1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kiều hà thanh nghiên cứu bào chế miếng dán niêm mạc chứa nano dexamethason natri phosphat

62 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu bào chế miếng dán niêm mạc chứa nano dexamethason natri phosphat
Tác giả Kiều Hà Thanh
Người hướng dẫn TS. Trần Ngọc Bảo
Trường học Trường Đại học Dược Hà Nội
Chuyên ngành Dược Sĩ
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 1,98 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN (10)
  • CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (25)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ, BÀN LUẬN (35)
  • PHỤ LỤC (56)

Nội dung

TỔNG QUAN

Hình 1.1 Công thức cấu tạo của Dexamethason natri phosphat

 Công thức phân tử: C22H28FNa2O8P

 Khối lượng phân tử: 516.4 g/mol

 Tên khoa học: 9-fluoro-11 β, 17-dihydroxy16α-methyl-3,20dioxopregna-1,4-dien- 21-yl dinatri phosphat

 Cảm quan: Bột trắng hoặc gần như trắng, đa hình, rất dễ hút ẩm

 Độ tan: Tan tốt trong nước, khó tan hơn trong ethanol 96%, thực tế không tan trong methylen clorid [2] Độ hòa tan trong nước: 1,00 g/ml

 Hệ số phân bố octanol/nước logP = 1,64 [30]

 Dexamethason natri phosphat là sản phẩm tổng hợp của Dexamethason nhằm mục đích giảm tính ưa dầu của Dexamethason [30]

 Dung dịch trong nước có giá trị pH từ 7,0 đến 8,5 với pKa là 1,89 [19] Đặc điểm dược động học

 Dexamethasone natri photphat có tác dụng khởi phát nhanh nhưng thời gian tác dụng ngắn khi so sánh với các chế phẩm ít hòa tan hơn [8] DSP sau khi tiêm vào cơ thể sẽ bị thủy phân nhanh tạo thành Dexamethason (DEX) dạng base

 Hấp thu: Dexamethason đường uống được hấp thu tốt từ đường tiêu hóa, và cũng được hấp thu tốt ở ngay vị trí dùng thuốc và sau đó được phân bố vào tất cả các mô trong cơ thể Thuốc qua nhau thai và một lượng nhỏ qua sữa Khi uống, thời gian đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương là 1 - 2 giờ; khi tiêm bắp là khoảng 8 giờ; khi tiêm tĩnh mạch với liều 20 mg, nồng độ đỉnh xuất hiện trong huyết tương sau

5 phút Thuốc được hấp thu cao ở gan, thận và các tuyến thượng thận [1]

 Phân bố: Thuốc liên kết với protein huyết tương (tới 77%) và chủ yếu là albumin [1]

 Chuyển hóa và thải trừ: Thuốc chuyển hóa ở gan chậm và thải trừ chủ yếu qua nước tiểu (65% liều bài tiết qua nước tiểu trong vòng 24 giờ), hầu hết ở dạng steroid không liên hợp Nửa đời sinh học của dexamethason là 36 - 54 giờ, do vậy thuốc đặc biệt thích hợp với các bệnh cần có glucocorticoid tác dụng liên tục [1]

Niosome là sản phẩm được phát triển dựa trên quá trình sửa đổi về cấu trúc của liposome [14], gồm một nhân nước ở giữa được bao bọc bởi một lớp vỏ chất diện hoạt không ion hóa (có hoặc không có thêm cholesterol hoặc dẫn xuất của nó) có khả năng tự sắp xếp thành một hay nhiều lớp đồng tâm, có kích thước thay đổi từ hàng chục nm đến hàng chục àm Cấu trỳc này của niosome giỳp nú cú khả năng mang dược chất thõn nước vào nhân nước, dược chất thân dầu vào lớp vỏ và dược chất lưỡng thân vào cả lớp vỏ và nhân nước [39],[49]

1.2.2.1 Chất diện hoạt không ion hóa

Chất diện hoạt không ion hóa là thành phần cơ bản cấu tạo nên niosome, trong phân tử có chứa các nhóm thân dầu và thân nước, có khả năng tự đóng vòng tạo niosome Khi trộn lẫn với nước, đầu thân nước hướng ra ngoài tương tác với môi trường nước, phần thân dầu thường là gốc hydrocarbon quay vào trong tạo lớp màng kép bao bọc nhân nước Chiều dài chuỗi alkyl của CDH với phạm vi C12 – C18 là thích hợp nhất để hình thành niosome [44],[49],[68]

Các CDH không ion hóa thường dùng để bào chế niosome gồm: Alkyl Ethers: monoalkyl glycerol ether (C16, MG3), diglycerol ether (M9), glycosid alkyl và ether alkyl mang nhóm thân dầu polyhydroxyl, Alkyl esters: Span 40, Span 60, Span 80 Alkyl Amides: galactosid, glucosid, alkyl polyglucosid Acid béo và amino acid mạch dài [9]

4 Chỉ số cân bằng dầu nước HLB (Hydrophilic – Lipophilic Balance): Là một giá trị đặc trưng cho CDH, là một thông số dự báo khả năng cầu hóa của các chất diện hoạt Các Span có HLB từ 4 – 8 được chứng minh là có khả năng tự cầu hóa [67]

Chỉ số CPP (Critical Packing Parameters): là thông số dùng để dự đoán khả năng hình thành niosome, hình thái và các yếu tố khác của CDH [9],[60]

Trong đó: v là thể tích chiếm chỗ của nhóm thân dầu, lc là chiều dài của nhóm thân dầu, a0 là diện tích bề mặt bao quanh nhóm thân nước khi hệ đạt trạng thái cân bằng

Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng tỉ lệ 𝑣

𝑙 𝑐 gần như không đổi, do đó hình dạng niosome phụ thuộc chủ yếu vào giá trị a0 Tuy nhiên, theo Arne Thomas [58], phần đuôi hydrocarbon phải biến dạng không đồng đều để lấp đầy lõi giúp hệ đạt mật độ đồng nhất ở trạng thái cân bằng, do đó chiều dài chuỗi hydrocarbon cũng gây ảnh hưởng đến a0, gây nên sự biến đổi về hình dạng niosome tạo thành

Bảng 1.1 Chỉ số CPP và kích thước dự đoán của hệ [9],[37]

Theo đó, chất diện hoạt không ion hóa chứa nhiều nhóm ethylen oxyd hoặc có đuôi hydrocarbon dài có khả năng làm tăng xu hướng tạo thành các micelle hình trụ [58] Theo dự đoán này, đối với công thức niosome bao gồm Span và Cholesterol, việc bổ sung chất diện hoạt không ion hóa có đầu ethylen oxyd dài như PEG 400, PEG 6000 hay có mạch hydrocarbon dài như alcol ceto-stearic, chỉ số CPP được tính toán với giá trị  0,4, có khả năng tạo thành nisome hình trụ Theo Manosroi và cộng sự (2003) [37], niosome hình trụ được tạo thành khi sử dụng chất diện hoạt không ion hóa có nhiều nhóm ethylen oxyd là tetraglyceryl monolaurat khi được kết hợp với Cholesterol

Ngoài đóng vai trò là chất diện hoạt, theo Jung Soo Suk và cộng sự (2016) [56], PEG còn có thể đóng vai trò như một chất tăng thấm, có khả năng hỗ trợ niosome tạo được liên kết hydro với phân tử nước [56], từ đó dưới tác dụng của các chất diện hoạt, hệ có liên kết hydro có khả năng thấm tốt hơn [21]

Ngoài ra, PEG có khả năng tự tái cấu trúc, tạo một lớp áo bảo vệ bao bên ngoài niosome, tránh hiện tượng kết tụ các niosome cũng như tránh các tương tác của niosome đối với các tác nhân bên trong cơ thể [56],[67] Hiện nay ứng dụng này của PEG cũng

CPP Cấu trúc dự đoán của hệ

1/3 ≤ CPP ≤ 0,5 Micelle hình trụ 0,5 ≤ CPP ≤ 1 Micelle hai lớp

5 được áp dụng phổ biến khi bào chế niosome như một liệu pháp giúp tăng độ ổn định của cấu trúc, từ đó tăng nồng độ thuốc khi đến vị trí đích

Nhiệt độ chuyển pha (Tc) của CDH là nhiệt độ mà tại đó phân tử CDH chuyển từ trạng thái gel sang trạng thái tinh thể lỏng, do đó lớp màng kép được tạo thành khi tăng nhiệt độ trên nhiệt độ chuyển pha Tc của CDH Lớp màng kép trở nên linh động và dễ thấm tại và trên Tc làm giải phóng các thành phần bên trong ra ngoài môi trường Niosome sử dụng trong điều trị cần ổn định trong điều kiện sinh lý, vì thế nên sử dụng các chất diện hoạt có Tc > 37°C [49],[63]

Cholesterol (Chol) là thành phần quan trọng của lớp vỏ niosome, đưa vào niosome làm thay đổi đặc tính cho màng Nó có vai trò làm tăng độ cứng, ngăn cản sự kết dính giữa các niosome, tăng tính thấm của lớp vỏ niosome do đó làm giảm khả năng rò rỉ dược chất ra ngoài màng trong thời gian bảo quản

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nguyên vật liệu, thiết bị

Các nguyên liệu và hóa chất chính sử dụng trong các nội dung nghiên cứu của khóa luận được thể hiện ở bảng 2.1

Bảng 2.1 Nguyên vật liệu được sử dụng trong quá trình thực nghiệm

TT Tên nguyên liệu Nguồn gốc Tiêu chuẩn

1 Dexamethason natri phosphat LGC - Đức USP 37

3 Span 80 JHD - Trung Quốc TCCS

5 Alcol Ceto-stearic Reachin - Trung Quốc TCCS

6 Polyethylen glycol 400 Fengchen - Trung Quốc TCCS

7 Poloxamer 407 Fengchen - Trung Quốc TCCS

8 Polyethylen glycol 4000 Fengchen - Trung Quốc TCCS

9 Polyethylen glycol 6000 Fengchen - Trung Quốc TCCS

13 Hydroxypropyl cellulose Xi Long -Trung Quốc TCCS

14 Polyvinyl alcol 205 Xi Long -Trung Quốc TCCS

15 Dinatri hydrophosphat Xi Long - Trung Quốc TCCS

16 Natri clorid Xi Long - Trung Quốc TCCS

17 Natri hydroxyd Xi Long - Trung Quốc TCCS

18 Kali dihydrophosphat Xi Long - Trung Quốc TCCS

19 Kali hydroxyd Xi Long - Trung Quốc TCCS

21 Nước tinh khiết Việt Nam DĐVN V

 Máy khuấy từ IKA Labortechnik (Đức)

 Cân phân tích Mettler Toledo ME204E (Thụy sỹ)

 Máy ly tâm lạnh HEMLEE Labortechnik GmBeR-Z326K (Đức)

 Máy đo xác định phân bố KTTP Zetasizer NanoZS90 Malvern (Anh)

 Ống siêu ly tâm chứa màng siêu lọc 10000Da, Milipore, Billerica, MA (Mỹ)

 Máy đo pH Metler Toledo, FE 20 Kit (Trung Quốc)

 Máy sắc kí lỏng hiệu năng cao HPLC Shimadzu (Nhật Bản)

 Màng cellulose acetat filter (Đức)

 Máy thử giải phóng qua màng Diffuser Franz (Ấn Độ)

 Một số thiết bị phòng thí nghiệm khác: pipet, bể điều nhiệt, bể siêu âm, bơm tiêm 1ml, các dụng cụ thủy tinh,

Bào chế tiểu phân niosome chứa dexamethason natri phosphat

2.2.1.1 Xây dựng công thức bào chế niosome DSP:

 Khảo sát dung môi pha nước;

 Khảo sát các tá dược thêm vào pha dầu

2.2.1.2 Một số chỉ tiêu đánh giá đặc tính của tiểu phân niosome:

 Đặc tính hỗn dịch niosome;

 Kích thước tiểu phân trung bình (KTTP), chỉ số đa phân tán (PDI);

 Khả năng giải phóng dược chất từ niosome qua màng cellulose acetat, da chuột

Bào chế miếng dán niêm mạc miệng chứa dexamethason natri phosphat

2.2.2.1 Xây dựng công thức bào chế miếng dán niêm mạc chứa niosome DSP:

 Khảo sát nồng độ polyme tạo gel;

 Khảo sát phối hợp các polyme tạo gel

2.2.2.2 Một số chỉ tiêu đánh giá miếng dán niêm mạc

 Đặc tính, độ dẻo, độ nhẵn của miếng dán;

 Kích thước tiểu phân trung bình (KTTP), chỉ số đa phân tán (PDI) trước và sau khi bay hơi dung môi tạo miếng dán;

 Độ ổn định của miếng dán so với gel theo thời gian;

 Khả năng giải phóng DC từ gel và miếng dán qua da chuột, niêm mạc má lợn;

 Khả năng lưu giữ dược chất trên niêm mạc sau 8 giờ

Phương pháp bào chế niosome dexamethason natri phosphat bằng phương pháp tiêm ethanol

Qua tham khảo, nghiên cứu tài liệu kết hợp với điều kiện thực nghiệm, lựa chọn công thức bào chế niosome dexamethason natri phosphat theo phương pháp tiêm ethanol với sơ đồ quy trình được trình bày ở hình 2.1

Hình 2.1 Quy trình bào chế tiểu phân niosome chứa DSP

 Pha nước: 50 ml nước tinh khiết, đun nóng đến nhiệt độ 60 – 65ºC

 Pha dầu: Cân chính xác các thành phần trong pha dầu và DSP Hòa tan hoàn toàn trong 5 ml ethanol 96% ở nhiệt độ 60 – 65ºC

 Phối hợp 2 pha: Dùng bơm tiêm 1 ml, tiêm 5 ml ethanol 96% vào 50 ml pha nước ở nhiệt độ 60 – 65ºC, tốc độ khuấy 500 vòng/phút trong 2 phút

 Tiếp tục khuấy ở tốc độ 300 vòng/phút trong vòng 2 giờ ở nhiệt độ thường để loại ethanol

 Bổ sung thể tích vừa đủ 50 ml bằng nước tinh khiết cho hỗn dịch thu được, đóng lọ, nút kín, bảo quản trong tủ lạnh, tránh ánh sáng

Phương pháp định lượng dexamethason natri phosphat Điều kiện sắc ký: Tham khảo tài liệu [16], [62] và dựa vào điều kiện thực nghiệm, tiến hành định lượng Dexamethason natri phosphat trong các mẫu bằng sắc kí lỏng hiệu năng cao với điều kiện sắc ký:

Pha nước (Đun nóng đến 60-65ºC) Pha dầu

DSP và các tá dược, ethanol 96%

Phối hợp hai pha Tốc độ 5 ml/2 phút, tốc độ khuấy 500 vòng/phút Nhiệt độ 60-65ºC

 Cột sắc ký: ZORBAX Eclipse XDB-C18 (4,6 mmì250 mmì5 àm)

 Pha động: Đệm phosphat pH 4,5: Methanol (40: 60 tt/tt)

 Detector UV phát hiện ở bước sóng 242nm

 Tốc độ dòng: 1,0 ml/phút

 Thể tớch tiờm mẫu: 25 àl, tiờm mẫu tự động

 Dung môi pha mẫu: Đệm phosphat pH 4,5: Methanol (40: 60 tt/tt)

Phương pháp xây dựng đường chuẩn

Cân chính xác 10mg DSP, cho vào bình định mức 25 ml đã có sẵn 15 ml dung môi pha mẫu rồi siêu âm 15 phút, bổ sung dung môi pha mẫu vừa đủ 25 ml (dung dịch chuẩn gốc) Sau đó pha loãng dung dịch chuẩn gốc trên thành dãy dung dịch chuẩn có nồng độ lần lượt là 1; 5; 10; 20; 40 àg/ml Lọc cỏc dung dịch chuẩn qua màng lọc kớch thước 0,45 àm Tiến hành tiờm sắc kớ cỏc mẫu dung dịch chuẩn theo phương phỏp mục 2.3.2

Các phương pháp đánh giá đặc tính tiểu phân niosome dexamethason natri phosphat

2.3.4.1 Đặc tính hỗn dịch niosome Đánh giá bằng quan sát cảm quan: Niosome DSP tạo thành phải là hỗn dịch có ánh xanh, trắng đục hoặc gần như trong suốt, đồng nhất, không có thành phần nào kết tủa, không có các tiểu phân có kích thước lớn có thể quan sát được bằng mắt thường

2.3.4.2 Đánh giá kích thước tiểu phân và phân bố kích thước tiểu phân

 Nguyên tắc: KTTP trung bình được xác định bằng phương pháp tán xạ laser Nguyên lý chung của phương pháp là khi chiếu chùm tia laser vào các hạt có kích thước khác nhau sẽ thu được mức độ tán xạ ánh sáng khác nhau Bằng cách đo cường độ tán xạ có thể xác định được KTTP trung bình

 Tiến hành: Niosome tạo thành được pha loãng bằng một lượng nước cất vừa đủ sao số lượng photon phát hiện mỗi giây (count rate) nằm trong khoảng 200 – 400 (kcps) Tiến hành đo KTTP, PDI của hỗn dịch niosome bằng thiết bị Zetasizer Nano ZS90, cuvet nhựa trong suốt, hệ số khúc xạ ánh sáng bằng 1,592 ở nhiệt độ 25°C [10]

 Đánh giá kết quả: Zaverage, PDI Trong đó, chỉ số Zaverage (đơn vị đo “d nm” là số nanomet đường kính tiểu phân) gần tương đương với KTTP trung bình của mẫu khi giá trị PDI nhỏ (0 - 0,3) và dùng để so sánh về kích thước giữa các mẫu niosome khác nhau Khi PDI lớn (> 0,5) thì chỉ số Zaverage không có ý nghĩa, dựa vào vị trí của các peak trên đồ thị phân bố KTTP để so sánh kích thước giữa các mẫu[3],[5]

2.3.4.3 Hiệu suất dược chất niosome hóa (EE%), tỷ lệ dược chất niosome hóa (LC%)

Hiệu suất dược chất niosome hóa và tỷ lệ dược chất niosome hóa được định lượng gián tiếp thông qua việc định lượng dược chất dạng phân tử tự do và lượng dược chất toàn phần có trong hệ a Xác định dược chất dạng phân tử tự do:

 Mẫu thử : Hút chính xác 2,0 ml hỗn dịch nano đã bào chế được cho vào thân ống ly tâm Milipore gắn màng siêu lọc kích thước 10000 Da, tiến hành ly tâm ở tốc độ 5000 vòng/ phút trong thời gian 30 phút ở nhiệt độ 25ºC Hút phần dịch trong ở đáy ống, pha loãng bằng dung môi pha mẫu đến nồng độ thích hợp trong khoảng tuyến tớnh, lọc qua màng lọc kớch thước 0,45 àm

 Tiến hành tiêm sắc ký mẫu thử và mẫu chuẩn trong điều kiện sắc ký như mục 2.3.2 Dựa trên diện tích pic của mẫu thử và mẫu chuẩn để tính ra được lượng dược chất tự do có trong hỗn dịch nano đã bào chế được b Xác định dược chất toàn phần:

 Mẫu thử: Lấy chính xác 1,0 ml hỗn dịch nano bào chế được cho vào bình định mức 10 ml Thêm 5 ml dung môi pha mẫu, lắc kỹ, đậy kín và siêu âm trong 20 phút Bổ sung dung môi pha mẫu vừa đủ thể tích, lắc đều Lọc qua màng lọc kích thước 0,45 àm

 Tiến hành tiêm sắc ký mẫu thử và mẫu chuẩn trong điều kiện sắc ký như mục 2.3.2 Dựa trên diện tích pic của mẫu thử và mẫu chuẩn để tính ra được lượng dược chất toàn phần có trong hỗn dịch nano đã bào chế được c Tính toán kết quả:

