Những biện pháp này sẽ được xây dựng dựa trên những thông tin chính xác và chi tiết thu thập từ phân tích tài chính, nhằm hỗ trợ quyết định chiến lược và quản lý tài chính của công ty mộ
Trang 1ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
TNHH VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI TÂN ĐẠT
Giảng viên hướng dẫn : TS Đỗ Thị Vân Dung
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo khoa Kinh tế - Đô thị đã tận tình truyền đạt cho em những kiến thức quan trọng, cần thiết Đặc biệt, em xin được gửi lời cảm
ơn chân thành đến cô giáo T.S Đỗ Thị Vân Dung, Cô không chỉ là người trực tiếp giảng dạy em một số môn học chuyên ngành trong thời gian học tập tại trường, mà còn tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, hỗ trợ cho em trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện Khóa luận này Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc công ty TNHH vận tải Tân Đạt đã tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành Khóa luận của mình
Trong suốt quá trình thực hiện Khóa luận, do còn nhiều hạn chế về mặt kiến thức và thời gian nên không thể tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, em kínhmong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý của các thầy cô để bài Khóa luận được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là chuyên đề thực tập của mình dưới sự hướng dẫncủa Tiến sĩ Đỗ Thị Vân Dung, không có sự sao chép nguyên bản từ bất cứ luậnvăn, nghiên cứu hay chuyên đề nào khác Các số liệu trung thực, những kết luậntrong chuyên đề chưa được công bố ở bất kỳ tài liệu nào
Mọi sự sao chép không hợp lệ, vi phạm quy định của khoa em xin hoàntoàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, tháng 11 năm 2023Sinh viên
Triệu Tuấn Anh
Trang 4Giá vốn hàng bánHàng tồn khoThu nhập doanh nghiệpTrách nhiệm hữu hạnTài sản lưu độngTài sản dài hạnTài sản ngắn hạnTài sản cố địnhVốn chủ sở hữuVốn lưu độngVốn lưu động thường xuyên
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đã trải qua nhiều chuyển biến quan trọng với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, nâng nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển trong hệ thống nền kinh tế thị trường mở cửa và liên kết với nhiều quốc gia trên toàn cầu Điều này đặt ra thách thức đối với các nhà đầu
tư, đòi hỏi họ phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định đầu tư vào một lĩnh vực kinh doanh cụ thể, với hy vọng đạt được lợi nhuận cao và doanh thu tốt nhất
Để đạt được mục tiêu này, việc phân tích tài chính là quan trọng, đòi hỏi
sự đầu tư về nguồn lực, nghiên cứu, và đưa ra chiến lược, chính sách, và giải pháp đúng đắn Việc phân tích tài chính là trọng tâm quan trọng nhằm cải thiện tình hình kinh doanh và đưa doanh nghiệp đến thành công
Phân tích tình hình tài chính không chỉ giúp họ hiểu rõ vấn đề mà còn giúp
họ đề xuất những giải pháp và chiến lược hợp lý Điều này làm cho công tác quản lý trở nên hiệu quả, giúp doanh nghiệp thích ứng với môi trường kinh doanh biến động
Nhận thức về tầm quan trọng của việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, thông qua việc tích lũy kiến thức trong thời gian học tập và thực tập tại Công ty TNHH Vận Tải và Thương Mại Tân Đạt, em quyết định chọn đề tài "Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Vận Tải và Thương Mại Tân Đạt" Đây là cơ hội để em áp dụng kiến thức lý thuyết đã học vào thực
tế, góp phần cải thiện và đưa ra những giải pháp hữu ích để doanh nghiệp phát triển bền vững trong môi trường kinh doanh khó khăn
Trang 72 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát:
Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu là xác định và đánh giá những nhân tố ảnhhưởng trực tiếp và gián tiếp đến tình hình tài chính của công ty TNHH vận tải vàthương mại Tân Đạt
Qua quá trình phân tích, đưa ra các biện pháp quản lý tài chính hiệu quả nhằm cải thiện và duy trì tình hình tài chính ổn định trong tương lai Những biện pháp này sẽ được xây dựng dựa trên những thông tin chính xác và chi tiết thu thập từ phân tích tài chính, nhằm hỗ trợ quyết định chiến lược và quản lý tài chính của công ty một cách khoa học và bền vững
Mục tiêu cụ thể
Phân tích các chỉ số tài chính thông qua báo cáo tài chính
Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của công ty
Phân tích hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của công ty
Phân tích các xu hướng biến động của các khoản mục tài sản và nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán
Đánh giá tình hình tài chính của công ty
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng:
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là tình hình tài chính của Công ty TNHH vận tải và thương mại Tân Đạt với các cơ sở dữ liệu từ Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian:
Trang 8Phân tích báo cáo tài chính của Công ty TNHH vận tải và thương mại TânĐạt trong giai đoạn từ 2020 - 2022
- Phạm vi không gian:
Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH vận tải và thương mại Tân Đạt
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu:
- Thu nhập số liệu thông qua báo cáo tài chính bao gồm báo cáo tài chính hoạtđộng kinh doanh , quy mô vốn, doanh thu của Công ty TNHH vận tải vàthương mại Tân Đạt trong các năm 2020, 2021, 2022
Phương pháp so sánh
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp so sánh
- So sánh kì này với kì trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính, ta thấyđược tình hình tài chính được cải thiện hay xấu đi như thế nào để có biệnpháp can thiệp kịp thời
- So sánh giữa các đơn vị hoặc ngành nghề: Nhằm xác định vị thế của doanhnghiệp trong ngành và so sánh với đối thủ cạnh tranh bằng cách so sánh cácchỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp với ngành nghề hoặc các đối thủ cùngkích cỡ để đánh giá về hiệu suất và cạnh tranh
- So sánh theo chiều dọc và ngang: So sánh chiều dọc (từng giai đoạn) và chiềungang (giữa các báo cáo tài chính) để hiểu về sự biến động cấu trúc và quan
hệ tỷ lệ giữa các chỉ tiêu
Phương pháp phân tích và tổng hợp
- Phương pháp Phân Tích Tổng Quát:
Trang 9Mục tiêu: Đánh giá toàn diện về tình hình tài chính của doanhnghiệp.
Phương pháp: Phân tích các chỉ tiêu tổng quát như tổng doanhthu, lợi nhuận gộp, lợi nhuận sau thuế để hiểu về quy mô và hiệusuất chung của doanh nghiệp
- Phương pháp Phân Tích Tỷ Lệ:
Mục tiêu: Đo lường và so sánh các tỷ lệ quan trọng giữa các chỉtiêu tài chính
Phương pháp: Tính và so sánh các tỷ lệ như tỷ lệ lợi nhuận gộp,
tỷ lệ sinh lời, tỷ lệ thanh toán nợ, giữa các kỳ kế toán để đánh giámối quan hệ giữa các chỉ tiêu
- Phương pháp So Sánh theo Giai Đoạn Kế Toán:
Mục tiêu: Phân tích sự biến động và phát triển của doanh nghiệpqua các giai đoạn kế toán
Phương pháp: So sánh dữ liệu tài chính giữa các giai đoạn kếtoán để xác định xu hướng, tốc độ tăng trưởng hoặc giảm giảmtrong hoạt động kinh doanh
- Phương pháp Phân Tích Sự Biến Động Cơ Cấu:
Mục tiêu: Hiểu rõ về cơ cấu của các khoản mục trong báo cáo tàichính
Phương pháp: Phân tích sự biến động về cơ cấu của doanhnghiệp qua các giai đoạn, xác định sự thay đổi trong quy mô vàphân phối vốn
- Phương pháp Phân Tích Dupont:
Trang 10Mục tiêu: Phân rã lợi nhuận để hiểu rõ hơn về nguồn gốc của lợinhuận.
Phương pháp: Sử dụng mô hình Dupont để phân tích lợi nhuậnthành các thành phần như lợi nhuận gộp, tỷ lệ quay vòng tài sản,
và đòn bẩy tài chính
- Phương pháp Phân Tích Tương Quan và Tương Quan Hệ:
Mục tiêu: Xác định mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính.Phương pháp: Sử dụng các phương pháp thống kê để đo lườngmức độ tương quan giữa các biến số và hiểu về tương quan giữachúng
5 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan ( bổ sung sau )
6 Kết cấu của khoá luận:
Ngoài phần mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục chữviết tắt, phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp
- Chương 2 : phân tích thực trạng tình hình tài chính tại công ty TNHH vận tải
và thương mại Tân Đạt
- Chương 3: một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH vận tải và thương mại Tân Đạt
Trang 11CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1 Tổng quan phân tích tài chính doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm phân tích tài chính ( Financial Analysis )
“ Financial analysis is a tool of financial management It consists of the evaluation of the financial condition and operating performance of a business firm, an industry, or even the economy, and the forecasting of its future condition and performance It is, in other words, a means for examining risk and expected return.” – Tạm dịch “ Phân tích tài chính là một công cụ quản trị tài chính Nó bao gồm việc đánh giá tình hình tài chính và hiệu suất hoạt động của một doanh nghiệp, một ngành công nghiệp, hoặc thậm chí là cả nền kinh tế, cũngnhư dự báo tình hình và hiệu suất tương lai của chúng Nó, nói cách khác, là một
phương tiện để xem xét rủi ro và lợi nhuận dự kiến” (Nguồn: giáo trình
"Analysis for Financial Management" - Tác giả: FRANK J FABOZZI
(2003),tr5)
“ Phân tích tài chính là tổng thể các phương pháp được sử dụng để đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, giúp cho nhà quản lý đưa ra được quyết định quản lý chuẩn xác và đánh giá được doanh nghiệp, từ đó giúp những đối tượng quan tâm đi tới những dự đoán chính xác chính xác về mặt tài chính của doanh nghiệp, qua đó có các quyết định phù hợp với lợi ích của chính họ”
(Nguồn: giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, Nguyễn Trọng Cơ (2008),tr5).
1.1.2 Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình sử dụng các khái niệm, phương pháp, và công cụ để thu thập, xử lý thông tin nhằm đánh giá tình hình tàichính tổng thể của một doanh nghiệp Đồng thời, phân tích này giúp đánh giá rủi
ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó
Trang 12Ngoài ra,phân tích tình hình tài chính còn là cơ sở để lập dự báo và kế hoạch tài chính, xác định mục tiêu kinh doanh để đánh giá năng lực và vị thế tài chính của doanh nghiệp trong tương lai Trên cơ sở của những thông tin này, doanh nghiệp có thể đề xuất các biện pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững.
1.1.3 Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp
Mục tiêu cốt lõi của quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp là tạo ra một cái nhìn sâu sắc và toàn diện về hiệu suất tài chính của doanh nghiệp Việc này không chỉ hướng đến việc đánh giá sự thành công trong việc sinh lời, mà còntập trung vào việc đo lường và đánh giá chi tiết về tình hình tài chính
Các mục tiêu cụ thể bao gồm:
Đánh giá hiệu suất kinh doanh và phân tích lợi nhuận
Phân tích tài chính là một công cụ quan trọng để đánh giá hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp, không chỉ qua khía cạnh lợi nhuận mà còn thông qua hiệu suất hoạt động Bằng cách này, có thể xác định rõ khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong quá khứ và hiện tại, tạo ra một cái nhìn toàn diện về tình hình kinh doanh
Đo lường tình hình tài chính và năng lực thanh toán
Phân tích tài chính giúp xác định khả năng thanh toán của doanh nghiệp, năng lực tài chính và cấu trúc vốn Thông qua việc đo lường các chỉ số tài chính qua đó hiểu rõ hơn về tài chính của doanh nghiệp, từ đó có cơ sở để đưa ra quyết định về chiến lược tài chính
Dự Báo tương lai, chuẩn bị cho thách thức và cơ hội
Bằng việc sử dụng dữ liệu trong quá khứ , phân tích tài chính không chỉ giúp dự đoán xu hướng mà còn đưa ra các kịch bản phát triển tương lai Điều này
hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn bị cho những thách thức và cơ hội, làm nền tảng cho quá trình lập kế hoạch và ra quyết định chiến lược
Hỗ trợ quyết định quản lý và thu hút đầu tư
Trang 13Thông qua cung cấp thông tin chi tiết, phân tích tài chính hỗ trợ quản lý trong quá trình đưa ra quyết định về chiến lược kinh doanh, đầu tư và quản lý rủi
ro Đồng thời, nó cũng tăng cường uy tín của doanh nghiệp, thu hút đầu tư và tài trợ từ nhà đầu tư và ngân hàng
Giám sát tình hình tài chính và so sánh cạnh tranh
Phân tích tài chính giúp doanh nghiệp theo dõi sự biến động trong tình hình tài chính, đảm bảo sự ổn định và thúc đẩy phát triển bền vững Đồng thời,
so sánh kết quả với đối thủ giúp đánh giá vị thế của doanh nghiệp trong ngành
Phát hiện vấn đề và cơ hội
Phân tích tài chính không chỉ giúp nhận diện vấn đề tiềm ẩn mà còn làm nổi bật các cơ hội có thể được tận dụng Điều này cho phép doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả, đồng thời duy trì sự linh hoạt trong môi trường kinh doanh biến động
Nhìn chung, phân tích tài chính không chỉ là công cụ đo lường mà còn là nguồn thông tin quan trọng để doanh nghiệp hiểu rõ về bản chất và động lực của tình hình tài chính, từ đó đưa ra những quyết định thông minh và có chiều sâu vềchiến lược tài chính
1.1.4 Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp
Đối với nhà quản trị doanh nghiệp
Quyết định chiến lược và kế hoạch tương lai: Phân tích tài chính cung cấp
cho nhà quản trị cái nhìn tổng quan về sức khỏe tài chính của doanh nghiệp Dựatrên những thông tin này, họ có thể đưa ra quyết định chiến lược và kế hoạch tương lai để đảm bảo sự bền vững và phát triển
Tối ưu hoá cấu trúc vốn: Hiểu rõ về cấu trúc vốn giúp nhà quản trị quyết
định về tối ưu hóa nguồn lực tài chính, từ việc chọn lựa giữa vốn tự có và vốn vay, đến việc xác định mức độ nợ phù hợp
Với các nhà đầu tư
Đánh giá hiệu suất và tình hình tài chính định kỳ: Phân tích tài chính cung
cấp những chỉ số và dữ liệu quan trọng để nhà đầu tư đánh giá hiệu suất kinh
Trang 14doanh và tình hình tài chính định kỳ của doanh nghiệp Điều này giúp họ đưa ra quyết định đầu tư thông minh và chiến lược tối ưu.
Đo lường rủi ro và sinh lời: Bằng cách đánh giá các chỉ số tài chính, nhà
đầu tư có thể đo lường rủi ro và đánh giá khả năng sinh lời, từ đó định hình chiếnlược đầu tư và xác định mức độ an toàn của đầu tư
Đối với các nhà cho vay
Đánh giá khả năng tín dụng và thanh toán: Phân tích tài chính hỗ trợ nhà
cho vay đánh giá khả năng tín dụng của doanh nghiệp và mức độ thanh khoản Thông tin này quyết định việc cung cấp vốn và đặt điều kiện vay
Kiểm soát rủi ro cho vay: Hiểu rõ về tình hình tài chính của doanh nghiệp
giúp nhà cho vay kiểm soát rủi ro, đưa ra các điều kiện vay phù hợp và tối ưu cho cả hai bên
Đối với cơ quan nhà nước và người làm công
Kiểm soát tuân thủ và quản lý chính sách: Phân tích tài chính là công cụ
quan trọng để cơ quan nhà nước kiểm soát tuân thủ của doanh nghiệp đối với cácchính sách và quy định tài chính Nó giúp đảm bảo sự minh bạch và tính đúng đắn trong báo cáo
Quyết định tham gia: Người làm công có thể sử dụng thông tin từ phân
tích tài chính để hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp, đồng thời đưa ra quyết định tham gia vào các chính sách và quyết định tài chính của doanh nghiệp
1.2 Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.1 Thông tin ngành kinh tế
Thông tin theo ngành kinh tế là những dữ liệu và chi tiết liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mang đặc điểm và ảnh hưởng của ngành kinh tế cụ thể mà doanh nghiệp hoạt động trong đó Thông tin này bao gồm những đặc điểm đặc trưng của ngành, từ quy trình sản xuất đến sản phẩm, cũng như yếu tố kỹ thuật mà doanh nghiệp cần áp dụng Nó còn liên quan đến
Trang 15cấu trúc sản xuất có tác động đến khả năng sinh lời, quy luật vòng quay vốn, tương tác với chu kỳ kinh tế và sự phát triển của thị trường, cũng như triển vọng phát triển trong tương lai Đây là những thông tin quan trọng giúp đánh giá và hiểu sâu hơn về môi trường kinh doanh cụ thể mà doanh nghiệp đang hoạt động.
1.2.2 Thông tin tài chính doanh nghiệp
Thông tin tài chính doanh nghiệp bao gồm các dữ liệu liên quan đến chiến lược kinh doanh, sổ sách kế toán chi tiết của doanh nghiệp trong từng giai đoạn, thông tin về hiệu suất và kết quả kinh doanh, cũng như tình hình tạo lập, phân phối và sử dụng vốn, cùng với khả năng thanh toán của doanh nghiệp Tất cả những thông tin này được chứng minh và thể hiện một cách đầy đủ qua các báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Báo cáo tài chính thường bao gồm nhiều thành phần như Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, và thuyết minh báocáo tài chính Những tài liệu này cung cấp cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ việc quản lý nguồn lực đến đạt được kết quả kinh doanh Nhờ vào những báo cáo này, cơ quan quản lý, nhà đầu tư, và các bên liên quan có thể đánh giá mức độ hiệu quả và ổn định của doanh nghiệp trong quá trình quản lý và phát triển
1.2.2.1 Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán (Balance Sheet) là một trong những báo cáo tài chính quan trọng nhất của một doanh nghiệp Bảng cân đối kế toán thường được xem xét tại một thời điểm cụ thể và phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm đó Dưới đây là những thông tin cơ bản và ý nghĩa của bảngcân đối kế toán:
Nguyên Tắc Cân Đối:
Bảng cân đối kế toán tuân theo nguyên tắc cân đối, tức là tổng tài sản bằngtổng nguồn vốn
Dữ liệu cơ bản trong bảng cân đối kế toán bao gồm:
Trang 16Tài Sản (Assets): Liệt kê tất cả các tài sản của doanh nghiệp, bao gồm tài
sản dài hạn (như tài sản cố định) và tài sản ngắn hạn (như hàng tồn kho và các tài sản thanh toán ngay)
Nguồn Vốn (Liabilities): Bao gồm nghĩa vụ và khoản nợ của doanh
nghiệp, được phân chia thành nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn
Vốn Chủ Sở Hữu (Owner's Equity): Thể hiện số lượng vốn mà chủ sở
hữu đầu tư vào doanh nghiệp
Các Phần Cụ Thể trong Bảng Cân Đối Kế Toán:
Tài Sản Dài Hạn: Bao gồm tài sản cố định như máy móc, thiết bị, và tài
sản không hóa đơn vị (như quyền sử dụng đất)
Tài Sản Ngắn Hạn: Bao gồm tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt
trong thời kỳ ngắn hạn, chẳng hạn như hàng tồn kho
Nguồn Vốn Dài Hạn: Bao gồm nghĩa vụ dài hạn như khoản vay dài hạn Nguồn Vốn Ngắn Hạn: Bao gồm nghĩa vụ ngắn hạn như các khoản nợ
phải trả trong vòng một năm
Bảng 1.1: Bảng cân đối kế toán (Nguồn: dautuxuhuong.com)
Bảng cân đối kế toán cung cấp thông tin quan trọng :
Trang 17 Giúp người đọc hiểu được cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và mức độ rủi ro và khả năng sinh lời.
Là cơ sở cho nhiều quyết định tài chính, đặc biệt là đánh giá khả năng thanh toán và ổn định tài chính
Là nguồn thông tin quan trọng để phân tích hiệu suất tài chính, đánh giá
cơ cấu vốn, và đưa ra dự báo tương lai
1.2.2.2 Báo cáo kết quả hoạt động hoạt động kinh doanh
Báo cáo Kết quả Hoạt động Kinh doanh, một trong những báo cáo tài chính quan trọng nhất của doanh nghiệp, đóng vai trò phản ánh về số liệu tài chính, giúp doanh nghiệp nhìn nhận về hiệu suất và khả năng sinh lời của doanh nghiệp mình trong một khoảng thời gian nhất định
Báo cáo này không chỉ cung cấp cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính
mà còn giúp đánh giá hiệu quả quản lý, khả năng tự chủ tài chính, và tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp đối với cộng đồng và nền kinh tế Thông thường, báo cáo tài chính được chia thành 3 phần:
Lãi, lỗ - Hiệu suất kinh doanh
Trong phần này, doanh nghiệp tổng hợp thông tin về doanh thu, chi phí, và lãi(hoặc lỗ) từ hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính Chi tiết về doanh thu giúp đánh giá hiệu suất bán hàng và thị trường của doanh nghiệp Giá vốn hàng bán đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực và chất lượng quản lý sản xuất Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh và chi phí quản lý doanh nghiệp tiếpcận khía cạnh chi tiết của quá trình quản lý
Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước
Phần này không chỉ thể hiện các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đối với Nhà nước mà còn phản ánh trách nhiệm xã hội và tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp trong cộng đồng Bạn có thể tìm thấy các chi tiết về thuế, bảo hiểm, và các khoản chi phí khác như kinh phí hoạt động công đoàn
Thuế giá trị gia tăng
Trang 18Trong phần này, doanh nghiệp mô tả cách nó quản lý và xử lý thuế giá trị gia tăng (VAT) được khấu trừ, được hoàn lại, miễn giảm Thông tin này phản ánh khả năng quản lý tài chính và thể hiện mức độ tuân thủ với quy định thuế.
