1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

[LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP] GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI DNTN CHẾ BIẾN HẢI SẢN THÀNH ĐẠT

156 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CKTT : Chiết khấu trực tiếp

XĐKQKD : Xác định kết quả kinh doanh

Trang 2

MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Bảng cơ cấu tình hình lao động tại công ty 6

Biểu đồ 1.1: Biểu đồ thể hiện trình độ văn hóa của nhân viên 7

Trang 3

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 8

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy tại công 10

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chúng từ ghi sổ 12

Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hình thức kế toán trên máy vi tính 14

Sơ đồ 2.1:Sơ đồ hạch toán việc mua bán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh 35

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ hạch toán TK 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 47

Sơ đồ 3.2: Sơ đồ hạch toán TK 632 Giá vốn hàng bán 50

Sơ đồ 3.3: Sơ đồ hạch toán TK 635 Chi phí hoạt động tài chính 52

Sơ đồ 3.4: Sơ đồ hạch toán TK 641 Chi phí bán hàng 55

Sơ đồ 3.5: Sơ đồ hạch toán TK 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp 63

Sơ đồ 3.6: Sơ đồ hạch toán TK 711 Thu nhập khác 64

Sơ đồ 3.7: Sơ đồ hạch toán TK 811 Chi phí khác 66

Sơ đồ 3.8: Sơ đồ hạch toán TK 911 Xác định kết quả kinh doanh 70

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Mặc dù, thời gian thực tập tại công ty có hạn không đủ cho bản thân em thâmnhập sâu vào thực tế nhưng cũng đủ để em hiểu biết, học hỏi được nhiều kinh nghiệmtrong công tác kế toán, giúp em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập tốt nghiệp đề tài ”Kế toán tiêu thụ thành phẩm và Xác định kết quả kinh doanh tại DNTN chế biến hảisản Thành Đạt” Trong quá trình trình bày báo cáo không thể tránh khỏi những sai sótrất mong nhận được sự góp ý của thầy cô, các anh chị trong công ty để bài chuyên đềthực tập tốt nghiệp của em thêm hoàn thiện

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô khoa Kinh tế đã tận tìnhgiảng dạy, cảm ơn thầy Phạm Hải Long, người đã tận tình hướng dẫn em trong suốtquá trình thực tập chuyên ngành và xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo cùng toàn thểcác anh chị trong Phòng kế toán của DNTN Chế biến hải sản Thành Đạt đã tiếp nhận ,tạo điều kiện để em học hỏi, truyền đạt những kinh nghiệm thực tế, rèn luyện tácphong làm việc và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU i

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DNTN CHẾ BIẾN HẢI SẢNTHÀNH ĐẠT 3

1.1.Tổng quan về DNTN Chế biến hải sản Thành Đạt 3

1.1.1.Giới thiệu sơ lược về công ty 3

1.1.2.Sự hình thành và phát triển : 3

1.1.3 Đối thủ cạnh tranh của xí nghiệp : 4

1.1.4.Tình hình số lao động tại doanh nghiệp 5

1.1.5.Bộ máy quản lý của DNTN Chế biến hải sản Thành Đạt: 6

1.2.Tổ chức công tác kế toán tại công ty 8

1.2.1 Đặc điểm tổ chức kế toán tại công ty : 8

1.2.2.Hình thức ghi sổ chứng từ kế toán : 11

1.2.3.Hệ thống chứng từ kế toán áp dụng : 12

1.2.4.Hệ thống sổ sách và kế toán báo cáo áp dụng 15

1.2.4.1.Hệ thống sổ kế toán của công ty 15

1.2.4.2 Kế toán báo cáo áp dụng 15

2.1.Khái niệm, đặc điểm về kế toán tiêu thụ hàng hóa 18

2.2.1 Nguyên tắc ghi nhận doanh thu 19

2.2.2 Chứng từ sử dụng 20

2.2.3 Tài khoản sử dụng 20

2.2.4 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu 21

2.3 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 22

2.3.1 Chiết khấu thương mại 22

Trang 6

2.4.4 Hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên 27

2.4.5 Hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kì 28

2.5 Chi phí bán hàng 28

2.6 Chi phí quản lý doanh nghiệp 30

2.7 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 31

2.8 Kế toán xác định kết quả kinh doanh hoat động tài chính 34

2.8.1 Doanh thu hoạt động tài chính : 34

2.8.2 Chi phí hoạt động tài chính : 35

2.9 Kế toán xác định kết quả của hoạt động khác : 36

2.9.1 Kế toán các khoản thu nhập khác 36

2.10 Kế toán các khoản chi phí khác 37

2.11 Kế toán xác định lợi nhuận sau thuế Thu nhập doanh nghiệp : 38

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 40

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢKINH DOANH TẠI DNTN CHẾ BIẾN HẢI SẢN THÀNH ĐẠT 41

3.1 Thị trường của công ty : 41

3.2 Kế toán doanh thu bán hàng: 42

Trang 7

3.2.1 Thời điểm ghi nhận doanh thu 43

3.2.2 Trình tự luân chuyển chứng từ và quy trình bán hàng 43

3.11 Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh 64

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁNTIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠIDNTN CHẾ BIẾN HẢI SẢN THÀNH ĐẠT 71

4.3.1.Giải pháp cho Tin học hóa, công tác kế toán, công tác quản lý 76

4.3.2.Giải pháp về việc Tăng cường hệ thống quản lý và kiểm soát hàng tồn

kho 78

4.3.3.Giải pháp nhằm Hoàn thiện sổ sách, chứng từ kế toán: 79

4.3.4 Giải pháp về việc Tăng cường kiểm soát nội bộ doanh thu, chi phí: 79

4.3.5 Một số giải pháp khác: 81

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 83

KẾT LUẬN 84

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài:

Trong cơ chế thị trường, sự cạnh tranh là hiện tượng tất yếu Nó vừa là cơ hội,vừa là thử thách đối với mỗi doanh nghiệp Cơ chế thị trường cho phép đánh giá chínhxác hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Doanh nghiệp nào tổ chức tốt nghiệpvụ bán hàng đảm bảo thu hồi vốn và có lãi sẽ có điều kiện tồn tại và phát triển Ngượclại doanh nghiệp tỏ ra non kém trong tổ chức hoạt động kinh doanh thì chẳng bao lâusẽ đi đến bờ vực phá sản

Trước xu hướng kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa, kinh tế Việt Namđang từng bước chuyển mình và hội nhập Để tồn tại và phát triển buộc các doanhnghiệp phải có sự nhạy bén để đưa ra những phương pháp chiến lược kinh doanhnhằm tối đa hóa lợi nhuận có thể đạt được.Vì thế vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp làphải làm sao cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng hiệu quả, nguồnvốn kinh doanh luôn ổn định và phát triển

Với chính sách mở cửa của nền kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam còn phải đốimặt với sự cạnh tranh của các hãng nước ngoài.Do vậy, để có thể đứng vững trênthương trường thì doanh nghiệp phải tổ chức tốt công tác bán hàng, có chiến lược bánhàng thích hợp cho phép doanh nghiệp chủ động thích ứng với môi trường, nắm bắt cơhội, huy động có hiệu quả nguồn lực hiện có và lâu dài để bảo toàn và phát triển vốn,nâng cao hiệu quả kinh doanh.Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quảcuối cùng của các hoạt động kinh doanh trong kỳ Nó có ý nghĩa rất lớn đối với toànbộ hoạt động của doanh nghiệp, và có thể nói là yếu tố quan trọng nhất trong việcquyết định sự sống còn của doanh nghiệp Lợi nhuận là nguồn tích lũy nhằm đảm bảocho doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng, cải thiện, nâng cao đời sống của người laođộng tham gia góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh.Và là nguồn để doanh nghiệp thựchiện nghĩa vụ với Nhà nước như đóng thuế và một số khoản khác

Gắn liền với công tác tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh, kế toántiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh giữ một vai trò hết sức quan trọng vìnó phản ánh toàn bộ quá trình tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp cũng như việc xácđịnh kết quả kinh doanh cung cấp thông tin cho ngành quản lý về hiệu quả, tình hình

Trang 9

kinh doanh của từng đối tượng hàng hóa để từ đó có những quyết định kinh doanhchính xác, kịp thời và có hiệu quả.

Kế toán xác định kết quả kinh doanh là một công cụ rất quan trọng trong hệthống kế toán của doanh nghiệp.Hiện nay kế toán xác định kết quả kinh doanh là rấtquan trọng vì căn cứ vào đó các nhà quản lý có thể biết được quá trình kinh doanhcủa doanh nghiệp mình có đạt hiệu quả hay không ? Lời hay lỗ như thế nào ?Từ đóđịnh hướng phát triển trong tương lai Vì vậy công tác xác định kết quả kinh doanhảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của việc quản lý của doanh nghiệp Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, qua quá trình thực tập và tìmhiểu thực tế tại tại Doanh nghiệp tư nhân chế biến hải sản Thành Đạt ’’ tại thành phố

Vũng Tàu em đã quyết định chọn đề tài “ Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kếtquả kinh doanh tại DNTN Chế biến hải sản Thành Đạt” với mục đích tìm hiểu kỹ hơn

về công tác kế toán tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và kết quả kinh doanh của doanhnghiệp nói chung và của Doanh nghiệp tư nhân ( DNTN) chế biến hải sản Thành Đạtnói riêng

Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hiểu rõ hơn về thựchiện hệ thống kế toán nói chung, kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tạidoanh nghiệp như thế nào, sự khác biệt giữa thực tế và lý thuyết Từ đó rút ra đượcnhững ưu điểm, nhược điểm của hệ thống kế toán, đồng thời đưa ra một số giải phápnhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kếtquả kinh doanh tại DNTN Chế biến hải sản Thành Đạt

Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: DNTN Chế biến hải sản Thành ĐạtVề thời gian: từ ngày 17/02/2014 đến 20/04/2014

Trang 10

Nguồn số liệu: số liệu được lấy từ phòng kế toán tại DNTN Chế biến hải sảnThành Đạt năm 2013 và 2012.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu: thu thập được trong quá trình thực tập tại công ty,phòng kế toán của công ty cung cấp, quan sát công việc hằng ngày của các nhân viênkế toán, phỏng vấn các nhân viên kế toán những vấn đề liên quan đến công tác kế toántiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty

Phương pháp tìm kiếm tài liệu: tài liệu thu thập trong quá trình thực tập tại công ty, tàiliệu trong sách chuyên ngành kế toán, tài liệu về cơ cấu tổ chức, quy định của công ty.Phương pháp đánh giá số liệu: theo phương pháp tổng hợp, so sánh, đối chiếu

Kết cấu Báo cáo tốt nghiệp

Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận Tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm 4chương:

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về DNTN Chế biến hải sản Thành Đạt.Chương 2: Cơ sở lý luận về kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinhdoanh

Chương 3: Thực trạng kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinhdoanh DNTN Chế biến hải sản Thành Đạt

Chương 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thànhphẩm và xác định kết quả kinh doanh tại DNTN Chế biến hải sản Thành Đạt

Trang 11

CHƯƠNG 1GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DNTN CHẾ BIẾN HẢI SẢN THÀNH ĐẠT

1.1.Tổng quan về DNTN Chế biến hải sản Thành Đạt

1.1.1.Giới thiệu sơ lược về công ty

Tên doanh nghiệp phát hành :Doanh nghiệp tư nhân Chế biến hải sản Thành ĐạtĐịa chỉ: Số E4,1B-19, Trung tâm đô thị Chí Linh, P 10, tỉnh Bà Rịa – Vũng TàuĐiện thoại :0643.581229

Email:thanhdat@yahoo.com.vnWebside :www.thanhdat.vnTổng Giám đốc : ông Nguyễn BổnSố tài khoản:

 0321007255005 - Tại Ngân hàng An Bình 25185119 - Tại Ngân hàng ACB Vũng Tàu 050001705005 - Tại Ngân hàng Sacombank Vũng Tàu. 12420209518011- Tại Ngân hàng Teachcombank Vũng Tàu.Giấy đăng ký kinh doanh : Số 4901001148 do UBND Tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàucấp ngày 21 tháng 06 năm 2006 và đăng ký thay đổi lần 04 ngày 29/08/2008

Lĩnh vực hoạt động :Chế biến, kinh doanh, xuất khẩu.Hình thức sở hữu vốn :Doanh nghiệp tư nhân

Vốn điều lệ của công ty : 1.000.000.000 VNĐ

Trang 12

1.1.2.Sự hình thành và phát triển :

Là một doanh nghiệp tư nhân có quy mô vừa và nhỏ được thành lập năm2005.Sau hơn 9 năm xây dựng và phát triển, hiện công ty có đội ngũ cán bộ quản lý cókinh nghiệm và trình độ chuyên sâu về chế biến thủy sản, có đội ngũ công nhân lànhnghề với trên 100 người Ngoài ra công ty đã trang bị hệ thống máy móc thiết bị hiệnđại có thể chế biến các mặt hàng xuất khẩu có chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu củacác thị trường Hàn Quốc.Công ty có xí nghiệp đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thựcphẩm Viêt Nam HACC, chứng chỉ ISO 9001-2008 Sản lượng thành phẩm xuất khẩuhàng năm đạt 2.000 tấn, trong dó xuất khẩu 90%,10% tiêu thụ nội địa.Các mặt hàngxuất khẩu của công ty bao gồm hàng đông các loại như :tôm, cá các loại đặc biệt là cábò phi lê là mặt hàng xuất khẩu chính, thành phẩm đóng gói nhỏ phục vụ cho các siêuthị Hàng khô gồm các loại cá, mực tẩm gia vị, nướng ăn liền.Kim ngạch xuất khẩuhàng năm đạt từ 10-15 triệu USD

Từ năm 2005-2009, công ty khắc phục nhiều khó khăn, nâng cao hiệu quả sảnxuất kinh doanh Trong 5 năm công ty đạt tổng doanh thu 1.924 tỷ đồng, kim ngạchxuất khẩu hơn 100 triệu USD, lợi nhuận đạt 49.8 tỷ đồng

Thị trường lớn nhất là nước Hàn Quốc.Mục tiêu kinh doanh của công ty là luônchú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm.Đầu tư nâng cấp các nhà xưởng, đào tạo độingũ công nhân lành nghề, có kinh nghiệm trong sản xuất và coi trọng yêu cầu về mẫumã và chất lượng sản phẩm của khách hàng

Ngành nghề kinh doanh :- Nuôi trồng, thu mua, chế biến, kinh doanh hàng nông, lâm, thủy sản - Chế biến bảo quản thủy sản và các sán phẩm từ thủy sản

- Kinh doanh bao bì các loại - Mua bán thực phẩm các loại - Sản xuất và mua bán nước đá ướp lạnh

Trang 13

Quy mô sản xuất:

Từ khi thành lập đến nay, dưới sự chỉ đạo của ban Giám đốc đã đưa công ty từng bước phát triển Luôn đảm bảo số lượng và chất lượng đúng với đơn đặt hàng của khách hàng, tạo được sự tín nhiệm trên thị trường, bằng chứng đưa ra là công ty đã ký kết được rất nhiều hợp đồng về phân phối hàng hóa ra thị trường đó là các công ty sau:

 Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Giang Nam Công ty TNHH Hải Thanh

 Công ty TNHH-TM TH Phước Tiến Công ty TNHH Thủy sản TH Phước Thắng Công ty TNHH Thủy sản Trung Hải

 Công ty TNHH Thủy sản Biển Vàng Công ty TNHH Đồng Tiến

1.1.3 Đối thủ cạnh tranh của xí nghiệp :

Trong hoàn cảnh Việt Nam gia nhập vào WTO (Tổ chức thương mại thế giới )làm tăng sức ép cạnh tranh về giá và chất lượng sản phẩm đòi hỏi công ty phải tựnâng cao sức cạnh tranh của mình sao cho có thể vượt qua những thách thức để thíchnghi với môi trường mới một cách nhạy bén nhất và có hiệu quả nhất do những yếu tốsau :

Một là, sự gia tăng ngày càng nhiều của các doanh nghiệp với các loại hình kinhdoanh đa dạng làm cho sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt

Hai là, cơ chế quản lý kinh tế còn nhiều bất cập gây không ít khó khăn trở ngại cho cácdoanh nghiệp

Trang 14

Ba là, công tác tổ chức quản lý bộ máy quản lý, nhân sự chưa theo kịp nhu cầuphát triển kinh tế thị trường.

Bốn là, công tác tổ chức thông tin, số liệu thiếu chủ động, chưa nắm bắt kịp thời diễn biến của thị trường để chủ động trong công tác kinh doanh

Năm là, trong thanh toán vẫn còn nhiều trường hợp để khách hàng chiếm dụngvốn là nguyên nhân làm cho công ty khó khăn về vốn, giải quyết thu hồi nợ

Sáu là, với ưu thế là một quốc gia giàu tiềm năng về biển, hoạt động đánh bắt vàchế biến thủy hải sản đã hình thành và phát triển từ lâu đời Cho đến hiện nay thì hoạtđộng này không ngừng được phát triển với nhiều doanh nghiệp ra đời, sản phẩm ngàycàng đa dạng và phong phú

Bảy là, hiện nay một số doanh nghiệp áp dụng hệ thống sản xuất khép kín, từkhâu sản xuất, thức ăn đến nuôi trồng và chế biến thủy hải sản.Nhờ đó, đảm bảo đượcnguồn nguyên liệu, đồng thời đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của các nhà nhậpkhẩu nước ngoài

1.1.4.Tình hình số lao động tại doanh nghiệp

Hiện nay doanh nghiệp có tổng số nhân viên là 70 nhân viên tính đến tháng 12/2013

Bảng 1.1: Bảng cơ cấu tình hình lao động tại công ty

Trang 15

2.1 Trình độ Thạc sĩ 1 1,42

Trang 16

Biểu đồ 1.1: Biểu đồ thể hiện trình độ văn hóa của nhân viên

44.29%

Thạc sĩĐại họcCao đẳngTrung cấp

Nhận xét:

Dựa vào bảng 1.1 và biểu đồ 1.1 ta thấy lao động nữ nhiều hơn nam, bên cạnh đótrình độ chuyên môn của người lao động chủ yếu là cao đẳng và trung cấp.Vì thế côngty cần khuyến khích và có giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên đểgóp phần phát triển cho công ty

Trang 17

1.1.5.Bộ máy quản lý của DNTN Chế biến hải sản Thành Đạt được tổ chức theo

hình thức tập trung, mọi hoạt động kinh doanh đều chịu sự điều hành của Ban Giámđốc, các đơn vị trong công ty có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Tổ chức bộ máy củacông ty được khái quát theo sơ đồ sau:

Trang 18

Giám đốc

Tổ chế biếnPhòng kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩuPhòng Kế ToánPhòng tổ chức nhân sự LĐTL

Trang 19

 Giám đốc: là người đại diện cho công nhân viên chức, quản lý toàn công ty và điềuhành theo sự chỉ đạo của công ty, chịu trách nhiệm trước công ty và tập thể lao độngvề kết quả sản xuất kinh doanh của công ty

Hoạch định, tổ chức, điều hành, giám sát và chỉ đạo thực hiện toàn bộ hoạt độngcủa công ty theo đúng cam kết trong hệ thống quản lý chất lượng và tuân thủ đúngpháp luật

Hoạch định các mục tiêu và chính sách chất lượng, mục tiêu kinh doanh hằngnăm nhằm đạt được lợi nhuận

Cung cấp kịp thời các nguồn lực cho các đơn vị có nhu cầu phục vụ hoạt độngsản xuất, kinh doanh

Kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện chức năng - nhiệm vụ của các đơnvị

Giao dịch, đối ngoại với các đối tác, khách hàng trong và ngoài nước Ký kết hợpđồng bán hàng và xem xét các đơn đặt hàng của công ty

 Phòng nghiệp vụ : Bộ phận kế toán :

Quản lý theo dõi các khoản thanh toán của công ty, theo dõi tính giá thành sảnphẩm

Theo dõi thanh toán các khoản nợ, phải thu, phải trả, tạm ứng

Trang 20

Kiểm tra các chứng từ ban đầu, chứng từ ghi sổ sách và lập theo nguyên tắc kếtoán.

Kê khai, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước.Bảo quản tiền mặt chứng từ có giá trị

Giao thiệp vay mượn và điều tra tín dụng nghiệp vụ cơ cấu tiền tệ.Lập báo cáo tài vụ và trình báo cáo thúc đẩy triển khai

 Bộ phận tổ chức hành chính : Thực hiện tổ chức tuyển dụng nhân viên trong trong công ty.Thực hiện công tác tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ cho toàn bộ công nhânviên trong xí nghiệp

Đánh máy và nhận các công văn trong và ngoài doanh nghiệp.Quản lý theo dõi định mức lao động

 Bộ phân kế hoạch : Lập các biểu kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và cung ứng vật tư Trực tiếp giao dịch với khách hàng và theo dõi các hợp đồng, đơn đặt hàng củacông ty

Thống kê vật tư và thành phẩm tồn kho

Trang 21

 Bộ phận quản đốc: phụ trách quản lý toàn công ty, quản lý điều hành các tổ thànhphẩm, làm thủ tục thu mua hàng, hướng dẫn kiểm tra công nhân thực hiện đúng quytrình kỹ thuật

1.2.Tổ chức công tác kế toán tại công ty

1.2.1 Đặc điểm tổ chức kế toán tại công ty :

Cơ cấu bộ máy kế toán :Công tác kế toán tại công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung tạiphòng kế toán của công ty Công tác kế toán của các kế toán viên mang tính kiêmnhiệm và hoạt động dưới sự điều hành của kế toán tổng hợp và kế toán trưởng

Trang 22

Kế toán trưởng

Kế toán vật tư và thành phẩm Kế toán thanh toán + giá thànhKế toán tiêu thụ + tiền lương Thủ quỹ + Kế toán công nợ

Kế toán tổng hợpSơ đồ 1.2 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY

Kế toán trưởng :

Trang 23

Có nhiệm vụ quản lý theo dõi và đôn đốc các kế toán viên hoàn thành việc thuthập chứng từ, ghi chép từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ.

Ký các chứng từ có liên quan và thuộc thẩm quyền theo quy định của cơ quanchức năng và phân công quyền hạn của ban Giám đốc

Lưu trữ các văn bản, công văn của toàn khâu kế toán và các chứng từ ghi sổ, cácbáo cáo kế toán, trình tự xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Chịu trách nhiệm tổ chức công tác kế toán tại đơn vị Căn cứ vào các chứng từ ghi sổ đã được duyệt để ghi vào số Cái đúng thời gianquy định

Kiểm tra chi phí sản xuất và phân bổ chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm.Tổng hợp các sổ cái, theo dõi các công nợ trong công ty và xí nghiệp, lên chứngtừ hạch toán thành phẩm, tiền lương

Kế toán tổng hợp :

Là người tổng hợp các dữ liệu về giá thành, từ các chứng từ như phiếu thu, phiếuchi, chứng từ ghi sổ phải trả, để lập chi tiết, phiếu tổng hợp để từ đó có thể tổng hợpđược các số liệu để xác định kết quả tiêu thụ, kết quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp

Phụ trách chế độ kế toán tài chính phân tích tình hình thực hiện kế hoạch và địnhmức chi phí, đồng thời thực hiện việc sử dụng vốn của công ty có hiệu quả theo đúngchế độ của nhà nước quy định

Kiểm tra chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và lập bảng báo cáo về giáthành sản phẩm, giám sát việc bảo quản và sử dụng vật tư,tiền vốn, tài sản, chế độ laođộng tiền lương, tiền thưởng

Trang 24

Tổ chức phản ánh đầy đủ vế thông tin kinh tế và phân tích các hoạt động sản xuấtkinh doanh và tham mưu cho ban giám đốc về tình hình tài chính của công ty

Kế toán thanh toán tài sản cố định (TSCĐ) :

Lập phiếu và mở sổ theo dõi thu Cập nhật chứng từ và đối chiếu số dư hàng ngày vào sổ quỹ, hàng tháng với sổcái

Hàng tháng, căn cứ vào bảng trích khấu hao TSCĐ do công ty đưa xuống, kếtoán tiến hành phản ánh vào chi phí để tính giá thành sản phẩm

Kế toán kho, vật tư thành phẩm :

Theo dõi tính hình nhập -xuất - tồn kho vật tư các loại, tình hình bảo quản vật tư,theo dõi định mức và cung cấp số liệu cho kiểm kê định kỳ

Kế toán công nợ, thủ quỹ :

Theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu, phải trả các khoản thanh toán với ngườimua, người bán

Vào sổ chi tiết, cập nhật kịp thời đề xuất với phụ trách kế toán các khoản công nợkhó đòi để có hướng xử lý và giải quyết

Theo dõi và chịu trách nhiệm toàn bộ tiền mặt phát sinh tại công ty trước bangiám đốc và phụ trách kế toán Mở sổ cập nhật thu – chi và đối chiếu với sổ quỹ, báocáo tồn quỹ hàng ngày và lập biên bản kiểm kê hàng tháng

Trang 25

Kế toán tiền lương, tiêu thụ :

Căn cứ vào bảng định mức tiền lương của từng loại sản phẩm sản xuất trong kỳvà hệ số tiền lương của mỗi cán bộ công nhân viên trong toàn công ty để tính lương,trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho từng công nhân

- Theo dõi việc tiêu thụ thành phẩm của doanh nghiệp và các khoản thuế phải tríchnộp theo quy định của nhà nước

Trang 26

Chứng từ kế toánSổ quỹ

CHỨNG TỪ GHI SỔ

Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loạiSổ, thẻ kế toán chi tiết

Bảng tổng hợp chi tiết

Sổ CáiSổ đăng ký chứng từ ghi sổ

Bảng cân đốiKế toán

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.2.2.Hình thức ghi sổ chứng từ kế toán :

DNTN Chế biến hải sản Thành Đạt áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

Sơ đồ 1.3 TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC

CHỨNG TỪ GHI SỔ

Trang 27

Ghi chú:

Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng:Đối chiếu, kiểm tra

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ” Việc ghi sổ kếtoán tổng hợp bao gồm:

+ Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ + Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái

Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổnghợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế

Trang 28

Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theosố thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phảiđược kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán

Trình tự ghi sổ :Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toánlập chứng từ ghi sổ Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghisổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ cái Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lậpchứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết

Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng tiền của các nghiệp vụ kinh tế tài chínhphát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính tổng số phát sinh nợ, tổngsố phát sinh có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái Căn cứ vào sổ cái lập bảng cânđối số phát sinh

Cuối quý, sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợpchi tiết (lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập các báo cáo tài chính hàng quý.Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh cócủa tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng sốtiền phát sinh sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Tổng số dư nợ và tổng số dư có của các tàikhoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trênbảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên bảng tổnghợp chi tiết

1.2.3.Hệ thống chứng từ kế toán áp dụng :

Công ty đã tổ chức thực hiện hệ thống chứng từ và báo cáo theo đúng chuẩn mựckế toán Việt Nam, theo chế độ kế toán và theo những quy định kế toán được chấpthuận tại Việt Nam (QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng BTC)

Hiện nay công ty được trang bị hệ thống phần mềm kế toán Việt Nam.Các côngviệc được thực hiện bởi chương trình kế toán trên hệ thống máy vi tính, kể cả lậpphiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập Kế toán sẽ thực hiện khâu lập và tập hợp chứng từgốc.Việc thực hiện các sổ nhật ký, sổ cái, bảng cân đối phát sinh về tiền mặt vào sổquỹ, các nghiệp vụ liên quan đến tài sản được ghi vào sổ chi tiết Cuối tháng, quý, năm

Trang 29

sau khi in sổ nhật ký, sổ cái sẽ tiến hành đối chiếu, điều chỉnh và lập báo cáo theo sơđồ:

Trang 30

Sơ đồ 1.4 HÌNH THỨC KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH

Ghi chú:

Nhập số liệu hằng ngày

In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối quý, cuối năm

Đối chiếu, kiểm tra

PHẦN MỀM KẾTOÁN VIỆT NAM

SỔ KẾ TOÁN - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiếtChứng từ kế toán

Bảng tổng hợpchứng từ kế toán

cùng loại

CHÍNH

Trang 31

Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ gốc (hoá đơn, giấy đề nghị thanh toán,phiếu thu, phiếu chi), kế toán nhập số liệu và định khoản trên máy tính phần mềm kếtoán của Công ty sẽ tiến hành xử lý

Cuối kỳ kế toán tổng hợp tất cả các số liệu đã nhập vào máy tính, rồi in ra sổ Chitiết, sổ Cái, Bảng tổng hợp chi tiết tương ứng với từng tài khoản rồi đối chiếu, kiểm traphát hiện sai sót, tìm ra nguyên nhân và kịp thời xử lý

Cuối kỳ, kế toán căn cứ vào số liệu trên sổ chi tiết, sổ cái, bảng tổng hợp chi tiếtđể lập Bảng cân đối số phát sinh Từ bảng cân đối phát sinh để lên Báo cáo tài chính

Cuối quý, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy,đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo qui định về sổ kế toán ghi bằngtay

Trang 32

Dao diện phần mềm kế toán Việt Nam tại công ty

Trang 33

1.2.4.Hệ thống sổ sách và kế toán báo cáo áp dụng 1.2.4.1.Hệ thống sổ kế toán của công ty

Hệ thống sổ kế toán của công ty bao gồm :

- Sổ kế toán tổng hợp: Sổ cái dùng để ghi các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh

trong kỳ và trong niên độ kế toán theo các tài khoản kế toán được quy định trong chếđộ tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp Số liệu kế toán trên Sổ cái phản ánhtổng hợp tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinhdoanh của doanh nghiệp

- Sổ kế toán chi tiết bao gồm các sổ như: Sổ chi tiết doanh thu bán hàng, Sổ chi tiếtchi phí bán hàng, Sổ chi tiết giá vốn hàng bán Sổ kế toán chi tiết dùng để ghi chép các

đối tượng kế toán cần thiết phải theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý Số liệu trên sổ kếtoán chi tiết cung cấp các thông tin phục vụ cho việc quản lý từng loại tài sản, nguồn vốnchưa được phản ánh chi tiết trên Sổ cái

Việc áp dụng phương thức kế toán này xuất phát từ đặc điểm của Công ty là cácnghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều, đòi hỏi quá trình hạch toán phải đầy đủ, kịp thời,chính xác, kết hợp với trình độ nghiệp vụ của kế toán với nhiều kinh nghiệm Hìnhthức kế toán Chứng từ ghi sổ giúp cho công việc ghi chép kiểm tra, đối chiếu số liệukhông bị dồn khối, đáp ứng yêu cầu nắm bắt thông tin kịp thời của lãnh đạo doanhnghiệp

1.2.4.2 Kế toán báo cáo áp dụng

Hệ thống sổ áp dụng:

+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết: Sổ quỹ tiền mặt, sổ chi tiết các khoản phải thu, sổ chi tiếtcác khoản phải trả, sổ chi tiết nguyên vật liệu

+ Các bảng kê, sổ Cái tổng hợp, sổ cái các tài khoản, sổ chi tiết các tài khoản

Hệ thống báo cáo tài chính:

+ Bảng cân đối kế toán

Trang 34

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (theo phương pháp trực tiếp )+ Bảng cân đối tài khoản

+ Thuyết minh báo cáo tài chính

1.2.4.3 Hệ thống tài khoản sử dụng

DNTN Chế biến hải sản Thành Đạt sử dụng hệ thống tài khoản do Bộ Tài chínhban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ – BTC ban hành ngày 14/09/2006 và căn cứvào đặc điểm hoạt động kinh doanh của mình một số tài khoản chi tiết thành tài khoảncấp 2 được chi tiết theo mục đích sử dụng nhằm đảm bảo tính chặt chẽ trong việcquản lý

Trang 35

1.3 Các chính sách kế toán áp dụng

1.3.1 Kỳ kế toán và đơn vị tiền tệ sử dụng

- Kỳ kế toán: Kỳ kế toán năm của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày31/12 hàng năm Công ty sử dụng hệ thống tài khoản được ban hành theo quyết địnhsố 15/2006/QĐ-BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 20/03/2006 và những tài khoảnmới có sửa đổi bổ sung của Bộ Tài Chính

- Báo cáo tài chính được lập và trình bày phù hợp với chuẩn mực Kế toán Việt Nam(tuân thủ mọi quy định và chuẩn mực và thông tư hướng dẫn thực hiện các chuẩn mựckế toán hiện hành)

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán làđồng Việt Nam (VND)

Phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác : Những nghiệp vụ phát sinh trongnăm bằng đồng tiền khác được quy đổi sang đồng đồng Việt Nam theo tỷ giá mua vàocủa Sacombank Vũng Tàu tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ (riêng doanh thu bằngngoại tệ được hoạch toán theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng )

1.3.2 Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng

Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán Doanh nghiệp vừa và nhỏ.Hình thức kế toán áp dụng :Phần mềm kế toán Việt Nam trên máy tính (Chứng từghi sổ)

Phương pháp kế toán hàng tồn kho Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho :Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc.Phương pháp tính giá vật tư, thành phẩm tồn kho: Bình quân gia quyền cuối kỳ.Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : Kê khai thường xuyên

Phương pháp khấu hao TSCĐ đang áp dụng :Khấu hao đường thẳng Phương pháp kê khai và nộp thuế GTGT : theo phương pháp khấu trừ Nguyên tắc ghi nhận các chi phí đi vay : Chi phí đi vay được ghi nhận vào chiphí sản xuất kinh doanh trong kỳ phát sinh

Trang 36

Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng tài sản dở dang đượctính vào giá trị của tài sản đó (được vốn hóa), bao gồm các khoản tiền lãi vay, phân bổcác khoản chiết khấu hoặc phụ trội khi phát hành vay.

Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá : Chênh lệch tỷ giá (CLTG) thực tế phátsinh trong kỳ và CLTG do đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ tại thời điểmcuối năm được kết chuyển vào doanh thu hoặc chi phí tài chính trong năm tài chính.Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán: Công ty đã ápdụng các Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn Chuẩn mực do Nhànước đã ban hành Các báo cáo tài chính được lập và trình bày theo đúng mọi quy địnhcủa từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực và Chế độ kế toán hiệnhành đang áp dụng

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 giới thiệu một cách tổng quát về DNTN Chế biến hải sản Thành Đạtvới ngành nghề kinh doanh và cơ cấu tổ chức cũng như lịch sử hình thành của công ty.Trải qua hơn 9 năm hình thành, phát triển và hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực Chếbiến-xuất khẩu, DNTN Chế biến hải sản Thành Đạt đã đạt được những kết quả nhấtđịnh, với những kết quả đó đã dần khẳng định vị trí và thương hiệu của mình khôngchỉ ở địa bàn Vũng Tàu nói riêng mà cả khu vực miền Đông Nam Bộ nói chung

Giới thiệu về chi tiết cơ cấu bộ máy kế toán, hình thức kế toán áp dụng tại côngty, cho ta thấy những nét cơ bản về công tác kế toán tại công ty.Việc tổ chức bộ máyquản lý và bộ máy kế toán đơn giản, gọn mà hiệu quả đã giúp công ty nâng cao khảnăng kinh doanh của mình Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinhdoanh giúp công ty tiết kiệm được thời gian và chi phí quản lý

Bên cạnh những thuận lợi và thành công thì công ty cũng gặp nhiều khó khăn, thịtrường cạnh tranh gay gắt với những biến động khó lường Nhưng dù gặp phải nhữngkhó khăn nào thì ban lãnh đạo và nhân viên trong công ty luôn phối hợp với nhau đểtìm ra hướng giải quyết, vượt qua những thử thách để không ngừng lớn mạnh trên thịtrường

Tiếp theo chương 2 sẽ trình bày cơ sở lý luận chung về kế toán hoạt động tiêu thụthành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại DNTN Chế biến hải sản Thành Đạt

Trang 37

Chương 2CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ

KINH DOANH

2.1.Khái niệm, đặc điểm về kế toán tiêu thụ hàng hóa

Tiêu thụ là quá trình cung cấp sản phẩm cho khách hàng và thu được tiền hànghoặc được khách hàng chấp nhận thanh toán Sản phẩm của doanh nghiệp nếu đáp ứngđược nhu cầu thị trường sẽ tiêu thụ nhanh, tăng vòng quay vốn, nếu có giá thành hạ sẽlàm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp

Kết quả tiêu thụ là kết quả cuối cùng về mặt tài chính của hoạt động sản xuấtkinh doanh Nói cách khác, kết quả tiêu thụ là phần chênh lệch giữa doanh thu bánhàng, các khoản giảm trừ doanh thu với trị giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chiphí quản lý doanh nghiệp Đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng để đánh giá hiệuquả kinh doanh của doanh nghiệp

Quá trình tiêu thụ được thực hiện theo hai phương thức bán buôn và bán lẻ.Bán buôn là bán hàng hoá cho các tổ chức bán lẻ tổ chức xản xuất, kinh doanh, dịch vụhoặc các đơn vị xuất khẩu để tiếp tục quá trình lưu chuyển của hàng

Bán lẻ là bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng.Bán buôn hàng hoá và bán lẻ hàng hoá có thể thực hiện bằng nhiều hình thức:bán thẳng, bán qua kho trực tiếp, gửi bán qua đơn vị đại lý, ký gửi, bán trả góp, hàngđổi hàng

Như vậy: Tiêu thụ hàng hóa có ý nghĩa lớn trong việc thúc đẩy nguồn lực và

phân bổ nguồn lực có hiệu quả đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung và đốivới doanh nghiệp nói riêng Tiêu thụ khẳng định khả năng cạnh tranh của mỗi doanhnghiệp trên thị trường Mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế phải xác định, nắm bắtđược vị trí quan trọng của hoạt động tiêu thụ hàng hóa, trong toàn bộ các hoạt độngkinh tế của doanh nghiệp để trên cơ sở đó vạch ra hướng đi đúng đắn có cơ sở đảmbảo cho sự thành công của doanh nghiệp

Trang 38

Nhiệm vụ kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh

Trong kinh doanh thương mại nói chung và hoạt động mua bán hàng hóa trongnước nói riêng, cần xuất phát từ đặc điểm quan hệ thương mại và lợi thế kinh doanhvới cách bán hàng để tìm phương thức giao dịch, mua, bán thích hợp, đem lại lợi íchlớn nhất cho doanh nghiệp.Vì vậy, kế toán tiêu thụ chung trong các đơn vị thương mạicần thực hiện đủ các nhiệm vụ để cung cấp thông tin cho người quản lý trong, ngoàiđơn vị đưa ra được các quyết định hữu hiệu, đó là:

Lựa chọn phương pháp kế toán chi tiết, tổng hợp hàng tồn kho và phương pháptính giá hàng xuất kho phù hợp với đặc điểm, tình hình của doanh nghiệp

Phản ánh và giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất sản phẩm về sốlượng, chủng loại, chất lượng Phân tích các nguyên nhân phát sinh làm ảnh hưởng tớiviệc thực hiện kế hoạch sản xuất sản phẩm

Phản ánh và giám đốc tình hình nhập – xuất – tồn kho thành phẩm.Phản ánh giám đốc tình hình kế hoạch tiêu thụ thành phẩm, tính toán doanh thuvà các khoản giảm trừ, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp để xác địnhkết quả kinh doanh cuối kỳ

Phân tích sự biến động của các khoản giảm trừ doanh thu để đánh giá hiệu quảcác chiến lược đang thực hiện hoặc tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng để có biện pháp xửlý kịp thời

Xác định đúng số thuế phải nộp cho Nhà nước liên quan tới quá trình tiêu thụthành phẩm và kịp thời thanh toán với ngân sách nhà nước theo quy định của Luật thuếhiện hành

Phản ánh và giám đốc tình hình thu hồi nợ khách hàng về tiền mua hàng, vàothời điểm cuối niên độ kế toán, căn cứ vào tình hình thực tế và chứng từ thu thập đượcđể lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi, tiến hành xóa sổ các khoản nợ phải thukhó đòi nếu thực tế không thể thu hồi được và theo dõi việc thu hồi các khoản nợ phảithu khó đòi đã xử lý xóa sổ

Trang 39

Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh

Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được trong kỳkế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanhnghiệp, góp phần làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

Doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền bán sản phẩm hàng hoá cung ứng dịchvụ sau khi trừ đi các khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, các khoản chiếtkhấu nếu có chứng từ hợp lí được khách hàng chấp nhận thanh toán

Ngoài ra doanh thu từ hoạt động của doanh ngiệp bao gồm các khoản phí thuthêm ngoài giá bán nếu có : giá trị của các sản phẩm hàng hoá đem biếu tặng

Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp thì tính vào doanh thu hoạt độngkinh doanh theo giá bán trả một lần không bao gồm lãi trả chậm

Đối với hàng hoá dùng để trao đổi thì doanh thu tính theo giá bán cùng loạitương đương tại một thời điểm

Việc ghi nhận và xác định doanh thu phải tuân thủ theo quy định trong VAS 14 “Doanh thu và thu nhập khác”

2.2.1 Nguyên tắc ghi nhận doanh thu

Doanh thu và chi phí liên quan đến cùng một giao dịch được ghi nhận theonguyên tắc phù hợp và phải theo năm tài chính

Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả 5 điều kiện: 1) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sởhữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;

2) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữuhàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;

3) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

Trang 40

4) Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bánhàng;

5) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.Doanh thu bán hàng, kể cả doanh thu nội bộ phải được theo dõi chi tiết theo từngloại doanh thu, từng loại thành phẩm hàng hóa

Nếu trong kỳ kế toán phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu như: chiết khấuthương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại thì phải được hạch toán riêngbiệt Các khoản giảm trừ doanh thu này phải được tính trừ vào doanh thu ghi nhận banđầu để có doanh thu thuần làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh

Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ doanh thu thuần sang TK 911 để xác định kếtquả hoạt dộng kinh doanh và toàn bộ nhóm TK doanh thu không có số dư cuối kỳ

511 : doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Tài khoản 511 có 6 TK cấp 2 bao gồm : 5111 : doanh thu bán hàng hoá 5112 : doanh thu bán các thành phẩm

Ngày đăng: 21/08/2024, 19:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w