính bảo vệ quyềnvà lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm” Như vậy, các quy định về quyền

khởi kiện VAHC trong Luật này còn chưa thống nhất

Do quy định rời rạc và chưa thống nhất ở các điều khoản khác nhau,do đó khi xem xét điều kiện khởi kiện về tư cách chủ thể khởi kiện chúng tacần tuân thủ và vận dụng linh hoạt các quy định tại khoản 8 Điều 3, Điều 54và Điều 60 Luật TTHC năm 2015, điều này cũng gây khó khăn cho việc xácđịnh tư cách chủ thể khởi kiện VAHC

1.2.4 Quy định về xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ ánhành chính

Theo Luật Tổ chức TAND năm 2014, TAND cấp tỉnh và TAND cấphuyện có nhiệm vụ xét xử sơ thẩm vụ việc Do đó, việc xác định thẩm quyềngiải quyết vụ án thuộc Tòa án cấp nào, địa phương nào là vô cùng cần thiếttrong việc thực hiện thủ tục khởi kiện VAHC

Thẩm quyền giải quyết VAHC theo các cấp Tòa án được quy định tại

Trang 35

Điều 31 và Điều 32 của Luật TTHC năm 2015 So với Luật TTHC năm 2010,Luật TTHC năm 2015 đã có những thay đổi, bổ sung nhằm phân định rõ ràngthẩm quyền giải quyết vụ án giữa TAND cấp tỉnh và TAND cấp huyện Cụthể, TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện như sau:

Khiếu kiện QĐHC, HVHC được ban hành bởi cơ quan nhà nước hoặcngười có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở xuống trongcùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án Tuy nhiên, có một sự thay đổilớn trong thẩm quyền giải quyết VAHC của Tòa án theo Luật TTHC năm2015 Đối với các khiếu kiện QĐHC, HVHC của Ủy ban nhân dân (UBND)cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện, việc giải quyết vụ án theo thủ tục sơthẩm thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh Quy định này có ý nghĩa trongviệc thực hiện việc xét xử một cách dân chủ, công khai, minh bạch trong quátrình giải quyết vụ án cũng như phù hợp với Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày02/6/2005 và thực tiễn xét xử

Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơquan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính vớiTòa án đối với công chức thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó

Khiếu kiện liên quan đến danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội vàdanh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân

1.2.5 Quy định về trường hợp và thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính

Để đơn khởi kiện được chấp nhận, ngoài việc chủ thể khởi kiện cóquyền khởi kiện và khởi kiện đúng đối tượng, còn phải tuân thủ đúng trườnghợp quy định tại Điều 115 và đúng thời hiệu khởi kiện quy định tại Điều 116của Luật TTHC năm 2015 Theo đó, pháp luật hiện hành đã xác định 3 trườnghợp thực hiện khởi kiện đối với các loại việc quy định tại khoản 1, 2 Điều 30Luật TTHC năm 2015: (1) Khởi kiện VAHC mà không phải khiếu nại trước(2) Khởi kiện khi nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần 1 mà khôngđồng ý hoặc hết thời hạn mà khiếu nại lần 1 không được giải quyết (3) Khởi

Trang 36

kiện khi nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 mà không đồng ýhoặc hết thời hạn mà khiếu nại lần 2 không được giải quyết Cách thức khởikiện quy định tại Luật TTHC năm 2015 đã tạo nhiều cơ hội và điều kiệnthuận lợi cho cá nhân, tổ chức thực hiện việc khởi kiện VAHC Tuy nhiên,cách thức khởi kiện vẫn chưa đồng nhất giữa các đối tượng khởi kiện VAHC.

Về thời hiệu khởi kiện trong từng trường hợp cụ thể được quy định tạikhoản 2 và khoản 3 Điều 116 Luật TTHC năm 2015 Đối với QĐHC, LuậtTTHC năm 2015 vẫn giữ thời hiệu khởi kiện là 01 năm kể từ ngày nhận đượchoặc biết được QĐHC

1.2.6 Quy định về thủ tục khởi kiện vụ án hành chính* Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Để có thể khởi kiện VAHC ra Tòa án, chủ thể khởi kiện phải chuẩn bịhồ sơ khởi kiện VAHC bao gồm đơn khởi kiện, các tài liệu liên quan đến vụán, giấy chứng minh tư cách pháp lý của chủ thể khởi kiện, các chứng cứ vàtài liệu chứng minh cho yêu cầu của đương sự là có căn cứ pháp luật

- Đơn khởi kiện

Trong quá trình tiến hành thực hiện khởi kiện VAHC, chủ thể cóquyền khởi kiện, cụ thể là cơ quan, tổ chức, cá nhân, phải đáp ứng và đảmbảo yêu cầu về hình thức và trình tự của việc khởi kiện như quy định củapháp luật hành chính Thực hiện khởi kiện, trước hết, cần phải có đơn khởikiện Đây là điều kiện bắt buộc trong hồ sơ khởi kiện VAHC đối với bất kìtrường hợp nào khởi kiện bởi đơn khởi kiện được xem là một căn cứ phát sinhVAHC cũng như là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng để Tòa án đánhgiá và giải quyết vụ án Do vậy, mọi trường hợp khởi kiện VAHC mà khôngcó đơn khởi kiện thì việc khởi kiện của chủ thể đó không hợp lệ

So với khoản 2 Điều 105 Luật TTHC năm 2010 thì khoản 2, 3, 4, 5Điều 117 Luật TTHC năm 2015 rõ hơn và quy định như sau:

“2 Cá nhân có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ thì có thể

tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án Tại mục tên, địa

Trang 37

chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của cá nhân; ởphần cuối đơn cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ.

3 Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dânsự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhậnthức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặcnhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án Tại mục tên, địa chỉ của ngườikhởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp củacá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặcđiểm chỉ.

Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều nàylà người không biết chữ, không nhìn được, không thể tự mình làm đơn khởikiện, không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làmhộ đơn khởi kiện và phải có người có năng lực hành vi tố tụng hành chínhđầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện.

4 Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp phápcủa cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởikiện vụ án Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ củacơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơquan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổchức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp tổ chứckhởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luậtdoanh nghiệp”.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên, trường hợp nếu người khởi kiệnlà cá nhân có năng lực hành vi TTHC đầy đủ thì người đó có thể tự mình làmđơn khởi kiện hoặc nhờ người khác làm đơn hộ và phải ghi họ, tên, địa chỉcủa người khởi kiện Điểm lưu ý là dù tự làm đơn hoặc nhờ người khác làmđơn hộ thì cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ ở phần cuối đơn và có nghĩa vụcung cấp tài liệu, chứng minh cho việc khởi kiện Đối với trường hợp ngườikhởi kiện là cá nhân chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế

Trang 38

năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức và trong làm chủ hànhvi bản thân thì đơn khởi kiện sẽ do người đại diện hợp pháp của của họ theoĐiều 136 Bộ luật Dân sự năm 2015 làm hoặc nhờ người khác làm hộ và phảighi họ, tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp đó Ở phần cuối đơn, ngườiđại diện hợp pháp của người khởi kiện sẽ phải ký tên hoặc điểm chỉ

Đơn khởi kiện là văn bản mà đương sự thể hiện ý chí của mình để yêucầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp bị xâm hại Theo quy định của Luật TTHC năm 2015, đơn khởi kiện phảinêu những nội dung chính sau đây: Ngày, tháng, năm làm đơn; Tòa án được yêucầu giải quyết VAHC; Tên, địa chỉ; số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử (nếucó) của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;Nội dung QĐHC, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếunại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, nội dung giải quyết khiếu nại vềdanh sách cử tri hoặc tóm tắt diễn biến của HVHC; Nội dung quyết định giảiquyết khiếu nại (nếu có); Yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết; Cam đoan vềviệc không đồng thời khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại

Về việc cam đoan về việc không đồng thời khiếu nại đến người cóthẩm quyền giải quyết khiếu nại, trong thực tế, có rất nhiều người khởi kiệnvừa nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án, lại vừa khiếu nại lên người có thẩm quyềngiải quyết khiếu nại Điều này dẫn đến sự chồng chéo trong việc giải quyếtVAHC Do vậy, để đảm bảo cho việc giải quyết VAHC được thực hiện mộtcách tốt nhất thì việc cam đoan về việc không đồng thời khiếu nại đến ngườicó thẩm quyền giải quyết khiếu nại là cần thiết

- Tài liệu, chứng cứ liên quan

Chứng cứ vô cùng cần thiết trong vai trò là cơ sở để Tòa án nhất thiếtphải căn cứ vào để từ đó đánh giá, phân tích và kết luận giải quyết vụ án.Không những thế, chứng cứ còn giúp cho người khởi kiện chứng minh choviệc khởi kiện của mình là có căn cứ xác đáng và có thể bảo vệ quyền, lợi

