Sáng kiến kinh nghiệm môn Địa lý lớp 5, đầy đủ thông tin và số liệu. Dạy học môn Địa lý 5: Khi lập sơ đồ tư duy cho một đơn vị kiến thức hay một bài học mới các em sẽ có tầm nhìn khái quát cho toàn bài học cũng như với từng phần của bài trước khi đi đến từng chi tiết điều đó sẽ khác hẳn với việc các em ghi bài học trong vở ghi theo lời giảng truyền thống.
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG VÀ KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG,
PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN
1 Tên sáng kiến: Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5 nắm vững
kiến thức Địa lí thông qua sơ đồ tư duy theo mô hình trường học mới
2 Tác giả/đồng tác giả sáng kiến:
Số
T
T
Họ và
tên
Nơi công tác
Chức vụ
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo
ra sáng kiến
Điện thoại, Email
Tiểu học
Giáo viên
Cử nhân Giáo dục Tiểu học
100% Điện thoại:
Email:
3 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Không có.
4 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục.
5 Thời điểm sáng kiến được áp dụng lần đầu: 18/09/2023.
6 Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến:
Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy, nhiều học sinh còn coi nhẹ bộ môn Địa lí, coi đây là môn phụ nên chưa hứng thú với môn học, chưa dành nhiều thời gian cho môn học nên giáo viên rất khó khăn trong việc truyền đạt kiến thức, đổi mới phương pháp dạy học Với đặc thù môn học, Địa lí có nhiều nội dung từ tự nhiên đến kinh tế - xã hội, với khối lượng kiến thức lớn nên học sinh không nhớ nổi toàn bộ kiến thức, phần lớn các em chỉ học thuộc lòng hay nhớ máy móc Khó khăn lớn nhất là trong một tiết học Địa lí là trong vòng 35 phút giáo viên phải rèn luyện nhiều kĩ năng địa lí để khai thác tri thức và phát triển tư duy trong quá trình học tập Học sinh phải hệ thống hóa được kiến thức
đã học, đặc biệt là mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí Thế nên việc hướng dẫn
Trang 2học sinh vẽ sơ đồ tư duy, rèn luyện kĩ năng sử dụng sơ đồ tư duy còn gặp khó khăn
Về phía giáo viên, vẫn còn một số ít giáo viên chưa chú ý đến việc đổi mới phương pháp dạy học, chưa tích cực hoá hoạt động của học sinh tạo điều kiện cho các em suy nghĩ, chiếm lĩnh và nắm vững kiến thức như vẫn còn sử dụng phương pháp dạy học “thầy nói, trò nghe ”, “thầy đọc, trò chép ” Do đó nhiều học sinh chưa nắm vững được kiến thức mà chỉ học thuộc một cách máy móc, trả lời câu hỏi thì nhìn vào sách giáo khoa hoàn toàn
Một số giáo viên còn lúng túng trong việc sử dụng sơ đồ tư duy, trong tiết dạy có sử dụng sơ đồ tư duy nhưng không biết khi nào thì sử dụng, sử dụng trong các hoạt động cụ thể như thế nào.Việc sử dụng phần mềm vẽ sơ đồ tư duy, giáo viên còn gặp khó khăn khi điều kiện về thiết bị, kinh phí chưa đảm bảo hay
do trình độ tin học của giáo viên còn hạn chế
7 Nội dung sáng kiến:
Các giải pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Địa lí:
Dùng sơ đồ tư duy có thể thể hiện một lượng thông tin từ nhỏ đến lớn và rất lớn, tương tự giáo viên và học sinh có thể thể hiện một phần nội dung bài học, hoặc nhiều bài học, một chương kiến thức Tùy theo mục đích sử dụng có thể thiết kế sơ đồ tư duy trong giờ học thông thường, trong giờ kiểm tra, giờ thực hành, ôn tập, tổng kết hay hệ thống một chương, một phần kiến thức Vậy ứng với mỗi bài học, mỗi bước lên lớp sử dụng sơ đồ tư duy như thế nào có hiệu quả ? Tôi đã thực hiện như sau:
7.1 Sử dụng sơ đồ tư duy trong khai thác nội dung kiến thức mới:
Trước đây, trong khi giảng bài mới các đơn vị kiến thức được tôi trình bày lên bảng theo một thứ tự của các phần bài học ( I - 1 - a và các gạch đầu dòng) hoặc bằng sơ đồ mũi tên Sử dụng sơ đồ tư duy là một gợi ý cho cách trình bày mới, tôi đã thay các việc làm trên bằng việc vận dụng sơ đồ tư duy để thể hiện một phần hoặc toàn bộ nội dung bài học một cách trực quan Mục tiêu bài học được cô đọng trong một từ khóa hay hình ảnh đặt ở trung tâm Khi lập
sơ đồ tư duy cho một đơn vị kiến thức hay một bài học mới các em sẽ có tầm
Trang 3nhìn khái quát cho toàn bài học cũng như với từng phần của bài trước khi đi đến từng chi tiết điều đó sẽ khác hẳn với việc các em ghi bài học trong vở ghi theo lời giảng truyền thống
Cụ thể tôi đã làm như sau: Trước tiên tôi hướng dẫn học sinh lựa chọn từ khóa cho kiến thức toàn bài trong quá trình giảng, sau đó hướng dẫn học sinh lần lượt vẽ các nhánh của sơ đồ tư duy theo tiến trình hình thành kiến thức mới, kết hợp các phương pháp: trực quan, thảo luận nhóm, gợi mở vấn đáp để giúp học sinh tự khám phá kiến thức mới Từ mỗi nhánh chính( nhánh cấp 1) lại triển khai ra các nhánh phụ ( nhánh cấp 2) và mỗi nhánh phụ lại đi sâu vào những kiến thức mới cụ thể hơn Từ đó giáo viên và học sinh cùng hình thành sơ đồ tư duy thể hiện nội dung kiến thức của bài
Ví dụ: Khi dạy Bài 4: Đất và rừng ( Địa lí 5), phần 2, để xác định các loại đất và rừng của nước ta là phần kiến thức không khó nhưng không dễ nhớ đối với học sinh Nếu tôi sử dụng phương pháp trình bày truyền thống thì vấn đề vẫn được giải quyết nhưng không hiệu quả vì nội dung dàn trải, hết vùng này đến vùng khác, học sinh sẽ không thấy được mối quan hệ về vị trí của đất và rừng
Do đó, tôi đã tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ, dựa vào nội dung trong sách giáo khoa, lược đồ trong sách giáo khoa, bản đồ treo tường để hoàn thành sơ đồ tư duy Sau khi đã hoàn thiện được sơ đồ tư duy này tôi thấy rằng: Học sinh đã là người chủ động tìm ra các kiến thức về các loại đất
và rừng, có gắn liền với liên hệ thực tế, từ đó các em có thể hiểu và ghi nhớ sâu sắc kiến thức bài học.Với cách học này cả giáo viên và học sinh đều phải tham gia vào quá trình dạy học tích cực hơn Giáo viên vừa giảng bài, vừa tổ chức cho học sinh khai thác kiến thức, vừa hoàn thành sơ đồ tư duy Học sinh được nghe giảng, nhìn bản đồ, sách giáo khoa, trả lời câu hỏi, ghi chép sự tập trung chú ý được phát huy cao độ, cường độ học tập theo đó cũng được đẩy nhanh, học sinh chú ý học tập tích cực Thông qua cách học này học sinh đã vẽ, đọc được sơ đồ
tư duy và ghi nhớ khắc sâu kiến thức Từ đó hình thành cho học sinh các năng lực: năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ trong tiết học Địa lí
Trang 47.2 Sử dụng sơ đồ tư duy trong củng cố kiến thức một phần hoặc cả bài học:
Sử dụng sơ đồ tư duy để củng cố kiến thức bài học là việc làm rất có hiệu quả Giáo viên sử dụng sơ đồ tư duy để thể hiện lại những nội dung cơ bản của bài học, tránh bị bỏ sót ý, khắc sâu những kiến thức trọng tâm Học sinh sử dụng
sơ đồ tư duy để thể hiện lại sự hiểu biết của mình qua việc tiếp thu nội dung bài học, đồng thời là một kênh thông tin phản hồi mà qua đó giáo viên có thể đánh giá nhận thức của học sinh, định hướng cho từng học sinh và điều chỉnh cách dạy, cách truyền đạt của mình cho phù hợp với mục đích củng cố kiến thức cho học sinh Tôi đã áp dụng sơ đồ tư duy để củng cố kiến thức bài học như sau:
Hệ thống hóa kiến thức cả bài học bằng sơ đồ tư duy: tôi yêu cầu học sinh tóm tắt kiến thức bằng việc vẽ sơ đồ tư duy; cũng có thể tôi sử dụng hình thức vấn đáp đàm thoại giữa cô và trò từ đó đưa ra sơ đồ tư duy hoàn chỉnh Hoặc cũng có thể tôi cho học sinh điền thông tin còn thiếu vào sơ đô tư duy Các thông tin còn thiếu này sẽ bao trùm nội dung toàn bài để một lần nữa nhằm khắc sâu kiến thức và lưu ý đến trọng tâm của bài học
Ví dụ: Sau khi dạy bài 2: Địa hình và khoáng sản ( tiếp theo) khi dạy xong Phần
1 Địa hình tôi chiếu một bản đồ tư duy đã vẽ hoàn chỉnh để khái quát kiến thức của phần này để học sinh có cái nhìn đầy đủ về nội dung phần bài vừa học Sau
đó đến phần củng cố nội dung toàn bài sau khi đã hoàn thiện nhánh cấp 1 thứ nhất thể hiện đặc điểm địa hình tôi tiếp tục cho học sinh hoàn thiện nhánh cấp 1 thứ hai với đơn vị kiến thức là các khoáng sản để hoàn thiện được một sơ đồ tư duy khái quát nội dung bài học trên bảng Từ đó tôi hướng dẫn học sinh về nhà học bài bằng sơ đồ tư duy, áp dụng cách học này với các bài học khác
7.3 Sử dụng sơ đồ tư duy để tổng hợp kiến thức một chương hoặc nhiều bài học:
Để tổng kết, ôn tập kiến thức một chương, một phần, trước đây tôi cho học sinh một số câu hỏi, bài tập, học sinh tự ôn tập, sau đó tôi sẽ kiểm tra, hoặc giải đáp thắc mắc của học sinh Với cách làm này, một số em lười nhác không chịu làm chỉ chờ đến lớp chép bài của bạn, của cô chữa, do đó học sinh sẽ không
Trang 5nhớ được những kiến thức trọng tâm của một chương hoặc một phần, đến cuối năm ôn thi kiến thức lại như mới lạ hoàn toàn Vì vậy, khi thực hiện sáng kiến này, tôi đã cho học sinh sử dụng sơ đồ tư duy để tổng hợp kiến thức một chương hoặc nhiều bài học, với cách làm như sau:
Thông thường tôi cho một số câu hỏi và bài tập để học sinh chuấn bị ở nhà Trong tiết ôn tập tôi hướng dẫn học sinh tự lập sơ đồ tư duy, sau đó cho học sinh trao đổi kết quả với nhau và sau cùng đối chiếu với sơ đồ tư duy do giáo viên lập ra
Cách khác: tôi cho học sinh tự lập sơ đồ tư duy ôn tập, củng cố chương ở nhà, coi đó là một bài tập cần thực hiện Sau đó chúng tôi thu lại, phân loại, nhận xét, đánh giá và giới thiệu một số sơ đồ tư duy của mình và coi đó là tài liệu ôn tập của học sinh
Hoặc cũng có thể tôi lập sơ đồ tư duy mở Trong giờ ôn tập, củng cố, tôi chỉ vẽ một số nhánh chính, thậm chí không đủ nhánh, hoặc thiếu (hoặc thừa thông tin, rồi yêu cầu học sinh tự bổ sung, thêm hoặc bớt thông tin, để cuối cùng toàn lớp lập được một sơ đồ tư duy ôn tập củng cố kiến thức chương đó tương đối hoàn chỉnh và hợp lí Cách làm này sẽ lôi cuốn được sự tham gia của học sinh (suy nghĩ nhiều hơn, trao đổi nhiều hơn, tranh luận nhiều hơn) và giờ
ôn tập tổng kết chương sẽ không tẻ nhạt và có chất lượng hơn Chính vì vậy trong tiết ôn tập giáo viên nên hướng dẫn học sinh tự lập sơ đồ tư duy, cho học sinh trao đổi kết quả với nhau, đối chiếu với sơ đồ tư duy do giáo viên lập Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại các vấn đề đã học, để thêm một lần nữa khắc sâu kiến thức cho học sinh, củng cố cho các em các vấn đề trọng tâm cần ghi nhớ Với những thông tin quan trọng, sơ đồ tư duy thực sự mang lại cho học sinh cái nhìn trực quan, dễ hiểu, dễ nhớ
7.4 Sử dụng sơ đồ tư duy trong kiểm tra đánh giá:
Hiện nay đáp ứng nhu cầu của đổi mới phương pháp dạy và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, Bộ Giáo dục và đào tạo đã có nhiều giải pháp nhằm cải tiến phương pháp dạy tôi thấy việc áp dụng sơ đồ tư duy trong kiểm tra, đánh giá là một trong những giải pháp hiệu quả có thể phát huy năng
Trang 6lực của học sinh Thông qua đó, giáo viên không chỉ đánh giá được kiến thức của học sinh, khả năng ghi nhớ, sự chuyên cần học tập, nó còn cho phép giáo viên đánh giá năng lực tư duy khoa học, trí tưởng tượng, óc thẩm mỹ và sáng tạo của học sinh Chính vì vậy, sự phản hồi của học sinh thông qua sơ đồ tư duy có giá trị hơn rất nhiều so với phương pháp tự luận và trắc nghiệm khách quan
8 Hiệu quả mang lại:
Việc sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh học tập một cách tích cực, tiết kiệm được thời gian, huy động tối đa tiềm năng của bộ não; giúp cho mỗi học sinh phát triển khả năng thẩm mỹ do việc thiết kế nó phải có bố cục màu sắc, đường nét, các nhánh, sắp xếp các ý tưởng một cách khoa học, logic, dễ hiểu
Sử dụng sơ đồ tư duy góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh Đồng thời, việc học sinh tự vẽ sơ đồ tư duy còn giúp phát triển năng khiếu hội họa, sở thích của học sinh Quan trọng hơn cả là rèn kỹ năng tự học hiệu quả cho các em Qua thời gian thực hiện, tôi nhận thấy các tiết đạt học hiệu quả cao hơn, việc tiếp thu bài học của học sinh không còn nhàm chán nữa mà phát huy được khả năng tư duy logic, liên hệ, liên tưởng, sáng tạo của học sinh Các em đã làm chủ việc tiếp thu kiến thức của mình Trong các tiết dạy, tất cả học sinh đều phải tập trung theo dõi nội dung bài học và phải động não để nảy sinh ý tưởng trình bày nội dung bài học bằng cách vẽ nào là hợp lí nhất Học sinh sẽ tự khám phá và khi ý tưởng hoàn chỉnh, được giáo viên và các bạn ngợi khen, các em sẽ phấn khởi rất nhiều và hứng thú hơn đối với môn học Mỗi học sinh có một tính cách, một ý tưởng khác nhau khi trình bày sơ đồ tư duy của mình nhưng điều quan trọng là các em ghi nhớ lâu kiến thức bài học, biết vận dụng kiến thức bài học vào làm bài kiểm tra, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong giờ học Còn giáo viên đứng lớp cảm thấy hào hứng với cách dạy mới vì được học sinh hưởng ứng, ủng hộ nhiệt tình và đáp ứng được mục đích của việc dạy học Đó là động lực để tôi tiếp tục trên sự nghiệp trồng người của mình
Qua dạy kiến thức môn Địa lí thông qua sơ đồ tư duy Đa số các em đều hứng thú vẽ được sơ đồ theo hướng dẫn của giáo viên Các em nắm được nội
Trang 7dung trọng tâm bài học và tích cực phát biểu ý kiến Điều này được thể hiện qua
kết quả khảo sát
+ Trong giờ học, quan sát tần suất giơ tay của học sinh cho thấy, suốt 35 phút, các em chú ý học bài hơn, cùng những câu hỏi như nhau nhưng có đến 15 lần học sinh phát biểu, số câu trả lời đúng nhiều hơn
+ Về thái độ của học sinh, có đến 31/34 học sinh - 91% học sinh rất thích thú các tiết học có sử dụng sơ đồ tư duy
+ Về quan niệm có thể sử dụng sơ đồ tư duy trong học tập trong dạy học
thì có đến 29/34 hs - 85% học sinh trong lớp cho rằng sơ đồ tư duy có thể được
sử dụng trong các tiết học
+ Về nhận thức những ưu điểm khi sử dụng sơ đồ tư duy trong các tiết học: Đa số học sinh đều nhận thức được những ưu điểm khi sử dụng sơ đồ tư duy trong các tiết học Cụ thể: Có đến 32/34 học sinh - tỉ lệ 94% cho rằng sơ đồ
tư duy giúp học sinh dễ tóm tắt nội dung kiến thức của bài học Có 30/34 học sinh - tỉ lệ 88% cho rằng sơ đồ tư duy giúp học sinh dễ nhớ nội dung bài học Có 28/34 học sinh - tỉ lệ 82% cho rằng sơ đồ tư duy giúp học sinh phát huy sự chủ động, sáng tạo trong giờ học Kết quả cụ thể cuối năm học số lượng học sinh đạt mức hoàn thành trở lên là: 34/34 học sinh- tỉ lệ: 100% (trong đó học sinh đạt mức hoàn thành tốt 28/34 học sinh- tỉ lệ: 82%, hoàn thành 6/34 học sinh-tỉ lệ: 18%)
9 Đánh giá phạm vi ảnh hưởng của Sáng kiến:
☒ Đã ứng dụng trong cơ quan, đơn vị, địa phương (Đã áp dụng tại trường Tiểu học …….)
☐ Đã được chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng ra phạm vi huyện,… theo chứng cứ đính kèm
☐ Đã phục vụ rộng rãi cho tổ chức hoặc cá nhân trên địa bàn huyện, hoặc đã được chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng trên địa bàn huyện theo chứng cứ đính kèm
Trang 8☐ Đã phục vụ rộng rãi cho tổ chức hoặc cá nhân tại Việt Nam, hoặc đã được chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng tại nhiều huyện theo chứng cứ đính kèm
Tôi ( chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin đã nêu là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật
Xác nhận của đơn vị ứng dụng/ cá
nhân có liên quan (nếu có)
………, ngày 19 tháng 04 năm 2024
Người nộp đơn
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên) ( Ký và ghi rõ họ tên)
XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)