1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn kế toán quản trị bài tập nhóm về kế toán trách nhiệm

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Tập Lớn Môn Học: Kế Toán Quản Trị - Kế Toán Trách Nhiệm
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Dương Tuyết Ngân, Nguyễn Minh Đức, Lê Xuân Trường, Nguyễn Minh Khôi, Nguyễn Như Thùy Trang
Người hướng dẫn Tiến Sĩ Nguyễn Thị Phương Dung
Trường học Đại Học Bách Khoa Hà Nội, Viện Kinh Tế Và Quản Lý
Chuyên ngành Kế Toán Quản Trị
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

Tuy nhiên nhà quản trị nên cân nhắc kỹ lưỡng trước lợi ích và rủi ro khi thực hiện phân cấp quản lý tại doanh nghiệp- Lợi ích khi phân quyền Tăng chất lượng của các quyết định Nâng cao n

Trang 1

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

BỘ MÔN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

*****

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

GVHD: Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Dung

Thành viên nhóm

Hà Nội, Tháng 1 Năm 2024

Trang 2

MỤC L C Ụ

I KẾ TOÁN HIỆN ĐẠI: PHÂN TÍCH KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM 3

1 Nhắc lại về bản chất và chức năng của kế toán trách nhiệm 3

2 Phân loại trung tâm trách nhiệm 3

2.1 Trung tâm chi phí 4

2.2 Trung tâm doanh thu 4

2.3 Trung tâm lợi nhuận 4

2.4 Trung tâm đầu tư 5

3 Đánh giá hiệu quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm 5

3.1 Đánh giá thành quả của trung tâm chi phí 5

3.2 Đánh giá thành quả của trung tâm doanh thu 6

3.3 Đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận 6

3.4 Đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư 7

4 Ví dụ về các cách đánh giá hiệu quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm 7

4.1 Trung tâm chi phí 7

4.2 Trung tâm doanh thu 8

4.3 Trung tâm lợi nhuận 10

4.4 Trung tâm đầu tư 10

II BÀI TẬP KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM 11

1 Bài tập tự luận 11

2 Bài tập trắc nghiệm 13

III MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

IV PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC 16

Trang 3

I KẾ TOÁN HIỆN ĐẠI: PHÂN TÍCH KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM

1 Nhắc lại về bản chất và chức năng của kế toán trách nhiệm

a) Bản chất của kế toán trách nhiệm

- Ở Việt Nam, khái niệm về kế toán trách nhiệm (KTTN) vẫn là vấn đề mới mẻ và đang được các tác giả nghiên cứu KTTN được xem như là hệ thống thu thập, xử lý và truyền đạt các thông tin tài chính và phi tài chính có thể kiểm soát theo phạm vi trách nhiệm của từng nhà quản trị nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức; KTTN là một trong những nội dung cơ bản trong KTQT tại DN

- Bản chất của KTTN là mỗi bộ phận được phân cấp quản lý trong bộ máy quản lý có quyền kiểm soát, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về những nghiệp vụ riêng biệt thuộc phạm vi phân cấp quản lý của mình KTTN chỉ được thực hiện ở DN có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý được phân quyền một cách rõ ràng Tuy nhiên nhà quản trị nên cân nhắc kỹ lưỡng trước lợi ích và rủi ro khi thực hiện phân cấp quản lý tại doanh nghiệp

- Lợi ích khi phân quyền

Tăng chất lượng của các quyết định

Nâng cao năng suất

Cải thiện việc đánh giá hoạt động

Phát triển các nhà quản lý cấp thấp hơn

Khuyến khích các nhà quản lý cấp cao tập tr ng vào các quyết định chiến u lược

- Rủi ro khi phân quyền

Có thể khó khăn trong việc phổ biến các sáng kiến trong toàn DN

Có thể thiếu sự phối hợp giữa các nhà quản lý tự trị

Mục tiêu của các nhà quản lý cấp thấp có thể không phải là mục tiêu của DN Các quyết định của các nhà quản lý cấp thấp có thể không dựa trên việc xem xét tổng thể DN

b) Chức năng của kế toán trách nhiệm

- KTTN thực chất là một bộ phận của hệ thống kế toán quản trị với chức năng chủ yếu nhằm phản ánh thành quả đạt được của các cá nhân, bộ phận trong một DN, tổ chức, thông qua đó sẽ đánh giá được trách nhiệm của người quản lý bộ phận đối với nhiệm

vụ được giao

- Sử dụng để đo lường kết quả hoạt động của các nhà quản lý và nó ảnh hưởng đến cách thức thực hiện hành vi của các nhà quản lý này Từ đó, nhà quản trị sẽ có cơ sở đáng tin cậy để đưa ra được các quyết định có liên quan

2 Phân loại trung tâm trách nhiệm

Dựa trên đặc điểm hoạt động cũng như thẩm quyền được giao cho quản lý các trung tâm, có 4 loại hình trung tâm trách nhiệm chính sau:

- Trung tâm chi phí

- Trung tâm doanh thu

- Trung tâm lợi nhuận

Trang 4

- Trung tâm đầu tư

2.1 Trung tâm chi phí

Khái niệm: là bộ phận mà nhà quản trị của nó chỉ được ra quyết định đối với chi phí phát sinh trong bộ phận đó

Ví dụ: Phòng kế toán, tài chính, phòng bảo trì hệ thống, phòng nhân sự, phòng xuất nhập khẩu, phòng Logistics…

Mục tiêu: kiểm soát chi phí, đảm bảo nguồn lực được sử dụng tiết kiệm nhất

Điểm yếu của trung tâm chi phí:

+ Tiềm ẩn rủi ro dịch chuyển chi phí Nghĩa là các quản lý trung tâm có xu hướng thay thế các biến phí do quản lý đó phụ trách bằng các chi phí cố định không thuộc trách nhiệm quản lý của họ

+ Các vấn đề dài hạn có thể dễ dàng bị bỏ qua do đơn vị thường tập trung vào việc tiết kiệm chi phí, có thể dẫn đến việc tiết kiệm chi phí trong ngắn hạn, nhưng lại để lại hậu quả dài hạn

2.2 Trung tâm doanh thu

Khái niệm: là các bộ phận trong doanh nghiệp phụ trách hoạt động bán hàng Trung tâm doanh thu thường gắn trách nhiệm với các cán bộ phản lý phụ trách hoạt động bán hàng

Ví dụ: Phòng bán hàng, phòng kinh doanh

Mục tiêu: tối đa hóa doanh thu

Trên thực tế, một trung tâm thuần túy về doanh thu rất ít tồn tại Thông thường, các cấp quản lý thường vẫn phải làm kế hoạch và kiểm soát một số chi phí thực tế phát sinh trong trung tâm doanh thu

2.3 Trung tâm lợi nhuận

Khái niệm: là các bộ phận chịu trách nhiệm cả về doanh thu và chi phí Trung tâm lợi nhuận thường gắn với nhà quản lý cấp trung Nhà quản lý chịu trách nhiệm về lợi nhuận hay chính là chênh lệch giữa đầu ra và đầu vào cho hoạt động của trung tâm

Do đó, nhà quản lý cũng có quyền quyết định với cả các yếu tố đầu vào và đầu ra của trung tâm

Ví dụ: cửa hàng bán lẻ, cửa hàng phân phối sản phẩm…

Mục tiêu: Mục tiêu hướng tới của các trung tâm này là tối đa hóa lợi nhuận

Trang 5

2.4 Trung tâm đầu tư

Khái niệm: là các đơn vị chịu trách nhiệm cho việc sử dụng vốn đầu tư của doanh nghiệp Trung tâm đầu tư thường gắn với nhà quản lý cấp cao Quản lý đơn vị được quyền ra quyết định cũng như chịu trách nhiệm về việc sử dụng nguồn vốn đầu tư, doanh thu ghi nhận và chi phí phát sinh

Ví dụ: Chi nhánh, công ty con, dự án đầu tư…

Mục tiêu: tối đa hóa lợi nhuận tạo ra từ khoản đầu tư

3 Đánh giá hiệu quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm

Có hai tiêu chí để đo lường mức độ hoàn thành một trung tâm trách nhiệm là hiệu quả

và kết quả Ở đây ta hiểu hiệu quả là tỷ lệ giữa đầu ra so với đầu vào của trung tâm trách nhiệm Nói cách khác, đó chính là tỷ lệ giữa kết quả thực tế đạt được với nguồn lực thực tế mà trung tâm đã sử dụng để tạo ra kết quả đó Trong khi đó kết quả được hiểu là mối quan hệ giữa đầu ra của một trung tâm trách nhiệm với mục tiêu của trung tâm đó Đây chính là mức độ hoàn thành mục tiêu của trung tâm trách nhiệm Đánh giá trách nhiệm quản trị của các cấp quản lý các trung tâm trách nhiệm bằng cách lấy kết quả thực hiện của các trung tâm trách nhiệm, so sánh đối chiếu với số liệu dự toán ban đầu trên cả hai mặt hiệu quả và kết quả Do đầu ra và đầu vào của mỗi trung tâm trách nhiệm khác nhau, vì vậy các chỉ tiêu đo lường cho từng loại trung tâm cũng khác nhau

3.1 Đánh giá thành quả của trung tâm chi phí

- Chỉ tiêu đánh giá

+ Các chỉ tiêu kết quả thường dùng để đo lường đó là : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, giá thành sản phẩm

+ Các chỉ tiêu hiệu quả thường dùng để đo lường đó là : việc thực hiện định mức tiêu hao nguyên vật liệu, tỷ lệ sản phẩm hỏng

- Thành quả đánh giá: Trung tâm chi phí được chia thành hai loại là trung tâm chi phí định mức và trung tâm chi phí tự do

- Trung tâm chi phí định mức:

+ Trung tâm có hoàn thành được kế hoạch sản lượng sản xuất trên cơ sở đảm bảo đúng thời hạn và tiêu chuẩn kỹ thuật qui định

+ Chi phí thực tế với chi phí định mức

- Trung tâm chi phí tự do:

Trang 6

+ Đối chiếu giữa chi phí thực tế phát sinh và dự toán ngân sách đã được phê duyệt

+ So sánh giữa tỷ lệ chi phí trên doanh thu thực tế so với tỷ lệ chi phí trên doanh thu dự toán

3.2 Đánh giá thành quả của trung tâm doanh thu

- Chỉ tiêu đánh giá

+ Các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá kết quả của trung tâm doanh thu bao gồm : sản lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ, doanh thu bán hàng thực hiện trong kỳ, doanh thu bán hàng trong kỳ so với doanh thu dự toán

+ Để đánh giá hiệu quả của trung tâm hay đánh giá thành quả quản lý của các nhà quản trị tại trung tâm doanh thu thì ta phải xem xét tình hình thực hiện dự toán trên cơ sở so sánh chi phí hoạt động thực tế so với chi phí dự toán đã lập

- Thành quả đánh giá

+ Về mặt hiệu quả thường được đánh giá thông qua việc hoàn thành dự toán tiệu thụ

+ Về mặt hiệu năng được đánh giá dựa vào việc kiểm soát sự gia tăng chi phí trong mối quan hệ với doanh thu, đảm bảo tốc độ của doanh thu tăng nhanh hơn so với tốc độ của chi phí nhằm đảm bảo một hiệu suất lợi nhuận trên doanh thu

3.3 Đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận

- Chỉ tiêu đánh giá

+ Trách nhiệm của nhà quản trị ở trung tâm lợi nhuận là tổ chức hoạt động kinh doanh sao cho lợi nhuận đạt được là cao nhất Để đánh giá kết quả của trung tâm lợi nhuận, chúng ta cần đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu lợi nhuận, giá bán và lượng bán Chỉ tiêu đánh giá kết quả ở trung tâm lợi nhuận

có thể là : lợi nhuận đạt được trong kỳ, lợi nhuận tính trên đơn vị sản phẩm, + Ở khía cạnh hiệu quả, do có thể lượng hóa được bằng tiền cả đầu ra và đầu vào, nên hiệu quả hoạt động của trung tâm lợi nhuận có thể đo lường bằng các chỉ tiêu: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu; tỷ suất doanh thu trên chi phí…

- Thành quả đánh giá

+ Về mặt hiệu quả thường được đánh giá thông qua việc đảm bảo mức lợi nhuận

+ Về mặt hiệu năng được đánh giá dựa vào việc đảm bảo được sự gia tăng tốc

độ lợi nhuận cao hơn sự gia tăng tốc độ về vốn

Trang 7

3.4 Đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư

- Chỉ tiêu đánh giá: Các chỉ tiêu cơ bản thường được sử dụng để đánh giá trung tâm

đầu tư là: Tỷ suất hoàn vốn đầu tư (ROI); Lãi thặng dư (RI)

- Thành quả quả đánh giá

+ Về hiệu quả thường được đánh giá tương tự như trung tâm lợi nhuận

+ Về mặt hiệu năng được đánh giá dựa vào các chỉ tiêu ROI, RI,…để so sánh giữa lợi nhuận đạt được với giá trị tài sản đã đầu tư vào trung tâm

