Trong các giả thuyết về nguồn gốc của ngôn ngữ, thuyết thần thụ ra đời sớm nhất và có thời gian tồn tại lâu nhất từ thời viễn cổ đến thế kỷ XVII.Thuở ấy, con người vì thiếu những hiểu bi
Trang 1BỘ CÂU HỎI DẪN LUẬN
2 Ngôn ngữ có những chức năng nào?
- Là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con người: Nhờ ngôn ngữ mà con người có thể hiểu nhau trong quá trình sinh hoạt và lao động, có thể diễn đạt và làm cho người khác hiểu được tư tưởng, tình cảm của mình
- Là phương tiện [diễn đạt] của tư duy
+ Chức năng thể hiện tư duy biểu hiện ở hai khía cạnh:
Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng
Ngôn ngữ trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành tư tưởng
3 Bản chất xã hội của ngôn ngữ có gì đặc biệt so với những hiện tượng
xã hội khác? Chứng minh ngôn ngữ là hiện tượng xã hội đặc biệt
- Không thuộc cấu trúc thượng tầng của riêng một xã hội nào
- Được sinh ra và bảo toàn qua mọi thời đại
- Ko mang tính giai cấp, được ứng xử bình đẳng đối với tất cả mọi người trong xh
Trang 24 Hãy chứng minh “Ngôn ngữ là một phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người”
- Ngay cả những bộ lạc lạc hậu nhất cũng dùng ngôn ngữ để giao tiếp NN giúp con người có thể hiểu nhau trong quá trình sinh hoạt và lao động, giúp tadiễn đạt và làm cho người khác hiểu được tư tưởng, tình cảm, trạng thái và nguyện vọng của mình Có hiểu biết lẫn nhau thì con người mới có thể cùng nhau phát triển xh
- Ngôn ngữ có tính vượt không gian, vượt thời gian
Theo thời gian, ngôn ngữ không hề mất đi mà chỉ càng ngày càng phát
triển Cùng với sự phát triển thêm 1 số lớp từ mới là sự bớt đi của những lớp từ cổ
VD: nếu như ngày xưa, vợ chồng sẽ gọi nhau là cậu – mợ hoặc anh – chị thì ngày nay người ta sẽ gọi là anh - em Những từ như “cậu”, “mợ” không vì thế
mà mất đi, nó vẫn tồn tại nhưng với tần suất sử dụng ít hơn
- Ngôn ngữ là một công cụ đấu tranh, sản xuất NN giúp người ta giành lấy tri thức cần thiết để đấu tranh sản xuất, cùng hợp tác sản xuất do đó thúc đ ẩysản xuất ngày càng phát triển
- Ngôn ngữ không có tính giai cấp, nhưng lại là công cụ đấu tranh giai cấp
5 Ngôn ngữ và tư duy là một thể thống nhất nhưng không đồng nhất Sự không đồng nhất ấy thể hiện ở những đixểm nào?
- NN là vật chất còn tư duy là tinh thần NN có các đơn vị từ, câu, hình
vị đều là âm thanh, có thuộc tính vật chất nhất định (độ cao, độ dài ) Tư
duy không có những đặc tính của vật chất
-Tư duy có tính nhân loại còn NN có tính dân tộc Quy luật tư duy là quy luậtchung, nhưng mỗi ngôn ngữ lại biểu hiện tư duy theo cách riêng của mình
6 Năm 1970 người ta phát hiện một đứa bé bị giam cầm trong một căn nhà từ lúc 18 tháng tuổi đến năm 14 tuổi Khi được đưa về xã hội, đứa
bé không biết nói và cũng không hiểu bất cứ ngôn ngữ nào Ví dụ trên cho thấy bản chất xã hội nào của ngôn ngữ?
Trang 3-NN không phải hiện tượng tự nhiên, mà là hiện tượng xã hội
-NN không tồn tại ngoài con người, ngoài XH loài người
-NN chỉ nảy sinh, tồn tại và phát triển trong XH loài người, phục vụ cho nhu cầu của con người
-NN ko phải hiện tượng sinh vật, cụ thể là không mang tính bẩm sinh, di truyền
7 Trình bày về chức năng làm phương tiện diễn đạt tư duy của NN
- NN là hiện thực trực tiếp của tư tưởng Không có từ nào, câu nào không biểu hiện khái niệm hay tư tưởng Ý nghĩ, tư tưởng nào cũng tồn tại dưới dạng NN NN là biểu hiện thực tế của tư tưởng
- NN trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành tư tưởng Mọi ý nghĩ, tư tưởng chỉ trở nên rõ ràng khi đc biểu hiện bằng ngôn ngữ Nhờ có NN mà con người có thể tư duy NN là phương tiện và lưu trữ kết quả của hoạt động
tư duy
8 Vì sao nói ngôn ngữ không đồng nhất với tiếng kêu động vật?
Dù tiếng kêu của loài vật có thể dùng để thông báo hoặc một số loài có thể bắt chước theo lời nói của con người, đó chỉ là kết quả của quá trình rèn luyện phản xạ không hoặc có điều kiện của chúng, chỉ là hiện tượng sinh vật Tiếng kêu của loài vật hoàn toàn mang tính bẩm sinh Ngôn ngữ là sản
phẩm của loài người do con người quy ước và gắn liền với tư duy, suy
đoán của con người nên không thể đồng nhất ngôn ngữ với tiếng kêu động vật
9 Năm 1920 người ta phát hiện hai đứa bé được chó sói nuôi dưỡng trong một khu rừng ở Ấn Độ Cả hai đều không biết tiếng người và có những tập tính của chó sói như gầm gừ, bò bằng 2 chân và 2 tay, cất tiếng sủa vào ban đêm Ví dụ trên cho thấy bản chất xã hội nào của ngôn ngữ?
như câu 6
Trang 410.Vì sao nói ngôn ngữ tồn tại và phát triển không tuân theo quy luật của tự nhiên?
Ngôn ngữ luôn luôn kế thừa cái cũ và phát triển cái mới, không bao giờ bị hủy diệt hoàn toàn Có thể nói đối với ngôn ngữ chỉ có sự lớn mạnh mà thôi Một số ngôn ngữ trở thành các ngôn ngữ chết hoặc là do ngôn ngữ ấy đã bị hủy diệt như trường hợp tiếng Tiên Li của Trung Quốc, hoặc là do ngôn ngữ
ấy đã được thay thế bằng những ngôn ngữ khác như trường hợp tiếng Latin
- Những đặc trưng chủng tộc như màu da, tỉ lệ thân thể, hình thức xương
sọ có tính chất di truyền Nhưng ngôn ngữ thì không như thế Nếu đứa trẻ
Việt Nam sống với người Nga thì nó sẽ nói tiếng Nga, nếu đứa trẻ người
Nga sống với người Việt Nam thì nó sẽ nói tiếng Việt Nam Trong thực tế, ranh giới chủng tộc và ranh giới ngôn ngữ cũng không trùng nhau Mộ t chủng tộc có thể nói nhiều thứ tiếng khác nhau, có khi nhiều chủng tộc lại nói cùng một thứ tiếng
12.Trình bày thuyết cảm thán về nguồn gốc ngôn ngữ.
Thuyết cảm thán (Pooh-Pooh theory) do Humbolt, Stendhal đưa ra vào thế kỷXVIII - XIX Thuyết cho rằng, ngôn ngữ của loài người bắt nguồn từ những
âm thanh bộc lộ trạng thái cảm xúc vui mừng, giận dữ, sung sướng, đau buồn như “ối, á, chao ôi, ối dào…” trong tiếng Việt Nhưng số lượng từ cảm thán trong toàn bộ từ vựng của các ngôn ngữ là rất ít Mặt khác, chức năng của ngôn ngữ không phải chỉ giới hạn trong phạm vi bộc lộ cảm xúc
13.Trình bày thuyết tượng thanh về nguồn gốc ngôn ngữ.
Trang 5Thuyết tượng thanh được Démocrite, Platon đề xướng từ thời cổ đại và được
cụ thể hoá vào thế kỷ XVII - XIX cho đến nay Thuyết cho rằng, ngôn ngữ của loài người là sự bắt chước những âm thanh của thế giới xung quanh con người Nghĩa là, con người dùng cơ quan phát âm của mình để thể hiện âm thanh của thế giới xung quanh
Tuy nhiên, số lượng từ tượng thanh trong toàn bộ từ vựng của các ngôn ngữ
là rất ít Chúng không đóng vai trò quan trọng trong việc biểu hiện nội dung nhận thức, tư tưởng tình cảm của con người trong việc tạo lập lời nói Mặt khác, con người muốn bắt chước âm thanh có sẵn trong tự nhiên, thì cần phải
có cơ quan phát âm và tư duy hoàn thiện Thuyết tượng thanh đã không lý giải được cái gì làm nên sự hoàn thiện đó
14.Trình bày thuyết thần thụ về nguồn gốc ngôn ngữ.
Trong các giả thuyết về nguồn gốc của ngôn ngữ, thuyết thần thụ ra đời sớm nhất và có thời gian tồn tại lâu nhất (từ thời viễn cổ đến thế kỷ XVII).Thuở ấy, con người vì thiếu những hiểu biết về văn hoá, khoa học, nên cho rằng sự tồn tại và phát triển của vạn vật trên thế giới (trong đó có ngôn ngữ) đều là sự sắp xếp của Thượng Đế hoặc thần thánh
- Thần thoại Ai Cập cho rằng, ngôn ngữ do thần Thoth tạo ra Người Babylonxưa cho rằng, thần Nabu đã tạo ra ngôn ngữ
- Theo Ấn Độ cổ đại, nữ thần Sarasvati đã sáng tạo ra ngôn ngữ Những câu chuyện thần thoại tương tự như thế về nguồn gốc của ngôn ngữ không bao giờ trở thành luận điểm khoa học, nhưng phần nào đã cho thấy tâm quan trọng của ngôn ngữ đối với con người
Trang 615.Vì sao nói ngôn ngữ không phải là hiện tượng cá nhân.
-NN phát triển không phụ thuộc vào ý chí, nguyện vọng của cá nhân NN
là sản phẩm của cả 1 tập thể, cộng đồng, nó tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xh loài người.
16.Trình bày thuyết tiếng kêu trong lao động về nguồn gốc ngôn ngữ.
Thuyết tiếng kêu trong lao động do Nuare đưa ra vào thế kỷ XIX Thuyết tiếng kêu trong lao động cho rằng, ngôn ngữ của loài người bắt nguồn từ những tiếng kêu của con người trong lao động tập thể Song, số lượng từ được hình thành từ những tiếng kêu trong lao động chỉ chiếm số lượng rất nhỏ trong toàn bộ từ vựng các ngôn ngữ
Tiếng kêu trong lao động không thể là nguồn gốc chân chính cho sự nảy sinh một hệ thống tín hiệu phức tạp trong ngôn ngữ loài người
17.Quy luật phát triển của ngôn ngữ có những tính chất đặc biệt nào?
Quy luật chung: Thay thế các ngôn ngữ bộ lạc và biến thể của nó bằng ngôn ngữ dân tộc và các biến thể của ngôn ngữ dân tộc, thay thế ngôn ngữ dân tộc và các biến thể của ngôn ngữ dân tộc bằng ngôn ngữ văn hóa thống nhất
-Ngôn ngữ phát triển từ từ, liên tục, ko đột biến nhảy vọt Sự phát triển của ngôn ngữ ko theo con đường phát triển ngôn ngữ hiện có và tạo ra ngôn ngữ mới, mà theo con đường phát triển và cải tiến những yếu tố căn bản của ngônngữ hiện có
-Ngôn ngữ phát triển ko đồng đều giữa các mặt
+Từ vựng trực tiếp phản ánh đời sống xh nên biến đổi nhiều và nhanh nhất
Nó dễ chuyển biến nhất, nên ở trong tình trạng gần như biến đổi liên miên
Trang 7+Mặt ngữ âm biến đổi chậm và không đều bởi vì ngữ âm biến đổi ảnh hưởng trực tiếp đến việc giao tiếp bằng NN Thường là chỗ này xảy ra biến đổi nhưng chỗ khác vẫn giữ nguyên, tạo nên khác biệt về ngữ âm địa phương VD: Tiếng Việt toàn dân là “gạo” thì ở một số địa phương là “cấu”
+Hệ thống ngữ pháp cùng từ vựng cơ bản là cơ sở của NN, nên nó biến đổi chậm nhất Những quy luật của nó cũng được biến đổi, tu bổ thêm, thậm chí còn bổ sung thêm các quy luật mới
18.Thuyết nhân tạo về nguồn gốc của ngôn ngữ là gì?
Thuyết nhân tạo cho rằng ngôn ngữ do chính con người tạo ra, với nhiều cách giải thích khác nhau 5 cách giải thích khác nhau:
Thuyết tượng thanh
Thuyết cảm thán
Thuyết tiếng kêu trong lao động
Thuyết khế ước xã hội
Thuyết ngôn ngữ cử chỉ
19.Trình bày thuyết ngôn ngữ cử chỉ về nguồn gốc ngôn ngữ.
Thuyết ngôn ngữ cử chỉ do Wilhelm Wundt khởi xưởng vào đầu thế kỷ XX,
và được Marr kế tục
Thuyết ngôn ngữ cử chỉ cho rằng, con người ban đầu chưa có ngôn ngữ thànhtiếng, để giao tiếp với nhau người ta dùng các tư thế của thân thể và tay.Nhưng thời gian tồn tại của ngôn ngữ cử chỉ ít hơn rất nhiều so với thời gian tồn tại của ngôn ngữ âm thanh
Ngôn ngữ cử chỉ có sự giao tiếp rất hạn chế Hơn nữa, chẳng có cơ sở nào để khẳng định rằng ngôn ngữ cử chỉ là nguồn gốc của ngôn ngữ âm thanh
Trang 820.Trình bày thuyết khế ước xã hội về nguồn gốc ngôn ngữ.
Thuyết khế ước xã hội do Grotxri chủ trương vào thế kỷ XVII, được Rousseau kế tục vào thế kỷ XVIII
Thuyết khế ước xã hội cho rằng, ngôn ngữ của loài người là do con người thảo luận, bàn bạc với nhau mà tạo ra
Tuy nhiên, con người phải có ngôn ngữ mới có thể thảo luận, bàn bạc
21.Hãy giải thích vì sao trong 3 bình diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp,
từ vựng biến đổi nhanh chóng và rõ rệt, tiếp đến là ngữ âm còn ngữ pháp biến đổi chậm nhất.
Mặt ngữ âm biến đổi chậm vì nếu biển đối nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giao tiếp bằng ngôn ngữ âm thanh VD: toàn dân là “gạo” thì ở một số địa phương là “cấu”
Mặt từ vựng biến đổi nhanh hơn vì nó trực tiếp phản ánh đời sống xã hội.Mặt ngữ pháp biến đổi chậm hơn vì nó có tính khái quát cao và có tính ổn định khá chặt chẽ
22.Nội dung chính sách ngôn ngữ của Đảng và Nhà nước VN có những chủ trương nào?
- Tôn trọng tiếng mẹ đẻ của các dân tộc, bảo đảm sự phát triển tự do và bình đẳng của tất cả ngôn ngữ dân tộc Việc này thể hiện chủ trương “bình đẳng dân tộc, dưới đủ mọi hình thức (ngôn ngữ, trường học )” Nhờ có chính sáchđúng đắn mà các dân tộc ít người VN ko ngừng phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa trong mấy chục năm qua, cùng kề vai sát cánh dân tộc Kinh xây dựng bảo vệ Tổ quốc
- Khuyến khích và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số học tiếng Việt và dùng tiếng Việt làm ngôn ngữ giao tiếp giữa các dân tộc VN
Trang 9- Dân chủ hóa, quần chúng hóa tiếng Việt.
23.Vì sao thuyết tượng thanh và thuyết cảm thán không phải là nguồn gốc chân chính của ngôn ngữ?
Ngôn ngữ ra đời không phải do ý muốn bắt chước âm thanh của tự nhiên hay nhu cầu biểu hiện cảm xúc của người nguyên thủy :
+ Bắt chước âm thanh không thể coi là điều kiện nảy sinh ra ngôn ngữ, bởi vì bản thân sự bắt chước âm thanh không nói lên sự bắt chước như vậy là
để làm gì
+ Nhu cầu biểu hiện tình cảm cũng không phải điều kiện nảy sinh ra ngôn ngữ Động vật và trẻ sơ sinh cũng biết biểu hiện tình cảm nhưng chúng không có ngôn ngữ Nếu chỉ đơn thuần vì biểu hiện tình cảm thì loài người không thể tạo ra ngôn ngữ được bởi vì họ sớm đã có công cụ để biểu hiện tình cảm rồi
24.Vì sao thuyết tiếng kêu trong lao động, thuyết khế ước xã hội và thuyết ngôn ngữ cử chỉ không phải là nguồn gốc chân chính của ngôn ngữ?
Ngôn ngữ ra đời không phải do sự cần thiết phát ra tiếng kêu trong lao động,
do khế ước xã hội hay nhu cầu giao tiếp của đạo sĩ với vật tổ:
+Thuyết tiếng kêu trong lao động dường như cũng nói đến nhu cầu phối hợp lẫn nhau trong lao động tập thể nhưng không nói rõ được điều kiện nảy sinh của ngôn ngữ bởi vì như vậy thì những động vật phát ra tiếng thở và
có đời sống tập thể cũng có thể tạo ra ngôn ngữ
+Thuyết khế ước xã hội lại còn phi lí hơn bởi vì muốn có khế ước xã hội để tạo ra ngôn ngữ thì phải có ngôn ngữ đã Người nguyên thủy chưa có ngôn ngữ không thể nào bàn bạc với nhau về phương án tạo ra ngôn ngữ được
+Thuyết ngôn ngữ cử chỉ cũng không phải vì không có thần thánh, dù cho bởi vì mê tín thì nhu cầu đó cũng không thể thúc đẩy ngôn ngữ ra đời vì
Trang 10không phải ai cũng là đạo sĩ, mà ngôn ngữ thì mọi người đều dùng Những tàiliệu thu được từ Kim tự tháp Ai Cập chứng minh phù chú của đạo sĩ nói chung là một loại biến hình của ngôn ngữ toàn dân.
25.Toàn bộ quá trình phát triển của ngôn ngữ trải qua mấy bước? Kể
ra Trải qua 5 bước:
- Một là, ngôn ngữ bộ lạc và các biến thể của nó Đó là những ngôn ngữ đầu tiên của loài người Mỗi bộ lạc có 1 ngôn ngữ chung 1 bộ lạc phân chia thành các bộ lạc họ hàng với nhau => những biến thể về mặt cội nguồn của cùng 1 ngôn ngữ bộ lạc
- Hai là, ngôn ngữ khu vực Ngôn ngữ khu vực là bước quá độ trên quá trình phát triển ngôn ngữ dân tộc Sự xuất hiện và phát triển của các dân tộc gắn liền với sự tăng cường các mối liên hệ kinh tế, chính trị và nhà nước giữa các thị tộc bộ lạc cùng sống trong 1 khu vực Nhu cầu đó đã thúc đẩy ngôn ngữ khu vực ra đời, một phương tiện giao tiếp chung của tất cả mọi người trong một vùng Chúng có thể gần nhau như các tiếng địa phương ở Nga, có thể xa nhau như các tiếng địa phương Trung Quốc
- Ba là, ngôn ngữ dân tộc và các biến thể của nó Sự phát triển của dân tộc và nhà nước đẩy mạnh sự thống nhất bên trong về kinh tế và chính trị của xã hội, từ đó đòi hỏi ngôn ngữ chung cho toàn xã hội: ngôn ngữ dân tộc ra đời, phương tiện giao tiếp chung của toàn dân tộc, bất kể sự khác nhau về lãnh thổhay xã hội của họ Có 3 con đường hình thành:
+từ chất liệu vốn có, như tiếng Pháp
+do sự pha trộn nhiều dân tộc, như tiếng Anh
+do sự tập trung của các tiếng địa phương, như tiếng Nga
-Bốn là, ngôn ngữ văn hóa và các biến thể của nó Trước khi dân tộc phát triển, từng địa phương vẫn nói ngôn ngữ riêng, toàn quốc gia cần có phương tiện giao tiếp chung, phục vụ trước hết cho nhà thờ, tôn giáo, cho việc viết sách và công việc hành chính Nhu cầu ấy đề ra ngôn ngữ văn hóa Người ta
Trang 11thường dùng từ ngữ hay tiếng nước ngoài làm ngôn ngữ văn hóa Ví dụ như tiếng Latin ở châu Âu , tiếng Hán ở Việt Nam Khi dân tộc phát triển, ngôn ngữ văn hóa dân tộc mới hình thành, dựa trên ngôn ngữ nói NNVH là biểu hiện tập trung nhất của tính thống nhất của ngôn ngữ dân tộc, đó là thứ ngôn ngữ thống nhất và chuẩn mực của dân tộc.
