1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tháng 4 năm 2023 do mâu thuẫn trong tranh chấp đất đai cũng như mâu thuẫn trong kinh doanh

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tháng 4 năm 2023, do mâu thuẫn trong tranh chấp đất đai cũng như mâu thuẫn trong kinh doanh, P (31 tuổi) đã thuê Q (17 tuổi)… Hình phạt cao nhất có thể áp dụng đối với P và Q là bao nhiêu?
Tác giả Đỗ Nguyễn Minh Thu, Nguyễn Lê Minh Thư, Đinh Thị Trang, Nguyễn Trần Phương Trang, Vũ Minh Triết, Nguyễn Thị Thanh Trúc, Đỗ Dương Tuấn, Đinh Thị Hà Vy, Nguyễn Lê Tường Vy, Nguyễn Tuấn Nghĩa
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hình sự 1
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,59 MB

Nội dung

5Câu 2: Tội hủy hoại tài sản và tội giết người trong vụ án thuộc giai đoạnchuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt hay tội phạm hoàn thành?...7 Câu 3: Hình phạt cao nhất có thể áp dụng đối v

Trang 2

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM

Ngày: 23/04/2024 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội

Nhóm: 06 Tổng số sinh viên của nhóm: 10 (Có mặt: 10) Nội dung: Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia làm bài tập nhóm

Tên đề bài: “Tháng 4 năm 2023, do mâu thuẫn trong tranh chấp đất đai cũng như mâu thuẫn trong kinh doanh, P (31 tuổi) đã thuê Q (17 tuổi)… Hình phạt cao nhất có thể áp dụng đối với P và Q là bao nhiêu?”

Môn học: Luật Hình sự 1

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm 6 kết quả như sau:

Tiến độ thực hiện (đúng hạn) Mức độ hoàn thành

Có Không Tốt Trung Bình Không Tốt

1 Đỗ Nguyễn Minh Thu

2 Nguyễn Lê Minh Thư

3 Đinh Thị Trang

4 Nguyễn Trần Phương Trang

5 Vũ Minh Triết

6 Nguyễn Thị Thanh Trúc

7 Đỗ Dương Tuấn

8 Đinh Thị Hà Vy

9 Nguyễn Lê Tường Vy

10 Nguyễn Tuấn Nghĩa

Hà Nội, ngày 23 tháng 4 năm 2024

Nhóm trưởng

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3

LỜI MỞ ĐẦU 4

ĐỀ BÀI 4

NỘI DUNG 5

Câu 1: P và Q có đồng phạm về tội giết người trong vụ án này hay không? 5

Câu 2: Tội hủy hoại tài sản và tội giết người trong vụ án thuộc giai đoạn chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt hay tội phạm hoàn thành? 7

Câu 3: Hình phạt cao nhất có thể áp dụng đối với P và Q là bao nhiêu? 10

KẾT LUẬN 13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Nước ta hiện nay đang trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa phát triển với nền kinh tế nhiều thành phần đã làm cho các quan hệ pháp luật ngày càng phong phú, đa dạng Kinh tế phát triển, một mặt làm cho đời sống nhân dân cải thiện, mặt khác nó cũng làm nảy sinh những mặt trái, đó là sự tha hóa, biến chất về đạo đức và nhân phẩm của một bộ phận người xuất hiện trong các quan hệ xã hội Từ những mâu thuẫn trong kinh doanh, phân chia tài sản, mà

đã dẫn đến rất nhiều hành vi phạm tội vô cùng nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến những quan hệ được pháp luật bảo vệ, đặc biệt trong lĩnh vực hình sự Nhận thấy vai trò và tầm quan trọng của đề tài trong thực tiễn, với những kiến

thức đã tích lũy được, nhóm chúng tôi chọn đề tài số 4 để giải quyết vấn đề về

loại tội phạm giết người và tội hủy hoại tài sản

ĐỀ BÀI

Tháng 4 năm 2023, do mâu thuẫn trong tranh chấp đất đai cũng như mâu thuẫn trong kinh doanh, P (31 tuổi) đã thuê Q (17 tuổi) vào lúc nửa đêm đã khóa trái cửa rồi tưới xăng đốt xưởng nhà S (dù P và Q biết đêm đó S (30 tuổi) và cháu họ của S là X (15 tuổi) ngủ lại trông xưởng) Q đã làm đúng như P chỉ dẫn Đám cháy lan rộng sang cả những nhà hàng xóm xung quanh nên những người này đã gọi ngay cứu hỏa đến cùng dập lửa, cứu người và tài sản S và X may mắn sống sót nhưng nhà xưởng và hàng hóa trong xưởng đã cháy rụi với tổng thiệt hại 850 triệu đồng Hành vi của P và Q phạm hai tội: tội hủy hoại tài sản (khoản 4 Điều 178 BLHS) và tội giết người (Khoản 1 Điều 123 BLHS)

Câu hỏi:

1 P và Q có đồng phạm về tội giết người trong vụ án này hay không ?

2 Tội hủy hoại tài sản và tội giết người trong vụ án thuộc giai đoạn chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt hay tội phạm hoàn thành ?

Trang 6

3 Hình phạt cao nhất có thể áp dụng đối với P và Q là bao nhiêu ?

NỘI DUNG Câu 1: P và Q có đồng phạm về tội giết người trong vụ án này hay không?

1 Khẳng định: P và Q có là đồng phạm về tội giết người trong vụ án này.

2 Cơ sở pháp lý:

Khoản 1 Điều 17 BLHS năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017:

“Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.”

Khoản 3 Điều 17 BLHS năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017:

“Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.”

Điểm b; l; m, khoản 1 Điều 123 BLHS 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017:

“ Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ

12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

b) Giết người dưới 16 tuổi

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê; giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người, giết người dưới 16 tuổi.”

3 Phân tích

Trang 7

Theo điều 17 BLHS, đồng phạm là những người cùng tham gia vào việc thực hiện hành vi phạm tội, mà khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, mỗi người tham gia không chỉ cố ý với hành vi phạm tội của mình mà còn biết và mong muốn sự tham gia của những người khác trong vụ án đó

Xác định các dấu hiệu của đồng phạm: Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm; đây là hình thức phạm tội cố ý khác với hình thức phạm tội riêng lẻ Trong tình huống trên, với nguyên do mâu thuẫn đất đai và mâu thuẫn trong kinh doanh nênP ( 31 tuổi ) là người tổ chức,

người chủ mưu chỉ huy việc thực hiện việc phạm tội, còn Q ( 17 tuổi ) được

thuê là người thực hành, người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Thứ nhất, về mặt khách quan:

Đồng phạm đòi hỏi có ít nhất hai người và hai người này phải có đủ điều kiện của chủ thể tội phạm Ở trong tình huống này, cả anh P (31 tuổi) và Q ( 17 tuổi) đều là những người có đầy đủ năng lực TNHS bao gồm: năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi, đủ tuổi chịu TNHS

Đồng phạm phải tham gia vào tội phạm với một trong bốn hành vi, những hành vi đó được thực hiện trong một mối liên kết thống nhất với nhau Trong vụ

án này, P là người chủ mưu và Q là người trực tiếp thực hiện tội phạm

Cụ thể:

+ Thời gian thực hiện: vào lúc nửa đêm khi mọi hoạt động kinh doanh của xưởng tạm dừng

+ Địa điểm: tại xưởng nhà anh S ( có anh S (30 tuổi) và cháu X( 15 tuổi)) đang ngủ

+ Động cơ: do mâu thuẫn trong tranh chấp đất đai và mâu thuẫn trong kinh doanh của anh S và anh P

+ Công cụ gây án: là xăng, một chất đốt có khả năng lan rộng và có tính chất gây nguy hiểm

+ Cách thức gây án : chốt trái cửa tưới xăng vào nhà

Trang 8

Đó là hành vi phạm tội cố ý do chủ thể có nhận thức được rõ hậu quả tất yếu xảy ra khi thực hiện hành vi đồng thời chủ thể cũng mong muốn hậu quả đó xảy ra

Tuy rằng P không trực tiếp thực hiện hành vi đốt nhà nhằm mục đích giết

người nhưng P là người chủ mưu thuê Q thực hiện Do đó, Q là người trực tiếp

phạm tội và là người thực hành, P là người tổ chức dù không tự mình thực hiện hành vi nhưng có hành động cố ý tác động người khác để người này thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP.

