1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN địa lý THPT

70 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng dụng Webquest và mô hình học tập kết hợp trong dạy học Địa lý THPT
Tác giả Chưa rõ tác giả
Trường học Trường THPT Lương Thế Vinh và Trường THPT Lý Nhân
Chuyên ngành Địa lý
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản Chưa rõ năm
Thành phố Chưa rõ thành phố
Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 4,59 MB

Cấu trúc

  • 1. Mô hình lớp học truyền thống (6)
  • 2. Ứng dụng CNTT trong mô hình lớp học truyền thống (7)
  • II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SAU KHI CÓ SÁNG KIẾN A. ĐẶT VẤN ĐỀ……………..……………………………………... 6 B. TÍNH MỚI, TÍNH KHÁC BIỆT CỦA SÁNG KIẾN (0)
  • C. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (11)
  • D. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN VÀO DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG THPT ......... 9 E. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN (12)
    • 1. Hệ thống Webquet là gì ……………….. ………… ....................... Khái niệm Webquest (0)
      • 1.3. Cấu trúc Webquest (15)
      • 1.4. Lợi ích khi sử dụng Webquest trong dạy học (16)
    • 2. Mô hình học tập kết hợp (18)
      • 2.1. Khái niệm mô hình học tập kết hợp (Blended learning) (18)
      • 2.2. Các mức độ áp dụng mô hình học tập kết hợp (19)
      • 2.3. Các mô hình học tập kết hợp (20)

Nội dung

Trong đó, đổi mới về phương pháp giảng dạy và tổ chức các hoạt động học tập cho HS phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông và yêu cầu của tình hình mới, cóý nghĩa quyết định.Trong qu

Mô hình lớp học truyền thống

Chúng ta đang sống ở những thập niên đầu của thế kỉ XXI Trong những thập kỉ qua, nền giáo dục của thế giới đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ cả về hình thức, nội dung, từ cách tổ chức quản lí trường học cho đến phương pháp giảng dạy của mỗi thầy cô giáo Tuy giống nhau về mục tiêu nhưng trình độ và sự phát triển về giáo dục của mỗi quốc gia có nhiều điểm khác biệt.

Tại Việt Nam,công cuộc cải cách giáo dục hiện nay đang được tiến hành khá mạnh mẽ, quyết liệt Một trong những mục tiêu của cải cách giáo dục là chuyển từ mô hình “lớp học truyền thống” sang mô hình “hiện đại” Tuy nhiên, mô hình lớp học truyền thống vẫn đang được áp dụng chủ yếu ở tất cả các cấp học Đó là mô hình lớp học với bảng đen phấn trắng, GV chuẩn bị kế hoạch bài dạy trước khi lên lớp Trong 45 phút học trên lớp, GV chủ yếu truyền thụ kiến thức, HS lĩnh hội tri thức thông qua việc học tại lớp và làm bài tập ở nhà Mô hình này có nhiều ưu điểm như: HS có thể nắm bắt được kiến thức cơ bản ngay trên lớp học, vấn đề gì chưa hiểu HS có thể trao đổi trực tiếp với GV và với bạn bè GV có thể nắm được lực học của từng HS để có những phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng HS Trong thời lượng một tiết học, việc giao tiếp trực tiếp giữa HS với HS, HS với GV sẽ góp phần hình thành năng lực và phẩm chất chủ yếu của HS Tuy nhiên, mô hình này cũng bộc lộ nhiều hạn chế:

-Trên lớp, GV chủ yếu truyền đạt kiến thức mới, HS tiếp thu kiến thức một cách thụ động Theo thang tư duy của Bloom (Benjamin Bloom, một giáo sư của trường Đại học Chicago), thì nhiệm vụ này chỉ ở bậc nhận thức thấp (tức là

“Biết” và “Hiểu”), thuộc “Low thinking” Còn khi về nhà, HS lại phải làm những bài tập vận dụng – những nhiệm vụ thuộc bậc nhận thức cao của thang tư duy (bao gồm “Ứng dụng”, “Phân tích”, “Tổng hợp” và “Đánh giá”) Điều trở ngại ở đây là những nhiệm vụ bậc cao lại do HS và phụ huynh -là những người không có chuyên môn đảm nhận.

- Mỗi bài học trên lớp đều có thời gian nhất định GV phải dùng phần lớn thời gian trên lớp để giúp HS nắm được kiến thức, kỹ năng mới, sau đó HS làm bài tập về nhà để củng cố, hoàn thiện tri thức đã tiếp nhận trên lớp Nhiều khi

HS không có thời gian để kịp hiểu bài, giờ học sau đã phải chuyển sang bài học mới Việc học như vậy lâu dần, khiến HS cảm thấy chán nản, không kích thích được tính chủ động, sáng tạo và hứng thú học tập của HS.

- Việc kiểm tra đánh giá chủ yếu làm trên giấy, hạn chế rất nhiều khả năng tranh biện, sáng tạo của HS

Như vậy, mô hình lớp học truyền thống tuy có nhiều ưu điểm nhưng cũng bộc lộ không ít hạn chế Thực tế tại trường THPT Lương Thế Vinh nói riêng và các trường THPT nói chung, mô hình này vẫn là mô hình dạy học chủ yếu.

Ứng dụng CNTT trong mô hình lớp học truyền thống

Trong những năm gần đây, CNTT có sự phát triển như vũ bão và được ứng dụng ngày càng rộng rãi Không thể phủ nhận vai trò to lớn của CNTT trong mọi mặt của đời sống, học tập và lao động sản xuất Đối với giáo dục và đào tạo,CNTT và đặc biệt là sự phát triển của internet mở ra một kho kiến thức vô cùng đa dạng và phong phú cho HS và GV, giúp cho việc tìm hiểu kiến thức đơn giản hơn rất nhiều, cải thiện chất lượng học và dạy CNTT thúc đẩy một nền giáo dục mở, giúp HS tiếp cận thông tin đa chiều, rút ngắn khoảng cách, thu hẹp mọi không gian, tiết kiệm tối ưu về thời gian Từ đóHS phát triển nhanh hơn về kiến thức, nhận thức và tư duy.

Tuy nhiên, khi mạng internet phát triển đến từng nhà, thì HSchỉ cần có trong tay một smartphone là có thể truy cập vào hàng vạn các trang web khác nhau

Việc HS truy cập thông tin một cách tự do trên mạng Internet có những nhược điểm chủ yếu là:

+ Nguồn tài liệu phong phú nên HS không biết nên bắt đầu tìm kiếm từ đâu? + Nhiều tài liệu tìm được với nội dung chuyên môn không chính xác hoặc chưa được kiểm chứng, có thể dẫn đến“nhiễu thông tin”.

+ Thời gian tìm kiếm thường kéo dài, dễ bị chệch hướng khỏi bản thân đề tài đang tìm kiếm.

+ Cần thời gian quá lớn để đánh giá và xử lý những thông tin.

+ Việc tiếp thu kiến thức qua truy cập thông tin trên mạng có thể chỉ mang tính thụ động mà thiếu sự đánh giá, phê phán của HS.

+ Nhiều trang thông tin độc hại, ảnh hưởng đến tâm lí, tình cảm, nhận thức của HS….

Trong mô hình lớp học truyền thống, với thời lượng ít ỏi của giờ lên lớp, việc sử dụng internet gặp một số hạn chế sau:

+ Thời gian bốn mươi lăm phút trên lớp, GV phải giúp HS hoàn thành bài học, nên việc sử dụng mạng internet để tìm kiếm thông tin thường khó thực hiện được.

+ Đặc điểm của lớp học truyền thống là không gian lớp học chật hẹp, cơ sở vật chất kĩ thuật chưa được đầu tư đồng bộ, thiếu máy móc và thiết bị công nghệ hiện đại, kết nối internet chập chờn nên việc tìm kiếm thông tin mất rất nhiều thời gian.

+ Sự phong phú của các trang thông tin dẫn tới bản thân GV và HS trong khoảng thời gian ngắn của tiết học khó có thể tìm kiếm những trang hữu ích phục vụ việc dạy và học….

Vậy làm thế nào để HS và GV có thể sử dụng internet một cách hiệu quả trong quá trình dạy – học? Phương pháp Webquest đã ra đời để định hướng việc tìm kiếm thông tin trên mạng Internet của HS Webquest được sử dụng trong mô hình học tập hiện đại được xem như là một trong những phương pháp dạy học tích cực, khắc phục được những nhược điểm của việc sử dụng internet ở lớp học truyền thống, phát huy tính tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức, và khả năng sáng tạo, đồng thời tạo hứng thú học tập chocác em

II.MÔ TẢ GIẢI PHÁP SAUKHI TẠO RA SÁNG KIẾN

Hiện nay ở nước ta cũng như trên thế giới vẫn đang tồn tại song song hai mô hình học tập, đó là mô hình dạy họctruyền thống và hiện đại.

Theo quan niệm của dạy học truyền thống, học là quá trình tiếp thu và lĩnh hội, qua đó hình thành kiến thức, kỹ năng, tư tưởng, tình cảm của HS Còn dạy học hiện đại cho rằng học là quá trình kiến tạo, nghiên cứu, tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thông tin… từ đó hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất cho HS Do quan niệm và bản chất khác nhau nên mục tiêu hướng đến cũng khác nhau.

Nội dung của dạy học truyền thống gói trọn trong sách vở và những gì nhận được trên lớp do GV truyền đạt Với cách học hiện đại, HS được tiếp cận kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau, đó là: giáo viên, sách, báo, bảo tàng, các học liệu mở, học qua internet Việc khai thác tìm hiểu những thông tin nào là hoàn toàn tùy thuộc vào nhu cầu, kinh nghiệm của HS Phương pháp diễn giảng,truyền thụ kiến thức một chiều, hình thức tổ chức cố định giới hạn trong bốn bức tường của lớp học khác xa với hình thức tổ chức lớp ở dạy học hiện đại Dạy học trong môi trường hiện nay hết sức cơ động và linh hoạt, học ở lớp, học online, học trong phòng thí nghiệm, thực nghiệm ở hiện trường, thực tập tại các nhà máy, doanh nghiệp, tự học cá nhân, học và làm việc theo nhóm….

Trong những năm học vừa qua, khi thế giới đối mặt với dịch bệnh Covid 19, các trường học đã thích ứng để duy trì dạy và học linh hoạt, vừa đảm bảo phòng, chống dịch, vừa cung cấp kiến thức cho HS Nhiều mô hình dạy học mới đã được phát triển, trong đó mô hình dạy và học trực tuyến được xem là giải pháp có tính khả thi cao khi HS không thể tham gia học tập trực tiếp theo mô hình truyền thống Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tối ưu của phương thức này, cả

GV và HS cần phải có thời gian để thay đổi và thích ứng, đó là lý do phát triển mô hình học tập kết hợp (Blended learning) Mô hình này là sự kết hợp giữa dạy và học theo phương thức truyền thống và phương thức trực tuyến, vì vậy nó vừa phát huy được ưu điểm của phương thức dạy học truyền thống vừa giúp GV và HScó thời gian để làm quen dần với mô hình trực tuyến.

Với sự ứng dụng linh hoạt của nhiều mô hình học tập kết hợp trên nền tảng phát triển của CNTT và mạng Internet, việc xây dựng hệ thống Webquest và sử dụng Webquest là một lựa chọn hợp lí, có vai trò quan trọng để hỗ trợ HS có thể tiếp cận vấn đề và giải quyết vấn đề một cách nhanh gọn, đỡ mất nhiều thời gian tìm kiếm tài liệu tham khảo, từ đókích thích được sự đam mê khám phá của HS.

HS sẽ làm chủ quá trình nhận thức của mình, giúp các em phát triển các phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới Đồng thời giúp các em thêm yêu thích môn học hơn Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy-học của GV và HS.

B.TÍNH MỚI, TÍNH KHÁC BIỆT CỦA SÁNG KIẾN. Để xây dựng hệ thống Webquest vào giảng dạy nhằm phát triển mô hình học tập kết hợp, tác giả đã xác định một số nội dung chủ yếu của sáng kiến như sau:

+ Lịch sử phát triển của Webquest.

+ Lợi ích của Webquest trong dạy học.

- Mô hình học tập kết hợp:

+ Khái niệm mô hình học tập kết hợp (Blended learning).

+ Các mức độ áp dụng mô hình học tập kết hợp.

+Các mô hình học tập kết hợp.

+ So sánh mô hình học tập kết hợp với mô hình lớp học truyền thống.

- Xây dựng hệ thống Webquest để dạy học nhằm phát triển mô hình học tập kết hợp ở trường THPT:

+ Yêu cầu, nguyên tắc xây dựng vàsử dụng Webquest trong dạy học.

+ Một số phần mềm và công cụ tin học hỗ trợ xây dựng Webquest.

+ Các bước thiết kế và xây dựng Webquest để dạy học

+ Đề xuất xây dựng Webquest bằngphần mềm Google sites

+ Đề xuất quy trình dạy học kết hợp có sử dụng Webquest ở trường THPT

-Sử dụng Webquest vào dạy học và ứng dụng mô hình dạy học kết hợp ở trường THPT Lương Thế Vinh và trường THPT Lý Nhân:

+ Những điều kiện cần thiết để sử dụng Webquest và ứng dụng mô hình dạy học kết hợp tại trường THPT.

+ Khảo sát thực tế việc sử dụng Webquest và ứng dụng mô hình dạy học kết hợp ở trường THPT Lương Thế Vinh và trường THPT Lý Nhân.

PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Năm học 2021 – 2022, 2022 – 2023 tôi đã có sáng kiến xây dựng hệ thốngWebquest để dạy học và ứng dụng một số mô hình học tập kết hợp vào khối lớp

10,11 tại trường THPT Lương Thế Vinh và đã thu được những hiệu quả tích cực Vì vậy tôi đã chia sẻ sáng kiến này cho một số đồng nghiệp tại trường THPT Lương Thế Vinh và trường THPT Lý Nhân (tỉnh Hà Nam) để áp dụng và cũng thu được kết quả tốt Năm học 2023 – 2024, trên cơ sở những kinh nghiệm đã có, tôi sẽ tiếp tục mở rộng và áp dụng sáng kiến này để xây dựng và phát triển nhiều mô hình học tập mới với việc ứng dụng CNTT và học liệu số, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.

-Học sinh các lớp 10,11 của trường trường THPT Lương Thế Vinh và trường THPT Lý Nhân(tỉnh Hà Nam).

- Sáng kiến này có thể góp một phần nhỏ bé, làm tư liệu tham khảo để xây dựng và phát triển nhiều mô hình học tập mới tạicác trường THPT.

NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN VÀO DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG THPT 9 E NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN

Mô hình học tập kết hợp

2.1 Khái niệm mô hình học tập kết hợp (Blended learning) :

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về mô hình học tập kết hợphay còn gọi là đào tạo kết hợp (Blended learning)

Về mặt ngữ nghĩa, “Blended” nhằm chỉ sự kết hợp một cách bền vững giữa hai hoặc nhiều yếu tố với nhau Trong giáo dục, “Blended learning” thường được hiểu là “cách thức học tập một chủ đề có kết hợp giữa việc được dạy trên lớp và sử dụng các phương tiện công nghệ khác, bao gồm học tập qua Internet”. Còn ở góc độ người dạy, Blended learning là sự kết hợp một cách sâu sắc giữa những trải nghiệm mặt đối mặt (Face to Face) và học tập trực tuyến (Online Learning) Nguyên tắc cơ bản của nó là kết hợp những điểm mạnh của cả hai hình thức dạy học để tạo ra những trải nghiệm học tập độc đáo phù hợp với mục đích và bối cảnh giáo dục.

Nguồn:tạp trí khoa học giáo dục. Định nghĩa về học tập kết hợp (Blended Learning) cũng được đưa ra trong thông tư số 12/2016/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và đào tạo:“ Đào tạo kết hợp

(Blended learning) là việc kết hợp phương thức học tập điện tử (e-Learning) với phương thức dạy - học truyền thống nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và chất lượng giáo dục”.

Như vậy, khác với phương pháp dạy học trực tuyến, ở blended learning, hoạt động dạy học online không thay thế được việc GV đứng lớp Những công nghệ online được sử dụng để tăng cường trải nghiệm học và mở rộng tầm hiểu biết về những chủ đề nhất định cho HS Vì vậy mô hình này luôn có 3 yếu tố tạo thành:

-Hoạt động tương tác trực tiếp (mô hình học tập truyền thống).

-Học tập độc lập (phương pháp học tập cá nhân khi học trực tuyến).

-Công nghệ số, kỹ thuật và những thành tố của e-learning.

Trong sáng kiến này, tôi tiếp cận quan điểm Blended learning là một hình thức dạy học trong đó GV tổ chức linh hoạt các hoạt động học tập tại lớp và qua mạng Internet Như vậy, Blended learning như một mô hình học tập kết hợp giữa học tập mặt đối mặt truyền thống (Face to Face) và học tập trực tuyến (Online Learning)thông qua các nền tảng kỹ thuật số.

2.2 Các mức độ áp dụng mô hình học tập kết hợp :

Mô hình Blended learning là sự kết hợp giữa mô hình học dạy học truyền thống và mô hình dạy học trực tuyến theo một tỷ lệ nhất định, tỷ lệ này có thể tăng giảm tùy thuộc vào mức độ áp dụng Theo Nguyễn Hoàng Trang, hiện nay có 3 mức độ để áp dụng mô hình dạy học Blended learning, bao gồm:

- Mức độ 1: Người dạy sử dụng hình thức chính là học tập truyền thống khi giảng dạy, tuy nhiên có cung cấp thêm các tài liệu trực tuyến để người học tra cứu thông qua mạngInternet.

-Mức độ 2: Người dạy thiết kế xen kẽcác bài giảng trực tuyến bên cạnh các bài giảng theo phương thức truyền thống để giúp người học làm quen dần với hình thức học tập trực tuyến Việc trao đổi, thảo luận, hỗ trợ người học sẽ được mở rộng thực hiện thông qua các công cụ hỗ trợ như: gmail, Zalo, facebook… bên cạnh gặp mặt trao đổi trực tiếp.

- Mức độ 3: Bên cạnh việc thiết kế xen kẽ các bài giảng trực tuyến như mức độ 2, ở mức độ 3 người học sẽ được kiểm tra và đánh giá bằng hình thức trực tuyến.

2.3 Các mô hình học tập kết hợp :

Căn cứ vào 3 mức độ của mô hình Blended Learning, hiện nay trên thế giới có 6 mô hình Blended Learning đang được áp dụng để giảng dạy bao gồm:

- Mô hình Face-to-Face Drive (chủ yếu là dạy học trực tiếp).

- Mô hình Rotation (dạy học trực tiếp và trực tuyến xen kẽ nhau).

- Mô hình Flex(chủ yếu là học tập trực tuyến).

- Mô hình Online Lab (học tập trực tuyến tại phòng máy tính chuyên dụng).

- Mô hình Self-Blended (khóa học trực tuyến ngoài chương trình chính khóa).

- Mô hình Online Driver (nền tảng quản lý giáo dục trực tuyến).

Sau khi tìm hiểu về các mô hình, tôi đã thành lập nên bảng tổng hợp nhiệm vụ của GV, HS, ưu nhược điểm và khả năng ứng dụng của từng mô hình như sau:

Hoạt động của HS Ưu, nhược điểm

(chủ yếu là dạy học trực

- Giảng dạy theo phương thức truyền thống là chính.

CNTT trong việc cung cấp

- Tham gia học tập, trao đổi, thảo luận trực tiếp tại lớp.

- Việc đọc tài liệu hay thực hiện các bài tập

- Mô hình này giúp GV có nhiều thời gian hơn để hỗ trợ

HS, nhất là HS yếu kém.

Phù hợp với các lớp học ở trường THPT có sự chênh lệch về kiến thức giữa các thành viên tiếp) tài liệu học tập và thực hiện các bài đánh giá. sẽ thông qua mạng Internet. thời gian, không gian học tập cố định khiến hiệu quả học tập không cao. trong lớp học.

(dạy học trực tiếp và trực tuyến xen kẽ nhau)

Tại các buổi học trực tiếp,

GV có thể hỗ trợ HS các nội dung của buổi học trực tuyến dựa theo nhu cầu của HS.

HS sẽ học luân phiên giữa 2 mô hình học tập trực tiếp và học tập trực tuyến theo một thời khóa biểu đã được đưa ra.

- Mô hình này tạo được tính linh hoạt trong việc dạy và học.

- GV có thể hỗ trợ HS tốt hơn.

- Lịch trình được thiết kế rõ ràng

- Nhược điểm: chưa kích thích được tính chủ động của HS.

Mô hình phù hợp với các bậc tiểu học, trung học, vừa giúp các em phát triển khả năng tự học, vừa có thể theo dõi sát sao việc học của HS.

(chủ yếu là học tập trực tuyến)

- GV đưa ra định hướng, hướng dẫn HS chủ động học tập theo mô hình học tập trực tuyến.

- Giờ học trực tiếp sẽ giành để trao đổi, thảo luận và giải đáp

- HS chủ động giải quyết nhiệm vụ học tập dưới sự định hướng của GV.

- HS có thể linh hoạt học ở mọi lúc, mọi nơi tùy vào điều kiện cụ thể.

- Mô hình này giúp HS phát huy được khả năng tự học, tự nghiên cứu, có thể chủ động sắp xếp thời gian học, không gian học cũng như thời lượng học cho phù

Phù hợp với các trường đại học, nơi người học đã có thể tự theo dõi và làm chủ quá trình học tập của mình. thắc mắc có vấn đề thắc mắc có thể trực tiếp trao đổi , thảo luận với

GV và bạn bè. hợp với bản thân.

(học tập trực tuyến tại phòng máy tính chuyên dụng)

GV hay các giám sát viên tổ chức các khóa học online cho

HS tham gia học trực tuyến tại các phòng máy chuyên dùng, đồng thời chịu sự quản lý và giám sát của các giám sát viên khóa học.

- Mô hình này giúp giảm bớt áp lực về phòng học trực tiếp, giảm số lượng

- Tuy nhiên sẽ làm tăng số lượng của giám sát viên.

Phù hợp với người học không có thiết bị điện tử đủ yêu cầu để học trực tuyến hoặc cần thêm người giám sát trong quá trình học.

(khóa học trực tuyến ngoài chương trình chính khóa)

GV ( người dạy) tổ chức các khóa học nâng cao, mở rộng cho HS

Người học có thể đăng ký học trực tuyến các môn học ngoài chương trình học.

- Khuyến khích người học nâng cao kiến thức, mở rộng chuyên môn, học thêm các môn học theo sở thích cá nhân.

Phù hợp với cấp học đại học, nơi người học có nhu cầu rèn luyện đa dạng về kỹ năng mềm, nâng cao trình độ chuyên môn,…

Người dạy tổ chức các khóa

-Người học dựa trên các hướng

- Người học có thể tham gia

Phù hợp với cấp bậc đại

(nền tảng quản lý giáo dục trực tuyến) học online cho người học gồm:

- Hướng dẫn học tập, giao bài tập, thực hành…

- Giải đáp các thắc mắc và các vấn đề cần hỗ trợ cho người học.

- Tổ chức kiểm tra đánh giá cuối khóa học. dẫn, bài giảng, bài tập,… do người dạy cung cấp thông qua Internet để tiến hành học.

- Các vấn đề thắc mắc cần hỗ trợ, trao đổi đều được tiến hành trực tuyến.

- Thực hiện bài kiểm tra đánh giá online cuối khóa học. vào các lớp học phù hợp trên nền tảng trực tuyến và lựa chọn thời gian phù hợp.

- Thích hợp cho người học cần sự linh hoạt về lịch học.

- Tuy nhiên, mô hình này sẽ đòi hỏi người học biết tự học và lựa chọn đúng khóa học phù hợp. học và sau đại học, hoặc những người cần trau dồi một kỹ năng nhất định.

Ngày đăng: 13/04/2024, 08:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN