1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giao nhận của công ty cổ phần dịch vụ giao hàng nhanh

42 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng dụng Công nghệ Thông tin trong Hoạt động Giao Nhận của Công ty Cổ phần Dịch vụ Giao hàng Nhanh
Tác giả Nguyễn Phương Thảo, Đoàn Thị Dịu, Bùi Thị Hằng Nga, Nguyễn Hà Anh, Phạm Ngọc Mai, Đàm Xuân Lộc
Người hướng dẫn ThS. Đào Thu Hà
Trường học Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Chuyên ngành Kinh tế và Đô thị
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 901,99 KB

Cấu trúc

  • 1. Nguy ễn Phương Th ả o 221001868 (42)
  • 2. Đoàn Thị D ị u 221001829 (42)
  • 3. Bùi Th ị H ằ ng Nga 221001856 (42)
  • 4. Nguy ễ n Hà Anh 221001823 (42)
  • 5. Ph ạ m Ng ọ c Mai 221001852 (42)
  • 6. Đàm Xuân Lộ c 221001849 (42)
  • CHƯƠNG 1: TỔ NG QUAN V Ề CÔNG NGH Ệ THÔNG TIN TRONG HO Ạ T ĐỘ NG LOGISTICS VÀ QU Ả N LÝ CHU Ỗ I CUNG Ứ NG (9)
    • 1.1. Công ngh ệ thông tin trong Logistics (9)
      • 1.1.1. Khái ni ệ m và vai trò c ủ a công ngh ệ thông tin trong Logistics và qu ả n lý (9)
      • 1.1.2. Tác độ ng c ủ a ứ ng d ụ ng công ngh ệ thông tin đế n doanh nghi ệ p (10)
    • 1.2. Ứ ng d ụ ng Big Data trong Logistics (11)
      • 1.2.1. Khái ni ệ m và vai trò c ủ a bigdata trong ho ạt độ ng Logistics và qu ả n lý (11)
      • 1.2.2. Đặc điể m c ủ a Bigdata (13)
    • 1.3. Ứ ng d ụ ng E-Logistics trong Logistics (15)
      • 1.3.1. Khái ni ệ m c ủ a E-Logistics trong ho ạt độ ng Logistics và qu ả n lý chu ỗ i (15)
      • 1.3.2. Vai trò c ủ a E-Logistics trong ho ạt độ ng Logistics và qu ả n lý chu ỗ i cung ứ ng (15)
  • CHƯƠNG 2: THỰ C TR Ạ NG C Ủ A Ứ NG D Ụ NG CÔNG NGH Ệ THÔNG TIN (17)
    • 2.1. Gi ớ i thi ệ u chung v ề doanh nghi ệ p (17)
      • 2.1.1. Gi ớ i thi ệ u chung (17)
      • 2.1.2. L ị ch s ử hình thành và phát tri ể n c ủ a GHN (17)
      • 2.1.3. Ch ức năng và nhiệ m v ụ c ủ a GHN (18)
      • 2.1.4. Cơ cấ u t ổ ch ứ c c ủ a GHN (18)
      • 2.1.5. Lĩnh vự c kinh doanh c ủ a GHN (19)
      • 2.1.6. K ế t qu ả ho ạt độ ng kinh doanh c ủ a doanh nghi ệ p (19)
      • 2.3.1. GHN ứ ng d ụ ng h ệ th ố ng API trong d ị ch v ụ giao nh ậ n (23)
      • 2.3.2. H ệ th ố ng qu ản lý đơn hàng trự c tuy ế n 24/7 (24)
      • 2.3.3. H ệ th ố ng kho hàng t ự độ ng c ủ a GHN (27)
  • CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ ƯU, NHƯỢC ĐIỂ M Ứ NG D Ụ NG CÔNG NGH Ệ THÔNG TIN TRONG H ỌAT ĐỘ NG GIAO NH Ậ N C Ủ A CÔNG TY C Ổ PHÂN (0)
    • 3.1. Nh ữ ng hi ệ u qu ả đem lạ i khi ứ ng d ụ ng CNTT trong ho ạt độ ng giao nh ậ n (30)
    • 3.2. Ưu điể m c ủ a h ệ th ố ng CNTT trong ho ạt độ ng giao nh ậ n c ủ a công ty (31)
      • 3.2.1. H ệ th ố ng API trong ho ạt độ ng giao nh ậ n (31)
      • 3.2.2. H ệ th ố ng qu ản lý đơn hàng 24/7 trong hoạt độ ng giao nh ậ n (32)
      • 3.2.3. Ưu điể m c ủ a h ệ th ố ng kho hàng t ự độ ng c ủ a GHN (33)
    • 3.3. Nhược điể m c ủ a H ệ th ố ng CNTT (0)
      • 3.3.1. Nhược điể m c ủ a h ệ th ố ng API trong ho ạt độ ng giao nh ậ n (34)
      • 3.3.2. Nhược điể m c ủ a h ệ th ố ng qu ả n lý thông tin trong ho ạt độ ng giao (34)
      • 3.3.3. Nhược điể m c ủ a h ệ th ố ng kho hàng t ự độ ng c ủ a GHN (35)
  • CHƯƠNG 4: ĐỀ XU Ấ T GI Ả I PHÁP C Ả I THI Ệ N Ứ NG D Ụ NG CÔNG NGH Ệ THÔNG TIN TRONG HO ẠT ĐỘ NG LOGISTICS VÀ QU Ả N LÝ CHU Ỗ I (0)
    • 4.1. Gi ả i pháp bên trong doanh nghi ệ p (37)
    • 4.2. Gi ả i pháp bên ngoài doanh nghi ệ p (0)

Nội dung

KHOA KINH TẾ VÀ ĐÔ THỊ ------ BÀI TIỂU LUẬN: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ GIAO HÀNG NHANH Giảng viên hướng dẫn : ThS.. Công nghệ

Nguy ễn Phương Th ả o 221001868

2.2, 2.3.1, 2.3.2, Danh m ụ c b ả ng, Tài li ệ u tham kh ả o, ch ỉ nh s ử a word, tóm t ắ t

Đoàn Thị D ị u 221001829

Bùi Th ị H ằ ng Nga 221001856

Nguy ễ n Hà Anh 221001823

Tài li ệ u tham kh ả o, Danh m ụ c t ừ vi ế t t ắ t

Ph ạ m Ng ọ c Mai 221001852

TỔ NG QUAN V Ề CÔNG NGH Ệ THÔNG TIN TRONG HO Ạ T ĐỘ NG LOGISTICS VÀ QU Ả N LÝ CHU Ỗ I CUNG Ứ NG

Công ngh ệ thông tin trong Logistics

1.1.1 Khái niệm và vai trò của công nghệ thông tin trong Logistics và quản lý chuỗi chuỗi cung ứng

1.1.1.1 Khái niệm của công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin (IT) là một thuật ngữ bao quát các phương pháp, công cụ kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là kỹ thuật máy tính và viễn thông IT đóng vai trò chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin Tại Việt Nam, Nghị quyết Chính phủ 49/CP định nghĩa IT là tập hợp các phương pháp khoa học, phương tiện và công cụ kỹ thuật, chủ yếu xoay quanh máy tính và viễn thông Mục đích của IT là khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin trong các lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.

