1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại ctcp vinafco

35 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại CTCP Vinafco
Tác giả Nhóm 1
Người hướng dẫn Ths. Đào Thu Hà
Trường học Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội
Chuyên ngành Ứng dụng Công nghệ Thông tin trong Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 4,7 MB

Nội dung

Đây cũng chính là yếu tố để các doanh nghiệp nâng cao trảinghiệm dịch vụ từ đó tạo ra sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp về dịch vụ củamình.CTCP Vinafco là một trong những doanh nghiệp

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ VÀ ĐÔ THỊ

BÀI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG CỨNG

THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CTCP

VINAFCO Giáo viên hướng dẫn: Ths Đào Thu Hà

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 1

 HàNội,tháng11năm2023

Trang 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CP

Trang 3

WEB ERP IT

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề bài

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, ứng dụng công nghệ thông tin đãtrở thành một yếu tố quan trọng và không thể thiếu trong hoạt động Logistics vàquản lý chuỗi cung ứng Công nghệ thông tin đã mang lại những lợi ích to lớncho các doanh nghiệp, giúp tăng cường khả năng quản lý, nâng cao hiệu suất vàgiảm thiểu rủi ro Chính nhờ những lợi ích ấy, việc ứng dụng công nghệ thôngtin trong các dịch vụ cung cấp đến khách hàng nói chung và hoạt động logisticsnói riêng càng ngày càng phát triển rộng khắp trên thế giới và tại Việt Nam cũngkhông ngoại lệ Đây cũng chính là yếu tố để các doanh nghiệp nâng cao trảinghiệm dịch vụ từ đó tạo ra sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp về dịch vụ củamình

CTCP Vinafco là một trong những doanh nghiệp vận tải hàng đầu tại ViệtNam với kinh nghiệm 35 năm hình thành và phát triển trong ngành vận tải cũng

đã rất thành công trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt độngLogistics và quản lý chuỗi cung ứng từ những năm 2012 Với sự dày dặn kinhnghiệm của công ty và sự cấp thiết của đề tài, nhóm chúng em đã nghiên cứu về

đề tài “Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Logistics vàquản lý chuỗi cung ứng tại CTCP Vinafco” để đưa ra thực trạng và đề xuất giảipháp cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Logistics và quản

lý chuỗi cung ứng nhằm cải thiện dịch vụ hơn cho doanh nghiệp

2 Mục tiêu nghiên cứu

và quản lý chuỗi cung ứng tại CTCP Vinafco

Đề xuất giải pháp cải thiện ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt độngLogistics và quản lý chuỗi cung ứng của CTCP Vinafco

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 5

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Logistics và quản lýchuỗi cung ứng tại CTCP Vinafco

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian : Đề tài được khảo sát tại CTCP Vinafco

Giới hạn về thời gian: Từ năm thành lập công ty đến nay

4 Bố cục của đề tài nghiên cứu.

Lời mở đầu

Chương 1 Cơ sở lý luận

Chương 2 Thực trạng ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt độngLogistics và quản lý chuỗi cung ứng của CTCP Vinafco

Chương 3 Đề xuất giải pháp cải thiện ứng dụng Công nghệ thông tintrong hoạt động Logistics và quản lý chuỗi cung ứng của CTCP Vinafco.Kết luận

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Tổng quan về công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong trong hoạt động Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

1.1.1.Kháiniệmvềcôngnghệthôngtin

Công nghệ thông tin (tiếng Anh: Information Technology hay là IT) làmột nhóm ngành kỹ thuật sử dụng máy tính, các phần mềm máy tính để chuyểnđổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin

Khái niệm Công nghệ Thông tin tại Việt Nam được hiểu và định nghĩatrong Nghị quyết Chính phủ 49/CP ký ngày 04/08/1993:

“Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phươngtiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông -nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tinrất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xãhội”

Công nghệ thông tin có các lĩnh vực chính bao gồm quá trình tiếp thu, xử

lý, lưu trữ và phổ biến hóa âm thanh, thông tin số, phim ảnh, văn bản bởi các viđiện tử dựa trên việc kết hợp giữa máy tính và truyền thông Một vài lĩnh vực

Trang 6

hiện đại và tiêu biểu của công nghệ thông tin như: điện toán đám mây, các tiêuchuẩn Web thế hệ tiếp theo, hệ thống quản lý thông tin toàn cầu, những tri thứctheo quy mô lớn và trong nhiều lĩnh vực khác nhau Tuy nhiên, các nghiên cứunày phát triển chủ yếu trong hệ thống ngành khoa học máy tính.

Luật công nghệ thông tin năm 2006 nhấn mạnh: "lng dụng công nghệthông tin là việc sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động thuộc lĩnh vựckinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phmng, an ninh và các hoạt động khác nhằmnâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này"

Có thể khnng định rằng ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp là việc sử dụng công nghệ thông tin để phục vụ cáchoạt động sản xuất, hoạt động kinh doanh, hoạt động quản lí của doanh nghiệpnhằm mục đích khai thác tối đa các nguồn lực và tối ưu hoá các hoạt động sảnxuất kinh doanh đem lại lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp nói riêng và xã hộinói chung

1.1.2.ỨngdụngcôngnghệthôngtintronghoạtđộngLogisticsvàquảnlý chuỗicungứng

Logistics là hệ thống những hoạt động theo chuỗi dịch vụ, từ giai đoạntiền sản xuất đến khi hàng hóa được giao tới tay người tiêu dùng cuối cùng, liênquan trực tiếp đến hoạt động giao nhận vận tải, kho bãi, các thủ tục dịch vụ hànhchính, phân phối, bán lp,…Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào chuỗi cungứng Logistics mô rt cách mạnh ms giúp hỗ trợ các doanh nghiệp được vận hànhmột cách hiệu quả hơn, cắt giảm tối đa chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụtrong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiê rn nay

Hiện nay, mặc dù việc ứng dụng công nghệ thông tin trong Logistics đãdần trở thành xu hướng nhưng chưa nhiều doanh nghiệp nội địa áp dụng đượcứng dụng này Dù vậy, các doanh nghiệp vẫn luôn cố gắng từng bước để đưacông nghệ thông tin hiện đại và phát triển vào vận hành trong doanh nghiệp củamình Logistics Việt Nam hiện đang ứng dụng công nghệ thông tin vào 4 lĩnhvực chính, bao gồm:

1 Các hoạt động ứng dụng trong lĩnh vực vận tải đường bộ nhằm tối ưu hóanăng lực phương tiện, hoạch định và kiểm soát tuyến đường, lịch trình,thời gian, nâng cao tỷ lệ đầy xe hàng (Grab, Bee, Gojek,…)

2 Các giải pháp tự động hóa kho hàng Thương mại điện tử, giao hàng chặngcuối và chuyển phát nhanh (Shopee, Lazada, Tiki,…)

Trang 7

3 Các hệ thống điều hành kết hợp với tự động hóa sản xuất và nguyên tắcsản xuất tinh gọn, hoạt động hiệu quả, đưa robots vào sử dụng trong quátrình sản xuất, bán hàng,

4. Một số nhà bán lp trong nước cũng triển khai ứng dụng kết hợp giữa hệthống thông tin - tự động hóa - trí tuệ nhân tạo trong khâu quản lý chuỗicung ứng từ thu mua tới phân phối và đến tay người tiêu dùng cuối cùngNhư vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động Logistics vàquản lý chuỗi cung ứng ở thời điểm hiện nay là vô cùng cần thiết đối với cácdoanh nghiệp đã và đang phát triển tại Việt Nam và các doanh nghiệp trên toànthế giới bởi tính hiệu quả mà chúng đem lại ở thời điểm hiện tại cũng như trongtương lai

1.1.3.Tầmquantrọngcủaviệcứngdụngcôngnghệthôngtintronghoạt độngLogisticsvàquảnlýchuỗicungứng

Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động Logistics cótầm quan trọng lớn vì nó mang lại nhiều lợi ích quan trọng:

Tối ưu hóa việc Quản lý Quy trình: CNTT cho phép tự động hóa và tối ưu

hóa các quy trình trong logistics, nó giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiềuthời gian và nguồn nhân lực, cũng như giảm thiểu việc lãng phí Nhờ ứng dụngcác công nghệ, hàng tồn kho, quy trình mua hàng, sản xuất, hoạch định cho tớiviệc vận chuyển và giao nhận hàng hóa đều trở nên thuận tiện hơn,… Đồng thời,các đơn vị cmn dễ dàng tìm kiếm được các file lưu trữ cũng như có thể xúc tiếnđơn hàng tới người tiêu dùng

Theo dõi và Định vị Thời gian thực: CNTT cho phép theo dõi vị trí, định

vị hàng hóa và phương tiện vận chuyển trong suốt thời gian thực, cải thiện quản

lý vận hành và tăng khả năng chính xác

Tối ưu hóa Lập kế hoạch và Lập lịch: Hệ thống CNTT giúp dự đoán và

lập kế hoạch tốt hơn dựa trên dữ liệu và thông tin thời gian thực, giúp cải thiệntính linh hoạt và khả năng thích nghi

Tích hợp và Giao tiếp: CNTT liên kết các bộ phận khác nhau trong quy

trình logistics, giúp họ tương tác một cách hiệu quả hơn và chia sp thông tin dễdàng hơn

An toàn và Bảo mật: CNTT giúp bảo vệ thông tin quan trọng trong doanh

nghiệp và giảm rủi ro an ninh trong quá trình logistics

Trang 8

Cải Thiện Kinh nghiệm Khách hàng: CNTT giúp cung cấp thông tin liên

quan đến việc giao hàng, vận chuyển và dịch vụ khách hàng một cách nhanhchóng và chính xác, nâng cao trải nghiệm của khách hàng, giúp khách hàngnhận được nhận được sự hài lmng tốt nhất với doanh nghiệp

Tối ưu hóa nguồn lực: Việc áp dụng ứng dụng công nghệ mới trong chuỗi

cung ứng có thể giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực lên nguồn nhân lực và quản

lý nhân viên làm việc được hiệu quả hơn Đồng thời, điều này cmn giúp chodoanh nghiệp tiết kiệm tối ưu chi phí để tập trung thêm vào việc đầu tư nhữnglĩnh vực khác Ngoài ra, công nghệ cũng góp phần rút ngắn thời gian và lộ trìnhvận chuyển hàng hóa để sản phẩm đến tay khách hàng nhanh hơn

Giảm thiểu sai sót: lng dụng công nghệ ss hỗ trợ doanh nghiệp hạn chế

tiêu cực, giảm bớt các mức độ rủi ro và tình trạng gian lận trong quản lý chuỗicung ứng Mặt khác, nó cmn giúp tăng khả năng bắt kịp tốc độ số hóa nhanhchóng của ngành để doanh nghiệp tối ưu được toàn bộ quy trình từ việc lập kếhoạch cho tới khâu sản xuất và hậu cần Đặc biệt, công nghệ cũng có thể cải tiếnhơn về chuỗi cung ứng truyền thống giúp hoạt động hiệu quả hơn

Bảo vệ môi trường: Khi sử dụng công nghệ ss tối ưu thời gian vận chuyển

cũng như đồng nghĩa với việc nhiên vật liệu ss được giảm bớt và hạn chế chấtthải ra môi trường Cùng với đó, tuổi thọ máy móc và các trang thiết bị cũng ssđược tăng lên đáng kể

1.2 Ý nghĩa của các phần mềm công nghệ thông tin được ứng dụng trong hoạt động Logistics và quản lý chuỗi cung ứng.

Hệ thống phần mềm được ứng dụng trong hoạt động logistics SCM baogồm các công cụ giúp doanh nghiệp quản lý được các công việc Từ bước lập kếhoạch thu mua nguyên vật liệu, lựa chọn các nhà cung cấp hợp lý, phần mềmSCM ss đưa ra các quy trình để các nhà cung cấp ss phải tuân theo Nhà cungcấp ss phải chặt chs trong quá trình mua và bán, lập kế hoạch rõ ràng cho lượnghàng ss xuất khẩu, quản lý được quá trình giao hàng, lưu trữ kho hàng, lịch giaohàng và giúp đỡ khách hàng trong việc giao nhận hàng hóa

Phần mềm quản lý chuỗi cung ứng SCM cung cấp cho doanh nghiệp đadạng những tính năng khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng riêng của từngdoanh nghiệp đó Ta có thể kể đến một số những tính năng thông thường củaSCM như: thực hiện đơn đặt hàng (order fulfillment), vận chuyển(shipping/TMS), kiểm kê số lượng hàng tồn (inventory), hệ thống quản lý kho(WMS), quản lý nguồn hàng cung ứng (supplier sourcing)

Trang 9

Các phần mềm công nghệ thông tin mang ý nghĩa rất quan trọng đối với việc tối ưu hóa hoạt động Logistics và quản lý chuỗi cung ứng (Supply ChainManagement - SCM) :

Quản lý dữ liệu: Sắp xếp và quản lý thông tin về sản phẩm, lô hàng, kho

bãi, vận chuyển, và nhiều khía cạnh khác của hoạt động logistics là những thứ

mà phần mềm quản lý chuỗi cung ứng SCM mang lại cho doanh nghiệp Điềunày giúp tạo ra sự hiệu quả trong việc thu thập, lưu trữ và truy xuất dữ liệu quantrọng, giúp quản lý chuỗi cung ứng một cách có hiệu quả hơn

Theo dõi và theo dõi vận chuyển: Phần mềm quản lý chuỗi cung ứng

SCM cho phép doanh nghiệp theo dõi và kiểm soát chính xác việc vận chuyểnhàng hóa từ điểm xuất phát đến điểm đích Nhờ đó, doanh nghiệp ss tối ưu hóatuyến đường, quản lý thời gian giao hàng, và chi phí vận chuyển cũng đượcgiảm thiểu

Dự đoán và quản lý tồn kho: Khả năng dự đoán nhu cầu, quản lý tồn kho

và đưa ra được những thông tin cần thiết theo thời gian thực của lượng hàng tồnkho từ SCM giúp doanh nghiệp đảm bảo hàng hóa luôn đủ để giúp nhu cầu củakhách hàng luôn được đáp ứng kịp thời mà không gây lãng phí hoặc thiếu hụthàng hóa

Tối ưu hóa quá trình sản xuất: Quá trình sản xuất, quản lý sản phẩm ss

được doanh nghiệp sử dụng phần mềm SCM để giảm thất thoát và tối ưu hóađược các loại hàng hóa để phù hợp với nhu cầu của khách hàng

Kết nối với đối tác và nhà cung cấp: Bằng việc giao tiếp và tương tác

thông qua SCM cho phép các công ty, doanh nghiệp có thể trao đổi dễ dàng vớinhau, phối hợp với nhau một cách hiệu quả Từ đó chuỗi cung ứng giữa các bênliên quan ss được liên kết và nhất quán với nhau mà không có sự ngắt quãng

1.3 Xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động logistics và quản lý chuỗi cung ứng.

Kênh bán hàng trực tuyến: Hiện nay số lượng người sử dụng nền tảng

mua hàng trực tuyến đang ngày một gia tăng, vì thế nên các doanh nghiệp luôncần phải có một hệ thống quản lý hiệu quả, có chức năng kiểm soát và dự báonhu cầu tốt, nhanh chóng và chính xác Hoạt động kho bãi nhờ ứng dụng côngnghệ thông tin mà có thể giảm thiểu được tối đa thời gian vận chuyển, quy trìnhgiao nhận tới tay khách hàng và đặc biệt là giảm bớt được các loại chi phí khôngcần thiết, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc bao quát được hết mọi hoạt động đangdiễn ra

Trang 10

Phần mềm SCM trên web: Các phần mềm quản lý chuỗi cung ứng SCM

hiện đại được tạo ra dựa trên mục tiêu hàng đầu là nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầucủa khách hàng Để truy cập và sử dụng phần mềm SCM, doanh nghiệp có thể

sử dụng trình duyệt web Nhờ có phần mềm SCM, doanh nghiệp có thể đáp ứngđược nhanh chóng và chính xác những nhu cầu từ khách hàng của mình Thếnhưng, xu thế ứng dụng phần mềm quản lý chuỗi cung ứng SCM trên web hiệnnay vẫn chưa diễn ra phổ biến và nhanh chóng so với các ngành nghề khác

Thân thiện với môi trường: Xu thế bảo vệ môi trường hiện nay đang phổ

biến trên toàn cầu, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động logistics vàquản lý chuỗi cung ứng cũng là một cách làm giúp bảo vệ môi trường Bằngcách áp dụng các hệ thống quản lý vận chuyển (TMS) và công nghệ dự đoán,doanh nghiệp ss tối ưu hóa được quá trình vận chuyển, tiết kiệm năng lượngcũng như giảm được lượng khí thải thải ra môi trường Ngoài ra có thể sử dụng

hệ thống quản lý tồn kho (WMS) và công nghệ dữ liệu lớn để theo dõi và dựđoán nhu cầu của sản phẩm Điều này giúp nhà cung ứng tránh tình trạng cạnkiệt hoặc thất thoát, làm giảm phát thải và lãng phí hàng hóa

Kinh doanh ngày càng phải thông minh hơn: Khi một doanh nghiệp bỏ

một số tiền ra để đầu tư thì họ luôn muốn có thể dự đoán trước được những gì

mà mình ss nhận lại Vậy nên ứng dụng phần mềm SCM ss giúp cho doanhnghiệp dự báo được nhu cầu thị trường, lên kế hoạch tài chính hiệu quả cũngnhư xây dựng được các chiến lược thu nguyên liệu hợp lý, Và chính nhờ nhucầu phần mềm ngày càng tăng của các doanh nghiệp, các phần mềm này ss ngàycàng được phát triển, nâng cấp để có thể đáp ứng được

Tối ưu hóa khả năng lao động: Sử dụng hệ thống phần mềm và quy trình

tự động hóa để thực hiện công việc thay cho con người như xử lý đơn hàng, tạotuyến đường vận chuyển và quản lý tồn kho Hệ thống này có thể lập ra mộtdanh sách các công việc cần làm từ đầu tới cuối, giúp cho nhân viên có thể thựchiện một cách mượt mà, giảm sai sót và tăng cao hiệu quả lao động Doanhnghiệp cmn có thể sử dụng phần mềm để quản lý thông tin, lịch trình của nhânviên Từ đó có thể thấy được hiệu suất hoạt động của họ, nhờ đó doanh nghiệp

ss tối ưu hóa được khả năng lao động và quản lý nhân viên một cách chặt chshơn

1.4 Lợi ích khi ứng dụng công nghệ thông tin trong logistics và quản lý chuỗi cung ứng.

Trang 11

Giúp doanh nghiệp tăng hiệu suất và hiệu quả hoạt động: Việc ứng dụng

phần mềm quản lý chuỗi cung ứng SCM đã giúp doanh nghiệp tối ưu hóa đượccác tuyến đường vận chuyển, giảm thời gian chờ đợi và lưu kho của hàng hóa.Hàng tồn kho ss được quản lý chặt chs, tối ưu để đảm bảo sự cung cấp đúng thờigian cho khách hàng và giảm thiểu việc thất thoát hàng hóa Ngoài ra, nhờ cóphần mềm quản lý SCM, các quy trình làm việc của doanh nghiệp ss được tựđộng hóa, có thể hạn chế được những sai sót con người

Giảm chi phí cho việc vận chuyển, lưu trữ hàng hóa: Nhờ việc tối ưu hóa

tuyến đường và quản lý lô hàng, doanh nghiệp có thể giảm thiểu các loại chi phívận chuyển một cách khá đáng kể Với khả năng dự báo nhu cầu của thị trườngmột cách chính xác, SCM giúp cho doanh nghiệp có thể tránh được việc hànghóa dư thừa gây tổn thất tài chính, tiết kiệm được chi phí lưu trữ Bên cạnh đó,các tính năng thông minh của SCM cmn giúp loại bỏ các chi phí bất hợp lý củadoanh nghiệp và cắt bớt các chi phí liên quan đến thủ tục hành chính

Tăng hiệu quả của quá trình sản xuất: Các hệ thống theo dõi vận chuyển

và quản lý tồn kho thông qua GPS, cảm biến giúp doanh nghiệp theo dõi trongthời gian thực tế các loại hàng hóa Điều này tạo ra sự liên kết và kiểm soát liêntục trong chuỗi cung ứng Doanh nghiệp có thể nhanh chóng cung cấp hàng hóađến tay khách hàng một cách chính xác và kiểm soát được hiệu suất hoạt độngcủa toàn bộ quá trình

Giúp doanh nghiệp có được tầm nhìn bao quát và kiểm soát một cách hiệu quả: Với việc dự đoán các nhu cầu của thị trường, SCM ss sử dụng các cơ

sở phân tích dữ liệu và trí tuệ nhân tạo để từ đó đưa ra những nhận định chínhxác Bên cạnh đó, có thể giúp doanh nghiệp kết nối dễ dàng với các nhà cungcấp, đối tác vận chuyển và khách hàng thông qua hệ thống điện tử Các hệ thốngSCM cho phép điều chỉnh kế hoạch và quy trình dựa trên biến đổi trong thịtrường hoặc tình hình tài chính của doanh nghiệp

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG

CỦA CTCP VINAFCO 2.1 Khái quát về CTCP Vinafco

2.1.1.Giớithiệuchung

Vinafco tiền thân là Công ty Dịch vụ Vận tải Trung ương - một doanhnghiệp Nhà nước vào ngày 16 tháng 12 năm 1987 được thành lập theo Quyếtđịnh số 2339A/TCCB của Bộ Giao thông Vận tải Theo Quyết định số

Trang 12

211/2001/QĐ/BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải, công ty được chuyển đổithành CTCP vào ngày 18 tháng 01 năm 2001 Được cấp lần đầu ngày 12 tháng

02 năm 2001 Công ty chính thức hoạt động theo mô hình CTCP theo Giấychứng nhận đăng ký doanh nghiệp CTCP số 0100108504

Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Vinafco

Tên Tiếng Anh: Vinafco JOINT STOCK CORPORATION

Ngành nghề kinh doanh: Kho bãi và lưu trữ hàng hóa

Trụ sở chính: Tự Khoát, Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

ra, với mạng lưới đại lý trên toàn cầu Vinafco cmn cung cấp các dịch vụ vận tảihàng không quốc tế, thông quan xuất nhập khẩu tại cửa khẩu, sân bay,

Cùng đó, Vinafco cmn là thành viên của WCA với hơn 7100 văn phmngthành viên ở 191 nước trên toàn thế giới Vậy nên, khi các khách hàng và cácdoanh nghiệp hợp tác với công ty Vinafco hoàn toàn có thể yên tâm về chấtlượng dịch vụ và kinh nghiệm xử lý, hỗ trợ chuyên nghiệp

Trang 13

Hình 2.1 Logo CTCP Vinafco

Nguồn CTCP Vinafco

2.1.2.Quátrìnhhìnhthànhvàpháttriển

Một doanh nghiệp được thành lập vào ngày 16 tháng 12 năm 1987 chính

là Công ty Dịch vụ Vận tải Trung ương theo Quyết định số 2339A/TCCB của

Bộ Giao thông Vận tải

Bộ Giao thông Vận tải có quyết định số 1542/QĐ/TCCB-LĐ thành lập lạiCông ty Dịch vụ vận tải Trung ương là một Doanh nghiệp Nhà nước vào ngày 2tháng 8 năm 1993

Từ giai đoạn sau đó đến những năm cuối của thập niên 90, công ty đã cónhiều thay đổi lớn về cơ cấu đầu tư, đã phát triển nhanh chóng về nhiều mặt nhưđầu tư mở rộng quy mô tổ chức sản xuất qua việc mua thêm trang thiết bị mới;

mở rộng mối quan hệ liên doanh với các đối tác trong và ngoài nước: ký hợpđồng trở thành đại lý cho hãng DANZAS (Thụy Sỹ), ký kết liên doanh với Công

ty Điện tử Hà Nội (HANEL) và 2 đối tác từ Nhật thành lập Công ty TNHH Tiếpvận Thăng Long (DRACO)

Ngày 12 tháng 2 năm 2001, Công ty Dịch vụ vận tải Trung ương đượcchính thức chuyển sang CTCP theo Quyết định số 211/2001/QĐ/BGTVT của

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải với tên gọi đầy đủ là CTCP Dịch vụ vận tảiTrung ương

Tháng 11/2002, Công ty đổi tên thành CTCP Vinafco từ đó bắt đầu vàocuộc hành trình: Xây dựng thương hiệu Vinafco của chính mình khi bắt đầu thựchiện các quy trình quy chuẩn về giao nhận, vận tải và dịch vụ logistics để nângcao chất lượng dịch vụ của công ty

Trang 14

Năm 2008, với sự kiện phát hành cổ phiếu thành công đã đánh dấu sựphát triển mới khi tăng vốn điều lệ từ 67 tỷ đồng lên 200 tỷ đồng tiếp bước

“chiến thắng” ấy vào tháng 10/2011, Vinafco tiếp tục tăng được vốn điều lệ từ

200 tỷ đồng lên 340 tỷ đồng

Vào tháng 5/2023, sau một thời gian tìm hiểu nhu cầu và xây dựng giảipháp Vinafco đã chính thức triển khai dịch vụ giao hàng B2C với mặt hàng nộithất cho tập đoàn Central Retail Việt Nam (CRV)

Trong tầm nhìn của công ty mục tiêu chiến lược phát triển trong nhữngnăm tới được HĐQT thông qua là phát triển trở thành “Trở thành một trong nămcông ty hàng đầu về cung cấp dịch vụ logistics tích hợp và giải pháp chuỗi cungứng tại thị trường Việt Nam, lào, Campuchia cho đến năm 2025”

Có mặt hơn 35 năm trên thị trường, CTCP Vinafco đã không ngững nỗlực phát triển để góp mặt trong những công ty Việt Nam đầu tiên có khả năngcung cấp dịch vụ uy tín của logistics - Third Party Logistics (3PL) Hiện nay,công ty đang sở hữu cho mình một hệ thống cơ sở vật chất trải với hơn 230,000m2 kho bãi nằm tại các vị trí trọng điểm trên cả nước Cùng đó với việc hợp tác,liên doanh với các công ty lớn như Tập đoàn ASGL và Shibusawa, Vinafco đã

sở hữu cho mình 3 tàu tải trọng lớn: Tàu Vinafco 26, Tàu MORNING VISHIP

và Tàu Vinafco 28 với sức chở đều trên 400 Teus cùng nhiều đội với trọng tảilớn khác

2.1.3.Sứmệnh,tầmnhìn,vịthếcủaVinafco

Sứ mệnh

“Là mắt xích logistics tốt nhất trong chuỗi cung ứng của khách hàngthông qua việc không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ

Là nơi nhân viên làm việc tốt được ghi nhận, tưởng thưởng xứng đáng

Là môi trường đầu tư tin cậy và không ngừng phát triển đối với cổ đông

Là đối tác được các nhà thầu và nhà cung ứng lựa chọn để cùng pháttriển.”

Tầm nhìn

“ Trở thành một trong năm công ty hàng đầu về cung cấp dịch vụ logisticstích hợp và giải pháp chuỗi cung ứng tại thị trường Việt Nam, Lào, Campuchiađến năm 2025”

Vị thế

Vinafco đang sở hữu cho mình với bề dày kinh nghiệm hơn 35 năm tronglĩnh vực kinh doanh kho bãi, dịch vụ vận tải và phân phối Hiện nay, với sự phát

Trang 15

triển của logistics và hội nhập kinh tế đang rộng mở, công ty Vinafco đang dốctoàn lực tập trung phát triển và đẩy mạnh hệ thống kho bãi với mục tiêu trongtương lai ss trở thành nhà cung cấp dịch vụ chuỗi cung ứng 3PL lớn nhất ViệtNam Trở lại với hiện tại thì Vinafco cũng đang là một trong số các doanhnghiệp logistics nội địa có khả năng cung cấp các dịch vụ logistics tích hợp(3PL, 4PL) cho các khách hàng.

Với sự phát triển không ngừng nghỉ, luôn tập trung hoàn thiện các dịch vụ

và nâng cao chất lượng thì Vinafco đang có được cho mình những khách hàngtin tưởng, hợp tác lâu dài Khi mới bắt đầu công ty chỉ là một đơn vị cung ứngcác dịch vụ đơn lp với một số lượng khách hàng khiêm tốn trong những ngàyđầu thành lập Tuy nhiên với hoạt động phát triển không ngơi nghỉ thì hiện nayVinafco đã vượt qua nhiều đối thủ nặng ký để giành được những hợp đồng lớnvới các khách hàng trong nước và quốc tế như Akzo Nobel (Sơn Dulux),Kimberly-Clark (Kotex), Masan, Central Retail Việt Nam, Sabeco, HayatKimya Việt Nam Qua đây chúng ta cũng thấy được rằng Vinafco đang và ss

là công ty uy tín, không ngừng đổi mới và phát triển dịch vụ để qua đó góp mộttay xây dựng nên một đất nước có chuỗi logistics phát triển

2.1.4.Cơcấutổchức

Cơ cấu tổ chức của Vinafco gồm các bộ phận và đơn vị chức năng sau:Ban giám đốc: Là cơ quan điều hành cao nhất của công ty, có trách nhiệmquản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh và định hướng chiến lược phát triển củaVinafco

Phmng kinh doanh: Đây là bộ phận chịu trách nhiệm liên lạc với kháchhàng, tìm kiếm và tiếp cận thị trường mới, xúc tiến kinh doanh và đàm phán hợpđồng Phmng kinh doanh cũng đảm nhận vai trm quản lý thông tin khách hàng và

xử lý các yêu cầu và thay đổi từ phía khách hàng

Phmng quản lý chất lượng: Bộ phận này chịu trách nhiệm quản lý và tối ưuhóa chuỗi cung ứng của công ty, từ việc định vị và đánh giá nhà cung cấp, kiểmsoát chất lượng hàng hóa, quản lý kho bãi và quy trình vận chuyển

Phmng tài chính – kế toán: Bộ phận này xử lý các hoạt động liên quan đếntài chính, kế toán và tài liệu pháp lý của công ty Nhiệm vụ của phmng này baogồm quản lý tài chính, lập báo cáo tài chính, thuế và các công việc liên quan đến

kế toán

Phmng công nghệ thông tin: Đây là phmng chịu trách nhiệm quản lý vàphát triển hệ thống công nghệ thông tin của công ty, bao gồm mạng máy tính,

Trang 16

phần mềm quản lý, hệ thống website và các ứng dụng khác để tối ưu hóa quytrình kinh doanh và tăng cường hiệu suất làm việc.

Ngoài ra, Vinafco cmn có các bộ phận khác như phmng nhân sự, phmnghành chính, phmng truyền thông để hỗ trợ các hoạt động chung và đảm bảo sựhoạt động liên tục và hiệu quả của công ty

Cơ cấu tổ chức của Vinafco được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu và nhucầu của ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, từ việc tương tác với kháchhàng đến quản lý tài chính và công nghệ thông tin Sự hợp tác giữa các bộ phận

và đơn vị chức năng này là quan trọng để Vinafco có thể hoạt động hiệu quả vàđạt được những thành công trong lĩnh vực này

Hình 2.3 Sơ đồ tổ chức của CTCP Vinafco

Nguồn Phòng nhân sự CTCP Vinafco

thuế

13.874.003.978 58.906.541.150 236.344.309.351

Trang 17

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2020/2021/2022- số liệu đã được kiểm toán

Trong suốt năm 2020 và năm 2021, dịch bệnh Covid-19 trên thế giới diễnbiến phức tạp, thiên tai xảy ra nhiều ở khu vực châu Á mà Việt Nam cũng là mộtđiển hình, đã làm cho thương mại hóa toàn cầu bị ảnh hưởng, gián đoạn nghiêmtrọng Những ảnh hưởng lớn này đã dẫn đến sự thay đổi xu hướng ngànhlogistics toàn cầu Hoạt động vận tải logistics bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ năm

2020 dẫn đến hàng hóa lưu thông chậm, lượng hàng bị tích trữ nhiều khiến chonhu cầu tiêu thụ trong giai đoạn đầu năm 2021 tăng tương ứng Vinafco đã nắmbắt xu hướng và mở thêm nhiều tuyến đường vận chuyển mới, ký kết hợp đồngđược với nhiều khách hàng mới khiến cho doanh thu vận tải tăng mạnh Bêncạnh đó nhu cầu về quản lý kho cũng tăng, công ty đã phát triển thêm nhiềukhách hàng và gia tăng diện tích cho thuê dẫn đến doanh thu về kho vận tăngđáng kể so với năm trước Đặc biệt cũng do ảnh hưởng của dịch bệnh nên hànghóa vận chuyển bằng đường bộ trong nước chuyển sang vận tải đường biển,cước vận tải biển tăng cao dẫn đến sự gia tăng đáng kể về doanh thu và lợinhuận của mảng vận tải biển Do đó, tỷ lệ lợi nhuận gộp của công ty năm 2021cũng tăng cao

Trong năm 2022, ngành vận tải có sự tăng trưởng mạnh so với 2021 Điềunày dẫn tới doanh thu, giá vốn và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanhcủa công ty và các công ty con đều tăng trưởng mạnh so với năm trước (doanhthu tăng 374.493.234.710 VND, tương đương 30% và lãi gộp tăng143.411.963.822 VND, tương đương 110%)

2.2 Ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động Logistics và quản lý chuỗi cung ứng của CTCP Vinafco

2.2.1.Cáchệthốngthôngtincủadoanhnghiệp

Dmng thông tin trong dịch vụ logistics bao gồm 2 loại chính:

Mảng thông tin đầu tiên liên quan đến thời gian và địa điểm có vai trmquan trọng trong việc xác định vị trí và trạng thái hàng hóa trong quá trình vậnchuyển từ nguồn cung cấp đến đích cuối cùng của khách hàng (Door to Door).Thông tin này đóng vai trm then chốt trong quá trình quản lý và thực hiện chỉhuy, đặc biệt là trong lĩnh vực logistics của bên thứ ba (3PL) Mục tiêu chínhcủa mảng thông tin này bao gồm các yếu tố sau: thời gian đến của hàng hóa, thờigian lưu trữ, quá trình bốc xếp, thủ tục hải quan và thời gian vận chuyển Thờigian hàng hóa rời khỏi một địa điểm cụ thể cũng như thông tin liên quan đến

Ngày đăng: 16/08/2024, 18:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ánh Dương (2022), Vinafco củng cố thêm nội lực với sự đồng hành của ASGL và Shibusaw, from https://cafef.vn/Vinafco-cung-co-them-noi-luc-voi-su-dong-hanh-cua-asgl-va-shibusawa-20221111163257996.chn Ngày truy cập . 8/10/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vinafco củng cố thêm nội lực với sự đồng hành của ASGL và Shibusaw, f
Tác giả: Ánh Dương
Năm: 2022
2. Ánh Dương (2023), Vinafco – không ngừng vận động phát triển khẳng định thương hiệu logistics Việt fromhttps://cafef.vn/Vinafco-khong-ngung-van-dong-phat-trien-khang-dinh-thuong-hieu-logistics-viet-188230530121036179.chn Ngày truy cập 9/10/2023 . 3. Báo cáo tài chính năm 2020 của CTCP Vinafco from https://vinafco.com.vn/sites/default/files/tailieuthuy.vuthi2021/bctc_rieng_nam_ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vinafco – không ngừng vận động phát triển khẳng địnhthương hiệu logistics Việt "fromhttps://cafef.vn/Vinafco-khong-ngung-van-dong-phat-trien-khang-dinh-thuong-hieu-logistics-viet-188230530121036179.chn Ngày truy cập 9/10/2023. 3. "Báo cáo tài chính năm 2020 của CTCP Vinafco
Tác giả: Ánh Dương
Năm: 2023
4. Báo cáo tài chính năm 2021 của CTCP Vinafco from https://vinafco.com.vn/sites/default/files/tailieuthuy.vuthi2021/bctc_rieng_nam_ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tài chính năm 2021 của CTCP Vinafco
7. PV (2018), Vinafco và chiến lược phát triển logistics gắn với tầm nhìn quốc gia, from https://laodong.vn/thong-tin-doanh-nghiep/vinafco-va-chien-luoc-phat-trien-logistics-gan-voi-tam-nhin-quoc-gia-638976.ldo?fbclid=IwAR10y_zXJbLAai27kV9e_HZMWv3mC0uh8ZmOPvNpx0-mXqstV51nAXz38_8, Báo Lao Động, truy cập 20/10/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vinafco và chiến lược phát triển logistics gắn với tầm nhìn quốc gia
Tác giả: PV
Năm: 2018
8. Th.S Đào Thu Hà (2022), Bài giảng Ứng dụng công nghệ thông tin trong Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, Đại học Thủ Đô Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Ứng dụng công nghệ thông tin trong Logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Tác giả: Th.S Đào Thu Hà
Năm: 2022
9. ThS. Nguyễn Văn Vân (Khoa Kinh tế, Trường Cao đnng Giao thông Vận tải) - TS. Nguyễn Xuân Quyết (Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh) (2023), Ứng dụng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp logistics Việt Nam, from https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/ung-dung-cong-nghe-thong-tin-cua-cac-doanh-nghiep-logistics-viet-nam-103978.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp logistics Việt Nam
Tác giả: ThS. Nguyễn Văn Vân (Khoa Kinh tế, Trường Cao đnng Giao thông Vận tải) - TS. Nguyễn Xuân Quyết (Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh)
Năm: 2023

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w