Tổng quan về hệ thống lái trên xe ô tô Hệ thống lái bao gồm các bộ phận như vô-lăng, trục lái, bánh răng và thanh răng, hệ thống cơ cấu lái chuyển đổi chuyển động quay của vô-lăng thành
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG LÁI
Tình hình phát triển hiện nay ngành ô tô
Ngành công nghiệp ô tô là một trong những ngành công nghiệp quan trọng và phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới Nó không chỉ đóng góp lớn vào GDP của nhiều quốc gia mà còn tạo ra hàng triệu việc làm Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu hiện đang trải qua giai đoạn phát triển sôi động , với nhiều xu hướng và thay đổi lớn
Mặc dù đại dịch COVID-19 đã gây ra sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng và sản xuất, doanh số ô tô toàn cầu đang phục hồi Dự báo doanh số xe nhẹ toàn cầu có thể đạt khoảng 80-90 triệu xe vào năm 2024 , tăng so với khoảng 75 triệu xe trong các năm đại dịch Thị trường chủ chốt Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất thế giới về doanh số xe , theo sau là Hoa Kỳ và châu Âu Sự tăng trưởng đáng kể cũng được dự báo ở các thị trường mới nổi như Ấn Độ và Đông Nam Á
Bên cạnh đó những năm hiện nay trên thế giới bắt đầu sôi nổi du nhập thêm thị trường xe điện (Ev) và điện khí hóa.Các hãng xe điện nổi trội đang phát triển mạnh mẽ danh số bán hàng tăng vọt so với các năm Chính phủ nhiều nước đã đặt ra các mục tiêu tham vọng cho việc giảm phát thải và khuyến khích sử dụng xe điện Ví dụ, Liên minh châu Âu và Trung Quốc đặt mục tiêu cấm xe sử dụng động cơ đốt trong vào các thập kỷ tới Các hãng xe lớn như Tesla, Volkswagen, và General Motors đang đầu tư hàng tỷ USD vào việc phát triển xe điện và hạ tầng sạc Nhiều mẫu xe điện mới dự kiến sẽ ra mắt trong những năm tới, từ các loại xe hạng nhẹ đến xe tải và xe thương mại
Bên cạnh đó là các công nghệ tiên tiến được đẩy mạnh phát triển Công nghệ xe tự lái đang tiến bộ nhanh chóng với sự tham gia của nhiều công ty công nghệ và các hãng xe lớn Waymo, một công ty con của Alphabet, và Tesla là những cái tên nổi bật trong lĩnh vực này Xe tự lái cấp độ 4 và 5 (hoàn toàn tự động) đang được thử nghiệm trên đường phố một số thành phố lớn Các phương tiện ngày càng tích hợp nhiều công nghệ kết nối, từ hệ thống giải trí đến các dịch vụ liên quan đến dữ liệu Các hãng xe đang hợp tác với các công ty công nghệ để phát triển các hệ thống điều khiển bằng giọng nói, ứng dụng di động, và các dịch vụ liên quan đến dữ liệu người dùng
Ngành công nghiệp ô tô đang ở ngã rẽ quan trọng với nhiều thay đổi cơ bản trong cách thức hoạt động và phát triển Việc chuyển hướng sang xe điện, áp dụng công nghệ tự lái, và sự thay đổi trong chuỗi cung ứng sẽ định hình lại toàn bộ ngành trong những thập kỷ tới Sự thích nghi và đổi mới sẽ là chìa khóa giúp các hãng xe duy trì vị thế và phát triển trong bối cảnh cạnh tranh và yêu cầu môi trường ngày càng khắc nghiệt
Dự báo của các doanh nghiệp ô tô cho thấy, năm 2023 thị trường ô tô sẽ sụt giảm gần 30% so với 2022, tương đương với khoảng 70.000 xe Khó khăn này sẽ còn kéo dài ít nhất tới nửa đầu năm 2024 Bởi lý do đã phải giãn sản xuất, giảm giờ làm và cắt giảm lao động Không chỉ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng mà các nhà cung cấp linh kiện trong nước cũng chịu tác động dây chuyền
Theo số liệu bán hàng của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường tính đến hết tháng 11/2023 giảm 29% so với 2022 Trong đó, xe ô tô du lịch giảm 31%; xe thương mại giảm 16% và xe chuyên dụng giảm 57% so với năm 2022
Dự báo của các doanh nghiệp ô tô cho thấy, năm 2023 ước tính thị trường ô tô sẽ sụt giảm hơn 20% so với 2022, tương đương với khoảng 70.000 xe, trong đó có gần 50.000 xe sản xuất lắp ráp trong nước Doanh số sụt giảm thì nguồn thu ngân sách từ thuế, phí cũng giảm mạnh Không những thế các doanh nghiệp cung cấp linh kiện cũng bị ảnh hưởng, phải giảm sản lượng và tác động xấu tới ngành công nghiệp hỗ trợ Khó khăn này sẽ không kết thúc khi hết năm 2023 mà còn kéo dài ít nhất tới nửa đầu năm 2024, một số doanh nghiệp ô tô nhận định Sức chống chịu của các doanh nghiệp ô tô ngày càng yếu
Theo các doanh nghiệp, một mẫu xe phải đạt được doanh số bán từ 50.000 chiếc/năm trở lên mới khả thi để đầu tư sản xuất linh kiện, phát triển chuỗi cung ứng, nâng tỷ lệ nội địa hóa và giảm giá thành Trong khi đó, tại Việt Nam, đến nay chưa có mẫu xe nào đạt doanh số này cả Năm 2023 mẫu xe do doanh nghiệp trong nước sản xuất lắp ráp có doanh số bán cao nhất không vượt quá 20.000 xe Còn lại đa số các mẫu xe đều có doanh số bán thấp từ 10.000 xe trở lại
Những doanh nghiệp sản xuất dẫn đầu về thị phần năm 2022 như Toyota, Honda ghi nhận thị phần giảm trong năm 2023 trong khi những doanh nghiệp nhỏ hơn (Ford, Kia, Mazda, Mitsubishi) tăng trưởng nhờ chiến lược giá tốt hơn Thêm vào đó, các doanh nghiệp sản xuất Trung Quốc cũng đang đưa nhiều thương hiệu vào Việt Nam (Lynk&Co, Haima, MG) và mở nhà máy lắp ráp bắt đầu hoạt động từ năm 2023 (Wuling, Chery) “Con hào kinh tế” của VEA có thể sẽ bị đe dọa nếu các liên doanh Toyota, Honda của VEA không có chiến lược tốt để ngăn chặn việc giảm thị phần.Thị trường Việt Nam nhưng năm trở lại sau đại dịch đang đạt mức báo động về thị trường
Nhưng bên cạnh đó cũng đã có chuyển biến quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, và Hải Phòng Điều này dẫn đến nhu cầu cao về phương tiện cá nhân, đặc biệt là ô tô, để đáp ứng nhu cầu di chuyển ngày càng tăng Bên cạnh đó là sự phát triển mạng mẽ của VinFast
