Lịch sử nghiên cứu vấn để Qua quá trình tổng hợp và tra cứu lịch sử nghiên cứu vấn đề cho thấy rất nhiều bài nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước cũng như nước ngoài nghiên cứu về
Trang 1
DAI HOC QUOC GIA THANH PHO HO CHi MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HÓA HỌC
%
% %
LANG NGHE TRUYEN THONG TU THO GO CONG
(BAI TIEU LUAN)
HOC VIEN/ SINH VIEN: NGUYEN NGOC BAO TRAN
MSSV: 2256140092
LOP: VHH 2, KHOA 2023-2024
Nam 2023
Trang 2
Muc luc
1 Dẫn nhập
3
1.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đỀ -22c22t 2 2EEEE 1 111111111.imrrrrree 3 1.3 Mục đích nghiên cỨu -++cc .11 111111111111111111111111111111111112112 0e c.tiErrrk 4
2 Lịch sử và nguồn gốc của làng nghề tủ thờ Gò công 4
2.3 Những bước ngoặt của làng nghề tủ thờ, 6
16
Trang 31 Dẫn nhập
1.1 Lý do chọn đề tài
Nam Bộ với địa hình đa dạng và văn hóa đậm chất lịch sử, là nơi tập trung nhiều làng nghề truyền thống và đa dạng Đến với vùng đất Gò Công sông nước hữu tình, điều khiến người dân nơi đây tâm đắc nhất có lẽ là chiếc tủ thờ Gò Công cùng với làng nghề có lịch sử hàng trăm Xuất phát từ sự tò mò và niềm yêu thích với nghệ
thuật thủ công, cũng như niềm tin về giá trị của các di sản văn hóa trong sự phát
triển của một cộng đồng Làng nghề tủ thờ Gò Công không chỉ là nơi sản xuất những sản phẩm tinh tế mà còn là bảo tàng sống của những câu chuyện lịch sử, văn hóa và tinh thần Đề tài này sẽ khám phá sâu sắc những giá trị ấn sau những chiếc tủ thờ đẹp đẽ, từ chất liệu tự nhiên cho đến kỹ thuật làm thủ công tỉnh tế
1.2 Lịch sử nghiên cứu vấn để
Qua quá trình tổng hợp và tra cứu lịch sử nghiên cứu vấn đề cho thấy rất nhiều bài nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước cũng như nước ngoài nghiên cứu về
vấn đề các làng nghề truyền thống ở Việt Nam nói chung và làng nghề truyền thống tại Tiền Giang nói riêng Nhưng có rất ít các bài nghiên cứu nói về làng nghề
truyền thống Tủ thờ Gò Công tại tỉnh Tiền Giang Một số các nguồn nghiên cứu dé
tài này có thể kể đến như:
Huỳnh Minh 1969, Gò Công xưa và nay đề cập đến vị trí và nguồn gốc của Tủ thờ
Gò Công
Trang Cổng thông tin tỉnh Tiền Giang 2019, Tủ thờ Gò Công - nét văn hóa đặc sắc
của vùng đất Gò Công đề cập đến nguồn gốc hình thành, kết cấu của tủ thờ và giá trị văn hóa chứa đựng trong mỗi chiếc tủ
Ngoài ra còn có các tạp chí: ASEAN Traveller 2014, Làng nghề truyền thống tủ thờ
Gò Công Làng nghề Việt Nam 2020, Tủ thờ Gò Công - Nét văn hóa của vùng Tây
Nam Bộ Tạp chí của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh 2011, Tủ thờ Gò
Công qua dòng chảy thời gian
Có thể thấy đề tài Làng nghề truyền thống Tủ thờ Gò Công vẫn còn rất ít các tài
liệu giấy hay các công trình nghiên cứu lớn về vấn đề này, đa số là các bài báo, tạp
chí và nghiên cứu nhỏ lẻ về vấn dé nay
1
Trang 41.3 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu về làng nghề truyền thống tủ thờ Gò Công là giúp hiểu rõ hơn về các giá trị văn hóa, lịch sử của làng nghề truyền thống tủ thờ Gò Công, từ đó