-Năm là, ngôn ngữ cộng đồng tương lai:
+ Một số người cho rằng trong tương lai các ngôn ngữ sẽ thâm nhập lẫnnhau, hòa vào nhau, tạo thành ngôn ngữ chung thống nhất Hiện nay mầm mống của ngôn ngữ cộng đồng tương lai cũng xuất hiện ở các hệ thống thuật ngữ có tính chất quốc tế
+ Một số người dự đoán sự phát triển của ngôn ngữ sẽ đi theo hướng tạo ra các ngôn ngữ giao tiếp chung giữa các dân tộc, nó không phải ngôn ngữ mới, mà có sẵn Vd: tiếng Việt giữa các dân tộc Việt Nam, tiếng Đức giữa các dân tộc vùng biển Ban Tích
26.Chính sách ngôn ngữ là gì? Nó tập trung giải quyết những lĩnh vực nào?
- Chính sách ngôn ngữ là thể hiện ý chí chủ quan của con người đối với sự phát triển của ngôn ngữ Bản thân chính sách ngôn ngữ chỉ phát huy tác dụngtrong chừng mực phù hợp với quy luật phát triển khách quan Muốn đề ra chính sách ngôn ngữ đúng đắn phải nắm vững quy luật phát triển của xh nói chung và của ngôn ngữ nói riêng
- Chính sách ngôn ngữ là lý luận và thực tiễn tác động một cách có ý thức vào quá trình phát triển ngôn ngữ Nó là một bộ phận của chính sách dân tộc của một quốc gia, một giai cấp, một đảng nào đó
- Chính sách ngôn ngữ tác động trước hết đến mặt chức năng của ngôn ngữ,
và qua đó, trong chừng mực nào đó, tác động đến mặt kết cấu của ngôn ngữ
27.Thế nào là hệ thống? Ngôn ngữ có phải là hệ thống không? Tại sao?
Trang 12Hệ thống là một thể thống nhất bao gồm các yếu tố có quan hệ và liên hệ lẫn nhau Mỗi đối tượng trọn vẹn là một hệ thống, chẳng hạn: một cái cây, một con vật… Hệ thống cần phải có hai điều kiện:
+tập hợp các yếu tố Nếu chỉ có 1 yt thì không thành HT
+những mối quan hệ và liên hệ lẫn nhau giữa các yếu tố đó( Các
yt trong th phải có QH qua lại với nhau và quy định lẫn nhau )
Ngôn ngữ là hệ thống bởi vì nó cũng bao gồm các yếu tố và các quan hệ giữa các yếu tố đó Các yếu tố trong hệ thống ngôn ngữ chính là các đơn vị (âm vị,hình vị, từ, câu) của ngôn ngữ Các quan hệ chủ yếu giữa các yếu tố đó là quan hệ tuyến tính và quan hệ liên tưởng
28.Giải thích ngắn gọn mối quan hệ giữa 3 bộ phận cấu thành NN
3 BPCT ngôn ngữ là từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp Từ vựng thuộc vào ngoại biên về nghĩa vì nó trực tiếp gọi tên các sự vật, hiện tượng của thực tế; còn ngữ âm thuộc vào ngoại biên về chất liệu vì nó trực tiếp được lĩnh hội bởi giác quan con người So với chúng thì ngữ pháp luôn luôn là gián tiếp, không có tính chất cụ thể Nó chỉ liên hệ với thực tế thông qua từ vựng, chỉ lĩnh hội được thông qua ngữ âm Vì vậy, ngữ pháp chiếm vị trí trung tâm trong kết cấu ngôn ngữ
29.Hệ thống ngôn ngữ có các đơn vị nào? Các đơn vị của ngôn ngữ phân biệt nhau nhờ vào cái gì?
