1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM

283 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM
Tác giả Đặng Út Phượng
Người hướng dẫn PGS. TS. Hoàng Quý Tỉnh, TS. Đinh Văn Vang
Trường học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Chuyên ngành Khoa học Giáo dục
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 283
Dung lượng 5,67 MB

Nội dung

Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAMGiáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAMGiáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAMGiáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAMGiáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAMGiáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAMGiáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAMGiáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAMGiáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAMGiáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAMGiáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAMGiáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAMGiáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAMGiáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAMGiáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAMGiáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAMGiáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAMGiáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAMGiáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAMGiáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAMGiáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAMGiáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAMGiáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAMGiáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAMGiáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAMGiáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAMGiáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAMGiáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAMGiáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAMGiáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAMGiáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAMGiáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAMGiáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAMGiáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAMGiáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAMGiáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAMGiáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAMGiáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAMGiáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAMGiáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAMGiáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAMGiáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAMGiáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

ĐẶNG ÚT PHƯỢNG

GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG

GIÁO DỤC STEAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI, 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

ĐẶNG ÚT PHƯỢNG

GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG

Chuyên ngành: Giáo dục mầm non

Mã số: 9140101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS TS Hoàng Quý Tỉnh

2 TS Đinh Văn Vang

HÀ NỘI, 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng công trình luận án này là của tôi và không có bất kỳ sự gian lận, đạo văn hay sao chép từ bất kỳ nguồn nào khác Tất cả những nội dung, ý tưởng, và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án này là sự sản phẩm của công việc nghiêm túc và tự chủ của riêng tôi Tất cả thông tin và dữ liệu từ các nguồn tham khảo đã được trích dẫn rõ ràng và chính xác, theo các tiêu chuẩn văn bản học thuật và quy định của trường đại học

Hà Nội, ngày 19 tháng 02 năm 2024

Tác giả luận án

Đặng Út Phượng

Trang 4

Tôi bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn động viên, tin tưởng

và hỗ trợ vô điều kiện trong suốt quá trình nghiên cứu và viết luận án Sự ủng hộ và tình yêu thương của họ đã truyền động lực, giúp tôi vượt qua những thử thách, khó khăn trong quá trình hoàn thành luận án

Cuối cùng, tôi bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả những người đã không được đề cập trực tiếp trong luận án nhưng đã đóng góp thông qua thảo luận, hỏi đáp, chia sẻ

ý kiến và ý tưởng Sự phản hồi và góp ý của các đồng nghiệp là một phần quan trọng của quá trình nghiên cứu

Lời cảm ơn của tôi không thể đủ để diễn tả lòng biết ơn sâu sắc và tôn trọng của mình Tôi hi vọng rằng công trình luận án này sẽ có đóng góp tích cực cho lĩnh vực nghiên cứu và làm phong phú thêm kiến thức trong lĩnh vực này

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những người đã đồng hành và ủng hộ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu Sự đóng góp của quý thầy/cô đã rất quan trọng và có ý nghĩa đối với thành công của luận án này

Hà Nội, ngày 19 tháng 02 năm 2024

Tác giả luận án

Đặng Út Phượng

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 2

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 2

7 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 3

8 Các luận điểm bảo vệ 6

9 Những đóng góp mới của luận án 6

10 Cấu trúc của luận án 7

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC STEAM 8

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 8

1.1.1 Những nghiên cứu về kĩ năng giải quyết vấn đề của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi 8

1.1.2 Những nghiên cứu về hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi 16

1.1.3 Những nghiên cứu về giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM 21

1.1.4 Đánh giá chung về những nghiên cứu có liên quan đến giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM 24

1.2 Kĩ năng giải quyết vấn đề của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi 25

1.2.1 Khái niệm kĩ năng giải quyết vấn đề của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi 25

1.2.2 Cấu trúc kĩ năng giải quyết vấn đề của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi 29

1.2.3 Đặc điểm kĩ năng giải quyết vấn đề của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi 32

1.2.4 Quá trình hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi 34

1.3 Hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi 34

1.3.1 Khái niệm giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi 34

1.3.2 Hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non 37

Trang 6

1.3.3 Đặc trưng hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

ở trường mầm non 40

1.3.4 Quy trình tổ chức hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi 41

1.4 Quá trình giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM ở trường mầm non 44

1.4.1 Khái niệm giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề trong hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi 44

1.4.2 Mối quan hệ giữa hoạt động giáo dục STEAM và kĩ năng giải quyết vấn đề của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi 45

1.4.3 Các biểu hiện kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM 48

1.4.4 Về mục tiêu, sự cần thiết, nội dung giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM 51

1.4.5 Phương pháp GD KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM 52

1.4.6 Đánh giá sự phát triển KNGQVĐ của trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM 53

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề trong hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi 55

1.5.1 Bản thân trẻ 55

1.5.2 Môi trường giáo dục 57

1.5.3 Nhà giáo dục 57

Tiểu kết chương 1 59

Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC STEAM 60

2.1 Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong chương trình GDMN 60

2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM 60

2.2.1 Mục đích khảo sát 60

2.2.2 Cỡ mẫu, địa bàn, thời gian khảo sát 60

Trang 7

2.2.3 Nội dung và phương pháp khảo sát 62

2.2.4 Tiến trình khảo sát 64

2.2.5 Tiêu chí và thang đánh giá kĩ năng giải quyết vấn đề của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM 65

2.3 Phân tích kết quả khảo sát thực trạng 68

2.3.1 Thực trạng hiểu biết của giáo viên mầm non về hoạt động giáo dục STEAM, kĩ năng giải quyết vấn đề của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi 68

2.3.2 Thực trạng về giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM 73

2.3.3 Thực trạng KNGQVĐ của trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM 92

2.3.4 Đánh giá chung về thực trạng giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM 106

Tiểu kết chương 2 109

Chương 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC STEAM 110

3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM 110

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu 110

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 110

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính tích cực hoạt động 112

3.1.4 Đảm bảo phù hợp với các đặc trưng của hoạt động giáo dục STEAM 113

3.2 Các biện pháp giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM 114

3.2.1 Biện pháp 1 Thiết kế môi trường tổ chức hoạt động giáo dục STEAM đa dạng, hấp dẫn, an toàn, phát huy tính tích cực của trẻ 114

3.2.2 Biện pháp 2 Tăng cường sự tham gia của trẻ trong đề xuất ý tưởng, lập và thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề dựa trên vốn hiểu biết của trẻ về các lĩnh vực trong GD STEAM 116

3.2.3 Biện pháp 3 Tạo tình huống có vấn đề, nảy sinh nhu cầu GQVĐ ở trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM 119

Trang 8

3.2.4 Biện pháp 4 Áp dụng đa dạng các kĩ thuật sư phạm trong quy trình tìm tòi khám phá và thiết kế kĩ thuật để giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5

- 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM 122

3.2.5 Biện pháp 5 Động viên, khích lệ trẻ trong quá trình giải quyết vấn đề 132

3.2.6 Biện pháp 6 Phối hợp với gia đình thúc đẩy việc giáo dục, rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ trong tổ chức hoạt động giáo dục STEAM 133

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM 138

3.4 Thực nghiệm một số biện pháp giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM 139

3.4.1 Khái quát về quá trình thực nghiệm 139

3.4.2 Kết quả thực nghiệm 142

Kết luận chương 3 160

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 162

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 164

TÀI LIỆU THAM KHẢO 165 PHỤ LỤC 1PL

Trang 9

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN ÁN

TT Chữ viết

Quy trình thiết kế kĩ thuật

9 GVS Giáo viên tham gia phỏng vấn sâu

11 KNGQVĐ Kĩ năng giải quyết vấn đề

14 STEAM Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ

thuật), Art (Nghệ thuật), Maths (Toán)

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Sự tương đồng giữa quy trình 5E, 6E, thiết kế kỹ thuật và quy

trình GQVĐ 46

Bảng 2.1 Thông tin giáo viên tham gia nghiên cứu 61

Bảng 2.2 Thông tin trẻ tham gia nghiên cứu 62

Bảng 2.3 Thang đo nhận thức của GVMN về giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM 64

Bảng 2.4 Bảng mô tả các tiêu chí và chỉ báo mức kĩ năng giải quyết vấn đề của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM 66

Bảng 2.5 Hiểu biết của GVMN về các thành tố S, T, E, A, M trong GD STEAM 68

Bảng 2.6 Hiểu biết của GVMN về đặc trưng hoạt động GD STEAM 69

Bảng 2.7 Hiểu biết của GVMN về mục đích hoạt động GD STEAM 70

Bảng 2.8 Hiểu biết của GVMN về nội dung hoạt động GD STEAM 71

Bảng 2.9 Tần suất các kĩ năng hướng đến trong hoạt động GD STEAM của GVMN 72

Bảng 2.10 Hiểu biết của GVMN về nội hàm khái niệm KNGQVĐ 73

Bảng 2.11 Nhận thức của GVMN về sự cần thiết của giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM 74

Bảng 2.12 Hiểu biết của GVMN về các kĩ năng thành phần của KNGQVĐ của trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM 75

Bảng 2.13 Tần suất sử dụng các phương pháp, biện pháp giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM của GVMN 77

Bảng 2.14 Tần suất sử dụng các quy trình giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM của GVMN 78

Bảng 2.15 Tần suất đưa mục tiêu giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi vào hoạt động GD STEAM của GVMN 79

Bảng 2.16 Nguồn ý tưởng cho hoạt động GD STEAM hướng đến việc giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi 81

Bảng 2.17 Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM 82

Bảng 2.18 Những khó khăn trong việc giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM 83

Trang 11

Bảng 2.19 Những trở ngại của GVMN liên quan đến các lĩnh vực trong hoạt

động GD STEAM 85 Bảng 2.20 Đánh giá của GVMN về cách trẻ MG 5 - 6 tuổi ứng phó với

những vấn đề gặp phải 87 Bảng 2.21 Thực trạng mức độ khó khăn trẻ gặp phải khi thực hiện các bước

của quy trình 5E, EDP 89 Bảng 2.22 Thống kê kết quả của các bước trong quy trình 5E, EDP với các kĩ

năng thành phần của KNGQVĐ trong hoạt động GD STEAM cho trẻ

MG 5 - 6 tuổi 91 Bảng 2.23 Thực trạng về KNGQVĐ của trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động

giáo dục STEAM 93 Bảng 2.24 Thực trạng về KNGQVĐ của trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động

giáo dục STEAM 95 Bảng 2.25 Thực trạng KNGQVĐ của trẻ MG 5 - 6 tuổi ở các tình huống liên

quan đến khoa học trong hoạt động GD STEAM 96 Bảng 2.26 Thực trạng KNGQVĐ ở tình huống công nghệ và kĩ thuật của trẻ

MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM 99 Bảng 2.27 Tương quan giữa các KN thành phần 5 bài tập tình huống về khoa học

với các KN thành phần 6 bài tập tình huống về công nghệ, kĩ thuật 101 Bảng 2.28 Tương quan giữa sáu kĩ năng thành phần của KNGQVĐ trong

hoạt động GD STEAM của trẻ MG 5 - 6 tuổi 102 Bảng 2.29 Thực trạng KNGQVĐ của trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo

dục STEAM của các tình huống liên quan đến khoa học, công nghệ và kĩ thuật 104 Bảng 3.1 Ví dụ minh hoạ về áp dụng đa dạng các kĩ thuật sư phạm trong

quy trình tìm tòi khám phá (5E) để giáo dục KNGQVĐ cho trẻ

MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM khám phá về chất tan

và không tan 125 Bảng 3.2 Ví dụ Áp dụng đa dạng các kĩ thuật sư phạm trong quy trình thiết

kế kĩ thuật (EDP) để giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM: Thiết kế xe ô tô đồ chơi từ hộp sữa 127 Bảng 3.3 Ví dụ Áp dụng đa dạng các kĩ thuật sư phạm trong quy trình 6E để

giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM: Lực kéo, lực đẩy 130

Trang 12

Bảng 3.4 Thống kê chung về trẻ tham gia thực nghiệm 140

Bảng 3.5 Thống kê chung về GV tại các nhóm thực nghiệm và đối chứng 141

Bảng 3.6 KNGQVĐ của nhóm TN và ĐC trước TN 143

Bảng 3.7 KNGQVĐ của trẻ nhóm TN và nhóm ĐC trước TN ở các tình huống liên quan đến khoa học trong hoạt động GD STEAM 144

Bảng 3.8 Kỹ năng GQVĐ của trẻ nhóm TN và nhóm ĐC trước TN ở các tình huống liên quan đến công nghệ, kĩ thuật trong hoạt động GD STEAM 145

Bảng 3.9 KNGQVĐ của trẻ nhóm TN và nhóm ĐC trước TN trong hoạt động GD STEAM của các tình huống liên quan đến khoa học, công nghệ, kĩ thuật 146

Bảng 3.10 KNGQVĐ của nhóm TN và ĐC sau TN 147

Bảng 3.11 KNGQVĐ của trẻ nhóm TN và nhóm ĐC sau TN ở các tình huống liên quan đến khoa học trong hoạt động GD STEAM 149

