1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM

284 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo Dục Kĩ Năng Giải Quyết Vấn Đề Cho Trẻ Mẫu Giáo 5 - 6 Tuổi Trong Hoạt Động Giáo Dục STEAM
Tác giả Đặng Út Phượng
Người hướng dẫn PGS. TS. Hoàng Quý Tỉnh, TS. Đinh Văn Vang
Trường học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Chuyên ngành Giáo dục mầm non
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 284
Dung lượng 3,2 MB

Nội dung

Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM.Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM.Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM.Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM.Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM.Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM.Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM.Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM.Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM.Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM.Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM.Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM.Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM.Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM.Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM.Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM.Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM.Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM.Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM.Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM.Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM.Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM.Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM.Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM.Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM.Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫnkhoahọc: 1 PGS TS Hoàng QuýTỉnh

2 TS Đinh Văn Vang

HÀ NỘI, 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng công trình luận án này là của tôi và không có bất kỳ sự gianlận, đạo văn hay sao chép từ bất kỳ nguồn nào khác Tất cả những nội dung, ý tưởng, vàkết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án này là sự sản phẩm của công việcnghiêm túc và tự chủ của riêng tôi Tất cả thông tin và dữ liệu từ các nguồn tham khảo đãđược trích dẫn rõ ràng và chính xác, theo các tiêu chuẩn văn bản học thuật và quy địnhcủa trường đại học

Hà Nội, ngày 19 tháng 02 năm 2024

Tác giả luận án

Đặng Út Phượng

Trang 4

Tôi bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn động viên, tin tưởng và hỗtrợ vô điều kiện trong suốt quá trình nghiên cứu và viết luận án Sự ủng hộ và tình yêuthương của họ đã truyền động lực, giúp tôi vượt qua những thử thách, khó khăn trong quátrình hoàn thành luậnán.

Cuối cùng, tôi bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả những người đã không được đề cậptrực tiếp trong luận án nhưng đã đóng góp thông qua thảo luận, hỏi đáp, chia sẻ ý kiến và

ý tưởng Sự phản hồi và góp ý của các đồng nghiệp là một phần quan trọng của quá trìnhnghiêncứu

Lời cảm ơn của tôi không thể đủ để diễn tả lòng biết ơn sâu sắc và tôn trọng củamình Tôi hi vọng rằng công trình luận án này sẽ có đóng góp tích cực cho lĩnh vựcnghiên cứu và làm phong phú thêm kiến thức trong lĩnh vực này

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những người đã đồng hành và ủng

hộ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu Sự đóng góp của quý thầy/cô đã rất quan trọng và

có ý nghĩa đối với thành công của luận án này

Hà Nội, ngày 19 tháng 02 năm 2024

Tác giả luận án

Đặng Út Phượng

Trang 5

MỤC LỤC

MỞĐẦU 1

1 Tính cấp thiết củađềtài 1

2 Mục đíchnghiêncứu 2

3 Khách thể và đối tượngnghiêncứu 2

4 Giả thuyếtkhoahọc 2

5 Nhiệm vụnghiêncứu 2

6 Giới hạn phạm vinghiêncứu 2

7 Cách tiếp cận và phương phápnghiêncứu 3

8 Các luận điểmbảovệ 6

9 Những đóng góp mới củaluậnán 6

10 Cấu trúc củaluậnán 7

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIẢI QUYẾTVẤN ĐỀCHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNGGIÁODỤCSTEAM 8

1.1 Tổng quan nghiên cứuvấnđề 8

1.1.1 Nhữngnghiêncứuvềkĩnănggiảiquyếtvấnđềcủatrẻmẫugiáo 5 -6tuổi 8

1.1.2 Những nghiên cứu về hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ mẫug i á o 5 -6tuổi 16

1.1.3 Những nghiên cứu về giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻmẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáodụcSTEAM 21

1.1.4 Đánh giá chung về những nghiên cứu có liên quan đến giáo dụcKNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt độngGDSTEAM 24

1.2 Kĩ năng giải quyết vấn đề của trẻ mẫu giáo 5 -6tuổi 25

1.2.1 Khái niệm kĩ năng giải quyết vấn đề của trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi 25

1.2.2 Cấu trúc kĩ năng giải quyết vấn đề của trẻ mẫu giáo 5 -6tuổi 29

1.2.3 Đặc điểm kĩ năng giải quyết vấn đề của trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi 32

1.2.4 Quátrìnhhìnhthànhkỹnănggiảiquyếtvấnđềcủatrẻmẫugiáo 5 -6tuổi 34

1.3 Hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo 5 -6tuổi 34

1.3.1 Khái niệm giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi 34

1.3.2 Hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trườngmầmnon 37

Trang 6

1.3.3 ĐặctrưnghoạtđộnggiáodụcSTEAMchotrẻmẫugiáo5-6tuổi

ở trườngmầmnon 40

1.3.4 QuytrìnhtổchứchoạtđộnggiáodụcSTEAMchotrẻmẫugiáo 5 -6tuổi 41

1.4 Quátrìnhgiáodụckĩnănggiảiquyếtvấnđềchotrẻmẫugiáo5-6 tuổi trong hoạt động giáo dục STEAM ở trườngmầmnon 44

1.4.1 Khái niệm giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề trong hoạt độngg i á o dục STEAM cho trẻ mẫu giáo 5 -6tuổi 44

1.4.2 Mối quan hệ giữa hoạt động giáo dục STEAM và kĩ năng giảiquyết vấn đề của trẻ mẫu giáo 5 -6tuổi 45

1.4.3 Các biểu hiện kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổitrong hoạt động giáodụcSTEAM 48

1.4.4 Về mục tiêu, sự cần thiết, nội dung giáo dục KNGQVĐ cho trẻM G 5 - 6 tuổi trong hoạt độngGDSTEAM 51

1.4.5 Phương pháp GD KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạtđ ộ n g GDSTEAM 52

1.4.6 Đánh giá sự phát triển KNGQVĐ của trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạtđộngGDSTEAM 53

1.5 Cácyếutốảnhhưởngđếnquátrìnhgiáodụckĩnănggiảiquyếtvấn đề trong hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo 5 -6tuổi 55

1.5.1 Bản thântrẻ 55

1.5.2 Môi trườnggiáo dục 57

1.5.3 Nhà giáodục 57

Tiểu kếtchương1 59

Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤNĐỀC H O T R Ẻ M Ẫ U G I Á O 5 - 6 T U Ổ I T R O N G H O Ạ T Đ Ộ N G G I Á O DỤCSTEAM 60

2.1 Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong chươngtrìnhGDMN 60

2.2 Tổchứckhảosátthựctrạnggiáodụckỹnănggiảiquyếtvấnđềcho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáodục STEAM 60

2.2.1 Mục đích khảosát 60

2.2.2 Cỡ mẫu, địa bàn, thời giankhảosát 60

Trang 7

2.2.3 Nội dung và phương phápkhảosát 62

2.2.4 Tiến trìnhkhảosát 64

2.2.5 Tiêu chí và thang đánh giá kĩ năng giải quyết vấn đề của trẻ mẫugiáo 5 - 6 tuổi trong hoạt độngGDSTEAM 65

2.3 Phân tích kết quả khảo sátthựctrạng 68

2.3.1 Thực trạng hiểu biết của giáo viên mầm non về hoạt động giáo dụcSTEAM, kĩ năng giải quyết vấn đề của trẻ mẫu giáo 5 -6tuổi 68

2.3.2 Thực trạng về giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạtđộngGDSTEAM 73

2.3.3.ThựctrạngKNGQVĐcủatrẻMG5-6tuổitronghoạtđộngGDSTEAM 92

2.3.4.Đánh giá chung về thực trạng giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 -6 tuổi trong hoạt độngGDSTEAM 106

Tiểu kếtchương2 109

Chương 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀCHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤCSTEAM 110

3.1 Cácnguyêntắcđềxuấtbiệnphápgiáodụckĩnănggiảiquyếtvấnđề cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáodụcSTEAM 110

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảomụctiêu 110

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tínhthựctiễn 110

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính tích cựchoạtđộng 112

3.1.4 ĐảmbảophùhợpvớicácđặctrưngcủahoạtđộnggiáodụcSTEAM 113

3.2 Cácbiệnphápgiáodụckĩnănggiảiquyếtvấnđềchotrẻmẫugiáo5-6 tuổi trong hoạt động giáodụcSTEAM 114

3.2.1 Biện pháp 1 Thiết kế môi trường tổ chức hoạt động giáo dụcSTEAM đa dạng, hấp dẫn, an toàn, phát huy tính tích cựccủatrẻ 114

3.2.2 Biện pháp 2 Tăng cường sự tham gia của trẻ trong đề xuất ýtưởng, lập và thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề dựa trên vốn hiểubiết của trẻ về các lĩnh vực trongGDSTEAM 116

3.2.3 Biệnpháp3.Tạotìnhhuốngcóvấnđề,nảysinhnhucầuGQVĐở trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt độngGDSTEAM 119

3.2.4 Biện pháp 4 Áp dụng đa dạng các kĩ thuật sư phạm trong quy trìnhtìmtòikhámphávàthiếtkếkĩthuậtđểgiáodụcKNGQVĐchotrẻMG5 - 6 tuổi trong hoạt độngGDSTEAM 122

3.2.5 Biệnpháp5.Độngviên,khíchlệtrẻtrongquátrìnhgiảiquyếtvấnđề 132

Trang 8

3.2.6 Biện pháp 6 Phối hợp với gia đình thúc đẩy việc giáo dục, rènluyện

kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ trong tổ chức hoạt động giáo dụcSTEAM133

3.3 Mốiquan hệgiữacác b i ệ n phápgiáo d ục kĩnăng g i ả i q uy ết vấnđề

cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáodụcSTEAM 138

3.4 Thực nghiệm một số biện pháp giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đềcho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáodụcSTEAM 139

3.4.1 Khái quát về quá trìnhthựcnghiệm 139

3.4.2 Kết quảthựcnghiệm 142

Kết luậnchương3 160

KẾT LUẬN VÀKHUYẾNNGHỊ 162

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐLIÊNQUAN ĐẾN ĐỀ TÀILUẬNÁN 164

TÀI LIỆUTHAMKHẢO 165

PHỤLỤC 1PL

Trang 9

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN ÁN

TT Chữ viết

Quy trình thiết kế kĩ thuật

14 STEAM Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ

thuật), Art (Nghệ thuật), Maths (Toán)

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng1.1 Sựt ư ơ n g đ ồ n g g i ữ a q u y t r ì n h 5 E , 6 E , t h i ế t k ế k ỹ t h u ậ t v à q u y

trìnhGQVĐ 46

Bảng2.1 Thông tin giáo viên tham gianghiêncứu 61

Bảng2.2 Thông tin trẻ tham gianghiêncứu 62

B ả n g 2.3 T h a n g đ o nhậ nt h ứ c của G VM N v ề g i á o dục K N GQ V Đ ch ot r ẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt độngGDSTEAM 64

Bảng2.4 Bảngmôtảcáctiêuchívàchỉbáomứckĩnănggiảiquyếtvấnđề của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động giáodụcSTEAM 66

Bảng2.5 Hiểu biết của GVMN về các thành tố S, T, E, A, Mtrong GDSTEAM .68

Bảng2.6 Hiểu biết của GVMN về đặc trưng hoạt độngGDSTEAM 69

Bảng2.7 Hiểu biết của GVMN về mục đích hoạt độngGDSTEAM 70

Bảng2.8 Hiểu biết của GVMN về nội dung hoạt độngGD STEAM 71

Bảng2.9 Tần suất các kĩ năng hướng đến trong hoạt động GD STEAM củaGVMN 72

Bảng 2.10 Hiểu biết của GVMN về nội hàm kháiniệmKNGQVĐ 73

Bảng 2.11 Nhận thức của GVMN về sự cần thiết của giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt độngGDSTEAM 74

Bảng 2.12 Hiểu biết của GVMN về các kĩ năng thành phần của KNGQVĐ của trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt độngGDSTEAM 75

Bảng 2.13 Tần suất sử dụng các phương pháp, biện pháp giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAMcủaGVMN 77

Bảng 2.14.Tầnsuấtsửdụngcác quytrình giáodụcKNGQVĐchotrẻMG5 - 6 tuổitrong hoạt động GD STEAMcủaGVMN 78

Bảng 2.15 Tần suất đưa mục tiêu giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi vào hoạt động GD STEAMcủaGVMN 79

Bảng 2.16 Nguồn ý tưởng cho hoạt động GD STEAM hướng đến việc giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 -6tuổi 81

Bảng 2.17 Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt độngGDSTEAM 82

Bảng 2.18 Những khó khăn trong việc giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt độngGDSTEAM 83

Trang 11

Bảng 2.19 Những trở ngại của GVMN liên quan đến các lĩnh vực

tronghoạtđộngGDSTEAM 85Bảng 2.20 Đánh giá của GVMN về cách trẻ MG 5 - 6 tuổi ứng phó vớinhững

vấn đềgặpphải 87Bảng 2.21 Thực trạng mức độ khó khăn trẻ gặp phải khi thực hiện các bước

của quy trình5E,EDP 89Bảng2.22 Thốngkê kết quảcủacácbước trongquytrình5E, EDP với cáckĩnăng

thànhphần củaKNGQVĐ trong hoạt độngGDSTEAMchotrẻ

MG5 -6tuổi 91Bảng 2.23 Thực trạng về KNGQVĐ của trẻ MG 5 - 6 tuổitrong hoạt động

giáodụcSTEAM 93Bảng 2.24 Thực trạng về KNGQVĐ của trẻ MG 5 - 6 tuổitrong hoạt động

giáodụcSTEAM 95Bảng 2.25 Thực trạng KNGQVĐ của trẻ MG 5 - 6 tuổi ở các tình huống liênquan

đến khoa học trong hoạt độngGDSTEAM 96Bảng 2.26 Thực trạng KNGQVĐ ở tình huống công nghệ và kĩ thuật của trẻ

MG 5 - 6 tuổi trong hoạt độngGDSTEAM 99Bảng 2.27 Tương quan giữa các KN thành phần 5 bài tập tình huống về khoa học

vớicácKNthànhphần6bàitậptìnhhuốngvềcôngnghệ,kĩthuật 101Bảng 2.28 Tương quan giữa sáu kĩ năng thành phần của KNGQVĐ trong

hoạt động GD STEAM của trẻ MG 5 -6tuổi 102Bảng 2.29 Thực trạng KNGQVĐ của trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động

giáodục STEAM của các tình huống liên quan đến khoa học, côngnghệ vàkĩthuật 104Bảng 3.1 Ví dụ minh hoạ về áp dụng đa dạng các kĩ thuật sư phạm trongquy

trình tìm tòi khám phá (5E) để giáo dục KNGQVĐ cho 6tuổitronghoạtđộngGDSTEAMkhámphávềchấttan

trẻMG5-vàkhôngtan 125Bảng 3.2 Ví dụ Áp dụng đa dạng các kĩ thuật sư phạm trong quy trình

thiếtkếkĩthuật(EDP) đểgiáodụcKNGQVĐchotrẻMG

5-6tuổi

trong hoạt động GD STEAM: Thiết kế xe ô tô đồ chơi từ hộp sữa 127Bảng 3.3 Ví dụ Áp dụng đa dạng các kĩ thuật sư phạm trong quy trình 6E

đểgiáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD

STEAM:Lực kéo,lực đẩy 130

Trang 12

Bảng3.4 Thống kê chung về trẻ tham giathựcnghiệm 140

Bảng3.5 Thống kê chung về GV tại các nhóm thực nghiệm vàđốichứng 141

Bảng3.6 KNGQVĐ của nhóm TN và ĐCtrướcTN 143

Bảng3.7 KNGQVĐ của trẻ nhóm TN và nhóm ĐC trước TN ở các tìnhhuống liên quan đến khoa học trong hoạt độngGDSTEAM 144

Bảng3.8 Kỹ năng GQVĐ của trẻ nhóm TN và nhóm ĐC trước TN ở cáctìnhhuốngliênquanđếncôngnghệ,kĩthuậttronghoạtđộngGD STEAM 145

Bảng3.9 KNGQVĐ của trẻ nhóm TN và nhóm ĐC trước TN trong hoạtđộng GD STEAM của các tình huống liên quan đến khoa học,công nghệ,kĩthuật 146

Bảng 3.10 KNGQVĐ của nhóm TN và ĐCsauTN 147

Bảng 3.11 KNGQVĐ của trẻ nhóm TN và nhóm ĐC sau TN ở các tìnhhuống liên quan đến khoa học trong hoạt độngGDSTEAM 149

Bảng 3.12.Kỹnăng GQVĐcủa trẻnhómTN vànhómĐCsauTNởcáctìnhhuốngliênquanđếncôngnghệ,kĩthuậttronghoạtđ ộngGDSTEAM 151

Bảng 3.13 KNGQVĐ của trẻ nhóm TN và nhóm ĐC sau TN trong hoạt độngGD STEAM của các tình huống liên quan đến khoa học, công nghệ vàkĩthuật 153

Bảng 3.14 Mức độ KNGQVĐ của trẻ nhóm ĐC trước vàsauTN 155

Bảng 3.15 Mức độ KNGQVĐ của trẻ nhóm TN trước vàsauTN 156

Bảng 3.16 Kiểm tra mức độ ảnh hưởng của các biện pháptácđộng 157

Bảng 3.17.KNGQVĐcủa trẻnhómĐCtrướcvàsauTNtrong hoạt độngGDSTEAMcủacáctìnhhuốngliênquanđếnkhoahọc,côngnghệ,kĩthuật .158

Bảng 3.18.KNGQVĐcủa trẻnhómTNtrướcvàsauTNtrong hoạt độngGDSTEAMcủacáctìnhhuốngliênquanđếnkhoahọc,côngnghệ,kĩthuật .159

Trang 13

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Nhận thức của GVMN về sự cần thiết của giáo dục KNGQVĐ

cho trẻ MG 5-6 tuổi trong hoạt độngGDSTEAM 74Biểu đồ 2.2 Thực trạng hiểu biết của GVMN về các bước trong quytrình5E 88Biểu đồ 2.3.Thực trạng hiểu biết của giáo viênvề cácbướctrongquytrìnhEDP 89Biểuđồ2.4 Thốngkêkết quả củacácbước trong quy trình 5E, EDPvớicáckĩnăng

thành phầncủaKNGQVĐtronghoạtđộngGDSTEAMchotrẻMG5 -6tuổi 92Biểu đồ 3.1 KNGQVĐ của nhóm TN và ĐCtrướcTN 143Biểu đồ 3.2 KNGQVĐ của nhóm TN và ĐCsauTN 147Biểu đồ 3.3 KNGQVĐ của trẻ nhóm TN và nhóm ĐC sau TN ở các tìnhhuống

liên quan đến khoa học trong hoạt độngGDSTEAM 149Biểu đồ 3.4 Kỹ năng GQVĐ của trẻ nhóm TN và nhóm ĐC sau TN ở cáctình

huống liên quan đến công nghệ, kĩ thuật trong hoạt độngGDSTEAM 152Biểu đồ 3.5 KNGQVĐ của trẻ nhóm TN và nhóm ĐC sau TN trong hoạtđộng

GD STEAM của các tình huống liên quan đến khoa học,công nghệ,kĩthuật 154Biểu đồ 3.6 Mức độ KNGQVĐ của trẻ nhóm ĐC trước vàsauTN 155Biểu đồ 3.7 Mức độ KNGQVĐ của trẻ nhóm TN trước vàsauTN 156Biểu đồ 3.8 KNGQVĐ của trẻ nhóm ĐC trước và sau TN trong hoạt

độngGDST EA M củ a cá c t ì n h h u ố n g l i ê n q u a n đ ế n k h oa h ọ

c , cô n gnghệ vàkĩthuật 158Biểu đồ 3.9 KNGQVĐ của trẻ nhóm TN trước và sau TN trong hoạt độngGD

STEAMcủacáctìnhhuốngliên quanđếnkhoa học, côngnghệ,kĩthuật 159

Trang 14

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình1.1 Cách kết hợp các lĩnh vực trong S, T,E, M 18Hình1.2 Cấu trúc kĩ năng giải quyết vấn đề của trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi 31Hình1.3 Quytrình 6E 43Hình1.4 Hiệu chỉnh quy trình thiết kế kĩ thuật thích hợp cho GD kĩ thuật từMầm

non đếnlớp 5 44

Trang 15

MỞ ĐẦU

1 Tínhcấp thiết của đềtài

1.1 Cuộc sống luôn vận động và biến đổi không ngừng, nảy sinh trong nó

những tình huống, những vấn đề tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến con người.Trong quá trình tương tác với môi trường, con người hoặc phải thay đổi bản thân đểthích ứng với môi trường, hoặc phải cải tạo môi trường để đáp ứng nhu cầu, dù lựachọn cách nào, con người cũng cần phải có kĩ năng giải quyết được các vấn đề gặpphải Điều này đặt ra cho giáo dục (GD) thách thức: phải tạo ra nguồn nhân lực cónăng lực sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề (GQVĐ)

để sẵn sàng đối mặt với những tình huống đầy thách thức, phức tạp nảy sinh trongcuộc sống và thích ứng với xã hội hiện đại Trong Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu côngnghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa và hội nhập quốc tế nhấn mạnh việc “phát triển phẩm chất và năng lực ngườihọc, biết vận dụng tri thức vào GQVĐ thực tiễn…”[1]

1.2 Giáo dục mầm non (GDMN) - cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục

quốc dân, cũng cần phải đổi mới mạnh mẽ về mục tiêu, nội dung, phương pháp,hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm hình thành và phát triển được chotrẻ mầm non những kiến thức, kĩ năng, thái độ tổng hợp, nâng cao tính tích cực, độclập, sáng tạo, KNGQVĐ trong quá trình hoạt động để đáp ứng, phù hợp với yêu cầu

xã hội nói chung và xu thế đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theohướng phát triển năng lực người học nóiriêng

1.3 Vào lớp Một làbước ngoặt trong cuộcđời đứatrẻ,

nảysinhnhiềuvấnđềmớibuộctrẻphải giải quyếtđểthíchnghi vớimôitrườngmới.Trongthựctiễn, nhiềutrẻMG5 - 6tuổigặpnhiềukhó khăntrong việcGQVĐnảy sinhtrong môi trường mới.Dovậy, việcGDKNGQVĐcho trẻ

-6tuổilàmộtvấnđềcầnđượcđặtratrongcôngtácchămsóc,giáodụctrẻem

1.4 GD KNGQVĐ cho trẻ em ở trường MN được tiến hành trong nhiều hoạt

động khác nhau Trong đó, tích hợp liên môn như hoạt động GD STEAM được coi

là lựa chọn thích hợp để GD KNGQVĐ cho trẻ [2]–[5], đồng thời nó cũng phù hợpvới chương trình GDMN theo hướng tích hợp theo chủ đề, GD qua trải nghiệm, GDlấy trẻ làm trung tâm [6]… Trong hoạt động GD STEAM, trẻ MG 5 - 6 tuổi đượctrực tiếp trải nghiệm, khám phá [7], [8] giúp thúc đẩy tiến trình phát hiện vấn đề,mong muốn GQVĐ, tìm kiếm, thực hiện các giải pháp GQVĐ Tuy nhiên, khi tổchứchoạtđộngGDSTEAMchotrẻmầmnon,nhiềugiáoviênmầmnon(GVMN)

Trang 16

do chưa hiểu biết đầy đủ về hoạt động GD này nên còn lúng túng trong tìm kiếm ý tưởng,thiết kế, tổ chức các hoạt động GD STEAM cho trẻ [9]–[11].

1.5 NhữngnghiêncứusâuvềGDKNGQVĐcho trẻMG 5 - 6tuổi trong hoạt

độngGDSTEAMtrênthếgiớicũng nhưởViệt Nam còn hạn chế[12]–[14],mặcdùhoạtđộngGDSTEAMlàmộtmôitrườngthuậnlợiđểGDKNGQVĐchotrẻ

Từnhữnglídotrên,đềtài“GiáodụckĩnănggiảiquyếtvấnđềchotrẻMG5-6tuổitrong

hoạt động giáo dục STEAM”được lựa chọn nghiêncứu.

2 Mụcđích nghiêncứu

TrêncơsởnghiêncứulíluậnvàthựctiễngiáodụcKNGQVĐchotrẻMG5-6tuổitrong hoạtđộng GD STEAM, đề tài đề xuất một số biện pháp giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6tuổi trong hoạt động GD STEAM ở trường mầm non, góp phần chuẩn bị cho trẻ vàolớpMột

3 Kháchthể và đối tượng nghiêncứu

3.1 Khách thể nghiên cứu:Quátrìnhgiáo dụcKNGQVĐcho trẻMG 5

-6tuổi trong hoạt độngGDSTEAM

3.2 Đối tượng nghiên cứu:Biện pháp giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6

tuổi trong hoạt động GDSTEAM

4 Giảthuyết khoahọc

KNGQVĐ của trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM còn hạn chế.Nguyên nhân là do các biện pháp giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạtđộng GD STEAM còn hạn chế trẻ phát hiện và GQVĐ trong quá trình hoạt động Nếu đềxuất được các biện pháp kích thích trẻ tự phát hiện vấn đề, thực hành, luyện tập GQVĐkhi tổ chức hoạt động GD STEAM cho trẻ thì KNGQVĐ của trẻ được phát triển tốt hơn

5 Nhiệm vụ nghiêncứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận của giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi

trong hoạt động GD STEAM ở trường mầmnon

5.2 Khảo sát thực trạng của giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong

hoạt động GD STEAM ở trường mầmnon

5.3 ĐềxuấtvàthựcnghiệmmộtsốbiệnphápgiáodụcKNGQVĐchotrẻMG

5-6tuổitronghoạtđộngGDSTEAMởtrườngmầmnon

6 Giớihạn phạm vi nghiêncứu

- Nội dung nghiên cứu

+Nộidung giáodụcKNGQVĐcho trẻ MG5 - 6tuổitronghoạtđộngGDSTEAMtậptrungvàonội dungcủahai lĩnh vực khoa họcvàkĩthuậtthuộchaihoạtđộnggiáo dục tạitrườngmầmnonlàhoạt động khám phá khoa họcvàhoạtđộngtạohình

Trang 17

+ Luận án tập trung vào các tình huống có vấn đề liên quan đến khoa học tự nhiên, đến việc sử dụng công nghệ, kĩ thuật tạo ra sản phẩm để GQVĐ.

7.1.2 Tiếp cận hoạtđộng

KNGQVĐ của trẻđượchình thành,bộc lộvàphát triển trong hoạt động Việcnghiêncứu thựctrạng, pháthiệnnguyên nhân,đềxuất biệnpháp giáodụcKNGQVĐchotrẻphảixuấtpháttừhoạtđộngcủatrẻ.TạocơhộichotrẻMG5-

6tuổiđượcthamgiavàocáchoạtđộngGDSTEAMđadạng,phongphú,kíchthíchtrẻpháthiệnvấnđề,nảy sinhnhu cầuGQVĐ,tự đưaracáccáchgiảiquyếtvàgiải quyết đượcvấn đề phù hợp vớithựctiễn,mụctiêu đặtra.Đồngthời cáccác hoạtđộng GDSTEAM phảiđảmbảo tăngtính kết nốigiữa trẻ vớiGVvà bạn bè,kích thích đượcsựtìmtòi, hứngthúthamgiahoạtđộngGDSTEAMnhằmpháttriểnKNGQVĐởtrẻ

7.1.3 Tiếp cận hệthống

KNGQVĐcủa trẻMG5 - 6tuổi trong hoạt động đượccấuthànhbởimộthệthốngcáckĩnăngthànhphầncóliênquanchặtchẽvớinhau.VìvậynghiêncứugiáodụcKNGQVĐcầnhướng vào việc nghiêncứuphát triểncáckĩnăng thành phần củaKNGQVĐ.Bên cạnh

đó, kết quả giáo dục KNGQVĐcho trẻMG5 - 6tuổitronghoạt độngGDSTEAM chịusựảnhhưởng của nhiềuyếutốkhách quanvà chủquan khác nhau như: khảnăngcủatrẻ, nănglựctổchức hoạt độngGDSTEAMcủa GV,môi trường giáodụccủa nhà trường…Dovậy,

trẻMG5-6tuổitronghoạtđộngGDSTEAMcầnphảitínhđếncácyếutốkháchquan,chủquanảnhhưởngđếnviệcgiáodụckĩnăngnàychotrẻ

Trang 18

7.1.4 Tiếp cận tíchhợp

Chương trình GDMN mang tính tích hợp, trong đó đảm bảo sự lồng ghép, đan càicác hoạt động hướng vào các lĩnh vực phát triển của trẻ, trên cơ sở lấy hoạt động chủ đạo

là hoạt động công cụ; đảm bảo sự liên kết hài hòa giữa các nội dung, các yếu tố tác động

GD STEAM với đặc trưng cơ bản mang tính lồng ghép tích hợp, do vậy giáo dụcKNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM phải mang tính tích hợp,phù hợp với Chương trình GDMN hiện hành

7.1.5 Tiếp cận thựctiễn

Giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM, cần dựatrên xu hướng đổi mới GD hiện nay; dựa trên đặc điểm nhận thức của trẻ MG5

- 6 tuổi, điều kiện thực tế địa phương để xây dựng môi trường, nội dung hoạt động

GD STEAM phù hợp, gần gũi đối với trẻ và biện pháp giáo dục phùhợp

7.1.6 Tiếp cận theo hướng trảinghiệm

Môi trường trải nghiệmlàhướngtiếpcận tíchcựcvàquan trọng trong quátrìnhtổchứchoạtđộngGDSTEAM,nómanglạihiệuquảgiáodụcKNGQVĐchotrẻMG5

- 6tuổi.Các biện pháp giáo dụcKNGQVĐcho trẻMG5 - 6tuổi trong hoạtđộngGDSTEAM được đưara cầntheo hướng nhấn mạnh vào việc chotrẻđược trực tiếptrải nghiệmtrongmôitrườngtựnhiênvàxãhội

7.1.7 Tiếp cận pháttriển

Giáodụclàsự pháttriểnvớiýnghĩalàpháttriểnconngười, phát triểnmọitiềm năng, kinhnghiệmcủacon ngườiđểgiúphọcóthể làm chủđượcbảnthân, khẳngđịnh đượcchính mình trongthực tế, thíchứng chủđộng, sángtạo.GiáodụcKNGQVĐlàmộttrong nhữngbiểuhiện pháttriểnvềnănglựcnhậnthức củatrẻ Việcgiáo dụcKNGQVĐcho trẻMG 5 - 6tuổi tronghoạtđộng GD STEAM dựa trên đặc điểmphát triểntrítuệ,đặc điểmphát triểnsinhlýcủa trẻ đểxácđịnhcác vấnđề, cácnội dungS,T,E,A, M, mụctiêu,xây dựng cáchoạtđộng và biệnpháptổchứchoạtđộng phù hợp với nhucầu,hứng thúvàkhảnăngcủatrẻ.Đồng thờicáctìnhhuốngcóvấn

đề đặt rakhitổchứchoạt độngGDSTEAMcho trẻ cần phức tạp dần(từdễđếnkhó,từđơngiảnđến phức tạp) nhằm kíchthíchtínhtíchcực nhận thức củatrẻ

7.2 Phương pháp nghiêncứu

7.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu líluận

Tổng quancác tàiliệu liên quantới vấnđềnghiêncứu,phântích,tổnghợpvàrútrakếtluậnvềcáccôngtrìnhnghiêncứuđãcôngbốcóliênquan,trêncơsởđóxâydựngcơsởlíluậnchođềtài

Trang 19

Xây dựng các khái niệm công cụ, cơ sở lí luận về giáo dục KNGQVĐ; phân tíchlợi thế của hoạt động GD STEAM đối với việc giáo dục KNGQVĐ cho trẻ, biện phápgiáo dục KNGQVĐ cho trẻ trong hoạt động GDSTEAM.

7.2.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thựctiễn

7.2.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảnghỏi:

-Quan sát hoạt động của trẻ: -Quan sát để đánh giá thực trạng KNGQVĐ trong hoạtđộng GD STEAM của trẻ MG 5 - 6 tuổi và những thay đổi về KNGQVĐ trong hoạt động

GD STEAM của trẻ khi có những tác động thực nghiệm

Kếtquả quansát được ghichép,môtảbởi phiếu quan sát,làmcơ sởđểphân tích,đốichiếu, minh họa cho kết quả nghiên cứu từ các phương pháp khác đểphântích,rútranhậnxét khoahọc

7.2.2.3 Phương pháp phỏng vấnsâu

Phỏng vấn trực tiếp GV để có thông tin về thực trạng tổ chức hoạt động GDSTEAM; phương pháp, hình thức và những thuận lợi, khó khăn trong việc giáo dụcKNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM ở trường mầm non Ngoài

ra, trò chuyện trực tiếp với trẻ MG 5 - 6 tuổi để thu thập thêm thông tin về mức độ pháttriển KNGQVĐ trong hoạt động GD STEAM của trẻ

7.2.2.5 Phương pháp phân tích sản phẩm hoạtđộng

Thu thập sản phẩm của trẻ sau quá trình tham gia vào các hoạt động GD STEAM

từ đó nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng KNGQVĐ của trẻ; đánh giá KNGQVĐcủa trẻ trước và sau thực nghiệm (TN)

7.2.2.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Để xác định hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp giáo dục KNGQVĐ cho trẻ

MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM đã đề xuất

Trang 20

7.2.3 Phương pháp xử lí sốliệu

Sử dụng một số công thức toán thống kê có liên quan với sự hỗ trợ của phần mềmSPSS 20.0 để xử lí số liệu thu được qua khảo sát thực trạng và tổ chức thực nghiệm sưphạm

8 Các luận điểm bảovệ

8.1 KNGQVĐlàmộtkĩnăngquan trọng giúptrẻMG5 - 6tuổi giải quyết được

nhữngvấnđềnảysinhtrongcuộc sốngvàhoạt động nhằm thíchứngvớimôitrườngluônthayđổi,nhấtlàkhitrẻ vàolớpMột.Do vậyGDKNGQVĐchotrẻcầnđượcxemlàmộtvấnđềquantrọngtrongcôngtácchămsóc,giáodụctrẻemlứatuổinày

8.2 Hoạt độngGDSTEAMlà môitrườngGDcónhiềulợi thếtrongviệcgiáo dục

KNGQVĐcho trẻ5 - 6tuổi Tronghoạt động GD STEAM trẻ cócơhội đểvận dụng linhhoạt những kiến thức, kĩ năng về khoa học, công nghệ, kĩ thuật, nghệ thuật và toánhọc để phát hiện vấn đề, nảy sinh nhu cầu GQVĐ, đề xuất ý tưởng GQVĐ, lập vàthực hiện kế hoạch GQVĐ, cũng như tự đánh giá kết quảGQVĐ

8.3

ViệcgiáodụcKNGQVĐchotrẻMG5-6tuổitronghoạtđộngGDSTEAMsẽcóhiệuquảnếuápdụngcácbiện pháp giáo dụclàmnảysinhvấnđềmột

- 6tuổitronghoạtđộngGDSTEAM,biện phápgiáodụcKNGQVĐcho trẻ MG5 - 6tuổitrong hoạt độngGDSTEAM

9.2 Đónggópvềmặtthựctiễn

MôtảbứctranhthựctrạnggiáodụcKNGQVĐchotrẻMG5-6tuổitronghoạtđộngGDSTEAMởtrườngmầm non tạithànhphố Hà Nội, làm cơsởthựctiễnđểđiều chỉnhquátrìnhgiáodụckịpthời.Luận án kế thừa và thiết kế được bộ công cụ đolường KNGQVĐ của trẻ MG 5 - 6 tuổi với độ tin cậy Cronbach’alpha bước đầu đáp ứngtiêuchuẩn

Các biện pháp giáodụcKNGQVĐcho trẻ MG5 - 6tuổitronghoạtđộngGDSTEAMởtrườngmầm non được đềxuấtcóthể sử dụng làm tài liệu tham khảogiúpGVMN, các nhà quản lí, nhà nghiên cứu về GDMN sử dụng và vận dụng sáng tạo, phùhợp với điều kiện thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ em.Ngoài

Trang 21

ra có thể sử dụng các biện pháp này trong công tác nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng GVMN ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng GVMN.

10 Cấu trúc của luậnán

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm ba chương:

Chương1 Cơsở líluậncủa giáo dục kĩ nănggiải quyếtvấnđềcho trẻ mẫu giáo5 - 6tuổitronghoạt động giáo dụcSTEAM

Chương 2 Thực trạnggiáodục kĩnăng giải quyếtvấn đề cho trẻ mẫugiáo5 -

6tuổitrong hoạt động giáodụcSTEAM

Chương 3 Biện phápgiáodục kĩ năng giảiquyếtvấnđềcho trẻ mẫugiáo5 - 6tuổi trong hoạt độnggiáo dục STEAM và thựcnghiệm

Trang 22

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIẢI

QUYẾTVẤNĐỀCHOTRẺ MẪUGIÁO5 - 6TUỔI TRONG

Hướngthứnhất Nghiêncứuvềbảnchấtkĩ năng giải quyết vấnđề ởtrẻ MG5 - 6tuổi

Các nhà nghiên cứu J Piaget , L.S Vygotsky, George Pólya, Albert Bandura,Herbert A Simon, Edward de Bono, David Jonassen và John Dewey, Beyer, D'Zurilla,David Klahr, Brown đã cung cấp những cái nhìn sâu sắc về bản chất của KNGQVĐ ở trẻnhỏ Các nhà nghiên cứu đều cho rằng KNGQVĐ phát triển thông qua trải nghiệm thực

tế [16]–[18] Trẻ em học cách GQVĐ thông qua việc thử nghiệm, gặp khó khăn và tìmkiếm giải pháp trong môi trường xung quanh KNGQVĐ liên quan chặt chẽ đến tư duylogic và quy trình tư duy [19]–[21] Trẻ em phải hiểu vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện kếhoạch và kiểm tra kết quả một cách có logic và có hệ thống [19] Để GQVĐ đòi hỏi khảnăng sáng tạo và khả năng tự tạo ra ý tưởng Theo Piaget, trẻ em cần khuyến khích đểnghĩ ra các giải pháp mới và đưa ra ý tưởng dựa trên kiến thức và trải nghiệm của trẻ[22] Một số nhà nghiên cứu Jonassen, Robinson nhấn mạnh sự tự tin và khả năng tựkiểm soát bản thân là quan trọng trong việc GQVĐ [23], [24] Trẻ em cần tự tin rằng trẻ

có thể tìm ra giải pháp và kiểm soát quá trình GQVĐ [25] Môi trường học tập có vai tròquan trọng trong phát triển KNGQVĐ cho trẻ em [26], [27] Tương tác với người khác,học hỏi từ GV, bạn bè và môi trường xung quanh giúp trẻ phát triển khả năng này [28],[29] Quá trình GQVĐ thường đi kèm với sự thay đổi kiến thức và suy nghĩ Trẻ em họchỏi từ kinh nghiệm của trẻ và có thể thay đổi quan điểm khi mình gặp phải thông tin mới

Các nghiên cứu cho thấy, KNGQVĐ ở trẻ nhỏ không chỉ liên quan đến việc tìm ragiải pháp cho các vấn đề cụ thể mà còn đòi hỏi khả năng tư duy logic, sáng

Trang 23

tạo, và khả năng tự tạo ra ý tưởng Các kỹ năng này phát triển thông qua trải nghiệm,tương tác xã hội, và quá trình thay đổi kiến thức và suynghĩ.

Theo Nguyễn Quang Uẩn (2005), một trong những đặc điểm của tư duy đó làtính “có vấn đề”, tư duy là để giải quyết nhiệm vụ, suy nghĩ là một hoạt động tinh thầngiúp một người GQVĐ, ra quyết định làm, hiểu, tìm kiếm câu trả lời và tìm ra ý nghĩa[21, 88-89] Tư duy là một hành động Mỗi hành động tư duy là một quá trình GQVĐnào đó nảy sinh trong quá trình nhận thức, hoặc trong hoạt động hằng ngày của chủ thể,quá trình tư duy bao gồm nhiều giai đoạn từ khi gặp vấn đề và nhận thức được nó chođến khi vấn đề được giải quyết [21,92-93]

Bản chất của KNGQVĐ của trẻ MG 5 - 6 tuổi là quá trình tư duy để xử lý tìnhhuống có vấn đề gặp phải, để giải quyết mâu thuẫn giữa những gì trẻ đã biết và những cáitrẻ chưa biết Theo Stone – MacDonald (2015), trong quá trình GQVĐ có sự thích nghitích cực của trẻ, đòi hỏi trẻ, ngoài việc phải vận dụng những hiểu biết, kĩ năng đã tích lũyđược trước đó còn cần đến sự nỗ lực để tìm kiếm tri thức mới nhằm tìm ra cách GQVĐmột cách hiệu quả phù hợp với hoàn cảnh, tình huống gặp phải [30] Cuộc sống luôn vậnhành và tồn tại những vấn đề bên trong nó, trẻ MG 5

- 6 tuổi cần được trao cơ hội để được rèn luyện, thích ứng, sẵn sàng giải quyết các

vấn đề diễn ra xung quanhtrẻ.

Hướng thứ hai Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng giảiquyết vấn

đề của trẻ MG 5 - 6 tuổi

Các nghiên cứu đưa ra khá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến KNGQVĐ của trẻ MG 5

- 6tuổi,tuy nhiêntấtcảcácnghiêncứu đềucóđiểm chunglàdựa chủ yếutrên quanđiểmcủahainhànghiêncứulỗilạcJeanPiagetvàL.S.Vygotsky[31],[25]

Kĩ năng GQVĐ của trẻ MG 5 - 6 tuổi phụ thuộc vào chính bản thân trẻ và sự trao quyền tự quyết của người lớn

Trong những nghiên từ năm 1936 - 1957, Jean Piaget, cho rằng trẻ em phát triển KNGQVĐ thông qua quá trình xây dựng kiến thức và hiểu biết riêng, bằng cách tương tác với môi trường xung quanh và tạo ra các kiểu tư duy riêng biệt ở từng giai đoạn Khi gặp phải một vấn đề cần giải quyết, trẻ có xu hướng quan sát, tìm hiểu vấn đề để thấy

được sự khác biệt giữa kiến thức hiện tại của mình và kiến thức cần thiết để hiểu và

GQVĐ gặp phải [22], [32], [33] Nếu sự khác biệt quá lớn so với trình độ nhận thức của trẻ thì trẻ sẽ sử dụng các phương pháp quen thuộc mà trẻ có để cố gắng GQVĐ, những phương pháp này có thể không đúng, hoặc không đầy đủ Tuy nhiên, việc trẻ cố gắng

GQVĐ bằng thao tác chân tay hay bằng các

hoạtđộngtríócđểđưaragiảiphápchínhxácchomộtcâuđốhoặcmộtbàitoánlà

Trang 24

một điều vô cùng quan trọng Quan điểm này thường được gọi với thuật ngữ tiếng Anh là

“inside - out”, trong cuốnGiáo trình tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non,

nhómtácgiảNguyễnThịÁnhTuyết(2003)chorằngđólà“chuyểntừbìnhdiệnbên trong ra bìnhdiện bênngoài”,nhấn mạnh sự đấu tranh bên trong đứa trẻ để hiểu vấnđềmớivớikhảnăngvàhiểubiết,kinhnghiệmcủachínhbảnthânđứatrẻ[34].Theo Hoàng ThịPhương (2008), với tư cách là chủ thể của quá trình nhậnthức,trẻquyếtđịnhsựpháttriểncủachínhmình[35].Piagetcũngnhấnmạnh,đểgiảiquyếtcácvấn đề tươngtác xã hội, đứa trẻ học tốt nhất thông qua sự tương tác với những ngườixungquanhtrẻ.Nếu béAgiậtđồ chơi của bé B, bé B sẽ phản ứng theocách giúpbé A sớm nhận ra rằng hành vinày không đượcchấpnhận, từ đó trẻ sẽ tựđiềuchỉnhhànhvi của mình cho phù hợp như họccáchchiasẻ đồ chơihoặcthay phiên nhau[36],[32], [22] Lý thuyết phát triển trí tuệtheogiai đoạncủa Piaget mô tả sự pháttriểnnhận thức của trẻ em liên quan đến những thayđổi trong quá trình và khả năngnhận thức TheoquanđiểmcủaPiaget,sự phát triển nhận

quátrìnhdựatrêncáchànhđộngvàsauđótiếntớinhữngthayđổitronghoạtđộngtrí

óc,nhữngKNGQVĐkhôngthểđượcdạymàphảiđượctựkhámphára[22]

Nghiêncứu củaBrown (1988)nhậnđịnh rằng, trong nhiều

trườnghợp,ngườilớnthườngtham gia và GQVĐmà đáng lẽranên để tự trẻ giải quyết, vì

chorằngnhưvậysẽnhanhhơn,dễdànghơnvàítkhóchịuhơn.Tuynhiênđiềuđólàkhôngnên,bởibấtc

ứ vấn đề gì trẻ gặpphải,dùchỉlàviệcnhỏcũngcóthểlàcơ hội để trẻ pháttriểnKNGQVĐ,ởđótrẻđược trải nghiệmkết quảtừnhữngquyếtđịnh củachínhmình đưa ra[29] Ngườilớncóthểtạotiềnđề chotrẻ tựGQVĐcủamìnhbằngcáchhỏi trẻ "con có thể làm gì"đểGQVĐ này.Trẻ sẽ họcđược nhiều điềntừquá trìnhtựGQVĐmìnhgặpphảinhưsự tương tác vớimôitrườngvới nhữnghànhđộng phùhợp.Nếu vấn đềquádễtrẻ sẽkhônghứng thú, nhưng quákhó sẽkhiếntrẻ chánnản Trẻ cầnphải tự tinvào chính mình,vàsẵn sàngchấpnhận sự rủi ronếuphươngánmìnhlựa chọn làkhôngkhả thitrong quá trìnhthựchiện.Sự tự tin vàsẵn sàngchấp nhận rủirolà điềucần thiết phảicóđối với ngườiGQVĐ Việcsửdụngkĩthuật “Côngnão”vớiviệcđưacàng nhiều giảipháp càng tốt, giúp trẻ nhìn nhận vấnđề rõràng,vớinhữngquytắccơbản:bấtkỳ ýtưởngnàođượcđưa radùlà vôlíhoặccó thể làđiênrồcũngcóthểđược chấpnhận; khôngđược phép chỉtrích,phánxétvề nhữngýtưởngđượcđưa ra;càng nhiềuýtưởngđượcđưa racàngtốt,vìnó lànguồn cùngcấp các giảipháp thaythế chovấnđề[29].Tác giả Hà

Sơn(2010) nhận định rằng, “tronggiađình,cácbậcphụhuynhnên trao quyền quyết định”,sựtự

lựa chọntrangphục củamình,tựkhắc phục nhữngkhókhăn,giúp trẻ tự giảiquyếtcác vấn đề củamình thay vì làm giúpcon,hìnhthànhchocácconcóthóiquentốtngaytừnhỏ[37]

Trang 25

Kĩ năng GQVĐ phụ thuộc vào yếu tố xã hội xung quanh trẻ - nơi trẻ học hỏi

và tương tác

Nếu Piaget nhấn mạnh vào những thay đổi nhận thức từ sâu bên trong đứa trẻ làđiều cần thiết để trẻ giải quyết các vấn đề khó hơn một chút so với khả năng của trẻ, thì

Vygotsky lại nhấn mạnh bản chất cốt lõi của cácmối quan hệ xã hộiđối với việc học và sự

phát triển của trẻ Ông tin rằng trẻ nhỏ có thể sắp xếp các khái niệm, GQVĐ và ''suynghĩ'' một cách phức tạp và trừu tượng khi được cung cấp các tài liệu thực tế, chân thực

và có ý nghĩa và khi những tương tác này với các bạn cùng lứa tuổi, đặc biệt là khi chơivới những bạn thông mình hơn [38] Vygotsky khẳng định, các yếu tố xã hội tác độngđến đứa trẻ trong quá trình học mới là yếu tố quan trọng để đứa trẻ có thể giải quyết đượcvấn đề thành công Ông nhấn mạnh, người GV có vai trò quan trọng trong việc giúp đứatrẻ có khả năng học tập chưa tốt thành khả năng hiểu biết và học tập tốt hơn Vygotskygọi đây là “vùng phát triển gần nhất”, trong đó GV thực sự có thể giúp trẻ nâng cao khảnăng nhận thức để giải quyết một vấn đề mà ban đầu trẻ quá khó giải quyết[39]

Nhóm tác giả Hess và Shipman (1965) chỉ ra “Ngôn ngữ có vai trò vô cùngquan

trọngtrong việc kích thích KNGQVĐ của trẻ nhỏ”, có sự khác biệt có ý nghĩa về

KNGQVĐ giữa những đứa trẻ có mẹ đưa ra ngôn ngữ và yêu cầu, nhiệm vụ một cách cụthể, rõ ràng [40] so với những đứa trẻ mẹ chỉ đưa ra yêu cầu, nhiệm vụ chung chungkhông cụ thể Cũng đề cập đến sức mạnh của ngôn ngữ, cùng với sự kiên trì, nhẹ nhàng

kết hợp với nhữngcâu hỏi mở, kiểu Socrate(một kỹ thuật hiệu quả để khám phá sâu ý

tưởng) để nâng cao hiểu biết về khái niệm của học sinh, Blank (1973) chỉ ra rằng câu hỏitheo kiểu Socrate sẽ làm tăng KNGQVĐ của trẻ và trẻ đạt được sự hiểu biết rõ ràng vềkhái niệm [41] Theo Linder (2020), có hai dạng câu hỏi mở hữu ích trong các bài học,

đó là câu hỏi hướng vào con người (Con nghĩ điều gì sẽ xảy ra với viên đá nếu chúng talấy nó ra khỏi ngăn đá tủ lạnh) và câu hỏi định hướng quá trình (Làm thế nào chúng ta cóthể xác định bao nhiêu cây thì phù hợp với chiếc bồn trồng cây của chúng ta) [42]

Bên canh đó, các nghiên cứu của Leah Matas, Richard A Arend (1978), F.Garton

(2004) cũng chỉ ra rắng sự động viên, cổ vũvàcảm giác an toàncũng là yếu tố được nhắc

đến trong việc thúc đẩy sự phát triển KNGQVĐ của trẻ, nó sẽ giúp trẻ đối mặt dễ dàng vàgiải quyết các vấn đề nảy sinh một cách hiệu quả hơn[43].Sựphảnhồi,khuyếnkhíchcủangườilớnsaukhitrẻGQVĐsẽcảithiệnmứcđộ

GQVĐcaohơnsovớitrẻemkhôngnhậnđượcphảnhồi[31]

Trang 26

Theo các nhóm nghiên cứu Heppner (2004), Sample (2008), Leah Matas, Richard

A Arend (1978), Honig (2005), Garton(2004),KNGQVĐ có liên quan mậtthiếtđếnmôi

trường gia đình, nếu trong gia đình trẻ, mọi người hoà thuận, cởi mở, trẻ được tự do thể

hiện cảm xúc của mình, trẻ được cả nhà tin tưởng thì khi gặp cáctìnhhuống có vấn đề, trẻ

có xu hướng bình tĩnh và GQVĐ một cách hiệu quả hơn[44,374-375] Khi khôngtựgiảiquyết được vấn đề trẻ cũng sẽ không ngại ngần tìmkiếmsự giúp đỡ từ người lớn[45] Mối quan hệ tình cảm giữa trẻ em và người lớn kèm cặp, dạy dỗ là một động lựcmạnh mẽ để thúc đẩy hiệu quả học tập và KNGQVĐ sớm [43], [46] Các kĩ thuật kèm

cặp cụ thể của GV sẽ tạo điều kiện và hỗ trợ trẻ nhỏ GQVĐ [25] Trẻ được làm việc,hợp

tácGQVĐ với nhữngngười bạncó năng lực hơn, sẽ cải thiện KNGQVĐ củamìnhtốt hơn

nhiều so với trẻ làm việc với những bạn kém năng lực hơn [31], [47]

Theo nghiên cứu của Karatas & Baki, (2013), Anliak & Dincer, (2009), việcthiết

kế môi trường học tậpdựa trên vấn đề cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhằm

phát triển, nâng cao KNGQVĐ của người học, bên cạnh đó, những trải nghiệm cuộc sốngtiêu cực hoặc tích cực của trẻ cũng ảnh hưởng đến các kĩ năng tư duy GQVĐ của đứa trẻ[48], [49]

ỞViệtNam,tácgiảNguyễnThịHoà(2019)đưarabốnyếutốchínhtácđộngđếnsựpháttriểnKNGQVĐcủatrẻ5-6tuổinhưyếutốbẩmsinhditruyền(trẻchỉcóthểthamgia vào các hoạt động

hướng,điềuchỉnhtháiđộ,hànhvicủatrẻ),giáodục(vaitrò“thangđỡ”củanhàGD)vàhoạtđộngcánhâncủatrẻ(sựtíchcựcthamgiacáchoạtđộng)[50]

Nhữngnghiên cứu trên đây cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến KNGQVĐcủatrẻMGrấtđadạng,như:sựcốgắngGQVĐcủachínhbảnthântrẻ,sựđộngviên khuyến khích củangười lớn xung quanh, sựtươngtác với bạn bè, môi trường họctập,môi trường gia đình, các

kĩ thuật dạy học … Có thể khái quát KNGQVĐ của trẻMGphụthuộcvàobayếutốchính:ngườilớn,môitrường,bảnthântrẻ

Hướng thứ ba Nghiên cứu về những biểu hiện và công cụ đo kĩ năng giảiquyết vấn đề của trẻ MG 5 - 6 tuổi

Biểu hiện KNGQVĐ của trẻ MG 5 - 6 tuổi

Khi nhắc đến biểu hiện KNGQVĐ của trẻ MG 5 - 6 tuổi, Heppner (2004),Bapoğlu-Dümenci (2021), Nguyễn Thị Hoà (2019) đưa ra 3 biểu hiện: (1) nhận thức vấn

đề, (2) mong muốn GQVĐ, (3) kĩ năng GQVĐ [13], [46], [50]

Tác giả Nguyễn Thị Hoà, đưa ra chi tiết các biểu hiện KNGQVĐ ứng với 5 bướchoạt động để GQVĐ trong hoạt động vui chơi của trẻ MG [50]: 1 Nhận biết

Trang 27

và phát hiện được tình huống có vấn đề trong khi chơi; 2 Mong muốn GQVĐ nảy sinhtrong khi chơi; 3 Tìm kiếm, đề xuất các ý tưởng để GQVĐ; 4 Tiến hành GQVĐ; 5.Đánh giá kết quả thực hiện GQVĐ.

Nghiên cứu gần đây nhất của Hoàng Thanh Phương và cộng sự đưa ra 3 biểu hiệncủa KNGQVĐ ở trẻ mầm non: Nhận diện vấn đề, tìm kiếm phương án GQVĐ; thực hiệnGQVĐ [51, 60-61]

Có thểthấy,mỗitácgiả có góc nhìnkhác nhauvềbiểuhiệnKNGQVĐcủa trẻ MG5 6tuổi,nhưng đềuthốngnhất đưa ra những biểuhiệncốt lõi củaKNGQVĐđólàđứatrẻphảipháthiệnravấnđề,mongmuốngiảiquyết,lựachọnđượcgiảipháp,lập kếhoạch giảiquyếtvàbắt tay vào thựchiệnGQVĐ gặpphải,cuốicùnglà đánh giá kếtquảGQVĐ

-Công cụ đo KNGQVĐ của trẻ MG 5 - 6 tuổi

Theo Ünal&Aral, (2014),đểkhámphá vànângcaoKNGQVĐcủatrẻ,việcxácđịnhmứcđộGQVĐ củatrẻlà rấtquan trọng [52],nógiúpcácnhà nghiêncứuđánhgiáđượcchương trình giảng dạyvà hướngtiếpcận phù hợp nhằm thúc đẩy sựpháttriểnởtrẻ.TheoAnggoro (2021), việcđánh giáKNGQVĐđối với trẻ mầm nonlàkhókhăn[4].Tuynhiên,cũngcómộtsốcôngtrìnhnghiêncứuđượcthựchiện:

Các nhà nghiên cứu Spivack, (1982), D’Zurilla (2009), SelahiddinÖğülmüşEdaKargı (2015) phát triển bộ công cụ đo KNGQVĐ giữa các cá nhân [20], [53],[54].Brown(1986),Fettig(2016), Gardiner & Zeitz, (2000), Ruggiero, (1984) sửdụngnhữngcâuchuyệnngắnkếthợpnhữngbứctranhvềnhữngsựkiệndiễnrahằngngàyđể đoKNGQVĐ của trẻ[55]–[58]

Năm 1992, Shure đã thiết kế Bài kiểm tra GQVĐ giữa các cá nhân ở trường mầmnon (PIPS) Mỗi trẻ tham gia bài kiểm tra mất 20 - 30 phút để hoàn thành, bao gồm haiphần liên quan đến các vấn đề xảy ra với bạn bè cùng trang lứa và những vấn đề thườngxảy ra với mẹ của trẻ Bài kiểm tra bao gồm những câu chuyện ngắn kể lại những vấn đềgiữa hai đứa trẻ cùng tuổi và giữa một đứa trẻ và mẹ của bé,trongmỗicâuchuyện,ngườitanóirằngmộttronghaiđứatrẻmuốnchơivớiđồchơi của đứa trẻ kia.Mỗi trẻ trong lớp được yêu cầu coi mình là nhân vật chính trong câu chuyện và sau đótìmcáchchơi với đồ chơi Trong phần liên quan đến mẹ, ngườiđánhgiá sẽ kể lại rằng đứatrẻ trong câu chuyện làm hỏng một trong những đồ đạc của mẹ mình, và trẻ tham gia vàobài kiểm tra sẽ được đặt vào tình huống trongchuyện,rồi đưa ra nhữnggiảipháp khả thi đểngăn người mẹ nổi giận.TheoAnliak &Dincer,(2009), Spivack (1982); Shure, (1992),những người kiểm tra được bồidưỡngtốtđểđánhgiácáckĩnăngtưduyGQVĐcủatrẻem[49],[54][54],[59]

Trang 28

Năm2003, Robert Marshallvà cộng sự đãthiếtkế một bàikiểmtralâmsàngvềKNGQVĐ bằnglời nóicho những ngườibị tổnthương não,bệnhtâmthầnnặngvàbệnh Alzheimer,đượcgọilàđánhgiá nhanh việc GQVĐ (RAPS) [60],[61].Từbàikiểmtranày, Perdew (2019)đã cảitiếnRAPSthànhRAPS-K(ĐánhgiánhanhviệcGQVĐcho trẻ em) vớihyvọngnósẽ phù hợp và đáng tin cậy hơn khi đượcsửdụngchotrẻởphổ tự kỉ RAPS-K bao gồmmườihaibảngcókích thước khác nhau phù hợpvớibamứcđộkhó Tất cả 128hìnhảnhđượcsửdụngcho RAPS-Kđềulà ảnh gốc đãtrảiqua hìnhảnhkiểm tra nhậndạng với47 trẻtrongđộtuổitừ 5:0 đến9:11đểxácnhậnrằngtrẻcóthểnhậndạngchínhxácchúng Cáchìnhảnhsửdụngcũngđượcchọn cóchủđíchđểphảnánhvốn từ vựngSTEAM (khoa học, công nghệ,kĩthuật, nghệ thuật, toánhọc)màtrẻ sẽ quenthuộc.Các bảng RAPS-Ktuân theocácquytắctươngtựnhưcácbảngRAPSbanđầu.Trêntấtcảmườihaitấmbảng,mộtnửasốhìnhảnhcómàuđentrắngvàmột nửa là màu sắc Hình ảnh đentrắng khôngthểchạmvàonhaungaylậptức;cùngmộtthôngsốđượcápdụngchocáchìnhảnhmàu[62].

Năm 2009, Yasemin Aydoğan và cộng sự, đưa ra thang đo GQVĐ (PSSS) cho trẻ

em từ 4 – 7 tuổi, thang đo bao gồm 50 bức tranh thể hiện những vấn đề liên quan đếncuộc sống thực và truyện ngắn nơi những vấn đề này xảy ra Những bức tranh được sửdụng để đo 10 kĩ năng thành phần của KNGQVĐ: Nhận ra vấn đề; chẩn đoán vấn đề, hỏi

về vấn đề, dự đoán nguyên nhân của vấn đề, quyết định sự thích hợp của kiến thức đểGQVĐ, hiểu rõ các thành phần của vấn đề, sử dụng đồ vật khác với đồ vật thông thường

để GQVĐ, dự đoán kết quả hành động, tìm ra giải pháp tốt nhất, bỏ giải pháp bất thườngnhất trong các lựa chọn để GQVĐ Ứng với mỗi kĩ năng thành phần sẽ có 5 bức tranhcần trẻ trả lời, có đáp án mẫu A, B, C cho trẻ chọn [63], [64]

Merve Unal và Neriman Aral (2014) đã nghiên cứu phát triển một côngcụđolườngKNGQVĐcủatrẻ60-72thángtuổitronggiáodụckhoahọcchotrẻmầmnon

đượcgọilàPSSSE(ThangđoGQVĐtronggiáodụckhoahọc)với16tìnhhuốngcó vấn đề kèm 16bức tranh được vẽ bằng phầnmềm,các tình huống đượcchialàm 2 thang đo nhỏ: một thang

đo sử dụng 9 tình huống thuộckhoahọc tự nhiên và 7 tìnhhuốngliênquanđếnviệcsửdụngnguyênvậtliệuđểcóthểGQVĐ.Cáctiêuchí,các câu trả lời của trẻđược chấm theo thang điểmloạiLikert bốn điểm từ 0-3 điểm (ứngvới:không trả lời đượchoặc sai = 0 điểm; trả lời sai trọng tâm = 1 điểm; câu trả lời không có ý tưởng về bướctiếp theo = 2 điểm; câu trả lời đúng = 3 điểm), nhóm tácgiảđãlấymẫungẫunhiên174trẻđểkiểmtrađộtincậyvàhiệulựccủathangđocho

kếtquảđángtincậyvàhợplệđểthựchiệntrêntrẻMG60-72tháng[52][65],[66]

Trang 29

Bên cạnh đó, nhóm tác giảVuslatOğuz,DoktoraTez, (2012) đã đưa ra "Thang đoKNGQVĐ của trẻ em (PCSS)" để xác định KNGQVĐ của trẻ 60 - 72 tháng tuổi đang đihọc mẫu giáo, thang đo PCSS bao gồm 18 hình vẽ tương ứng với18tìnhhuốngcóvấnđềmàtrẻthườnggặpphảitrongcuộcsốnghằngngàyởđộtuổi 60 - 72 tháng.Trong PCSS, điểm số giữa "0 - 4" được lấy cho giải pháp được tạo ra cho từng tình huống vấn

đề Điểm "0" được đưa ra nếu trẻ không có đề xuất giảipháp,"1"điểmnếucómộtgiảiphápduynhất,"2"điểmnếucóhaiđềxuất,"3"điểm

nếucóbađềxuấtvà"4"điểmnếucónhiềuhơnbađềxuất.Phạmviđiểmthuđượctừ PCSS là 0 - 72 Khiđiểm số tăng lên trong PCSS, KNGQVĐ đề của trẻ tăng lên Cảhainghiêncứunày,đềutậptrungđoKNGQVĐcủatrẻMG5-6tuổithôngquahình ảnh minh hoạ, đứatrẻ được cho là có KNGQVĐ tốt khi đứa trẻ đưa ra được càng nhiều cách GQVĐ mộtcáchhợp

lý [67],[68]

FlorenciaK.Anggorovàcộngsự(2021)đãpháttriểnmộtcôngcụquansátđểđolường

33hànhviquansátđượccóthểcótrongquátrìnhGQVĐ) nhằm đánh giátầnsuấtcủacáchànhviGQVĐvà sửdụngtừ vựngliên quanđếnquy trình thiếtkế kĩthuậtthuộcchươngtrình SeedsofSTEM bằng cách quan sát16lớp họcMG(trongđó có8lớphọcđượccanthiệp nhậntoànbộ8bài học củachương trìnhvà8lớpsosánhchỉnhận bài họcthứ8củachương trìnhtrongSeedsofSTEMtronglớp học) Thông quaquátrìnhthực nghiệm, nhóm tác giảđãtìmthấynhiềuhànhvi và từvựng liên quanđếnKNGQVĐhơntrongnhómcanthiệpsovớinhómđốichứngvàđưaranhậnđịnhtrẻmầmnonthựcsựcókhảnăngthamgiaGQVĐmột cáchcóýnghĩa[4], nhưngsựthayđổigiữa trướcvàsauthựcnghiệmkhôngcókhácbiệtnhiềuvàchưathựcsựcóýnghĩathốngkê

Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến KNGQVĐ của trẻ MG 5 - 6 tuổi từnhững năm 1936 đến năm 2022, cho thấy, KNGQVĐ của trẻ MG 5 - 6 tuổi là vấn đềđược nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu với những hướng đi, góc nhìn, cách tiếpcận, thông qua các phương tiện, môi trường khác nhau như: phát triển KNGQVĐ cho trẻtrong hoạt động toán học, văn học, qua mô hình hoá, thông qua ngôn ngữ cụ thể, qua việcxây dựng môi trường, qua câu hỏi mở, qua những chương trình thí nghiệm, qua hoạtđộng khám phá khoa học, qua các thí nghiệm, qua hoạt động vui chơi, qua hoạt động tựphục vụ, qua sự khuyến khích, động viên, sự tương tác với bạn ; những yếu tố ảnhhưởng đến KNGQVĐ như yếu tố bẩm sinh, di truyền: sức khoẻ, đặc điểm sinh lý học; tácđộng của người lớn, nhà giáo dục với những cách thức tác động khác nhau: tạo điều kiện,

cơ hội để trẻ tự GQVĐ, khuyến khích, động viên trẻ, sử dụng ngôn ngữ rõ ràng tronggiao nhiệm vụ; bạnbè,

Trang 30

môi trường học tập Những biểu hiện của KNGQVĐ được thể hiện qua các kĩ năng pháthiện vấn đề, có mong muốn GQVĐ, đề xuất phương án giải quyết, lập kế hoạch, thựchiện và đánh giá kết quả GQVĐ Thang đo KNGQVĐ của trẻ MG 5 - 6 tuổi có thể thôngqua quan sát, bài tập tình huống, qua những bức tranh, qua các câu chuyện có vấn đề.

Từ những nghiên cứu, cho thấy GD KNGQVĐ của trẻ MG 5 - 6 tuổi sẽ có hiệuquả trong các hoạt động giáo dục mang tính trải nghiệm thực tiễn, kích thích trẻ tìm tòikhám phá, thí nghiệm, thực hiện quy trình thiết kế kĩ thuật Trong môi trường giáo dục

đó trẻ được thử sai, được tích cực sử dụng những vốn kinh nghiệm, sự hiểu biết phongphú của mình từ các lĩnh vực khác nhau để giải quyết vấnđề

1.1.2 NhữngnghiêncứuvềhoạtđộnggiáodụcSTEAMchotrẻmẫugiáo5-6tuổi

STEM, một từ đượcviếttắt của các từScience(Khoa học), Teachnology (Côngnghệ),Engineering(Kĩ thuật) và Mathematic (Toán) Theo Piro (2010),NguyễnThànhHải(2016),saucuộchọpliênngànhvềGDkhoahọcđượctổchứctại Quỹ KhoahọcQuốcgia Hoa Kỳ (NSF) thì từviếttắt này được sử dụng phổ biến[69],[70] Nghiên cứucủa English (2016) nhận định rằng, GD STEM hướng đến mụctiêuchung là tạosựhiểubiết về các lĩnh vực STEM, phát triển nhữngnănglực,phẩm chấtcần thiết cho nguồnnhân lực thế kỉ XXI bằng cách đặtngườihọc vàonhữngtình huống có vấn đề mang tínhthực tiễncuộcsống, tạo mối liên hệ mật thiết giữa lí thuyết và thực hành, rút ngắn khoảngcách giữa kiến thức hàn lâm và thực tế xã hội [71] Trong quátrìnhtriển khai, áp dụngSTEM, cùng chủ trương của nềnGDhiện đại,đánh giá cao tầm quan trọng của Nghệ thuật

vàsángtạo,đócũngchínhlàlídotạisaothuậtngữSTEAMrađời[70],[72]–[74]

Những nghiên cứu của Yakman (2008), Sharapan (2012) Ata Aktürk & Demircan(2017), Ortiz-Revilla (2023) nhận định, thêm chữ A vào thuật ngữ STEM giúp mềm mạihoá các chương trình STEM vốn nặng về kĩ thuật và STEAM đặc biệt dễ tiếp cận với cácđối tượng trẻ mầm non [7], [75], [76] STEAM tận dụng lợi ích của STEM, thông quanghệ thuật (Art), đưa STEM lên một tầm cao mới bằng việc cho phép trẻ em ở lứa tuổimầm non cũng có thể tiếp cận và phát triển toàn diện, khuyến khích trẻ em xây dựng kiếnthức về thế giới xung quanh thông qua quan sát, điều tra và đặt câu hỏi [7], [14] GDSTEAM giúp cho GVMN xây dựng nền tảng kiến thức liên quan đến khoa học, sử dụngnghệ thuật để khuyến khích trẻ em thể hiện ý tưởng của mình theo nhiều cách sáng tạo[75], [77] Đối với những nghiên cứu về GD STEAM trong cấp học mầm non nói chung,trẻ MG 5 - 6 tuổi nói riêng tập trung vào những hướng chínhsau:

Trang 31

Hướng thứ nhất: Những nghiên cứu về các cách tiếp cận và kết hợp cácthành

tố S, T, E, A, M trong hoạt động GD STEAM cho trẻ MG 5 - 6 tuổi

Những nghiên cứu về cách tiếp cận các thành tố S, T, E, A, M trong hoạt

động GD STEAM cho trẻ MG 5 - 6 tuổi

Theo Sharapan (2012), Park (2016), Hoàng Thanh Phương (2020),GDSTEAMchotrẻ MG5 - 6tuổi cần xácđịnhmức độ cho trẻtiếpcận sao cho phù hợp với khảnăngcủa trẻ,nhưngkhôngvìthếmà làmgiảm,làmmấtđitínhkhoahọc đúngđắncủa cáckháiniệm[75], [78],[79]

(2012),KarenW.Lindeman(2014),ZahirodAwang cùng cộngsự(2020)vàtổchứcEarlyChildhood NationalCenters, cho rằng, cách tiếpcận cácthànhtố S, T,E, A,Mtronghoạt

trẻMG5-6tuổinhưsau:yếutốKhoahọcđượchiểulànhữngkiếnthứcvềkháiniệm,địnhluật,nguyênlívềcácsựvậthiệntượngxungquanhđứatrẻ,từviệcnắmbắtkiếnthứcnày,trẻ sẽ tư duyvà ápdụng giải quyếtcác

nhiênvàsựtòmòcủatrẻ;CôngnghệlànhữngcôngcụgiúptrẻGQVĐ,đápứngnhucầutrongcuộcsống,làm chocuộc sốngtrởnêndễdàngvàhiệu quả hơn;Kĩthuậtbắtđầu với việcxácđịnhvấnđề, sau

thuậtlàminhhọachocáckháiniệmSTEAMtheonhữngcáchsángtạovàgiàutrítưởng

tượng,thểhiệnýtưởngvềthế giới trẻ thấy quaâmnhạc, khiêu vũ, giao tiếp, quamàusắc, nétvẽ…vàcuối cùng,yếu tốToán,làtưduy toán họcsự sosánh, sắp xếp.GVMNcóthểtạocơhộihọctậpSTEAMởkhắpmọinơi[74],[75],[80]–[82]

HoàngThịPhương(2020)đưarađịnhhướngtiếpcậncácthànhtốS,T,E,A, M trong GDSTEAM cho trẻ mầm non với nhận định “Với sự hạn chế về nhận thức, trẻ nhỏ không thểtiếpnhậncác thành tố này như người lớnhoặchọcsinhphổ thôngnêncácnhàGDMNcầnxácđịnhmứcđộchotrẻtiếpcậnvớicácyếutốtrênphùhợp

vớikhảnăngtrẻnhỏ,đồngthờikhôngvìthếmàlàmgiảmtínhđúngđắncủacáckháiniệmkhoahọc,quyluậthoặccácquytrìnhcôngnghệ ” Cáccấpđộkhámphásẽđi từ đơn giản đến phức tạp:nhậnbiếthiện tượng - tìm hiểu nguyên nhân - giải thích nguyên lí khoa học Tác giả cũngnhấn mạnh rằng “không có trình tự cố định hay bắt buộc nào cần phải thực hiện khi tích

thuộcvàovấnđềngườidạylựachọntrongcácbàihọc,dựándạyhọc…[78]

Những nghiên cứu về cách kết hợp các thành tố S, T, E, A, M trong hoạt

động GD STEAM cho trẻ MG 5 - 6 tuổi

Rodger W Bybee (2013) đưa ra 9 cách kết hợp các lĩnh vực trong S, T, E, M đadạng, như sau:

Trang 32

Hình 1.1 Cách kết hợp các lĩnh vực trong S, T, E, M

Cáchkết hợp cácthànhtốtrong STEM/STEAMnhư thế nàokhông phảilàđiềucốtlõiđểđemlạigiátrịcủahoạtđộngGDSTEM/STEAM.GDSTEM/STEAMcóthểdiễnratro

dướidạnglồngghépgiữaToánvàKhoahọc,trongđócácyếu tốcòn lại là chất xúctác,hoặclàdạykhoa họcnhưng trongđó được thực hiện quytrìnhthiết kế kĩthuật,hoặclàcó tất cả các yếu tố.Mục tiêuchunglà hướng vào phát triểnnănglựcngười học,ởtrong hoạtđộngGDSTEM/STEAMngườihọcđượcchủđộngtìmtòi,khámphá,trảinghiệmtìmravấnđề,GQVĐ,GVlàngườitrợgiúpchoquátrìnhđóđượcthựchiệncóhiệuquả[83]

Nhómtác giả Wang(2011), Kazakoff (2013), McDonald&Howell (2012), Stohlmann

(2012), Tharrenos Bratitsis (2019)tậptrungvàohai thànhtốtrong STEAMlàkĩthuậtvàcông

nghệ, Aysun, A.A, Ozlen,D(2017),tập hợp22nghiêncứu vềGDSTEMvà

STEAMtrongGDMNđược xuấtbảntừ năm2006đến2016,đãchỉrarằngGDSTEMvàviệcthêmyếutốArt(nghệ thuật)tạothànhGDSTEAMởcấp học mầm nonlàhailĩnhvực mớitrongcảgiớinghiêncứu Thổ Nhĩ Kỳvàthếgiới,nhómtácgiảnhấnmạnhrằngởtrongchương

kĩthuậtvàcôngnghệlàhailĩnhvựcítđượcquantâmnhấttrongcácthànhtốvàcầnphảiđượctậptrungnghiêncứuởnước họ.Nhómtácgiảcũngkhuyếnkhích,trong tươnglainhữngnghiêncứuvềSTEAM nênxem xétcácyếu tốkhác như nghệ thuậtvàkhoahọcxãhội [84] TharrenosBratitsis (2019)với sựtíchhợp các ứngdụngdi độngAndroidvà iOStrongcácmôitrườngGDMNchínhthứcvàkhôngchínhthức,trongđó,yếutốcông

nghệtrongSTEAMlàtrọngtâmcủaquátrìnhhọctập[85]

Ở một hướng đi khác, Nguyễn Thành Hải (2016), Hoàng Thị Phương (2020) chorằng việc tổ chức hoạt động GD STEAM với việc lựa chọn thành tố nào trọng

Trang 33

tâm sẽ phụ thuộc vào vấn đề, chủ đề của hoạtđộngđó Theo Hoàng Thị Phương, trẻ mầmnon khả năng nhậnthức,vốn kiến thức,kinhnghiệm cón hạn chế, trẻ cần phảitíchlũy thêmkiến thức và sự hiểu biết, vì vậy thành tố khoa học trong GD STEAM thường hay đượcthựchiệnđầu tiên nhằm tích lũy kiến thức và giúp trẻ có thêmýtưởngchoviệcGQVĐ[78].NềntảngcủaGDSTEM/STEAMchínhlàGDkhoahọc, do đó để hiểu

về khái niệm GD STEAM, thì cần nắm rõ về GD khoa học [69] Cùngnămnày,NguyễnVănBiênvàcộngsựcũngđưaranhậnđịnh:kiếnthứctoánhọcvàkhoahọclàkiếnthứcnềnđểngườihọccóthểGQVĐthôngquaquytrìnhthiếtkếkĩthuậtvàđúcrútthànhcácquytrìnhcôngnghệ[86].NhómnghiêncứuHồLamHồng và cộng sự (2022), Trần Thị Minh Huế và cộng sự

cùngcộngsự(2023)nhấnmạnhđếnhaihoạtđộngGDSTEAMchiếmưuthếphùhợpvới chươngtrình GDMNViệtNam đó là hoạt động GD STEAM tìm tòi khám phá vàhoạtđộng GDSTEAMthiếtkế kĩ thuật[87]–[89]

Mỗi nhà nghiên cứu lựa chọn sự kết hợp các thành tố cốt lõi, nổi bật trong quátrình dạy và học khác nhau dựa trên mục tiêu của bài học muốn hướng đến, điều quantrọng trong quá trình tổ chức dạy và học là vị trí chủ thể của người học trong quá trình

đó, là sự hướng tới các kĩ năng, năng lực chung giúp cho người học có thể thích ứng, ứngphó hiệu quả được các tình huống diễn ra trong cuộc sống thườngngày

Hướng thứ hai Những nghiên cứu về cách thức tổ chức hoạt động GDSTEAM cho trẻ MG 5 - 6 tuổi

Các nghiên cứu của Bagiati &Evangelou,(2015), EngTek,(2016),Mustafa(2016),Halton vàTreveton,(2017), DeJarnette(2018),WuChen & cộng sự (2018),Mohd Hafiz & Ayop (2019), Nguyễn Thành Hải (2019), Nguyễn Thị Luyến (2021),Zhang Mengmeng & cộng sự (2019), Neslihan Ültay & Banu Aktaş(2020),Hoàng ThiPhương (2020),Fleer,(2021) nhắc đến các quy trình, hình thức tổ chức hoạt động GDSTEAM đem lại hiệu quả giáo dục: dạy học dựa trên dự án, dạy học đựa trên chơi, dạyhọc dựa trên trải nghiệm, dạy học theo quy trình tìm tòi khám phá, quy trình 5E, quytrình thiết kế kĩ thuật (EDP), quy trình 6E (5E-EDP), quy trình TRIAL, quy trình 4C những quy trình này được vận dụng linh hoạt trong quá trình tổ chức hoạt động GDSTEAM cho trẻ mầm non Việc lựa chọn cách thức tổ chức nào sẽ phụ thuộc vào mụctiêu, nội dung hoạt động giáo dục và vấn đề cần giải quyết trong hoạt động giáo dục đó[14], [78], [98]–[100], [90]–[97]

RodgerW.Bybeevàcác cộng sự(1987)đãđưa ra quytrình5E(Engage(Gắnkết),Explore(Khámphá), Explain (Giải thích), Elaborate(Áp dụngcụthể),và

Trang 34

Evaluate (Đánh giá))nhằmthúcđẩy học tập hợptác,tíchcựctrongđóhọcsinhlàmviệccùngnhauđể GQVĐvàkhámphácác khái niệmmớibằngcáchđặtcâuhỏi, quan sát,phân tíchvàđưarakết luận Trongquá trình đó,ngườihọc tạodựngkiếnthức mớicủa mìnhdựatrênquátrình trải nghiệmcủa bảnthânvàkiếnthứctrướcđó,quátrình nàydiễn ra mộtcáchliên tục.

Năm 2014, Burke, đã đề xuất một quy trình mới, quy trình 6E dựa trên quy trình5E thêm yếu tố thiết kế kĩ thuật, cụ thể các pha E trong quy trình 6E bao gồm: Engage(Gắn kết), Explore (Khám phá), Explain (Giải thích), Engineer (thiết kế, chế tạo), Enrich(mở rộng, đào sâu) và Evaluate (Đánh giá) [101] Theo Chung (2018), Lê Hải Mỹ Ngân(2020), quy trình dạy học 6E lấy trẻ làm trung tâm, nhấn mạnh sự kết hợp giữa yếu tốkhám phá và thiết kế kĩ thuật [102], củng cố cho trẻ khả năng tích hợp kiến thức STEAM

và nâng cao hiệu quả học tập của trẻ trong từng lĩnh vực, kích thích trẻ GQVĐ dựa trênhai yếu tố chính là khoa học và quy trình thiết kế kĩ thuật [103] Theo Nguyễn Văn Biên

và cộng sự (2019, 2023), Nguyễn Thị Luyến (2021), tùy theo đặc thù của từng buổi học

về mục tiêu, nội dung, nhận thức của người học để GV lựa chọn quy trình phù hợp [86],[89],[98]

Các nhà nghiên cứu Cunningham, C M and Lachapelle (2014), Pantoya (2015);Shahali (2017), Glen (2018),Malone (2018) Mohd Hafiz & Ayop (2019) Winarno (2020),Anggoro (2021), Erol (2022) chỉ ra rằng, yếu tố kĩ thuật là một trong những yếu tố quantrọng của hoạt động GD STEAM và việc sử dụng quy trình thiết kế kĩ thuật(Engineering Design Process - EDP) là một xu hướng mới trong cải cách GD khoa học.Quy trình EDP là một quy trình lặp đi lặp lại của việc lập kế hoạch, thiết kế và chế tạo

mà các kỹ sư đảm nhận để giải quyết các vấn đề trong thế giới thực [104], [4], [96],

Tóm lại, các nghiên cứu cho thấy, bất kể quy trình, hình thức tổ chức hoạt động

GD STEAM nào cũng đều hướng đến vai trò trọng tâm của người học, ở đó người họcđược trải nghiệm chủ động, phá bỏ sự tách rời giữa các lĩnh vực, gắn lý thuyết và thựchành, giữa kiến thức và ứng dụng vào trong cuộc sống

Trang 35

1.1.3 Những nghiên cứu về giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ mẫu giáo5 - 6 tuổi trong hoạt động giáo dụcSTEAM

Trước khi thuật ngữ giáo dục STEAM xuất hiện, những nghiên cứu của các nhàkhoa học Ruggiero (1984),Johnson (1989),Clarke (1990),Bussell (1998), Arenofsky(2001), Geetha Balaraman Ramani (2005), Hmelo-Silver, DuncanvàChinn (2007)đã đề cậpđến việc đưa KNGQVĐ vào chương trình nhà trường, lồng ghép vào trong các môn học

và các môn học cần xây dựng các tình huống có vấn đề gắn liền với thực tiễn cuộc sốngđời thực, cụ thể như:

Theo Ruggiero (1984), Clarke (1990), Tang Keow Ngang, Subadrah Nair (2014),KNGQVĐ là một kĩ năng quan trọng, cần được đưa vào hệ thống GD trong dạy và họcmọi môn học [55], [111] KNGQVĐ không nên được dạy riêng lẻ mà nên được kết hợptrong quá trình dạy và học các môn học được giảng dạy trong nhà trường [18], [55],[111], [112]

Theo Johnson (1989), cácmôhìnhGDtruyền thống trongcác lĩnh vựckhoahọc,côngnghệ,kĩthuật, toán học, nghệ thuậtchủ yếu tậptrungvàoviệc truyềntải kiếnthứcthayvìcung cấp cáccơhội học tậpkhác nhau nhằmthu hútngườihọc giảiquyết cácvấnđềhằngngàybằng cáchápdụng những gì họđãhọctrong trường [113].Dođó,nhiềunhànghiêncứuArenofsky, (2001), Bussell (1998), Geetha Balaraman Ramani (2005),Kaya (2013), khuyếnnghị rằng các tìnhhuốnghọctậpnên tậptrung vào việc giảiquyếtcácvấnđề thựctếcuộc sốnghằng ngàycủangười họcđểđánhgiáhiệuquả hơn[114]–[118]

Theo Hmelo-Silver, DuncanvàChinn (2007),"GQVĐliênquanđếnviệcápdụngcáckĩnăngtư duy để tìmgiải phápcho các vấn đề phứctạp,có cấu trúckémgặpphải trongcuộc sống hằngngày." [119] Cùng quan điểm,Lin(2015),nhậnđịnh“cáctìnhhuốnghọctậpnênđưanộidungphùhợpvớicuộc sốnghằngngàycủangườihọc”,đâylàvấnđềcần đượcchú trọng [120]

Gần đây,cácnghiêncứuCaprino&Barreto (2019),Lim&Byun, (2019), Mengmeng(2019), Linder (2020), Tabiin (2020), Erol (2022),Vale(2022),chỉrarằng GDSTEAMthờithơấu cóthểnângcao KNGQVĐởtrẻnhỏ.Cáchoạt động STEAM thúcđẩy tư duyphảnbiện, tính sángtạo và lập luậnlogic,tất cả đều là nhữngthànhphần thiếtyếu củaviệcGQVĐ[2],[3], [14], [42], [105], [121],[122] Nhữngnghiêncứu này được đưaravớinhữnghướngtiếpcậnnhư sau:

Hướng thứ nhất Những nghiên cứu về vai trò của hoạt động GD STEAMđến việc giáo dục KNGQVĐ cho trẻ

Ở hướng nghiên cứu này, các tác giả Kang và Anderson (2015), Kim và Kim(2017), Apriyani, Ramalis và Suwarma (2019), Akcay-Malcok và Ceylan (2020),

Trang 36

Beyza Akcay Malcok, Remziye Ceylan (2021, 2022), Ahmet Erol và cộng sự(2022),JangvàChen(2010)đưaranhậnđịnh, trẻMGthamgiavàocáchoạtđộngGDSTEAM khoahọc,côngnghệ,kĩthuật, Robotticvới cáchoạt động thực hành, trải nghiệm,dựa trênquytrìnhtìmtòi khám phá, thiếtkếkĩthuật…cósựcảithiện đángkểvềKNGQVĐ,đặcbiệtlàkhảnăngđưaranhiềugiảiphápchomộtvấnđề[123].

Ngoài việc học dựa trên vấn đề, theo Jang và Chen (2010), các hoạt động thựchành có hiệu quả trong việc phát triển các KNGQVĐ trong GD STEAM ở lứa tuổi mầmnon Các hoạt động thực hành mang đến cho trẻ cơ hội khám phá, thử nghiệm và pháttriển các KNGQVĐ thông qua thử và sai [124]

Kim&Kim(2016),Kim&Song (2017),Park&Kim, (2020)chỉ rachươngtrìnhkhoahọcđược thiếtkế đểthúcđẩy họctậpdựatrênvấn đề,STEAMsử dụngrobotgiáodục R-Learning pháthuy khảnăngGQVĐsángtạo của trẻMG[125]–[127].Năm2022, nhómcác

nhànghiêncứuAhmet Erol, Mustafa Erol,chỉ rarằng,các hoạt động STEAMdựatrênquytrìnhthiết kếkỹthuật (EDP-STEAM)đượcápdụngvớicáccâu chuyện đã cảithiệnkhảnăng sángtạovàKNGQVĐ của trẻtừ6-6,5tuổi.Theonhómtácgiả,truyệnphùhợpvớicấutrúctưduycủatrẻnhỏ,vìchúngrấtdễhiểu,cósựsáng tạovàđưa ra những kinhnghiệm GQVĐ.Mặtkhác,quátrìnhthiết kếkỹthuậtnhấtthiếtphảisửdụngkỹnăngsángtạovàGQVĐ[105],[128]

Hướng thứ hai Những nghiên cứu về mối quan hệ giữa hoạt động GDSTEAM

và việc giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi

Có thể thấy rằng, hoạt động GD STEAM được các nhà khoa học đánh giá

làhoạt động tạo cơ hội thuận lợi trong việc giáo dục KNGQVĐcho trẻ MG 5 - 6

tuổi.Những nghiên cứu về sự tương thích giữa mục tiêu, đặc trưng hoạt động GD STEAM và giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi

Nhóm tác giả Cassie Quigley, Dani Hero (2017) quan niệm STEAM là một kháiniệm GD cho phép học sinh học thông qua các môn học liên môn và vận dụng kiến thứctích hợp để giải quyết các vấn đề trong thực tế [129]

Các nhà nghiên cứu của Bybee (2013), Nguyễn Văn Biên (2019),BeyzaAkcayMalcok (2020) đưa ra nhận định hoạtđộngGD STEAM chuyển từ lớp học truyền thốngsang quá trình học tập dựatrênnhu cầu và GQVĐ [5],giúphình thànhvàpháttriểnnănglựcGQVĐvàsángtạocủangườihọc[86],trongđóyếutốkĩthuật

tronghoạtđộngGDS T E A M thamgiatrựctiếpvàoviệcGQVĐvàđổimới[83]

Theo Wang & Chiew (2010), Wang (2011), Christine Liao, (2016), quá trìnhGQVĐ là một thành phần quan trọng để tích hợp các lĩnh vực STEAM, khi giải quyếtmột vấn đề thực tế trong cuộc sống, cần phải huy động kiến thức từ nhiều lĩnh vực chứkhông tiếp cận từ một lĩnh vực riêng biệt [27] [130] GD

Trang 37

STEAM dạy cho người học các kĩ năng tư duy phản biện và GQVĐ; cộng tác và giaotiếp; và sáng tạo và đổi mới [131].

Các tác giả Christine Schinittka (2011), Stone-MacDonald, (2015), Nguyễn ThànhHải (2016); Nguyễn Văn Biên, (2019), Hoàng Thị Phương (2020), khi phân tích sự tươngthích giữa các thành tố STEAM với KNGQVĐ, đề cập đến vai trò của các thành tố nàytrong quá trình hình thành, phát triển KNGQVĐ thực tiễn cho trẻ nhỏ Cụ thể, thành tốkhoa học: giúp trẻ liên kết các kiến thức đề tư duy và GQVĐ thực tế, tạo cơ hội cho trẻtích lũy kiến thức để có ý tưởng cho việc GQVĐ đặt ra; thành tố công nghệ, giúp trẻ thuthập thông tin GQVĐ; thành tố toán học tạo cơ hội cho trẻ sử dụng để phát hiện đặc điểmcủa sự vật hiện tượng, thể hiện sự hiểu biết và GQVĐ; thành tố nghệ thuật nhằm khaithác ý tưởng, tư duy sáng tạo khi GQVĐ… Theo Hoàng Thị Phương, sự tích hợp 5 thành

tố cần tuân theo logic tự nhiên của việc GQVĐ thực tế, để trẻ được học qua tình huống

cụ thể, được trải nghiệm, tham gia tích cực vào các hoạt động [78] Theo Nguyễn ThànhHải (2016), Nguyễn Văn Biên, (2019), trong tất cả các yếu tố cấu thành nên GDSTEAM, yếu tố khoa học là nền tảng cốt lõi của GD STEAM, từ những hiểu biết về kiếnthức, kĩ năng khoa học giúp cho người học “giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hàngngày một cách khoa học” [86], [97], trong quá trình học tập, “người học được đặt vàotình huống có vấn đề thực tiễn liên quan đến kiến thức khoa học”, để giải quyết được vấn

đề đó người học phải tìm tòi, nghiên cứu, vận dụng những kiến thức, kĩ năng của mình cóđược thông qua những môn học đã được học GQVĐ đặt ra Nếu yếu tố khoa học trongSTEAM giúp người học vận dụng kiến thức, kĩ năng vào GQVĐ trong cuộc sống mộtcách khoa học, yếu tố toán học phát triển khả năng phân tích, biện luận một cách hiệuquả các giải pháp giải quyết các vấn đề [86, 62- 63] Christine Schinittka (2011), Stone-MacDonald, (2015), nhấn mạnh yếu tố kĩ thuật trong STEAM là khả năng vận dụng kiếnthức khoa học vào trong quy trình thiết kế kĩ thuật để tạo ra sản phẩm mang ý nghĩa thựctiễn [132], [133], kĩ năng vận động tinh kết hợp với ghi nhớ có chủ định giúp trẻ khéo léo

Trang 38

Akcay-Malcok và Ceylan (2020) trong nghiên cứu “Does STEM education have

an impact on problem solving skill?” đã lập bảng thống kê 19 nghiên cứu từ năm

2014-2019 được thực hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến mối quan hệ giữa hoạt động GD STEM

và việc giáo dục KNGQVĐ cho trẻ em, các nghiên cứu này đều nhấn mạnh đến mối quan

hệ tích cực của việc triển khai hoạt động GD STEAM tác động tích cực đến việc giáoKNGQVĐ cho người học [5]

Cùng quan điểm này, Caprino & Barreto (2019), Akcay-Malcok cùng cộng sự(2021), đều nhận định quy trình thiết kế kỹ thuật là quá trình đưa ra các giải pháp phùhợp và cần thiết nhất cho một vấn đề[12]

Bên cạnh đó, Roberts & Schnepp, (2020) chỉ ra rằng, các hoạt động GD STEAMcung cấp bối cảnh để GQVĐ đích thực và có khả năng tiếp cận đến nhiều học sinh hơnkhi chỉ dạy riêng về khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học [135]

1.1.4 Đánh giá chung về những nghiên cứu có liên quan đến giáo dụcKNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GDSTEAM

GDSTEAMlàmôitrường hiệuquả để giáo dụcKNGQVĐcho trẻ MG5 6tuổi,đượcnhiều nghiêncứu quan tâm Nhữngkếtquảnghiêncứu này sẽ giúp chotácgiảluậnánhỏi,kếthừa và xác định những vấn đề chưađược giải quyết,… Trêncơsởđó xácđịnhhướng tiếp cậncủamình,cụ thể là:

-Những vấn đề có thể kế thừa

Nhữngkết quảnghiêncứutrênchỉ ra mối quan hệ giữahoạtđộngGDSTEAM và giáodụcKNGQVĐ chotrẻmầmnonởnhữngkhía cạnh khác nhau.Dùđi theohướng nghiêncứu nào,cáctácgiả cũng khẳngđịnhhoạtđộngGDSTEAMlàmôitrườnggiáo dụcthuậnlợi để giáodụcKNGDVĐcho trẻMG 5 - 6tuổi

Từ những nghiên cứu, luận án kế thừa được khung lí thuyết về KNGQVĐ, hoạtđộng GD STEAM và việc giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GDSTEAM, kế thừa được một phần công cụ đánh giá KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi từcác nghiên cứu quốc tế Luận án kếthừa,phát triển thang đo KNGQVĐ trong hoạt độngkhoa học cho trẻ MG 5 - 6 tuổi của các nhóm tác giả Ünal & Aral (2014) và thang đoKNGQVĐ hằng ngày của Vuslat Oğuz (2012, 2014), tham khảocáchđo các kĩ năng thànhphần của Omeroglu và cộng sự (2009) [52], [63], [65], [67] Luận án sử dụngtranhminhhoạ cho các tình huống có vấn đềliênquan đếnkhoa học,công nghệ, kĩ thuật với thang

ánkhôngđomộtkĩnăngthànhphần“đưaracácbiệnphápGQVĐ”nhưthangđocủanhómtácgiảVuslatOğuz.LuậnánpháttriểnthangđocảquátrìnhGQVĐgồmpháthiệnvấnđề,mongmuốnGQVĐ,đềxuấtgiảipháp,lậpkếhoạchgiảiquyết,thựchiện

Trang 39

và đánh giá Luận án thiết kế các tình huống có vấn đề liên quan đếnlĩnhvựckhoahọc,côngnghệ,kĩthuậtdànhchotrẻMG5-6tuổitronghoạtđộngGDSTEAMvới các tiêu chítính phù hợp độ tuổi,tínhkết nối với thực tiễn, tính đadạngtrong tình huống, tính an toàn vàbám vào chương trình GDMN lứa tuổi MG 5 - 6 tuổi [136],[137][138] [125],[139].

Những vấn đề chưa được giảiquyết

Những nghiên cứu về giáo dục KNGQVĐ trong hoạt động GD STEAM ở độ tuổimầm non còn ít ỏi [12], [140] Đặc biệt, hiện nay tại Việt Nam đang thiếu nghiên cứu vềkhung lý luận của việc giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GDSTEAM; thang đo KNGQVĐ của MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM; thực trạngKNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM; biện pháp giáo dụcKNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM một cách hệ thống vàchuyênsâu

Những vấn đề luận án giải quyết

Luận án nghiên cứu vận dụng yếu tố khoa học và kĩ thuật trong hoạt đông GDSTEAM để giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi, xây dựng cơ sở lý luận, thang đoKNGQVĐ của trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM phù hợp với đặc điểmphát triển tâm sinh lý của trẻ MG 5 - 6 tuổi Việt Nam, dựa trên khung chương trìnhGDMN cho trẻ MG 5 - 6 tuổi, điều kiện thực tiễn Việt Nam, mô tả bức tranh thực trạng

về giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM, đề xuất, thựcnghiệm biện pháp giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GDSTEAM, góp phần lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu về giáo dục KNGQVĐ nóichung và giáo dục KNGQVĐ cho trẻ MG 5 - 6 tuổi trong hoạt động GD STEAM ở ViệtNam nóiriêng

1.2 Kĩnăng giải quyết vấn đề của trẻ mẫu giáo 5 - 6tuổi

1.2.1 Khái niệm kĩ năng giải quyết vấn đề của trẻ mẫu giáo 5 - 6tuổi

1.2.1.1 Kĩ năng

Có nhiều quan niệm khác nhau về kĩ năng, tùy theo cách tiếp cận của mỗi nhàkhoa học, tuy nhiên các cách tiếp cận này không phủ nhận lẫn nhau và xoay quanh cáchướng cơ bảnsau:

Hướng thư nhất, xem xét kĩ năng nghiêng về mặt kỹ thuật của thao tác, hành động

Những người theo hướng này có thể kể đến A.G.Covaliov (1971) [141],V.A.Crutetxki (1980) [142], A.V Petrovxki (1982) [143] Phạm Tất Dong và cộng sự(2001) [144], Trần Trọng Thuỷ và cộng sự [145], Nguyễn Thành Kỉnh, (2010) [146].Theo hướng này, kĩ năng là phương thức thực hiện hoạt động một cách thành

Trang 40

thạo, linh hoạt sáng tạo phù hợp với các mục tiêu trong những điều kiện cụ thể [146],[147] Kĩ năng là hành động có ý thức, có kĩ thuật và có kết quả được thực hiện dựa trênvốn tri thức và kinh nghiệm đã có trong những điều kiện nhất định [147, 35-36] Khi cánhân nắm được các tri thức về hành động, thực hiện hành động theo các yêu cầu khác

nhau của thực tiễn, tức là đã có kĩ năng hành động Mức độthành thạocủa kĩ năng phụ

thuộc vào mức độ nắm vững tri thức về hành động và sử dụng chúng vào hoạt động thựctiễn Các tác giả theo quan điểm này, con người chỉ cần có phương thức thực hiện hànhđộng đúng mà chưa nhấn mạnh đến hiệu quả của hànhđộng

Hướng thứ hai, xem xét kĩ năng nghiêng về khả năng của con người

Đại diện cho hướng này có thể kể đến P P Heppner, T E Witty, and W A.Dixon [46], Nguyễn Quang Uẩn và cộng sự [144], Nguyễn Ánh Tuyết và cộng sự [34],Hoàng Phê [149], Nguyễn Thị Hòa [150], [151],… Theo hướng này kĩ năng là “khảnăng” thực hiện hành động đúng và phù hợp với mục tiêu, điều kiện cụ thể khi diễn rahành động, để hình thành được kĩ năng thì cần có những kiến thức cơ sở cùng với sựluyện tập những thao tác riêng lẻ cho đến khi đạt kết quả theo đúng mục đích, yêu cầu.Quan điểm này đã bao hàm cả quan điểm thứ nhất, bởi vì khi chủ thể GQVĐ thì cầnnhiều tri thức lẫn kỹ thuật hành động [152]–[155] Kĩ năng được hiểu theo quan điểm này

có tính ổn định, mềm dẻo Nhờ có tính mềm dẻo mà con người có tính sáng tạo tronghoạtđộng

Hướng thứ ba, xem xét kĩ năng là năng lực.

Ở một khía cạnh khác, các tác giả Vũ Dũng [156], Hoàng Thị Phương [157], ĐặngThành Hưng [155] kĩ năng lại được hiểu là “năng lực” vận dụng có kết quả những trithức mà chủ thể đã lĩnh hội trước đó để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng Kĩ năngđược hình thành qua luyện tập [156] và đòi hỏi sự tập trung chú ý, có sự nỗ lực về ý chí

và biết vượt qua khó khăn [156, 107-108]; kĩ năng là biểu hiện năng lực hành động củacon người dựa trên việc vận dụng kiến thức, kinh nghiệm đã có của bản thân đảm bảothực hiện được mục đích đặt ra trong các điều kiện nhất định [157, 26-27], là năng lựchành động thực hiện có kết quả, một nhiệm vụ, một công việc nào đó bằng cách vậndụng những tri thức, kinh nghiệm đã có phù hợp với những điều kiện cho phép nhằm đạtmục đích đềra

Như vậy, các cách tiếp cận khác nhau, nhưng những quan điểm này không mâuthuẫn mà có sự tương thích, hỗ trợ nhau trong việc hiểu rõ hơn bản chất của kĩ năng, rằng

kĩ năng có thể được phát triển, cải thiện và mở rộng thông qua việc học hỏi và nỗ lực

Ngày đăng: 29/02/2024, 14:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w