ta có thể nắm bắt những yếu tố quan trọng đang làm nên bản sắc và đặc trưng của
nghệ thuật thỦ công trong cộng đồng này Nghiên cứu sẽ giúp ta không chỉ khám pha được vẻ đẹp của nghệ thuật mà còn giúp đóng góp vào quá trình bảo tổn và
phát triển của làng nghề truyền thống
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu sẽ tập trung vào nghiên cứu kỹ thuật và các họa tiết trên tủ thờ, các nghệ nhân làm việc trong làng nghề tủ thờ Gò Công, bao gồm cả những người có kinh nghiệm lâu năm và những người trẻ đang tham gia vào nghệ thuật thủ công
truyền thống
Phạm vi nghiên cứu sẽ tìm hiểu về lịch sử và nguồn gốc của làng nghề này xuất phát từ ấp Ông Non, xã Tân Trung, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích tổng hợp từ những bài báo điện tử, các trang thông tin chính thống của Tiền Giang, các cuộc phỏng vấn các nghệ nhân đến từ làng nghề
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn từ việc quan sát hình ảnh tủ thờ, từ đó có những câu trả lời chính xác nhất về các chỉ tiết và cấu tạo của tủ thờ
2 Lịch sử và nguồn gốc của làng nghề tủ thờ Gò công
2.1 Các khái niệm cơ bản
Theo thông tư số 116/2006/NĐ-CP ban hành ngày 18/12/2006 của Chính phủ về
phát triển ngành nghề nông thôn có quy định về khái niệm nghề truyền thống như
Sau:
a)PNghề truyền thốngPlà nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản
phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc
có nguy cơ bị mai một, thất truyền
b)PLàng nghéPla một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum,
sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động
ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau
c)PLàng nghề truyền thốngPlà làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ
lâu đời
2
Trang 5Về khái niệm Làng nghề, căn cứ vào thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày
18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN 8 PTNT ): Làng
nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, ban, làng, buôn, phum, sóc hoặc
các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành
nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau
Theo tác giả Lưu Tuyết Vân thì làng nghề là một làng có nghề tiểu thủ công đã từng tồn tại trong lịch sử hoặc một thời gian ngắn nhất định, có sản phẩm hàng hóa nổi tiếng hoặc có khối lượng hàng hóa lớn có vai trò nhất định đối với thị trường trong nước và quốc tế, có số đông người trong làng cùng làm một hoặc nhiều nghề, dân
làng sống chủ yếu bằng các nghề đó
Tóm lại theo các hai khái niệm trên, thì có thể hiểu làng nghề truyền thống là sự
kết hợp giữa “làng” và “nghỀ”, là một cụm dân cư sống tập trung và cùng làm một
hoặc nhiều nghề và sống chủ yếu bằng nghề đó
Gò Công là một vùng đất thuộc tỉnh Tiền Giang, nằm ở khu vực Nam Bộ, miền Nam Việt Nam Nơi đây có một vị trí địa lý đắc địa với nền kinh tế phát triển, đa dạng
văn hóa, và là nguồn cung cấp nhiều sản phẩm nông nghiệp Đây là một địa điểm nổi tiếng với những làng nghề truyền thống, cảnh đẹp thiên nhiên và các di tích
lịch sử quan trọng Trong quá khứ Gò Công từng là một khu vực dưới quyền của vương quốc Champa và sau đó trở thành một phần của vương quốc Đại Việt Văn
hóa dân gian ở đây là sự kết hợp giữa nét truyền thống và sự dạng của đời sống
văn hóa hiện đại Làng nghề truyền thống tủ thờ Gò Công là một điểm nhấn văn hóa đặc sắc của Gò Công
2.2 Manh nha một làng nghề
Theo quan niệm xưa, để tưởng nhớ về cội nguồn, tổ tiên thì trong gia đình người dân ở vùng Gò Công thường lập bàn thờ để cúng bái, vì thế chiếc tủ thờ thường được xem là bảo vật quan trọng trong mỗi gia đình nơi đây Chiếc tủ thờ chính là biểu tượng cội nguồn, là sợi dây liên kết gia đình, dòng họ người dân vùng Gò Công
từ quá khứ đến hiện tại và tương lai Tủ thờ Gò Công còn mang ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc trong mỗi gia đình, nhắc nhở con cháu luôn nhớ về cội nguồn của mình, từ
đó duy trì lòng biết ơn và hiếu kính qua mỗi thế hệ
Hình ảnh chiếc tủ thờ Gò Công như in vào tâm thức nhiều người mỗi khi nhắc đến vùng đất Gò Công, một sản phẩm mang đậm nét văn hóa, thể hiện nhiều truyền thống quý báu của con người Việt Nam Trong những năm đầu thế kỷ XVII, theo
3
Trang 6dòng người từ phương Bắc vào phương Nam lập nghiệp, chiếc tủ thờ cũng được các nghệ nhân mang theo vào đất Nam để tạo dựng nên một thương hiệu mang âm hưởng, đường nét hoa văn của cội nguồn đất Tổ Một câu chuyện được lưu truyền khác về nguồn gốc của chiếc tủ thờ này, hơn trăm năm về trước, có một người thợ mộc gốc Huế chuyển vào vùng đất Gò Công định cư Trong niềm tha hương nhớ
nhà của mình, ông đã dùng những tấm gỗ mua được đóng thành chiếc tủ để thờ
cúng tổ tiên Chiếc tủ này tuy mang hơi hướng của văn hóa xứ huế nhưng cũng pha trộn nhiều đường nét văn hóa đất phương Nam, vô tình đã đặt nền tảng cho sự ra đời của làng nghề đóng tủ thờ danh tiếng tại vùng đất Gò Công
Một số bậc cao niên lại quả quyết người đầu tiên đóng tủ thờ là ông Nguyễn Ngọc Hải, sinh năm 1890 vốn xuất thân làm nghề thợ mộc Do như cầu của người tiêu
dùng trong làng, ông đã chuyển qua đóng tủ, ban thờ rồi dạy cho các học trò cùng
làm Theo thời gian, nghề đóng tủ thờ nơi đây đã ngày càng phát triỂn, tạo nên một
làng nghề nổi tiếng.P
Riêng ông Ba Đức tức Ngô Tấn Đức, một nghệ nhân lão luyện đã gần 80 tuổi và là
chủ nhân của gần chục cơ sở mang tên Ba Đức lại cho biết một thông tin khác Theo ông, người | hành nghề đóng tủ thờ đầu tiên chính là cụ Nguyễn Văn Non, tức ông Cả Non, vì vậy mà về sau tên ông đã được dùng đặt thành ấp “Ông Non” thuộc
xã Tân Trung - thị xã Gò Công ngày nay (trong nghề, ông Ba Đức thuộc đời thứ tư;
do bố vợ truyền nghề - vợ ông là cháu gọi ông Cả Non là ông cố nội)
Pie) | fy)
Lang nghề Tủ thờ Gò Công Nguồn: tuthogocong.net
Tủ thờ của xóm Ông Non được các thương hồ chở đi bán khắp nơi trên chiếc ghe
chài, được rất nhiều khách hàng ưa chuộng, dần hình thành nên được thương hiệu
“tủ thờ Gò Công” Nhưng cho đến nay không có tư liệu nào ghi chép về nguồn gốc
và quá trình phát triển của làng nghề đóng tủ dẫn đến việc khó khẳng định được
4
Trang 7thời điểm xuất hiện của nghề cũng như ai thực sự là người đã tiên phong đưa nghề
đóng tủ thờ về vùng đất Gò Công
2.3 Những bước ngoặt của làng nghề tủ thờ
Đến năm 1936 có một bước ngoặt tạo sức sống mới cho thương hiệu tủ thờ Gò Công với sự kiện chiếc tủ thờ do ông thợ Nhâm ở xóm Ông Non đóng theo kiểu cách tân, mặt trước cẩn đá mài được trao Bằng khen tại Hội chợ Sài Gòn (TP Hồ Chí
Minh ngày nay) Sau thắng lợi tại Hội chợ Sài Gòn, ông Nhâm mở cửa hàng kinh
doanh ở Sài Gòn lấy tên "Nhâm - Sơn Quy" chuyên bán tủ thờ Gò Công Từ đó, giá trị văn hóa, giá trị thẩm mỹ, giá trị vật chất của chiếc tủ thờ Gò Công tiêu biểu cho một miền đất có bề dầy văn hóa lịch sử bắt đầu được khuếch trương cho đến tận
ngày nay
Tuy tủ thờ Gò Công được nhiều tín nhiệm trên thị trường và đã được trao huy chương vàng tại Hội chợ Giảng Võ (Hà Nội) năm 1984, nhưng nghề đóng tủ thờ Gò Công không phải không có những thăng trầm Từ khoảng giữa thập niên 1980 khi
kinh tế đất nước bị ảnh hưởng của cơn suy thoái kinh tế toàn câu, nghề đóng tủ
thờ đã rơi vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng - các nghệ nhân làng nghề bị một
phen lao đao phải bôn ba khắp nơi kiếm sống bằng nghề đóng bàn ghế Phải đến
những năm cuối thập niên 1990 khi nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục, những nghệ
nhân lành nghề đang lưu lạc khắp nơi mới lục tục kéo về bắt tay xây dựng lại làng
nghề Một số thợ giỏi đã mở cơ sở sản xuất tủ thờ riêng, tạo cho làng nghề Ông Non một sinh khí mới.P
Xóm đóng tủ thờ Ông Non đã được UBND tỉnh Tiền Giang cho chuyển đổi thành
“Làng nghề truyền thống Tủ thờ Gò Công” từ năm 2004, có thương hiệu hẳn hoi và
là một trong những làng nghề đầu tiên được tỉnh Tiền Giang công nhận Theo thống kê mới nhất, toàn xã Tân Trung có hơn 80% hộ có người hành nghề đóng tủ thờ với 186 cơ sở vừa sản xuất vừa gia công, quy tụ hàng ngàn lao động có chuyên môn Sản phẩm của làng nghề gồm tủ thờ và vật dụng trang trí nội thất bằng gỗ, với các họa tiết chạm trổ, cẩn, khẩm xà cừ rất tinh tế, nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà còn được xuất ra cả nước ngoài Hiện làng nghề đóng tủ thờ Gò Công đã
có Hiệp hội làng nghề và cũng có hẳn một nghiệp đoàn
Trang 83 Tu thờ Gò Công và sự độc đáo
3.1 Kỹ thuật đóng tủ thờ
Tủ thờ Gò Công nổi tiếng với kiểu dáng trang nghiêm, loại tủ này có kiểu dáng khá đơn giản, như một chiếc hộp hình vuông đặt trên cái tợ chân quỳ Đặc trưng của
loại tủ có lịch sử hàng trăm năm này là hai cánh cửa ở mặt trước, đầu hai tấm trám cửa được bo tròn, bốn chân tủ được thiết kế theo kiểu chân quỳ, không giống với
kiểu chân hình mũi hài của tủ miền ngoài Chất liệu đóng loại tủ thờ xưa thường là
gỗ gõ đen, sườn đố hơi thô kệch, ván tram dày chặt nặng nề Nhưng càng về sau
nhằm đáp ứng thị hiếu khách hàng, tủ được đóng bằng nhiều loại gỗ quý như
mun, sến, lim, cẩm lai, trầm hương Tuy nhiên, thật khó lý giải khi gỗ xà cừ lại bén duyên một cách kỳ lạ với tủ thờ Gò Công, đến nỗi nó đẹp và có hồn nhất chỉ khi được kết hợp với loại gỗ dân dã này Một trong những kiệt tác tủ thờ được hình thành trên nền chất liệu gỗ xà cừ, đã từng tham gia nhiều cuộc triển lãm cả trong lẫn ngoài nước là tác phẩm của lão nghệ nhân tài hoa Ba Đức, hiện được đặt tại
phòng trưng và Sở Công thương tỉnh Tiền Giang
Khác với tủ thờ Bắc không có trụ, tủ thờ Gò Công nhờ có trụ nên trông chỉ chu va chững chạc hơn Một chiếc tủ thờ được chia là ba phần: thân tủ, chân quỳ và cây chỉ đắp (trụ) Thoạt đầu, những chiếc tủ thờ mang kích thước khá khiêm tốn với chỉ ba trụ đứng Ngày nay nhờ cơ giới hóa ở các khâu công việc trọng yếu nên tiết kiệm được thời gian, chiếc tủ thờ đã ngày càng “hoành tráng” với 19, 21, 29 trụ, thậm chí đến 30 trụ như chiếc tủ do lão nghệ nhân Ba Đức thực hiện Số trụ của tủ thờ có thể được tùy biến để phù hợp với nhu cầu thị trường và tiêu dùng của khách
hàng
Trang 9Tủ thờ Gò Công 15 trụ Nguồn: Nguyễn Ngọc Bảo Trân
Phần thân tủ là bộ phận chính của chiếc tủ, thường có hình dạng chữ nhật hoặc hình lục giác, rất chắc chắn và cố định, kích thước thường phụ thuộc vào từng loại
tủ và yêu cầu của khách hàng Thân tủ thường được làm bằng những loại gỗ quý như lim, go gu hay cac loai go khác có chất lượng cao Sự chọn lựa cẩn thận về
chất liệu giúp cho tủ thờ có tính bền vững và đẹp mắt Màu sắc của thân tủ được
chọn lựa tỈ mỉ để tạo nên vẻ trang nghiêm cho chiếc tủ, các màu truyền thống như
đen, đỏ, nâu thường được sử dụng để thể hiện khía cạnh tỉnh thần này Thân tủ thường được thiết kế cửa tủ ở hai bên Bên trong thân tủ có các ngăn chia kệ để chứa đựng các món đồ cúng tế và các vật phẩm linh thiêng của gia đình Các nghệ nhân đóng tủ thờ đã khéo léo khi sử dụng kỹ thuật kết nối tinh xảo bằng ngàm,
mộng, chốt gỗ, mà hoàn toàn không sử dụng các loại đinh hay sắt thép Nếu như kỹ
thuật lắp ráp danh mộc theo truyền thống làm nên cái cốt, thì tỉnh hoa của nghệ thuật chạm, cẩn xà cừ đã làm nên hồn vía của những tác phẩm tủ thờ Gò Công
Trang 10tuyệt hảo, được dân gian đúc kết bằng câu nói bất hủ: "Nhất tủ Gò Công, nhì salông
Sông Bé”
Tủ được thiết kế với hai cửa ở hai bên Nguồn: Nguyễn Ngọc Bảo Trân Bốn chân tủ làm theo kiểu chân quỳ, mô phỏng lại đôi chân của một con quỳ với các ngón chân cong và vuốt nhẹ, mang lại cảm giác nhẹ nhàng và uyển chuyển, khác
với kiểu chân hình mũi hài của tủ miền ngoài Sau này để phù hợp hơn với yêu cầu
sử dụng, chân quỳ cũng được cải tiến: Chân cong và cao, bụng có eo khá duyên
dáng Chân quỳ là bộ phận được đặt ở phía dưới tủ thờ, đóng vai trò chống đỡ và làm nổi bật tính thẩm mỹ của tủ Chất liệu và màu sắc của chân quỳ được lựa chọn
giống với thân tủ, giúp tạo nên tính hài hòa cho cả chiếc tủ Chân quỳ không chỉ là một chỉ tiết trang trí mà còn mang theo ý nghĩa tâm linh sâu sắc Hình ảnh của con
quỳ thường được liên kết với sự kính trọng và linh thiêng