1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tt luận án một số đặc điểm ngoại hình tập tính và di truyền của chó vện

25 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số đặc điểm ngoại hình, tập tính và di truyền của chó Vện
Tác giả Lê Cộng Triều
Người hướng dẫn PGS.TS. Đỗ Vừ Anh Khoa
Trường học Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Chăn nuôi
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 531,02 KB

Nội dung

Vì vậy, gene HTR1D cần được nghiên cứu thêm để có thể giải thích rõ hơn về tính hung hăng và tự vệ ở chó, đặc biệt là chó nhà trong đó có chó Vện, một nhóm chó có những đặc tính quý như

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Chăn nuôi

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Người hướng dẫn chính: PGS.TS Đỗ Võ Anh Khoa

Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:

Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ

Thư viện Quốc gia Việt Nam

Trang 3

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

1 Lê Công Triều, Nguyễn Tuyết Giang, Lâm Thanh Bình, Nguyễn Như

Tấn Phước và Đỗ Võ Anh Khoa (2019) Các chỉ số cơ bản trong công

thức máu của chó Vện Tạp chí khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi, 252:

15-20

2 Lê Công Triều, Nguyễn Tuyết Giang, Lâm Thanh Bình, Phan Thị

Hồng Phúc, Phạm Thị Trang, Nguyễn Thị Ngọc Linh và Đỗ Võ Anh

Khoa (2020) Đặc điểm một số chiều đo của chó Vện Tạp chí khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi, 256: 19-25

3 Đỗ Võ Anh Khoa, Lê Công Triều, Bùi Thị Trà Mi, Nguyễn Tuyết

Giang, Huỳnh Thị Phương Loan, Lâm Thanh Bình, Trần Văn Bé Năm, Phạm Thị Huê, Nguyễn Đức Huy và Lê Nguyễn Nam Phương (2024) Đa hình di truyền gene 5-Hydroxytryptamine Receptor 1D ở

chó Vện Tạp chí khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi, 297:

18-24

4 Lê Công Triều, Lâm Thanh Bình, Nguyễn Tuyết Giang, Bùi Thị Trà

Mi, Huỳnh Thị Phương Loan, Nguyễn Thị Ngọc Linh, Phạm Thị Huê,

Lê Nguyễn Nam Phương và Đỗ Võ Anh Khoa (2024) Tập tính sinh

học, khả năng sinh trưởng và năng suất sinh sản của chó Vện Tạp chí khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi, 297: 68-73

5 Nguyen Thi Dieu Thuy, Le Cong Trieu, Huynh Thi Phuong Loan,

Bui Thi Tra Mi, Nguyen Huy Tuong, Do Vo Anh Khoa (2024) Analysis of genetic diversity of Ven dog breed based on microsatellite

markers Academia Journal of Biology, 46(2): 93–100 DOI:

https://doi.org/10.15625/2615-9023/20446

6 Le Cong Trieu, Nguyen Thanh Cong, Tran Hoang Dung, Nguyen Thi

Dieu Thuy, Huynh Thi Phuong Loan, Thai Ke Quan, Dang Quoc Quan, Bui Thi Tra Mi, Do Vo Anh Khoa (2024) Genetic diversity in Vietnamese “Ven” dogs: A comprehensive assessment through D-

loop hypervariable region 1 sequences The Indian Journal of Animal Sciences (Submited)

Trang 4

4

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 Tính cấp thiết của luận án

Các giống vật nuôi là một bộ phận quan trọng của đa dạng sinh học Nó là tài sản quý giá hiện đang phát huy ý nghĩa kinh tế như là giống thuần thích nghi với điều kiện sinh thái địa phương đồng thời còn

là nguyên liệu phục vụ cho công tác lai tạo giống cho hiện tại và tương lai Không riêng các loài dã thú bị uy hiếp nghiêm trọng do môi trường sống bị thu hẹp và do sự săn bắt của con người, các giống vật nuôi dưới tác động của thiên nhiên và áp lực của kinh tế thị trường cũng đang bị mất dần (Lê Viết Ly,1999)

Nước ta có tập quán nuôi chó thả rông nên sự giao phối giữa các giống thường mang tính ngẫu nhiên Kết quả là tạo ra nhiều thế hệ con lai có kiểu hình không đặc trưng, làm mất đi những đặc điểm thuần của giống ban đầu Song song đó thì những đặc tính quý cũng như các kiểu hình đặc trưng của chó bản địa cũng dần mất đi

Về tên gọi thì người dân thường dựa vào màu sắc của bộ lông để gọi tên như chó mực (nhóm chó có sắc lông màu đen), chó vàng (nhóm chó có sắc lông vàng), chó vá (nhóm chó có lông đen vá trắng hoặc lông trắng vá đen), chó Vện (nhóm chó có lông vằn vện như hổ) Trong đó, chó Vện được xem như là loài vật nuôi có nhiều đặc điểm quý hiếm cần được bảo tồn như màu lông đặc trưng rất được ưa chuộng, khả năng săn mồi tốt, giữ nhà và bảo vệ tài sản, bơi giỏi, dễ nuôi và thích nghi tốt với điều kiện địa phương (Phạm Sỹ Lăng, 2006) Chó Vện có nhiều đặc tính rất quý nên được tỉnh Cà Mau quan tâm và đưa vào danh mục bảo tồn (Đỗ Võ Anh Khoa và Chung Hữu Nghị, 2018)

Microsatellite đã được sử dụng rộng rãi trong kiểm tra huyết thống

ở nhiều giống (Koskinen and Bredback, 2000), lập bản đồ gen (Mellersh

et al., 2000), phân tích mối quan hệ họ hàng nhằm mục đích chọn giống chó ở nhiều quốc gia (DeNise et al., 2004; Eichmann et al., 2004; Gentilini et al., 2004; Oishi et al., 2005) Halverson and Edwards (2000)

đã tiến hành kiểm tra huyết thống dưới sự bảo trợ của tổ chức di Di truyền Động vật Quốc tế Kỹ thuật microsatellite cũng đã được Cho (2005) sử dụng để đánh giá sự đa dạng di truyền của 183 cá thể chó bản địa Hàn Quốc

Gen 5-Hydroxytryptamine Receptor 1D (HTR1D) ở chó Vện gồm 2.835 cặp nucleotide, mã hóa cho protein gồm 377 axit amin Gene này

đã được chứng minh có liên quan đến đặc tính hung hăng (bao gồm các hành vi phức tạp và mang tính liên tục) ở một số giống chó Ở một nghiên cứu khác, Våge (2010) đã tìm thấy một SNP khác nghĩa A/G tại

Trang 5

vị trí 79091985 bp có tác động tiềm ẩn đối với chức năng của protein HTR1D và hai SNP khác có liên quan chặt chẽ đến tính hung hăng ở chó Ngoài ra, tính hung hăng còn do tác động của yếu tố môi trường Vì vậy, gene HTR1D cần được nghiên cứu thêm để có thể giải thích rõ hơn

về tính hung hăng và tự vệ ở chó, đặc biệt là chó nhà (trong đó có chó Vện, một nhóm chó có những đặc tính quý như giữ nhà khôn, săn mồi giỏi, luôn gắn bó với đời sống bình dị của người dân Nam Bộ hàng thập

kỷ qua)

Đến nay chưa có nhiều nghiên cứu và các nghiên cứu cũng chưa thể hiện đầy đủ về tất các đặc điểm của chó Vện – một quần thể tương đối nhỏ và có nguy cơ bị mất đi nguồn gen quý trong tương lai Vì vậy, việc nghiên cứu “Một số đặc điểm ngoại hình, tập tính và di truyền của chó Vện” là thực sự cần thiết

1.2 Mục tiêu nghiên cứu luận án

Xác định một số đặc điểm ngoại hình, tập tính, khả năng sinh trưởng và sinh sản, cũng như di truyền của chó Vện, nhằm hỗ trợ cho công tác bảo tồn và phát triển đàn chó Vện nói riêng và cho bản địa nói chung

1.3 Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1 Đánh giá đặc điểm ngoại hình, tập tính, sinh trưởng, sinh sản và sinh lý máu của chó Vện

Nội dung 2 Đánh giá đa dạng di truyền của chó Vện

1.4 Những đóng góp mới của luận án

Đây là công trình nghiên cứu đầy đủ và hệ thống đầu tiên về một

số đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng và sinh sản và di truyền (tập tính, mối quan hệ giữa các loài, đa hình Mircosatellite/D-loop và gen HTR1D) của chó Vện ở nước ta Cụ thể:

- Ghi nhận được khối lượng 12 tháng tuổi của chó đực và cái lần lượt là 13.943,8g và 12.835,0g - tăng gần 50 lần so với khối lượng sơ sinh Có mối tương quan giữa khối lượng và một số chiều đo cơ thể trong giai đoạn từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi Tuy nhiên hệ số tương quan giảm theo sự tăng của tuổi;

- Ghi nhận được >36,4% chó cái phối giống đến lần 4 (6-14 phút/lần, 26,10% số chó đực và cái có thời gian bắt cặp là 10 phút/lần);

- Ghi nhận được (i) số lần bú 22 lần/24 giờ (1,17 phút/lần) ở tuần tuổi đầu tiên và 12 lần/tuần (5,38 phút/lần) ở 4 tuần tuổi; và (ii) thời điểm

mở mắt của chó con lúc 10-16 ngày tuổi;

- Ghi nhận được (i) tuổi thành thục sinh dục của chó cái lúc 10,14 tháng tuổi (304,2 ngày, 11,64 kg) và thời gian động dục kéo dài 8,06

Trang 6

6

ngày; (ii) Thời điểm chấp nhận chó đực giao phối 4,74 ngày sau khi động dục (10,29 tháng tuổi); và (iii) đẻ 4,92 con/ổ (303 g/con);

- Ghi nhận được giá trị Fis cao 0,690 (cận huyết trong quần thể);

- Xác định được 14 haplotype thuộc 3 haplogroup khác nhau (A,

B, C) trong đó có 1 haplotype mới (Cn);

- Nhận diện được 2 đa hình di truyền mới trên gen HTR1D chó Vện có liên quan đến tính hung hăng ở chó

1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

Ý nghĩa khoa học

Đóng góp thông tin khoa học có giá trị về đặc điểm giống, trọng tâm là đặc điểm một số ngoại hình, năng suất, tập tính và đa dạng di truyền của chó Vện;

Làm cơ sở cho các nghiên cứu khác về chó Vện nói riêng và loài chó nói chung;

Là nguồn tài liệu tham khảo cho người học và nghiên cứu về con chó, đặc biệt là có liên quan đến lĩnh vực di truyền phân tử và bảo tồn nguồn gen

Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu có giá trị lớn đối với công tác đào tạo các bậc học, chọn lọc và huấn luyện chó nghiệp vụ, cũng như nhân, khai thác và bảo tồn những đặc tính quý của chó Vện

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Hiện nay, có khoảng 350 đến 400 giống chó khác nhau được thế giới công nhận và phân loại thành 10 nhóm theo chức năng và nguồn gốc Mỗi giống chó được đặc trưng bởi một số đặc điểm dễ nhận ra thuộc phạm vi hình thái và hành vi (Vilà and Leonard, 2006; Boyko, 2011) Các giống chó thể hiện sự khác biệt về hình thái bao gồm kích thước và tỷ lệ cơ thể, kích thước và hình dạng đầu, màu sắc và hình thái lông, và các đặc điểm ngoại hình khác (Shearin and Ostrander, 2010) Microsatellite (MS) là chuỗi trình tự lặp lại ngẫu nhiên trên toàn bộ

hệ gen sinh vật, mà các đơn vị lặp có kích thước 1-6 nucleotide, ví dụ: (CA)n (Tautz, 1989) Kích thước của các MS thường không lớn hơn 100

bp MS có tính đa hình cao, tuân theo quy luật di truyền trội Mendel (Buchanan et al., 1994) MS được ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu định danh các cá thể, phân tích quan hệ huyết thống, lập bản đồ gen,

đa dạng di truyền trong và giữa các giống/quần thể động, thực vật khác nhau (Zhou and Lamont, 1999)

Trên chó, MS cũng đã được sử dụng rộng rãi trong kiểm tra huyết

Trang 7

thống ở nhiều giống (Koskinen and Bredback, 2000), lập bản đồ gen (Mellersh et al., 2000), phân tích mối quan hệ họ hàng nhằm mục đích chọn giống chó ở nhiều quốc gia Austria, Italy, Nhật, Mỹ, (DeNise et al., 2004; Eichmann et al., 2004; Gentilini et al., 2004; Oishi et al., 2005) Tiêu chuẩn về số lượng và loại chỉ thị dùng trong việc kiểm tra huyết thống đã được tiến hành dưới sự bảo trợ của tổ chức di Di truyền Động vật Quốc tế (Halverson and Edwards, 2000)

Gen HTR1D được biết như là gen HTRL, RDC4, HTR1DA, HTR1D và HTR1DA gồm 2835 cặp nucleotide, mã hóa cho protein gồm

5-377 axít amin Sự hung hăng (dữ) ở chó bao gồm các hành vi phức tạp, thường mang tính liên tục chứ không rời rạc Sự khác biệt lớn về hành vi hung hăng của mỗi giống chó cụ thể có khả năng di truyền cao (Liinamo

et al., 2007; Pérez-Guisado et al., 2006) Điều này lý giải rằng cấu trúc

di truyền ở chó ảnh hưởng đáng kể đến nguy cơ thể hiện sự hung hăng

do con người huấn luyện

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài được thực hiện trên 2 nội dung:

3.1 Nội dung 1: Đánh giá đặc điểm ngoại hình, tập tính, sinh trưởng, sinh sản và đặc điểm sinh lý máu của chó Vện

Phạm vi nghiên cứu được giới hạn về (i) một số đặc điểm ngoại hình và chiều đo của chó từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi, (ii) tập tính động dục và phối giống của chó mẹ từ lúc thành thục sinh dục đến khi phối giống thành công, cũng như một số tập tính cơ bản ở cho con từ khi sơ sinh đến lúc cai sữa ở 45 ngày tuổi (iii) khả năng sinh trưởng của chó ở các thời điểm tuối (chủ yếu là khối lượng cơ thể sống) và khả năng sinh sản của chó mẹ, và (iv) một số chỉ tiêu sinh lý máu của chó ở các thời điểm tuổi

3.2 Nội dung 2: Đánh giá đa dạng di truyền của chó Vện 3.2.1 Phân tích quan hệ di truyền bằng công cụ microsatellite

Phạm vi nghiên cứu sẽ giới hạn 7/21 cặp mồi microsatellite theo khuyến cáo của ISAG để đánh giá mối quan hệ đa hình di truyền của một

số quần thể chó

3.2.2 Phân tích quan hệ di truyền vùng D-Loop

Phạm vi nghiên cứu được giới hạn về sự đa hình di truyền vùng HV1 của D-Loop thuộc hệ gen ty thể ở một số nhóm chó

3.2.3 Đa hình di truyền gen HTR1D

Phạm vi nghiên cứu tập trung giải mã trình tự exon 2 của gen

Trang 8

3.3.2 Đặc điểm về tập tính, sinh trưởng và sinh sản

Các số liệu thu thập được xử lý bằng phương pháp thống kê mô tả với phần mềm MS Excel 2013 Trung bình mẫu được so sánh giữa 3 nhóm (Pairwise comparisons of means) Dữ liệu phân tích bằng chương trình R (version 3.4.2) gói Rcmdr Kết quả được thể hiện qua giá trị Mean±SD

3.3.3 Đặc điểm sinh lý máu

Các số liệu thu thập được xử lý bằng phương pháp thống kê mô tả với phần mềm MS Excel 2013 Trung bình mẫu được so sánh giữa 3 nhóm (Pairwise comparisons of means) Dữ liệu phân tích bằng chương trình R (version 3.4.2) gói Rcmdr Kết quả được thể hiện qua giá trị Mean±SD

3.4.4 Đa hình di truyền microsatellite

Số lượng và tần số alen được xác định bằng phần mềm Genepop V4.2 (Raymond and Rousset, 1995) Tỷ lệ dị hợp tử dự kiến (He) được tính toán theo hướng dẫn của Wright (1965) trong khi tỷ lệ dị hợp tử quan sát (Ho) và thống kê F (Fis, Fit và Fst) được tính toán theo phương pháp của Weir và Cockerham (1984) và phần mềm Fstat V2.9.3.2 (Goudet, 2001) Thông tin đa hình (PIC) được tính toán theo Botstein et

al (1980) Khoảng cách di truyền và sự giống nhau giữa các quần thể được xác định dựa trên số lượng chỉ thị được phân tích cũng như số lượng và tần số alen được tính toán trên mỗi locus và cây phát sinh loài

(//genomes.urv.cat/UPGMA/)

3.3.5 Đa hình di truyền D-loop

Sắc ký đồ thu được từ giải trình tự được phân tích bằng FinchTV 1.4.0 Mọi sự không nhất quán quan sát giữa trình tự thuận và ngược đã được giải quyết bằng tay Sau đó, tất cả các trình tự được căn chỉnh theo trình tự tham chiếu (GenBank no: U96639.2) bằng MEGA 11 (Kumar et al., 2018) và được cắt bớt để tạo ra các trình tự có kích thước 582 bp Vị trí nucleotide được chú thích theo sơ đồ Pereira et al (2004) Các chuỗi

582 bp này sau đó được đưa vào Mã định danh Haplotype để tạo

Trang 9

haplotyping (Quan et al., 2017) Bất kỳ trình tự nào biểu hiện đột biến mới đều được chỉ định bằng hậu tố "n" để biểu thị tính mới, ví dụ: A1n, C2n Để hiểu toàn diện về các mối quan hệ haplotype, mạng kết nối trung bình haplotype đã được xây dựng bằng Mạng 10.2.0.0 (Bandelt et al., 1999) và DnaSP phiên bản 6.11 (Librado and Rozas, 2009) Các chỉ

số đa dạng di truyền như đa dạng haplotype (Hd), đa dạng nucleotide (Pi)

và số lượng trung bình của các nucleotide riêng biệt (K) được tính toán

bằng Arlequin (Excoffier et al., 2010)

3.3.6 Đa hình gen HTR1D

Kết quả giải trình tự gene được hiệu chỉnh, phân tích, và chuyển đổi thành trình tự axít amin suy diễn bằng phần mềm BIOEDIT v7.2.5 (Hall, 1999) Mức tương đồng về trình tự nucleotide với các trình tự gen tham chiếu sử dụng công cụ BLAST (NCBI) Mối quan hệ di truyền giữa một số loài chó được xây dựng bằng phương pháp Neighbor Joining với

độ tin cậy 0,1, sử dụng công cụ BLAST (NCBI) Dữ liệu ENSEMBL (http://asia.ensembl.org) cũng được khai thác trong quá trình phân tích

và thảo luận kết quả

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đặc điểm ngoại hình, tập tính, sinh trưởng, sinh sản và sinh lý máu của chó Vện

4.1.1 Các chiều đo của chó Vện

Khối lượng và các chiều đo cơ thể của chó Vện tăng dần từ thời điểm sơ sinh đến 12 tháng tuổi (Bảng 4.1) Ở 12 tháng tuổi, chiều dài chân trước và chân sau của chó Vện tương ứng 37,00 và 35,30cm So với giống chó Phú Quốc trong nghiên cứu của (Nguyễn Văn Biện và ctv (2014) thì chó Vện có kích thước các chi ngắn hơn Điều này có thể là do

sự khác biệt về di truyền, môi trường, chế độ nuôi dưỡng và lứa tuổi của chó Tuy nhiên, chiều cao thân là một trong những tiêu chuẩn quan trọng

để định rõ kiểu hình của một giống chó vì nó ít phụ thuộc vào điều kiện dinh dưỡng (Frynta et al., 2012) Kết quả nghiên cứu cho thấy chiều cao thân trung bình của chó Vện ở thời điểm 12 tháng tuổi là 40,5cm, thấp hơn so với công bố của Quan et al (2019) trên giống chó Phú Quốc (45,9cm) và nghiên cứu của Yaemkong et al (2019) trên giống chó Bangkaew (47,7cm)

Trang 10

10

Bảng 4.1: Một số chiều đo cơ thể của chó Vện ở các thời điểm

là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để định rõ kiểu hình của một giống chó vì nó ít phụ thuộc vào điều kiện dinh dưỡng (Frynta et al., 2012) Kết quả nghiên cứu cho thấy chiều cao thân trung bình của chó Vện ở thời điểm 12 tháng tuổi là 40,5cm, thấp hơn so với công bố của Quan et al (2019) trên giống chó Phú Quốc (45,9cm) và nghiên cứu của Yaemkong et al (2019) trên giống chó Bangkaew (47,7cm)

Vòng ngực và vòng bụng ở chó Vện lúc sơ sinh là 14,10 và 13,90cm, đến 12 tháng tuổi đạt được tương ứng 53,20 và 48,80cm Kết quả này tương tự với báo cáo của Quan et al (2019) trên đối tượng chó Phú Quốc, rằng số đo trung bình vòng ngực lớn hơn so với vòng bụng (53,5-57,6 và 44,4-47,1cm) So với chó Tarsus Çatalburun, một giống chó săn có tầm vóc trung bình của Thổ Nhĩ Kỳ, thì chó Vện có tầm vóc nhỏ hơn Chiều cao thân của giống chó này là 50,78cm và kích thước vòng ngực là 64,75cm (Yoldaş et al., 2014)

4.1.2 Một số tập tính của chó Vện

Bảng 4.7: Số lần phối và tần suất phối của chó Vện

Chỉ tiêu n Mean±SD Min Max %

Số lần phối (lần) 22 2,77±1,15 1,0 4,0 -

Thời gian phối lần 1 (phút/lần) 22 10,5±2,20 6,0 14,0 100 (22/22) Thời gian phối lần 2 (phút/lần) 18 9,50±1,47 6,0 12,0 81,8 (18/22)

Trang 11

Thời gian phối lần 3 (phút/lần) 13 9,39±1,04 8,0 11,0 59,1 (13/22) Thời gian phối lần 4 (phút/lần) 8 8,36±1,19 7,0 10,0 36,4 (8/22) Thời gian phối giống bình quân

(phút/lần) 61 9,72±1,76 6,0 14,0 - Tần suất phối giống (lần/24 giờ) 22 1,02±0,08 1,0 1,3 -

Kết quả quan sát 22 chó Vện cái trong quá trình lên giống và phối giống nhận thấy (i) tất cả chó cái đều phối giống ít nhất 1 lần, trong đó có

>36,4% chó cái phối giống đến lần 4, (ii) Tần suất phối giống là 1,02 lần trong 24 giờ (Bảng 4.7)

Bảng 4.8: Tổng thời gian phối của chó

Thời gian phối (phút) 6 7 8 9 10 11 12 14

Số con 2 4 8 13 16 10 5 3

Tỷ lệ (%) 3,28 6,56 13,1 21,3 26,2 16,4 8,20 4,92

Thời gian phối giống/lần của chó Vện từ 6-14 phút/lần, tỷ lệ chó có tổng thời gian phối giống 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12 và 14 phút lần lượt là 3,28; 6,56; 13,10; 21,30; 26,20; 16,40; 8,20 và 4,92 (Bảng 4.8), trong đó

có 26,1% số chó đực và cái có thời gian bắt cặp là 10 phút/lần và 21,3%

có thời gian bắt cặp là 9 phút/lần phối Thời gian phối giống lâu nhất giữa chó đực và chó cái được ghi nhận là 14 phút/lần, tuy nhiên tỷ lệ này chỉ chiếm 4,92% số chó được khảo sát Kết quả cũng ghi nhận được 3,28% số chó có thời gian phối giống chỉ kéo dài 6 phút/lần phối

Bảng 4.9: Thời gian ngủ của chó Vện con

Số lần ngủ (lần/ngày)

Tuần tuổi thứ 2 18,0±3,31 14,0 23,0 Tuần tuổi thứ 3 16,0±3,16 12,0 21,0 Tuần tuổi thứ 4 14,0±3,35 9,00 18,0 Trung bình 16,1±3,54 9,00 23,0 Tổng thời gian ngủ/ngày (phút)

Tuần tuổi thứ 2 875±96,0 699 962 Tuần tuổi thứ 3 795±86,0 658 880 Tuần tuổi thứ 4 623±48,0 563 693

Trang 12

12

Trung bình 764±131 563 962

Kết quả quan sát thời gian ngủ của chó con trong thời gian theo mẹ

từ 2-4 tuần đầu (do hai tuần đầu tiên sau khi sinh khó nhận diện được 100% chó con chưa mở mắt hay ngủ) cho thấy số lần ngủ và tổng thời gian ngủ giảm theo tuổi (Bảng 4.9) Điều này là do càng lớn, đặc biệt là sau khi mở mắt, thì chó vận động nhiều hơn và mong muốn khám phá môi trường sống

Bảng 4.10: Thời gian bú của chó con

Số lần bú (lần/ngày)

Tuần tuổi thứ 1 22±3,12 16 25 Tuần tuổi thứ 2 18±1,90 14 21 Tuần tuổi thứ 3 14±2,29 10 18 Tuần tuổi thứ 4 12±1,13 10 13 Trung bình 16±3,44 10 24 Thời gian bú/lần (phút)

Tuần tuổi thứ 1 1,17±0,14 1,03 1,5 Tuần tuổi thứ 2 2,18±0,11 2,01 2,43 Tuần tuổi thứ 3 4,32±0,30 4,04 5,01 Tuần tuổi thứ 4 5,38±0,46 4,48 6,32 Trung bình 3,21±1,68 1,03 6,32 Tổng thời gian bú/24 giờ (phút)

Tuần tuổi thứ 1 25,40±5,29 18,9 34,5 Tuần tuổi thứ 2 38,90±5,42 30,2 51 Tuần tuổi thứ 3 61,40±12,5 42,2 90,2 Tuần tuổi thứ 4 64,60±8,02 51,5 82,2 Trung bình 47,19±20,6 18,9 90,18

Số lần chó mẹ cho con bú trong tuần đầu tiên là 22 lần trong 24 giờ, mỗi lần kéo dài 1,17 phút Chó con càng lớn thì thời gian mỗi lần bú càng kéo dài (lên đến 5,38 phút/lần ở 4 tuần tuổi) nhưng số lần bú giảm xuống (từ 22 lần/tuần xuống còn 12 lần/tuần) (Bảng 4.10) Điều này là

do nhu cầu lượng ăn/dinh dưỡng của chó con tăng và bản năng đeo bám

mẹ của chó con tốt hơn Mặt khác lượng sữa mẹ được tiết ra cũng có

Ngày đăng: 16/08/2024, 16:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w