1.2.2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (còn được gọi là Bảng lưu chuyển tiền tệ ) là một trong các báo cáo tài chính quan trọng của doanh nghiệp Báo cáo này giúp theo dõi và hiểu rõ về nguồn gốc và sử dụng của tiền mặt và tương đương tiền mặt trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một kỳ kế toán
Phương trình cân đối của dòng tiền trong doanh nghiệp:
Tiền tồn đầu kì + Tiền thu trong kỳ = Tiền chi trong kỳ + Tiền tồn cuối kỳ
Những luồng vào ra của tiền và các khoản coi như tiền được tổng hợp thành ba nhóm: lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính và lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư
Bảng lưu chuyển tiền tệ thường chia thành ba phần chính:
Hoạt Động Kinh Doanh (Operations):
Thể hiện lưu chuyển tiền từ các hoạt động chính của doanh nghiệp, như
bán hàng, mua hàng, thanh toán cho nhà cung cấp và thu từ khách hàng Phần này giúp đánh giá khả năng sinh lời và quản lý nguồn lực từ hoạt động kinh doanh cốt lõi
Hoạt Động Đầu Tư (Investing):
Liên quan đến lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư, chẳng hạn như mua bán tài sản cố định, đầu tư vào công ty con hoặc rút vốn từ những đầu tư trước đó Phần này thường phản ánh chiến lược đầu tư của doanh nghiệp
Hoạt Động Tài Chính (Financing):
Bao gồm lưu chuyển tiền từ các hoạt động tài chính, như vay và trả nợ, phát hành cổ phiếu, chi trả cổ tức Phần này thể hiện cách doanh nghiệp tàitrợ và quản lý cấu trúc vốn
Trang 191.2.2.4 Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính là một phần quan trọng của báo cáo tài chính doanh nghiệp Nó cung cấp giải thích, giải mã các thông tin và số liệu chứa đựng trong các bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền, và các báo cáo tài chính khác Mục tiêu chính của thuyết minh
là giúp độc giả hiểu rõ hơn về ý nghĩa và ngữ cảnh của các số liệu tài chính.Thuyết minh báo cáo tài chính thường bao gồm các yếu tố sau:
- Mục Tiêu và Phạm Vi của Báo Cáo: Mô tả về mục đích chính của báo cáo tài chính và phạm vi của nó, bao gồm đối tượng sử dụng thông tin, định hình báocáo, và chuẩn mực tài chính áp dụng
- Nguyên Tắc Kế Toán: Giải thích các nguyên tắc kế toán và phương pháp đánh giá được sử dụng trong quá trình lập báo cáo tài chính Điều này bao gồm cả việc xác định giá trị hợp lý, việc chọn lựa nguyên tắc, và các thay đổi quan trọng (nếu có)
- Chính Sách Kế Toán Quan Trọng: Mô tả các chính sách kế toán quan trọng
mà doanh nghiệp áp dụng, như chính sách nhận diện doanh thu, xác định giá trị còn lại, và việc xử lý các sự kiện sau ngày kết thúc kỳ báo cáo
- Giải Thích Các Số Liệu Chi Tiết: Chi tiết giải thích về các số liệu và các khoản trong bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền, và báo cáo kết quả kinh doanh Giúp người đọc hiểu rõ hơn về nguyên nhân và ý nghĩa của từng khoản
- Thách Thức và Rủi Ro: Mô tả các thách thức, rủi ro, và cam kết quan trọng
mà doanh nghiệp đang đối mặt Cung cấp cái nhìn về khả năng ổn định và bền vững của doanh nghiệp
1.3 Quy trình thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp và các phương pháp phân tích
1.3.1 Các bước tiến hành phân tích tài chính
Tiến hành phân tích tài chính là giai đoạn triển khai, thực hiện các công việc
đã ghi ra trong kế hoạch Giai đoạn này thường bao gồm những công việc sau: