Nó phản ánh tình hình biến động của nguyên vật liệu ở từng thời điểm, phản ánh kịp thời giá trị nguyên vật liệu thực tế sử dụng nhằm tính đúng, tính đủ giá trị vật liệu góp phần quan trọ
SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP
Những vấn đề chung về nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động thể hiện dưới dạng vật thể hóa, là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình SXKD, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm dịch vụ, nó tham gia thường xuyên và trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm được sảm xuất ra Nếu thiếu nó thì quá trình SXKD không thể tiến hành được, vật liệu được cung cấp đầy đủ đồng bộ, đảm bảo chất lượng là điều kiện quyết định khả năng tái xuất mở rộng
1.1.2 Đặc điểm nguyên vật liệu
+ Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định, khi tham gia vào quá trình sản xuất dưới tác động của lao động chúng bị tiêu hao toàn bộ, hoặc hình thái vật chất ban đầu thay đổi hoàn toàn để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm
+ Hình thái: Tham gia nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu
Nguyên vật liệu dùng trong doanh nghiệp xây dựng rất đa dạng, phong phú về chủng loại, phức tạp về kỹ thuật
+ Nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở các công ty
1.1.3 Vai trò của nguyên vật liệu
+ Nguyên vật liệu là yếu tố trực tiếp cấu thành nên sự thực thể sản phẩm, do vậy chất lượng của nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
+ Xét cả về mặt hiện vật lẫn về mặt giá trị, nguyên vật liệu là một trong những yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ quá trình sản xuất nào, là một bộ phận quan trọng của tài sản lưu động Chính vì vậy quản lý nguyên vật liệu chính là quản lý vốn sản xuất kinh doanh và tài sản của doanh nghiệp
1.1.4 Phân loại nguyên vật liệu
Trong doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu bao gồm nhiều loại, nhiều thứ khác nhau Mỗi loại còn một nội dung kinh tế, chức năng, công dụng và tính năng lý hóa khác nhau trong quá trình sản xuất Do vậy để quản lý chặt chẽ và tổ chức hạch toán với từng loại nguyên vật liệu phục vụ cho nhu cầu quản lý doanh nghiệp phải tiến hành phân loại nuôi vật liệu
Căn cứ vào vai trò và tác dụng, nguyên vật liệu được chia thành: Nguyên vật liệu chính: Là những loại nguyên liệu và vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của sản phẩm
Vật liệu phụ: Là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất, được sử dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính để làm thay đổi màu sắc, tính chất, độ bền, tuổi thọ của sản phẩm
Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra bình thường
Phụ tùng thay thế: Là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ sản xuất
Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những loại vật liệu và thiết bị mà doanh nghiệp mua vào nhằm mục đích xây dựng cơ bản
Vật liệu khác: Là những loại vật liệu chưa được xếp vào các loại vật liệu kể trên Các loại vật liệu này là do quá trình sản xuất ra, được thu hồi để tái sử dụng, phế liệu được thu hồi từ thanh lý tài sản cố định
Căn cứ vào nguồn hình thành vật liệu được chia thành:
Nguyên vật liệu nhập từ bên ngoài: Ví dụ nguyên vật liệu mua ngoài, nhận vốn góp liên doanh, nhận biếu tặng
Nguyên vật liệu tự chế: Là nguyên vật liệu tự sản xuất
Nguyên vật liệu nhận vốn góp liên doanh của các đơn vị khác hoặc được cấp phát biếu tặng
Nguyên vật liệu thu hồi vốn góp liên doanh
Nguyên vật liệu khác như kiểm kê thừa, vật liệu không dùng hết
Căn cứ vào mục đích, công dụng nguyên vật liệu không dùng hết
Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh gồm:
+ Nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuẩt chế tạo sản phẩm
+ Nguyên vật liệu dùng cho quản lý ở các phân xưởng, dùng cho bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp
Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu khác như: nhượng bán, đem góp vốn liên doanh, đem biếu tặng
1.1.5 Phương pháp tính giá nguyên vật liệu Đánh giá NVL là dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá thành của NVL theo những NVL nhất định đảm bảo yêu cầu chân thực, chính xác và thống nhất Theo quy định “giá gốc” đó chính là chi phí thực tế doanh nghiệp bỏ ra để có được vật liệu
Phương pháp tính giá nhập kho NVL :
Giá thực tế của NVL nhập kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được NVL ở thời điểm và trạng thái hiện tại Giá thực tế của NVL nhập kho phụ thuộc vào các yếu tố: nguồn cung ứng, cách tính thuế GTGT
- Đối với NVL mua ngoài:
Giá trị trên HĐ (không bao gồm thuế GTGT)
+ Chi phí thu mua - Các khoản giảm trừ (nếu có)
Các chi phí có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng bao gồm: Chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho (chi phí bao bì, chi phí của bộ phận thu mua độc lập, chi phí thuê kho, thuê bãi )
- Đối với NVL tự sản xuất:
Tính giá theo giá thành sản xuất thực tế (giá thành sản phẩm công xưởng thực tế)
Trị giá nguyên liệu, vật liệu nhập kho = Trị giá vật liệu xuất kho + Chi phí chế biến
- Đối với NVL gia công chế biến xong nhập kho:
Giá thực tế vật liệu nhập kho bao gồm giá thực tế vật liệu xuất đi gia công và chi phí gia công chế biến, chi phí vận chuyển bốc dỡ:
Trị giá nguyên liệu, vật liệu và
Trị giá vật liệu xuất kho thuê ngoài chế biến
+ Tiền công phải trả cho người chế biến
+ Chi phí vận chuyển, chi phí khác
- Đối với NVL nhận vốn góp liên doanh hoặc cổ phần:
Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho là giá trị nguyên vật liệu được các bên góp vốn thừa nhận
- Với NVL nhập do được biếu tặng:
Trị giá nguyên liệu, vật liệu nhập kho = Giá trị hợp lý ban đầu của NVL tương đương +
Chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc tiếp nhận
Giá gốc nguyên liệu, vật liệu nhập kho =
Giá ghi trên sổ của đơn vị cấp trên hoặc giá được đánh giá lại trên giá trị thuần
Chi phí vận chuyển bốc dỡ, chi phí liên quan trực tiếp khác
- Đối với phế liệu thu hồi nhập kho:
Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho là giá theo đánh giá thực tế hoặc giá bán theo thị trường
Phương pháp xác định giá trị thực tế nguyên vật liệu xuất kho
- Phương pháp bình quân gia quyền
Theo phương pháp này giá trị của từng nguyên vật liệu tính theo giá trung bình của từng nguyên vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ, giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho trong kỳ được tính theo công thức sau:
Giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho
= Số lượng nguyên vật liệu xuất kho x Đơn giá bình quân
- Trong đó giá đơn vị bình quân được tính theo hai cách sau:
+ Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ
Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ Giá trị thực tế tồn đầu kỳ + Giá trị NVL nhập trong kỳ
Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ
+ Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập
Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập Giá trị NVL tồn kho sau mỗi lần nhập
Số lượng tồn kho sau mỗi lần nhập
Trị giá NVL thực tế xuất kho = Đơn giá bình quân x Số lượng NVL xuất kho
- Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO) Áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho
- Phương pháp thực tế đích danh
ĐIỂM CƠ BẢN VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
2.1.1 Thông tin khái quát về Công ty
Công ty CP Nhựa Kiên An được thành lập năm 2010, đến năm 2023 thì đổi tên thành Công ty Cổ phần VN Ecofloor, với ngành nghề chính là sản xuất sản phẩm từ plastic
- Công ty Cổ phần Vn Ecofloor được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nam cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần số
0700510976, đăng ký lần đầu ngày 29/09/2010, đăng ký thay đổi lần thứ 8 ngày 06/04/2022
- Công ty có trụ sở chính tại: Cụm Công nghiệp Kim Bình, Xã Kim Bình, Thành phố Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần ngoài NN
2.1.2 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh
- Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất công nghiệp
- Ngành nghề kinh doanh của Công ty bao gồm:
+ Cưa, xẻ, thôi bào gỗ và bảo quản gỗ;
+ Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác;
+ Sản xuất đồ gỗ xây dựng;
+ Sản xuất bao bì bằng gỗ;
+ Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre; nứa; rơm; rạ và vật liệu tết bện;
+ Sản xuất sản phẩm từ plastic;
+ Hoàn thiện công trình xây dựng;
+ Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác;
+ Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng;
+ Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trong các cửa hàng chuyên doanh;
+ Bán lẻ thảm, đệm, chăn, màn, rèm, vật liệu phủ tường và sàn trong các cửa hàng chuyên doanh;
+ Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế, và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh;
+ Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt);
+ Hoạt động thiết kế chuyên dụng;
+ Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu;
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Công ty Cổ phần VN Ecofloor là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam chuyên sản xuất và cung cấp Tấm ốp tường vân đá Cẩm thạch và Ván sàn khóa hèm composite - hay còn gọi với tên phổ thông hơn là sàn SPC, phục vụ ngành xây dựng, trang trí nội thất.
Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
2.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Trên cơ sở tổ chức bộ máy quản lý điều hành hoạt động kinh doanh hợp lý, gọn nhẹ mà vẫn đạt mục đích tối ưu trong kinh doanh Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty được thể hiện qua sơ đồ 2.1 sau:
* Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý tại công ty thể hiện qua sơ đồ 2.1
Sơ đồ 2 1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty CP Vn Ecofloor
Quan hệ tham mưu giúp việc Quan hệ chỉ đạo trực tiếp Quan hệ kiểm tra giám sát
2.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận quản lý trong công ty
Chủ tịch hội đồng quản trị:
+ Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đứng đầu Hội đồng quản trị và là người dẫn dắt, đảm bảo sự vận hành của Hội đồng quản trị có hiệu quả để đem lại lợi ích cao nhất cho công ty của mình, cho các cổ đông trong công ty và cho cả những người có mối quan hệ với công ty
+ Chủ tịch Hội đồng quản trị có quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ như sau:
Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;
Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị;
Chủ tịch hội đồng quản trị
Ban Quản lý chất lượng
Bộ phận Kho Ban kiểm soát
Tổ chức việc thông qua nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;
Làm chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông;
Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Điều lệ công ty
+ Giám đốc là người đứng đầu công ty, trực tiếp điều hành tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Chỉ đạo các bộ phận thực hiện nhiệm vụ và lưu trữ hồ sơ, tài liệu cá nhân của lực lượng công nhân viên Tổ chức thực hiện các quyết định của công ty
+ Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty Bổ nhiệm, miễn nhiệm, các chức danh quản lí trong công ty
+ Xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng, tìm kiếm cơ hội bán hàng, tư vấn và giải đáp thắc mắc, xử lý đơn hàng và đảm bảo sự hài lòng của khách hàng sau mua
+ Phòng kế hoạch có chức năng tham mưu, tư vấn cho Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc và các nhà quản lý cấp cao khác trong doanh nghiệp các vấn đề liên quan đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh, quản lý kỹ thuật chất lượng, tài chính, đầu tư và thị trường
+ Bên cạnh đó, phòng kế hoạch còn có chức năng hoạch định kế hoạch và điều hành việc thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả tốt nhất Thường xuyên kiểm tra, giám sát và quản lý các nghiệp vụ của doanh nghiệp Chịu trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ cho các bộ phận, phòng ban khác trong công ty
+ Phòng mua hàng có chức năng theo dõi, tổng hợp nhu cầu thu mua nguyên vật liệu, sản phẩm hàng hóa và các nguồn lực khác với giá tốt nhất, nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động hàng ngày của công ty diễn ra một cách suôn sẻ Bên cạnh đó phòng mua hàng cũng xử lý các giấy tờ và thủ tục kế toán liên quan đến việc mua hàng, cũng như đảm bảo quá trình mua hàng được thực hiện đúng với các quy định của doanh nghiệp, tổ chức
+ Phòng mua hàng có nhiệm vụ:
Phân tích nhu cầu mua hàng và năng lực nhà cung cấp
Quản lý và duy trì mối quan hệ với nhà cung cấp
Mua hàng và kiểm soát hàng tồn kho
+ Ban quản lý là nơi ban hành những quyết định chiến lược, dài hạn và ngắn hạn ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của tổ chức Do đó ban quản lý cần phải có kiến thức sâu rộng, tác phong chuyên nghiệp và nhạy bén với các thời cơ kinh doanh
+ Đây cũng là phòng ban có quyền triệu tập các cuộc họp thường niên hoặc cấp bách để cập nhật tình hình của các phòng ban khác dưới quyền Điều này giúp họ nắm được tiến độ hay những bất cập mà công ty đang gặp phải Từ đó, ban quản lý sẽ đưa ra các giải quyết phù hợp và kịp thời nhất
Phòng kỹ thuật là bộ phận có nhiệm vụ thiết lập, vận hành và quản trị toàn hệ thống kỹ thuật của công ty
+ Phòng kỹ thuật có chức năng nghiên cứu, tư vấn, tham mưu và đề xuất giải pháp liên quan đến các lĩnh vực sau của công ty:
Quản lý, điều hành và kiểm tra những việc liên quan đến kỹ thuật, công nghệ Mục tiêu nhằm đảm bảo tiến độ sản xuất, kế hoạch và các dự án của công ty Đồng thời đảm bảo an toàn lao động, chất lượng cũng như khối lượng và hiệu quả hoạt động của toàn công ty
Quản lý việc sử dụng, sửa chữa, bảo trì, mua sắm bổ sung các trang thiết bị, máy móc phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
+ Nhiệm vụ của phòng kỹ thuật:
Quản lý những vấn đề liên quan đến kỹ thuật, công nghệ trong các dự án hay kế hoạch sản xuất của công ty
Quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống máy móc, thiết bị của doanh nghiệp
Quản lý đội ngũ kỹ thuật viên
Là bộ phận trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp Chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý và điều hành toàn bộ quá trình sản xuất, từ khâu chuẩn bị nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, đến khâu sản xuất, kiểm tra chất lượng và xuất dùng
Ban Quản lý chất lượng:
+ Chịu trách nhiệm quản lý bộ phận QA/QC, phân bổ công việc cho các nhân viên trong bộ phận
+ Tổ chức hệ thống Quản lý chất lượng của Công ty theo ISO 9001, ISO
Phối hợp các bộ phận liên quan để điều tra nguyên nhân và đưa ra các biện pháp xử lý sản phẩm không phù hợp, các hành động khắc phục phòng ngừa
+ Xây dựng, lập kế hoạch, theo dõi kết quả thực hiện mục tiêu chất lượng hàng tháng, hàng quý, hàng năm Báo cáo cho Giám đốc Nhà máy về tình hình chất lượng và kế hoạch khắc phục, cải tiến
Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty
Cơ sở vật chất luôn là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cơ sở vật chất của công ty được thể hiện qua bảng 2.1 như sau:
Bảng 2 1.Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty ( tính đến hết ngày
Nguyên giá Giá trị còn lại
1 Nhà cửa, vật kiến trúc
3 Phương tiện vận tải, truyền dẫn
4 Thiết bị, dụng cụ quản lý
Qua bảng 2.1 ta thấy tổng giá trị tài sản cố định của công ty tính đến hết năm 2023 là 199.050.251.527 đồng, với tỉ lệ giá trị còn lại so với nguyên giá là 45% Điều đó cho thấy nhà cửa, vật kiến trúc, phương tiện vận tải của công ty còn dùng tốt, đó là cơ hội để công ty có thể đầu tư vào hoạt động kinh doanh để đạt lợi nhuận cao hơn
Trong nhóm tài sản nhà cửa, vật kiến trúc chiếm tỷ trọng 20% trong tổng TSCĐ bao gồm: nhà xây văn phòng, bãi chứa hàng hóa, nhà kho của công ty
Nhận thấy loại tài sản này của Công ty còn khá mới, giá trị còn lại còn khá cao nên thời hạn sử dụng vẫn còn lâu dài, Công ty cần có biện pháp sử dụng hợp lý để có thể sử dụng hết công năng của chúng
Máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng 62% là trong tổng tài sản cố định bao gồm các loại máy băm nhựa, máy nén khí, máy phun sơn ván sàn vân gỗ, các loại xe khác, giá trị còn lại của máy móc thiết bị tính đến hết năm 2023 là 44% Công ty cần có biện pháp đầu tư, mua thêm, chủ động đầu tư vào công nghệ để các loại máy móc thiết bị của công ty không bị hỏng hóc và đạt được năng suất trong quá trình thi công, hoạt động của công ty
Phương tiện vận tải chiếm tỷ trọng 9% trong tổng số TSCĐ Các phương tiện vận tải như các loại: xe ô tô, xe nâng Heli, hỗ trợ trực tiếp, phục vụ sản xuất nguyên vật liệu của Công ty
Về TSCĐ khác của công ty tổng nguyên giá là 7.087.334.770 đồng chiếm 3,6% trong cơ cấu Giá trị còn lại so với nguyên giá là 59,3%
Nhìn chung cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty vẫn đảm bảo tốt, đầy đủ được nhu cầu sản xuất, kinh doanh của Công ty Tuy nhiên, muốn công ty hoạt động kinh doanh tốt hơn thì phải điều chỉnh cơ cấu tài sản cố định cho hợp lý với tình hình hiện nay.
Đặc điểm về tình hình lao động của Công ty
Với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp là quy mô vừa và nhỏ nên doanh nghiệp luôn xác định việc sử dụng lao động sao cho phù hợp để đảm bảo cho việc kinh doanh có hiệu quả Cơ cấu lao động của công ty được thể hiện qua ( bảng 2.2)
Qua bảng số liệu 2.2 ta thấy:
- Phân theo giới tính: Hiện nay tổng số lao động của công ty là 143 người, trong đó số lượng lao động nam chiếm 56,64% tổng số lao động của công ty, số lao động nữ chiếm 43,36% tổng số lao động của công ty Số lao động trên là phù hợp với quy mô vừa và nhỏ của công ty
- Phân theo trình độ chuyên môn: Lao động có trình độ đại học chiếm 60% tổng số lao động của công ty, cao đẳng chiếm 19%, trung cấp chiếm 14% và lao động phổ thông chỉ chiếm 7% cho thấy hầu hết đội ngũ nhân viên của công ty đều có trình độ chuyên môn cao, có năng lực tốt
Bảng 2 2 Cơ cấu lao động công ty ( tính đến hết ngày 31/12/2023) ĐVT: người
Chỉ tiêu Tình hình lao động
I.Theo trình độ 143 100 Đại học 86 60
Bộ phận cán bộ nhân viên 113 79
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty CP Vn Ecofloor)
- Phân theo bộ phận: Bộ phận cán bộ nhân viên chiếm 79% trong tồng số lao động của công ty, trong khi đó bộ phận quản lý chỉ chiếm 21% cho thấy bộ phận quản lý của công ty khá gọn nhẹ, nguồn lực chủ yếu nằm ở bộ phận trực tiếp tạo ra doanh thu giúp công ty giảm chi phí quản lý doanh nghiệp và công ty hoạt động được hiệu quả hơn.
Đặc điểm tài sản và nguồn vốn của Công ty qua 3 năm (2021-2023)
Vốn kinh doanh là một trong những yếu tố đầu vào rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh Vì vậy mà mỗi doanh nghiệp đều phải biết cách quản lý thích hợp Tình hình huy động và sử dụng vốn của Công ty được thể hiện ở bảng 2.3
Qua bảng 2.3 ta thấy, tổng tài sản của Công ty có xu hướng giảm xuống từ năm 2021 đến năm 2022, cho đến năm 2023 có tăng lên một chút so với năm
2022, với tốc độ bình quân là 95,53%, so với năm 2021 thì tổng tài sản của công ty năm 2023 giảm 40.281.018.491 đồng Đây là một tín hiệu cho thấy rằng công ty làm ăn bị lỗ thì tổng tài sản mới giảm một cách rõ dệt như vậy Cụ thể:
+ TSDH: Năm 2022 tăng 2.117.853.509 đồng so với năm 2021 với tỷ lệ 101,85%
- Năm 2023 giảm 26.491.393.460 đồng so với năm 2022 với tỷ lệ 77,33%
+ TSNH: Năm 2022 giảm 90.915.930.261 đồng so với năm 2021 với tỷ lệ 73,74%
- Năm 2023 tăng 75.008.451.721 đồng so với năm 2022 với tỷ lệ 129,38%
Cơ cấu tài sản của công ty đang thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng của cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn
Tài sản dài hạn cũng giảm dần qua các năm là do giảm tài sản cố định và tài sản dài hạn khác và có tốc độ bình quân 88,74%
Giống với tài sản, nguồn vốn của công ty cũng có xu hướng giảm qua 3 năm với tốc độ phát triển bình quân là 95,53% Cụ thể:
+ Nợ phải trả có tốc độ phát triển bình quân là 108,06% cho thấy nợ phải trả có xu hướng tăng qua các năm, cho thấy tốc độ tự chủ vốn của công ty không tốt, công ty chưa có khả năng độc lập về mặt tài chính
Bảng 2 3 Đặc điểm tài sản và nguồn vốn của Công ty qua 3 năm ( 2021 - 2023)
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty CP Vn Ecofloor)
Giá trị Giá trị TĐPT LH
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm (2021-2023)
Kết quả SXKD của Công ty cho ta biết được Công ty có kinh doanh hiệu quả hay không, đang có lãi hay lỗ hay bị thua lỗ Phân tích kết quả hoạt động SXKD cho ta thấy xu hướng biến động của doanh thu, chi phí, lợi nhuận, nhằm đưa ra các quyết định chính xác, kịp thời nhằm có những điều chỉnh thích hợp
Qua bảng 2.4, ta thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2021-2023 có rất nhiều biến động Đạt được thành tích này là nhờ vào chiến lược kinh doanh của công ty khá cụ thể và kịp thời, các chương trình quảng cáo qua các kênh thông tin khá phổ biến và dễ tiếp cận với khách hàng; đồng thời phòng kinh doanh của công ty luôn nghiên cứu và theo dõi sát sao tình hình thị trường cũng như nhu cầu, phản ánh về chất lượng hàng hóa, dịch vụ từ phía khách hàng để chủ động cải thiện nguồn cung từ bên mình từ đó đưa ra chính sách kinh doanh phù hợp Để thấy rõ hơn được điều đó, chúng ta đi xem xét các yếu tố cấu thành lên lợi nhuận:
Doanh thu thuần: Phản ánh tình hình tiêu thụ hàng hóa của công ty Doanh thu thuần giảm qua các năm với tốc độ phát triển bình quân đạt 72,98%
Cụ thể, Doanh thu thuần năm 2022 giảm so với năm 2021 tương ứng với tốc độ phát triển liên hoàn là 68,22% ( giảm 31.78%) Doanh thu thuần năm 2023 so với năm 2022 giảm, tương ứng tốc độ phát triển liên hoàn là 78,08% (giảm 22,92%)
Giá vốn hàng bán : Biến động tương ứng với doanh thu thuần Đây là nhân tố trực tiếp làm giảm lợi nhuận công ty Do giá cả thị trường biến động nên tốc độ phát triển bình quân của 3 năm đạt 75,14% Tốc độ phát triển liên hoàn năm 2022 so với năm 2021 đạt 78,36%, năm 2023 so với năm 2022 đạt 72,06%
Doanh thu hoạt động tài chính: Tốc độ phát triển bình quân 3 năm là 262,35 %, doanh thu hoạt động tài chính năm 2022 so với năm 2021 tăng tương ứng tốc độ phát triển liên hoàn đạt 1011,49%, năm 2023 so với năm 2022 giảm tương ứng tốc độ phát triển liên hoàn đạt 68,05%
Bảng 2 4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm (2021-2023)
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty CP Vn Ecofloor)
STT Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
Giá trị Giá trị Tốc độ (%)
Giá trị Tốc độ PTLH (%)
1 DT bán hàng và CCDV 796.838.958.109 543.452.155.618 68,20 428.117.391.199 78,78 73,30
2 Các khoản giảm trừ DT 172.845.204 - 0 3.767.007.122 0 466,84
3 Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV 796.666.112.905 543.452.155.618 68,22 424.350.384.077 78,08 72,98
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV 243.600.755.003 110.069.569.454 45,18 112.074.509.705 101,82 67,83
6 Doanh thu hoạt động tài chính 1.168.353.555 11.817.787.201 1011,49 8.041.581.067 68,05 262,35
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 111.269.983.264 (1.510.513.841) 9.672.761.382
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 111.372.356.623 1.497.335.204 1,34 8.856.861.509 591,51 28,20
16 Lợi nhuận sau thuế TNDN 88.632.675.182 802.780.829 0.91 6.907.197.774 860,41 27,92 ĐVT: VNĐ
Chi phí tài chính: Chịu ảnh hưởng của doanh thu bán hàng xuất khẩu và bán hàng trong nước, chịu ảnh hưởng trực tiếp của lãi suất, tỷ giá đối hoái Với tốc độ phát triển bình quân trong 3 năm đạt 105,51% ( tăng 5,51%) Năm 2022 so với năm 2021 tăng tương ứng với tốc độ phát triển liên hoàn là 147,5%, năm 2023 so với năm 2022 giảm tương ứng giảm tốc độ phát triển liên hoàn còn 75,47% Chi phí bán hàng: Tốc độ phát triển bình quân 3 năm là 86,81% Năm
2022 so với năm 2021 giảm tương ứng với tốc độ phát triển liên hoàn là 83,17%, năm 2023 so với năm 2022 giảm tương ứng giảm tốc độ phát triển liên hoàn còn 90,61%
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Tình hình tiêu thụ hàng hóa tăng giảm cũng ảnh hưởng không hề nhỏ tới chi phí quản lý kinh doanh Có sự biến động qua các năm với tốc độ phát triển bình quân 3 năm 114,03% Năm 2022 so với năm
2021 tăng tướng ứng với tốc độ phát triển liên hoàn là 126,82%, Năm 2023 so với năm 2022 tăng tướng ứng với tốc độ phát triển liên hoàn là 102,53% Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Có tốc độ phát triển Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế biến động cùng chiều với lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Sự biến động về lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế đang có chiều hướng xấu khi giảm khá nhiều năm 2022 so với năm 2021
Cụ thể, năm 2022 so với năm 2021 tốc độ phát triển bình quân liên hoàn của lợi nhuận trước thuế là 1,34%, lợi nhuận sau thuế đạt 0,91%
Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có sự giảm khá nhiều của năm 2022 so với năm 2021 do năm 2022 tình hình thị trường có sự biến động lớn về giá cả làm cho công ty gặp nhiều khó khăn Điều đó đặt ra cho các nhà quản lý làm sao để đưa ra biện pháp phù hợp nhằm giảm việc lợi nhuận bị lỗ.
TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VN
Đặc điểm chung về công tác kế toán tại Công ty Cổ phần VN ECOFLOOR
3.1.1 Chức năng và nhiệm vụ bộ phận kế toán của Công ty a) Kế toán trưởng
- Chịu trách nhiệm điều phối, kiểm tra giám sát và vận hành hoạt động kế toán của doanh nghiệp
- Lập và trình duyệt công việc kế toán thông tin thông qua các mẫu tài liệu giấy của bộ phận kế toán thông qua các mẫu tài liệu giấy tờ của bộ phận kế toán
- Theo sát mọi công việc để nắm rõ được quy trình thực hiện của các kế toán viên
- Thông qua các hoạt động kiểm tra tổng hợp và phân tích số liệu để lập báo cáo tài chính thông qua đó nhìn nhận khách quan các vấn đề rủi ro có thể xảy ra và tìm cách giải quyết tối ưu nhất b) Kế toán tổng hợp
- Thực hiện cung cấp dữ liệu đầu vào đầu ra cho công ty
- Quản lý các khoản thu, chi Theo dõi ghi nhận các khoản thanh toán, đối chiếu công nơ Thực hiện các nghiệp vị thu chi nội bộ: chi lương, tạm ứng
- Chấm công hằng ngày và theo dõi cán bộ công nhân viên Tính lương và các khoản trích theo lương
- Quản lí việc cung cấp các chứng từ liên quan và nhận báo cáo theo tháng từ kế toán dịch vụ Chịu trách nhiệm về việc cung cấp và lưu trữ chứng từ, sổ sách trong công ty
- Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu dữ liệu từ kế toán dịch vụ cung cấp lên các báo cáo thuế theo quý, báo cáo tài chính công ty c) Kế toán thuế
- Phụ trách về các vấn đề tính toán và khai báo thuế trong doanh nghiệp Đồng thời, kế toán là nghĩa vụ của công ty, doanh nghiệp đối với nhà nước Kế toán thuế giúp nhà nước quản lý được nền kinh tế nhiều thành phần d) Kế toán công nợ
- Hàng ngày nhập dữ liệu theo phiếu nhập kho, xuất kho Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để cập nhật thường xuyê, liên tục trạng thái công nợ Cuối tháng lập các khoản báo cáo công nợ và bảng theo dõi tình hình các khoản nợ ngắn hạn… e) Kế toán bán hàng
- Theo dõi nghiệp vụ và tổng hợp hóa đơn bán hàng
- Theo dõi các khoản phải thu tiền và tình trạng công nợ của khách hàng
- Ghi chép phản ánh kịp thời chính xác và đầy đủ toàn bộ tình hình của doanh nghiệp trong kỳ cả về giá trị và số lượng hàng hóa
3.1.2 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
Quan hệ chỉ đạo trực tiếp
Sơ đồ 3 1 Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty CP Vn Ecofloor
Kế toán thuế Kế toán tổng hợp
3.1.3 Hình thức sổ kế toán áp dụng tại Công ty
- Hình thức sổ kế toán mà công ty áp dụng là hình thức sổ nhật kí chung Đây là hình thức ghi sổ tương đối đơn giản, phù hợp với đặc điểm của công ty Đặc biệt hình thức ghi sổ này càng phát huy tác dụng khi công ty sử dụng phần mềm kế toán trong việc xử lí thông tin kế toán Do đó các công việc kế toán của công ty càng được đảm bảo tính chính xác và kịp thời
Sơ đồ 3 2 Sơ đồ hình thức sổ nhật ký chung 3.1.4 Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại Công ty
- Công ty tổ chức chứng từ theo hệ thống chứng từ kế toán doanh nghiệp theo thông tư 200/2014 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, tổ chức vận dụng hàng tồn kho theo đúng chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 hiện nay Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở công ty đều được lập chứng từ gốc đúng quy định
3.1.5 Chế độ và chính sách kế toán áp dụng tại Công ty
- Chế độ kế toán công ty hiện nay được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 53/2016/TT-BTC (sửa đổi một số hướng dẫn tại Thông tư 200/2014/TT-BTC)
- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 dương lịch hàng năm
- Đơn vị tiền tệ: Việt Nam Đồng (VNĐ)
- Hệ thống báo cáo tài chính theo quy định của Bộ tài chính:
+ Bảng cân đối kế toán: (B01 - DN)
+ Báo cáo kết quả hoạt động kết quả hoạt động kinh doanh: (B02 - DN) + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: (B03 - DN)
+ Thuyết minh báo cáo tài chính: (B09 - DN)
- Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ
- Phương pháp tính giá trị xuất kho: Phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Khấu hao theo đường thẳng
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên.
Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần VN
3.2.1 Đặc điểm, phân loại và phương pháp tính giá thành nguyên vật liệu tại Công ty
3.2.1.1 Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty
- Các nguyên vật liệu sẽ thay đổi về hình thái, không giữ nguyên được trạng thái ban đầu khi đưa vào sản xuất
- Các nguyên vật liệu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh (một chu kỳ sản xuất kinh doanh)
- Toàn bộ giá trị của nguyên vật liệu được chuyển trực tiếp vào sản phẩm, là căn cứ cơ sở để tính giá thành
3.2.1.2 Phân loại nguyên vật liệu tại Công ty Để tiện cho công tác quản lý và kế toán ở doanh nghiệp, phân loại NVL thường dựa vào vai trò và tác dụng của NVL trong quá trình sản xuất - kinh doanh Theo đặc trưng này, NVL ở Công ty Cổ phần Vn Ecofloor được phân ra các loại sau đây:
- Nguyên vật liệu chính: Bao gồm các loại nguyên liệu, vật liệu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất để cấu tạo nên thực thể của sản phẩm, ví dụ: các chất gia công, bột đá, bột đen, bột nguyên sinh
- Vật liệu phụ: Bao gồm các loại vật liệu được sử dụng kết hợp với vật liệu chính để nâng cao chất lượng cũng như tính năng, tác dụng của sản phẩm như dầu uv, thuốc tẩy,…
- Nhiên liệu: Bao gồm các loại vật liệu được dùng để tạo ra năng lượng phục vụ cho sự hoạt động của các loại máy móc thiết bị và dùng trực tiếp cho sản xuất như: xăng, dầu, hơi đốt phục vụ cho máy móc tham gia vào hoạt động sản xuất có thể hoạt động
- Phế liệu và vật liệu khác: Phế liệu là các loại vật liệu bị loại bỏ và trong quá trình sản xuất sản phẩm như gỗ, sắt thép vụn hoặc phế liệu thu hồi trong quá trình thanh lý tài sản cố định hoặc các sản phẩm hỏng trong quá trình sản xuất Vật liệu khác là loại vật liệu không thuộc những loại vật liệu đã nêu ở trên: bao bì đóng gói sản phẩm, băng dính, vỏ hộp,
3.2.1.3 Phương pháp tính giá nguyên vật liệu tại Công ty a) Phương pháp tính giá nhập kho nguyên vật liệu
- Giá gốc của nguyên liệu vật liệu mua ngoài, bao gồm: Giá mua ghi trên hóa đơn, các khoản thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm, nguyên liệu, vật liệu từ nơi mua về đến kho của doanh nghiệp, công tác phí của cán bộ thu mua, chi phí của bộ phận thu mua độc lập, các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc thu mua nguyên vật liệu và số hao hụt tự nhiên trong định mức (nếu có)
- Trường hợp thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ thì giá trị của nguyên liệu, vật liệu mua vào được phản ánh theo giá mua chưa có thuế GTGT
- Công thức tính giá nhập kho của nguyên vật liệu mua trong nước
= Giá trị tiền trên hoá đơn
Giá trị trên hóa đơn là: Giá trị hàng hóa trên hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng, Công ty Cổ Phần Vn Ecofloor kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ nên giá trị trên hóa đơn không bao gồm thuế GTGT
Các chi phí mua hàng: chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản,… các khoản chi phí liên quan khác đến khi hàng về nhập kho tại DN,
Các khoản giảm giá hàng bán: chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán
Ví dụ: 1/2/2024 Công ty Vn Ecofloor mua 36000 kg bột đá YBM-45 đá B (bao
240 kg) phục vụ cho sản xuất với đơn giá là 515 đồng/kg, chưa bao gồm thuế VAT (10%)
=> Giá NVL thực tế nhập kho = 36000 x 515 = 18.540.000 (VNĐ)
- Công thức tính giá nhập kho của nguyên vật liệu nhập khẩu
+ Nếu thanh toán 1 lần trước khi nhận hàng:
Giá hàng mua = Tính theo tỷ giá ngày thanh toán
(Theo tỷ giá Ngân hàng mà DN mở TK giao dịch) + Nếu thanh toán 1 lần sau khi nhận hàng: Trường hợp này thì sẽ có 2 tỷ giá là: Tỷ giá ngày hàng về và tỷ giá ngày thanh toán, cụ thể như sau:
Giá mua ngày hàng về = Tính theo tỷ giá ngày hôm đó (Theo tỷ giá Ngân hàng mà DN mở TK giao dịch)
Ngày thanh toán = Tính theo tỷ giá ngày thanh toán (Theo tỷ giá Ngân hàng mà DN mở TK giao dịch)
+ Nếu thanh toán nhiều lần trước và sau khi nhận hàng: Trường hợp này sẽ có nhiều tỷ giá từng ngày giao dịch và nhận hàng, cụ thể như sau: Đơn giá xuất kho lần thứ n =
Ngày thanh toán trước: Lấy theo tỷ giá ngày thanh toán
Ngày hàng về: Lấy theo tỷ giá ngày hàng về
Ngày thanh toán nốt: Lấy theo tỷ giá ngày thanh toán nốt
(Tất cả đều theo Tỷ giá của Ngân hàng mà DN mở TK giao dịch Không lấy tỷ giá trên tờ khai hải quan)
Ví dụ: 17/2/2024 công ty Vn Ecofloor phát sinh mua nhập khẩu nguyên vật liệu màng vân (E31.) nhập kho sản xuất, công ty đã thanh toán 2.666 USD 1 lần trước khi nhận hàng cho nhà cung cấp Tỷ giá bán ra của ngân hàng công ty mở tài khoản giao dịch ngày hôm đó là 23.968,15 đồng
Giá NVL nhập kho = 2.666 * 23.968,15 = 63.899.108 (VNĐ) b) Phương pháp tính giá xuất kho nguyên vật liệu
Công ty Vn Ecofloor tính giá xuất kho nguyên vật liệu theo phương pháp bình quân tức thời
Phương pháp bình quân tức thời (Phương pháp bình quân liên hoàn) hay còn gọi là phương pháp tính theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập Khi áp dụng phương pháp này, kế toán sẽ xác định lại giá trị tồn kho của từng loại hàng hóa sau mỗi lần nhập hàng, theo đó giá trị xuất kho mỗi lần xuất có thể khác nhau
Công thức tính giá NVL theo phương thức bình quân tức thời:
Giá trị hàng tồn kho trước lần xuất thứ n
Số lượng vật tư hàng hóa còn tồn trước lần xuất thứ n Khi áp dụng phương pháp này sau mỗi lần xuất, doanh nghiệp sẽ biết được ngay giá trị xuất kho của hàng hóa, nguyên vật liệu
Vớ dụ: Đầu kỳ: NVL Bột đỏ YBM 45B (D97 = 45àm±1) tồn 105.080 kg, đơn giá 514,97 đồng
Ngày 1/2/2024: Nhập 36.000 kg bột đá, đơn giá 515 đồng
Ngày 1/2/2024: Xuất 18.200 kg bột đá cho sản xuất
105.080 + 36000 Đơn giá xuất kho = = 514,98 (VNĐ)
Trị giá NVL xuất kho ngày 1/2/2024 = 18.200 * 514,98 = 9.372.636 (VNĐ)
3.2.2 Chứng từ sử dụng hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty
- Chứng từ sử dụng hạch toán nguyên vật liệu nhập kho:
Giấy đề nghị mua vật tư: Trong quá trình hoạt động kinh doanh, bất kể doanh nghiệp nào khi muốn tiến hành mua hàng, mua vật tư đều cần được đề xuất và phê duyệt theo một quy trình cụ thể, rõ ràng, đảm bảo được sự minh bạch, công khai trong nội bộ doanh nghiệp Do vậy cần phải có giấy tờ lập ra được gọi là giấy đề nghị mua vật tư
Hợp đồng mua bán: Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thoả thuận
Đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công
3.3.1 Đánh giá chung về thực trạng công tác kế toán và kế toán nguyên vật liệu tại Công ty
3.3.1.1 Nhận xét chung về công tác kế toán tại Công ty a) Về tổ chức kế toán máy tại Công ty Vn Ecofloor Công ty có đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn cao (đều tốt nghiệp đại học), dày dặn kinh nghiệm, có năng lực và trách nhiệm với công việc Cho nên việc sử dụng phần mềm máy tính của các kế toán tương đối dễ dàng và linh hoạt Các nghiệp vụ phát sinh của công ty có tính lặp lại nên việc sử dụng phần mềm kế toán trên máy tính tạo điều kiện giảm nhẹ khối lượng công việc kế toán, tăng độ chính xác và tính kịp thời trong cung cấp thông tin kế toán b) Về tổ chức vận dụng kế toán tại Công ty Vn Ecofloor
Công ty luôn chấp hành các chính sách, chế độ kế toán tài chính của nhà nước, các chính sách giá thuế phù hợp Vận dụng sáng tạo, phù hợp với đặc điểm, tình hình sản xuất của công ty mình, linh hoạt trong các hoạt động kế toán tại công ty, tổ chức kế toán đầy đủ, hợp thức các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhờ đó kế toán góp phần bảo vệ tài sản của công ty, bảo đảm lực lượng sản xuất và lưu thông đạt kết quả cao
• Tổ chức vận dụng chứng từ:
Công ty tổ chức chứng từ theo hệ thống chứng từ kế toán doanh nghiệp theo thông tư 200/2014 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, tổ chức vận dụng hàng tồn kho theo đúng chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam số
02 hiện nay Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở công ty đều được lập chứng từ gốc đúng quy định
Hiện nay công ty áp dụng phần mềm kế toán AMIS và hình thức các sổ được thiết kế theo đúng mẫu sổ quy định của bộ tài chính Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được hạch toán dựa trên các chứng từ, hóa đơn gốc và sẽ được cập nhật nhanh chóng Các chứng từ sau khi cập nhật sẽ được bảo quản, lưu trữ, dễ dàng kiểm tra, đối chiếu khi cần
• Tổ chức sổ kế toán tổng hợp:
Sổ kế toán mà công ty áp dụng là hình thức sổ nhật kí chung Đây là hình thức ghi sổ tương đối đơn giản, phù hợp với đặc điểm của công ty Đặc biệt hình thức ghi sổ này càng phát huy tác dụng khi công ty sử dụng phần mềm kế toán trong việc xử lí thông tin kế toán Do đó các công việc kế toán của công ty càng được đảm bảo tính chính xác và kịp thời
3.3.1.2 Nhận xét về công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty a) Ưu điểm:
- Về công tác quản lí NVL tại Công ty Vn Ecofloor:
Chính sách quản lí NVL thống nhất trong toàn công ty từ đó tạo điều kiện định hướng tốt các nghiệp vụ kinh tế, hiệu quả công việc được nâng cao Trong quá trình thu mua công ty có những mối quan hệ với những bạn hàng lâu năm, có uy tín nhằm đảm bảo tốt chất lượng và việc thu mua diễn ra nhanh chóng đáp ứng linh hoạt nhu cầu về NVL cho công ty Quản lí chặt chẽ, tránh việc sử dụng thừa gây lãng phí NVL, khi thiếu cho sản xuất thì làm đơn xin cấp thêm kèm theo bản giải trình cụ thể chứng tỏ việc sử dụng NVL ở công ty được thực hiện 1 cách nghiêm ngặt Ngoài ra có hệ thống kho bãi thuận tiện cho việc sản xuất và cung cấp NVL, có bảo vệ tại các công trường thường xuyên theo dõi kho NVL để tránh mất mát, trộm cắp
- Về hạch toán chi tiết NVL tại Công ty Vn Ecofloor:
Công ty theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn NVL theo phương pháp thẻ song song Đây là phương pháp đơn giản trong khâu ghi chép, đối chiếu số liệu và phát hiện sai sót, đồng thời cung cấp thông tin nhập - xuất - tồn NVL theo từng kho chính xác, kịp thời
- Về kế toán tổng hợp NVL tại Công ty Vn Ecofloor:
Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán NVL, phương pháp này sẽ phản ánh thường xuyên tình hình nhập – xuất – tồn kho của NVL trên sổ kế toán Do vậy, kế toán có thể xác định số dư về hiện vật của vật liệu sau từng lần nhập, xuất Cuối kì hạch toán căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế và số trên sổ sách để xác định vật tư thừa, thiếu mà có thể tìm ra nguyên nhân kịp thời
- Về báo cáo NVL tại Công ty Vn Ecofloor:
Hệ thống báo cáo tại công ty tuân theo mẫu và thời gian nộp đúng quy định Hệ thống gồm báo cáo chi tiết và báo cáo tổng hợp đảm bảo thông tin cho các mục đích quản lí khác nhau Đối chiếu chặt chẽ số liệu kế toán và ghi chép ở kho, xem xét tính cân đối giữa các chỉ tiêu số lượng và giá trị Đối chiếu số liệu chi tiết và tổng hợp đảm bảo thông tin chính xác Tổ chức báo cáo một cách khoa học sẽ giúp tiết kiệm khối lượng công việc kế toán b) Nhược điểm:
- Về tổ chức sử dụng chừng từ:
Khi nhận được hàng đặt mua, công ty chỉ lập phiếu nhập kho và biên bản kiểm nhiệm vật tư, không lập “Biên bản bàn giao vật tư “ để đưa cho nhà cung cấp xác nhận mình đã lấy hàng mà chỉ vào giấy giao nhận do bên vận chuyển phụ trách Điều này sẽ khiến cho thông tin nhà cung cấp nhận được thiếu chính xác vì không biết liệu công ty đã nhận được hàng hay không, hoặc xảy ra trường hợp bên vận chuyển (người giao hàng) không giao hàng nhưng làm giả chữ ký và bán hàng lấy lời
- Về tài khoản sử dụng:
Hiện tại công ty sử dụng TK 152 để hạch toán tổng hợp NVL Điều này gây hạn chế trong việc phân tích tình hình sử dụng NVL chính, phụ, nhiên liệu và các loại nguyên vật liệu khác của công ty Ngoài ra còn gây khó khăn trong việc lập bảng phân bổ NVL của công ty Vì vậy, công ty cần có chính sách sử dụng tài khoản hợp lí hơn sao cho có thể có hiệu quả nhất và phù hợp đặc điểm NVL của công ty
- Về sổ sách kế toán tổng hợp:
Sổ kế toán của công ty áp dụng theo hình thức nhật kí chung Đây là hình thức ghi sổ tương đối đơn giản và càng phát huy tác dụng khi công ty sử dụng phần mềm kế toán máy Hiện tại công ty mua NVL chưa thanh toán cho người bán thường chiếm tỉ lệ lớn và nghiệp vụ chi tiền cũng diễn ra thường xuyên Tuy nhiên công ty lại chưa sử dụng sổ nhật kí đặc biệt (sổ nhật kí mua hàng, sổ nhật kí chi tiền) trong việc hạch toán Điều này làm khó khăn cho việc cung cấp thông tin cụ thể và chất lượng, chi tiết cho nhà quản trị công ty và kế toán bị hạn chế trong việc theo dõi mua hàng và chi tiền trả tiền cho nhà cung cấp làm giảm hiệu quả kế toán tổng hợp tại công ty
3.3.2 Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty
- Về công tác quản lý nguyên vật liệu tại Công ty CP Vn Ecofloor:
Việc quản lí NVL của công ty là tương đối tốt tuy nhiên còn có 1 số điểm còn đáng lưu ý
Trong khâu cung cấp NVL: Trong thị trường hiện nay thì có rất nhiều nhà cung cấp NVL phục vụ cho công trình xây dựng, những nhà cung cấp này muốn phát triển thì họ có những chính sách nhằm cạnh tranh nhau về mặt giá cả, chất lượng Cho nên ngoài những bạn hàng lâu năm có uy tín thì công ty nên tìm hiểu thị trường để tạo nên những mối quan hệ mới nhằm có thể tiết kiệm được 1 khoản chi phí về NVL nhưng vẫn phải đảm bảo được chất lượng
- Về công tác sử dụng chứng từ về nguyên vật liệu tại Công ty CP Vn Ecofloor:
Công ty nên tạo thêm “Biên bản bàn giao vật tư” có đầy đủ chữ ký và dấu đỏ của công ty để gửi cho nhà cung cấp, xác nhận đã giao hàng thành công, mình nhận được hàng và vật tư được chuyển đến đảm bảo chất lượng và điều kiện sản xuất
- Về tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán nguyên vật liệu tại Công ty CP Vn Ecofloor: Để hạch toán chặt chẽ và có hiệu quả về tình hình nhập – xuất NVL thì công ty phải có cách lựa chọn hợp lí trong việc sử dụng tài khoản để hạch toán Trong khi đó công ty sử dụng tài khoản 152_NVL để hạch toán NVL Tài khoản mà công ty sử dụng chưa hạch toán đến tài khoản cấp 2 để phân biệt khi sử dụng tài khoản chính hay tài khoản phụ, nhiên liệu Từ đó sẽ gây khó khăn trong việc xác định chi phí NVL trực tiếp hay việc phân tích tình hình sử dụng NVL trong công ty Mà thường tỉ lệ NVL trong 1 công trình là rất lớn cho nên việc phân tích tình hình sử dụng NVL để có thể có biện pháp tiết kiệm NVL là rất cần thiết Vì thế công ty nên tiến hành mở chi tiết cho từng loại NVL dựa vào việc lập danh điểm NVL như trình bày ở trên Từ đó ta có TK NVL như sau:
TK 1521_NVL: Nguyên vật liệu chính chi tiết cho từng loại NVL
TK 1522_NVL: Nguyên vật liệu phụ chi tiết cho từng loại NVL
TK 1524: Phụ tùng thay thế
TK 1527: Phế liệu thu hồi
- Về sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty CP Vn Ecofloor: