1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Của Phương Pháp Điện Châm Xuyên Huyệt Kết Hợp Bài Thuốc Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang Trên Bệnh Nhân Đột Quỵ Não Giai Đoạn Bán Cấp (Full Text).Pdf

103 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Của Phương Pháp Điện Châm Xuyên Huyệt Kết Hợp Bài Thuốc Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang Trên Bệnh Nhân Đột Quỵ Não Giai Đoạn Bán Cấp
Tác giả Trần Minh Quang
Trường học Đại học Huế, Trường Đại học Y Dược
Chuyên ngành Y học
Thể loại Luận án chuyên khoa cấp II
Năm xuất bản 2018
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 1,84 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (10)
    • 1.1. Quan niệm của Y học hiện đại về đột quỵ não (10)
    • 1.2. Quan niệm của Y học cổ truyền về đột quỵ não (23)
    • 1.3. Một vài nghiên cứu đáng lưu ý gần đây điều trị đột quỵ não bằng phương pháp (0)
    • 1.4. Giới thiệu về phương pháp điện châm xuyên huyệt và bài thuốc bổ dương hoàn ngũ thang (31)
  • CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (36)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (36)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (37)
    • 2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu (47)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (49)
    • 3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân đột quỵ não điều trị tại Viện (49)
    • 3.2. Hiệu quả điều trị bằng phương pháp điện châm xuyên huyệt kết hợp bài bổ dương hoàn ngũ thang (55)
  • CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN (69)
    • 4.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân đột quỵ não điều trị tại Viện Y dược học dân tộc (69)
    • 4.2. Hiệu quả điều trị bằng phương pháp điện châm xuyên huyệt kết hợp bài bổ dương hoàn ngũ thang (76)
  • KẾT LUẬN (48)

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Đột quỵ não (hay còn gọi tai biến mạch máu não) là một trong những vấn đề sức khỏe thời sự của chúng ta hiện nay, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Những người bệnh đột quỵ thoát khỏi tử vong thường để lại di chứng nặng nề cả về thể xác lẫn tâm thần.Theo Tổ chức Y tế thế giới, dự báo đến năm 2030, tỉ lệ bệnh đột quỵ não sẽ tăng thêm 20,5 % so với năm 2012, tử vong do đột quỵ từ 6,5 triệu người năm 2015 lên đến khoảng 7,8 triệu người năm 2030 [57]. Ở Việt Nam, theo tác giả Lê Văn Thành, mỗi năm có khoảng 200.000 người mắc bệnh, trong đó tử vong chiếm 50%. Những năm gần đây, đột quỵ cũng đang xuất hiện nhiều hơn ở những người trẻ tuổi, trung niên, trong độ tuổi lao động, chi phí điều trị tốn kém trung bình 5.870.000 đồng/ 1 đợt điều trị, càng làm tăng thêm gánh nặng cho gia đình và xã hội [13]. Do vậy, điều trị đột quỵ não phải đạt được mục đích giảm số tử vong, đồng thời hạn chế những di chứng tàn phế về sau. Tuy nhiên, di chứng do đột quỵ thuộc loại đa khuyết tật. Nhiều công trình điều tra và nghiên cứu khoa học cho kết quả 50% bệnh nhân đột quỵ não sống sót để lại di chứng, trong đó 92,96% di chứng về vận động; 68,42% di chứng vừa và nhẹ; 27,69% di chứng nặng; 50% bệnh nhân phụ thuộc trong các hoạt động tự chăm sóc; 71% giảm khả năng lao động; 66% mất khả năng lao động; 62% giảm các hoạt động xã hội; 92% người bệnh liệt nửa người đang sống tại gia đình và cộng đồng vẫn có nhu cầu tập luyện vật lý trị liệu, cũng như được tiếp tục hỗ trợ điều trị phục hồi vận động bằng các phương pháp không dùng thuốc khác. Bên cạnh sự phát triển của y học hiện đại, ngành y học cổ truyền đã có nhiều đề tài nghiên cứu về khả năng điều trị phục hồi chức năng vận động sau đột quỵ bằng các phương pháp không dùng thuốc châm cứu, xoa bóp, kết hợp các bài thuốc cổ phương với kết quả đáng khích lệ. Trong đó, điện mãng châm và phương pháp châm cứu cải tiến đã được ghi nhận với kết quả vượt trội hơn trong điều trị phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ. Song song đó, tại Viện Y Dược Học Dân Tộc thành phố Hồ Chí Minh, nhiều năm qua cũng đã tiến hành điều trị phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ não bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại. Tuy nhiên, tại Viện vẫn chưa có một nghiên cứu nào về đánh giá hiệu quả điều trị trên người bệnh đột quỵ, đặc biệt là đối với phương pháp điện châm xuyên huyệt, vốn là một kỹ thuật cải tiến từ phương pháp điện mãng châm. Đây là phương pháp châm cứu có hiệu quả điều khí mạnh, tác dụng xuyên kinh, xuyên huyệt đạo, nhằm tăng cường hiệu quả thông kinh hoạt lạc hóa ứ. Bên cạnh đó, Bổ dương hoàn ngũ thang được ghi trong sách "Y lâm cải thác" là bài thuốc của Vương Thanh Nhậm, tự Huân Thần, y gia trứ danh đời Thanh (Trung Quốc), là phương thuốc khai sáng, mở đường cho phương pháp bổ khí hoạt huyết, hiện đã có nhiều tài liệu ghi nhận hiệu quả tốt của bài thuốc trong điều trị bệnh đột quỵ. Để góp phần làm sáng tỏ vấn đề này và đồng thời giúp có cái nhìn rõ nét hơn về hoạt động điều trị phục hồi chức năng người bệnh đột quỵ tại Viện Y Dược Học Dân Tộc thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả điều trị của phương pháp điện châm xuyên huyệt kết hợp bài thuốc Bổ dương hoàn ngũ thang trên bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn bán cấp” nhằm 2 mục tiêu sau: 1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của người bệnh đột quỵ não tại Viện Y Dược Học Dân Tộc thành phố Hồ Chí Minh. 2. Đánh giá hiệu quả điều trị của phương pháp điện châm xuyên huyệt kết hợp bài thuốc Bổ dương hoàn ngũ thang trên bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn bán cấp.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Gồm 40 bệnh nhân được chẩn đoán xác định “Liệt nửa người sau đột quỵ” có các triệu chứng thiếu sót vận động tự chủ nửa người đã qua giai đoạn cấp (sau một tuần cho đến bốn tuần), dấu hiệu sinh tồn ổn định, tự nguyện tham gia nghiên cứu, đang điều trị tại Viện Y Dược Học Dân Tộc thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 04/2017 đến tháng 06/2018

2.1.2.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học hiện đại

Bệnh nhân không phân biệt lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, được chẩn đoán Liệt nửa người sau đột quỵ” ở giai đoạn bán cấp có các triệu chứng thiếu sót vận động tự chủ nửa người theo tiêu chuẩn OMS, bao gồm các triệu chứng cụ thể sau:

* Về lâm sàng: Có các dấu hiệu đặc trưng như:

- Không thể đi dược 10 m mà không cần dụng cụ hoặc hỗ trợ, chi trên liệt không thể cầm và giữ được đồ vật

- Dấu hiệu sinh tồn ổn định

- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu

- Chụp phim cắt lớp điện toán sọ não hoặc phim cộng hưởng từ có hình ảnh xuất huyết não hoặc nhồi máu não

2.1.2.2 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học cổ truyền

- Bệnh nhân sau giai đoạn trúng phong có bán thân bất toại gồm một trong 4 thể bệnh sau:

+ Khí hư huyết ứ: Triệu chứng chủ yếu là thể chất khí hư, sắc mặt tái nhợt, hơi ngắn, dễ mệt, ra nhiều mồ hôi, tiêu phân lỏng, chất lưỡi nhợt, rìa lưỡi có dấu răng, trên mặt hoặc dưới lưỡi có điểm hoặc nốt ứ huyết, một bộ phận chân tay tê dại, liệt nửa người hoàn toàn hoặc yếu, mồm méo, nói khó hoặc không nói được, mạch vi tế hoặc hư đại, tinh thần tỉnh táo

+ Đờm thấp: Người béo, thừa cân Lưỡi dày, to Bệnh nhân thường ít than phiền về triệu chứng đau đầu (nếu có, thường là cảm giác nặng đầu) nhưng dễ than phiền về tê nặng các chi Thường hay kèm tăng Cholesterol máu Mạch hoạt

+ Can thận âm hư: Triệu chứng chủ yếu là da khô nóng, thường hay hoa mắt váng đầu, tim hồi hộp, mất ngủ, bứt rứt, lưng đau gối mỏi, tiêu bón, bàn chân tay tê dại, thân lưỡi thon, rìa lưỡi đỏ, rêu dày nhớt, liệt nửa người, mồm méo, tiếng nói không rõ, mạch huyền tế sác hoặc huyền hoạt

+ Thận âm dương lưỡng hư: Sắc mặt tái xanh hoặc xạm đen Răng khô, móng khô, gân gồng cứng co rút lại Đau nơi eo lưng Tiểu đêm Ngủ kém Không khát, ít uống nước, sợ lạnh Lưỡi nhợt, bệu Mạch trầm nhược

- Bệnh nhân liệt nửa người sau chấn thương sọ não

- Bệnh nhân có rối loạn tâm thần không cộng tác trong điều trị

- Bệnh nhân liệt nửa người quá suy kiệt, bị lở loét hoặc viêm nhiễm vùng châm cứu

- Bệnh nhân dấu hiệu sinh tồn chưa ổn định, có tiền sử suy tim, nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực không ổn định

- Bệnh nhân suy gan, suy thận nặng

- Bệnh nhân đang điều trị các thuốc tây có tác dụng tăng tuần hoàn não như Ginko biloba, Piracetam hoặc các bài thuốc đông y và thành phẩm YHCT đã được nghiên cứu có tác dụng phục hồi TBMMN khác bài Bổ dương hoàn ngũ thang như

An cung ngưu hoàng, Vũ hoàng tĩnh tâm, Hoa đà tái tạo hoàn

- Bệnh nhân có chống chỉ định với điện châm như: Đang đặt máy tạo nhịp, vùng châm cứu bị lở loét nặng

- Bệnh nhân không tự nguyện tham gia nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu dọc, có can thiệp, so sánh trước sau điều trị

Chọn mẫu thuận tiện tất cả bệnh nhân đột quỵ thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh đến điều trị tại Viện Y Dược Học Dân Tộc TPHCM trong khoảng thời gian tháng 04/2017 đến tháng 06/2018

2.2.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Các khoa điều trị nội trú tại Viện Y Dược Học Dân Tộc TPHCM

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4 năm 2017 đến tháng 6 năm 2018

2.2.4 Các kỹ thuật thực hiện

- Điện châm xuyên huyệt, gồm:

+ Kim châm: Kim châm cứu Việt số 4, 5, 6, có đường kính 0,25 mm, với chiều dài kim tương ứng 40 mm, 50 mm, 75 mm

Hình 2.1: Kim châm cứu Việt

+ Máy điện châm Unicare số hiệu HN-KWD-808I do Trung Quốc sản xuất có 6 giác cắm

Hình 2.2: Máy điện châm Unicare số hiệu HN-KWD-808I

+ Bài thuốc, vị thuốc: Dùng bài thuốc cổ phương “Bổ dương hoàn ngũ thang”, gồm có các vị thuốc và liều lượng như sau [20]:

Hoàng kỳ 40 gram Địa long 4 gram Đương quy 8 gram

Xích thược 4 gram Đào nhân 4 gram

Sắc uống ngày 01 thang, chia 2 lần sáng tối

 Hoàng kỳ dùng sống lượng nhiều có tác dụng đại bổ nguyên khí là chủ dược, đóng vai trò làm Quân

 Đương qui vĩ, Xuyên khung, Xích thược hoạt huyết hòa vinh, hóa ứ thông lạc đóng vai trò làm Thần

 Đào nhân, Hồng hoa, giúp hóa ứ thông lạc, khí huyết được lưu thông phần cơ thể bị bệnh được hồi phục, đóng vai trò làm Thần

 Địa long tác dụng trấn kinh, an thần, sơ thông kinh lạc, đóng vai trò làm Sứ

+ Phép trị chủ yếu của bài thuốc là bổ khí hoạt huyết thông lạc Công dụng chủ yếu chữa di chứng trúng phong, khí hư huyết trệ, mạch lạc không thông gây nên

"bán thân bất toại", nói khó, miệng mắt méo xệch

+ Máy sắc và đóng chai thuốc thang của Hàn quốc sản xuất Mỗi thang thuốc được sắc sẵn và đóng chai 180 ml BN dùng mỗi ngày 1 chai chia làm lần, uống vào buổi trưa và chiều sau ăn

2.2.4.2 Qui trình kỹ thuật và các bước tiến hành nghiên cứu

Tập huấn cán bộ y tế tham gia nghiên cứu về thăm khám, làm bệnh án, lập phiếu theo dõi…

Bệnh nhân được thăm khám toàn diện, được chẩn đoán đột quỵ não theo các tiêu chuẩn chọn bệnh nhân ở trên, làm hồ sơ bệnh án, làm các xét nghiệm cơ bản, chụp phim CT scan não hoặc MRI sọ não (hoặc đã có chẩn đoán xác định xuất huyết não hoặc nhồi máu não từ tuyến trước), lập phiếu theo dõi, đánh giá trước và sau điều trị

Bệnh nhân được uống thuốc thang YHCT với bài cổ phương “Bổ dương hoàn ngũ thang” đã được sắc đóng chai sẵn 180ml, mỗi ngày 01 chai, chia 2 lần uống vào buổi sáng, chiều sau khi ăn

Bệnh nhân ngoài uống thuốc thang như trên, được kết hợp châm cứu bằng phương pháp điện châm xuyên huyệt: Bệnh nhân được sát trùng vùng huyệt châm bằng cồn Iode, thầy thuốc dùng kim châm đúng tiêu chuẩn

* Công thức huyệt điện châm xuyên huyệt:

- Phác đồ huyệt đạo và kỹ thuật châm tham khảo theo hướng dẫn Phác đồ châm cứu của Bộ Y tế:

+ Liệt chi trên: Châm các huyệt đạo Kiên ngung xuyên Tý nhu, Khúc trì xuyên Thủ tam lý, Kiên trinh xuyên Cực tuyền, Hợp cốc xuyên Lao cung

+ Liệt chi dưới: Châm huyệt đạo Trật biên xuyên Hoàn khiêu, Hoàn khiêu xuyên Thừa phù, Dương lăng tuyền xuyên Phong long, Giải khê xuyên Khâu khư, Giáp tích L2 - S1

+ Liệt mặt trung ương: Nghinh hương hướng Hạ quan, Nhân trung, Thừa tương, Địa thương hướng Giáp xa

+ Thất ngôn: Liêm tuyền, Ngoại Kim tân ngọc dịch xuyên nội Kim tân ngọc dịch

 Cường độ kích thích: Từ 0-50 MicroAmpe (tới ngưỡng bệnh nhân chịu được)

 Tần số kích thích: Tả 6-20 Hz, Bổ 3-6 Hz

 Thời gian kích thích 25-30 phút/1 lần điện châm

 Liệu trình điều trị: Châm 5 ngày nghỉ 2 ngày Bệnh nhân tham gia nghiên cứu được hiện 4 liệu trình điều trị

Ngoài ra, tất cả bệnh nhân tham gia nghiên cứu được điều trị kiểm soát yếu tố nguy cơ và bệnh lý kèm theo như tăng huyết áp, đái tháo đường, thiếu máu cơ tim cục bộ ổn định, bệnh thận mạn

Tuổi: Có giá trị lớn hơn 20

Giới: Có 2 giá trị (Nam và Nữ)

Nghề: Có 4 giá trị (Lao động trí óc, Lao động chân tay, Hưu, và nghề khác) Địa chỉ: Có 3 giá trị (Thành phố, Ngoại thành, Tỉnh)

Số lần bị đột quỵ: Biến số có 3 giá trị (lần 1, lần 2, lần 3)

Hôn mê lúc đột quỵ: Biến số có 2 giá trị (Có và không)

Thời gian lúc mắc bệnh đến khi nhập viện BV tây y: Là số giờ từ khi khởi phát bệnh đến khi nhập viện BV tây y

Thời gian lúc xuất viện BV tây y đến khi nhập viện YDHDT: Là số ngày từ khi khởi phát bệnh đến khi nhập viện YHDHDT

Bệnh lý kèm theo (THA, ĐTĐ, Bệnh mạch vành, Rối loạn Lipid máu, bệnh thận mạn): Biến số có 2 giá trị (Có và không)

Thói quen (Hút thuốc lá, nghiện rượu): Biến số có 2 giá trị (Có và không)

BMI: Biến số có giá trị từ 15 trở đi

Cận lâm sàng (XN sinh hóa): Biến số định lượng liên tục

Thể đột quỵ: Biến số có 2 giá trị (NMN và XHN)

Thể bệnh YHCT: Biến số có 4 giá trị tương ứng 4 thể bệnh YHCT

Kiểm soát tốt bệnh lý kèm theo (THA, ĐTĐ, Bệnh mạch vành, Rối loạn Lipid máu, bệnh thận mạn): Biến số có 2 giá trị (Có và không)

Thang điểm Barthel: Biến số có giá trị 0-100 Đánh giá sức cơ: Biến số có giá trị từ 0-5

Test đi bộ 10 m có dụng cụ hỗ trợ: Biến số có giá trị tính bằng số giây BN phải mất để đi được 10m có dụng cụ hỗ trợ

Test khéo tay: Biến số có giá trị tính bằng số vòng BN thực hiện được trong

2.2.6.1 Bảng đánh giá sự phục hồi vận động theo thang điểm Barthel Đánh giá sự phục hồi vận động dựa theo thang điểm 10 chức năng của Barthel từ phụ thuộc hoàn toàn đến độc lập [31]

Bảng 2.1 Thang điểm tình trạng chức năng của Barthel và bảng phân loại mức độ phục hồi dựa theo điểm tăng sau điều trị Độ Độ 1

(Tốt) Độ 2 (Khá) Độ 3 (Trung bình) Độ 4 (Kém) Điểm 80-100 điểm 55-75 điểm 30-50 điểm 5-25 điểm

STT Động tác Điểm lúc nhập viện Điểm đánh giá sau điều trị Sau 7 ngày

10 đ: Độc lập BN có thể tự ăn 1 bữa ăn từ khay đựng hoặc bàn ăn được đặt trong tầm với của tay

BN có kế hoạch trợ giúp (nếu cần), cắt nhỏ thức ăn, dùng muối và hạt tiêu, phết bơ,

5 đ: 1 vài sự trợ giúp là cần thiết

(cắt thức ăn ), như các mục ở trên

Di chuyển từ xe lăn đến giường và ngược lại

15 đ: Không phụ thuộc tất cả các giai đoạn BN có thể dịch chuyển an toàn từ xe lăn sang giường, nang cái để chân, chuyển dịch từ giường nằm xuống ngồi ở mép giường, thay đổi vị trí xe lăn và ngược lại từ giường tới xe lăn

10 đ: Một vài sự trợ giúp tối thiểu là cần thiết trong 1 số bước hoạt động này hoặc BN cần nhớ, hoặc được theo dõi để đảm bảo an toàn cho hoạt động này

5 đ: BN có thể ngồi không cần sự trợ giúp của 1 thành viên thứ hai nhưng cần đỡ nâng dậy, hoặc cần sự trợ giúp để dịch chuyển

5 đ: BN có thể rửa mặt, chải tóc, đánh răng, cạo râu

10 đ: Độc lập ra nhà vệ sinh hoặc với bô dẹt, thay quần áo, lau chùi, làm phẳng hoặc làm sạch xoong nồi

5 đ: BN cần trợ giúp để giữ thăng bằng, cởi quần áo hoặc giấy vệ sinh

5 đ: Khả năng dùng bồn tắm, hoặc đài sen, hoặc tắm toàn bộ không có sự trợ giúp

15 đ: Đi độc lập cho 50m, có thể dùng dụng cụ hỗ trợ, loại trừ vai trò đi bộ

10 đ: Đi bộ với sự trợ giúp hoặc giám sát ít nhất 50m

5 đ: Có thể đẩy 1 xe lăn độc lập

50m (chỉ dùng khi không có khả năng tự đi bộ)

10 đ: Độc lập, có thể cần với sự trợ giúp bởi dụng cụ

5 đ: Cần sự giúp đỡ hoặc giám sát

10 đ: Độc lập, thắt cravat, mang giày

5 đ: Cần sự giúp đỡ nhưng làm ít nhất ẵ cụng việc trong thời gian thích hợp

10 đ: Không có tai biến, có khả năng chú ý để tập hợp dụng cụ nếu được dùng

5 đ: Đôi khi có tai biến hoặc cần sự giúp đỡ với dụng cụ thụt tháo

10 đ: Không có tai biến, có khả năng chú ý để tập hợp dụng cụ nếu được dùng

5 đ: Đôi khi có tai biến hoặc cần sự giúp đỡ với dụng cụ

2.2.6.2 Bảng đánh giá sự phục hồi vận động theo súc cơ

Bảng 2.2 Khám cơ lực chọn lọc

Mức độ Sức cơ Mô tả

Rất yếu 1 Không có cử động của chi hoặc khớp nhưng có biểu hiện co cơ qua quan sát hoặc cảm nhận Yếu 2 Có thể thực hiện được hết tầm vận động trên mặt phẳng ngang, không thắng được trọng lực

Trung bình 3 Cơ không thể vận động cản lại sức cản nhưng có thể thực hiện hết tầm vận động có kháng trọng lực Tốt 4 Có thể thực hiện hết tầm vận động khi có kháng cản Bình thường 5 Vận động bình thường

Bảng 2.3 Đánh giá sức cơ trước và sau điều trị

STT Cơ liệt Sức cơ lúc nhập viện

Sức cơ sau điều trị Sau 7 ngày

Bảng 2.4 Test đo thời gian đi được 10 m (s)

Thời gian Lúc nhập viện

Sau điều trị Sau 7 ngày

Thời gian (s) bệnh nhân đi

10 m có dụng cụ hỗ trợ

Thời gian Lúc nhập viện

Sau điều trị Sau 7 ngày

Số vòng bỏ trong 1 phút

Tất cả thông tin nghiên cứu sẽ được ghi trong phiếu theo dõi và phiếu đánh giá

* Tiêu chuẩn theo dõi và đánh giá:

Theo dõi sinh hiệu hàng ngày, đánh giá kết quả cận lâm sàng trước và sau điều trị nhằm kiểm soát diễn tiến bệnh, và mô tả đặc điểm cận lâm sàng của người bệnh trước và sau điều trị Đánh giá các biến số theo dõi (đưa vào số liệu thống kê) lúc nhập viện, sau 2 tuần và sau 4 tuần điều trị Tỉ lệ điều trị thành công được xác định bằng thang điểm và test như sau:

- Sự phục hồi vận động toàn thân dựa vào thang điểm Barthel

- Sự phục hồi vận động chi dưới dựa vào “test đi bộ” (có dụng cụ hỗ trợ): Cho bệnh nhân đi bộ 10 mét với dụng cụ hỗ trợ và nghiên cứu viên đo thời gian bệnh nhân đi 10 mét với dụng cụ hỗ trợ

- Sự phục hồi vận động chi trên dựa vào “test khéo tay” để theo dõi số vòng bệnh nhân bỏ được trong 1 phút: Cho bệnh nhân thực hiện bỏ từng vòng vào vị trí quy định, nghiên cứu viên đếm số vòng bệnh nhân thực hiện được trong 1 phút

* Tiêu chuẩn đánh giá chung sau điều trị:

- Loại tốt (A): Tổng số điểm Barthel sau điều trị đạt 80-100 điểm

- Loại Khá (B): Tổng số điểm Barthel sau điều trị đạt 55-75 điểm

- Loại trung bình (C): Tổng số điểm Barthel sau điều trị đạt 30-50 điểm

- Loại kém (D): Tổng số điểm Barthel sau điều trị đạt 5-25 điểm

Thời gian đánh giá: Sau 7 ngày, 14 ngày, 21 ngày, và 28 ngày

2.2.8 Thu thập số liệu và xử lý kết quả

Sau khi thu thập số liệu, xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê y học, ứng dụng trên phần mềm SPSS Sử dụng các thuật toán:

So sánh trước sau nhóm bệnh nhân nghiên cứu (trước và sau điều trị)

Kiểm định sự khác biệt giữa các tỷ lệ bằng thuật toán

Với p > 0,05 sự khác biệt không có ý nghĩa thông kê

Với p < 0,05 sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

- Nghiên cứu được sự cho phép của Hội đồng Đạo đức y sinh học của trường Đại học Y Dược Huế

- Nghiên cứu được sự đồng ý của Hội đồng Khoa học công nghệ và hội đồng

Y đức của Viện Y Dược Học Dân Tộc TPHCM

- Các bệnh nhân tự nguyện hợp tác trong nghiên cứu

- Nghiên cứu chỉ nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe, không nhằm mục đích nào khác

- Khi đối tượng nghiên cứu có dấu hiệu nặng thêm, hoặc bệnh nhân có yêu cầu dừng nghiên cứu, thì sẽ được ngừng nghiên cứu hoặc thay đổi phác đồ điều trị

Hình 2.3: Sơ đồ nghiên cứu

Bệnh nhân được chẩn đoán Liệt nửa người sau đột quỵ giai đoạn bán cấp, có các triệu chứng thiếu sót vận động tự chủ nửa người có dấu hiệu sinh tồn ổn định

Khám lâm sàng, CTScan hoặc MRI có hình ảnh

NMN hoặc XHN Đánh giá lâm sàng và cận lậm sàng thời điểm T0 Đủ tiêu chuẩn chọn bệnh Điện châm xuyên huyệt kết hợp Bài thuốc “Bổ dương hoàn ngũ thang” Đánh giá lâm sàng thời điểm sau ngày 7, ngày 14, ngày 21, ngày 28

Phân tích số liệu, đánh giá so sánh phân tích kết quả

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân đột quỵ não điều trị tại Viện

3.1.1 Đặc điểm về giới tính bệnh nhân

Bảng 3.1 Bảng phân chia bệnh nhân theo giới

Giới tính Số bệnh nhân (n) Tỉ lệ (%)

Nhận xét: Trong nghiên cứu, tỉ lệ nam nhiều hơn nữ ( 55% so với 45%)

3.1.2 Đặc điểm về độ tuổi bệnh nhân

Bảng 3.2 Bảng phân chia bệnh nhân theo nhóm tuổi

Tuổi Số bệnh nhân (n) Tỉ lệ (%)

Nhận xét: Trong nghiên cứu, nhóm bệnh nhân từ 40 đến 60 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất (37,5%), nhóm bệnh nhân dưới 40 tuổi chiếm tỉ lệ thấp nhất (5%)

Bảng 3.3 Bảng mô tả độ tuổi trung bình

Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất

Nhận xét: Trong nghiên cứu, độ tuổi trung bình là 62 tuổi, tuổi nhỏ nhất là 39 và lớn nhất là 85

3.1.3.1 Đặc điểm tri giác bệnh nhân lúc đột quỵ

Bảng 3.4 Đặc điểm tri giác bệnh nhân lúc đột quỵ

Hôn mê Số bệnh nhân (n) Tỉ lệ (%)

Nhận xét: Trong nghiên cứu, lúc khởi phát đột quỵ não có khoảng 1/3 bệnh nhân xuất hiện triệu chứng hôn mê (35%)

3.1.3.2 Đặc điểm thể đột quỵnão theo y học hiện đại

Bảng 3.5 Đặc điểm thể bệnh đột quỵ não theo y học hiện đại

Thể bệnh Số bệnh nhân (n) Tỉ lệ (%)

Biểu đồ 3.1: Tỉ lệ thể bệnh đột quỵ não theo y học hiện đại

Nhận xét: Trong nghiên cứu, tỉ lệ bệnh nhân nhồi máu não nhiều gấp đôi so với thể xuất huyết não (67,5% so với 32,5%)

3.1.3.3 Phân chia thời gian từ lúc có triệu chứng tới lúc nhập viện lần đầu

Bảng 3.6 Bảng phân chia thời gian từ lúc có triệu chứng tới lúc nhập viện

Thời gian nhập viện lần đầu Số bệnh nhân (n) Tỉ lệ (%)

Nhận xét: Trong nghiên cứu, tỉ lệ bệnh nhân nhập viện sau 6 giờ chiếm tỉ lệ cao nhất (40%), bệnh nhân nhập viện dưới 2 giờ chiếm tỉ lệ thấp nhất (15%)

3.1.4.1 Số lần bị đột quỵ não

Bảng 3.7 Số lần bị đột quỵ não

Số lần bị đột quỵ não Số bệnh nhân (n) Tỉ lệ (%)

Nhận xét: Trong nghiên cứu, tỉ lệ bệnh nhân bị đột quỵ não 1 lần chiếm tỉ lệ cao nhất (87,5%), bệnh nhân đột quỵ não 3 lần chiếm tỉ lệ thấp nhất (2,5%)

Bảng 3.8 Đặc điểm tiền căn bệnh lý

Tiền căn Số bệnh nhân

Tăng huyết áp 36 90,0 Đái tháo đường 12 30,0

Cơn thoáng thiếu máu não 5 12,5

Rối loạn chuyển hóa lipid 22 55,0

Biểu đồ 3.2: Đặc điểm tiền căn bệnh lý

Nhận xét: Trong nghiên cứu, tỉ lệ bệnh nhân có tiền căn tăng huyết áp chiếm tỉ lệ cao nhất (90%), bệnh nhân có tiền căn bệnh thận mạn chiếm tỉ lệ thấp nhất (2,5%)

3.1.5.1 Phân chia bệnh nhân theo BMI

Bảng 3.9 Bảng phân chia bệnh nhân theo BMI

BMI Số bệnh nhân (n) Tỉ lệ (%)

Nhận xét: Trong nghiên cứu, tỉ lệ bệnh nhân có thể trạng bình thường chiếm tỉ lệ cao nhất (67.5%), bệnh nhân suy sinh dưỡng chiếm tỉ lệ thấp nhất (15%)

3.1.5.2 Phân chia bệnh nhân theo sức cơ lúc nhập viện

Bảng 3.10 Bảng phân chia bệnh nhân theo sức cơ lúc nhập viện

Nhận xét: Trong nghiên cứu, đối với sức cơ chi trên, bậc 0/5 chiếm tỉ lệ cao nhất (37,5%), và không có bệnh nhân nào đạt sức cơ 5/5 Đối với sức cơ chi dưới, bậc 3/5 chiếm tỉ lệ cao nhất và không có bệnh nhân nào đạt sức cơ 5/5

3.1.5.3 Phân chia bệnh nhân theo thang điểm Barthel lúc nhập viện

Bảng 3.11 Bảng phân chia bệnh nhân theo thang điểm Barthel lúc nhập viện Độ Độ 1 (Tốt) Độ 2 (Khá) Độ 3 (Trung bình) Độ 4 (Kém)

Tổng Điểm 80-100 điểm 55-75 điểm 30-50 điểm 5-25 điểm

Nhận xét: Trong nghiên cứu, lúc nhập viện tỉ lệ bệnh nhân có điểm Barthel độ 4 chiếm tỉ lệ cao nhất (62,5%), và không có bệnh nhân nào ở độ 1

3.1.5.4 Phân chia bệnh nhân theo khả năng tự đi lại lúc nhập viện

Bảng 3.12 Bảng phân chia bệnh nhân theo khả năng tự đi lại lúc nhập viện

Khả năng đi lại Số bệnh nhân (n) Tỉ lệ (%)

Tự đi có dụng cụ hỗ trợ 12 30,0

Nhận xét: Trong nghiên cứu, lúc nhập viện tỉ lệ bệnh nhân không đi được chiếm tỉ lệ cao nhất (70%), và không có bệnh nhân nào tự đi được

3.1.5.5 Đặc điểm Test đo thời gian đi được 10 m lúc nhập viện

Bảng 3.13 Bảng Test đo thời gian đi được 10 m lúc nhập viện

Thời gian trung bình (s) Lúc nhập viện

Thời gian (s) bệnh nhân đi 10 m có dụng cụ hỗ trợ 119,17 ± 6,38

Nhận xét: Trong nghiên cứu, lúc nhập viện có 12 bệnh nhân đi được với dụng cụ hỗ trợ Thời gian đi 10 trung bình với dụng cụ hỗ trợ của bệnh nhân là 119,17 giây

3.1.5.6 Đặc điểm Test khéo tay lúc nhập viện

Bảng 3.14 Bảng phân chia bệnh nhân theo Test khéo tay lúc nhập viện

Test khéo tay lúc nhập viện Tần số (n) Tỉ lệ (%)

Nhận xét: Trong nghiên cứu, lúc nhập viện tỉ lệ bệnh nhân không làm được test khéo tay chiếm tỉ lệ cao gấp gần 3 lần so với bệnh nhân làm được (72,5% so với 27,5%)

3.1.5.7 Thể bệnh y học cổ truyền

Bảng 3.15 Bảng phân chia bệnh nhân theo thể bệnh y học cổ truyền

Thể bệnh Số bệnh nhân (n) Tỉ lệ (%)

Khí hư huyết ứ 17 42,5 Đàm thấp 5 12,5

Thận âm dương lưỡng hư 4 10,0

Nhận xét: Trong nghiên cứu, lúc nhập viện tỉ lệ bệnh nhân có khí huyết ứ trệ chiếm tỉ lệ cao nhất (42,5%), và thể thận âm dương lưỡng hư chiếm tỉ lệ thấp nhất (10%)

3.1.6 Kết quả xét nghiệm sinh hóa lúc nhập viện

Bảng 3.16 Bảng kết quả xét nghiệm sinh hóa lúc nhập viện

STT Xét nghiệm Tần số (n) Tỉ lệ (%)

Nhận xét: Trong nghiên cứu, BN có rối loạn lipid máu chiếm tỉ lệ cao nhất 45%, bệnh nhân có chỉ số Creatinin tăng chiếm tỉ lệ thấp nhất 5%.

Hiệu quả điều trị bằng phương pháp điện châm xuyên huyệt kết hợp bài bổ dương hoàn ngũ thang

3.2.1 Kết quả sau khi điều trị theo thang điểm Barthel

Bảng 3.17 Kết quả sau khi điều trị theo thang điểm Barthel

Barthel trước điều trị Điểm Barthel sau điều trị

Biểu đồ 3.3: Thang điểm Barthel sau mỗi tuần điều trị

Nhận xét: Sau khi điều trị 1 tuần, thang điểm Barthel có cải thiện sau 7 ngày và có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), và cải thiện rõ rệt (thay đổi phân độ) từ sau 14 ngày có ý nghĩa thông kê (p < 0,05)

Bảng 3.18 Kết quả sau khi điều trị theo phân độ Barthel Độ Độ 1

(Tốt) Độ 2 (Khá) Độ 3 (Trung bình) Độ 4 (Kém) Điểm 80-100 điểm 55-75 điểm 30-50 điểm 5-25 điểm

Tần số trước điều trị (n) 0 2 13 25

Tần số sau điều trị (n) 13 12 8 7

Nhận xét: Lúc nhập viện, tỉ lệ bệnh nhân có điểm Barthel độ 4 chiếm tỉ lệ cao nhất (62,5%) và không có bệnh nhân nào có điểm Barthel ở độ 1 Sau 4 tuần điều trị, tỉ lệ bệnh nhân có điểm Barthel độ 1 chiếm tỉ lệ cao nhất (32,5%), và độ 4 chiếm tỉ lệ thấp nhất (17,5%), và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê

Bảng 3.19 Số ca cải thiện sau khi điều trị theo thang điểm và phân độ Barthel

Barthel tăng sau điều trị Có Không Tổng n % n % n %

Thay đổi phân độ sau điều trị 32 80,0 8 20,0 40 100

Nhận xét: Đa số bệnh nhân có tăng điểm Barthel sau 1 tuần điều trị (77,5%) và cải thiện phân độ theo thang điểm Barthel sau 4 tuần điều trị (80%)

3.2.2 Kết quả phục hồi vận động chi trên và chi dưới

3.2.2.1 Kết quả phục hồi vận động chi dưới dựa trên sức cơ chi dưới

Bảng 3.20 Kết quả phục hồi vận động chi dưới dựa trên sức cơ chi dưới

Bậc 0/5 Bậc 1/5 Bậc 2/5 Bậc 3/5 Bậc 4/5 Bậc 5/5

Biểu đồ 3.4: So sánh tỉ lệ phân nhóm sức cơ chi dưới trước và sau điều trị

Nhận xét: Lúc nhập viện, tỉ lệ bệnh nhân có sức cơ chi dưới bậc 3/5 chiếm tỉ lệ cao nhất (32,5%) và không có bệnh nhân nào có sức cơ chi dưới bậc 5/5 Sau 4 tuần điều trị, tỉ lệ bệnh nhân có sức cơ chi dưới bậc 4/5 chiếm tỉ lệ cao nhất (37,5%), và không có bệnh nhân nào có sức cơ chi dưới bậc 0/5 và 1/5, và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ( p < 0,05 )

Bảng 3.21 So sánh kết quả phục hồi sức cơ chi dưới

Sức cơ chi dưới Trung bình Tần số

Nhận xét: Sau 4 tuần điều trị, sức cơ chi dưới có cải thiện rõ và có ý nghĩa thống kê ( p < 0,05)

Bảng 3.22 Số bệnh nhân đi được trước và sau điều trị

Tự đi Đi với dụng cụ hỗ trợ

Nhận xét: Lúc nhập viện, tỉ lệ bệnh nhân không đi được chiếm tỉ lệ cao nhất (70%) và không có bệnh nhân nào tự đi Sau 4 tuần điều trị, tỉ lệ bệnh nhân đi được với dụng cụ hỗ trợ chiếm tỉ lệ cao nhất (72,5%), và bệnh nhân tự đi chiếm 5%, và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)

Bảng 3.23 Thời gian đi bộ 10 m trung bình (s) trước và sau điều trị

Thời gian đi bộ 10 m trung bình

Nhận xét: Thời gian đi bộ 10 m trung bình có cải thiện sau 7 ngày điều trị và cải thiện rõ sau 4 tuần điều trị có ý nghĩa thống kê ( p < 0,05)

3.2.2.2 Kết quả phục hồi vận động chi trên

Bảng 3.24 Kết quả phục hồi vận động chi trên dựa trên sức cơ chi trên

Bậc 0/5 Bậc 1/5 Bậc 2/5 Bậc 3/5 Bậc 4/5 Bậc 5/5

Biểu đồ 3.5: So sánh tỉ lệ phân nhóm sức cơ chi trên trước và sau điều trị

Nhận xét: Lúc nhập viện, tỉ lệ bệnh nhân có sức cơ chi trên bậc 0/5 chiếm tỉ lệ cao nhất (37,5%) và không có bệnh nhân nào có sức cơ chi dưới bậc 5/5 Sau 4 tuần điều trị, tỉ lệ bệnh nhân có sức cơ chi trên bậc 3/5 chiếm tỉ lệ cao nhất (37,5%), và bệnh nhân có sức cơ chi trên bậc 0/5 chiếm tỉ lệ thấp nhất 2,5%, và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,05

Bảng 3.25 So sánh kết quả phục hồi sức cơ chi trên

Sức cơ chi dưới Trung bình Tần số

Nhận xét: Sau 4 tuần điều trị, sức cơ chi trên có cải thiện và có ý nghĩa thống kê (p

Bảng 3.26 Số bệnh nhân làm được test khéo tay trước và sau điều trị

Bệnh nhân Không làm được Test khéo tay Làm được Test khéo tay

So sánh p = 0,053 (Fisher hiệu chỉnh)

Nhận xét: Lúc nhập viện, tỉ lệ bệnh nhân không làm được chiếm tỉ lệ gần gấp 3 lần so với bệnh nhân làm được Sau 4 tuần điều trị, tỉ lệ bệnh nhân làm được test khéo tay gần gấp đôi bệnh nhân không làm được test khéo tay (67,5% so với 32,5%), và sự khác biệt của 2 nhóm chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)

Bảng 3.27 Số vòng trung bình bỏ được trước và sau điều trị

Số vòng trung bình bỏ được trong 1 phút

Nhận xét: Số vòng trung bình bệnh nhân thực hiện được có cải thiện sau 1 tuần điều trị, cải thiện rõ sau 4 tuần điều trị và có ý nghĩa thống kê ( p < 0,05)

3.2.3 Mối liên quan giữa một số đặc điểm bệnh nhân với kết quả điều trị

3.2.3.1 Mối liên quan giữa hiệu quả điều trị theo thang điểm Barthel và thể bệnh y học hiện đại

Bảng 3.28 Mối liên quan giữa hiệu quả điều trị theo thang điểm Barthel và thể bệnh y học hiện đại

Tần số (n) Điểm Barthel trung bình trước điều trị Điểm Barthel trung bình sau điều trị p

Nhồi máu não 27 24,44 ± 14,30 66,11 ± 27,04 < 0,05 Xuất huyết não 13 16,15 ± 10,83 53,84 ± 23,82 < 0,05

Biểu đồ 3.6: So sánh điểm Barthel giữa 2 nhóm xuất huyết não và nhồi máu não trước và sau điều trị

Nhận xét: Sau điều trị, điểm Barthel đều có cải thiện rõ ở cả 2 nhóm nhồi máu não, xuất huyết não và đều có ý nghĩa thống kê ( p < 0,05 ) Tuy nhiên sự khác biệt giữa nhóm không có ý nghĩa thống kê ( p > 0,05 )

3.2.3.2 Mối liên quan giữa hiệu quả điều trị theo thang điểm Barthel và thể bệnh YHCT

Bảng 3.29 Mối liên quan giữa hiệu quả điều trị theo thang điểm Barthel và thể bệnh YHCT Điểm Barthel trung bình

Trước điều trị Sau điều trị p

Khí hư huyết ứ 17 19,11 ± 11,21 65,88 ± 28,06 < 0,05 Đàm thấp 5 19,00 ± 12,45 56,00 ± 29,45 < 0,05

Can thận âm hư 14 28,93 ± 15,95 70,71 ± 23,19 < 0,05 Thận âm dương lưỡng hư

So sánh giữa các nhóm < 0,05

Biểu đồ 3.7: So sánh điểm Barthel giữa 4 nhóm thể bệnh y học cổ truyền trước và sau điều trị

Nhận xét: Sau điều trị, điểm Barthel đều có cải thiện rõ ở cả 4 thể bệnh YHCT và có ý nghĩa thống kê ( p < 0,05 ), tuy nhiên nhóm Thận âm dương lưỡng hư có số điểm Barthel cải thiện thấp nhất

3.2.3.3 Mối liên quan giữa hiệu quả điều trị theo thang điểm Barthel và nhóm tuổi Bảng 3.30 Mối liên quan giữa hiệu quả điều trị theo thang điểm Barthel và nhóm tuổi Điểm Barthel trung bình

Trước điều trị Sau điều trị p

Dưới 40 tuổi 2 12,5 ± 3,53 70,0 ± 14,14 < 0,05 40-60 tuổi 15 23,0 ± 12,92 61,33 ± 22,87 < 0,05 61-70 tuổi 14 19,28 ± 14,12 57,85 ± 30,10 < 0,05 Trên 70 tuổi 9 25,55 ± 15,70 68,30 ± 29,79 < 0,05

So sánh giữa các nhóm > 0,05

Biểu đồ 3.8: So sánh điểm Barthel giữa 4 nhóm tuổi trước và sau điều trị

Nhận xét: Sau điều trị, điểm Barthel đều có cải thiện rõ ở cả 4 nhóm tuổi và có ý nghĩa thống kê ( p < 0,05 ), tuy nhiên sự khác biệt giữa các nhóm chưa có ý nghĩa thống kê ( p > 0,05)

3.2.3.4 Mối liên quan giữa hiệu quả điều trị theo thang điểm Barthel và thời gian khởi phát đến lúc nhập viện

Bảng 3.31 Mối liên quan giữa hiệu quả điều trị theo thang điểm Barthel và thời gian khởi phát đến lúc nhập viện Điểm Barthel trung bình

Trước điều trị Sau điều trị p

Từ 4 đến 6 giờ 10 26,0 ± 17,91 58,00 ± 26,68 < 0,05 Trên 6 giờ 16 20,93 ± 13,19 63,12 ± 30,26 < 0,05

So sánh giữa các nhóm > 0,05

Biểu đồ 3.9: So sánh điểm Barthel giữa 4 nhóm thời gian khởi phát đến lúc nhập viện trước và sau điều trị

Nhận xét: Sau điều trị, điểm Barthel đều có cải thiện rõ ở cả 4 nhóm thời gian khởi phát đến lúc nhập viện và có ý nghĩa thống kê ( p < 0,05 ), tuy nhiên sự khác biệt giữa các nhóm chưa có ý nghĩa thống kê ( p > 0,05)

3.2.3.5 Mối liên quan giữa hiệu quả điều trị theo thang điểm Barthel và triệu chứng khởi phát

Bảng 3.32 Mối liên quan giữa hiệu quả điều trị theo thang điểm Barthel và triệu chứng khởi phát: Điểm Barthel trung bình

Trước điều trị Sau điều trị p

So sánh giữa các nhóm > 0,05

Biểu đồ 3.10: So sánh điểm Barthel giữa 2 nhóm hôn mê và không hôn mê trước và sau điều trị

Nhận xét: Sau điều trị, điểm Barthel đều có cải thiện rõ ở cả 2 nhóm và có ý nghĩa thống kê ( p < 0,05 ), tuy nhiên sự khác biệt giữa các nhóm chưa có ý nghĩa thống kê ( p > 0,05)

3.2.4 Tác dụng không mong muốn

3.2.4.1 Kết quả biến đổi các chỉ số sinh hóa máu

Bảng 3.33 Kết quả biến đổi các chỉ số sinh hóa máu

STT Xét nghiệm Trước điều trị Sau 4 tuần p

8 HDL-C (mmol/L) 1,30 ± 0,57 1,18 ± 0,42 > 0,05 Nhận xét: Sau điều trị, đa số xét nghiệm sinh hóa máu thay đổi không có ý nghĩa thống kê ( p < 0,05 ); chỉ có chỉ số Creatinin giảm nhẹ có cải thiện ý nghĩa thống kê ( p > 0,05 )

3.2.4.2 Các tác dụng không mong muốn của điện châm xuyên huyệt

Bảng 3.34 Tác dụng không mong muốn sau điện châm xuyên huyệt

Tác dụng không mong muốn

Có Không n % n % Đau sau châm 0 0 40 100

Nhận xét: Không ghi nhận tác dụng không mong muốn của phương pháp điện châm xuyên huyệt

3.2.4.3 Các tác dụng không mong muốn của bài “Bổ dương hoàn ngũ thang”

Bảng 3.35 Tác dụng không mong muốn của bài “Bổ dương hoàn ngũ thang”

Tác dụng không mong muốn

Nhận xét: Trong nghiên cứu, có 1 bệnh nhân tiêu phân lỏng và 2 bệnh nhân có cảm giác buồn nôn khi dùng thuốc thang.

BÀN LUẬN

Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân đột quỵ não điều trị tại Viện Y dược học dân tộc

4.1.1 Đặc điểm giới tính của bệnh nhân

Về giới tính, trong nghiên cứu của chúng tôi, theo kết quả bảng 3.1 tỉ lệ nam/nữ là 1,22 Tỉ lệ này phù hợp với số liệu dịch tễ ghi nhận trong các tài liệu y văn và một số tác giả khác So với nghiên cứu tác giả Hà Thị Hồng Linh (2005) nghiên cứu hiệu quả của thể châm trong phục hồi di chứng tai biến mạch máu não, tỉ lệ nam/nữ là 1,82 [23] Tác giả Trịnh Thị Diệu Thường (2013), nghiên cứu trên

108 bệnh nhân nhồi máu não trên lều tỷ lệ nam/nữ là 1,2 [32] Theo J.Philip, Kisler, Allan A Ropper, Ahilbig, A.Brito), tỉ lệ nam/nữ ở bệnh nhân đột quỵ từ 1,8 đến 2,4 Nhìn chung trên thế giới, tỉ lệ hiện mắc đột quỵ nam cao hơn nữ, nhưng ở nữ thường xuất hiện thể bệnh nặng và tử vong cao hơn [54] Giải thích điều này, có thể do một số thói quen sinh hoạt liên quan tới đặc thù giới tính Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 40% bệnh nhân từng nghiện hút thuốc lá, 10% có sử dụng lượng lớn bia rượu, hầu hết những đối tượng này đều là nam giới Đây cũng có thể là một trong các lí do mà nam có tần suất đột quỵ cao hơn nữ giới

4.1.2 Đặc điểm tuổi của bệnh nhân

Về tuổi, theo kết quả bảng 3.2, phần lớn bệnh nhân ở độ tuổi từ 40 đến 70 tuổi Riêng trong nghiên cứu, chúng tôi cũng ghi nhận 2 trường hợp đột quỵ não ở người trẻ dưới 40 tuổi Theo kết quả bảng 3.3, độ tuổi trung bình là 62,45 tuổi, tuổi nhỏ nhất là 39 và lớn nhất là 85 Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự tác giả Trịnh Thị Diệu Thường (2013), tuổi trung bình dân số nghiên cứu là 62,8 tuổi [32] và tác giả Trần Thị Hương Lan (2017), nghiên cứu trên 70 bệnh nhân đột quỵ não có tuổi trung bình là 61,5 tuổi [21] Những năm gần đây, trung tâm nghiên cứu Đột quỵ Osaka- Nhật Bản nhấn mạnh tỉ lệ đột quỵ gia tăng ở người trẻ, chiếm tỉ lệ 2,7 % [18] Tuy nhiên, phân tích kỹ các trường hợp này, đột quỵ người trẻ thường ở thể xuất huyết não, nguyên nhân là do vỡ dị dạng mạnh máu, phình mạch não Ngoài ra, Lê Hồng Phước (2015) nghiên cứu dấu hiệu đột quỵ và các yếu tố liên quan ở người trên 50 tuổi tại xã Hố Nai 3- Trảng Bom - Đồng Nai, liên hệ thấy mối liên quan tỷ lệ đột quỵ tăng theo nhóm tuổi và có ý nghĩa thống kê p < 0,05 [25] Nhiều nghiên cứu cho thấy, tuổi đột quỵ não càng cao khả năng phục hồi càng chậm

4.1.3 Đặc điểm bệnh sử của bệnh nhân

Về đặc điểm tri giác của bệnh nhân lúc khởi phát đột quỵ não, theo kết quả bảng 3.5, trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ bệnh nhân không có triệu chứng hôn mê chiếm tỉ lệ cao (67,5%) Kết quả của chúng tôi có cao hơn tác giả Trần Thị Hương Lan (2017), nghiên cứu đánh giá hiệu quả phục hồi vận động của phương pháp điện châm kết hợp thủy châm trên 70 bệnh nhân liệt nửa người do đột quỵ não, chỉ có 5,4% bệnh nhân hôn mê trong nhóm nghiên cứu và 9,1% bệnh nhân hôn mê trong nhóm chứng [21] Lê Ngọc Tú, Nguyễn Anh Tài (2010), nghiên cứu các yếu tố nguy cơ gây tử vong trên bệnh nhân đột quỵ não cấp trong 14 ngày đầu, kết luận tình trạng hôn mê lúc khởi phát là một trong những yếu tố có liên quan tăng tần suất tử vong trên người bệnh đột quỵ não giai đoạn cấp [33] Đặc điểm tri giác của bệnh nhân lúc khởi phát đột quỵ não cũng là một trong các yếu tố tiên lượng, khả năng bệnh nhân hồi phục của người bệnh đột quỵ

Về thể đột quỵ não, theo kết quả bảng 3.5, tỉ lệ thể nhồi máu não/thể xuất huyết não là 2,07 Theo tác giả Nguyễn Văn Chương, nghiên cứu lâm sàng và điều trị đột quỵ não tại bệnh viện 103 từ 2002 đến 2006, số liệu của 1105 bệnh nhân đột quỵ đã có những kết luận sau: Tỷ lệ đột quỵ chảy máu là 31,86% và thiếu máu là 68,14% Tương tự, Trần Thị Hương Lan (2017), nghiên cứu trên 70 bệnh nhân đột quỵ não chia làm 2 nhóm, tỷ lệ nhồi máu não ở nhóm nghiên cứu là 64,9%, ở nhóm đối chứng là 69,7% [21] Như vậy, số liệu các nghiên cứu tương đồng với nhau và phù hợp với tài liệu tổng quan, đột quỵ nhồi máu não chiếm gấp 2-3 lần so với xuất huyết não Việc xác định thể bệnh đột quỵ não đóng vai trò quan trọng trong chỉ định kỹ thuật điều trị và tiên lượng dự hậu khả năng hồi phục di chứng của người bệnh.Cụ thể, nếu chẩn đoán nhồi máu não sớm trong giai đoạn giờ vàng dưới 6 giờ hoặc tối ưu dưới 3 giờ, người bệnh sẽ được sử dụng thuốc tiêu sợi huyết, tái thông mạch máu não bị lấp tắc, nhanh chóng đưa mô não thoát khỏi tình trạng tranh tối tranh sáng, tránh hoại tử hoàn toàn và giúp người bệnh có tiên lượng hồi phục tốt Mặt khác, theo Đinh Hữu Hùng (2014), bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não nguy cơ tái phát cao Trong đó, tỉ suất tái phát đột quỵ tích lũy tại thời điểm 30 ngày, 90 ngày, 6 tháng và 1 năm lần lượt tương ứng là 6,0%, 11,9%, 16,1% và 23,3% [16] Còn đối với thể xuất huyết não, đa số xảy ra đột ngột với nhức đầu dữ dội, nôn và rối loạn ý thức, rối loạn thực vật nặng nề (rối loạn hô hấp, tăng huyết áp hay trụy mạch, sốt cao), liệt nửa người nặng, liệt mềm, tỷ lệ Tiên lượng phụ thuộc vào vị trí và đường kính ổ tổn thương, ví dụ ổ xuất huyết trên lều lớn hơn 5 cm, dưới lều trên

3 cm tiên lượng rất nặng, thường tử vong Lâm sàng có cơn mất não hoặc động kinh, rối loạn thần kinh thực vật, nặng thường dẫn đến tử vong là do tụt kẹt Có thể có biến chứng tắc động mạch phổi, tăng glucose máu, tăng ADH, tăng huyết áp, thay đổi tái phân cực, ngừng tim Do đó, thể bệnh này cần được chẩn đoán xác định và xem xét chỉ định phẫu thuật sớm nếu có

Về khoảng thời gian từ lúc có triệu chứng tới lúc nhập viện lần đầu, theo kết quả bảng 3.6, tỉ lệ bệnh nhân nhập viện sau 6 giờ chiếm tỉ lệ cao nhất (40%), bệnh nhân nhập viện dưới 2 giờ chiếm tỉ lệ thấp nhất (15%), bệnh nhân nhập viện trong khoảng từ 2-6 giờ chiếm khoảng 45% Theo tác giả Nguyễn Văn Chương (2006), Bệnh nhân thường tới viện điều trị muộn, tỷ lệ bệnh nhân đáp ứng được thời gian cửa sổ điều trị với Actilyse (trước 03 giờ) chỉ đạt 7,23% Nhóm tác giả Đặng Phúc Đức, Nguyễn Minh Hiện (2013), nghiên cứu hiệu quả điều trị đột quỵ nhồi máu não cấp tính bằng thuốc tiêu huyết khối Actilyse đường tĩnh mạch, kết luận hiệu quả điều trị đột quỵ nhồi máu não giai đoạn cấp bằng thuốc tiêu huyết khối Actilyse cụ thể là với khoảng thời gian từ khi khởi phát đến lúc vào viện là 93 ± 50 phút, từ khi khởi phát đến khi được điều trị là 147 ± 33 phút, từ khi vào viện đến khi điều trị là

82 ± 50 phút cho kết quả điểm NIHSS từ 11,1 sau 24 giờ giảm xuống còn 7,1 (p < 0,05); 51,9% bệnh nhân cải thiện tốt; 43,3% bệnh nhân liệt nhẹ (độ 0-2) khi vào viện tăng lên 56,7% sau 24 giờ Như vậy, chúng ta cần nhận thức rằng điều trị đột quỵ não cấp bằng thuốc tiêu huyết khối là cuộc chạy đua khắc nghiệt về thời gian của hệ thống y tế nhằm giảm thiểu tử vong và tàn phế cho bệnh nhân Theo Lê Văn

Thành và cộng sự (2009) nghiên cứu 121 trường hợp điều trị tiêu sợi huyết tại 3 bệnh viện Nhân dân 115, Nhân dân Gia Định, và An Bình, nhận thấy tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ não cấp được điều trị tiêu sợi huyết còn thấp vì nhận thức về tai biến mạch máu não của cộng động còn giới hạn, vận chuyển bệnh nhân còn khó khăn về giao thông [29] Như vậy trong nghiên cứu của chúng tôi, số bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong giờ vàng có tỉ lệ cao hơn tác giả Nguyễn Văn Chương (2006) là 15% so với 7,3% Có thể, trong thời gian qua, công tác truyền thông giáo dục sức khỏe các bệnh lý mạn tính được chú trọng Đặc biệt, tại trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe thành phố Hồ Chí Minh, thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, tuyên truyền, giáo dục kiến thức, nhằm tạo cho người dân có thay đổi thái độ và hành vi đúng đối với việc phòng ngừa cũng như phương hướng xử lý kịp thời đối với các bệnh mạn tính không lây, trong đó có hướng dẫn nhận biết và tình huống xử trí cấp cứu đột quỵ não cho người thân Tuy nhiên, con số này vẫn còn thấp so với mặt bằng chung, vẫn còn ảnh hưởng tới chất lượng điều trị và tiên lượng khả năng phục hồi cho người bệnh đột quỵ não còn thấp Do đó, công tác truyền thông giáo dục sức khỏe vẫn cần duy trì và phát huy rộng rãi hơn nữa, để người bệnh đột quỵ não được đưa đến trung tâm cấp cứu đột quỵ não kịp thời, làm giảm tỷ lệ vong và di chứng nặng nề về sau

4.1.4 Đặc điểm tiền căn của bệnh nhân

Chúng tôi khảo sát số lần bị đột quỵ của người bệnh đến điều trị tại Viện Theo kết quả bảng 3.7 cho thấy, 87,5% bị đột quỵ não lần đầu, 10% bị đột quỵ não lần 2 và 2,5% đột quỵ não lần 3 Theo ghi nhận, hầu hết các bệnh nhân bị đột quỵ từ lần 2 trở đi đều có diễn tiến nặng, trong đó điểm Barthel lúc nhập viện dưới 20 điểm và cải thiện phân độ Barthel sau điều trị chậm so với các trường hợp khác Theo tác giả Trần Thị Hương Lan (2017), nghiên cứu 70 bệnh nhân đột quỵ não tại Viện Y dược học dân tộc TP Hồ Chí Minh cũng có hơn 90% trường hợp đột quỵ não lần đầu [21] Cũng theo nhóm tác giả Lê Ngọc Tú, Nguyễn Anh Tài (2010), nghiên cứu các yếu tố nguy cơ gây tử vong trên bệnh nhân đột quỵ não cấp trong 14 ngày đầu, kết luận số lần đột quỵ não càng nhiều thì tần suất tử vong trên người bệnh đột quỵ não trong 14 ngày đầu càng cao [33] Như vậy, số lần đột quỵ càng cao thì tiên lượng người bệnh càng dè dặt

Về bệnh lý kèm theo và tiền căn bệnh lý trước đó của người bệnh trong nghiên cứu, bảng 3.8 cho thấy tỷ lệ tiền căn có tăng huyết áp chiếm khá cao 90%, kế đến là nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa lipid 55%, và nhóm bệnh mạch vành 40%, đái tháo đường 30% Về thói quen sinh hoạt ảnh hưởng đến bệnh lý, có 40% bệnh nhân hút thuốc lá và 10 % bệnh nhân sử dụng nhiều bia rượu Kết quả này có khác biệt với Trần Thị Hương Lan (2017), bệnh nhân có tăng huyết áp 83,8%, đái tháo đường 21,6%, rối loạn lipid 18,9%, và chỉ ghi nhận 1 trường hợp hút thuốc lá [21] Theo kết quả nghiên cứu, các yếu tố tiên lượng nguy cơ gây đột quỵ trong 10 năm tại Thái Lan của Suchat Hanchaiphiboolkul và cộng sự 2014, bên cạnh bệnh mạn tính, trình độ giáo dục thấp, nghiện rượu, hút thuốc lá là những nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ trong vòng 10 năm [55] Theo tác giả Viceva M.Bhat và cộng sự nghiên cứu mối tương quan giữa hút thuốc lá và đột quỵ ở phụ nữ cho thấy nguy cơ đột quỵ tăng 2,6 lần ở những người hút thuốc, và nguy cơ này tăng theo số lượng thuốc hút mỗi ngày (OR = 2,2 đối với người hút dưới 10 điếu/ngày, OR = 2,5 đối với người hút từ 11 đến 20 điếu/ngày, OR = 4,3 đối với người hút từ 21 đến 39 điếu/ngày, và lên tới 9,1 đối với người hút trên 40 điếu) [60] Đối với người dùng trên 60g/ngày thức uống có cồn thì tăng nguy cơ đột quỵ não chung 164 lần, trong đó nguy cơ nhồi máu não 1,69 lần, nguy cơ xuất huyết não 2,18 lần với độ tin cậy 95%, có ý nghĩa thống kê p < 0,05 [62] Tóm lại, Tăng huyết áp và hút thuốc lá là yếu tố có liên quan rõ rệt đối với tần suất đột quỵ não Do đó, chúng ta cần kiểm soát chặt chẽ các yếu tố nguy cơ trên để phòng ngừa tái phát đột quỵ não cho người bệnh về sau

4.1.5 Đặc điểm triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân

Về phân bố BMI của bệnh nhân, kết quả bảng 3.9 cho thấy, bình thường chiếm 67,5%, thiếu cân chiếm 15%, thừa cân chiếm 17,5% Tỷ lệ này có khác biệt kết quả Trần Thị Hương Lan (2017), BMI bình thường chiếm khoảng 62,2%, thiếu cân chỉ 2,7%, nhóm thừa cân béo phì chiếm tới 35,1% Chúng ta cần nhận thức rằng dinh dưỡng cũng là một yếu tố quan trọng, góp phần đến cải thiện chất lượng cuộc sống và tăng hiệu quả điều trị phục hồi của người bệnh đột quỵ não Việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng trong quá trình điều trị là một việc làm cần thiết Sau khi đột quỵ não, một trong các di chứng thường gặp là nuốt khó, và vận động lưỡi, do đó sẽ ảnh hưởng mật thiết đến khả năng ăn uống Cơ thể của người bệnh có nguy cơ cao thiếu chất dinh dưỡng Do đó, chú ý không để người bệnh bị giảm cân sau cơn đột quỵ vì chúng sẽ làm chậm quá trình hồi phục Người bệnh nên dùng dạng thức ăn mềm, dễ tiêu, như cháo, súp, sữa, nước hoa quả tươi Tránh các thức ăn to, cứng, nóng dẫn đến khó nuốt hoặc dễ sặc

Về tình trạng liệt nửa người của bệnh nhân lúc nhập viện, bảng 3.9 cho thấy đối với sức cơ chi trên, bậc 0/5 chiếm tỉ lệ cao nhất (37,5%), kế đến là bậc 3/5 (22,5%), bậc 2/5 với 20%, bậc 1/5 với 15% và không có bệnh nhân nào đạt sức cơ 5/5 Đối với sức cơ chi dưới, bậc 3/5 chiếm tỉ lệ cao nhất, kế đến là bậc 0/5 với 30%, bậc 1/5 và 2/5 cùng 17,5% và không có bệnh nhân nào đạt sức cơ 5/5 Như vậy, đối với nghiên cứu này, bệnh nhật liệt chi trên mức độ nặng hơn so với chi dưới Về đánh giá chức năng sinh hoạt hàng ngày theo thang điểm Barthel lúc nhập viện, bảng 3.10 cho thấy lúc nhập viện tỉ lệ bệnh nhân có điểm Barthel độ 4 (kém) chiếm tỉ lệ cao nhất (62,5%), kế đến độ 3 (trung bình) (32,5%), thấp nhất là độ 2 (khá) (5%) và không có bệnh nhân nào ở độ 1 (tốt) Lúc nhập viện, sau khi qua giai đoạn cấp, phần lớn bệnh nhân đến viện ở mức độ 4 (kém), trong đó phần lớn bệnh nhân chỉ có thể kiểm soát được đại tiện, tiểu tiện một phần hay hoàn toàn, còn các chức năng liên quan sinh hoạt như cá nhân như ăn uống, di chuyển, vệ sinh, hầu hết đều đạt 0 điểm ở giai đoạn bán cấp Ngoài ra để đánh giá khách quan hơn về chức năng vận động của riêng chi trên và chi dưới, nhóm nghiên cứu cho bệnh nhân thực hiện Test đi bộ 10 m có dụng cụ hỗ trợ, và Test khéo tay đánh giá số vòng bệnh nhân bỏ vào được trong 1 phút Kết quả bảng 3.12, cho thấy có tới 70% bệnh nhân không đi được, với những bệnh nhân đi được bằng dụng cụ hỗ trợ thì mất tới 119,17± 6,38 giây để đi được 10 m (bảng 3.13); bảng 3.14 cho thấy tới 72,5% bệnh nhân lúc mới nhập viện hoàn toàn không thực hiện được Test khéo tay

Về thể bệnh Y học cổ truyền, bảng 3.15 cho thấy, lúc nhập viện tỉ lệ bệnh nhân có khí hư huyết trệ chiếm tỉ lệ cao nhất 42,5%, kế đến là thể can thận âm hư chiếm 35%, thể đàm thấp là 12,5% và thể thận âm dương lưỡng hư chiếm tỉ lệ thấp nhất 10% Kết quả này phù hợp với triệu chứng của bệnh nhân đột quỵ não trong giai đoạn bán cấp, phần lớn biều hiện khí hư huyết trệ với các triệu chứng lâm sàng như: Triệu chứng liệt nửa người hoàn toàn hoặc yếu, miệng méo, nói khó hoặc không nói được, thể chất khí hư, sắc mặt tái nhợt, hơi ngắn, dễ mệt, ra nhiều mồ hôi, có thể rối loạn kiểm soát đại tiện, tiểu tiện, chất lưỡi nhợt, rìa lưỡi có dấu răng, trên mặt hoặc dưới lưỡi có điểm hoặc nốt ứ huyết, rêu trắng mỏng hoặc trắng nhớt, mạch tế hoãn hoặc tế sáp Bên cạnh đó, thể bệnh can thận âm hư cũng chiếm tỉ lệ cao khoảng 35%, với triệu chứng chủ yếu như da khô nóng, thường hay hoa mắt váng đầu, tim hồi hộp, mất ngủ, bứt rứt, lưng đau gối mỏi, tiêu bón, bàn chân tay tê dại, thân lưỡi thon, rìa lưỡi đỏ, rêu dày nhớt, liệt nửa người, mồm méo, tiếng nói không rõ, mạch huyền tế sác hoặc huyền hoạt 2 thể bệnh còn lại là đàm thấp tương ứng với những bệnh nhân có thể trạng béo bệu, và thận âm dương lưỡng hư tương ứng với những bệnh nhân suy kiệt nhiều chiếm tỉ lệ ít trong nghiên cứu Mặt khác, chúng ta thấy điều này cũng phù hợp với cơ chế bệnh sinh gây chứng bán thân bất toại hoặc trúng phong theo y học cổ truyền.Người lớn tuổi thường nguyên khí suy giảm, huyết hành là nhờ có lực của khí cho nên khí hư dẫn tới huyết dễ ứ trệ Huyết ứ gây tắc mạch Mặt khác, do can thận âm hư, can dương thịnh sẽ sinh đàm sinh phong, can phong động gây co mạch, thuận lợi cho huyết khối làm tắc nghẽn khiến huyết mạch không lưu thông Hoặc người bệnh vốn béo mập đàm thịnh dẫn đến ứ kết cũng làm mạch lạc không thông Bệnh cơ chính là do khí hư, huyết khối hình thành làm tắc nghẽn mạch, huyết mạch không thông sinh bệnh

4.1.6 Kết quả xét nghiệm sinh hóa lúc nhập viện

Về kết quả xét nghiệm sinh hóa lúc nhập viện, bảng 3.16 cho thấy, có 18 bệnh nhân (48%) rối loạn chuyển hóa lipid máu, có 8 bệnh nhân (20%) đái tháo đường týp 2 được ghi nhận chỉ số Glucose huyết đói cao hơn mức bình thường lúc nhập viện, có 4 bệnh nhân (10%) có tăng men gan trên giới hạn bình thường, và có

Ngày đăng: 17/08/2024, 11:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ môn Thần kinh Trường Đại học Y dược TPHCM (2005), "Tai biến mạch máu não", Thần kinh học, Nhà xuất bản Y học TPHCM, tr 232-250 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tai biến mạch máu não
Tác giả: Bộ môn Thần kinh Trường Đại học Y dược TPHCM
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học TPHCM
Năm: 2005
2. Bộ môn thần kinh trường đại học Y dược TPHCM (2006), "Kỹ thuật khám lâm sàng thần kinh", Sổ tay lâm sàng thần kinh, Nhà xuất bản TPHCM, tr 42-87 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật khám lâm sàng thần kinh
Tác giả: Bộ môn thần kinh trường đại học Y dược TPHCM
Nhà XB: Nhà xuất bản TPHCM
Năm: 2006
3. Bộ môn Y học cổ truyền Học Viện Quân Y (2006), "Trúng phong", Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, tr 271-288 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trúng phong
Tác giả: Bộ môn Y học cổ truyền Học Viện Quân Y
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2006
4. Bộ môn bệnh học khoa Y học cổ truyền (2007), "Tai biến mạch máu não", Bệnh học và điều trị nội khoa (kết hợp Đông-Tây y), Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr 399- 413 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tai biến mạch máu não
Tác giả: Bộ môn bệnh học khoa Y học cổ truyền
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học Hà Nội
Năm: 2007
5. Bộ Y tế (2009), "Điện châm điều trị liệt nửa người do TBMMN", Quy trình kỹ thuật Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điện châm điều trị liệt nửa người do TBMMN
Tác giả: Bộ Y tế
Nhà XB: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm: 2009
6. Bộ môn Y học cổ truyền Học Viện Quân Y (2012), "Đột quỵ não", NXB Quân đội nhân dân, tr 274 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đột quỵ não
Tác giả: Bộ môn Y học cổ truyền Học Viện Quân Y
Nhà XB: NXB Quân đội nhân dân
Năm: 2012
7. Vương Thị Kim Chi, Huỳnh Văn Minh, Phạm Văn Trịnh, Lê Đức Hinh, Lê Thị Hiền (2013), So sánh hiệu quả điều trị nhồi máu não bằng phương pháp xoa bóp- vận động hỗ trợ điện châm với xoa bóp-vận động đơn thuần, Đề tài nghiên cứu khoa học, BV Quân Y 108 Sách, tạp chí
Tiêu đề: So sánh hiệu quả điều trị nhồi máu não bằng phương pháp xoa bóp-vận động hỗ trợ điện châm với xoa bóp-vận động đơn thuần
Tác giả: Vương Thị Kim Chi, Huỳnh Văn Minh, Phạm Văn Trịnh, Lê Đức Hinh, Lê Thị Hiền
Năm: 2013
8. Dương Đình Chỉnh, Nguyễn Văn Chương, Đoàn Huy Hậu, Phạm Ngọc Hùng (2012), "Một số đặc điểm dịch tễ học tai biến mạch máu não tại Nghệ An", Tạp chí Y học thực hành, số 760, tr 113-116 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm dịch tễ học tai biến mạch máu não tại Nghệ An
Tác giả: Dương Đình Chỉnh, Nguyễn Văn Chương, Đoàn Huy Hậu, Phạm Ngọc Hùng
Năm: 2012
9. Lê Chuyển, Nguyễn Hải Thủy, Hoàng Khánh, Lê Văn An, Nguyễn Ngọc Minh, Trương Thị Diệu Thuần (2006), Tình hình tai biến mạch máu não tại khoa nội bệnh viện trường đại học y dược Huế, Đề tài nghiên cứu khoa học, Đại học Y dược Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình tai biến mạch máu não tại khoa nội bệnh viện trường đại học y dược Huế
Tác giả: Lê Chuyển, Nguyễn Hải Thủy, Hoàng Khánh, Lê Văn An, Nguyễn Ngọc Minh, Trương Thị Diệu Thuần
Năm: 2006
10. Đỗ Hữu Định (2011), "Tạng can", Chữa bệnh phòng bệnh Tâm Can Tỳ Phế Thận, Nhà xuất bản Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạng can
Tác giả: Đỗ Hữu Định
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2011
11. Phạm Đỗ Ngô Đồng (2012), Hiệu quả phục hồi vận động sau đột quỵ của phương pháp châm cứu cải tiến phối hợp với sự hợp tác của người bệnh, Luận văn Thạc sĩ Y học, ĐH Y dược TP.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả phục hồi vận động sau đột quỵ của phương pháp châm cứu cải tiến phối hợp với sự hợp tác của người bệnh
Tác giả: Phạm Đỗ Ngô Đồng
Năm: 2012
12. Tiêu Thụ Đức (2001), "Hoàng kỳ", "Địa long", "Hồng Hoa", "Đào nhân", "Xích thược", "Xuyên khung", "Đương quy", 10 điều tâm đắc khi dùng Đông dược, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr 94-96, 271-273, 285- 288, 300, 335-336 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng kỳ, Địa long, Hồng Hoa, Đào nhân, Xích thược, Xuyên khung, Đương quy
Tác giả: Tiêu Thụ Đức
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học Hà Nội
Năm: 2001
13. Ngô Thị Thùy Dung, Nguyễn Thanh Nguyên, Nguyễn Thị Kim Liên, Phạm Lan Trân (2012), "Chi phí điều trị bệnh nhân đột quỵ tại khoa bệnh lý mạch máu não bệnh viện nhân dân 115 TPHCM", Phụ bản số 1, Hội nghị Khoa học kỹ thuật trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch Tập 16, tr 135-140 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chi phí điều trị bệnh nhân đột quỵ tại khoa bệnh lý mạch máu não bệnh viện nhân dân 115 TPHCM
Tác giả: Ngô Thị Thùy Dung, Nguyễn Thanh Nguyên, Nguyễn Thị Kim Liên, Phạm Lan Trân
Năm: 2012
14. Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Thi Hùng (2010), "Khảo sát sự khác biệt về giới, yếu tố nguy cơ, bệnh lý kèm, nguyên nhân và hậu quả lâm sàng đột quỵ thiếu máu não cấp theo tuổi", Phụ bản số 1, Tạp chí Nghiên cứu y học, tập 14, tr 373-381 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát sự khác biệt về giới, yếu tố nguy cơ, bệnh lý kèm, nguyên nhân và hậu quả lâm sàng đột quỵ thiếu máu não cấp theo tuổi
Tác giả: Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Thi Hùng
Năm: 2010
15. Dương Trọng Hiếu, Dương Trọng Nghĩa, Nguyễn Thị Thu Hà (2009), "Di chứng bại liệt", Tra cứu châm cứu, Nhà xuất bản Y học, tr 383-384 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di chứng bại liệt
Tác giả: Dương Trọng Hiếu, Dương Trọng Nghĩa, Nguyễn Thị Thu Hà
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2009
16. Đinh Hữu Hùng (2014), Nguy cơ tái phát sau đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp theo phân tầng một số yếu tố liên quan, Luận án tiến sĩ Y học, ĐH Y dược TP.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguy cơ tái phát sau đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp theo phân tầng một số yếu tố liên quan
Tác giả: Đinh Hữu Hùng
Năm: 2014
17. Phạm Vũ Khánh, Tống Thị Tam Giang (2009), "Tai biến mạch máu não", Lão khoa Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tai biến mạch máu não
Tác giả: Phạm Vũ Khánh, Tống Thị Tam Giang
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Năm: 2009
18. Hoàng Khánh (2013), "Tai biến mạch máu não- tủy", Giáo trình sau đại học thần kinh học, Nhà xuất bản Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tai biến mạch máu não- tủy
Tác giả: Hoàng Khánh
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2013
19. Khoa YHCT (2017), "Mãng châm", Giáo trình đào tạo sau đại học, Đại học Y dược Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mãng châm
Tác giả: Khoa YHCT
Năm: 2017
20. Nguyễn Nhược Kim (2009), "Bổ dương hoàn ngũ thang", Phương tễ học, Nhà xuất bản y học, tr 140 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bổ dương hoàn ngũ thang
Tác giả: Nguyễn Nhược Kim
Nhà XB: Nhà xuất bản y học
Năm: 2009

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Hệ thống động mạch não - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Của Phương Pháp Điện Châm Xuyên Huyệt Kết Hợp Bài Thuốc Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang Trên Bệnh Nhân Đột Quỵ Não Giai Đoạn Bán Cấp (Full Text).Pdf
Hình 1.1 Hệ thống động mạch não (Trang 12)
Bảng 1.1. Đánh giá sức cơ của bệnh nhân [6] - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Của Phương Pháp Điện Châm Xuyên Huyệt Kết Hợp Bài Thuốc Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang Trên Bệnh Nhân Đột Quỵ Não Giai Đoạn Bán Cấp (Full Text).Pdf
Bảng 1.1. Đánh giá sức cơ của bệnh nhân [6] (Trang 16)
Bảng 1.2: Thứ tự phục hồi vận động theo thời gian - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Của Phương Pháp Điện Châm Xuyên Huyệt Kết Hợp Bài Thuốc Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang Trên Bệnh Nhân Đột Quỵ Não Giai Đoạn Bán Cấp (Full Text).Pdf
Bảng 1.2 Thứ tự phục hồi vận động theo thời gian (Trang 19)
Hình 2.1: Kim châm cứu Việt - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Của Phương Pháp Điện Châm Xuyên Huyệt Kết Hợp Bài Thuốc Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang Trên Bệnh Nhân Đột Quỵ Não Giai Đoạn Bán Cấp (Full Text).Pdf
Hình 2.1 Kim châm cứu Việt (Trang 38)
Hình 2.2: Máy điện châm Unicare số hiệu HN-KWD-808I - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Của Phương Pháp Điện Châm Xuyên Huyệt Kết Hợp Bài Thuốc Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang Trên Bệnh Nhân Đột Quỵ Não Giai Đoạn Bán Cấp (Full Text).Pdf
Hình 2.2 Máy điện châm Unicare số hiệu HN-KWD-808I (Trang 38)
2.2.6.1. Bảng đánh giá sự phục hồi vận động theo thang điểm Barthel - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Của Phương Pháp Điện Châm Xuyên Huyệt Kết Hợp Bài Thuốc Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang Trên Bệnh Nhân Đột Quỵ Não Giai Đoạn Bán Cấp (Full Text).Pdf
2.2.6.1. Bảng đánh giá sự phục hồi vận động theo thang điểm Barthel (Trang 42)
2.2.6.2. Bảng đánh giá sự phục hồi vận động  theo súc cơ - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Của Phương Pháp Điện Châm Xuyên Huyệt Kết Hợp Bài Thuốc Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang Trên Bệnh Nhân Đột Quỵ Não Giai Đoạn Bán Cấp (Full Text).Pdf
2.2.6.2. Bảng đánh giá sự phục hồi vận động theo súc cơ (Trang 45)
Bảng 2.5. Test khéo tay - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Của Phương Pháp Điện Châm Xuyên Huyệt Kết Hợp Bài Thuốc Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang Trên Bệnh Nhân Đột Quỵ Não Giai Đoạn Bán Cấp (Full Text).Pdf
Bảng 2.5. Test khéo tay (Trang 46)
Hình 2.3: Sơ đồ nghiên cứu - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Của Phương Pháp Điện Châm Xuyên Huyệt Kết Hợp Bài Thuốc Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang Trên Bệnh Nhân Đột Quỵ Não Giai Đoạn Bán Cấp (Full Text).Pdf
Hình 2.3 Sơ đồ nghiên cứu (Trang 48)
Bảng 3.4. Đặc điểm tri giác bệnh nhân lúc đột quỵ - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Của Phương Pháp Điện Châm Xuyên Huyệt Kết Hợp Bài Thuốc Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang Trên Bệnh Nhân Đột Quỵ Não Giai Đoạn Bán Cấp (Full Text).Pdf
Bảng 3.4. Đặc điểm tri giác bệnh nhân lúc đột quỵ (Trang 50)
Bảng 3.7. Số lần bị đột quỵ não - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Của Phương Pháp Điện Châm Xuyên Huyệt Kết Hợp Bài Thuốc Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang Trên Bệnh Nhân Đột Quỵ Não Giai Đoạn Bán Cấp (Full Text).Pdf
Bảng 3.7. Số lần bị đột quỵ não (Trang 51)
Bảng 3.8. Đặc điểm tiền căn bệnh lý - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Của Phương Pháp Điện Châm Xuyên Huyệt Kết Hợp Bài Thuốc Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang Trên Bệnh Nhân Đột Quỵ Não Giai Đoạn Bán Cấp (Full Text).Pdf
Bảng 3.8. Đặc điểm tiền căn bệnh lý (Trang 52)
Bảng 3.9. Bảng phân chia bệnh nhân theo BMI - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Của Phương Pháp Điện Châm Xuyên Huyệt Kết Hợp Bài Thuốc Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang Trên Bệnh Nhân Đột Quỵ Não Giai Đoạn Bán Cấp (Full Text).Pdf
Bảng 3.9. Bảng phân chia bệnh nhân theo BMI (Trang 53)
Bảng 3.10. Bảng phân chia bệnh nhân theo sức cơ lúc nhập viện - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Của Phương Pháp Điện Châm Xuyên Huyệt Kết Hợp Bài Thuốc Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang Trên Bệnh Nhân Đột Quỵ Não Giai Đoạn Bán Cấp (Full Text).Pdf
Bảng 3.10. Bảng phân chia bệnh nhân theo sức cơ lúc nhập viện (Trang 53)
Bảng 3.13. Bảng Test đo thời gian đi được 10 m lúc nhập viện - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Của Phương Pháp Điện Châm Xuyên Huyệt Kết Hợp Bài Thuốc Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang Trên Bệnh Nhân Đột Quỵ Não Giai Đoạn Bán Cấp (Full Text).Pdf
Bảng 3.13. Bảng Test đo thời gian đi được 10 m lúc nhập viện (Trang 54)
Bảng 3.17. Kết quả sau khi điều trị theo thang điểm Barthel - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Của Phương Pháp Điện Châm Xuyên Huyệt Kết Hợp Bài Thuốc Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang Trên Bệnh Nhân Đột Quỵ Não Giai Đoạn Bán Cấp (Full Text).Pdf
Bảng 3.17. Kết quả sau khi điều trị theo thang điểm Barthel (Trang 56)
Bảng 3.18. Kết quả sau khi điều trị theo phân độ Barthel - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Của Phương Pháp Điện Châm Xuyên Huyệt Kết Hợp Bài Thuốc Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang Trên Bệnh Nhân Đột Quỵ Não Giai Đoạn Bán Cấp (Full Text).Pdf
Bảng 3.18. Kết quả sau khi điều trị theo phân độ Barthel (Trang 57)
Bảng 3.19. Số ca cải thiện sau khi điều trị theo thang điểm và phân độ Barthel - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Của Phương Pháp Điện Châm Xuyên Huyệt Kết Hợp Bài Thuốc Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang Trên Bệnh Nhân Đột Quỵ Não Giai Đoạn Bán Cấp (Full Text).Pdf
Bảng 3.19. Số ca cải thiện sau khi điều trị theo thang điểm và phân độ Barthel (Trang 57)
Bảng 3.20. Kết quả phục hồi vận động chi dưới dựa trên sức cơ chi dưới - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Của Phương Pháp Điện Châm Xuyên Huyệt Kết Hợp Bài Thuốc Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang Trên Bệnh Nhân Đột Quỵ Não Giai Đoạn Bán Cấp (Full Text).Pdf
Bảng 3.20. Kết quả phục hồi vận động chi dưới dựa trên sức cơ chi dưới (Trang 58)
Bảng 3.22. Số bệnh nhân đi được trước và sau điều trị - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Của Phương Pháp Điện Châm Xuyên Huyệt Kết Hợp Bài Thuốc Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang Trên Bệnh Nhân Đột Quỵ Não Giai Đoạn Bán Cấp (Full Text).Pdf
Bảng 3.22. Số bệnh nhân đi được trước và sau điều trị (Trang 59)
Bảng 3.27. Số vòng trung bình bỏ được trước và sau điều trị - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Của Phương Pháp Điện Châm Xuyên Huyệt Kết Hợp Bài Thuốc Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang Trên Bệnh Nhân Đột Quỵ Não Giai Đoạn Bán Cấp (Full Text).Pdf
Bảng 3.27. Số vòng trung bình bỏ được trước và sau điều trị (Trang 61)
Bảng 3.25. So sánh kết quả phục hồi sức cơ chi trên - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Của Phương Pháp Điện Châm Xuyên Huyệt Kết Hợp Bài Thuốc Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang Trên Bệnh Nhân Đột Quỵ Não Giai Đoạn Bán Cấp (Full Text).Pdf
Bảng 3.25. So sánh kết quả phục hồi sức cơ chi trên (Trang 61)
Bảng 3.26. Số bệnh nhân làm được test khéo tay trước và sau điều trị - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Của Phương Pháp Điện Châm Xuyên Huyệt Kết Hợp Bài Thuốc Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang Trên Bệnh Nhân Đột Quỵ Não Giai Đoạn Bán Cấp (Full Text).Pdf
Bảng 3.26. Số bệnh nhân làm được test khéo tay trước và sau điều trị (Trang 61)
Bảng 3.28. Mối liên quan giữa hiệu quả điều trị theo thang điểm Barthel và thể - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Của Phương Pháp Điện Châm Xuyên Huyệt Kết Hợp Bài Thuốc Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang Trên Bệnh Nhân Đột Quỵ Não Giai Đoạn Bán Cấp (Full Text).Pdf
Bảng 3.28. Mối liên quan giữa hiệu quả điều trị theo thang điểm Barthel và thể (Trang 62)
Bảng 3.29. Mối liên quan giữa hiệu quả điều trị theo thang điểm Barthel và thể - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Của Phương Pháp Điện Châm Xuyên Huyệt Kết Hợp Bài Thuốc Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang Trên Bệnh Nhân Đột Quỵ Não Giai Đoạn Bán Cấp (Full Text).Pdf
Bảng 3.29. Mối liên quan giữa hiệu quả điều trị theo thang điểm Barthel và thể (Trang 63)
Bảng 3.31. Mối liên quan giữa hiệu quả điều trị theo thang điểm Barthel và thời - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Của Phương Pháp Điện Châm Xuyên Huyệt Kết Hợp Bài Thuốc Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang Trên Bệnh Nhân Đột Quỵ Não Giai Đoạn Bán Cấp (Full Text).Pdf
Bảng 3.31. Mối liên quan giữa hiệu quả điều trị theo thang điểm Barthel và thời (Trang 65)
Bảng 3.32. Mối liên quan giữa hiệu quả điều trị theo thang điểm Barthel và triệu - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Của Phương Pháp Điện Châm Xuyên Huyệt Kết Hợp Bài Thuốc Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang Trên Bệnh Nhân Đột Quỵ Não Giai Đoạn Bán Cấp (Full Text).Pdf
Bảng 3.32. Mối liên quan giữa hiệu quả điều trị theo thang điểm Barthel và triệu (Trang 66)
Bảng 3.35. Tác dụng không mong muốn của bài “Bổ dương hoàn ngũ thang” - Đánh Giá Hiệu Quả Điều Trị Của Phương Pháp Điện Châm Xuyên Huyệt Kết Hợp Bài Thuốc Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang Trên Bệnh Nhân Đột Quỵ Não Giai Đoạn Bán Cấp (Full Text).Pdf
Bảng 3.35. Tác dụng không mong muốn của bài “Bổ dương hoàn ngũ thang” (Trang 68)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w