Bảng 3.12 Kỹ năng GQVĐ của trẻ nhóm TN và nhóm ĐC sau TN ở các tình huống liên quan đến công nghệ, kĩ thuật trong hoạt động GD STEAM 151

Bảng 3.13 KNGQVĐ của trẻ nhóm TN và nhóm ĐC sau TN trong hoạt động GD STEAM của các tình huống liên quan đến khoa học, công nghệ và kĩ thuật 153

Bảng 3.14 Mức độ KNGQVĐ của trẻ nhóm ĐC trước và sau TN 155

Bảng 3.15 Mức độ KNGQVĐ của trẻ nhóm TN trước và sau TN 156

Bảng 3.16 Kiểm tra mức độ ảnh hưởng của các biện pháp tác động 157

Bảng 3.17 KNGQVĐ của trẻ nhóm ĐC trước và sau TN trong hoạt động GD STEAM của các tình huống liên quan đến khoa học, công nghệ, kĩ thuật 158

Bảng 3.18 KNGQVĐ của trẻ nhóm TN trước và sau TN trong hoạt động GD STEAM của các tình huống liên quan đến khoa học, công nghệ, kĩ thuật 159

Trang 13

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Nhận thức của GVMN về sự cần thiết của giáo dục KNGQVĐ

cho trẻ MG 5-6 tuổi trong hoạt động GD STEAM 74 Biểu đồ 2.2 Thực trạng hiểu biết của GVMN về các bước trong quy trình 5E 88 Biểu đồ 2.3 Thực trạng hiểu biết của giáo viên về các bước trong quy trình EDP 89 Biểu đồ 2.4 Thống kê kết quả của các bước trong quy trình 5E, EDP với các kĩ

năng thành phần của KNGQVĐ trong hoạt động GD STEAM cho trẻ MG 5 - 6 tuổi 92 Biểu đồ 3.1 KNGQVĐ của nhóm TN và ĐC trước TN 143 Biểu đồ 3.2 KNGQVĐ của nhóm TN và ĐC sau TN 147 Biểu đồ 3.3 KNGQVĐ của trẻ nhóm TN và nhóm ĐC sau TN ở các tình

huống liên quan đến khoa học trong hoạt động GD STEAM 149 Biểu đồ 3.4 Kỹ năng GQVĐ của trẻ nhóm TN và nhóm ĐC sau TN ở các

tình huống liên quan đến công nghệ, kĩ thuật trong hoạt động GD STEAM 152 Biểu đồ 3.5 KNGQVĐ của trẻ nhóm TN và nhóm ĐC sau TN trong hoạt

động GD STEAM của các tình huống liên quan đến khoa học, công nghệ, kĩ thuật 154 Biểu đồ 3.6 Mức độ KNGQVĐ của trẻ nhóm ĐC trước và sau TN 155 Biểu đồ 3.7 Mức độ KNGQVĐ của trẻ nhóm TN trước và sau TN 156 Biểu đồ 3.8 KNGQVĐ của trẻ nhóm ĐC trước và sau TN trong hoạt động

GD STEAM của các tình huống liên quan đến khoa học, công nghệ và kĩ thuật 158 Biểu đồ 3.9 KNGQVĐ của trẻ nhóm TN trước và sau TN trong hoạt động

GD STEAM của các tình huống liên quan đến khoa học, công nghệ,

kĩ thuật 159

Trang 14

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Cách kết hợp các lĩnh vực trong S, T, E, M 18 Hình 1.2 Cấu trúc kĩ năng giải quyết vấn đề của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi 31 Hình 1.3 Quy trình 6E 43 Hình 1.4 Hiệu chỉnh quy trình thiết kế kĩ thuật thích hợp cho GD kĩ thuật từ

Mầm non đến lớp 5 44

Trang 15

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

1.1 Cuộc sống luôn vận động và biến đổi không ngừng, nảy sinh trong nó

những tình huống, những vấn đề tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến con người Trong quá trình tương tác với môi trường, con người hoặc phải thay đổi bản thân để thích ứng với môi trường, hoặc phải cải tạo môi trường để đáp ứng nhu cầu, dù lựa chọn cách nào, con người cũng cần phải có kĩ năng giải quyết được các vấn đề gặp phải Điều này đặt ra cho giáo dục (GD) thách thức: phải tạo ra nguồn nhân lực có năng lực sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề (GQVĐ)

để sẵn sàng đối mặt với những tình huống đầy thách thức, phức tạp nảy sinh trong cuộc sống và thích ứng với xã hội hiện đại Trong Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế nhấn mạnh việc “phát triển phẩm chất và năng lực người học, biết vận dụng tri thức vào GQVĐ thực tiễn…” [1]

1.2 Giáo dục mầm non (GDMN) - cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục

quốc dân, cũng cần phải đổi mới mạnh mẽ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm hình thành và phát triển được cho trẻ mầm non những kiến thức, kĩ năng, thái độ tổng hợp, nâng cao tính tích cực, độc lập, sáng tạo, KNGQVĐ trong quá trình hoạt động để đáp ứng, phù hợp với yêu cầu

xã hội nói chung và xu thế đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng phát triển năng lực người học nói riêng

1.3 Vào lớp Một là bước ngoặt trong cuộc đời đứa trẻ, nảy sinh nhiều vấn đề

mới buộc trẻ phải giải quyết để thích nghi với môi trường mới Trong thực tiễn, nhiều trẻ MG 5 - 6 tuổi gặp nhiều khó khăn trong việc GQVĐ nảy sinh trong môi trường mới Do vậy, việc GD KNGQVĐ cho trẻ em ở trường MN, đặc biệt là trẻ MG 5 - 6 tuổi là một vấn đề cần được đặt ra trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em

1.4 GD KNGQVĐ cho trẻ em ở trường MN được tiến hành trong nhiều hoạt

động khác nhau Trong đó, tích hợp liên môn như hoạt động GD STEAM được coi

là lựa chọn thích hợp để GD KNGQVĐ cho trẻ [2]–[5], đồng thời nó cũng phù hợp với chương trình GDMN theo hướng tích hợp theo chủ đề, GD qua trải nghiệm, GD lấy trẻ làm trung tâm [6]… Trong hoạt động GD STEAM, trẻ MG 5 - 6 tuổi được trực tiếp trải nghiệm, khám phá [7], [8] giúp thúc đẩy tiến trình phát hiện vấn đề, mong muốn GQVĐ, tìm kiếm, thực hiện các giải pháp GQVĐ Tuy nhiên, khi tổ chức hoạt động GD STEAM cho trẻ mầm non, nhiều giáo viên mầm non (GVMN)

Trang 16

do chưa hiểu biết đầy đủ về hoạt động GD này nên còn lúng túng trong tìm kiếm ý tưởng, thiết kế, tổ chức các hoạt động GD STEAM cho trẻ [9]–[11]

1.5 Những nghiên cứu sâu về GD KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt

động GD STEAM trên thế giới cũng như ở Việt Nam còn hạn chế [12]–[14], mặc dù hoạt động GD STEAM là một môi trường thuận lợi để GD KNGQVĐ cho trẻ

Từ những lí do trên, đề tài “Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi

trong hoạt động giáo dục STEAM” được lựa chọn nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM, đề tài đề xuất một số biện pháp giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM ở trường mầm non, góp phần chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 -

6 tuổi trong hoạt động GD STEAM

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM

4 Giả thuyết khoa học

KNGQVĐ của trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM còn hạn chế Nguyên nhân là do các biện pháp giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM còn hạn chế trẻ phát hiện và GQVĐ trong quá trình hoạt động Nếu đề xuất được các biện pháp kích thích trẻ tự phát hiện vấn đề, thực hành, luyện tập GQVĐ khi tổ chức hoạt động GD STEAM cho trẻ thì KNGQVĐ của trẻ được phát triển tốt hơn

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận của giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi

trong hoạt động GD STEAM ở trường mầm non

5.2 Khảo sát thực trạng của giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong

hoạt động GD STEAM ở trường mầm non

5.3 Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG

5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM ở trường mầm non

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

- Nội dung nghiên cứu

+ Nội dung giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM tập trung vào nội dung của hai lĩnh vực khoa học và kĩ thuật thuộc hai hoạt động giáo dục tại trường mầm non là hoạt động khám phá khoa học và hoạt động tạo hình

Trang 17

+ Luận án tập trung vào các tình huống có vấn đề liên quan đến khoa học tự nhiên, đến việc sử dụng công nghệ, kĩ thuật tạo ra sản phẩm để GQVĐ

chơi, khi học và trong sinh hoạt hằng ngày

7.1.2 Tiếp cận hoạt động

KNGQVĐ của trẻ được hình thành, bộc lộ và phát triển trong hoạt động Việc nghiên cứu thực trạng, phát hiện nguyên nhân, đề xuất biện pháp giáo dục KNGQVĐ cho trẻ phải xuất phát từ hoạt động của trẻ Tạo cơ hội cho trẻ MG 5 - 6 tuổi được tham gia vào các hoạt động GD STEAM đa dạng, phong phú, kích thích trẻ phát hiện vấn đề, nảy sinh nhu cầu GQVĐ, tự đưa ra các cách giải quyết và giải quyết được vấn đề phù hợp với thực tiễn, mục tiêu đặt ra Đồng thời các các hoạt động GD STEAM phải đảm bảo tăng tính kết nối giữa trẻ với GV và bạn bè, kích thích được sự tìm tòi, hứng thú tham gia hoạt động GD STEAM nhằm phát triển KNGQVĐ ở trẻ

7.1.3 Tiếp cận hệ thống

KNGQVĐ của trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động được cấu thành bởi một hệ thống các kĩ năng thành phần có liên quan chặt chẽ với nhau Vì vậy nghiên cứu giáo dục KNGQVĐ cần hướng vào việc nghiên cứu phát triển các kĩ năng thành phần của KNGQVĐ Bên cạnh đó, kết quả giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau như: khả năng của trẻ, năng lực tổ chức hoạt động GD STEAM của GV, môi trường giáo dục của nhà trường… Do vậy, nghiên cứu việc giáo dục KNGQVĐ cho trẻ

MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM cần phải tính đến các yếu tố khách quan, chủ

quan ảnh hưởng đến việc giáo dục kĩ năng này cho trẻ

Trang 18

7.1.4 Tiếp cận tích hợp

Chương trình GDMN mang tính tích hợp, trong đó đảm bảo sự lồng ghép, đan cài các hoạt động hướng vào các lĩnh vực phát triển của trẻ, trên cơ sở lấy hoạt động chủ đạo là hoạt động công cụ; đảm bảo sự liên kết hài hòa giữa các nội dung, các yếu tố tác động GD STEAM với đặc trưng cơ bản mang tính lồng ghép tích hợp, do vậy giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM phải mang tính tích hợp, phù hợp với Chương trình GDMN hiện hành

7.1.5 Tiếp cận thực tiễn

Giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM, cần dựa trên xu hướng đổi mới GD hiện nay; dựa trên đặc điểm nhận thức của trẻ MG 5

- 6 tuổi, điều kiện thực tế địa phương để xây dựng môi trường, nội dung hoạt động

GD STEAM phù hợp, gần gũi đối với trẻ và biện pháp giáo dục phù hợp

7.1.6 Tiếp cận theo hướng trải nghiệm

Môi trường trải nghiệm là hướng tiếp cận tích cực và quan trọng trong quá trình

tổ chức hoạt động GD STEAM, nó mang lại hiệu quả giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5

- 6 tuổi Các biện pháp giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM được đưa ra cần theo hướng nhấn mạnh vào việc cho trẻ được trực tiếp trải nghiệm trong môi trường tự nhiên và xã hội

7.1.7 Tiếp cận phát triển

Giáo dục là sự phát triển với ý nghĩa là phát triển con người, phát triển mọi tiềm năng, kinh nghiệm của con người để giúp họ có thể làm chủ được bản thân, khẳng định được chính mình trong thực tế, thích ứng chủ động, sáng tạo Giáo dục KNGQVĐ là một trong những biểu hiện phát triển về năng lực nhận thức của trẻ Việc giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM dựa trên đặc điểm phát triển trí tuệ, đặc điểm phát triển sinh lý của trẻ để xác định các vấn đề, các nội dung S,

T, E, A, M, mục tiêu, xây dựng các hoạt động và biện pháp tổ chức hoạt động phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của trẻ Đồng thời các tình huống có vấn đề đặt ra khi tổ chức hoạt động GD STEAM cho trẻ cần phức tạp dần (từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp) nhằm kích thích tính tích cực nhận thức của trẻ

7.2 Phương pháp nghiên cứu

7.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Tổng quan các tài liệu liên quan tới vấn đề nghiên cứu, phân tích, tổng hợp và rút

ra kết luận về các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan, trên cơ sở đó xây dựng

cơ sở lí luận cho đề tài

Trang 19

Xây dựng các khái niệm công cụ, cơ sở lí luận về giáo dục KNGQVĐ; phân tích lợi thế của hoạt động GD STEAM đối với việc giáo dục KNGQVĐ cho trẻ, biện pháp giáo dục KNGQVĐ cho trẻ trong hoạt động GD STEAM

7.2.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:

Sử dụng phiếu hỏi để điều tra thực trạng, những việc làm của GVMN về giáo dục

KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM ở trường mầm non hiện nay

7.2.2.2 Phương pháp quan sát

Quan sát hoạt động của GV: Quan sát các biện pháp giáo dục KNGQVĐ cho trẻ

MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM ở trường mầm non của GV và những điều kiện cơ sở vật chất để tổ chức hoạt động GD STEAM cho trẻ ở trường mầm non

Quan sát hoạt động của trẻ: Quan sát để đánh giá thực trạng KNGQVĐ trong hoạt động GD STEAM của trẻ MG 5 - 6 tuổi và những thay đổi về KNGQVĐ trong hoạt động GD STEAM của trẻ khi có những tác động thực nghiệm

Kết quả quan sát được ghi chép, mô tả bởi phiếu quan sát, làm cơ sở để phân tích, đối chiếu, minh họa cho kết quả nghiên cứu từ các phương pháp khác để phân tích, rút ra nhận xét khoa học

7.2.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu

Phỏng vấn trực tiếp GV để có thông tin về thực trạng tổ chức hoạt động GD STEAM; phương pháp, hình thức và những thuận lợi, khó khăn trong việc giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM ở trường mầm non Ngoài ra, trò chuyện trực tiếp với trẻ MG 5 - 6 tuổi để thu thập thêm thông tin về

mức độ phát triển KNGQVĐ trong hoạt động GD STEAM của trẻ

7.2.2.4 Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến của các nhà khoa học, đồng nghiệp, những nhà nghiên cứu về vấn đề GD STEAM và giáo dục KNGQVĐ cho trẻ trong hoạt động GD STEAM, thang đo KNGQVĐ của trẻ MG 5 - 6 tuổi, từ đó có thông tin đầy đủ, đúng đắn, khoa học hơn về cách tiếp cận, nội dung, phương pháp nghiên cứu vấn đề

7.2.2.5 Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động

Thu thập sản phẩm của trẻ sau quá trình tham gia vào các hoạt động GD STEAM từ đó nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng KNGQVĐ của trẻ; đánh giá KNGQVĐ của trẻ trước và sau thực nghiệm (TN)

7.2.2.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Để xác định hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM đã đề xuất

Trang 20

7.2.3 Phương pháp xử lí số liệu

Sử dụng một số công thức toán thống kê có liên quan với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0 để xử lí số liệu thu được qua khảo sát thực trạng và tổ chức thực nghiệm sư phạm

8 Các luận điểm bảo vệ

8.1 KNGQVĐ là một kĩ năng quan trọng giúp trẻ MG 5 - 6 tuổi giải quyết được

những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống và hoạt động nhằm thích ứng với môi trường luôn thay đổi, nhất là khi trẻ vào lớp Một Do vậy GD KNGQVĐ cho trẻ cần được xem

là một vấn đề quan trọng trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em lứa tuổi này

8.2 Hoạt động GD STEAM là môi trường GD có nhiều lợi thế trong việc giáo

dục KNGQVĐ cho trẻ 5 - 6 tuổi Trong hoạt động GD STEAM trẻ có cơ hội để vận dụng linh hoạt những kiến thức, kĩ năng về khoa học, công nghệ, kĩ thuật, nghệ thuật và toán học để phát hiện vấn đề, nảy sinh nhu cầu GQVĐ, đề xuất ý tưởng GQVĐ, lập và thực hiện kế hoạch GQVĐ, cũng như tự đánh giá kết quả GQVĐ

8.3 Việc giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM

sẽ có hiệu quả nếu áp dụng các biện pháp giáo dục làm nảy sinh vấn đề một cách tự nhiên giúp trẻ tự phát hiện, thực hành, luyện tập giải quyết vấn đề thường xuyên

9 Những đóng góp mới của luận án

9.1 Đóng góp về mặt lý luận:

Bổ sung và làm phong phú thêm cơ sở lí luận về giáo dục KNGQVĐ cho trẻ

MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM ở trường mầm non Trong đó xác định được khái niệm về KNGQVĐ của trẻ MG 5 - 6 tuổi, mối quan hệ giữa tổ chức hoạt động GD STEAM với giáo dục KNGQVĐ cho trẻ, biểu hiện KNGQVĐ của trẻ MG 5

- 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM, biện pháp giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6

tuổi trong hoạt động GD STEAM

9.2 Đóng góp về mặt thực tiễn

Mô tả bức tranh thực trạng giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM ở trường mầm non tại thành phố Hà Nội, làm cơ sở thực tiễn để điều chỉnh quá trình giáo dục kịp thời Luận án kế thừa và thiết kế được bộ công cụ

đo lường KNGQVĐ của trẻ MG 5 - 6 tuổi với độ tin cậy Cronbach’alpha bước đầu đáp ứng tiêu chuẩn

Các biện pháp giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM ở trường mầm non được đề xuất có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo giúp GVMN, các nhà quản lí, nhà nghiên cứu về GDMN sử dụng và vận dụng sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ em Ngoài

Trang 21

ra có thể sử dụng các biện pháp này trong công tác nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng GVMN ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng GVMN

10 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm ba chương:

Chương 1 Cơ sở lí luận của giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo

5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM

Chương 2 Thực trạng giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5 -

6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM

Chương 3 Biện pháp giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM và thực nghiệm

Trang 22

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC STEAM

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Những nghiên cứu về kĩ năng giải quyết vấn đề của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

KNGQVĐ là một kỹ năng cần thiết suốt đời của mỗi cá nhân Việc phát triển KNGQVĐ không chỉ quan trọng đối với người lớn, mà còn rất cần thiết đối với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi Độ tuổi này là giai đoạn chuẩn bị bước vào trường phổ thông, tạo

ra nền tảng cơ bản cho KNGQVĐ của trẻ trong giai đoạn trưởng thành và phát triển toàn diện sau này KNGQVĐ tác động trực tiếp đến sự thích nghi với cuộc sống, môi trường, quyết định sự thành công của quá trình học tập và mọi lĩnh vực trong đời sống [15] Chính vì vậy, KNGQVĐ được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu với nhiều hướng tiếp cận khác nhau

Hướng thứ nhất Nghiên cứu về bản chất kĩ năng giải quyết vấn đề ở trẻ MG

5 - 6 tuổi

Các nhà nghiên cứu J Piaget , L.S Vygotsky, George Pólya, Albert Bandura, Herbert A Simon, Edward de Bono, David Jonassen và John Dewey, Beyer, D'Zurilla, David Klahr, Brown đã cung cấp những cái nhìn sâu sắc về bản chất của KNGQVĐ ở trẻ nhỏ Các nhà nghiên cứu đều cho rằng KNGQVĐ phát triển thông qua trải nghiệm thực tế [16]–[18] Trẻ em học cách GQVĐ thông qua việc thử nghiệm, gặp khó khăn và tìm kiếm giải pháp trong môi trường xung quanh KNGQVĐ liên quan chặt chẽ đến tư duy logic và quy trình tư duy [19]–[21] Trẻ

em phải hiểu vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và kiểm tra kết quả một cách

có logic và có hệ thống [19] Để GQVĐ đòi hỏi khả năng sáng tạo và khả năng tự tạo ra ý tưởng Theo Piaget, trẻ em cần khuyến khích để nghĩ ra các giải pháp mới

và đưa ra ý tưởng dựa trên kiến thức và trải nghiệm của trẻ [22] Một số nhà nghiên cứu Jonassen, Robinson nhấn mạnh sự tự tin và khả năng tự kiểm soát bản thân là quan trọng trong việc GQVĐ [23], [24] Trẻ em cần tự tin rằng trẻ có thể tìm ra giải pháp và kiểm soát quá trình GQVĐ [25] Môi trường học tập có vai trò quan trọng trong phát triển KNGQVĐ cho trẻ em [26], [27] Tương tác với người khác, học hỏi

từ GV, bạn bè và môi trường xung quanh giúp trẻ phát triển khả năng này [28], [29] Quá trình GQVĐ thường đi kèm với sự thay đổi kiến thức và suy nghĩ Trẻ em học hỏi từ kinh nghiệm của trẻ và có thể thay đổi quan điểm khi mình gặp phải thông tin mới

Các nghiên cứu cho thấy, KNGQVĐ ở trẻ nhỏ không chỉ liên quan đến việc tìm ra giải pháp cho các vấn đề cụ thể mà còn đòi hỏi khả năng tư duy logic, sáng

Trang 23

tạo, và khả năng tự tạo ra ý tưởng Các kỹ năng này phát triển thông qua trải nghiệm, tương tác xã hội, và quá trình thay đổi kiến thức và suy nghĩ

Theo Nguyễn Quang Uẩn (2005), một trong những đặc điểm của tư duy

đó là tính “có vấn đề”, tư duy là để giải quyết nhiệm vụ, suy nghĩ là một hoạt động tinh thần giúp một người GQVĐ, ra quyết định làm, hiểu, tìm kiếm câu trả lời và tìm ra ý nghĩa [21, 88-89] Tư duy là một hành động Mỗi hành động tư duy là một quá trình GQVĐ nào đó nảy sinh trong quá trình nhận thức, hoặc trong hoạt động hằng ngày của chủ thể, quá trình tư duy bao gồm nhiều giai đoạn từ khi gặp vấn đề

và nhận thức được nó cho đến khi vấn đề được giải quyết [21, 92-93]

Bản chất của KNGQVĐ của trẻ MG 5 - 6 tuổi là quá trình tư duy để xử lý tình huống có vấn đề gặp phải, để giải quyết mâu thuẫn giữa những gì trẻ đã biết và những cái trẻ chưa biết Theo Stone – MacDonald (2015), trong quá trình GQVĐ có

sự thích nghi tích cực của trẻ, đòi hỏi trẻ, ngoài việc phải vận dụng những hiểu biết,

kĩ năng đã tích lũy được trước đó còn cần đến sự nỗ lực để tìm kiếm tri thức mới nhằm tìm ra cách GQVĐ một cách hiệu quả phù hợp với hoàn cảnh, tình huống gặp phải [30] Cuộc sống luôn vận hành và tồn tại những vấn đề bên trong nó, trẻ MG 5

- 6 tuổi cần được trao cơ hội để được rèn luyện, thích ứng, sẵn sàng giải quyết các

vấn đề diễn ra xung quanh trẻ

Hướng thứ hai Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng giải quyết vấn đề của trẻ MG 5 - 6 tuổi

Các nghiên cứu đưa ra khá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến KNGQVĐ của trẻ MG 5

- 6 tuổi, tuy nhiên tất cả các nghiên cứu đều có điểm chung là dựa chủ yếu trên quan điểm của hai nhà nghiên cứu lỗi lạc Jean Piaget và L.S Vygotsky [31], [25]

Kĩ năng GQVĐ của trẻ MG 5 - 6 tuổi phụ thuộc vào chính bản thân trẻ và sự trao quyền tự quyết của người lớn

Trong những nghiên từ năm 1936 - 1957, Jean Piaget, cho rằng trẻ em phát triển KNGQVĐ thông qua quá trình xây dựng kiến thức và hiểu biết riêng, bằng cách tương tác với môi trường xung quanh và tạo ra các kiểu tư duy riêng biệt ở từng giai đoạn Khi gặp phải một vấn đề cần giải quyết, trẻ có xu hướng quan sát, tìm hiểu vấn đề để thấy được sự khác biệt giữa kiến thức hiện tại của mình và kiến thức cần thiết để hiểu và GQVĐ gặp phải [22], [32], [33] Nếu sự khác biệt quá lớn

so với trình độ nhận thức của trẻ thì trẻ sẽ sử dụng các phương pháp quen thuộc mà trẻ có để cố gắng GQVĐ, những phương pháp này có thể không đúng, hoặc không đầy đủ Tuy nhiên, việc trẻ cố gắng GQVĐ bằng thao tác chân tay hay bằng các hoạt động trí óc để đưa ra giải pháp chính xác cho một câu đố hoặc một bài toán là

Trang 24

một điều vô cùng quan trọng Quan điểm này thường được gọi với thuật ngữ tiếng

Anh là “inside - out”, trong cuốn Giáo trình tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non,

nhóm tác giả Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2003) cho rằng đó là “chuyển từ bình diện bên trong ra bình diện bên ngoài”, nhấn mạnh sự đấu tranh bên trong đứa trẻ để hiểu vấn

đề mới với khả năng và hiểu biết, kinh nghiệm của chính bản thân đứa trẻ [34] Theo Hoàng Thị Phương (2008), với tư cách là chủ thể của quá trình nhận thức, trẻ quyết định sự phát triển của chính mình [35] Piaget cũng nhấn mạnh, để giải quyết các vấn

đề tương tác xã hội, đứa trẻ học tốt nhất thông qua sự tương tác với những người xung quanh trẻ Nếu bé A giật đồ chơi của bé B, bé B sẽ phản ứng theo cách giúp bé

A sớm nhận ra rằng hành vi này không được chấp nhận, từ đó trẻ sẽ tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp như học cách chia sẻ đồ chơi hoặc thay phiên nhau [36], [32], [22] Lý thuyết phát triển trí tuệ theo giai đoạn của Piaget mô tả sự phát triển nhận thức của trẻ em liên quan đến những thay đổi trong quá trình và khả năng nhận thức Theo quan điểm của Piaget, sự phát triển nhận thức ban đầu bao gồm các quá trình dựa trên các hành động và sau đó tiến tới những thay đổi trong hoạt động trí

óc, những KNGQVĐ không thể được dạy mà phải được tự khám phá ra [22]

Nghiên cứu của Brown (1988) nhận định rằng, trong nhiều trường hợp, người

lớn thường tham gia và GQVĐ mà đáng lẽ ra nên để tự trẻ giải quyết, vì cho rằng như

vậy sẽ nhanh hơn, dễ dàng hơn và ít khó chịu hơn Tuy nhiên điều đó là không nên, bởi bất cứ vấn đề gì trẻ gặp phải, dù chỉ là việc nhỏ cũng có thể là cơ hội để trẻ phát triển KNGQVĐ, ở đó trẻ được trải nghiệm kết quả từ những quyết định của chính mình đưa

ra [29] Người lớn có thể tạo tiền đề cho trẻ tự GQVĐ của mình bằng cách hỏi trẻ "con

có thể làm gì" để GQVĐ này Trẻ sẽ học được nhiều điền từ quá trình tự GQVĐ mình gặp phải như sự tương tác với môi trường với những hành động phù hợp Nếu vấn đề quá dễ trẻ sẽ không hứng thú, nhưng quá khó sẽ khiến trẻ chán nản Trẻ cần phải tự tin vào chính mình, và sẵn sàng chấp nhận sự rủi ro nếu phương án mình lựa chọn là không khả thi trong quá trình thực hiện Sự tự tin và sẵn sàng chấp nhận rủi ro là điều cần thiết phải có đối với người GQVĐ Việc sử dụng kĩ thuật “Công não” với việc đưa càng nhiều giải pháp càng tốt, giúp trẻ nhìn nhận vấn đề rõ ràng, với những quy tắc cơ bản: bất kỳ ý tưởng nào được đưa ra dù là vô lí hoặc có thể là điên rồ cũng có thể được chấp nhận; không được phép chỉ trích, phán xét về những ý tưởng được đưa ra; càng nhiều ý tưởng được đưa ra càng tốt, vì nó là nguồn cùng cấp các giải pháp thay thế cho

vấn đề [29] Tác giả Hà Sơn (2010) nhận định rằng, “trong gia đình, các bậc phụ huynh

nên trao quyền quyết định”, sự tự lựa chọn trang phục của mình, tự khắc phục những

khó khăn, giúp trẻ tự giải quyết các vấn đề của mình thay vì làm giúp con, hình thành cho các con có thói quen tốt ngay từ nhỏ [37]

Trang 25

Kĩ năng GQVĐ phụ thuộc vào yếu tố xã hội xung quanh trẻ - nơi trẻ học hỏi

và tương tác

Nếu Piaget nhấn mạnh vào những thay đổi nhận thức từ sâu bên trong đứa trẻ

là điều cần thiết để trẻ giải quyết các vấn đề khó hơn một chút so với khả năng của

trẻ, thì Vygotsky lại nhấn mạnh bản chất cốt lõi của các mối quan hệ xã hội đối với

việc học và sự phát triển của trẻ Ông tin rằng trẻ nhỏ có thể sắp xếp các khái niệm, GQVĐ và ''suy nghĩ'' một cách phức tạp và trừu tượng khi được cung cấp các tài liệu thực tế, chân thực và có ý nghĩa và khi những tương tác này với các bạn cùng lứa tuổi, đặc biệt là khi chơi với những bạn thông mình hơn [38] Vygotsky khẳng định, các yếu tố xã hội tác động đến đứa trẻ trong quá trình học mới là yếu tố quan trọng để đứa trẻ có thể giải quyết được vấn đề thành công Ông nhấn mạnh, người

GV có vai trò quan trọng trong việc giúp đứa trẻ có khả năng học tập chưa tốt thành khả năng hiểu biết và học tập tốt hơn Vygotsky gọi đây là “vùng phát triển gần nhất”, trong đó GV thực sự có thể giúp trẻ nâng cao khả năng nhận thức để giải quyết một vấn đề mà ban đầu trẻ quá khó giải quyết [39]

Nhóm tác giả Hess và Shipman (1965) chỉ ra “Ngôn ngữ có vai trò vô cùng

quan trọng trong việc kích thích KNGQVĐ của trẻ nhỏ”, có sự khác biệt có ý nghĩa

về KNGQVĐ giữa những đứa trẻ có mẹ đưa ra ngôn ngữ và yêu cầu, nhiệm vụ một cách cụ thể, rõ ràng [40] so với những đứa trẻ mẹ chỉ đưa ra yêu cầu, nhiệm vụ chung chung không cụ thể Cũng đề cập đến sức mạnh của ngôn ngữ, cùng với sự

kiên trì, nhẹ nhàng kết hợp với những câu hỏi mở, kiểu Socrate (một kỹ thuật hiệu

quả để khám phá sâu ý tưởng) để nâng cao hiểu biết về khái niệm của học sinh, Blank (1973) chỉ ra rằng câu hỏi theo kiểu Socrate sẽ làm tăng KNGQVĐ của trẻ và trẻ đạt được sự hiểu biết rõ ràng về khái niệm [41] Theo Linder (2020), có hai dạng câu hỏi mở hữu ích trong các bài học, đó là câu hỏi hướng vào con người (Con nghĩ điều gì sẽ xảy ra với viên đá nếu chúng ta lấy nó ra khỏi ngăn đá tủ lạnh) và câu hỏi định hướng quá trình (Làm thế nào chúng ta có thể xác định bao nhiêu cây thì phù hợp với chiếc bồn trồng cây của chúng ta) [42]

Bên canh đó, các nghiên cứu của Leah Matas, Richard A Arend (1978), F.Garton (2004) cũng chỉ ra rắng sự động viên, cổ vũ và cảm giác an toàn cũng là yếu tố được nhắc đến trong việc thúc đẩy sự phát triển KNGQVĐ của trẻ, nó sẽ

giúp trẻ đối mặt dễ dàng và giải quyết các vấn đề nảy sinh một cách hiệu quả hơn [43] Sự phản hồi, khuyến khích của người lớn sau khi trẻ GQVĐ sẽ cải thiện mức độ GQVĐ cao hơn so với trẻ em không nhận được phản hồi [31]

Trang 26

Theo các nhóm nghiên cứu Heppner (2004), Sample (2008), Leah Matas, Richard A Arend (1978), Honig (2005), Garton (2004), KNGQVĐ có liên quan mật

thiết đến môi trường gia đình, nếu trong gia đình trẻ, mọi người hoà thuận, cởi mở,

trẻ được tự do thể hiện cảm xúc của mình, trẻ được cả nhà tin tưởng thì khi gặp các

tình huống có vấn đề, trẻ có xu hướng bình tĩnh và GQVĐ một cách hiệu quả hơn

[44, 374-375] Khi không tự giải quyết được vấn đề trẻ cũng sẽ không ngại ngần tìm kiếm sự giúp đỡ từ người lớn [45] Mối quan hệ tình cảm giữa trẻ em và người lớn kèm cặp, dạy dỗ là một động lực mạnh mẽ để thúc đẩy hiệu quả học tập và KNGQVĐ sớm [43], [46] Các kĩ thuật kèm cặp cụ thể của GV sẽ tạo điều kiện và

hỗ trợ trẻ nhỏ GQVĐ [25] Trẻ được làm việc, hợp tác GQVĐ với những người bạn

có năng lực hơn, sẽ cải thiện KNGQVĐ của mình tốt hơn nhiều so với trẻ làm việc

với những bạn kém năng lực hơn [31], [47]

Theo nghiên cứu của Karatas & Baki, (2013), Anliak & Dincer, (2009), việc

thiết kế môi trường học tập dựa trên vấn đề cũng là một trong những yếu tố quan

trọng nhằm phát triển, nâng cao KNGQVĐ của người học, bên cạnh đó, những trải nghiệm cuộc sống tiêu cực hoặc tích cực của trẻ cũng ảnh hưởng đến các kĩ năng tư duy GQVĐ của đứa trẻ [48], [49]

Ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Thị Hoà (2019) đưa ra bốn yếu tố chính tác động đến

sự phát triển KNGQVĐ của trẻ 5- 6 tuổi như yếu tố bẩm sinh di truyền (trẻ chỉ có thể tham gia vào các hoạt động khi não bộ phát triển bình thường), môi trường (giúp định hướng, điều chỉnh thái độ, hành vi của trẻ), giáo dục (vai trò “thang đỡ” của nhà GD) và hoạt động

cá nhân của trẻ (sự tích cực tham gia các hoạt động) [50]

Những nghiên cứu trên đây cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến KNGQVĐ của trẻ MG rất đa dạng, như: sự cố gắng GQVĐ của chính bản thân trẻ, sự động viên khuyến khích của người lớn xung quanh, sự tương tác với bạn bè, môi trường học tập, môi trường gia đình, các kĩ thuật dạy học … Có thể khái quát KNGQVĐ của trẻ

MG phụ thuộc vào ba yếu tố chính: người lớn, môi trường, bản thân trẻ

Hướng thứ ba Nghiên cứu về những biểu hiện và công cụ đo kĩ năng giải quyết vấn đề của trẻ MG 5 - 6 tuổi

Biểu hiện KNGQVĐ của trẻ MG 5 - 6 tuổi

Khi nhắc đến biểu hiện KNGQVĐ của trẻ MG 5 - 6 tuổi, Heppner (2004), Bapoğlu-Dümenci (2021), Nguyễn Thị Hoà (2019) đưa ra 3 biểu hiện: (1) nhận thức vấn đề, (2) mong muốn GQVĐ, (3) kĩ năng GQVĐ [13], [46], [50]

Tác giả Nguyễn Thị Hoà, đưa ra chi tiết các biểu hiện KNGQVĐ ứng với 5 bước hoạt động để GQVĐ trong hoạt động vui chơi của trẻ MG [50]: 1 Nhận biết

Trang 27

và phát hiện được tình huống có vấn đề trong khi chơi; 2 Mong muốn GQVĐ nảy sinh trong khi chơi; 3 Tìm kiếm, đề xuất các ý tưởng để GQVĐ; 4 Tiến hành GQVĐ; 5 Đánh giá kết quả thực hiện GQVĐ

Nghiên cứu gần đây nhất của Hoàng Thanh Phương và cộng sự đưa ra 3 biểu hiện của KNGQVĐ ở trẻ mầm non: Nhận diện vấn đề, tìm kiếm phương án GQVĐ;

thực hiện GQVĐ [51, 60-61]

Có thể thấy, mỗi tác giả có góc nhìn khác nhau về biểu hiện KNGQVĐ của trẻ

MG 5 - 6 tuổi, nhưng đều thống nhất đưa ra những biểu hiện cốt lõi của KNGQVĐ đó

là đứa trẻ phải phát hiện ra vấn đề, mong muốn giải quyết, lựa chọn được giải pháp, lập

kế hoạch giải quyết và bắt tay vào thực hiện GQVĐ gặp phải, cuối cùng là đánh giá kết quả GQVĐ

Công cụ đo KNGQVĐ của trẻ MG 5 - 6 tuổi

Theo Ünal & Aral, (2014), để khám phá và nâng cao KNGQVĐ của trẻ, việc xác định mức độ GQVĐ của trẻ là rất quan trọng [52], nó giúp các nhà nghiên cứu đánh giá được chương trình giảng dạy và hướng tiếp cận phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển ở trẻ Theo Anggoro (2021), việc đánh giá KNGQVĐ đối với trẻ mầm non là khó khăn [4] Tuy nhiên, cũng có một số công trình nghiên cứu được thực hiện:

Các nhà nghiên cứu Spivack, (1982), D’Zurilla (2009), Selahiddin Öğülmüş Eda Kargı (2015) phát triển bộ công cụ đo KNGQVĐ giữa các cá nhân [20], [53], [54] Brown (1986), Fettig (2016), Gardiner & Zeitz, (2000), Ruggiero, (1984) sử dụng những câu chuyện ngắn kết hợp những bức tranh về những sự kiện diễn ra hằng ngày để đo KNGQVĐ của trẻ [55]–[58]

Năm 1992, Shure đã thiết kế Bài kiểm tra GQVĐ giữa các cá nhân ở trường mầm non (PIPS) Mỗi trẻ tham gia bài kiểm tra mất 20 - 30 phút để hoàn thành, bao gồm hai phần liên quan đến các vấn đề xảy ra với bạn bè cùng trang lứa và những vấn đề thường xảy ra với mẹ của trẻ Bài kiểm tra bao gồm những câu chuyện ngắn

kể lại những vấn đề giữa hai đứa trẻ cùng tuổi và giữa một đứa trẻ và mẹ của bé, trong mỗi câu chuyện, người ta nói rằng một trong hai đứa trẻ muốn chơi với đồ chơi của đứa trẻ kia Mỗi trẻ trong lớp được yêu cầu coi mình là nhân vật chính trong câu chuyện và sau đó tìm cách chơi với đồ chơi Trong phần liên quan đến mẹ, người đánh giá sẽ kể lại rằng đứa trẻ trong câu chuyện làm hỏng một trong những đồ đạc của mẹ mình, và trẻ tham gia vào bài kiểm tra sẽ được đặt vào tình huống trong chuyện, rồi đưa ra những giải pháp khả thi để ngăn người mẹ nổi giận Theo Anliak

& Dincer, (2009), Spivack (1982); Shure, (1992), những người kiểm tra được bồi dưỡng tốt để đánh giá các kĩ năng tư duy GQVĐ của trẻ em [49], [54] [54], [59]

Trang 28

Năm 2003, Robert Marshall và cộng sự đã thiết kế một bài kiểm tra lâm sàng về KNGQVĐ bằng lời nói cho những người bị tổn thương não, bệnh tâm thần nặng và bệnh Alzheimer, được gọi là đánh giá nhanh việc GQVĐ (RAPS) [60], [61] Từ bài kiểm tra này, Perdew (2019) đã cải tiến RAPS thành RAPS-K (Đánh giá nhanh việc GQVĐ cho trẻ em) với hy vọng nó sẽ phù hợp và đáng tin cậy hơn khi được sử dụng cho trẻ ở phổ tự kỉ RAPS-K bao gồm mười hai bảng có kích thước khác nhau phù hợp với ba mức độ khó Tất cả 128 hình ảnh được sử dụng cho RAPS-K đều là ảnh gốc đã trải qua hình ảnh kiểm tra nhận dạng với 47 trẻ trong độ tuổi từ 5:0 đến 9:11 để xác nhận rằng trẻ có thể nhận dạng chính xác chúng Các hình ảnh sử dụng cũng được chọn

có chủ đích để phản ánh vốn từ vựng STEAM (khoa học, công nghệ, kĩ thuật, nghệ thuật, toán học) mà trẻ sẽ quen thuộc Các bảng RAPS-K tuân theo các quy tắc tương

tự như các bảng RAPS ban đầu Trên tất cả mười hai tấm bảng, một nửa số hình ảnh có màu đen trắng và một nửa là màu sắc Hình ảnh đen trắng không thể chạm vào nhau ngay lập tức; cùng một thông số được áp dụng cho các hình ảnh màu [62]

Năm 2009, Yasemin Aydoğan và cộng sự, đưa ra thang đo GQVĐ (PSSS) cho trẻ em từ 4 – 7 tuổi, thang đo bao gồm 50 bức tranh thể hiện những vấn đề liên quan đến cuộc sống thực và truyện ngắn nơi những vấn đề này xảy ra Những bức tranh được sử dụng để đo 10 kĩ năng thành phần của KNGQVĐ: Nhận ra vấn đề; chẩn đoán vấn đề, hỏi về vấn đề, dự đoán nguyên nhân của vấn đề, quyết định sự thích hợp của kiến thức để GQVĐ, hiểu rõ các thành phần của vấn đề, sử dụng đồ vật khác với đồ vật thông thường để GQVĐ, dự đoán kết quả hành động, tìm ra giải pháp tốt nhất, bỏ giải pháp bất thường nhất trong các lựa chọn để GQVĐ Ứng với mỗi kĩ năng thành phần sẽ có 5 bức tranh cần trẻ trả lời, có đáp án mẫu A, B, C cho trẻ chọn [63], [64]

Merve Unal và Neriman Aral (2014) đã nghiên cứu phát triển một công cụ đo lường KNGQVĐ của trẻ 60 - 72 tháng tuổi trong giáo dục khoa học cho trẻ mầm non được gọi là PSSSE (Thang đo GQVĐ trong giáo dục khoa học) với 16 tình huống có vấn đề kèm 16 bức tranh được vẽ bằng phần mềm, các tình huống được chia làm 2 thang đo nhỏ: một thang đo sử dụng 9 tình huống thuộc khoa học tự nhiên và 7 tình huống liên quan đến việc sử dụng nguyên vật liệu để có thể GQVĐ Các tiêu chí, các câu trả lời của trẻ được chấm theo thang điểm loại Likert bốn điểm từ 0-3 điểm (ứng với: không trả lời được hoặc sai = 0 điểm; trả lời sai trọng tâm = 1 điểm; câu trả lời không có ý tưởng về bước tiếp theo = 2 điểm; câu trả lời đúng = 3 điểm), nhóm tác giả đã lấy mẫu ngẫu nhiên 174 trẻ để kiểm tra độ tin cậy và hiệu lực của thang đo cho kết quả đáng tin cậy và hợp lệ để thực hiện trên trẻ MG 60 - 72 tháng [52] [65],[66]

Trang 29

Bên cạnh đó, nhóm tác giả Vuslat Oğuz, Doktora Tez, (2012) đã đưa ra

"Thang đo KNGQVĐ của trẻ em (PCSS)" để xác định KNGQVĐ của trẻ 60 - 72 tháng tuổi đang đi học mẫu giáo, thang đo PCSS bao gồm 18 hình vẽ tương ứng với

18 tình huống có vấn đề mà trẻ thường gặp phải trong cuộc sống hằng ngày ở độ tuổi

60 - 72 tháng Trong PCSS, điểm số giữa "0 - 4" được lấy cho giải pháp được tạo ra cho từng tình huống vấn đề Điểm "0" được đưa ra nếu trẻ không có đề xuất giải pháp, "1" điểm nếu có một giải pháp duy nhất, "2" điểm nếu có hai đề xuất, "3" điểm nếu có ba đề xuất và "4" điểm nếu có nhiều hơn ba đề xuất Phạm vi điểm thu được từ PCSS là 0 - 72 Khi điểm số tăng lên trong PCSS, KNGQVĐ đề của trẻ tăng lên Cả hai nghiên cứu này, đều tập trung đo KNGQVĐ của trẻ MG 5 - 6 tuổi thông qua hình ảnh minh hoạ, đứa trẻ được cho là có KNGQVĐ tốt khi đứa trẻ đưa ra được càng nhiều cách GQVĐ một cách hợp lý [67], [68]

Florencia K Anggoro và cộng sự (2021) đã phát triển một công cụ quan sát để đo lường KNGQVĐ của trẻ MG có tên là EPCOT (với 5 hành động và 33 hành vi quan sát được có thể có trong quá trình GQVĐ) nhằm đánh giá tần suất của các hành vi GQVĐ

và sử dụng từ vựng liên quan đến quy trình thiết kế kĩ thuật thuộc chương trình Seeds of STEM bằng cách quan sát 16 lớp học MG (trong đó có 8 lớp học được can thiệp nhận toàn bộ 8 bài học của chương trình và 8 lớp so sánh chỉ nhận bài học thứ 8 của chương trình trong Seeds of STEM trong lớp học) Thông qua quá trình thực nghiệm, nhóm tác giả đã tìm thấy nhiều hành vi và từ vựng liên quan đến KNGQVĐ hơn trong nhóm can thiệp so với nhóm đối chứng và đưa ra nhận định trẻ mầm non thực sự có khả năng tham gia GQVĐ một cách có ý nghĩa [4], nhưng sự thay đổi giữa trước và sau thực nghiệm không có khác biệt nhiều và chưa thực sự có ý nghĩa thống kê

Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến KNGQVĐ của trẻ MG 5 - 6 tuổi

từ những năm 1936 đến năm 2022, cho thấy, KNGQVĐ của trẻ MG 5 - 6 tuổi là vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu với những hướng đi, góc nhìn, cách tiếp cận, thông qua các phương tiện, môi trường khác nhau như: phát triển KNGQVĐ cho trẻ trong hoạt động toán học, văn học, qua mô hình hoá, thông qua ngôn ngữ cụ thể, qua việc xây dựng môi trường, qua câu hỏi mở, qua những chương trình thí nghiệm, qua hoạt động khám phá khoa học, qua các thí nghiệm, qua hoạt động vui chơi, qua hoạt động tự phục vụ, qua sự khuyến khích, động viên,

sự tương tác với bạn ; những yếu tố ảnh hưởng đến KNGQVĐ như yếu tố bẩm sinh, di truyền: sức khoẻ, đặc điểm sinh lý học; tác động của người lớn, nhà giáo dục với những cách thức tác động khác nhau: tạo điều kiện, cơ hội để trẻ tự GQVĐ, khuyến khích, động viên trẻ, sử dụng ngôn ngữ rõ ràng trong giao nhiệm vụ; bạn bè,

Trang 30

môi trường học tập Những biểu hiện của KNGQVĐ được thể hiện qua các kĩ năng phát hiện vấn đề, có mong muốn GQVĐ, đề xuất phương án giải quyết, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả GQVĐ Thang đo KNGQVĐ của trẻ MG 5 - 6 tuổi có thể thông qua quan sát, bài tập tình huống, qua những bức tranh, qua các câu chuyện có vấn đề

Từ những nghiên cứu, cho thấy GD KNGQVĐ của trẻ MG 5 - 6 tuổi sẽ có hiệu quả trong các hoạt động giáo dục mang tính trải nghiệm thực tiễn, kích thích trẻ tìm tòi khám phá, thí nghiệm, thực hiện quy trình thiết kế kĩ thuật Trong môi trường giáo dục đó trẻ được thử sai, được tích cực sử dụng những vốn kinh nghiệm,

sự hiểu biết phong phú của mình từ các lĩnh vực khác nhau để giải quyết vấn đề

1.1.2 Những nghiên cứu về hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

STEM, một từ được viết tắt của các từ Science (Khoa học), Teachnology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Mathematic (Toán) Theo Piro (2010), Nguyễn Thành Hải (2016), sau cuộc họp liên ngành về GD khoa học được tổ chức tại Quỹ Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (NSF) thì từ viết tắt này được sử dụng phổ biến [69], [70] Nghiên cứu của English (2016) nhận định rằng, GD STEM hướng đến mục tiêu chung là tạo sự hiểu biết về các lĩnh vực STEM, phát triển những năng lực, phẩm chất cần thiết cho nguồn nhân lực thế kỉ XXI bằng cách đặt người học vào những tình huống có vấn đề mang tính thực tiễn cuộc sống, tạo mối liên hệ mật thiết giữa lí thuyết và thực hành, rút ngắn khoảng cách giữa kiến thức hàn lâm và thực tế

xã hội [71] Trong quá trình triển khai, áp dụng STEM, cùng chủ trương của nền GD hiện đại, đánh giá cao tầm quan trọng của Nghệ thuật trong việc thúc đẩy sự đổi mới

và sáng tạo, đó cũng chính là lí do tại sao thuật ngữ STEAM ra đời [70], [72]–[74]

Những nghiên cứu của Yakman (2008), Sharapan (2012) Ata Aktürk & Demircan (2017), Ortiz-Revilla (2023) nhận định, thêm chữ A vào thuật ngữ STEM giúp mềm mại hoá các chương trình STEM vốn nặng về kĩ thuật và STEAM đặc biệt dễ tiếp cận với các đối tượng trẻ mầm non [7], [75], [76] STEAM tận dụng lợi ích của STEM, thông qua nghệ thuật (Art), đưa STEM lên một tầm cao mới bằng việc cho phép trẻ em ở lứa tuổi mầm non cũng có thể tiếp cận và phát triển toàn diện, khuyến khích trẻ em xây dựng kiến thức về thế giới xung quanh thông qua quan sát, điều tra và đặt câu hỏi [7], [14] GD STEAM giúp cho GVMN xây dựng nền tảng kiến thức liên quan đến khoa học, sử dụng nghệ thuật để khuyến khích trẻ

em thể hiện ý tưởng của mình theo nhiều cách sáng tạo [75], [77] Đối với những nghiên cứu về GD STEAM trong cấp học mầm non nói chung, trẻ MG 5 - 6 tuổi nói riêng tập trung vào những hướng chính sau:

Trang 31

Hướng thứ nhất: Những nghiên cứu về các cách tiếp cận và kết hợp các thành tố S, T, E, A, M trong hoạt động GD STEAM cho trẻ MG 5 - 6 tuổi

Những nghiên cứu về cách tiếp cận các thành tố S, T, E, A, M trong hoạt động GD STEAM cho trẻ MG 5 - 6 tuổi

Theo Sharapan (2012), Park (2016), Hoàng Thanh Phương (2020), GD STEAM cho trẻ MG 5 - 6 tuổi cần xác định mức độ cho trẻ tiếp cận sao cho phù hợp với khả năng của trẻ, nhưng không vì thế mà làm giảm, làm mất đi tính khoa học đúng đắn của các khái niệm [75], [78], [79]

Các tác giả Yakman (2008), Sharapan (2012), Karen W Lindeman (2014), Zahirod Awang cùng cộng sự (2020) và tổ chức Early Childhood National Centers, cho rằng, cách tiếp cận các thành tố S, T, E, A, M trong hoạt động GD STEAM cho trẻ MG

5 - 6 tuổi như sau: yếu tố Khoa học được hiểu là những kiến thức về khái niệm, định luật, nguyên lí về các sự vật hiện tượng xung quanh đứa trẻ, từ việc nắm bắt kiến thức này, trẻ

sẽ tư duy và áp dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn, là việc nuôi dưỡng cảm giác ngạc nhiên và sự tò mò của trẻ; Công nghệ là những công cụ giúp trẻ GQVĐ, đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống, làm cho cuộc sống trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn; Kĩ thuật bắt đầu với việc xác định vấn đề, sau đó chuyển sang suy nghĩ và thử chúng…; yếu tố Nghệ thuật là minh họa cho các khái niệm STEAM theo những cách sáng tạo và giàu trí tưởng tượng, thể hiện ý tưởng về thế giới trẻ thấy qua âm nhạc, khiêu vũ, giao tiếp, qua màu sắc, nét vẽ… và cuối cùng, yếu tố Toán, là tư duy toán học sự so sánh, sắp xếp GVMN

có thể tạo cơ hội học tập STEAM ở khắp mọi nơi [74], [75], [80]–[82]

Hoàng Thị Phương (2020) đưa ra định hướng tiếp cận các thành tố S, T, E, A,

M trong GD STEAM cho trẻ mầm non với nhận định “Với sự hạn chế về nhận thức, trẻ nhỏ không thể tiếp nhận các thành tố này như người lớn hoặc học sinh phổ thông nên các nhà GDMN cần xác định mức độ cho trẻ tiếp cận với các yếu tố trên phù hợp với khả năng trẻ nhỏ, đồng thời không vì thế mà làm giảm tính đúng đắn của các khái niệm khoa học, quy luật hoặc các quy trình công nghệ ” Các cấp độ khám phá sẽ đi

từ đơn giản đến phức tạp: nhận biết hiện tượng - tìm hiểu nguyên nhân - giải thích nguyên lí khoa học Tác giả cũng nhấn mạnh rằng “không có trình tự cố định hay bắt buộc nào cần phải thực hiện khi tích hợp các thành tố của STEAM” mà nó phụ thuộc vào vấn đề người dạy lựa chọn trong các bài học, dự án dạy học… [78]

Những nghiên cứu về cách kết hợp các thành tố S, T, E, A, M trong hoạt động GD STEAM cho trẻ MG 5 - 6 tuổi

Rodger W Bybee (2013) đưa ra 9 cách kết hợp các lĩnh vực trong S, T, E, M

đa dạng, như sau:

Trang 32

Hình 1.1 Cách kết hợp các lĩnh vực trong S, T, E, M

Cách kết hợp các thành tố trong STEM/STEAM như thế nào không phải là điều cốt lõi để đem lại giá trị của hoạt động GD STEM/STEAM GD STEM/STEAM có thể diễn ra trong một hoạt động giáo dục, có thể là liên môn dưới dạng lồng ghép giữa Toán và Khoa học, trong đó các yếu tố còn lại là chất xúc tác, hoặc là dạy khoa học nhưng trong đó được thực hiện quy trình thiết kế kĩ thuật, hoặc là có tất cả các yếu tố Mục tiêu chung là hướng vào phát triển năng lực người học, ở trong hoạt động GD STEM/STEAM người học được chủ động tìm tòi, khám phá, trải nghiệm tìm ra vấn đề, GQVĐ, GV là người trợ giúp cho quá trình đó được thực hiện có hiệu quả [83]

Nhóm tác giả Wang (2011), Kazakoff (2013), McDonald & Howell (2012), Stohlmann (2012), Tharrenos Bratitsis (2019) tập trung vào hai thành tố trong STEAM

là kĩ thuật và công nghệ, Aysun, A.A, Ozlen, D (2017), tập hợp 22 nghiên cứu về GD

STEM và STEAM trong GDMN được xuất bản từ năm 2006 đến 2016, đã chỉ ra rằng

GD STEM và việc thêm yếu tố Art (nghệ thuật) tạo thành GD STEAM ở cấp học mầm non là hai lĩnh vực mới trong cả giới nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ và thế giới, nhóm tác giả nhấn mạnh rằng ở trong chương trình ECE (GDMN) của Thổ Nhĩ Kỳ thì kĩ thuật và công nghệ là hai lĩnh vực ít được quan tâm nhất trong các thành tố và cần phải được tập trung nghiên cứu ở nước họ Nhóm tác giả cũng khuyến khích, trong tương lai những nghiên cứu về STEAM nên xem xét các yếu tố khác như nghệ thuật và khoa học xã hội [84] Tharrenos Bratitsis (2019) với sự tích hợp các ứng dụng di động Android và iOS trong các môi trường GDMN chính thức và không chính thức, trong đó, yếu tố công nghệ trong STEAM là trọng tâm của quá trình học tập [85]

Ở một hướng đi khác, Nguyễn Thành Hải (2016), Hoàng Thị Phương (2020) cho rằng việc tổ chức hoạt động GD STEAM với việc lựa chọn thành tố nào trọng

Trang 33

tâm sẽ phụ thuộc vào vấn đề, chủ đề của hoạt động đó Theo Hoàng Thị Phương, trẻ mầm non khả năng nhận thức, vốn kiến thức, kinh nghiệm cón hạn chế, trẻ cần phải tích lũy thêm kiến thức và sự hiểu biết, vì vậy thành tố khoa học trong GD STEAM thường hay được thực hiện đầu tiên nhằm tích lũy kiến thức và giúp trẻ có thêm ý tưởng cho việc GQVĐ [78] Nền tảng của GD STEM/STEAM chính là GD khoa học,

do đó để hiểu về khái niệm GD STEAM, thì cần nắm rõ về GD khoa học [69] Cùng năm này, Nguyễn Văn Biên và cộng sự cũng đưa ra nhận định: kiến thức toán học và khoa học là kiến thức nền để người học có thể GQVĐ thông qua quy trình thiết kế kĩ thuật và đúc rút thành các quy trình công nghệ [86] Nhóm nghiên cứu Hồ Lam Hồng

và cộng sự (2022), Trần Thị Minh Huế và cộng sự (2022), Nguyễn Văn Biên cùng cộng sự (2023) nhấn mạnh đến hai hoạt động GD STEAM chiếm ưu thế phù hợp với chương trình GDMN Việt Nam đó là hoạt động GD STEAM tìm tòi khám phá và hoạt động GD STEAM thiết kế kĩ thuật [87]–[89]

Mỗi nhà nghiên cứu lựa chọn sự kết hợp các thành tố cốt lõi, nổi bật trong quá trình dạy và học khác nhau dựa trên mục tiêu của bài học muốn hướng đến, điều quan trọng trong quá trình tổ chức dạy và học là vị trí chủ thể của người học trong quá trình đó, là sự hướng tới các kĩ năng, năng lực chung giúp cho người học

có thể thích ứng, ứng phó hiệu quả được các tình huống diễn ra trong cuộc sống thường ngày

Hướng thứ hai Những nghiên cứu về cách thức tổ chức hoạt động GD STEAM cho trẻ MG 5 - 6 tuổi

Các nghiên cứu của Bagiati & Evangelou, (2015), Eng Tek, (2016), Mustafa (2016), Halton và Treveton, (2017), DeJarnette (2018), Wu Chen & cộng sự (2018), Mohd Hafiz & Ayop (2019), Nguyễn Thành Hải (2019), Nguyễn Thị Luyến (2021), Zhang Mengmeng & cộng sự (2019), Neslihan Ültay & Banu Aktaş (2020), Hoàng Thi Phương (2020), Fleer, (2021) nhắc đến các quy trình, hình thức tổ chức hoạt động GD STEAM đem lại hiệu quả giáo dục: dạy học dựa trên dự án, dạy học đựa trên chơi, dạy học dựa trên trải nghiệm, dạy học theo quy trình tìm tòi khám phá, quy trình 5E, quy trình thiết kế kĩ thuật (EDP), quy trình 6E (5E-EDP), quy trình TRIAL, quy trình 4C những quy trình này được vận dụng linh hoạt trong quá trình tổ chức hoạt động GD STEAM cho trẻ mầm non Việc lựa chọn cách thức tổ chức nào sẽ phụ thuộc vào mục tiêu, nội dung hoạt động giáo dục và vấn đề cần giải

quyết trong hoạt động giáo dục đó [14], [78], [98]–[100], [90]–[97]

Rodger W Bybee và các cộng sự (1987) đã đưa ra quy trình 5E (Engage (Gắn kết), Explore (Khám phá), Explain (Giải thích), Elaborate (Áp dụng cụ thể), và

Trang 34

Evaluate (Đánh giá)) nhằm thúc đẩy học tập hợp tác, tích cực trong đó học sinh làm việc cùng nhau để GQVĐ và khám phá các khái niệm mới bằng cách đặt câu hỏi, quan sát, phân tích và đưa ra kết luận Trong quá trình đó, người học tạo dựng kiến thức mới của mình dựa trên quá trình trải nghiệm của bản thân và kiến thức trước đó, quá trình này diễn ra một cách liên tục

Năm 2014, Burke, đã đề xuất một quy trình mới, quy trình 6E dựa trên quy trình 5E thêm yếu tố thiết kế kĩ thuật, cụ thể các pha E trong quy trình 6E bao gồm: Engage (Gắn kết), Explore (Khám phá), Explain (Giải thích), Engineer (thiết kế, chế tạo), Enrich (mở rộng, đào sâu) và Evaluate (Đánh giá) [101] Theo Chung (2018), Lê Hải Mỹ Ngân (2020), quy trình dạy học 6E lấy trẻ làm trung tâm, nhấn mạnh sự kết hợp giữa yếu tố khám phá và thiết kế kĩ thuật [102], củng cố cho trẻ khả năng tích hợp kiến thức STEAM và nâng cao hiệu quả học tập của trẻ trong từng lĩnh vực, kích thích trẻ GQVĐ dựa trên hai yếu tố chính là khoa học và quy trình thiết kế kĩ thuật [103] Theo Nguyễn Văn Biên và cộng sự (2019, 2023), Nguyễn Thị Luyến (2021), tùy theo đặc thù của từng buổi học về mục tiêu, nội dung, nhận thức của người học để GV lựa chọn quy trình phù hợp [86], [89], [98]

Các nhà nghiên cứu Cunningham, C M and Lachapelle (2014), Pantoya (2015); Shahali (2017), Glen (2018), Malone (2018) Mohd Hafiz & Ayop (2019)

Winarno (2020), Anggoro (2021), Erol (2022) chỉ ra rằng, yếu tố kĩ thuật là một

trong những yếu tố quan trọng của hoạt động GD STEAM và việc sử dụng quy trình thiết kế kĩ thuật (Engineering Design Process - EDP) là một xu hướng mới trong cải cách GD khoa học Quy trình EDP là một quy trình lặp đi lặp lại của việc lập kế hoạch, thiết kế và chế tạo mà các kỹ sư đảm nhận để giải quyết các vấn đề trong thế giới thực [104], [4], [96], [105], [106]

Năm 2003, nhóm các nhà nghiên cứu Cunningham và Lachapelle thuộc Bảo tàng Khoa học Boston bắt đầu phát triển chương trình giảng dạy EiE với quy trình

thiết kế kĩ thuật 5 bước: Ask (Hỏi), Imagine (tưởng tượng), Plan (lập kế hoạch),

Create (Chế tạo), Improve (cải tiến), giới thiệu cho trẻ em ở độ tuổi mầm non và tiểu

học (4 tuổi - 10 tuổi) về các nguyên tắc của kĩ thuật và công nghệ Quy trình thiết kế

kĩ thuật EiE giúp truyền cảm hứng cho trẻ em trở thành người GQVĐ lâu dài và học tập STEAM [107] Quy trình này cũng được nhiều nhà nghiên cứu [108]–[110] sử dụng trong hoạt động GD STEAM dành cho trẻ mầm non

Tóm lại, các nghiên cứu cho thấy, bất kể quy trình, hình thức tổ chức hoạt động GD STEAM nào cũng đều hướng đến vai trò trọng tâm của người học, ở đó người học được trải nghiệm chủ động, phá bỏ sự tách rời giữa các lĩnh vực, gắn lý thuyết và thực hành, giữa kiến thức và ứng dụng vào trong cuộc sống

Trang 35

1.1.3 Những nghiên cứu về giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo

5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM

Trước khi thuật ngữ giáo dục STEAM xuất hiện, những nghiên cứu của các nhà khoa học Ruggiero (1984), Johnson (1989), Clarke (1990), Bussell (1998), Arenofsky (2001), Geetha Balaraman Ramani (2005), Hmelo-Silver, Duncan và Chinn (2007) đã đề cập đến việc đưa KNGQVĐ vào chương trình nhà trường, lồng ghép vào trong các môn học và các môn học cần xây dựng các tình huống có vấn đề gắn liền với thực tiễn cuộc sống đời thực, cụ thể như:

Theo Ruggiero (1984), Clarke (1990), Tang Keow Ngang, Subadrah Nair (2014), KNGQVĐ là một kĩ năng quan trọng, cần được đưa vào hệ thống GD trong dạy và học mọi môn học [55], [111] KNGQVĐ không nên được dạy riêng lẻ mà nên được kết hợp trong quá trình dạy và học các môn học được giảng dạy trong nhà

trường [18], [55], [111], [112]

Theo Johnson (1989), các mô hình GD truyền thống trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật, toán học, nghệ thuật chủ yếu tập trung vào việc truyền tải kiến thức thay vì cung cấp các cơ hội học tập khác nhau nhằm thu hút người học giải quyết các vấn đề hằng ngày bằng cách áp dụng những gì họ đã học trong trường [113] Do

đó, nhiều nhà nghiên cứu Arenofsky, (2001), Bussell (1998), Geetha Balaraman Ramani (2005), Kaya (2013), khuyến nghị rằng các tình huống học tập nên tập trung vào việc giải quyết các vấn đề thực tế cuộc sống hằng ngày của người học để đánh giá hiệu quả hơn [114]–[118]

Theo Hmelo-Silver, Duncan và Chinn (2007), "GQVĐ liên quan đến việc áp dụng các kĩ năng tư duy để tìm giải pháp cho các vấn đề phức tạp, có cấu trúc kém gặp phải trong cuộc sống hằng ngày." [119] Cùng quan điểm, Lin (2015), nhận định “các tình huống học tập nên đưa nội dung phù hợp với cuộc sống hằng ngày của người học”, đây là vấn đề cần được chú trọng [120]

Gần đây, các nghiên cứu Caprino & Barreto (2019), Lim & Byun, (2019), Mengmeng (2019), Linder (2020), Tabiin (2020), Erol (2022), Vale (2022), chỉ ra rằng

GD STEAM thời thơ ấu có thể nâng cao KNGQVĐ ở trẻ nhỏ Các hoạt động STEAM thúc đẩy tư duy phản biện, tính sáng tạo và lập luận logic, tất cả đều là những thành phần thiết yếu của việc GQVĐ [2], [3], [14], [42], [105], [121], [122] Những nghiên cứu này được đưa ra với những hướng tiếp cận như sau:

Hướng thứ nhất Những nghiên cứu về vai trò của hoạt động GD STEAM đến việc giáo dục KNGQVĐ cho trẻ

Ở hướng nghiên cứu này, các tác giả Kang và Anderson (2015), Kim và Kim

(2017), Apriyani, Ramalis và Suwarma (2019), Akcay-Malcok và Ceylan (2020),

Trang 36

Beyza Akcay Malcok, Remziye Ceylan (2021, 2022), Ahmet Erol và cộng sự

(2022), Jang và Chen (2010) đưa ra nhận định, trẻ MG tham gia vào các hoạt động GD

STEAM khoa học, công nghệ, kĩ thuật, Robottic với các hoạt động thực hành, trải nghiệm, dựa trên quy trình tìm tòi khám phá, thiết kế kĩ thuật… có sự cải thiện đáng kể

về KNGQVĐ, đặc biệt là khả năng đưa ra nhiều giải pháp cho một vấn đề [123]

Ngoài việc học dựa trên vấn đề, theo Jang và Chen (2010), các hoạt động thực hành có hiệu quả trong việc phát triển các KNGQVĐ trong GD STEAM ở lứa tuổi mầm non Các hoạt động thực hành mang đến cho trẻ cơ hội khám phá, thử nghiệm và phát triển các KNGQVĐ thông qua thử và sai [124]

Kim & Kim (2016), Kim & Song (2017), Park & Kim, (2020) chỉ ra chương trình khoa học được thiết kế để thúc đẩy học tập dựa trên vấn đề, STEAM sử dụng

robot giáo dục R-Learning phát huy khả năng GQVĐ sáng tạo của trẻ MG [125]–[127]

Năm 2022, nhóm các nhà nghiên cứu Ahmet Erol, Mustafa Erol, chỉ ra rằng, các hoạt động STEAM dựa trên quy trình thiết kế kỹ thuật (EDP-STEAM) được áp dụng với các câu chuyện đã cải thiện khả năng sáng tạo và KNGQVĐ của trẻ từ 6 - 6,5 tuổi Theo nhóm tác giả, truyện phù hợp với cấu trúc tư duy của trẻ nhỏ, vì chúng rất dễ hiểu, có sự sáng tạo và đưa ra những kinh nghiệm GQVĐ Mặt khác, quá trình thiết kế

kỹ thuật nhất thiết phải sử dụng kỹ năng sáng tạo và GQVĐ [105], [128]

Hướng thứ hai Những nghiên cứu về mối quan hệ giữa hoạt động GD STEAM và việc giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi

Có thể thấy rằng, hoạt động GD STEAM được các nhà khoa học đánh giá là

hoạt động tạo cơ hội thuận lợi trong việc giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi

Những nghiên cứu về sự tương thích giữa mục tiêu, đặc trưng hoạt động GD STEAM và giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi

Nhóm tác giả Cassie Quigley, Dani Hero (2017) quan niệm STEAM là một khái niệm GD cho phép học sinh học thông qua các môn học liên môn và vận dụng kiến thức tích hợp để giải quyết các vấn đề trong thực tế [129]

Các nhà nghiên cứu của Bybee (2013), Nguyễn Văn Biên (2019), Beyza Akcay Malcok (2020) đưa ra nhận định hoạt động GD STEAM chuyển từ lớp học truyền thống sang quá trình học tập dựa trên nhu cầu và GQVĐ [5], giúp hình thành

và phát triển năng lực GQVĐ và sáng tạo của người học [86], trong đó yếu tố kĩ thuật trong hoạt động GD STEAM tham gia trực tiếp vào việc GQVĐ và đổi mới [83]

Theo Wang & Chiew (2010), Wang (2011), Christine Liao, (2016), quá trình GQVĐ là một thành phần quan trọng để tích hợp các lĩnh vực STEAM, khi giải quyết một vấn đề thực tế trong cuộc sống, cần phải huy động kiến thức từ nhiều lĩnh vực chứ không tiếp cận từ một lĩnh vực riêng biệt [27] [130] GD

Trang 37

STEAM dạy cho người học các kĩ năng tư duy phản biện và GQVĐ; cộng tác và giao tiếp; và sáng tạo và đổi mới [131]

Các tác giả Christine Schinittka (2011), Stone-MacDonald, (2015), Nguyễn Thành Hải (2016); Nguyễn Văn Biên, (2019), Hoàng Thị Phương (2020), khi phân tích sự tương thích giữa các thành tố STEAM với KNGQVĐ, đề cập đến vai trò của các thành tố này trong quá trình hình thành, phát triển KNGQVĐ thực tiễn cho trẻ nhỏ Cụ thể, thành tố khoa học: giúp trẻ liên kết các kiến thức đề tư duy và GQVĐ thực tế, tạo cơ hội cho trẻ tích lũy kiến thức để có ý tưởng cho việc GQVĐ đặt ra; thành tố công nghệ, giúp trẻ thu thập thông tin GQVĐ; thành tố toán học tạo cơ hội cho trẻ sử dụng để phát hiện đặc điểm của sự vật hiện tượng, thể hiện sự hiểu biết

và GQVĐ; thành tố nghệ thuật nhằm khai thác ý tưởng, tư duy sáng tạo khi GQVĐ… Theo Hoàng Thị Phương, sự tích hợp 5 thành tố cần tuân theo logic tự nhiên của việc GQVĐ thực tế, để trẻ được học qua tình huống cụ thể, được trải nghiệm, tham gia tích cực vào các hoạt động [78] Theo Nguyễn Thành Hải (2016), Nguyễn Văn Biên, (2019), trong tất cả các yếu tố cấu thành nên GD STEAM, yếu tố khoa học là nền tảng cốt lõi của GD STEAM, từ những hiểu biết về kiến thức, kĩ năng khoa học giúp cho người học “giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày một cách khoa học” [86], [97], trong quá trình học tập, “người học được đặt vào tình huống có vấn đề thực tiễn liên quan đến kiến thức khoa học”, để giải quyết được vấn đề đó người học phải tìm tòi, nghiên cứu, vận dụng những kiến thức, kĩ năng của mình có được thông qua những môn học đã được học GQVĐ đặt ra Nếu yếu tố khoa học trong STEAM giúp người học vận dụng kiến thức, kĩ năng vào GQVĐ trong cuộc sống một cách khoa học, yếu tố toán học phát triển khả năng phân tích, biện luận một cách hiệu quả các giải pháp giải quyết các vấn đề [86, 62-63] Christine Schinittka (2011), Stone-MacDonald, (2015), nhấn mạnh yếu tố kĩ thuật trong STEAM là khả năng vận dụng kiến thức khoa học vào trong quy trình thiết kế kĩ thuật để tạo ra sản phẩm mang ý nghĩa thực tiễn [132], [133], kĩ năng vận động tinh kết hợp với ghi nhớ có chủ định giúp trẻ khéo léo và tập trung [134]

Những nghiên cứu về sự gắn kết giữa quy trình thiết kế kĩ thuật, quy trình tìm tòi khám phá trong hoạt động GD STEAM và giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi

Theo nghiên cứu của Ronald (2010), Caprino & Barreto (2019), Akcay Malcok & Ceylan (2020, 2021), các bước GQVĐ và quy trình thiết kế kĩ thuật có những tương đồng, nó sẽ giúp cho hoạt động GD STEAM thúc đẩy được sự phát triển KNGQVĐ ở trẻ

Trang 38

Akcay-Malcok và Ceylan (2020) trong nghiên cứu “Does STEM education have an impact on problem solving skill?” đã lập bảng thống kê 19 nghiên cứu từ năm 2014-2019 được thực hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến mối quan hệ giữa hoạt động GD STEM và việc giáo dục KNGQVĐ cho trẻ em, các nghiên cứu này đều nhấn mạnh đến mối quan hệ tích cực của việc triển khai hoạt động GD STEAM tác động tích cực đến việc giáo KNGQVĐ cho người học [5]

Cùng quan điểm này, Caprino & Barreto (2019), Akcay-Malcok cùng cộng

sự (2021), đều nhận định quy trình thiết kế kỹ thuật là quá trình đưa ra các giải pháp phù hợp và cần thiết nhất cho một vấn đề [12]

Bên cạnh đó, Roberts & Schnepp, (2020) chỉ ra rằng, các hoạt động GD STEAM cung cấp bối cảnh để GQVĐ đích thực và có khả năng tiếp cận đến nhiều học sinh hơn khi chỉ dạy riêng về khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học [135]

1.1.4 Đánh giá chung về những nghiên cứu có liên quan đến giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM

GD STEAM là môi trường hiệu quả để giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi, được nhiều nghiên cứu quan tâm Những kết quả nghiên cứu này sẽ giúp cho tác giả luận án hỏi, kế thừa và xác định những vấn đề chưa được giải quyết,… Trên cơ sở

đó xác định hướng tiếp cận của mình, cụ thể là:

Những vấn đề có thể kế thừa

Những kết quả nghiên cứu trên chỉ ra mối quan hệ giữa hoạt động GD STEAM

và giáo dục KNGQVĐ cho trẻ mầm non ở những khía cạnh khác nhau Dù đi theo hướng nghiên cứu nào, các tác giả cũng khẳng định hoạt động GD STEAM là môi trường giáo dục thuận lợi để giáo dục KNGDVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi

Từ những nghiên cứu, luận án kế thừa được khung lí thuyết về KNGQVĐ, hoạt động GD STEAM và việc giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM, kế thừa được một phần công cụ đánh giá KNGQVĐ cho trẻ MG

5 - 6 tuổi từ các nghiên cứu quốc tế Luận án kế thừa, phát triển thang đo KNGQVĐ trong hoạt động khoa học cho trẻ MG 5 - 6 tuổi của các nhóm tác giả Ünal & Aral (2014) và thang đo KNGQVĐ hằng ngày của Vuslat Oğuz (2012, 2014), tham khảo cách đo các kĩ năng thành phần của Omeroglu và cộng sự (2009) [52], [63], [65], [67] Luận án sử dụng tranh minh hoạ cho các tình huống có vấn đề liên quan đến khoa học, công nghệ, kĩ thuật với thang Likert 3 mức độ (yếu, trung bình, tốt), luận

án không đo một kĩ năng thành phần “đưa ra các biện pháp GQVĐ” như thang đo của nhóm tác giả Vuslat Oğuz Luận án phát triển thang đo cả quá trình GQVĐ gồm phát hiện vấn đề, mong muốn GQVĐ, đề xuất giải pháp, lập kế hoạch giải quyết, thực hiện

Trang 39

và đánh giá Luận án thiết kế các tình huống có vấn đề liên quan đến lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật dành cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM với các tiêu chí tính phù hợp độ tuổi, tính kết nối với thực tiễn, tính đa dạng trong tình huống, tính an toàn và bám vào chương trình GDMN lứa tuổi MG 5 - 6 tuổi [136], [137] [138] [125], [139]

Những vấn đề chưa được giải quyết

Những nghiên cứu về giáo dục KNGQVĐ trong hoạt động GD STEAM ở độ tuổi mầm non còn ít ỏi [12], [140] Đặc biệt, hiện nay tại Việt Nam đang thiếu nghiên cứu về khung lý luận của việc giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM; thang đo KNGQVĐ của MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM; thực trạng KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM; biện pháp giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD

STEAM một cách hệ thống và chuyên sâu

Những vấn đề luận án giải quyết

Luận án nghiên cứu vận dụng yếu tố khoa học và kĩ thuật trong hoạt đông

GD STEAM để giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi, xây dựng cơ sở lý luận, thang đo KNGQVĐ của trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM phù hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ MG 5 - 6 tuổi Việt Nam, dựa trên khung chương trình GDMN cho trẻ MG 5 - 6 tuổi, điều kiện thực tiễn Việt Nam, mô tả bức tranh thực trạng về giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động

GD STEAM, đề xuất, thực nghiệm biện pháp giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM, góp phần lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu

về giáo dục KNGQVĐ nói chung và giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi

trong hoạt động GD STEAM ở Việt Nam nói riêng

1.2 Kĩ năng giải quyết vấn đề của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

1.2.1 Khái niệm kĩ năng giải quyết vấn đề của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

1.2.1.1 Kĩ năng

Có nhiều quan niệm khác nhau về kĩ năng, tùy theo cách tiếp cận của mỗi nhà khoa học, tuy nhiên các cách tiếp cận này không phủ nhận lẫn nhau và xoay quanh các hướng cơ bản sau:

Hướng thư nhất, xem xét kĩ năng nghiêng về mặt kỹ thuật của thao tác, hành động

Những người theo hướng này có thể kể đến A.G.Covaliov (1971) [141], V.A.Crutetxki (1980) [142], A.V Petrovxki (1982) [143] Phạm Tất Dong và cộng

sự (2001) [144], Trần Trọng Thuỷ và cộng sự [145], Nguyễn Thành Kỉnh, (2010) [146] Theo hướng này, kĩ năng là phương thức thực hiện hoạt động một cách thành

Trang 40

thạo, linh hoạt sáng tạo phù hợp với các mục tiêu trong những điều kiện cụ thể [146], [147] Kĩ năng là hành động có ý thức, có kĩ thuật và có kết quả được thực hiện dựa trên vốn tri thức và kinh nghiệm đã có trong những điều kiện nhất định [147, 35-36] Khi cá nhân nắm được các tri thức về hành động, thực hiện hành động theo các yêu cầu khác nhau của thực tiễn, tức là đã có kĩ năng hành động Mức độ

thành thạo của kĩ năng phụ thuộc vào mức độ nắm vững tri thức về hành động và sử

dụng chúng vào hoạt động thực tiễn Các tác giả theo quan điểm này, con người chỉ cần có phương thức thực hiện hành động đúng mà chưa nhấn mạnh đến hiệu quả của hành động

Hướng thứ hai, xem xét kĩ năng nghiêng về khả năng của con người

Đại diện cho hướng này có thể kể đến P P Heppner, T E Witty, and W A Dixon [46], Nguyễn Quang Uẩn và cộng sự [144], Nguyễn Ánh Tuyết và cộng sự [34], Hoàng Phê [149], Nguyễn Thị Hòa [150], [151],… Theo hướng này kĩ năng là

“khả năng” thực hiện hành động đúng và phù hợp với mục tiêu, điều kiện cụ thể khi diễn ra hành động, để hình thành được kĩ năng thì cần có những kiến thức cơ sở cùng với sự luyện tập những thao tác riêng lẻ cho đến khi đạt kết quả theo đúng mục đích, yêu cầu Quan điểm này đã bao hàm cả quan điểm thứ nhất, bởi vì khi chủ thể GQVĐ thì cần nhiều tri thức lẫn kỹ thuật hành động [152]–[155] Kĩ năng được hiểu theo quan điểm này có tính ổn định, mềm dẻo Nhờ có tính mềm dẻo mà con người có tính sáng tạo trong hoạt động

Hướng thứ ba, xem xét kĩ năng là năng lực

Ở một khía cạnh khác, các tác giả Vũ Dũng [156], Hoàng Thị Phương [157], Đặng Thành Hưng [155] kĩ năng lại được hiểu là “năng lực” vận dụng có kết quả những tri thức mà chủ thể đã lĩnh hội trước đó để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng Kĩ năng được hình thành qua luyện tập [156] và đòi hỏi sự tập trung chú ý, có

sự nỗ lực về ý chí và biết vượt qua khó khăn [156, 107-108]; kĩ năng là biểu hiện

năng lực hành động của con người dựa trên việc vận dụng kiến thức, kinh nghiệm

đã có của bản thân đảm bảo thực hiện được mục đích đặt ra trong các điều kiện nhất định [157, 26-27], là năng lực hành động thực hiện có kết quả, một nhiệm vụ, một công việc nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có phù hợp với những điều kiện cho phép nhằm đạt mục đích đề ra

Như vậy, các cách tiếp cận khác nhau, nhưng những quan điểm này không mâu thuẫn mà có sự tương thích, hỗ trợ nhau trong việc hiểu rõ hơn bản chất của kĩ năng, rằng kĩ năng có thể được phát triển, cải thiện và mở rộng thông qua việc học hỏi và nỗ lực

Ngày đăng: 21/08/2024, 21:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Ban chấp hành Trung Ương (2013), “Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.,” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
Tác giả: Ban chấp hành Trung Ương
Năm: 2013
[2] S. Caprino, A., & Barreto (2019), “Developing problem-solving skills through STEAM activities in early childhood education,” Eur. Early Child. Educ. Res. J., vol. 27, no. 4, pp. 563–576 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Developing problem-solving skills through STEAM activities in early childhood education,” "Eur. Early Child. Educ. Res. J
Tác giả: S. Caprino, A., & Barreto
Năm: 2019
[3] I. Vale, A. Barbosa, A. Peixoto, and F. Fernandes (2022), “Solving Problems through Engineering Design: An Exploratory Study with Pre-Service Teachers,”Educ. Sci., vol. 12, no. 12, p. 889, Dec. 2022, doi: 10.3390/educsci12120889 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Solving Problems through Engineering Design: An Exploratory Study with Pre-Service Teachers,” "Educ. Sci
Tác giả: I. Vale, A. Barbosa, A. Peixoto, and F. Fernandes
Năm: 2022
[4] F. K. Anggoro, M. Dubosarsky, and S. Kabourek (2021), “Developing an Observation Tool to Measure Preschool Children’s Problem-Solving Skills,” Educ.Sci., vol. 11, no. 12, p. 779, 2021, doi: 10.3390/educsci11120779 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Developing an Observation Tool to Measure Preschool Children’s Problem-Solving Skills,” "Educ. "Sci
Tác giả: F. K. Anggoro, M. Dubosarsky, and S. Kabourek
Năm: 2021
[5] R. C. Beyza Akcay Malcok (2020), “Does STEM education have an impact on problem solving skill? *,” Kesit Akad., vol. 25, no. 25, pp. 21–40, 2020, doi:10.29228/kesit.46371 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Does STEM education have an impact on problem solving skill? *,” "Kesit Akad
Tác giả: R. C. Beyza Akcay Malcok
Năm: 2020
[6] Bộ Giáo dục và đào tạo (2021), “Thông tư số 01/VBHN-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục Mầm non,” Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội, Apr. 13, 2021.[Online]. Available: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Van-ban-hop-nhat-01-VBHN-BGDDT-2021-Thong-tu-Chuong-trinh-Giao-duc-mam-non-472930.aspx Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 01/VBHN-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục Mầm non,” "Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tác giả: Bộ Giáo dục và đào tạo
Năm: 2021
[7] A. Ata Aktürk and O. Demircan (2017), “A Review of Studies on STEM and STEAM Education in Early Childhood,” J. Kırşehir Educ. Fac., vol. 18, no. 2, pp.757–776 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A Review of Studies on STEM and STEAM Education in Early Childhood,” "J. Kırşehir Educ. Fac
Tác giả: A. Ata Aktürk and O. Demircan
Năm: 2017
[8] I. D. Jiménez (2020), “Introducing STEAM Disciplines in Early Childhood Education: Intervention Plan,” Universidad LoYoLa Andalucia. [Online]. Available:https://repositorio.uloyola.es/handle/20.500.12412/2321%0Ahttp://files/1082/Jiménez - 2020 - Introducing STEAM Disciplines in Early Childhood E.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Introducing STEAM Disciplines in Early Childhood Education: Intervention Plan
Tác giả: I. D. Jiménez
Năm: 2020
[9] Trần Viết Nhi, Nguyễn Tuấn Vĩnh, Nguyễn Thị Bích Thảo (2020), “Bồi dưỡng năng lực giáo dục STEAM cho giáo viên mầm non,” Tạp chí khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội, vol. 65, no. 11A, pp. 117–124 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bồi dưỡng năng lực giáo dục STEAM cho giáo viên mầm non,” "Tạp chí khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tác giả: Trần Viết Nhi, Nguyễn Tuấn Vĩnh, Nguyễn Thị Bích Thảo
Năm: 2020
[10] Bùi Thị Lâm, Nguyễn Thị Luyến, Trần Viết Nhi, Nguyễn Thị Thanh Hương, Đặng Út Phượng, Nguyễn Mạnh Tuấn, Trần Thị Thắm (2022), “Thực trạng kiến thức và thực hành của giáo viên khu vực miền Trung về giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo,” Tạp chí khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội, vol. 67, no. 4A, pp. 33–43 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng kiến thức và thực hành của giáo viên khu vực miền Trung về giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo,” "Tạp chí khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tác giả: Bùi Thị Lâm, Nguyễn Thị Luyến, Trần Viết Nhi, Nguyễn Thị Thanh Hương, Đặng Út Phượng, Nguyễn Mạnh Tuấn, Trần Thị Thắm
Năm: 2022
[11] Nguyễn Mạnh Tuấn, Vũ Thị Kiều Trang (2022), “Nhận thức của giáo viên qua khoá tập huấn ‘tổ chức dự án giáo dục STEAM cho trẻ mầm non’: Nghiên cứu trường hợp ở một trường mầm non trên địa bàn Hà Nội,” Tạp chí khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội, vol. 67, no. 4, pp. 52–61, 2022, doi: 10.18173/2354-1075.2022-0092 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận thức của giáo viên qua khoá tập huấn ‘tổ chức dự án giáo dục STEAM cho trẻ mầm non’: Nghiên cứu trường hợp ở một trường mầm non trên địa bàn Hà Nội,” "Tạp chí khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Mạnh Tuấn, Vũ Thị Kiều Trang
Năm: 2022
[12] B. Akcay Malcok and R. Ceylan (2021), “The effects of STEM activities on the problem-solving skills of 6-year-old preschool children,” Eur. Early Child. Educ.Res. J., vol. 0, no. 0, pp. 1–14, 2021, doi: 10.1080/1350293X.2021.1965639 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The effects of STEM activities on the problem-solving skills of 6-year-old preschool children,” "Eur. Early Child. Educ. "Res. J
Tác giả: B. Akcay Malcok and R. Ceylan
Năm: 2021
[13] S. S. Bapoğlu-Dỹmenci, ĩ. E. Muş, and E. Demir (2021), “Analysis of Case Problems by STEM Activities in Children’s Stories and Their Effect on Problem- Solving Skills,” Bartın Univ. J. Fac. Educ., vol. 10, no. 2, pp. 378–389, 2021, doi:10.14686/buefad.816297 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Analysis of Case Problems by STEM Activities in Children’s Stories and Their Effect on Problem-Solving Skills,” "Bartın Univ. J. Fac. Educ
Tác giả: S. S. Bapoğlu-Dỹmenci, ĩ. E. Muş, and E. Demir
Năm: 2021
[14] Z. Mengmeng, Y. Xiantong, and W. Xinghua (2019), “Construction of STEAM Curriculum Model and Case Design in Kindergarten,” Am. J. Educ. Res., vol. 7, no Sách, tạp chí
Tiêu đề: Construction of STEAM Curriculum Model and Case Design in Kindergarten,” "Am. J. Educ. Res
Tác giả: Z. Mengmeng, Y. Xiantong, and W. Xinghua
Năm: 2019
[16] John Dewey (1933), “How we think: A restatement of the relation of reflective thinking to the educative process,” Heath Sách, tạp chí
Tiêu đề: How we think: A restatement of the relation of reflective thinking to the educative process,”
Tác giả: John Dewey
Năm: 1933
[18] B. K. Beyer (1991), “Teaching thinking skills: A hand book for secondary school teachers,” Allyn and Bacon, Boston Sách, tạp chí
Tiêu đề: Teaching thinking skills: A hand book for secondary school teachers
Tác giả: B. K. Beyer
Năm: 1991
[19] G. Polya (1973), How to Solve It: A New Aspect of Mathematical Method. doi: 10.1201/9781003037149-1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: How to Solve It: A New Aspect of Mathematical Method
Tác giả: G. Polya
Năm: 1973
[20] T. J. D’Zurilla, A. M. Nezu, and A. Maydeu-Olivares (2009), “Social Problem Solving: Theory and Assessment.,” Soc. Probl. solving Theory, Res. training., no.January, pp. 11–27, 2009, doi: 10.1037/10805-001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Social Problem Solving: Theory and Assessment.,” "Soc. Probl. solving Theory, Res. training
Tác giả: T. J. D’Zurilla, A. M. Nezu, and A. Maydeu-Olivares
Năm: 2009
[21] Nguyễn Quang Uẩn (2005), Tâm Lý học đại cương. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm Lý học đại cương
Tác giả: Nguyễn Quang Uẩn
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2005
[46] Andersen, H. O. (1967). Problem-Solving and Science Teaching. School Science and Mathematics, 67(3), 243–251. https://doi.org/10.1111/j.1949-8594.1967.tb15151.x Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w