1.Khái niệm ô nhiễm môi trường không khíÔ nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí, chủ yếu do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ được đưa vào không khí, có sự tỏa m
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM
-BÁO CÁO
CHUYÊN ĐỀ:
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU - HẬU QUẢ XÂM NHẬP MẶN
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TP Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2024
Trang 2THÀNH VIÊN NHÓM
Đặng xuân Huyền 2286600322 Huỳnh Trương Tiến Khải 2187602225 Trương Phan Hoàng Nam 2188503138
Trần Thị Ngọc Ngà 2282300667
Trang 31.Khái niệm ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí, chủ yếu do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ được đưa vào không khí, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và cũng có thể gây hại cho các sinh vật khác như động vật và cây lương thực, và có thể làm hỏng môi trường tự nhiên hoặc xây dựng
Có 2 dạng ô nhiễm không khí
Các dạng ô nhiễm không khí
Có 2 dạng ô nhiễm không khí là trong nhà và ngoài trời
Ô nhiễm không khí trong nhà (hộ gia đình): do hệ thống bếp nấu, sưởi ấm
và ánh sáng Hơn 3 tỷ người sử dụng phương tiện thô sơ (đốt lửa, bếp lò, bếp củi…)
- Ô nhiễm không khí ngoài trời (xung quanh): phát thải do các hoạt động sản xuất điện, giao thông, lò đốt công nghiệp, lò nung gạch, cháy rừng, nông nghiệp, các cơn bão bụi và bão cát Tuy nhiên, có đến 90/193 quốc gia không có các tiêu chuẩn phát thải cho các phương tiện giao thông Có 80% các quốc gia trên thế giới sử dụng phương pháp đối với rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp
Mỗi năm trên thế giới có 6,5 triệu người chết sớm do chất lượng không khí kém Trong đó, 4,3 triệu người chết do ô nhiễm không khí trong nhà bởi hệ thống bếp nấu Thực trạng này thường xảy ra ở các nước có thu nhập trung bình và thấp 2 triệu người chết bởi mắc các bệnh về hô hấp
do ô nhiễm không khí trong nhà Trong đó, có 800 trẻ em dưới 5 tuổi
Trang 43,7 triệu người chết do ô nhiễm không khí ngoài trời.
Những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí
Có hai nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí đó là yếu tố tự nhiên và tác động của con người Cụ thể như sau:
Ô nhiễm không khí tự nhiên
- Ô nhiễm từ gió: Gió cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí Bụi bẩn, các chất khí có thể được gió đẩy đi xa hàng trăm km khiến sự ô nhiễm lây lan ra theo diện rộng một cách nhanh chóng
- Bão: Sinh ra NOx là nguyên nhân chính khiến bão trở thành một nguyênnhân trong quá trình gây ô nhiễm môi trường Bên cạnh đó bão cát mang theo bụi mịn (PM10, PM2.5) khiến cho tỷ lệ ô nhiễm bụi mịn tăng lên.Cháy rừng: Cháy rừng sẽ khiến cho lượng Nito Oxit trong không khí tănglên khá nhiều vì quy mô đám cháy lớn và thời gian dập tắt lâu
Núi lửa: Khi có sự phun trào núi lửa thì một lượng khí
- Ô nhiễm không khí do con người
Bên cạnh yếu tố tự nhiên, con người là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí Những hoạt động của con người như sinh hoạt, sản xuất, xây dựng và giao thông… đã và ngày càng gây ảnh hưởng đến môi trường không khí, khiến tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng
và bức thiết hơn Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên ô nhiễm không khí dưới sự tác động của con người:
+ Khói, bụi từ các nhà máy: Chiếm tỷ lệ lớn nhất trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm không những không khí mà còn cả nguồn nước, thức ăn Trong khói bụi từ các nhà máy có một lượng lớn các khí CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi) với nồng độ cực cao Nếu trong quá trình xử lý khí thải không tốt sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của người dân sống trong khu vực đó Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mưa axit gây ra rất nhiều thiệt hại cho con người cũng như mùa màng
+ Giao thông: Lượng khói, bụi từ xe hơi, xe máy, các phương tiện nói chung sử dụng nhiên liệu khí đốt để hoạt động… cũng rất lớn bởi số người tham gia giao thông hàng ngày là cực cao Đối với những đất nước chưa phát triển hoặc đang phát triển thì các phương tiện giao thông có thểgây ô nhiễm không khí hơn khi sử dụng các phương tiện lỗi thời cũng như cơ sở hạ tầng cho các dịch vụ di chuyển công còn chưa phát triển.Bên cạnh đó, chiến tranh hay các cuộc tập trận quân sự: vũ khí hạt nhân, khí độc, chiến tranh hóa học và tên lửa cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm không khí này
Trang 5Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí:
1.Nguyên nhân tự nhiên:
Các dạng ô nhiễm tự nhiên là những dạng xuất phát từ các hiện tượng
tự nhiên Có nghĩa là chúng được gây ra bởi các hoạt động định kỳ không phải do con người tạo ra hoặc kết quả từ hoạt động của con người
a Bụi và cháy rừng:
-Trong các khu vực rộng lớn có ít hoặc không có thảm thực vật và đặc biệt khô do thiếu mưa, gió có thể tự nhiên tạo ra các cơn bão bụi Vật chấthạt này, khi được thêm vào không khí, có thể có tác dụng làm ấm tự nhiên và cũng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của các sinh vật sống Vật chất hạt, khi phân tán vào các khu vực có thảm thực vật tự nhiên, cũng có thể là một trở ngại tự nhiên cho quang hợp
Trang 6-Cháy rừng là hiện tượng tự nhiên xảy ra ở những khu vực nhiều cây cối khi thời gian khô hạn kéo dài, thường là do thay đổi mùa và thiếu lượng mưa Khói và carbon monoxide gây ra bởi các đám cháy này góp phần vào mức độ carbon trong khí quyển, làm tăng sự nóng lên của trái đất hơnbằng cách gây ra Hiệu ứng nhà kính.
b Động vật và thực vật:
Sự phân hủy tự nhiên các chất hữu cơ, các xác động thực vật (đặc biệt là gia súc) là một nguyên nhân khác gây ô nhiễm không khí tự nhiên, dẫn đến việc giải phóng khí mê-tan, một loại khí nhà kính khác
Trang 7c.Hoạt động của núi lửa:
Các vụ phun trào núi lửa là một nguồn ô nhiễm không khí tự nhiên chính Khi một vụ phun trào xảy ra, nó tạo ra một lượng lớn các sản phẩm lưu huỳnh, clo và tro, được thải vào khí quyển và có thể bị gió thổi lên để phát tán trên các khu vực rộng lớn
d Các dạng khác:
Sự phát tán phấn hoa, bụi muối biển, bụi phóng xạ trong tự nhiên đều
là các tác nhân không có lợi cho cuộc sống của con người và sinh vật
Trang 82.Nguồn ô nhiễm nhân tạo:
a Đốt nhiên liệu hóa thạch Sulfur dioxide (SO2) phát ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch như than, dầu mỏ và các chất dễ cháy khác trong nhà máy là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễmkhông khí Ô nhiễm phát ra từ các phương tiện giao thông gây ra một lượng ô nhiễm lớn
b Hoạt động nông nghiệp:
Amoniac là sản phẩm phụ rất phổ biến từ các hoạt động liên quan đến nông nghiệp và là một trong những loại khí độc hại nhất trong khí quyển Sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và phần bón trong
Trang 9các hoạt động nông nghiệp đã phát triển khá nhiều Chúng phát ra các hóa chất độc hại vào không khí và cũng có thể gây ô nhiễm nước.
c Hoạt động công nghiệp:
Các ngành công nghiệp sản xuất phát thải một lượng lớn carbon monoxide, hydrocarbon, các hợp chất hữu cơ và hóa chất vào không khí
do đó làm suy giảm chất lượng không khí Các ngành công nghiệp sản xuất có ở mọi nơi trên trái đất và không có khu vực nào không bị ảnh hưởng bởi nó
- Nhà máy nhiệt điện: thường dùng than và dầu để chuyển nhiệt năng thành điện năng nên trong quá trình cháy thường sinh ra nhiều khí độc
và tạo ra một lượng tro bụi lớn Các bãi than hay băng tải của nhà máy đều là các nguồn sinh thành ô nhiễm
- Nhà máy hóa chất: thường sinh ra nhiều loại chất độc hại ở thể khí và rắn Các chất này khi phát tán trong môi trường có thể phản ứng với nhau tạo thành các chất ô nhiễm thứ cấp nguy hại với môi trường
- Nhà máy luyện kim: các chất ô nhiễm sinh ra gồm nhiều khí độc (CO2, NOx, SO2, H2S, HF ) và bụi với các kích cỡ khác nhau do quá trình cháy nhiên liệu, quá trình tuyển quặng, đập, nghiên
- Nhà máy vật liệu xây dựng: các nhà máy sản xuất xi măng, gạch, vôi,
bê tông thường sinh thành nhiều khói, bụi, đất đá và các khí CO, SO2, NOx
Trang 10d Hoạt động khai khoáng:
Khai khoáng là một quá trình trong đó các khoáng chất dưới trái đất được khai thác bằng thiết bị lớn Trong quá trình này bụi và hóa chất được thải ra trong không khí gây ô nhiễm không khí lớn
e Từ hoạt động sinh hoạt:
Hằng ngày con người đã sử dụng một khối lượng khá lớn các nhiên liệuđốt như than, củi, dầu, khí đốt để đun nấu và phục vụ cho các mục đích khác Các khí này, trong quá trình cháy đã tiêu thụ oxy và tạo ra khói bụi, khí CO, CO2, SO2 tập trung trong không gian nhỏ hẹp (nhà bếp) với nồng độ lớn
Trang 11f Từ chất thải:
Đốt cháy chất thải hữu cơ trong các bãi chôn lấp thải ra các chất độc hại, furan, metan và các hạt nhỏ như bụi than vào khí quyển Trên toàn cầu, ước tính 40% chất thải được đốt công khai Vấn đề nghiêm trọng nhất ở các khu vực đô thị hóa và các nước đang phát triển Đốt cháy chất thải nông nghiệp và đô thị được thực hiện ở 166 trên 193 quốc gia
Trang 122 Hiện trạng giao thông TP.HCM
a Hiện trạng phương tiện giao thông
Là đô thị loại đặc biệt, trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội, dịch vụ,
du lịch của cả nước và là đầu mối giao thông lớn, giao lưu quốc tế quan trọng của vùng kinh tế trọng điếm phía Nam, TPHCM có mật độ dân số
và phương tiện giao thông tập trung đông đúc Có thể thấy lượng phương tiện tham gia giao thông tăng lên là do nhóm đối tượng được di chuyển ngoài đường ngày một đông hơn Phương tiện tham gia giao thông chủ yếu là mô tô và xe gắn máy, chiếm tỉ lệ trên 90%; còn lại là các phương tiện khác như ô tô, xe buýt
Trang 13Nguồn ảnh (sưu tầm)-Phương tiện tăng quá mạnh:
Trang 14+Trong vòng 14 năm (năm 2009 đến năm 2023), số lượng phương tiện giao thông đường bộ tại TPHCM đã tăng thêm gần 5 triệu chiếc, nâng tổng số phương tiện lên hơn 9,2 triệu chiếc tính đến cuối năm 2023, bao gồm 940.126 ôtô và gần 8,3 triệu môtô
+Trong giai đoạn 2009 - 2023, bình quân mỗi năm tổng số phương tiện tăng 7,2%/năm, ôtô tăng 8,9%/năm, môtô tăng 7%/năm
Trang 15Nguồn ảnh (sưu tầm)
+ Theo Sở Giao thông Vận tải TPHCM, tính đến tháng 11.2023, mật độ đường giao thông trên địa bàn TPHCM là 2,34 km/km2 (theo quy định
Trang 16phải đạt 10 - 13,3 km/km2); diện tích đất dành cho giao thông đạt 13,04%(theo quy định phải đạt 24% - 26%).
+ Để hạn chế xe cá nhân, tháng 10-2020, UBND TP đã ban hành quyết định phê duyệt đề án tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân trên địa bàn
• Về giải pháp thứ nhất: từ năm 2020, Sở GTVT đã xây dựng đề án về thu phí ô tô vào nội đô dựa trên nghiên cứu trước đây của Công ty CP Công Nghệ Tiên Phong (nghiên cứu từ năm 2009) Tuy nhiên, sau nhiều năm, số phận đề án này vẫn chỉ nằm trên giấy, chưa có tiến triển
•Về giải pháp thứ hai: đầu năm 2021, Viện Môi trường - Viện Khoa học
và Công nghệ GTVT phối hợp cùng Sở GTVT TP xây dựng phương án kiểm soát khí thải hỗn hợp theo khu vực và năm sử dụng của xe Hiện tại,
đề án này cũng chưa được thực hiện
=> Với tốc độ tăng trưởng phương tiện giao thông như hiện nay, kết cấu
hạ tầng giao thông TPHCM bị quá tải, vượt năng lực thông hành- Sở GTVT thẳng thắn nhìn nhận Số lượng xe máy và ô tô ngày càng tăng đã tạo ra lượng lớn khí thải, góp phần làm giảm chất lượng không khí Đặc biệt, việc phương tiện giao thông công cộng chưa được phát triển mạnh
mẽ đã khiến người dân phụ thuộc nhiều vào xe cá nhân Điều này không chỉ gây ra tình trạng ùn tắc giao thông mà còn làm tăng lượng khí thải, gây ô nhiễm không khí Việc tìm giải pháp hiệu quả để kiểm soát và giảmthiểu ô nhiễm không khí từ giao thông là một nhiệm vụ cấp bách
b Hiện trạng cơ sở hạ tầng giao thông
Quá trình phát triển đô thị tại TP.HCM ghi nhận mức tăng trưởng cực nhanh Tuy nhiên, tốc độ phát triển hạ tầng giao thông của thành phố đang chưa đáp ứng kịp thời Các tuyến đường, cửa ngõ của thành phố luôn đặt trong tình trạng quá tải trong giờ cao điểm Thậm chí nhiều tuyến đường nội đô luôn xảy ra xung đột giao thông dù không phải trong giờ cao điểm
Trang 17Hình ảnh hạ tầng giao thông TP.HCM chưa theo kịp tốc độ phát triển đô thị
Ghi nhận cho thấy, như tại khu Đông TP.HCM, vào giờ cao điểm, các phương tiện tham gia giao thông phải di chuyển khó khăn trên tuyến
Võ Nguyên Giáp, cầu Rạch Chiếc vào trung tâm thành phố Tương tự là những tuyến đường nằm trên địa bàn TP Thủ Đức như Võ Văn Ngân, Nguyễn Trinh, Đỗ Xuân Hợp, Lê Văn Việt
Tương tự là câu chuyện ở khu Nam, các tuyến đường như Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Văn Linh (quận 7), Lê Văn Lương (huyện Nhà Bè) cũng đang oằn mình do ngày càng nhiều cao ốc, chung cư đua nhau mọc lên
Hay như tại quận Bình Thạnh, các tuyến đường như Ung Văn Khiêm, Xô Viết Nghệ Tĩnh cũng đặt trong tình trạng báo động Còn đường Trường Chinh đoạn qua quận Tân Bình cùng với các tuyến giao thông của khu vực này là nỗi ám ảnh với nhiều người, tình trạng kẹt xe xảy trong nhiều năm qua vì đường nhỏ hẹp, trong khi lưu lượng lại rất đông
Trang 18Hình ảnh kẹt xe triền miên tại đường Xô Viết Nghệ Tĩnh
Dân số quá đông, phương tiện cá nhân nhiều, diện tích dành cho hạtầng giao thông ít, các dự án thi công chậm, ý thức tham gia giao thông kém, tỷ lệ người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng thấp (5%) tất cả đã làm cho hệ thống giao thông trở nên hết sức lộn xộn và bất cập Điều này là không thể tránh khỏi, khi quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, sự quản lý của nhà nước không theo kịp sự phát triển của thành phố
Đại đa số đường phố ở Tp HCM đều hẹp nhưng lại được lưu thông hai chiều, có đường tuy đã qui định ô tô chỉ lưu thông một chiều nhưng lại cho phép xe bus được phép hoạt động hai chiều, mà xe bus có loại đến
45 chỗ ngồi
Việc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để bán hàng của một số đông người bán lẻ, chủ yếu là người bán hàng rong, hàng ăn uống, phụ huynh chờ đón con trước cổng các trường học, xe ôm, bến trông giữ phương tiệngiao thông tự phát
Mặc dù đã có sự phát triển của hệ thống giao thông công cộng như tuyến xe buýt và hệ thống metro (đang trong quá trình xây dựng), nhưng vẫn còn thiếu hụt so với nhu cầu thực tế Điều này khiến nhiều người dân vẫn phụ thuộc vào việc sử dụng xe máy và ô tô cá nhân
Trang 19Hình ảnh xe máy và ô tô làm chủ đường phố
TP.HCM đang nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông để đáp ứngnhu cầu phát triển kinh tế và dân số ngày càng tăng Tuy nhiên, cần có sự đồng bộ trong quy hoạch, đầu tư, và thay đổi nhận thức của người dân để đạt được hiệu quả tối đa trong việc giải quyết các vấn đề giao thông hiện tại
3 Ô nhiễm không khí do giao thông
Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành vấn đề nóng
và nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng Ở Việt Nam, mỗi năm có khoảng 60.000 người chết có liên quan đến ô nhiễm không khí Khí thải ônhiễm môi trường ở đô thị có tới 70% bắt nguồn từ các phương tiện giao thông Ở các đô thị, giao thông vận tải là nguồn gây ô nhiễm không khí lớn nhất, đặc biệt là sự phát thải vào khí quyển như bụi, các khí CO, VOC
và NO2 từ ô tô, xe máy và các phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch
Trang 20để hoạt động Khi các phương tiện này sử dụng nhiên liệu để vận hành, động cơ sẽ phát thải một lượng lớn các chất khí có thành phần độc hại gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người tham gia giao thông và những người dân sinh sống dọc các tuyến đường giao thông.Đặc biệt, khi xảy ra tình trạng ùn ứ giao thông, mức độ ô nhiễm hơixăng dầu có thể tăng lên 4 - 5 lần so với lúc bình thường Nguồn khí thải
từ giao thông vận tải đang trở thành một nguồn gây ô nhiễm chính đối vớimôi trường không khí ở đô thị, nhất là ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM