1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nội dung thuyết trình giữa kì chủ đề bầu cử

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bầu cử
Tác giả Ôn Hạ Đoan, Huỳnh Thanh Huy, Phạm Hồng Ý Trinh, Nguyễn Hoàng Bảo Yến, Lê Hoài Lan Hương, Nguyễn Trần Hồng Phúc, Đỗ Thị Thanh Ngân, Đinh Thị Mỹ Anh, Đặng Trần Vy Thảo
Người hướng dẫn Đinh Văn Chiến
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Chính trị học
Thể loại Nội dung thuyết trình giữa kì
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 2,92 MB

Nội dung

Bên cạnh đó, những cuộc bầu cử mang tính chất chính trị thành lập cơ quan nhà nước, bầu cử còn được sử dụng trong tổ chức và hoạt động của một số tổ chức xã hội, chính trị.. Để xác định

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 3

Họ và tên Vị trí

Huỳnh Thanh Huy

Phạm Hồng Ý Trinh

Nguyễn Hoàng Bảo Yến

Lê Hoài Lan Hương

Nguyễn Trần Hồng Phúc

Đỗ Thị Thanh Ngân

Đinh Thị Mỹ Anh

Đặng Trần Vy Thảo

Trang 4

MỞ ĐẦU

Bầu cử là một trong những chế định quan trọng trong ngành Luật Hiến pháp, là

cơ sở pháp lý cho việc hình thành ra các cơ quan đại diện cho quyền lực của Nhà nước Bên cạnh đó, những cuộc bầu cử mang tính chất chính trị (thành lập cơ quan nhà nước), bầu cử còn được sử dụng trong tổ chức và hoạt động của một số

tổ chức xã hội, chính trị

Đến với chủ đề thầy và các bạn sẽ hiểu hơn về BẦU CỬ chương 5 từ

đó giải thích câu hỏi tại sao bầu cử được coi là cách thức cơ bản nhất để người dân thực hiện yền lực nhà nước và hiện nay ại hình bầu cử nào được

áp dụng

Trang 5

bỏ chính quyền đó, lập nên một nhà nước khác theo ý nguyện của nhân dân.Đây cũng là những nét cơ bản nhất của một nền dân chủ Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, vì chủ quyền nhà nước trong chế độ dân chủ là thuộc

về nhân dân Có nhiều biện pháp để nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thuộc

về mình như: trưng cầu ý dân, ứng cử, bầu cử quốc hội,…và trong đó có phương pháp thông qua người đại diện do nhân dân bầu ra

Những người đại diện cho nhân dân, thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước theo một nhiệm kỳ Để xác định người đại diện do nhân dân chọn

ra là ai, cuộc bầu cử sẽ được diễn ra, tất cả các công dân đến tuổi trưởng thành đều có quyền bầu cử, các cá nhân được bảo vệ không bị tác động tiêu cực trong khi bỏ phiếu, kiểm phiếu công khai trung thực, ứng cử viên nào nhận được sự ủng

hộ của đa số cử tri và được nhiều phiếu hơn sẽ là người trúng cử

Bầu cử là một công cụ để buộc quan chức thắng cử và đảng phái của họ

phải có trách nhiệm với những gì đã hoàn thành và những gì mà họ chưa hoàn thành trong nhiệm kỳ của mình Bằng bầu cử nhân dân có quyền thay đổi những người cầm quyền xấu xa không xứng đáng với niềm tin của nhân dân Đây cũng chính là điểm khác biệt cơ bản của một xã hội dân chủ và độc tài, ở chỗ một người bình thường có quyền bỏ phiếu bầu ra hoặc có thể bãi miễn các quan chức của họ

Bầu cử chỉ ra những người lãnh đạo quốc gia, đồng thời như là một biện pháp quan trọng để nhân dân kiểm tra trách nhiệm của chính quyền Theo hiến pháp và luật lệ của các nhà nước dân chủ,các đại diện do nhân dân bầu ra và có trách nhiệm chèo lái, dẫn dắt quốc gia phát triển, những nhân vật này không phải