ích hợp pháp của mình Dưới góc độ ngôn ngữ học, “chứng cứ là cái được

Trang 39

dẫn ra để làm cơ sở để xác định, chứng minh điều gì đó là có thật”10 Khái

niệm chứng cứ như trên quả thực rất rộng, “mọi cái có thể xác định sự tồn

tại của một hiện tượng, một vấn đề gì đó đều có thể là chứng cứ”11 Tuynhiên, xét dưới góc độ pháp lý, khái niệm cụ thể về chứng cứ trong VAHCđã được đưa ra trong Luật TTHC năm 2015 theo quy định tại Điều 80:

“Chứng cứ trong vụ án hành chính là những gì có thật được đương sự, cơ

quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trìnhtố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Luật này quyđịnh mà Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quancủa vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là cócăn cứ và hợp pháp” Vì vậy, theo qui định của pháp luật TTHC, chứng cứ

được xác định là những gì có thật, là cơ sở để chứng minh những vấn đềtrong việc giải quyết VAHC

Tài liệu, thông tin, vật được công nhận là chứng cứ thì phải đáp ứngcác điều kiện như sau:

Thứ nhất, các tài liệu, thông tin, vật phải có tính khách quan, tức là

phải là những gì có thật, đã hoặc đang tồn tại trên thực tế Các tài liệu, thôngtin, vật này không được tạo ra do bịa đặt, tưởng tượng, giả tạo và được xácnhận thông qua những phương pháp nhất định

Thứ hai, các tài liệu, thông tin, vật này phải có tính liên quan đến

VAHC vì những tình tiết trong vụ án được xác nhận bởi chứng cứ cũng nhưchứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện là có căn cứ pháp luật

Thứ ba, chứng cứ phải được thu thập theo trình tự mà pháp luật quy

định, tức là chứng cứ phải mang tính hợp pháp Tính hợp pháp có ý nghĩa vôcùng quan trọng trong việc là căn cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngườikhởi kiện, đánh giá tính phù hợp khách quan của các tình tiết trong vụ án

Khoản 1 Điều 9 Luật TTHC 2015 quy định: “Các đương sự có quyền

10 Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1998), Đại Từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, tr 415.

11 Nguyễn Sơn Lâm (2012), Chứng cứ trong vụ án hành chính, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr 14.

Trang 40

và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án vàchứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp” Như vậy, khi thực

hiện việc khởi kiện VAHC đến Tòa án thì người khởi kiện phải tự mình thuthập, cung cấp chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án cho Tòa án vì đây làviệc thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ

Khi người bị xâm phạm trực tiếp hoặc người đại diện theo pháp luậtthực hiện việc khởi kiện, các chủ thể này cần phải chuẩn bị tài liệu giấy tờchứng minh tư cách pháp lý của chủ thể khởi kiện Trong trường hợp người bịxâm phạm trực tiếp là chủ thể khởi kiện, người này cần chuẩn bị bản saochứng minh nhân dân (hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu), hộ khẩu củamình Còn nếu chủ thể khởi kiện là người đại diện theo pháp luật thì ngườinày phải có tài liệu chứng minh tư cách pháp lý như giấy phép, quyết địnhthành lập, quyết định bổ nhiệm (đối với trường hợp là người đại diện của cơquan, tổ chức) hoặc giấy khai sinh, giấy chứng minh tư cách giám hộ (đối vớitrường hợp là người đại diện của cá nhân)

* Xác định nơi nộp đơn khởi kiện và tài liệu chứng cứ kèm theo

Người khởi kiện có thể gửi đơn khởi kiện và tài liệu kèm theo đến Tòaán có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng cách tự mình hoặc thông qua ngườiđại diện hợp pháp, người đại diện theo ủy quyền nộp trực tiếp tại Tòa án hoặcgửi qua đường bưu điện hoặc gửi trực tuyến qua cổng thông tin điện tử củaTòa án (nếu có)

Đặc biệt, việc gửi đơn trực tuyến qua cổng thông tin điện tử của Tòa ánlà một chế định tiếp nhận mới được ghi nhận tại khoản 3 Điều 119 trong LuậtTTHC năm 2015 Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc nộp đơn khởikiện không chỉ nâng cao khả năng tiếp cận của người dân đối với pháp luật, sựchủ động trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình mà còn giảmbớt các thủ tục, tiết kiệm thời gian, chi phí cho người khởi kiện Không nhữngvậy việc ghi nhận chế định này cũng giúp Tòa án thực hiện những thủ tục tiếpnhận đơn khởi kiện mang tính chất lặp đi lặp lại một cách nhanh chóng, chính

Ngày đăng: 22/08/2024, 17:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w