Thứ hai, về mặt chủ quan:

Dấu hiệu lỗi của chủ thể: Lỗi của P và Q trong vụ án này được xác

định là lỗi cố ý trực tiếp vì:

+ Về mặt lí trí, họ nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi và thấy trước hậu quả có thể xảy ra khi Q dùng xăng rưới vào xưởng và châm lửa đốt sẽ gây thiệt hại về người và tài sản

+ Về mặt ý chí, P mong muốn hậu quả chết người xảy ra vì P muốn giết anh S

nên đã thực hiện hành vi này Q có ý thức và mong muốn hậu quả xảy ra bởi

Q mong muốn được nhận số tiền mà P dùng để thuê Q giết anh S.

Dấu hiệu động cơ, mục đích phạm tội: Động cơ của P là vì mâu thuẫn trong kinh doanh, mâu thuẫn đất đai với anh S Mục đích phạm tội của P là giết người mà cụ thể ở đây là anh S và cháu X

Từ tất cả những dấu hiệu trên, có thể thấy P và Q là đồng phạm về tội giết người trong vụ án này Cả hai người đều phải chịu TNHS về tội giết người được quy định trong khoản 1 điều 123 BLHS

Trang 9

Câu 2: Tội hủy hoại tài sản và tội giết người trong vụ án thuộc giai đoạn chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt hay tội phạm hoàn thành?

a) Tội hủy hoại tài sản:

Tội hủy hoại tài sản của P và Q là tội phạm thuộc giai đoạn phạm tội hoàn thành

Đầu tiên, tội phạm hoàn thành được hiểu là trường hợp hành vi phạm tội

đã thỏa mãn tất cả dấu hiệu được miêu tả trong CTTP Khái niệm “ hoàn thành”

ở đây không dùng để chỉ thời điểm người phạm tội đạt được mục đích của mình

mà dùng để chỉ sự đến cùng về mặt pháp lý - tức tội phạm đã thỏa mãn các dấu hiệu của CTTP Tiếp theo, trong quá trình xảy ra mâu thuẫn trong tranh chấp đất đai, Anh P đã thuê Q đốt xưởng nhà anh S và gây ra thiệt hại là 850 triệu đồng Quá trình P và Q đốt xưởng nhà S là một quá trình xảy ra từ khi bắt đầu cho đến lúc kết thúc và gây ra hậu quả thiệt hại đến tài sản của anh S

Về mặt khách quan, hành vi mà Q thực hiện theo chỉ dẫn của P ( tưới

xăng đốt xưởng nhà S dẫn đến nhà xưởng và hàng hoá của S bị cháy rụi và tổng thiệt hại lên đến 850 triệu đồng ) đã gây thiệt hại rất lớn về tài sản, xâm hại quan

hệ tài sản được pháp luật bảo vệ, tức là về khách thể trong CTTP

Về mặt chủ quan, hành vi của P và Q thực hiện là hành vi có lỗi, cụ thể

là lỗi cố ý trực tiếp khi làm hư hại tài sản của S, họ "nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra"( đoạn 1 Điều 10 BLHS) Tức là P và Q đã lựa chọn hành

vi đó khi có điều kiện lựa chọn xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội Do mâu thuẫn trong tranh chấp đất đai cũng như mâu thuẫn trong kinh doanh mà P

và Q đã thực hiện hành vi hủy hoại tài sản của người khác

Chủ thể của tội hủy hoại tài sản ở đây là P( 31 tuổi) và Q(17 tuổi) đều là người có năng lực trách nhiệm hình sự bao gồm năng lực nhận thức, năng lực

Trang 10

điều khiển hành vi theo đòi hỏi của xã hội và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm theo luật định khi thực hiện hành vi phạm tội

Như vậy, P và Q đã đạt được mong muốn, mục đích của mình khi phóng hỏa đốt xưởng nhà S khiến cho anh S bị thiệt hại nặng nề

b) Tội giết người:

Tội giết người trong trường hợp này là tội phạm ở giai đoạn phạm tội chưa đạt Căn cứ theo Điều 15 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017: " Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội"

Trước hết cần hiểu, phạm tội chưa đạt là hành vi phạm tội đã thực hiện chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu được mô tả trong CTTP vì nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội Theo đó, có ba dấu hiệu xác định trường hợp phạm tội chưa đạt, áp dụng vào tình huống trên, ta có:

Dấu hiệu thứ nhất: Người phạm tội "đã bắt đầu thực hiện tội phạm".

Đây là dấu hiệu phân biệt phạm tội chưa đạt với chuẩn bị phạm tội " Đã thực hiện tội phạm" có nghĩa: Người phạm tội đã thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP P và Q thực hiện hành vi phạm tội, cụ thể là P đã thuê Q vào lúc nửa đêm khoá trái cửa rồi tưới xăng đốt xưởng nhà S dù biết trong đó có anh S và cháu

họ của S là X (15 tuổi) Như vậy, P và Q biết trong nhà có người nhưng vẫn thực hiện hành vi đó, tức là ngoài mục đích hủy hoại tài sản, họ còn có ý định giết người

Dấu hiệu thứ hai: Theo điều luật, phạm tội chưa đạt khác phạm tội phạm

hoàn thành ở chỗ người phạm tội không thực hiện tội phạm được "đến cùng" Ở đây phải được hiểu là sự đánh giá về mặt pháp lý, tức là hành vi được thực hiện chưa thỏa mãn hết các hiệu (thuộc mặt khách quan) của CTTP Trong CTTP của tội giết người, có thể thấy hành vi tưới xăng đốt nhà S của P và Q là hành vi với

ý định giết người nhưng hậu quả chết người chưa xảy ra, tức là hành vi đó chưa

Trang 11

thỏa mãn hết các dấu hiệu trong CTTP của tội giết người Hành vi khách quan

đã được thực hiện nhưng hậu quả chưa xảy ra

Dấu hiệu thứ ba: Người phạm tội không thực hiện tội phạm được "đến

cùng" là do nguyên nhân ngoài ý muốn của họ Có thể thấy rằng, P thuê Q vào lúc nửa đêm khóa trái cửa rồi tưới xăng đốt xưởng nhà S( dù P và Q biết đêm đó

S và cháu họ là X ngủ lại trông xưởng) Q đã làm đúng như lời P chỉ dẫn, tuy nhiên đám cháy lan rộng sang nhà hàng xóm xung quanh nên những người này

đã gọi cứu hoá đến dập lửa và cứu được anh S và cháu X Anh S và cháu X đã may mắn sống sót Mặc dù P và Q đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng do có

sự giúp đỡ dập tắt đám cháy của hàng xóm và cứu hoả nên S và X đã thoát nạn

Do đó có thể kết luận rằng hành vi giết người của S và X không thực hiện được đến cùng do nguyên nhân ngoài ý muốn của họ

Kết luận: Như vậy hành vi của Q và P đã thỏa mãn hết tất cả các dấu

hiệu được mô tả trong CTTP của tội hủy hoại tài sản, nên có thể kết luận rằng tội hủy hoại tài sản của P và Q là tội phạm ở giai đoạn phạm tội hoàn thành Đối với tội giết người, căn cứ các dấu hiệu vừa phân tích ở trên, kết luận rằng tội giết người là tội phạm ở giai đoạn phạm tội chưa đạt

Câu 3: Hình phạt cao nhất có thể áp dụng đối với P và Q là bao nhiêu?

Theo điều 30 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó.”

Tuy nhiên, hình phạt lập ra không hướng tới tính chất cực đoan, chèn ép người phạm tội Mục đích của hình phạt đã được nêu rõ tại Điều 31 BLHS: “

Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà

Trang 12

còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh tội phạm”.

Do đó, việc ban hành hình phạt đối với P (31 tuổi) và T (17 tuổi) cũng phải tuân theo những đặc điểm tính chất trên và phù hợp với quy định của Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 Xét thấy, hành vi của P và Q xảy

ra vào tháng 4 năm 2023 phạm vào hai tội danh sau: tội hủy hoại tài sản (Khoản

4 Điều 178 BLHS) và tội giết người (Khoản 1 Điều 123 BLHS)

Trước hết, với tội danh Hủy hoại tài sản được quy định tại Khoản 4 Điều

178 BLHS: “Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 đến 20 năm”:

Với P, xét thấy P có đủ khả năng nhận thức hành vi và khả năng điều khiển hành vi nên ông P là người có năng lực trách nhiệm hình sự Bên cạnh đó

về độ tuổi là 31 tuổi, thì ông P sẽ chịu hình phạt về tội danh hủy hoại tài sản như đúng theo quy định của Khoản 4 Điều 178 BLHS mà không có mức án giảm phạt nào (Khoản 1 Điều 12 BLHS ) Hành vi của P đã khiến cho xưởng nhà S cháy rụi với tổng thiệt hại là 850 triệu đồng, luận theo căn cứ pháp lý tại Khoản

4 Điều 178 BLHS, thì mức hình phạt cao nhất P phải chịu là 20 năm tù

Với Q cũng là người có năng lực trách nhiệm hình sự bình thường, tuy nhiên với độ tuổi là 17 tuổi thì Q sẽ có mức giảm phạt theo quy định của Luật

Cụ thể là Khoản 1 Điều 101 BLHS: “ Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ¾ mức phạt tù mà điều luật quy định” Như vậy nếu như Q phải chịu mức hình

phạt cao nhất được quy định tại Khoản 4 Điều 178 BLHS là 20 năm tù và sau

Trang 13

khi áp dụng thêm Khoản 1 Điều 101 BLHS thì mức hình phạt cuối cùng mà Q phải chịu là 15 năm tù

Thứ hai, P và Q khi đốt xưởng của S còn khiến cho S (30 tuổi) và X (15

tuổi) gặp nguy hiểm về tính mạng Dù biết S và X tối hôm đó ngủ lại xưởng nhưng P vẫn thuê Q tưới xăng đốt xưởng tuy nhiên may mắn là S và X vẫn còn sống sót Chính vì vậy P và Q được ghép vào tội danh Giết người được quy

định tại Khoản 1 Điều 123 BLHS 2015: “Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: Giết 02 người trở lên, giết người dưới 16 tuổi, ” và Phạm tội chưa thành tại Khoản 3 Điều 57 BLHS 2015: “Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là rù

có thời hạn thì mức hình phạt không quá ¾ mức phạt tù mà điều luật quy định”

Với P (31 tuổi), như phân tích về chủ thể tội phạm của P nêu tại tội hủy hoại tài sản đã nêu trên, thì khung hình phạt cao nhất có thể áp dụng đối với P chính là tử hình Tuy nhiên hành vi phạm tội giết người này của ông P trong trường hợp này vẫn là phạm tội chưa đạt nên căn cứ vào Khoản 3 Điều 57 BLHS 2015 thì số năm tù cuối cùng mà ông P phải chịu là 20 năm tù

Tương tự với Q, Q cũng chịu mức án giống như P nhưng Q là người dưới

18 tuổi và dựa trên Khoản 1 Điều 101 BLHS 2015 thì kịch khung đối với Q sẽ

là 18 năm tù Và vì đây cũng là tội danh giết người chưa đạt nên áp dụng Khoản

3 Điều 57 BLHS 2015, mức hình phạt cao nhất cuối cùng có thể áp dụng cho Q

là 13 năm 6 tháng

Tóm lại, dựa trên hai tội danh đã phân tích và khung mức hình phạt cao

nhất có thể áp dụng cho P và Q như sau: Với P căn cứ theo Điểm a Khoản 1 Điều 55 BLHS 2015 Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội:

“Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có

Ngày đăng: 21/08/2024, 15:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w