Ý nghĩa của bài tiểu luậnBài luận về đề tài là công trình nghiên cứu, được tổng hợp một cách cô đọng những vấn đề cơ bản còn tồn tại tại Hà Nội: thực trạng các hạn chế trong nhiều lĩnh v
Trang 1TRƯỜNG:ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
KHOA: KINH TẾ VÀ ĐÔ THỊ
Giám khảo 1: TS Nguyễn Thị Thanh Huyền
Giám khảo 2: PGS.TS Lê Thời Tân
ĐIỂM: ……….( bằng số)
……… ( bằng chữ)
1
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
1 Lý do chọn đề tài 4
2 Tình hình nghiên cứu 4
3 Phương pháp nghiên cứu 4
4 Nội dung nghiên cứu 4
5 Ý nghĩa của bài tiểu luận 5
6 Kết cấu của tiểu luận 5
PHẦN 1: 6
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ 6
1.1 Thực trạng tồn tại về vấn đề kinh tế 6
1.2 Nguyên nhân 7
1.3 Giải pháp 8
PHẦN 2: 9
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ VĂN HÓA 9
2.1 Thực trạng về vấn đề văn hóa 9
2.2 Nguyên nhân 10
2.3 Giải pháp 11
PHẦN 3: 11
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ XÃ HỘI 11
3.1 Môi trường 11
3.1.1 Thực trạng 11
3.1.2 Nguyên nhân 12
3.1.3 Giải pháp 12
3.2 Giao thông 13
3.2.1 Thực trạng 13
3.2.2 Nguyên nhân 14
3.2.3 Giải pháp 15
3.3 Nhà ở 15
3.3.1 Thực trạng 15
3.3.2 Nguyên nhân 16
Trang 33.3.3 Giải pháp 16
3.4 Thu nhập 17
3.4.1 Thực trạng 17
3.4.2 Nguyên nhân 17
3.4.3 Giải pháp 17
3.5 Trật tự an ninh- xã hội 18
3.5.1 Thực trạng 18
3.5.2 Nguyên nhân 18
3.5.3 Giải pháp 18
KẾT LUẬN 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
3
Trang 4Thành phố Hà Nội- thủ đô nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là trung tâm đầu não của cả nước về kinh tế, văn hóa, du lịch, khoa học-kĩ thuật đồng thời cũng là trung tâm lớn về giao dịch kinh tế, quốc tế lớn nhất cả nước Trải qua 1000 năm văn hiến và lịch sử, Hà Nội khoác lên mình tất cả những vẻ đẹp đặc trưng của đất nước Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng về tự nhiên và văn hóa.Nhưng bên cạnh những vẻ đẹp ấy, thành phố Hà Nội còn tồn tại những hạn chế to lớn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đời sống của người dân cũng như sự phát triển của thủ đô Vì vậy, xuất phát
từ tình hình thực tiễn chúng tôi xin chọn đề tài: “ Những vấn đề tồn tại của Hà Nội ngày nay” làm đề tài để nghiên cứu
2 Tình hình nghiên cứu
Những tồn tại của Hà Nội ngày này luôn được nhắc và đề cập đến là những vấn đề thâmniên, tồn tại qua nhiều năm nhưng vẫn chưa được giải quyết triệt để, luôn khiến các nhà chức trách vô cùng đau đầu để tìm ra biện pháp giải quyết tận gốc Do vậy, trong thời gian qua, đã có rất nhiều bài viết, bài luận bàn về những vấn đề tồn tại ấy Trong các công trình nghiên cứu đó xuất hiện rất nhiều những góc nhìn, đánh giá khác nhau về vấn
đề này Do vậy, công trình nghiên cứu của chúng tôi nhằm hệ thống hóa một cách tổng quát lại những vấn đề cơ bản còn tồn tại tại Hà Nội hiện nay
3 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm chúng tôi đã dùng những phương pháp sau:
Phương pháp thu thập dữ liệu
Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề tồn tại của Hà Nội ngày nay về các mặt như kinh
tế, văn hóa, xã hội,…
Trang 5 Phạm vi nghiên cứu: các vấn đề trong phạm vi thành phố Hà Nội.
