1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

lv ths các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015

80 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Quan điểm này đã phântích khá đầy đủ các đặc trưng cơ bản của tình tiết tăng nặng, đó là: i Làm tăngmức độ nguy hiểm của tội phạm hoặc làm tăng mức độ nguy hiểm của người phạmtội hay nhu

Trang 1

hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng tháng1945 đến trước khi Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực 24

Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2015

VỀ CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆMHÌNH SỰ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNGQUY

ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 VỀ CÁC TÌNH

2.1 Định hướng hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về

tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và nâng cao hiệu quả áp dụng 612.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật

Hình sự năm 2015 về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự 62

Trang 3

BLHS : Bộ luật Hình sựCTTP : Cấu thành tội phạmTNHS : Trách nhiệm hình sựVKSND : Viện kiểm sát nhân dân

Trang 4

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Theo quan niệm truyền thống cũng như quy định trước đây của Bộ luậtHình sự (BLHS) Việt Nam, trách nhiệm hình sự (TNHS) là trách nhiệm của cá nhânngười phạm tội, TNHS là một trong những vấn đề lý luận phức tạp Một trongnhững nguyên tắc cơ bản của luật hình sự Việt Nam là người thực hiện hành vinguy hiểm cho xã hội có đầy đủ dấu hiệu của tội phạm được quy định trong BLHSthì phải chịu TNHS Thuật ngữ “trách nhiệm” ở đây không dùng để chỉ nghĩa vụ màcông dân phải có với Nhà nước và xã hội mà dùng để chỉ hậu quả pháp lý bất lợi màmột người phải chịu trước Nhà nước và xã hội vì họ thực hiện những hành vi nguyhiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự cấm hoặc không thực hiện những nghĩa vụ màpháp luật hình sự bắt buộc phải thực hiện, gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đángkể cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ Nhà nước bảo vệ những quan hệ xãhội này bằng việc quy định những chế tài (hình phạt, biện pháp tư pháp) trongBLHS để áp dụng đối với người phạm tội, tước bỏ hoặc hạn chế những quyền và lợiích thiết thâm của họ đồng thời buộc họ phải chấp hành những chế tài ấy Hậu quảpháp lý đã nêu chính là TNHS TNHS cũng chính là dạng trách nhiệm pháp lý baogồm “nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu TNHS, chịu bị kết tội,chịu biện pháp cưỡng chế của TNHS và mang án tích”1

Trên thực tế, Tòa án căn cứ vào các quy định của luật hình sự, tính chất,mức độ nguy hiểm của tội phạm, nhân thân người phạm tội và các tình tiết tăngnặng, giảm nhẹ TNHS để quyết định hình phạt đối với người phạm tội BLHS năm2015 kế thừa, hoàn thiện, bổ sung những điểm mới các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹTNHS cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn để đảm bảo việc áp dụng mang tínhtrừng phạt, răn đe; nhưng đồng thời mang tính giáo dục, cảm hóa đối với ngườiphạm tội Theo đó, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS là một trong những căn

1 Nguyễn Phương Thảo (2018), Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Luật hình sự Việt Nam - Một số

vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr 2.

Trang 5

cứ quan trọng để Tòa án quyết định một mức hình phạt cụ thể đối với người phạm tội.Để có thể quyết định một mức hình phạt phù hợp tương xứng với tính chất, mức độnguy hiểm của hành vi phạm tội thì cần hiểu rõ và phải có kỹ năng để áp dụng đúngnội dung của các tình tiết đó Yêu cầu này tưởng đơn giản nhưng thực tiễn có nhiềutrường hợp người tiến hành tố tụng hoặc người bào chữa đã hiểu không đúng nội dungcủa các tình tiết tăng nặng TNHS, nên khi bào chữa cho người phạm tội không đượcHội đồng xét xử chấp nhận hoặc khi quyết định hình phạt không tương xứng với tínhchất, mức độ nguy hiểm mà người phạm tội thực hiện, không có tác dụng đấu tranhphòng, chống tội phạm Mỗi tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 52 BLHS năm 2015có tính chất, mức độ tăng nặng khác nhau Ngay đối với cùng một tình tiết nhưng ởnhững trường hợp phạm tội khác nhau cũng có tính chất, mức độ tăng nặng khácnhau Hiểu đúng là xác định đúng nội dung mà nhà làm luật quy định tình tiết tăngnặng đó như thế nào; hiểu tính chất, mức độ tăng nặng khác nhau là phải xác địnhtrong mỗi tình tiết đó thì trường hợp nào nghiêm trọng hơn trường hợp nào; hiểu đủ làxác định đủ số lượng các tình tiết được quy định tại mỗi điểm của Điều 52 BLHSnăm 2015 mà nhà làm luật đã quy định bao nhiêu tình tiết? Ví dụ: điểm a khoản 1Điều 52 nhà làm luật quy định một tình tiết tăng nặng nhưng điểm l khoản 1 Điều52 nhà làm luật quy định đến 5 tình tiết tăng nặng chứ không phải chỉ có một tìnhtiết…Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu các tình tiết tăng nặng TNHS tại điều 52BLHS năm 2015 vẫn là cần thiết để thống nhất quan điểm nhận thức, áp dụng phápluật và được xem xét, đánh giá trong mối quan hệ với sự vận động của xã hội đểkịp thời đưa ra các giải pháp phù hợp Như vậy, trước yêu cầu xây dựng nhà nướcpháp quyền, tiếp tục thực hiện Cải cách tư pháp, công cuộc hội nhập quốc tế về tư

pháp hình sự và bảo vệ quyền con người, việc tiếp tục nghiên cứu đề tài “Các tìnhtiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015”

trong điều kiện hiện nay là cần thiết và có ý nghĩa không chỉ về mặt lý luận mà còncó ý nghĩa về mặt thực tiễn

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trang 6

Các tình tiết tăng nặng TNHS là căn cứ quan trọng trong việc quyết địnhhình phạt Do đó, vấn đề này được nhiều nhà khoa học và nhà hoạt động thực tiễnquan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau Trước hết, các Giáo trình Luậthình sự - Phần chung của các cơ sở đào tạo đại học đều có nội dung trình bày nhữngkiến thức cơ bản về chế định này cũng như về nội dung của điều luật trong BLHSquy định về TNHS, tình tiết tăng nặng Tuy nhiên, đây chỉ là những kiến thức cơbản, tạo điều kiện cho việc nghiên cứu sâu về lý luận cũng như thực tiễn Cụ thể:

Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần chung (chương XX), của Học viện Khoa

học xã hội, do GS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên, được Nxb Khoa học xã hội, Hà

Nội, năm 2014; Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (chương XIV), Trường Đại học

Luật Hà Nội do GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà

Nội, năm 2020; Sách tham khảo “Bình luận khoa học về các tình tiết tăng nặng,giảm nhẹ trách nhiệm hình sự”, của Đinh Văn Quế, Nxb Tổng hợp, Thành phố Hồ

Trang 7

Tuy nhiên, trước đòi hỏi của thực tiễn pháp lý cũng như làm rõ nội dung củacác quy định mới được bổ sung trong BLHS năm 2015 liên quan đến các tình tiết tăngnặng TNHS, vì vậy, trong luận văn này, tác giả tiếp tục kế thừa có chọn lọc những kếtquả của các công trình nghiên cứu trước đó và tập trung phân tích các quy định củaBLHS 2015 và các văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về các tình tiết tăngnặng TNHS nhằm làm sáng tỏ nội dung và ý nghĩa của những tình tiết này, đặc biệt làáp dụng những tình tiết tiết này trong thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các biện pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của BLHS năm2015 về các tình tiết tăng nặng TNHS (trong đó có biện pháp về pháp luật)

- Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, luận văn cần thực hiện những nhiệm vụ sau đây:+ Phân tích, đánh giá thực trạng quy định của BLHS năm 2015 về các tìnhtiết tăng nặng TNHS;

+ Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng quy định của BLHS về các tình tiếttăng nặng TNHS;

+ Tìm ra một số hạn chế, bất cập cả về quy định của pháp luật và thực tiễnáp dụng cũng như nguyên nhân của những hạn chế bất cập này

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng mà luận văn tập trung nghiên cứu là quy định của BLHS về cáctình tiết tăng nặng TNHS và thực tiễn áp dụng quy định này

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Trang 8

Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu là chủ nghĩa duy vật biệnchứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minhvà các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về pháp luật, đấu tranh chống vàphòng ngừa tội phạm Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng những phương phápnghiên cứu khoa học cụ thể như: Phân tích, tổng hợp, lịch sử, thống kê, so sánh đểgiải quyết những nhiệm vụ mà đề tài đặt ra.

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Đây là công trình ở cấp luận văn thạc sĩ luật học, nghiên cứu toàn diện, đầyđủ về vấn đề về các tình tiết tăng nặng TNHS trong BLHS Việt Nam năm 2015

Luận văn đã phân tích và đánh giá quy định của BLHS năm 2015 về cáctình tiết tăng nặng TNHS trong sự so sánh với quy định tương ứng của BLHS năm1999 Qua đó rút ra những nhận xét về hạn chế hoặc bất cập của quy định về cáctình tiết tăng nặng TNHS

Luận văn phân tích và đánh giá một cách toàn diện thực trạng áp dụng quyđịnh của BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 về các tình tiết tăng nặng TNHStrong khoảng thời gian 5 năm, từ năm 2015 đến năm 2020; Qua đó rút ra đượcnhững những nhận xét về hạn chế, bất cập trong thực tiễn áp dụng quy định nàycũng như xác định nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó

Trên cơ sở đánh giá thực trạng của quy định về các tình tiết tăng nặngTNHS trong BLHS năm 2015 và đánh giá thực tiễn áp dụng quy định này, luận vănđề xuất được các biện pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu áp dụng quy định củaBLHS năm 2015 về các tình tiết tăng nặng TNHS

Kết quả nghiên cứu và những đề xuất được nêu trong luận văn, có ý nghĩakhoa học và thực tiễn Thông qua công trình nghiên cứu này, tác giả mong muốnđóng góp vào việc nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của BLHS trong công cuộcđấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệutham khảo cho cán bộ làm công tác nghiên cứu, giảng dạy về khoa học pháp lý nóichung, khoa học luật hình sự, tội phạm học và các cán bộ thực tiễn đang công tác tại

Trang 9

các cơ quan bảo vệ pháp luật nói riêng cũng như tất cả những ai quan tâm đến vấnđề này.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấucủa luận văn gồm có 03 chương:

Chương 1: Một số vấn đề chung về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.Chương 2: Quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 về tình tiết

tăng nặng trách nhiệm hình sự và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Chương 3: Một số giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của Bộ luật

Hình sự năm 2015 về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

Trang 10

Chương 1MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

1.1 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự

1.1.1 Khái niệm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

Thuật ngữ “tình tiết” được sử dụng rộng rãi không chỉ trong ngôn ngữ hàngngày, trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội mà còn được sử dụng cảtrong lĩnh vực pháp luật hình sự Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê (2000),Nxb Từ điển Bách khoa, thuật ngữ “tình tiết” được hiểu là sự việc nhỏ trong quátrình diễn biến của sự kiện, tâm trạng hoặc có quan niệm của nghĩa đời thường chorằng “tình tiết” là những chi tiết nhỏ tạo nên diễn biến của câu chuyện Tình tiếttrong vụ án hình sự là những chi tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án Nhiềutình tiết ấy là tạo nên diễn biến quá trình của tội phạm”2

Thuật ngữ “tình tiết hình sự” bao gồm những tình tiết có ý nghĩa hình sựđược quy định trong pháp luật hình sự Như vậy, “tình tiết hình sự” bao gồm nhữngnội dung gì? Theo khoa học luật hình sự có thể hiểu các tình tiết của vụ án bao gồmtất cả các tình tiết có ý nghĩa giải quyết vụ án hình sự đó Các tình tiết đó bao gồmcác tình tiết định tội, các tình tiết định khung tăng nặng hoặc giảm nhẹ, các tình tiếtgiảm nhẹ, tăng nặng TNHS và các tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết vụ án

Về nguyên tắc khi quyết định hình phạt, toà án “ cân nhắc tính chất vàmức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, cáctình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự”3 Điều này về bản chất là việcxem xét về hành vi, thái độ, nhận thức…của người phạm tội từ đó đánh giá các tìnhtiết tạo nên tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm Những tình tiết đó có thể được

quy định là tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng TNHS Như vậy, tình tiết hình sự là

2 Hoàng Phê (2000), Từ điển tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

3 Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự, Hà Nội, Điều 50.

Trang 11

những biểu hiện của tội phạm bao gồm những biểu hiện của hành vi phạm tội,những điều kiện, đặc điểm của người phạm tội, những hoàn cảnh, tình huống, đốitượng, hậu quả có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện tội phạm qua đó phảnánh tính nguy hiểm của tội phạm, trách nhiệm hình sự của người phạm tội, phảnánh quan điểm của Nhà nước ta về tội phạm cũng như chính sách hình sự của Nhànước4 Căn cứ về ý nghĩa và tầm quan trọng của mỗi tình tiết đối với các trường hợp

phạm tội cụ thể ta có thể chia ra làm các tình tiết cơ bản sau:

- Tình tiết định tội: “Tình tiết định tội là những tình tiết, biểu hiện của tộiphạm phù hợp với các dấu hiệu định tội (dấu hiệu cấu thành tội phạm (CTTP) cơbản) của tội cụ thể trong BLHS Tình tiết định tội có thể hiểu là những tình tiết cótrong một vụ án cụ thể và nhờ những tình tiết này cơ quan có thẩm quyền có thể xácđịnh được chủ thể đó đã phạm tội gì Đấy chính là những tình tiết thoả mãn dấu hiệuđịnh tội đã được quy định trong luật”5

- Tình tiết định khung là tình tiết của vụ án liên quan đến tội phạm hoặcngười phạm tội làm thay đổi về chất, về tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, vìvậy làm thay đổi chế tài đối với tội phạm

- Tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ TNHS chung, bên cạnh ý nghĩa định tội,định khung hình phạt, các tình tiết này còn phản ánh mức độ nguy hiểm khác nhautrong khung hình phạt cụ thể; Bởi vậy, nó được coi là một trong những căn cứ khiTòa ra phán quyết đối với người phạm tội

Ngoài ra, một số tình tiết còn được quy định thành nguyên tắc xử lí đối vớitội phạm, bắt buộc toà án phải xem xét khi quyết định biện pháp xử lí đối với ngườiphạm tội Đó là các tình tiết về nhân thân người phạm tội, tuy tự nó không làm giảmnhẹ hay tăng nặng TNHS (như cha mẹ được tặng thưởng những danh hiệu vinh dựcủa Nhà nước, yêu cầu bãi nại của bị hại ), nhưng được Toà án cân nhắc khi ápdụng các biện pháp TNHS đối với người phạm tội; các tình tiết khác được quy địnhtrong BLHS (như phạm tội ở giai đoạn chuẩn bị, phạm tội ở giai đoạn chưa đạt, tính

4 Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển Giải thích thuật ngữ Luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr 116.

5 Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển Giải thích thuật ngữ Luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr 116.

Trang 12

chất, mức độ đồng phạm), việc quyết định hình phạt đối với người phạm tội có tìnhtiết này bắt buộc toà án phải căn cứ vào những quy định của BLHS Các “tình tiếthình sự” trong trường hợp này chính là những căn cứ để toà án dựa vào đó lựa chọnloại và mức hình phạt phù hợp nhằm đạt được mục đích đặt ra khi áp dụng đối vớingười phạm tội.

Thuật ngữ “tăng nặng” nghĩa là "làm tăng thêm trọng lượng, làm trầm trọngthêm vấn đề6 Căn cứ vào nghĩa tiếng Việt và các khái niệm nêu trên, có thể hiểu kháiniệm “tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự” là những biểu hiện của hành vi phạmtội, những điều kiện, đặc điểm của người phạm tội, những hoàn cảnh, tình huống, đốitượng, hậu quả liên quan đến tội phạm hoặc người phạm tội phản ánh tính nguy hiểmcủa tội phạm tăng lên và từ đó làm tăng TNHS của người phạm tội Tình tiết tăng nặngTNHS chính là khái niệm chỉ tình tiết tăng nặng trong luật hình sự để phân biệt với cáctình tiết tăng nặng trong luật hành chính” Và theo đó các hình thức tăng nặng TNHSđược quy định rõ trong BLHS là một trong những căn cứ để Tòa án quyết định hìnhphạt nghiêm khắc hơn trong một khung hình phạt đối với người phạm tội Cho đếnthời điểm này, nhà làm luật chưa xây dựng khái niệm “Các tình tiết tăng nặng tráchnhiệm hình sự” vì thế cũng còn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về vấn đề này

Có quan điểm cho rằng, "tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là tình tiết

làm cho mức độ nguy hiểm của trường hợp phạm tội cụ thể của một loại tội phạmtăng lên so với trường hợp bình thường và do đó được coi là căn cứ để tăng nặngtrách nhiệm hình sự đối với trường hợp phạm tội đó”7 Quan điểm này còn bỏ sót cáctình tiết thuộc nhân thân người phạm tội tác động lên mức độ TNHS của người đó

Các tình tiết tăng nặng TNHS còn được hiểu là: “Các tình tiết tăng nặng

TNHS là những tình tiết trong một vụ án cụ thể làm tăng mức độ nghiêm trọng củahành vi phạm tội và người phạm tội phải chịu một hình phạt nghiêm khắc hơn trongmột khung hình phạt”8

6 Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển Giải thích thuật ngữ Luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr 117.

7 Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển Giải thích thuật ngữ Luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr 116.

8 Đinh Văn Quế (2009), Bình luận khoa học về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, Nxb Thành

phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.305.

Trang 13

Ngoài ra còn có quan điểm cho rằng, “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm

hình sự là những tình tiết phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm tănglên trong phạm vi một khung hình phạt của một tội phạm cụ thể”9

Các quan điểm trên đã nêu lên được đặc trưng chủ yếu của tình tiết tăngnặng TNHS là làm tăng mức độ nguy hiểm của tội phạm và đó là căn cứ tăng nặngTNHS Tuy nhiên, các quan điểm này còn bỏ sót yếu tố làm tăng nặng TNHS từphía người phạm tội Không chỉ tình tiết của vụ án làm tăng tính nguy hiểm của tộiphạm, mà còn tình tiết làm tăng tính nguy hiểm của người phạm tội hoặc tăng nhucầu cưỡng chế để giáo dục cải tạo người phạm tội cũng làm tăng nặng TNHS

Quan điểm khác cho rằng, “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là

những tình tiết được quy định trong Bộ luật Hình sự phản ánh mức độ nguy hiểmcho xã hội của hành vi phạm tội, khả năng cải tạo giáo dục của người phạm tội Cáctình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt,làm tăng hình phạt trong giới hạn một khung hình phạt”10 Quan điểm này đã phântích khá đầy đủ các đặc trưng cơ bản của tình tiết tăng nặng, đó là: (i) Làm tăngmức độ nguy hiểm của tội phạm hoặc làm tăng mức độ nguy hiểm của người phạmtội hay nhu cầu cưỡng chế để giáo dục cải tạo người phạm tội; (ii) Các tình tiết đólàm tăng nặng hình phạt áp dụng đối với người phạm tội; (iii) Hình phạt được tăngnặng trong phạm vi chế tài của một khung hình phạt được quy định Quan điểm nàyvừa thể hiện được bản chất, vai trò của tình tiết tăng nặng TNHS, vừa phân biệt đượctình tiết tăng nặng TNHS chung với tình tiết định tội và tình tiết định khung tăng nặng

Nghiên cứu chính sách hình sự và pháp luật cho thấy các tình tiết tăng nặngTNHS là các tình tiết làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội,tăng tính nguy hiểm của người phạm tội hoặc nhu cầu tăng biện pháp cưỡng chế đểgiáo dục cải tạo họ và do vậy, đòi hỏi Tòa án phải xem xét tăng nặng hình phạttrong phạm vi chế tài của một khung hình phạt, bảo đảm hình phạt đã được áp dụngnghiêm minh, có tính thực tế, đáp ứng mục đích của hình phạt

9 Trần Văn Sơn (2016), Quyết định hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học,

Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr.36

10 Dương Tuyết Miên (2013), “Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự

Việt Nam năm 1999”, Tạp chí Tòa án nhân dân, Số 1/2013, tr 18 - 20

Trang 14

Từ những phân tích trên, tham khảo tiếp nhận những yếu tố hợp lý của cáckhái niệm khoa học của các nhà nghiên cứu, đồng thời căn cứ vào các quy định của

pháp luật hình sự liên quan đến tình tiết tăng nặng TNHS, chúng tôi cho rằng: Cáctình tiết tăng nặng TNHS là các tình tiết được quy định trong BLHS với tính chất làcác tình tiết tăng nặng chung làm cho mức độ nguy hiểm của trường hợp phạm tộicụ thể của một loại tội phạm tăng lên một cách đáng kể so với trường hợp bìnhthường và do đó được coi là một trong những căn cứ để tăng nặng TNHS đối vớitrường hợp phạm tội đó khi Tòa án quyết định hình phạt.