4 Ví dụ về các cách đánh giá hiệu quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm

4.1 Trung tâm chi phí

Báo cáo thành quả CPSX tại công trình Hoa viên nghĩa trang nhân dân Kiên Giang

(Nguồn: công ty Xây Dựng Thủy Lợi Bá Phúc)

C.TRÌNH: HOA VIÊN

NGHĨA TRANG NHÂN

DÂN KIÊN GIANG

Chi phí thi công dự kiến/ Tháng

(đvt: đ)

Chi phí

thực tế

Chênh lệch

DTXD: Thời gian thi công: 17

Tháng (từ ngày 2/1/2016 đến

1/6/2017)

Tháng 1- tháng 5/2016

….

TỔNG

Tháng 1- tháng 5/2016

1- CHI PHÍ TRỰC TIẾP 1,858,953,87 36,723,235,129 1,698,912,715 (160,041,162)

1.1

Những công tác giao

thầu cho thầu phụ 458,976,214 12,182,555,744 418,051,504 (40,924,710)

1.2

Những công tác mua

vật tư thiết bị 460,452,149 19,145,204,038 427,970,965 (32,481,184)

1.3 Giao thầu phát

sinh

-

1,726,875,347

1.4 Chi phí khác (Công tác

chuẩn bị)

939,525,514

3,668,600,000

852,890,246 (86,635,268)

Trang 8

1 Lương Gián

tiếp

750,000,000 1,953,600,000 721,862,152 (28,137,848)

2 Văn phòng,

… ………

………

………

……

………

……….

………

2 - CHI PHÍ LÃI VAY

82,234,452

732,533,410

80,441,547 (1,792,905)

3- CHI PHÍ QUẢN LÝ

DOANH NGHIỆP

25,000,000 1,174,777,888 14,422,308 (10,577,692)

4.2 Trung tâm doanh thu

Báo cáo dự trù doanh thu công trình Hoa viên nghĩa trang nhân dân Kiên Giang tháng

5/ 2016 (Nguồn: Công ty thủy lợi Bá Phúc tỉnh Kiên Giang)

Giá trị hợp

đồng

(đồng)

Giá trị lấy

Claim

(đồng)

1 Đợt 1

3,915,926,295 3,915,926,29

5 Tạm ứng hợp đồng

10.00%

Trang 9

2 Đợt 2

T10/2016

712,728,883 712,728,883

Tạm ứng khối lượng

2.00%

3 Đợt 3

T11/2016

594,581,877 594,581,877

Tạm ứng khối lượng

1.00%

4 Đợt 4 T12/2016 513,537,960 513,537,960

Tạm ứng khối lượng

1.00%

CỘNG

39,159,262,94

39,159,262,9

45

Giá trị trước thuế

TB/ tháng

4,894,907,86

4,894,907,8

8

Trang 10

4.3 Trung tâm lợi nhuận

4.4 Trung tâm đầu tư

Ví dụ 1: Báo cáo thành quả dựa trên RI

Ví dụ 2: Lợi nhuận còn lại của bộ phận chế biến thực phẩm công ty S

Trang 11

Ví dụ 2 cho thấy rằng đầu tư vào thiết bị mới, lợi nhuận còn lại của bộ phận chế biến thực phẩm sẽ tăng thêm 20 triệu đồng

II BÀI TẬP KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM

1 Bài tập tự luận

Đề bài: Công ty NH kinh doanh 2 dịch vụ là gara ô tô và Phụ tùng ô tô Trong dịch vụ Gara

ô tô có 2 bộ phận kinh doanh nhỏ đó là Sơn xe ô tô và rửa xe ô tô Các số liệu do kế toán tập hợp trong kì như sau: (đvt: 1.000đ)

Yêu cầu:

Hãy lập các báo cáo bộ phận theo từng cấp quản trị

Số liệu của toàn công ty:

Chỉ tiêu Dịch vụ Gara ô tô Dịch vụ Phụ tùng ô tô

Các số liệu của dịch vụ Gara ô tô:

Chỉ tiêu Sơn xe ô tô Rửa xe ô tô

Trang 12

1 Doanh thu tiêu thụ 160.000 40.000

Giải

- Báo cáo bộ phận công ty NH:

Chỉ tiêu Dịch vụ Gara ô

Dịch vụ Phụ tùng ô Tổng

- Báo cáo dịch vụ Gara ô tô:

Chỉ tiêu Sơn xe ô tô Rửa xe ô tô Tổng

Trang 13

4 Định phí bộ phận 25.000 7.000 32.000

2 Bài tập trắc nghiệm

1 Báo cáo bộ phận hay còn gọi là báo cáo kết quả kinh doanh bộ phận phản ánh:

a Doanh thu của phòng kinh doanh

b Chi phí bộ phận bán hàng

c Chi phí bộ phận sản xuất

d Doanh thu, chi phí và kết quả của từng bộ phận

2 Câu nào sau đây đúng ?

a Trung tâm chi phí là một trung tâm trách nhiệm mà nhà quản lý chỉ có quyền kiểm soát sự phát sinh của chi phí, không có quyền điều hành lợi nhuận

và vốn đầu tư

b Trung tâm chi phí là một trung tâm trách nhiệm mà nhà quản lý có quyền kiểm soát sự phát sinh của chi phí, lợi nhuận và vốn đầu tư

c Trung tâm chi phí là một trung tâm trách nhiệm mà nhà quản lý có quyền kiểm soát sự phát sinh của chi phí và vốn đầu tư

d Trung tâm chi phí là một trung tâm trách nhiệm mà nhà quản lý chỉ có quyền kiểm soát sự phát sinh của chi phí và lợi nhuận

3 Câu nào sau đây đúng ?

a Trung tâm lợi nhuận là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý có quyền kiểm soát cả vốn đầu tư và lợi nhuận nhưng không có quyền điều hành sự phát sinh của chi phí

b Trung tâm lợi nhuận là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý có quyền kiểm soát cả chi phí và vốn đầu tư nhưng không có quyền điều hành hiệu quả của vốn đầu tư

c Trung tâm lợi nhuận là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý có quyền kiểm soát cả chi phí và lợi nhuận nhưng không có quyền điều hành sự phát sinh của vốn đầu tư

d Trung tâm lợi nhuận là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý chỉ có quyền kiểm soát chi phí

4 Chỉ tiêu cho biết sau một kỳ hoạt động kinh doanh hoặc kỳ vọng cho kỳ tới, doanh nghiệp đầu tư 1 đồng vốn thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận là chỉ tiêu:

a ROS

b ROI

c ROA

Trang 14

d ROE

5 Đâu là ưu điểm của ROI trong các ưu điểm dưới đây:

a Khuyến khích các nhà quản lý tập trung vào mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí và vốn đầu tư

b Khuyến khích các nhà quản lý tập trung vào hiệu năng của chi phí

c Khuyến khích các nhà quản lý tập trung vào hiệu năng của TS

d Tất cả đáp án trên

6 Công thức tính ROI là?

a ROI = Lợi nhuận trước thuế/TS hoạt động bình quân

b ROI = Lợi nhuận thuần HĐKD/TS hoạt động bình quân

c ROI = Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản

d ROI = Lợi nhuận thuần HĐKD/Tổng tài sản

7 Nguyên tắc ra quyết định lý tưởng phụ thuộc vào:

a Chấp nhận dự án khi ROI khác 0

b Chấp nhận dự án nếu lãi suất vay > ROI

c Chấp nhận dự án nếu lãi suất vay < ROI

d Chấp nhận dự án khi ROI = 0

8 Nhận định nào KHÔNG đúng về tỷ lệ số dư bộ phận?

a Các bộ phận thu về 1 đồng doanh thu thì trong đó có bao nhiêu đồng lợi nhuận

b Là chỉ tiêu xác định hiệu quả kinh doanh của bộ phận

c Được xác định bằng lợi nhuận bộ phận chia cho doanh thu

d Được xác định bằng lợi nhuận góp chia cho doanh thu

9 Ưu điểm của lợi nhuận thặng dư là:

a Các nhà đầu tư chỉ cần tính RI mà không cần quan tâm đến chiến lược khác của toàn công ty

b RI dễ dàng tính toán hơn ROI

c RI giúp các nhà quản lý đầu tư không bao giờ lỗ

d RI khuyến khích các nhà quản lý chấp nhận các dự án đầu tư sinh lời mà lẽ

ra bị từ chối nếu áp dụng phương pháp ROI

10 Công thức tính RI?

a RI = EBIT - LN mong muốn tối đa

b RI = EBIT - LN mong muốn tối thiểu

c RI = EBIT - LN sau thuế

d RI = EBIT - LN trước thuế

Ngày đăng: 11/06/2024, 17:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w