1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nội Dung Thuyết Trình Chủ Đề Pháp Nhân.pdf

21 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH

CHỦ ĐỀ: PHÁP NHÂNMã lớp học phần: 232BLC204505Giảng viên hướng dẫn: TH.S Nguyễn Thị Vy Quý

Nguyễn Hoàng Gia Hân K235012023 Làm nội dung, thuyết trình 100%

Hồ Xuân Quỳnh Chi K235012015 Làm Powerpoint, tổng hợp nội

dung

100%

Phạm Thị Hồng Lụa K235012035 Làm nội dung, tạo sơ đồ tư duy 100%

Nguyễn Ngọc Khánh Trang K235011989 Làm nội dung 100%

Nguyễn Phương Anh K235012009 Làm nội dung, tạo câu hỏi ôn tập 100%

Trang 2

NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH - CHỦ ĐỀ: PHÁP NHÂNI Tổng quan về pháp nhân

1 Nguồn gốc ra đời của pháp nhân

Trong hoạt động quản lý nhà nước, sản xuất kinh doanh… Một cá nhânkhông thực hiện được hoặc thực hiện không hiệu quả vì vậy cần có sự liênkết của các cá nhân dưới dạng một tổ chức để thực hiện mục đích đó

Ví dụ: Từ thời La Mã cổ đại những phường hội, nhà thờ, xưởng thủcông,… đã được hình thành và ngày càng mở rộng Ban đầu những “tổchức” này không có tài sản riêng của mình mà tài sản do các thành viên góplại như một hình thức sở hữu chung theo phần Những tài sản này không củariêng từng người, từng nhóm người mà là của một tổ chức tồn tại độc lập,không phụ thuộc vào sự thay đổi thành viên trong tổ chức đó Tuy nhiêntrong thời kỳ này khái niệm pháp nhân vẫn chưa ra đời.1

Trong chế độ phong kiến việc phân chia lao động ngày càng nhiều và cósự xuất hiện của các công ty khai thác thuộc địa trên lãnh thổ các nước thuộcchâu Á, Phi, Mỹ Latinh

Tuy nhiên khái niệm pháp nhân thực sự hình thành và phát triển trongthời kỳ tư bản chủ nghĩa Trong thời kỳ này, sản xuất hàng hóa đóng vai tròtrung tâm do đó để các nhà tư bản cạnh tranh với nhau trong nền kinh tế tưbản chủ nghĩa bằng các phương tiện pháp lý là các yêu cầu đặt ra đối với nhànước Các quy định có thể góp phần củng cố địa vị của các tổ chức bằngcách cho phép họ tham gia vào các quan hệ dân sự hay thương mại

Vì vậy cần có quy chế xác định chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của tổchức… dẫn đến sự ra đời của chế định pháp nhân

2 Khái niệm

Không có một định nghĩa chung về pháp nhân ở bất cứ pháp luật của mộtnước nào mà chỉ dừng lại ở việc quy định các dấu hiệu của pháp nhân với tưcách là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự

1Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam Tập 1, Nxb Công an nhân dân, năm 2015, tr.104

Trang 3

Theo nghĩa lý pháp lý: “Pháp nhân là một tổ chức được thành lập hợppháp, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập, nhân danh mình thamgia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập và chịu trách nhiệm độc lậpbằng tài sản của mình khi tham gia vào các quan hệ đó.

3 Điều kiện để một tổ chức được công nhận là pháp nhân

Một pháp nhân là tổ chức nhưng một tổ chức chưa chắc là pháp nhân màtổ chức đó phải thỏa mãn điều kiện luật quy định

3.1 Được thành lập theo BLDS và các luật khác liên quan

Ví dụ:● Thành lập công ty TNHH theo Luật doanh nghiệp.● Thành lập trường học theo Luật giáo dục.● Thành lập cơ quan tổng cục, cục quản lý theo Luật tổ chức chính

phủ.Có thể thấy quy định trên của BLDS 2015 cho thấy mức độ cụ thể, minh bạchhơn so với BLDS 2005 vì BLDS 2005 quy định: Pháp nhân là một tổ chức đượcthành lập hợp pháp Thành lập hợp pháp ở đây có thể là tổ chức được thành lậptheo quy định của các văn bản luật cũng như là các văn bản dưới luật

3.2 Cơ cấu tổ chức của pháp nhân

Căn cứ theo điều 83 BLDS 2015, pháp nhân phải có:(i) Cơ quan điều hành: Cơ quan điều hành đối với mỗi pháp nhân có têngọi khác nhau tùy vào chức năng, cơ cấu khác nhau

(ii) Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành được quyđịnh trong điều lệ pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.(iii) Cơ quan điều hành xác lập, thực hiện các giao dịch và chịu tráchnhiệm trước pháp nhân

3.3 Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệmbằng tài sản của mình

● Pháp nhân muốn tồn tại, hoạt động phải có tài sản

Trang 4

● Độc lập với cá nhân, pháp nhân khác nghĩa là tài sản độc lập với tổchức, cá nhân đã thành lập ra pháp nhân ấy.

