MỤC LỤC
Hệ thống phanh được hoàn thiện theo hướng nâng cao chất lượng điều khiển ôtô khi phanh, do vậy trang bị thêm các bộ điều chỉnh lực phanh: Bộ điều chỉnh lực phanh (bộ điều hòa lực phanh) và bộ chống hãm cứng bánh xe (hệ thống phanh có ABS). Trên hệ thống phanh có ABS còn có thể bố trí các liên hợp điều chỉnh: hạn chế trượt quay, ổn định động học ô tô…nhằm hoàn thiện khả năng cơ động, ổn định của ô tô khi không điều khiển phanh.
Khi phanh áp lực chất lỏng (dầu phanh) tại xylanh tác dụng lên pit tông, đẩy pit tông và guốc phanh dịch chuyển, thực hiện quá trình phanh tang trống. Xylanh có các dạng chính: đơn và kép. Dạng xylanh đơn sử dụng với cơ cấu phanh đối xứng qua tâm trục với một pit tông: lực điều khiển từ hệ thống dẫn động tác dụng riêng biệt lên một guốc phanh. Như vậy mỗi cơ cấu phanh bố trí hai xylanh cho hai guốc phanh. Xylanh kép có thể là dạng trụ đối xứng hoặc dạng trụ có bậc. Xylanh kép có hai pit tông làm việc đối xứng với đường dầu dẫn vào giữa hai đỉnh pit tông và một đường xả không khí khi cần thiết. Hai piston luôn được cách nhau để tạo không gian dẫn dầu vào khi phanh. Không gian này có thể hình thành bởi kết cấu đỉnh pit tông hoặc lò xo ngăn cách. Trong xylanh bố trí các piston. Bao kín giữa piston với xylanh nhờ phớt tròn kín hay phớt vành khăn, nằm trong rãnh piston. Để tạo lên lực điều khiển lên các guốc phanh khác nhau trên một số cơ cấu phanh sử dụng xylanh kép dạng trụ có bậc. Với guốc siết sử dụng đường kính trụ nhỏ, nhằm san đều lực điều khiển và giảm sự sai lệch độ mòn của các má phanh cùng kích thước. Cặp xylanh piston cần làm việc với độ kín khít cao, do vậy bề mặt của xylanh và piston được gia công trơn bóng và được làm sạch cẩn thận trước khi. Trên xylanh, bố trí ốc xả không khí. Ốc xả không khí chỉ mở, khi cần xả không khí có lẫn trong hệ thống thủy lực điều khiển, còn lại ốc thường xuyên được siết chặt tránh rò rỉ dầu phanh. Xylanh thường được chế tạo từ gang, piston được chế tạo từ hợp kim nhôm. Lực điều khiển tác dụng lên đầu guốc phanh được thực hiện thông qua chốt trụ. Cam quay nằm trong cơ cấu phanh tang trống với dẫn động phanh khí nén. Khi phanh, áp lực khí nén nhờ bầu phanh đẩy cam quay, guốc phanh dịch chuyển, thực hiện quá trình phanh tang trống. Ở trạng thái lắp ráp, cam và guốc phanh ép sát nhau, khe hở má phanh và tang trống lớn hơn quy định. Khi chưa phanh, vị trí ban đầu của cam được điều chỉnh cho bánh xe lăn trơn, guốc phanh tựa lên bề mặt cam có khoảng cách nhỏ nhất định giữa má phanh và tang trống. Ở trạng thái phanh, cam được điều khiển quay tiếp với khoảng dịch chuyển Δ của đầu guốc phanh, và khắc phục hết khe hở má phanh và tang trống. Cam tựa lên guốc với các lực tác dụng P. Hai lực P đặt cách nhau một khoảng 2d, bằng đường kính vòng tròn cơ sở của biên dạng cam. Biên dạng cam Acsimet chế tạo đơn giản, nhưng khoảng cách 2d lớn và ảnh hưởng tới hiệu quả phanh, nhờ vít điều chỉnh thông qua cơ cấu điều chỉnh. e) Điều chỉnh khe hở má phanh và trống phanh. Cơ cấu phanh đĩa (phanh đĩa) được dùng phổ biến trên ô tô con, có thể ở cả cầu trước và cầu sau, do có những ưu điểm chính: Cơ cấu phanh đĩa cho phép mômen phanh ổn định khi hệ số ma sát thay đổi, điều này giúp cho bánh xe bị phanh làm việc. ổn định, nhất là ở nhiệt độ cao. Thoát nhiệt tốt, khối lượng các chi tiết nhỏ, kết cấu gọn. Dễ dàng trong sửa chữa và thay thế tấm ma sát và dễ dàng bố trí cơ cấu tự động điều chỉnh khe hở của má phanh và đĩa phanh. Ngoài ra cơ cấu phanh đĩa còn có những nhược điểm: Bụi bẩn dễ bám vào má phanh và đĩa phanh, nhất là khi xe đi vào chỗ bùn lầy và làm giảm ma sát giữa má phanh và đĩa phanh và dẫn đến là làm giảm hiệu quả phanh, mòn nhanh, má phanh phải chịu được ma sát và nhiệt độ lớn hơn. Cấu tạo của cơ cấu phanh đĩa được chia thành hai loại: có giá đỡ xylanh cố định và có giá đỡ xylanh di động. Các bộ phận chính của cơ cấu phanh đĩa gồm: Đĩa phanh được lắp và quay cùng với moay ơ của bánh xe. Giá đỡ xilanh, đồng thời là xilanh điều khiển, trên đó bố trí các đường dẫn dầu áp suất cao và ốc xả khí, bên trong xilanh có các pit tông và hai má phanh phẳng, đặt ở hai bên đĩa phanh và được tiếp nhận lực điều khiển bởi các piston trong xylanh bánh xe. Cơ cấu phanh đĩa có giá di động có kết cấu gọn, thuận lợi cho việc bố trí hệ thống treo hiện đại nên được sử dụng nhiều ở ô tô con ngày nay. Ngoài ra trên một số xe chuyên dụng, sử dụng phanh chính nhiều đĩa làm việc trong dầu. Do đó, cơ cấu phanh đĩa thường được sử dụng trên ô tô con, ô tô du lịch và một số trên ô tô tải nhỏ. a) Phanh đĩa có giá đỡ cố định.
Honda City 2020 cũng như nhiều mẫu xe khác ở phân khúc hạng B có số đo khá ổn.
Bàn đạp phanh được liên kết với bầu trợ lực chân không thông qua cần đẩy pít tông, tại đó có bố trí công tắc đèn phanh, Bầu trợ lực chân không bố trí sau bàn đạp phanh và trước xi lanh chính có tác dụng tăng cường lực phanh truyền đến xi lanh nhờ đó mà lực đạp phanh mà người lái phải thực hiện sẽ giảm đi, tăng hiệu quả phanh xe và cải thiện điều kiện làm việc cho người lái. Chế độ giảm áp suất: Tín hiệu điều khiển từ ECU điều khiển trượt đóng mạch các van điện từ giữ và giảm áp suất bằng cách đóng cửa (a) ở phía van điện từ giữ áp suất, và mở cửa (b) ở phía van điện từ giảm áp suất. Chế độ tăng áp suất: Tín hiệu điều khiển từ ECU điều khiển trượt ngắt các van điện từ giữ và giảm áp suất bằng cách mở cửa (a) ở phía van điện từ giữ áp suất và đóng cửa (b) ở phía van điện từ giảm áp giống như trong khi phanh bình thường.
Nói cách khác ECU đánh giá mức độ trượt giữa các bánh xe và mặt đường do sự thay đổi tốc độ góc của các bánh xe khi phanh và điều khiển bộ chấp hành ABS để cung cấp áp suất dầu tối ưu đến các xi lanh bánh xe nhằm điều khiển tốt nhất tốc độ các bánh xe theo 3 chế độ: giảm áp suất, giữ áp suất và tăng áp suất để điều khiển tối ưu tốc độ của các bánh xe.
Bảo dưỡng hàng ngày được thực hiện như sau: Trước khi nổ máy cần đạp thử và kiểm tra chân phanh 3 đến 5 lần,quan sát bằng mắt thường lượng dầu phanh và độ mòn má phanh kiểm tra xung quanh đường ống có hiện tượng khác thường hay rò rỉ không. Thay dầu phanh, thay các chi tiết cao su ( phớt, cuppen,.), kiểm tra cảm biến tốc độ bánh xe, xả E khí xi lanh chính và đường dầu, kiểm tra các vết nứt, bề mặt ma sát trầy xước, kiểm tra độ cao tay nắm phanh tay của cơ cấu phanh dừng phía sau. Quy trình chẩn đoán và xử lý sự cố Chẩn đoán hư hỏng bằng máy chẩn đoán: Trước khi sửa chữa hệ thống ABS, đầu tiên phải xác định xem hư hỏng là trong hệ thống ABS hay trong hệ thống phanh.Về cơ bản do hệ thống ABS được trang bị chức năng dự phòng, nếu hư hỏng xảy ra trong ABS thì ECU sẽ dừng hoạt động của ABS ngay lập tức và chuyển sang hệ thống phanh thông thường.
Do ECU có chức năng chẩn đoán nên đèn báo ABS bật sáng để báo cho người lái biết khi có hư hỏng xảy ra, mặt khác nó cũng tự lưu lại các mã lỗi của hệ thống nên khi chẩn đoán cần sử dụng giắc chẩn đoán (DLC) được kết nối với máy chẩn đoán hoặc kết nối với máy tính đã được cài sẵn phần mềm chuyên dụng để xác định mã hư hỏng theo tiêu chuẩn. + Bước 1: Chuyển xe sang chế độ tắt khóa. + Bước 2: Nối HDS với DLC nằm ở dưới bảng tap-lô bên người lái. + Bước 3: Chuyển xe sang chế độ bật nhưng không khởi động động cơ. + Bước 4: Kích hoạt HDS , sau đó đảm bảo HDS đã kết nối với PCM và các hệ thống khác trên xe. Bảng mã lỗi phanh trên xe Honda City 2020. DTC Hạng mục Dò tìm. Mạch Tới Tiếp mát hoặc Hở mạch).