Lời mở đầuĐể tăng hứng thú cho việc học tập cũng như phục vụ cho nghiên cứu chuyên ngànhLịch sử, vào tháng 12 vừa qua lớp chúng em đã có năm buổi tham quan các di tích ở Huế,Đà Nẵng, Hội
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM
BÀI THU HOẠCH THỰC TẾ CHUYÊN MÔN
văn hóa, lịch sử nhà Nguyễn và chế độ thực dân thông qua các di tích ở Huế, Đà Nẵng, Hội An, Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Trị,
HÀ NỘI - 2022
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM
BÀI THU HOẠCH THỰC TẾ CHUYÊN MÔN
văn hóa, lịch sử nhà Nguyễn và chế độ thực dân thông qua các di tích ở Huế, Đà Nẵng, Hội An, Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Trị,
HÀ NỘI - 2022
Trang 3MỤC LỤC
A Lời mở đầu 4
B Nội dung 5
I Sơ lược về nhà Nguyễn và chế độ thực dân 5
1 Nhà Nguyễn 5
2 Chế độ thực dân 6
II Những nét nổi bật về kinh tế, văn hóa, lịch sử Nhà Nguyễn và Chế độ thực dân 6
1 Nhà Nguyễn 6
1.1 Kinh tế 6
1.2 Văn hóa 8
1.3 Các nét nổi bật về lịch sử 14
2 Chế độ thực dân 16
2.1 Kinh tế 16
2.2 Văn hóa 20
2.3 Các nét nổi bật về lịch sử 21
D KẾT LUẬN 22
Trang 5Văn hóa đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực
Nhà Nguyễn đã có nhiều cố gắng khi đưa ra các chính sách phát triển kinh tế, ổn định tình hình đất nước, song hiệu quả chưa cao
Trang 62 Chế độ thực dân
Chủ nghĩa thực dân là chính sách tạo dựng và duy trì hình thức thuộc địa của mộtngười dân ở lãnh thổ này lên một lãnh thổ khác Mẫu quốc là nước tuyên bố chủquyền đối với những thuộc địa này và bổ nhiệm toàn quyền cai trị tương tự Thái thú củachế độ phong kiến Cấu trúc xã hội, chính quyền và kinh tế của lãnh thổ bị quốc gia thựcdân áp đặt thay đổi Thuộc địa là một bộ phận của đế chế do đó chủ nghĩa thực dân có liên
hệ gần gũi với chủ nghĩa đế quốc
Những lý do để thực hiện chính sách thực dân trong thời kỳ này bao gồm: Thu lợi về kinh tế
Mở rộng uy quyền của mẫu quốc
Trốn thoát sự ngược đãi tại mẫu quốc
Cải đạo cho người dân bản xứ sang tín ngưỡng của những người thực dân Pháp đã áp dụng chính sách này khi sau khi bình định Việt Nam về mặt quân sự
II Những nét nổi bật về kinh tế, văn hóa, lịch sử Nhà Nguyễn
Nhà nước bỏ tiền để huy động nhân dân sửa, đắp đê điều
Trang 7Kinh tế tiểu nông cá thể trong nhân dân vẫn duy trì như cũ.
Việc trồng thêm các cây lương thực khác cùng diện tích trồng rau, đậu, hoa quảđược mở rộng góp phần làm giảm đi cảnh đói nghèo
Nhà Nguyễn đã có những biện pháp phát triển nông nghiệp, song đó chỉ là những biện
pháp truyền thống, lúc này không có hiệu quả cao Nông nghiệp Việt Nam vẫn là một nềnnông nghiệp phong kiến, rất lạc hậu
b) Thủ công nghiệp
Thủ công nghiệp nhà nước
Tổ chức quy mô lớn, các quan xưởng được xây dựng, sản xuất tiền, vũ khí, đóngthuyền, làm đồ trang sức, làm gạch ngói (nghề cũ)
Thợ quan xưởng đã đóng tàu thủy - được tiếp cận với kỹ thuật chạy bằng máy hơinước
Thủ công nghiệp trong nhân dân:
Nghề thủ công truyền thống được duy trì nhưng không phát triển như trước Xuất hiện một nghề mới: in tranh dân gian
Ngành khai mỏ được mở rộng, cả nước có hàng trăm mỏ được khai thác gồm các
mỏ vàng, bạc, đồng,…
Các nghề thủ công ở nông thôn và thành thị vẫn không ngừng phát triển Nhiềulàng thủ công nổi tiếng như: Bát Tràng, Ngũ Xã, Vạn Phúc (Hà Nội), Bảo An (QuảngNam),…
Trang 8 Các đô thị ngày càng tàn lụi dần.
Thủ công nghiệp không có điều kiện tiếp cận kỹ thuật của các nước tiên tiến, vì vậy sovới nền công nghiệp phương Tây, thủ công nghiệp nước ta lạc hậu hơn nhiều
1.2 Văn hóa
a) Khái quát
Gia Long và con trai Minh Mạng (1820-1841) đã cố gắng xây dựng Việt Namtheo khái niệm kiểu Nho giáo
Từ thập niên 1830, giới trí thức Việt Nam, đại diện tiêu biểu là Nguyễn Trường
Tộ đã đặt ra yêu cầu học hỏi phương Tây để phát triển công nghiệp - thương mại, nhưng
họ chỉ là thiểu số Đáp lại, vua Minh Mạng và những người kế tục Thiệu Trị (1841-1847)
và Tự Đức (1847-1883) chọn chính sách đã lỗi thời là coi trọng phát triển nông nghiệp (dĩnông vi bản) và ngăn cản Thiên chúa giáo, tôn giáo từ phương Tây
b) Tư tưởng
Nho Giáo
Trang 9Cũng giống như triều Lê, các vua Nguyễn lấy Nho giáo làm khuôn vàng thướcngọc cho việc cai trị và giáo dục Tư tưởng chính thống được hàm chứa trong Ngũ kinh:Dịch, Lễ, Thi, Thư, Xuân Thu và sau đó là Tứ thư: Luận ngữ, Mạnh Tử, Đại học và Trungdung
Trong đó đề cao những nguyên tắc của Nho giáo như tam cương ngũ thường cùngkhuyên dân chúng sống tiết kiệm, giữ gìn phong tục, làm điều lành Huấn dụ này đượcchuyển đến các làng xã địa phương để từ đấy truyền bá trong dân chúng
Thiên chúa Giáo
Đạo Thiên Chúa dưới thời Nguyễn bị hạn chế nặng nề Vua Gia Long không đàn
áp tôn giáo này, nhưng các vua sau thì cấm đạp cương quyết Thừa sai và tín độ bị giếtkhông ít Hải quân Pháp lấy cớ ấy, thị uy ở cửa biển Đà Nẵng ba lần dưới thời vua ThiệuTrị, nhưng không làm thay đổi được chính sách cấm đ ạo của các vua Nguyễn
c) Văn học
Trang 10Nhà Nguyễn đã để lại một khối lượng khổng lồ về văn học cả của Triều đình lẫncủa dân gian nhất là dưới thời Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức sau khi đã thành lậpQuốc sử quán.
Thời Nguyễn sơ là thời kỳ của các nhà thơ thuộc hai nguồn gốc chính là quan củavua Gia Long và các cựu thần nhà Hậu Lê bất phục nhà Nguyễn Tiêu biểu cho thời kỳnày là các tác giả: Phạm Quy Thích, Nguyễn Du, Trịnh Hoài Đức và Lê Quang Định Nộidung tiêu biểu cho thời kỳ này là nói về niềm tiếc nhớ Lê triều cũ và một lãnh thổ vănchương Việt Nam mới hình thành ở phương Nam
Thời nhà Nguyễn độc lập là thời của các nhà thơ thuộc đủ mọi xuất thân trong đó
có các vua như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, và các thành viên hoàng tộc như TùngThiện Vương Nguyễn Phúc Miên Thẩm Các nho sĩ thì gồm có Nguyễn Văn Siêu, Cao BáQuát, Hà Tôn Quyền, Trương Quốc Dụng, Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ Hai thể kiểuthơ chủ yếu của thời kỳ này là thơ ngự chế của các vị vua và các thi tập của nho sĩ Thời nhà Nguyễn thuộc Pháp là thời kỳ ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử đươngthời tác động rất lớn vào văn chương, các nhà thơ sáng tác nhiều về cảm tưởng của họ đốivới quá trình Pháp chiếm Việt Nam Tác giả tiêu biểu thời kỳ này gồmNguyễn Tư Giản,Nguyễn Thông, Nguyễn Khuyến, Dương Lâm, Nguyễn Thượng Hiền
Thời kỳ nhà Nguyễn, văn học phát triển trong cả Hán văn, lẫn một cách mạnh mẽ
ở chữ Nôm với nhiều thành tựu lớn, trong đó tác phẩm chữ nôm tiêu biểu nhất là TruyệnKiều và Hoa Tiên Hai thể theo được dùng phổ biết ở thời kỳ này là lục bát và lục bát giáncách, sử dụng một thứ tiếng Việt mới có một trình độ rất cao so với thời bấy giờd) Kiến trúc
Nhà Nguyễn đã đóng góp trong lịch sử Việt Nam một kho tàng kiến trúc đồ sộ, màtiêu biểu là quần thể kinh thành Huế và nhiều công trình quân sự khác
Trang 11Đại Nội Huế
Đại Nội Huế nằm ở bờ Bắc sông Hương với
tổng diện tích hơn 500 ha và 3 vòng thành bảo vệ
Kinh thành do vua Gia Long bắt đầu cho xây dựng
năm 1805 và được Minh Mạng tiếp tục hoàn thành
năm 1832 theo kiến trúc của phương Tây kết hợp kiến
trúc thành quách phương Đông
Là một trong số các di tích thuộc cụm Quần
thể di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản Văn
hoá Thế giới UNESCO từ năm 1993 Toàn cảnh Đại Nội Huế còn lưu giữ nhiều dấu ấnđặc sắc của phong kiến triều đình nhà Nguyễn hàng trăm năm
Khi xây dựng hệ thống thành quách và cung điện, các nhà kiến trúc dưới sự chỉđạo của nhà vua đã bố trí trục chính của công trình theo hướng Tây Bắc- Đông Nam Yếu
tố Ngũ hành quan trọng trong bố cục mặt bằng của kiến trúc cung thành tương ứng vớingũ phương
Kinh thành Huế là cụm di tích bao gồm Hoàng Thành (nơi vua thiết triều và làmviệc) và Tử Cấm Thành (nơi sinh hoạt của vua và hoàng tộc)
Lăng Khải Định
Lăng vua Khải Định nằm ở xã Thủy Bằng,
huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, tọa lạc
trên núi Châu Chữ, cách trung tâm thành phố Huế
khoảng 10km
Lăng Khải Định được khởi công xây dựng từ
4/9/1920, quá trình xây dựng lăng tẩm đẹp bậc nhất
xứ Huế này kéo dài trong 11 năm Tuy lăng vua
Khải Định ở Huế là lăng tẩm có diện tích nhỏ
(nhưng lại tiêu tốn thời gian hoàn thành lâu, và tốn nhiều công sức, tiền bạc nhất Lăng
Lăng Khải Định Đại Nội Huế
Trang 12Khải Định là sự kết hợp tinh tế của kiến trúc, văn hoá Đông và Tây, được thiết kế côngphu, tinh xảo, lộng lẫy
Tổng thể lăng Khải Định là một khối nổi hình chữ nhật, gồm có 127 bậc thang,qua 37 bậc đầu tiên là cổng Tam Quan, tiếp đến là Nghi Môn và sân Bái Đính, trên cao làhai tầng sân, mỗi tầng cách nhau 13 bậc, Cung Thiên Định nằm ở vị trí cao nhất Lăng Tự Đức
Lăng Tự Đức là một quần thể công trình
kiến trúc, tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc
làng Dương Xuân Thượng, nay là thôn Thượng
Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế Lúc
mới xây dựng, Tự Đức đặt tên là Khiêm Cung
Sau khi Tự Đức băng hà, lăng được đổi tên
thành Khiêm Lăng
Lăng Tự Đức có kiến trúc cầu kỳ, phong
cảnh sơn thủy hữu tình và là một trong những
lăng tẩm đẹp nhất của hoàng gia nhà Nguyễn
Lăng gồm hai phần chính: khu vực tẩm điện và lăng mộ Hai phần này được bố trísong song với nhau, tiền án là núi Giáng Khiêm, hậu chẩm là núi Dương Xuân minhđường chính là hồ Lưu Khiêm Qua khỏi Khiêm Cung Môn, mở ra trước mắt là cửa tamquan hai tầng được dựng trên một thế đất cao Chính giữa Khiêm Cung Môn Là điện HòaKhiêm để vua làm việc, nay là nơi thờ cúng bài vị của vua và Hoàng hậu
Sau khu vực tẩm điện là khu lăng mộ Ngay sau Bái Đình với hai hàng tượng quanviên văn võ là Bi Đình với tấm bia bằng đá Thanh Hóa nặng 20 tấn có khắc bài "KhiêmCung Ký" do chính Tự Đức soạn vào năm 1871 Toàn bài văn dài 4.935 chữ, là một bản
tự thuật của nhà vua về cuộc đời, vương nghiệp cũng như những rủi ro, bệnh tật của mình,
kể công và nhận tội của Tự Đức trước lịch sử
Lăng Tự Đức
Trang 13Bảo tàng điêu khắc Chăm
Tọa lạc giữa 54 ngã tư trung tâm thành phố Đà Nẵng
ở số 2, đường 2 tháng 9, quận Hải Châu, Đà Nẵng, đối diện
với Trung tâm truyền hình Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng,
Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng có tổng diện
tích 6.673 m², trong đó phần diện tích trưng bày là 2.000 m²
Đây là bảo tàng do người Pháp xây dựng, chuyên
sưu tập, cất giữ và trưng bày các di vật về nghệ thuật điêu
khắc của vương quốc Chăm Pa tìm thấy ở các tháp, thành
lũy Chăm tại các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ từ Hà Tĩnh
tới Bình Thuận và các tỉnh Tây Nguyên
Thánh địa Mỹ Sơn
Là quần thể di tích đền đài Chăm
Pa thuộc xã Duy Phú, huyện Duy
Xuyên, tỉnh Quảng Nam, nằm trong một
thung lũng có đường kính rộng chừng 2
km, bao quanh là đồi núi trùng điệp
Năm 1999, khu di tích Mỹ Sơn của Việt
Nam được UNESCO công nhận nơi này
là Di sản Văn hóa Thế Giới
Nơi đây là một quần thể với hơn 70 ngôi đền tháp mang nhiều phong cách kiếntrúc điêu khắc tiêu biểu cho từng giai đoạn lịch sử của vương quốc Champa
Ngoài chức năng hành lễ, giúp các vương triều tiếp cận với các Thánh thần, MỹSơn còn là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại Chămpa và là nơi chôn cấtcác vị vua, thầy tu nhiều quyền lực
e) Nhã nhạc cung đình Huế
Thánh địa Mỹ Sơn
Bảo tàng Chăm
Trang 14Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vậtthể của nhân loại năm 2003 Khi triều đại nhà Nguyễn (1802-1945) lên kế vị, tình hìnhtrên được cải thiện Vào nửa đầu thế kỷ XIX, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ổn định
đã tạo điều kiện cho văn hoá nghệ thuật phát triển, đặc biệt dưới triều vua Minh Mạng(1820- 1840), Thiệu Trị (1841-1847) và Tự Đức (1848-1883), lúc này âm nhạc dùngtrong các sự kiện diễn ra tại cung đình được chú trọng đầu tư hơn, nhã nhạc cung đìnhHuế thực sự nở rộ
Âm nhạc cung đình được nhà vua coi trọng và giao cho Bộ Lễ tổ chức nhiều loại
âm nhạc cung đình Bấy giờ triều đình quy định 7 thể loại âm nhạc: Giao nhạc, Miếunhạc, Ngũ tự nhạc, Đại Triều nhạc, Thường triều nhạc, Yến nhạc, Cung trung nhạc Sửdụng trong các loại nhạc này là do các quan trong bộ Lễ biên soạn, có nội dung phù hợpvới từng cuộc lễ của triều đình
1.3 Các nét nổi bật về lịch sử
Năm Nhâm Tuất 1802, Nguyễn Phúc Ánh đánh bại nhà Tây Sơn, lên ngôi Hoàng
đế, tự đặt niên hiệu là Gia Long, lập ra một triều đại mới: Triều đại nhà Nguyễn trong lịch
sử phong kiến Việt Nam
Sau khi lên ngôi, vua Gia Long đóng đô ở Phú Xuân (Huế), giữ nguyên các đơn vịhành chính cũ của hai miền, đặt quan chức giữ trấn Năm Giáp Tý 1804, được sự đồng ýcủa vua nhà Thanh, vua Gia Long đổi tên nước là Việt Nam, đến năm Mậu Tuất 1838,vua Minh Mệnh lại đổi quốc hiệu là Đại Nam
Năm Đinh Mão 1807 mới tổ chức được khoa thi Hương đầu tiên của triều nhàNguyễn, mà cũng chỉ tổ chức được ở những trường thi ở Bắc Hà (số lượng người đỗ đạtrất ít) Từ sau đó, số trường thi Hương trong cả nước rút xuống còn 6 trường, kỳ hạn thikhông cố định
Năm Tân Mùi 1811, vua Gia Long giao cho Tổng trấn Bắc thành là Nguyễn VănThành tổ chức biên soạn bộ luật mới Đến năm Ất Hợi 1815, bộ luật nhà Nguyễn đượcbiên soạn xong và ban hành với cái tên là Hoàng triều luật lệ, hay Luật Gia Long Bộ luật
Trang 15sao chép hầu như nguyên vẹn bộ luật nhà Thanh đương thời, gồm tất cả 398 điều, chiathành 7 chương và 30 điều tạp tụng.
Năm 1883, khi triều nhà Nguyễn phải ký hiệp ước Hác –măng (Harmand) chấpnhận để cho thực dân Pháp đặt quyền thống trị trên toàn bộ lãnh thổ nước ta thì các vịvua nhà Nguyễn sau đó cũng chỉ là bù nhìn
Nhà Nguyễn đã cho xây dựng nhiều thành lũy quân sự, trong đó nổi bật nhất làthành cổ Quảng Trị
Thành cổ Quảng Trị
tọa lạc ở trung tâm thị xã Quảng
Trị, tỉnh Quảng Trị Đây là công
trình thành luỹ quân sự, là trung
tâm tỉnh lỵ Quảng Trị thời thuộc
Pháp và chính quyền miền Nam
Ban đầu thành được đắp bằng đất,
tới năm 1837 vua Minh Mạng cho
xây lại bằng gạch Thành có dạng
hình vuông, chu vi tường thành là hơn 2.000 m, cao hơn 4 m, dưới chân dày hơn 12 m,bao quanh có hệ thống hào, bốn góc thành là 4 pháo đài nhô hẳn ra ngoài
Trong những năm 1809-1945 nhà Nguyễn lấy làm thành lũy quân sự và trụ
sở hành chính Từ năm 1929, Pháp xây dựng thêm nhà lao ở đây và biến nơi đây thànhnơi giam cầm các những người có quan điểm chính trị đối lập
Thành cổ Quảng Trị còn nổi tiếng là nơi diễn ra trận chiến 81 ngày đêmgiữa lực lượng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam với liên minh Quân đội HoaKỳ-Quân lực Việt Nam Cộng hòa có sự yểm trợ tối đa của hỏa lực từ pháo hạng nặng,pháo hạm và B-52 ném bom của quân đội Mỹ Đây là một trận đánh gây thiệt hại nặngcho cả hai bên và là trận đánh khốc liệt nhất toàn bộ cuộc chiến Kết quả, Quân lực ViệtNam Cộng hòa tái chiếm được Thành cổ và một phần thị xã nhưng Quân Giải phóng miền
Thành cổ Quảng Trị
Trang 16Nam Việt Nam giữ được nửa bắc tỉnh Quảng Trị, các vị trí chiến lược ở cực Tây tỉnhQuảng Trị và xung quanh Thành cổ cũng như các vị trí xung yếu trong thị xã.
2 Chế độ thực dân
2.1 Kinh tế
Kinh tế Việt Nam dưới thời Pháp thuộc là một nền kinh tế thuộc địa phát triển rấtnhanh dưới sự bảo hộ của Pháp Việt Nam có tài nguyên thiên nhiên phong phú,nguồn lương thực dồi dào nên Pháp coi Việt Nam là thuộc địa màu mỡ ở châu Á Thời Pháp thuộc đã thúc đẩy mọi ngành kinh tế ở Việt Nam phát triển Người Phápkhai hoang khiến nông nghiệp phát triển vượt bậc đồng thời họ cũng đem đến trình độ vàphương thức sản xuất mới trong công nghiệp và dịch vụ
Các ngành tiểu thủ công nghiệp bản địa đang trên đà suy thoái cũng được Pháp hỗtrợ phát triển
Người Pháp xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh bao trùm toàn bộlãnh thổ Việt Nam gồm đường bộ, đường sắt, cảng biển, sân bay, các đô thị lớn mà đếnngày nay nền kinh tế Việt Nam vẫn đang vẫn hành dựa vào hệ thống này
Đô thị sầm uất nhất lúc bấy giờ đó là Phố cổ Hội An Đây là một đô thị cổ nằm ở
hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng
đồng bằng ven biển tỉnh Quảng
Nam, Việt Nam, cách thành phố
Đà Nẵng khoảng 30 km về phía
Nam
Hội An từng là một thương
cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ
của những thuyền buôn Nhật Bản,
Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ XVII và XVIII Trước thời kỳ này, nơi đâycũng từng có những dấu tích của thương cảng Chăm Pa hay được nhắc đến cùng con
Phố cổ Hội An