1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị chất lượng tại công ty tnhh một thành viên bê tông xuân mai hà nội

76 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị chất lượng tại Công ty TNHH Một thành viên Bê tông Xuân Mai, Hà Nội
Tác giả Trần Thị Ngọc Linh, Đỗ Thị Hồng Vân
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Minh Đạo
Trường học Trường Đại học Lâm nghiệp
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 0,91 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG TRONG DOANH NGHIỆP (11)
    • 1.1. Những vấn đề cơ bản về quản trị chất lượng (11)
      • 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại chất lượng (11)
      • 1.1.2. Khái niệm, các nguyên tắc và chu trình của quản trị chất lượng (15)
      • 1.1.3. Nội dung quản trị chất lượng trong doanh nghiệp (20)
      • 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản trị chất lượng trong doanh nghiệp (23)
    • 1.2. Các công cụ quản lý chất lượng (26)
    • 1.3. Một số mô hình quản trị chất lượng hiện nay (27)
      • 1.3.1. Mô hình Quản trị chất lượng toàn diện (TQM) (27)
      • 1.3.2. Mô hình Giải thưởng chất lượng (28)
      • 1.3.3. Mô hình quản trị chất lượng theo ISO (28)
  • CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN BÊ TÔNG XUÂN MAI (30)
    • 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Một thành viên Bê Tông Xuân Mai (30)
      • 2.1.1. Một số thông tin chung (30)
      • 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty (30)
      • 2.1.3. Ngành nghề sản xuất kinh doanh của Công ty (31)
    • 2.2. Đặc điểm về cơ cấu lao động và tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 26 1. Đặc điểm về cơ cấu lao động của Công ty (32)
      • 2.2.2. Đặc điểm về tổ chức bộ máy của Công ty (33)
    • 2.3. Đặc điểm cơ sở vật chất và trang thiết bị Công ty (36)
      • 2.3.1. Đặc điểm về nguồn vốn (36)
      • 2.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật (39)
    • 2.4. Kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2021-2023 (40)
      • 2.4.1. Kết quả SXKD về mặt hiện vật (40)
      • 2.4.2. Kết quả SXKD về mặt giá trị (41)
    • 2.5. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của Công ty (43)
      • 2.5.1. Thuận lợi (43)
      • 2.5.2. Khó khăn (43)
      • 2.5.3. Phương hướng phát triển của Công ty (43)
    • 3.1. Đặc điểm chủng loại sản phẩm sản xuất kinh doanh của Công ty 39 3.2. Thực trạng công tác quản trị chất lượng tại Công ty (45)
      • 3.2.1. Các tiêu chuẩn chất lượng mà Công ty đang áp dụng trong sản xuất bê tông (0)
      • 3.2.2. Quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng của Công ty 41 3.2.3. Các công việc trong tổ chức sản xuất Dầm bê tông (sản phẩm chủ yếu) của Công ty (47)
      • 3.2.4. Các công cụ kiểm soát chất lượng đang áp dụng tại Công ty (0)
      • 3.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản trị chất lượng của Công ty. 60 3.3. Đánh giá về công tác quản trị chất lượng tại Công ty (66)
      • 3.3.1. Thành công (67)
      • 3.3.2. Hạn chế (69)
      • 3.3.3. Cơ hội (70)
      • 3.3.4. Thách thức (70)
    • 3.4. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác công tác quản trị chất lượng tại công ty TNHH Một thành viên Bê Tông Xuân Mai (71)
      • 3.4.1. Mục tiêu chung về nâng cao hiệu quả của công tác quản trị chất lượng của công tác quản trị chất lượng tại Công ty (71)
      • 3.4.2. Một số ý kiến đề xuất góp phần hoàn thiện công tác công tác quản trị chất lượng tại Công ty TNHH Một thành viên Bê Tông Xuân Mai (72)
  • KẾT LUẬN (74)

Nội dung

Có thể thấy rằng, quản trị chất lượng đóng vai trò trong việc tạo ra nhiều những sản phẩm hữu ích với cuộc sống.Với sự phát triển theo hướng ngày càng tiến bộ của sản phẩm, quản trị chất

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG TRONG DOANH NGHIỆP

Những vấn đề cơ bản về quản trị chất lượng

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại chất lượng

Trong nền kinh tế hàng hóa, sản phẩm sản xuất ra để trao đổi trên thị trường Mỗi sản phẩm khi được sản xuất ra đều nhằm mục đích đáp ứng những nhu cầu nhất định của người tiêu dùng Càng ngày, khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu của con người về các loại sản phẩm với số lượng đa dạng, chất lượng cao càng nhiều Ngày nay, khi sản phẩm do các doanh nghiệp sản xuất ra không chỉ đáp ứng những nhu cầu về giá trị vật chất mà cà về những yếu tố về tinh thần, văn hóa của người tiêu dùng

Theo ISO 9000: 2015, trong phần thuật ngữ thì sản phẩm được định nghĩa là "kết quả của các hoạt động hay quá trình" Như vậy, sản phẩm được tạo ra từ tất cả mọi hoạt động bao gồm cả những hoạt động sản xuất ra của cải vật chất cụ thể và các dịch vụ Tất cả các tổ chức hoạt động trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân đều có thể tạo ra và cung cấp sản phẩm của mình cho xã hội Mặt khác, bất kỳ một yếu tố vật chất nào hoặc một hoạt động do tổ chức nào cung cấp nhằm đáp ứng những yêu cầu bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp đều có thể được gọi là sản phẩm

Sản phẩm được hình thành từ các thuộc tính vật chất hữu hình và vô hình tương ứng với hai bộ phận cấu thành là phần cứng và phần mềm của sản phẩm Phần cứng của sản phẩm là các thuộc tính vật chất hữu hình thể hiện dưới một hình thức cụ thể rõ ràng bao gồm những vật thể bộ phận và những vật thể được lắp ráp, kể cả những nguyên vật liệu đã được chế biến Các thuộc tính phần cứng phản ánh giá trị sử dụng khác nhau như chức năng, công dụng kỹ thuật, kinh tế của sản phẩm Tính hữu ích của các thuộc tính sản phẩm này phụ thuộc rất chặt chẽ vào mức độ đầu tư của lao động và trình độ kỹ thuật sử dụng trong quá trình sản xuất của các doanh nghiệp

Trong phạm vi nền kinh tế quốc dân, việc phân loại sản phẩm giúp các cơ quan quản lý Nhà nước dễ dàng quản lý và có cơ sở để định hướng chính sách phát triển cơ cấu sản phẩm hợp lý trong từng thời kỳ Có nhiều căn cứ khác nhau để phân loại sản phẩm như phân loại theo chức năng, công dụng của sản phẩm, theo đặc điểm công nghệ sản xuất, theo nguyên liệu sử dụng, theo thành phần hóa học Dưới góc độ của quản trị chất lượng, người ta chỉ xem xét cách phân loại căn cứ vào công dụng chức năng của sản phẩm, đây cũng là cách phân loại phổ biến nhất Trong số những sản phẩm có cùng công dụng, người ta lại có thể chia thành các nhóm sản phẩm dựa theo mục đích, lĩnh vực, đối tượng, điều kiện và thời gian sử dụng

Theo mục đích sử dụng, sản phẩm được chia thành hai loại:

- Sản phẩm tiêu dùng cuối cùng

- Sản phẩm làm tư liệu sản xuất

1.1.1.3 Khái niệm chất lượng sản phẩm

Có thể nói chất lượng sản phẩm là một phạm trù kinh tế kĩ thuật khá trừu tượng Khi nhìn nhận sản phẩm trên những góc độ khác nhau sẽ có những quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm

- Quan niệm chất lượng hướng theo người sản xuất: đứng trên góc độ người sản xuất thì họ cho rằng chất lượng sản phẩm là sự phù hợp và đạt được của một sản phẩm so với một tập hợp các yêu cầu và hệ thống tiêu chuẩn đã được thiết kế từ trước

- Quan niệm chất lượng theo thị trường: chất lượng sản phẩm là sự phù hợp với mục đích và yêu cầu của người sử dụng

- Xuất phát từ giá cả (mối quan hệ giữa lợi ích của sản phẩm với chi phí phải bỏ ra) chất lượng là cung cấp những sản phẩm dịch vụ ở mức giá mà khách hàng có thể chấp nhận được

- Xuất phát từ cạnh tranh, chất lượng đó là cung cấp những đặc điểm của sản phẩm và dịch vụ mà đối thủ cạnh tranh không có

- Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) trong ISO 9000: 2015 đưa ra định nghĩa chất lượng là “Tổng thể các tính năng và đặc điểm của một sản phẩm hoặc dịch vụ có khả năng đáp ứng các nhu cầu và kỳ vọng”

“Chất lượng là mức phù hợp của sản phẩm đối với yêu cầu của người tiêu dùng” (European Organization for Quality Control)

“Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu” (Philip B Crosby)

“Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra và nhu cầu tiềm ẩn" (ISO 8402)

Như vậy, thực thể trong định nghĩa trên được hiểu là sản phẩm theo nghĩa rộng Trên thực tế, nhu cầu có thể thay đổi theo thời gian, vì thế, cần xem xét định kỳ các yêu của chất lượng để có thể bảo đảm lúc nào sản phẩm của doanh nghiệp làm ra cũng thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng

Các nhu cầu thường được chuyển thành các đặc tính với các tiêu chuẩn nhất định Nhu cầu có thể bao gồm tính năng sử dụng, tính dễ sử dụng, tính sẵn sàng, độ tin cậy, tính thuận tiện và dễ dàng trong sửa chữa, tính an toàn, thẩm mỹ, các tác động đến môi trường

Các doanh nghiệp sản xuất hoặc mua sản phẩm để bán lại trên thị trường cho người tiêu dùng nhằm thu được lợi nhuận, vì thế, quan niệm của người tiêu dùng về chất lượng phải được nắm bắt đầy đủ và kịp thời Dưới quan điểm của người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm phải thể hiện các khía cạnh sau:

- Chất lượng sản phẩm là tập hợp các chỉ tiêu, các đặc trưng thể hiện tính năng kỹ thuật hay tính hữu dụng của nó

- Chất lượng sản phẩm được thể hiện cùng với chi phí Người tiêu dùng không chấp nhận mua một sản phẩm với bất kỳ giá nào

- Chất lượng sản phẩm phải được gắn liền với điều kiện tiêu dùng cụ thể của từng người, từng địa phương Phong tục, tập quán của một cộng đồng có thể phủ định hoàn toàn những thứ mà thông thường người ta xem là có chất lượng

1.1.1.4 Các đặc điểm của chất lượng sản phẩm

Mỗi sản phẩm đều được cấu thành bởi rất nhiều các thuộc tính có giá trị sử dụng khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của con người Mỗi thuộc tính chất lượng của sản phẩm thể hiện thông qua một tập hợp các thông số kinh tế - kỹ thuật phản

8 ánh khả năng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Các thuộc tính này có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo ra một mức chất lượng nhất định của sản phẩm

Những thuộc tính chung nhất phản ánh chất lượng sản phẩm bao gồm:

Các công cụ quản lý chất lượng

Thông qua quá trình áp dụng 7 công cụ thống kê để giải quyết hầu hết những vấn đề quản trị chất lượng thường gặp trong hoạt động sản xuất cũng như dịch vụ khách hàng của các công ty trên thế giới, có thể nhận thấy rằng 7 công cụ thống kê sau là phổ biến nhất Các công cụ đó bao gồm:

• Phiếu kiểm soát (Check sheets)

• Biểu đồ nhân quả (Cause & Effect Diagram)

• Biểu đồ Pareto (Pareto chart)

• Biểu đồ tần số (Histogram)

• Biểu đồ phân tán (Scatter Diagram)

• Biểu đồ kiểm soát (Control Chart) Trong 7 công cụ thống kê chỉ duy nhất Biểu đồ nhân quả (Cause & Effect Diagram) là do Giáo sư Kaoru Ishikawa - một trong những nhà khoa học hàng đầu thế giới về quản trị chất lượng sáng chế vào thập niên 50 Phiếu kiểm soát (check sheets) được áp dụng từ chiến tranh thế giới thứ 2 Biểu đồ Pareto và Biểu đồ kiểm soát (Control Chart) thì từ đầu thế kỷ 20, còn lại những công cụ khác thì không ai biết đã có từ khi nào, họ chỉ tập hợp lại nghiên cứu và áp dụng chúng

Sử dụng một hoặc nhiều trong số 7 công cụ, bạn có thể phân tích các yếu tố trong quá trình để xác định có vấn đề Giá trị của các công cụ thống kê là ở chỗ nó đem lại những công cụ đơn giản nhưng hữu hiệu Chúng có thể được sử dụng một cách độc lập hoặc kết hợp để xác định chính xác điểm bất thường, các điểm thiếu kiểm soát và giảm thiểu những tác động của chúng

Giúp cho việc sản xuất ra những mặt hàng hoặc cung cấp dịch vụ có chất lượng, hay nói đúng hơn là những sản phẩm được sản xuất ra (dịch vụ cung ứng) vừa thích ứng với nhu cầu và phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng

 Xác định đúng mục đích thống kê

 Xác định vấn đề cần giải quyết

 Liệt kê đầy đủ các nguyên nhân có thể

 Chọn lựa các công cụ thống kê phù hợp, khả thi

 Thu thập đầy đủ, chính xác, khách quan dữ liệu

 Tiến hành thực hiện thống kê, phân tích, đánh giá một cách chính xác

 Báo cáo kết qủa theo chu kỳ phù hợp.

Một số mô hình quản trị chất lượng hiện nay

Cho đến nay, đã có nhiều mô hình quản trị chất lượng được xây dựng và triển khai thực hiện trên nhiều quốc gia và ở mọi lĩnh vực Trong đó tiêu biểu có mô hình Quản trị chất lượng toàn diện - TQM (Total Quality Management), mô hình Giải thưởng chất lượng - EFQM (European Foundation Quality Management), mô hình Quản trị chất lượng theo ISO 9000 (International Standard Organizaiton)

1.3.1 Mô hình Quản trị chất lượng toàn diện (TQM)

TQM (Total Quality Management) là mô hình quản trị được hình thành từ Nhật Bản với mục đích kiểm soát chất lượng do tiến sỹ người Hoa Kỳ Arman Feigenbaum phát triển từ cuối những năm 40 của thế kỷ XX với những nghiên cứu được công bố trong Tạp chí Industrial Quality Control số 5/1957 và trong cuốn sách Total Quality Control năm 1961 Theo Arman Feigenbaum (1991), kiểm soát chất lượng toàn diện được hiểu “là một hệ thống có hiệu quả để hợp nhất các nỗ lực về triển khai chất lượng, duy trì chất lượng và cải tiến chất lượng của các bộ phận khác nhau trong một tổ chức sao cho có thể sản xuất và thực hiện dịch vụ một cách kinh tế nhất, thoả mãn được người tiêu dùng”

TQM tập trung vào các quy trình với mục đích phục vụ khách hàng, áp đặt các tiêu chuẩn, xác định vai trò của cá nhân và tổ chức trong việc xây dựng và thực hiện các quy trình, giảm thiểu lỗi trong quá trình thực hiện, kiểm soát quy trình, thống kê, theo dõi, cải tiến đảm bảo các quy trình được thực hiện hiệu quả TQM cũng yêu cầu các nhà lãnh đạo tạo nên văn hoá chất lượng trong tổ chức

22 Những năm 1980, TQM đã mang đến một quá trình kinh doanh cải tiến liên tục để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong các doanh nghiệp

1.3.2 Mô hình Giải thưởng chất lượng

EFQM (European Foundation for Quality Management) là một giải thưởng chất lượng của châu Âu, được phát triển dựa trên Giải thưởng Malcolm Baldrige của Hoa Kỳ, được Uỷ ban châu Âu và 14 tổ chức đa quốc gia châu Âu khởi xướng vào năm 1988, chính thức ra mắt năm 1991 nhằm thực hiện nhiệm vụ kích thích và hỗ trợ các tổ chức ở châu Âu thực hiện hoạt động cải tiến tạo nên sự hài lòng của khách hàng, nhân viên cũng như tác động xã hội, tăng hiệu quả kinh doanh EFQM là mô hình quản trị chất lượng đa chiều trên nguyên tắc tự đánh giá và chương trình giải thưởng chất lượng châu Âu Theo tổ chức này, việc quản lý chất lượng cần tập trung vào các hoạt động ở tất cả các cấp Trong đó quản trị chất lượng là một quá trình liên tục cải tiến để cải thiện hiệu suất Đây là cách tiếp cận hướng tới việc đáp ứng sự mong đợi của các bên liên quan EFQM là mô hình được sử dụng trong tất cả các loại hình tổ chức, mọi ngành nghề với quy mô và cấu trúc khác nhau Đặc trưng cơ bản nhất của mô hình EFQM là tính hiệu quả trong quản lý liên quan đến khả năng tự đánh giá của tổ chức Theo đó, tổ chức sẽ nắm được những điểm mạnh để phát huy và điểm yếu để có các biện pháp cải tiến phù hợp

1.3.3 Mô hình quản trị chất lượng theo ISO

ISO (International Organization for Standardization) là tổ chức xây dựng các Tiêu chuẩn Quốc tế tình nguyện lớn nhất thế giới Trong đó tiêu chuẩn trung tâm là ISO 9001 đã được chỉnh sửa qua nhiều phiên bản:

 Phiên bản ISO 9001:1987: Quản trị chất lượng - Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế/ triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật

 Phiên bản ISO 9001:1994: Quản trị chất lượng - Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật

 Phiên bản ISO 9001:2000: Quản trị chất lượng - Các yêu cầu

 Phiên bản ISO 9001:2008: Quản trị chất lượng - Các yêu cầu

 Phiên bản ISO 9001:2015: Quản trị chất lượng - Các yêu cầu Đây chính là phiên bản hiện hành của ISO 9001

Quản trị chất lượng theo ISO coi trọng việc xây dựng và thực hiện tiêu chuẩn quốc tế hoặc quốc gia nhằm nâng cao chất lượng, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của tổ chức cũng như nhu cầu của khách hàng

Các nguyên tắc quản trị chất lượng được sử dụng để hướng dẫn cải thiện chất lượng của một tổ chức ISO 9000 và TQM thực chất cùng áp dụng phương pháp quản trị chất lượng toàn diện hướng tới thoả mãn nhu cầu của khách hàng ISO 9001:2015 cũng đưa ra 7 nguyên tắc chất lượng, bao gồm: Hướng vào khách hàng; Sự lãnh đạo; Sự tham gia của mọi người; Cách tiếp cận theo quá trình; Cải tiến; Quyết định dựa trên bằng chứng; Quản lý mối quan hệ

Có thể thấy vấn đề chất lượng và quản trị chất lượng đã được xem xét và tiếp cận dưới nhiều góc độ với các triết lý về quản trị chất lượng khác nhau song các mô hình quản trị chất lượng đều hướng tới nâng cao năng lực cho tổ chức, tăng cường khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng

ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN BÊ TÔNG XUÂN MAI

Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Một thành viên Bê Tông Xuân Mai

2.1.1 Một số thông tin chung

- Tên công ty: Công ty TNHH Một thành viên Bê tông Xuân Mai

- Địa chỉ: Thôn Xuân Trung, Xã Thủy Xuân Tiên, Huyện Chương Mỹ, Hà Nội

- Tên quốc tế: Xuan Mai Conctrete one Member Company Limited

- Tên viết tắt: Xuan Mai Concrete co., Ltd

- Email: pkd.xmb@gmail.com

- Người đại diện pháp luật: Đinh Viết Long

- Lĩnh vực: Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

Công ty TNHH Một thành viên Bê tông Xuân Mai tiền thân là Nhà máy Bê Tông tấm lớn Xuân Mai được thành lập ngày 29 tháng 11 năm 1983 theo Quyết định số 1434-BXD/TCCB của Bộ Xây dựng do Liên Xô giúp đỡ xây dựng

Năm 1996, Nhà máy Bê tông Xuân Mai được đổi tên thành Nhà máy Bê Tông và Xây dựng Xuân Mai và chuyển về trực thuộc Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam (VINACONEX) theo Quyết định số 1049 BXD/TCLĐ ngày 06/12/1996 của Bộ Xây dựng Công ty đã chủ động ký kết chuyển giao công nghệ với hãng Saret International của Cộng hòa Pháp để đầu tư dây chuyển bê tông dự ứng lực khẩu độ nhỏ sản xuất dẫm PPB phục vụ cho việc lắp dựng các công trình dân dụng Sản phẩm dầm PPB đã được áp dụng rộng rãi ở Hà Nội và các tinh lân cận

25 Năm 2003, Nhà máy tiến hành cổ phần hóa đổi tên thành Công ty Cổ phần

Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai theo Quyết định số 1434/QĐ-BXD của Bộ Xây Dựng

Cuối năm 2011 (ngày 27 tháng 12 năm 2011) thành lập Công ty Cổ phần

Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai - Chi nhánh Xuân Mai theo Quyết định số 6170Đ/BTXM-HĐQT của Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai

Năm 2013, được sự nhất trí của Đại hội đồng cổ đông về chủ trương tái cấu trúc Công ty, Tổng công ty VINACONEX đã chuyển nhượng toàn bộ 10.200.000 cổ phần Công ty CP Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai cho Công ty TNHH Khải Hưng Đến năm 2014, Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai (Tên viết tắt: Xuan Mai Corporation), Năm 2014, Thành lập Công ty TNHH Một thành viên Bê tông Xuân Mai theo Quyết định số: 36/2014/QĐ/XMC-HĐQT của Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai ngày 17 tháng

06 năm 2014 Công ty TNHH Một thành viên Bê tông Xuân Mai là Công ty con trực thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai

Từ năm 2015 đến năm 2021, đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ của một doanh nghiệp mạnh trong lĩnh vực cung cấp vật liệu xây dựng Công ty đã tham gia vào nhiều dự án xây dựng quan trọng như: Dự án cải tạo Đường trục phía Nam tỉnh

Hà Tây; thi công lắp đặt Lan can logia, cầu thang 03 tòa nhà A, B, C HH2 Dương Nội: sản xuất tấm tường Dự án Nguyễn Xiển; sản xuất tấm tường Nam Đông Dương: cụm chung cư Green Bay; Trong những năm qua Công ty đã không ngừng tìm tòi, phát triển, hoàn thiện thêm về sản phẩm tạo sự khác biệt trên thị trường

2.1.3 Ngành nghề sản xuất kinh doanh của Công ty

- Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp; Xây dựng các công trình giao thông: Xây dựng các công trình thủy lợi; Trang trí nội thất;

Gia công, lắp đặt cửa vách nhôm kính

- Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao như sản xuất các loại cầu kiện bê tông tiền chế: dầm cầu; cột tiền chế, dầm sàn dự ứng lực cho nhà xưởng công nghiệp, nhà cao tầng; cọc bê tông cốt thép dự ứng lực; các loại ống thoát nước… Sản xuất vật liệu xây dựng: Tấm tường Acotec Xuân Mai

- Gia công cơ khí, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị, dây chuyền công nghệ, thiết bị tự động hóa trong xây dựng

- Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng (LAS-XD28)

- Lắp đặt hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước

- Cho thuê máy móc, thiết bị trong xây dựng: Cầu tháp, vận thăng

Đặc điểm về cơ cấu lao động và tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 26 1 Đặc điểm về cơ cấu lao động của Công ty

2.2.1 Đặc điểm về cơ cấu lao động của Công ty

Tổng số cán bộ quản lý và lao động trong công ty tính đến hết năm 2023 là

Qua bảng Cơ cấu lao động của Công ty năm tính đến năm 2023, ta thấy lao động trong Công ty được phân bố như sau:

Bảng 2.1 Cấu lao động của Công ty

III Tính chất công việc 315 100 320 100 318 100 -

(Nguồn: Phòng Kế toán tài chính,2024)

27 Công ty TNHH Một thành viên Bê Tông Xuân Mai là một công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng thạch cao, hầu hết công việc đều là công việc lao động chân tay nên trong cơ cấu lực lượng lao động chiếm khoảng 2/3 phần là nam giới, nữ giới chỉ chiếm khoảng 1/3 trên tổng số lao động

Xét theo trình độ học vấn: có thể thấy công nhân kỹ thuật chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số lao động của Công ty chiếm khoảng hơn 76%, 3 năm qua số lượng công nhân này có biến động nhẹ, duy trì ở mức khoảng 242 -244 người

Vì hoạt động chủ yếu của Công ty là sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao nên sự phân bố này rất phù hợp Lao động có trình độ Đại học trong Công ty là 50 người duy trì ổn định trong 3 năm qua chiếm khoảng 15%, chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 sau tỷ trọng công nhân kỹ thuật

Số lượng công nhân viên có trình độ này đều làm trong các cấp quản lý và phòng ban của Công ty

Xét về giới tính: thì tỷ trọng nam giới trong công ty chiếm khoảng hơn 68% chiếm gắp đôi nữ giới với số lượng giới tính nam là 216 người, với sự phần bổ này là khá hợp lý vì tính chất công việc trong công ty phần lớn đều là công việc chân tay nặng nhọc và khá nguy hiểm

Xét về tính chất công việc: nhìn vào cơ cấu lao động phân công theo tính chất công việc ta có thể thấy số lượng lao động trực tiếp trong công ty chiếm đa số khoảng hơn 80% tỷ trọng trong tổng số lao động của công ty và số lượng lao động gián tiếp chiếm khoảng hơn 18% trong tổng số lao động của công ty Cơ cấu lao động của công ty trong 3 năm có những biến động nhẹ: năm 2022 tăng lên 5 người và đến năm 2023 có giảm đi 2 người Nhìn chung do đặc điểm là một công ty chuyên về sản xuất các sản phẩm bê tông nên sự phân bố lực lượng lao động trực tiếp và gián tiếp này là khá hợp lý Ba năm qua thì lao động sản xuất trực tiếp và lao động sản xuất gián tiếp có tốc độ phát triển bình quân tương đối ổn định lần lượt là 100,05% và 99,77%

2.2.2 Đặc điểm về tổ chức bộ máy của Công ty

Công ty TNHH Một thành viên Bê Tông Xuân Mai hoạt động theo loại hình công ty TNHH nên việc sắp xếp sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý như sơ đồ 2.1 là

28 phù hợp và tương đối khoa học, thể hiện đúng chức năng quyền hạn của các bộ phận trong công ty, đảm bảo cho công tác quản lý đạt hiệu quả tốt nhất Tạo sự gắn kết và hỗ trợ lẫn nhau giữa các bộ phận trong công ty, cải thiện môi trường làm việc nhằm thu được hiệu quả kinh doanh cao nhất

 Chức năng và nhiệm vụ các bộ phận của công ty:

Hội đồng thành viên (có 3 người): được chủ sở hữu bổ nhiệm, miễn nhiệm Chức năng là thực hiện các nghĩa vụ và quyền theo quy định Có quyền quyết định đến hoạt động mang tầm vĩ mô như: kế hoạch và giải pháp phát triển kinh doanh, chiến lược hằng năm; điều chỉnh thay đổi vốn điều lệ, điều lệ công ty và phát hành trái phiếu: Đưa ra phương án sử dụng, phân chia lại nhuận hoặc phương án xử lý lãi lỗ của công ty dựa trên báo cáo tài chính hằng năm

Ban giám đốc (có 3 người: 1 giám đốc và 2 phó giám đốc): Là người điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hằng ngày của

Công ty, chịu trách nhiệm về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao, đại diện cho công ty nước Nhà nước và Pháp luật

* Các phòng ban chức năng:

Phòng tổ chức hành chính (có 5 người): Giúp ban giám đốc trong việc vận dụng và thực hiện các chế độ chính sách trước mắt cũng như lâu dài đối với người lao động, duy trì giảm sát thời gian làm việc của cán bộ công nhân viên trong công ty Tổ chức và phối hợp với các đơn vị khác thực hiện quản lý nhân sự, tuyển dụng, đào tạo và tái đào tạo

Phòng tài chính kế toán (có 5 người): Tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực quản lý các hoạt động tài chính, để xuất lên giám đốc các phương án tổ chức kế toán, đồng thời thông tin cho ban lãnh đạo những hoạt động tài chính, những thông tin cần thiết để kịp thời điều chỉnh quá trình hoạt động kinh doanh trong công ty Có nhiệm vụ lập kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, tổ chức hạch toán kế toán theo quy định của Nhà nước và điều lệ của Công ty Cung cấp thông tin kịp thời đề tình hình tài chính cho Giám đốc, lập báo cáo tài chính theo tháng, quý

Mối quan hệ chỉ huy trực tuyến:

Mối quan hệ tham mưu chức năng:

Mối quan hệ kiểm tra giám sát:

Phòng kinh tế kế hoạch (có 5 người): có chức năng tham mưu, giúp việc

Hội đồng thành viên, giám đốc về xây dựng định hướng, chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư; công tác thống kê tổng hợp, điều độ sản xuất kinh doanh; công tác lập dự toán, quản lý hợp đồng kinh tế và thanh quyết toán hợp đồng kinh tế; công tác tổ chức sản xuất kinh doanh, theo dõi, quản lý, kiểm tra và giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh

Phòng tổ chức hành chính

Phòng tài chính kế toán

Phòng Kinh tế kế hoạch

Phòng kỹ thuật sản xuất

Phòng vật tư thiết bị

Xưởng sản xuất tấm tường

Xưởng sản xuất bê tông

Xưởng cơ khí Đội xây dựng 1 Đội xây dựng 2 Đội cơ giới

Các xưởng sản xuất Các đội xây dựng

Hình 2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty

Phòng kỹ thuật sản xuất (có 5 người): Giữ vai trò xây dựng và duy trì các cấu trúc, máy móc, thiết bị, hệ thống và chương trình hoạt động của máy móc, thiết bị Trực tiếp điều hành những việc liên quan đến kỹ thuật, công nghệ diễn ra thuận lợi, hiệu quả Đồng thời, nhanh chóng sửa chữa, khắc phục các lỗi có liên quan đến công nghệ, máy móc, tiến hành bảo dưỡng theo quy định, đảm bảo hệ thống máy móc, thiết bị công nghệ làm việc suôn sẻ, không để xảy ra tình trạng gián đoạn gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh

Phòng vật tư thiết bị (có 9 người): được biết đến là bộ phận chuyên dụng trách nhiệm quản lý vật tư trong Công ty Bộ phận này có trách nhiệm lập danh sách các vật tư cần thiết cho hoạt động sản xuất của Công ty, tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp và kiểm soát số lượng cũng như chất lượng của vật tư

Phòng thí nghiệm KCS (có 7 người): Là phòng thí nghiệm, nghiệm thu sản phẩm cấu kiện và kiểm tra vật liệu đầu vào trước khi đổ sản phẩm nhằm đảm bảo đáp ứng mọi yêu cầu về chất lượng sản phẩm và chất lượng sản phẩm và tuân thủ quy trình tiêu chuẩn kỹ thuật-công nghệ của Công ty

* Các đơn vị sản xuất trực tiếp:

Xưởng sản xuất tấm tường (có 32 người): Sản xuất tấm tường Acotec Xưởng sản xuất chính (có 55 người): Sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn và các sản phẩm dự ứng lực

Đặc điểm cơ sở vật chất và trang thiết bị Công ty

2.3.1 Đặc điểm về nguồn vốn

Vốn đóng vai trò quan trọng trong việc định hình sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp; ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy, quản lý vốn và cơ cấu vốn là một phần quan trọng trong chiến lược quản lý tài chính của một doanh nghiệp Trong quá trình sản xuất kinh

31 doanh, việc sử dụng và quản lý nguồn vốn một cách hợp lý và hiệu quả là điều cần thiết để đảm bảo hoạt động kinh doanh đạt được hiệu suất cao

Biến động trong nguồn vốn của công ty có thể được phản ánh qua Bảng 2.2

(trang sau) Tổng tài sản của doanh nghiệp giảm từ 179.119.406.500 tỷ đồng vào năm 2021 xuống 142.967.225.974 tỷ đồng vào năm 2023 Điều này thể hiện sự biến động trong cấu trúc vốn của công ty và có thể yêu cầu sự điều chỉnh trong việc quản lý vốn để đảm bảo hoạt động kinh doanh được thực hiện một cách hiệu quả nhất

Công ty chủ yếu đầu tư các nguồn vốn trong ngắn hạn Công ty có tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với tài sản dài hạn: Tỷ trọng tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng qua các năm với tốc độ PTBQ là 68,20 % từ 104.314.320.271 đồng năm 2022 lên mức 107.680.258.548 đồng năm 2023 Tài sản dài hạn lại có xu hướng giảm qua các năm cụ thể là từ khoảng 78.281.896.074 đồng năm 2021 xuống mạnh 31.758.961.046 đồng năm 2023 với tốc độ phát triển bình quân là 29,97%

Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty giảm nhẹ trong 3 năm với tốc độ phát triển bình quân là 53,57%, cho thấy Công ty có thể sử dụng vốn chủ sở hữu để đáp ứng nhu cầu tài chính ngắn hạn, như thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hoặc tăng cường dòng tiền

Bảng 2.2 Đặc điểm nguồn vốn của Công ty qua 3 năm (2021-2023)

Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) Giá trị TT (%)

Tài sản ngắn hạn 100.837.510.426 56,30 104.314.320.271 72,96 107.680.258.548 77,22 68,20 Tài sản dài hạn 78.281.896.074 43,70 38.652.905.703 27,04 31.758.961.046 22,78 29,97

Nợ phải trả 99.086.383.792 55,32 61.172.318.968 42,79 55.565.901.462 39,85 45,52 Vốn chủ sở hữu 80.033.022.708 44,68 81.794.907.006 57,21 83.873.318.132 60,15 53,57

(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán, 2024)

2.3.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật

Tình hình hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty được thể hiện trên Bảng 2.3 như sau:

Bảng 2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty Đơn vị tính: VNĐ

Nguyên giá Giá trị còn lại

I TSCĐ hữu hình 127.117.784.604 99,88 31.295.638.601 24,62 Nhà cửa, vật kiến trúc 78.941.508.187 62,10 27.645.231.684 35,02 Máy móc, thiết bị 45.781.492.293 35,97 3.393.898.955 7,41 Phương tiện vận tải, truyền dẫn 1.965.507.880 1,54 256.507.962 13,05

Thiết bị dụng cụ quản lý 429.276.244 0,34 - -

(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán, 2024)

Qua bảng trên ta thấy, tài sản của công ty khá cũng, đã khấu hao gần hết với giá trị còn lại bình quân là 28,52% Trong đó:

- Tài sản cố định hữu hình chiếm 99,88% trên tổng tài sản cố định, gồm:

 Hệ thống máy móc thiết bị của công ty bao gồm: máy đúc sản rỗng Tensiland; dây chuyền sản xuất gạch block; trạm trộn bê tông tự động; máy nén mẫu; máy nén bê tông; hệ thống dây chuyền sản xuất dầm, sàn DUL; dây chuyền sản xuất cống ly tâm; dây chuyền sản xuất cống va rung; máy siêu âm bê tông; máy thử bọt khí bê tông; cầu trục; vận thăng; máy kinh vĩ quang cơ; thiết bị đo chiều dày sơn; máy hàn; máy phay; máy bào; thiết bị phun cát )

 Nhóm nhà cửa vật kiến trúc: gồm có Xưởng sản xuất chính, xưởng bê tông, xưởng cơ khí, xưởng sản xuất tấm tường, khu nhà khối văn phòng và khu nhà ăn Nhà cửa vật kiến trúc chiếm tỷ trọng lớn nhất 62,02% trong tổng nguyên giá tài sản cố định hữu hình Tỷ lệ giá trị còn lại trên nguyên giá của nhà cửa vật kiến trúc khá thấp 35,02%, cho thấy cơ sở vật chất hạ tầng của Công ty đã hao mòn nhiều, cầu tu sửa để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh

 Hệ thống máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 là trong tổng nguyên giá tài sản cố định hữu hình Tỷ lệ giá trị còn lại trên nguyên giá rất thấp 36,74%, cho

34 thấy hệ thống máy móc thiết bị của Công ty đã hao mòn nhiều, cầu tu sửa, mua mới, cập nhật kĩ thuật công nghệ hiện đại để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh

 Tài sản cố định vô hình chỉ chiếm 0,12% trên tổng tài sản cố định, đã trích hết khấu hao

Có thể thấy rằng tài sản của Công ty đang trong tình trạng hao mòn khá nhiều, cần tập trung tu sửa, bảo trì, bảo dưỡng để có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh trong tương lai.

Kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2021-2023

2.4.1 Kết quả SXKD về mặt hiện vật

Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty về mặt hiện vật được thể hiện trong bảng 2.4 dưới đây

Bảng 2.4 Kết quả SXKD về mặt hiện vật giai đoạn 2021-2023

TT Sản phẩm ĐVT 2021 2022 2023 TĐPTBQ

1 Cấu kiện bê tông DƯL m 3 38.927 40.308 42.897 102,46

(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán, 2024)

Sản phẩm cấu kiện bê tông dự ứng lực có xu hướng biến động tăng đều trong 3 năm Cụ thể năm 2021 sắn xuất được 38,927 m 3 , năm 2020 là 40.308 m 3 và đến năm

2021 tăng lên 42.897 m 3 với tốc độ phát triển bình quân là 102,46%

Sản phẩm tấm tường Acotec cũng có sản lượng biến động qua 3 năm: Cụ thể từ 313.084 m 3 năm 2021 tăng lên 598.642 m 3 năm 2022 và đến năm 2023 thì tăng lên 599.861 m 3 với tốc độ phát triển bình quân là 119,19% Đây là tốc độ tăng trưởng khá mạnh mẽ

35 Sản phẩm dầm PPB các loại có chiều hướng tăng mạnh trong 3 năm qua Cụ thế, năm 2021 là 46.704 m đến năm 2022 tăng lên 65.084 m và năm 2023 là 68.641 m với tốc độ phát triển bình quân là 122,30% (tăng 22,3%)- một mức tăng khá ấn tượng

Sản phẩm gạch block sàn 120 có biến động tăng đều: Cụ thể, năm 2021 sản xuất 338.836 viên, năm 2022 là 356.847 viên với tốc độ phát triển liên hoàn là 99,72% Năm

2023 là 354.876 viên với tốc độ phát triển liên hoàn là 102,62% Tốc độ phát triển bình quân của sản phẩm gạch block sản 120 ba năm qua là 97,72%

2.4.2 Kết quả SXKD về mặt giá trị

Kết quả sản xuất kinh doanh bằng chi tiêu hiện vật mới cho chúng ta thấy khối lượng sản phẩm mà doanh nghiệp tiêu thụ được trong kỳ Do đó, để có cái nhìn tổng quát hơn ta đi sâu phân tích kết quả sản xuất kinh doanh bằng chỉ tiêu giá trị Qua bảng 2.5 ta thấy giá trị toàn bộ khối lượng sản phẩm mà công ty đã tiến hành trong 3 năm qua có xu hướng phát triển không đều Tốc độ phát triển bình quân đạt 95,29%, tăng trong năm 2022 và giảm nhẹ trong năm 2023 Năm 2022 giá trị toàn bộ khối lượng sản phẩm tăng so với năm 2021 là 110,59% Năm 2023 tăng so với năm 2022 là 100,41% Trong đó:

* Nhóm sản phẩm đạt giá trị sản lượng cao:

- Sản phẩm cấu kiện bê tông dự ứng lực có tốc độ phát triển bình quân là 95,32% Với năm 2021 có giá trị là 181.983.725.563 đồng đến năm 2022 giá trị là 200.648.953.320 đồng Năm 2023 đã tăng lên 201.025.787.545 đồng

- Sản phẩm tấm tường Acotec của Công ty có tốc độ phát triển bình quân là 97,54% Cụ thể, năm 2021 có giá trị sản lượng là 39.918.210.420 đồng, năm 2022 và

2023 tăng trưởng đều với giá trị lần lượt là 42.897.645.321 đồng và 43.859.214.545 đồng

* Nhóm sản phẩm đạt giá trị sản lượng thấp:

Sản phẩm dầm cầu bê tông cốt thép, dầm PPB các loại, ống cống có tốc độ phát triển tăng trưởng biến động trong 3 năm 2021-2023 với tốc độ phát triển bình quân ở mức 80-105% Cụ thể, năm 2021 có giá trị sản lượng là 2.784.600.451 đồng đến năm

2022 là 3.156.892.456 đồng và năm 2023 giá trị là 3.200.154.484 đồng Trong khi đó nhóm sản phẩm Gạch Block sàn 120 và các sản phẩm có xu hướng giảm

Bảng 2.5 Kết quả SXKD về giá trị vật giai đoạn 2021-2023 Đơn vị tính: VNĐ

1 Cấu kiện bê tông DƯL 181.983.725.563 200.648.953.320 201.025.787.545 110,26 100,19 95,32

(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán, 2024)

Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của Công ty

Công ty TNHH Một thành viên Bê Tông Xuân Mai là một trong những thương hiệu sản xuất cấu kiện bê tông đi đầu trong lĩnh vực ứng dụng các công nghệ xây dựng tiên tiến, sử dụng hệ thống dây chuyền sản xuất có công suất lớn đủ khả năng đáp ứng tiến độ cho nhiều công trình với nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau

- Công ty được Công ty mẹ luôn tạo điều kiện về công ăn việc làm

- Toàn bộ các vật tư chính phục vụ cho sản xuất như thép các loại, xi măng, cát, đá được Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai cung cắp, đã làm giảm áp lực tài chính cho Công ty

- Đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm

- Đội ngũ công nhân viên trẻ, năng động

- Trái qua chặng đường hình thành và phát triển cùng với thị trường xây dựng trong và ngoài nước, cho đến nay Công ty đã có tổng số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động xây dựng là 38 năm

Hiện nay các đơn vị sản xuất, thi công trong ngành xây dựng tích cực đầu tư công nghệ mới, đa dạng hóa sản phẩm dẫn đến sự cạnh tranh của thị trường vật liệu xây dựng và xây dựng ngày càng lớn

Chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ nhằm giảm lạm phát đã làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận vốn vay ngân hàng,

Công ty phải đối diện với những khó khăn lớn như máy móc thiết bị một số đã cũ cần thay thế, tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp và có dấu hiệu suy thoái Ngành nghề công ty hoạt động cần máy móc hiện đại, đầu tư cao

2.5.3 Phương hướng phát triển của Công ty

Tích cực tìm kiếm khách hàng, quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường ngoài hệ thống Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai đối với sản phẩm cấu kiện bê tông, nhà công nghiệp và các công trình giao thông, đặc biệt tấm tường nhằm tạo công ăn việc làm cho các bộ công nhân viên

- Đầy mạnh công tác Marketing, phát triển thị trường, chú trọng đầu tư vào thương hiệu, hình ảnh của Công ty trên thị trường

- Tiếp tục phát huy những sáng kiến cải tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tiết kiệm các chi phí Định hướng trong công tác cải tiến theo hướng giảm sử dụng nhân công vào quá trình sản xuất và thi công

- Quản lý tốt công tác kế hoạch sử dụng, bảo dưỡng thiết bị đảm bảo đáp ứng tiến độ thi công tại các công trường

- Duy trì tốt hệ thống quản trị chất lượng, tiến tới phát triển theo hệ tống quản lý chất lượng theo ISO 9001-2015

- Chăm lo tốt đời sống của người lao động về các vấn đề như: lương, thưởng, phụ cấp

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN

Đặc điểm chủng loại sản phẩm sản xuất kinh doanh của Công ty 39 3.2 Thực trạng công tác quản trị chất lượng tại Công ty

Là một nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm bê tông, sản phẩm chính của Công ty hiện nay bao gồm: Tẩm tưởng Acotex tiền chế; Cọc BTCT thường: Cọc BTCT dự ứng lực; Dầm cầu BTCT thường; Dầm cầu BTCT dự ứng lực; Cột BTCT thường; Dầm, sàn BTCT DƯL của nhà cao tầng và nhà xưởng công nghiệp; Kèo, xà gồ BTCT dự ứng lực; Hệ dầm sàn nhẹ PPB dự ứng lực (dầm PPB và gạch Block); Ống cống, cống hộp, Rãng U, tấm đan… Gia công lắp đặt hệ nhôm kính; Gia công cơ khí (ván khuôn, giáo leo)

Sản phẩm cẩu kiện bê tông dự ứng lực và tấm tường Acotec là hai sản phẩm đi đầu về công nghệ mới tại Xuân Mai Các sản phẩm này đều được trải qua quy trình sản xuất và kiểm tra chặt chẽ Sản phẩm chất lượng cao, có tính bền, ít phải bảo dưỡng khi sử dụng, các cấu kiện vượt khẩu độ lớn, tạo ra những không gian rộng từ đó tạo ra khoảng mở cho các nhà thiết kế kiến trúc và giúp tiết kiệm các chi phí công trình

Ngoài các sản phẩm trên, công ty còn các sản phẩm nhự: dầm cầu bê tông cốt thép, dầm PPB các loại, gạch block sản 120, ống cống các loại Các sản phẩm này đều rất đa dạng về mẫu mã và chủng loại, chúng đều được trải qua quy trình sản xuất, kiểm tra chặt chẽ bằng máy móc thiết bị công nghệ cao

Bảng 3.1 Các lĩnh vực SXKD và sản phẩm của Công ty

TT Lĩnh vực Loại sản phẩm

Sản xuất thi công công trình dân dụng

1 Cọc, cừ bê tông cốt thép dự ứng lực tiền chế: Cọc 300x300 400x400; 500x500

2 Cột bê tông cốt thép tiền chế: Cọc cừ cữ T; Cừ chữ H; Cừ chữ W;

3 Dầm bê tông dự ứng lực tiền chế

4 Tấm sàn bê tông dự ứng lực tiền chế: Tấm sàn đặc; Tấm sàn xốp; Tấm sàn hollow core

5 Bản thang bê tông cốt thép

Sản xuất, thi công công trình công nghiệp

1 Cột bê tông tiền chế: Sản xuất và lắp dựng cột bê tông tiền chế

2 Dầm bê tông dự ứng lực tiền chế: Dầm xỏ lỗ, dầm cài; Dầm double T; Vì kèo mái oval; Vì kèo mái

3 Tấm sàn đặc bê tông dự ứng lực tiền chế

4 Vì kèo mái bê tông dự ứng lực tiền chế

5 Bản thang bê tông cốt thép

Sản xuất, thi công công trình giao thông

1 Dầm đường sắt trên cao

2 Dầm cầu vượt nhịp giao thông Supper T

5 Hầm đường sắt, đường bộ

Sản xuất, thi công tấm tường Acotec

5 Sản xuất , thi công kết cấu thép Gia công kết cấu thép

Sản xuất, thi công dầm sàn PPB siêu nhẹ

1.Không cần sử dụng coppha, giáo chống nên thời gian thi công hệ dầm sàn PPB nhanh hơn gấp 6 lần so với thời gian thi công sàn bê tông làm theo lối truyền thống

2 Dựa trên đặc điểm nhỏ gọn của vật liệu dầm sàn PPB có thể tiến hành thi công dễ dàng ở những khu vực có địa hình phức tạp, ngõ hẹp nhỏ trong nội thành

3 Hệ dầm sàn panel có khả năng chịu lực, chống nóng, chống ồn cực tốt Các đặc tính này được hình thành chính nhờ các vật liệu được dùng để đúc và cấu tạo lỗ rỗng ở các viên block

7 Sản xuất, thi công hạ tầng kỹ thuật

1 Ống cống bê tông ly tâm D300, D400, D500, D600, D750, D1000

2 Ống cống bê tông ly tâm D1000 - D2000 3.Cống hộp

4 Rãnh thoát nước đúc sẵn 5.Vỉa hè các loại

7 Gạch bê tông Ziczac lát vỉa hè

Cho thuê cẩu tháp, vận thăng, giáo leo, ván khuôn

1 Cho thuê cẩu tháp, vận thăng:

Cho thuê cẩu tháp, vận thăng lồng phục vụ thi công các công trinh dân dụng và công nghiệp; Cung cấp dịch vụ lắp đặt và tháo hạ vận thăng, cẩu tháp; Tư vấn, Cung cấp hỗ trợ về kỹ thuật lắp đặt, thao dỡ cẩu tháp, vận thăng; Tư vấn, Cung cấp hỗ trợ về kỹ thuật lắp đặt, thao dỡ cẩu tháp, vận thăng; Bảo trì, Bảo dưỡng máy móc cẩu tháp, thiết bị nâng; Cung cấp đội ngũ nhân công vận hành cẩu tháp, vận thăng kinh nghiệm, chuyên nghiệp

2 Sản xuất và cho thuê giáo leo

3 Sản xuất và cho thuê ván khuôn thép

4 Sản xuất và cho thuê ván khuôn euro form

(Nguồn: Phòng Kỹ thuật sản xuất, 2024)

3.2 Thực trạng công tác quản trị chất lượng tại Công ty

3.2.1 Các tiêu chuẩn chất lượng mà Công ty đang áp dụng trong sản xuất bê tông

Hiện nay tại công ty đang áp dụng những tiêu chuẩn quản trị về chất lượng như trong Bảng 3.2:

Bảng 3.2 Hệ thống các tiêu chuẩn đang áp dụng tại Công ty

Hạng mục Các tiêu chuẩn cụ thể

Các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với nguyên vật liệu

- TCVN 1651:2018: Thép cốt bê tông – Yêu cầu kỹ thuật

- TCVN 7570:2006: Cốt liệu cho bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật

- TCVN 6260:2009: Xi măng Pooclăng hỗn hợp – Yêu cầu kỹ thuật

- TCVN 9205:2012: Cát nghiền cho bê tông và vữa

- TCVN 11586:2016: Xỉ hạt lò cao nghiền mịn cho bê tông và vữa

- TCVN 4506:2012: Nước trộn bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật

- ASTM A416/A416M-12a: Standard Specification for Steel Strand, Uncoated Seven-Wire for Prestressed Concrete (Tiêu chuẩn về Cốt thép bê tông)

- ASTM A615/A615M:03a: Standard Specification for Deformed and Plain Billet-Steel Bars for Concrete Reinforcement (Tiêu chuẩn về Cốt thép bê tông)

- BS 5896:2012: Specification for high tensile steel wire and strand for the prestressing of concrete (Tiêu chuẩn về Cốt thép bê tông)

Các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm bê tông

- TCVN 9114:2019: Sản phẩm bê tông ứng lực trước - Yêu cầu kỹ thuật và kiểm tra chấp nhận

- TCVN 4453:1995 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - quy phạm thi công và nghiệm thu

- TCVN 3015:2022- Hỗn hợp bê tông năng và bê tông nặng – Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu

- TCVN 3106:2022- Hỗn hợp bê tông nặng – Phương pháp thử độ sụt

Các tiêu chuẩn quản lý chất lượng công trình, ATLĐ

- TCVN 5637:1991: Quản lý chất lượng xây lắp công trình xây dựng- nguyên tắc cơ bản

- TCVN 5308:1991: Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng

(Nguồn: Phòng Kỹ thuật sản xuất, 2024) 3.2.2 Quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng của Công ty

Quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng trong sản xuất Bê tông của Công ty được thực hiện qua 13 bước như trên Lưu đồ dưới đây:

Bước Công Việc Chủ trì Biểu mẫu

MB12.01 MB12.01A MB12.02 MB12.03 MB12.03

KCS MB13.03 Tramix kiểm tra cấp phối

Kiểm tra vật liệu đầu vào Nhập vật liệu đầu vào

Kiểm tra gia công cốt thép

Kiểm tra căng cáp nếu có, kiểm tra cốt thép Đạt Đạt Không đạt Đạt Không đạt

Không đạt Đạt Không đạt Đạt

MB14.01 MB14.02 MB14.03 MB14.04 MB14.05

KCS Kiểm tra vệ sinh khuôn ván, chuẩn bị đổ bê tông

Kiểm tra quá trình đổ bê tông

Kiểm tra quá trình bảo dưỡng bê tông

Kiểm tra cắt cáp, dỡ sản phẩm, nghiệm thu sản phẩm

Quá trình lưu kho cấu kiện

Không đạt Đạt Đạt Không đạt

(Nguồn: Phòng Kỹ thuật sản xuất, 2024)

Hình 3.1 Lưu đồ quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng trong sản xuất bê tông của Công ty

Công ty áp dụng Phương pháp kiểm soát chất lượng thông qua lưu đồ để quản lý chất lượng của sản phẩm, kiểm soát chất lượng từng khâu trong quá trình sản xuất

Bước 1: Nhận vật liệu đầu vào

1 Bộ phận vật tư (BPVT) tiếp nhận vật liệu đầu vào, kiểm tra theo danh sách chung loại và khối lượng đã lên

2 Bộ phận vật tư thông báo danh sách vật tư cho các bộ phận Thí nghiệm- KCS, Kiểm tra – Kĩ thuật KT-KT về việc đã nhận vật tư để các bộ phận tiến hành các thủ tục kiểm tra vật tư tiếp theo

Nếu nguyên vật liệu không đạt tiêu chuẩn, bộ phận vật tư nhận thông báo tiến hành kiểm tra lại số lượng theo bảng kê, phiếu mua nguyên liệu đầu vào theo quy định

Bước 2: Kiểm tra vật liệu đầu vào

1 KT-KT tiến hành kiểm tra danh sách vật tư từ BPVT đã khớp đã phù hợp với đệ trình vật liệu của dự án Sau khi kiểm tra báo cho TN-KCS lên kế hoạch kiểm tra vật liệu đầu vào

2 TN-KCS lên lịch và liên hệ đại diện các bên liên quan: đại diện tổng thầu, đại diện Tư vấn giám sát (TVGS), đại diện Chủ đầu tư (CĐT) tham gia tiến hành

Lưu hồ sơ kiểm soát chất lượng Kiểm tra xuất hàng

45 kiểm tra vật liệu đầu vào theo các tiêu chuẩn hiện hành và theo tài liệu thiết kế của dự án

Trường hợp nguyên vật liệu không đạt tiêu chuẩn qui định kiểm tra sẽ được trả về bộ phận vật tư, sau đó tiến hành kiển tra xác định nguyên nhân tiêu chuẩn, tùy thuộc vào khối lượng lỗi sẽ được hoàn trả về cho nhà cung cấp

3: Thiết kế cấp phối, kiểm tra cấp phối bê tông

1 Thiết kế cấp phối bê tông của dự án:

Căn cứ vào hồ sơ thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật của dự án Phòng TN-KCS tiến hành thiết kế cấp phối cho các loại bê tông sử dụng cho dự án Sau khi thiết kế cấp phối cần kiểm tra kiểm soát các nội dung sau:

-Thiết kế cấp phối đã đủ cho các chủng loại và cường độ bê tông sẽ áp dụng trong dự án hay chưa;

-Kiểm soát hàm lượng xi măng, tỷ lệ nước/ xi có phù hợp với tiêu chuẩn; -Kiểm tra các yêu cầu về hàm lượng xi măng, tỷ lệ nước/xi… với yêu cầu kỹ thuật của dự án nếu có

-Chuyển thông tin cho bộ phận Quản lý dự án để đệ trình các đơn vị liên quan

2 Tiến hành Tramix kiểm tra cấp phối thiết kế bằng các mẫu thí nghiệm

Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác công tác quản trị chất lượng tại công ty TNHH Một thành viên Bê Tông Xuân Mai

3.4.1 Mục tiêu chung về nâng cao hiệu quả của công tác quản trị chất lượng của công tác quản trị chất lượng tại Công ty

Mục tiêu chung của Công Ty

- Phần đấu trở thành một trong số các doanh nghiệp sản xuất và phân phối các sản phẩm từ bê tông bê tông uy tín, tiêu biểu, có hiệu quả cao, chất lượng tốt, có thương hiệu nổi bật

- Không ngừng nâng cao hiệu quả, hiệu suất hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ, nhằm tối đa hóa lợi ích của các chi phí

- Song song với hiệu quả sản xuất kinh doanh, chú trọng cải thiện điều kiện và môi trường làm việc để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động

- Cùng cố và mở rộng quan hệ đổi ngoại, tăng cường hợp tác liên kết để không chỉ nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn duy trì - phát triển uy tín, hình ảnh, thương hiệu trên thương trường

- Ngoài ra, công ty tích cực tham gia công tác xã hội, phấn đấu hoàn thành tốt mọi nghĩa vụ đối với Ngân sách nhà nước và Xã hội

- Xây dựng và phát triển Công ty trở thành một doanh nghiệp vững mạnh, lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm thước đo chủ yếu cho sự phát triển bền vùng

- Tăng nhanh sản lượng tiêu thụ, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng và trẻ hóa đội ngũ nhân lực của Công ty

- Chuyến hướng phát triển thêm một số lĩnh vực mới với mục tiêu phát triển đa ngành nghề theo yêu cầu đa dạng hóa ngành nghề

- Phát huy cao độ mọi nguồn lực để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước

- Trên cơ sở hệ thống mục tiêu đã xác định, phân tích môi trường kinh doanh và phân tích nội bộ, Ban lãnh đạo Công ty đã hình thành và lựa chọn các kế hoạch chiến lược sau: kế hoạch sản phẩm - thị trường, kế hoạch đầu tư phát triển quản trị nhân lực và quản trị chất lượng

3.4.2 Một số ý kiến đề xuất góp phần hoàn thiện công tác công tác quản trị chất lượng tại Công ty TNHH Một thành viên Bê Tông Xuân Mai Để tồn tại và phát triển, ngoài việc đưa ra sản phẩm có chất lượng tốt, Công ty phải tập trung tim kiếm những cách để giá bán sản phẩm phải thấp hơn sản phẩm cùng loại tạo nên sức cạnh tranh lớn Để duy trì hệ thống quản trị chất lượng một cách có hiệu quả và hiệu lực, yêu cầu các cán bộ kỹ thuật phải thường xuyên cập nhật, trang bị những kiến thức khoa học, kỹ thuật mới Trong kỹ thuật sản xuất phải sâu sát và trước một bước để chủ động trong mọi tình huống, tăng tỷ lệ pha phụ gia nhưng phải đảm bảo ổn định chất lượng bê tông Để có giá cạnh tranh, Công ty phải áp dụng mọi biện pháp để hạ giá thành sản phẩm Ngoài việc duy trì có hiệu quả hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn và hệ thống nội quy, quy chế nhằm kiểm soát chặt chẽ giá cá, số lượng, chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, Lãnh đạo Công ty còn đặc biệt quan tâm đến việc đề ra các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật phù hợp, phát động và khuyến khích phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất máy móc thiết bị ,tiết kiệm nhiên liệu và chi phí động lực, có chính sách tiền lương, tiền thưởng hợp lý để tạo đòn bẩy kích thích người lao động nhằm nâng cao năng suất lao động Vì vậy giá bán của sản phẩm được khách hàng chấp nhận và mang tính cạnh tranh

Công ty cần tiếp tục duy trì hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, vận hành có hiệu quả hệ thống quản trị chất lượng, hệ thống nội quy, quy chế của công ty để toàn bộ hoạt động sản xuất đều được kiểm soát chặt chẽ, người lao động làm việc nề nếp, khoa học Từ đó năng suất lao động, chất lượng sản phẩm cao và ổn định Động viên giáo dục cán bộ công nhân lao động để họ tự giác trong phong trào thi đua lao động sản xuất, phong trào tiết kiệm, sáng kiến cải tiến kỹ thuật,

67 xây dựng các cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến kết hợp với khen thưởng kịp thời để tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành

Có chính sách thu hút lao động có trình độ, tổ chức đào tạo một đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề để phục vụ cho nhà máy mới Để phát triển nguồn nhân lực hơn nữa, Công ty nên đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và trình độ tay nghề, nên thường xuyên tổ chức đào tạo lao động tại chỗ hoặc mở các lớp đào tạo ngắn hạn cho các phòng ban Bên cạnh đó Công ty nên đào tạo hoặc tạo cơ hội cho nhân viên học tập các ngành nghề khác không liên quan tới nghiệp vụ trực tiếp

Tăng cường công tác đầu tư phát triển cũng như chú trọng vào đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện có Tạo môi trường làm việc tốt nhất cho người lao động; quan tâm phát triển lợi ích cộng đồng - Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực trong ngắn hạn và dài hạn phù hợp với chiến lược, mục tiêu, kế hoạch về chất lượng cũng như chiến lược, mục tiêu, kế hoạch chung của công ty - Tăng cường đào tạo kỹ năng về quản trị chất lượng cho các bộ phận quản lý, nâng cao nhận thức về chất lượng, kỹ năng cho các lao động phổ thông Đặc biệt triển khai kế hoạch đào tạo nội bộ tại tất cả các nhà máy trong toàn công ty - Có kế hoạch luân chuyển các cán bộ quản lý giữa các phòng ban và nhà máy, điều động chéo các bộ phận lao động phổ thông giữa các bộ phận và giữa các nhà máy với nhau Qua đó có thể chia sẽ được kinh nghiệm quản lý, cũng như nâng cao được kỹ năng về quản trị chất lượng - Khuyến khích các cá nhân, nhóm sáng tạo trong tổ chức, ghi nhận thành tựu của các cá nhân Đồng thời tạo môi trường làm việc an toàn, tốt nhất cho người lao động để tất cả mọi người có thể an tâm công tác, thực hiện tốt công việc của mình

Ngày đăng: 21/08/2024, 16:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình  2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty ............................................... - một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị chất lượng tại công ty tnhh một thành viên bê tông xuân mai hà nội
nh 2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty (Trang 6)
Bảng 2.1. Cấu lao động của Công ty - một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị chất lượng tại công ty tnhh một thành viên bê tông xuân mai hà nội
Bảng 2.1. Cấu lao động của Công ty (Trang 32)
Hình  2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty - một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị chất lượng tại công ty tnhh một thành viên bê tông xuân mai hà nội
nh 2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty (Trang 35)
Bảng 2.2.  Đặc điểm nguồn vốn của Công ty qua 3 năm (2021-2023) - một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị chất lượng tại công ty tnhh một thành viên bê tông xuân mai hà nội
Bảng 2.2. Đặc điểm nguồn vốn của Công ty qua 3 năm (2021-2023) (Trang 38)
Bảng 2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty - một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị chất lượng tại công ty tnhh một thành viên bê tông xuân mai hà nội
Bảng 2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty (Trang 39)
Bảng 2.4. Kết quả SXKD về mặt hiện vật giai đoạn 2021-2023 - một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị chất lượng tại công ty tnhh một thành viên bê tông xuân mai hà nội
Bảng 2.4. Kết quả SXKD về mặt hiện vật giai đoạn 2021-2023 (Trang 40)
Bảng 2.5. Kết quả SXKD về giá trị vật giai đoạn 2021-2023 - một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị chất lượng tại công ty tnhh một thành viên bê tông xuân mai hà nội
Bảng 2.5. Kết quả SXKD về giá trị vật giai đoạn 2021-2023 (Trang 42)
Bảng 3.2. Hệ thống các tiêu chuẩn đang áp dụng tại Công ty - một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị chất lượng tại công ty tnhh một thành viên bê tông xuân mai hà nội
Bảng 3.2. Hệ thống các tiêu chuẩn đang áp dụng tại Công ty (Trang 47)
Hình  3.1. Lưu đồ quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng trong sản xuất - một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị chất lượng tại công ty tnhh một thành viên bê tông xuân mai hà nội
nh 3.1. Lưu đồ quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng trong sản xuất (Trang 50)
Bảng 3.3. Sai lệch cho phép đối trong thi công công trình và sản xuất một số - một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị chất lượng tại công ty tnhh một thành viên bê tông xuân mai hà nội
Bảng 3.3. Sai lệch cho phép đối trong thi công công trình và sản xuất một số (Trang 60)