Trang 6

chỉ là những bù nhìn hay là những nhà lãnh đạo tượng trưng Nếu một cuộc bầu

cử nào mà không nhằm vào mục đích này thì nó là một bầu cử hình thức, giả tạo.Bầu cử không chỉ là một biểu tượng mà nó còn là một hoạt động macạnh tranh, định kỳ, đầy đủ và xác định Trong đó các công dân được hưởng quyền tự do phê phán, chỉ trích chính phủ, công bố các phê phán và đề xuất các lựa chọn khác một cách công khai Đây là một cách cơ bản nhất của người dân

để có thể ràng buộc quan chức nhà nước phải chịu trách nhiệm về những hành động của mình

Chính phủ dù có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hoạt động có hiệu quả đến đâu đi chăng nữa, mà các cơ quan những người đảm trách các chức năng quan trọng của nhà nước không do bầu cử mà ra thì cũng là một chế độ phi dân chủ Trong một xã hội dân chủ, không một thế lực nào có quyền lực của nhà nước mà lại thoát ly khỏi cuộc bầu cử của nhân dân

hi các giai cấp suất hiện, nhà nước hình thành với tư cách là một thiết chế đứng trên xã hội có chức năng thể hiện ý chí của những nhà cầm quyền thống trị, điều hòa những mâu thuẫn và duy trì sự tồn tại, phát triển của xã hội

Từ đó, quyền lực chính trị xuất hiện và mỗi công dân đều bình đẳng trong lĩnh vực chính trị, tức là tự do chính trị Với sự phát triển của toàn nhân loại, nhận thức được quyền lực chính trị của mình, nhân dân càng đòi hỏi phải được tham gia và giải quyết công việc của nhà nước Sự tham gia này thể hiện dưới hai hình thức là dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp

Về hình thức dân chủ trực tiếp, nhân dân sẽ trực tiếp giải quyết các công

việc của nhà nước qua: việc trưng cầu ý dân, ứng cử…Nhưng bởi những khó khăn

về diện tích lãnh thổ quốc gia, sự gia tăng dân số nhanh chóng và số lượng dân

cư lớn dẫn đến áp dụng còn hạn chế

Về hình thức dân chủ gián tiếp, loại hình tiêu biểu của nó là dân chủ đại

diện, lại được áp dụng vô cùng rộng rãi, trong cả chế độ xã hội tư bản và xã hội chủ nghĩa, chính vì thế phần lớn các nhà nước tư bản và xã hội chủ nghĩa được tổ chức theo hình thức chính thể cộng hòa mà không được tổ chức theo một loại hình chính thể nào khác

Trang 7

Dân chủ đại diện là một thể thức dân chủ, trong đó nhân dân thực hiện

chủ quyền của mình qua những người đại diện( khâu trung gian) được chọn bằng phương pháp bầu cử

Chính vì vậy bầu cử trở thành một hệ thống chế độ không thể thiếu trong các chế độ chính trị dân chủ hiện nay Chế độ bầu cử được xác định bởi tổng thể các mối quan hệ xã hội được hình thành trong quá trình tiến hành các cuộc bầu

cử, từ lúc lập danh sách cử tri, cho đến lúc kết thúc xác định được danh sách những người trúng cử

Chế độ bầu cử của một đất nước là một chế độ bầu cử dân chủ không áp

đặt, nhân dân tự nguyện thể hiện ý chí của mình, tìm ra được những người xứng đáng làm đại diện cho họ, thay mặt họ quản lý và điều hành đất nước, đồng thời tìm ra chính sách và đường lối thích hợp để phát triển quốc gia

Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng cách bầu ra những người đại diện thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước, đó cũng là minh chứng cho một nhà nước được tổ chức một cách hợp hiến hợp pháp Các cơ quan nhà nước do nhân dân bầu ra nên họ phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, họ chỉ được nắm quyền lực nhà nước khi và chỉ khi vẫn còn sự tín nhiệm của nhân dân.Các cách thức bầu cử khác nhau tạo nên các chế độ chính trị dân chủ khác nhau, chính vì vậy một trong những quyết định quan trọng nhất của một chế độ dân chủ là phương pháp bầu cử ra các nhà lãnh đạo và các dân biểu

có hai cách lựa chọn cơ bản của bầu cử tạo nên hai chính thể nhà nước điển hình hiện nay: chính thể đại nghị và chính thể tổng thống cộng hòa, trong đó chính thể đại nghị cũng kể cả quân chủ và cộng hòa

Phương pháp thứ nhất trong chế độ đại nghị là nhân dân trực tiếp bầu

ra hạ nghị viện, đảng đa số tại hạ nghị viện (dân biểu viện) hay liên minh các đảng cầm quyền thành lập một chính phủ do thủ tướng đứng đầu và thủ tướng đứng ra lựa chọn các thành phần chính phủ Chính vì vậy, chính phủ phải chịu trách nhiệm trước nghị viện.Chế độ nghị viện xuất hiện đầu tiên ở nước Anh, ngày nay áp dụng được nhiều nước khác nhau ở châu Âu cho đến các vùng biển Caribe, ở Canada và Ấn Độ

Trang 8

Các chính phủ đại nghị cho rằng mặt tích cực của chế độ đa đảng này là ngay cả đảng rất nhỏ bé cũng có đại diện trong viện lập pháp, từ đó khuyến khích việc đối thoại và dung hòa quyền lợi đảng phái chính trị, cố gắng thành lập một liên minh để tổ chức đảng chính quyền Và nếu như mà liên minh này tan vỡ hay đảng bị mất tín nhiệm, thì thủ tướng sẽ từ chức và một chính phủ mới sẽ đượcthành lập sau cuộc tổng tuyển cử mới.

Khuyết điểm của chế độ đại nghị là mặt trái của tính mềm dẻo và việc chia

sẻ quyền hành pháp Đây có thể nói là một sự bất ổn cố hữu của chế độ chính trị

mà có nhà nước đa đảng, liên minh đa đảng dễ bị tan vỡ và sụp đổ ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của khủng hoảng chế độ chính trị khi làm cho nhiều đảng phái chỉ lên nắm quyền trong một thời gian ngắn Chính phủ có thể bị các đảng phái nhỏ bé hành hạ, như: đe dọa rút ra khỏi chính phủ liên hiệp, có thể đòi hỏi hải nhượng bộ một số yêu sách đặc biệt trong chính sách của chính phủ,… Và đôi khi thủ tướng và đảng cầm quyền có thể thi hành một số chính sách quá xa vời, có thể ở mức phản dân chủ, nhưng mà lại không có một cơ chế hữu hiệu nào

có thể ngăn cản được Với chính sách tổ chức này nhân dân gián tiếp bầu ra chính phủ trung tâm quyền lực nhà nước

Phương pháp thứ hai là nhân dân bằng một cách trực tiếp và có thể gián

tiếp bầu ra một vị nguyên thủ quốc gia, không những là người đứng đầu nhà nước

mà còn là người trực tiếp lãnh đạo hành pháp Chính vì thế, khác với chế độ đại nghị chính phủ và người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước lập pháp, thì chính thể tổng thống cộng hòa phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, nhân dân trực tiếp hạn chế quyền lực của tổng thống qua các cuộc bỏ phiếu phổ thông

Tổng thống do nhân dân bầu lên trong một nhiệm kỳ nhất định sẽ có ủy quyền trực tiếp từ nhân dân, có thể không cần đến vị thế của đảng mình trong quốc hội Đây là một cách tổ chức cơ quan hành pháp đơn giản nhất, đồng thời tính trach nhiệm của hành pháp được nâng lên cao nhất

Nếu đa số của Quốc Hội cùng đảng với tổng thống thì đó là một sự thuận lợi, ngược lại thì tổng thống có thể sẽ trở nên khó khăn trong việc điều hành Bằng cách phân quyền cứng rắn, quốc hội cũng do dân bầu ra, tổng thống cũng do dân bầu, cùng chịu trách nhiệm trước nhân dân, chính vì thế các ngành đều có thể cùng có sự ủy thác quyền lực nhà nước từ cử tri và mỗi ngành đều có quyền kiểm soát, cân bằng quyền lực đối với ngành

Trang 9

Nếu ai sợ rằng hành pháp có tiềm năng trở nên chuyên chế, sẽ có khuynh hướng nhấn mạnh bộ máy quốc hội, và ngược lại những người lo ngại sự lạm dụng quyền của đa số lập pháp thì sẽ luôn khẳng định uy quyền của tổng thống,

từ đó sẽ có sự cân bằng nhất định giữa các nhánh nắm quyền lực trong nhà nước

Điểm yếu của chế độ tổng thống là rất dễ rơi vào tiềm năng của một chính

quyền bế tắc Tổng thống có thể sẽ không hội đủ số phiếu để thi hành những chính sách cứng rắn của mình và ngược lại bằng cách phủ quyết có thể ngăn không cho Quốc Hội thay thế chính sách của mình bằng những chương trình hành động do quốc hội đề suất

Nếu như thủ tướng của chế độ đại nghị có đa số của nghị viện thuộc đảng của mình thì sẽ đảm bảo chắc chắn cho chương trình lập pháp mà ông ta đề xuất

sẽ được Quốc Hội thông qua, thì một vị tổng thống trong chế độ tổng thống cộng hòa, khi giao thiệp với một quốc hội có đa số không cùng đảng, mà lại có những đặc quyền như mình, thường phải dùng đến những phương pháp thượng nghị trường kỳ, mới có thể đảm bảo dự luật của mình đưa ra, được thông qua tại quốc hội

Ở Mỹ, cũng như trên bất kỳ nền dân chủ nào khác, sự bảo đảm quan trọng nhất về trách nhiệm của chính quyền là các công nhân có quyền kiểm soát chính quyền của mình thông qua bầu cử Mỗi cuộc bầu cử như là một cuộc sát hạch chính quyền lớn, nếu như nhân dân vẫn tin tưởng thì chính quyền cũ vẫn còn tại

vị và ngược lại

Dân chủ được hiểu như là một cách thức mà nhân dân có thể thay đổi lực

lượng cầm quyền Bầu cử như một biện pháp giải quyết sự xung đột giữa các thế lực nắm giữ quyền lực nhà nước

Ở Mỹ cũng như bất cứ nền dân chủ nào khác, sự đảm bảo quan trọng nhất

về trách nhiệm của chính quyền là các công dân có quyền kiểm soát chính quyền của mình thông qua bầu cử Dân chủ được hiểu như là một cách thức mà nhân dân có thể thay đổi lực lượng cầm quyền.Bầu cử là biện pháp giải quyết sự xung đột giữa các cánh quyền lực nhà nước

Trang 10

Nhà nước tư sản được tổ chức và thành lập theo nguyên tắc phân chia quyền lực Vì vậy, đối tượng bầu cử trong nhà nước tư sản được áp dụng rộng rãi hơn Không như nhà nước xã hội chủ nghĩa, cử tri của các nhà nước tư bản còn bầu ra các quan chức cao cấp khác như tổng thống, thị trưởng,… Số lần được phép bầu cử tỷ lệ thuận với mức độ phân quyền của mỗi quốc gia Phân quyền bao nhiêu thì bầu cử nhiều bấy nhiêu và sự chịu trách nhiệm của quyền lực nhà nước càng được gia tăng bấy nhiêu.

Ở một số nước mà nghị viện có cơ cấu hai viện(hạ viện, thượng viện), thường hạ viện là viện do nhân dân trực tiếp bầu ra, còn thượng viện được thành lập bằng bầu cử gián tiếp hoặc do chỉ định hoặc do truyền ngôi thế tập Bên cạnh

đó, cũng có những nước mà thượng viện lẫn hạ viện đều do nhân dân trực tiếp bầu ra Bầu cử trực tiếp hoặc gián tiếp là cơ sở xác định thẩm quyền của cơ quan nhà nước

Về nguyên tắc, cơ quan nhà nước được nhân dân trực tiếp bầu ra lúc nào cũng có nhiều quyền hơn cơ quan được hình thành bằng phương pháp bầu cử gián tiếp Hạ nghị viện do nhân dân trực tiếp bầu ra theo quy định của nhiều nước bao giờ cũng có nhiều quyền hơn thượng viện

Ví dụ:

Tổng thống Mỹ do cử tri bầu cử gián tiếp nhưng thực chất là được trực tiếp bầu ra, vì thế đã làm cho Tổng thống có quyền lực ngang hàng với Nghị viện Mỹ

Nhân dân nước Anh thông qua cuộc bầu cử trực tiếp nghị sĩ vào Hạ nghị viện, đã tự chọn cho mình một vị Thủ tướng Điều này đã lý giải tại sao Thủ tướng Anh có quyền năng hơn các quan chức khác của nhà nước Anh.Việc bầu cử đã giúp cho nhân loại loại trừ quan niệm ngự trị từ xa xưa: Quyền lực nhà nước xuất phát từ cõi “hư vô” do thiên đình định đoạt, dòng họ nào vốn dĩ sinh ra là được quyền thống trị người khác Tuy nhiên, để có được chế

độ xã hội ngày nay, nhân loại đã phải trải qua rất nhiều cuộc đấu tran

Lúc đầu việc bầu cử chỉ dành cho những người thuộc tầng lớp thượng lưu của giai cấp thống trị, của những người có của cải, của những người đàn ông, của những người có quốc tịch nguyên thủy Đồng thời, giai cấp thống trị tư sản cùng với giai cấp phong kiến dùng mọi thủ đoạn nhằm hạn chế sự tham gia của nhân dân lao động vào các cuộc bầu cử Một trong những bi kịch lớn của các chế độ dân chủ trong suốt lịch sử nhân loại là công cuộc đấu tranh của các nhóm bị bỏ

Trang 11

ra ngoài lề của cuộc sống cộng đồng: phụ nữ, màu da, tôn họ không có quyền bầu cử.

Ví dụ như ở Mỹ, khi Hiến pháp năm 1787 được thông qua, chỉ có nam công dân da trắng có tài sản mưới được hưởng quyền bỏ phiếu và được bầu Điều kiện tài sản đã biến mấy vào đầu thế kỉ XIX nhưng mãi đến những năm 1920 thì phụ

nữ mới có quyền đi bỏ phiếu Và đến những năm 1960 những người da đen mới được hưởng trọn quyền đi bầu cử ở miền Nam Hoa Kỳ Ngoài ra, họ còn hạn chế thanh niên tham gia vào đời sống chính trị của nhà nước vì cho rằng tầng lớp thanh niên chưa đủ chín chắn để tham gia vào các hoạt động chính trị

Những người đạt được những tiêu chuẩn mà pháp luật bầu cử quy định

mới được lập danh sách cử tri Người có tên trong danh sách cử tri mới có quyền

đi bầu cử Pháp luật quy định có hai cách thức lập danh sách cử tri Một, danh sách cử tri lập thường xuyên, hằng năm đều có sự chỉnh lý lại không phụ thuộc vào các cuộc bầu cử Hai, danh sách cử tri được lập cho mỗi cuộc bầu cử, trước mỗi cuộc bầu cử phải lập một danh sách cử tri Sau bầu cử danh sách cử tri không còn giá trị

Các cuộc bầu cử phải được tiến hành theo các đơn vị bầu cử Đơn vị bầu

cử được thành lập từ một vùng lãnh thổ tương ứng với một số lượng dân cư nhất định, được bầu ra một số lượng đại biểu nhất định theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của cơ quan bầu cử trung ương Pháp luật nhiều nước quy định hai cách thức thành lập đơn vị bầu cử Lấy các đơn vị hành chính trực thuộc làm đơn vị bầu cử hoặc thành lập đơn vị bầu cử riêng không phụ thuộc vào đơn

vị hành chính trực thuộc

Bình đẳng trong bầu cử thể hiện qu ng đoạn phân chia đơn vị bầu

cử Để đảm bảo bình đẳng trong bầu cử, một số nước không phân chia lãnh thổ phải tiến hành bầu cử ra thành các đơn vị bầu cử (các hạt bầu cử) Hoặc pháp luật

ấn định từ đầu về tỷ lệ đại biểu Ở một số nước tư bản, pháp luật quy định mỗi đơn vị bầu cử chỉ được bầu một đại biểu Ngược lại, ở một số nước, bắt buộc đơn

vị bầu cử phải bầu ra không chỉ một mà nhiều đại biểu Hơn nữa những người ra ứng cử phải liên danh với nhau Liên danh nào được nhiều phiếu thì liên danh đó chiếm được toàn bộ số ghế của đơn vị bầu cử

Thời xưa, quyền bầu cử chỉ dành riêng cho một hạng người nào đó trong

Ngày đăng: 21/08/2024, 17:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN