1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hãy Thu Thập Dữ Liệu Chuỗi Thời Gian Về Chỉ Số Giá Vàng Thực Tế Của Việt Nam (Theo Tháng) Giai Đoạn 2018-1022, Từ Đó Áp Dụng Phương Pháp Arima Sarima Để Dự Báo Chỉ Số Giá Vàng 5 Tháng Đầu Năm 2023.Pdf

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hãy thu thập dữ liệu chuỗi thời gian về chỉ số giá vàng thực tế của Việt Nam (theo tháng) giai đoạn 2018-1022, từ đó áp dụng phương pháp ARIMA/SARIMA để dự báo chỉ số giá vàng 5 tháng đầu năm 2023
Tác giả Nguyễn Anh Ngọc
Người hướng dẫn Lê Huy Đức
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Dự báo kinh tế xã hội
Thể loại Bài Tập Lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,49 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNKHOA KẾ HOẠCH & PHÁT TRIỂN BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN: Dự báo kinh tế xã hội 1 ĐỀ TÀI: Hãy thu thập dữ liệu chuỗi thời gian về chỉ số giá vàng thực tế của Việt N

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA KẾ HOẠCH & PHÁT TRIỂN

BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN: Dự báo kinh tế xã hội 1

ĐỀ TÀI: Hãy thu thập dữ liệu chuỗi thời gian về chỉ số giá vàng thực tế của Việt Nam (theo tháng) giai đoạn 2018-1022, từ đó áp dụng phương pháp ARIMA/SARIMA để dự báo chỉ số giá vàng 5 tháng đầu năm 2023.

Họ và tên SV: Nguyễn Anh Ngọc

Mã sinh viên: 11224686

Lớp học phần: PTCC1126(123)_04

GV hướng dẫn: Lê Huy Đức

HÀ NỘI: 11/2023

Trang 2

MỤC LỤC

I TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỀ TÀI 2

II MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

1 Nhận dạng mô hình 3

2 Xác định bậc p (bậc tự hồi quy), q (bậc trung bình trượt) 3

3 Chạy mô hình ARIMA (sử dụng phần mềm SPSS) 3

4 Kiểm định mô hình và dự báo 3

IV TIẾN HÀNH DỰ BÁO 4

1 Số liệu sử dụng 4

2 Thực hiện quy trình dự báo 4

3 Đánh giá dự báo 12

KẾT LUẬN 13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

PHỤ LỤC 15

Trang 3

I TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỀ TÀI

Vàng từ trước đến nay luôn được biết đến là một kênh dự trữ an toàn do giá

cả không bị mất quá nhiều, do đó người Việt Nam luôn tìm đến vàng để dữ trự tài sản vào thời điểm lạm phát lên cao, tiền tệ bị mất giá quá nhiều Trong thời điểm năm 2023, khi lạm phát vẫn đang ở mức cao thì vàng lại càng là công cụ

dự trữ tài sản hữu hiệu

Chỉ số giá vàng là chỉ tiêu tương đối (tính bằng %) phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá theo thời gian của mặt hàng vàng trên thị trường Từ chỉ số giá vàng có thể thấy được mối tương quan giữa chỉ số giá vàng và lãi suất Chỉ

số giá vàng cho thấy một cách trực quan nhất về các thay đổi của giá vàng, vì vậy có thể so sánh mối liên hệ của giá vàng và thị trường chứng khoán dễ dàng

Do vậy việc dự báo được giá vàng sẽ phần nào dự báo được giá của hàng hóa của thị trường khác, ngoài ra còn giúp công chúng chọn lựa được kênh đầu tư chuẩn xác với tỉ suất lợi nhuận cao Qua bài tập này em hy vọng mình có thể vận dụng được những kiến thức đã học qua môn dự báo kinh tế- xã hội để có thể dự đoán chỉ số giá vàng trong một vài tháng sắp tới Từ đó dự đoán được các chỉ số khác liên quan

II MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Mục tiêu: Dự báo chỉ số giá vàng tại Việt Nam của 5 tháng đầu năm 2023 thông qua các dữ liệu về chỉ số giá vàng đã tìm được

- Đối tượng: Chỉ số giá vàng Việt Nam 5 tháng đầu năm 2023

- Phạm vi nghiên cứu: Chỉ số giá vàng tại Việt Nam theo tháng giai đoạn 2017-2022

Trang 4

III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Về tổng quát thì ARIMA là mô hình kết hợp của 2 quá trình tự hồi quy và trung bình trượt Dữ liệu trong quá khứ sẽ được sử dụng để dự báo dữ liệu trong tương lai Mô hình ARIMA được kết hợp bởi 3 thành phần chính: AR (thành phần tự hồi quy, tính dừng của chuỗi thời gian) và MA (thành phần trung bình trượt) Để sử dụng mô hình ARIMA trong dự báo chuỗi thời gian, hầu hết các chuỗi thời gian đều có sự tương quan giữa giá trị trong quá khứ đến giá trị hiện tại Mức độ tương quan càng lớn khi chuỗi càng gần thời điểm hiện tại Chính vì thể mô hình ARIMA sẽ tìm cách đưa vào các biến trễ nhằm tạo ra một mô hình

dự báo phù hợp tốt hơn giá trị của chuỗi Các bước thực hiện mô hình:

1 Nhận dạng mô hình

Nhận dạng mô hình: Để sử dụng mô hình ARIMA(p,d,q) trong dự báo cần nhận dạng ba thành phần p, d và q của mô hình Thành phần d của mô hình được nhận dạng thông qua kiểm định tính dừng của chuỗi thời gian Nếu chuỗi thời gian dừng ở bậc 0 ta ký hiệu I(d=0), nếu sai phân bậc 1 của chuỗi dừng ta ký hiệu I(d=1), nếu sai phân bậc 2 của chuỗi dừng ta ký hiệu I(d=2)…

2 Xác định bậc p (bậc tự hồi quy), q (bậc trung bình trượt)

Sau khi kiểm định tính dừng, ta sẽ xác định bậc p của quy trình tự hồi quy (AR) và bậc q của quy trình trung bình trượt (MA) thông qua biểu đồ tự tương quan (ACF) và biểu đồ tự tương quan riêng phần (PACF)

3 Chạy mô hình ARIMA (sử dụng phần mềm SPSS)

4 Kiểm định mô hình và dự báo

Sau khi xác định các tham số của quá trình ARIMA, tiến hành kiểm định xem

số hạng sai số et của mô hình có phải là một nhiễu trắng (white noise) hay không Đây là yêu cầu của một mô hình tốt

Trang 5

Sau khi đã tìm ra được mô hình ARIMA tốt nhất, dựa trên phương trình của

mô hình ARIMA, tiến hành xác định giá trị dự báo điểm và khoảng tin cậy của

dự báo

IV TIẾN HÀNH DỰ BÁO

1 Số liệu sử dụng

Để tiến hành dự báo, thu thập 60 số liệu về chỉ số giá vàng (tháng sau so với tháng trước) của Việt Nam hàng tháng, từ tháng 1/2018 đến tháng 12/2022 (đơn

vị tính: %), thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1: Chỉ số giá vàng hàng tháng của Việt Nam 2018-2022

(chỉ số ở tháng 12 năm 2017 là 100) Thời

gian Chỉ số Thời gian Chỉ số Thời gian Chỉ số Thời gian Chỉ số Thời gian Chỉ số

2018m1 101,69 2019m1 102,25 2020m1 104,37 2021m1 102,17 2022m1 101,08 2018m2 101,83 2019m2 101,53 2020m2 102,74 2021m2 100,25 2022m2 101,85 2018m3 99,65 2019m3 99,51 2020m3 103,87 2021m3 97,03 2022m3 104,51 2018m4 100,47 2019m4 99,50 2020m4 100,69 2021m4 98,10 2022m4 100,73 2018m5 99,25 2019m5 99,50 2020m5 102,41 2021m5 101,68 2022m5 99,48 2018m6 99,21 2019m6 101,98 2020m6 101,71 2021m6 101,12 2022m6 98,86 2018m7 98,43 2019m7 104,79 2020m7 103,49 2021m7 98,61 2022m7 97,61 2018m8 98,59 2019m8 104,61 2020m8 109,86 2021m8 99,51 2022m8 99,10 2018m9 99,03 2019m9 103,25 2020m9 99,67 2021m9 100,00 2022m9 98,29 2018m10 100,12 2019m10 99,43 2020m10 103,25 2021m10 99,79 2022m10 100,50 2018m11 100,98 2019m11 99,37 2020m11 99,43 2021m11 102,65 2022m11 101,82 2018m12 100,41 2019m12 99,64 2020m12 100,12 2021m12 100,25 2022m12 100,45

Đơn vị: Phần trăm (%) Nguồn: Tổng cục thống kê

2 Thực hiện quy trình dự báo

Bước 1: Kiểm định tính dừng của chuỗi thời gian

Trang 6

Để xác định tính dừng của chuỗi thời gian, nhập số liệu về chuỗi thời gian vào phần mềm Eviews 12, đặt tên biến là CHISO và thực hiện kiểm định ADF

bằng lệnh View/Unit Root Test, trong mục Test for unit root in chọn Level.

Hình 2.1: Chạy kiểm định tính dừng

Thu được kết quả kiểm định như sau:

Bảng 2.1: Kết quả kiểm định tính dừng

Trang 7

Nhận thấy giá trị P-value = 0.0001 < 0.05 có thể kết luận rằng chuỗi thời gian nên có thể kết luận rằng chuỗi thời gian này là chuỗi dừng Do đó mô hình ARIMA có d = 0, mô hình ARIMA sử dụng có dạng ARIMA(p, 0, q)

Bước 2: xác định bậc của p và q thông qua đồ thị ACF và PACF

Bấm vào biến CHISO chọn View/ Correlogram, chuỗi có tính dừng nên chọn level, thấy hiện ra bảng sau:

Hình 2.2: Đồ thị ACF và PACF

Trang 8

So sánh ACF và PACF với giá trị giới hạn ±1.96/ để tìm ra bậc của p và q.

Ở đây là ±1.96/ = ± 0.253034912 vị trí số liệu PACF nào nằm ngoài khoảng

từ - 0.253034912 đến 0.253034912 thì là các giá trị của p và cứ số liệu ACF nào ngoài khoảng trên thì là các giá trị của q

Dựa vào đồ thị xác định được p = 1 và q = 1

Do đó thiết lập được mô hình phù hợp là ARIMA(1,0,1)

Bước 3: : Chạy mô hình ARIMA nói trên có được trên phần mềm SPSS để ước lượng, kiểm định và dự báo.

Nhập lại số liệu vào SPSS và đặt tên là biến Y Chọn mục Analyze / Forecasting / Creat Traditional Models Sau đó đưa biến Y vào mục Dependent Variables.

Hình 2.3: Mở mô hình ARIMA

Trang 9

Ở thẻ Variables, trong khung Method chọn ARIMA để dự báo cho phương pháp này Trong mục Criteria chọn các giá trị p, d, q ở phần Nonseason (không

có yếu tố mùa vụ) đã xác lập để xem mô hình dự báo Điền giá trị p, d, q tương

ứng đã tìm được rồi bấm Continue.

Tại thẻ Statistics chọn các mục như sau:

Hình 2.4: Đặt điều kiện cho mô hình ARIMA

Trong thẻ Plots chọn các mục như sau:

Hình 2.5: Đặt điều kiện cho mô hình ARIMA

Trang 10

Tại thẻ Options chọn 65 để dự báo cho 5 bước tiếp theo từ 61 đến 65:

Hình 2.6: Chạy mô hình ARIMA Sau đó bấm OK để chạy mô hình, thu được kết quả sau :

Model Description

Model Type

ARIMA(1, 0, 1)

Trang 11

Model Fit

Fit Statistic Mean SE Minimum Maximum

Percentile

5 10 25 50 75 90 95 Stationary

R-squared 133 133 133 133 133 133 133 133 133 133 R-squared .133 . .133 .133 .133 .133 .133 .133 .133 .133 .133 RMSE 2.060 . 2.060 2.060 2.060 2.060 2.060 2.060 2.060 2.060 2.060 MAPE 1.508 . 1.508 1.508 1.508 1.508 1.508 1.508 1.508 1.508 1.508 MaxAPE 7.328 . 7.328 7.328 7.328 7.328 7.328 7.328 7.328 7.328 7.328 MAE 1.532 . 1.532 1.532 1.532 1.532 1.532 1.532 1.532 1.532 1.532 MaxAE 8.051 . 8.051 8.051 8.051 8.051 8.051 8.051 8.051 8.051 8.051 Normalized BIC

1.650 1.650 1.650 1.650 1.650 1.650 1.650 1.650 1.650 1.650

Model Statistics

Model

Number of

Predictors

Model Fit statistics Ljung-Box Q(18)

Number of Outliers Stationary

R-squared Statistics DF Sig.

Y-Model_1 0 133 10.172 16 858 <.001

Forecast

Y-Model_1 Forecast 100.76 100.82 100.85 100.86 100.87

UCL 104.88 105.18 105.26 105.28 105.29

LCL 96.63 96.46 96.44 96.45 96.45

Trang 12

Hình 2.7: Kết quả chạy mô hình ARIMA(1, 0, 1)

Trang 13

Bước 4: Kiểm định mô hình và dự báo

Trên đồ thị phần dư của ACF và PACF ta thấy toàn bộ các quan sát vượt nằm trong giới hạn nên phần dư này là nhiễu trắng Do đó, mô hình ARIMA(1, 0, 1) này là phù hợp

Kết quả dự báo 5 tháng đầu năm 2023 ứng với giá trị của các quan sát thứ 61 đến 65 trên bảng Forecast:

Bảng 2.2: Dự báo chỉ số giá vàng 5 tháng đầu năm 2023

Tháng 1/2023 2/2023 3/2023 4/2023 5/2023

Y-Model_1 Forecast 100.76 100.82 100.85 100.86 100.87

UCL 104.88 105.18 105.26 105.28 105.29

3 Đánh giá dự báo

Từ kết quả Eview ta thấy mô hình dự báo ARIMA(1, 0, 1 ) có phần dư là nhiễu trắng do đó mô hình là phù hợp Và giá trị sai số RMSE = 2.060 tương đối nhỏ như vậy kết quả dự báo là đáng tin cậy

Trang 14

KẾT LUẬN

Nghiên cứu này đã kế thừa kết quả của những nghiên cứu trước đó, đồng thời

đã chỉ ra được những hạn chế và khoảng trống nghiên cứu Trên cơ sở khẳng định về sự hội tụ trong thu nhập của nghiên cứu trước, nghiên cứu này đã đề xuất được phương pháp nghiên cứu mới và dự báo cho giai đoạn trung, dài hạn để đưa ra những hàm ý chính sách cho những nhà hoạch định Bên cạnh đó bài nghiên cứu còn có một số hạn chế, trên thực tế, các quá trình kinhtế - xã hội thường có sự biến động lớn dưới tác động của nhiều nhân tố, các yếu tố ngẫu nhiên.Vì vậy em đã đưa ra những giả thiết của mô hình đó là ko tính đến sự thay đổi đột ngột của các yếu tố tác động đến Chỉ số giá vàng như:

- Yếu tố khủng hoảng kinh tế – chính trị toàn cầu

- Chính sách và phương thức hoạt động của ngân hàng trung ương

- Hoạt động của các quỹ giao dịch trao đổi ETF vàng.- Tác động của đồng USD đến giá vàng

- Ảnh hưởng của lạm phát và lãi suất đến giá vàng

- Quan hệ giữa nguồn cung – cầu vàng ảnh hướng tới giá vàng

Trang 15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Lê Huy Đức (2019) Giáo trình dự báo kinh tế xã hội, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

2 Tổng cục thống kê https://www.gso.gov.vn/

3 Topdanhgiasan.com Giá vàng thế giới và tầm quan trọng của vàng,

https://topdanhgiasan.com/gia-vang-the-gioi-va-tam-quan-trong-cua-vang/

4 Maths.uel.edu.vn Mô hình ARIMA,

https://maths.uel.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/maths/TaiLieuHocTap/Toa nUngDung/m_hnh_arima.html

Trang 16

PHỤ LỤC Danh mục bảng:

1 Bảng 1: Số liệu về chỉ số giá vàng (tháng sau so với tháng trước) của Việt Nam hàng tháng, từ tháng 1/2018 đến tháng 12/2022

2 Bảng 2.1: Kết quả kiểm định tính dừng

3 Bảng 2.2: Dự báo chỉ số giá vàng 5 tháng đầu năm 2023

Danh mục hình:

1 Hình 2.1: Chạy kiểm định tính dừng

2 Hình 2.2: Đồ thị ACF và PACF

3 Hình 2.3: Mở mô hình ARIMA

4 Hình 2.4, 2.5: Đặt điều kiện cho mô hình ARIMA

5 Hình 2.6: Chạy mô hình ARIMA

6 Hình 2.7: Kết quả chạy mô hình ARIMA

Ngày đăng: 14/08/2024, 10:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w