Ví dụ:- A góp 600 triệu đồng- B góp 300 triệu đồng- C góp 100 triệu đồng để thành lập công ty TNHH X- Công ty X là chủ sở hữu 1 tỷ đồng Nếu phá sản thì công ty chỉ

chịu trách nhiệm trong số tài sản có.- A, B, C không chịu trách nhiệm cá nhân, không cần phải dùng tiền

của cá nhân để đền bù thiệt hại.- Sở kế hoạch đã đăng ký thành lập không chịu trách nhiệm

3.4 Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập

● Với tư cách là một chủ thể độc lập, pháp nhân tham gia vào các quan hệpháp luật với tư cách riêng, có khả năng hưởng quyền và gánh chịu cácnghĩa vụ dân sự do pháp luật quy định phù hợp với điều lệ pháp nhân.● Pháp nhân có thể là nguyên đơn hoặc bị đơn trước toà án

Ví dụ:- Cục công tác phái nam do Bộ Tư pháp thành lập- Khi cục này ký hợp đồng thì nhân danh cục công tác phái nam Bộ tư pháp- Không nhân danh cục trưởng

- Không nhân danh Bộ Tư pháp

4 Phân loại pháp nhân4.1 Pháp nhân thương mại

Theo điều 75 BLDS 2015 quy định về pháp nhân thương mại như sau:

Trang 5

● Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợinhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.

● Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tếkhác

● Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thựchiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định kháccủa pháp luật có liên quan

Ví dụ: Anh A và chị B đồng sáng lập công ty TNHH A&B, với vốn điều

lệ là 2 tỉ đồng Công ty A&B hoạt động với mục đích tìm kiếm lợi nhuận,sau khi thu được lợi nhuận thì chia cho anh A và chị B để kiếm lợi nhuậnriêng cho anh A và chị B Trong trường hợp này, công ty TNHH A&B làmột pháp nhân thương mại

4.2 Pháp nhân phi thương mại

Theo điều 76 BLDS 2015 quy định về pháp nhân phi thương mại như sau:● Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là

tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chiacho các thành viên

● Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũtrang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chứcchính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghềnghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chứcphi thương mại khác

● Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mạiđược thực hiện theo quy định của Bộ luật này, các luật về tổ chức bộmáy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan

Ví dụ: Doanh nghiệp xã hội A đầu tư sinh lợi nhuận, lợi nhuận đó không được

chia cho các thành viên trong doanh nghiệp mà sẽ được sử dụng để thực hiệnmục tiêu xã hội hoặc môi trường

II Chế độ pháp lý

Trang 6

1 Năng lực chủ thể:1.1 Khái niệm và đặc điểm năng lực chủ thể của pháp nhân1.1.1 Khái niệm:

Năng lực chủ thể của pháp nhân là khả năng pháp nhân có và thực hiệncác quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định

Năng lực chủ thể của pháp nhân chịu sự chi phối của ngành, nghề, lĩnh vực màpháp nhân hoạt động khi xác định năng lực pháp luật và năng lực hành vi

1.1.2 Đặc điểm:

Năng lực giữa các pháp nhân khác nhau thì cũng khác nhau Quyền,nghĩa vụ của từng pháp nhân được ghi nhận lệ thuộc vào ngành, nghề, lĩnh vựcmà pháp nhân hoạt động, kinh doanh cũng như phạm vi hoạt động Như vậy, cácpháp nhân sẽ không có năng lực pháp luật như nhau vì có sự khác biệt về ngànhnghề hoặc phạm vi hoạt động ngành nghề

Thời điểm phát sinh năng lực pháp luật và năng lực hành vi của phápnhân là cùng một thời điểm Một pháp nhân tồn tại sẽ dựa vào mốc đăng kýthành lập hoặc quyết định thành lập đối với từng chủ thể này Ngay khi chínhthức tồn tại, pháp nhân sẽ mang đầy đủ luôn cả năng lực pháp luật với năng lựchành vi

1.2 Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân

Theo điều 86 BLDS 2015, Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân làkhả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự Năng lực pháp luật dânsự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác cóliên quan quy định khác

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơquan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu phápnhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phátsinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhânchấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân

1.3.Năng lực hành vi dân sự của pháp nhân

NLHVDS của pháp nhân là khả năng của pháp nhân, thông qua người đạidiện theo pháp luật của pháp nhân xác lập, thực hiện các quyền dân sự và nghĩavụ dân sự Khả năng thực hiện của pháp nhân sẽ lệ thuộc vào năng lực quản lý,năng lực tài chính, nguồn nhân lực và các yếu tố khác của pháp nhân này

Trang 7

NLHVDS của pháp nhân cùng phát sinh đồng thời và cùng chấm dứtđồng thời với NLPLDS của pháp nhân NLHVDS của pháp nhân được xác địnhdựa trên 2 yếu tố chủ yếu là ý chí của pháp nhân và hoạt động của pháp nhân.

1.4 Người đại diện của pháp nhân

Đại diện của pháp nhân là người nhân danh pháp nhân tham gia các giaodịch vì lợi ích của pháp nhân đó.Đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theopháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền

Theo quy định tại Điều 137 Bộ luật Dân sự 2015, người đại diện theopháp luật của pháp nhân bao gồm: Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ;Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật; Người do Tòa ánchỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án

Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập giữa người đại diện theopháp luật của pháp nhân với cá nhân, pháp nhân khác Người đại diện theo ủyquyền của pháp nhân cũng nhân danh pháp nhân thực hiện những nhiệm vụ cụthể do pháp nhân giao Việc xác định quyền hạn, trách nhiệm của người đại diệntheo ủy quyền được xác định dựa trên văn bản ủy quyền đã được kí kết

Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗingười đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo quy định

2 Các yếu tố lý lịch của pháp nhân:2.1 Tên gọi của pháp nhân

Mỗi pháp nhân hoạt động với một tên gọi nhất định để cá thể hóa phápnhân với các pháp nhân khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động Tên của phápnhân có thể kèm theo tên cơ quan quản lý cấp trên của pháp nhân như Bộ Tưpháp – Trường Đại học Luật Hà Nội

Ngoài tên gọi của pháp nhân còn có những dấu hiệu khác như nhãn hiệuhàng hóa, dịch vụ, biểu tượng (logo) của pháp nhân trên các giấy tờ giao dịch,trong các quảng cáo cho sản phẩm cũng như dịch vụ Tên gọi và những dấu hiệucủa pháp nhân phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theotrình tự, thủ tục do pháp luật quy định và được Nhà nước bảo hộ Không mộtchủ thể nào khác được sử dụng những dấu hiệu riêng của một pháp nhân để hoạtđộng

Điều 78 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

– Pháp nhân phải có tên gọi bằng tiếng Việt

Trang 8

– Tên gọi của pháp nhân phải thể hiện rõ loại hình tổ chức của pháp nhân vàphân biệt với các pháp nhân khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động.

Ví dụ: Công ty Bia Hà Nội (HABECO), Trường Đại học Kinh tế - Luật, Tổngcông ty giấy Việt Nam -Vietnam Paper Corporation (viết tắt là Vinapimex)– Pháp nhân phải sử dụng tên gọi của mình trong giao dịch dân sự Tên gọi củapháp nhân là tên chính thức khi tham gia giao dịch

– Tên gọi của pháp nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ

2.2 Quốc tịch của pháp nhân

Là mối liên hệ pháp lý giữa pháp nhân với Nhà nước, mỗi pháp nhân cóquốc tịch riêng

Điều 80 Bộ luật Dân sự 2015 quy định “Pháp nhân được thành lập theoquy định của pháp luật Việt Nam là pháp nhân Việt Nam” Việc xác định quốc

tịch của pháp nhân có ý nghĩa trong việc xác định pháp luật chi phối các hoạtđộng của pháp nhân đó

2.3 Cơ quan điều hành của pháp nhân

Cơ sở pháp lý: điều 83 Bộ luật Dân sự 2015Pháp nhân phải có cơ quan điều hành Cơ quan điều hành là tổ chức đầunão của pháp nhân điều hành mọi hoạt động bên trong cũng như tham gia vàohoạt động bên ngoài của pháp nhân Tổ chức và nhiệm vụ của cơ quan điềuhành tùy thuộc vào loại hình pháp nhân được quy định trong điều lệ của phápnhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân (cơ quan cao nhất của phápnhân, người đại diện đương nhiên là người đứng đầu pháp nhân trừ trường hợpđiều lệ của pháp nhân có quy định khác) Pháp nhân có cơ quan khác theo quyếtđịnh của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật

2.4 Trụ sở pháp nhân

Cơ sở pháp lý: điều 79 Bộ luật Dân sự 2015

Là nơi đặt cơ quan điều hành của pháp nhân, nơi tập trung các hoạt độngchính của pháp nhân, nơi thực hiện các quyền và nghĩa vụ của pháp nhân, nơitống đạt các giấy tờ giao dịch với pháp nhân, là nơi toà án có thẩm quyền giải

Trang 9

quyết các tranh chấp của pháp nhân Trường hợp thay đổi trụ sở thì pháp nhânphải công bố công khai.

Địa chỉ liên lạc của pháp nhân là địa chỉ trụ sở của pháp nhân Pháp nhâncó thể chọn nơi khác làm địa chỉ liên lạc

2.5 Chi nhánh và văn phòng đại diện của pháp nhân.

Cơ sở pháp lý:điều 84 Bộ luật Dân sự 2015

Ngoài trụ sở chính, pháp nhân có thể có các văn phòng đại diện của phápnhân, các chi nhánh của pháp nhân Văn phòng đại diện và chi nhánh của phápnhân là những đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân

Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng củapháp nhân Ngoài ra chi nhánh có thể thực hiện các hành vi đại diện theo uỷquyền của pháp nhân

Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhângiao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân Văn phòng đại diện của pháp nhân thực hiệnnhiệm vụ theo đại diện uỷ quyền cho lợi ích của pháp nhân và bảo vệ các lợi íchđó Văn phòng đại diện không thực hiện các hành vi sản xuất kinh doanh

Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhânphải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai

Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theoủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền Hành vi củahọ được coi là hành vi của pháp nhân khi xác lập và thực hiện các giao dịch dânsự

Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chinhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện

3 Hoạt động của pháp nhân

Để tham gia vào các quan hệ pháp luật, pháp nhân phải thông qua hoạt động củamình (hoạt động ở đây không đề cập những hoạt động bên trong của pháp nhânnhư tổ chức sản xuất kinh doanh, điều hành cán bộ,… mà là các hoạt động bênngoài như những chủ thể khác độc lập tham gia các quan hệ xã hội nói chung vàcác quan hệ dân sự nói riêng)

Trang 10

Mọi hoạt động của pháp nhân được tiến hành thông qua hành vi những cá nhân– người đại diện của pháp nhân Hành vi của những cá nhân này không phải tạora quyền và nghĩa vụ cho họ mà nhân danh pháp nhân tạo ra các quyền và nghĩavụ cho pháp nhân đó Đại diện của pháp nhân được thực hiện dưới hai hìnhthức:

3.1 Đại diện theo pháp luật (đại diện đương nhiên)

Người đại diện theo luật của pháp nhân được xác định tại Điều 137 Bộluật Dân sự 2015(BLDS) Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân baogồm:

– Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ;– Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật;– Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án

Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗingười đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo quy định tại Điều 140 vàĐiều 141 của Bộ luật này

Người đại diện của pháp nhân có quyền nhân danh pháp nhân thực hiệncác hành vi nhằm duy trì hoạt động của pháp nhân trong khuôn khổ pháp luật vàđiều lệ quy định (ký kết các hợp đồng và thực hiện các giao dịch khác)

3.2 Đại diện theo uỷ quyền

Cơ sở pháp lý: điều 138 Bộ luật Dân sự 2015

Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể uỷ quyền cho ngườikhác thay mình, nhân danh pháp nhân xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự;có thể uỷ quyền cho cá nhân là thành viên của pháp nhân hoặc cá nhân khác; cóthể uỷ quyền cho một pháp nhân khác giao kết, thực hiện các giao dịch Ngườiđược uỷ quyền thực hiện các giao dịch trong phạm vi thẩm quyền được xác lậptheo văn bản uỷ quyền và chỉ được uỷ quyền lại nếu người uỷ quyền đồng ý.Văn bản uỷ quyền phải xác định rõ thẩm quyền của người được uỷ quyền, nộidung và thời hạn uỷ quyền

Trong hoạt động của pháp nhân hiện nay, tồn tại một thực tế là uỷ quyềnchuyên biệt trong cơ quan của pháp nhân Người đứng đầu pháp phân cấp chocấp phó của mình mảng công việc nhất định và có thể được thông báo cho các

Ngày đăng: 24/08/2024, 11:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w