1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tình hình cung cầu giá cả giống gạo st25 việt nam thị trường trong và ngoài nước

41 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề TÌNH HÌNH CUNG-CẦU GIÁ CẢ GIỐNG GẠO ST25 VIỆT NAM THỊ TRƯỜNG TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
Tác giả Nguyễn Hoàng Vy, Mã Huỳnh Vĩnh Nghi, Ngô Thụy Bảo Trâm, Nguyễn Ngọc Tường Vy, Nguyễn Cảnh Khánh
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Thanh Triều
Trường học ĐẠI HỌC UEH
Chuyên ngành Kinh tế vi mô
Thể loại Tiểu luận Vi Mô
Năm xuất bản 2021
Thành phố TP Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 6,86 MB

Cấu trúc

  • 1. Đặt vấn đề (6)
  • 2. Vì sao vấn đề đáng quan tâm? (8)
  • 3. Kết cấu của đề tài (8)
  • CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT (9)
    • 1.1 Khái niệm (9)
    • 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cung, cầu (10)
      • 1.2.1 Ảnh hưởng đến cung (10)
      • 1.2.2 Ảnh hưởng của cầu (0)
    • 1.3 Cơ chế hình thành giá (14)
      • 1.3.1 Tình trạng thừa cung (dư thừa) (14)
      • 1.3.2 Tình trạng dư cầu (thiếu hụt) (14)
      • 1.3.3 Trạng thái cân bằng trên thị trường (15)
  • CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH CUNG-CẦU GIÁ CẢ GIỐNG GẠO ST25 VIỆT (16)
    • 2.1 Tổng quan về thị trường lúa gạo Việt Nam (16)
      • 2.1.1 Thị trường lúa gạo trong nước giai đoạn trước 2019 (0)
      • 2.1.2 Thị trường lúa gạo trong nước giai đoạn sau 2019 đến nay (22)
      • 2.1.3 Thành tựu to lớn của giống gạo ST25 – Đạt giải thưởng giống gạo ngon nhất thế giới 2019 (26)
    • 2.2 Lúa gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế cùng sự bùng nổ sản lượng xuất khẩu giống gạo ST25 (30)
      • 2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam (30)
      • 2.2.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo cho Việt Nam (31)
      • 2.2.3 So sánh thị trường lúa gạo trong những năm gần đây (0)

Nội dung

ST25 không chỉ được người tiêu dùng trongnước quan tâm mà còn có cơ hội mở rộng thị trường đến những quốc gia lớn trên thếgiới.Vì vậy Nhóm 13 chúng em đã chọn đề tài phân tích các biến k

Vì sao vấn đề đáng quan tâm?

Thị trường xuất khẩu gạo và cung cầu gạo là mối quan tâm của xã hội, đặc biệt là gạo ST25 sau thành công vang dội Việt Nam coi nông nghiệp là ngành kinh tế chủ lực, đóng góp lớn vào GDP và tạo việc làm Tuy nhiên, giá gạo biến động không ngừng và có nhiều tin đồn về tình hình thiếu hụt hoặc dư thừa gạo, ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Việt Nam (2019), khó khăn của gạo Việt Nam nằm ở việc tiếp cận thị trường, tiếp thị, tham gia chuỗi cung ứng gạo toàn cầu, xử lý tranh chấp quốc tế, đàm phán và ký kết hợp đồng.

Cuối cùng đó chính là gạo ST25 và câu chuyện bảo hộ thương hiệu sản phẩm của Việt Nam khi mà thời gian gần đây, gạo ST25 liên tiếp bị đăng ký thương hiệu tại Hoa Kỳ và Úc khiến câu chuyện càng trở nên nóng hơn về loại gạo ngon nhất thế giới này, hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều doanh nghiệp, cá nhân cấp thiết giành lại thương hiệu của mình tránh ảnh hưởng đến tình hình cung-cầu trong và ngoài nước.

Chính những lý do trên, ta cũng nhận thấy rằng quan hệ cung cầu về giống gạoViệt Nam nói chung và giống gạo ST25 nói riêng đang là vấn đề nóng bỏng được bàn luận trong các chương trình thời sự trong nước cũng như quốc tế và trên cả những bài báo thường nhật.

Kết cấu của đề tài

Phần 1: Lời mở đầu: Trình bày lý do chọn đề tài, giải thích vì sao đề tài là vấn đề đáng quan tâm cũng như kết cấu của đề tài.

Chương I Cơ sở lý thuyết

Chương II Tình hình cung - cầu giá cả giống gạo ST25 Việt Nam thị trường trong và ngoài nước

Chương III Một số chính sách, đề xuất cải thiện tình hình

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Khái niệm

Cung là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán có khả năng bán và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định.

Quy luật về cung : giá cả của hàng hóa tăng lên thì lượng cung tăng và ngược lại Cung sẽ bao gồm:

–Cung cá nhân (hay lượng cung): là lượng hàng hóa/dịch vụ người bán có khả năng và sẵn sàng bán ứng với một mức giá cụ thể, trong một khoảng thời gian nhất định Do đó, lượng cung chỉ có ý nghĩa khi gắn với một mức giá cụ thể.

–Cung thị trường: là Cung của nhiều cá thể đối với một mặt hàng trong một nền kinh tế

–Tổng cung: là Cung của nhiều cá nhân đối với nhiều mặt hàng trong nền kinh tế

Hình 1.1: Đồ thị cung Đường cung là đường đi lên từ trái qua phải thể hiện mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa giá và lượng cung.

Cầu là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn lòng mua tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định.

Quy luật cầu: khi giá hàng hóa tăng lên thì lượng cầu của mặt hàng đó giảm

–Cầu cá nhân (hay lượng cầu): là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ứng với một mức giá cụ thể, trong một khoảng thời gian nhất định Do đó, lượng cầu chỉ có ý nghĩa khi gắn với một mức giá cụ thể.

–Cầu thị trường: Cầu của nhiều cá thể đối với một mặt hàng trong một nền kinh tế chung

–Tổng cầu: Cầu của nhiều các cá nhân đối với nhiều mặt hàng trong nền kinh tế chung

Các yếu tố khác ảnh hưởng đến cầu ngoài giá cả: sở thích người tiêu dùng, giá cả hàng hóa liên quan, thu nhập, kỳ vọng kinh tế…

Theo quy luật cung cầu thì giá cả sẽ biến đổi đơn giản như sau:

Cung = Cầu: giá ổn định.

Cung > Cầu: giá cả giảm.

Cung < Cầu: giá cả tăng.

Do quy luật cung cầu nên giá cả luôn biến động liên tục trên thị trường Việc của các cơ quan quản lý là luôn kiểm soát giá cả ổn định, để theo kế hoạch tăng trưởng kinh tế chung.

Các nhân tố ảnh hưởng đến cung, cầu

1.2.1 Ảnh hưởng đến cung a Giá cả của hàng hóa - dịch vụ

Giá cả là một yếu tố quan trọng quyết định đến số lượng sản phẩm mà doanh nghiệp muốn sản xuất và cung cấp Nếu giá cả tăng lên, các doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận lớn hơn khi họ bán sản phẩm.

Giá cả sản phẩm tác động đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp Khi giá cả tăng cao, doanh nghiệp có động lực sản xuất nhiều hơn để hưởng lợi nhuận cao Điều này dẫn đến tăng sản lượng và nguồn cung hàng hóa Ngược lại, giá cả thấp làm giảm lợi nhuận, khiến doanh nghiệp giảm sản xuất và thậm chí dừng sản xuất, dẫn đến giảm nguồn cung Ngoài ra, giá của các yếu tố đầu vào như nhà xưởng, máy móc, lao động và nguyên vật liệu cũng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và hoạt động của doanh nghiệp.

Nếu giá của một trong các yếu tố đầu vào tăng lên thì chi phí sản xuất ra một đơn vị sản phẩm sẽ cao hơn và do đó doanh nghiệp sẽ tạo ra ít lợi nhuận hơn Trong trường hợp này doanh nghiệp sẽ phải giảm sản lượng của mình.

Ngược lại, nếu giá của các yếu tố đầu vào giảm xuống thì việc sản xuất kinh doanh sẽ lãi nhiều hơn và doanh nghiệp sẽ sản xuất nhiều sản phẩm hơn.

Do đó, cung của một hàng hóa tỉ lệ nghịch với giá cả của các yếu tố đầu vào được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa đó. c Công nghệ sản xuất cũng là một yếu tố quan trọng quyết định cung.

Sử dụng công nghệ sản xuất tiên tiến giúp tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm Điều này dẫn đến lợi nhuận cao hơn, từ đó doanh nghiệp có thể cung ứng nhiều sản phẩm hơn ra thị trường.

Số lượng sản phẩm mà bạn cung cấp hôm nay cũng có thể bị ảnh hưởng bởi kì vọng của bạn trong tương lai Ví dụ, nếu giá bán sản phẩm của bạn dự kiến sẽ tăng trong tương lai gần, thì bạn sẽ để lại một phần sản phẩm vào kho và hiện tại lượng sản phẩm đưa ra thị trường sẽ ít hơn. e Chính sách của chính phủ

Thuế suất cao sẽ làm chi phí sản xuất tăng lên, doanh thu của doanh nghiệp sẽ giảm và do đó doanh nghiệp sẽ giảm sản lượng Ngược lại, nếu chính phủ có các ưu đãi về thuế thì doanh thu của doanh nghiệp sẽ tăng lên và các công ty sẽ muốn sản xuất nhiều hơn.

1.2.2 Ảnh hưởng của cầu a Thu nhập

Nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ cũng phụ thuộc vào thu nhập của người dân.Thu nhập càng cao thì nhu cầu càng cao Tuy nhiên, ảnh hưởng của thu nhập đối với nhu cầu phụ thuộc vào loại hàng hóa được xem xét Nếu một hàng hóa cụ thể là một hàng hóa bình thường, thì thu nhập tăng dẫn đến tăng cầu, trong khi thu nhập giảm làm giảm cầu Nhưng đối với những mặt hàng kém hơn, thu nhập tăng lên dẫn đến giảm nhu cầu và ngược lại thu nhập giảm dẫn đến tăng cầu.

Ví dụ, giữa sữa chưa qua chế biến - một sản phẩm kém chất lượng và sữa đặc - một loại hàng hóa bình thường Nếu giá tăng, nhu cầu về sữa chưa qua chế biến sẽ giảm trong khi đó nhu cầu cho sữa đặc sẽ tăng Điều này xảy ra bởi vì người tiêu dùng hiện có thu nhập cao hơn và có xu hướng chọn một sản phẩm hoặc dịch vụ tốt hơn để sử dụng. b Giá hàng hoá thay thế và hàng hóa bổ sung:

Sản phẩm hoặc sự thay thế của hàng hóa trong nền kinh tế là một sản phẩm hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng thấy giống hoặc tương tự như các sản phẩm khác. Giá của một hàng hóa bổ sung tăng lên dẫn đến giảm cầu đối với một hàng hóa cụ thể và ngược lại Hàng hóa bổ sung là hàng hóa hoặc dịch vụ được sử dụng cùng với hàng hóa hoặc dịch vụ khác Thông thường, một hàng hóa bổ sung có rất ít hoặc không có giá trị khi tiêu dùng riêng, nhưng khi kết hợp với hàng hóa hoặc dịch vụ khác, nó sẽ làm tăng giá trị tổng thể của sản phẩm Ví dụ, nếu giá của một sản phẩm bổ sung như sữa đặc tăng lên, thì nhu cầu về cà phê sẽ giảm nhẹ vì nó giảm Việc sử dụng cả hai hàng hóa cùng nhau là tương đối tốn kém, do đó nhu cầu về một hàng hóa có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi giá của hàng hóa bổ sung. c Số lượng người tiêu dùng

Cầu hàng hóa trên thị trường bị ảnh hưởng khi nhu cầu cá nhân tăng lên trong hiện tại hoặc khi người tiêu dùng tiềm năng trả các mức giá khác nhau cho hàng hóa và dịch vụ Số lượng sản phẩm được người tiêu dùng tiêu thụ càng lớn thì nhu cầu thị trường càng lớn Sự gia tăng người tiêu dùng có thể xảy ra khi ngày càng có nhiều sản phẩm thay thế được ưa chuộng hơn một hàng hóa nhất định Từ đó, số lượng người mua sẽ tăng lên Khi người bán mở rộng sang một thị trường mới để phân phối hàng hóa, hoặc khi có sự tăng trưởng trong dân số, nhu cầu về một số hàng hóa cũng có thể leo thang để đuổi kịp xu hướng. d Thị hiếu của người tiêu dùng

Thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu về một mặt hàng Điều này có thể được áp dụng cho các sản phẩm thời trang, những sản phẩm có tính phân hoá cao, v.v Chẳng hạn, nếu một mặt hàng thời trang nổi tiếng đã được người tiêu dùng yêu thích và ưa chuộng thì nhu cầu mua hàng chắc chắn sẽ tăng lên Mặt khác, nhu cầu đối sẽ giảm, nếu người tiêu dùng không có sở thích hoặc ưu tiên cho mặt hàng đó. e Kỳ vọng của người tiêu dùng

Nếu giá của một mặt hàng nào đó dự đoán sẽ tăng trong thời gian tới, người tiêu dùng sẽ mua nhiều hàng hóa đó hơn bình thường Trong tình huống này, họ sẽ tránh phải trả nhiều tiền hơn trong tương lai Nếu giá xăng dự báo sẽ tăng trong vài ngày tới,người dân sẽ đổ xô đi lấy xăng Tương tự, khi người tiêu dùng kỳ vọng giá hàng hóa sẽ giảm trong tương lai, thì ở hiện tại họ sẽ tạm hoãn một phần tiêu thụ hàng hóa, khiến nhu cầu hàng hóa hiện tại của họ sẽ giảm.

Cơ chế hình thành giá

1.3.1 Tình trạng thừa cung (dư thừa)

Hình 1.3: Đồ thị biểu diễn tình trạng thừa cung

Thặng dư xảy ra khi lượng cung lớn hơn lượng cầu ở mức giá vượt quá giá cân bằng (P > Pé) Điều này dẫn đến tình trạng dư thừa sản phẩm.

Khi thừa cung cầu xảy ra, trên thị trường có khuynh hướng điều chỉnh các mức giá khác nhau một cách tự động với lượng cung không đổi Các nhà cung cấp không thể bán tất cả hàng hóa họ muốn với mức giá hiện tại Khi mức giá trên thị trường lớn hơn mức giá cân bằng (P1 > PE) dẫn đến lượng cung lớn hơn lượng cầu (QS > QD). Tình trạng cung vượt cầu dẫn đến tồn kho hàng hóa Vì thế, họ đối phó với tình huống thặng dư bằng cách cắt giảm giá bán để khuyến khích người mua Theo đó, giảm giá làm tăng lượng cầu và giảm lượng cung Quá trình điều chỉnh lượng và giá cung cầu sẽ còn tiếp tục cho đến khi không còn tình trạng thừa cung.

Từ đó, ta có thể kết luận rằng khi lượng cung lớn hơn lượng cầu, giá có khung hướng giảm cho đến khi thị trường đạt mức cân bằng.

1.3.2 Tình trạng dư cầu (thiếu hụt)

Hình 1.4: Đồ thị biểu diễn tình trạng dư cầu

Dư cầu là khi lượng cầu lớn hơn lượng cung ở một mức giá mà mức giá đó nhỏ hơn mức giá cân bằng (P < P ) Kết quả là gây ra sự thiếu hụt hàng hóa.1 E

Khi thiếu hụt xảy ra, người mua có khuynh hướng cạnh tranh nhau để mua được hàng hóa ở mức giá hiện hành với lượng cung có hạn Người có nhu cầu không thể mua tất cả lượng họ muốn với mức giá hiện tại Khi mức giá trên thị trường nhỏ hơn mức giá cân bằng (P1 < PE) dẫn tới lượng cầu lớn hơn lượng cung (QD > QS) Với nhiều người mua trong khi lại có quá ít hàng hóa, các nhà cung cấp có thể tận dụng lợi thế của sự thiếu hụt bằng cách tăng giá mà không bị mất doanh thu Theo đó, việc tăng giá làm giảm nhu cầu và tăng lượng cung.

Từ đó, ta có thể kết luận rằng khi lượng cầu lớn lượng cung, giá có khuynh hướng tăng cho đến khi thị trường đạt mức cân bằng.

1.3.3 Trạng thái cân bằng trên thị trường

TÌNH HÌNH CUNG-CẦU GIÁ CẢ GIỐNG GẠO ST25 VIỆT

Tổng quan về thị trường lúa gạo Việt Nam

2.1.1 Thị trường lúa gạo trong nước giai đoạn trước 2019: a Tình hình cung cầu lúa gạo

Kể từ sau 1988, ngay khi Nghị quyết 10 do Bộ Chính trị ban hành về "Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp" với chủ trương để các hộ nông dân làm chủ ruộng đất tự chủ trong sản xuất và kinh tế hộ thì nền nông nghiệp nước ta đã chuyển mình sang một giai đoạn phát triển mới Nghị quyết 10 nhanh chóng được thi hành và nhận được sự ủng hộ từ người dân Tại thời điểm này, kinh tế hộ nông dân phát triển mạnh mẽ, biểu hiện hiệu quả rõ ràng nhất là khi mô hình kinh tế này chỉ sau một năm đã chấm dứt thời kỳ thiếu gạo Nó không chỉ giải quyết đủ nhu cầu lương thực trong nước mà còn mang lại khả năng xuất khẩu ra thị trường thế giới đến hơn một triệu tấn gạo, một cột mốc đánh dấu bước tiến đầu của ngành công nghiệp sản xuất lúa gạo Việt Nam Thành tựu này đã đưa nền nông nghiệp nước nhà đến một kỉ lục mới, quốc gia đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu lúa gạo. Để đạt được cột mốc ấy, ngành công nghiệp sản xuất lúa gạo nước ta đã trải qua quá trình chuyển biến lớn Dựa theo số liệu "các báo cáo phân tích và dự báo thống kê năm 2019" đến từ tổng cục thống kê các giai đoạn 1986-2018 ta nhận thấy được:

Hình 2.1: Biểu đồ cột thể hiện diện tích và sản lượng lúa Việt Nam trong giai đoạn hai năm 1986 – 2018.

Như vậy sau hơn 30 năm, sản lượng lúa tăng thêm gần 28 triệu tấn (như vậy, bình quân mỗi năm tăng thêm gần 0,9 triệu tấn) Ta thu được số liệu thống kê gia tăng như sau: diện tích sản xuất lúa cả nước gấp hơn 1,3 lần năng suất lúa gấp hơn 2 lần. sản lượng lúa gấp 2,7 lần.

Để đạt mục tiêu tăng trưởng nhanh chóng của ngành lúa gạo Việt Nam, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp vai trò quan trọng Trong giai đoạn đến năm 2018, khu vực này có những đóng góp nổi bật như:

Đồng bằng Sông Cửu Long giữ vai trò là vựa lúa lớn nhất Việt Nam, cung cấp hơn 50% sản lượng trong nước và 90% sản lượng xuất khẩu Từ năm 1986 đến 2018, diện tích trồng lúa đã tăng từ 2,3 triệu ha lên 4,1 triệu ha, sản lượng cũng tăng từ 7,1 triệu tấn lên 24,4 triệu tấn So với năm 1986, diện tích trồng lúa tăng gần gấp đôi, năng suất gấp hơn 1,9 lần và sản lượng tăng gấp gần 3,5 lần Tính riêng từ năm 2018, sau hơn 30 năm đổi mới, sản lượng lúa đã tăng 17,4 triệu tấn, trung bình mỗi năm tăng hơn 540 ngàn tấn.

Bên cạnh đó, vùng Đồng bằng sông Hồng cũng góp phần trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước Tuy không đạt được tốc độ phát triển mạnh mẽ như Đồng bằng sông Cửu Long nhưng cũng đóng góp nhiều vào mức tăng trưởng của cả nước Mặc dù diện tích gieo trồng lúa năm 2018 giảm 7,6% so với năm 1986 nhưng do áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, năng suất lúa tăng gấp đôi nên sản lượng lúa năm 2018 vẫn tăng hơn 1,8 lần so với năm 1986.

Với đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng và Nhà nước, thực hiện có hiệu quả chính sách phát triển sản xuất lúa như đẩy mạnh khuyến nông, giao đất cho nông dân, phát triển thủy lợi, ứng dụng khoa học công nghệ, thực hiện tự do thương mại, đã tạo động lực, giải phóng các lực lượng sản xuất, phát huy tiềm năng của đất nước là nguyên nhân cơ bản để sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa, gạo nói riêng đạt được những thành tựu nổi bật. b Tình hình giá cả lúa gạo

Trên thị trường lúa gạo thế giới, Việt Nam luôn nằm trong top những quốc gia có sản lượng xuất khẩu cao Tuy vậy chất lượng gạo không được đánh giá tốt như các nước láng giềng Thái Lan, Myanma, Campuchia, Theo đó, khả năng cạnh tranh và giá trị kinh tế mang lại không cao. Đối với thị trường trong nước, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết giá lúa gạo tại khu vực Đông bằng sông Cửu Long có sự biến động trong tháng 12 năm 2019 Theo hệ thống cung cấp giá tại từng địa phương, ta có:

Tại An Giang, lúa IR50404 giảm 100 đồng/kg xuống 4.600 đồng/kg, lúa OM

5451 giữ ở 5.300 đồng/kg; gạo IR50404 khoảng 10.000 đồng/kg; gạo chất lượng cao 13.000 đồng/kg; gạo thơm đặc sản jasmine 14.000 đồng/kg.

Tại VOnh Long, lúa ướt IR50404 tăng 100 đồng/kg lên 4.300 đ/kg; trong khi lúa khô giảm 200 đồng/kg xuống 4.600 đ/kg; lúa hạt dài tăng 100 đ/kg lên 5.150 đồng/kg (lúa ướt); giảm 200 đồng/kg xuống 5.300 đồng/kg (lúa khô); gạo IR50404 ở 12.000 đồng/kg; gạo Jas- mine 14.000 đ/kg.

Tại Kiên Giang, lúa IR50404 ổn định ở mức 5.400 đồng/kg; lúa OM 4218 tăng

100 đồng/kg 5.600 – 5.800 đ/kg; lúa OM 6976 tăng 300 đồng/kg lên 5.900 – 6.000 đồng/kg.

Tại An Giang, giá lúa vụ Thu Đông ở thời điểm hiện tại đang tương đương giá lúa Đông Xuân hồi đầu năm, phổ biến ở 4.600 – 4.700 đồng/kg (lúa ướt), lúa Hè Thu giá thấp hơn dao động từ 3.900 – 4.300 đồng/kg.

Hình 2.2: Giá lúa gạo nội địa ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long từ 22-5/12

(Nguồn: VFA/Đơn vị: đồng/kg). c Ảnh hưởng và đối sách cân đối cung cầu

Hình 2.3: Cân đối cung, cầu lúa Việt Nam giai đoạn 2015 – 2018

Với số liệu thống kê từ bảng cân đối cung, cầu lúa Việt Nam giai đoạn 2015-

2018 phản ánh trong điều kiện bấy giờ, an ninh lương thực nước ta được giữ vững, không những đảm bảo cho nhu cầu sử dụng trong nước mà còn tham gia đảm bảo an ninh lương thực trên phạm vi toàn cầu Thay vì ở thời kỳ trước, chúng ta thường tập trung đến việc cân bằng mối liên hệ giữa tốc độ gia tăng dân số và an ninh lương thực. Thì đến năm 2019, do có nhiều yếu tố tác động và thách thức hơn, bối cảnh và các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược về an ninh lương thực dần trở nên phức tạp Chính vì vậy vào thời điểm này, vấn đề an ninh lương thực đã trở nên cấp bách hơn lúc nào hết, cụ thể những khó khăn và thách thức mà chúng ta đã phải đối mặt:

- Nhu cầu tiêu dùng lương thực tăng: Vì dân số tiếp tục gia tăng dẫn tới diện tích sản xuất lúa bình quân đầu người giảm.

- Lượng cầu lúa gạo bình quân đầu người vẫn ở mức cao và có tốc độ giảm không nhiều (Theo kết quả Khảo sát mức sống dân cư: Năm 2006 bình quân

01 người/tháng sử dụng hết 11,4 kg gạo, cùng với đó năm 2010 và năm 2016 tương ứng là 9,7 kg và 8,8 kg).

- Năng suất lúa có xu hướng giảm dần gây ảnh hưởng đến sản lượng lúa xuất ra.

- Tỷ lệ lúa được sử dụng để làm giống ở một số vùng vẫn còn cao.

- Việc áp dụng thành tựu công nghệ hiện đại vẫn còn là vấn đề xa xỉ, chưa được áp dụng rộng rãi và đồng bộ đối với sản phẩm sau thu hoạch khiến tỷ lệ hao hụt lúa vẫn còn lớn.

- Tỷ lệ gạo đưa vào chế biến lương thực, thực phẩm còn thấp nên giá trị kinh tế từ sản xuất và chế biến lúa, gạo mang lại không cao.

- Chuyển dịch lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản sang phi nông, lâm nghiệp và thủy sản còn chậm (Theo kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016, chuyển dịch lao động từ khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản sang khu vực phi nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 6,9% so với năm 2011).

- Chất lượng lao động thấp là trở ngại lớn (theo kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 cho thấy trong tổng số 31,02 triệu người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động của khu vực nông thôn, có 20,43 triệu người chưa được đào tạo nghề, chiếm 65,9% lực lượng lao động trên địa bàn nông thôn cả nước).

Lúa gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế cùng sự bùng nổ sản lượng xuất khẩu giống gạo ST25

2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam

Trước 1986, Việt Nam còn phải nhập khẩu gạo do cầu sản xuất trong nước không đủ đáp ứng cho người dân Lượng gạo phải nhập khẩu vào cuối năm 1960 đến năm 1976 vượt hơn 1 triệu tấn/ năm.

Hình 2.7 Biểu đồ thể hiện sản lượng và kim ngạch gạo xuất khẩu của Việt Nam: Đơn vị: %

Philippines China Ghana Hong Kong, China Senegal Mozambique Côte d Irag Singapore

Chính chính sách năm 1986 đã mở đầu cho quá trình Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới và triển khai nhiều chính sách quan trọng Nhờ vào đó mà sản xuất lúa gạo của nước ta tăng lên nhanh chóng Năm 1989, nước ta lần đầu tiên xuất khẩu sang nước khác chấm dứt thời kì thiếu gạo của nước nhà Và đến nay, gạo nước ta đã xuất hiện trên 172 vùng lãnh thổ Vào 1989, năm đầu tiên xuất khẩu ra nước ngoài nước ta chỉ mới xuất khẩu được 1,37 triệu tấn gạo trị giá 310 triệu đô Và đến 10 năm sau nó đã đạt được những dấu ấn ấn tượng Vào năm 1998 đạt 1 tỷ đô, 2 tỷ vào 2008, và 3 tỷ vào năm 2010 Và hiện nay là gạo là sản phẩm xuất khẩu chính của nước ta.

Theo thống kê của ITC, xét theo kim ngạch xuất khẩu, Việt Nam là một trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới từ năm 2001.

2.2.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo cho Việt Nam

Tính từ khi xuất khẩu đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng 79 quốc gia và vùng lãnh thổ Châu Á và Châu Phi là 2 khu vực xuất khẩu chính Trung Quốc là thị trường xuất khẩu gạo lơn nhất của Việt Nam từ năm 2012 đến 2018 Nhưng đến 2019, vị trí này của Trung Quốc lại thuộc về Philipines chiếm 36,49% kim ngạch xuất khẩu gạo của nước ta Các thị trường xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam như Trung Quốc,

Malaysia có thị phần dao động trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam.

Hình 2.8: Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2019

(Nguồn: Tính toán của tác giả theo số liệu của ITC)

2.2.3 So sánh thị trường lúa gạo trong những năm gần đây

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khối lượng gạo xuất khẩu tháng

12 đạt 399.000 tấn với tổng giá trị là 181 triệu USD Như vậy, khối lượng xuất khẩu gạo năm 2016 đạt khoảng 4,88 triệu tấn và 2,2 tỷ USD, giảm 25,8% về khối lượng và giảm 21,2% về giá trị so với năm ngoái Gana là thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam với 11,1% thị phần Xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 452.500 tấn và 222,3 triệu USD, tăng 28,8% về khối lượng và tăng 24,1% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái Các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo giảm mạnh là Philippine (65%),

Malaysia (48%), Hoa Kỳ (33%), Singapore (30,7%), Indonesia (22%), Bờ biển Ngà

(21,5%) và Hồng Kông (19%) Có thể nói năm 2016 là một năm “u ám” đối với ngành lúa gạo Việt Nam, xuất khẩu lúa gạo chậm trễ làm giá lúa, gạo giảm trầm trọng.

Năm 2017, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 5,52 triệu tấn, giá trị 2,49 tỷ USD, tăng cả về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm trước Sự thay đổi khí hậu khiến nguồn cung của nhiều nước giảm, trong khi nhu cầu của các thị trường lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc tăng lên Việc mở rộng xuất khẩu sang các thị trường mới như Bangladesh, Iraq đã góp phần đưa xuất khẩu gạo Việt Nam tăng mạnh, đánh dấu một năm thành công cho ngành gạo.

Năm 2018, lúa gạo Việt Nam xuất khẩu sang nhiều thị trường hơn góp phần tăng cao số lượng xuất khẩu lúa gạo Xuất khẩu gạo năm 2018 đạt 6,12 triệu tấn, tăng 5,1% so với năm 2017, trị giá đạt khoảng 3,06 tỷ USD, tăng 16,3% Giá xuất khẩu bình quân ở mức 501 USD/ tấn, tăng 10,7%, tương đương mức tăng ấn tượng là 48 USD/tấn so với giá xuất khẩu năm 2017 Như vậy, xuất khẩu gạo năm 2018 tiếp tục duy trì tăng trưởng cả về lượng xuất khẩu và giá xuất khẩu như đã đạt được trong năm

2017 Năm 2018, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang nhiều thị trường đã có tăng trưởng cao, góp phần vào mức tăng cao của xuất khẩu gạo cả nước Trong đó, các thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Malaysia, Ghana, Iraq, Cote d'Ivoire và Hong Kong (Trung Quốc).

Năm 2019 Việt Nam xuất khẩu khoảng 6,37 triệu tấn gạo, giá trị 2,81 tỷ USD, tăng 4,1% về lượng nhưng giảm 8,4% về kim ngạch so với năm 2018 Tính chung năm

Trong năm 2019, Việt Nam đã xuất khẩu 6,37 triệu tấn gạo, đạt giá trị 2,81 tỷ đô la So với năm 2018, lượng gạo xuất khẩu tăng 4,1% nhưng giá trị kim ngạch giảm 8,4% Giá xuất khẩu trung bình đạt 440,7 đô la/tấn, giảm 12,1% so với năm trước.

CHƯƠNG III MỘT SỐ CHÍNH SÁCH, ĐỀ XUẤT CẢI THIỆN TÌNH HÌ

Năm 2019 có lẽ là một năm thành công vang dội đối với thị trường lúa gạo Việt

Ngày 12 tháng 11, gạo ST25 của Việt Nam đã xuất sắc vượt qua gạo của Thái Lan và Campuchia để giành chiến thắng trong cuộc thi Gạo ngon nhất thế giới do The Rice Trader tổ chức.

Rice Trader tổ chức Lần đầu tiên Việt Nam giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi sau 10 lần tổ chức Đây đúng là một sự kiện lớn và đã làm cho thị trường lúa gạo phát triển hơn trong những năm sau đó.

Xuất khẩu bình quân cả năm 2020 đạt 499 USD/tấn, tăng 13,3% so với năm

2019 Xuất khẩu gạo năm 2020 đạt 6,15 triệu tấn, đạt giá trị khoảng 3,07 tỷ USD Mặc dù lượng gạo xuất khẩu giảm khoảng 3,5% so với năm ngoái, vì mục tiêu bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, nhưng trị giá xuất khẩu lại tăng tới 9,3% Năm 2020 có lẽ là một năm đầy biến động vì dịch ảnh hưởng của dịch COVID 19 khiến cho tình hình kinh tế của Việt Nam nói chung cũng như tình hình xuất nhập khẩu nói riêng bị trì trệ và gặp không ít khó khăn, thách thức Trước tình hình đó chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp để đảm bảo được an toàn chống dịch, vừa đảm bảo được nền kinh tế, xuất nhập khẩu của quốc gia.

Nói 2020 là một năm biến động đối với nền kinh tế cũng như xuất gạo ở Việt

Nam thì năm 2021 là một năm đầy cam go và “máu lửa” hơn nữa Khi đợt dịch lần thứ

4 bùng lên mạnh mẽ vào tháng 7,8 làm cho sản xuất bị trì trệ trầm trọng, nền kinh tế bị đứt quãng, đứt gãy các chuỗi cung ứng – tiêu thụ và ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất, xuất khẩu cả nước Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2021 giảm khoảng 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay.

3.1Các cơ chế, chính sách điều chỉnh thị trường lúa gạo trong những năm gần đây

3.1.1 Một số chính sách, định hướng chỉ đạo ban hành trong thời gian qua liên quan đến phát triển ngành lúa gạo

Trong thời gian qua đã có nhiều chính sách được ban hành liên quan đến phát triển ngành lúa gạo như:

Nghị định 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 qui định về kinh doanh xuất khẩu gạo sẽ có hiệu lực từ tháng 10, thay thế cho Nghị định 109/2010/NĐ-CP So với Nghị định 109/2010/NĐ-CP, Nghị định 107/2018/NĐ-CP có một chuyển biến rất tích cực nhập thị trường cho thương nhân, đồng thời tạo động lực mạnh mẽ để tháo gỡ khó khăn và tạo môi trường thông thoáng thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu thóc, gạo hàng hóa cho người nông dân Sau hơn một năm thực thi Nghị định đã đem đến những chuyển biến tích cực:

- Bộ Công Thương đã cấp thêm 47 Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, nâng con số thương nhân xuất khẩu gạo lên 182 thương nhân.

- Việt Nam đang xuất khẩu gạo sang hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ.

- Tỉnh Sóc Trăng đặt mục tiêu giai đoạn 2020-2025, gạo đặc sản trong đó có ST24 và ST25 đạt 80% tổng diện tích lúa gạo toàn tỉnh Hiện nay, tỉ lệ này là trên 50%.

Ngày đăng: 16/08/2024, 17:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Abivin. (02/11/2020). 5 Yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cầu . Truy cập ngày 07 tháng 11 năm 2021 tại: https://bom.so/wBVkLdrikvdRP Sách, tạp chí
Tiêu đề: 5 Yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cầu
[2] Anh Chiến. (24/06/2021). Cung là gì và cầu là gì . Truy cập ngày 07 tháng 11 năm 2021 tại: https://bom.so/EFL1m4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cung là gì và cầu là gì
[3] Doanh, T. K. (2021). Cung cầu là gì? Quy luật cung cầu và giá cả thị trường, tiền tệ. Truy cập ngày 07 tháng 11 năm 2021 tại: https://bom.so/oujXhp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cung cầu là gì? Quy luật cung cầu và giá cả thị trường, tiềntệ
Tác giả: Doanh, T. K
Năm: 2021
[4] An Hiền. (25/03/2021). Sản lượng gạo của Việt Nam đang có bao nhiêu . Truy cập ngày 07 tháng 11 năm 2021 tại: https://bom.so/rbZ5Tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sản lượng gạo của Việt Nam đang có bao nhiêu
[5] ThS. Lê Thị Vân Anh - Trần Thị Thu Huyền (Khoa Kinh tế cơ sở, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp). (30/05/2020). Đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2021 tại:tapchicongthuong.vn: https://bom.so/LQNyy2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩumặt hàng gạo của Việt Nam
[6] Tổng cục Thống kê. (2019). Các báo cáo phân tích và dự báo thống kê năm 2019.Hà Nội: TS. Nguyễn Văn Lâm - Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2021 tại: https://bom.so/TgKdJ3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các báo cáo phân tích và dự báo thống kê năm 2019
Tác giả: Tổng cục Thống kê
Năm: 2019
[7] Tổng cục Thống kê. (26/07/2021). Thắng lợi của vụ lúa Đông Xuân 2021 . Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2021 tại gso.gov.vn: https://bom.so/uIZ3MC Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thắng lợi của vụ lúa Đông Xuân 2021
[8] Báo điện tử Cộng sản Việt Nam. (04/10/2021). Chuẩn bị các thông tin cần thiết để sẵn sàng cho kế hoạch tiêu thụ lúa gạo. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2021 tại dangcongsan.vn: https://bom.so/Z9hYJA Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn bị các thông tin cần thiết đểsẵn sàng cho kế hoạch tiêu thụ lúa gạo
[9] Thôn, Bộ nông nghiệp và phát triển nông nghiệp. (2021). Tóm tắt Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo. Hà Nội: Thôn, Bộ nông nghiệp và phát triển nông nghiệp. Truy cập ngày 08 tháng 11 năm 2021 tại: https://bom.so/Z837PS Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tóm tắt Đề án tái cơ cấungành lúa gạo
Tác giả: Thôn, Bộ nông nghiệp và phát triển nông nghiệp
Năm: 2021
[10] Vietnambiz. (2018). Báo cáo thị trường lúa gạo quý III/2018. Truy cập ngày 08 tháng 11 năm 2021 tại: https://bom.so/9B17gs Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo thị trường lúa gạo quý III/2018
Tác giả: Vietnambiz
Năm: 2018
[11] Vietnambiz. (20/08/2019). Cung (Supply) là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến cung . Truy cập ngày 08 tháng 11 năm 2021 tại: https://bom.so/Veh108 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cung (Supply) là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến cung
[12] Vietnambiz. (2020). Báo cáo thị trường lúa gạo năm 2020-VietnamBiz . Truy cập ngày 08 tháng 11 năm 2021 tại: https://bom.so/fWszhO Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo thị trường lúa gạo năm 2020-VietnamBiz
Tác giả: Vietnambiz
Năm: 2020
[13] Vietnambiz. (2021). Báo cáo thị trường lúa gạo quý I năm 2021-VietnamBiz . Truy cập ngày 08 tháng 11 năm 2021 tại: https://bom.so/7lRfN8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo thị trường lúa gạo quý I năm 2021-VietnamBiz
Tác giả: Vietnambiz
Năm: 2021
[14] Vietnambiz. (2019). Báo cáo thị trường gạo năm 2019 . Truy cập ngày 08 tháng 11 năm 2021 tại: https://bom.so/7tj5dx Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo thị trường gạo năm 2019
Tác giả: Vietnambiz
Năm: 2019
[15] Báo tuổi trẻ. (12/11/2019). Lần đầu tiên Việt Nam đoạt giải gạo ngon nhất thế giới. Truy cập ngày 01 tháng 12 năm 2021 tại: https://bom.so/aMPRmB Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lần đầu tiên Việt Nam đoạt giải gạo ngon nhất thếgiới
[16] Lê Thị Yến Nga. (23/12/2020). Gạo ST25 là gì? Vì sao lại ngon nhất thế giới?Mua ở đâu và giá bao nhiêu?. Truy cập ngày 01 tháng 12 năm 2021 tại:https://bom.so/TzNxRBhyI4I9n Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gạo ST25 là gì? Vì sao lại ngon nhất thế giới?"Mua ở đâu và giá bao nhiêu
[17] Bằng Lăng. (12/11/2019). Gạo ST24 Việt Nam ngon nhất thế giới 2019 có gì đặc biệt?. Truy cập ngày 01 tháng 12 năm 2021 tại: https://bom.so/hbcToN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gạo ST24 Việt Nam ngon nhất thế giới 2019 có gì đặcbiệt
[18] Mankiw, N. G. (2014). Kinh tế học vi mô. Singapore : Cengage Learning Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế học vi mô
Tác giả: Mankiw, N. G
Năm: 2014

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Đồ thị cung - tình hình cung cầu giá cả giống gạo st25 việt nam thị trường trong và ngoài nước
Hình 1.1 Đồ thị cung (Trang 9)
Hình 1.2: Đồ thị cầu - tình hình cung cầu giá cả giống gạo st25 việt nam thị trường trong và ngoài nước
Hình 1.2 Đồ thị cầu (Trang 10)
Hình 1.3: Đồ thị biểu diễn tình trạng thừa cung - tình hình cung cầu giá cả giống gạo st25 việt nam thị trường trong và ngoài nước
Hình 1.3 Đồ thị biểu diễn tình trạng thừa cung (Trang 14)
Hình 1.4: Đồ thị biểu diễn tình trạng dư cầu - tình hình cung cầu giá cả giống gạo st25 việt nam thị trường trong và ngoài nước
Hình 1.4 Đồ thị biểu diễn tình trạng dư cầu (Trang 15)
Hình 1.5: Đồ thị biểu diễn trạng thái cân bằng trên thị trường - tình hình cung cầu giá cả giống gạo st25 việt nam thị trường trong và ngoài nước
Hình 1.5 Đồ thị biểu diễn trạng thái cân bằng trên thị trường (Trang 16)
Hình 2.1: Biểu đồ cột thể hiện diện tích và sản lượng lúa Việt Nam trong giai đoạn hai - tình hình cung cầu giá cả giống gạo st25 việt nam thị trường trong và ngoài nước
Hình 2.1 Biểu đồ cột thể hiện diện tích và sản lượng lúa Việt Nam trong giai đoạn hai (Trang 17)
Hình 2.2: Giá lúa gạo nội địa ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long từ 22-5/12 - tình hình cung cầu giá cả giống gạo st25 việt nam thị trường trong và ngoài nước
Hình 2.2 Giá lúa gạo nội địa ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long từ 22-5/12 (Trang 19)
Hình 2.3: Cân đối cung, cầu lúa Việt Nam giai đoạn 2015 – 2018 - tình hình cung cầu giá cả giống gạo st25 việt nam thị trường trong và ngoài nước
Hình 2.3 Cân đối cung, cầu lúa Việt Nam giai đoạn 2015 – 2018 (Trang 20)
Hình 2.5: Giải thưởng qua các năm của cuộc thi “World’s Best Rice” - tình hình cung cầu giá cả giống gạo st25 việt nam thị trường trong và ngoài nước
Hình 2.5 Giải thưởng qua các năm của cuộc thi “World’s Best Rice” (Trang 27)
Hình 2.6: Xuất khẩu gạo tại các nhà xuất khẩu chính - tình hình cung cầu giá cả giống gạo st25 việt nam thị trường trong và ngoài nước
Hình 2.6 Xuất khẩu gạo tại các nhà xuất khẩu chính (Trang 29)
Hình 2.8: Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2019 - tình hình cung cầu giá cả giống gạo st25 việt nam thị trường trong và ngoài nước
Hình 2.8 Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2019 (Trang 31)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w