1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần ieb group hà nội

52 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Cổ Phần IEB Group, Hà Nội
Tác giả Quách Thị Hồng Tuyết
Người hướng dẫn ThS. Ngô Thị Thủy
Trường học Trường Đại Học Lâm Nghiệp
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 1,6 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH (10)
    • 1.1. Một số khái niệm cơ bản (10)
    • 1.2. Bản chất và ý nghĩa của phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của (11)
    • 1.3. Nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp (12)
      • 1.3.1. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp (12)
      • 1.3.2. Hiệu quả kinh doanh bộ phận (13)
    • 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của (15)
      • 1.4.1. Nhóm yếu tố thuộc về doanh nghiệp (15)
      • 1.4.2. Nhóm yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài (17)
    • CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN IEB (19)
      • 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần IEB Group (19)
        • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty (19)
        • 2.1.2. Lĩnh vực và ngành nghề hoạt động của công ty (21)
      • 2.2. Đặc điểm cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần IEB Group (23)
        • 2.2.1. Bộ máy tổ chức của Công ty (23)
        • 2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận (23)
      • 2.3. Đặc điểm các nguồn lực trong sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần (26)
        • 2.3.1. Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty (26)
        • 2.3.2. Đặc điểm về nguồn vốn sản xuất của Công ty (27)
        • 2.3.3. Đặc điểm về nguồn nhân lực của Công ty (29)
      • 2.4. Đánh giá chung về đặc điểm cơ bản của Công ty (30)
        • 2.4.1. Thuận lợi (30)
        • 2.4.2. Khó khăn (31)
    • CHƯƠNG 3 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN IEB GROUP – HÀ NỘI (32)
      • 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần IEB Group (32)
        • 3.1.2 Phân tích doanh thu (34)
        • 3.1.3 Phân tích chi phí (35)
        • 3.1.4 Phân tích lợi nhuận (36)
      • 3.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty (37)
        • 3.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp (37)
        • 3.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả bộ phận (40)
      • 3.4. Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty (47)
        • 3.4.1. Những mặt đạt được (47)
      • 3.5. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần IEB group (49)
        • 3.5.1. Mục tiêu của công ty trong thời gian tới (49)
        • 3.5.2. Giải pháp (50)

Nội dung

Các thông tin kế toán về hạch toán doanh thu và chi phí giúp các nhà quản trị có một cái nhìn chính xác về tình hình hoạt động của doanh nghiệp từ đó đưa ra các quyết định quản lý phù hợ

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

Một số khái niệm cơ bản

a) Khái niệm sản xuất kinh doanh

Sản xuất là hoạt động của con người để tạo ra những sản phẩm hữu ích (sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ) nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội – tiêu dùng cho sản xuất, cho đời sống, cho tích luỹ và cho xuất khẩu

Các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thoả mãn nhu cầu của các đối tượng tiêu dùng không tự làm được hoặc không đủ điều kiện để tự làm được những sản phẩm vật chất và dịch vụ mà mình có nhu cầu Những hoạt động này sáng tạo ra sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ để bán cho người tiêu dùng nhằm thu được lợi nhuận kinh doanh

Sản xuất kinh doanh là quá trình sử dụng lao động, đất đai, vốn, nguyên

- nhiên vật liệu, khoa học kĩ thuật và các nguồn lực khác để tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội và thu về lợi nhuận b) Khái niệm hiệu quả và hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả là khả năng tạo ra kết quả mong muốn hoặc khả năng sản xuất ra sản lượng mong muốn Khi cái gì đó được coi là có hiệu quả, nó có nghĩa là nó có một kết quả mong muốn hoặc mong đợi, hoặc tạo ra một ấn tượng sâu sắc, sinh động

- Khái niệm hiệu quả kinh doanh:

Hiệu quả kinh doanh (HQKD) là một đại lượng so sánh: So sánh giữa đầu vào và đầu ra, so sánh giữa chi phí kinh doanh bỏ ra và kết quả kinh doanh thu được Nâng cao HQKD được hiểu là làm cho các chỉ tiêu đo lường HQKD của DN tăng lên thường xuyên và mức độ đạt được các mục tiêu định tính theo hướng tích cực c) Khái niệm doanh nghiệp