1.1.1.2 Vai trò của công nghệ thông tin trong Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Ứng dụng công nghệ thông tin giúp doanh nghiệp tiết giảm đáng kể các khoản chi phí trong quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm Các khoản chi phí được cắt giảm bao gồm: chi phí vận chuyển, chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu và chi phí năng lượng Điều này đạt được nhờ vào việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp cải thiện năng suất lao động, tránh lãng phí nguyên vật liệu và tối ưu hóa các quy trình sản xuất.

- Tăng chất lượng dịch vụ: việc tự động hóa, đưa máy móc, công nghệ thông tin vào vào vận hành hoạt động Logistics thay vì vận hành thủ công, sử dụng sức người sẽ giúp tiết kiệm chi phí Bên cạnh đó, quá trình đàm phán, trao đổi thông tin giữa người bán và người mua thông qua công nghệ thông tin cũng đạt hiệu quả tốt hơn Việc sử dụng hệ thống vận hành hiện đại giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Lưu trữ số liệu phục vụ thống kê, phân tích, dự báo: các doanh nghiệp ngày nay đưa vào sử dụng các phần mềm lưu trữ dữ liệu Các phần mềm này giúp doanh nghiệp dễ dàng thống kê, phân tích tình hình hoạt động, đưa ra các dự báo dựa trên các số liệu được lưu trữ trước đó Lợi ích của việc ứng dụng này giúp doanh nghiệp tránh được lãng phí, thất thoát có thể xảy ra do quá trình lưu trữ thủ công thực hiện.

- Đồng bộ hóa thông tin: ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Logistics cũng giúp các công ty đồng bộ hóa thông tin Từ đó quản lý tốt các thông tin, dữ liệu liên quan đến quá trình vận chuyển, nguồn hàng, đơn hàng,…Doanh nghiệp có thể xử lý nhanh các sự cố, rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động

1.1.2 Tá c động của ứng dụng công nghệ thông tin đến doanh nghiệp

1.1.2.1 Tác động của ứng dụng công nghệ thông tin đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp Đối với các công ty dịch vụ hay tài chính, tùy thuộc vào phạm vi và tính chuyên nghiệp của hệ thống quản lý, công nghệ thông tin có thể được áp dụng cho một công ty từ cơ bản (công cụ tác nghiệp, liên kết truyền thông, quảng cáo, tiếp thị, v.v.) đến nâng cao (sản xuất, phân phối, kiểm soát, đo lường, v.v.) Công nghệ thông tin giúp công ty thiết lập một trang web để quảng bá hình ảnh thương hiệu và bán sản phẩm của họ, hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin để tăng cường hợp tác với các đối tác, tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty: phần mềm nhân sự, văn bản, dự án, chăm sóc khách hàng, cổng thông tin nội bộ; nâng cao hiệu quả hoạt động: website, email, diễn đàn, blog, họp trực tuyến, làm việc từ xa, v.v Đối với các công ty thương mại, sự phát triển của Internet đã thay đổi cách quản lý các giao dịch từ thủ công truyền thống sang giao dịch điện tử, tác động đến nhu cầu của các bên liên quan trong kinh doanh của công ty (khách hàng, nhà cung cấp, nhà kho, v.v.) Một lợi thế rõ ràng của công nghệ thông tin là giúp phát triển các sản phẩm cải thiện dịch vụ và sản phẩm thông qua công nghệ tự động hóa Nhờ có công nghệ thông tin, chúng ta có thể mở ra những thị trường mới, những hình thức phân phối mới hiệu quả với chi phí thấp

1.1.2.2 Tác động của ứng dụng công nghệ thông tin đến quy mô doanh nghiệp

Quy mô doanh nghiệp đặc biệt quan trọng với những công ty sản xuất Vì một khi quá trình sản xuất sản phẩm được tối ưu hóa, việc mở rộng quy mô có thể được nhà quản trị xem xét để tiến hành Để quá trình tối ưu hóa được diễn ra, việc ứng dụng công nghệ thông tin là không thể thiếu

Trong đó có việc đổi mới quy trình sản xuất Tiến bộ công nghệ đối với các nước đang phát triển được tập trung chủ yếu vào việc cải tiến hiệu quy trình công nghệ Việc cải tiến này cho phép nâng cao năng suất của người lao động, tạo ra nhiều sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm, tăng sản lượng, sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu,… Nhờ vậy sẽ tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

Ứ ng d ụ ng Big Data trong Logistics

1.2.1 Khái niệm và vai trò của bigdata trong hoạt động Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Theo wikipedia, dữ liệu lớn (Big data) là một thuật ngữ cho việc xử lý một tập hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp mà các ứng dụng xử lý dữ liệu truyền thống không xử lý được Dữ liệu lớn bao gồm các thách thức như phân tích, thu thập, giám sát dữ liệu, tìm kiếm, chia sẻ, lưu trữ, truyền nhận, trực quan, truy vấn và tính riêng tư Thuật ngữ này thường chỉ đơn giản đề cập đến việc việc sử dụng các phân tích dự báo, phân tích hành vi người dùng, hoặc một số phương pháp phân tích dữ liệu tiên tiến khác trích xuất giá trị từ dữ liệu mà ít khi đề cập đến kích thước của bộ dữ liệu "Vài nghi ngờ cho rằng số lượng của dữ liệu có sẵn hiện nay thực sự lớn, nhưng đó không phải là đặc trưng phù hợp nhất của hệ sinh thái dữ liệu mới này."

1.2.1.2 Vai trò của bigdata trong hoạt động Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Tối ưu hóa tuyến đường rất khó vì thường dựa trên cơ sở hạ tầng của quốc gia Các sai sót nhỏ trong lập kế hoạch và quản lý có thể gây ra vấn đề lớn, làm giảm lợi nhuận Big data cho phép các tổ chức phân tích thời tiết, dữ liệu lô hàng, tình hình giao thông và chuỗi cung ứng để xác định thời điểm xuất phát tối ưu Tối ưu hóa cũng giúp xác định tuyến đường giao hàng ngắn nhất, tiết kiệm chi phí nhiên liệu và các chi phí khác.

- Tới ưu hóa quá trình giao hàng chặng cuối (Last-mile processes): quãng đường cuối cùng trong dịch vụ giao hàng là tuyến đường sản phẩm từ kệ kho hàng đến phương tiện vận tải và đến tay khách hàng cuối cùng Đây là yếu tố chính để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và chiếm đến 41% tổng chi phí chuỗi cung ứng Việc tối ưu hóa quá trình giao hàng cuối cùng là một trong những lĩnh vực trong hoạt động logistics được hưởng lợi rất nhiều từ big data Bằng cách phân tích dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, các công ty logistics được đặt trong vị trí tốt hơn để thay đổi và cải thiện các quy trình nội bộ và kiểm soát các yếu tố bên ngoài gần như trong thời gian thực Điều này tăng tính minh bạch trong quá trình giao hàng và cải thiện sự hài lòng của khách hàng

- Theo dõi vận chuyển hàng hóa: Khách hàng và các công ty vận chuyển theo dõi gói hàng của họ trong quá trình vận chuyển và nhận thông báo qua email mỗi khi xe vận chuyển dừng lại trong quá trình vận chuyển Thông qua các thiết bị GPS, thẻ RFID và mã vạch, công nghệ phân tích dữ liệu lớn thu thập dữ liệu giao thông thời gian thực, giúp cho các quản lý logistics lên lịch giao hàng một cách thuận tiện Các công nghệ này cũng có thể gửi thông báo tự động đến các quản lý cơ sở nhận hàng khi giao hàng chỉ còn cách đích 1 dặm, giúp họ có đủ thời gian để lên kế hoạch và tránh những bất ngờ không mong muốn Một trong những ứng dụng mới nhất của bigdata trong logistics là việc sử dụng các cảm biến Internet of Things (IoT) trong các rơ-moóc để cho phép giám sát và báo cáo nhiệt độ, độ ẩm và các yếu tố quan trọng khác trong thời gian thực

- Quản lý kho bãi: Việc quản lý kho bãi bằng các tiêu chuẩn truyền thống như hệ thống kế thừa và ERP không còn phù hợp nữa Chúng ta sống trong một thời đại khi khách hàng muốn biết về sự sẵn có của sản phẩm trước khi mua và nhận cập nhật thời gian thực về quá trình giao hàng Các quản lý có thể truy cập một bản tóm tắt hoạt động theo phút trên các thiết bị di động hoặc máy tính bằng cách tích hợp phân tích big data trong quản lý kho bãi Điều này cho phép họ phát hiện các chướng ngại vật trong luồng công việc và đưa ra giải pháp ngay lập tức Để quản lý hoạt động kho hàng một cách suôn sẻ, dữ liệu được phân tích bằng các hệ thống dữ liệu lớn sử dụng hàng tỷ cảm biến Alibaba, Flipkart và Amazon là những người sử dụng công nghệ này từ sớm để duy trì hiệu quả của hàng hóa trong kho

- Chất lượng dịch vụ khách hàng được cải thiện: Chúng ta đang sống trong một thời đại được thúc đẩy bởi công nghệ, người tiêu dùng đã hiểu rõ những gì mình muốn và không sẵn lòng chấp nhận bất cứ điều gì thấp hơn Điều này là lý do tại sao mỗi chủ doanh nghiệp đều nên đặt nhu cầu của khách hàng lên hàng đầu Một số yếu tố làm giảm sự hài lòng của khách hàng trong lĩnh vực logistics bao gồm phạm vi hoạt động hạn chế và giao hàng muộn Bigdata mang lại cơ hội cho các công ty logistics để cải thiện trải nghiệm tổng thể của khách hàng bằng cách tối ưu hóa hoạt động Các công cụ phân tích dữ liệu, ví dụ như: có thể phân tích dữ liệu được thu thập từ các cuộc khảo sát và mạng xã hội, giúp các công ty có được những thông tin quý giá về những gì khách hàng mong muốn Điều này cho phép họ tùy chỉnh dịch vụ của mình để vượt xa mong đợi của khách hàng

Bigdata có 6 đặc điểm chính (hay còn gọi là 6V của bigdata), bao gồm: volume (dung lượng), variety (đa dạng), velocity (vận tốc), variability (tính biến đổi), veracity (tính xác thực), value (giá trị)

Bigdata vốn dĩ đã có ý nghĩa là dữ liệu lớn, vì thế có thể hiểu đặc điểm đầu tiên của nó là dung lượng lưu trữ khổng lồ Để xác định giá trị của dữ liệu, kích thước của dữ liệu đóng vai trò rất quan trọng Nếu khối lượng dữ liệu rất lớn thì nó thực sự được coi là 'Dữ liệu lớn' Điều này có nghĩa là liệu một dữ liệu cụ thể có thực sự được coi là Dữ liệu lớn hay không, phụ thuộc vào khối lượng dữ liệu

Do đó, khi xử lý Dữ liệu lớn, cần phải xem xét đặc tính 'Khối lượng'.

Ví dụ: Trong năm 2016, lưu lượng truy cập di động toàn cầu ước tính là 6,2 Exabyte (6,2 tỷ GB) mỗi tháng Theo số liệu mới công bố của Hiệp hội các nhà cung cấp di động toàn cầu (GSA), số thuê bao di động toàn cầu dự kiến sẽ đạt 8,4 tỷ vào cuối năm 2022 và 9,2 tỷ vào cuối năm 2028

1.2.2.2 Tính đa dạng Đặc điểm này thể hiện bản chất của bigdata là dữ liệu có cấu trúc, bán cấu trúc và phi cấu trúc Về cơ bản, sự đa dạng là sự xuất hiện của dữ liệu từ các nguồn mới cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp Nó có thể được cấu trúc, bán cấu trúc và không cấu trúc

Dữ liệu có cấu trúc là dữ liệu được tổ chức theo một định dạng cụ thể với độ dài xác định Loại dữ liệu này giúp máy móc dễ dàng hiểu và xử lý thông tin, từ đó cải thiện khả năng hiển thị trong kết quả tìm kiếm.

Dữ liệu bán cấu trúc: Dữ liệu này về cơ bản là dữ liệu bán có tổ chức Nói chung, nó là một dạng dữ liệu không tuân theo cấu trúc hình thức của dữ liệu Tệp nhật ký là ví dụ về loại dữ liệu này

Dữ liệu phi cấu trúc: Dữ liệu này về cơ bản đề cập đến dữ liệu không có tổ chức Nó thường đề cập đến dữ liệu không khớp với cấu trúc hàng và cột truyền thống của cơ sở dữ liệu quan hệ

1.2.2.3 Vận tốc Đặc điểm này đề cập đến tốc độ tích lũy dữ liệu cao của bigdata Trong bigdata, dữ liệu có đầu vào từ các nguồn như máy móc, mạng, phương tiện truyền thông xã hội, điện thoại di động, v.v Đây là một nguồn dữ liệu khổng lồ và liên tục Vận tốc dòng chảy của các dữ liệu này rất nhanh, điều này xác định tiềm năng của dữ liệu rằng dữ liệu được tạo và xử lý nhanh như thế nào để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng

Ví dụ: Có hơn 3,5 tỷ lượt tìm kiếm mỗi ngày được thực hiện trên Google Ngoài ra, người dùng Facebook đang tăng 22% (Xấp xỉ) hàng năm.

Có thể thấy, trong hiện tại và tương lai, cấu trúc dữ liệu mà chúng ta đang sử dụng đang thay đổi nhanh chóng Không chỉ vậy, ý nghĩa hoặc hình dạng của dữ liệu cũng thường xuyên cập nhật

Ứ ng d ụ ng E-Logistics trong Logistics

1.3.1 Khái niệm của E-Logistics trong hoạt động Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

E-logistics là một khái niệm khá mới đối với nền kinh tế trong và ngoài nước Theo một số tài liệu "E-logistics được định nghĩa là việc ứng dụng TMĐT để thực hiện hay tiến hành quản trị Logistics"

Một số tài liệu khác cho rằng lại cho "E-logistics là quá trình hoạt động chiến lược, thiết kế và thực hiện tất cả các yếu tố cần thiết của hệ thống, quy trình, cơ cấu tổ chức và tác nghiệp hậu cần để thực hiện hóa và vật chất hóa cho hoạt động thương mại điện tử".

Ta có thể thấy, E-logistics được định nghĩa dựa trên hoạt động ứng dụng

Logistics vào TMĐT, gọi là Dịch vụ hậu cần điện tử Chúng ta có thể hiểu E- logistics (logistics điện tử) chính là việc quản lý dòng chảy của hàng hóa và dịch vụ của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trên chính những nền tảng trực tuyến như trang web, các trang thương mại điện tử khác nhau,… Khi đó, E-logistics sẽ được ứng dụng tối ưu về những công nghệ thông tin đồng thời thúc đẩy sự thích nghi của những hệ thống Logistics truyền thống cho chính những hoạt động trực tuyến.

1.3.2 Vai trò của E-Logistics trong hoạt động Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Tối ưu hoá giá trị của doanh nghiệp

- Giá trị sản phẩm: Thông qua e-logistics, các đặc điểm, chức năng và công dụng của sản phẩm sẽ được truyền tải đến khách hàng một cách hiệu quả nhất

- Giá trị dịch vụ: E-logistics giúp doanh nghiệp tối ưu được các hoạt động sửa chữa, bảo hành, vận chuyển, hướng dẫn sử dụng…

- Giá trị giao tiếp: E-logistics giúp nâng cao sự hài lòng trong tiếp xúc giữa khách hàng với nhân viên, doanh nghiệp

- Giá trị biểu tượng: Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp sẽ được nâng lên khi xây dựng và vận hành hệ thống e-logistics thành công

Hỗ trợ và tối ưu hoá chuỗi cung ứng tổng thể

- Dòng hàng hóa: E-logistics hỗ trợ và tối ưu vận chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp tới khách hàng, đảm bảo đúng đủ về số lượng, chất lượng và thời điểm

Dòng thông tin e-logistics hỗ trợ quá trình giao nhận đơn hàng hiệu quả, tối ưu hóa các hoạt động giao nhận và vận chuyển hàng hóa Hệ thống này cho phép theo dõi liên tục quá trình di chuyển của hàng hóa và chứng từ giữa người gửi và người nhận, góp phần nâng cao độ chính xác và minh bạch trong chuỗi cung ứng.

- Dòng tài chính: E-logistics hỗ trợ và tối ưu quá trình thanh toán của khách hàng đối với nhà cung cấp trong thương mại điện tử

Hỗ trợ giao dịch và phân phối trực tuyến: Với e-logistics, giao dịch và phân phối không còn phụ thuộc vào thời gian và địa điểm cung cấp do khách hàng có thể truy cập các thông tin về hàng hóa và kết nối giao dịch thông qua mọi thiết bị di động có kết nối Internet như điện thoại di động, máy tính, laptop,…Điều này giúp các Nhà bán lẻ và nhà sản xuất có thể liên hệ trực tiếp với khách hàng và đáp ứng mong muốn mua hàng của khách hàng ngay lập tức vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày Đồng thời, giúp tạo lợi thế về giá và chi phí từ việc sản xuất, lưu kho, và phân phối ở mức chi phí tối thiểu

THỰ C TR Ạ NG C Ủ A Ứ NG D Ụ NG CÔNG NGH Ệ THÔNG TIN

Gi ớ i thi ệ u chung v ề doanh nghi ệ p

GHN là công ty giao nhận đầu tiên tại Việt Nam được thành lập từ năm 2012 với sứ mệnh phục vụ nhu cầu vận chuyển thuộc tập đoàn Scommerce chuyên nghiệp của các đối tác Thương mại điện tử trên toàn quốc

Hình 2.1: Logo Công ty C ổ phần dịch vụ GHN 2.1.1 Giới thiệu chung

Tên giao dịch: Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Giao Hàng Nhanh

Tên tiếng Anh: GHN Joint Stock Company

Trụ sở chính: 405/15 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 24, Quận Bình Thạnh, TP Hồ

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của GHN

Tháng 7/ 2012: GHN chính thức thành lập với sứ mệnh phục vụ nhu cầu vận chuyển chuyên nghiệp của các đối tác thương mại điện tử trên toàn quốc

Năm 2015: GHN chinh phục 100% 63 tỉnh thành, sở hữu mạng lưới giao nhận phủ sóng toàn quốc đến cả những hải đảo xa Cũng trong năm này, GHN cho ra mắt dịch vụ AhaMove, cung cấp dịch vụ giao hàng hỏa tốc từ 30 phút đến 4 giờ trong nội thành Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Năm 2016: GHN ra mắt hệ thống bưu cục GHN trên toàn quốc, tính đến năm

2019 thì tổng số bưu cục GHN đã chính thức vượt ngưỡng 500 bưu cục.

Năm 2017: GHN cho ra mắt Dịch vụ vận tải cho doanh nghiệp GHN

Logistics, Dịch vụ kho và xử lý đơn hàng GHN Fulfillment GHN Logistics và GHN Fulfillment ra đời đã giúp việc vận hànhcủa các doanh nghiệp trở nên hiệu quả hơn

Năm 2018 là mốc son quan trọng đối với GHN khi đạt khả năng xử lý ấn tượng 500.000 đơn hàng mỗi ngày GHN khẳng định vị thế dẫn đầu thị trường bằng việc hợp tác cùng hai hãng hàng không hàng đầu Việt Nam, Vietnam Airline và Vietjet Air, ra mắt dịch vụ vận tải đường hàng không, mở ra kỷ nguyên mới cho ngành logistics Việt Nam.

Tháng 10/ 2018: GHN và AhaMove chính thức thay đổi nhận diện thương hiệu, mang đến một hình ảnh hiện đại, trẻ trung và khác biệt.

Năm 2019, GHN đã cách mạng hóa ngành giao nhận khi triển khai hệ thống phân loại tự động 100% đầu tiên tại Việt Nam, có khả năng xử lý 30.000 đơn hàng/giờ Hệ thống này không chỉ giúp GHN tiết kiệm 600 nhân công, mà còn rút ngắn thời gian phân loại từ 3 giờ xuống còn 30 phút và giảm tỷ lệ sai sót xuống dưới 3% Đáng chú ý, GHN đã nhận được sự đầu tư từ quỹ chính phủ Singapore Temasek, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình trở thành đơn vị giao nhận dẫn đầu Việt Nam.

Năm 2022: GHN tiếp tục cải tiến về quy trình lấy/ giao hàng trong nội thành chỉ trong 7 tiếng Quá trình vận chuyển đơn hàng đi nhanh gấp 3 lần so với trước đây

2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của GHN

Công ty thành lập với sứ mệnh phục vụ nhu cầu vận chuyển chuyên nghiệp, đối tác Thương mại điện tử toàn quốc GHN cam kết mang đến cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ giao nhận nhanh, an toàn, hiệu quả, giúp người bán hàng bấn nhiều hơn, người mua hàng hài lòng hơn Đồng thời tạo nhiều công ăn việc làm với thu nhập xứng đáng cho hàng ngàn lao động Việt Nam, góp phần xây dựng xã hội hiện đại, phát triển

2.1.4 Cơ cấu tổ chức của GHN

Trong hơn 10 năm hoạt động, GHN đã trải qua nhiều thay đổi cơ cấu tổ chức công ty để phù hợp với chiến lược phát triển của công ty Đến tháng 11/2020, GHN vừa trải qua lần thay đổi cơ cấu vùng kinh doanh để đẩy mạnh chiến lược công ty năm 2021: “Ổn định vận hành - Tăng trưởng kinh doanh” Cụ thể, cơ cấu tổ chức GHN bao gồm:

Hình 2.2 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức GHN

2.1.5 Lĩnh vực kinh doanh của GHN

Công ty cổ phần dịch vụ giao hàng nhanh hoạt động kinh doanh theo hướng thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm: nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, các thủ tục giấy tờ, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận của khách hàng để hưởng thù lao.

2.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Với thị phần khoảng 30%, GHN là một trong những công ty giao hàng hàng đầu tại Việt Nam Tính đến năm 2023, công ty đã thu hút hơn 100.000 khách hàng là các cửa hàng và doanh nghiệp trên toàn quốc Trong giai đoạn 2020-2022, GHN đã đạt được những kết quả kinh doanh đáng chú ý, như minh họa trong Hình 2.3.

(Đơn vị tính: Tỷ đồng) Hình 2.3: Doanh thu và lợi nhuận của GHN giai đoạn 2020 -2022

( Nguồn: Số liệu thu thập từ báo cáo tài chính 2020-2023)

Trong 3 năm từ 2020-2022, doanh thu của GHN tăng trưởng đáng kể, đạt 4.740 tỷ đồng (2020), 6.308 tỷ đồng (2021) và đạt đỉnh với 16.164 tỷ đồng vào năm 2022 Lợi nhuận cũng tăng từ 680 tỷ đồng (2020), đạt 1.568 tỷ đồng (2021) và tăng vọt lên 7.419 tỷ đồng (2022) Sự tăng trưởng mạnh mẽ này một phần nhờ ứng dụng dịch vụ giao nhận tức thời AhaMove, giúp tăng 30-35% doanh thu từ dịch vụ giao nhận thực phẩm và hàng hóa siêu thị tại Hà Nội và TP.HCM.

Bước sang năm 2022, GHN ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ với doanh thu 7.392 tỷ đồng, tăng 17,18% tức 1.084 tỷ đồng tương ứng và lợi nhuận đạt 836 tỷ đồng, tăng 26,09% (tương ứng 173 tỷ đồng) Sở dĩ có dấu hiệu phục hồi và phát triển bởi GHN đã xác định rõ đây là giai đoạn tốt để tối ưu lại cấu trúc chi phí và quản lý của công ty, đồng thời chuẩn hóa lại toàn bộ quy trình và dịch vụ khách hàng, xây dựng lại các hệ thống công nghệ để sẵn sàng cho giai đoạn hậu Covid-

19 tăng trưởng nhanh trở lại sắp tới.

Như vậy, mặc dù lợi nhuận của GHN năm 2021 có sự sụt giảm nhẹ nhưng nhìn chung có thể thấy hoạt động kinh doanh của GHN ở mức tăng trưởng khá ổn định, đặc biệt năm 2022 ghi nhận cả doanh thu và lợi nhuận đang trên đà phát triển chứng tỏ công ty đang có những chiến lược kinh doanh vô cùng đúng đắn, các nhà quản trị nên tiếp tục phát triển theo định hướng này để tiềm năng tăng trưởng của công ty được tiếp tục trong những năm tới

2.2 Các hệ thống thông tin của doanh nghiệp GHN

Là một công ty về dịch vụ giao nhận, GHN luôn cố gắng nỗ lực mang đến cho khách hàng những trải nghiệm giao hàng nhanh chóng và hiệu quả GHN luôn ứng dụng những hệ thống về công nghệ thông tin để có thể kiểm soát và đồng nhất dữ liệu tạo nên sự thuận tiện cho cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ và giúp cho GHN kiểm soát tốt trạng thái hoạt động của các dịch vụ mang đến cho khách hàng

Hình 2.4 : Hệ thống thông tin trong dịch vụ giao nhận của GHN

(N guồn : ghn.vn.cong-nghe-ghn)

Hệ thống API là viết tắt của Application Programming Interface hay còn có nghĩa là giao diện chương trình ứng dụng Nó bao gồm các phần mềm có chức năng kết nối trang web của người mua hàng và người bán hàng Hệ thống API trong hoạt động giao nhận giống như một cây cầu nối liền hai đầu, bên đầu cầu này gọi thì bên đầu kia lập tức trả lời Quá trình đối thoại giữa khách hàng và doanh nghiệp sẽ trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn.

ĐÁNH GIÁ ƯU, NHƯỢC ĐIỂ M Ứ NG D Ụ NG CÔNG NGH Ệ THÔNG TIN TRONG H ỌAT ĐỘ NG GIAO NH Ậ N C Ủ A CÔNG TY C Ổ PHÂN

Nh ữ ng hi ệ u qu ả đem lạ i khi ứ ng d ụ ng CNTT trong ho ạt độ ng giao nh ậ n

Nhờ áp dụng công nghệ thông tin, quy trình và thời gian phân loại hàng hóa được kiểm soát chặt chẽ Các thông tin cơ bản như trọng lượng, kích thước, loại hàng, tuyến đường giao hàng đều được theo dõi chi tiết, giúp đảm bảo phân loại đúng tiến độ, tiết kiệm thời gian giao nhận và tối ưu tốc độ vận chuyển Ngoài ra, hệ thống chia chọn tự động còn giúp giảm chi phí nhân công đáng kể và rút ngắn thời gian phân loại, từ đó doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí vận tải và tăng doanh thu.

Hạn chế sai sót, tăng độ uy tín với khách hàng: Con người là thực thể không hoàn hảo, vì thế trong công việc không thể đảm bảo 100% độ chính xác Nhưng máy móc thì có Khi sử dụng phần mềm này, tất cả những thông tin cơ bản về khách hàng như sốđiện thoại, nơi ở, loại hàng,… sẽ được mã hóa và quét trong khi cho lên dây chuyền tự động Điều này giúp tránh những sai sót do nhầm lẫn thông tin dễ mắc phải khi chia chọn thủ công, làm tăng độ uy tín với khách hàng Ứng dụng CNTT cũng giúp cho GHN nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh: Ứng dụng hệ thống phân loại hàng tự động giúp các kho trung chuyển dễ dàng quản lý quá trình giao nhận hàng hóa, là cơ sở để xây dựng các chiến lược phù hợp để tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận Không chỉ vậy, việc kiểm soát tốt các hoạt động giao hàng còn đảm bảo sản phẩm sẽ được giao đúng thời gian và địa chỉ, từđó tăng sự hài lòng cho khách hàng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Ưu điể m c ủ a h ệ th ố ng CNTT trong ho ạt độ ng giao nh ậ n c ủ a công ty

3.2 1 Hệ thống API trong hoạt động giao nhận

Hệ thống API trong giao nhận (Application Programming Interface) là một tập hợp các giao diện và quy tắc mà các ứng dụng và hệ thống khác có thể sử dụng để giao tiếp và trao đổi thông tin Trong lĩnh vực giao nhận, hệ thống API cho phép các ứng dụng, dịch vụ hoặc hệ thống khác nhau kết nối và truy cập dữ liệu hoặc chức năng từ hệ thống giao nhận chính Một số ưu điểm của thể kể đến của API như sau:

- Tích hợp dễ dàng thông minh: Hệ thống API cho phép tích hợp với các ứng dụng và hệ thống khác để tạo thành mạng lưới tương tác và chia sẻ dữ liệu Điều này giúp tối ưu hóa sự kết nối giữa các bên tham gia trong quá trình giao nhận và quản lý chuỗi cung ứng của GHN.

- Tăng hiệu suất công việc: API có thể thực hiện nhiều tác vụ từ đặt hàng, theo dõi tình trạng đơn hàng, tính phí vận chuyển, quản lý kho…Điều này giúp cho GHN có thể tối ưu hóa quá trình quản lý, tăng hiệu suất công việc Là hệ thống thông tin thông minh nên API cũng góp phần làm giảm các rủi ro hay sai sót liên quan đến con người trong quá trình vận hành, tính toán

- Khách hàng có thể theo dõi thời gian thực của đơn hàng: Hệ thống API cung cấp thông tin về vị trí và trạng thái của hàng hóa trong thời gian thực, giúp quản lý và theo dõi quá trình giao nhận một cách chính xác nhất GHN có thể theo dõi trạng thái đơn hàng và xử lý kịp thời ngay khi có sự cố phát sinh.

Tích hợp nhiều nguồn dữ liệu: API cho phép kết nối dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm hệ thống vận chuyển, kho bãi và hệ thống thông tin khách hàng Chức năng này cung cấp cho quản lý cái nhìn tổng quan về hoạt động, qua đó tạo điều kiện ra quyết định chiến lược phù hợp cho sự phát triển của doanh nghiệp.

- Cải thiện trải nghiệm khách hàng: API cho phép theo dõi và chia sẻ thông tin về đơn hàng, giúp cung cấp thông tin chi tiết về tình trạng đơn hàng cho khách hàng Khách hàng chỉ cần điền một vài thông tin xác nhận đã có thể kiểm tra được tình trạng đơn hàng và thời gian dự kiến nhận hàng Điều này giúp GHN gia tăng trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng bảo rằng thông tin quan trọng như dữ liệu vận chuyển và thanh toán được bảo vệ khỏi sự truy cập trái phép.

Tóm lại, sử dụng hệ thống API trong hoạt động giao nhận có nhiều lợi ích quan trọng, bao gồm tích hợp dễ dàng, tăng hiệu suất, cải thiện trải nghiệm khách hàng và khả năng tối ưu hóa quá trình quản lý chuỗi cung ứng.

3.2 2 Hệ thống quản lý đơn hàng 24/7 trong hoạt động giao nhận

Hệ thống quản lý thông tin đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động giao nhận và quản lý chuỗi cung ứng Dưới đây là một số ưu điểm của việc sử dụng hệ thống quản lý thông tin trong lĩnh vực này:

Hệ thống quản lý thông tin tối ưu hóa quá trình giao nhận bằng cách cung cấp thông tin chi tiết về tình trạng đơn hàng, vị trí hàng hóa và thời gian giao hàng, cải thiện lập kế hoạch vận chuyển, giảm thiểu thời gian và chi phí.

- Theo dõi thời gian thực: Hệ thống cung cấp thông tin về vị trí và trạng thái của hàng hóa trong thời gian thực, giúp quản lý theo dõi, điều phối quá trình giao nhận một cách chính xác

Hệ thống quản lý thông tin giúp tăng hiệu suất công việc bằng cách tự động hóa nhiều tác vụ trong quá trình giao nhận Điều này làm giảm sự phụ thuộc vào công việc thủ công, nơi thường xảy ra lỗi của con người.

Hệ thống đảm bảo dữ liệu khách hàng được bảo vệ an toàn thông qua nhiều lớp bảo mật Các lớp này ngăn chặn việc truy cập trái phép vào thông tin quan trọng như thông tin vận chuyển, thông tin thanh toán và thông tin cá nhân của khách hàng.

- Tối ưu hóa quy trình kho hàng: Hệ thống quản lý thông tin giúp quản lý kho hàng dễ dàng theo dõi lượng hàng tồn kho, thời gian cung cấp và tối ưu hóa việc quản lý kho hàng để giảm thiểu chi phí lưu trữ

- Cải thiện trải nghiệm khách hàng: Bằng việc cung cấp thông tin chi tiết về đơn hàng và thời gian giao hàng, hệ thống này cải thiện trải nghiệm của khách hàng, tạo lòng tin và tăng sự hài lòng của họ.

- Phân tích dữ liệu: Hệ thống quản lý thông tin cung cấp dữ liệu để phân tích và tối ưu hóa hoạt động giao nhận, giúp doanh nghiệp ra quyết định thông minh về tối ưu hóa chi phí và quy trình. quản lý theo dõi và điều khiển quy trình liên quan đến giao nhận, từ đặt hàng đến thanh toán và bảo hành

3.2 3 Ưu điểm của hệ thống kho hàng tự động của GHN

Nhược điể m c ủ a H ệ th ố ng CNTT

Mặc dù hệ thống API trong giao nhận hàng hóa mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng tồn tại một số nhược điểm và thách thức:

- Có thể xảy ra một số vấn đề bảo mật gây ra hậu qủa nghiêm trọng: Tuy có cơ chế bảo mật cao nhưng API vẫn có một số lỗ hổng bảo mật nếu không được cấu hình và quản lý một cách chặt chẽ Toàn bộ thông tin đầu vào của hệ thống đều do con người cung cấp và quản lý vì vậy chỉ cần sơ suất nhỏ trong công tác quản lý dễ tạo cơ hội cho những đối tượng xấu xâm nhập vào hệ thống thông tin

- Lỗi tích hợp dữ liệu: Việc tích hợp các hệ thống dữ liệu khác vào API cần sự chính xác tuyệt đối bởi khi các có sai sót trong số liệu được tích hợp sẽ phát sinh thêm nhiều lỗi khác làm gián đoạn quy trình quản lý.

- GHN vẫn sẽ phải chi trả phí sử dụng định kì để sử dụng: Một số API có phí sử dụng hoặc giới hạn về số lượng yêu cầu mà bạn có thể thực hiện, điều này có thể tạo ra chi phí và hạn chế sử dụng

- Phụ thuộc vào nhà cung cấp: Sử dụng API đôi khi tạo sự phụ thuộc vào nhà cung cấp API, và nếu nhà cung cấp thay đổi chính sách hoặc ngừng hỗ trợ API, điều này có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Tóm lại, API cung cấp nhiều lợi ích trong giao nhận hàng hóa, nhưng cũng cần xem xét các thách thức và nhược điểm liên quan đến bảo mật, tích hợp, và quản lý để đảm bảo rằng chúng được sử dụng một cách hiệu quả và an toàn.

3.3 2 Nhược điểm của hệ thống quản lý thông tin trong hoạt động giao nhận

Mặc dù hệ thống quản lý thông tin trong hoạt động giao nhận có nhiều ưu điểm, như đã thảo luận trong câu trả lời trước, nhưng cũng tồn tại một số nhược điểm và thách thức:

- Chi phí đầu tư ban đầu: Triển khai và phát triển hệ thống quản lý thông tin ban đầu có thể đòi hỏi chi phí đáng kể, bao gồm việc mua sắm phần mềm, phát triển tùy chỉnh và đào tạo nhân viên.

Bảo mật dữ liệu là yếu tố then chốt trong hệ thống quản lý thông tin, đảm bảo tính toàn vẹn và bảo mật của dữ liệu nhạy cảm Nếu không được bảo vệ chặt chẽ, dữ liệu có thể bị đe dọa bởi các tác nhân bên ngoài và những lỗ hổng bảo mật, gây ra những rủi ro đáng kể cho tổ chức.

- Đòi hỏi sự cập nhật liên tục: Hệ thống cần được cập nhật và duyệt xét thường xuyên để đảm bảo tính hiệu quả và phù hợp với nhu cầu kinh doanh thay thường xuyên, điều này làm tốn thời gian và có rủi ro phát sinh sai sót.

- Dễ xảy ra các sự cố kỹ thuật: Cũng như những hệ thống khác, hệ thống quản lý thông tin giao nhận của GHN cũng có thể gặp sự cố kỹ thuật hoặc gián đoạn trong quá trình hoạt động, gây ra tình trạng không thể sử dụng trong thời gian dài Điều này đòi hỏi GHN cần tốn thêm chi phí bảo trì bảo dưỡng thường xuyên để tránh tình trạng gián đoạn các hoạt động cung cấp dịch vụ giao nhận do lỗi kỹ thuật từ hệ thống

Tóm lại, mặc dù hệ thống quản lý thông tin cung cấp nhiều lợi ích trong hoạt động giao nhận, nhưng cũng cần xem xét các thách thức và nhược điểm, chẳng hạn như chi phí, bảo mật, và tích hợp, để đảm bảo rằng chúng được triển khai và quản lý một cách hiệu quả.

3.3 3 Nhược điểm của hệ thống kho hàng tự động của GHN

Hệ thống kho hàng tự động của GHN (Giao Hàng Nhanh) bên cạnh những điểm mạnh đã được đề cập ở phần trả lời trước, cũng tồn tại một số nhược điểm và thách thức cần lưu ý như:

- Chi phí đầu tư ban đầulớn: Triển khai hệ thống kho hàng tự động đòi hỏi một chi phí đầu tư lớn Điều này bao gồm việc mua sắm và cài đặt thiết bị tự động, cùng với việc đào tạo nhân viên Bao gồm việc cập nhật phần mềm, bảo trì phần cứng, và hỗ trợ kỹ thuật Chi phí này có thể tăng đáng kể theo thời gian

- Vẫn còn phụ thuộc vào sự kiểm tra giám sát kĩ càng của con người con người: Mặc dù hệ thống tự động giảm sự phụ thuộc vào con người, nhưng vẫn cần người quản lý để theo dõi và điều khiển hoạt động của hệ thống một cách trơn tru

- Tốn nhiều chi phí bảo dưỡng: Hệ thống tự động cần bảo trì và sửa chữa định kỳ để đảm bảo hoạt động liên tục Điều này khiến GHN tốn thêm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa.

ĐỀ XU Ấ T GI Ả I PHÁP C Ả I THI Ệ N Ứ NG D Ụ NG CÔNG NGH Ệ THÔNG TIN TRONG HO ẠT ĐỘ NG LOGISTICS VÀ QU Ả N LÝ CHU Ỗ I

Gi ả i pháp bên trong doanh nghi ệ p

Những lãnh đạo cần thay đổi tư duy về chuyển đổi số để doanh nghiệp có thể tham gia vào nhiều chuỗi cung ứng hơn, có mức độ ảnh hưởng và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn Trong thời đại 4.0 như hiện nay, chuyển đổi số là yếu tố tất yếu và vô cùng quan trọng đối với hoạt động logistics và quản lý chuỗi cung ứng, đặc biệt là với các doanh nghiệp giao hàng

Trước hết, doanh nghiệp cần có kế hoạch cụ thể và cẩn trọng trong việc chuyển đổi Việc tìm kiếm nhà cung cấp uy tín và chất lượng là quan trọng để xây dựng một hệ thống số liên kết và dễ dàng truy xuất dữ liệu

Thứ hai, đầu tư vào công nghệ và thay đổi phương pháp quản lý sẽ giúp GHN có nhiều lợi thế cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài Lựa chọn mô hình chuyển đổi số cần được nghiên cứu tỉ mỉ và kỹ lưỡng Doanh nghiệp cần liên kết chặt chẽ trong nội bộ ngành Logistics và tìm kiếm tư vấn từ các đơn vị cung cấp dịch vụ chuyển đổi số

Thứ ba, khi thực hiện chuyểnđổi số, GHN cần có sự chuyển đổi đồng bộ và xây dựng nền tảng số cho chuỗi dịch vụ logistics để chia sẻ dữ liệu

Giao Hàng Nhanh tập trung khai thác công nghệ, tạo sự khác biệt bằng chiến lược hiện đại hóa toàn diện hạ tầng và quy trình giao nhận Cụ thể, đơn vị mang đến cho người tiêu dùng và đối tác giải pháp giao hàng, thu hộ trọn gói với tốc độ nhanh chóng và cước phí ưu đãi Chỉ với vài thao tác đơn giản trên ứng dụng, chủ shop online có thể quản lý tốc độ, giá cả, phí thu hộ, tình trạng kiện hàng và nhân viên giao nhận Tuy nhiên, vấn đề còn lại là nhận thức tầm quan trọng và bức thiết của việc chuyển đổi số, cùng với quyết tâm nâng cao trình độ tiếp cận và sử dụng Công nghệ thông tin trong giới quản lý và nhân viên Đồng thời, cần vạch ra một lộ trình triển khai phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp

Để cải thiện ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động logistics và quản lý chuỗi cung ứng, doanh nghiệp cần tập trung vào chuyển đổi số bằng cách xây dựng một lộ trình rõ ràng và đồng bộ Quá trình này sẽ giúp các doanh nghiệp nắm bắt cơ hội cạnh tranh, cải thiện hiệu suất hoạt động và duy trì lợi thế trong bối cảnh kinh doanh ngày càng phát triển.

GHN đã áp dụng nhiều ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của mình Tuy nhiên, để đạt được sự phát triển bền vững, công ty cần áp dụng thêm các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo AI, tần số Radio, điện toán đám mây, và phân tích dữ liệu lớn Big Data Sự kiện này đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng của các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực logistics, là sự khẳng định quyết tâm của họ trong việc áp dụng các giải pháp chuyển đổi toàn diện và nâng cao cạnh tranh với các doanh nghiệp e-commerce khác trong nước và quốc tế Để tập trung vào các giải pháp chuyển đổi số, GHN cần triển khai ứng dụng công nghệ điện toán đám mây (Cloud), xây dựng hệ thống an toàn thông tin, và xác định quy định, quy trình, tổ chức vận hành hệ thống công nghệ thông tin GHN và Chili đã trở thành đối tác, cụ thể GHN sẽ tích hợp các tiện ích vào hệ thống cung cấp website tổng thể của Chili, giúp việc tạo đơn hàng, theo dõi trạng thái, quản lý dòng tiền COD trở nên dễ hơn bao giờ hết, tạo nên sự minh bạch và dễ dàng tính toán chi tiêu của khách hàng với từng đơn hàng Hơn nữa, GHN đã cải thiện việc thanh toán lương cho anh em nhân viên một cách hiệu quả nhất, thông minh nhất, hiện đại nhất thông qua các công cụ tính lương tự động bao gồm nhiều bộ phận: HRIS, Tech, C&B, Ops ‘thai nghén’,…

Ngoài ra, GHN cũng có thể tận dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để cải thiện quá trình quản lý và vận hành Ví dụ, AI có thể được sử dụng để phân tích dữ liệu lớn và dự đoán xu hướng trong hoạt động của đơn hàng, giúp công ty đưa ra các quyết định chiến lược và tối ưu hóa quy trình AI cũng có thể được áp dụng trong việc tự động hóa mộtsố công việc như quản lý hàng hóa và lập kế hoạch vận chuyển Công nghệ tần số Radio cũng nên được ứng dụng trong hoạt động của e- commerce của GHN để cải thiện việc truyền thông và giám sát trong khu vực kho của GHN Tần số Radio cho phép giao tiếp nhanh chóng và tin cậy giữa các bộ phận và nhân viên trong công ty, đồng thời cung cấp thông tin thời gian thực về tình trạng hoạt động an toàn và an ninh

Phân tích dữ liệu lớn (Big Data) cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nắm bắt thông tin và xu hướng trong ngành logistic, đặc biệt là với doanh nghiệp e- commerce Công ty có thể sử dụng Bigdata để phân tích dữ liệu về lưu lượng hàng hóa, đơn hàng, thời gian vận chuyển, đánh giá hiệu suất hoạt động, và dự báo nhu cầu của khách hàng Nhờ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định chiến của khách hàng và thị trường

Hơn nữa, yếu tố con người là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến toàn bộ kết quả, quá trình của công việc nên muốn việc ứng dụng CNTT thành công thì cần nhân viên phải được đào tạo và học hỏi thường xuyên cách làm việc với công nghệ mới, hệ thống quản lý thông tin tiên tiến và mới nhất, không được tụt hậu so với thời đại, quá trình Hoặc có thể đào tạo nguồn nhân lực tiềm năng thông qua việc phối hợp cùng các doanh nghiệp logistics, các hiệp hội Logistics và các trường đại học với mục đích cung cấp nền tảng kiến thức quan trọng và tất yếu, ảnh hưởng đến quá trình làm việc sau này Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động logistics là một yêu cầu tất yếu đối với các doanh nghiệp logistics Việt Nam Qua bài nghiên cứu “Ứng dụng CNTT trong hoạt động giao nhận của công ty Cổ phần Dịch vụ Giao hàng nhanh” có thể thấyrằng việc áp dụng công nghệ thông tin không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình vận chuyển và lưu kho, mà còn cải thiện trải nghiệm của khách hàng thông qua hệ thống quản lý đơn hàng trực tuyến, hệ thống API kết nối người mua và người bán, từ đó làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Điều này không chỉ làm tăng cường sự hiệu quả và minh bạch trong quản lý hàng hóa, mà còn giúp tạo ra một hệ thống logistics hiện đại và linh hoạt Sự đổi mới liên tục trong công nghệ thông tin cung cấp cơ hội không ngừng để Giao hàng nhanh nâng cao chất lượng dịch vụ và đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường với rất nhiều đối thủ cạnh tranh, đồng thời góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành Logistics tại Việt Nam

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc ứng dụng CNTT vào hoạt động Logistics nói chung, hoạt động giao nhận nói riêng, Công ty Cổ phần Dịch vụ Giao Hàng Nhanh đã trở thành đơn vị vận chuyển vượt trội và đáng tin cậy, đồng thời mang lại sự hài lòng và tin tưởng từ khách hàng Nhưng cũng không vì thế mà GHN “ngủ quên trên chiến thắng”, doanh nghiệp vẫn từng ngày học hỏi, nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp bằng các tích cực nghiên cứu, phát triển các ứng dụng CNTT mới để quá trình giao nhận diễn ra thông suốt, đem lại hiệu suất cao để vừa giữ chân được khách hàng cũ, vừa gia tăng tệp khách hàng mới cho doanh nghiệp.

1 Báo cáo Logistics Việt Nam năm 2022

2 Báo cáo tài chính của năm 2020, năm 2021, năm 2022 của Công ty cổ phần dịch vụ Giao Hàng Nhanh

3 Nguyễn Thông Thái, An Thị Thanh Nhàn (2011), Giáo trình quản trị logistics kinh doanh, NXB Thống kê

4 Những ảnh hưởng của công nghệ mới hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp công nghệ, truy cập ngày 25/10/2023 tại https://www.pace.edu.vn/tin-kho-tri-thuc/nhung-tac-dong-cua-cong-nghe-moi- toi-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh-trong-cac-doanh-nghiep-cong-nghiep

5 Th.S Đào Thu Hà (2022), Bài giảng Ứng dụng công nghệ thông tin trong Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

6 Ứng dụng dữ liệu lớn trong ngành Logistics, truy cập ngày 25/10/2023 tại https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/ung-dung-du-lieu-lon-trong-nganh-logistics

7 Website Công ty Cổ phần Dịch vụ GHN, truy cập ngày 28/10/2023 tại https://ghn.vn/

Ngày đăng: 16/08/2024, 17:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1  Logo Công ty C ổ  ph ầ n D ị ch v ụ  GHN  13  Hình 2.2  Sơ đồ cơ cấ u t ổ  ch ứ c GHN  14  Hình 2.3  Doanh thu và l ợ i nhu ậ n c ủa GHN giai đoạ n - bài tiểu luận ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giao nhận của công ty cổ phần dịch vụ giao hàng nhanh
Hình 2.1 Logo Công ty C ổ ph ầ n D ị ch v ụ GHN 13 Hình 2.2 Sơ đồ cơ cấ u t ổ ch ứ c GHN 14 Hình 2.3 Doanh thu và l ợ i nhu ậ n c ủa GHN giai đoạ n (Trang 5)
Hình 2.2 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức GHN - bài tiểu luận ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giao nhận của công ty cổ phần dịch vụ giao hàng nhanh
Hình 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức GHN (Trang 19)
Hình 2.4 : Hệ thống thông tin trong dịch vụ giao nhận của GHN - bài tiểu luận ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giao nhận của công ty cổ phần dịch vụ giao hàng nhanh
Hình 2.4 Hệ thống thông tin trong dịch vụ giao nhận của GHN (Trang 21)
Hình 2.5 : API trong hệ thống thông tin - bài tiểu luận ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giao nhận của công ty cổ phần dịch vụ giao hàng nhanh
Hình 2.5 API trong hệ thống thông tin (Trang 23)
Hình 2.8 : Giao diện của web Khachhang.ghn.vn - bài tiểu luận ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giao nhận của công ty cổ phần dịch vụ giao hàng nhanh
Hình 2.8 Giao diện của web Khachhang.ghn.vn (Trang 25)
Hình 2.7:  Hệ thống quản lý đơn hàng 24/7 của GHN - bài tiểu luận ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giao nhận của công ty cổ phần dịch vụ giao hàng nhanh
Hình 2.7 Hệ thống quản lý đơn hàng 24/7 của GHN (Trang 25)
Hình 2.9 : Giao diện app GHN trên thiết bị di động - bài tiểu luận ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giao nhận của công ty cổ phần dịch vụ giao hàng nhanh
Hình 2.9 Giao diện app GHN trên thiết bị di động (Trang 26)
Hình 2.10 : Tạo đơn hàng loạt trên hệ thống bảng Excel - bài tiểu luận ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giao nhận của công ty cổ phần dịch vụ giao hàng nhanh
Hình 2.10 Tạo đơn hàng loạt trên hệ thống bảng Excel (Trang 27)
Hình 2.11 : Quy trình xử lý đơn hàng tại kho tự động GHN - bài tiểu luận ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giao nhận của công ty cổ phần dịch vụ giao hàng nhanh
Hình 2.11 Quy trình xử lý đơn hàng tại kho tự động GHN (Trang 28)
Hình 2.12 : Kho giao hàng tự động của GHN - bài tiểu luận ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giao nhận của công ty cổ phần dịch vụ giao hàng nhanh
Hình 2.12 Kho giao hàng tự động của GHN (Trang 29)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w