1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

lv ths tiếp nhận và giải quyết nguồn tin về tội phạm trong tố tụng hình sự và thực tiễn tại cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh điện biên

76 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Có một số vụ việc kéo dài,không giải quyết triệt để; một số vụ đã vi phạm nghiêm trọng trình tự, thủ tụctố tụng trong quá trình kiểm tra, xác minh, ảnh hưởng đến quyền lợi củangười tham

Trang 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TIẾP NHẬN VÀ GIẢI

QUYẾT NGUỒN TIN VỀ TỘI PHẠM TRONG TỐ TỤNG

1.1 Khái niệm tiếp nhận và giải quyết nguồn tin về tội phạm trong

tố tụng hình sự tại Cơ quan cảnh sát điều tra 81.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp nhận và giải quyết

nguồn tin về tội phạm trong tố tụng hình sự tại Cơ quan cảnh

1.3 Ý nghĩa của việc tiếp nhận và giải quyết nguồn tin tội phạm

trong tố tụng hình sự tại Cơ quan cảnh sát điều tra 14

Chương 2:PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TIẾP

NHẬN VÀ GIẢI QUYẾT NGUỒN TIN TỘI PHẠM TẠI CƠ

2.1 Tiếp nhận nguồn tin về tội phạm trong tố tụng hình sự tại Cơ

2.2 Giải quyết nguồn tin về tội phạm trong tố tụng hình sự tại Cơ

Chương 3:THỰC TRẠNG TIẾP NHẬN VÀ GIẢI QUYẾT NGUỒN

TIN VỀ TỘI PHẠM TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TẠI CƠQUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA CÔNG AN TỈNH ĐIỆN

3.1 Thực trạng tiếp nhận và giải quyết nguồn tin về tội phạm trong tố

tụng hình sự tại Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Điện Biên 393.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả tiếp nhận và giải quyết nguồn tin

về tội phạm trong tố tụng hình sự tại Cơ quan cảnh sát điều tra 60

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 2

BLHS : Bộ luật Hình sựBLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sựCQĐT : Cơ quan điều tra

TTHS : Tố tụng hình sựVKS : Viện kiểm sátVKSND : Viện kiểm sát nhân dân

Trang 3

Số hiệubảng

2.1 Số liệu nguồn tin tội phạm tiếp nhận, giải quyết của

Trang 4

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Tiếp nhận và giải quyết nguồn tin tội phạm là một trong những khâucông tác vô cùng quan trọng trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tộiphạm, quyết định đến việc phát hiện, xử lý kịp thời hay bỏ lọt tội phạm Đâylà khâu đầu mối của quá trình phát hiện và xử lý tội phạm, là nguồn căn cứđầu tiên để Cơ quan điều tra (CQĐT) tiến hành thẩm tra, xác minh, từ đó xácđịnh có hay không có sự kiện phạm tội để thực hiện các biện pháp tố tụng tiếptheo Nếu không thực hiện tốt công tác này thì việc đấu tranh phòng, chốngtội phạm gặp rất nhiều khó khăn Rất nhiều vụ việc phạm tội, trong đó cónhững vụ việc đặc biệt nghiêm trọng được phát hiện và xử lý kịp thời là nhờthực hiện tốt công tác tiếp nhận và giải quyết nguồn tin tội phạm, nhưng thựctế cũng có rất nhiều vụ việc, hành vi phạm tội bị bỏ lọt mà nguyên nhân là doyếu ở khâu công tác tiếp nhận và giải quyết nguồn tin tội phạm Việc tiếpnhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm chưa thực sự được các cơ quan cótrách nhiệm {CQĐT và Viện kiểm sát (VKS)} quan tâm đúng mức Vì vậy đãdẫn đến những vi phạm, thiếu sót mà phổ biến là tình trạng tố giác, tin báo vềtội phạm chưa được tiếp nhận, xử lý đầy đủ và kịp thời; chưa được CQĐTthực hiện một cách chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật, còn để xảy ratình trạng quá hạn giải quyết; trình tự, thủ tục giải quyết chưa đảm bảo; việcxác minh điều tra thu thập chứng cứ để làm căn cứ giải quyết vụ việc còn sơsài, thiếu chặt chẽ dẫn đến công dân có khiếu kiện bức xúc, kéo dài; hồ sơ giảiquyết tin báo sắp xếp chưa khoa học Những vi phạm, thiếu sót này đã làmảnh hưởng đến hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, là mộttrong những nguyên nhân có thể dẫn đến việc xảy ra oan sai hoặc bỏ lọt tộiphạm Đây là thực tế xảy ra ở nhiều tỉnh thành, địa phương trong cả nước,trong đó có tỉnh Điện Biên

Trang 5

Điện Biên được đánh giá là một trong những tỉnh có tình hình và diễnbiến tội phạm phức tạp, đa dạng, tính chất nguy hiểm của tội phạm ở mứccao, nhất là các loại tội phạm về ma túy, tội phạm xâm hại nhân phẩm, danhdự, tính mạng và sức khỏe của con người… Đặc biệt, thời gian tới, theo dựbáo, tình hình tội phạm sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, có sự đan xen, chuyểnhóa giữa các loại tội phạm hình sự, ma túy, kinh tế, công nghệ cao; các hànhvi sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và các loại hung khí gây án có xu hướng giatăng cả về cường độ, quy mô và tính chất Vì vậy, công tác đấu tranh phòng,chống tội phạm trên địa bàn tỉnh Điện Biên luôn được các cơ quan Đảng,chính quyền địa phương chú trọng quan tâm Trong đó, hoạt động tiếp nhậnvà giải quyết nguồn tin tội phạm của Cơ quan Cảnh sát điều tra trên địa bàntỉnh được đánh giá là một trong những hoạt động đóng vai trò vô cùng quantrọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm Hoạt động tiếp nhậnvà giải quyết nguồn tin tội phạm chính là căn cứ để kịp thời phát hiện hành viphạm tội xảy ra, xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để xem xét,quyết định việc khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự

Hiện nay, công tác tiếp nhận, giải quyết nguồn tin tội phạm được Bộluật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 quy định thành một chương riêng(Chương IX); ngày 29/12/2017, Liên ngành Trung ương cũng đã ban hànhThông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTChướng dẫn áp dụng (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 01/2017) Tuynhiên, qua nghiên cứu và thực tiễn áp dụng những quy định của BLTTHSnăm 2015, Thông tư liên tịch số 01/2017 trong công tác tiếp nhận, thụ lý vàgiải quyết nguồn tin về tội phạm vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc Thựctiễn tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã pháthiện hành vi có dấu hiệu tội phạm qua “hoạt động nghiệp vụ”, mặc dù đã tiếnhành kiểm tra, xác minh nhưng không tiến hành thụ lý, phân công người cóthẩm quyền tiến hành tố tụng và không chuyển nguồn tin đến VKS để VKS

Trang 6

thụ lý, phân công Kiểm sát viên theo quy định Có một số vụ việc kéo dài,không giải quyết triệt để; một số vụ đã vi phạm nghiêm trọng trình tự, thủ tụctố tụng trong quá trình kiểm tra, xác minh, ảnh hưởng đến quyền lợi củangười tham gia tố tụng.

Xuất phát từ thực trạng nói trên, học viên quyết định lựa chọn đề

tài “Tiếp nhận và giải quyết nguồn tin về tội phạm trong tố tụng hình sự

và thực tiễn tại Cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh Điện Biên” để làm luận văn

thạc sĩ, với mong muốn khắc phục những tồn tại hạn chế, tạo sự thuận lợi

cho Cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn thực hiện tốt chức năng nhiệmvụ, giải quyết nguồn tin tội phạm chính xác, kịp thời, góp phần nâng caohiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong thời gian tới.Việc nghiên cứu luận văn thật sự có những ý nghĩa nhất định về mặt lý luậnvà thực tiễn

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn về tiếp nhận và giải quyết nguồn tin về tội phạm trong tố tụnghình sự (TTHS), thời gian qua đã được nhiều học giả nghiên cứu ở nhiềuphương diện và dưới nhiều góc độ khác nhau Có thể kể đến một số côngtrình nghiên cứu tiêu biểu sau:

- Các luận văn thạc sĩ luật học của: Nguyễn Thị Hồng Loan (2018),

Kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố theopháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bình Định, Học viện

Khoa học Xã hội; Bế Thị Thảo (2018), Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tin

báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố theo pháp luật tố tụng hình sự ViệtNam từ thực tiễn tỉnh Tuyên Quang, Học viện Khoa học Xã hội; Nguyễn Thị

Thu Hồng (2016), Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội

phạm từ thực tiễn tỉn Lạng Sơn, Học viện Khoa học Xã hội

- Ngoài ra, cũng có một số bài viết trên các tạp chí chuyên ngành như:

Lê Ra, “Cần thống nhất nhận thức về các khái niệm tố giác, tin báo về tội

Trang 7

phạm, kiến nghị khởi tố và các nguồn thông tin về tội phạm”, Tạp chí Kiểm

sát, số 20/2012; Nguyễn Quang Thành, “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phối

hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội với Cục điều tra trongviệc phát hiện và giải quyết tố giác, tin báo về các tội xâm phạm hoạt động tưpháp”, Tạp chí Kiểm sát, số 11/2012; Tạ Hữu Huy (2019), “Những vướngmắc bất cập trong công tác giải quyết nguồn tin về tội phạm”,

giai-quyet-nguon-tin-ve-toi-pham,… và một số bài viết của các tác giả khác

https://coquandieutravkstc.gov.vn/nhung-vuong-mac-bat-cap-trong-cong-tac-Đây là những công trình nghiên cứu vấn đề về tiếp nhận và giải quyếtnguồn tin tội phạm ở nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau, gắn với nhiều địaphương khác nhau, nhưng hiện chưa có công trình nghiên cứu nào về tiếpnhận và giải quyết nguồn tin về tội phạm trong TTHS và thực tiễn tại Cơ quancảnh sát điều tra Công an tỉnh Điện Biên Tuy nhiên, các công trình nghiêncứu trên vẫn là những nguồn tài liệu quan trọng, có giá trị tham khảo lớn đốivới tác giả khi thực hiện việc nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ của mình

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật tố hìnhsự hiện hành về tiếp nhận và giải quyết nguồn tin tội phạm tại Cơ quan cảnhsát điều tra; thực tiễn hoạt động tiếp nhận và giải quyết nguồn tin tội phạm tạiCơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Điện Biên

Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2016 đến nay

Trang 8

4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn tập trung phân tích làm rõ cơ sở lý luận về tiếp nhận và giảiquyết nguồn tin tội phạm tại CQĐT, các quy định pháp luật TTHS về vấn đềnày Qua phân tích đánh giá thực trạng thực hiện việc tiếp nhận và giải quyếtnguồn tin tội phạm trong TTHS tại Cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh Điện Biên,luận văn xác định được những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế vànguyên nhân để đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nângcao hiệu quả hoạt động tiếp nhận và giải quyết nguồn tin tội phạm trongTTHS tại Cơ quan Cảnh sát điều tra nói chung, tại Cơ quan cảnh sát điều tratỉnh Điện Biên nói riêng trong thời gian tới

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu trên, luận văn đặt ra và thực hiện những nhiệmvụ cụ thể như sau:

- Nghiên cứu, phân tích làm rõ cơ sở lý luận về tiếp nhận và giải quyếtnguồn tin tội phạm trong TTHS tại Cơ quan cảnh sát điều tra

- Phân tích, đánh giá các quy định pháp luật TTHS hiện hành về tiếpnhận và giải quyết nguồn tin tội phạm tại Cơ quan cảnh sát điều tra

- Thống kê, đánh giá thực trạng thực hiện các quy định pháp luậtTTHS hiện hành về tiếp nhận và giải quyết nguồn tin tội phạm tại Cơ quancảnh sát điều tra tỉnh Điện Biên kể từ năm 2016 cho đến nay

- Xác định những kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc tronghoạt động tiếp nhận và giải quyết nguồn tin tội phạm tại Cơ quan cảnh sátđiều tra tỉnh Điện Biên, chỉ ra nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

- Đề xuất kiến nghị, giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật và nângcao hiệu quả hoạt động tiếp nhận và giải quyết nguồn tin tội phạm trongTTHS tại Cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh Điện Biên

Trang 9

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và phápluật Nhà nước về pháp luật TTHS

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:- Phương pháp thu thập và nghiên cứu các tài liệu có liên quan để làmrõ tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề lý luận về tiếp nhận vàgiải quyết nguồn tin tội phạm trong TTHS được thực hiện tại Cơ quan cảnhsát điều tra Từ đó, xác định những nội dung nào của các công trình khoa họctrước chưa đề cập đến để tiếp tục nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện về lý luận

- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp được sử dụng để thốngkê và phân tích các tài liệu, báo cáo tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyếtnguồn tin tội phạm tại Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Điện Biên,nhằm đánh giá hoạt động tiếp nhận và giải quyết nguồn tin tội phạm trongTTHS được thực hiện tại cơ quan này có những ưu điểm gì, quá trình thưchiện gặp phải những khó khăn, vướng mắc nào

- Phương pháp nghiên cứu điển hình được sử dụng để tiến hànhnghiên cứu, phân tích hoạt động tiếp nhận và giải quyết nguồn tin tội phạmtrong TTHS được thực hiện tại Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh ĐiệnBiên từ một số vụ việc cụ thể để tìm ra những ưu điểm và vướng mắc, khókhăn mang tính phổ biến Từ đó rút ra những nguyên nhân, điều kiện dẫn đếncác vi phạm trong tiếp nhận và giải quyết nguồn tin tội phạm tại CQĐT đểtiếp tục nghiên cứu, kiến nghị, hoàn thiện về lý luận, đề xuất những giải phápnâng cao hiệu quả thực hiện

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Luận văn đã góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận khoa học pháp lýchuyên ngành luật TTHS; làm rõ nội dung hoạt động tiếp nhận và giải quyếtnguồn tin tội phạm trong TTHS tại Cơ quan cảnh sát điều tra

Trang 10

Nội dung của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo khixây dựng tài liệu phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu nghiệpvụ Một số giải pháp của luận văn là tài liệu để các cơ quan có thẩm quyềnnghiên cứu, tham khảo khi sửa đổi, bổ sung BLTTHS hiện hành và là tài liệutham khảo có giá trị cho các học viên nghiên cứu.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nộidung của luận văn gồm có 03 chương

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tiếp nhận và giải quyết nguồn tin

về tội phạm trong tố tụng hình sự tại Cơ quan cảnh sát điều tra

Chương 2: Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về tiếp nhận và giải

quyết nguồn tin về tội phạm tại Cơ quan cảnh sát điều tra

Chương 3: Thực trạng tiếp nhận và giải quyết nguồn tin về tội phạm

trong tố tụng hình sự tại Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Điện Biên vànhững giải pháp nâng cao hiệu quả

Trang 11

Chương 1MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TIẾP NHẬN VÀ GIẢI QUYẾT

NGUỒN TIN VỀ TỘI PHẠM TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

TẠI CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA1.1 Khái niệm tiếp nhận và giải quyết nguồn tin về tội phạmtrong tố tụng hình sự tại Cơ quan cảnh sát điều tra

Để làm rõ khái niệm tiếp nhận và giải quyết nguồn tin về tội phạmtrong TTHS tại Cơ quan cảnh sát điều tra, trước hết cần làm rõ một số kháiniệm như nguồn tin tội phạm trong TTHS, tiếp nhận và giải quyết nguồn tintội phạm trong TTHS là gì?

Dưới góc độ ngôn ngữ học, thì các thuật ngữ “tố cáo”, “tố giác”, “tinbáo” được hiểu là:1

“Tố cáo” là báo cho mọi người hoặc cơ quan có thẩm quyền biếtngười hoặc hành động phạm pháp nào đó “Tố cáo” còn là vạch trần hànhđộng xấu xa hoặc tội ác cho mọi người biết nhằm lên án, ngăn chặn

“Tố giác” là báo cho cơ quan chính quyền biết người hoặc hành độngphạm pháp nào đó

“Tin” là điều được truyền đi, báo đi cho biết về sự việc, tình hình xảyra “Tin” còn là sự truyền đạt, sự phản ánh dưới các hình thức khác nhau, chobiết về thế giới chung quanh và những quá trình xảy ra trong nó (Một kháiniệm cơ bản của điều khiển học)

“Báo” là cho biết việc gì đó đã xảy ra Báo còn là cho người có tráchnhiệm nào đó biết về việc xảy ra có thể hại đến trật tự an ninh chung Là dấuhiệu cho biết trước

Trên bình diện pháp lý, theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật Tốcáo năm 2011 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2012) thì: "Tố cáo là việc công dân

1 Lê Ra (2012), Cần thống nhất nhận thức về các khái niệm tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố vàcác nguồn thông tin về tội phạm, https://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/79/270, cập nhật ngày 15/6/2021.

Trang 12

theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩmquyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhânnào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợiích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức”.

Tố cáo ở đây là khái niệm chung, là việc công dân thực hiện quyềncủa mình báo tin về tất cả các hành vi vi phạm pháp luật nói chung cho cơquan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết Tuỳ theo lĩnh vực pháp luật bị viphạm mà người ta phân biệt các loại tố cáo khác nhau Tố cáo hành vivi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến hành tố tụng giảiquyết theo quy định của pháp luật về TTHS (khoản 3 Điều 31 Luật Tố cáo).Việc tố giác và tin báo về tội phạm được thực hiện theo quy định của phápluật về TTHS (khoản 1 Điều 3 Luật Tố cáo)

Như vậy, trong TTHS, tố cáo hành vi phạm tội được gọi là tố giác vềtội phạm Đây chính là việc thuộc nội dung khái niệm tố giác, tin báo về tội phạm

Ở phương diện phản ánh, những thông tin về tội phạm là kết quả phảnánh của những tội phạm đó trong hiện thực khách quan, sự tồn tại của nhữngthông tin này mang tính quy luật Những thông tin này tồn tại ở dạng vật chất,đó là tín hiệu thông tin Trong hoạt điều tra tội phạm, tín hiệu thông tin có thểtồn tại ở hai dạng: vật chất và tư tưởng ý nghĩ Hai hình thức tồn tại của tínhiệu thông tin này chính là sự đa dạng của những dấu vết tội phạm để lạitrong môi trường xung quanh

Ở phương diện điều tra tội phạm, tố giác, tin báo về tội phạm là nhữngthông tin ban đầu, có ý nghĩa rất lớn cho các cơ quan có thẩm quyền xem xéttính chất nghiêm trọng hay không của sự việc đã được những chủ thể báo tin,tố giác đến; tính chính xác và độ tin cậy của các thông tin đến đâu; có dấuhiệu của tội phạm hay không Tố giác, tin báo về tội phạm là căn cứ đểCQĐT mở ra những hoạt động điều tra, xác minh theo luật định

Có nhiều cách hiểu về tố giác, tin báo tội phạm Tuy nhiên, tạiBLTTHS năm 2003 và Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-

Trang 13

BNN&PTNN-VKSNDTC ngày 02/8/2013 đã đưa ra khái niệm về tố giác, tinbáo về tội phạm Theo đó, nếu chủ thể đưa ra thông tin có dấu hiệu tội phạmlà cá nhân thì được gọi là tố giác; nếu chủ thể đưa ra thông tin có dấu hiệu tộiphạm là cơ quan, tổ chức thì được gọi là tin báo Tuy nhiên khái niệm trên chỉmang tính chất chung chung, gây khó khăn trong việc xác định đâu là tin báo,đâu là tố giác Ví dụ: Anh A là người đi đường chứng kiến một vụ tai nạngiao thông nhưng đối tượng sau khi gây tai nạn đã bỏ chạy, bỏ mặc nạn nhân,Anh A gọi điện thoại đến cơ quan Công an để báo nhưng sau đó đi luôn,không để lại tên tuổi, địa chỉ, không liên lạc được (có thể do sợ phiền phức),trường hợp này xác định là tố giác cũng chưa thật chính xác.

Khắc phục bất cập nêu trên, tại khoản 1, khoản 2 Điều 144 BLTTHSnăm 2015 đã đưa ra khái niệm cụ thể về tố giác, tin báo về tội phạm Theo đó,tố giác về tội phạm là việc cá nhân “phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệutội phạm” với cơ quan có thẩm quyền; tin báo về tội phạm “là thông tin về vụviệc có dấu hiệu tội phạm” do cá nhân, cơ quan, tổ chức thông báo với cơquan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đạichúng Như vậy đã giúp cho việc phân loại tin báo, tố giác được chính xác vàthống nhất, phù hợp với tình hình hiện tại

Dưới góc độ ngôn ngữ học, thuật ngữ “kiến nghị” được hiểu là: “Nêuý kiến đề nghị về một việc chung để cơ quan có thẩm quyền xét”.2 Ở góc độpháp lý, kiến nghị khởi tố là quyền của cơ quan nhà nước, thể hiện bằng vănbản kiến nghị gửi đến CQĐT và VKS, yêu cầu khởi tố vụ án hình sự để điềutra, xử lý tội phạm và người phạm tội nào đó Kiến nghị khởi tố là một dạngđặc biệt của tin báo về tội phạm BLTTHS đã qui định tất cả các cơ quan nhànước đều có quyền kiến nghị khởi tố: “Các cơ quan nhà nước phải thườngxuyên kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; pháthiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật để xử lý và phải thông báo ngay

2 Trung tâm Từ điển học, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr 673.

Trang 14

cho CQĐT, VKS mọi hành vi phạm tội xảy ra trong cơ quan và trong lĩnh vựcquản lý của mình; có quyền kiến nghị và gửi các tài liệu có liên quan choCQĐT, VKS xem xét, khởi tố đối với người có hành vi phạm tội” (khoản 1Điều 26 BLTTHS năm 2003).

Kiến nghị khởi tố là việc các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xãhội, kinh tế thông qua công tác kiểm tra, thanh tra và khi thực hiện các nhiệmvụ, công tác khác phát hiện có hành vi có dấu hiệu tội phạm, người có hành viphạm tội và có văn bản, kèm theo tài liệu liên quan, kiến nghị đến cơ quan cóthẩm quyền để xem xét, khởi tố vụ án hình sự, khởi tố đối với người có hànhvi phạm tội để điều tra, xử lý

Khoản 1, 2, 3 Điều 144 BLTTHS năm 2015 đưa ra khái niệm tố giác,tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, cụ thể như sau:

“Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi códấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền

Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơquan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tinvề tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng

Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghịbằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho CQĐT, Việnkiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm”

Theo Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: Tiếp nhận là “đón nhận cái từngười khác, nơi khác chuyển giao cho”3; Giải quyết là “làm cho không cònmọi trở ngại, khó khăn để đạt tới kết quả tốt đẹp”4 Vậy, tiếp nhận và giảiquyết nguồn tin tội phạm trong TTHS là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyềnthực hiện việc nhận thông tin, nội dung về tội phạm và thực hiện hoạt độngxem xét, xử lý các thông tin tội phạm này theo quy định của pháp luật TTHS

3 Hoàng Phê (2018), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Hồng Đức, Hà Nội, tr 1125.

4 Hoàng Phê (2018), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Hồng Đức, Hà Nội, tr 437.

Trang 15

Hoạt động tiếp nhận và giải quyết nguồn tin tội phạm trong TTHSđược giao cho một số cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó có CQĐT.Khoản 2 Điều 145 BLTTHS năm 2015 quy định cơ quan, tổ chức có tráchnhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, gồm: a)CQĐT, VKS tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; b) Cơquan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm Tuy nhiên, cùng vớiCQĐT và VKS thì cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt độngđiều tra cũng là đầu mối tiếp nhận chủ yếu đối với nguồn tin về tội phạm (trừkiến nghị khởi tố).

Trong công an nhân dân có các CQĐT: Cơ quan cảnh sát điều tra BộCông an; cơ quan cảnh sát điều tra công an cấp tỉnh; cơ quan cảnh sát điều tracông an cấp huyện; cơ quan an ninh điều tra Bộ công an; cơ quan an ninh điềutra công an cấp tỉnh Như vậy, Cơ quan CSĐT là một trong các CQĐT củalực lượng Công an nhân dân có chức năng điều tra các vụ án hình sự theothẩm quyền được pháp luật quy định Cơ quan CSĐT Công an cấp tỉnh đượctổ chức bao gồm: Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra; Phòng Cảnh sát Điềutra tội phạm về trật tự xã hội (gọi tắt là Phòng Cảnh sát hình sự); Phòng Cảnhsát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và chức vụ; Phòng Cảnh sátĐiều tra tội phạm về ma túy; Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu,vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng giả,hàng cấm, xâm phạm sở hữu trí tuệ (gọi tắt là Phòng Cảnh sát điều tra tộiphạm về buôn lậu)5

Từ những khái niệm trên, ta có thể hiểu: Tiếp nhận và giải quyết

nguồn tin tội phạm trong tố tụng hình sự tại Cơ quan cảnh sát điều tra làhoạt động của Cơ quan cảnh sát điều tra thực hiện nhiệm vụ nhận thông tin,nội dung về tội phạm và thực hiện hoạt động xem xét, xử lý các thông tin tộiphạm theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự nhằm kịp thời xử lý đối với

5 Điều 18 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015.

Trang 16

tội phạm, khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự, góp phần đấu tranhphòng chống tội phạm.

1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp nhận và giải quyếtnguồn tin về tội phạm trong tố tụng hình sự tại Cơ quan cảnh sát điều tra

Việc tiếp nhận và giải quyết nguồn tin về tội phạm trong TTHS tại Cơquan cảnh sát điều tra chịu sự ảnh hưởng của những yếu tố nhất định như:

Thứ nhất, cơ sở pháp lý quy định về tiếp nhận và giải quyết nguồn tin

tội phạm tại Cơ quan cảnh sát điều tra Đây là các quy định của pháp luật vềthẩm quyền, trình tự thủ tục tiếp nhận và giải quyết nguồn tin tội phạm củaCQĐT; là các quy định khác có liên quan đến việc tiếp nhận và giải quyếtnguồn tin tội phạm

Thứ hai, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa

phương đối với công tác tiếp nhận và giải quyết nguồn tin về tội phạm trongTTHS tại CQĐT Mọi hoạt động liên quan đến xử lý tội phạm, mà trước hếtlà tiếp nhận và giải quyết nguồn tin tội phạm cũng đều vì mục đích bảo vệchính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế của địa phương Vì vậy, ởmột mức độ nhất định, hoạt động tiếp nhận và giải quyết nguồn tin tội phạmcủa CQĐT sẽ chịu sự tác động, chi phối của lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủyĐảng và chính quyền địa phương trong tỉnh

Thứ ba, hệ thống và tổ chức bộ máy của Cơ quan cảnh sát điều tra, sự

phân công, phân nhiệm thực hiện tiếp nhận và giải quyết nguồn tin về tộiphạm trong TTHS tại Cơ quan cảnh sát điều tra Quá trình và chất lượng côngtác tiếp nhận, giải quyết nguồn tin tội phạm phụ thuộc không nhỏ vào hệthống và tổ chức bộ máy của CQĐT các cấp Nếu hệ thống CQĐT các cấp cósự phân công rõ ràng nhưng có sự phối hợp chặt chẽ thì việc tiếp nhận và xử lýđối với nguồn tin tội phạm sẽ được nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo chính xác

Thứ tư, ý thức của cá nhân, tổ chức cung cấp nguồn tin tội phạm Đây

cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tiếp nhận và giải

Trang 17

quyết nguồn tin tội phạm của CQĐT Với những cá nhân, tổ chức có ý thứccao trong đấu tranh phòng chống tội phạm, có nhận thức rõ ràng về vấn đề tộiphạm thì khi thực hiện tố giác, tin báo tội phạm sẽ cho các thông tin rõ ràng,cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho CQĐT trong việc xác định thông tin có haykhông có dấu hiệu phạm tội để tiếp tục thực hiện các biện pháp tiếp theo.

Thứ năm, hệ thống cơ sở vật chất, khoa học công nghệ phục vụ cho

hoạt động tiếp nhận và giải quyết nguồn tin về tội phạm trong TTHS tại Cơquan cảnh sát điều tra Đây là một trong những yếu tố tác động lớn đến việctiếp nhận và giải quyết nguồn tin tội phạm, góp phần giúp CQĐT có thể thựchiện việc tiếp nhận, chuyển giao tin báo, tố giác tội phạm được nhanh chóng,góp phần ngăn chặn tình trạng tội phạm tẩu thoát, tẩu tán hoặc bỏ trốn…

1.3 Ý nghĩa của việc tiếp nhận và giải quyết nguồn tin tội phạmtrong tố tụng hình sự tại Cơ quan cảnh sát điều tra

1.3.1 Ý nghĩa pháp lý

Vấn đề tội phạm là một trong những vấn đề nhạy cảm, mang tính chấtnguy hiểm cho xã hội, có sự ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt của đời sống xãhội, vì vậy tội phạm cần phải được phát hiện và ngăn chặn kịp thời

Đấu tranh phòng, chống tội phạm là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệmcủa mỗi một người dân Mỗi một cá nhân, cơ quan, tổ chức đều phải có tráchnhiệm và nghĩa vụ thực hiện Đặc biệt là khi phát hiện được hành vi phạm tội,cần kịp thời báo ngay cho các cơ quan có thẩm quyền để tiếp nhận và xem xétxừ lý Vì tính chất phức tạp và nguy hiểm của tội phạm, nên việc tiếp nhận vàgiải quyết nguồn tin tội phạm phải được giao cho những cơ quan có đủ nănglực, điều kiện xử lý và giải quyết

Viêc quy định về tiếp nhận và giải quyết nguồn tin tội phạm trongTTHS tại Cơ quan cảnh sát điều tra là cơ sở pháp lý khẳng định vị trí và vaitrò quan trọng của Cơ quan cảnh sát điều tra trong công tác đấu tranh phòngchống tội phạm, là cơ sở pháp lý để Cơ quan cảnh sát điều tra thực hiện các

Trang 18

hoạt động, thủ tục tiếp nhận, và giải quyết nguồn tin tội phạm, thực hiện cácquyền, biện pháp để đảm bảo việc giải quyết nguồn tin tội phạm là chính xác,không để oan, sai, bỏ lọt tội phạm

Mặt khác, việc quy định về tiếp nhận và giải quyết nguông tin tộiphạm còn là cơ sở pháp lý để cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện các quyềntố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố Trên cơ sở các quy định này, cáccá nhân, cơ quan, tổ chức sẽ biết mình phải báo tin, tố giác tới cơ quan nào,và tin tưởng để thực hiện việc tố giác, tin báo tội phạm của mình là việc làmđúng, được pháp luật bảo vệ Với những cá nhân, cơ quan, tổ chức cố tình báotin, tố giác sai sự thật thì cũng căn cứ dựa trên các quy định pháp luật để xử lýtheo đúng quy định

1.3.2 Ý nghĩa chính trị, xã hội

Việc tiếp nhận và giải quyết nguồn tin tội phạm trong TTHS tại Cơquan cảnh sát điều tra có những ý nghĩa nhất định trong đấu tranh phòng,chống tội phạm, bảo vệ trật tự trị an, an toàn xã hội

Tiếp nhận và giải quyết nguồn tin tội phạm trong TTHS tại Cơ quancảnh sát điều tra sẽ góp phần đảm bảo việc phát hiện và xử lý kịp thời tộiphạm, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm,giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi chomọi hoạt động phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân

Tiếp nhận và giải quyết nguồn tin tội phạm trong TTHS tại Cơ quancảnh sát điều tra góp phần bảo vệ các quan hệ xã hội, các quyền con người,quyền công dân… được pháp luật hình sự bảo vệ, tăng niềm tin của người dânvào cơ quan tư pháp, vào chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam Góp phần tạođiều kiện cho công dân yên tâm hoạt động, phát triển toàn diện trên mọi lĩnhvực của đời sống

Thực hiện tốt quy định về tiếp nhận và giải quyết nguồn tin tội phạmsẽ hạn chế tình trạng oan, sai, bỏ lọt tội phạm, đảm bảo xử lý đúng người,

Trang 19

đúng tội, đúng quy định pháp luật, đảm bảo tính trừng phạt, răn đe, giáo dụcmà mục tiêu của Bộ luật Hình sự (BLHS) hướng đến

Kết luận chương 1

Nguồn tin tội phạm trong TTHS chính là tố giác, tin báo tội phạm vàkiến nghị khởi tố Việc tiếp nhận và giải quyết nguồn tin tội phạm được giaocho một số cơ quan, trong đó có Cơ quan cảnh sát điều tra

Pháp luật TTHS đã quy định rất rõ về tiếp nhận và giải quyết nguồntin tội phạm của Cơ quan cảnh sát điều tra, cụ thể tiếp nhận và giải quyếtnguồn tin tội phạm trong TTHS tại Cơ quan cảnh sát điều tra là hoạt động củaCơ quan cảnh sát điều tra thực hiện nhiệm vụ nhận thông tin, nội dung về tộiphạm và thực hiện hoạt động xem xét, xử lý các thông tin tội phạm theo quyđịnh của pháp luật TTHS nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thờiđối với tội phạm, góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm

Hoạt động tiếp nhận và giải quyết nguồn tin tội phạm chịu sự ảnhhưởng của nhiều yếu tố như yếu tố cơ sở pháp lý, nguồn nhân lực, cơ sở vậtchất và một số yếu tố khác Công tác tiếp nhận và giải quyết nguồn tin tộiphạm có những ý nghĩa nhất định trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảovệ trật tự trị an, an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi hoạt động pháttriển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân, bảo vệ các quan hệ xã hội, cácquyền con người, quyền công dân, tăng niềm tin của người dân vào cơ quantư pháp, vào chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tạo điều kiện cho công dânyên tâm hoạt động, phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống

Trang 20

Chương 2PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TIẾP NHẬN VÀ GIẢI QUYẾT NGUỒN TIN TỘI PHẠM

TẠI CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA2.1 Tiếp nhận nguồn tin về tội phạm trong tố tụng hình sự tại Cơquan cảnh sát điều tra

- Về trách nhiệm tiếp nhận nguồn tin tội phạm:

Theo quy định tại Điều 145 BLTTHS 2015 thì: “1 Mọi tố giác, tin

báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịpthời Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhậntố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

2 Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tộiphạm, kiến nghị khởi tố gồm:

a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tộiphạm, kiến nghị khởi tố;

b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.3 Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm,kiến nghị khởi tố:

a) Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghịkhởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;

b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tragiải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;

c) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởitố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụtiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng tronghoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

Trang 21

hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bảnnhưng không được khắc phục.

4 Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiếnnghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, cơquan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố”.

Như vậy, khoản 1 Điều 145 BLTTHS năm 2015 quy định cụ thể cơquan có trách nhiệm tiếp nhận và trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền là “không được từ chối tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởitố” Việc này góp phần bảo đảm tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tốđược tiếp nhận, giải quyết đầy đủ, kịp thời Khoản 2, 3 quy định về các cơquan có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiếnnghị khởi tố, trong đó có CQĐT thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết nguồntin tội phạm theo thẩm quyền của mình

Tại Khoản 3 Điều 146 BLTTHS năm 2015 còn quy định về tráchnhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm của Công an xã, phường, thị trấn,Đồn Công an (gọi chung là Công an cấp xã) Quy định này xuất phát từ thựctiễn công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, các tố giác, tin báo cần đượctiếp nhận kịp thời; khi sự việc phạm tội xảy ra, hiện trường thường bị thayđổi, xáo trộn, đối tượng thực hiện hành vi phạm tội có hành vi che giấu, nạnnhân trong tình trạng nguy hiểm nên việc quy định Công an cấp xã có tráchnhiệm tiếp nhận, xác minh sơ bộ ban đầu là hết sức cần thiết BLTTHS năm2003 không quy định nhưng Thông tư số 28/2014/TT-BCA ngày 07/7/2014của Bộ Công an đã đề cập đến vấn đề này và được pháp điển hóa tại BLTTHSnăm 2015 là phù hợp với thực tiễn Tuy nhiên, căn cứ vào các Điều 34, 35,163, 164 BLTTHS năm 2015 thì Công an cấp xã không phải là cơ quan tiếnhành tố tụng, không phải CQĐT, cơ quan được giao tiến hành một số hoạtđộng điều tra Do vậy, các hoạt động của Công an cấp xã như: lập biên bảntiếp nhận, lấy lời khai, thu giữ vật chứng… không phải là hoạt động điều tra,đây là các hoạt động xác minh sơ bộ ban đầu

Trang 22

Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm sát việc tiếp nhận nguồn tin về tộiphạm nhưng Công an cấp xã lại không phải là cơ quan tiến hành tố tụng, hoạtđộng xác minh sơ bộ ban đầu không phải là hoạt động điều tra VKS chỉ kiểmsát việc tiếp nhận của CQĐT khi Công an cấp xã chuyển tố giác, tin báo vềtội phạm đến CQĐT Như vậy, giai đoạn Công an cấp xã tiếp nhận, xác minhsơ bộ ban đầu đến trước khi chuyển tố giác, tin báo về tội phạm đến CQĐT,VKS không thực hiện được quyền kiểm sát tư pháp

Mặt khác khoản 3, Điều 146 BLTTHS năm 2015 quy định, Công ancấp xã sau khi tiếp nhận, tiến hành xác minh sơ bộ ban đầu phải “chuyểnngay” tố giác, tin báo đến CQĐT có thẩm quyền nhưng không quy định cụ thểlà bao nhiêu ngày Thực tế, có những vụ, việc sau hơn 30 ngày Công an cấpxã mới chuyển lên CQĐT hoặc Công an cấp xã không chuyển tin dẫn đến gâykhó khăn cho việc giải quyết án, hoặc bỏ lọt tội phạm Nội dung này cần cóhướng dẫn cụ thể của liên ngành cấp trên để việc thực hiện được thống nhất,bảo đảm thời hạn giải quyết và tránh việc bỏ lọt tội phạm

- Về trình tự, thủ tục tiếp nhận nguồn tin tội phạm6

“1 Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tố giác, báo tin về tộiphạm, kiến nghị khởi tố thì Cơ quan điều tra có thẩm quyền quy định tạikhoản 2 Điều 145 của Bộ luật này phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổtiếp nhận; có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận.

Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gửi quadịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vàosổ tiếp nhận.

2 Trường hợp phát hiện tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởitố không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Cơ quan điều tra có tráchnhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theotài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền Viện

6 Điều 146 BLTTHS 2015.

Trang 23

kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghịkhởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quanđiều tra có thẩm quyền.

Trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này thìtrong thời hạn 05 ngày kể từ ngày Viện kiểm sát có yêu cầu, cơ quan có thẩmquyền đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tốđó phải chuyển hồ sơ có liên quan cho Viện kiểm sát để xem xét, giải quyết.

3 Công an phường, thị trấn, Đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhậntố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xácminh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồvật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Công an xã có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lậpbiên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tố giác, tin báo về tộiphạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điềutra có thẩm quyền.

4 Các cơ quan, tổ chức khác sau khi nhận được tố giác, tin báo về tộiphạm thì chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền Trường hợp khẩncấp thì có thể báo tin trực tiếp qua điện thoại hoặc hình thức khác cho Cơquan điều tra nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản.

5 Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tộiphạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo bằng vănbản về việc tiếp nhận đó cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát cóthẩm quyền”.

Để cụ thể hóa cho việc thực hiện các quy định tại Điều 146 BLTTHS2015, Hiện nay, đã có Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Công an, BộQuốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, VKSNDtối cao quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc

Trang 24

thực hiện một số quy định của BLTTHS năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tốgiác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; Và Thông tư 28/2020/TT-BCAngày 26/3/2020 của Bộ Công an quy định về trình tự, thủ tục tiếp nhận, phânloại, xử lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của lựclượng Công an nhân dân, với các quy định cụ thể, chi tiết.

Thông tư 28/2020/TT-BCA quy định, CQĐT của công an nhân dânphải tổ chức trực ban hình sự 24/24 giờ để tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tinbáo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, người phạm tội tự thú, đầu thú, người bịbắt trong trường hợp đang có quyết định truy nã, các trường hợp phạm tội quảtang; tiếp nhận hồ sơ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố,hồ sơ vụ án hình sự do các cơ quan, đơn vị khác chuyển đến; tiếp nhận hồ sơđăng ký bào chữa cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắttrong trường hợp phạm tội quả tang hoặc theo quyết định truy nã, người bịtạm giữ, bị can; tiếp nhận hồ sơ đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chobị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố Cán bộ khi thựchiện nhiệm vụ trực ban hình sự phải có kỹ năng tiếp công dân, kỹ năng xử lýcác tình huống, am hiểu các quy định của pháp luật, nhất là các quy định liênquan đến công tác tiếp nhận, phân loại, xử lý, giải quyết tố giác, tin báo về tộiphạm, kiến nghị khởi tố; tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghịphản ánh của công dân7

Trường hợp cá nhân trực tiếp đến tố giác về tội phạm hoặc đại diện cơquan, tổ chức trực tiếp đến báo tin về tội phạm thì cán bộ tiếp nhận phải lậpBiên bản tiếp nhận theo mẫu số 09, ban hành kèm theo Thông tư số 61/2017/TT-BCA ngày 14/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định biểu mẫu,giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự (sau đây viết tắt là Thông tư số 61/2017),có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tố giác, báo tin và hướng dẫn họ viết đơntrình báo (có thể ghi âm, ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận khi thấy cần7 Điều 4 Thông tư 28/2020/TT-BCA ngày 26/3/2020 của Bộ Công an quy định về trình tự, thủ tục tiếp nhận,phân loại, xử lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của lực lượng Công an nhân dân.

Trang 25

thiết).Trường hợp người tố giác, báo tin từ chối cung cấp thông tin cá nhân thìvẫn phải tiến hành tiếp nhận theo trình tự, thủ tục và ghi rõ lý do từ chối vàobiên bản.

Trường hợp cá nhân, đại diện cơ quan, tổ chức trực tiếp đến gửi tốgiác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố bằng văn bản thì cán bộ tiếp nhậnphải viết Giấy biên nhận (02 bản) theo mẫu số 196 (ban hành kèm theo Thôngtư số 61/2017), một bản kèm theo tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởitố, một bản giao cho người gửi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

Trường hợp tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm qua điện thoại thìcán bộ tiếp nhận, phải ghi chép vào sổ tiếp nhận đầy đủ các thông tinsau:Thời gian tiếp nhận thông tin, họ tên cán bộ tiếp nhận; họ tên, địa chỉ, sốđiện thoại, số chứng minh nhân dân (hoặc căn cước công dân), ngày, tháng,năm, đơn vị cấp của người tố giác, báo tin; Thời gian, địa điểm xảy ra vụviệc; Tóm tắt nội dung, diễn biến vụ việc; Các thông tin khác có liên quan(nếu có) như: họ tên, địa chỉ, đặc điểm nhận dạng của đối tượng, người làmchứng, bị hại, hướng bỏ trốn của đối tượng, công cụ, phương tiện phạm tội,hậu quả thiệt hại, những việc đã làm tại hiện trường khi phát hiện vụ việc ;Lý do người tố giác, báo tin biết được vụ việc đó, những ai cùng biết vụ việcđó; Trường hợp người tố giác, báo tin từ chối cung cấp thông tin cá nhân thìcán bộ tiếp nhận vẫn phải tiến hành tiếp nhận và ghi rõ lý do từ chối; Sau đócán bộ tiếp nhận viết thành văn bản báo cáo lãnh đạo, chỉ huy để xử lý

Trường hợp tiếp nhận thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm phảnánh qua phương tiện thông tin đại chúng, qua hòm thư điện tử, báo nói, báohình thì xử lý như sau:

- Đối với thông tin về vụ viềc có dấu hiệu tội phạm phản ánh trên cácphương tiện thông tin đại chúng thì cán bộ được phân công phải tiếp nhậnbằng cách sao chụp, ghi chép hoặc in bài viết ra giấy báo cáo lãnh đạo, chỉhuy để xử lý; đối với tin báo về tội phạm đã xác định được dấu hiệu tội phạmthuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan, đơn vị nào thì cơ quan, đơn vị đó ghi

Trang 26

nhận và giải quyết Trường hợp chưa xác định được nơi xảy ra sự việc hoặcliên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà tin báo về tộiphạm phản ánh thì Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện nơi có trụ sởchính của phương tiện thông tin đại chúng (nơi có địa chỉ rõ ràng) đã đăng tảitin báo trên có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý ban đầu;

- Đối với thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm phản ánh trên báonói, báo hình thì cán bộ tiếp nhận viết thành văn bản báo cáo lãnh đạo, chỉhuy để xử lý;

- Tiếp nhận thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm qua hòm thưđiện tử thì cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm in thư ra giấy hoặc viết nội dungđó thành văn bản báo cáo lãnh đạo, chỉ huy để xử lý

Trường hợp tiếp nhận đơn, thư có nội dung liên quan đến tội phạmđược gửi qua đường bưu điện, giao liên, thì ngay sau khi tiếp nhận, cán bộtiếp nhận phải tiến hành phân loại và báo cáo lãnh đạo, chỉ huy để xử lý hoặcchuyển đến bộ phận, đơn vị có chức năng tiếp nhận, phân loại, xử lý tố giác,tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố để tiến hành phân loại, xử lý theo trìnhtự, thủ tục theo quy định

Trường hợp người dưới 18 tuổi, người nước ngoài, người dân tộc ítngười trực tiếp đến tố giác, báo tin về tội phạm thì xử lý như sau:

- Đối với trường hợp người dưới 18 tuổi trực tiếp đến tố giác, báo tinvề tội phạm thì cán bộ tiếp nhận phải lập biên bản tiếp nhận theo quy định tạikhoản 1 điều này, trong quá trình làm việc cán bộ tiếp nhận cần chú ý khaithác thông tin về nhân thân, lại lịch, người giám hộ hoặc người đại diện hợppháp của người dưới 18 tuổi và liên lạc mời họ nhanh chóng đến trụ sở làmviệc để giám hộ Trong trường hợp người giám hộ hoặc người đại diện hợppháp không đến kịp thì mời người chứng kiến hoặc ghi âm, ghi hình có âmthanh (việc ghi âm, ghi hình được ghi rõ vào biên bản và bảo quản theo quyđịnh) Đồng thời khi lấy lời khai cần chú ý đến thái độ, biểu hiện tâm lý của

Trang 27

họ để kịp thời có những tác động tích cực nhằm đảm bảo hiệu quả, sau đó báocáo lãnh đạo, chỉ huy để xử lý;

- Đối với người nước ngoài, người dân tộc ít người trực tiếp đến tốgiác, báo tin về tội phạm không nói, viết được ngôn ngữ tiếng Việt thì cán bộtiếp nhận, căn cứ vào khả năng ngôn ngữ của mình để tiếp nhận hoặc kịp thờibáo cáo lãnh đạo, chỉ huy đề ra phương án xử lý

Đối với đơn, thư hoặc các hình thức văn bản khác, không ghi rõ têntuổi, địa chỉ, không có chữ ký trực tiếp hoặc điểm chỉ của người tố giác, báotin hoặc của người gửi đơn, thư nhưng có nội dung rõ ràng về người có hànhvi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm phápluật và có cơ sở để kiểm tra, xác minh, thì cán bộ tiếp nhận vẫn tiến hành tiếpnhận, phân loại, xử lý theo quy định

Tất cả các trường hợp tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghịkhởi tố, cán bộ tiếp nhận phải ghi vào sổ tiếp nhận nguồn tin về tội phạm,theo mẫu số 278 (ban hành theo Thông tư số 61/2017), và phải có trách nhiệmbảo quản, lưu giữ đồ vật, tài liệu có liên quan không để hư hỏng thất lạc,không làm thay đổi hình thức, nội dung văn bản tố giác, tin báo về tội phạm,kiến nghị khởi tố; đóng dấu đến, ghi rõ số, ngày, tháng, năm tiếp nhận vànhập vào phần mềm cơ sở dữ liệu (nếu có) để quản lý, theo dõi Sau khi hoànthiện thủ tục tiếp nhận thì đơn vị tiếp nhận, cán bộ tiếp nhận tiến hành phânloại, xử lý theo trình tự, thủ tục quy định

2.2 Giải quyết nguồn tin về tội phạm trong tố tụng hình sự tại Cơquan cảnh sát điều tra

- Về thẩm quyền giải quyết nguồn tin tội phạm

Điểm a, Khoản 3 Điều 145 BLTTHS 2015 quy định: “Cơ quan điều

tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyềnđiều tra của mình”

Trang 28

Ngoài CQĐT là một trong những cơ quan có trách nhiệm giải quyết tốgiác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố, BLTTHS năm 2015 bổ sung thẩmquyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của VKS tại

điểm c khoản 3 Điều 145: “Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội

phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơquan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạmpháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo vềtội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểmsát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục”

Và để mở rộng thêm quyền năng của VKS trong việc giải quyết tốgiác, tin báo về tội phạm, tại Khoản 3, Điều 153 BLTTHS năm 2015 quy địnhbổ sung hai trường hợp VKS có quyền khởi tố vụ án, đó là khi VKS trực tiếpphát hiện dấu hiệu tội phạm và khi VKS trực tiếp giải quyết tin Tại đoạn 2Khoản 1 Điều 104 BLTTHS năm 2003 quy định quyền chủ động khởi tố vụán hình sự thuộc về CQĐT, VKS chỉ có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sựtrong trường hợp VKS hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án của Cơ quanCảnh sát điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành điều tra và trongtrường hợp Hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố Vậy, nếu trong quá trình điềutra, giải quyết tin báo có dấu hiệu tội phạm, CQĐT không khởi tố vụ án thìVKS không thể thực hiện quyền khởi tố của mình (quyền giải quyết tin), cóthể dẫn đến bỏ lọt tội phạm Điều đó cho thấy, quy định tại Khoản 3, Điều 153BLTTHS năm 2015 có ý nghĩa thiết thực, bảo đảm mọi tố giác, tin báo về tộiphạm và kiến nghị khởi tố đều phải được giải quyết kịp thời, đúng pháp luật

- Về thời hạn, thủ tục giải quyết nguồn tin tội phạm:8

“1 Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo vềtội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ

8 Điều 147 BLTTHS năm 2015.

Trang 29

tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trongcác quyết định:

a) Quyết định khởi tố vụ án hình sự;b) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;c) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm,kiến nghị khởi tố.

2 Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghịkhởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địađiểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dàinhưng không quá 02 tháng Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xácminh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sátcùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn mộtlần nhưng không quá 02 tháng.

Chậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh quyđịnh tại khoản này, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hànhmột số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấphoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh.

3 Khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơquan có thẩm quyền có quyền tiến hành các hoạt động:

a) Thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tổ chức, cá nhân cóliên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin;

b) Khám nghiệm hiện trường;c) Khám nghiệm tử thi;

d) Trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản”.

Như vậy, BLTTHS năm 2003 trước đây không quy định cụ thể thếnào là kiểm tra, xác minh nhưng BLTTHS năm 2015 đã quy định cụ thể tạiKhoản 3, Điều 147 Đây là một quy định hoàn toàn mới của BLTTHS năm2015, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến

Trang 30

nghị khởi tố được thực hiện các hoạt động do luật quy định trong giai đoạnnày, cụ thể là: thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tổ chức, cá nhâncó liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin; khám nghiệm hiện trường;khám nghiệm tử thi; trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản Như vậy,hoạt động của CQĐT trong giai đoạn này đã được luật hóa ở phạm vi rộnghơn, cụ thể hơn

Cũng tại khoản 2 Điều 103 BLTTHS năm 2003 quy định: Sau quátrình kiểm tra, xác minh thì CQĐT chỉ có thể ra một trong hai loại quyết địnhlà quyết định khởi tố vụ án hình sự và quyết định không khởi tố vụ án hìnhsự Vấn đề này đã gây khó khăn trong thực tiễn là hết thời hạn 20 ngày; đốivới những vụ việc phức tạp, liên quan đến nhiều hành vi, cần trưng cầu giámđịnh… mà hết thời hạn hai tháng, CQĐT không đủ căn cứ để ra một trong hailoại quyết định nêu trên thì giải quyết tin như thế nào? Khắc phục hạn chếnày, BLTTHS năm 2015 có quy định bổ sung tại điểm c khoản 1 Điều 147với nội dung: Sau khi CQĐT tiến hành kiểm tra xác minh, ngoài 2 quyết định

nêu trên còn có thể ra “Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin

báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố” Việc có thể tạm đình chỉ giải quyết và

nâng thời hạn giải quyết tối đa lên 04 tháng là phù hợp với yêu cầu và đòi hỏicủa thực tiễn vì trong quá trình xác minh những vụ việc phức tạp, liên quanđến nhiều vụ việc, ở nhiều địa điểm khác nhau Tuy nhiên, để tránh việcCQĐT lợi dụng kéo dài thời gian giải quyết dẫn đến bỏ lọt tội phạm, Điều147 BLTTHS năm 2015 đã quy định thủ tục rất chặt chẽ, thời hạn ban đầu là

20 ngày Chỉ những vụ, việc thỏa mãn điều kiện: “có nhiều tình tiết phức tạp

hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm” mà không thể kết thúc trong

thời hạn 2 tháng mới được “Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện

trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá02 tháng”

Trang 31

Cùng với việc bổ sung quy định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác,tin báo, kiến nghị khởi tố, BLTTHS 2015 còn bổ sung quy định về cơ quan cóthẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ, quyết định phục hồi giải quyết tố giác,tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố với các căn cứ cụ thể quy định tạiĐiều 148 và Điều 149

Hết thời hạn quy định tại Điều 147, CQĐT có thẩm quyền giải quyếtquyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghịkhởi tố khi thuộc một trong các trường hợp: Đã trưng cầu giám định, yêu cầuđịnh giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp nhưng chưa có kết quả;Đã yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật quan trọng có ýnghĩa quyết định đối với việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án nhưng chưacó kết quả

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định tạm đình chỉ việc giảiquyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, CQĐT phải gửi quyếtđịnh tạm đình chỉ kèm theo tài liệu liên quan đến VKS cùng cấp hoặc Việnkiểm sát có thẩm quyền để kiểm sát và gửi quyết định tạm đình chỉ đó cho cơquan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.Trường hợp quyết định tạm đình chỉ không có căn cứ thì VKS ra quyết địnhhủy bỏ quyết định tạm đình chỉ để tiếp tục giải quyết Trong thời hạn 24 giờkể từ khi ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ, VKS phải gửi quyếtđịnh đó cho CQĐT, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm,kiến nghị khởi tố Thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghịkhởi tố tiếp không quá 01 tháng kể từ ngày CQĐT nhận được quyết định hủybỏ quyết định tạm đình chỉ Trường hợp tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác,tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì việc giám định, định giá tài sản hoặctương trợ tư pháp vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả

Khi lý do tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm,kiến nghị khởi tố không còn, CQĐT ra quyết định phục hồi giải quyết tố giác,

Trang 32

tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố Thời hạn giải quyết tố giác, tin báo vềtội phạm, kiến nghị khởi tố tiếp không quá 01 tháng kể từ ngày ra quyết địnhphục hồi Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định phục hồi giải quyếttố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, CQĐT phải gửi quyết địnhphục hồi cho VKS cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền, cơ quan, tổchức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Vì vậy, trong quá trình kiểm sát việc giải quyết nguồn tin, VKS cótrách nhiệm kiểm sát tính có căn cứ và hợp pháp của các trường hợp tạm đìnhchỉ và phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

- Về giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tin báo, tố giácvề tội phạm và kiến nghị khởi tố:

Bộ luật TTHS năm 2003 không quy định cụ thể về vấn đề giải quyếttranh chấp về thẩm quyền giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghịkhởi tố BLTTHS năm 2015 đã quy định cụ thể tại Điều 150

“1 Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm,kiến nghị khởi tố do Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp giải quyết Tranh chấpthẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của cơquan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra do Viện kiểmsát có thẩm quyền giải quyết.

2 Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm,kiến nghị khởi tố giữa các Cơ quan điều tra cấp tỉnh, giữa các Cơ quan điềutra quân sự cấp quân khu do Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sátquân sự trung ương giải quyết Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác,tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố giữa các Cơ quan điều tra cấp huyệnthuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau, giữa các Cơquan điều tra quân sự khu vực thuộc các quân khu khác nhau do Viện kiểmsát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu nơi đầu tiên tiếpnhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố giải quyết.

Trang 33

3 Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm,kiến nghị khởi tố giữa các Cơ quan điều tra của Công an nhân dân, Cơ quanđiều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhândân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao giải quyết”.

Theo đó, VKS có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thẩm quyềngiải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố Quy định này nhằmbảo đảm tính khách quan, minh bạch, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn

Thời hạn phân công, giải quyết nguồn tin tội phạm: CQĐT phải chấp

hành về thời hạn phân công, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghịkhởi tố theo khoản 1, khoản 2 Điều 147 BLTTHS năm 2015 và Điều 9, Điều 11Thông tư liên tịch số 01/2017 Đối với tố giác, tin báo về tội phạm sau khitiếp nhận, tiến hành phân loại, xử lý xác định rõ dấu hiệu tội phạm, có đủ căncứ để khởi tố vụ án hình sự thì CQĐT căn cứ Điều 151 BLTTHS ra Quyếtđịnh khởi tố vụ án hình sự hoặc chuyển đến cơ quan có thẩm quyền để tiếnhành khởi tố và điều tra theo quy định của BLTTHS năm 2015

Trường hợp nhận được đề nghị tiến hành một số hoạt động xác minh,giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của cơ quan có thẩmquyền điều tra khác (theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư liên tịch số01/2017) mà xét thấy hoạt động xác minh, giải quyết tố giác, tin báo về tộiphạm, kiến nghị khởi tố được đề nghị có tính chất phức tạp, kéo dài thì CQĐTnhận được đề nghị phải ra Quyết định phân công người có thẩm quyền tiếnhành các hoạt động xác minh, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiếnnghị khởi tố theo đề nghị (thời gian tiến hành các hoạt động xác minh, giảiquyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố căn cứ theo thời gian ghitrong công văn đề nghị của cơ quan có thẩm quyền đề nghị)

Quá trình giải quyết nguồn tin tội phạm, CQĐT thực hiện theotrình tự như sau:

Trang 34

Kế hoạch kiểm tra, xác minh nguồn tin tội phạm:9 Khi được phâncông tiến hành giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Điềutra viên được phân công thụ lý chính thuộc CQĐT có trách nhiệm xây dựng kếhoạch kiểm tra, xác minh báo cáo lãnh đạo, chỉ huy phụ trách để trình Thủ trưởnghoặc Phó Thủ trưởng CQĐT được phân công phê duyệt trước khi thực hiện

Nội dung kế hoạch gồm: Mục đích, yêu cầu của việc kiểm tra, xácminh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; Tóm tắt nội dung sự việc;

đánh giá những tài liệu, chứng cứ đã thu thập được; những việc đã làm;

những việc chưa làm

Nội dung tiến hành bao gồm: Xác định, cụ thể các nội dung cần kiểmtra, xác minh để làm rõ; những tài liệu, chứng cứ cần phải thu thập, cách bảoquản vật chứng; việc gì cần làm trước, việc gì làm sau để đạt được hiệu quả

cao nhất; Xác định các biện pháp có thể áp dụng trong quá trình, kiểm tra, xác

minh: có thể tiến hành các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luậtnếu xét thấy cần thiết; Xác định các biện pháp bảo vệ người tố giác, báo tin,người làm chứng, bị hại, người tham gia tố tụng khác và người thân thích củahọ theo quy định của pháp luật (khi có yêu cầu hoặc nếu xét thấy cần thiết)

Thời gian tiến hành: xác định, đề xuất cụ thể thời gian tiến hành kiểmtra, xác minh nhằm đảm bảo thời gian giải quyết theo quy định của pháp luật

Tổ chức thực hiện: phân công nhiệm vụ cụ thể cho Điều tra viên, Cánbộ điều tra được phân công để thực hiện; đề xuất phương tiện sử dụng, kinh phíhỗ trợ; chế độ báo cáo khi có vấn đề đột xuất xảy ra trong quá trình thực hiện

Điều tra viên, Cán bộ điều tra được phân công giải quyết tố giác, tinbáo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, chỉ được tiến hành các nội dung kiểm tra,xác minh theo Kế hoạch đã được phê duyệt Trong quá trình thực hiện Kếhoạch, nếu phát sinh vấn đề mới cần phải tiến hành các biện pháp kiểm tra,xác minh không có trong Kế hoạch đã được phê duyệt thì Điều tra viên, Cán9 Điều 13 Thông tư 28/2020/TT-BCA ngày 26/3/2020 của Bộ Công an quy định về trình tự, thủ tục tiếpnhận, phân loại, xử lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của lực lượng Công an nhân dân.

Trang 35

bộ điều tra được phân công thụ lý chính phải báo cáo, đề xuất bằng văn bảnvới lãnh đạo, chỉ huy phụ trách cho ý kiến trước khi trình Thủ trưởng hoặcPhó Thủ trưởng CQĐT được phân công (hoặc được ủy quyền để xin ý kiếnchỉ đạo; trường hợp cấp bách không thể báo cáo ngay bằng văn bản thì tùytheo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể có thể báo cáo bằng các hình thức liên lạcnhanh nhất với lãnh đạo, chỉ huy để xin ý kiến chỉ đạo, sau đó phải báo cáolại bằng văn bản để lưu hồ sơ.

Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng CQĐT được phân công (hoặc đượcủy quyền) giải quyết phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi tiến độ, kết quảgiải quyết của Điều tra viên, Cán bộ điều tra trong quá trình giải quyết tố giác,tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; Điều tra viên, Cán bộ điều tra đượcphân công phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về kết quả kiểmtra, xác minh của mình

Quá trình giải quyết nguồn tin tội phạm, CQĐT có thể thực hiện một

số biện pháp theo quy định như: Khi thực hiện việc thu thập thông tin, tài liệu,

đồ vật từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn

tin về tội phạm được quy định tại khoản 3 Điều 147 BLTTHS thì phải: Triệu

tập và lấy lời khai của những người tham gia tố tụng có liên quan nhằm kiểmtra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố Tiến hành đốichất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và các hoạt động khác thuộc thẩm quyềncủa CQĐT theo sự phân công của Thủ trưởng CQĐT

Chậm nhất là 07 ngày trước khi hết thời hạn giải quyết hoặc khi kếtthúc việc kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thìĐiều tra viên, Cán bộ điều tra được phân công thụ lý chính phải có báo cáokết thúc việc xác minh bằng văn bản báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp cho ýkiến trước khi trình Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng CQĐT được phân công.Báo cáo kết thúc việc xác minh phải nêu rõ kết quả giải quyết tố giác, tin báovề tội phạm, kiến nghị khởi tố và đề xuất cụ thể về việc: khởi tố vụ án hình

Trang 36

sự; không khởi tố vụ án hình sự; tạm đình chỉ việc xác minh tố giác, tin báovề tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh (việcgia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh được thực hiện theo quy định tại Điều 11Thông tư liên tịch số 01/2017)

Trên cơ sở kết quả kiểm tra, xác minh Điều tra viên, Cán bộ điều tra

được phân công thụ lý chính có trách nhiệm:

Trường hợp xác định có dấu hiệu tội phạm, có căn cứ khởi tố vụ ánhình sự thì dự thảo Quyết định khởi tố vụ án hình sự kèm theo Bản báo cáokết thúc việc xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, cùng hồ sơ, tài liệu liênquan báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp cho ý kiến trước khi trình Thủ trưởnghoặc Phó Thủ trưởng CQĐT được phân công (hoặc được ủy quyền) duyệt, kýban hành Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra Quyết định khởi tố vụ án hìnhsự, CQĐT phải gửi Quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan đến VKS cùngcấp hoặc VKS có thẩm quyền để kiểm sát việc khởi tố

Trường hợp xác định không có dấu hiệu tội phạm hoặc tội phạm quyđịnh tại khoản 1 các Điều 134, 135, 136, 138,139, 141, 143,155, 156 và 226của BLHS mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố thìdự thảo Quyết định không khởi tố vụ án hình sự kèm theo Bản báo cáo kếtthúc việc xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, cùng hồ sơ, tài liệu liên quanbáo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp cho ý kiến trước khi trình Thủ trưởng hoặcPhó Thủ trưởng CQĐT được phân công (hoặc được ủy quyền) duyệt, ký banhành Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra Quyết định không khởi tố vụ án hìnhsự, CQĐT phải gửi Quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan đến VKS cùngcấp hoặc VKS có thẩm quyền

Trường hợp hết thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiếnnghị khởi tố nhưng chưa đủ căn cứ để ra Quyết định khởi tố vụ án hình sựhoặc Quyết định không khởi tố vụ án hình sự, mà có căn cứ để tạm đình chỉviệc giải quyết theo quy định tại khoản 1, Điều 148 BLTTHS năm 2015 thì dự

Trang 37

thảo Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin về tội phạm kèm theoBản báo cáo kết thúc việc xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, cùng hồ sơ,tài liệu báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp cho ý kiến trước khi trình Thủtrưởng hoặc Phó Thủ trưởng CQĐT được phân công (hoặc được ủy quyền)duyệt, ký.

Trường hợp hết thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiếnnghị khởi tố nhưng chưa đủ căn cứ để ra Quyết định khởi tố vụ án hình sựhoặc Quyết định không khởi tố vụ án hình sự, mà cũng không có những căncứ để tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởitố như quy định tại khoản 1 Điều 148 BLTTHS năm 2015 thì báo cáo lãnhđạo, chỉ huy trực tiếp để đề xuất Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng CQĐTđược phân công (hoặc được ủy quyền) trao đổi với VKSND cùng cấp hoặcVKSND có thẩm quyền để thống nhất quan điểm giải quyết Việc trao đổiphải được cụ thể bằng văn bản10 Văn bản này có nội dung thể hiện rõ kết quảviệc kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; việcđánh giá các tài liệu, chứng cứ đã thu thập được; những vấn đề gây cản trởcho việc làm sáng tỏ nội dung vụ việc nhưng không thuộc các trường hợppháp luật quy định là căn cứ để ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tốgiác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; đường lối giải quyết (quan điểmTạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin về tội phạm) Sau khi VKS có văn bảntrao đổi thống nhất với đường lối giải quyết thì dự thảo Quyết định tạm đìnhchỉ việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, kèm theo hồ sơ, tài liệu liên quanbáo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp cho ý kiến trước khi trình Thủ trưởng hoặcPhó Thủ trưởng CQĐT được phân công (hoặc được ủy quyền) duyệt, ký

- Nếu VKS không đồng ý và đề ra yêu cầu kiểm tra, xác minh, giảiquyết tiếp thì CQĐT đang tiến hành giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm,kiến nghị khởi tố phải thực hiện yêu cầu kiểm tra, xác minh của VKS

10 Điều 16 Thông tư 28/2020/TT-BCA ngày 26/3/2020 của Bộ Công an quy định về trình tự, thủ tục tiếpnhận, phân loại, xử lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của lực lượng Công an nhân dân.

Trang 38

- Nếu VKS không đồng ý và không có yêu cầu kiểm tra, xác minh thìĐiều tra viên, Cán bộ điều tra thụ lý chính phải báo cáo lãnh đạo, chỉ huy đểđề xuất Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng CQĐT được phân công (hoặc đượcủy quyền) đang tiến hành giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghịkhởi tố, có văn bản đề nghị VKS tiến hành họp hai ngành tư pháp để thốngnhất quan điểm, trong trường hợp không thể thống nhất thì báo cáo xin ý kiếnchỉ đạo của hai ngành tư pháp cấp trên.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra Quyết định tạm đình chỉ việc giảiquyết nguồn tin về tội phạm, CQĐT phải gửi Quyết định tạm đình chỉ đó kèmtheo tài liệu liên quan đến VKS cùng cấp hoặc VKS có thẩm quyền để kiểm sát

Khi lý do tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm,kiến nghị khởi tố không còn, Điều tra viên, Cán bộ điều tra được phân côngthụ lý chính phải có báo cáo nêu rõ căn cứ phục hồi việc giải quyết tố giác, tinbáo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trình Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởngCQĐT được phân công (hoặc được ủy quyền) ra Quyết định phục hồi giảiquyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo quy định tại Điều149, BLTTHS năm 2015 và đề xuất kế hoạch giải quyết tiếp theo Trong thờihạn 03 ngày kể từ ngày ra Quyết định phục hồi giải quyết tố giác, tin báo vềtội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền giải quyết phải gửi quyếtQuyết định phục hồi cho VKS cùng cấp hoặc VKS có thẩm quyền, cơ quan,tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố (trừ trườnghợp người tố giác, báo tin từ chối cung cấp thông tin cá nhân) biết

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báovề tội phạm, kiến nghị khởi tố, CQĐT phải thông báo bằng văn bản về kếtquả tiếp nhận cho VKS cùng cấp hoặc VKSND có thẩm quyền, cơ quan, tổchức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố (trừ trườnghợp người tố giác, báo tin từ chối cung cấp thông tin cá nhân) biết

Ngày đăng: 22/08/2024, 16:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w