BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤHọ và tênNhiệm vụNgười rà soátNguyễn Hương Giang NT- Lên sườn bài- Tìm kiếm tài liệu tham khảo- Tổng hợp tài liệu, bài làm- Đánh giá các thành viên- Trả lời câu hỏ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
HỌC PHẦN: HỆ THỐNG THỂ LOẠI VÀ NGÔN NGỮ
VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
Đề tài 05: Tìm hiểu đặc trưng nội dung và nghệ thuật ngâm khúc thông qua
khảo sát, phân tích Chinh phụ ngâm khúc
THÀNH VIÊN NHÓM:
Nguyễn Hương Giang – 715611033 (Nhóm trưởng)
Nguyễn Thị Ngọc Nhi – 715611081
Mai Đức Vũ – 715601455
Hà Nội, 2023
Trang 2BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
Họ và tên Nhiệm vụ Người rà soát
Nguyễn Hương Giang
(NT)
- Lên sườn bài
- Tìm kiếm tài liệu tham khảo
- Tổng hợp tài liệu, bài làm
- Đánh giá các thành viên
- Trả lời câu hỏi
- Làm các mục:
+ Vị trí thể loại + Bố cục + Ngôn ngữ, giọng điệu + Nhân vật
Nhi
Nguyễn Thị Ngọc Nhi -Trả lời câu hỏi
- Làm các phần:
+ Khái niệm + Cơ sở hình thành + Vài nét về Chinh phụ ngâm + Kết cấu
Vũ
Mai Đức Vũ - Góp ý vào sườn bài
- Trả lời câu hỏi
- Làm các phần:
+ Diễn trình phát triển + Cách gieo vần + Không gian, thời gian nghệ thuật
+ Nội dung của Chinh phụ ngâm khúc
Giang
MỤC LỤC
Trang 3I Khái quát về thể loại 1
1 Ngâm khúc - thể loại độc đáo của Văn học trung đại 1
2 Vị trí của thể loại 1
3 Quá trình phát triển 2
II Chinh phụ ngâm khúc dưới góc nhìn thể loại 3
1.Vài nét về Chinh phụ ngâm 3
1.1 Tác giả 3
1.2 Hoàn cảnh sáng tác 3
2 Chinh phụ ngâm dưới góc nhìn thể loại 3
2.1 Kết cấu, bố cục 3
2.2 Nhịp điệu, cách gieo vần và ngôn ngữ, giọng điệu 4
2.3 Thời gian, không gian nghệ thuật 6
2.4 Nhân vật 8
2.5 Nội dung của Chinh phụ ngâm khúc 9
III Kết luận 10
CÂU HỎI PHẢN BIỆN 11
Trang 4Tài liệu tham khảo:
1 Lã Nhâm Thìn, Đinh Thị Khang, Vũ Thanh, Giáo Trình Văn Học Trung Đại Việt Nam; Tập 2, NXB Giáo Dục Hà Nội (2015)
2 Đào Thị Thu Thủy, Khúc ngâm song thất lục bát – những chặng đường phát triển nghệ thuật (2010)
3 Ngô Văn Đức, Ngâm khúc – Quá trình hình thành và phát triển và đặc trưng thể loại (1996)
4 Trần Minh Thương, Góp thêm cách hiểu về thể loại chức năng và nội dung của bản dịch Chinh phụ ngâm khúc, trên trang văn học & nghệ thuật, đăng vào ngày 02/4/2010
Trang 6I Khái quát về thể loại
1 Ngâm khúc - thể loại độc đáo của Văn học trung đại
1.1 Khái niệm
“Ngâm khúc là tác phẩm thơ trữ tình trường thiên phản ánh tâm trạng đau buồn, sầu hận triền miên trong cô đơn của con người trước bi kịch của cuộc đời Ngâm khúc là một trong ba thể loại lớn viết bằng ngôn ngữ dân tộc đóng góp một sứ mệnh nghệ thuật không thể thay thế trên cả lĩnh vực nội dung
và nghệ thuật của văn học thế kỷ XVIII- nửa đầu thế kỷ XIX.”
(Trích Giáo trình văn học trung đại Việt Nam, tập 2)
1.2 Cơ sở hình thành
Trước hết, ngâm khúc ra đời gắn liền với quá trình phát triển lịch sử của dân tộc ta Vào thế XVIII, phong trào quần chúng nhân dân lan rộng khắp nơi cùng sự bế tắc về tư tưởng của tầng lớp tri thức; cùng với đó là sự xuất hiện của trào lưu tư tưởng nhân đạo đã làm cho con người ý thức được quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc của cá nhân Dưới xã hội phong kiến đầy nghiệt ngã, người ta đã phải tìm đến thơ văn để giãi bày tâm sự của mình Thời điểm đó người ta cần phải đi tìm kiếm thể loại thơ ca mới để có thể thoả mãn khát vọng muốn bộc lộ tình cảm của con người Ngâm khúc ra đời nhằm đáp ứng được những nhu cầu cấp thiết của con người trong thời đại bấy giờ
Thứ hai, ngâm khúc được hình thành dựa trên quá trình hoàn thiện của thể loại thơ song thất lục bát (STLB) Thể thơ STLB được phát triển dựa bắt từ tác phẩm Tứ thời khúc vịnh của Hoàng Sĩ Khải rồi đến Thiên nam minh giám
của một tác giả khuyết danh ra đời vào thế kỷ XVII Những tác phẩm này đã mở đường cho thơ STLB phát triển và dần trở thành một phương tiện để sáng tác những khúc ngâm
2 Vị trí của thể loại
Ngâm khúc là một trong ba thể loại lớn viết bằng ngôn ngữ dân tộc, đóng góp một sứ mạng nghệ thuật không thể thay thế trên cả lĩnh vực nội dung và nghệ thuật của văn học thế XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX Hầu hết các tác phẩm được viết bằng thể thơ song thất lục bát (STLB) Với quy mô trường thiên của thể thơ dân tộc, độc đáo; với nội dung mang cảm hứng nhân đạo sâu sắc và ý
1
Trang 7nghĩa xã hội rộng lớn; với ngôn ngữ thơ điêu luyện, ngâm khúc là thể loại đặc sắc kết tinh truyền thống thơ ca dân tộc Thành công rực rỡ của nghệ thuật phản ánh chứng tỏ bước trưởng thành vượt bậc của thơ ca trữ tình trong thành tựu văn học trung đại Việt Nam Ngâm khúc đại diện cho chất liệu văn học dân tộc, khẳng định bản thân trên chặng đường văn học Có thể nói, ngâm khúc là cây cầu nối giữa văn học và đời sống, tâm trạng con người; đồng thời mang lại sự sáng tạo, mới mẻ
3 Quá trình phát triển
Ngâm khúc ra đời gắn liền với quá trình hình thành và hoàn thiện của thơ STLB trong văn học viết Trên bước đường tìm về những yếu tố, phương diện hình thức dân tộc để phản ánh hiện thực, thơ STLB đã được nhiều tác giả vận dụng trong sáng tác qua nhiều thế kỷ
Hoàng Sĩ Khải (1510/1520 - đầu thế kỷ XVII (?)) đã vịnh thời tiết, tạo
vật, đời sống, đặc biệt là cảnh mùa xuân kinh đô Tràng An, bằng Tứ thời khúc vịnh (gồm 336 câu STLB) Sau đó, Thiên nam minh giám (khuyết danh) ra đời vào thế kỷ XVII, là tác phẩm diễn ca lịch sử nước ta từ thời Hồng Bàng cho đến thời Lê Trung hưng, dài 940 câu thơ Từ Từ thời khúc vịnh đến Thiên nam minh giám, là một bước đường thể nghiệm, khẳng định khả năng của thơ STLB trong
dòng văn học viết Quy mô tác phẩm mở rộng thành trường thiên, có nội dung
ca tụng nhưng chưa phải thể loại ngâm khúc
Vào nửa đầu thế kỷ XVIII, ngâm khúc chính thức ra đời với tác phẩm của Đặng Trần Côn và bản diễn Nôm Chinh phụ ngâm khúc Sau đó, hàng loạt tác
phẩm thơ Nôm trường thiên viết theo thể STLB xuất hiện (ngắn nhất là Thu dạ
lữ hoài ngâm, có 140 câu; dài nhất là Tự tình khúc, gồm 608 câu) Khác với những tác phẩm ở các thế kỷ trước, trong những sáng tác này, tâm trạng bi kịch của con người là đối tượng trung tâm của sự phản ánh nghệ thuật
Trong giai đoạn thế kỷ XVIII - XIX, xuất hiện khá nhiều tác phẩm ngâm khúc (có tới 7 tác phẩm) Nội dung chiếm phần ưu trong những tác phẩm này viết về người phụ nữ
Đến đầu thế kỷ XX, vẫn có một số lượng lớn khúc ngâm xuất hiện, trong
đó có một vài tác phẩm viết bằng chữ quốc ngữ Nhìn chung, các khúc ngâm giai đoạn này thường mô phỏng cách kết cấu tác phẩm giai đoạn trước, có sự thay đổi đôi chút về kiểu nhân vật, dùng xen những thể thơ khác… đã tạo nên
2
Trang 8những khúc ngâm biến thể Ngâm khúc đã đến giai đoạn thoái trào ở đầu thế kỷ
XX
II Chinh phụ ngâm khúc dưới góc nhìn thể loại
1.Vài nét về Chinh phụ ngâm
1.1 Tác giả
Đặng Trần Côn quê ở làng Nhân Mục, huyện Thanh Trì (nay là Thanh Xuân, Hà Nội) Năm sinh, năm mất của ông đến nay vẫn chưa rõ nhưng theo các nghiên cứu, ông sống dưới thời Chúa Trịnh - Giang cầm quyền Ông là người phóng khoáng, không chịu bó buộc trong khuôn khổ lễ nghi, lấy rượu làm thơ, lấy thơ làm thú Ông chính là tác giả của tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc – áng văn chương được viết bằng chữ Hán
Chúng tôi chọn bài hiện hành - bản diễn Nôm của Đoàn Thị Điểm để phân tích dưới góc nhìn thể loại Bà sinh năm 1705, hiệu là Hồng Hà nữ sử, biệt hiệu Ban Tang Bà là người có nhan sắc, tư chất và tính tình đoan trang, được mệnh danh là “một bậc nữ anh tài xuất chúng” Ngoài Chinh phụ ngâm khúc, Đoàn Thị Điểm còn để lại tập Truyền kì tân phả, viết bằng văn xuôi chữ Hán
1.2 Hoàn cảnh sáng tác
Đặng Trần Côn sinh sống trong thời kỳ Bắc Nam phân tranh (1528 -1802) là thời kì biến loạn nhất trong lịch sử ta Chiến tranh phi nghĩa đã khiến cho bao nhiêu gây nên sự chia lìa của người thân Người đàn ông ra trận để lại
mẹ già, vợ trẻ, con thơ Thấu hiểu nỗi mất mát, Đặng Trần Côn đã viết nên kiệt tác Chinh phụ ngâm gồm 478 câu bằng chữ Hán, viết theo thể trường đoản cú,
có cái lai của văn thơ Trung Hoa và lối nhạc phủ của nước ta Có thể nói, Chinh phụ ngâm khúc là kết quả tự nhiên của thời cuộc lúc bấy giờ Bản diễn nôm Chinh phụ ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm, được theo thể thơ song thất lục bát,
gồm 102 khổ thơ, 412 câu thơ, vẫn được lưu hành đến ngày nay
2 Chinh phụ ngâm dưới góc nhìn thể loại
2.1 Kết cấu, bố cục
Về kết cấu, bài ngâm được triển khai theo hướng “lấy tâm trạng buồn,
sầu, đau đớn của nhân vật trữ tình làm trung tâm và mở rộng dần các sắc thái nỗi buồn theo vòng xoắn ốc” Đồng thời, việc sử dụng kết cấu liên tưởng và kết
3
Trang 9cấu trùng điệp nhằm khắc sâu tâm trạng nhân vật trữ tình Trong Chinh phụ ngâm mở ra ba chiều thời gian đồng đại Mở đầu của tác phẩm là khung cảnh
triều đình kêu gọi mọi người nhập ngũ để lên đường đánh giặc cứu nước Từ đó, nàng chính phụ đã tưởng tượng ra cảnh người chồng của mình khoác lên chiến báo ra trận Phần giữa là cuộc sống chờ đợi đầy sầu muộn cùng những lời than thở của người chinh phụ Phần kết thúc, người chinh phụ tưởng tượng về một tương lai tốt đẹp, đó là ngày chồng của nàng đánh thắng trận trở, được vua ban thưởng và vợ chồng đoàn tụ
Về bố cục bài ngâm, ba chiều ấy ứng với bố cục của tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc được trình bày theo một quy củ vẹn toàn, gồm ba phần đúng với
phương pháp tác văn cổ điển Các phần dài ngắn không cố định, phụ thuộc vào tính quan trọng trong bài
Phần giáo đầu, gồm bốn câu thơ liền một mạch, thông báo cho bạn đọc rằng sau đây sẽ là lời tự khúc của người chinh phụ
Phần chánh yếu, từ câu 5 đến câu 372 (tổng là 368 câu thơ) là lời giãi bày của người chinh phụ Trong đó, giai đoạn xuất chinh được tái hiện từ câu 5 đến câu
64 Sau đó là cảnh chiến trường tàn khốc nhưng phản ánh tinh thần cảm tử của người chiến sĩ (câu 65 - 112) Cảnh gia đình được tái hiện (câu 113 - 372) Đây
là phần quan trọng bởi nó diễn tả cảnh ngộ của người chinh phụ
Phần cuối - phần kết thúc, để đáp lại những tâm sự, lo âu của chinh phụ, người chiến sĩ phải thắng trận, giết thù và cùng vợ con sống hạnh phúc trong thời bình (câu 373 - 412)
Như vậy, ta có thể thấy tình cảm được giãi bày tự nhiên nhưng việc nước quan trọng hơn tất thảy Sau cơn sầu muộn, người chinh phụ đã đề cao tình yêu thiêng liêng với quê hương, Tổ quốc Chính tình yêu nước đã thôi thúc nàng đưa lời cổ vũ, tin tưởng vào ngày mai cho người chiến sĩ Người hậu phương tin rằng hòa bình lặp lại và được sống hạnh phúc cùng người đang ở tiền tuyến Trước quyền lợi riêng tư, người công dân đều vì lợi ích chung - quyền lợi Tổ quốc
2.2 Nhịp điệu, cách gieo vần và ngôn ngữ, giọng điệu
Về nhịp điệu, vì Chinh phụ ngâm được viết theo thể thơ song thất lục bát nên nhịp điệu của tác phẩm cũng tương tự như nhịp điệu của thể loại này Hai câu thơ bảy chữ ngắt nhịp cố định ¾ đi liền với câu lục và câu bát ngắt nhịp ít
4
Trang 10nhiều có sự biến động tạo nên sự hoà hợp cho tác phẩm Đồng thời cấu trúc nhịp điệu này rất phù hợp để miêu tả những cảm xúc đau buồn triền miên, đứng yên, ít chuyển động
Về vần, thể song thất lục bát mang âm hưởng dồi dào, dịu dàng Tuy
nhiên, có lẽ muốn lợi dụng chỗ dễ dãi cả thanh, vận trong thơ song thất lục bát nên Đoàn Thị Điểm không giữ gìn niêm luật chỉnh tề mà dùng vần cưỡng áp hay dời chỗ Chính bởi đặc điểm phá cách của thể loại STLB đã làm nên cái độc đáo, cái hay riêng của bản ngâm khúc Vần cưỡng áp được thể hiện ở nhiều câu trong bài, ví dụ:
“Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây”
Còn vần dời (từ tiếng thứ năm lại tiếng thứ ba), thi sĩ Đoàn Thị Điểm vô cùng tinh tế:
“Cách ghềnh thấp thoáng người đâu đi về Trông bốn bề chân trời mặt đất” (câu 288-289) Một khi vần dời chỗ tất nhiên câu thơ bị đổi thanh: tiếng thứ ba, theo luật phải là vần trắc, bỗng hóa vần bằng, câu thơ thành ra thất niêm luật Nhưng khi nghiên cứu kỹ về thể STLB, ta thấy rằng việc thất niêm luật là vì lẽ sử dụng kiểu đối ngẫu và dời vần Trừ hai câu 65 và 273 không có đối ngẫu, và không có dời vần, còn lại bao nhiêu cặp STLB thất luật khác đều có vần dời từ tiếng thứ năm lại tiếng thứ ba, như câu thơ 288 và câu 289 vừa dẫn ở trên, hoặc có sự đối ngẫu với nhau như hai câu thơ 57 và câu 58
Về ngôn ngữ, Chinh phụ ngâm thành công với việc sử dụng ngôn ngữ
dân tộc Ngôn ngữ trong bản dịch trong sáng, dễ hiểu và bớt cầu kỳ nặng nề hơn
so với bản gốc, ít điển cố và ít từ Hán Việt hơn Chẳng hạn như từ “du du” được dịch là “thăm thẳm” trong câu sau:
Du du bỉ thương hề thuỳ tạo nhân – bản gốc
Xanh kia thăm thẳm từng trên – bản dịch
Đồng thời trong Chinh phụ ngâm, ngôn ngữ cũng được nâng lên một tầm cao mới khi từ ngữ trong các câu thơ đều được gọt giũa, trau chuốt và được sử dụng
để tả tình, tả cảnh và đặc biệt là đặc tả thế giới nội tâm của người chinh phụ
5
Trang 11Về giọng điệu, Chinh phụ ngâm có giọng điệu buồn thương, ai oán.
Trong tác phẩm, nhóm từ chỉ tâm trạng buồn như “rầu”, “buồn”, “oán”, “sầu”,
… chiếm đến 23/48 từ trong hệ thống từ chỉ tâm trạng Ngoài ra, giọng điệu buồn thương, ai oán còn được thể hiện qua những tư ngữ tuy không trực tiếp diễn tả nỗi buồn nhưng vẫn cho thấy được tâm trạng bi thương của người chinh phụ như: “bơ phờ”, “thẫn thờ”, “ngẩn ngơ”,…
“Sửa xiêm dạo bước tiền đường Ngửa trông xem vẻ thiên hương thẫn thờ.”
Hay:
“Trời hôm tựa bóng ngẩn ngơ Trăng khuya nương gối bơ phờ tóc mai.”
Bút pháp nghệ thuật, cả một tác phẩm đồ sộ với hơn 400 câu thơ STLB,
Đoàn Thị Điểm đã sử dụng đa dạng, đan xen và khéo léo các bút pháp nghệ thuật Các biện pháp tu từ điển hình được kể đến như điệp ngữ, liệt kê, nhân hóa, so sánh, Ví dụ: phép so sánh: “đằng đẵng như niên”, “dằng dặc tựa miền biển xa”, hay điệp từ “gượng”:
“Hương gượng đốt, hồn đà mê mải Gương gượng soi, lệ lại chứa chan Sắt cầm gượng gảy ngón đàn”
Ngoài ra, bài ngâm còn sử dụng 19 câu nghi vấn, trong đó 7 câu dùng để hướng đến nguyên nhân nỗi sầu của người chinh phụ Bên cạnh đó, bản diễn Nôm sử dụng 84 từ láy xuyên suốt bài, tạo ra chất liệu dân gian và khắc họa tâm trạng nhân vật trữ tình, cũng như không gian, thời gian rõ nét Hình ảnh mang tính ước lệ tượng trưng, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình kết hợp với sử dụng biện pháp
tu từ, phép đối đã làm nên những đặc sắc nghệ thuật cho tác phẩm Chinh phụ ngâm
2.3 Thời gian, không gian nghệ thuật
Xưa nay, văn thơ ta thường không quan tâm đến chân lý khoa học, trái lại, đều xu hướng về một mặt duy tâm Trong nhiều trường hợp, cái đặc tính không căn cứ vào nguyên tắc cụ thể mà thích phát biểu mơ hồ lại tăng thêm vẻ
6