Thủ tục xét xử lại vụ án này được gọi là phúc thẩm.1.1.2 Quy định của Hiến Pháp và các văn bản pháp luật khác về chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
o0o BÀI THUYẾT TRÌNH CHỦ ĐỀ: CHẾ ĐỘ XÉT XỬ - QUYỀN BÀO CHỮA CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO, QUYỀN BẢO VỆ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA
ĐƯƠNG SỰ ĐƯỢC BẢO ĐẢM.
Giảng viên giảng dạy: Nguyễn Thị Nữ Học phần: Luật Hiến Pháp 2 Lớp: Luật K47K Nhóm trình bày: Nhóm 01
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỘ XÉT XỬ SƠ THẨM, PHÚC THẨM
1.1Những quy định của pháp luật về chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm
1.1.1 Khái niệm xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm
1.1.2 Quy định của Hiến Pháp và các văn bản pháp luật khác về chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm
1.3 Nguyên tắc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm( Nguyên tắc hai cấp xét xử)
1.3.1.Nguyên tắc xét xử hai cấp
1.4.Nội dung của nguyên tắc
1.5.Về mặt tổ chức
1.6.Thẩm quyền xét xử vụ án sơ thẩm, phúc thẩm
1.6.1.Thẩm quyền xét xử vụ án sơ thẩm
1.6.2 Thẩm quyền xét xử vụ án phúc thẩm
1.7 Ý nghĩa của nguyên tắc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm
CHƯƠNG II
QUYỀN BÀO CHỮA CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO, QUYỀN BẢO VỆ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA ĐƯƠNG SỰ ĐƯỢC BẢO ĐẢM
1.1.Khái quát về quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm quyền bào chữa
Trang 41.1.4 Ý nghĩa của nguyên tắc quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5MỞ ĐẦU
Để bảo đảm Tòa án thực hiện được nhiệm vụ thi hành công lý mà hiến pháp đã giao, trong quá trình hoạt động Tòa án phải tuân thủ nhiều nguyên tắc, quy định chặt chẽ về mặt thủ tục Có những nguyên tắc mang tính bao trùm toàn
bộ hoạt động của Tòa án, có những nguyên tắc chi phối việc thực hiện một loại công việc cụ thể của Tòa án Các nguyên tắc hiến định về hoạt động của Tòa án nhân dân được hiểu là các quan điểm, tư tưởng chủ đạo, đồng thời cũng là các quy tắc pháp lý quan trọng nhất và bao trùm toàn bộ hoạt động của hệ thống Tòa
án nhân dân, được quy định trong hiến pháp Hiện có 7 nguyên tắc hiến định về hoạt động của Tòa án nhân dân, được quy định tại Điều 103 Hiến pháp năm
2013 Và một trong những nguyên tắc quan trọng đó mà nhóm 1 nghiên cứu là
“chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thấm- quyền bào chữa của bị can, bị cáo”
Trang 6CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỘ XÉT XỬ SƠ THẨM,
PHÚC THẨM 1.1Những quy định của pháp luật về chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm 1.1.1 Khái niệm xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm.
1.1.1.1 Xét xử sơ thẩm
Xét xử lần đầu để giải quyết tất cả những vấn đề liên quan trong vụ án Khi xét
xử sơ thẩm, Tòa án xem xét và giải quyết mọi vấn đề của vụ án bằng việc ra bản
án và quyết định Trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị, bản án và quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm
1.1.1.2 Xét xử phúc thẩm
Sau khi bản án, quyết định sơ thẩm được tuyên thì bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật ngay mà còn một thời hạn để các đương sự có thể kháng cáo, viện kiểm sát có thể kháng nghị Nếu có kháng cáo hoặc kháng nghị đổi với bản án, quyết định sơ thẩm thì tòa án cấp trên trực tiếp sẽ tiến hành xét xử lại vụ án Thủ tục xét xử lại vụ án này được gọi là phúc thẩm
1.1.2 Quy định của Hiến Pháp và các văn bản pháp luật khác về chế độ xét
xử sơ thẩm, phúc thẩm
Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Đảng và Nhà nước, chất lượng hoạt động tư pháp không ngừng nâng lên, hệ thống pháp luật
2
Trang 7ngày càng hoàn thiện, tuy nhiên tình trạng án oan sai vẫn diễn ra ở nhiều nơi, đòi hỏi những biện pháp căn cơ, quyết liệt để hạn chế tình trạng này, nhất là đối với giai đoạn xét xử vụ án “Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được đảm bảo” là một nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xét xử của tòa án Việt Nam và được quy định trong khoản 6 Điều 103 Hiến Pháp 2013
Không chỉ được quy định trong Hiến Pháp nguyên tắc này còn được quy định ở một số văn bản pháp luật khác như được quy định tại Điểu 17 Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2015 và Điều 27 Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự 2015
1.3 Nguyên tắc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm( Nguyên tắc hai cấp xét xử)
1.3.1.Nguyên tắc xét xử hai cấp
Nguyên tắc chế độ hai cấp xét xử là một quy định xét xử vô cùng quan trọng của Tòa án các cấp thể hiện ở việc đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, hình sự thì vụ án đó phải được xét xử phúc thẩm Về nguyên tắc sau khi bản án, quyết định được xét xử phúc thẩm sẽ có hiệu lực pháp luật ngay và phải được thi hành Để bảo đảm tính chính xác, khách quan trong phán quyết của Toà án, bảo
vệ các quyền tự do dân chủ của công dân, các quốc gia đều áp dụng nguyên tắc
vụ án có thể được tổ chức xét xử nhiều lần và tổ chức hệ thống Toà án để thực hiện nguyên tắc đó trong thực tế
Theo Điều 17 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định bảo đảm chế độ xét
xử sơ thẩm, phúc thẩm như sau:
‘Điều 17 Bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm
1 Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm
Trang 8Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này
Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong thời hạn do Bộ luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật
2 Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của Bộ luật này thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.’
Điều 27 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 cũng có quy định chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm như sau:
‘Điều 27 Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm
1 Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm
Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do Bộ luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật
Bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án có hiệu lực pháp luật
2 Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết mới theo quy định của Bộ luật này thì được xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.’
4
Trang 9Các vụ án hình sự và dân sự mà bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án bị kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án được Toà án cấp trên trực tiếp xét xử lại theo trình tự, thủ tục phúc thẩm do pháp luật quy định Từ đây có thể đưa ra khái niệm về nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự, tố tụng hình sự: Nó là tư tưởng chỉ đạo, có tính bắt buộc chung, thể hiện quan điểm có tính định hướng của Nhà nước trong việc
tổ chức tố tụng để xét xử các vụ án dân sự, vụ án hình sự được quy định trong pháp luật tố tụng dân sự, pháp luật tố tụng hình sự
Trong đó, xác định một vụ, việc dân sự hoặc vụ án hình sự được xét xử lại và chỉ có thể được xét xử lần đầu ở cấp sơ thẩm có thể được xét xử lại và chỉ
có thể được xét xử lại một lần nữa ở cấp phúc thẩm nếu có kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật tố tụng hình sự, nhằm giải quyết đúng đắn, kịp thời vụ, việc bản đảm lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức
1.4.Nội dung của nguyên tắc
Nguyên tắc "chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm" trong Hiến pháp không chỉ được cụ thể hóa trong Điều 6 Luật tổ chức Tòa án nhân dân
2014 mà còn được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp luật khác ở nước ta Nội dung chính của nguyên tắc này như sau:
Thứ nhất, khi Tòa án đã kết thúc xét xử sơ thẩm đối với vụ án mà một trong hai bên chưa hài lòng với phán quyết sơ thẩm thì có thể yêu cầu Tòa án cấp trên xét xử phúc thẩm đối với vụ án Việc yêu cầu được xét xử phúc thẩm là quyền của các bên đương sự và Tòa án có nghĩa vụ đáp ứng; nếu kháng cáo phúc thẩm đã được xử phúc thẩm Đó là lý do khoản 1 Điều 6 Luật tổ chức Tòa án
Trang 10nhân dân năm 2014 quy định: “Bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm” Phạm vi của xét xử phúc thẩm căn
cứ vào phạm vi yêu cầu xét xử phúc thẩm của các bên
Như vậy, hai cấp xét xử ở đây là cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm Cần lưu
ý là giám đốc thẩm không phải là thủ tục xét xử lại vụ án mà là xem xét lại bản
án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật song có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc áp dụng sai pháp luật Do đó, nguyên tắc hai cấp xét xử không áp đặt lên Tòa án nghĩa vụ xem xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm cho dù các bên đương sự có yêu cầu
Thứ hai, các bản án sơ thẩm sau khi được hội đồng xét xử tuyên án chưa
có hiệu lực pháp luật ngay Các bên luôn có một khoảng thời gian, thường là 15 ngày, để kháng cáo phúc thẩm Hết khoảng thời gian đó mà không có kháng cáo thì các bên được coi là bị thuyết phục bởi bản án sơ thẩm và do đó bản án sơ thẩm có hiệu lực Nếu trong khoảng thời gian đó các bên thực hiện quyền kháng cáo phúc thẩm thì phần bản án sơ thẩm bị kháng cáo sẽ bị coi là không có hiệu lực và sẽ được xử phúc thẩm Sau khi Tòa án phúc thẩm xét xử thì quyền được xét xử hai lần đã được đáp ứng và bản án phúc thẩm có hiệu lực ngay sau khi tuyên Quyền kháng cáo của các bên chấm dứt
Thứ ba, nguyên tắc hai cấp xét xử cũng có nghĩa là tương ứng với quyền
2 lần đi tìm công lý, là nghĩa vụ của Tòa án đem lại công lý qua tối đa hai lần xử
án Khi bản án đã có hiệu lực mà bị phát hiện có sai sót thì Tòa án phải chịu trách nhiệm với những sai sót đó và bồi thường nếu phát sinh thiệt hại cho các bên
6
Trang 11Thứ tư,nguyên tắc chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm trong
tố tụng là tư tưởng chủ đạo, có tính bắt buộc chung, thể hiện quan điểm có tính định hướng của Nhà nước trong việc tổ chức tố tụng để xét xử các vụ án được xét xử lần đầu ở cấp sơ thẩm (cấp xét xử thứ nhất) có thể được xét xử lại và chỉ
có thể được xét xử lại một lần nữa ở cấp phúc thẩm (cấp xét xử thứ hai) nếu có kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng, nhằm giải quyết đúng đắn, kịp thời vụ án, bảo đảm lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức
1.5.Về mặt tổ chức
Nguyên tắc hai cấp xét xử cũng yêu cầu hệ thống Tòa án phải được tổ chức thành các cấp Tòa án để phục vụ các cấp xét xử, theo đó thủ tục xét xử phúc thẩm phải được thực hiện bởi cấp Tòa án là cấp trên của cấp Tòa án đã xét
xử sơ thẩm
Nói cách khác, hệ thống Tòa án phải được tổ chức sao cho không xảy ra trường hợp một Tòa án đồng thời xét xử sơ thẩm và phúc thẩm đối với cùng vụ việc
1.6.Thẩm quyền xét xử vụ án sơ thẩm, phúc thẩm
1.6.1.Thẩm quyền xét xử vụ án sơ thẩm
Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội theo quy định của luật
Trang 12Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về các tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực;vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, đương
sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài; vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực nhưng có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá, thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; vụ án mà bị cáo là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở huyê ‘n, quâ ‘n, thị xã, thành phố thuô ‘c tỉnh, thành phố thuô ‘c thành phố trực thuô ‘c trung ương, người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người
1.6.2 Thẩm quyền xét xử vụ án phúc thẩm
Thứ nhất,Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản
án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị Thứ hai,Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản
án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng cáo, kháng nghị
Thứ ba,Tòa án quân sự cấp quân khu có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án quân sự khu vực bị kháng cáo, kháng nghị Thứ tư,Tòa án quân sự trung ương có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản
án, quyết định của Tòa án quân sự cấp quân khu bị kháng cáo, kháng nghị
1.7 Ý nghĩa của nguyên tắc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm
Thứ nhất, đảm bảo cho việc xét xử của Tòa án được chính xác, đúng đắn Đây cũng là điều kiện để tòa án cấp trên giám sát hoạt động xét xử của tòa án
8
Trang 13cấp dưới, khắc phục sai lầm của tòa án cấp dưới bảo đảm cho quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức, của cá nhân
Thứ hai, là cơ sở pháp lý cho những người có thẩm quyền kháng nghị, kháng cáo quyết định sơ thẩm của Tòa án để xét xử lại ở cấp phúc thẩm, giúp giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có liên quan, để những người theo quy định được quyền kháng cáo kháng nghị
Thứ ba, nguyên tắc này nhằm nâng cao Bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân, thể hiện thái độ thận trọng của nhà nước nên cần phán quyết thận trọng, khách quan, chính xác, có căn cứ, đúng pháp luật để đưa ra phán xét quyết định cuối cùng
Trang 14CHƯƠNG II QUYỀN BÀO CHỮA CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO, QUYỀN BẢO VỆ LỢI ÍCH
HỢP PHÁP CỦA ĐƯƠNG SỰ ĐƯỢC BẢO ĐẢM
1.1.Khái quát về quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm quyền bào chữa
Khái niệm: quyền bào chữa có thể được hiểu là quyền của người bị buộc tội được đưa ra các lý lẽ, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình tố tụng Quyền này được quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác của Việt Nam
1.1.2 Quy định của Hiến Pháp và các văn bản pháp luật khác
Nguyên tắc này được quy định tại khoản 7 Điều 103 Hiển pháp năm 2013: “Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm” Mặc dù quy định đề cập trước tiên tới quyền bào chữa của bị can, bị cáo, nguyên tắc này có phạm vi áp dụng đối với Tòa án khi xét xử tất cả các loại vụ việc chứ không chỉ vụ việc hình sự
Ngoài quy định trong Hiến Pháp 2013 nguyên tắc này còn được quy định tại Điều 16 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 ghi nhận nguyên tắc này với nội dung sau: “Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa; nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo; giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại; đương sự thực hiện đầy
đủ quyền bào chữa; quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật này”
1.1.3 Nội dung của nguyên tắc
Thứ nhất, người dân có quyền được bảo vệ về mặt pháp lý trước Tòa án Mỗi vụ tranh chấp trước Tòa án đều có thể được coi là một cuộc chiến pháp lý
10
Trang 15giữa hai bên đối tụng Để chiến thắng trong cuộc chiến pháp lý này, các bên sử dụng lý lẽ dựa trên pháp luật thay vì dùng vũ lực Quyền được bảo vệ pháp lý chính là quyền được sử dụng pháp luật đưa ra lý lẽ để bảo vệ các quyền hợp pháp của mình Quyền được bảo vệ pháp lý còn bao gồm cả quyền được hiện diện trước Tòa án trong phiên xét xử, được trình bày quan điểm và được Tòa án lắng nghe, cân nhắc
Thứ hai, người dân có quyền được thuê luật sư hoặc người đại diện để thực hiện bảo vệ pháp lý cho mình Về lý thuyết, quyền bảo vệ pháp lý bao gồm quyền tự mình hoặc nhờ người khác đưa ra lý lẽ để bảo vệ mình Trong tố tụng hình sự, quyền được bảo vệ của bị can, bị cáo chính là quyền tự bào chữa hoặc
có luật sư bào chữa Các đương sự khác trong vụ án hình sự và các bên trong các
vụ án dân sự, kinh tế, lao động, hành chính có quyền tự mình hoặc có luật sư bảo
vệ pháp lý cho mình
Hiến pháp quy định quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm là vô cùng quan trọng Bởi lẽ, khi vướng vào tranh chấp pháp lý thì các bên thường không đủ sáng suốt hoặc chuyên môn pháp lý để tự bảo vệ cho mình
Do đó họ phải nhờ tới những người mà họ tin tưởng, thường là luật sư – người
có chuyên môn và chuyên nghiệp trong lĩnh vực pháp luật Với tư cách đại diện cho một bên tranh chấp, vai trò của luật sư trong hệ thống tư pháp cũng quan trọng như thẩm phán hay kiểm sát viên Luật sư yếu có nghĩa là lợi ích chính đáng của một bên có nguy cơ không được bảo vệ một cách công bằng và do đó công lý khó có thể được thi hành Vì vậy, nguyên tắc “bảo đảm quyền được bảo
vệ pháp lý của các bên” yêu cầu pháp luật phải quy định cho luật sư những quyền hạn đủ mạnh để đại diện và bảo vệ cho thân chủ của mình trước Tòa án