1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án tốt nghiệp Khai thác kỹ thuật hệ thống phanh ô tô

87 11 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 4,53 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHANH (9)
    • 1.1. Công dụng, phân loại và yêu cầu của hệ thống phanh (9)
      • 1.1.1. Công dụng (9)
      • 1.1.2. Phân loại (9)
      • 1.1.3. Yêu cầu (10)
    • 1.2. Kết cấu và nguyên lý làm việc của hệ thống phanh (11)
      • 1.2.1. Cơ cấu phanh (11)
      • 1.2.2. Dẫn động phanh (27)
      • 1.2.3. Điều khiển hệ thống phanh (32)
    • 1.3. Giới thiệu về ô tô Honda City 2020 (35)
    • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG PHANH TRÊN Ô TÔ HONDA (38)
      • 2.1. Sơ đồ bố trí chung và nguyên lý làm việc (38)
        • 2.1.1. Bố trí hệ thống phanh trên ô tô (38)
        • 2.1.2. Sơ đồ bố trí dạng tổng quát (39)
      • 2.2. Kết cấu các bộ phận của hệ thống phanh (40)
        • 2.2.1. Cơ cấu phanh trước (40)
        • 2.2.2. Cơ cấu phanh sau (44)
        • 2.2.3. Xy-lanh phanh chính (46)
        • 2.2.4. Hệ thống điều khiển phanh điện tử ABS (50)
          • 2.2.4.1 Cấu tạo chung của hệ thống ABS (50)
          • 2.2.4.2. Cấu tạo nguyên lý làm việc của cảm biến tốc độ bánh xe (51)
          • 2.2.4.3. Cấu tạo nguyên lý làm việc của bộ chấp hành (52)
          • 2.4.4.4. Cấu tạo nguyên lí làm việc của ECU điều khiển trượt (56)
    • CHƯƠNG 3: KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG PHANH TRÊN Ô TÔ HONDA (61)
      • 3.1 Hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục (61)
      • 3.2. Bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống phanh (63)
        • 3.2.1. Bảo dưỡng hàng ngày (63)
        • 3.2.2. Bảo dưỡng định kỳ (63)
      • 3.3. Quy trình chẩn đoán và xử lý sự cố (0)
      • 3.4. Tháo lắp, kiểm tra và điều chỉnh đối với hệ thống phanh (71)
        • 3.4.1. Quy trình bảo dưỡng hệ thống phanh (71)
        • 3.4.2. Một số nội dung tháo lắp và kiểm tra trong bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống (77)
  • KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 79 (86)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 80 (87)

Nội dung

Đồ án tốt nghiệp khai thác kỹ thuật hệ thống phanh ô tô bản đầy đủ Hệ thống phanh của ô tô dùng để giảm nhanh tốc độ của xe hoặc dừng xe khẩn cấp. Giữ cho xe đỗ an toàn, không bị trôi trên đường đặc biệt là trên đường dốc. Hệ thống phanh đảm bảo cho xe chạy an toàn ở tốc độ cao. Do đó, nâng cao năng suất vận chuyển cho ô tô. Ngoài ra, trên máy kéo hoặc trên một số xe chuyên dụng hệ thống phanh còn được kết hợp với hệ thống lái dùng để quay vòng xe.

TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHANH

Công dụng, phân loại và yêu cầu của hệ thống phanh

Hệ thống phanh của ô tô dùng để giảm nhanh tốc độ của xe hoặc dừng xe khẩn cấp Giữ cho xe đỗ an toàn, không bị trôi trên đường đặc biệt là trên đường dốc Hệ thống phanh đảm bảo cho xe chạy an toàn ở tốc độ cao Do đó, nâng cao năng suất vận chuyển cho ô tô Ngoài ra, trên máy kéo hoặc trên một số xe chuyên dụng hệ thống phanh còn được kết hợp với hệ thống lái dùng để quay vòng xe

* Theo đặc điểm điều khiển:

Phanh chính (phanh chân): Dùng để giảm tốc độ khi xe chuyển động, hoặc dừng hẳn xe

Khác với phanh chính phanh phụ (phanh tay) dùng để đỗ xe khi người lái rời khỏi buồng lái và dùng làm phanh dự phòng

Ngoài ra còn có phanh bổ trợ (phanh bằng động cơ, thủy lực hoặc điện từ): Dùng để tiêu hao bớt một phần động năng của ôtô khi cần tiến hành phanh lâu dài (phanh trên dốc dài, …)

* Theo kết cấu của cơ cấu phanh

Cơ cấu phanh tang trống

Hệ thống phanh dẫn động bằng cơ khí

Hệ thống phanh dẫn động bằng thủy lực

Hệ thống phanh dẫn động bằng khí nén

Hệ thống phanh dẫn động liên hợp: cơ khí, thủy lực, khí nén, …

Hệ thống phanh dẫn động có trợ lực

* Theo mức độ hoàn thiện của hệ thống phanh

Hệ thống phanh được hoàn thiện theo hướng nâng cao chất lượng điều khiển ôtô khi phanh, do vậy trang bị thêm các bộ điều chỉnh lực phanh: Bộ điều chỉnh lực phanh (bộ điều hòa lực phanh) và bộ chống hãm cứng bánh xe (hệ thống phanh có ABS)

Trên hệ thống phanh có ABS còn có thể bố trí các liên hợp điều chỉnh: hạn chế trượt quay, ổn định động học ô tô…nhằm hoàn thiện khả năng cơ động, ổn định của ô tô khi không điều khiển phanh

Hệ thống phanh trên ô tô cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

- Có hiệu quả phanh cao nhất ở tất cả các bánh xe, nghĩa là đảm bảo quãng đường phanh ngắn nhất, khi phanh đột ngột trong trường hợp nguy hiểm

- Điều khiển nhẹ nhàng và thuận lợi: lực tác dụng lên bàn đạp hay cần kéo điều khiển phù hợp với khả năng thực hiện liên tục của con người

- Đảm bảo sự ổn định của ô tô và phanh êm dịu trong mọi trường hợp

- Dẫn động phanh phải có độ nhạy cao, đảm bảo mối tương quan giữa lực bàn đạp với sự phanh của ô tô trong quá trình thực hiện phanh

- Cơ cấu phanh thoát nhiệt tốt, duy trì ổn định hệ số ma sát trong cơ cấu phanh trong mọi điều kiện sử dụng

- Hạn chế tối đa hiện tượng trượt lết bánh xe khi phanh với các cường độ lực bàn đạp khác nhau

- Có khả năng giữ ô tô đứng yên trong thời gian dài, kể cả trên nền đường dốc

- Đảm bảo độ tin cậy của hệ thống trong khi thực hiện phanh trong mọi

4 trường hợp sử dụng, kể cả khi một phần dẫn động điều khiển có hư hỏng.

Kết cấu và nguyên lý làm việc của hệ thống phanh

Hình 1 1 Cấu tạo chung của hệ thống phanh chung hệ thống phanh

Hệ thống phanh trên ô tô gồm có các bộ phận chính: Cơ cấu phanh, dẫn động phanh Ngày nay, trên cơ sở các bộ phận kể trên, hệ thống phanh còn được bố trí thêm các thiết bị nâng cao hiệu quả phanh Cơ cấu phanh: được bố trí ở gần bánh xe, thực hiện chức năng của các cơ cấu ma sát nhằm tạo ra mômen hãm trên các bánh xe của ô tô khi phanh Dẫn động phanh: bao gồm các bộ phận liên kết từ cơ cấu điều khiển (bàn đạp phanh, cần kéo phanh) tới các chi tiết điều khiển sự hoạt động của cơ cấu phanh Dẫn động phanh dùng để truyền và khuếch đại lực điều khiển từ cơ cấu điều khiển phanh đến các chi tiết điều khiển hoạt động của cơ cấu phanh

* Cơ cấu phanh tang trống

Cơ cấu được dùng khá phổ biến trên ô tô Trong cơ cấu dạng tang trống sử dụng các guốc phanh cố định và được phanh với mặt trụ của tang trống quay cùng bánh xe Như vậy, quá trình phanh được thực hiện nhờ ma sát bề mặt tang trống và các má phanh

Cơ cấu phanh tang trống được phân loại theo phương pháp bố trí và điều khiển các guốc phanh thành các dạng với các tên gọi:

- Guốc phanh đặt đối xứng qua đường tâm trục (a)

- Guốc phanh đặt đối xứng với tâm quay (b)

- Guốc phanh tự cường hóa một chiều quay (d)

- Guốc phanh tự cường hóa hai chiều quay (e)

Các dạng này còn có thể phân biệt được thành các cơ cấu sử dụng với các lực điều khiển guốc phanh từ hệ thống dẫn động khí nén (a), thủy lực (a, b, c, d, e) hoặc cơ khí (a, d)

Hình 1 2 Cơ cấu phanh tang trống Ưu điểm của cơ cấu phanh tang trống là: Chi phí lắp đặt, sửa chữa thấp Kết cấu đơn giản, toàn bô thành phần được tích hợp bên trong tang trống, tạo thuận lợi cho việc bảo dưỡng, sửa chữa Khả năng bao kín tốt nên phù hợp với nhiều điều kiện khí hậu, khó hỏng

Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì cơ cấu phanh tang trống còn có nhược điểm là: Hiệu quả phanh thấp, trọng lượng lớn, khả năng làm mát kém, sử dụng trong thời gian dài gây giảm khả năng phanh do sự giãn nở nhiệt của các thành phần trong cơ cấu

Do đó được sử dụng chủ yếu trên các ô tô có tải trọng lớn như ô tô tải, ô tô khách và 1 số loại ô tô con a) Cơ cấu phanh tang trống đối xứng qua trục

Cơ cấu phanh tang trống đối xứng qua trục gồm hai guốc phanh bố trí đối xứng

6 qua đường trục, được sử dụng trên dẫn động phanh thủy lực và khí nén

Cơ cấu phanh đối xứng qua trục với dẫn động phanh thủy lực

Cơ cấu phanh đối xứng qua trục với xilanh dẫn động phanh thủy lực trình bày trên Hình 1.3 Cơ cấu phanh được bố trí trên cầu sau ô tô con và tải nhỏ, có xilanh thủy lực 11 điều khiển ép guốc phanh vào trống phanh

Hình 1 3 Cơ cấu phanh đối xứng qua trục

Phần quay của cơ cấu phanh là tang trống được bắt với moay ơ bánh xe Phần cố định là mâm phanh được bắt trên dầm cầu Các tấm ma sát được tán hoặc dán với guốc phanh Trên mâm phanh bố trí 2 chốt cố định để lắp ráp với lỗ tựa quay của guốc phanh Chốt có bạc lệch tâm để thay đổi vị trí điểm tựa guốc phanh và là cơ cấu điều chỉnh khe hở phía dưới giữa má phanh và trống phanh Đầu trên của hai guốc phanh được kéo bởi lò xo hồi vị guốc phanh, tách má phanh khỏi tang trống và ép pit tông trong xilanh bánh xe về vị trí không phanh

Khe hở phía trên của má phanh và trống phanh được điều chỉnh bằng 2 cam lệch tâm Hai guốc phanh được đặt đối xứng qua đường trục đi qua tâm bánh xe

Xylanh bánh xe là xilanh kép có thân chung và hai pit tông bố trí đối xứng Xilanh được bắt chặt với mâm phanh, pit-tông bên trong tựa vào đầu guốc phanh nhờ chốt tựa Pit tông nằm trong xilanh được bao kín bởi vành cao su 10 và tạo nên không gian chứa dầu phanh Dầu phanh có áp suất được cấp vào thông qua đai ốc

7 dẫn dầu Trên xilanh bố trí ốc xả khí nhằm xả không khí lọt vào hệ thống thủy lực khi cần

Nguyên lý làm việc của cơ cấu phanh tang trống đối xứng qua trục được mô tả qua 3 trạng thái: không phanh, phanh, nhả phanh Ở trạng thái không phanh, dưới tác dụng của lò xo hồi vị, má phanh và tang trống tồn tại khe hở nhỏ 0,3 ÷ 0,4 mm, đảm bảo tách hai phần quay và cố định của cơ cấu phanh, các bánh xe được quay trơn

Khi phanh, dầu có áp suất sẽ được đưa đến xilanh bánh xe (xilanh thủy lực) Khi áp lực dầu trong xilanh lớn hơn lực kéo của lò xo hồi vị, đẩy đầu trên của các guốc phanh về hai phía Các guốc phanh chuyển động quay quanh điểm tựa dưới (chốt phanh), ép má phanh sát vào trống phanh, phát sinh ma sát giữa hai phần: quay (tang trống) và cố định (guốc phanh), tốc độ tang trống giảm dần, hình thành sự phanh ô tô trên đường

Khi xe tiến, chiều quay của tang trống ngược chiều kim đồng hồ, guốc phanh bên trái đặt các lực đẩy của xilanh bánh xe cùng chiều quay được gọi là “guốc siết”, ngược lại, guốc phanh bên phải là “guốc nhả” Má phanh bên guốc siết chịu áp lực lớn hơn bên guốc nhả, do vậy được chế tạo dài hơn, nhằm mục đích tạo nên sự hao mòn hai má phanh như nhau trong quá trình sử dụng

Khi nhả phanh, áp suất dầu trong xilanh giảm, lò xo hồi vị kéo các guốc phanh ép vào pit tông, guốc phanh và má phanh tách khỏi trống phanh Lực ma sát không tồn tại, bánh xe lại được lăn trơn

Trong quá trình phanh, tang trống và má phanh bị nóng lên bởi lực ma sát, gây hao mòn các tấm ma sát và bề mặt trụ của tang trống Sự nóng lên quá mức có thể dẫn tới suy giảm hệ số ma sát và làm giảm hiệu quả phanh lâu dài, biến dạng các chi tiết bao kín bằng cao su, do vậy cơ cấu phanh cần thiết được thoát nhiệt tốt Sự mòn tấm ma sát và tang trống dẫn tới tăng khe hở má phanh, tang trống, khi phanh có thể

Giới thiệu về ô tô Honda City 2020

Honda City là mẫu xe bán chạy hàng đầu trong phân khúc xe hạng B tại thị trường Việt Nam Ngày 09/12/2020 Honda City 2020 – Thế hệ thứ 5 của mẫu xe Honda City được ra mắt tại Việt Nam với thông điệp “Mạnh mẽ trải lối thành công”, đem lại một trải nghiệm hoàn toàn mới với mẫu xe này nhờ những giá trị nổi bật:

“Thể thao cá tính – Tiện nghi hiện đại – Vận hành mạnh mẽ - An tâm cầm lái” Honda City thế hệ thứ 5 có diện mạo thể thao, mạnh mẽ hơn, khẳng định cá tính và tham vọng của người sở hữu Hơn nữa, kế thừa những giá trị cốt lõi đã làm nên sự thành công của dòng xe Honda City, “Phong cách thông minh” và “Không gian vượt trội”, thế hệ thứ 5 tiếp tục là chiếc xe có không gian rộng rãi nhất phân khúc cùng những tiện nghi hiện đại Bên cạnh đó, khả năng vận hành của Honda City mới cũng được cải tiến vượt bậc, đem đến cho khách hàng cảm giác lái thể thao phấn khích với động cơ mạnh mẽ hàng đầu phân khúc Ngoài ra, những trang bị an toàn tiên tiến giúp người lái luôn cảm thấy an tâm trên mọi hành trình

Hình 1 21 Tuyến Hình xe Honda City 2020

Honda City 2020 cũng như nhiều mẫu xe khác ở phân khúc hạng B có số đo khá ổn Theo đó, kích thước chiều Dài x Rộng x Cao lần lượt là 4.440 x 1.694 x

1.477 (mm), chiều dài cơ sở xe là 2.600 mm, khoảng sáng gầm xe 135 mm

Phiên bản hiện hành, Honda City 2020 sử dụng động cơ 1.5L, 4 xy-lanh thẳng hàng, 16 van cho công suất 118 tại 6.600 v/p, mô-men xoắn 145 tại 4.600 v/p kết hợp cùng hộp số tự động vô cấp CVT

Bảng 1 1 Thông số kỹ thuật xe Honda City 2020

Thông số City 1.5 City 1.5 TOP

Kích thước tổng thể D x R x C (mm) 4.440 x 1.694 x 1.477

Chiều dài cơ sở (mm) 2.600

Khoảng sáng gầm xe (mm) 135

Bán kính vòng quay tối thiểu (m) 5,61

Trọng lượng không tải (kg) 1.112 1.124

Trọng lượng toàn tải (kg) 1.530

Dung tích khoang chứa đồ (lít) 536

Mâm xe Hợp kim 16 inch

Loại 4 xy-lanh thẳng hàng, 16 van

Dung tích xy-lanh 1.497 cc

Công suất (mã lực @ vòng/phút) 118 @ 6.600

Mô-men xoắn (Nm @ vòng/phút) 145 @ 4.600

Hộp số Vô cấp/CVT Ứng dụng công nghệ Earth

Hệ thống nhiên liệu Phun xăng điện tử/PGM-FI

Dung tích bình nhiên liệu (lít) 40

Van bướm ga điều chỉnh bằng điện tử Có

Mức tiêu thụ nhiên liệu hỗn hợp

Mức tiêu thụ nhiên liệu đô thị

Mức tiêu thụ nhiên liệu ngoài đô thị

Hệ thống treo trước/sau McPherson/Giằng xoắn

Hệ thống phanh trước/sau Đĩa/Tang trống

Hệ thống lái Trợ lực lái điện

PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG PHANH TRÊN Ô TÔ HONDA

HONDA CITY 2020 2.1 Sơ đồ bố trí chung và nguyên lý làm việc

2.1.1 Bố trí hệ thống phanh trên ô tô

Hình 2 1 Sơ đồ bố trí hệ thống phanh trên xe ô tô Honda City 2020

1 Phanh trước; 2 Bàn đạp phanh; 3 Xy-lanh phanh chính; 4 Bộ trợ lực phanh; 5 Đèn báo hệ thống phanh; 6 Phanh đỗ; 7 Ống và Đường phanh

2.1.2 Sơ đồ bố trí dạng tổng quát

Hình 2 2 Cấu tạo chung của hệ thống phanh trên xe Honda City

1 Đĩa phanh; 2 Vành răng cảm biên; 3 Xi lanh phanh chính; 4 Bộ trợ lực chân không; 5 Bàn đạp phanh; 6 Cảm biến tốc độ bánh xe trước; 7 Đường dẫn dầu phanh trước; 8 Khối thủy lực + máy tính; 9 Đường dây dẫn tín hiệu; 10 Đèn báo ABS; 11 Đường dẫn dầu phanh tay; 12 Cảm biến tốc độ bánh sau; 13 Xi lanh phanh bánh xe; 14 Guốc phanh; 15 Má Phanh

Cụm dẫn động phanh gồm có bàn đạp phanh là chi tiết chịu tác dụng lực đầu tiên khi người lái đạp phanh Bàn đạp phanh được liên kết với bầu trợ lực chân không thông qua cần đẩy pít tông, tại đó có bố trí công tắc đèn phanh, Bầu trợ lực chân không bố trí sau bàn đạp phanh và trước xi lanh chính có tác dụng tăng cường lực phanh truyền đến xi lanh nhờ đó mà lực đạp phanh mà người lái phải thực hiện sẽ giảm đi, tăng hiệu quả phanh xe và cải thiện điều kiện làm việc cho người lái Tiếp đến là xi lanh chính truyền lực phanh đến các xi lanh bánh xe nhờ dòng dầu áp suất cao, để phân tới cầu trước và cầu sau Hệ thống các đường ống nối từ xi lanh chính

33 đến các xi lanh phanh bánh xe, liên kết với bộ chấp hành phanh, điều khiển nhờ ECU

Cụm cơ cấu phanh gồm có các xi lanh bánh xe trước và sau, cụm má phanh và đĩa phanh trước, và phanh sau Những chi tiết và cụm này tạo ra mô men phanh trực tiếp tại bánh xe nhờ lực ma sát, làm giảm tốc độ xe hoặc dừng xe

2.2 Kết cấu các bộ phận của hệ thống phanh

Hình 2 3 Cấu tạo của phanh trước

A Bu-lông ống dẫn; B Ống phanh; C Bộ ngàm phanh; D Bu-long mũ; E

Chốt bộ ngàm phanh; F Long-đen Bu-lông ống dẫn dầu

Hình 2 4 Cấu tạo chi tiết bộ ngàm phanh trước

1 Cao su chắn buị pít – tông; 2 Pít–tông; 3 Phớt Pít–tông; 4 Thân bộ ngàm phanh; 5 Bu-lông; 6 Vòng đệm làm kín; 7 Bu-lông ống dầu; 8 Ống phanh; 9 Vít xả; 10 Giá kẹp ngàm phanh; 11 Cum giữ má phanh; 12 Cao su chắn buị chốt phanh; 13 Chốt phanh; 14 Lò xo hồi vị má phanh; 15 Đệm má phanh trong 1;

16 Đệm má phanh trong 2; 17 Đèn báo mòn; 18 Má trong; 19 Đệm ngoài; 20 Đệm má phanh ngoài; 21 Bu-lông

Cơ cấu phanh trước là cơ cấu được trang bị phanh đĩa với đĩa phanh là đĩa có các rãnh thông gió Do khi phanh thì tải trọng sẽ được dồn về phía trước vì vậy mà yêu cầu lực phanh sẽ lớn cùng với đó lượng nhiệt ở đĩa phanh sẽ rất cao do sự ma sát với má phanh Nên ở phía trước, cơ cấu phanh được trang bị 1 piston và đĩa có rãnh để vừa có khả năng thông gió cũng như tản nhiệt, giúp cho nhiệt độ đĩa phanh giảm xuống tránh hư hỏng mà vẫn giữ được hiệu quả phanh cao

Hình 2 6 Cấu tạo của má phanh

1.Miếng đệm; 2 Tấm định vị; 3 Má phanh đĩa; 4 Tấm định vị;

5.Thép báo mòn phanh (Bộ báo mòn đệm phanh)

Khi má phanh có độ dày nhỏ hơn so với độ dày tiêu chuẩn an toàn từ nhà sản xuất thì miếng thép báo mòn sẽ chạm vào đĩa phanh gây ra các tiếng kêu két két và báo cho người lái biết tình trạng của phanh lúc đó Sự cảnh báo diễn ra khi độ dày thực của má phanh còn khoảng 2,5 mm

- Khả năng tự điều chỉnh khe hở phanh:

Vì cuppen của piston tự động điều chỉnh khe hở của phanh, nên không cần điều chỉnh khe hở của phanh bằng tay Khi đạp bàn đạp phanh, áp suất thuỷ lực làm dịch chuyển piston và đẩy má phanh vào đĩa phanh Trong lúc piston dịch chuyển, nó làm cho cuppen của piston thay đổi hình dạng Khi nhả bàn đạp phanh, cuppen của piston trở lại hình dạng ban đầu của nó, làm cho piston rời khỏi má phanh

Do đó, dù đệm của đĩa phanh đã mòn và piston đang di chuyển, khoảng di chuyển trở lại của piston luôn luôn như nhau, vì vậy khe hở giữa má phanh và đĩa phanh được duy trì ở một khoảng cách không đổi

Hình 2 7 Khả năng tự điều chỉnh khe hở

1 Càng phanh đĩa; 2 Hình dạng cuppen không thay đổi khi piston dịch chuyển; 3 Cuppen piston làm piston trở lại vị trí cũ bằng sự biến dạng của nó; 4 Đĩa phanh; 5 Má phanh đĩa; 6 Piston; 7 Khe hở

Khác với phanh trước phanh sau của Honda City 2020 là phanh tang trống Phanh tang trống hay còn được gọi là phanh guốc, phanh đùm Loại phanh này giúp người điều khiển kiểm soát tốc độ di chuyển và dừng lại kịp thờ trong những trường hợp khẩn cấp

Hình 2 8 Hình ảnh phanh tang trống sau của xe Honda City 2020

Hình 2 9 Cấu tạo chi tiết các bộ phận của phanh sau

1 Chốt chịu lực; 2 Bu-lông; 3 Tấm đỡ sau; 4 Vít xả; 5 Xy-lanh bánh xe; 6 Kẹp chữ u; 7 Vòng đệm sóng; 8 Cần phanh đỗ; 9 Lò xo phanh; 10 Guốc phanh;

11 Chốt cần phanh đỗ; 12 Tang trống phanh sau; 13 Lò xo hồi vị; 14 Lò xo phanh; 15 Lò xo điều chỉnh; 16 Cần điều chỉnh; 17 Thanh truyền; 18 Bu-lông điều chỉnh; 19 Thanh truyền

Hình 2 10 Cấu tạo của phanh tay

A Đầu nối cáp phanh; B Bu-lông hãm cần tay phanh; C Cáp phanh; D

Bộ điều chỉnh E Cần phanh

Khi người lái kéo phanh, dây cáp tác dụng vào đòn quay biến lực kéo thành lực ép guốc phanh vào tang trống, hạn chế chuyển động quay của bánh xe giúp xe dừng lại

Xi lanh chính là một cơ cấu chuyển đổi lực tác động của bàn đạp phanh thành áp suất thuỷ lực Hiện nay, xi lanh chính kiểu hai buồng có hai pit tông tạo ra áp suất thuỷ lực trong đường ống phanh của hai hệ thống Sau đó áp suất thuỷ lực này tác động lên các càng phanh đĩa hoặc các xi lanh phanh của phanh kiểu tang trống

Bình chứa dùng để loại trừ sự thay đổi lượng dầu phanh do nhiệt độ dầu thay đổi Bình chứa có một vách ngăn ở bên trong để chia bình thành phần phía trước và phía sau như thể hiện ở hình bên trái Thiết kế của bình chứa có hai phần để đảm bảo rằng nếu một mạch có sự cố rò rỉ dầu, thì vẫn còn mạch kia để dừng xe

Cảm biến mức dầu phát hiện mức dầu trong bình chứa thấp hơn mức tối thiểu và sau đó báo cho người lái bằng đèn cảnh báo của hệ thống phanh

Hình 2 11 Nguyên lý làm việc của Xy-lanh

1 Bàn đạp phanh; 2 Điểm tựa; 3 Cần đẩy; 4 Xy-lanh

KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG PHANH TRÊN Ô TÔ HONDA

HONDA CITY 2020 3.1 Hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Bảng 3 1 Các nguyên nhân hư hỏng và biện pháp khắc phục

Nguyên nhân hư hỏng Biện pháp khắc phục

Bàn đạp phanh thấp hoặc bị hẫng

- Độ cao bàn đạp phanh quá nhỏ

- Điều chỉnh độ cao bàn đạp phanh

- Hành trình tự do bàn đạp phanh quá lớn

- Điều chỉnh hành trình tự do bàn đạp phanh

- Rò rỉ dầu từ mạch dầu - Sửa rò rỉ dầu

- Cụm xi lanh phanh chính bị hỏng

- Sửa hay thay xylanh phanh chính

- Có khí trong hệ thống phanh - Xả khí khỏi hệ thống phanh

- Hành trình bàn đạp phanh bằng “0”

- Điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp

- Áp suất dư trong mạch dầu quá lớn - Thay van một chiều

- Piston trong xi lanh trước(sau) bị kẹt -Sửa hoặc thay thế nếu cần

- Cụm xilanh phanh chính bi hỏng - Sửa hoặc thay thế nếu cần

- Cảm biến chu kỳ bàn đạp phanh bị hỏng, dẫn đến mô-tơ không nhận đúng được tín hiệu

- Thay cảm biến chu kỳ bàn đạp phanh

Nguyên nhân hư hỏng Biện pháp khắc phục

- Áp suất hay độ mòn bánh xe phải và trái không giống nhau

- Chỉnh áp suất, đảo hay thay thế lốp

- Góc đặt bánh trước và bánh sau không đúng

- Điều chỉnh góc đặt bánh trước và bánh sau

- Dính dầu hay mỡ ở má phanh

- Khắc phục nguyên nhân gây ra dính dầu mỡ và thay má phanh

- Piston xylanh bánh xe bị kẹt - Sửa piston xylanh bánh xe

Chân phanh nặng nhưng phanh không ăn

- Dính nước ở má phanh - Đạp phanh liên tục khi xe đang chạy để làm khô

- Dầu hay mỡ dính vào má phanh

- Khắc phục nguyên nhân gây ra và thay má phanh

- Má phanh đĩa bị mòn - Thay má phanh

- Piston xylanh bánh xe bị kẹt - Sửa piston xylanh bánh xe

- Các đường dầu bị tắc Sửa chữa các đường dầu

- Trợ lực phanh bị hỏng - Sửa trợ lực phanh

- Nóng phanh - Dùng nhiều phanh động cơ hoặc thay má phanh

Tiếng kêu khác thường khi phanh

- Tiếng đĩa và má phanh bị mòn hay xước

- Kiểm tra sửa chữa hay thay thế

- Miếng chống ồn bị mất hay hỏng - Thay thế

- Má phanh dính mỡ bẩn hay bị chai cứng - Làm sạch hay thay thế

Nguyên nhân hư hỏng Biện pháp khắc phục

- Lắp các chi tiết không chính xác - Kiểm tra lắp lại

- Điều chỉnh bàn đạp phanh hay cần đẩy trợ lực sai - Kiểm tra và điều chỉnh lại

3.2 Bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống phanh

Kiểm tra hàng ngày có vai trò rất quan trọng và đảm bảo an toàn cho người vận hành xe thường được làm vào thời gian đầu hoặc cuối ca làm việc hoặc sau một chuyến vận tải đường dài nhằm bảo đảm an toàn và làm tăng độ tin cậy khi động cơ và ô tô hoạt động Bảo dưỡng hàng ngày được thực hiện như sau: Trước khi nổ máy cần đạp thử và kiểm tra chân phanh 3 đến 5 lần,quan sát bằng mắt thường lượng dầu phanh và độ mòn má phanh kiểm tra xung quanh đường ống có hiện tượng khác thường hay rò rỉ không

Bảo dưỡng định kỳ của xe Honda CITY 2020 được chia làm 4 cấp :

- Bảo dưỡng định kỳ cấp I : 5000km

- Bảo dưỡng định kỳ cấp II : 10.000km

- Bảo dưỡng định kỳ cấp III : 20.000km

- Bảo dưỡng định kỳ cấp IV : 40.000km a) Bảo dưỡng định kỳ cấp I (5000km) bao gồm các công việc:

+ Kiểm tra mức dầu phanh

+ Kiểm tra hành trình tự do bàn đạp

+ Kiểm tra hoạt động của bầu trợ lực phanh

+ Kiểm tra đĩa phanh b) Bảo dưỡng định kỳ cấp II (10000km) bao gồm các công việc:

Ngoài các công việc bảo dưỡng định kỳ cấp I (5000km) còn làm thêm vệ sinh má phanh của phanh trước và phanh sau, kiểm tra sự rò rỉ dầu chỗ nối vào xilanh phanh bánh xe c) Bảo dưỡng định kỳ cấp III (20000km) bao gồm các công việc:

Ngoài các công việc bảo dưỡng định kỳ cấp II (10000km) còn có thêm kiểm tra độ dày má phanh, piston phanh, đĩa phanh, cuppen d) Bảo dưỡng định kỳ cấp IV (40000km) bao gồm các công việc:

Thay dầu phanh, thay các chi tiết cao su ( phớt, cuppen, ), kiểm tra cảm biến tốc độ bánh xe, xả E khí xi lanh chính và đường dầu, kiểm tra các vết nứt, bề mặt ma sát trầy xước, kiểm tra độ cao tay nắm phanh tay của cơ cấu phanh dừng phía sau Còn lại một số kiểm tra giống so với bảo dưỡng cấp I và cấp II

3.3 Quy trình chẩn đoán và xử lý sự cố

Chẩn đoán hư hỏng bằng máy chẩn đoán: Trước khi sửa chữa hệ thống ABS, đầu tiên phải xác định xem hư hỏng là trong hệ thống ABS hay trong hệ thống phanh.Về cơ bản do hệ thống ABS được trang bị chức năng dự phòng, nếu hư hỏng xảy ra trong ABS thì ECU sẽ dừng hoạt động của ABS ngay lập tức và chuyển sang hệ thống phanh thông thường

Do ECU có chức năng chẩn đoán nên đèn báo ABS bật sáng để báo cho người lái biết khi có hư hỏng xảy ra, mặt khác nó cũng tự lưu lại các mã lỗi của hệ thống nên khi chẩn đoán cần sử dụng giắc chẩn đoán (DLC) được kết nối với máy chẩn đoán hoặc kết nối với máy tính đã được cài sẵn phần mềm chuyên dụng để xác định mã hư hỏng theo tiêu chuẩn

- Các bước để kết nối HDS:

+ Bước 1: Chuyển xe sang chế độ tắt khóa

+ Bước 2: Nối HDS với DLC nằm ở dưới bảng tap-lô bên người lái

+ Bước 3: Chuyển xe sang chế độ bật nhưng không khởi động động cơ

+ Bước 4: Kích hoạt HDS , sau đó đảm bảo HDS đã kết nối với PCM và các hệ thống khác trên xe

Bảng 3 2 Bảng mã lỗi phanh trên xe Honda City 2020

DTC Hạng mục Dò tìm

C0010 -49 Lỗi Mạch Van từ Nạp (Trước Trái)

C0011 -49 Lỗi Mạch Van từ Xả (Trước Trái)

C0014 -49 Lỗi Mạch Van từ Nạp (Trước Phải)

C0015 -49 Lỗi Mạch Van từ Xả (Trước Phải)

C0018 -49 Lỗi Mạch Van từ Nạp (Sau Trái)

C0019 -49 Lỗi Mạch Van từ Xả (Sau Trái)

C001C -49 Lỗi Mạch Van từ Nạp (Sau Phải)

C001D -49 Lỗi Mạch Van từ Xả (Sau Phải)

C0020 -12 Lỗi Mạch Mô-tơ Bơm (Ngừng Hoạt động ở ON)

-14 Lỗi Mạch Mô-tơ Bơm (Ngừng Hoạt động ở OFF) C0031 -14 Lỗi Mạch Cảm biến Tốc độ Bánh xe Trước Trái (Đoản

Mạch Tới Tiếp mát hoặc Hở mạch) -3A Lỗi Tín hiệu Cảm biến Tốc độ Bánh xe (Trước Trái) (Tần số Tín hiệu Quá Cao) -62 Lỗi So sánh Tín hiệu Cảm biến Tốc độ Bánh xe Trước Trái C0034 -14 Lỗi Mạch cảm biến Tốc độ Bánh xe Trước-Phải (Đoản

Mạch tới Tiếp mát hoặc Hở mạch) -3A Lỗi Tín hiệu Cảm biến Tốc độ Bánh xe (Trước Phải) (Tần số Tín hiệu Quá Cao)

DTC Hạng mục Dò tìm

-62 Lỗi So sánh Tín hiệu cảm biến Tốc độ Bánh xe Trước Phải C0037 -14 Lỗi Mạch Cảm biến Tốc độ Bánh xe Sau Trái (Đoản Mạch tới Tiếp mát hoặc Hở mạch) -3A Lỗi Tín hiệu Cảm biến Tốc độ Bánh xe (Sau Trái) (Tần số

Tín hiệu Quá Cao) -62 Lỗi So sánh Tín hiệu cảm biến Tốc độ Bánh xe Sau Trái C003A -14 Lỗi Mạch Cảm biến Tốc độ Bánh xe Sau Phải (Đoản Mạch tới Tiếp mát hoặc Hở mạch) -3A Lỗi Tín hiệu Cảm biến Tốc độ Bánh xe (Sau Phải) (Tần số

Tín hiệu Quá Cao) -62 Lỗi So sánh Tín hiệu Cảm biến Tốc độ Bánh xe Sau Phải C0040 -12 Lỗi Công tắc Đèn Phanh (Ngừng hoạt động ở ON)

-16 Độ tin cậy của BLS với Cảm biến Áp suất C0044 -49 Lỗi Cảm biến Áp suất Xy-lanh Chính (Lỗi Mạch Bên trong)

-62 Lỗi Cảm biến Áp suất Xy-lanh Chính (Tín hiệu ngừng hoạt động) C0049 -7B Mức Dầu Phanh Quá Thấp

C0051 -62 Lỗi Cảm biến Góc Lái (Lỗi So sánh Tín hiệu)

-96 Lỗi Cảm biến Góc Lái (Cảm biến Phát hiện Lỗi Bên trong) C0061 -49 Lỗi Cảm biến Gia tốc Tích hợp (Lỗi Mạch Bên trong)

-62 Lỗi Cảm biến Gia tốc Tích hợp (Lỗi So sánh Tín hiệu) C0062 -62 Lỗi Cảm biến Gia tốc Dọc (Lỗi So sánh Tín hiệu)

C0063 -49 Lỗi Cảm biến Độ Lệch Tích hợp (Lỗi Mạch Bên trong)

DTC Hạng mục Dò tìm

-62 Lỗi Cảm biến Độ Lệch Tích hợp (Lỗi So sánh Tín hiệu) C0077 -78 Áp suất Khí Lốp xe Thấp

C0078 -4A Phát hiện Lốp xe có Đường kính Khác nhau

C1000 -94 Thời gian Kích hoạt ABS/VSA Quá Dài

C1020 -49 Lỗi Van Ngắt Chính VSA (Vận hành Bất thường)

C1021 -49 Lỗi Van Hút VSA (Vận hành Bất thường)

C1022 -14 Lỗi Nguồn Điện cho Mô-tơ Bơm

C1030 -13 Mạch Công tắc TPMS Hở mạch

C1040 -00 Phát hiện được Lốp xe có Đường kính Khác nhau

C1041 -00 Phát hiện Trượt Bất thường Bánh xe Trước Phải

C1042 -00 Phát hiện Trượt Bất thường Bánh xe Trước Trái

C1043 -00 Phát hiện Trượt Bất thường Bánh xe Sau Phải

C1044 -00 Phát hiện Trượt Bất thường Bánh xe Sau Trái

C1C21 -12 Công tắc Đèn Lùi Ngừng hoạt động tại ON

-14 Công tắc Đèn Lùi Ngừng hoạt động tại OFF P0833 -12 Công tắc B Vị trí Bàn đạp Ly hợp Ngừng hoạt động tại ON

-14 Công tắc B Vị trí Bàn đạp Ly hợp Ngừng hoạt động tại

OFF U0029 -00 Lỗi Liên lạc CAN (Đường truyền TẮT)

U0100 -00 Lỗi Liên lạc CAN với ECM/ISU

U0101 -00 Lỗi Liên lạc CAN với TCM

U0126 -00 Lỗi Liên lạc CAN với Cảm biến Góc Vô lăng Tuyệt đối U0155 -00 Lỗi Liên lạc CAN với ĐỒNG HỒ ĐO

DTC Hạng mục Dò tìm

U3000 -49 Lỗi Mạch Bên trong ECU

-51 Lỗi Cập nhật Phần mềm ECU U3006 -16 Lỗi Nguồn Điện cho ECU (Điện áp Thấp)

-17 Lỗi Nguồn Điện cho ECU (Điện áp Cao) Dưới đây là một số mã lỗi và quy trình chẩn đoán sự cố

Hình 3 1 Quy trình chẩn đoán và xử lý sự cố mã lỗi C1000-94: Thời gian

Kích hoạt ABS/VSA Quá Dài

Hình 3 2 Quy trỉnh chẩn đoán và xử lý sự cố mã lỗi DTC C0040-12: Lỗi

Công tắc Đèn Phanh (Ngừng hoạt động ở ON)

Hình 3 3 Quy trỉnh chẩn đoán và xử lý sự cố mã lỗi : C0049-7B Mức Dầu

3.4 Tháo lắp, kiểm tra và điều chỉnh đối với hệ thống phanh

3.4.1 Quy trình bảo dưỡng hệ thống phanh

Bảng 3 3 Quy trình bảo dưỡng phanh xe ô tô Honda City 2020

STT Nội dung Thực hành tại xưởng

- Đưa xe vào khu vực bảo dưỡng, sửa chữa

- Kê 4 chân của cầu nâng sao cho đúng với phần khung chịu lực của ô tô Dùng cầu nâng thỷ lực nâng xe lên khỏi mặt đất Nâng xe lên khoảng 15 – 20cm và rung nhẹ xe để đảm bảo xe được đỡ chắc chắn

Rồi tiến hành nâng xe lên

- Tiếp theo KTV sẽ đọc lệnh bảo dưỡng, sửa chữa được đi kèm với xe Tùy theo xe được yêu cầu bảo dưỡng ở cấp nào thì thực hiện làm theo cấp đó

- Đầu tiên KTV sẽ tháo các bánh xe ra, KTV sẽ tháo 4 con ốc giữ vành bánh xe và tháo lốp ra, dùng súng hơi và khẩu 19 để tháo ốc

- Sau khi KTV tháo được các bánh xe ra rồi thì sẽ thấy cụm cơ cấu phanh, và lúc đó KTV sẽ bắt dầu tiến hành bảo dưỡng cơ cấu phanh

- Sau khi KTV đã tháo được các bánh xe ra thì sau đó tiến hành việc tháo bu lông bắt với bạc trượt của giá phanh Dùng cờ lê 19 để giữ bạc trượt và dùng cờ lê 12 để tháo bu lông

- KTV sau khi đã tháo bu lông giữ bạc trượt thì sẽ mở nắp giá phanh và tháo má phanh ra KTV dùng tay tác dụng lực vào phần biến dạng ngoài cùng của má phanh sẽ dễ dàng tháo ra được

Ngày đăng: 28/10/2023, 23:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. 9. Phanh đĩa có giá đỡ cố định - Đồ án tốt nghiệp Khai thác kỹ thuật hệ thống phanh ô tô
Hình 1. 9. Phanh đĩa có giá đỡ cố định (Trang 23)
Hình 1. 10. Phanh đĩa có giá đỡ di đông - Đồ án tốt nghiệp Khai thác kỹ thuật hệ thống phanh ô tô
Hình 1. 10. Phanh đĩa có giá đỡ di đông (Trang 24)
Sơ đồ bố trí như hình 1.17 - Đồ án tốt nghiệp Khai thác kỹ thuật hệ thống phanh ô tô
Sơ đồ b ố trí như hình 1.17 (Trang 31)
Hình 1. 18. Bố trí hệ thống ABS trong hệ thống phanh trên xe - Đồ án tốt nghiệp Khai thác kỹ thuật hệ thống phanh ô tô
Hình 1. 18. Bố trí hệ thống ABS trong hệ thống phanh trên xe (Trang 32)
Hình 1. 20. Hệ thống hỗ trợ đỗ xe khi phanh BA - Đồ án tốt nghiệp Khai thác kỹ thuật hệ thống phanh ô tô
Hình 1. 20. Hệ thống hỗ trợ đỗ xe khi phanh BA (Trang 35)
2.1. Sơ đồ bố trí chung và nguyên lý làm việc - Đồ án tốt nghiệp Khai thác kỹ thuật hệ thống phanh ô tô
2.1. Sơ đồ bố trí chung và nguyên lý làm việc (Trang 38)
2.1.2. Sơ đồ bố trí dạng tổng quát - Đồ án tốt nghiệp Khai thác kỹ thuật hệ thống phanh ô tô
2.1.2. Sơ đồ bố trí dạng tổng quát (Trang 39)
Hình 2. 3. Cấu tạo của phanh trước - Đồ án tốt nghiệp Khai thác kỹ thuật hệ thống phanh ô tô
Hình 2. 3. Cấu tạo của phanh trước (Trang 40)
Hình 2. 4. Cấu tạo chi tiết bộ ngàm phanh trước - Đồ án tốt nghiệp Khai thác kỹ thuật hệ thống phanh ô tô
Hình 2. 4. Cấu tạo chi tiết bộ ngàm phanh trước (Trang 41)
Hình 2. 7. Khả năng tự điều chỉnh khe hở - Đồ án tốt nghiệp Khai thác kỹ thuật hệ thống phanh ô tô
Hình 2. 7. Khả năng tự điều chỉnh khe hở (Trang 43)
Hình 2. 9. Cấu tạo chi tiết các bộ phận của phanh sau - Đồ án tốt nghiệp Khai thác kỹ thuật hệ thống phanh ô tô
Hình 2. 9. Cấu tạo chi tiết các bộ phận của phanh sau (Trang 44)
Hình 2. 10. Cấu tạo của phanh tay - Đồ án tốt nghiệp Khai thác kỹ thuật hệ thống phanh ô tô
Hình 2. 10. Cấu tạo của phanh tay (Trang 45)
Hình 2. 11. Nguyên lý làm việc của Xy-lanh  1.  Bàn đạp phanh; 2. Điểm tựa; 3. Cần đẩy; 4 - Đồ án tốt nghiệp Khai thác kỹ thuật hệ thống phanh ô tô
Hình 2. 11. Nguyên lý làm việc của Xy-lanh 1. Bàn đạp phanh; 2. Điểm tựa; 3. Cần đẩy; 4 (Trang 46)
Hình 2. 12. Xy-lanh phanh chính khi đang hoạt động bình thường - Đồ án tốt nghiệp Khai thác kỹ thuật hệ thống phanh ô tô
Hình 2. 12. Xy-lanh phanh chính khi đang hoạt động bình thường (Trang 47)
Hình 2. 13. Khi đạp bàn đạp phanh  -  Khi nhả bàn đạp phanh: - Đồ án tốt nghiệp Khai thác kỹ thuật hệ thống phanh ô tô
Hình 2. 13. Khi đạp bàn đạp phanh - Khi nhả bàn đạp phanh: (Trang 48)
Hình 2. 14. Khi nhả bàn đạp phanh  -  Khi bị rò rỉ dầu ở một trong các hệ thống này: - Đồ án tốt nghiệp Khai thác kỹ thuật hệ thống phanh ô tô
Hình 2. 14. Khi nhả bàn đạp phanh - Khi bị rò rỉ dầu ở một trong các hệ thống này: (Trang 49)
Hình 2. 15. Xi lanh phanh chính khi bị rò rỉ ở phía sau  1.Piston số 2; 2. Piston số 1; 3 - Đồ án tốt nghiệp Khai thác kỹ thuật hệ thống phanh ô tô
Hình 2. 15. Xi lanh phanh chính khi bị rò rỉ ở phía sau 1.Piston số 2; 2. Piston số 1; 3 (Trang 49)
Hình 2. 16. Xi lanh phanh chính khi bị rò rỉ ở phía trước  1.Piston tiếp xúc với vách; 2 - Đồ án tốt nghiệp Khai thác kỹ thuật hệ thống phanh ô tô
Hình 2. 16. Xi lanh phanh chính khi bị rò rỉ ở phía trước 1.Piston tiếp xúc với vách; 2 (Trang 50)
Hình 2. 17. Sơ đồ bố trí hệ thống ABS trên xe - Đồ án tốt nghiệp Khai thác kỹ thuật hệ thống phanh ô tô
Hình 2. 17. Sơ đồ bố trí hệ thống ABS trên xe (Trang 50)
Hình 2. 19. Bộ chấp hành ABS của xe Honda City 2020 - Đồ án tốt nghiệp Khai thác kỹ thuật hệ thống phanh ô tô
Hình 2. 19. Bộ chấp hành ABS của xe Honda City 2020 (Trang 52)
Hình 2. 21.  Khi phanh làm việc bình thường - Đồ án tốt nghiệp Khai thác kỹ thuật hệ thống phanh ô tô
Hình 2. 21. Khi phanh làm việc bình thường (Trang 53)
Hình 2. 23. Bộ chấp hành ở chế độ giữ áp suất - Đồ án tốt nghiệp Khai thác kỹ thuật hệ thống phanh ô tô
Hình 2. 23. Bộ chấp hành ở chế độ giữ áp suất (Trang 55)
Hình 2. 24. Bộ chấp hành ở chế độ tăng áp suất - Đồ án tốt nghiệp Khai thác kỹ thuật hệ thống phanh ô tô
Hình 2. 24. Bộ chấp hành ở chế độ tăng áp suất (Trang 55)
Hình 2. 26. Điều khiển tốc độ bánh xe - Đồ án tốt nghiệp Khai thác kỹ thuật hệ thống phanh ô tô
Hình 2. 26. Điều khiển tốc độ bánh xe (Trang 57)
Hình 2. 27. Chức năng kiểm tra ban đầu  Chức năng chẩn đoán: - Đồ án tốt nghiệp Khai thác kỹ thuật hệ thống phanh ô tô
Hình 2. 27. Chức năng kiểm tra ban đầu Chức năng chẩn đoán: (Trang 59)
Hình 3. 3. Quy trỉnh chẩn đoán và xử lý sự cố mã lỗi : C0049-7B Mức Dầu  Phanh Quá Thấp - Đồ án tốt nghiệp Khai thác kỹ thuật hệ thống phanh ô tô
Hình 3. 3. Quy trỉnh chẩn đoán và xử lý sự cố mã lỗi : C0049-7B Mức Dầu Phanh Quá Thấp (Trang 70)
Bảng 3. 3. Quy trình bảo dưỡng phanh xe ô tô Honda City 2020 - Đồ án tốt nghiệp Khai thác kỹ thuật hệ thống phanh ô tô
Bảng 3. 3. Quy trình bảo dưỡng phanh xe ô tô Honda City 2020 (Trang 71)
Bảng 3. 4. Trình tự tháo, lắp cơ cấu phanh của xe - Đồ án tốt nghiệp Khai thác kỹ thuật hệ thống phanh ô tô
Bảng 3. 4. Trình tự tháo, lắp cơ cấu phanh của xe (Trang 77)
Hình minh họa  Công việc thực hiện - Đồ án tốt nghiệp Khai thác kỹ thuật hệ thống phanh ô tô
Hình minh họa Công việc thực hiện (Trang 84)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w