HỒ CHÍ MINH KHOA VĂN HOÁ HỌC *** TIỂU LUẬN CUỐI KÌ ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU KIẾN TRÚC ĐƯỜNG HẦM SÔNG SÀI GÒN DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HOÁ GVHD: TS... Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn Về mặt khoa
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
KHOA VĂN HOÁ HỌC
***
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU KIẾN TRÚC ĐƯỜNG HẦM SÔNG SÀI GÒN
DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HOÁ
GVHD: TS TRƯƠNG THỊ LAM HÀ NGƯỜI THỰC HIỆN: LÊ TẤN TÂM LỚP: VHH-K15.2
MÔN HỌC: VĂN HÓA KIẾN TRÚC
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 05 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 4
1 Cơ sở lý luận và thực tiễn 4
1.1 Cơ sở lý luận 4
1.1.1 Các khái niệm 4
1.1.2 Các lý thuyết tiếp cận 6
1.2 Cơ sở thực tiễn 7
1.2.1 Tổng quan về Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh 7
1.2.2 Không gian kiến trúc đô thị ở Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh 8
2 Đường hầm sông Sài Gòn – lịch sử hình thành và phát triển 8
2.1 Khái quát về đường hầm sông Sài Gòn 8
2.2 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 9
3 Những nhân tố ảnh hưởng đến kiến trúc đường hầm sông Sài Gòn 11
3.1 Đặc điểm tự nhiên, khí hậu 11
3.2 Đặc điểm lịch sử, xã hội 12
4 Thực trạng hoạt động và giá trị của đường hầm sông Sài Gòn 12
4.1 Thực trạng hoạt động của đường hầm sông Sài Gòn khi đưa vào sử dụng 12
4.2 Giá trị của đường hầm sông Sài Gòn 13
KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH 19
2
Trang 3MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Được sinh ra và lớn lên trong thời kì phát triển, hiện đại, bản thân em có sựkết nối đặc biệt với các công trình hiện đại như: Vincom, Bitexco, Hầm ThủThiêm, Vinmart,…thông qua những lần vui chơi, giải trí Và đặc biệt hơn cả đó làđường hầm sông Sài Gòn, nằm trên tuyến đường thường xuyên di chuyển trong cáchoạt động của em Vì thế mà kiến trúc đường hầm này có ấn tượng đặc biệt đối vớibản thân em Và khi tìm hiểu sâu hơn về kiến trúc này, em lại nhận được nhiềutầng ý nghĩa và giá trị đặc biệt trong xã hội hiện đại Đây là lí do em chọn đề tàinày để thực hiện tiểu luận kết thúc môn Văn hóa Kiến trúc
Mục đích nghiên cứu
Em thực hiện bài viết với mục đích tìm hiểu đường hầm sông Sài Gòn dướigóc nhìn văn hóa Tìm hiểu về các giá trị mà không gian đô thị hiện đại ở Sài Gònđang dần phát triển và trở thành tiềm lực mạnh mẽ trong khu vực Và đứng trướcthời kì hội nhập với quốc tế, trên tuyến đường đi lên một xã hội hiện đại, đườnghầm Sài Gòn ra đời như một động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của xã hội
về các lĩnh vực
Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
Về mặt khoa học, đề tài tiểu luận cung cấp thêm những thông tin về kiếntrúc đường hầm sông Sài Gòn dưới góc nhìn văn hóa để hiểu thêm về vùng đất SàiGòn – Thành phố Hồ Chí Minh cũng như là người dân nơi đây
Về mặt thực tiễn, tiểu luận này dùng để kết thúc môn Văn hóa Kiến trúc, vàđóng góp thêm kiến thức về Văn hóa Kiến trúc
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3
Trang 4Ở bài tiểu luận này, giới hạn không gian văn hóa là tiểu vùng văn hóa SàiGòn, cụ thể là Thành phố Hồ Chí Minh Giới hạn thời gian văn hóa là từ khi ViệtNam bước vào thời kì hội nhập kinh tế quốc tế cho đến nay Chủ thể văn hóa ở tiểuluận này là chủ thể người Việt – dân tộc chiếm số đông ở vùng văn hóa này nênchủ thể ở tiểu luận này là người Việt Đường hầm sông Sài Gòn có nhiều góc độ đểphân tích, nhưng ở tiểu luận này em tập trung vào việc tìm hiểu Đường hầm sôngSài Gòn dưới góc nhìn văn hóa, đóng góp thêm kiến thức về văn hóa kiến trúccũng như không gian đô thị thời kì đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế.
Phương pháp nghiên cứu
Về mặt phương pháp, tôi sử dụng nhiều phương pháp liên ngành như nhânhọc, lịch sử học, văn hóa học, kiến trúc,…
Nguồn tư liệu là tài liệu lịch sử, tài liệu chuyên ngành văn hóa học, các côngtrình nghiên cứu, các tư liệu từ internet (báo, đài, phỏng vấn,…) về kiến trúc,không gian đô thị ở Sài Gòn
Năm 1871, E.B.Tylor đưa ra định nghĩa “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa
rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức,
4
Trang 5luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội” [4, tr.13]
Trần Ngọc Thêm thì nhìn văn hóa như một hệ giá trị khi cho rằng: “Văn hóa
là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [5, tr.10, 11].
Văn hóa thể hiện thông qua đa dạng các lĩnh vực và có mặt ở đời sốngthường ngày như: phong tục tập quán, lễ hội, văn học, nghệ thuật, ngôn ngữ, chữviết, ẩm thực, trang phục,…Với đa dạng lĩnh vực như thế, văn hóa cũng được thểhiện thông qua kiến trúc (đặc điểm cư trú) cũng trở thành một thành phần của vănhóa, được hình thành trong quá trình con người ứng xử với môi trường tự nhiên(thời tiết, khí hậu)
Kiến trúc là nghệ thuật và khoa học thiết kế những công trình xây dựng bềnvững, đáp ứng được những công năng cần thiết, và mang trong mình những ýnghĩa tinh thần nhất định Kiến trúc có chức năng thỏa mãn những nhu cầu sinhhoạt vật chất và văn hóa tinh thần của con người cũng như đáp ứng những yêu cầu
5
Trang 6kinh tế, xã hội, chính trị Chính vì thế kiến trúc chịu sự chi phối từ nhận thức củacon người, được điều chỉnh để phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu của nơi màcon người sinh sống cũng như phong tục tập quán, quan niệm sống của chính conngười Những sự điều chỉnh được giải quyết theo từng giai đoạn lịch sử để phù hợpvới cuộc sống nhưng luôn luôn có mặt
Văn hóa kiến trúc
Văn hóa kiến trúc là một bình diện của văn hóa Văn hóa kiến trúc vừa cónhiệm vụ tìm hiểu những giá trị văn hóa ẩn chứa trong kiến trúc, vừa cho thấyđược sự ảnh hưởng của văn hóa đến sự hình thành kiến trúc
Có thể nói, văn hóa kiến trúc là một trong những bộ phận khá quan trọng củavăn hóa bởi nó góp phần thể hiện diện mạo, bộ mặt của các nền văn hóa khác nhau.Các đặc điểm về chế độ chính trị, hoàn cảnh xã hội, điều kiện tự nhiên, khí hậu,thời tiết, đặc trưng văn hóa,…ở từng vùng miền, từng khu vực khác nhau sẽ sảnsinh ra những nền văn hóa kiến trúc khác nhau
Hầm
“Hầm là công trình nhân tạo nằm trong lòng đất có một hoặc cả hai đầu nốithông với mặt đất dùng vào mục đích giao thông, dẫn nước hoặc bố trí các hệthống kỹ thuật khác” [6, tr.1] Trong việc xây dựng và phát triển các thành phố, đặcbiệt là một thành phố phát triển hiện đại như Thành phố Hồ Chí Minh, hầm được
sử dụng để bố trí và hỗ trợ các mạng lưới giao thông
1.1.2 Các lý thuyết tiếp cận
Lý thuyết về giao lưu tiếp biến văn hóa (Acculturation)
Thuật ngữ “acculturation” được dịch với nhiều nghĩa như: đan xen văn hóahoặc tiếp biến văn hóa Thuật ngữ này được các nhà khoa học Mỹ là R Ridifiel, R.Linton, M Herkovits nghiên cứu và định nghĩa là tiếp biến văn hóa (acculturation)
6
Trang 7“Acculturation được hiểu là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người có văn hóa khác nhau, tiếp xúc lâu dài và trực tiếp, gây ra sự biến đổi mô thức (pattern) văn hóa ban đầu của một hay cả hai nhóm” (7; tr.163-190)
Trần Quốc Vượng cho rằng “Giao lưu và tiếp biến văn hóa là sự tiếp nhậnvăn hóa nước ngoài bởi dân tộc chủ thể Qúa trình này luôn đặt mỗi tộc người phải
xử lý tốt mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh” Ngô Đức Thịnh cho rằng “Giao tiếp văn hóa, nói ngắn gọn là quá trình cáccộng đồng người gặp nhau và trên cơ sở đó tiếp nhận ở nhau những giá trị vănhóa” (8; tr.4)
Vận dụng những lý thuyết trên nhằm tìm hiểu về sự phát triển của Đườnghầm sông Sài Gòn trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và sự phát triển của kiến trúc hiệnđại thể hiện tính đa dạng và giao lưu tiếp biến văn hóa thông qua kiến trúc 1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Tổng quan về Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh
Từ khi bị thực dân Pháp chiếm đóng cho đến năm 1975 khi đất nước hoàntoàn giải phóng thì thiết chế chính trị xã hội của vùng đất này đã thay đổi rất nhiềulần Tuy nhiên, người ta vẫn thống nhất dùng tên gọi Sài Gòn cho giai đoạn lịch sử
từ năm 1859 – 1975 Thành phố Hồ Chí Minh được hợp nhất từ thành phố SàiGòn, tỉnh Gia Định và huyện Củ Chi của tỉnh Hậu Nghĩa cũ Vì vậy, Sài Gòn trênthực tế có địa giới hành chính nhỏ hơn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay nhưngcũng không khác biệt quá nhiều
Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng Đông Nam Bộ và nằm ở vị trí trungtâm của cả vùng Nam Bộ Thành phố Hồ Chí Minh có phía Bắc giáp với tỉnh BìnhDương; phía Tây và Tây Nam giáp Long An và Tiền Giang, phía Tây Bắc giáp với
7
Trang 8tỉnh Tây Ninh; phía Đông và Đông Bắc giáp Đồng Nai, phía Đông Nam giáp BàRịa – Vũng Tàu; phía Nam giáp biển Đông
Thành phố Hồ Chí Minh có địa hình tương đối bằng phẳng, ít đồi núi và độcao giảm dần theo hướng Đông Nam Nhìn chung có thể chia địa hình Thành phố
Hồ Chí Minh thành 3 dạng chính có liên quan đến việc bố trí các công trình xâydựng của thành phố Đó là vùng đất gò cao; vùng đất bằng phẳng và vùng trũngthấp, đầm lầy
1.2.2 Không gian kiến trúc đô thị ở Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh Không gian kiến trúc đô thị ở Sài Gòn thể hiện qua việc sáng tạo, duy trì cácđường nét kiến trúc truyền thống (một số loại hình nhà ở, các ngôi đình của ngườiViệt ở Nam Bộ) mang những giá trị lịch sử, nghệ thuật của các công trình kiến trúc
cổ mang bản sắc Việt Nam Kết hợp với việc tiếp biến một số phong cách kiến trúchiện đại tiếp thu từ bên ngoài Sự kết hợp đồng điệu ấy đã tạo nên một không giankiến trúc đô thị đa dạng, hiện đại hướng đến sự cải thiện môi trường sống của conngười
Và với sự linh hoạt ấy, người Việt Nam Bộ đã thích ứng và bắt đầu việc xâydựng mối quan hệ chặt chẽ giữa kiến trúc với các điều kiện địa lí tự nhiên, lịch sử,kinh tế - xã hội, môi trường, trình độ kỹ thuật để hình thành một môi trường sốngbền vững cho con người “Có thể coi đây là vùng đất thể hiện tập trung nhất trình
độ kiến trúc của dân tộc Việt ở thời kỳ cận hiện đại Đó chính là di sản “kiến trúc”vừa vật chất vừa tinh thần, vừa vật thể vừa phi vật thể có giá trị to lớn” (9; tr.375)
2 Đường hầm sông Sài Gòn – lịch sử hình thành và phát triển
2.1 Khái quát về đường hầm sông Sài Gòn
Đường hầm sông Sài Gòn còn được gọi với tên là Hầm Thủ Thiêm Nhìn từtrên cao sẽ thấy có lối vào Hầm Thủ Thiêm với thiết kế hình chữ U và hai chiều
8
Trang 9lưu thông được tách biệt hoàn toàn Với độ cao là 9m, tổng chiều dài của hầm ThủThiêm là 1490m, với 5 phần chính bao gồm: 2 lối vào hầm, 2 nhánh và miệng hầm
và phần chìm dưới lòng sông
Phần chìm bao gồm 4 đốt hầm Hầm có độ dốc tối đa là 4%, độ dày của nắp
và đáy hầm là 1.5m và vách hầm là 1m Khi lưu thông bên trong, bạn sẽ nghe được
âm thanh chuyển động của nước xung quanh hầm, tạo nên cảm giác khác lạ.Bên trong hầm được chia thành 6 làn xe tương ứng với 2 chiều lưu thông.Khi lưu thông trong hầm Thủ Thiêm, vận tốc cho phép tối đa đối với xe máy là 40km/h và cho ô tô là 60 km/h Bên trong hầm lắp đặt hệ thống camera theo dõi cũngnhư chuông báo động để kịp thời ứng phó nếu có rủi ro
2.2 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
Đường hầm sông Sài Gòn được hỗ trợ đầu tư bởi quỹ Hỗ trợ phát triển chínhthức (ODA) của Nhật Bản Việc hoàn thành công trình đường hầm đã có sự đónggóp to lớn của 1500 nhân viên kỹ sư hoạt động hết công suất trong suốt 3000 ngày.Bên cạnh đó, công nghệ thi công hầm Thủ Thiêm là những kỹ thuật tiên tiến nhấtchưa từng được sử dụng tại Việt Nam Nhà đầu tư đã ứng dụng nhiều kỹ thuậtnhằm đảm bảo được chất lượng và độ an toàn của đường hầm sông Sài Gòn Để cóđược phần chìm dưới sông Sài Gòn, nhà thầu đã tiến hành nạo vét bùn đáy sông đểtạo khoảng trống đủ cho 4 đốt hầm Trong thời gian nạo vét và đặt nốt hầm, toàn
bộ giao thông đường thuỷ ở khu vực thi công này đều bị cô lập Hầm được xâydựng với vật liệu chính là bê tông cốt thép, có thể chịu đựng được các tác độngtương đương với động đất và duy trì chất lượng trong 100 năm Từ tháng 3/2010đến tháng 6/2010, bốn đốt hầm dìm đã lần lượt được lai dắt từ bể đúc ở NhơnTrạch, tỉnh Đồng Nai vượt đường sông về đến khu vực Thủ Thiêm, lắp đă †t nối kếtthành công an toàn tuyê †t đối với hầm dẫn phía Thủ Thiêm Công việc này đòi hỏi
9
Trang 10nhiều sức lực và nhân công nhanh chóng chuẩn bị cho công tác lắp đặt hầm ThủThiêm dưới đáy sông Sài Gòn.
Tuy nhiên, tháng 5/2010, đơn vị tư vấn giám sát (Oriental Consultants) củacông trình hầm dìm Thủ Thiêm phát hiện hàng loạt các vết thấm, ẩm nước ở đốthầm số 1 và số 2 Ngay sau đó, thêm 109 vị trí ở đốt hầm số 3 cũng tiếp tục bị pháthiện bị thấm, ẩm nước và rò rỉ Tiếp nhận thông tin này, Ban quản lý dự án khẳngđịnh mọi vết thấm, ấm nước đều nằm trong giới hạn cho phép và tiếp tục theo dõi,giám sát Đến ngày 4/8/2010 m‡ bê tông đầu tiên thi công đốt hợp long được đổthành công nối kết đốt hầm số 4 với hầm dẫn phía Khánh Hô †i quận 1 và m‡ bểtông cuối cùng của đốt hợp long đã được thực hiê †n vào ngày 4/9/2010 Trải quanhiều lần khắc phục các sự cố, sáng ngày 21/10/2010 đã chính thức hợp long hầmThủ Thiêm Đường hầm Thủ Thiêm hoàn thành có chiều dài 1.490m, bề rộng 33m,bao gồm 6 làn xe, trong đó mỗi chiều lưu thông có 3 làn xe gồm 2 làn xe ô tô và 1làn xe 2 bánh
Ngày 20/11/2011, đã diễn ra buổi lễ thông xe hầm Thủ Thiêm và toàn tuyếnĐại lộ Đông Tây Khoảng 15h ngày 20/11/2011, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
và các lãnh đạo cao cấp đã chính thức cắt băng khánh thành lễ thông xe hầm ThủThiêm và toàn tuyến đại lộ Đông Tây
Trước đó, từ đầu năm 2010, Trung tâm Quản lý vận hành đường hầm ThủThiêm vượt sông Sài Gòn đã gửi một số kỹ sư sang Nhật Bản tập huấn Một sốkhác cũng được tập huấn thông qua việc theo dõi công tác vận hành hầm đường bộHải Vân nhằm học hỏi, rút kinh nghiệm chuẩn bị cho việc vận hành hầm vượt sôngdài nhất Đông Nam Á ở Việt Nam
10
Trang 11Việc quy định tốc độ lưu thông qua hầm Thủ Thiêm đối với xe ô tô cũngđược dư luận đặc biệt quan tâm khi cơ quan chức năng quy định tốc độ tối đa chophép là 60km/giờ và tốc độ tối thiểu 30km/giờ.
3 Những nhân tố ảnh hưởng đến kiến trúc đường hầm sông Sài Gòn
3.1 Đặc điểm tự nhiên, khí hậu
Điều kiện tự nhiên là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến cácgiải pháp kiến trúc của con người Nhiều lối kiến trúc khác nhau đã ra đời trongnhững điều kiện địa hình, khí hậu khác nhau Ở Việt Nam, vùng cao hay vùng sôngnước thì thường có kiểu nhà sàn, nhà cao, vùng đồng bằng thì nhà cửa được làmsát mặt đất Những nơi khí hậu lạnh giá, kiến trúc thường mang tính đóng, kín đáo
để giữ ấm và không cho hơi lạnh tràn vào Ngược lại với điều kiện khí hậu nắngnóng thì kiến trúc lại mang tính mở, thông thoáng và mát m‡
Nhìn chung, Thành phố Hồ Chí Minh có địa hình tương đối bằng phẳng, gòđồi cao thoai thoải ở trung tâm và thấp dần về các phía Ngay từ thời Pháp thuộc,người Pháp đã lưu ý đến điều này và có những biện pháp quy hoạch đô thị phùhợp Cụ thể, người Pháp chọn vị trí trung tâm thành phố để xây dựng những côngtrình hành chính quan trọng, còn những vùng đất thấp hơn thì dành cho thương mại
và nhà ở bình dân Về điều kiện khí hậu, khu vực Sài Gòn – Thành phố Hồ ChíMinh so với các địa phương khác trong cả nước, có thể nói là được thiên nhiên ưuđãi Khí hậu quanh năm tương đối ổ, hiếm khi chịu ảnh hưởng của gió bão Khíhậu nóng ẩm mưa nhiều là đặc trưng của nơi đây Với những đặc điểm khí hậu nhưvậy, kiến trúc ở đây cũng cần được xử lí bằng những biện pháp nhất định nhằmchống nóng, chống ẩm và tránh không cho mưa nắng hắt vào Cho nên, khi thiết kếĐường hầm sông Sài Gòn, các nhà xây dựng đã quan tâm và nghiên cứu đến điềukiện tự nhiên, khí hậu thời tiết của Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh để có đượcnhững giải pháp tốt nhất cho công trình kiến trúc
11