 Công thức tính lượng dược chất dạng tự do trong mẫu thử: mtd = 𝑆 𝑡𝑑

𝑆 𝐶 × Cc × Vt × D Trong đó: mtd là lượng dược chất phõn tử tự do (àg)

Std và Sc lần lượt là diện tích pic của mẫu dược chất phân tử tự do và mẫu chuẩn (mAu.s)

Cc là nồng độ dược chất của mẫu chuẩn (àg/ml)

Vt là thể tích của mẫu thử (hỗn dịch nano) (ml)

D là hệ số pha loãng của mẫu dược chất phân tử tự do

 Công thức tính lượng dược chất toàn phần: mtp = 𝑆 𝑡𝑝

22 Trong đó: mtp là lượng dược chất toàn phần (àg)

Stp và Sc lần lượt là diện tích pic của mẫu dược chất toàn phần và mẫu chuẩn (mAu.s)

Cc là nồng độ dược chất của mẫu chuẩn (àg/ml)

Vt là thể tích của mẫu thử (hỗn dịch nano) (ml)

D là hệ số pha loãng của mẫu dược chất toàn phần

 Công thức tính hiệu dược chất niosome hóa (EE%):

 Công thức tính tỷ lệ dược chất niosome hóa (LC%):

EE% là hiệu suất dược chất niosome hóa (%)

LC% là tỷ lệ dược chất niosome hóa (%) mDC/nano là khối lượng dược chất cú trong niosome (àg) mtp, mtd lần lượt là khối lượng dược chất toàn phần, tự do trong niosome (àg) mTD là tổng khối lượng của các tá dược trong pha dầu của công thức bào chế niosome (àg) (lý thuyết)

2.3.4.4 Phương pháp đánh giá khả năng thấm dược chất qua màng sinh học từ tiểu phân niosome

Lượng dược chất thấm qua màng của tiểu phân niosome DSP được đánh giá qua lượng dược chất thấm qua màng cellulose acetat 0,45 àm và qua màng da lưng chuột nhắt Qua tham khảo tài liệu [17],[26] lượng DSP thấm qua màng sinh học được tiến hành ở các điều kiện cụ thể sau: a Điều kiện thử:

 Thiết bị: Hệ thống thử giải phóng qua màng Diffuser Franz

 Màng khuếch tỏn: Màng cellulose acetat (CA) 0,45 àm và màng da vựng lưng chuột nhắt đực (khối lượng từ 14 – 17 g) đã được loại lông, làm sạch lớp mỡ dưới vùng da, rửa sạch bằng nước muối sinh lý Trước khi thử, màng CA và màng da lưng được hoạt hóa bằng môi trường giải phóng 30 phút

 Môi trường khuếch tán: đệm phosphat pH 7,4 (gồm có 2,38 g Na2HPO4.12H2O, 0,19 g KH2PO4 và 8 g NaCl hòa tan trong 1000ml H2O)

 Nhiệt độ thử: 37ºC ± 0,5ºC

 Thể tích môi trường: 5.0 ml, diện tích thử 1,000 cm 2

 Tốc độ khuấy: 400 vòng/phút

KẾT QUẢ, BÀN LUẬN

Tiến hành pha dãy dung dịch chuẩn như đã nêu ở mục 2.3.3, sau đó tiến hành tiêm sắc kí theo điều kiện ở mục 2.3.2 Kết quả thu được như sau:

Hình 3.1 Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa diện tích pic và nồng độ DSP

Nhận xét: Kết quả cho thấy hệ số tương quan R 2 = 0,9992 (>0,995) chứng tỏ khoảng nồng độ khảo sát có mối quan hệ tuyến tính với diện tích pic đo được

Kết luận: Có thể sử dụng điều kiện sắc ký như đã nêu ở mục 2.3.2 để tiến hành định lượng các mẫu chứa DSP bằng phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao HPLC

Khảo sát ảnh hưởng của một số tác nhân đến kích thước tiểu phân niosome dexamethason natri phosphat

3.1.2.1 Ảnh hưởng khi thay đổi pha nước Để khảo sát ảnh hưởng của dung môi được sử dụng làm pha nước, tiến hành bào chế niosome chứa DSP theo phương pháp mục 2.3.1 với khối lượng các thành phần của các công thức theo bảng 3.1 sau:

Bảng 3.1 Công thức niosome khảo sát pha nước

Nước tinh khiết 50 - - - Đệm phosphat pH 7,0 - 50 - - Đệm phosphat pH 4,5 - - 50 - Đệm phosphat pH 9,0 - - - 50

Ghi chú: Tỉ lệ các thành phần: DSP,9% (kl/kl); Span 80W,8% (kl/kl); Chol",3% (kl/kl) y = 36371x + 19049 R² = 0.9992

Nồng độ (àg/ml) Đường chuẩn

Từ các công thức M1 – M4 bào chế được ở trên, quan sát Đặc tính hỗn dịch niosome và tiến hành đo KTTP, PDI theo phương pháp mục 2.3.3.2 Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.2 Đặc tính, KTTP các công thức niosome khi thay đổi pha nước

Công thức Đặc tính KTTP (d nm) PDI

M1 Gần như trong suốt, có ánh xanh, đồng nhất 173,7 0,06

M2 Trắng đục hơn M1, đồng nhất 371,8 0,02

M3 Trắng đục hơn M1, đồng nhất 298,0 0,39

M4 Gần như trong suốt, có ánh xanh, đồng nhất 113,1 0,24

Hình 3.2 Ảnh hưởng của loại pha nước đến KTTP, PDI

Hình 3.3 Đặc tính của niosome công thức M1 – M4

Giá trị pH của công thức M1 là 6,54 là pH gần như trung tính Khi pH của hệ thay đổi theo pha nước, kích thước tiểu phân của niosome có sự thay đổi rõ rệt

Khi thay đổi pha nước thành dung dịch đệm phosphat pH 7,0 và pH 4,5, kích thước tiểu phân tăng lên đáng kể, trong khi sử dụng đệm phosphat 9,0, kích thước của tiểu phân giảm, kết quả này tương tự với nghiên cứu của Mohammad A.O và cộng sự (2023) [42], khi so sánh niosome tạo thành với pha nước là nước tinh khiết hoặc đệm phosphat pH 7,0 và đệm amoni sulfat pH 4,5, niosome tạo thành từ nước tinh khiết cho KTTP nhỏ nhất, tác giả cũng đề cập đến việc ảnh hưởng của các ion muối trong đệm có ảnh hưởng đến KTTP

Kết luận: Các thành phần của đệm phosphat có thể ảnh hưởng lên cấu trúc niosome khiến KTTP thay đổi Lựa chọn công thức M1 với pha nước là nước tinh khiết để tiến hành các khảo sát tiếp theo

3.1.2.2 Ảnh hưởng khi thay đổi thành phần pha dầu Để khảo sát ảnh hưởng của các tá dược trong pha dầu, cố định pha nước như khảo sát ở mục 3.1.2.1, tiến hành bào chế niosome chứa DSP theo phương pháp mục 2.3.1 với khối lượng các tá dược thêm vào pha dầu theo bảng 3.3 sau:

Bảng 3.3 Công thức niosome khảo sát pha dầu

Ghi chú: Thành phần cố định DSP = 12,9mg; Span 80 = 37,5mg; Chol = 14,5mg; Pha nước: nước tinh khiết, thể tích 50ml

Từ các công thức bào chế được ở trên, quan sát Đặc tính niosome và tiến hành đo KTTP, PDI theo phương pháp mục 2.3.3.2 Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.4 Đặc tính, KTTP, PDI các công thức niosome khi thay đổi pha dầu

Công thức Đặc tính KTTP (d nm) PDI

M1 Có ánh xanh, đồng nhất 173,8 0,1

M5 Đục hơn M1, có ánh xanh, đồng nhất 177,9 0,14

M6 Có ánh xanh, đồng nhất 174,9 0,1

M7 Trắng đục, không có ánh xanh 184,1 0,56

M8 Không đồng nhất, lắng cặn x x

M10 Đục hơn M1, có ánh xanh, đồng nhất 224,6 0,18

M11 Có ánh xanh, đồng nhất 156,2 0,11

Quan sát đặc tính các công thức niosome thu được kết quả như hình ảnh sau:

Hình 3.4 Đặc tính các công thức niosome khi thay đổi pha dầu

Hình 3.5 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của pha dầu đến KTTP, PDI

Nhận xét: Công thức M10, M11 cho thấy sự khác biệt đáng kể nhất so với công thức M1 Công thức M11 cho niosome có kích thước nhỏ hơn so với công thức M1 Công thức M10 cho KTTP lớn hơn công thức M1 Kết quả này tương tự với kết luận của Tangri và công sự (2011) [57], theo đó KTTP niosome tăng cùng với sự tăng chỉ số HLB của CDH Trong khi đó, SCA là một chất diện hoạt có chỉ số HLB cao (khoảng từ

14 - 15), từ đó góp phần làm tăng chỉ số HLB của hỗn hợp các CDH Do đó có khả năng trong công thức này, SCA cùng Span 80 đóng vai trò là các chất diện hoạt, cùng tham gia vào cấu tạo nên cấu trúc màng niosome, tăng khả năng tạo thành niosome hình trụ, khiến KTTP tăng

Kết luận: SCA và PEG 400 có ảnh hưởng đến kích thước tiểu phân niosome Lựa chọn công thức M1, M10, M11 để tiến hành các khảo sát tiết theo

3.1.2.3 Hiệu suất dược chất niosome hóa (EE%), tỉ lệ dược chất niosome hóa (LC%) Để khảo sát khả năng bắt giữ dược chất trong niosome, tiến hành tính hiệu suất dược chất niosome hóa (EE%), tỉ lệ dược chất niosome hóa (LC%) của các công thức M1, M10, M11 theo phương pháp mục 2.3.3.3 Kết quả thu được như sau:

Hình 3.6 Ảnh hưởng của pha dầu đến khả năng bắt giữ dược chất vào niosome

Nhận xét: Các công thức khảo sát đều cho khả năng bắt giữ dược chất trong niosome cao Công thức M10 cho hiệu suất dược chất niosome hóa cao nhất, công thức M1 cho tỉ lệ dược chất niosome hóa cao nhất