Bản chất và ý nghĩa của phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của

ra lợi nhuận thông qua việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng Doanh nghiệp có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau và có thể có quy mô từ nhỏ đến lớn Mục tiêu chính của một doanh nghiệp thường là tối ưu hóa lợi nhuận và tạo ra giá trị cho cộng đồng d) Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:

- Hiệu quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp có thể được hiểu như là khả năng của DN để đạt được mục tiêu kinh doanh của mình một cách hiệu quả nhất, thông qua việc tối ưu hóa sự sử dụng tài nguyên và quản lý các hoạt động kinh doanh một cách thông minh

1.2 Bản chất và ý nghĩa của phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Bất kỳ một hoạt động của mọi tổ chức đều nhằm mục đích đạt được hiệu quả cao nhất trên mọi phương diện kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chủ yếu xét trên phương diện kinh tế có quan hệ với hiệu quả xã hội và môi trường

Thực chất, hiệu quả sản xuất kinh doanh là sự so sánh giữa các kết quả đầu ra với các yếu tố đầu vào của một tổ chức kinh tế được xét trong một kỳ nhất định, tùy theo yêu cầu của các nhà quản trị kinh doanh Các chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh là cơ sở khoa học để đánh giá trình độ của các nhà quản lý, căn cứ đưa ra quyết định trong tương lai Tuy nhiên độ chính xác của thông tin từ các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh lại phụ thuộc vào nguồn số liệu, thời gian và không gian phân tích

- Ý nghĩa: Đối với nền kinh tế quốc dân: hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế quan trọng, phản ánh yêu cầu quy luật tiết kiệm thời gian phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực, trình độ sản xuất và mức độ hoàn thiện của quan hệ sản xuất trong cơ chế thị trường Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ngày càng cao, quan hệ sản xuất càng hoàn thiện, càng nâng cao hiệu quả Tóm lại hiệu quả sản xuất kinh doanh đem lại cho quốc gia sự phân bố, sử dụng các nguồn lực ngày càng hợp lý và đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp Đối với bản thân doanh nghiệp: Hiệu quả kinh doanh xét về mặt tuyệt đối chính là lợi nhuận thu được Nó là cơ sở để tái sản xuất mở rộng, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên ối với mỗi doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và sự phát triển của doanh nghiệp Ngoài ra nó còn giúp doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường, đầu tư, mở rộng, cải tạo, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh Đối với người lao động: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là động lực thúc đẩy kích thích người lao động hăng say sản xuất, luôn quan tâm đến kết quả lao động của mình Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng nghĩa với việc nâng cao đời sống lao động thúc đẩy tăng năng suất lao động và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

1.3.1 Hiệu quả kinh doanh tổng hợp

Hiệu quả tổng hợp thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và tổng chi phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất hay kinh doanh Việc tính toán hiệu quả tổng hợp cho thấy hiệu quả hoạt động chung của doanh nghiệp hay nền kinh tế quốc dân

* Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp Để đánh giá hiệu quả kinh doanh sử dụng từng yếu tố tham gia vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp thì có thể sử dụng hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá

- Chỉ tiêu tỷ suất doanh thu trên một đồng vốn kinh doanh

Doanh thu trên một đồng vốn kinh doanh = Doanh thu

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh bỏ ra sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu về

- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận

Doanh thu Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận

- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên một đồng chi phí sản xuất kinh doanh

Lợi nhuận trên một đồng chi phí SXKD = Lợi nhuận

Chi phí sản xuất Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí sẽ tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận

- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh = Lợi nhuận

Vốn kinh doanh Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp Một đồng vốn kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, do đó nó có tác động khuyến khích việc quản lý chặt chẽ vốn, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả vốn trong các khâu của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp Chỉ tiêu này còn cho biết một đồng vốn kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận

1.3.2 Hiệu quả kinh doanh bộ phận

- Hiệu quả sử dụng vốn: Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp được thể hiện qua hiệu suất sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng vốn lưu động và vốn cố định của doanh nghiệp

* Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả bộ phận

- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động

Mức năng suất lao động bình quân = Giá trị sản xuất

Chỉ tiêu này cho biết một lao động sẽ tạo ra bao nhiêu giá trị kinh doanh cho doanh nghiệp

Mức doanh thu bình quân mỗi lao động = Doanh thu

Tổng số lao động Chỉ tiêu này cho biết mỗi lao động sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu của mỗi doanh nghiệp

Mức lợi nhuận bình quân mỗi lao động = Lợi nhuận

Tổng số lao động Chỉ tiêu này cho biết mỗi lao động sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp

- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định

Sức sản xuất của vốn cố định = Tổng doanh thu trong kỳ

Vốn cố định bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu

Sức sinh lời của vốn cố định = Lợi nhuận trong kỳ

Vốn cố định bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận

- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Sức sản xuất của vốn lưu động = Tổng doanh thu trong kỳ

Vốn lưu động bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu

Sức sinh lời của vốn lưu động = Lợi nhuận trong kỳ

Vốn lưu động bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động định tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận

Hệ số đảm nhận vốn cố định = Vốn cố định bình quân

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Kì luân chuyển vốn lưu động = 360

Vòng quay vốn lưu động

Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần

Vốn lưu động bình quân

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của

1.4.1 Nhóm yếu tố thuộc về doanh nghiệp a) Quy mô, ngành nghề kinh doanh: Doanh nghiệp có quy mô lớn là doanh nghiệp mà có lực lượng sản xuất đạt trình độ kỹ thuật cao, quy mô lớn

Có khả năng tham gia cạnh tranh kỹ thuật cao và mới trên thế giới Có các tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức đội ngũ cán bộ kỹ thuật hùng hậu Đa dạng hoá nghiệp vụ kinh doanh, sản xuất nhiều loại sản phẩm, kinh doanh rộng rãi nhiều ngành nghề, hình thành thay đổi trên thị trường và nước ngoài

Doanh nghiệp có quy mô nhỏ là doanh nghiệp có phạm vi quy mô nhỏ hẹp, lực lượng sản xuất ít, công cụ sản xuất chưa hiện đại, còn mang tính truyền thống, phạm vi hoạt động chưa phát tán rộng, chỉ sản xuất một loại sản phẩm đặc trưng, chưa có các tổ chức nghiên cứu sâu rộng trên thị trường Đặc biệt do đặc trưng của ngành nghề sản xuất kinh doanh là ngành xây dựng nên quy mô của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh Ngành xây dựng có một đặc thù riêng đó là cần có nguồn vốn lớn Vì thế với các doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có lợi thế về vốn, nhà xưởng, kho, bãi và có nhiều cơ hội sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn doanh nghiệp có quy mô nhỏ

Tuy nhiên, với các doanh nghiệp quy mô nhỏ thì nhà quản trị dễ dàng trong việc quản lý nguồn vốn, nguồn nhân lực Nếu một doanh nghiệp có quy mô lớn mà công tác quản trị không tốt thì hoạt động sản xuất kinh doanh chưa chắc hiệu quả bằng một doanh nghiệp có quy mô nhỏ b) Bộ máy và trình độ đội ngũ doanh nghiệp: Các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường, bộ máy quản trị doanh nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp, bộ máy quản trị doanh nghiệp phải đồng thời thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau :

- Nhiệm vụ đầu tiên của bộ máy quản trị doanh nghiệp và xây dựng cho doanh nghiệp một chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp Nếu xây dựng cho doanh nghiệp một chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp Nếu xây dựng được một chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp hợp lý (phù hợp với môi trường kinh doanh, phù hợp với khả năng của doanh nghiệp) sẽ là cơ sở là định hướng tốt để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả

- Xây dựng các kế hoạch kinh doanh, các phương án kinh doanh và kế hoạch hoá các hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp đã xây dựng

- Tổ chức thực hiện các kế hoạch, các phương án và các hoạt động sản xuất kinh doanh đã đề ra

Với chức năng và nhiệm vụ vô cùng quan trọng của bộ máy quản trị doanh nghiệp, ta có thể khẳng định rằng chất lượng của bộ máy quản trị quyết định rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nếu bộ máy quản trị được tổ chức với cơ cấu phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gọn nhẹ linh hoạt, có sự phân chia nhiệm vụ chức năng rõ ràng, có cơ chế phối hợp hành động hợp lý, với một đội ngũ quản trị viên có năng lực và tinh thần trách nhiệm cao sẽ đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao Nếu bộ máy quản trị doanh nghiệp được tổ chức hoạt động không hợp lý (quá cồng kềnh hoặc quá đơn giản), chức năng nhiệm vụ chồng chéo và không rõ ràng hoặc là phải kiểm nhiệm quá nhiều, sự phối hợp trong hoạt động không chặt chẽ, các quản trị viên thì thiếu năng lực và tinh thần trách nhiệm sẽ dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không cao c) Tình hình tài chính của doanh nghiệp: Doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh thì không những đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục và ổn định mà còn giúp cho doanh nghiệp có khả năng đầu tư đổi mới công nghệ và áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm làm giảm chi phí, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm Ngược lại, nếu như khả năng về tài chính của doanh nghiệp yếu kém thì doanh nghiệp không những không đảm bảo được các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường mà còn không có khả năng đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất do đó không nâng cao được năng suất và chất lượng sản phẩm Khả năng tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của doanh nghiệp Khả năng tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của doanh nghiệp, tới khả năng chủ động trong sản xuất kinh doanh tới tốc độ tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới mục tiêu tối thiểu hoá chi phí băng cách chủ động khai thác và sử dụng tối ưu các nguồn lực đầu vào Vì vậy tình hình tài chính của doanh nghiệp tác động rất mạnh tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp đó d) Khoa học, công nghệ: Tình hình phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ, tình hình ứng dụng của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất trên thế giới cững như trong nước ảnh hưởng tới trình độ kỹ thuật công nghệ và khả năng đổi mới kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp do đó ảnh hưởng tới năng suất chất lượng sản phẩm tức là ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.4.2 Nhóm yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài a) Cơ chế chính sách của Nhà nước: Cơ chế chính sách của nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh và hướng dẫn hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Dưới đây là một số cơ chế chính sách mà nhà nước thường áp dụng để quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:

1 Luật pháp và quy định: Nhà nước thông qua việc ban hành các luật pháp và quy định nhằm điều chỉnh hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, bảo vệ quyềnlợi của người tiêu dùng, đảm bảo công bằng và cạnh tranh sáng tạo trong kinh doanh

2 Thuế và hệ thống thuế: Nhà nước áp dụng hệ thống thuế để thu thu nhập từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời cũng có thể áp dụng các chính sách khuyến khích thông qua việc giảm thuế hoặc miễn thuế đối với một số loại doanh nghiệp hoặc ngành nghề nhất định

3 Chính sách tài chính và vốn đầu tư: Nhà nước có thể áp dụng chính sách tài chính như lãi suất, tỷ giá hối đoái, cũng như cung cấp các khoản vốn đầu tư để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển

4 Quản lý thị trường và cạnh tranh: Nhà nước có vai trò quản lý thị trường và cạnh tranh để đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh và công bằng cho tất cả các doanh nghiệp

5 Chính sách về môi trường và bảo vệ nguồn tài nguyên: Nhà nước cũng có thể áp dụng các chính sách để bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh bền vững

Những cơ chế chính sách trên đều đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước b) Môi trường kinh tế, xã hội: Tình trạng thất nghiệp, trình độ giáo dục, phong cách, lối sống, phong tục, tập quán, tâm lý xã hội đều tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, có thể theo hai chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực Nếu không có tình trạng thất nghiệp, người lao động có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm thì chắc chắn chi phí sử dụng lao động của doanh nghiệp sẽ cao do đó làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại nếu tình trạng thất nghiệp là cao thì chi phí sử dụng lao động của doanh nghiệp sẽ giảm làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng tình trạng thất nghiệp cao sẽ làm cho cầu tiêu dùng giảm và có thể dẫn đến tình trạng an ninh chính trị mất ổn định, do vậy lại làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trình độ văn hoá ảnh hưởng tới khả năng đào tạo cũng như chất lượng chuyên môn và khả năng tiếp thu các kiến thức cần thiết của đội ngũ lao động, phong cách, lối sống, phong tục, tập quán, tâm lý xã hội nó ảnh hưởng tới cầu về sản phẩm của các doanh nghiệp Nên nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN IEB

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần IEB Group

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

- Công ty cổ phần IEB GROUP là công ty được thành lập vào tháng 7 năm 2019

- Tên công ty: Công ty cổ phần IEB GROUP chi nhánh HÀ NỘI

- Người đại diện: NGUYỄN HOÀNG LONG

- Trụ sở: Số 289a Khuất Duy Tiến, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần ngoài Nhà nước

- Trong suốt 5 năm đi vào hoạt động, công ty luôn cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và không ngừng đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty như đảm bảo về tiền lương, thưởng và các chế độ khác

- IEB Education là công ty giáo dục mang đến các chương trình giáo dục hiện đại, tân tiến trên thế giới tới phụ huynh và học sinh Việt Nam Với triết lý lấy khách hàng làm trung tâm, IEB Education mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng thông qua các chương trình giáo dục thực nghiệm với mức chi phí phù hợp Các chương trình giáo dục của IEB được triển khai bởi đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm giảng dạy và tràn đầy nhiệt huyết với mong muốn lan tỏa những giá trị tốt đẹp của các phương pháp giáo dục hiện đại trên thế giới tới Việt Nam

- Với nền tảng kiến thức về giáo dục tư duy và công nghệ, và ngôn ngữ – IEB EDUCATION tự hào là một trong những đơn vị uy tín tại Việt Nam, có mỗi liên hệ mật thiết với các đối tác tin cậy trên thế giới, giúp hình thành và hoàn thiện các kỹ năng cho thế hệ tương lai IEB Education tiên phong cung cận sớm và phát triển các kỹ năng để thành công trong thế kỷ 21: Công Nghệ – Tư Duy & Ngôn Ngữ

- Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình công ty cổ phần IEB GROUP đặt ra sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi như sau:

Dựa trên những ứng dụng công nghệ tiên tiến và sự tín nhiệm của quý khách hàng, IEB EDUCATION đang từng bước xây dựng và phát triển các giải pháp giáo dục theo xu hướng mới, để phát triển tối đa tư duy và kỹ năng cho thế hệ trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời

Trở thành doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm giáo dục hàng đầu Việt Nam có đủ năng lực quản trị để thích ứng với quá trình toàn cầu hóa

IEB EDUCATION luôn hướng đến mục tiêu tối ưu hoá các nền tảng giáo dục cho thế hệ trẻ dựa trên sự ứng dụng hiệu quả của công nghệ hiện đại, nhất là trong những giai đoạn vàng của phát triển trí não, nhằm góp phần tạo nên một thế hệ tương lai ưu tú, đầy tiềm năng

Trở thành doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm giáo dục hàng đầu Việt Nam có đủ năng lực quản trị để thích ứng với quá trình toàn cầu hóa

- Về Giá Trị Cốt Lõi

√ Sáng tạo và cởi mở

Xây dựng môi trường hoạt động vui vẻ, truyền cảm hứng để khơi nguồn sáng tạo trong mỗi thành viên

Chất lượng dịch vụ gắn liền với lợi ích của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu

Cam kết hoạt động dựa trên những tiêu chuẩn cao nhất về đạo đức nghề nghiệp, cùng với sự cởi mở và tính minh bạch để đạt mục tiêu đem lại những giá trị tốt nhất cho khách hàng

Luôn sẵn sàng cho tương lai với sự linh hoạt, thích nghi, tạo ra nền tảng vững bền cho các thế hệ mai sau

√ Quản lý thời gian hiệu quả

Tốc độ, tinh thần và hiệu quả là giá trị cốt lõi để mang lại thành công với nguồn lực phù hợp

√ Tôn trọng sự đa dạng và hài hòa

Giúp mọi người cảm thấy được chào đón, được trân trọng và khuyến khích mọi đóng góp dựa trên năng lực sở trường của từng cá nhân, đội nhóm cho doanh nghiệp

2.1.2 Lĩnh vực và ngành nghề hoạt động của công ty

Giáo dục Lập trình: Thấy được tầm quan trọng của Lập trình, IEB

Education đã hợp tác cùng với Robo Done Nhật Bản, phân phối độc quyền tại Việt Nam chương trình dạy Lập trình Robot cho trẻ em từ 05-13 tuổi Robo Done là chương trình giáo dục do đội ngũ chuyên gia hàng đầu Nhật Bản nghiên cứu và xây dựng, với sứ mệnh vun đắp, ươm mầm những ước mơ cho thế hệ trẻ ngay từ khi còn nhỏ thông qua việc làm quen với môn học Robot ở dạng đơn giản nhất

- Chương trình giảng dạy phù hợp để bắt đầu từ 5 tuổi Chương trình được phát triển để phù hợp với trẻ em từ 5-13 tuổi, được chia thành nhiều cấp độ từ cơ bản đến nâng cao, sử dụng ngôn ngữ lập trình trực quan và tiến đến giảng dạy ngôn ngữ Python, ngôn ngữ lập trình phổ biến hàng đầu thế giới hiện nay:

Bảng 2.1 Các khóa học của Robodone của công ty cổ phần IEB GROUP

Khóa học Đối tượng Nội dung

STARTER 5-8 tuổi Học lập trình cơ bản, làm quen với Robot BASIC Từ 8 tuổi Học lập trình cơ bản, làm quen với Robot ADVANCE Đã hoàn thành khóa BASIC Ứng dụng cảm biến chế tạo

Khóa học Đối tượng Nội dung

PRO Đã hoàn thành khóa

Học ứng dụng của lập trình, làm quen ngô ngữ lập trình Python

MASTER Đã hoàn thành khóa PRO Học Python, điều khiển robot bằng chương trình bậc cao

(Nguồn: Phòng Đào Tạo IEB GROUP)

Trường Nhật ngữ: Trường Nhật ngữ được thành lập bởi IEB

Eduaction là cơ quan giáo dục hàng đầu tại Việt Nam mang đến môi trường học tập thích hợp cho việc học tiếng Nhật, cùng với nhiều chương trình và nội dung học đa dạng, phong phú dành cho học sinh cấp 1, 2, cấp 3 với:

- Toàn bộ giáo trình, tài liệu giảng dạy ngôn ngữ Nhật được thiết kế riêng biệt theo từng độ tuổi, với lộ trình học bài bản, từ cơ bản đến chuyên sâu

- Nội dung gần gũi, dễ đọc, dễ hiểu và dễ nhớ

- Nhiều hình ảnh minh họa sinh động, tích hợp sẵn khu vực để luyện viết

- Kèm nhiều video giúp rèn luyện phát âm

 Phương pháp học ưu việt:

- Ứng dụng triệt để tính chuyên môn cũng như kinh nghiệm đã được tích lũy của tập đoàn Gakken, viện ngôn ngữ Nhật Bản với bề dày hơn 70 năm hoạt động về giáo dục

- Thúc đẩy năng lực phi nhận thức như trí tò mò, khả năng tư duy logic, giao tiếp xã hội

- Phát triển toàn diện 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết một cách tự nhiên, bền vững

 Đội ngũ giáo viên xuất sắc:

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN IEB GROUP – HÀ NỘI

IEB GROUP – HÀ NỘI 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần IEB Group

Biểu hiện của kết quả kinh doanh là chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi nhuận Để thấy được rõ hơn kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm 2021 – 2023 ta xem xét số liệu ở bảng 3.1

Qua bảng 3.1 ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có xu hướng tăng mạnh qua từng năm Cụ thể:

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có xu hướng tăng giai đoạn

2021 – 2023, từ 360.445.221.005 đồng năm 2021 lên 580.815.223.139 đồng năm 2023 Một số chỉ tiêu khác cũng làm cho tổng doanh thu tăng là doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác

- Các khoản hình thành nên chi phí: giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý kinh doanh, chi phí khác biến động tăng giảm theo từng năm vì thế tổng chi phí cũng biến động theo

Tuy nhiên trong 3 năm 2021 – 2023, doanh nghiệp luôn đáp ứng được được rằng tổng doanh thu thu về luôn lớn hơn tổng chi phí phải bỏ ra, dẫn đến lợi nhuận dương và hiệu quả hoạt động kinh doanh có hiệu quả

Với kết quả hoạt động kinh doanh như vậy là do sự cố gắng, nỗ lực của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp trong quá trình phấn đấu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đặc biệt là lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp qua 3 năm đều tăng , riêng năm 2023 vượt trên 389.696.798.893 đồng so với 2 năm còn lại, đây là điều doanh nghiệp cần giữ vững và phát huy hơn nữa trong vấn đề tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần IEB Group Đơn vị: Đồng

CHỈ TIÊU Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Tốc độ phát triển

1 Doanh thu giảng dạy và cung cấp dịch vụ 360.445.221.005 392.339.600.263 580.815.223.139 126,94

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 1.065.847.503 1.741.688.600 1.887.037.523 133,06

3 Doanh thu thuần về giảng dạy và cung cấp dịch vụ

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

6 Doanh thu hoạt động tài chính 300.694.963 240.517.703 1.005.966.161 182,91

- Trong đó: Chi phí lãi vay 44.052.853.600 59.936.195.993 60.535.740.007 108,86

8 Chi phí quản lý kinh doanh 40.590.406.308 62.429.189.108 90.825.392.607 149,59

9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

13 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 243.648.032.310 235.869.333.948 391.676.565.918 126,79

15 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

Doanh nghiệp nào cũng vậy, trong quá trình hoạt động kinh doanh đều đặt ra mục tiêu cuối cùng là đạt được mức doanh thu cao nhất với chi phí là thấp nhất Vì vậy, doanh thu là một mục tiêu mà bất kì doanh nghiệp nào cũng cần phải quan tâm, điều ấy quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trên con đường hoạt động kinh doanh của mình Đồng thời danh thu còn là tác nhân đầu tiên tác động đến lợi nhuận Thông qua việc phân tích các chỉ tiêu trong doanh thu ta có thể đánh giá được quy mô, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Qua bảng 3.1 ta thấy:

Doanh thu giảng dạy và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp tăng qua các năm, với TĐPTBQ qua 3 năm đạt 126,9% Nguyên nhân làm cho doanh thu giảng dạy và cung cấp dịch vụ tăng là do doanh nghiệp đã mở rộng được quy mô hoạt động kinh doanh trên địa bàn dẫn đến số lượng các lớp,học sinh ngoài, sự kiện và các cuộc thi nhận được cũng tăng lên làm doanh thu của doanh nghiệp tăng

Ngoài doanh thu giảng dạy và cung cấp dịch vụ tăng thì doanh thu hoạt động tài chính cũng tăng mạnh với TĐPTBQ qua 3 năm là 182,9% Nguyên nhân dẫn đến hoạt động tài chính tăng như vậy là do doanh nghiệp đã chú trọng đến các hoạt động tài chính và doanh thu đó thu được từ lãi cho vay, lãi tiền gửi ngân hàng, lãi học phí trả chậm…của khách hàng

Doanh thu từ hoạt động tài chính biến động tăng giảm từ năm 2021 đến năm 2023 Năm 2021 doanh thu thu được từ hoạt động tài chính là 300.694.963 đồng, năm 2022 là 240.517.703 đồng (giảm 60.177.260 đồng), nguyên nhân là do sự ảnh hưởng của dịch Covid Và đến năm 2023 nền kinh tế bắt đầu khởi sắc thì doanh nghiệp cũng hoạt động hiệu quả hơn với doanh thu thu được từ hoạt động tài chính là 1.005.966.161đồng (tăng 765.448.458 đồng)

Doanh thu của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi 2 nhân tố: số khóa học và học phí Khác với ngành nghề khác, giáo dục tư nhân là ngành có khóa học lớp học không ổn định, do giá trị của mỗi lớp là khác nhau Số lượng lớp học và học sinh biến động qua từng năm dẫn đến doanh thu của doanh nghiệp cũng thay đổi

Chi phí của doanh nghiệp là tất cả những chi phí phát sinh gắn liền với doanh nghiệp từ quá trình hình thành, tồn tại và phát triển Phân tích chung tình hình thực hiện chi phí của doanh nghiệp là đánh giá tổng quát tình hình biến dộng chi phí kỳ này so với kỳ khác, xác định mức tiết kiệm hay bội chi chi phí

Cùng với sự tăng trưởng của doanh thu là sự tăng của chi phí, lượng tăng này chủ yếu là do số lượng lớp học và học sinh thay đổi Doanh thu tăng thì chi phí tăng, nếu tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng chi phí thì chắc chắn lợi nhuận sẽ tăng và ngược lại

Qua bảng 3.1 ta thấy tổng chi phí của doanh nghiệp được hình thành từ các nguồn: giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí quản lý kinh doanh và chi phí khác, cụ thể như sau:

- Giá vốn hàng bán của doanh nghiệp cũng có sự biến động mạnh qua 3 năm với tốc độ phát triển bình quân là 118,56% Nguyên nhân làm cho giá vốn hàng bán của doanh nghiệp tăng là do doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của công ty nên cũng phải tăng giá vốn hoạt động kinh doanh

- Chi phí cho hoạt động tài chính cũng có sự biến động tăng giảm giai đoạn 2021–202 3với TĐPTBQ là 113,41% Từ năm 2021-2022 tăng 15.053.641.510 đồng, đến năm 2023 thì hoạt động tài chính giảm 1.587.294.291đồng Chi phí tài chính của doanh nghiệp chủ yếu là từ chi phí lãi vay ngân hàng và một số tổ chức kinh tế khác

Ngày đăng: 21/08/2024, 16:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w