1.1.2 Đặc điểm của tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

Từ khái niệm về các tình tiết tăng nặng TNHS như đã nói ở trên, có thể rútra một số đặc điểm đặc trưng của các tình tiết tăng nặng TNHS sau đây:

- Tình tiết tăng nặng TNHS nhất thiết phải được nhà làm luật ghi nhận trongBLHS năm 2015, chứ không thể quy định trong bất kỳ các văn bản pháp lý nào kháchoặc không thể do Tòa án tự xem xét để cân nhắc như tình tiết giảm nhẹ TNHS

- Tình tiết tăng nặng TNHS xuất hiện trong một vụ án cụ thể, đối với ngườiphạm tội cụ thể và chỉ làm thay đổi mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạmtội trong vụ án đó theo hướng nghiêm khắc hơn và chỉ trong phạm vi một cấu thànhtội phạm cụ thể tương ứng trong Phần các tội phạm BLHS, chứ không làm thay đổitính chất của tội phạm ấy

- Trường hợp tình tiết tăng nặng TNHS được luật quy định với tính chất làyếu tố định tội đối với một tội phạm tương ứng cụ thể, có nghĩa tình tiết này làmthay đổi tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, thì trong việc quyết định hìnhphạt đối với người phạm tội, Tòa án nhất thiết không thể xem xét nó với tính chất làtình tiết tăng nặng chung được quy định tại khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015

Ví dụ: Tình tiết tăng nặng “lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội” làyếu tố định tội được quy định tại các tội tội tham ô tài sản (Điều 353); tội nhận hối lộ(Điều 354); tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 356); tộilợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 358) của BLHS năm 2015 Do đó, khi quyết định hình phạt, Tòa án không được xem xét

Trang 15

nó - tình tiết “lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội” quy định tại điểm c khoản 1Điều 52 BLHS năm 2015 là tình tiết tăng nặng TNHS chung nữa11.

- Trường hợp tình tiết tăng nặng TNHS là tình tiết được luật quy định vớitính chất là yếu tố định khung hình phạt đối với một tội phạm cụ thể, có nghĩa tìnhtiết này làm thay đổi mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và là căn cứ cho phépTòa án tăng mức hình phạt đối với người phạm tội trong khung hình phạt đó thì khiquyết định hình phạt đối với người phạm tội, Tòa án không được xem xét nó với tínhchất là tình tiết tăng nặng TNHS chung quy định tại khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015

Ví dụ: Các tình tiết tăng nặng định khung: “phạm tội có tính chất chuyênnghiệp”, “tái phạm nguy hiểm” trong tội cướp tài sản quy định tại các điểm b, hkhoản 2 Điều 168 hoặc “phạm tội 02 lần trở lên” trong tội buôn lậu (quy định tạiđiểm h khoản 2 Điều 188 BLHS năm 2015… thì khi quyết định hình phạt, Tòa áncũng không được xem xét các tình tiết này là tình tiết tăng nặng TNHS chung quyđịnh tại khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015 nữa12

- Tình tiết tăng nặng TNHS mang tính chất ổn định về số lượng và nội dung.Mặc dù vậy, nếu trong thực tiễn đời sống xuất hiện những tình tiết làm thay đổimức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm theo hướng nghiêm khắc hơn thì nó sẽđược nhà làm luật bổ sung cho phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị-xã hội vàngược lại sẽ bị loại bỏ khỏi BLHS

1.1.3 Ý nghĩa của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

* Ý nghĩa về mặt pháp lý

Các tình tiết tăng nặng TNHS là những tình tiết làm tăng mức độ nguy hiểmcho xã hội của tội phạm đã được thực hiện, vì thế, chúng có ý nghĩa làm tăng nặnghình phạt đối với người đã thực hiện tội phạm cụ thể đó Các tình tiết tăng nặngTNHS có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cá thể hoá hình phạt Nó cho phép đánhgiá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội đã thực hiện, đây là mộttrong những cơ sở để đánh giá TNHS đối với người phạm tội

11 Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự, Hà Nội.

12 Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự, Hà Nội.

Trang 16

Theo một số nhà nghiên cứu cho rằng việc áp dụng “các tình tiết tăng nặngTNHS trong vụ án hình sự chính là biểu hiện sự tôn trọng của cơ quan tư pháp hình sựđối với các nguyên tắc tiến bộ của luật hình sự Việt Nam như nguyên tắc pháp chế,nguyên tắc bình đẳng trước luật hình sự, nguyên tắc công bằng, nguyên tắc cá thể hoáhình phạt… trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự nói chung, cũng như của Tòa ánđối với các nguyên tắc quyết định hình phạt nói riêng như nguyên tắc cá thể hóa hìnhphạt trong thực tiễn xét xử nói riêng”13 Để có thể áp dụng chính xác các tình tiết tăngnặng đối với mỗi người phạm tội cần thiết phải có sự đánh giá phù hợp giữa mức độnguy hiểm của hành vi cho xã hội tương xứng mức hình phạt của khung hình phạttương ứng được quy định cụ thể trong từng điều luật; bên cạnh đó cũng cần đánh giá sựphù hợp với các yếu tố khác như: thời gian, địa điểm, hoàn cảnh, phương pháp, côngcụ phạm tội “Khi xem xét, cân nhắc để áp dụng chính xác các tình tiết tăng nặngTNHS liên quan đến một người phạm tội nào đó trong vụ án có đồng phạm, thì Tòa ánchỉ được phép áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS ấy đối với riêng bản thân ngườinày, chứ nhất thiết không được áp dụng đối với những người đồng phạm khác”14.

* Ý nghĩa về mặt chính trị - xã hội

Các tình tiết tăng nặng TNHS thể hiện cụ thể chính sách hình sự của Đảngvà Nhà nước ta trong từng thời kỳ phát triển của đất nước BLHS thể hiện rõ đườnglối xử lý nghiêm trị kết hợp với khoan hồng đối với người phạm tội Việc quy địnhcác tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS trong BLHS thể hiện chính sách xử lý cóphân hoá trong khi xác định TNHS và hình phạt đối với người phạm tội, giáo dụccải tạo họ trở thành người lương thiện

Việc quy định và áp dụng các tình tiết tăng nặng đúng đắn sẽ giúp cho việccá thể hóa khi quyết định hình phạt thể hiện ở chỗ tòa án phải căn cứ vào các quyphạm PLHS và ý thức pháp luật, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xãhội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, tăng

13 Lê Cảm, Trịnh Tiến Việt (2002), “Nhân thân người phạm tội: Một số vấn đề lý luận cơ bản”, Tạp chí Tòaán nhân dân, số 1/2002, tr.12

14 Trịnh Tiến Việt (2006), “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”,Tạp chí Nghề Luật, số 04/2006, tr.12

Trang 17

nhẹ TNHS để quyết định đối với bị cáo một loại và mức hình phạt cụ thể ở mức độlớn nhất tạo điều kiện cho việc đạt được các mục đích của hình phạt.

Việc áp dụng các tình tiết tăng nặng còn có ý nghĩa chính trị sâu sắc, côngbằng xã hội của việc quyết định hình phạt thể hiện ở chỗ loại và mức hình phạt dotòa án tuyên phải tương xứng với tội phạm đã thực hiện và nhân thân người phạmtội Điều đó đặt ra yêu cầu hình phạt đã tuyên phải tương xứng với mức độ nguyhiểm cho xã hội của tội phạm Vì vậy, khi xét xử tòa án phải vận dụng các quy địnhcủa BLHS để đánh giá các yếu tố để thực hiện chính sách hình sự nhân đạo của Đảngvà Nhà nước ta mang lại công bằng xã hội đòi hỏi khi quyết định hình phạt, đồng thời,còn phải cân nhắc cả nhân thân người phạm tội và các tình tiết khác có trong vụ án Vìrằng việc áp dụng các tình tiết tăng nặng khi quyết định hình phạt bao giờ cũng đượcáp dụng đối với những chủ thể phạm tội cụ thể, mà những người đó tất yếu có nhữngđặc điểm, tính cách giữ những địa vị không giống nhau trong xã hội… do đó, để đảmbảo nguyên tắc công bằng xã hội, khi quyết định hình phạt tòa án phải đặt trong mốiquan hệ thống nhất biện chứng để cân nhắc các địa điểm, tính cách, địa vị trong xãhội của người đó, không được quá coi trọng yếu tố này mà xem thường yếu tố kia.Do đó, khi áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm Tòa án cũng cần cân nhắc đểphản ánh một cách đúng đắn dư luận xã hội, có sức thuyết phục để mọi người dântin tưởng vào chính sách pháp luật đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta15

Việc áp dụng các tình tiết tăng nặng để xử phạt nghiêm khắc hơn đối vớingười phạm tội, đảm bảo hình phạt phù hợp với mức độ nguy hiểm của tội phạm,đủ mức cưỡng chế để giáo dục cải tạo người phạm tội trở thành người có ích cho xãhội là góp phần bảo vệ công lý, xây dựng niềm tin trong xã hội đối với hệ thống tưpháp quốc gia

* Ý nghĩa phòng ngừa tội phạm

Việc áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS đúng đắn còn có ý nghĩa thểhiện tính nghiêm minh của chính sách hình sự, hình phạt; từ đó, người phạm tộinhận thức được tội lỗi của mình để tích cực giáo dục cải tạo

15 Phan Thị Thu Lê (2018), “Một số điểm mới trong Bộ luật Hình sự 2015 về các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự và vấn đề áp dụng theo hiệu lực của thời gian”, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số 02, tr 19-24.

Trang 18

Việc áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS đúng đắn còn đảm bảo tính rănđe, giáo dục chung của hình phạt Chỉ khi quyết định áp dụng hình phạt của Tòa ánphù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm được thực hiện, nhân thânngười phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS thì mới thuyết phục đượccông dân về sự công bằng của pháp luật, về việc công lý được thực thi Đặc biệt, khitội phạm có mức độ nguy hiểm cao hơn, nhân thân người phạm tội có yếu tố tiêucực thì tất nhiên hình phạt được quyết định áp dụng nghiêm khắc hơn Có nhưvậy, hình phạt mới có tính thuyết phục, răn đe, khơi dậy sự tự giác tôn trọng phápluật trong nhân dân; khơi dậy tính tích cực của người dân không chỉ không phạm tộimà còn tích cực góp phần phòng chống tội phạm.

1.2 Phân loại các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

Việc phân loại các tình tiết tăng nặng TNHS căn cứ vào những nội dung sau* Phân loại căn cứ vào ý nghĩa pháp lý của các tình tiết tăng nặng TNHS Căn cứ vào tiêu chí này, tình tiết tăng nặng TNHS được phân loại thànhtình tiết tăng nặng TNHS định tội; tình tiết tăng nặng TNHS định khung; tình tiếttăng nặng TNHS chung

- Tình tiết tăng nặng định tội có thể hiểu là tình tiết làm thay đổi tính chấtnguy hiểm cho xã hội của tội phạm theo hướng tăng lên một cách đáng kể, khác biệtvới tội phạm khác cùng tính chất Mặc dù cùng một loại tội có bản chất như nhaunhưng cần thiết phải tách thành các điều luật và tội danh khác nhau bởi yếu tố đặcbiệt cần pháp luật bảo vệ trong đó”16

- Tình tiết tăng nặng định khung được hiểu là tình tiết làm tăng tính chất,

mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm một cách đáng kể nhưng vẫn trong cùngmột khung hình phạt TNHS đối với những trường hợp này cũng cao hơn thể hiện ởchế tài được quy định ở khung cao hơn đối với chế tài của khung hình phạt cơ bản.Theo TS Phạm Mạnh Hùng cho rằng, “tình tiết định khung hình phạt là tình tiết donhà làm luật quy định trong các khoản giảm nhẹ hoặc tăng nặng của điều luật cụ

16 Đặng Xuân Đào (2016), Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam, Luận

văn thạc sĩ Luật học, Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, tr 23.

Trang 19

thể, dùng để xác định trường hợp phạm tội cụ thể nào đó có thuộc trường hợp đượcquy định ở khung hình phạt tăng nặng hoặc khung hình phạt giảm nhẹ của của tộiphạm đó không? Theo quy định của pháp luật hình sự hiện hành thì những tình tiếtđã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăngnặng trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội”17.

- Tình tiết tăng nặng TNHS chung được hiểu là những tình tiết làm cho tính

nguy hiểm cho xã hội của tội phạm tăng lên ở mức độ nhỏ hơn so với tình tiết địnhtội và tình tiết định khung, làm tăng nặng TNHS đối với người phạm tội trong mộtkhung hình phạt cụ thể của một tội phạm cụ thể Tình tiết tăng nặng TNHS gópphần nhằm đảm bảo cá thể hóa hình phạt được chính xác Tuy nhiên, cần phải lưu ý,các loại tình tiết tăng nặng TNHS này loại trừ nhau trong việc áp dụng, theo thứ tựưu tiên: tình tiết tăng nặng TNHS định tội, tình tiết tăng nặng định khung và tìnhtiết tăng nặng TNHS chung

Việc phân loại này tạo điều kiện thuận lợi trong việc nghiên cứu các tìnhtiết tăng nặng TNHS; góp phần xác định tiêu chí xây dựng BLHS trong xác địnhdấu hiếu cơ bản của tội phạm, dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng và tình tiếttăng nặng hình phạt chung kèm theo chế tài tương ứng Việc phân loại theo tiêu chí

này cũng giúp cho người có thẩm quyền trong áp dụng quy định “Các tình tiết đãđược Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì khôngđược coi là tình tiết tăng nặng”18

* Phân loại căn cứ vào tính chất của tình tiết tăng nặng TNHSCác tình tiết tăng nặng TNHS đều thể hiện việc làm tăng tính nguy hiểmcho xã hội của tội phạm và làm tăng yêu cầu cưỡng chế trong giáo dục cải tạo ngườiphạm tội Tuy nhiên, các tình tiết tăng nặng TNHS lại có sự khác nhau về tính chất.Chính vì vậy, căn cứ vào tính chất của tình tiết tăng nặng TNHS, được phân loạithành tình tiết tăng nặng TNHS thuộc khách thể của tội phạm, thuộc mặt khách

17 Phạm Mạnh Hùng (2016), “Một số vấn đề về nhận thức và áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự”,Tạp chí Khoa học Kiểm sát, số 2/2016, tr 12

18 Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự, khoản 2 Điều 52.

Trang 20

quan của tội phạm; tình tiết tăng nặng TNHS thuộc mặt chủ quan của tội phạm; tìnhtiết tăng nặng TNHS thuộc chủ thể của tội phạm.

- Tình tiết tăng nặng TNHS thuộc về khách thể của tội phạm Khách thể của

tội phạm là các quan hệ xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức đượcpháp luật hình sự bảo vệ nhưng bị hành vi phạm tội xâm hại đến Căn cứ vào cácquan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại đến có thể xác định được hành vi nguy hiểmcho xã hội đến đâu để xác định mức độ TNHS Tuy nhiên, không thể chỉ căn cứ vàokhách thể của tội phạm để xác định mức độ TNHS cụ thể của người phạm tội Bởilẽ, các bộ phận cấu thành khách thể của tội phạm cũng có ảnh hưởng đến mức độTNHS của người phạm tội khác nhau Đặc biệt, trong bộ phận của khách thể tộiphạm, đối tượng tác động của tội phạm là một trong các căn cứ tăng nặng TNHScủa người phạm tội19

- Tình tiết tăng nặng TNHS thuộc mặt khách quan của tội phạm Mặt khách

quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm bao gồm những dấu hiệu của tộiphạm diễn ra bên ngoài thế giới khách quan như là hành vi nguy hiểm, hậu quảnguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả, các dấu hiệu thể hiệnkhi thực hiện hành vi phạm tội nó gắn liền với công cụ, phương tiện, phương pháp,thủ đoạn phạm tội, thời gian và hoàn cảnh phạm tội Những dấu hiệu này ảnh hưởngđến TNHS của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội

Các tình tiết thuộc về mặt khách quan là những tình tiết thuộc về các dấuhiệu bên ngoài của tội phạm (mặt khách quan của tội phạm), mà trong vụ án nếu cócác tình tiết này, thì hành vi nguy hiểm cho xã hội trong mặt khách quan của tộiphạm trở lên nguy hiểm hơn so với các trường hợp thông thường khác Dấu hiệu hànhvi nguy hiểm với ý nghĩa là dấu hiệu định tội được quy định trong tất cả các CTTP.Dấu hiệu hậu quả gây ra cho xã hội không mang tính chất bắt buộc trong tất cả cácCTTP, chỉ bắt buộc đối với những tội phạm có cấu thành vật chất Tuy nhiên, việc xácđịnh dấu hiệu hậu quả có ý nghĩa rất lớn Nó là yếu tố cơ bản xác định tính chất và

19 Trần Văn Hòa (2012), Tình tiết tăng nặng trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại

học Luật Huế, tr 25.

Trang 21

mức độ gây nguy hại cho xã hội của tội phạm Trong cùng hoàn cảnh phạm tội giốngnhau nhưng hậu quả càng lớn thì tương ứng mức độ và tính chất gây nguy hại choxã hội càng tăng và do đó, hình phạt càng phải nghiêm khắc Có thể thấy hành viphạm tội và hậu quả xảy ra phải có mối quan hệ nhân - quả với nhau Còn không thìhậu quả đó không phải là do hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra, và như thế, trongnhiều trường hợp, nếu hậu quả là dấu hiệu định tội thì sẽ không có tội phạm xảy ra20.

Như vậy, dấu hiệu hậu quả có thể được sử dụng là dấu hiệu tăng nặngTNHS, mà phổ biến nhất được sử dụng là tình tiết tăng nặng TNHS định khungNgoài ra, trong mặt khách quan của CTTP còn có các dấu hiệu khác như: phươngthức thực hiện tội phạm, công cụ, phương tiện thực hiện tội phạm, thời gian, địađiểm, hoàn cảnh phạm tội, Trong nhiều CTTP, các dấu hiệu này tuy không phải làdấu hiệu định tội, không phải là dấu hiệu tăng nặng TNHS định tội, nhưng lại đóngvai trò là các tình tiết tăng nặng TNHS định khung và tình tiết tăng nặng TNHSchung như: hành hung để tẩu thoát, xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội, có hànhđộng xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh che giấu tội phạm, dùng thủ đoạn xảoquyệt, tàn ác phạm tội hoặc thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại chonhiều người, lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịchbệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội, phạm tội có tổ

chức Ví dụ như: về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Xúi giục người dưới

18 tuổi phạm tội” quy định tại điểm o khoản 1 Điều 52 của BLHS năm 2015 là tình

tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự Trong thực tế áp dụng tuy không có vướng mắclớn, nhưng điều luật quy định như vậy vẫn chưa đầy đủ dẫn đến bỏ lọt một sốtrường hợp lẽ ra cần phải được áp dụng

Đối với những người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, theo quy định tạikhoản 1 Điều 12 BLHS, họ phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm nênkhông đề cập Về hành vi xúi giục người dưới 16 tuổi phạm tội là vấn đề cần phảibàn, cụ thể như sau:

20 Phan Thị Thu Lê (2018), “Một số vấn đề về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại điều 52 Bộluật Hình sự 2015”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 05, tr 48.

Trang 22

Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 của BLHS năm 2015, thì đối tượngphạm tội là người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệmhình sự trong giới hạn 28 tội danh Như vậy, người chưa đủ 16 tuổi có thực hiệnhành vi nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm, nhưng ngoài28 tội danh này thì hành vi của họ không cấu thành tội phạm Vì vậy, theo quy địnhtại điểm o khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015, có thể hiểu người xúi giục người dưới16 tuổi thực hiện hành vi phạm các tội ngoài 28 tội danh theo quy định tại khoản 2Điều 12 của BLHS năm 2015, kể cả đối với trẻ em dưới 14 tuổi thực hiện bất kỳhành vi nguy hiểm cho xã hội nào thì cũng không bị áp dụng tình tiết tăng nặng này,vì đối tượng họ xúi giục không phải là chủ thể của tội phạm Qua phân tích nhưtrên, có thể thấy cả điểm n khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự năm 1999 và điểm okhoản 1 Điều 52 của BLHS năm 2015 còn bỏ lọt đối tượng phải chịu tình tiết tăngnặng trách nhiệm hình sự “xúi giục trẻ em thực hiện hành vi phạm tội ít nghiêmtrọng”21 Trong khi đó, xét về tính chất nghiêm trọng thì đối tượng là trẻ em bị xúigiục thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật nói chung và các hành vi phạm tội nóiriêng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển tâm, sinh lý của các em, dẫn dắt cácem theo một lối xấu, khó khắc phục.

Do vậy, để xử lý triệt để và thống nhất các hành vi xúi giục người dưới 16 tuổitham gia các hành vi phạm tội, phục vụ tốt nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tộiphạm, cần sửa đổi điểm o khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015 theo hướng “Xúi giụcngười dưới 18 tuổi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được quy định trongBLHS”22 sẽ đầy đủ hơn và phù hợp với khái niệm tội phạm quy định tại Điều 8 củaBLHS Chỉ cần người nào đã thành niên phạm tội mà còn có hành vi xúi giục ngườidưới 18 tuổi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội (tức là tham gia vào tội họ đãphạm), chứ không cần người bị xúi giục phải phạm tội thì người xúi giục cũng bị ápdụng tình tiết tăng nặng này

21 Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự, Hà Nội, khoản 1 Điều 52.

22 Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự, Hà Nội, khoản 1 Điều 52.

Trang 23

Bộ luật Hình sự năm 1999 và BLHS năm 2015 thì tình tiết này vẫn là tìnhtiết định khung đối với các tội trên song nó được bổ sung là một tình tiết tăng nặngTNHS khi quyết định hình phạt đối với các tội khác Nhìn chung, các dấu hiệuthuộc mặt khách quan tội phạm có ảnh hưởng rất lớn trong quá trình định tội danhvà quyết định hình phạt đối với người phạm tội.

- Tình tiết tăng nặng TNHS thuộc về chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm là người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hộiđược quy định trong BLHS và đủ điều kiện chịu TNHS Những tình tiết thuộc vềnhân thân người phạm tội là những tình tiết phản ánh những đặc điểm, đặc tính xãhội khác nhau của một con người cụ thể với tư cách là chủ thể của tội phạm mànhững đặc điểm, đặc tính này có ảnh hưởng nhất định đến hành vi phạm tội và khảnăng giáo dục cải tạo người phạm tội Điều này hoàn toàn đúng với quan điểm củaMác khi nói về bản chất của con người: “Bản chất con người không phải là cái trừutượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất conngười là tổng hòa những mối quan hệ xã hội”23 Các đặc điểm thuộc về nhân thânngười phạm tội có ảnh hưởng lớn đối với việc phân hóa TNHS và cá thể hóa hìnhphạt đối với người phạm tội Đối với các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc về nhânthân người phạm tội không những làm cho hành vi phạm tội cũng trở lên nguy hiểmhơn mà cả việc hiện hữu các tình tiết đó thì người phạm tội cần bị áp dụng hình phạtnghiêm khắc hơn để đảm bảo giáo dục cải tạo họ Các tình tiết này thường là: Phạmtội có tính chất chuyên nghiệp, phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm…

- Tình tiết tăng nặng TNHS thuộc về mặt chủ quan của tội phạm

Các tình tiết thuộc về phương diện chủ quan: là những tình tiết phản ánhquá trình hoạt động, diễn biến tâm lý bên trong của chủ thể thực hiện hành vi phạmtội (mặt chủ quan của tội phạm), đồng thời làm cho hành vi phạm tội cũng trở lênnguy hiểm hơn so với các trường hợp thông thường khác mà không có những tìnhtiết này Mặt chủ quan của tội phạm là hoạt động diễn biến tâm lý bên trong của

23 Trịnh Tiến Việt, “Nhân thân người phạm tội - Một căn cứ cần cân nhắc khi quyết định hình phạt”, Tạp chíKiểm sát, số 1/2013, tr 22.

Trang 24

người phạm tội Nội dung chủ yếu của mặt chủ quan của tội phạm bao gồm: Lỗi,động cơ, mục đích phạm tội Trong đó lỗi được phản ánh trong tất cả các CTTPvà là dấu hiệu định tội Bên cạnh yếu tố lỗi còn có các yếu tố khác như động cơ,mục đích phạm tội Động cơ, mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc trong CTTPmà nó có thể xuất hiện ở một số tội phạm cụ thể, có thể với tư cách dấu hiệu địnhtội, có thể là với tư cách tình tiết tăng nặng TNHS định khung hoặc là tình tiết tăngnặng TNHS chung như: phạm tội vì động cơ đê hèn, vì mục đích mại dâm, cố tìnhthực hiện tội phạm đến cùng … Thông thường các yếu tố thuộc mặt khách quan ítđược sử dụng làm tình tiết tăng nặng TNHS định khung mà chủ yếu là tình tiết tăngnặng TNHS chung.

1.3 Vai trò của tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

- Trong các điều luật quy định về tội phạm, các nhà làm luật nước ta đềuquy định các khung hình phạt khác nhau và trong mỗi khung hình phạt đều quy địnhmức hình phạt tối thiểu và mức hình phạt tối đa tuỳ theo tính chất và mức độ nguyhiểm cho xã hội của hành vi phạm tội tương ứng Do vậy, khi xem xét dù bị cáo cónhiều tình tiết tăng nặng Tòa án cũng không được xử phạt cao hơn mức cao nhấtcủa khung hình phạt đó Điều này thể hiện nguyên tắc nhân đạo, nguyên tắc côngbằng của pháp luật Việt Nam, tránh sự bất lợi có thể áp dụng đối với bị cáo đồngthời cũng thể hiện rõ là những tình tiết này chỉ làm thay đổi mức độ chứ không làmthay đổi tính chất của tội phạm do người đó thực hiện Đây là điểm khác biệt so vớicác tình tiết giảm nhẹ TNHS

Việc xem xét, cân nhắc để áp dụng chính xác các tình tiết tăng nặng THStrong vụ án hình sự cụ thể và đối với mỗi người phạm tội cụ thể chính là đảm bảosự phù hợp giữa mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội so với mứchình phạt của khung hình phạt tương ứng được quy định tại Điều luật cụ thể củaPhần các tội phạm BLHS, đồng thời còn phù hợp với các yếu tố khác như: địa điểmphạm tội,hoàn cảnh phạm tội, thời gian phạm tội, không gian phạm tội, công cụphạm tội, phương tiện phạm tội, phương pháp phạm tội, tính chất của hành vi phạmtội, hậu quả của hành vi phạm tội và, nhân thân người phạm tội nữa…

Trang 25

- Khi xem xét, cân nhắc để áp dụng chính xác các tình tiết tăng nặng TNHSliên quan đến một người phạm tội nào đó trong vụ án có đồng phạm, thì Tòa án chỉđược phép áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS ấy đối với riêng bản thân ngườinày, chứ không được áp dụng đối với những người đồng phạm khác Ví dụ: Đỗ Văn A,Trần Văn B và Dương Quang C là những người đồng phạm trong tội cưỡng đoạt tàisản, nhưng chỉ riêng C phạm tội có tình tiết tăng nặng “phạm tội có tính chấtchuyên nghiệp” và tình tiết tăng nặng này lại được luật quy định là yếu tố địnhkhung hình phạt tăng nặng tại điểm b khoản 2 Điều 170 BLHS năm 2015, còn A và Bphạm tội không có tình tiết tăng nặng này Như vậy, trong trường hợp đã nêuDương Quang C sẽ bị áp dụng mức hình phạt nghiêm khắc hơn được quy định tạikhoản 2 Điều 170, còn Đỗ Văn A và Trần Văn B do không có tình tiết tăng nặngTNHS trên nên được áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 170 BLHS năm 2015.

- Việc xem xét, cân nhắc để áp dụng chính xác “các tình tiết tăng nặngTNHS trong vụ án hình sự chính là biểu hiện sự tôn trọng của các cơ quan tư pháphình sự đối với các nguyên tắc tiến bộ của luật hình sự Việt Nam (như nguyên tắcpháp chế, nguyên tắc bình đẳng trước luật hình sự, nguyên tắc công minh…) trongthực tiễn áp dụng pháp luật hình sự nói chung, cũng như của Tòa án đối với cácnguyên tắc quyết định hình phạt nói riêng (như nguyên tắc cá thể hóa hình phạt)trong thực tiễn xét xử nói riêng”

- Trong thực tiễn xét xử chỉ có một số tình tiết tăng nặng TNHS chỉ có ýnghĩa áp dụng đối với một hoặc một số hành vi phạm tội hoặc đối với một số ngườiphạm tội chứ không thể áp dụng đối với tất cả các tội phạm hoặc đối với tất cảngười phạm tội Ví dụ, các tình tiết tăng nặng TNHS như phạm tội có tổ chức (điểm akhoản 1 Điều 52 BLHS), lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội (điểm c khoản 1Điều 52 BLHS), phạm tội có tính chất côn đồ (điểm d khoản 1 Điều 52 BLHS),phạm tội vì động cơ đê hèn (điểm đ khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015), cố tình thựchiện tội phạm đến cùng (điểm e khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015)… chỉ áp dụngđối với tội cố ý; xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội (điểm o khoản 1 Điều 52 BLHS)chỉ áp dụng đối với người tử đủ 18 tuổi trở lên…

Trang 26

- Theo quy định về các tình tiết tăng nặng TNHS thì mỗi tình tiết lại chứađựng nội dung khác nhau, vì thế, theo chúng tôi, mức độ tăng nặng TNHS của nócũng khác nhau trong việc quyết định hình phạt đối với mỗi tội phạm và ở mỗi tìnhtiết thì ý nghĩa tăng nặng TNHS cũng khác nhau khi nó được xem xét và áp dụngvới hành vi phạm tội khác nhau hoặc với người phạm tội khác nhau.

- Để áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS trong vụ án có đồng phạm thì Tòaán chỉ áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS ấy đối với riêng bản thân người có tìnhtiết ấy chứ không được áp dụng đối với những người đồng phạm khác Nếu trong vụán người phạm tội vừa có đồng thời cả tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ TNHS,Tòa án phải đánh giá khách quan từng tình tiết không được thiên lệch nghiêng vềbên nào đảm bảo bản án được đưa ra công bằng, khách quan

- Khi xem xét giải quyết vụ án hình sự Tòa án cần phân biệt tình tiết tăngnặng TNHS nào là tình tiết định tội, là tình tiết định khung hay tình tiết tăng nặngTNHS chung, xác định được mối quan hệ giữa chúng trong một vụ án hình sự.Ngoài ra, để giải quyết đúng đắn một vụ án hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụngcần xác định rõ tội danh, khung hình phạt và các tình tiết tăng nặng và tình tiết giảmnhẹ TNHS trong quá trình định tội cũng như lượng hình đối với người phạm tội

- Trong quá trình giải quyết vấn đề TNHS của người phạm tội, Tòa án cầnphân biệt tình tiết tăng nặng TNHS nào là tình tiết định tội, là tình tiết định khunghay tình tiết tăng nặng TNHS chung, cũng như thấy được mối liên hệ chặt chẽ hữucơ giữa chúng với nhau trong một vụ án hình sự Mặt khác, để giải quyết đúng đắnmột vụ án hình sự, các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền phải xác định rõ tộidanh, khung hình phạt và các tình tiết tăng nặng (và tình tiết giảm nhẹ TNHS) Baloại tình tiết này có vai trò bổ sung và hỗ trợ cho nhau trong quá trình định tội cũngnhư lượng hình đối với người phạm tội

Như vậy, đối với một vụ án hình sự cụ thể, chỉ sau khi xác định được tìnhtiết định tội mới xác định được tình tiết định khung Ngược lại, tình tiết định khungcó tác dụng trở lại với tình tiết định tội vì nó là căn cứ để đánh giá mức độ nguyhiểm của hành vi phạm tội một cách cụ thể và rõ ràng hơn Sau khi đã xác định tội

Trang 27

danh và khung hình phạt cụ thể mới có cơ sở để xem xét các tình tiết tăng nặng (vàtình tiết giảm nhẹ TNHS) Do đó, việc xem xét hành vi phạm tội với các tình tiếttăng nặng (cộng với tình tiết giảm nhẹ TNHS) là thao táo (bước) cụ thể hóa tiếptheo khi đánh giá mức độ nguy hiểm hành vi phạm tội, từ đó làm sáng tỏ tính chấtvà mức độ nguy hiểm của toàn bộ tội phạm, làm tiền đề giúp cho Tòa án đưa rađược một biện pháp xử lý đúng đắn Nhìn chung, có thể thấy đối với một vụ án hìnhsự cụ thể, Tòa án phải xác định được tội danh mới xác định đến khung áp dụng, từđó mới xem xét đến các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS để giúp cho Tòa án đưara phán quyết chính xác24.

1.4 Khái quát lịch sử quy định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng tháng 1945 đếntrước khi Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực

1.4.1 Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước khi banhành Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1985

Đây là giai đoạn đầu xây dựng nền móng PLHS của Nhà nước Việt Nam Ởgiai đoạn này hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam đang trong quá trình đi nhữngbước đi lập pháp đầu tiên thể hiện tư tưởng mới, nên bên cạnh việc xóa bỏ một bộphận các đạo luật hình sự thời kỳ thực dân phong kiến mang tính trà đạp nhânquyền của công dân thuộc địa, Nhà nước ta vẫn tạm thời giữ lại một số đạo luậthình sự vẫn còn ý nghĩa trong thời kỳ này Như:

- Quy định Sắc lệnh số 47 ngày 10/10/1945 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký vềviệc tạm thời áp dụng các đạo luật đến khi nào chúng ta có thể ban hành bộ luậtpháp của đất nước

- Pháp luật hình sự thời kỳ toàn quốc kháng chiến gồm: Sắc lệnh số 146-SLngày 2/3/1948 xử lý nghiêm khắc những người phạm tội gián điệp, phạm tội phảnbội Tổ quốc; Sắc lệnh số 200-SL ngày 8/7/1948, Sắc lệnh số 168-SL ngày 14/4/1948về tội đánh bạc, trong đó quy định những người nào đánh bạc hay dự vào các cuộc

24 Trịnh Tiến Việt, “Bàn về tình tiết tăng nặng trong việc cá thể hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt”, Tạpchí Kiểm sát, số 4/2017, tr 35.

Trang 28

chơi khi tổ chức chơi có tính chuyên nghiệp, có tổ chức25; Sắc lệnh số 93-SL ngày22/5/1950, Sắc lệnh số 106-SL ngày 15/6/1950, Điều lệ tạm thời số 184-TTg ngày14/7/1952 trừng trị nghiêm khắc những người đào nhiệm, không tuân lệnh làmnghĩa vụ kháng chiến, nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ dân công Sắc lệnh số 133-SLngày 20/1/1953 trừng trị những tội phạm đến an toàn nhà nước, đối nội và đốingoại Sắc lệnh này đã tổng kết được thực tiễn đấu tranh chống bọn phản động, việtgian bán nước, quy định 12 tội phạm cụ thể, đề ra nguyên tắc xử lý, áp dụng cáctình tiết tăng nặng TNHS có tính chất phân hóa của Nhà nước, mà sau này cácBLHS năm 1985, 1999 đã kế thừa.

- “Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng” (ngày 30/10/1967) ra đờiđánh dấu sự hoàn thiện ban đầu pháp luật hình sự Việt Nam và các tình tiết tăngnặng TNHS, sau đó đến “Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản XHCN”,“Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân” (ngày21/10/1970)26

- Để chính thức hóa việc chấm dứt áp dụng luật lệ của chế độ cũ, các tìnhtiết tăng nặng TNHS cũng có sự thay đổi: Công văn số 38/NCPL ngày 16/01/1976của Tòa án nhân dân tối cao (năm 1976) thì tình tiết tăng nặng được phân thành 3nhóm27: Những tình tiết tăng nặng thuộc về phương diện khách quan của tội phạm.Những tình tiết tăng nặng thuộc nhân thân người phạm tội và những tình tiết tăng

nặng thuộc phương diện chủ quan của tội phạm

Tóm lại, ngay từ ngày đầu dựng nước Đảng và Nhà nước ta đã xác địnhđược vai trò tầm quan trọng của các tình tiết tăng nặng TNHS trong việc quyết địnhhình phạt Tuy nhiên, trong thời kỳ này chưa có văn bản nào quy định riêng về cáctình tiết tăng nặng TNHS, mà nó được quy định ở nhiều văn bản quy phạm phápluật hình sự đơn hành, nên dẫn tới khó khăn trong việc thống nhất áp dụng pháp

25 Chính phủ (1948), Sắc lệnh số 146-SL ngày 02/3/1948 về xử lý nghiêm khắc những người phạm tội gián

điệp, phạm tội phản bội Tổ quốc, Hà Nội.

26 Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2018), Báo cáo một số dạng vi phạm pháp luật đã phát hiện trong công

tác giải quyết án hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng, Cổng thông tin Viện Kiểm sát nhân dân tối cao,

Hà Nội.

27 Tòa án nhân dân tối cao (1976), Công văn số 38/NCPL ngày 16/01/1976 về tổng kết thực tiễn vận dụng

các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ, Hà Nội.

Trang 29

luật Các quy định về các tình tiết tăng nặng TNHS ngày càng được hoàn thiện hơnqua các thời kỳ của lịch sử.

1.4.2 Giai đoạn từ khi Bộ luật Hình sự 1985 có hiệu lực đến trước khiban hành Bộ luật Hình sự năm 1999

Bộ luật Hình sự năm 1985 ra đời trong hoàn cảnh đất nước đã thống nhất,cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Trước tình hình đó, đòi hỏi chúng ta phảicó một BLHS hoàn chỉnh để đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng mới:"Đó là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hộichủ nghĩa"28 Thực tiễn của công tác xây dựng và áp dụng pháp luật hình sự nóichung, cũng như quy định về các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tộinói riêng, từ khi Cách mạng tháng Tám thành công cho đến trước khi ban hànhBLHS năm 1985, cho thấy: Các văn bản pháp luật hình sự do chính quyền cáchmạng ban hành trước đó thường chỉ là những văn bản riêng lẻ, quy định một nhómtội hoặc trong một lĩnh vực cụ thể nào đó

Ngày 27/6/1985, BLHS năm 1985 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VI chính thức thông qua.Trong quá trình sửa đổi, bổ sung BLHS Việt Nam năm 1985 vào các năm 1989,1991, 1992, 1997, BLHS Việt Nam sử dụng một số tình tiết tăng nặng TNHS củaloại tội hiện có, hoặc chuyển hóa một số tình tiết tăng nặng TNHS chung làm tìnhtiết tăng nặng TNHS của các tội được sửa đổi, bổ sung như tội tham ô tài sản xã hộichủ nghĩa quy định tại Điều 133, trong BLHS Việt Nam năm 1985 có năm tình tiếttăng nặng TNHS định khung với hai khung hình phạt tăng nặng, đến khi sửa đổi, bổsung năm 1997, tội phạm này có mười hai tình tiết tăng nặng TNHS định khung vớiba khung hình phạt tăng nặng29…

Tình tiết tăng nặng TNHS chung được gọi tên là tình tiết tăng nặng đượcquy định tại khoản 1 Điều 39 BLHS Việt Nam năm 1985 bao gồm: Phạm tội có tổchức; xúi giục người chưa thành niên phạm tội; Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh,

28 Quốc hội (1985), Bộ luật Hình sự, Hà Nội, Lời nói đầu.

29 Quốc hội (1985), Bộ luật Hình sự, Hà Nội.

Trang 30

hoàn cảnh thiên tai hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội; Phạmtội trong thời gian chấp hành hình phạt; Dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác trong khiphạm tội hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; Phạm tội đối vớitrẻ em, phụ nữ có thai, người già, người ở trong tình trạng không thể tự vệ được hoặcđối với người lệ thuộc mình về mặt vật chất, công tác hay các mặt khác; Phạm tội vìđộng cơ đê hèn, cố tình thực hiện tội phạm đến cùng; Phạm tội gây hậu quả nghiêmtrọng; Phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm Sau khi phạm tội đã cónhững hành động xảo quyệt, hung hãn, nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm30.

Như vậy, một số tình tiết tăng nặng TNHS chung đã được loại bỏ như: ảnhhưởng trực tiếp đến cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, dùng tài sản phạm tội đểkinh doanh, bóc lột, đầu cơ, có móc ngoặc, phạm tội vì động cơ hưởng lạc, thủ đoạnphạm tội táo bạo, bỉ ổi Đặc biệt, về nhân thân xấu để tăng nặng TNHS cũng đượcthu hẹp Điều này xuất phát từ tình hình thực tế như công cuộc kháng chiến chốngMỹ đã hoàn thành, thống nhất đất nước, xuất phát từ việc mở rộng dân chủ, nâng caodân trí và bảo vệ quyền con người … Việc khái quát hóa, thu hẹp phạm vi này là cầnthiết, vừa bảo đảm hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống pháp luật; giáo dục, cảitạo người phạm tội cũng như tình hình thực tế và mục đích của TNHS và hình phạt

Tóm lại, BLHS năm 1985 quy định về tình tiết tăng nặng TNHS thật sự làcông cụ sắc bén của Nhà nước ta để bảo vệ những thành quả của cách mạng, bảo vệchế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân,chống mọi hành vi phạm tội, giáo dục mọi người dân ý thức tôn trọng và tuân theopháp luật Lần đầu tiên, ở nước ta đã có quy định rõ ràng, đầy đủ về tình tiết tăngnặng TNHS làm cơ sở pháp lý đầy đủ không tản mạn khi áp dụng tình tiết tăng nặngTNHS; quy định một hệ thống tình tiết tăng nặng TNHS tương đối đầy đủ và hoànchỉnh, thể hiện chính sách hình sự nhân đạo, chính sách đấu tranh và phòng chốngtội phạm của Đảng và Nhà nước ta Đó là chính sách trừng trị kết hợp với khoanhồng, giáo dục kết hợp với trừng trị; trừng trị bọn chủ mưu, cầm đầu, phạm tộinhiều lần, phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, bọn thoái hóa, biến chất; khoan hồng

30 Quốc hội (1985), Bộ luật Hình sự, Hà Nội.

Trang 31

đối với những người lần đầu tiên phạm tội không nghiêm trọng, thật thà hối cải, tựnguyện khắc phục hậu quả, lập công chuộc tội31.

1.4.3 Giai đoạn từ khi Bộ luật Hình sự 1999 có hiệu lực đến trước khiban hành Bộ luật Hình sự 2015

Theo quy định tại khoản 1 Điều 48 BLHS năm 1999, chỉ các tình tiết sauđây mới là tình tiết tăng nặng TNHS: 1) Phạm tội có tổ chức; 2) Phạm tội có tínhchất chuyên nghiệp; 3) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; 4) Phạm tội cótính chất côn đồ; 5) Phạm tội vì động cơ đê hèn; 6) Cố tình thực hiện tội phạm đếncùng; 7) Phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm; 8) Phạm tội đối với trẻem, phụ nữ có thai, người già, người ở trong tình trạng không thể tự vệ được hoặcđối với người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;9) Xâm phạm tài sản của Nhà nước; 10) Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rấtnghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng; 11) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tìnhtrạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội đểphạm tội; 12) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác phạm tội hoặc thủ đoạn, phương tiện cókhả năng gây nguy hại cho nhiều người; 13) Xúi giục người chưa thành niên phạmtội; 14) Có hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm32

Như vậy, các tình tiết tăng nặng TNHS quy định tại khoản 1 Điều 48 BLHSnăm 1999 bao gồm 14 (mười bốn) tình tiết, sắp xếp theo thứ tự từ a đến o trongkhoản 1 Việc sắp xếp thứ tự các tình tiết tăng nặng TNHS không phải theo tínhchất quan trọng, tính chất nghiêm trọng ít hay nhiều của chúng mà căn cứ vào sựkhác nhau về chất (nội dung) giữa các tình tiết đó với nhau trong hệ thống danhmục các tình tiết Mặc dù vậy, dựa vào đặc điểm chung và nội dung của các tình tiếttăng nặng TNHS, có thể chia các tình tiết quy định tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật nàythành ba nhóm như sau: (i) Nhóm thứ nhất là các tình tiết thuộc về phương diệnkhách quan; (ii) Nhóm thứ hai là các tình tiết thuộc về phương diện chủ quan; (iii)Nhóm thứ ba là các tình tiết thuộc về nhân thân người phạm tội Tuy nhiên, dù phân

31 Trịnh Tiến Việt, “Bàn về tình tiết tăng nặng trong việc cá thể hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt”, Tạpchí Kiểm sát, số 4/2017, tr 35.

32 Quốc hội (1999), Bộ luật Hình sự, Hà Nội

Trang 32

chia hay các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc bất kỳ nhóm nào đi chăng nữa, thì xétvề bản chất chúng đều là những tình tiết làm thay đổi mức độ nguy hiểm cho xã hộicủa hành vi phạm tội và nhân thân người phạm tội đó theo hướng nguy hiểm hơn,đồng thời là một trong những căn cứ để Tòa án quyết định hình phạt đối với ngườiphạm tội theo hướng nghiêm khắc hơn, áp dụng mức hình phạt cao hơn, cũng nhưlại có vai trò giới hạn phạm vi TNHS trong phạm vi một khung hình phạt nếu trongvụ án hình sự có các tình tiết đó.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xãhội chủ nghĩa hiện nay, qua nghiên cứu một số nội dung của các tình tiết tăng nặngTNHS trong BLHS năm 1999 còn có một số quy định cần hoàn thiện gồm:

Thứ nhất, trong BLHS còn thiếu một số định nghĩa pháp lý: như thế nào là

tình tiết định tội, tình tiết định khung, tình tiết tăng nặng (và tình tiết giảm nhẹ)TNHS để làm cơ sở pháp lý giúp cho các cơ quan tư pháp hình sự và Tòa án phânbiệt cũng như áp dụng chính xác chúng trong thực tiễn xét xử

Thứ hai, cũng trong BLHS, việc sử dụng các thuật ngữ trong các tình tiết

giảm nhẹ và tăng nặng TNHS còn chưa thống nhất với nhau Cụ thể, tại khoản 3Điều 46 dùng thuật ngữ “dấu hiệu”, còn khoản 2 Điều 48 lại sử dụng thuật ngữ “yếutố”, khoản 3 Điều 46 dùng thuật ngữ “định khung” nhưng khoản 2 Điều 48 lại sửdụng thuật ngữ “định khung hình phạt” Vậy, những thuật ngữ này có thống nhấtnội dung với nhau hay không, theo chúng tôi nhược điểm này cần phải được nhàlàm luật nước ta kịp thời khắc phục

Thứ ba, các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền cũng cần có văn bản

hướng dẫn cụ thể về một số tình tiết tăng nặng TNHS còn nhiều cách hiểu chưathống nhất trong việc quy định và áp dụng chúng trong thực tiễn hoặc đang đượcthực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đặt ra, chẳng hạn: trường hợp một người “đã táiphạm nguy hiểm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội mới…” có bị coi là táiphạm nguy hiểm không33; “phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng

33 Lê Cảm (2000), Các nghiên cứu chuyên khảo về phần chung luật hình sự, Nxb Công an nhân dân, Hà

Nội, tr 11.

Trang 33

hoặc đặc biệt nghiêm trọng” (điểm k khoản 1 Điều 48); “phạm tội đối với người ởtrong tình trạng không thể tự vệ được” (điểm h khoản 1 Điều 48) là như thế nào34.

Thứ hai, luận văn phân tích cơ sở của việc quy định các tình tiết tăng nặng

TNHS cũng như vai trò, ý nghĩa của các tình tiết tăng nặng TNHS trong việc quyếtđịnh hình phạt; đồng thời phân loại các tình tiết tăng nặng TNHS và đánh giá mốiquan hệ giữa các tình tiết tăng nặng TNHS với các tình tiết giảm nhẹ TNHS khiquyết định hình phạt

Thứ ba, các quy định của BLHS hiện hành là kết quả của sự phản ánh đời

sống xã hội vốn đã được nhận thức và thể hiện trong đường lối, chủ trương củaĐảng và chính sách hình sự của Nhà nước Sự hình thành, phát triển và hoàn thiệnpháp luật hình sự vì vậy cũng luôn mang tính kế thừa có phát triển những quy địnhđã được ban hành, trong đó có các quy định về các tình tiết tăng nặng TNHS Mặcdù không được quy định trong một văn bản luật hình sự thống nhất, nhưng các tìnhtiết tăng nặng TNHS đã được hình thành trong các văn bản pháp luật khác nhau từtrước năm 1945 và trong thực tiễn thời kỳ năm 1945 đến trước năm 1985 Các tìnhtiết tăng nặng TNHS tiếp tục được hoàn thiện, bổ sung trong các BLHS năm 1999đến trước khi ban hành BLHS 2015 Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc ápdụng pháp luật hình sự góp phần đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm

34 Trịnh Tiến Việt - Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Tạp chí Nghề Luật số 04/2006, tr 12.

Trang 34

Chương 2QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2015 VỀ CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI2.1 Quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về các tình tiết tăng nặngtrách nhiệm hình sự

Theo quy định tại khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015 quy định các tình tiếttăng nặng TNHS đối với người phạm tội sau đây:

Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng TNHS: a) Phạm tội có tổchức; b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn đểphạm tội; d) Phạm tội có tính chất côn đồ; đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn; e) Cố tìnhthực hiện tội phạm đến cùng; g) Phạm tội 02 lần trở lên; h) Tái phạm hoặc tái phạmnguy hiểm; i) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70tuổi trở lên; k) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được,người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năngnhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc cácmặt khác; l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịchbệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội; m) Dùng thủ đoạntinh vi, xảo quyệt hoặc tàn ác để phạm tội; n) Dùng thủ đoạn hoặc phương tiện cókhả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội; o) Xúi giục người dưới 18 tuổiphạm tội; p) Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấutội phạm35

Một trong những nguyên tắc của luật hình sự là không áp dụng hai lần đốivới người phạm tội, khoản 2 điều 52 và khoản 2 điều 85 BLHS 2015 quy định “Cáctình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hìnhphạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng”36 Quy định này nhằm mục đích

35 Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự, Hà Nội.

36 Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự, Hà Nội.

Trang 35

không làm nặng hơn tình trạng vi phạm của người phạm tội, đảm bảo nguyên tắccông bằng, nhân đạo và cá thể hóa hình phạt một cách chính xác.

Trong số các tình tiết tăng nặng TNHS, có tình tiết được quy định là dấu hiệuđịnh tội hoặc định khung hình phạt trong các điều luật BLHS năm 2015 có 15 tìnhtiết tăng nặng TNHS thì đến 9/15 tình tiết (chín trên mười lăm) quy định là tình tiếtđịnh tội, định khung hình phạt So với BLHS năm 1999 là 12/14 (mười hai trênmười bốn) tình tiết tặng nặng TNHS là dấu hiệu định tội, định khung trong các tộidanh cụ thể Điều này cho thấy: Các tình tiết tăng nặng TNHS trong BLHS năm2015 quy định chặt chẽ và cụ thể hơn, ít các khoản mang tính “tổ hợp” và các tìnhtiết tăng nặng TNHS ít lặp lại trong các điều, khoản định tội hoặc định khung hìnhphạt so với BLHS năm 1999 Cụ thể:

- Phạm tội có tổ chức (điểm a khoản 1 điều 52) Tình tiết này được hiểu là

hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tộiphạm Đây là trường hợp nhiều người cố ý cùng bàn bạc, cấu kết chặt chẽ với nhau,cùng vạch ra kế hoạch để thực hiện một tội phạm, dưới sự điều khiển của ngườiđứng đầu Tuy nhiên, không có sự lượng hóa cụ thể đối với sự câu kết bàn bạc củanhững người phạm tội trong phạm tội có tổ chức, có sự phân công nhiệm vụ, vai tròcủa những người đồng phạm Trong đó mỗi người thực hiện một hoặc một số hànhvi và phải chịu sự điều khiển của người cầm đầu TNHS tăng nặng đến đâu phụthuộc vào vai trò của từng người tham gia vào tội phạm và quy mô của vụ án Chínhvì lẽ đó, khi quyết định hình phạt thì mức hình phạt của người tổ chức sẽ khác vớinhững đồng phạm khác nếu các tình tiết khác của vụ án như nhau Tình tiết nàythường là yếu tố định khung hình phạt nhất là các tội phạm rất nghiêm trọng hoặcđặc biệt nghiêm trọng ví dụ như tội buôn lậu, tội sản xuất buôn bán hàng giả, tộiđầu cơ, ngoài ra một số trường hợp phạm tội có tổ chức còn là yếu tố định tội Vídụ tội lật đổ chính quyền nhân dân37

- Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp (điểm b khoản 1 điều 52) có thể là

phạm tội nhiều lần, phạm nhiều tội và đặc trưng quan trọng nhất của phạm tội có

37 Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự, Hà Nội

Trang 36

tính chất chuyên nghiệp là lấy việc phạm tội làm nguồn vật chất để sinh sống duynhất Theo hướng dẫn của hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại Nghịquyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 thì tòa án sẽ áp dụng tình tiết “phạmtội có tính chất chuyên nghiệp” khi có đầy đủ các điều kiện sau: a) Cố ý phạm tội từ5 lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu TNHS hay chưabị truy cứu TNHS, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS hoặc chưa được xóa ántích b) Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quảcủa việc phạm tội làm nguồn sống chính38.

Trên thực tiễn khi áp dụng các tình tiết này, nổi lên một vài vấn đề cầntrao đổi là có thể đồng thời áp dụng tình tiết phạm tội 2 lần trở lên với tình tiếtphạm tội có tính chất chuyên nghiệp không? Theo chúng tôi, phạm tội có tính chấtchuyên nghiệp đương nhiên là phạm tội 2 lần trở lên, còn phạm tội 2 lần trở lênchưa chắc đã có tính chuyên nghiệp Thực tế nếu tòa áp dụng cả hai tình tiết tăngnặng TNHS này thì sẽ là quá nặng và có sự chồng lấn nhau, đi ngược lại với chínhsách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta Trong trường hợp này, theo quan điểmcủa chúng tôi, nếu đã áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS phạm tội 2 lần trở lên thìkhông cần thiết áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS phạm tội có tính chất chuyênnghiệp nữa

- Lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội (điểm c khoản 1 điều 52): tình

tiết này có thể hiểu tội phạm xảy ra do người có chức vụ quyền hạn thực hiện vàhành vi phạm tội đó có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của họ Bởi lẽ,chức vụ và quyền hạn chính là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện tộiphạm một cách dễ dàng Tuy nhiên, cần phải phân biệt chỉ khi người phạm tội dùngchức vụ, quyền hạn để phạm tội thì mới bị coi là tình tiết tăng nặng Nếu tội phạmđược thực hiện không liên quan gì đến chức vụ quyền hạn của họ thì không bị coi làtình tiết tăng nặng này Ví dụ: A là lãnh đạo một đơn vị sự nghiệp, A đã có hànhđộng cá độ bóng đá, bị thua nhiều nên A đã thuê người giết B (B người đã rủ Atham gia cá độ) thì không thể coi hành vi phạm tội của A là lợi dụng chức vụ, quyền

38 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006

Trang 37

hạn được Trước đây chưa quy định tình tiết này là tình tiết tăng nặng, đến kỳ họpthứ 11 Quốc hội khoá IX có quy định tình tiết “lợi dụng chức vụ cao để phạm tội”,nhưng giải thích thế nào là “chức vụ cao” thì vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau vàthực tiễn xét xử đã không thể áp dụng tình tiết này trong các vụ án cụ thể Do vậy,sau này nhà làm luật quy định tình tiết “lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội”thay cho tình tiết “lợi dụng chức vụ cao để phạm tội” là hoàn toàn phù hợp, có cơ sởkhoa học để giải thích và hướng dẫn áp dụng.

- Phạm tội có tính chất côn đồ (điểm d khoản 1 điều 52)39: (áp dụng đối vớicác tội có tính chất bạo lực) là trường hợp người phạm tội thể hiện sự coi thường

pháp luật, coi thường những qui tắc trong cuộc sống, coi thường tính mạng sứckhỏe của người khác chỉ vì những nguyên cớ nhỏ nhặt nhưng vẫn cố tình gây sự đểphạm tội, phạm tội không cần lý do hoặc lý do rất đơn giản Ví dụ: va chạm, mâuthuẫn nhỏ nhặt trong cuộc sống mà tước bỏ tính mạng người khác Cũng có ý kiếncho rằng đối với những bị cáo từng có tiền án, tiền sự khi phạm tội thể hiện tínhhung hăng, càn quấy thì cần xem đây là phạm tội có tính chất côn đồ Bên cạnh đócũng có ý kiến cho rằng hành vi phạm tội mang tính quyết liệt, liều lĩnh thì được coilà côn đồ Do vậy, trong quá trình xem xét, cân nhắc trường hợp phạm tội có tínhchất côn đồ cần phải đánh giá một cách toàn diện, không nên xem xét một cáchphiến diện coi trọng yếu tố này mà đánh giá mờ nhạt yếu tố khác Tình tiết phạm tộicó tính chất côn đồ cũng là tình tiết định tội, hoặc định khung tăng nặng của một sốtội như tội giết người (điểm n khoản 1 điều 93 BLHS năm 1999, điểm n khoản 1Điều 123 BLHS năm 2015) Qua đây, có thể thấy phạm tội có tính chất côn đồ vềcơ bản nội dung tương đối khó xác định Điều này dẫn đến thực tế là mỗi nơi lại cócách hiểu khác nhau, và tất yếu dẫn đến việc áp dụng mỗi nơi mỗi khác

- Phạm tội vì động cơ đê hèn (điểm đ khoản 1 điều 52)40: Đây là trường hợpngười phạm tội thực hiện tội phạm với động cơ thấp hèn, xấu xa, không màng đếndanh dự, đáng khinh bỉ Động cơ của kẻ phạm tội mang tính chất ích kỷ, hèn nhát,

39 Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự, Hà Nội.

40 Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự, Hà Nội.

Trang 38

bội bạc, phản trác… Mức độ tăng nặng TNHS của tình tiết này phụ thuộc vào mứcđộ xấu xa, bội bạc, phản trác, ích kỷ đã thúc đẩy bị cáo thực hiện tội phạm.

- Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng (điểm e khoản 1 điều 52)41: là việcngười phạm tội gặp khó khăn, trở ngại nhưng vẫn khắc phục, bất chấp trở ngại đểphạm tội, thể hiện sự quyết tâm đến cùng Điều này không phụ thuộc vào việcngười phạm tội có đạt được mục đích phạm tội hay không bởi trên thực tế đã cónhững trường hợp người phạm tội không đạt được mục đích vẫn có thể bị coi là cốtình thực hiện tội phạm đến cùng Ví dụ: Hoàng Công T có ý định giao cấu với cháuNguyễn Thị Đ là con riêng của vợ, T đã nhiều lần dụ dỗ, đe doạ nhưng cháu Đ vẫnphản đối Một hôm chỉ có T và cháu Đ ở nhà, T đòi cháu Đ cho giao cấu, nhưngcháu Đ cương quyết phản ứng và bỏ chạy Thấy vậy, T đi tìm cháu Đ về nói dối vớicháu rằng về nhà mẹ nhờ việc Cháu Đ tưởng thật theo T về nhà Vừa vào trongnhà, T đè cháu Đ ra giường và thực hiện việc giao cấu, nhưng cháu Đ chống trảquyết liệt, đồng thời hô hoán để mọi người đến cứu Nghe tiếng kêu cứu, mọi ngườiđã đến nên T không thực hiện được hành vi giao cấu với cháu Đ

- Phạm tội từ 2 lần trở lên (điểm g khoản 1 điều 52)42: Theo đó phạm tội từ2 lần trở lên được hiểu là phạm một tội (được quy định trong cùng một điều haycùng một khung hình phạt) từ hai lần trở lên mỗi lần phạm tội đó đủ yếu tố cấuthành một tội phạm và mỗi lần phạm tội đó chưa bị đưa ra xét xử và chưa có bản ánkết tội Cũng cần lưu ý đối với tình tiết “phạm tội từ 2 lần trở lên”nhưng bị cáo Aphạm tội 6 lần, trong khi đó bị cáo B chỉ phạm tội 2 lần thì mức độ tăng nặng đốivới A nhiều hơn đối với B Nếu 02 lần trở lên phạm tội và mỗi lần đó lại cấu thànhcác tội phạm khác nhau thì không phải là phạm tội 02 lần trở lên mà là phạm nhiềutội Phạm nhiều tội không phải là tình tiết tăng nặng TNHS vì khi quyết định, tòa ánđã tổng hợp hình phạt đối với từng tội

- Tái phạm, tái phạm nguy hiểm (điểm h khoản 1 điều 52)43: Tái phạm đượchiểu là trường hợp đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc

41 Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự, Hà Nội.

42 Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự, Hà Nội.

43 Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự, Hà Nội

Trang 39

phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý" Còn tái phạm nguyhiểm được hiểu là đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, chưađược xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do cố ý.Đã tái phạm, chưa được xóa án mà lại phạm tội do cố ý Đối với trường hợp này,người phạm tội khi bị tòa án kết luận có tái phạm và đã bị kết án, khi chưa được xóaán tích mà lại phạm tội thì sẽ bị coi là tái phạm nguy hiểm, không phân biệt tội ítnghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng Mức độ tăng nặng củatình tiết này phụ thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi tái phạm, táiphạm nguy hiểm

- Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người đủ 70 tuổi trởlên (trước đây là tình tiết phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già) (điểm i

khoản 1 điều 52)44: đối tượng mà tội phạm tác động đến là con người có dấu hiệuđặc biệt như dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người đủ 70 tuổi trở lên Do phạm tội đốivới các đối tượng cần được bảo vệ đặc biệt này, xâm phạm nghiêm trọng đến đạođức xã hội và nguyên tắc nhân đạo trong quan hệ xã hội nên có mức độ nguy hiểmcao hơn so với trường hợp phạm tội đối với những đối tượng khác

- Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, ngườikhuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thứchoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác

(điểm k khoản 1 điều 52)45: Theo đó, tình tiết này được hiểu là trường hợp ngườiphạm tội xâm phạm trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm và cácquyền khác của người đang trong tình trạng không thể tự vệ được Người không thểtự vệ được có thể hiểu là do bản thân họ bị hạn chế về khả năng nhận thức hoặc khảnăng điều khiển hành vi do bẩm sinh hoặc do những điều kiện khách quan đem lại,như người bị tâm thần, bị tàn tật, bị mù, người đang ngủ say…

- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnhhoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội (điểm l khoản 1 Điều 52)46:

44 Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự, Hà Nội.

45 Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự, Hà Nội.

46 Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự, Hà Nội.

Trang 40

Lợi dụng tình trạng khẩn cấp để phạm tội được hiểu là trường hợp người phạm tội đãlợi dụng tình trạng khẩn cấp trong đời sống xã hội để thực hiện hành vi phạm tội…Tình trạng khẩn cấp là tình trạng cấp bách của xã hội và của cá nhân mỗi người, khi ởtrong tình trạng đó mọi người đều tập trung vào việc giải quyết, cứu chữa kịp thời, nhanhchóng thoát ra khỏi tình trạng đó Tình trạng khẩn cấp này không phải do thiên tai, địchhoạ hoặc do dịch bệnh gây nên mà do chính con người hoặc do hoàn cảnh xã hội, docuộc sống gây nên như: Do bị tai nạn, bị hoả hoạn, bị cấp cứu vì bị bệnh hiểm nghèo Tình trạng này chỉ xảy ra chốc lát, trong một thời gian nhất định, không kéo dài.

Lợi dụng tình trạng khẩn cấp để phạm tội, xét về mặt đạo đức cần phải lênán, vì trong tình trạng đó mọi người tập trung vào việc giải quyết hậu quả, cứu chữangười bị nạn thì người phạm tội lại lợi dụng để thực hiện tội phạm chứng tỏ độngcơ, mục đích rất xấu, cần phải xử lý thật nghiêm khắc Ví dụ: Lấy tài sản như ví,điện thoại của người bị tai nạn… Mức độ tăng nặng của tình tiết này phụ thuộc vàoý thức lợi dụng của người phạm tội, tính chất mức độ của hành vi phạm tội khi lợidụng tình trạng khẩn cấp hoặc mức độ nghiêm trọng của tình hình…

- Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc tàn ác để phạm tội (điểm m khoản

1 điều 52)47: Dùng thủ đoạn tàn ác trong khi phạm tội là người phạm tội có nhữngmánh khóe, cách thức độc ác, tàn nhẫn hoặc gây ra tác hại cho nhiều người khôngchút xót thương như: tra tấn cho tới chết; giết người bằng cách mổ bụng, moi gan,khoét mắt, cắt cổ hoặc bắn vào chỗ đông người, ném lựu đạn vào nơi mọi ngườitrong gia đình đang quây quần bên mâm cơm

Cần lưu ý rằng: Người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác trong khithực hiện tội phạm, nếu thủ đoạn này xảy ra sau khi tội phạm đã hoàn thành thìkhông thuộc trường hợp phạm tội có tình tiết tăng nặng này Ví dụ: Trong vụ án“xác chết không đầu” Nguyễn Đức Nghĩa đã dùng dao đâm chết cô Linh, sau đó đãchặt đầu và mười đầu ngón tay nhằm che giấu tội phạm Đây là trường hợp, sau khiphạm tội, đã có những hành động tinh vi, xảo quyệt, nhằm chốn tránh, che giấu tộiphạm theo quy định ở điểm o khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015

47 Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự, Hà Nội.

Ngày đăng: 22/08/2024, 17:08

w