Kết luận: Thêm tá dược SCA và PEG 400 làm ảnh hưởng đến khả năng bắt giữ dược chất của niosome

3.1.2.4 Đánh giá khả năng giải phóng dược chất qua màng khuếch tán in-vitro Để đánh giá khả năng giải phóng dược chất qua màng khuếch tán, tiến hành thử tính thấm qua các màng sinh học theo phương pháp mục 2.3.3.4 với các công thức Niosome: M1, M10, M11 a Đánh giá khả năng giải phóng dược chất từ niosome qua màng cellulose acetat

Tiến hành thử giải phóng các mẫu niosome chứa dược chất qua màng cellulose acetat Kết quả thu được tỉ lệ giải phóng dược chất tại từng thời điểm thu được sau:

Nhận xét: Sau thời điểm 12 giờ, các công thức cho kết quả giải phóng tăng không đáng kể Sau 10 giờ, công thức M1 và M10 cho tỉ lệ giải phóng dược chất tương tự nhau

THỜI GIAN THỬ GIẢI PHÓNG (GIỜ)

Hình 3.7 Tỉ lệ giải phóng từ niosome qua màng CA (TB ± SD, n = 3)

32 và cao hơn tỉ lệ giải phóng của công thức M11 Tuy nhiên, công thức M11 cho khả năng giải phóng tốt nhất ở các thời điểm trước 6 giờ

Sau 24 giờ công thức M10 cho khả năng giải phóng tốt nhất Với màng bán thấm Cellulose acetate mang tính ưa nước nhưng vẫn hơi kị nước khi so sánh với hỗn dịch niosome trong môi trường phân tán là nước, hỗn hợp alcol béo như stearyl-ceto alcol có khả năng tham gia vào hình thành cấu trúc niosome [38], hỗ trợ làm tăng hệ số phân bố

Ngày đăng: 22/08/2024, 17:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Ngô Thị Định, Bước đầu nghiên cứu bào chế niosome meloxicam. 2020, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ, Trường Học viện Quân Y Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu nghiên cứu bào chế niosome meloxicam
5. Trần Thị Hồng, Nghiên cứu bào chế hydrogel chứa niosome Dexamethason. 2021, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu bào chế hydrogel chứa niosome Dexamethason
6. Trần Văn Thắng, Bước đầu nghiên cứu bào chế màng propanolol dính niêm mạc miệng, in Tạp chí Dược học. 2019. p. 26-31.TÀI LIỆU THAM KHẢO NƯỚC NGOÀI Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu nghiên cứu bào chế màng propanolol dính niêm mạc miệng", in "Tạp chí Dược học
8. Administration The United States Food and Drug, "Dexamethasone sodium phosphate - dexamethasone sodium phosphate injection, solution ",Retrieved, fromhttps://dailymed.nlm.nih.gov/dailymed/fda/fdaDrugXsl.cfm?setid=2b626a48-c7aa-4443-9164-a08ff069ccd1&type=display Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dexamethasone sodium phosphate - dexamethasone sodium phosphate injection, solution
10. Agarwal S, Bakshi Vasudha, Vitta P, et al. (2004), "Effect of cholesterol content and surfactant HLB on vesicle properties of niosomes", Indian Journal of pharmaceutical sciences, 66(1), pp. 121-123 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Effect of cholesterol content and surfactant HLB on vesicle properties of niosomes
Tác giả: Agarwal S, Bakshi Vasudha, Vitta P, et al
Năm: 2004
11. Amit Kokate Xiaoling Li, Bhaskara Jasti (2008), "HPLC detection of marker compounds during buccal permeation enhancement studies", Journal of Pharmaceutical and Biomedical Analysis, pp Sách, tạp chí
Tiêu đề: HPLC detection of marker compounds during buccal permeation enhancement studies
Tác giả: Amit Kokate Xiaoling Li, Bhaskara Jasti
Năm: 2008
12. Amol V, Vilas V, Harigopal Sawarkar, et al. (2015), "Buccoadhesive patches: An advanced way for transdermal delivery of drug", IJQAPA, 1(1), pp. 114-125 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Buccoadhesive patches: An advanced way for transdermal delivery of drug
Tác giả: Amol V, Vilas V, Harigopal Sawarkar, et al
Năm: 2015
13. Anil Anjana, Sudheer Preethi (2018), "Design and Evaluation of Mucoadhesive Buccal Patch of Ramipril", Evaluation, 900, pp. 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Design and Evaluation of Mucoadhesive Buccal Patch of Ramipril
Tác giả: Anil Anjana, Sudheer Preethi
Năm: 2018
14. Apolinario Alexsandra Conceicao, Hauschke Leon, Nunes Jessica Ribeiro, et al. (2021), "Lipid nanovesicles for biomedical applications:‘What is in a name’?", Progress in lipid research, 82, pp. 101096 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lipid nanovesicles for biomedical applications:‘What is in a name’
Tác giả: Apolinario Alexsandra Conceicao, Hauschke Leon, Nunes Jessica Ribeiro, et al
Năm: 2021
15. Caro Viviana De, Sutera Flavia Maria, Giannola Libero Italo (2017), "In situ delivery of corticosteroids for treatment of oral diseases", Therapeutic Delivery, 8(10), pp. 899-914 Sách, tạp chí
Tiêu đề: In situ delivery of corticosteroids for treatment of oral diseases
Tác giả: Caro Viviana De, Sutera Flavia Maria, Giannola Libero Italo
Năm: 2017
16. Carolina Gomez-Gaete Nicolas Tsapis, Madeleine Besnard, Amelie Bochot, Elias Fattal (2006), "Encapsulation of dexamethasone into biodegradable polymeric nanoparticles", International Journal of Pharmaceutics, pp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Encapsulation of dexamethasone into biodegradable polymeric nanoparticles
Tác giả: Carolina Gomez-Gaete Nicolas Tsapis, Madeleine Besnard, Amelie Bochot, Elias Fattal
Năm: 2006
17. Chandra Amrish, Sharma Pramod Kumar, Irchhiaya Raghuveer (2009), "Microemulsion-based hydrogel formulation for transdermal delivery of dexamethasone", Asian Journal of Pharmaceutics, 3(1), pp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Microemulsion-based hydrogel formulation for transdermal delivery of dexamethasone
Tác giả: Chandra Amrish, Sharma Pramod Kumar, Irchhiaya Raghuveer
Năm: 2009
18. de Oliveira D, de Andrade DF, de Oliveira EG, et al. (2020), "Liquid chromatography method to assay tretinoin in skin layers: validation and application in skin penetration/retention studies", Heliyon, (6), pp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Liquid chromatography method to assay tretinoin in skin layers: validation and application in skin penetration/retention studies
Tác giả: de Oliveira D, de Andrade DF, de Oliveira EG, et al
Năm: 2020
19. Devi GN Renuka, Prathyusha V, Shanthakumari K, et al. (2013), "Development and validation of UV-Spectrophotometric method for the estimation of dexamethasone sodium phosphate in bulk and pharmaceutical dosage form", Indo Am. J. Pharm. Res, 3(7), pp. 5055-5061 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Development and validation of UV-Spectrophotometric method for the estimation of dexamethasone sodium phosphate in bulk and pharmaceutical dosage form
Tác giả: Devi GN Renuka, Prathyusha V, Shanthakumari K, et al
Năm: 2013
20. Dubashynskaya N. V., Skorik Y. A. (2022), "Patches as Polymeric Systems for Improved Delivery of Topical Corticosteroids: Advances and Future Perspectives", Int J Mol Sci, 23(21), pp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Patches as Polymeric Systems for Improved Delivery of Topical Corticosteroids: Advances and Future Perspectives
Tác giả: Dubashynskaya N. V., Skorik Y. A
Năm: 2022
21. eini B. W. Barry and d. I. D. El (1976), "Influence of non-ionic surfactants on permeation of hydrocortisone, dexamethasone, testosterone and progesterone across cellulose acetate membrane", Journal of Pharmacy and Pharmacology, pp. 219-227 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Influence of non-ionic surfactants on permeation of hydrocortisone, dexamethasone, testosterone and progesterone across cellulose acetate membrane
Tác giả: eini B. W. Barry and d. I. D. El
Năm: 1976
22. Fonseca-Santos B., Chorilli M. (2018), "An overview of polymeric dosage forms in buccal drug delivery: State of art, design of formulations and their in vivo performance evaluation", Mater Sci Eng C Mater Biol Appl, 86, pp.129-143 Sách, tạp chí
Tiêu đề: An overview of polymeric dosage forms in buccal drug delivery: State of art, design of formulations and their in vivo performance evaluation
Tác giả: Fonseca-Santos B., Chorilli M
Năm: 2018
23. Gaafar Passent ME, Abdallah Ossama Y, Farid Ragwa M, et al. (2014), "Preparation, characterization and evaluation of novel elastic nano-sized niosomes (ethoniosomes) for ocular delivery of prednisolone", Journal of liposome research, 24(3), pp. 204-215 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Preparation, characterization and evaluation of novel elastic nano-sized niosomes (ethoniosomes) for ocular delivery of prednisolone
Tác giả: Gaafar Passent ME, Abdallah Ossama Y, Farid Ragwa M, et al
Năm: 2014
24. Garg Varun, Singh Harmanpreet, Bimbrawh Sneha, et al. (2017), "Ethosomes and transfersomes: Principles, perspectives and practices", Current drug delivery, 14(5), pp. 613-633 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ethosomes and transfersomes: Principles, perspectives and practices
Tác giả: Garg Varun, Singh Harmanpreet, Bimbrawh Sneha, et al
Năm: 2017
25. Gupta K Srikanth, Nappinnai M, Gupta VRM (2010), "Formulation and evaluation of topical meloxicam niosomal gel", Int J Biopharm, 1, pp. 7- 13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Formulation and evaluation of topical meloxicam niosomal gel
Tác giả: Gupta K Srikanth, Nappinnai M, Gupta VRM
Năm: 2010