Việc nhà làm luật quy địnhcác tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự TNHS không chỉ là cơ sở pháp lýđể Hội đồng xét xử HĐXX đánh giá đúng tính chất, mức độ nguy hiểm choxã hội của hành v
Trang 1Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN MÙ CANG CHẢI, TỈNH YÊN BÁI 392.1 Đánh giá tổng quan tình hình xét xử các vụ án hình sự của Tòa
án nhân dân huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái từ năm 2016
2.2 Thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về các tình tiết giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự của Tòa án nhân dân huyện Mù Cang
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG CÁC
TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ 562.1 Một số yêu cầu áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình
2.2 Một số giải pháp bảo đảm áp dụng đúng các tình tiết giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự trong thực tiễn xét xử 58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 2BLHS : Bộ luật Hình sự
HĐXX : Hội đồng xét xử
TAND : Tòa án nhân dân
TNHS : Trách nhiệm hình sự
Trang 3Số hiệu
bảng
2.1 Bảng thống kê số liệu xét xử các vụ án hình sự từ năm
2016 - 2020 của TAND huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái 392.2 Bảng tổng hợp thực tiễn áp dụng các tình tiết giảm nhẹ
TNHS theo quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015
của TAND huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái từ năm
2.3 Bảng tổng hợp thực tiễn áp dụng các tình tiết giảm nhẹ
TNHS theo khoản 2 Điều 51 BLHS năm 2015 của TAND
huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái từ năm 2016-2020 48
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là một trong bốn căn cứquyết định hình phạt, là cơ sở cho việc đảm bảo thực hiện nguyên tắc cá thểhóa hình phạt trong thực tiễn áp dụng pháp luật Việc nhà làm luật quy địnhcác tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (TNHS) không chỉ là cơ sở pháp lý
để Hội đồng xét xử (HĐXX) đánh giá đúng tính chất, mức độ nguy hiểm cho
xã hội của hành vi phạm tội, qua đó mà lựa chọn loại và mức hình phạt phùhợp, tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà ngườiphạm tội đã thực hiện, nhằm mục đích không chỉ trừng trị mà còn nhằm cảitạo, giáo dục người phạm tội trở thành công dân có ích cho xã hội
Mặc dù Điều 51 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 đã có những sửađổi, bổ sung một số tình tiết giảm nhẹ TNHS, tạo tiền đề quan trọng để các cơquan áp dụng pháp luật mà trước hết là Tòa án thực hiện tốt chức năng, nhiệm
vụ của mình, tuy nhiên, trên thực tế việc nhận thức và áp dụng đúng các tìnhtiết giảm nhẹ TNHS luôn là một thách thức và không phải lúc nào cũng dễdàng bởi rất nhiều những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau
Vì vậy, việc nghiên cứu một cách chuyên sâu các tình tiết giảm nhẹTNHS trên cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng các tình tiết này trên một địabàn miền núi còn rất nhiều khó khăn như huyện Mù Cang Chải của tỉnh YênBái, nhằm làm rõ những hạn chế, vướng mắc trong quá trình áp dụng phápluật, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc đó, đồng thời đề xuấtmột số giải pháp nhằm bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự
về những tình tiết này là một yêu cầu của thực tế khách quan
Với những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài “Các tình tiết giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015” để
nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ luật học của mình
Trang 52 Tình hình nghiên cứu đề tài
Các tình tiết giảm nhẹ TNHS là một trong những vấn đề đã được cácnhà khoa học hết sức quan tâm và nghiên cứu trong khá nhiều các công trìnhkhác nhau Trước hết phải kể đến:
- Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 (phần chung),
do TS Uông Chu Lưu là chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001;
- Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, ThS Đinh
Văn Quế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000;
- Nguyễn Thị Linh Nga (2011), Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện
khoa học xã hội;
- TS Trần Thị Quang Vinh (2005), Các tình tiết giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự trong luật Hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
- Phan Thị Hương (2013), Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
theo pháp luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện khoa
học xã hội;
- Phạm Thị Thanh Nga (2008), Những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự thể hiện sự ăn năn, hối cải của người phạm tội Những tồn tại, vướng mắc và kiến nghị, Tạp chí Tòa án nhân dân (TAND), số 7 năm 2008;
- Trịnh Tiến Việt (2004), Về ảnh hưởng của các tình tiết giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự trong việc quyết định hình phạt, Tạp chí Khoa học pháp
Trang 6mắc, hạn chế và đề xuất những kiến giải lập pháp ở những khía cạnh khácnhau Tuy nhiên, việc nghiên cứu các tình tiết giảm nhẹ TNHS theo quy địnhcủa BLHS năm 2015 và thực tiễn áp dụng các tình tiết này trên địa bàn MùCang Chải của tỉnh Yên Bái thì trên thực tế chưa có một công trình nàonghiên cứu Đây lại là một lý do nữa để nói rằng, việc nghiên cứu đề tài như
đã nói ở trên là xuất phát từ đòi hỏi của thực tế khách quan
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng áp dụng quy định củaBLHS năm 2015 về các tình tiết giảm nhẹ TNHS
- Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nói trên, luận văn cần thực hiện những nhiệm
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng mà luận văn tập trung nghiên cứu
là quy định của BLHS về các tình tiết giảm nhẹ TNHS và thực tiễn áp dụngquy định này trên địa bàn huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái
* Phạm vi nghiên cứu:
- Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy định củaBLHS năm 2015 về các tình tiết giảm nhẹ TNHS trên địa bàn huyện Mù CangChải, tỉnh Yên Bái
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2016 đến 2020
Trang 75 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu là chủ nghĩa duy vậtbiện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng HồChí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về pháp luật, đấutranh chống và phòng ngừa tội phạm
Đồng thời luận văn được tiến hành bằng những phương pháp nghiêncứu khoa học truyền thống như: phân tích, tổng hợp, lịch sử, thống kê, sosánh để làm sáng tỏ các vấn đề cần nghiên cứu
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đây là công trình ở cấp luận văn thạc sĩ luật học, nghiên cứu toàndiện, đầy đủ về vấn đề về các tình tiết giảm nhẹ TNHS trong BLHS Việt Namnăm 2015
Luận văn phân tích và đánh giá một cách toàn diện thực trạng áp dụngquy định của BLHS năm 2015 về các tình tiết giảm nhẹ TNHS trong khoảngthời gian 05 năm, từ năm 2016 đến năm 2020 trên địa bàn huyện Mù CangChải, tỉnh Yên Bái, qua đó rút ra được những những nhận xét về hạn chế, bấtcập trong thực tiễn áp dụng quy định này cũng như xác định nguyên nhân củanhững hạn chế, bất cập đó
Trên cơ sở đánh giá thực trạng của quy định về các tình tiết giảm nhẹTNHS trong BLHS năm 2015 và đánh giá thực tiễn áp dụng quy định này trênđịa bàn một huyện, luận văn đề xuất được các biện pháp khả thi nhằm nâng caohiệu áp dụng quy định của BLHS năm 2015 về các tình tiết giảm nhẹ TNHS
Kết quả nghiên cứu và những đề xuất được nêu trong luận văn, có ýnghĩa khoa học và thực tiễn Thông qua công trình nghiên cứu này, tác giảmong muốn đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả áp dụng quy định củaBLHS trong công cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm Luận văn cóthể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy
về khoa học pháp lý, khoa học luật Hình sự, tội phạm học và ứng dụng trong
Trang 8thực tiễn công tác của các chủ thể thực thi pháp luật hình sự, cũng như tất cảnhững ai quan tâm đến vấn đề này.
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kếtcấu của luận văn gồm có 03 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự;
Chương 2: Thực tiễn áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình
sự của Tòa án nhân dân huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái;
Chương 3: Một số giải pháp bảo đảm áp dụng đúng các tình tiết giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự
Trang 9Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ
1.1.1.1 Khái niệm các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển các quy định của phápluật hình sự về các tình tiết giảm nhẹ TNHS qua các thời kỳ từ năm 1945 đếnnay, thì chưa có văn bản pháp luật nào đưa ra khái niệm về tình tiết giảm nhẹTNHS Trong khoa học pháp lý hình sự hiện vẫn còn tồn tại một số quanđiểm của các nhà khoa học về vấn đề này Trước khi nghiên cứu về khái niệmcác tình tiết giảm nhẹ TNHS chúng ta tìm hiểu khái niệm TNHS
Theo Từ điển tiếng Việt, thuật ngữ “trách nhiệm” được hiểu theo hainghĩa Nghĩa thứ nhất là “phần việc được giao cho hoặc coi như được giaocho, phải bảo đảm làm tròn, nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu hậuquả” Nghĩa thứ hai “trách nhiệm” được hiểu là “sự ràng buộc đối với lời nói,hành vi của mình, bảo đảm đúng đắn, nếu sai trái thì phải gánh phần hậuquả”1 Như vậy, theo nghĩa thứ nhất thì trách nhiệm được hiểu là phần việcđược giao phải bảo đảm làm tròn; theo nghĩa thứ hai thì trách nhiệm đượchiểu người làm không tròn trách nhiệm, bổn phận phải gánh chịu hậu quả
Trong lĩnh vực pháp luật hình sự thì TNHS là một vấn đề hết sức quantrọng “Tùy thuộc vào việc quan niệm như thế nào về trách nhiệm hình sự sẽ
có một phạm vi tác động tương ứng Đây chính là vấn đề có tính chất nềntảng cho việc xây dựng hệ thống biện pháp cưỡng chế hình sự”2
1 Viện ngôn ngữ học (2004), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng, tr 1020.
2 Trần Thị Quang Vinh (2005), Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong Luật Hình sự Việt Nam,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 11.
Trang 10Theo GS.TSKH Đào Trí Úc thì TNHS là hậu quả pháp lý của việcphạm tội thể hiện ở chỗ người đã gây tội phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước3.
Theo giáo trình của Trường Đại học Luật Hà Nội thì “Thuật ngữ tráchnhiệm hình sự không dùng để chỉ nghĩa vụ, bổn phận mà công dân phải thựchiện với Nhà nước và xã hội mà nó phải được hiểu theo nghĩa là hậu quả pháp
lý bất lợi mà một người phải gánh chịu trước Nhà nước và xã hội vì họ đãthực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự cấm hoặc khôngthực hiện những nghĩa vụ mà pháp luật hình sự bắt buộc phải thực hiện gây rahoặc đe dọa ra gây thiệt hại đáng kể cho quan hệ xã hội được luật Hình sự bảovệ”4; và “Bản chất của trách nhiệm hình sự là sự lên án của Nhà nước đối vớingười có lỗi khi thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội mà luật hình sựquy định là tội phạm”5 Như vậy, từ những quan điểm trên có thể đưa ra khái
niệm về TNHS như sau: “Trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm
pháp lý bao gồm nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu sự kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp) và mang án tích”6
Tình tiết giảm nhẹ TNHS hiện nay được hiểu theo nghĩa chung nhất lànhững tình tiết làm giảm bớt mức độ TNHS Về khái niệm các tình tiết giảmnhẹ TNHS hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau:
- Trong bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015, phần thứ nhất:Những quy định chung, Thạc sĩ Đinh Văn Quế cho rằng “Các tình tiết giảmnhẹ trách nhiệm hình sự là các tình tiết trong một vụ án cụ thể, nó sẽ làmgiảm trách nhiệm hình sự của người phạm tội trong một khung hình phạt”.7
3 Đào Trí Úc (1993), Mô hình lý luận về Bộ luật Hình sự Việt Nam - phần chung, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội, tr 41.
4 Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Phần chung, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội, tr.244.
5 Kiều Đình Thụ (2000), Tìm hiểu Luật Hình sự Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tr.66.
6 Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Phần chung, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội, tr.244.
7 Đinh Văn Quế (2018), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015- phần thứ nhất: Những quy định
chung, Nxb Thông tin và Truyền Thông
Trang 11- Tiến sĩ Trần Thị Quang Vinh thì định nghĩa các tình tiết giảm nhẹTNHS như sau: “Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là những tình tiếtcủa vụ án hình sự, liên quan đến việc giải quyết trách nhiệm hình sự, có ýnghĩa làm giảm mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, phản ánhkhả năng cải tạo tốt hoặc hoàn cảnh đặc biệt của người phạm tội đáng đượckhoan hồng”8
- Tiến sĩ Trịnh Tiến Việt có quan điểm về tình tiết giảm nhẹ TNHSnhư sau: Tình tiết giảm nhẹ TNHS là những tình tiết được quy định trongphần chung của BLHS, với tính chất là tình tiết giảm nhẹ chung hoặc là tìnhtiết do Tòa án tự xem xét, cân nhắc và ghi rõ trong bản án (nếu trong vụ ánhình sự không có tình tiết này) đồng thời là một trong những căn cứ để cơquan tư pháp hình sự có thẩm quyền và Tòa án tùy thuộc vào giai đoạn tốtụng hình sự tương ứng cá thể hóa TNHS và hình phạt của người phạm tộitheo hướng giảm nhẹ hơn trong phạm vi một khung hình phạt9
Có thể thấy, đa phần các quan điểm đều định nghĩa tình tiết giảm nhẹTNHS dựa trên bản chất pháp lý, phạm vi áp dụng của các tình tiết giảm nhẹTNHS, mục đích, ý nghĩa áp dụng v.v Ở những góc độ khác nhau, các tácgiả đưa ra các khái niệm khác nhau về các tình tiết giảm nhẹ, nhưng nhìnchung các quan điểm dựa theo quy định của pháp luật chỉ thể hiện được mộtdạng của các tình tiết giảm nhẹ TNHS mà chưa thể hiện được toàn diện nộidung, bản chất của chúng Qua nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự
về các tình tiết giảm nhẹ TNHS, cũng như trong thực tiễn áp dụng thì tình tiếtgiảm nhẹ TNHS phải được quy định trong BLHS, trong các văn bản của các
cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn thi hành việc áp dụng tình tiết giảm nhẹTNHS và những tình tiết giảm nhẹ do Tòa án cân nhắc, quyết định Những
8 TS Trần Thị Quang Vinh (2005), Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong luật Hình sự Việt Nam,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr32.
9 Trịnh Tiến Việt (2004), “Về ảnh hưởng của các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong việc quyết định hình phạt”, Tạp chí Khoa học pháp luật, số 1, tr.1.
Trang 12tình tiết này có giá trị làm giảm nhẹ mức độ TNHS đối với người phạm tộitrong phạm vi khung hình phạt đang được áp dụng đối với người đó.
Dựa vào các quy định của pháp luật hình sự và qua việc nghiên cứucác quan điểm của các nhà khoa học như đã nói ở trên có thể đưa ra khái
niệm: Các tình tiết tăng nặng TNHS là các tình tiết được quy định trong
BLHS với tính chất là các tình tiết giảm nhẹ chung làm cho mức độ nguy hiểm của trường hợp phạm tội cụ thể của một loại tội phạm giảm đi một cách đáng kể so với trường hợp bình thường và do đó được coi là một trong những căn cứ để giảm nhẹ TNHS đối với trường hợp phạm tội đó khi Tòa án quyết định hình phạt.
1.1.1.2 Đặc điểm của các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Qua nghiên cứu khái niệm các tình tiết giảm nhẹ TNHS và các vănbản hướng dẫn thi hành, có thể rút ra được một số đặc trưng cơ bản của cáctình tiết giảm nhẹ TNHS như sau:
Thứ nhất, các tình tiết giảm nhẹ TNHS là các tình tiết được quy định
từ điểm a đến điểm x của khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015 hoặc do Tòa ánxem xét, cân nhắc và xác định những tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ TNHSđồng thời ghi rõ lý do áp dụng trong bản án theo quy định tại khoản 2 Điều 51BLHS năm 2015 Tình tiết giảm nhẹ TNHS còn được hướng dẫn tại Nghịquyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04/8/2000 hướng dẫn áp dụng một số quyđịnh trong phần chung của BLHS năm 1999; Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTPngày 12/05/2006 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụngmột số quy định của BLHS năm 1999 và những tình tiết giảm nhẹ khác doHĐXX cân nhắc, quyết định và ghi rõ trong bản án nhằm tránh sự tùy tiệntrong quyết định hình phạt của Tòa án Việc cho phép Tòa án có thể coi cáctình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ TNHS trong từng vụ án đối với từng bị cáo
cụ thể nhằm tạo ra tính linh hoạt trong hoạt động xét xử của Tòa án, đảm bảocho hoạt động xét xử được công bằng, chính xác, khách quan, đồng thời thể
Trang 13hiện được chính sách hình sự nhân đạo, khoan hồng đối với từng bị cáo trongnhững trường hợp cụ thể Hơn nữa, trong thực tiễn lập pháp, pháp luật dù hoànthiện đến đâu cũng không thể tiên liệu hết mọi tình huống của cuộc sống, vìvậy, khoản 2 Điều 51 BLHS năm 2015 quy định cho phép Tòa án xem xét cáctình tiết khác ngoài những tình tiết quy định tại khoản 1 Điều 51 năm 2015 làtình tiết giảm nhẹ TNHS trong hoạt động xét xử là hợp lý và cần thiết.
Thứ hai, các tình tiết giảm nhẹ TNHS có giá trị làm giảm bớt mức độ
TNHS của người được áp dụng các tình tiết này Tình tiết giảm nhẹ TNHS cókhả năng làm giảm hình phạt trong giới hạn một khung hình phạt hoặc trongnhững trường hợp đặc biệt, Tòa án có thể chuyển sang hình phạt khác nhẹhơn, thậm chí miễn hình phạt, miễn TNHS hoặc được Tòa án áp dụng án treo.Trường hợp thông thường, người có tình tiết giảm nhẹ TNHS được giảm nhẹhình phạt trong phạm vi khung hình phạt đang được áp dụng đối với người
đó Quyết định hình phạt trong trường hợp này được HĐXX cân nhắc trên cơ
sở số lượng và mức độ giảm nhẹ của các tình tiết mà người đó có Ví dụ: việcquyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được ápdụng quy định tại Điều 54 BLHS năm 2015: “Khi có ít nhất hai tình tiết giảmnhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này” Hoặc Nghị quyết số02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối caohướng dẫn áp dụng Điều 65 BLHS năm 2015 về án treo quy định một trongcác điều kiện để xem xét cho người bị xử phạt tù được hưởng án treo là “Có
từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tìnhtiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luậtHình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tạikhoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự” Tại khoản 2 Điều 91 BLHS năm 2015quy định “người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sauđây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ…thì có thể được miễn trách nhiệm hìnhsự” Điều 59 BLHS năm 2015 quy định về miễn hình phạt cũng đã quy định
Trang 14điều kiện liên quan đến tình tiết giảm nhẹ TNHS, cụ thể: Người phạm tội cóthể được miễn hình phạt trong trường hợp có ít nhất 02 tình tiết giảm nhẹ quyđịnh tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này, đáng được khoan hồng đặc biệt,nhưng chưa đến mức được miễn TNHS.
Thứ ba, tình tiết giảm nhẹ TNHS ảnh hưởng đến việc quyết định hình
phạt như thế nào là do Tòa án cân nhắc, xem xét Giá trị giảm nhẹ TNHS củacác tình tiết giảm nhẹ TNHS là không giống nhau Các tình tiết giảm nhẹTNHS được quy định tại Điều 51 BLHS năm 2015 có nội dung khác nhau nênmức độ giảm nhẹ cũng khác nhau Ví dụ: Khi áp dụng tình tiết giảm nhẹ
“người phạm tội đầu thú” có mức độ giảm nhẹ ít hơn với tình tiết giảm nhẹ
“người phạm tội tự thú” Giá trị của các tình tiết giảm nhẹ TNHS sẽ còn tùythuộc vào nhiều yếu tố cá biệt cho từng trường hợp khác nhau Cùng một tìnhtiết giảm nhẹ, nhưng đối với tội phạm khác nhau thì mức độ giảm nhẹ cũngkhác nhau; Có tình tiết giảm nhẹ chỉ có ý nghĩa đáng kể tội phạm này nhưngvới tội phạm khác thì lại hạn chế Mức độ giảm nhẹ của mỗi tình tiết còn phụthuộc vào những dấu hiệu khách quan và chủ quan khi hành vi phạm tội đượcthực hiện Nhìn chung, các tình tiết giảm nhẹ TNHS được quy định tại khoản 1Điều 51 BLHS năm 2015 có giá trị giảm nhẹ cao hơn so với các tình tiết giảmnhẹ TNHS khác được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội theo quy địnhtại khoản 2 Điều 51 BLHS năm 2015 Vì vậy, khi xác định mức độ giảm nhẹcủa các tình tiết giảm nhẹ cần phải căn cứ vào: hành vi khách quan của tộiphạm mà người đó đã thực hiện, các đặc điểm về nhân thân người phạm tội,các dấu hiệu thuộc mặt khách quan và mặt chủ quan khác có liên quan Giá trịgiảm nhẹ của các tình tiết giảm nhẹ TNHS chưa được quy định cụ thể, mức
độ của mỗi tình tiết TNHS sẽ được giảm nhẹ hình phạt đến đâu đều khôngđược quy định theo một tiêu chuẩn cụ thể nào, điều đó phụ thuộc vào sự xemxét và cân nhắc của Tòa án trong từng trường hợp
Thứ tư, các tình tiết giảm nhẹ TNHS không chỉ rất đa dạng về mức độ
giảm nhẹ, mà còn đa dạng về số lượng các tình tiết giảm nhẹ Việc Tòa án áp
Trang 15dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS phải đảm bảo nguyên tắc: các tình tiếtgiảm nhẹ đã được quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì khôngđược coi là tình tiết giảm nhẹ khi quyết định hình phạt10 Điều đó có nghĩamột tình tiết giảm nhẹ TNHS không bao giờ được sử dụng hai lần để áp dụngcho một trường hợp phạm tội cụ thể
Thứ năm, ảnh hưởng của từng tình tiết giảm nhẹ TNHS đến mức độ
nguy hiểm của hành vi phạm tội là không giống nhau Các tình tiết giảm nhẹTNHS khá phong phú về mặt số lượng và ảnh hưởng của chúng đến mức độnguy hiểm của hành vi phạm tội cũng không giống nhau Do đó, mức độ ảnhhưởng của những tình tiết giảm nhẹ này đến việc quyết định hình phạt củaTòa án là rất khác nhau “Có tình tiết thì ảnh hưởng rất lớn đến việc quyếtđịnh hình phạt và đối với mọi trường hợp phạm tội, nhưng có tình tiết thì ảnhhưởng ít hơn Có tình tiết chỉ có ý nghĩa đáng kể với một số tội phạm, còn đốivới những tội phạm khác thì chỉ có ý nghĩa rất hạn chế”11
1.1.2 Phân loại các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong
Bộ luật Hình sự
1.1.2.1 Các tình tiết giảm nhẹ ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội
Các tình tiết ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội
là tình tiết thuộc về những yếu tố của mặt khách quan, mặt chủ quan hay nhânthân người phạm tội Bao gồm:
* Các tình tiết liên quan đến mức độ hậu quả của hành vi phạm tội là:
- Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
- Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phụchậu quả;
- Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn
1 0 Khoản 3 Điều 51 BLHS năm 2015
1 1 Lê Văn Luật (2007), Bàn về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm g khoản 1 Điều 46
Bộ luật Hình sự”, Tạp chí Nghề Luật, (01), tr.23.
Trang 16* Các tình tiết phản ánh đặc điểm nhân thân ảnh hưởng đến mức độảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội:
- Tình tiết phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng
* Các tình tiết ảnh hưởng đến mức độ lỗi của người phạm tội Bao gồm:
- Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
- Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
- Phạm tội trong trường hợp bị kích động mạnh về tinh thần do hành
vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây hại;
- Phạm tội vì bị người khác đe dọa, cưỡng bức;
- Người phạm tội đầu thú;
- Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
- Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm pháthiện, điều tra tội phạm;
- Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
- Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiếnđấu, học tập hoặc công tác;…
Những tình tiết giảm nhẹ TNHS của nhóm tình tiết này gắn liền vớinhững biểu hiện ghi nhận của những cơ quan và người có thẩm quyền về quátrình phấn đấu tốt của bản thân người phạm tội trước khi thực hiện hành vi phạmtội, thái độ thành khẩn nhận tội lỗi của mình về việc thực hiện hành vi phạmtội cũng như tích cực cải tạo, giáo dục trong quá trình chấp hành hình phạt…
Trang 171.1.2.3 Các tình tiết giảm nhẹ phản ánh hoàn cảnh đặc biệt của người phạm tội đáng được khoan hồng đặc biệt
Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định một số tình tiết có ý nghĩa giảmnhẹ TNHS vì lý do nhân đạo như:
- Người phạm tội là phụ nữ có thai;
- Người phạm tội là phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
- Người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo và không còn nguy hiểm cho
xã hội;
- Người phạm tội là người lao động duy nhất trong gia đình nếu phảichấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt;
- Người phạm tội là người già
Căn cứ giảm nhẹ TNHS của nhóm tình tiết này gắn liền với chínhsách nhân đạo của Đảng và Nhà nước trong quá trình áp dụng các hình thứcTNHS đối với người phạm tội Mặt khác khi quyết định hình phạt đối vớingười phạm tội cũng cần phải tính tới những tác động tiêu cực cho nhữngthân nhân của người phạm tội do việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế hình
sự đem lại Vì vậy, khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội Tòa áncần phải đặc biệt chú ý đến vấn đề này
1.1.3 Vai trò, ý nghĩa của các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1.1.3.1 Vai trò của các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Trong quá trình thực hiện chính sách hình sự nhân đạo của Đảng vàNhà nước, thì việc Tòa án áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS có vai trò rấtquan trọng trong quyết định hình phạt, nhằm lựa chọn được loại và mức hìnhphạt phù hợp, tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội củahành vi phạm tội
Các tình tiết giảm nhẹ TNHS là một trong những căn cứ để quyết địnhhình phạt Điều 50 BLHS năm 2015 quy định: “Khi quyết định hình phạt, Tòa
Trang 18án căn cứ vào quy định của Bộ luật Hình sự, cân nhắc tính chất và mức độnguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, cáctình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự”.
Các tình tiết giảm nhẹ TNHS là căn cứ để Tòa án cân nhắc, xem xétnhằm giảm hình phạt trong giới hạn một khung hình phạt đã được xác định.Giá trị giảm nhẹ của các tình tiết này còn là căn cứ để quyết định hình phạtkhác thuộc loại nhẹ hơn Khi có tình tiết giảm nhẹ, thì người phạm tội đượcTòa án áp dụng loại và mức hình phạt ít nghiêm khắc hơn, làm giảm mức hìnhphạt trong một khung hình phạt hoặc chuyển sang hình phạt khác nhẹ hơn hoặcmiễn hình phạt, miễn TNHS hay cho người phạm tội được hưởng án treo
Các tình tiết giảm nhẹ TNHS là phương tiện thực hiện chính sách hình
sự của Nhà nước khi áp dụng các hình thức TNHS đối với người phạm tội.Đây cũng là biểu hiện của nguyên tắc công bằng, phân hóa TNHS, nhân đạocủa Pháp luật hình sự, thể hiện giá trị của các tình tiết giảm nhẹ TNHS giúpcho việc quyết định hình phạt được phù hợp với tính chất và mức độ nguyhiểm của từng tội phạm Những tình tiết giảm nhẹ TNHS là cơ sở để nhìnnhận đúng đắn bản chất tội phạm, khả năng cải tạo, giáo dục người phạm tội.Qua đó có sự khách quan, toàn diện, mềm dẻo trong quyết định hình phạt, xét
xử đúng người đúng tội, thấu tình đạt lí Bên cạnh việc quy định các tình tiếtgiảm nhẹ TNHS cụ thể trong PLHS, sự cho phép công nhận những tình tiếtkhác luật định tạo thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật, góp phần hạn chế sựbất cập trong trường hợp pháp luật chưa tiên liệu được, qua đó góp phần vàocông cuộc xây dựng, hoàn thiện pháp luật trong tương lai
1.1.3.2 Ý nghĩa của các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Việc quy định những tình tiết giảm nhẹ TNHS trong BLHS có ýnghĩa hết sức quan trọng không chỉ về mặt pháp lý mà còn về khía cạnh xãhội Một mặt, việc áp dụng những tình tiết giảm nhẹ TNHS bảo đảm choviệc thực hiện nguyên tắc công bằng trong xử lý tội phạm và người phạm
Trang 19tội Mặt khác, việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ này còn thể hiện chínhsách nhân đạo của Đảng và Nhà nước trong việc áp dụng pháp luật hình sự,kết hợp giữa “nghiêm trị với khoan hồng”, “trừng trị với giáo dục” Từ đócũng khơi gợi lòng hướng thiện của những người lầm đường lạc lối đượcnhận sự khoan hồng, hướng đến những giá trị tích cực hơn Việc quy địnhnhững tình tiết giảm nhẹ TNHS trong BLHS không chỉ là cơ sở cho việcphân hóa TNHS trong luật mà còn là cơ sở để cá thể hóa TNHS trong thựctiễn áp dụng pháp luật Cụ thể:
- Các tình tiết giảm nhẹ TNHS trong pháp luật hình sự có ý nghĩa như
là phương tiện để phân hóa TNHS trong luật;
- Các tình tiết giảm nhẹ TNHS đã được áp dụng như là phương tiện cáthể hóa TNHS trong thực tiễn áp dụng pháp luật;
- Các tình tiết giảm nhẹ TNHS là một trong những điều kiện cần thiết
và nhân đạo, tạo tiền đề quan trọng về tâm lý cho quá trình cải hóa ngườiphạm tội
* Ý nghĩa xã hội của các tình tiết giảm nhẹ TNHS:
- Bảo đảm cho việc thực hiện nguyên tắc công bằng xã hội trong lĩnhvực hình sự;
- Các tình tiết giảm nhẹ TNHS được quy định trong BLHS năm 2015
có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện chính sách hình sự của Nhà nước
Trang 20khi xử lý người phạm tội Việc quy định này là một cách thức đưa nội dungcủa chính sách hình sự đi vào cuộc sống
1.2 Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1.2.1 Khái quát quá trình quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 2015
Quá trình hình thành và phát triển pháp luật hình sự Việt Nam trải quanhiều giai đoạn lịch sử Quan điểm về các tình tiết giảm nhẹ TNHS đối vớimỗi giai đoạn lịch sử khác nhau có những khác nhau, phụ thuộc vào ý chí củagiai cấp thống trị Quá trình hình thành và phát triển của chế định các tình tiếtgiảm nhẹ TNHS là quá trình phát triển có tính kế thừa chọn lọc
Kể từ sau Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam nontrẻ đã tiến hành xây dựng nhà nước dân chủ và ban hành nhiều văn bản phápluật hình sự, những quy định này là nền tảng quan trọng để xây dựng, củng cố
và bảo vệ hệ thống chính trị Để giải quyết vấn đề tội phạm Nhà nước ViệtNam dân chủ cộng hòa đã ban hành nhiều sắc lệnh, trong đó đã xuất hiện cáctình tiết giảm nhẹ TNHS ở những tội phạm cụ thể như: Điều 2 Sắc lệnh 223ngày 27/11/1946 (được xem như đạo luật chống tham nhũng đầu tiên ở Việtnam) có nêu “người phạm tội đưa hối lộ cho một công chức mà tự ý cáo giáccho nhà chức trách việc hối lộ ấy và chứng minh rằng đã đưa hối lộ là vì bịcông chức cưỡng bách Trong trường hợp này, tang vật hối lộ được hoànlại” quy định trên đã khuyến khích công dân tố giác tội phạm hoặc thành khẩnkhai báo nếu trót đưa hối lộ; tiếp đến Sắc lệnh số 133 ngày 20/01/1953 cáctình tiết giảm nhẹ TNHS được tách ra thành một Điều luật riêng biệt “kẻ nàophạm các tội kể trên, mà ở vào một trong những trường hợp sau đây có thểxét xử một cách khoan hồng (giảm nhẹ tội, hoặc tha bổng): trước khi bị truy
tố, thành thực hối cải, lập công chuộc tội, tự mình thành thực tự thú, khai rõ
Trang 21ràng những âm mưu và hành động của mình và của đồng bọn, bị ép buộc, lừadối mà chưa làm hại nhiều cho nhân dân” Đặc biệt phải kể đến Pháp lệnhtrừng trị tội phản cách mạng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (năm 1967),đây là văn bản pháp luật đầu tiên quy định cụ thể các tình tiết giảm nhẹTNHS Điều 20 Pháp lệnh ghi nhận “Những trường hợp giảm nhẹ hình phạthoặc miễn hình phạt” Đến năm 1970, Nhà nước ta tiếp tục ban hành Pháplệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa Tại Điều 23 Pháplệnh ghi nhận “Những trường hợp xử nhẹ hoặc miễn hình phạt” Tuy nhiên,các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tình tiết giảm nhẹ TNHS thời
kỳ này nhà nước ta ban hành chưa cụ thể, rõ ràng mà chỉ mang tính chungchung
Sau chiến thắng năm 1975, cách mạng Việt Nam chuyển sang giaiđoạn cả nước độc lập thống nhất, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu, nhiệm vụcấp bách là phải hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước Đếnnăm 1976, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được bầu
ra và từng bước tiến hành thống nhất pháp luật trong cả nước, trong đó cópháp luật hình sự Các tình tiết giảm nhẹ TNHS đã được ghi nhận trongPháp lệnh trừng trị hối lộ ngày 20 tháng 5 năm 1981, tại Điều 8 quy định:
“Những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự giảm nhẹ hoặc miễn hìnhphạt” Tuy nhiên, các quy định về tình tiết giảm nhẹ TNHS từ năm 1975đến năm 1985 chưa thật sự rõ nét, phần lớn chưa tách bạch thành một điềuluật cụ thể
Năm 1985, BLHS ra đời đánh dấu một bước ngoặt lớn trong hệ thốngpháp luật Việt Nam nói chung và hệ thống pháp luật hình sự nói riêng Lầnđầu tiên trong lịch sử lập pháp, đã có một điều luật riêng quy định các tình tiếtgiảm nhẹ TNHS được áp dụng chung cho tất cả các loại tội phạm Điều 38BLHS năm 1985 với tên gọi “các tình tiết giảm nhẹ” quy định tổng cộng có
08 tình tiết như sau:
Trang 221 Những tình tiết sau đây được coi là tình tiết giảm nhẹ:
a, Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạmhoặc tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại;
b, Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng về chính đáng,vượt quá yêu cần của tình thế cấp thiết hoặc bị kích động về tinh thần do hành
vi trái pháp luật của người khác gây ra;
c, Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;
d, Phạm tội chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn; phạm tộilần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
đ, Phạm tội vì bị người khác đe dọa, cưỡng bức hoặc bị chi phối về.mặt vật chất, công tác hay các mặt khác;
e, Người phạm tội là phụ nữ đang có thai, là người già hoặc là người
có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành viphạm tội của mình;
g, Phạm tội do trình độ lạc hậu hoặc do trình độ nghiệp vụ non kém;
h, Người phạm tội tự thú, thật thà khai báo, ăn năn hối cải hoặc tíchcực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện và điều tra tội phạm;
i, Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi tình tiết khác là tình tiếtgiảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án;
k, Khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ, Tòa án có thể quyết định một hìnhphạt mức thấp nhất mà Điều luật đã quy định hoặc chuyển sang một hình phạtkhác thuộc thể loại nhẹ hơn Lý do của việc giảm nhẹ này phải được ghi trongbản án
Như vậy, BLHS năm 1985 lần đầu tiên quy định các tình tiết giảm nhẹTNHS (với tên gọi là các tình tiết giảm nhẹ) tại một điều luật thuộc phầnchung BLHS được áp dụng chung cho tất cả các tội phạm cụ thể Cách quyđịnh các tình tiết này được thực hiện theo hướng mở, không chỉ giới hạn ở
Trang 23những tình tiết được quy định rõ trong luật mà còn ghi nhận cơ sở pháp lý chophép HĐXX coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ TNHS.
Bộ luật Hình sự năm 1999 đã kế thừa BLHS năm 1985 về quy địnhcác tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhưng có một chút khác biệt vềtên gọi là “Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự” so với BLHS 1985dùng tên gọi “Các tình tiết giảm nhẹ” Với tên gọi này, định nghĩa “Các tìnhtiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự” chính xác hơn, rõ ràng và thể hiện đượcđúng giá trị về mặt định nghĩa pháp lý của quy phạm pháp luật Điều 46BLHS năm còn có một số khác biệt so với quy định của BLHS năm 1985 Cụthể là: tách các tình tiết được quy định gộp ở điểm a, b, c, d, e, h để quy định
ở các điểm độc lập; bổ sung tình tiết khắc phục hậu quả, người phạm tội đãlập công chuộc tội, người phạm tội có thành tích xuất sắc trong sản xuất,chiến đấu, học tập hoặc công tác; bỏ đoạn 2 điểm đ (phạm tội vì bị ngườikhác chi phối về mặt vật chất, công tác hay các mặt khác), đoạn 2 điểm g(phạm tội do trình độ nghiệp vụ non kém); bỏ khoản 3 về quyết định hìnhphạt; bổ sung thêm 2 tình tiết giảm nhẹ TNHS tại Điều 46 là điểm r “ngườiphạm tội đã lập công chuộc tội” và điểm s “người phạm tội là người có thànhtích xuất sắc trong sản xuất trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc côngtác” Chính việc tách riêng và bổ sung thêm 2 tình tiết giảm nhẹ TNHS lànguyên nhân làm cho số lượng các tình tiết giảm nhẹ TNHS của BLHS 1999tăng lên thành 18 tình tiết Đồng thời BLHS năm 1999 bổ sung về nguyên tắckhông áp dụng là tình tiết giảm nhẹ TNHS đối với tình tiết đã là dấu hiệu địnhtội hoặc định khung hình phạt tại khoản 3 Điều 46 Quy định này đã khắcphục được tình trạng nhận thức sai và áp dụng hình phạt nhẹ hơn mức cần thiếtđối với bị cáo So với BLHS năm 1985 thì BLHS năm 1999 quy định về nguyêntắc này rõ ràng hơn
Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định 22 tình tiết giảm nhẹ TNHS tạiĐiều 51, có sửa đổi, bổ sung một số tình tiết giảm nhẹ TNHS so với quy định
Trang 24tại Điều 46 BLHS năm 1999 Tình tiết giảm nhẹ “người phạm tội là ngườigià” trong BLHS năm 1999 được đổi thành “người phạm tội là người đủ 70tuổi trở lên” trong BLHS năm 2015 Đồng thời Điều 51 BLHS năm 1999 quyđịnh bổ sung 4 tình tiết giảm nhẹ TNHS mới đó là: phạm tội trong trường hợpvượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội; phạm tội trong trường hợp
bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra; ngườiphạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng; người phạmtội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng
1.2.2 Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015
1.2.2.1 Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015
a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm
Đây là trường hợp người phạm tội trong quá trình thực hiện hành viphạm tội hoặc đã thực hiện hành vi phạm tội có hành vi trên thực tế để ngănkhông cho tác hại xảy ra hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm Đồng thời,tác hại đó do hành vi này mà được ngăn chặn hoặc được giảm bớt trên thực
tế Trong điểm a này có hai tình tiết giảm nhẹ TNHS là:
- Ngăn chặn tác hại của tội phạm: là trường hợp khi tội phạm đangđược thực hiện hoặc đã được thực hiện và người phạm tội tự mình, bằngnhững khả năng có thể để ngăn chặn không cho tác hại của tội phạm xảy ra
- Làm giảm bớt tác hại của tội phạm: là trường hợp khi tội phạm đãđược thực hiện, tác hại của tội phạm đang xảy ra và người phạm tội tự mìnhbằng những khả năng có thể để hạn chế tác hại của tội phạm
Mức độ giảm nhẹ TNHS khi áp dụng tình tiết này phụ thuộc vào thái
độ của người phạm tội, nghĩa là người phạm tội tự mình hay người phạm tội
do sự tác động bắt buộc của người khác và thực tế tác hại của tội phạm đã
Trang 25được ngăn chặn hay đã được giảm bớt nhiều hay ít để Tòa án có thể quyếtđịnh hình phạt một cách chính xác.
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả
Là trường hợp người phạm tội đã gây ra thiệt hại, gây ra hậu quả vàngười phạm tội tự nguyện mà không phải do ép buộc, do cưỡng chế đã sửachữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của mìnhgây ra
Sửa chữa là sửa lại, chữa lại những gì bị làm hư hỏng do hành vi phạmtội gây ra Ví dụ, sửa lại chiếc xe bị hỏng, lợp lại mái ngói bị vỡ,
Bồi thường là bồi thường bằng tài sản hoặc bằng tiền cho người bị hạinhững thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra Ví dụ: A trộm cắp một chiếc xemáy của B đem bán lấy tiền tiêu xài, sau khi vụ việc bị phát hiện, chiếc xekhông thu hồi lại được nên A bồi thường cho B một khoản tiền bằng giá trịchiếc xe đã trộm cắp
Khắc phục hậu quả là khắc phục tác hại do hành vi phạm tội gây ra màkhông thể sửa chữa hoặc bồi thường bằng tài sản được Ví dụ, A giết chết B,
A lo tiền mai táng, đưa cho người thân của B một khoản tiền bù đắp tổn thất
về tinh thần, đóng góp cấp dưỡng nuôi con của B đến năm 18 tuổi…thì đâyđược coi là người phạm tội tự nguyện khắc phục hậu quả mà không phải làbồi thường thiệt hại Do đó, Nếu cùng một hành vi phạm tội nhưng ngườiphạm tội thực hiện đồng thời các hành vi “tự nguyện sửa chữa, bồi thườngthiệt hại hoặc khắc phục hậu quả” thì vẫn coi là người phạm tội có nhiều tìnhtiết giảm nhẹ TNHS
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng làtrường hợp vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi íchchính đáng của mình hoặc của người khác mà có hành vi chống trả rõ ràng
Trang 26quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xãhội của hành vi xâm phạm Quy định về tình tiết giảm nhẹ TNHS này xuấtphát từ mục đích, động cơ phạm tội của người phạm tội Khi có người đangthực hiện hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên, người phạm tội vì bảo vệquyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhànước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách quá mức cần thiết.Trong tình huống này, người phạm tội bị hạn chế khả năng lựa chọn hành vicủa mình, vì khó có các điều kiện (nhất về mặt thời gian) để cân nhắc, xemxét lựa chọn chính xác phương pháp, phương tiện…chống trả thích hợp, đểbuộc người đang có hành vi xâm phạm lợi ích trên chấm dứt ngay hành vixâm phạm Mức độ giảm nhẹ TNHS như thế nào còn tùy thuộc vào mức độvượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng của người phạm tội trong từng trườnghợp cụ thể.
Các điều kiện xác định người này phạm tội trong trường hợp vượt giớihạn phòng vệ chính đáng:
Thứ nhất, người bị hại có hành vi trái pháp luật gây ra hoặc đe dọa
gây ra ngay tức khắc xâm phạm đến lợi ích trên
Thứ hai, người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng vì
bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, tài sản của mình, của người khác hoặccủa Nhà nước của tổ chức mà buộc phải chống trả lại sự xâm hại nói trên
Đây là tình tiết giảm nhẹ TNHS đặc biệt, nên khi xem xét đánh giáhành vi của người phòng vệ có vượt qua giới hạn phòng vệ chính đáng haykhông, thì phải đánh giá vào khả năng nhận thức, tâm lý lúc thực hiện hànhvi; không gian, địa điểm,…tác động, làm ảnh hưởng đến hành vi của họ cótương xứng hay không, có rõ ràng quá đáng hay không thì phải xem xét toàndiện những tình tiết có liên quan đến hành vi xâm hại và hành vi phòng vệ
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết
Trang 27Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết làtrường hợp vì muốn tránh một ngày nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích củaNhà nước, của tổ chức, quyền lợi chính đáng của mình hoặc của người khác
mà không còn cách nào khác là phải gây ra một thiệt hại nhưng thiệt hại gây
ra rõ ràng vượt quá yêu cầu ngăn ngừa thiệt hại Nguyên nhân là hoàn cảnhkhách quan, đang diễn ra một tình trạng nguy hiểm có thể do con người, cácđiều kiện tự nhiên hoặc các nguyên nhân khác gây ra, buộc người phạm tộiphải lựa chọn hy sinh một lợi ích nhỏ hơn để bảo vệ một lợi ích lớn hơn, giảmthiểu thiệt hại có thể xảy ra Tuy ý chí của người phạm tội nhằm bảo vệ cácquyền, lợi ích, chính đáng nhưng thiệt hại mà người phạm tội gây ra rõ ràngvượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết
Để được coi là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết và không phải chịuTNHS khi có đủ những điều kiện sau:
- Phải có sự nguy hiểm đang đe dọa gây thiệt hại ngay tức khắc, nếu
sự nguy hiểm đó chưa xảy ra hoặc đã kết thúc thì không được coi là gây thiệthại trong tình thế cấp thiết
- Sự nguy hiểm đang đe dọa phải là sự nguy hiểm thực tế, chứa đựng khảnăng thực tế gây ra hậu quả cho xã hội Nếu sự nguy hiểm đó do người thiệthại tưởng tượng ra thì không được coi là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết;
- Việc gây thiệt hại để tránh một thiệt hại khác là sự lựa chọn duynhất Điều kiện này đòi hỏi người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết phảinhanh chóng ngăn chặn, khắc phục khả năng gây nguy hiểm, sự lựa chọnphương pháp gây thiệt hại là tất yếu để tránh được thiệt hại lớn hơn Nếu cóbiện pháp khác để khắc phục sự nguy hiểm và gây thiệt hại là không cần thiếtthì không thuộc tình thế cấp thiết;
- Thiệt hại gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại muốn tránh, mức độ giảm nhẹTNHS phụ thuộc vào cường độ của nguồn nguy hiểm và mức độ thiệt hại đặttrong hoàn cảnh cụ thể
Trang 28đ, Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ ngườiphạm tội” được hiểu là người có quyền bắt giữ tội phạm đã thực hiện hành vivượt quá giới hạn (theo quy định của pháp luật hoặc theo tình huống bắt tội phạmthực tế) đủ để có thể bắt giữ người phạm tội Để đánh giá hành vi bắt giữ người
có vượt quá mức cần thiết hay không cần căn cứ vào các yếu tố sau đây:
Thứ nhất, căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của người phạm tội
tại thời điểm bị bắt giữ, bao gồm: Nhân thân người phạm tội (người phạm tộilần đầu có nhân thân tốt hay đối tượng giang hồ cộm cán đã từng chống trảlực lượng chức năng, vào tù ra tội, hung hãn côn đồ); vũ khí, phương tiệnngười phạm tội đang sử dụng để chống trả lực lượng bắt giữ; số lượng người
bị bắt (chỉ có một người phạm tội hay cả một băng nhóm phạm tội)
Thứ hai, là căn cứ vào biện pháp bắt giữ, việc sử dụng vũ lực, vũ khí
và phương tiện để bắt giữ, cũng như thiệt hại, hậu quả đã xẩy ra và đối chiếuvới yếu tố thứ nhất để làm rõ vượt quá hay không vượt quá mức cần thiết
Ví dụ, có thể dùng biện pháp bí mật, bất ngờ bắt giữ người phạm tộithì lại sử dụng lực lượng lớn bao vây, kêu gọi đầu hàng hoặc phá cửa, làm hưhại tài sản để đột nhập vào nơi ẩn náu, trực tiếp bắt giữ người phạm tội; Hoặc
sử dụng một lực lượng bắt giữ hùng hậu được trang bị súng ống, trang thiết bịkhông cần thiết gây náo loạn cả một vùng địa phương hoặc trường hợp khôngcần sử dụng vũ lực lại đi sử dụng vũ lực gây thiệt hại tài sản và thân thể chongười bị bắt giữ hoặc người khác, hoặc tiêu diệt ngay người phạm tội màchưa có biện pháp giáo dục, thuyết phục, kêu gọi đầu hàng một cách cần thiết
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra
Trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật củanạn nhân gây ra là trường hợp người phạm tội không hoàn toàn làm chủ khả
Trang 29năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình, xuất phát từ hành vi trái phápluật của người bị hại hoặc người khác gây ra Để được áp dụng tình tiết nàythì đòi hỏi phải có hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác xâyphạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thân thích của người phạm tộidẫn đến làm người đó bị kích động về tinh thần và thực hiện hành vi phạm tộitrong tình trạng đó Mức độ giảm nhẹ TNHS trong trường hợp này phụ thuộc
ai là người có hành vi trái pháp luật, hành vi trái pháp luật đó xâm phạm đến
ai, mức độ nghiêm trọng của hành vi trái pháp luật đối với người phạm tội vàngười thân thích của họ
g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra
Đây là trường hợp người phạm tội thực hiện tội phạm do bị chi phốibởi hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà người phạm tội không vượt qua được.Hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đó có thể là do thiên tai, dịch bệnh, bão lụt,chiến sự, bệnh hiểm nghèo hoặc do nguyên nhân khác - nguyên nhân kháchquan mà không phải là nguyên nhân xuất phát từ người phạm tội Chỉ áp dụngtình tiết này khi có đầy đủ 2 điều kiện là “phải do hoàn cảnh đặc biệt khókhăn mà phạm tội” và “hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình
tự gây ra” Mức độ giảm nhẹ TNHS của tình tiết này trong từng trường hợp
cụ thể tùy thuộc vào tính chất và mức độ khó khăn của hoàn cảnh, mức độảnh hưởng của hoàn cảnh đối với người phạm tội, khả năng và mức độ cốgắng của người đó trong việc khắc phục khó khăn
h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn
Đây là trường hợp người phạm tội đã thực hiện tội phạm nhưng chưagây ra hậu quả cho xã hội hoặc tuy hậu quả đã xảy ra nhưng không lớn vìđược hạn chế do những nguyên nhân khách quan nằm ngoài ý muốn củangười phạm tội Do tính chất và mức độ của hậu quả của tội phạm cũng là yếu
tố quyết định mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội nên luật Hình sự coi
Trang 30trường hợp chưa gây thiệt hại hoặc thiệt hại gây ra không lớn là trường hợpđược giảm nhẹ TNHS
Trường hợp này chủ yếu do nguyên nhân khách quan từ bên ngoài tácđộng, nằm ngoài ý thức chủ quan của người phạm tội Cũng có thể là hành viphạm tội bị người khác phát giác kịp thời, sau đó ngăn cản hành vi phạm tội tiếptục Khác với tình tiết “tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại” là người phạmtội có hành động ngăn chặn để làm cho thiệt hại không xảy ra hoặc xảy ra khônglớn Mức giảm nhẹ TNHS của tình tiết này phụ thuộc hoàn toàn vào mức thiệt hại
mà người phạm tội đã gây ra cho nạn nhân trong phạm vi một cấu thành cụ thể
i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng
Việc xác định thế nào là phạm tội lần đầu về lý luận cũng như thực tiễnxét xử còn nhiều ý kiến khác nhau Tại Công văn số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày07/4/2017 giải đáp “một số vấn đề nghiệp vụ”, đã giải thích tình tiết giảm nhẹTNHS “Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” như sau:
Thứ nhất: Về “phạm tội lần đầu”:
- Phạm tội lần đầu là từ trước đến nay chưa phạm tội lần nào
- Nếu trước đó đã phạm tội và bị kết án, nhưng đã được xóa án tích thìkhông được coi là phạm tội lần đầu;
- Chưa bị kết án vì đã hết thời hiệu truy cứu TNHS nay phạm tội khácthì cũng không xem là phạm tội lần đầu;
- Chưa bị kết án, chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS nay bị truy cứuTNHS trong cùng lần phạm tội sau thì không được coi là phạm tội lần đầu
Thứ hai: “phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” là phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau:
- Phạm tội gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất củakhung hình phạt đối với tội phạm ấy là đến 3 năm tù;
Trang 31- Phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, hoặc phạm tội đặc biệtnghiêm trọng nhưng người phạm tội có vị trí, vai trò thứ yếu, không đáng kểtrong vụ án có đồng phạm.
Để được áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS này, người phạm tội phảithỏa mãn cả hai điều kiện nêu trên về “phạm tội lần đầu” và “thuộc trườnghợp ít nghiêm trọng”
k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa, cưỡng bức
Người phạm tội thực hiện tội phạm vì bị người khác uy hiếp về mặttinh thần, bằng cách đe dọa dùng vũ lực hoặc thực hiện hành vi trái pháp luậtđối với người phạm tội hoặc đối với gia đình của họ Sự uy hiếp đó có khảnăng trở thành hiện thực Đây là trường hợp phạm tội vì bị người khác đe dọa
Người phạm tội thực hiện tội phạm vì bị người khác sử dụng bạo lực
về thể chất hoặc tinh thần dưới bất kỳ hình thức nào, nếu hành vi cưỡng bức đókhông phải là đe dọa Đây là trường hợp phạm tội vì bị người khác cưỡng bức
Mức độ giảm nhẹ TNHS của tình tiết này trong từng trường hợp cụthể tùy thuộc vào tính chất và mức độ của thủ đoạn đe dọa, cưỡng bức, khảnăng trở thành hiện thực của sự uy hiếp, thái độ của người phạm tội đối với sự
đe dọa, cưỡng bức
l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra
Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà khôngphải do lỗi của mình gây ra là trường hợp khi thực hiện hành vi phạm tội,người phạm tội không đủ tỉnh táo để nhận biết một cách đầy đủ mức độ nguyhiểm cũng như hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra Sự hạn chế khảnăng nhận thức của người phạm tội là do yếu tố khách quan tác động, chứkhông phải do bản thân người phạm tội gây ra
Tình tiết “phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức
mà không phải do lỗi của mình gây ra” là tình tiết mới được bổ sung vào BLHS
Trang 32năm 2015 Đối với tình tiết này mặc dù chưa có hướng dẫn cụ thể nhưng có thểhiểu theo tinh thần của quy định này là một số trường hợp, người thực hiện hành
vi phạm tội trong khi bị hạn chế khả năng nhận thức do nguyên nhân kháchquan chẳng hạn như bị cưỡng ép, lừa gạt để sử dụng chất kích thích mạnh
Vì vậy, đối với trường hợp phạm tội khi hạn chế khả năng nhận thức khôngphải do lỗi của mình sẽ được giảm nhẹ TNHS Mức độ giảm nhẹ phụ thuộcvào mức độ bị hạn chế khả năng nhận thức do yếu tố khách quan mang lại
m) Phạm tội do lạc hậu
Đây là trường hợp phạm tội do trình độ nhận thức lạc hậu, thấp kém
đã hạn chế nhận thức tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi Nguyên nhândẫn đến trình độ lạc hậu của người phạm tội phải là khách quan như do khôngđược học tập, không có những điều kiện thực tế để họ nhận biết được giữa cáitiến bộ và cái lạc hậu Ở một số địa phương vùng sâu, vùng xa có điều kiệnkinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người dân bị hạn chế về điều kiện học tập
và tiếp cận thông tin nên còn chịu ảnh hưởng phong tục tập quán lạc hậu, do
đó nhiều trường hợp họ không nhận thức được hành vi của mình đã cấu thànhtội phạm Khi cân nhắc mức độ giảm nhẹ TNHS trong trường hợp này cầncăn cứ vào mức độ lạc hậu của người phạm tội trong điều kiện kinh tế, vănhóa, xã hội của địa phương - nơi người phạm tội sinh sống
n, Người phạm tội là phụ nữ có thai (điểm l khoản 1 Điều 46 BLHS)
Đây là trường hợp chủ đề của tội phạm là người phụ nữ đang có thaikhi thực hiện tội phạm Trong trường hợp khi phạm tội người phụ nữ không cóthai mà khi xét xử có thai thì không được áp dụng tình tiết này Trong trườnghợp đặc biệt cũng có thể áp dụng tình tiết giảm nhẹ đối với phụ nữ có thai đểxét xử nhưng HĐXX phải ghi rõ trong bản án và áp dụng tình tiết giảm nhẹ ởkhoản 2 Điều 51 BLHS Mức độ giảm nhẹ phụ thuộc vào thời kỳ mang thai,ảnh hưởng của tình trạng thai nhi đến việc thực hiện tội phạm của bị cáo
o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên
Trang 33“Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên” là trường hợp khi thực
hiện hành vi phạm tội người phạm tội đã đủ 70 tuổi trở lên Người từ đủ 70tuổi trở lên là người già theo pháp luật Việt Nam Ở độ tuổi này thì khả năngnhận thức suy giảm, tâm sinh lý thay đổi làm ảnh hưởng tới khả năng nhậnthức về mức độ nguy hiểm cũng như hậu quả của hành vi phạm tội Mặt khác,tình tiết giảm nhẹ này cũng thế hiện chính sách hình sự nhân đạo của Nhànước đối với người cao tuổi
- Người phạm tội có tuổi càng cao, sức khỏe càng yếu thì mức giảmhình phạt (chuyển hình phạt nhẹ hơn, giảm mức hình phạt tù và phạt tiền hoặcthời gian cải tạo không giam giữ) cho họ càng nhiều và ngược lại
Khi áp dụng tình tiết “Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên” vớingười phạm tội cần có chứng cứ chứng minh khi thực hiện hành vi ngườiphạm tội đã đủ 70 tuổi trở lên: Giấy tờ chứng minh tuổi của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền (giấy khai sinh, chứng minh thư, thẻ căn cước, sổ hộ khẩu …);kết luận giám định pháp y xác định tuổi
Bộ luật Hình sự quy định tình tiết này là tình tiết giảm nhẹ TNHSkhông phải vì hành vi của người già ít nguy hiểm hơn người trẻ mà chủ yếuxuất phát từ nguyên tắc nhân đạo, thể hiện chính sách hình sự đối với ngườicao tuổi và có tính đến đặc điểm tâm - sinh lý của lứa tuổi này Khi con ngườiđến một độ tuổi nhất định thì các hoạt động của cơ thể đều bị giảm sút, thiểunăng động Mặt khác, bắt một người già chịu một hình phạt nghiêm khắc làkhông cần thiết
Mức độ giảm nhẹ TNHS của tình tiết này phụ thuộc vào độ tuổi Tuổicàng cao thì mức giảm càng nhiều Mặt khác, mức độ giảm nhẹ trách nhiệmcòn tùy thuộc vào sức khỏe của từng người Sức khỏe càng yếu mức giảmcàng nhiều
p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng
Trang 34Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơthể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho laođộng, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.12
- Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến khôngthể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày.13 Ngườikhuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toànchức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đilại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinhhoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàntoàn.14 Người khuyết tật đặc biệt nặng khi được Hội đồng giám định y khoakết luận không còn khả năng tự phục vụ hoặc suy giảm khả năng lao động từ81% trở lên15
- Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tựthực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày16
Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất mộtphần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiệnđược một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việckhác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi,trợ giúp, chăm sóc.17
Người khuyết tật nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận
có khả năng tự phục vụ sinh hoạt nếu có người, phương tiện trợ giúp mộtphần hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%.18 Căn cứ vào nộihàm của các cụm từ “khuyết tật nặng ”,” khuyết tật đặc biệt nặng” và hai cụm
1 2 Khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật 2010.
1 3 điểm a khoản 2 Điều 3 Luật Người khuyết tật 2010.
1 4 Khoản 1 Điều 3 Nghị định 28/2012/NĐ-CP
1 5 Điểm a, khoản 3, Điều 4 Nghị định 28/2012/NĐ-CP
1 6 Điểm b Khoản 2 Điều 3 Luật Khuyết tật 2010.
1 7 Khoản 2 Điều 3 Nghị định 28/2012/NĐ-CP
1 8 Điểm b, khoản 3, Điều 4 Nghị định 28/2012/NĐ-CP
Trang 35từ này được quy định cách nhau bởi từ “hoặc” nên được hiểu đây là hai tình tiếtgiảm nhẹ khác nhau nhưng được quy định cùng tại điểm p khoản 1 Điều 51
BLHS 2015
Điều 51 BLHS 2015 không quy định rõ và hiện cũng chưa có hướngdẫn cụ thể về việc áp dụng tình tiết “Người phạm tội là người khuyết tật nặnghoặc khuyết tật đặc biệt nặng” này Tuy nhiên căn cứ vào cụm từ “ngườiphạm tội là người …” thì có thể hiểu thời điểm người phạm tội bị khuyết tật
và được áp dụng tình tiết này có thể là khi cơ quan tố tụng tiến hành điều tra,truy tố, xét xử
Cần chú ý, nếu người phạm tội là thương binh với tỷ lệ thương tậtnặng (thuộc trường hợp khuyết tật nặng, đặc biệt nặng) thì phải áp dụng cả 02tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm p và điểm x khoản 1 Điều 51 BLHS
2015 Bởi vì, tình tiết giảm nhẹ tại điểm p căn cứ vào mức độ khuyết tật củangười phạm tội, còn điểm x căn cứ vào công lao của người phạm tội (người
có công với cách mạng)
- Người phạm tội có tỷ lệ thương tật càng cao thì mức độ giảm nhẹhình phạt (chuyển hình phạt nhẹ hơn, giảm mức hình phạt tù hoặc phạt tiềnhoặc thời gian cải tạo không giam giữ) cho họ càng nhiều và ngược lại
q) Người phạm tội là người có bện bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình
Người phạm tội trong trường hợp này là người khi thực hiện hành vinguy hiểm cho xã hội đang mắc bệnh nào đó, nên đã không nhận thức đượcđầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội của mình, cũng nhưhậu quả của hành vi do mình gây ra hoặc nhận thức được đầy đủ tính nguyhiểm cho xã hội và hậu quả của hành vi đó nhưng bị hạn chế khả năng điềukhiển hành vi, không điều khiển được hành vi theo ý muốn
Mức độ giảm nhẹ của tình tiết này phụ thuộc vào tình trạng bệnh tật,mức độ hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của
Trang 36người phạm tội Nếu tình trạng bệnh tật của một người đã làm mất khả năngnhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì họ không phải chịuTNHS Tình tiết giảm nhẹ này chỉ được áp dụng đối với người phạm tội cóbệnh này do bẩm sinh hoặc do những tác động khách quan gây nên và phảigắn với hành vi cụ thể mà họ thực hiện
r) Người phạm tội tự thú
Điểm h khoản 1 Điều 4 của Bộ luật Tố tụng hình sự quy định “Tự thú
là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành viphạm tội của mình trước khi phạm tội hoặc người phạm tội bị phát hiện” Đây
là trường hợp tự người phạm tội thú nhận tội và khai ra hành vi phạm tội củamình trong khi không ai phát hiện hành vi phạm tội của mình Cũng được coi
là tự thú khi người bị bắt, phát hiện về một hành vi phạm tội cụ thể, nhưngtrong quá trình điều tra họ đã khai ra những hành vi phạm tội khác của mìnhchưa bị phát hiện
Người phạm tội tự thú và người phạm tội đầu thú hoàn toàn khácnhau vì đầu thú là đã có người biết hành vi phạm tội của mình và biết khôngthể trốn tránh được nên người phạm tội đến cơ quan có thẩm quyền trình diện
và đây chỉ là tình tiết giảm nhẹ TNHS theo khoản 2 Điều 51 BLHS năm 2015.Người phạm tội ra tự thú được giảm nhẹ TNHS hơn người đầu thú bởi vìhành vi tự thú là do tự nguyện lại được thực hiện ngay sau khi phạm tội chưađược phát giác, nó chứng tỏ thái độ phục thiện và sư ăn năn hối cải của ngườiphạm tội một cách rõ rệt hơn người ra đầu thú Tự thú là tình tiết giảm nhẹkhông những được quy định ở điểm r khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015 màcòn quy định trong nguyên tắc xử lý trong việc miễn TNHS tại điểm c khoản
2 Điều 29 của BLHS năm 2015
s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải
Đây là tình tiết giảm nhẹ TNHS được áp dụng nhiều nhất trong bản
án Thành khẩn khai báo được hiểu là người phạm tội thừa nhận hành vi phạm
Trang 37tội và khi rõ việc thực hiện hành vi của mình đầy đủ, đúng sự thật khách quan
đã diễn ra trong thực tế qua quá trình điều tra, truy tố, xét xử Thái độ của họtrên cơ sở tự nguyện nhìn nhận được lỗi lầm, sẵn sàng chịu mọi hình phạt dopháp luật quy định Hành động thật thà khai báo có tác dụng giúp cơ quan tiếnhành tố tụng nhanh chóng kết thúc vụ án Mức độ giảm nhẹ TNHS tùy thuộcvào sự thành khẩn của người phạm tội ở giai đoạn tố tụng nào và ý nghĩa thiếtthực của lời khai thành khẩn đó đối với việc xác định hành vi phạm tội của họcũng như của các tội phạm khác (nếu vụ án có đồng phạm)
Ăn năn hối cải là trường hợp sau khi thực hiện tội phạm, người phạmtội thể hiện sự day dứt, hối hận về tội lỗi của mình và thể hiện bằng nhữnghành động, việc làm cụ thể để chứng minh cho việc mình mong muốn đượcsửa chữa, cải tạo thành người tốt Người này phải thành thật hối cải, bằnghành động của mình thể hiện qua việc thành tâm xin lỗi người bị hại, gia đìnhnạn nhân,… tự mình hoặc nhờ người thân trong gia đình thăm hỏi, quan tâm,chăm sóc, giúp đỡ người bị hại, người sống lệ thuộc người bị hại…mức độgiảm nhẹ của sự ăn năn hối cải phụ thuộc vào những hành động cụ thể, nhữngviệc làm cụ thể chứng minh cho sự ăn năn hối cải đó
t) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm
Tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện và điều tra tộiphạm, là việc người phạm tội đã cung cấp những tin tức, tài liệu, bằng chứng
có ý nghĩa thiết thực cho việc phát hiện và điều tra tội phạm, góp phần thúcđẩy tiến độ giải quyết cũng như đảm bảo sự đúng đắn trong quá trình giảiquyết vụ án Ngoài việc cung cấp tin tức, người phạm tội bằng hành độngthiết thực của mình đã giúp cơ quan điều tra phát hiện và điều tra tội phạm,như chỉ nơi cất giấu tang vật, chỉ nơi những người phạm tội khác đang trốntránh, cùng cơ quan điều tra đến nơi cất giấu tang vật để thu hồi, …Trongtrường hợp người phạm tội khai báo với các cơ quan điều tra về một tội phạm
Trang 38khác mà chưa bị phát hiện và tội phạm này không có liên quan gì đến mình,thì họ vẫn được giảm nhẹ trách nhiệm theo tình tiết này
Mức độ giảm nhẹ phụ thuộc vào tính chủ động, mức độ tích cực giúp
đỡ, giá trị của những thông tin, tài liệu, bằng chứng mà người phạm tội đãcung cấp; hiệu quả của những hành vi giúp đỡ của người phạm tội
u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội
Đây là trường hợp sau khi thực hiện tội phạm, cho đến trước khi bị xét
xử, người phạm tội không những ăn năn hối cải, tích cực giúp đỡ các cơ quan
có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm do họ thực hiện,
Đây là trường hợp người phạm tội mà còn có những hành động giúp
đỡ các cơ quan có thẩm quyền phát hiện hoặc ngăn chặn các tội phạm khác,tham gia phát hiện tội phạm, bắt người phạm tội, hoặc có hành động vì lợi íchcủa nhà nước, tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác…được cơquan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng hoặc chứng nhận Việc lập côngnày thể hiện phần nào sự hối hận cũng như quyết tâm cải tạo của người phạmtội Tình tiết giảm nhẹ TNHS này được xem xét đối với những hành động lậpcông của người phạm tội từ thời điểm thực hiện tội phạm, cho đến trước khi
bị Tòa án xét xử Mức độ giảm nhẹ của tình tiết này phụ thuộc vào công trạngcủa người phạm tội lập được, thành tích càng lớn mức giảm nhẹ TNHS càngnhiều, thậm chí có thể được miễn hình phạt theo quy định tại Điều 59 BLHSnăm 2015 nếu thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 1 và khoản 2Điều 54 của BLHS năm 2015 đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đếnmức miễn hình phạt
v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác
Người phạm tội có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, laođộng, học tập hoặc công tác là trước khi phạm tội họ đã có những thành tíchxuất sắc được tặng thưởng Huân chương, Huy chương, Bằng khen, Bằng lao