5 Ý nghĩa của bài tiểu luận
Bài luận về đề tài là công trình nghiên cứu, được tổng hợp một cách cô đọng những vấn
đề cơ bản còn tồn tại tại Hà Nội: thực trạng các hạn chế trong nhiều lĩnh vực, nguyên nhân gây ra những hạn chế đó và phương pháp giải quyết hạn chế Từ đó kết quả nghiêncứu có thể góp phần phản ánh hiện thực tất cả những vấn đề tồn tại của Hà Nội ngày nay
6 Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của bài tập lớn gồm 4 phần như sau:Phần 1: Những vấn đề về kinh tế
Phần 2: Những vấn đề về văn hóa
Phần 3: Những vấn đề về xã hội
5
Trang 6PHẦN 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ
1.1 Thực trạng tồn tại về vấn đề kinh tế
a) Thực trạng thứ nhất là vốn đầu tư công thấp hơn so với mục tiêu đề ra
Để chứng minh cho thực trạng này, chúng tôi đã tham khảo và tập hợp các số liệu thống
kê của trang báo Nhân Dân như sau:
“ Theo sở kế hoạch và Đầu tư của Hà Nội, đến ngày 28/11, vốn đầu tư công năm 2022 thành phố đã giải ngân được hơn 25.020 tỷ đồng, đạt 49% kế hoạch Trong đó, cấp thành phố là 7.665 tỷ đồng, đạt 35,4% kế hoạch và cấp huyện là 17.376 tỷ đồng, đạt 58,9% kế hoạch
Ngoài 13 đơn vị có tỷ lệ giải ngân cao so tỷ lệ giải ngân chung của toàn thành phố như: Ban Quản lý dự án Thăng Long (100%), quận Hoàng Mai (100%), quận Ba Đình (97,5%), quận Đống Đa (81%), huyện Đan Phượng (77,3%), Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Giao thông (65,1%)…, có 24 đơn vị giải ngân thấp hơn so tỷ lệ giảingân chung của toàn thành phố
Điều đáng nói, có bốn đơn vị đến nay chưa giải ngân được (tỷ lệ giải ngân 0%) như: Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội, Cục Hậu cần - Bộ Công an, Công an thành phố Hà Nội, Cục Công tác Đảng và Công tác chính trị X03 - Bộ Công an Một số đơn vị tỷ lệ giải ngân rất thấp như: Sở Tài nguyên và Môi trường (0,5%); Bảo tàng Hà Nội (6,9%); huyện Sóc Sơn (10,9%); huyện Mỹ Đức (0,7%)…
Ngoài ra, vốn đầu tư công của thành phố năm 2021 kéo dài sang năm 2022 cũng mới thực hiện được 1.222 tỷ đồng, đạt 41,3% kế hoạch “Đến thời điểm này, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của thành phố vẫn đạt thấp so mục tiêu đề ra, thậm chí thấp hơn bình quân chung cả nước”, lãnh đạo thành phố Hà Nội lo ngại.” [1]
b) Thực trạng thứ hai là nhiều dự án chậm triển khai, vi phạm Luật đất đai nhưng công tác rà soát, xử lý chưa kiên quyết.
Trang 7Tổng hợp các danh mục dự án triển khai và vi phạm pháp luật thì thấy rằng: trên địa bàn thành phố, hiện nay có đến 350 dự án:
“Cụ thể là nhóm 63 dự án chưa được giao đất, cho thuê đất chậm thực hiện các thủ tụcđầu tư, chậm triển khai theo quyết định được phê duyệt Trong đó: 18 dự án cần thanhtra, kiểm tra để báo cáo UBND TP, chấm dứt dự án theo quy định; 31 dự án chậm, tạmdừng, cần điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh cơ chế thực hiện do vướng mắc giữa cácLuật; 08 dự án chậm nhưng đề xuất tiếp tục triển khai và đề nghị đẩy nhanh tiến độ; 06
dự án Thành phố đã có chỉ đạo giao các sở chuyên ngành kiểm tra, thanh tra, chờ thựchiện theo kết luận
Nhóm 287 dự án đã được giao đất chậm triển khai, vi phạm Luật Trong đó có: 60 dự ánchậm đưa đất vào sử dụng đề nghị gia hạn 24 tháng; 59 dự án chậm giải phóng mặtbằng; 20 dự án chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính; 76 dự án có các vi phạm khác; 39 dự
án dừng thanh tra (do các cơ quan khác thanh tra hoặc dự án chưa được phê duyệt, chưađược giao đất ); 17 dự án kiểm tra, hậu kiểm và xử lý theo quy định của pháp luật;16
dự án phát sinh sau thời điểm giám sát của HĐND TP năm 2018 đến tháng 3/2021, hiệnđang triển khai nhưng chậm tiến độ so với tiến độ được duyệt.” [2]
Ví dụ tiêu biểu chứng minh cho thực trạng này là dự án đường sắt trên cao Cát Linh- HàĐông Một dự án “ ngủ đông” qua năm đời Bộ trưởng, kéo dài đến 10 năm Dự án đượckhởi công vào tháng 11/2011 nhưng mãi cho đến 11/2021 thì mới chính thức được đưavào vận hành với đủ những lý do để đình trệ, trì hoãn như gặp khó khăn trong công tácgiải phóng mặt bằng; thiếu kinh nghiệm trong việc thiết kế dẫn đến đội vốn lên cao, mấtthời gian trong việc chờ phê duyệt tài trợ từ cấp trên; công ty chủ thầy phía Trung Quốclàm chậm tiến độ,… với tất cả những lý do đó, việc chậm trễ trong thi công dự án đãkhông chỉ gây ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị, ảnh hưởng đến mật độ lưu thông của xe
cộ mà còn khiến cho rất nhiều người dân sống tại Hà Nội vô cùng bức xúc
1.2 Nguyên nhân
c) Giải ngân vốn đầu tư công chậm:
Giải ngân vốn đầu tư công chậm do rất nhiều nguyên nhân khác nhau Có nguyên nhân mang tính chủ quan, có nguyên nhân mang tính khách quan, có nguyên nhân do đặc thù của từng năm Cụ thể gồm:
7
Trang 8- Giá nguyên vật liệu tăng cao: vào năm 2022, giá nguyên vật liệu xây dựng tăng đáng kể khiến cho nhiều chủ đầu tư có xu hướng thi công cầm chừng, chờ điều chỉnh đơn giá.
- Đầu năm 2022, tình hình dịch bệnh Covid diễn biến vô cùng phức tạp, nhiều hoạt động
đã bị đình trệ, ngưng hoạt động để đảm bảo an toàn sức khỏe tính mạng của người dân
Vì vậy mà các công trình thi công cũng phải tạm dừng, dẫn đến việc chậm trễ trong tiến
Các dự án triển khai chậm tiến độ:
- Nguyên nhân đầu tiên dẫn tới thực trạng chậm trễ trong tiến độ triển khai liên quan một phần tới thực trạng giải vốn đầu tư thấp Cốt lõi của việc thực hiện một công trình dự ánphụ thuộc phần lớn vào vốn đầu tư Nếu vốn rót chậm, các dự án không thể bảo đảm được việc mua nguyên vật liệu và trả công cho nhân viên, vì vậy gây nên việc chậm trễ hoàn thành dự án
- Sự giám sát của các nhà lãnh đạo không chặt chẽ dẫn đến việc kê khống rất nhiều nên
nó tạo nên một con số ảo, giữa giá trị thực với những con số được thống kê, báo cáo lên chính quyền
- Vấn đề giải phóng mặt bằng Ví dụ điển hình cho nguyên nhân này, ta trở lại với dự án đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông Theo như kế hoạch đề ra, dự án được khởi công vào năm 2011 và dự tính đến năm 2015 dự án sẽ được hoàn thiện nhưng do gặp vướng mắc về vấn đề giải phóng mặt bằng nên cho đến tận năm 2015, thành phố Hà Nội mới chính thức bàn giao cho tổng thầu
- Do năng lực yếu kém của các chủ thầu
- Quá trình triển khai, xử lí gặp vướng mắc về sự chồng chéo các quy định pháp luật
1.3 Giải pháp
Trang 9Để đề ra giải pháp khắc phục những thực trạng trên hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực
và trách nhiệm của những người đứng đầu Cụ thể những giải pháp có thể kể đến như:
Các đơn vị đẩy mạnh vốn đầu tư công phải đi đôi với đảm bảo chất lượng công trình
và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
Khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện và giải ngân vốn đầu tư
Phát huy dân chủ, sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, chỉ đạo quyết liệt
Nỗ lực, quyết tâm hành động cao nhất để hoàn thành dự án kịp tiến độ
đã bị pha trộn, mai một dần
2.1 Thực trạng về vấn đề văn hóa
a) Thực trạng thứ nhất là văn hóa nói chuyện, ứng xử thô lỗ
Vấn đề về lối văn hóa ứng xử, nói chuyện của một bộ phận người Hà Nội hiện nay thực
sự đáng báo động Một bộ phận không nhỏ người đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội
có lối ứng xử, văn hóa thiếu khiếm nhã, thô tục vô cùng Giờ đây, đi trên lề hè hay giữa đường phố Hà Nội, thật không khó để nghe những câu văng tục, chửi bậy nhau Có thể thấy một ví dụ điển hình như sự xuất hiện của những quán “ bún mắng cháo chửi” Bản thân là một thực khách khi đến quán ăn, đáng ra họ là người được tiếp đón nồng hậu vớithái độ hòa nhã, thân thiện nhưng khi đến những quán ăn này, chính bản thân thực
9
Trang 10khách lại trở thành những “ nạn nhân” ngồi nghe những câu chửi tục tĩu đó đến từ vị trí những người bán hàng Điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến ấn tượng của khách du lịch về hình ảnh, vẻ đẹp của con người thủ đô.
b) Thực trạng thứ hai là ý thức sống kém
Có thể thấy, hiện nay ý thức sống của phần lớn người sinh sống và làm việc tại Hà Nội
vô cùng kém Họ vứt rác bừa bãi, sai nơi quy định mọi lúc mọi nơi Họ vượt đèn đỏ, bấtchấp vi phạm luật an toàn giao thông, thách thức cán bộ cảnh sát thi hành công vụ dù bản thân họ là người phạm luật Ví dụ điển hình có thể thấy như việc người dân đã biến nhiều đoạn của con đường gốm sứ- một trong những nét đẹp, biểu tượng của thủ đô Hà Nội thành nơi tập kết rác thải, đốt rác khiến cho các mảng tường bị hư hại, bóc tróc nặng nề
c) Thực trạng thứ ba là lối ăn mặc không phù hợp
Ngày nay, thật không thể phủ nhận được rằng phong cách ăn mặc của người dân Hà Nộingày một đa dạng, phong phú hơn Nhưng bên cạnh những tác động tích cực đó thì còn một bộ phận không nhỏ người dân ( đặc biệt là giới trẻ), họ lựa chọn khoác lên mình những bộ trang phục hết sức khác biệt so với mọi người xung quanh: có người lựa chọn lối ăn mặc cắt xẻ quá táo bạo, hở hang; có người lựa chọn phối kết hợp những trang phục quá kỳ dị, quái dị Bên cạnh đó, họ còn lựa chọn mặc những bộ trang phục ấy để
đi đến những nơi trang trọng, linh thiêng,… Và điều đó gây sự phản cảm không hề nhẹ đối với người đối diện
2.2 Nguyên nhân
Một trong những nguyên nhân dẫn đến các thực trạng nêu trên là do dân cư từ nhiều nơi
đô về Hà Nội để sinh sống và làm việc nên khi đến đây, họ đã mang theo rất nhiều những nét tính cách, lối sống, cách ứng xử khác nhau Và bên cạnh những nét văn hóa đặc sắc, tốt đẹp thì còn có những lối sống và các ứng xử xấu Điều đó dẫn đến việc văn hóa thanh lịch, văn minh của Hà Nội bị ảnh hưởng theo
Tính a dua, đua đòi Tức là thiếu độ sâu về mặt tư duy và chiều sâu về nhân cách sống của con người, thấy người khác nói bậy thì mình cũng phải nói bậy nhưng lại không hiểu được rằng là đó là sự thiếu bản lĩnh trong việc giữ sự văn minh cho chính mình
Trang 11 Do đây là thời đại của xu thế hội nhập, của sự phát triển rất nhanh và mạnh của công nghệ thông tin Bên cạnh những văn minh mà con người tiếp thu được từ thế giới bên ngoài thì có những người bị ảnh hưởng của văn hóa nước ngoài một cách thái quá, tiếp thu văn minh không có chọn lọc và thể hiện rõ nhất ở một bộ phận giới trẻ nên các bạn trẻ cứ nghĩ rằng phải mặc hở hang, ăn mặc thật khác biệt thì mới là đẹp, mới là thời thượng
Do lối sống tùy tiện, trình độ dân trí thấp nên dẫn đến những hành động vô ý thức tại nơi cộng cộng
2.3 Giải pháp
Về phía người dân:
Tự nâng cao ý thức học hỏi những nét đẹp trong văn hóa sống, ứng xử của người dân
Hà Nội
Biết chắt lọc những nét văn hóa từ nước ngoài rằng những nét văn hóa nào tốt, phù hợp,văn minh thì mình nên học tập còn những nét văn hóa không phù hợp với văn hóa, lối sống của người Việt Nam nói chung và người Hà Nội nói riêng thì mình không học tập
và làm theo
Về địa phương:
+ Nâng cao công tác tuyên truyền về lối sống văn minh, thanh lịch
+ Cần có những biện pháp cứng rắn, quả quyết can thiệp vào những hành vi thiếu ý thức, thiếu văn hóa nơi công cộng
3.1.1 Thực trạng
a) Thực trạng thứ nhất là vấn đề ô nhiễm không khí
11
Trang 12Theo như các chỉ số thông báo trên ứng dụng AirVisual( một ứng dụng kiểm tra mức độ
ô nhiễm không khí) cho thấy Hà Nội luôn đứng thứ hạng cao trong bảng xếp hạng ô nhiễm không khí của các thành phố lớn trên thế giới Cụ thể theo những thông số đo lường, Hà Nội đã từng đạt ngưỡng chỉ số AQI trên 164 thậm chí đã có cũng đạt ngưỡng AQI 199 Điều đó cho thấy chất lượng không khí ở Hà Nội thực sự đáng báo động, nó gây ảnh huởng thực sự nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân tại Thủ đô
b) Thực trạng thứ hai là vấn đề ô nhiễm nguồn nước
Vào những năm gần đây, trên các kênh thông tin đại chúng, các mặt báo lớn không khó
để chúng ta bắt gặp thấy những bài báo nói về tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại hàng trăm sông, hồ trên địa bàn thành phố Hà Nội Thực tế đó đã cho thấy, câu chuyện về ô nhiễm môi trường không phải là câu chuyện mà bây giờ chúng ta mới được biết tới mà
nó đã là câu chuyện đã kèo dài hàng chục năm mà vẫn chưa được các cấp chính quyền
Hà Nội giải quyết Điều đó chứng tỏ một điều rằng các cấp chính quyền Hà Nội vẫn chưa có giải pháp thực sự cương quyết, cứng rắn để khắc phục vấn đề này Để lấy ví dụ minh họa cho thực trạng này thì chắc phải dùng 1 cụm từ là “nhiều vô kể” Từ vụ việc
cá chết nổi trắng Hồ Tây kéo dài suốt một thời gian đến tình trạng nước sủi bọt, mọc rêu, bốc lên mùi hôi thối nồng nặc tại hồ Văn Quán quận Hà Đông Tình trạng nước sông Tô Lịch đen ngòm, bốc mùi hôi thối nồng nặng vẫn tiếp tục diễn ra
c) Thực trạng thứ ba là ô nhiễm môi trường từ chất thải rắn
Bên cạnh thực trạng ô nhiễm môi trường nước và không khí thì Hà Nội vẫn còn tồn tại một vấn nạn nữa gây ảnh hưởng nặng nề tới cảnh quan và đời sống của người dân thủ
đô chính là ô nhiễm môi trường từ chất thải rắn Cụ thể là mỗi ngày, Hà Nội phải tiếp nhận và xử lí khoảng 7.000 tấn rác thải từ các khu công nghiệp và hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người dân Vì vậy mà dẫn đến tình trạng lượng chất thải rắn bị ứ động, chất đống, bốc mùi hôi thối nồng nặc Không những thế, tại quanh khu vực Hồ Gươm, các công viên, bảo tàng,… còn có một lượng lớn rác thải xuất hiện xung quanh mặc dù
ở tại đó được đặt sẵn những thùng rác công cộng