VinFast thành lập năm 2017, nhanh chóng trở thành nhà sản xuất ô tô lớn nhất Việt Nam Công ty đã ra mắt nhiều dòng xe từ xe xăng đến xe điện trong thời gian ngắn và đặt mục tiêu xuất khẩu sang thị trường quốc tế VinFast cũng đang đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển công nghệ xe điện và tự lái
VinFast đã giới thiệu nhiều mẫu xe điện như VF e34 và VF e35, nhận được sự quan tâm lớn từ người tiêu dùng trong nước Mới đây nhất VinFast đã giới thiệu nhiều mẫu xe điện VF3 Công ty cũng đang xây dựng hạ tầng sạc điện trên toàn quốc để hỗ trợ người dùng xe điện Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của VinFast thì các ông lớn trên lĩnh vực tại việt nam cũng không kém cạnh Thaco là một trong những tập đoàn lớn nhất trong ngành ô tô tại Việt Nam, sản xuất và lắp ráp nhiều loại xe từ các thương hiệu như Kia, Mazda, Peugeot, và BMW Thaco cũng sản xuất xe tải và xe buýt, phục vụ nhu cầu đa dạng của thị trường Thaco đã đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng sản xuất tại khu phức hợp Chu Lai (Quảng Nam), bao gồm các nhà máy lắp ráp ô tô, sản xuất linh kiện, và các trung tâm nghiên cứu và phát triển
Bên cạnh đó còn thương hiệu cũng khá nổi tiếng tại Việt Nam Hyundai thành công Hyundai Thành Công là liên doanh giữa Hyundai Motor và Thành Công Group, sản xuất và phân phối các dòng xe Hyundai tại Việt Nam Với các mẫu xe phổ thông như Hyundai Accent, Elantra, và Santa Fe, Hyundai Thành Công đã chiếm được thị phần đáng kể trong thị trường ô tô Việt Nam Hyundai Thành Công liên tục mở rộng năng lực sản xuất và đầu tư vào công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng và hiệu suất sản xuất Xu hướng xe điện cũng được đẩy mạnh đặc biệt là với sự dẫn đầu của VinFast Công ty này đã giới thiệu nhiều mẫu xe điện và đầu tư vào hạ tầng sạc điện trên toàn quốc Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách khuyến khích phát triển xe điện, bao gồm giảm thuế nhập khẩu linh kiện xe điện và hỗ trợ tài chính cho các dự án nghiên cứu và phát triển công nghệ xe điện
Việt Nam cũng hướng tới công nghệ tự lái Công nghệ xe tự lái vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm tại Việt Nam VinFast đã bắt đầu thử nghiệm các tính năng tự lái trên một số mẫu xe của mình, với mục tiêu đưa ra thị trường các mẫu xe tự lái trong tương lai gần
Tổng quan về hệ thống lái trên xe ô tô
1) Hệ thống lái cơ bản
Hệ thống lái là hệ thống giữ vai trò điều khiển hướng chuyển động của ô tô đi thẳng, quay vòng hoặc rẽ trái, rẽ phải theo tác động của người lái lên vô lăng
Hệ thống lái tham gia cùng các hệ thống khác thực hiện điều khiển điều khiển oto và đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn giao thông khi oto chuyển động
Hệ thống lái bao gồm các bộ phận như vô-lăng, trục lái, bánh răng và thanh răng, hệ thống cơ cấu lái chuyển đổi chuyển động quay của vô-lăng thành chuyển động xoay của bánh xe, điều chỉnh hướng di chuyển của xe Trong các xe hiện đại, hệ thống trợ lực lái (như EPS hoặc HPS) giúp giảm lực cần áp dụng lên vô-lăng, làm cho việc điều khiển hướng di chuyển trở nên dễ dàng hơn, đặc biệt là ở tốc độ thấp và trong các tình huống cần phản ứng nhanh chóng
Hệ thống lái còn cung cấp khả năng phản ứng nhanh chóng và linh hoạt đối với các lệnh điều khiển từ người lái, giúp xe thích ứng với các điều kiện đường bất ngờ như cua, tránh vật cản, hoặc thay đổi hướng di chuyển một cách mượt mà và an toàn.Việc điều khiển hướng chuyển động của xe được thực hiện nhờ vô lăng (vành lái), trục lái (truyền chuyển động quay từ vô lăng tới cơ cấu lái), cơ cấu lái (tăng lực quay của vô lăng để truyền mômen lớn hơn tới các thanh dẫn động lái), và các thanh dẫn động lái (truyền chuyển động từ cơ cấu lái đến các bánh xe dẫn hướng)
Các bộ phận chính của hệ thống lái
+ Cơ cấu lái, vô lăng, trục lái: Truyền momen do người lái tác dụng lên vô lăng đến dẫn động lái
+ Dẫn động lái: Truyền chuyển động từ cơ cấu lái đến các bánh xe dẫn hướng và đảm bảo động học quay vòng đúng
+ Trợ lực lái: Có thể có hoặc không Dùng để giảm nhẹ lực quay vòng của người lái Thường được sử dụng trên các xe đời mới, xe tải trọng lớn
An toàn là tiêu chí được đặt lên hàng đầu tiên để đánh giá thiết kế và sử dụng phương tiên di chuyển này Hệ thống lái còn cần đảm bảo xe duy trì ổn định và không bị mất kiểm soát trong các tình huống khẩn cấp hoặc trên các điều kiện đường không lý tưởng “đường bất ngờ như cua, tránh vật cản” Người lái cần nhận được phản hồi chính xác từ hệ thống lái về tình trạng và điều kiện của xe, bao gồm cảnh báo về mất kiểm soát hoặc vấn đề kỹ thuật
Hệ thống lái cần có khả năng điều chỉnh mức độ trợ lực lái để phù hợp với sở thích lái xe của từng người lái Vô-lăng và hệ thống lái cần cung cấp khả năng tương tác linh hoạt và đáp ứng nhanh chóng với các lệnh của người lái Đảm bảo ổn định bánh xe dẫn hướng các bánh xe dẫn hướng sau khi thực hiện quay vòng cần có khả năng tự động quay về trạng thái chuyển động thẳng hoặc là để quay bánh xe về trạng thái chuyển động thẳng chỉ cần đặt lực trên vành lái nhỏ hơn khi xe đi đường vòng.’ Đảm bảo khả năng quay vòng hẹp dễ dàng Khi xe quay vòng trên đường hẹp, đường gấp khúc, hệ thống lái có thể quay ngặt các bánh xe trước một cách dễ dàng Quay vòng ngặt là trạng thái quay vòng với thời gian quay vòng ngắn và bán kính quay vòng nhỏ Đảm bảo lực lái thích hợp Lực người lái đặt lên vành lái khi quay vòng phải nhỏ, lực lái cần thiết sẽ lớn khi xe đứng yên và sẽ giảm khi tốc độ xe tăng
Vì vậy cần phải đảm bảo lực lái nhỏ nhưng vẫn gây được cảm giác về trạng thái mặt đường
Hệ thống lái không được có độ dơ lớn Với xe có vận tốc lớn nhất trên
100Km/h, thì độ dơ vành lái không vượt quá 100, với xe có vận tốc lớn nhất từ
25 km/h đến 100km/h thì độ dơ vành lái không vượt quá 200 Đảm bảo khả năng an toàn bị động của xe, không gây tổn thương cho người lái khi xảy ra tai nạn Đảm bảo hiệu suất thuận phải lớn hơn hiệu suất nghịch để giảm tác động từ mặt đường qua kết cấu lái lên vô lăng Đảm bảo tỷ lệ thuận giữa góc quay vô lăng với góc quay bánh xe dẫn hướng Không đòi hỏi người lái xe một cường độ lao động quá lớn khi điều khiển ôtô Độ tin cậy cao, dễ lắp ráp, điều chỉnh, bảo dưỡng và sửa chữa
Theo cách bố trí vành tay lái
- Hệ thống lái với vành tay lái bố trí bên trái
- Hệ thống lái với vành tay lái bố trí bên phải Theo số lượng cầu phân loại
- Hệ thống lái với các bánh dẫn hướng ở cầu trước
- Hệ thống lái với các bánh dẫn hướng ở cầu sau
- Hệ thống lái với các bánh dẫn hướng ở tất cả các cầu
Theo kết cấu của cơ cấu lái
- Cơ cấu lái loại trục vít- bánh vít
- Cơ cấu lái loại trục vít- cung răng
- Cơ cấu lái loại trục vít- con lăn
- Cơ cấu lái loại trục vít chốt quay
Cơ cấu lái loại liên hợp (gồm trục vít, ê cu, cung răng)
- Cơ cấu lái loại bánh răng trụ - thanh rang
.Theo kết cấu và nguyên lý làm việc của trợ lực
- Hệ thống lái có trợ lực thủy lự
- Hệ thống lái có trợ lực khí nén;
- Hệ thống lái có trợ lực điện
2) Cấu tạo chung hệ thống lái
Mặc dù hệ thống lái ô tô ngày nay hết sức đa dạng và phong phú về nguyên lý cũng như về kết cấu, từ hệ thống lái của xe con, xe tải, loại xe sử dụng treo độc lập hay phụ thuộc về cơ bản chúng đều có 4 bộ phận chính sau: Vành lái, trục lái, cơ cấu lái, dẫn động lái
Sơ đồ kết cấu 1 hệ thống lái cơ bản
Hình 1.1 Hệ thống lái cơ bản
1.Vành lái 2.Trục lái 3.Cơ cấu lái 4.Đòn quay đứng 5.Đòn kéo dọc 6.Hình thang lái 7.Đòn quay ngang
8.Trụ xoay đứng 9.Bánh xe
Cách bố trí hệ thống lái trên xe
Các bộ phận chính của hệ thống lái
Là bộ phận đặt trên buồng lái có nhiệm vụ tiếp nhận momen quay của người lái và truyền cho trục lái Vành tay lái có cấu trúc tương đối giống nhau trên các loại xe bao gồm vành hình tròn bên trong bằng thép và được bọc bằng nhựa hoặc da Lắp ghép với trục lái bằng then hoa, ren và đai ốc Ngoài chức năng chính là tiếp nhận momen quay từ người lái vành lái còn là nơi bố trí một số bộ phận như còi, túi khí và các nút điều khiển khác
Vành lái phải đảm bảo vững chắc và tính thẩm mỹ với nội thất xe
Bao gồm trục lái chính làm nhiệm vụ truyền momen từ vành lái đến cơ cấu lái Đầu trên của trục lái chính được làm thon và xẻ răng cưa, vành lại được siết chặt vào trục lái bằng đại ốc Đầu dưới của trục lái chính được nối với cơ cấu lái bằng khớp nối mềm hoặc khớp nối các đăng để giảm thiểu chấn động từ mặt đường lên vành tay lái
Ngoài chức năng trên trục lái còn là nơi bố trí các cần điều khiển đèn chiếu sáng, xi nhan, gạt mưa và nước rửa kính
Trục lái phải đảm bảo độ cứng để truyền momen từ vành lái đến cơ cấu lái và đảm bảo giảm các rung động trong khi chuyển động từ mặt đường lên vành lái, trục lái cần có kết cấu gọn bố trí hợp lý
Hiện nay kết cấu trục lái rất đa dạng, đa số các xe sử dụng loại trục gãy được cấu tạo từ các trục có khớp nối các đăng
Hình 1.2 Các chi tiết của trục lái
1.Vành lái - 2.Các cần điều khiển đèn,cần gạt mưa -3.Cụm khoá điện 4.Vỏ trục lá -5.Khớp các đăng -6 Trục các đăng -7.Khớp cao su
Cơ cấu lái có chức năng biến chuyển động quay của trục lái thành chuyển động thẳng dẫn đến các đòn kéo dẫn hướng
Cơ cấu lái sử dụng trên các xe ô tô hiện nay rất đa dạng tuy nhiên để đảm bảo thực hiện tốt được chức năng trên thì chúng phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
+ Tỉ số truyền của cơ cấu lại phải đảm bảo phù hợp với từng loại ô tô + Có kết cấu đơn giản, tuổi thọ cao và giá thành thấp, dễ dàng tháo lắp và điều chỉnh
+ Độ rơ của cơ cấu lại phải nhỏ
Các kiểu cơ cấu lái:
+ Cơ cấu lái kiểu bánh răng thanh răng: có kết cấu đơn giản nên được sử dụng khá rộng rãi trên các loại xe ô tô hiện nay Nó bao gồm một bánh răng nghiêng thông thường được chế tạo liền với trục lái và ăn khớp với một thanh răng nghiêng, hai đầu của thanh răng có thể liên kết với trực tiếp với các đòn dẫn động lái bằng khớp trụ hoặc thông qua hai thanh dẫn động khác bằng được bắt bu lông
Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Phân tích cấu tạo, nguyên lý hoạt động và các thành phần chính của hệ thống lái trên xe Nissan Sunny 2014 từ đó xây dựng quy trình chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa hiệu quả, an toàn
- Nghiên cứu tổng quan về tình hình phát triển hiện nay ngành ô tô trên thế giới và tại Việt Nam;
- Nghiên cứu tổng quan về hệ thống lái trên xe ô tô;
- Cấu tạo hệ thống lái trên xe Nissan Sunny 2014
- Nghiên cứu tài liệu: Tìm kiếm và thu thập các tài liệu liên quan đến hệ thống lái trên xe Nissan Sunny 2014, bao gồm:
+ Sách hướng dẫn sử dụng xe
+ Tài liệu kỹ thuật của hãng xe Nissan
+ Website uy tín về ô tô
+ Phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin từ các tài liệu thu thập được
+ Quan sát và tìm hiểu trực tiếp hệ thống lái trên xe Nissan Sunny 2014;
+ Tháo lắp một số bộ phận đơn giản để quan sát chi tiết cấu tạo và hoạt động trong quá trình thực tập tại gara;
+ Tham khảo ý kiến của thợ sửa chữa ô tô có kinh nghiệm để hiểu rõ hơn về hệ thống lái xe Nissan Sunny 2014
+ Thu thập thông tin về các vấn đề thường gặp và cách khắc phục đối với hệ thống lái xe Nissan Sunny 2014.
KẾT CẤU VỀ HỆ THỐNG LÁI TRÊN XE NISSAN SUNNY
Khái quát về xe Nissan Sunny 2014
Nissan Sunny là một chiếc ô tô được sản xuất bởi nhà sản xuất ô tô Nhật Bản Nissan từ năm 1966 Vào đầu những năm 1980, thương hiệu này đã chuyển từ Datsun thành Nissan cùng với các mẫu xe khác của công ty
Mặc dù việc sản xuất Sunny ở Nhật Bản đã kết thúc vào năm 2006, nhưng cái tên này vẫn được sử dụng ở Trung Quốc và các nước GCC cho phiên bản cải tiến của Nissan Almera Ở Bắc Mỹ, các mẫu xe sau này được biết đến với tên gọi Nissan Sentra; ở Mexico, Sunny được gọi là Nissan Tsuru, trong tiếng Nhật có nghĩa là loài chim
"cần cẩu" Các phiên bản mới nhất của Sunny có kích thước lớn hơn so với các mẫu đầu tiên và có thể được coi là những chiếc xe nhỏ gọn Các phiên bản trước đó (ít nhất là dòng B11) là xe subcompact Nó được thiết kế để cạnh tranh với Toyota Corolla
Tên "Sunny" đã được sử dụng trên các mẫu xe Nissan khác, đặc biệt là các phiên bản xuất khẩu khác nhau của dòng xe Nissan Pulsar Sunny đã được nhập khẩu và sau đó được sản xuất trên toàn thế giới với nhiều tên gọi và kiểu dáng thân xe, trong các gói tiết kiệm, sang trọng và hiệu quả Một số cấu hình có vẻ là duy nhất dựa trên kiểu dáng, nhưng chia sẻ trên một nền tảng chung Sunny đã được bán ở Nhật Bản tại một kênh bán hàng đại lý chuyên dụng có tên là Nissan Satio Store, và các phiên bản cải tiến sau đó đã xuất hiện tại các mạng lưới khác của Nhật Bản
Nissan Sunny được giới thiệu ở Việt Nam vào đầu năm 2013 Thời điểm đó mẫu xe sedan hạng B có giá 518 triệu đồng và cạnh tranh với hàng loạt đối thủ như Toyota Vios, Hyundai Accent, Ford Fiesta, Honda City Sunny không ghi điểm ở những đường nét hoa mỹ hay công nghệ hiện đại, mẫu xe nhà Nissan thu hút ở đặc tính bền bỉ và một không gian nội thất rộng rãi nhất phân khúc
Hình 2.1 Hình dáng tổng thể Nissan Sunny 2014
Nissan Sunny 2014 là một mẫu sedan cỡ nhỏ được sản xuất bởi hãng xe Nhật Bản Nissan Xe này thuộc phân khúc xe gia đình và được thiết kế với mục tiêu mang lại sự thoải mái, tiết kiệm nhiên liệu, và giá trị tốt cho người sử dụng
Cũng chính vì đề cao tính thực dụng mà Nissan Sunny không được đại bộ phận người dân Việt ưa chuộng Xe luôn nằm trong top những mẫu xe bán ế nhất Việt Nam trong nhiều năm liền Tuy nhiên, với người dùng lần đầu làm quen với ô tô, đề cao yếu tố bền bỉ, vận hành đơn giản và khả năng tài chính hạn chế thì Sunny là chiếc xe phù hợp
Bảng 2 1:Các thông số kỹ thuật chính của ô tô
STT Thông số Kí hiệu Đơn vị Giá trị
1 Chiều dài tổng thể L mm 4425
2 Chiều rộng tổng thể B mm 1695
3 Chiều cao tổng thể H mm 1500
4 Chiều dài cơ sở 𝐿 𝑐𝑠 mm 2590
5 Chiều rộng cơ sở Trước mm 1480
6 Chiều rộng cơ sở Sau mm 1485
7 Bán kính vòng quay tối thiểu mm 5300
8 Khoảng sáng gầm xe mm 150
9 Trọng lượng không tải G KG 1059
10 Số chỗ ngồi (Kể cả người lái) n Chỗ 05
11 Dung tích bình nhiên liệu L 41
12 Lốp và la zăng mm 175/70R14
13 Dung tích khoang hành lý L 490
14 Động cơ vận hành HR15DE, 4 xy lanh, 16 van, thẳng hàng DOHC
15 Dung tích xi-lanh Cc 1,498
16 Hành trình pít -tong Mm 78.0x 78.4
17 Công suất cực đại kw/v/p 99.3/6000
18 Momen xoắn cực đại Nm/v/p 134/4000
20 Tiêu chuân khí thải Euro 4
Bảng 2.2: Giới thiệu về các hệ thống và các trang thiếu bị của xe
TT Tên hệ thống trang thiết bị Loại thiết bị
1 Hệ thống treo Trước Kiểu McPherson
3 Hệ thống phanh Trước Đĩa thông gió 15’’
4 Hệ thống lái Trợ lực điện
8 Hệ thống gạt mưa Trước sau
9 Tấm ốp tấm cản trước Có
11 Cảm biến tốc độ Có
14 Hệ thống âm thanh Âm thanh AM/FM Tuner, CD-Player,
15 Gương chiếu hậu Loại Điều chỉnh điện
16 Gương trong xe Chống lóa chỉnh tay
17 Dây đai an toàn Đa điểm
18 Hệ thống phanh chống bó cứng Có
19 Hệ thống phân phối phanh điện tử Có
20 Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp (BA) Có
21 Đèn báo phanh trên cao Có
23 Hàng ghế trước Trượt Có
Ngả Có Điều chỉnh độ cao mặt ghế Có
24 Giảm chấn vùng đầu chủ động Có
25 Màu thân xe Đen, Nâu, Trắng, Bạc
Cấu tạo hệ thống lái trên xe Nissan Sunny 2014
Hệ thống lái ô tô có vai trò rất quan trọng trong việc điều khiển hướng di chuyển của xe Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống lái ô tô rất phức tạp, chia thành nhiều cụm thành phần và bộ phận nhưng vẫn có sự liên kết và hỗ trợ lẫn nhau
Hệ thống lái ô tô Nissan Sunny 2014 bao gồm : cơ cấu lái, dẫn động lái, trợ lực lái Sơ đồ bố trí chung hệ thống lái xe Nissan Sunny 2014 được cho trên hình 2.1
Hình 2.2 Sơ đồ bố trí chung hệ thống lái xe Nissan Sunny 2014
Vành lái (vô lăng): vành lái cùng với trục lái có nhiệm vụ truyền lực quay vòng của người lái từ vành lái đến trục răng của cơ cấu lái
Cơ cấu lái: cơ cấu lái sử dụng trên Nisan Sunny 2014 là cơ cấu lái bánh răng trụ và thanh răng Nó có nhiệm vụ biến chuyển động quay của trục lái thành chuyển động góc của đòn quay đứng và khuếch đại lực điều khiển trên vành tay lái
Dẫn động lái: dẫn động lái bao gồm trục lái, thanh ngang, trục rô tuyn, cam quay Nó có nhiệm vụ biến chuyển động góc của đòn quay đứng thành chuyển động góc của trục bánh xe dẫn hướng
Hệ thống trợ lực lái: có nhiệm vụ làm giảm lực điều khiển trên vành tay lái để giảm cường độ lao động cho người lái và để tăng tính an toàn của hệ thống điều khiển lái
So với hệ thống lái không có trợ lực, cấu tạo chung của hệ thống lái có trợ lực gồm hai phần chính: phần lái cơ khí có cấu tạo và nguyên lý giống với các hệ thống lái thông thường, phần trợ lực với các bộ phận chính sau:
- Nguồn năng lượng của trợ lực (Bơm thủy lực)
- Van phân phối (Van điều khiển)
- Cơ cấu chấp hành (Xi lanh lực)
Bộ phận dẫn động lái bao gồm các chi tiết chính là vô lăng, trụ lái, các thanh dẫn động và khớp liên kết Bộ phận này truyền chuyển động của tài xế đến hệ thống lái để thay đổi hướng di chuyển của xe, đồng thời tiếp nhận những phản ứng từ mặt đường tạo cảm giác lái chân thực cho tài xế
Chức năng : có chức năng tiếp nhận mômen quay từ người lái rồi truyền cho trục lái
Cấu tạo : Thường được bọc bằng vật liệu như da, nhựa, hoặc gỗ để tạo cảm giác thoải mái và chắc chắn Phần bên trong vô lăng, thường được làm từ kim loại (như thép hoặc hợp kim nhôm) để đảm bảo độ bền và khả năng chịu lực
Túi khí an toàn : Được tích hợp bên trong vô lăng, thường nằm ở giữa trung tâm Túi khí sẽ bung ra trong trường hợp va chạm để bảo vệ người lái khỏi chấn thương Túi khí an toàn có hình dáng tương tự cây nấm được làm bằng nylon phủ neoprene, được xếp lại và đặt trong phần giữa của vành tay lái Khi xe đâm thẳng vào một xe khác hoặc vật thể cứng, túi khí sẽ phồng lên trong khoảnh khắc để hình thành một chiếc đệm mềm giữa lái xe và vành tay lái.Túi khí an toàn chỉ được sử dụng một lần Sau khi hoạt động túi khí phải được thay mới
Bên cạnh đó một số tích hợp các nút chức năng
Dẫn động lái trên ôtô Nissan Sunny 2014 bao gồm tất cả các chi tiết truyền lực từ cơ cấu lái đến ngỗng quay của các bánh xe Bộ phận cơ bản và quan trọng nhất của dẫn động lái là hình thang lái, được tạo bởi cầu trước, đòn kéo ngang, và các cạnh bên Nó có nhiệm vụ đảm bảo động học quay vòng đúng cho các bánh xe không bị trượt lê khi quay vòng Do đó làm giảm mài mòn lốp, giảm tổn hao công suất và tăng tính ổn định khi quay vòng
Hình 2.4 Kết cấu trục lái 1- Đầu trục nối với vô lăng; 2- Vòng chặn; 3- Ổ bi; 4- Trục trượt; 5- Ống trượt trục;6- Tấm hãm; 7- Vòng bi; 8- Trục chính; 9- Giá đỡ trên trục; 10- Khớp các đăng;11- Trục các đăng; 12- Vòng chặn; 13- Bu lông hãm; 14- Cần khóa
Lực trên vành tay lái khi trên đường xấu không quá 20 KG
- Hành trình tự do của vành lái 30 0
- Trục lái có chức năng chính là truyền momen lái từ vô lăng đến cơ cấu lái Một trục lái đơn giản chỉ bao gồm trục lái và các bộ phận bao che trục lái Trục lái trên xe Nissan có cấu tạo phức tạp hơn nó cho phép thay đổi độ nghiêng của vành tay lái hoặc cho phép trụ lái chùm ngắn lại khi người lái va đập trong trường hợp xảy ra tai nạn để hạn chế tác hại đối với người lái Ngoài ra trụ lái còn là nơi lắp đặt nhiều bộ phận khác của ôtô như : cần điều khiển hệ thống đèn, cần điều khiển gạt nước, cần điều khiển hộp số, hệ thống dây điện và các đầu nối điện
- Trục các đăng là bộ phận nối chuyển tiếp giữa trục lái và cơ cấu lái Trên trục các đăng có khớp nối chữ thập Khớp chữ thập cho phép có độ lệch giữa trục lái và trục vít của cơ cấu lái khi hai trục này không đồng trục với nhau
Hình 2.5 Kết cấu khớp cầu của thanh kéo bên 1-Vòng kẹp; 2- Bạc lót; 3- Khớp cầu; 4- Cao su giảm chấn; 5- Lò xo 2.2.2 Cụm trục lái
Kết cấu trục lái - Trục lái là thành tố cấu thành hệ thống lái có chức năng chính là truyền momen lái từ vô lăng đến cơ cấu lái Một trục lái đơn giản chỉ bao gồm trục lái và các bộ phận bao che trục lái
Trợ lực lái
Hệ thống trợ lực lái trên Nissan Sunny 2014 là hệ thống trợ lực thủy lực Trong đó van phân phối, xy lanh lực đặt chung trong cơ cấu lái Thanh răng của cơ cấu lái cũng đồng thời là xy lanh lực của hệ thống trợ lực
- Ưu điểm của kiểu bố trí này là kích thước nhỏ gọn, và có độ nhạy
- Nhược điểm của kiểu bố trí này là kết cấu phức tạp, các chi tiết của dẫn động lái chịu tải trọng lớn a) Bơm thủy lực
Bơm thủy lực sử dụng trong hệ thống trợ lực lái trên xe Nissan2014 là bơm kiểu phiến gạt Bơm thủy lực được đặt phía trên động cơ và được dẫn động từ động cơ bằng bộ truyền đai
Hình 2.8 Bơm kiểu phiến gạt
1 Trục rô to; 2 Rô to; 3 Cánh bơm; 4 Vòng cam; 5 Sau cánh bơm;
6 Van điều khiển lưu lượng; 7 Lỗ tiết lưu; 8.Cửa hút; 9 Cửa xả
Rô to quay trong một vòng cam được gắn chắc với vỏ bơm Rô to có các rãnh để gắn các cánh bơm Chu vi vòng ngoài của rô to hình tròn nhưng mặt trong của vòng cam hình ô van do vậy tồn tại một khe hở giữa rô to và vòng cam Cánh gạt sẽ ngăn cách khe hở này để tạo thành một buồng chứa dầu
Cánh bơm bị giữ sát vào bề mặt trong của vòng cam bằng lực ly tâm và áp suất dầu tác động sau cánh bơm, hình thành một phớt dầu ngăn rò rỉ áp suất từ giữa cánh gạt và vòng cam khi bơm tạo áp suất dầu Dung tích buồng dầu có thể tăng hoặc giảm khi rô to quay để vận hành bơm Nói cách khác, dung tích của buồng dầu tăng tại cổng hút do vậy dầu từ bình chứa sẽ được hút vào buồng dầu từ cổng hút Lượng dầu trong buồng chứa giảm bên phía xả và khi đạt đến 0 thì dầu trước đây được hút vào buồng này bị ép qua cổng xả Có 02 cổng hút và 02 cổng xả Do đó, dầu sẽ hút và xả 02 lần trong một chu kỳ quay của rô to b) Xi lanh lực
Trên xe Nissan Sunny thanh răng đóng vai trò pit tông trợ lực và thanh răng dịch chuyển do áp suất dầu tạo ra từ bơm trợ lực lái tác động lên pít tông theo cả hai hướng Trục van phân phối được nối với vô lăng Khi vô lăng ở vị trí trung gian (xe chạy thẳng) thì van phân phối cũng ở vị trí trung gian Do đó dầu từ bơm trợ lực lái không vào khoang nào mà quay trở lại bình chứa Tuy nhiên, khi vô lăng quay theo hướng nào đó thì van phân phối thay đổi đường truyền do vậy dầu chảy vào một trong các buồng Dầu trong buồng đối diện bị đẩy ra ngoài và chảy về bình chứa theo van phân phối c) Van phân phối
Van phân phối sử dụng trong hệ thống trợ lực lái trên xe Nissan Sunny
2014 là loại van quay Trong van phân phối có phần tử định tâm và phần tử phản lực Van phân phối được chế tạo với độ chính xác rất cao, trong đó có các van an toàn để tránh cho áp suất dầu tăng quá cao và đảm bảo cho hệ thống lái làm việc bình thường khi bơm dầu bị hỏng
Hình 2.9 Van phân phối kiểu quay
1.Thanh xoắn; 2 Trục van; 3 Van quay; 4 Vỏ van phân phối; 5 Trục răng; 6 Chốt cố định; 7 Cửa nạp; 8 Cửa hồi; 9 Miếng hãm (trục răng)
Van phân phối trong cơ cấu lái quyết định đưa dầu từ bơm trợ lực lái đi vào buồng nào Trục van phân phối (trên đó tác động mô men vô lăng) và trục răng được nối với nhau bằng một thanh xoắn Van quay và trục răng được cố định bằng một chốt và quay liền với nhau Nếu không có áp suất của bơm tác động, thanh xoắn sẽ ở trạng thái hoàn toàn xoắn và trục van phân phối và trục răng tiếp xúc với nhau ở miếng hãm và mômen của trục van phân phối trực tiếp tác động lên trục răng
Hình 2.10 Nguyên lý hoạt động van phân phối ở vị trí trung gian
Khi trục van phân phối không quay nó sẽ nằm ở vị trí trung gian so với van quay Dầu do bơm cung cấp quay trở lại bình chứa qua cổng "D" và buồng
"D" Các buồng trái và phải của xi lanh bị nén nhẹ nhưng do không có sự chênh lệch áp suất nên không có lực trợ lái
+ Vị trí quay vòng sang phải:
Hình 2.11 Nguyên lý hoạt động van phân phối ở vị trí quay vòng sang phải
Khi xe quay vòng sang phải, thanh xoắn bị xoắn và trục van phân phối theo đó quay sang phải Các lỗ X và Y hạn chế dầu từ bơm để ngăn dòng chảy vào các cổng "C"và cổng "D" Kết quả là dầu chảy từ cổng"B" tới ống nối "B" và sau đó tới buồng xi lanh phải, làm thanh răng dịch chuyển sang trái và tạo lực trợ lái Lúc này, dầu trong buồng xi lanh trái chảy về bình chứa qua ống nối "C"
+ Vị trí quay vòng sang trái:
Hình 2.12 Nguyên lý hoạt động van phân phối ở vị trí quay vòng sang trái
Khi xe quay vòng sang trái thanh xoắn bị xoắn và trục van phân phối cũng quay sang trái Các lỗ X' và Y' hạn chế dầu từ bơm để chặn dòng chảy dầu vào các cổng "B" và"C" Do vậy, dầu chảy từ cổng "C" tới ống nối "C" và sau đó tới buồng xi lanh trái làm thanh răng dịch chuyển sang phải và tạo lực trợ lái Lúc này, dầu trong buồng xi lanh phải chảy về bình chứa qua ống nối "B"→ cổng " B"→ cổng "D" Tính tùy động hệ thống lái xe Nissan Sunny
Muốn giữ nguyên góc quay của xe, người lái ngừng đánh tay lái và giữ nguyên lực tác dụng đặt lên vành tay lái Tại thời điểm này thì van phân phối ở vị trí mở để cung cấp dầu cao áp cho một khoang của xi lanh lực Do có tác dụng của dầu có áp suất cao ở khoang công tác vẫn tiếp tục đẩy xi lanh lực chuyển động, làm cho thanh răng chuyển động, đồng thời lúc này trục răng đứng im do người lái ngừng đánh tay lái Như vậy sự dịch chuyển của thanh răng sẽ làm trục răng và van phân phối chuyển động cho tới khi van phân phối ở vị trí trung gian, nối thông khoang công tác của xi lanh lực với đường hồi dầu về bình chứa dầu thì dừng lại Lúc này dầu ở hai khoang công tác của xi lanh lực có áp suất bằng nhau, xi lanh lực sẽ dừng ở vị trí này, vị trí tương ứng với góc quay vành tay lái, và góc quay của bánh xe dẫn hướng được giữ nguyên, do vậy đảm bảo được tác dụng tùy động trong hệ thống lái tùy theo góc quay vành tay lái Nếu muốn quay vòng với góc quay vòng lớn hơn thì người lái phải tiếp tục tác dụng quay vành tay lái
Sau khi quay vòng muốn cho xe trở về trạng thái chuyển động thẳng nhanh chóng thì người lái đánh nhẹ vành tay lái ngược với góc quay ban đầu, lúc này dưới tác dụng của áp suất dầu ở buồng phản lực sẽ đưa và giữ van phân phối ở vị trí trung gian, đảm bảo cho dầu ở các khoang của xi lanh lực thông nhau và thoát về bình chứa Đồng thời dưới tác dụng của mômen ổn định bánh xe dẫn hướng sẽ làm cho xe nhanh chóng trở về trạng thái chuyển động thẳng.
KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG LÁI XE NISSAN
Các lưu ý khi sửa chữa hệ thống lái
Sửa chữa hệ thống lái là một quá trình đòi hỏi sự cẩn thận và kỹ năng để đảm bảo an toàn cho xe và người lái
- Kiểm tra kỹ lưỡng trước khi sửa chữa
Xác định rõ ràng các triệu chứng và vấn đề của hệ thống lái trước khi bắt đầu sửa chữa Điều này có thể bao gồm kiểm tra độ rơ của vô-lăng, tiếng kêu lạ khi lái, và hiệu suất lái xe
Kiểm tra vô-lăng: Xem xét độ rơ, độ nặng nhẹ và độ trễ khi quay vô- lăng
Kiểm tra tiếng kêu lạ: Lắng nghe tiếng kêu từ hệ thống lái khi quay vô- lăng hoặc khi lái xe trên đường gồ ghề
Kiểm tra hệ thống treo và các khớp nối: Xem xét các khớp cầu, thanh giằng, và các bộ phận khác để phát hiện hư hỏng hoặc mài mòn
- Sử dụng dụng cụ và thiết bị phù hợp
Dụng cụ chuyên dụng: Sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để tháo lắp và kiểm tra các bộ phận của hệ thống lái Điều này giúp tránh làm hỏng các bộ phận khác
Dụng cụ cơ bản: Cờ lê, mỏ lết, tuốc nơ vít, và các dụng cụ cầm tay cơ bản khác
Dụng cụ chuyên dụng: Máy đo độ rơ vô-lăng, máy căn chỉnh góc đặt bánh xe, và các thiết bị chuyên dụng khác
Thiết bị bảo hộ: Găng tay, kính bảo hộ, và quần áo bảo hộ để bảo vệ bản thân khỏi dầu mỡ và các vật nhọn
- Thực hiện các biện pháp an toàn
Chống đỡ xe an toàn: Đảm bảo xe được chống đỡ chắc chắn trước khi bắt đầu công việc dưới xe
- Thay thế và lắp đặt phụ tùng
Thay thế phụ tùng hỏng: Sử dụng phụ tùng chính hãng hoặc đạt tiêu chuẩn để thay thế các bộ phận hỏng hóc
Lắp đặt đúng kỹ thuật: Lắp đặt các bộ phận mới hoặc đã sửa chữa đúng theo hướng dẫn kỹ thuật Đảm bảo tất cả các ốc vít và bu lông được vặn chặt đúng lực
- Hiệu chỉnh và căn chỉnh hệ thống lái
Hiệu chỉnh góc đặt bánh xe: Sử dụng máy căn chỉnh để hiệu chỉnh góc đặt bánh xe theo đúng thông số kỹ thuật của nhà sản xuất Các thông số cần chú ý bao gồm góc camber, góc caster, và góc toe
Kiểm tra và hiệu chỉnh vô-lăng : Đảm bảo vô-lăng nằm ở vị trí trung tâm khi bánh xe đang đi thẳng Hiệu chỉnh nếu cần thiết
- Lái thử và kiểm tra lại
Lái thử xe: Lái thử xe trong điều kiện an toàn để kiểm tra sự ổn định và hiệu suất của hệ thống lái Lắng nghe và cảm nhận xem có vấn đề gì phát sinh không
Kiểm tra lại: Sau khi lái thử, kiểm tra lại toàn bộ hệ thống lái để đảm bảo không có ốc vít nào bị lỏng hoặc các bộ phận không hoạt động đúng chức năng
Kiểm tra định kỳ: Thực hiện kiểm tra định kỳ hệ thống lái và các bộ phận liên quan để phát hiện sớm các vấn đề
Thay dầu trợ lực: Nếu xe sử dụng hệ thống lái trợ lực, thay dầu trợ lực định kỳ để đảm bảo hệ thống hoạt động trơn tru và kéo dài tuổi thọ
Sử dụng lực đúng cách: Khi vặn ốc vít và bu lông, sử dụng lực đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất để tránh làm hỏng ren hoặc gây hư hỏng bộ phận
Kiểm tra lốp xe: Đảm bảo lốp xe có áp suất đúng và không bị mòn không đều, vì điều này cũng ảnh hưởng đến hệ thống lái
Ghi nhớ và đánh dấu: Khi tháo rời các bộ phận, ghi nhớ và đánh dấu các vị trí để đảm bảo lắp lại đúng cách
Việc tuân thủ các bước trên và chú ý đến từng chi tiết sẽ giúp bạn sửa chữa hệ thống lái một cách an toàn, hiệu quả, và duy trì độ bền cho xe.
Chẩn đoán các hư hỏng thường gặp của hệ thống lái trên xe Nissan Sunny
- Dựa vào nguyên lý hoạt động của hệ thống lái trên xe nghiên cứu và tài liệu tìm hiểu tôi tiến hành xây dựng quy trình chẩn đoán trước khi tiến hành bảo dưỡng và sửa chữa
Bước 1: Công tác chuẩn bị
Bước 2: Kiểm tra tổng quát hệ thống lái
- Kiểm tra hệ thống lái bằng cách quan sát trong khi lái xe
- Tiếp nhận thông tin từ người sử dựng phương tiện
- Trực tiếp tiến hành lái để cảm nhận
- Quan sát bằng mắt và nghe tai để cảm nhận tiếng kêu hoặc độ dơ Bước 3: Kiểm tra hệ thống lái
- Kiếm tra dầu trợ lực lái hệ thống
- Đưa xe lên cầu tiến hành kiếm tra ro tuyn lái trong ,lái ngoài
- Kiểm tra các vòng bi các khớp nối của hệ thống
- Kiểm tra các đường ống dẫn dầu lái Bước 4: Kiểm tra tổng quát toàn bộ hệ thống lái
Bước 5: Xác định hư hỏng tiến hành tháo lắp sửa chữa
- Chuẩn bị dụng cụ và nơi thực hiện
- Tháo rời và kiểm tra làm sạch các chi tiết
- Kiểm tra bên ngoài và trong để tiến hành sửa chữa Bước 6: Kiểm tra tổng quát lại toàn hề thống
- Rà xoát lại toàn hệ thống vấn đề đã được sửa chữa
- Lắp đặt lại hệ thống
- Kiểm tra lại các khớp nối , các bu lông đai ốc siết chặt Bước 7: Tiến hành đi thử để cảm nhận
- Đi thử để nhận lỗi đã được khắc phục
- Kiểm tra tổng quát toàn bộ hệ thống lần cuối Bước 8: Bàn giao phương tiện hoàn thiện hồ sơ
Từ đó ta có thể xây dựng được sơ đồ chẩn đoán hệ thống lái trên xe Nisan Sunny như sau :
Kiểm tra tổng quát toàn bộ hệ thống lái
Kiểm tra các đường ống dẫn dầu lái
Kiểm tra tổng quát hệ thống lái
Kiểm tra hệ thống lái bằng cách quan sát trong khi lái xe
Tiếp nhận thông tin từ người sử dựng phương tiện
Trực tiếp tiến hành lái để cảm nhận
Quan sát bằng mắt và nghe tai để cảm nhận tiếng kêu hoặc độ dơ
Kiểm tra tổng quát hệ thống lái
Kiếm tra dầu trợ lực lái hệ thống Đưa xe lên cầu tiến hành kiếm tra ro tuyn lái trong ,lái ngoài Kiểm tra các vòng bi các khớp nối của hệ thống
Xác định hư hỏng tiến hành tháo lắp sửa chữa
Chuẩn bị dụng cụ và nơi thực hiện
Tháo rời và kiểm tra làm sạch các chi tiết
Kiểm tra bên ngoài và trong để tiến hành sửa chữa
Kiểm tra tổng quát lại toàn hề thống
Rà xoát lại toàn hệ thống vấn đề đã được sửa chữa Lắp đặt lại hệ thống
Kiểm tra lại các khớp nối ,các bu lông đai ốc siết chặt
Tiến hành đi thử để cảm nhận
Bàn giao phương tiện hoàn thiện hồ sơ Đi thử để nhận lỗi đã được khắc phục
Kiểm tra tổng quát toàn bộ hệ thống lần cuối a) Công tác chuẩn bị
Bảng 3.1 Các dụng cụ cần thiết
Bộ đầu khẩu là một bộ dụng cụ cầm tay hỗ trợ việc tháo, lắp các phụ kiện bu lông ngoài ra là đai ốc một cách dễ dàng
Chuyên dụng để mở phanh ngoài phù hợp với các công việc sửa chữa các thiết bị, vật dụng cơ khí, công nghiệp
Bộ cờ lê đầu tròng
Cờ lê có một đầu mở và một đầu tròng giúp cho việc tháo lắp chi tiết đa dạng hơn.
4 Tua vít Vặn cậy ,giữ các chỉ tiết
5 Búa sắt Gõ đập để tháo rời
Dùng trong trường hợp tháo ốc sử dụng nhanh tróng
7 Khay đựng Đựng các chi tiết
8 Kích dàn Đỡ bộ phân càng lái
9 Mỏ lết Tháo othanh thước lái
10 Lục giác Thóa các cạch lục giác
Hệ thống lái trên xe luôn có thể xảy ra những hư hỏng làm mất khả năng điều khiển của xe Do đó có thể gây ra nhiều tai nạn bất ngờ gây thiệt hại đến tính mạng tài sản của mọi người Chính vì vậy mà việc thường xuyên kiểm tra phát hiện những hư hỏng của hệ thống lái là một việc rất cần thiết, bảo đảm tính an toàn khi sử dụng xe Còn một số hiện tượng mà đa phần hệ thống lái hay mặc phải :
Lỗi này người lái sễ phải tốn nhiều sức lực và gây mỏi tay khi chạy đường dài nếu như tay lái xe ô tô quá nặng Ngoài ra, việc đảm bảo an toàn trong di chuyển ở các góc cua, hay nhiều ngã rẽ cũng không còn được đảm bảo, nhất là vào những giờ cao điểm
Khi có những dấu hiệu của nặng tay lái thì điều đầu tiên bạn cần phải làm đó là kiểm tra mức dầu trợ lực lái và bơm trợ lực lái Thường thì là do dầu trợ lực lái đang ở mức thấp ( Nếu thấy mức dầu bị thấp cần châm thêm ngay ) hoặc bơm trợ lực lái đang gặp vấn đề có thể là mòn cánh bơm, hở ống dẫn dầu tới thước lái hay piston bơm bị xước, lúc này cần đến ngay các gara để có được sự tư vấn chính xác nhất
Hiện tượng trả tay lái chậm
Cùng với lỗi tay lái nặng, thì hiện tượng trả tay lái chậm cũng có nguyên nhân do bơm trợ lực hoạt động không hiệu quả Khi sảy ra hiện tương này thường đồng nghĩa với việc áp suất dầu và lưu lượng bơm yếu làm cho thước lái di chuyển chậm khi đánh lái Việc bị lọt dầu qua khoang còn lại của thước khi séc măng bị hở cũng gây ra hiện tượng chậm trả lái Ngoài ra còn một số nguyên nhân gây ra hiện tượng trả tay lái chậm như: Các đăng lái hay thanh dẫn động lái bị mòn làm tăng lực ma sát khi trả lái hay đã bị khô dầu mỡ
Phát hiện âm thanh bất thường ở hệ thống lái
Khi ta thử đánh hết lái xe ô tô của bạn mà có những tiếng kêu "re re" thì có thể là do mức dầu trợ lực ở mức quá thấp hay bơm trợ lực hoạt động kém hiệu quả Tuy nhiên, chúng ta có thể phòng tránh hiện tượng này nếu như phát hiện sớm các lỗi do trả tay lái chậm và tay lái nặng
Bạc lái có thể bị rơ hoặc mòn quá mức nếu bạn nghe tiếng khục khục chỉ khi đánh lái nhẹ Hoặc đối với các xe ô tô được trang bị đai dẫn động riêng biệt khi đánh lái mà phát ra những âm thanh rít khó chịu thì nguyên nhân có thể là do đai dẫn động đang bị chùng
Xe lạng về một bên Áp suất lốp hai bánh xe không đều nhau Ổ bi bánh xe bị bó chặt Độ nghiêng ngang và độ nghiêng dọc của hai bánh xe không đều nhau Hiện tượng này sẽ gây ra cảm giác tốn lực để giữ phương tiện chuyển động gây ra khó điều khiển
Đầu xe lắc qua lắc lại Áp suất hai bánh xe không đủ hoặc không đều nhau Độ nghiêng ngang của hai bánh xe không đều nhau Dơ lỏng các thanh khớp cầu lớn
Hiện tượng chảy dầu ở thước lái Đây là hiện tượng khá phổ biến ở hệ thống lái trợ lực thủy lực Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do phớt thước lái bị chảy dầu, tuổi thọ của phớt thước lái thấp nên sau một thời gian sử dụng gây ra chảy dầu, một trường hợp khác là do chụp bụi lái bị rách làm cho nước, bụi xâm nhập phá hỏng phớt thước lái gây ra hiện tượng trên Đai siết hai đầu thước lái không chặt làm rỗ ti, phá hỏng phớt
Hình 3.1 Thước lái bị rò rỉ dầu
Vành tay lái bị rơ Độ rơ vành tay lái sẽ phản ánh độ rơ của hệ thống lái Tình trạng này do quá trình sử dụng lâu ngày nên các khớp nối như khớp trục trung gian, khớp cầu, trục các đăng lái bị mòn làm gia tăng độ trễ khi lái xe Khi độ rơ vành tay lái nhiều, tài xế cần đưa xe đến các trung tâm để điều chỉnh lại bạc lái
Hình 3.2 Vành tay lái bị rơ
Thước lái bị mòn bị dơ
Thước lái (hay còn gọi là thanh răng và bánh răng trong hệ thống lái) là một trong những bộ phận quan trọng của hệ thống lái, giúp chuyển động quay của vô lăng thành chuyển động ngang của bánh xe Khi thước lái bị hỏng, nó có thể gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến việc điều khiển xe Khi thước lái bị mòn hoặc hỏng, vô lăng có thể có cảm giác lỏng lẻo hoặc có độ rơ lớn Có thể nghe thấy tiếng kêu lạ (tiếng cọt kẹt hoặc rít) khi xoay vô lăng Vô lăng có thể trở nên nặng và khó quay, đặc biệt khi xe đang di chuyển chậm hoặc đứng yên
Hình 3.3 Thanh răng bánh răng bị dơ mòn
Hình 3.4 Thước lái bị lệch 3.3 Quy trình tháo lắp , vệ sinh bảo dưỡng hệ thống lái
Trước khi tiến hành tháo lắp vệ sinh bảo dưỡng hệ thống lái ta cần đảm bảo kỹ thuật để tránh sảy ra tai nạn lao động không cần thiết
Dựa vào nguyên lý hoạt động của hệ thống lái trên xe nghiên cứu và tài liệu tìm hiểu tôi tiến hành xây dựng quy trình chẩn đoán trước khi tiến hành bảo dưỡng và sửa chữa
1) Quy trình tháo cơ cấu lái
Bảng 3.2 Quy trình tháo cơ cấu lái
STT Nguyên công Hình vẽ Dụng cụ Chú ý
1 Kẹp hộp lái lên êtô
Không kẹp chặt quá Tránh làm biến dạng các chi tiết
- Đánh dấu trên với đai ốc hãm với thanh đòn cuối
3 Tháo các ống dẫn dầu
- Tháo rắc co đưa đường ống dẫn ra
Không được làm cháy ren
4 Tháo bọc cao su bảo vệ thanh răng
- Tháo đai giữ và lò xo kẹp
- Đưa bọc cao su Đục hai cạnh Không làm rách các chụp cao su
5 Tháo phớt chắn bụi Tay
6 Tháo đòn ngang bên, khớp cầu và vòng đệm
- Kẹp chặt đòn ngang lên êtô
- Tháo khớp n ối - Đưa đ ệm, đò Đục, búa thép,clê30
7 Tháo đai ốc khóa - Kẹp hộp lái lên êtô
Nới lỏng và tháo đai ốc hãm ra
8 Tháo đai ốc điều chỉnh độ dơ ngang, lò xo tỳ, vòng làm kín, đêm bạc tỳ và bạc tỳ ra
Lục lăng 24, kẹp chuyên dùng
Tránh xước bạc, cong lò xo và biến dạng
9 Tháo cụm van phân phối
- Đánh dấu trên vỏ van và vỏ hộp lái
- Nới lỏng hai đai ốc cố định trục Đánh dấu
- Kẹp van phân phối lên êtô
- Tháo đai ốc điều chỉnh Êtô, tuýp chuyên dùng, búa nhự
Hạn chế làm cong trục
11 Tháo gối đỡ bạc dẫn hướng và phớt chắn dầu
- Tháo gối đỡ bạc, sau đó tháo vòng làm kín đầu xi lanh
Tháo thanh răng Búa nhựa
13 Tháo vòng chắn dầu và ống cách
- Tháo vành tay lái và trục lái
- Bước 1 : Tháo các đầu cực của ăc quy ra để đảm bảo an toàn
- Bước 2 : Tháo vành tay lái (hình 3.1)
Hình 3.5 Tháo vành tay lái Dụng cụ chuyên dùng; 2- Lấy dấu