Các đơn vị của ngôn ngữ phân biệt nhau về chức năng, vị trí trong hệ thống
và cấu tạo nội bộ của chúng Chúng có quan hệ tôn ti, theo thứ tự từ cao đến thấp, ta có các đơn vị:
Câu: chuỗi kết hợp của một hay nhiều từ, mang chức năng thông báo
Từ: chuỗi kết hợp của một hoặc một vài hình vị mang chức năng gọitên và chức năng ngữ nghĩa VD: các từ tủ, ghế, đi, cười…
Trang 13 Hình vị: một hoặc chuỗi kết hợp một vài âm vị, biểu thị một khái niệm Nó là đơn vị nhỏ nhất có ý nghĩa.VD: kết hợp quốc gia trong tiếng Việt gồm hai hình vị quốc là nước gia, là nhà.
Âm vị: đơn vị ngữ âm nhỏ nhất mà người ta phân ra được trong chuỗi lời nói VD: các âm [b], [v], [t]… hoàn toàn không thể chia nhỏ hơn nữa
30.Thế nào là quan hệ kết hợp và quan hệ đối vị? Giữa chúng có gì giống và khác nhau?
-Quan hệ kết hợp (quan hệ tuyến tính hay quan hệ ngang):
+ Âm thanh diễn ra xuất hiện theo trật tự thời gian trước sau
+ Khi nói hoặc viết, các yếu tố ngôn ngữ diễn ra lần lượt, cái này nối tiếp cái kia tạo thành chuỗi
+ QHN có giữa các yếu tố trong dòng âm thanh và giữa các đơn vị cùng loại( từ với từ, hình vị với hình vị, âm vị với âm vị…), có thể phân biệt được các yếu tố với nhau
+ Ví dụ: hình vị “đất” và hình vị “nước” tạo thành từ “đất nước”, thì hai hình vị đó có quan hệ tuyến tính với nhau
-Quan hệ đối vị (quan hệ liên tưởng hay quan hệ dọc): Quan hệ liên tưởng là quan hệ giữa các yếu tố cùng nhóm chức năng – ngữ nghĩa có thể thay thế được cho nhau trong một vị trí của chuỗi lời nói Nghĩa là cùng một chỗ tronglời nói có thể thay thế bằng một loạt các yếu tố đồng loại.Những yếu tố đồng loại đó nằm trong mối quan hệ liên tưởng VD: Trong câu : Chú bộ đội rất dũng cảm Thì thành phần chủ ngữ “ chú bộ đội “ có thể được thay thế bằng “
cô bộ đội” , “cha ông ta” , “ vị cảnh sát”, thì những từ có thể thay thế được như vậy là vì nó có quan hệ liên tưởng với nhau
-> Quan hệ tuyến tính là quan hệ giữa các yếu tố hiện hữu trong chuỗi lời nói còn quan hệ dọc là quan hệ với các yếu tố không hiện hữu mà chỉ tồn tại nhờ
sự liên tưởng của con người
Trang 1431.Hãy xác định quan hệ ngôn ngữ trong các trường hợp sau:
1 Quan hệ giữa âm vị /c/ và hình vị /chợ/
Âm vị /c/ là một âm vị nằm trong chuỗi kết hợp các âm vị tạo nên hình vị /chợ/ Âm vị /c/ có quan hệ tôn ti với hình vị /chợ/
2 Quan hệ giữa các từ “mẹ”, “nấu” và “cơm” trong câu “Mẹ nấu cơm”.
Các từ “mẹ”, “nấu”, “cơm” có quan hệ tuyến tính/kết hợp(quan hệ ngang) vớinhau, kết hợp lại tạo nên câu “Mẹ nấu cơm”
3 Quan hệ giữa từ “slowly” trong câu “She always walks slowly” và từ
“quickly” không xuất hiện trong câu đó.
- từ “quickly” có quan hệ đối vị (quan hệ dọc) với từ “slowly” trong câu “Shealways walks slowly”, tức là ở vị trí từ “slowly” trong câu đó có thể thay bằng từ “quickly”
4 Quan hệ giữa các âm vị /k/, / / và /m/ ʌ trong từ “come”
Các âm vị /k/, / / và /m/ʌ có quan hệ tuyến tính (quan hệ ngang), kết hợp với
nhau tạo nên hình vị come.
32.Hãy xác định quan hệ ngôn ngữ trong các trường hợp sau:
1 Quan hệ giữa hình vị “trường” và từ “trường học”.
Hình vị “trường” có quan hệ tôn ti với từ “trường học”
2 Quan hệ giữa các hình vị “hợp”, “tác” và “xã” trong từ “Hợp tác xã”.
Các hình vị “hợp”, “tác”, “xã” có quan hệ tuyến tính (quan hệ ngang), kết hợp lại với nhau tạo thành từ “hợp tác xã”
Trang 153 Quan hệ giữa từ “xe đạp” trong câu “Nó đi học bằng xe đạp” và các từ
“xe máy” “xe buýt” không xuất hiện trong câu đó.
- các từ “xe máy”, “xe buýt” có quan hệ đối vị (quan hệ liên tưởng hay quan
hệ dọc) với từ “xe đạp” trong câu “Nó đi học bằng xe đạp”, tức là ở vị trí từ
“xe đạp” trong câu đó có thể thay bằng “xe máy”, “xe buýt”
4 Quan hệ giữa từ “come” và câu “Come quickly”
Từ “come” có quan hệ tôn ti với câu “Come quickly”
33.Vận dụng bản chất võ đoán của tín hiệu ngôn ngữ để lí giải trường hợp đồng sở chỉ của các từ khác nhau sau đây: đen, mực, thâm, ô, huyền, mun, than.
- Tính võ đoán của tín hiệu ngôn ngữ: Mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện là có tính võ đoán, tức là giữa hình thức ngữ âm và khái niệm không có mối tương quan bên trong nào Các khái niệm là do sự quy ước, do thói quen của tập thể quy định
-Trường hợp đồng sở chỉ của các từ “đen”, “mực”, “thâm”, “ô”, “huyền”,
“mun”, “than” thể hiện ở việc các từ trên đều có nghĩa chỉ màu đen (nhưng tùy trường hợp có thể khác nhau về sắc thái, cấp độ màu sắc)
Ví dụ: +áo đen chỉ cái áo màu đen
+chó mực chỉ con chó màu đen
+môi thâm chỉ môi bị ngả về màu sẫm đen
+ngựa ô chỉ con ngựa màu đen
+đôi mắt huyền chỉ đôi mắt có màu đen như hạt huyền
+mèo mun chỉ con mèo màu đen
+mặt than chỉ gương mặt đen đúa, tối sầm
Trang 16Ta thấy tính võ đoán của các từ trên thể hiện ở việc chúng đều đại khái chỉ màu đen trong thực tế, nhưng hình thức ngữ âm rất khác nhau và không có mối tương quan bên trong nào với màu đen.
34.Xác lập quan hệ đối vị của các từ “mẹ”, “đang”, “làm”, “cơm” trong câu “Mẹ đang làm cơm” Yêu cầu: mỗi từ nêu ra ít nhất 4 từ có quan hệ đối vị.
- từ “mẹ” có quan hệ đối vị với các từ “ông ngoại”, “người đầu bếp”, “cô”,
“họ”
- từ “đang” có quan hệ đối vị với các từ “sẽ”, “chưa”, “sắp”, “đã”
- từ “làm” có quan hệ đối vị với các từ “nấu”, “ăn”, “dọn”, “mua”
- từ “cơm” có quan hệ đối vị với các từ “bánh”, “đồ ngọt”, “món tráng miệng”, “đồ chua”
35.Xác lập quan hệ đối vị của các từ “tôi”, “đã”, “tặng”, “xe đạp” trong câu “Tôi đã tặng anh ấy chiếc xe đạp” Yêu cầu: mỗi từ nêu ra ít nhất 4 từ
có quan hệ đối vị.
- từ “tôi” có quan hệ đối vị với các từ “bạn”, “anh nhân viên”, “họ”, “ông lão”
- từ “đã” có quan hệ đối vị với các từ “sẽ”, “chưa”, “sắp”, “định”
- từ “tặng” có quan hệ đối vị với các từ “đưa”, “gửi”, “trả”, “mượn”
- từ “xe đạp” có quan hệ đối vị với các từ “bánh”, “kẹo”, “xe máy”, “xe hơi”
36.Trình bày các bản chất của tín hiệu ngôn ngữ.
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu, khác với những hệ thống vật chất khác không phải tín hiệu, thể hiện ở chỗ:
+Hệ thống tín hiệu cũng là hệ thống vật chất nhưng các yếu tố của nó có giá trị đối với hệ thống không phải do những thuộc tính vật thể tự nhiên của