Trên mặt bích 10 của trục thứ cấp hộ số có lắp trống phanh 2mặt bích được ghép với trục các đăng.Phần dẫn động gồm : tay kéo 29 phanh tay, thanh kéo 19 và đòn quay 18,điều khiển trục cam
Phanh tay
Dẫn động và cơ cấu
Cấu tạo và nguyên lý làm việc của loại phanh tay có cơ cấu phanh bố trí trên trục ra của hộp số (phanh trên trục truyền) được mô tả trên hình 1.1.
Hình 1 1 Cấu tạo của phanh trục truyền
1, Má phanh ;2, Trống phanh ; 3, guốc phanh ; 4, Vòng chắn dầu ; 5, Lò xo kéo ; 6,Tấm chặn ; 7, Chốt guốc ; 8, Đai ốc ; 9, Bu lông ; 10, Mặt bích ; 11, Đệm ; 12, Bu lông ; 13, Đòn điều khiển ; 14,Lò xo hồi vị ; 15, Đệm tỳ guốc ; 16, Cam ; 17, Mâm phanh ; 18, Đòn kéo ; 19, Thanh kéo ;20, Đòn điều khiển ; 21, Đòn quay ; 22, Bu lông ; 23, Đệm ; 24, Giá bắt ; 25, Chốt ; 26, Cung răng ;27, Cóc hãm ; 28, Dây kéo ;29, Tay kéo ;30, Lẫy
Mâm phanh cố định 17 được bắt trên vỏ hộp số Trên mâm phanh bố trí chốt guốc phanh 7, trục cam 16 Hai guốc phanh được lắp trên chốt cố định và được điều khiển bằng cam phanh giống như cơ cấu phanh đối xứng qua trục đã trình bày như hình Trên mặt bích 10 của trục thứ cấp hộ số có lắp trống phanh 2 (mặt bích được ghép với trục các đăng).
Phần dẫn động gồm : tay kéo 29 phanh tay, thanh kéo 19 và đòn quay 18, điều khiển trục cam 16.
Khi kéo tay kéo 29 về phía sau, thông qua các khâu khớp dẫn động làm đòn quay 18 dẫn động cam 16 quay một góc, cam ép lên hai đầu của hay guốc phanh
3, guốc phanh bung ra ép sát vào trống phanh 2, thực hiện phanh tang trống và trục truyền Khi đỗ xe, cơ cấu hãm (lẫy 30, dây kéo 28 và cóc hãm 27) khóa tya kéo cở một vị trí cố định, cơ cấu phanh ở trạng thái phanh.
Khi nhả tay phải bóp lẫy 30 để nhã cóc hãm 27 và đẩy tay kéo 29 về vị trí ban đầu, lúc đó cam trở về vị trí trung gian, các guốc phanh được lò xo 5, 14 kéo hồi vị về trạng thái không phanh, tang trống đực quay trự do với trục truyền. 1.1.1.2 Dẫn động phanh tay cơ khí bằng cơ cấu phanh sau
Phanh tay sử dụng cơ cấu phanh bánh xe sau mô tả trên hình 1.2 Cơ cấu phanh được bố trí thêm các đòn quay 8 và thanh chống 9 nối giữa cáp keis 4 và guốc phanh 6 Cáp dẫn 4 nối với đòn quay 8, dẫn động guốc phanh khi phanh tay.
Phần dẫn động cơ khí gồm : tay kéo 1 có điệm tựa O (đặt cạnh người lái) và cơ cấu cóc hãm, đòn nối 2, dây cáp dẫn 4 Dây cáp dẫn là 1 sợ chung nối từ đòn nối 2 tới các cơ caais phanh bánh sau Máng dẫn tự lựa đặt ở giữ cáp, giúp cân bằng chiều cài cáp ở hai bên Ốc 3 để điều chỉnh chiều dài làm việc của cáp.
Hình 1 2 Phanh tay có cơ cấu phanh bố trí ở bánh xe sau
1, Tay kéo ; 2, Đòn nối ; 3, Ốc điều chỉnh ; 4, Cáp dẫn ; 5, Xi lanh thủy lực ; 6, Guốc phanh ; 7, Vành răng ;8, Đòn quay ; 9, Thanh chống
Khi kéo phanh tay, cáp dẫn chuyển động thao chiều mũi tên Lúc đầu, đòn quay 8 quay quanh điểm D, dịch chuyển thanh chống 9, ép guốc phanh trái vào tang trống, tạo thành điểm tựa cố định C Đầu nối B tiếp tục dịch chuyển, điểm
D quay quanh điểm C và ép guốc phanh trái vào tang trống Do đó, hai guốc phanh ép sát vào tang trống thực hiện phanh bánh xe.
Dẫn động phanh
1.2.1.1 Dẫn động điều khiển phanh chân bằng thủy lực
Sơ đồ dẫn động một dòng như hình 1.3
Hình 1 3 Sơ đồ dẫn động phanh một dòng
1, Xi lanh bánh xe ; 2, Tổng phanh ; 3, Bàn đạp phanh ; 4, Đường dẫn dầu
Khi người lái tác động một lực vào bàn đạp 3, piston trong xi lanh 2 hoạt động Lúc này năng lượng dầu được truyền trong đường ống dẫn 4 đến các xi lanh con dưới bánh xe 1 làm cho piston trong xi lanh hoạt đẩy má phanh, ép sát vào đĩa phanh, trống phanh và làm xe chuyển động chậm lại hoặc dừng xe.
Dẫn động một dòng hình sử dụng xi lanh chính một buồng dẫn dầu đến tất cả cá xi lanh bánh xe Vì lý do bất nào đó, nếu một đương ống dẫn dầu bị hở, dầu trong hệ thống bị mất áp suất, tất cả các bánh xe điều bị mất phanh Dẫn động một dòng có kết cấu đơn giản nhưng độ an toàn không cao, vì vậy ngày nay, hệ thống phanh ô tô bố trí với tối thiểu hai dòng phanh dẫn động độc lập.
Sơ đồ dẫn động hai dòng như hình 1.4.
Hình 1 4 Sơ đồ dẫn động phanh hai dòng
1,Bàn đạp phanh ;2, Bầu trợ lực phanh ; 3, Xi lanh phanh chính ; 4, Bình dầu ;5, Cơ cấu phanh trước ; 6, Bộ điều chỉnh ;7, Cơ cấu phanh sau
Khi đạp phanh, lực đạp được truyền từ bàn đạp 1 qua cần đẩy vào xi lanh chính để đẩy piston trong xi lanh Lực của áp suất thuỷ lực bên trong xi lanh chính được truyền qua các đường ống dẫn dầu đến các xi lanh bánh xe thực hiện quá trình phanh.
Khi nhả phanh, người lái bỏ chân khỏi bàn đạp 1 phanh lúc này pit tông xi lanh chính trở lại vị trí không làm việc và dầu từ các xi lanh bánh xe theo đường ống hồi về xi lanh chính vào buồng chứa, đồng thời tại các bánh xe lò xo hồi vị kéo hai guốc phanh tách khỏi trống phanh và kết thúc quá trình phanh.
1.2.1.2 Dẫn động điều khiển phanh chân bằng khí nén
Sơ đồ cấu tạo chung của dẫn động phanh khí nén cơ bản bao gồm các thành phần chính : nguồn cung cấp khí nén, van phân phối khí, bầu phanh và đường ống dẫn khí, được mô tả trên hình 1.5
Hình 1 5 Sơ đồ cấu tạo dẫn động khí nén cơ bản a, Nguồn cung cấp ; 1, Máy nén khí ; 2, Bộ điều chỉnh áp suất ; 3, Bộ lọc nước, làm khô khí ; 4, Cụm van chia và bảo vệ ; 5, Bình chứa khí nén mạch 1 ; 6, Bình chứa khí nén mạch II ; b, Cụm điều khiển ; 7, Van phân phối hai dòng ; c, Cơ cấu chấp hành ;
8, Bầu phanh và cơ cấu phanh trước ; 9, Bầu phanh và cơ cấu phanh sau ;d, Các đường ống dẫn khí.
1.2.1.3 Dẫn động điều khiển phanh bằng khí nén kết hợp thủy lực
Sơ đồ cấu tạo của hệ thống phanh thủy lực điều khiển khí nén được trình bày trên hình 1.6.Hệ thống bao gồm hai dạng dẫn động là dẫn động thủy lực và dẫn động khí nén.
Dẫn động thủy lực đảm nhận chức năng tạo lực điều khiển ở các guốc phanh hay má phanh đĩa.
Dẫn động khí nén đảm nhận chức năng tạo lực đẩy ở xi lanh thủy lực
Hình 1 6 Hệ thống phanh thủy lực điều khiển khí nén cơ bản của xe buýt, xe tải a, Nguồn cung cấp ; b, Cụm điều khiển ; c, Xi lanh khí nén-thủy lực ; d, Xi lanh thủy lực bánh xe và cơ cấu phanh ; e, Các đường ống dẫn khí nén ;f, Các đường ống dẫn thủy lực.
1.2.2.1 Cơ cấu phanh tang trống
Cơ cấu phanh tang trống được phân loại theo phương pháp bố trí và điều khiển các guốc phanh thành các dạng với các tên gọi : guốc phanh đặt đối xứng qua đường tâm trục, guốc phan đặt đối xứng với đường tâm quay, guốc phanh đặt bơi, …
Cơ cấu phanh tang trống đối xứng qua đường trục
Cơ cấu phanh đối xứng qua trục với xi lanh dẫn động phanh thủy lực trình bày trên hình 1.7 Cơ cấu phanh được bố trí trên cầu sau ô tô con và tải nhỏ, có xi lanh thủy lực 11 điều khiển ép guốc phanh vào trống.
Hình 1 7 Cơ cấu phanh đối xứng qua trục điều khiển
1, Bu lông điều chỉnh ; 2, Mâm phanh ; 3, Cam lệch tâm ; 4, Bu lông điều khiển ; 5, Đai ốc dẫn dầu ; 6, Ốc xả khí ; 7, Đinh tán ; 8, Chụp chắn bụi ; 9, Pit tông ; 10, Vành làm kín ; 11, Xi lanh bánh xe ; 12, Lò xo hồi vị ; 13, Guốc phanh ; 14, Tấm ma sát ;
Cơ cấu phanh tang trống đối xứng qua đường tâm
Cơ cấu phanh tang trống loại đối xứng qua tâm với hệ thống phanh thủy lực được thể hiện trên hình 1.8 Sự đối xứng qua tâm ở đây được thể hiện trên mâm phanh 8 bố trí hai chốt guốc phanh 12, hai xi lanh bánh xe 2, hai guốc phanh 9 hoàn toàn giống nhau và đối xứng với nhau qua tâm O.
Hình 1 8 Cơ cấu phanh tang trống đối xưng qua tâm
1, Ống nối ; 2, Xi lanh bánh xe ; 3, Vít xả khí ; 4, Ốc dẫn dầu ; 5, Phớt che bụi ; 6, Pit tông ; 7, Lò xo guốc phanh ; 8, Mâm phanh ; 9, Guốc phanh ; 10, Phớt làm kín ; 11,
Cam điều chỉnh ; 12, Chốt tựa
Mối guốc phanh 9 được lắp trên một chốt cố định 12 ở mâm phanh và có bạc lệch tâm để điều chỉnh khe hở phía dưới của má phanh với trống phanh Đầu còn lại của guốc phanh luôn tỳ vào pit tông 6 của xi lanh bánh xe 2 nhờ lò xo guốc phanh 8 Khe hở phía trên giữa má phanh và trống phanh được điều chỉnh bởi cam 11.
Cơ cấu phanh tang trống dạng bơi
Cơ cấu phanh tang trống dạng bơi có cả hai đầu các guốc phanh đều chịu tác động trực tiếp của lực điều khiển P và có thể di trượt Kết cấu của cơ cấu phanh dạng bơi thường dùng cho ô tô tải với hệ thống dẫn động phanh thủy lực điều khiển bằng khí nén được trình bày trên hình 1.9.
Hình 1 9 Kết cấu của cơ cấu phanh dạng bơi
1, Guốc phanh ; 2, Má phanh ; 3, Xi lanh bánh xe ; 4, Chốt đẩy ; 5, Vòng che vụi ; 6, Pit tông trái ; 7, Phớt cao kín ; 8, Vỏ xi lanh ; 9, :ò xo lá ; 10, Ốc xả khí ; 11, Đầu xả khí ; 12, Mâm phanh ; 13, Lỗ kiểm tra khe hở ; 14, Đệm giữ guốc phanh ; 15, Đai ốc ;
16, Lò xo hồi vị ; 17,Pit tông phải.
kết cấu hệ thống phanh trên xe toyota fortuner 2015 23 2.1 Kết cấu hệ thống phanh dừng
Dẫn động phanh
Hình 2 1 Sơ đồ dẫn động phanh tay
1,Tay kéo ; 2, Đòn nối ; 3, Ốc điều chỉnh ; 4, Cáp dẫn ; 5, Xi lanh thủy lực ; 6, Thanh chống ; 7, Guốc phanh ; 8, Đòn bẩy ; 9, Điểm tựa.
Cơ cấu phanh và nguyên lý làm việc
Phanh tay sử dụng cơ cấu phanh bánh xe sau mô tả trên hình Cơ cấu phanh được bố trí thêm các đòn quay 8 và thanh chống 6 nối giữa cáp kéo 4 và guốc phanh 7 Cáp dẫn 4 nối với đòn quay 8, dẫn động guốc phanh khi phanh tay.
Phần dẫn động cơ khí gồm : tay kéo 1 có điệm tựa O (đặt cạnh người lái) và cơ cấu cóc hãm, đòn nối 2, dây cáp dẫn 4 Dây cáp dẫn là 1 sợ chung nối từ đòn nối 2 tới các cơ cấu phanh bánh sau Máng dẫn tự lựa đặt ở giữ cáp, giúp cân bằng chiều cài cáp ở hai bên Ốc 3 để điều chỉnh chiều dài làm việc của cáp.
Khi kéo phanh tay, cáp dẫn chuyển động theo chiều phải sang trái Lúc đầu,đòn quay 8 quay quanh điểm D, dịch chuyển thanh chống 6, ép guốc phanh trái vào tang trống, ép guốc phanh trái vào tang trống Do đó, hai guốc phanh ép sát vào tang trống thực hiện phanh bánh xe.
Kết cấu hệ thống phanh chân
Bao gồm các bộ phận liên kết từ cơ cấu điều khiển( bàn đạp phanh, cần kéo phanh,… ) tới các chi tiết điều khiển sự hoạt động của cơ cấu phanh Dẫn động phanh dùng để truyền và khuếch đại lực điều khiển từ cơ cấu điều khiển phanh đến các chi tiết điều khiển hoạt động của cơ cấu phanh.
2.2.1.1 Sơ đồ dẫn động phanh
Hình 2 2 Sơ đồ dẫn động phanh chân
1, Đĩa phanh ; 2, Roto cảm biến ; 3, Cảm biến tốc độ bánh trước ; 4, Bình chứ dầu ;
5, Xi lanh phanh chính ; 6, Bầu trợ lực phanh ; 7, Công tắc phanh ; 8, Bàn đạp phanh ; 9, Bộ chấp hành ; 10,ECU chấp hành ;11, DLC3 ; 12, Cơ cấu phanh sau ;
Xi lanh phanh chính hai buồng sử dụng trên hầu hết các hệ thống phanh thủy lực hiện nay
Cấu tạo cảu xi lanh chính loại hai buồng được thể hiện qua hình
Hình 2 3 Xi lanh phanh chính
1, Lò xo pit tông thứ cấp; 2, Lỗ dầu ; 3, Bình dầu ; 4, Pit tông sơ cấp ; 5, Phớt làm kín ;6, Phớt ;7, Lỗ bù dầu ; 8, Tấm chắn hình sao ;9, Lò xo pit tông sơ cấp ; 10, Cốc đỡ lò xo ; 11, Bu lông hạn chế ; 12, Pit tông thứ cấp ; 13, Phớt dầu ; 14, Xi lanh phanh chính.
Trong xi lanh bố trí hai pit tông: pit tông sơ cấp 4, pit tông thứ cấp 12 Pit tông 4 ngăn cách với pittong 12 bởi lò xo, pit tông 11 ngăn cách với thân xi lanh bởi lò xo 1 Các vùng ngăn cách với pit tông này được bố trí các phớt bao kín dầu và tạo nên các khoang làm việc có thể tích thay đổi Mỗi khoang đều bố trí các lỗ cấp dầu và van bù dầu Bình chứa dầu 3 đặt trên thân xi lanh chính 14 cấp dầu tới các khoang làm việc vủa hai pit tông Hai lò xo hồi vị 1 và 9 có tác dụng đẩy pit tông về vị trí tận cùng bên phải khi ở trạng thái chưa phanh Pit tông sơ cấp 4 được chặn bởi vòng chặn, phớt bao kín dầu và phớt che bụi Pit tông thứ cấp 12 được chặn bởi chốt chặn trên thân xi lanh 14 Ở cuối khoang làm việc bố trí các lỗ cấp dầu tới các xi lanh bánh xe 2.
Nguyên lý làm việc Ở trạng thái ban đầu, hai pit tông đều nằm ở vị trí tận cùng bên phải, các lỗ bù dầu và nạp dầu của hai pit tông đều thông với các khoang trước và sau của mỗi pit tông.
Khi đạp phanh, trước hết pit tông 4 dịch chuyển sang trái, che lỗ dầu , áp suất dầu ở khoang I tăng dầu và cùng lò xo 1 đẩy pit tông 12 dịch chuyển Khi pit tông 12 đóng van bù dầu , khoang II được làm kín, áp suất trong khoang II tăng Từ hai cửa ra của xi lanh chính, dầu được dẫn tới các xi lanh bánh xe Các pit tông của xi lanh bánh xe đẩy má phanh ép vào đĩa phanh và guốc phanh ép vào trống phanh, áp suất dầu trong hệ thống bắt đầu tăng cao, tạo ra lực phanh.
Khi nhả phanh, dưới tác dụng của lò xo hồi vị ở cơ cấu phanh, bàn đạp phanh và các lò xo hồi vị pit tông 1,9 trong xi lanh chính các pit tông 4,12 được trở về vị trí ban đầu Dầu từ xi lanh bánh xe được hồi về các khoang của xi lnah chính, kết thúc quá trình phanh.
Nếu bị hở một dòng, hệ thống vẫn còn khả năng phanh ở dòng còn lại 2.2.1.3 Bản đạp phanh
Cấu tạo của bàn đạp phanh được thể hiện qua hình 2.
1, Khớp nối ; 2, Công tắc bàn đạp phanh ; 3,Cụm phụ đỡ bàn đạp phanh ; 4, Bu lông ;
5, Bạc lót ; 6, Bu lông ; 7, Đệm bàn đạp ; 8, Bàn đạp ; 9, Bộ điều chỉnh ; 10, Lò xo hồi.
Cơ cấu phanh trước là cơ cấu phanh đĩa có giá đỡ cố định như hình
Hình 2 5 Cơ cấu phanh trước
1,Lỗ thống gió ; 2, Đĩa phanh ; 3, Cùm phanh ; 4, Pít tông ; 5, Vít xả khí ; 6, Tấm sắt ;
7, Bố phanh ; 8, Phớt chắn dầu ; Cấu tạo
Trên giá đỡ bố trí bốn xi lanh bánh xe 3 ở hai phía của đĩa phanh 2.
Trong xi lanh có pit tông 4, một phía của pit tông tỳ xát vào má phanh 6, một phía chịu áp lực dầu khi phanh Dầu từ hệ thống dẫn động điều khiển được cấp dến cả bốn xi lanh bánh xe ngờ đường dẫn dầu.
Các pit tông 4 sử dụng phớt bao kín khoang chịu áp suất cao, và phớt chắn bụi 8 che bụi từ ngoài vào bề mặt làm việc.
Khi đạp phanh, dầu áp suất cao (60-120 bar) qua ống dẫn đồng thời đến các xi lanh bánh xe 3, đẩy các pit tông 4 ép vào các má phanh 6 theo chiều ngược nhau vào đĩa phanh 2, thực hiện phanh.
Khi thôi phanh dầu từ xi lanh bánh xe hồi trở về, áp suất dầu điều khiển không tồn tại, kết thúc quá trình phanh.
Cơ cấu phanh sau là cơ cấu phanh tang trống được bố trí đối xứng qua trục như hình 2
Hình 2 6 Cơ cấu phanh sau
1, Bố phanh ;2, Mâm phanh ; 3, Đòn bẩy phanh dừng ; 4, Guốc phanh ; 5, Xi lanh phanh ; 6, Lò xo hồi vị ; 7, Cơ cấu tăng phanh ; 8, Đòn bẩy phanh sau ; 9, Tấm cố định guốc phanh ; 10, Tấm chặn ; 11, Đường dẫn dầu ; 12, Vít xả khí ; 13, Tang trống ; 14, Dây cáp.
Phần quay của cơ cấu phanh là tang trống đặt bắt với moay ơ bánh xe.
Phần cố định là mâm phanh 2 được bắt trên dầm cầu các tấm ma sát 1 được dán với guốc phanh 4 Trên mâm phanh 2 bố trí hai chốt cố định để lắp ráp với lỗ tựa quay của guốc phanh Đầu trên của hai guốc phanh được kéo bởi lò xo hồi vị guốc phanh 6, tách má phanh khỏi tang trống và ép pit tông (trong xi lanh bánh xe 5) về vị trí không phanh.
Xi lanh bánh xe 5 là xi lanh kéo có thân chung và hai pit tông bố trí đối xứng Xi lanh phanh được bắt chặt với mâm phanh 2, pit tông bên trong tựa vào đầu guốc phanh nhờ chốt tựa Pit tông nằm trong xi lanh được bao kín bởi vành cao su và tạo nên không gian chứa dầu phanh Dầu phanh có áp suất được cấp vào thông qua đai ốc dẫn 11 Trên xi lanh bố trí ốc xả khí 10 nhằm xả không khí lọt vào hệ thống thủy lực khi cần
Nguyên lý làm việc Ở trạng thái không phanh, dưới tác dụng của lò xo hồi xị 6, má phanh và tang trống tồn tại khe hở nhỏ(0,3-0,4)mm, đảm bảo tách hai phần quay và cố định của cơ cấu phanh và bánh xe được quay trơn.
Khi phanh, dầu có áp suất cao sẽ được đưa đến xi lanh bánh xe 5 Khi áp suất dầu trong xi lanh lớn hơn lực kéo của lò xo hồi vị 6, đẩy đầu trên của các guốc phanh về hai phía Các guốc phanh chuyển động quay điển tựa dưới (chốt phanh), ép má phanh sát vào trống phanh, phát sinh ma sát giữa hai phần: quay (tang trống) và cố định (guốc phanh), tốc độ tang trống giảm dần, hình thành sự phanh ô tô trên đường
Khi nhả phanh, áp suất dầu trong xi lanh giảm, lò xo hồi vị kéo cá guốc phanh ép vào pit tông, guốc phanh và má phanh tách khỏi trống phanh Lực ma sát không tồn tại, bánh xe lại được lăn trơn.
Bộ trợ lực có hai buồng làm việc A và B Lò xo hồi vị (2) có nhiệm vụ hồi vị màng cao su về vị trí ban đầu khi không phanh Màng và thân bộ trợ lực dịch chuyển đẩy cần đẩy tác dụng vào piston sơ cấp của xy lanh chính.
Khai thác kỹ thuật
3.2.1 Các triệu chứng hư hỏng của hệ thống
Các hiện tượng hư hỏng và các chẩn đoán nguyên nhân của nó đối với hệ thống phanh dùng cơ cấu phanh tang trống được tóm tắt trong bảng và đối với hệ thống phanh dùng cơ cấu phanh đĩa được tóm tắt trong bảng
Bảng 3 1 Hiện tượng hư hỏng và nguyên nhân phanh tang trống Hiện tượng hư hỏng Nguyên nhân
1.Bàn đạp phanh chạm sàn xe khi phanh nhưng phanh không hiệu quả Điều chỉnh sai các thanh nối hoặc khe hở má phanh
Thiếu dầu hoặc lọt khí vào hệ thống phanh
Má phanh mòn quá giới hạn
2 Má phanh ở một bánh xe bị kẹt với tang trống sau khi nhả phanh Điều chỉnh sai khe hở má phanh Đường dầu phanh bị tắc, dầu không hồi về được sau khi phanh
Xi lanh con ở cơ cấu phanh bánh xe đó bị hỏng, pít tông kẹt
3 Má phanh ở tất cả bánh xe bị kẹt với tang trống sau khi nhả Điều chỉnh các cần dẫn động sai, hành trình tự do bàn đạp phanh không có
Xi lanh chính bị hỏng, pít tông kẹt, cupen cao su nở làm dầu không hồi về đượcDầu phanh có tạp chất khoáng, bẩn làm cupen xi lanh hỏng
4 Xe bị lệch sang một bên khi phanh
Má phanh bánh xe một bên bị dính dầu Khe hở má phanh - tang trống của các bánh xe chỉnh không đều Đường dầu tới một bánh xe bị tắc
Xi lanh con của một bánh xe bị hỏng
Sự tiếp xúc không tốt giữa má phanh và tăng trống ở một số bánh xe
5 Bàn đạp phanh nhẹ Thiếu dầu hoặc có khí trong hệ thống dầu Điều chỉnh má phanh không đúng, khe hở quá lớn
Xi lanh chính bị hỏng
6 Phanh ăn kém, phải đạp mạnh bàn đạp phanh
Má phanh và mặt tang trống bị cháy, trơ, chai cứng
Chỉnh má phanh không đúng, độ tiếp xúc không tốt
Hệ thống trợ lực không hoạt động Các xi lanh con bị kẹt
7 Có tiếng kêu khi phanh Má phanh mòn trơ đinh tán Đinh tán má phanh lỏng Mâm phanh lỏng
8 Tiêu hao dầu Rò rỉ dầu ở xi lanh chính, xi lanh con hoặc ở các đầu nối ống
9 Đèn báo mất áp suất dầu Một trong hai mạch dầu trước và sau bị vỡ làm tụt áp
Bảng 3 2 Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng phanh đĩa\
Hiện tượng hư hỏng Nguyên nhân
1.Bàn đạp phanh rung khi phanh Đĩa phanh bị vênh, bề dày đĩa phanh không đều
2 Phanh kêu khi phanh Má phanh mòn quá mức làm pít tông dịch chuyển quá xa
Má phanh lỏng trên giá lắp xi lanh con Đĩa phanh chạm vào giá đỡ xi lanh con
3 Phanh không nhả sau khi nhả bàn đạp phanh
Bộ trợ lực hỏng, bàn đạp cong, cần đẩy xy lanh chính điều chỉnh không đúng
3.2.2 Quy trình kiểm tra kỹ thuật
3.2.2.1 Quy trình kiểm tra kỹ thuật cơ cấu phanh trước và sau
Quy trình kiểm tra kỹ thuật cơ cấu phanh được thể hiện qua bảng
Bảng 3 3 Triệu chứng và khu vực nghi ngờ khi gặp sự cố
Triệu chứng Khu vực nghi ngờ
1.Bàn đạp phanh thấp hoặc không có cảm giác khi đạp phanh.
Rò rỉ chất lỏng trong hệ thống phanh.
Không khí trong hệ thống phanh.
Phớt piston (mòn hoặc hư hỏng).
Khe hở guốc phanh sau (cần điều chỉnh).
Thanh đẩy tăng áp (cần điều chỉnh).
2 Lực phanh Hành trình tự do của bàn đạp phanh (tối thiểu).
Hành trình cần phanh đỗ (cần điều chỉnh).
Dây phanh tay số 1 (bị kẹt).
Dây phanh tay số 2 (bị kẹt)Dây phanh tay số 3 (bị kẹt)Khe hở guốc phanh sau (cần điều chỉnh)Pad (nứt hoặc biến dạng).
Lớp lót (nứt hoặc biến dạng).
Piston phanh trước (bị kẹt hoặc đông cứng).
Piston phanh sau (bị kẹt hoặc đông cứng)
Lò xo căng hoặc lò xo hồi vị (bị lỗi) Thanh đẩy tăng áp (cần điều chỉnh)
Rò rỉ chân không trong hệ thống tăng áp
Xi lanh phanh chính (bị lỗi) Piston phanh trước (bị kẹt hoặc đông cứng) Piston phanh sau (bị kẹt hoặc đông cứng) Pad (dầu, nứt hoặc biến dạng)
Lớp lót (dầu, nứt hoặc biến dạng) Đĩa
3 Nhấn mạnh bàn đạp phanh nhưng không có lực phanh.
Rò rỉ chất lỏng trong hệ thống phanh Không khí trong hệ thống phanh
Miếng đệm (mòn, nứt, méo mó, dính dầu hoặc bị tráng men)
Lớp lót (mòn, nứt, méo mó, dính dầu hoặc bị tráng men)
Khe hở guốc phanh sau (cần điều chỉnh) Đĩa
Thanh đẩy tăng áp (cần điều chỉnh)
Rò rỉ chân không trong hệ thống tăng áp
4 Tiếng ồn từ phanh Miếng đệm (nứt, méo, bẩn hoặc bị tráng men)
Lớp lót (nứt, méo mó, bẩn hoặc tráng men)
Bu lông lắp đặt Đĩa
Lò xo neo, lò xo hồi vị hoặc lò xo căng (bị lỗi)
Miếng chêm chống kêu (hỏng)
Lò xo giữ giày (hư hỏng) 3.2.2.2 Kiểm tra kỹ thuật phanh dừng
Triệu chứng và khu vực nghi ngờ phanh dừng được thể hiện qua bảng
Bảng 3 4 Triệu chứng và khu vực nghi ngờ hư hỏng phanh tay Triệu chứng Khu vực nghi ngờ
Lực kéo phanh đỗ xe Hành trình tay phanh đỗ (cần điều chỉnh)
Cáp phanh đỗ số 1 (dính) Cáp phanh tay số 2 (dính) Cáp phanh đỗ số 3 (dính) Khe hở guốc phanh (cần điều chỉnh)
Lò xo căng hoặc hồi vị (hư hỏng)
3.2.2.3 Kiểm tra độ mòn trống phanh và guốc phanh
Kiểm tra độ mòn trống phanh
Bước 1 : Dùng thước đo trống hoặc loại tương đương (hình), đo đường kính trong của trống
Hình 3 1 Kiểm tra độ mòn trống phanh
Bước 2 : Đường kính trong của trống tiêu chuẩn 295 mm, đường kính bên trong tối đa 297 mm
Bước 3 : Nếu đường kính bên trong lớn hơn đường kính đối đa buộc phải thay tang trống.
Kiểm tra độ dày lót guốc phanh
Bước 1 : Dùng thước để đo độ dày lót guốc phanh (hình).
Hình 3 2 Kiểm tra độ mòn guốc phanh
Bước 2 : Kiểm tra độ dày tiêu chuẩn 5,4 mm, độ dày tối thiểu 1 mm. Bước 3 : Nếu độ dày lớp lót bằng hoặc nhỏ hơn mức tối thiểu hoặc nếu độ mòn nghiêm trọng không đều buộc phải thay guốc phanh
3.2.2.4 Sử dụng máy chẩn đoán đọc lỗi hệ thống phanh ABS
Các lỗi hệ thống phanh ABS được thể hiện qua bảng
Bảng 3 5 Các lỗi hệ thống phanh ABS
Mã DTC Mục phát hiện
C0200/31 Trục trặc tín hiệu cảm biến tốc độ bánh trước bên phải
C0205/32 Trục trặc tín hiệu cảm biến tốc độ bánh trước bên trái
C0210/33 Trục trặc tín hiệu cảm biến tốc độ bánh sau bên phải
C0215/34 Trục trặc tín hiệu cảm biến tốc độ bánh sau bên trái
C0273/11 Mở mạch rơle động cơ ABS
C0274/14 Ngắn mạch tới B+ trong mạch rơle động cơ ABS
C0278/11 Mở trong mạch rơle điện từ ABS
C0279/12 Ngắn mạch tới B+ trong mạch rơle điện từ ABS
C1235/35 Vật thể lạ được gắn vào đầu cảm biến tốc độ phía trước RH
C1236/36 Vật lạ bám vào đầu cảm biến tốc độ phía trước LH
C1238/38 Vật thể lạ được gắn vào đầu cảm biến tốc độ phía sau RH
C1239/39 Điện áp dương của pin yếu hoặc Điện áp dương của pin cao bất thường
C1241/41 Cảm biến gia tốc bị kẹt trục trặc
C1243/43 Hở hoặc ngắn mạch cảm biến giảm tốc
C1244/44 Trục trặc đầu ra cảm biến gia tốc
C1245/45 Hở mạch ở khóa vi sai cầu sau
C1248/48 Mở mạch công tắc đèn dừng
C1249/49 Mở mạch động cơ máy bơm
C1251/51 Đường kính lốp không đồng đều
C1337/37 Tín hiệu đầu ra thấp của cảm biến tốc độ phía trước RH (Chế độ kiểm tra DTC)
C1271/71 Tín hiệu đầu ra thấp của cảm biến tốc độ phía trước RH (Chế độ kiểm tra DTC)
C1272/72 Tín hiệu đầu ra thấp của cảm biến tốc độ phía sau LH (Chế độ kiểm tra DTC)
C1273/73 Tín hiệu đầu ra thấp của cảm biến tốc độ phía sau RH (Chế độ kiểm tra DTC)
C1274/74 Thay đổi bất thường trong tín hiệu đầu ra của cảm biến tốc độ phía trước RH (Chế độ kiểm tra DTC)
C1275/75 Tín hiệu đầu ra thấp của cảm biến tốc độ phía trước RH (Chế độ kiểm tra DTC)
C1276/76 Thay đổi bất thường trong tín hiệu đầu ra của cảm biến tốc độ phía trước LH (Chế độ kiểm tra DTC)
C1277/77 Thay đổi bất thường trong tín hiệu đầu ra của cảm biến tốc độ phía sau RH (Chế độ kiểm tra DTC)
C1278/78 Thay đổi bất thường trong tín hiệu đầu ra của cảm biến tốc độ phía sau LH (Chế độ kiểm tra DTC)
C1279/79 Trục trặc điện áp đầu ra cảm biến gia tốc (Chế độ kiểm tra DTC)
C1282/82 Trục trặc công tắc vị trí khóa vi sai trung tâm (Chế độ kiểm tra DTC)
C1283/83 Trục trặc công tắc vị trí L4 (Chế độ kiểm tra DTC)
3.3 Quy trình phục hồi thay thế guốc phanh tay, cảm biến tốc độ bánh xe
3.3.1.1 Quy trình thay thế guốc phanh
Tháo rời cơ cấu phanh
Dùng kìm mũi kim loại bỏ lò xo căng đòn bẩy tự động và đòn bẩy.
Dùng kìm tháo các lò xo giữ guốc, chốt, guốc phanh trước và guốc phanh sau.
Hình 3 4 Tháo kẹp guốc phanh Đẩy phía trước hoặc phía sau của xi lanh bánh xe với guốc phanh Sau đó tháo mặt guốc phanh đối diện với mặt xi lanh bị đẩy Cuối cùng tháo phần còn lại của guốc phanh.
Hình 3 6 Tháo guốc phanh khỏi mâm phanh
Tháo bộ thanh chống và lò xo hồi vị khỏi guốc.
Tháo kẹp đỡ ra khỏi bộ thanh chống và lò xo.
Dùng kìm mũi kim ngắt kết nối cáp phanh đỗ ra khỏi cần guốc phanh đỗ
Hình 3 8 Tháo dây cáp phanh dừng
Dùng tuốt nơ vít tháo vòng đệm chữ C và cần gạt.
Sử dụng cờ lê ngắt dây dầu phanh.
Tháo hai bu lông và vi lanh.
Hình 3 10 Tháo ống dẫn dầu phanh
3.3.1.2 Tháo rời hệ thống điều khiển ABS
Ngắt kết nối cực âm ắc quy. Đánh dấu từng vị trí của dây dầu phanh.
Hình 3 11 Đánh dấu các vị trí
Nhả chốt của đầu nối bộ truyền động và ngắt kết nối đầu nối.
Sử dụng cờ lê ngắt kết nối năm đường dầu phanh khỏi bộ truyền động.
Hình 3 12 Tháo các ông dầu khỏi bộ chấp hành
Tháo bu lông giữ bộ chấp hành.
Hình 3 13 Tháo bu lông giữ
3.3.1.3 Thay thế cảm biến tốc độ
Bước 1 : Ngắt cọc âm bình ắc quy.
Bước 3 : Tháo cảm biến tốc độ trước và các nẹp bắt dây với chassisNgắt kết nối đầu dây
Hình 3 14 Tháo bát dây dẫn
Hình 3 15 Tháo giắc tín hiệu
Tháo kẹp giữ dây và bu lông
Hình 3 16 Tháo nẹp giữ dây
Hình 3 17 Tháo bu lông giữ dây
Tháo bu lông và cảm biến tốc độ
Hình 3 18 Tháo các vị trí trên moay ơ
Bước 4 : Tháo kẹp cảm biến điều khiển trượt ra khỏi moay ơ.
Hình 3 19 Tháo cảm biến khỏi moay ơ
Tài liê Žu tham khảo
[1] TS Trương Mạnh Hùng, TS Nguyễn Mạnh Hùng – CẤU TẠO Ô TÔ – Nhà xuất bản Giao thông vận tải.
[2] Nguyễn Khắc Trai, Nguyễn Trọng Hoan – KẾT CẤU Ô TÔ – Nhà xuất bản Bách khoa Hà Nội.
[3] Nguyễn Khắc Trai – CẤU TẠO GẦM XE CON – Nhà xuất bản giao thông vận tải.
[4] PGS TS Cao Trọng Hiền TS Nguyễn Mạnh Hùng – LÝ THUYẾT Ô TÔ – Nhà xuất bản giao thông vận tải.
[5] Tài liệu xe Toyota Fortuner 2015.