1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận giữa kì môn học tội phạm học trường phái thực chứng trong nghiên cứu tội phạm học

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỂN TẤT THÀNHKHOA LUẬT

TIỂU LUẬN GIỮA KÌ MÔN HỌC TỘI PHẠM HỌC

TRƯỜNG PHÁI THỰC CHỨNG

TRONG NGHIÊN CỨU TỘI PHẠM HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh, 2024

Trang 2

MỤC LỤC

1 Đặt vấn đề 2

NỘI DUNG VẤN ĐỀ 3

2 Lịch sử hình thành trường phái tội phạm học thực chứng 3

3 Khái niệm của trường phái tội phạm học thực chứng 3

4 Đặc điểm của trường phái tội phạm học thực chứng 4

5 Những học thuyết về trường phái tội phạm học thực chứng 5

5.1 Thuyết tội phạm di truyền 5

5.2 Thuyết tội phạm về gen 6

5.3 Thuyết tội phạm bẩm sinh 6

5.3.1 Nội dung của thuyết tội phạm bẩm sinh 6

5.3.2 Ý nghĩa thuyết tội phạm bẩm sinh 8

6 Hạn chế của trường phái tội phạm học thực chứng 9

7 Giá trị của trường phái tội phạm học thực chứng trong nghiên cứu tội phạm học hiện đại 9

8 Kết luận 9

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN THỰC HIỆN

Trang 3

1 Đặt vấn đề

Tội phạm học là khoa học liên ngành, nghiên cứu tính chất, mức độ nguyên nhân kiểm soátvề hành vi phạm tội của cá nhân và trong toàn xã hội Tội phạm học nghiên cứu về nhiềukhía cạnh, trong đó bao gồm tỉ lệ, hình thức, nguyên nhân và kết quả của tội phạm Tộiphạm học cũng tập chung vào việc làm rõ các biểu hiện của tội phạm, nguyên nhân sâu xadẫn đến hành vi phạm tội, cùng với các quy định của xã hội và Nhà nước nhằm mục đíchphòng ngừa tội phạm Với lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, tội phạm học đã tạo ra rấtnhiều các trường phái và học thuyết khác nhau để giải thích cho nguyên nhân dẫn đến tộiphạm, đồng thời cũng đưa ra những biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa tội phạm tương ứng.Tội phạm học có bốn trường phái, học thuyết chính trong rất nhiều các trường phái và họcthuyết khác nhau: Trường phái tội phạm học cổ điển dựa trên cơ sở nền tảng của triết họcthời kì khai sáng, các thuyết xã hội học dựa trên cơ sở lý thuyết xã hội học nghiên cứu cáctác động của xã hội, nền văn hóa – kinh tế đối với tội phạm, các thuyết tâm lý với các tiếpcận dựa trên lý thuyết tâm lý nghiên cứu về tâm lý, tư duy và cảm xúc của tội phạm, cácthuyết sinh học dựa trên cơ sở lý thuyết sinh học nghiên cứu về yếu tố môi trường, yếu tố ditruyền và tác động của chúng đối với hành vi phạm tội Trong đó, trường phái tội phạm họcthực chứng cùng với thuyết “tội phạm bẩm sinh” của học giả Cesare Lombroso đã để lại chotác giả ấn tượng sâu sắc về những khía cạnh khoa học mà trường phái này đưa ra Do đó, tácgiả xin phép chọn đề tài “Trường phái thực chứng trong nghiên cứu tội phạm học” làm đềtài nghiên cứu cho bài tiểu luận của mình.

Trang 4

NỘI DUNG VẤN ĐỀ

2 Lịch sử hình thành trường phái tội phạm học thực chứng

Trường phái tội phạm học thực chứng ra đời trong khoảng thời gian từ năm 1880 đếnnăm 1930 Trường phái tội học thực chứng có những học giả tiêu biểu như:

Cesare Lombroso: Ông đã nổi tiếng với khái niệm “atavism” và 5 đặc điểm nhận dạng,cho rằng gần 90% người phạm tội thực hiện tội phạm do ảnh hưởng của lại giống.

Enrico Ferri: Học giả người Ý, đồng tác giả với Lombroso, nghiên cứu về tội phạm vàhành vi phạm tội.

Raffaele Garofalo: Giáo sư luật người Ý, đưa ra thuật ngữ “tội phạm học” vào năm 1885.Buckman Goring: Nghiên cứu về tội phạm và hành vi phạm tội.

Những học giả này đã đóng góp quan trọng cho việc hiểu về tội phạm và cách xử lý hành viphạm tội trong xã hội.

Trong thời kì cuối thế kỉ XIX dầu thế kỉ XX, Cesare Lombroso (1835 – 1909) đượccoi là người dẫn đầu, tiên phong của tội phạm học, tư tưởng và quan niệm của ông là mộttrong các cơ sở của phong trào “ Thuyết sinh học quyết định ” vào đầu thế kỉ XX CesareLombroso đã thống nhất thuyết tiến hòa Charles Darwin và nghĩa thực chứng của AugustComte cùng với rất nhiều các nghiên cứu khác về những mối liên hệ của cơ thể và tội phạmnhư những công trình nghiên cứu của Chaler Caldwell (1772 – 1853),Johann KasparLavater (1741 – 1801), France Joseph Gall (1758 – 1828) Thông qua “Thuyết sinh họcquyết định”, Cesare Lombroso đã đưa ra một thuật ngữ nổi tiếng là “ người phạm tội bẩmsinh ” (Born Criminals) trong tác phẩm “Người phạm tội” (Criminal Man) Từ đó, tội phạmhọc đã thực sự được công nhận là ngành khoa học nghiên cứu về nguyên nhân của tội phạm.Cesare Lombroso đã đưa ra quan điểm của mình cho rằng nguồn gốc phát sinh tội phạm bắtnguồn từ nguyên nhân liên quan đến các đặc điểm cơ thể để thay thế quan niệm cho rằng(nguyên nhân của tội phạm là do sự tự do ý chí, sự lựa chọn của cá nhân) của tội phạm họccổ điển Ông đã phát triển tội phạm học theo một hướng mới, thông qua những nghiên cứukhoa và thí nghiệm để giải thích nguyên nhân của tội phạm Từ đó, ông đã tạo nên trườngphái thứ hai trong tội phạm học đó là trường phái tội phạm học thực chứng hay còn gọi làtrường phái Italia.

3 Khái niệm của trường phái tội phạm học thực chứng

“Tội phạm học là ngành khoa học nghiên cứu tội phạm, tình hình tội phạm, cácnguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm, nghiên cứu cá nhân kẻ phạm tội và những

Trang 5

biện pháp phòng ngừa, đẩu tranh chống tội phạm nhằm ngăn chặn, tiến tới loại trừ tộiphạm ra khỏi đời sống xã hội”.(Trích dẫn GS.TS Nguyễn Xuân Yêm)

Tội phạm học là ngành cứu tình hình tội phạm, các nguyên nhân và điều kiện tìnhhình tội phạm, nhân thân người phạm và phương hướng cũng như các biện pháp phòngngừa tình hình trong xã hội

Theo quan điểm của Cesare Lombroso cho rằng nguồn gốc phát sinh tội phạm bắtnguồn từ nguyên nhân liên quan đến đặc điểm của cơ thể Ông đã phát triển tội phạm họctheo hướng mới, giải thích nguyên nhân của tội phạm thông qua những nghiên cứu khoa họcvà thí nghiệm, từ đó tạo nên trường phái thứ hai trong tội phạm học trường phái tội phạmhọc thực chứng hay còn gọi là trường phái Italia.

4 Đặc điểm của trường phái tội phạm học thực chứng

Có thể dựa vào những đặc điểm sinh học như hộp sọ, diện mạo khuôn mặt và hìnhdáng có thể đoán biết được một người có phải là tội phạm bẩm sinh hay không Nhữngngười được xác định là tội phạm bẩm sinh phần lớn là không có sự hoàn thiện về mặt sinhhọc so với các công dân bình thường khác, còn về mặt sinh lí học, người phạm tội được cholà giống với tổ tiên loài người hơn là một công dân bình thường.

Chỉ ra những đặc điểm cơ thể đặc trưng bẩm sinh của những người tội phạm bẩmsinh bởi những dấu hiệu khác thường của “bệnh lai giống” (atavism)

- Miệng rộng và hàm răng khoẻ, những đặc điểm của loài ăn thịt sống, trán dốc, ngắn;- Xương gò má nhô cao, mũi bẹt;

- Tai hình dáng quai xách (dáng vểnh);

- Mũi diều hâu, môi to dày, mắt gian xảo, lông mày rậm;

- Không nhạy cảm với đau đớn, cánh tay dài hơn cẳng chân giống như loài khỉ đi lại trênmặt đất.

Dựa vào các cấu tạo và đặc điểm bẩm sinh trên cơ thể để xác định tỉ lệ phạm tội củamột cá nhân Cesare Lombroso cho rằng gần 90% người phạm tội thực hiện hành vi phạmtội là do ảnh hưởng của lai giống Do những đặc điểm về mặt sinh học như trên nên nhữngcá nhân như thế sẽ có những tư duy và hành động theo một cách nguyên thủy và dẫn đếnnhững hành vi phạm tội, hay nói cách khác, có những người sinh ra đã là tội phạm bẩmsinh Việc phạm tội cũng là một dạng lệch lạc, lệch chuẩn trong xã hội Bản chất con ngườikhi sinh ra đều có những yếu tố bẩm sinh phạm tội, tuy nhiên những người thuộc kiểu ngườinhư trên sẽ có khả năng gây ra tội lỗi nhiều nhất Bản thân người phạm tội khi gây ra tội ác

Trang 6

thì phần “con” đã lấn át đi phần “người”, lý trí trong họ hầu như không còn thể kiểm soát,sẵn sàng gây ra những tội ác mà không biết đến hậu quả.

5 Những học thuyết về trường phái tội phạm học thực chứng

5.1 Thuyết tội phạm di truyền

Tội phạm học di truyền là một lĩnh vực nghiên cứu mối tương quan giữa di truyền vàhành vi tội phạm Theo nghiên cứu, có một số điểm thú vị.

 Tính Di Truyền và Tội Phạm:

Nghiên cứu của Hoa Kỳ cho thấy những người bị cha mẹ bỏ rơi khi còn nhỏ hoặcsống trong gia đình có người thân từng phạm tội có nguy cơ phạm tội cao gấp hai đến bốnlần so với các thành viên điển hình trong gia đình họ Điều này cho thấy tội phạm có thể cóyếu tố di truyền

Nghiên cứu cũng đã xác định được một số gen liên quan đến việc kiểm soát hành vivà biểu hiện cảm xúc của con người Ví dụ, gen MAO-A có liên quan đến tính cách "cônđồ" và có khả năng được di truyền

 Lý Thuyết Xã Hội Học Tội Phạm:

Xã hội học không chỉ nghiên cứu xã hội một cách tổng thể được thể hiện thông quahệ thống các quan hệ xã hội và các nhóm xã hội mà còn nghiên cứu những khía cạnh cụ thểcủa xã hội Điều này đã tạo ra xã hội học chuyên nghiệp Cho đến nay, có hơn 200 chuyênngành xã hội học, bao gồm xã hội học nông thôn, xã hội học thành thị, xã hội học gia đình,xã hội học tôn giáo, xã hội học chính trị và xã hội học lối sống, bao gồm cả xã hội học tộiphạm ''Tội phạm học'' được nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực học thuật khác nhau, nhưng nóchủ yếu được nghiên cứu ở hai lĩnh vực: luật và xã hội học Về pháp lý, xin nhắc lại nhưsau: Thuật ngữ “tội phạm học” xuất phát từ tiếng Latinh"Crimen" (tội phạm) và tiếng HyLạp “Logos” (học thuyết), có nghĩa là “khoa học về tội phạm” Do đó, khoa học này sửdụng nhiều phạm trù, quy tắc, khái niệm và kiến thức từ khoa học xã hội Điều này có nghĩalà chuyên ngành này nằm ở ranh giới của luật pháp và xã hội học

Dưới góc độ xã hội học, tội phạm được coi là hành vi lệch lạc xã hội Tội phạm họcxuất hiện vào thế kỷ 18 Người sáng lập của nó là luật sư người Ý Beccaria (1738 – 1794).Mặc dù thuật ngữ xã hội học ra đời từ thế kỷ 18 nhưng khoa học tội phạm đã có từ rất lâu vàhiện tượng tội phạm đã có từ xa xưa Từ lâu đời, những hiện tượng và tội ác bất thường xuấthiện cùng với sự xuất hiện của xã hội loài người Nhưng tại thời điểm này không có ýtưởng Con người thời đó còn nguyên thủy, trí tuệ chưa phát triển và phải đương đầu với

Trang 7

cuộc chiến với thiên nhiên để sinh tồn Ví dụ: Mọi người đi du lịch theo nhóm Vì vậy, nếuai đó không tuân theo bầy đàn (đi chệch khỏi quy tắc bầy đàn) sẽ dễ bị thú rừng ăn thịt hoặcbị loại khỏi đàn Thời kỳ thứ hai là thời kỳ Hy Lạp cổ đại (chế độ nô lệ) Trong thời giannày, nhiều ý tưởng đấu tranh chống tội phạm đã ra đời và các quan điểm sau đã ra đời: Quanđiểm Platonic: Xem tội phạm như một căn bệnh, căn bệnh của dân tộc này Bản thân nhànước phải chịu trách nhiệm chữa trị căn bệnh này Ông tin rằng luật được ban hành phải dẫnđến việc hạn chế những nguyên nhân khuyến khích hoạt động tội phạm Quan điểm củaAristotle: tin rằng tội phạm có thể được ngăn chặn thông qua ép buộc tâm lý bằng cách chophép tâm trí điều khiển cơ thể.

5.2 Thuyết tội phạm về gen

Tội phạm di truyền là lĩnh vực nghiên cứu đang thu hút sự quan tâm của các nhàkhoa học Dựa trên nghiên cứu di truyền, đã có một số khám phá thú vị liên quan đến gen vàhành vi tội phạm:

- Gen MAOA: Một gen quan trọng kiểm soát dopamine và serotonin trong não Nhữngngười có gen này có nguy cơ phạm tội cao gấp 13 lần so với những người khác Tuy nhiên,không phải ai có gen này cũng trở thành tội phạm Sự thiếu hụt các enzyme điều hòa có thểdẫn đến hành vi "quá mức", đặc biệt là khi uống các loại thuốc như rượu hoặc chất kíchthích

- Biến thể trong cadherin 13 (CDH13): Gen này cũng liên quan đến tội phạm bạo lực.Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, gen không phải là yếu tố duy nhất quyết định hành vi phạmtội Các yếu tố môi trường và giáo dục cũng đóng một vai trò quan trọng

- Tội phạm trong gia đình: Nghiên cứu cho thấy tội phạm chống lại gia đình xảy rathường xuyên nhất vào tháng 8, khi trẻ em nghỉ học và cha mẹ và con cái dành nhiều thờigian cho nhau hơn Tuy nhiên, không phải tất cả những người mang gen tội phạm đều trởthành tội phạm Giáo dục và môi trường sống cũng đóng vai trò quan trọng trong hành vicon người

Hãy nhớ rằng việc giải thích tội phạm dựa trên gen là một vấn đề phức tạp và khôngthể đánh giá một người chỉ dựa trên thông tin di truyền Khi điều tra hoạt động tội phạm,người ta xem xét nhiều yếu tố khác nhau.

5.3 Thuyết tội phạm bẩm sinh

5.3.1 Nội dung của thuyết tội phạm bẩm sinh

Lý thuyết tội phạm học bẩm sinh giải thích tội phạm dựa trên những đặc điểm bẩmsinh của cơ thể con người Những đặc điểm này đã được thiên nhiên hình thành từ khi con

Trang 8

người được sinh ra Theo Lombroso, những người có tất cả những đặc điểm này có nguy cơphạm tội cao

Lombroso đã sử dụng nhiều phương pháp hiện đại như đo hộp sọ để điều tra nguyênnhân gây ra tội ác

Nghiên cứu của Lombroso dựa trên hình ảnh và chân dung của những tù nhân đãchết Bằng cách kiểm tra hộp sọ, nét mặt và hình dạng của một người, bạn có thể dự đoánliệu người đó có phải là tội phạm bẩm sinh hay không Từ những nghiên cứu trên, ông đãchỉ ra những đặc điểm bẩm sinh của những người bị coi là tội phạm

Những người bị coi là tội phạm bẩm sinh là những người kém hoàn thiện về mặt sinhhọc so với người bình thường, và tội phạm về mặt tâm lý giống động vật hơn những ngườikhác Chúng có những đặc điểm gần gũi với tổ tiên loài người

Việc quan sát kỹ các mẫu xương đã làm sáng tỏ quan niệm “giấu vết lại giống” Ônggiải thích nguyên nhân của tội phạm và chỉ ra rằng tội phạm bẩm sinh là những người cónăm đặc điểm sau:

- Miệng rộng và hàm răng chắc khỏe, đặc điểm của loài ăn thịt, trán ngắn và dốc - Gò má cao, mũi tẹt

- Tai có hình dạng như tay cầm (hếch lên)

- Mũi diều hâu, môi dày, đôi mắt gian manh và lông mày dày

- Không nhạy cảm với đau đớn, tay dài hơn cẳng chân, giống như khỉ đi trên mặt đất.Ngoài những tính năng trên còn có rất nhiều tính năng khác như: Hộp sọ lớn hơnhoặc nhỏ hơn bình thường so với khu vực người đó sinh sống Khuôn mặt không đối xứng,trong đó mắt và tai có độ cao khác nhau hoặc kích thước không bằng nhau Theo Lombroso,gần 90% tội phạm phạm tội vì nguồn gốc dân tộc của họ Ông phân loại tội phạm tự nhiênthành ba trường hợp:

- Tội phạm thần kinh: Đây không phải là tội phạm bẩm sinh mà là thoái hóa về tinh thầnvà đạo đức

- Criminoloid là trường hợp một số người trở thành tội phạm do ảnh hưởng của môitrường sống

- Tội phạm do sân hận là tội phạm bị ảnh hưởng bởi các cảm xúc như ghen tị, hận thù,tổn thương

Ngoài ra, Lombroso còn điều tra kỹ lưỡng các tội ác do phụ nữ gây ra Dựa trên điềunày, ông kết luận rằng phụ nữ phạm ít tội hơn nam giới và tội ác đó xuất hiện dưới dạng một

Trang 9

dạng thoái hóa nào đó Đồng thời, ông sử dụng “giả thuyết về hành vi nam tính” để giảithích vấn đề tội ác bạo lực do phụ nữ gây ra, thể hiện sự xảo quyệt của mình Đồng thời, tộiphạm nữ bị coi là gái mại dâm Qua nghiên cứu của mình, ông tin rằng có một số yếu tốsinh học ở phụ nữ ảnh hưởng và tác động đến tội phạm của phụ nữ Đó là giải phẫu và sinhhọc phụ nữ Tâm lý và sự nhạy cảm của phụ nữ Phản ứng và sức mạnh của phụ nữ trongthời kỳ kinh nguyệt Nhân chủng học phụ nữ Một nữ tội phạm bẩm sinh Nữ tội phạm tạmthời Tốt và xấu khi mang thai ở phụ nữ Nguồn gốc của mại dâm, tội ác đam mê của phụnữ Mại dâm nữ tự nhiên, mại dâm nữ tạm thời, v.v.

Về công tác phòng chống tội phạm tình dục bẩm sinh, chúng tôi cho rằng cần phải cóbiện pháp triệt để để ngăn chặn những ảnh hưởng đối với tội phạm Chúng ta cần chủ độngngăn chặn tội phạm và tách những người này ra khỏi xã hội, không chờ họ phạm tội Tuynhiên, cũng cần phải đối xử nhân đạo với tội phạm, không nên áp dụng hình phạt tử hình.

5.3.2 Ý nghĩa thuyết tội phạm bẩm sinh

Thuyết tội phạm học bẩm sinh giải thích nguyên nhân của tội phạm một phần dựatrên khoa học chứ không phải dựa trên những ý tưởng triết học như những lý thuyết cổ điển.Giúp các nhà tội phạm học đến gần hơn với nguyên nhân của tội phạm Nghiên cứu của ôngđánh dấu sự ra đời của tội phạm học hiện đại Ông là cha đẻ của tội phạm học hiện đại.Công trình của ông đã dẫn đến sự ra đời của thuyết quyết định sinh học và thay đổi bản chấtcủa các vấn đề mà các nhà khoa học đã tiếp cận cho đến nay Thuyết về tội phạm bẩm sinhcủa Lombroso có ảnh hưởng lớn vào thời điểm đó, trong suốt thế kỷ 20 và 21, và thậm chícả ngày nay.

5.3.3 Hạn chế của thuyết tội phạm học bẩm sinh

Kết luận của ông chỉ giải thích được một phần nguyên nhân của tội phạm và khôngthể trả lời hết được nguyên nhân của mọi tội ác nói chung Ông chỉ nhấn mạnh đến nhữngđặc điểm sinh học của cá nhân mà bỏ qua vai trò của các yếu tố môi trường và sự ảnh hưởngcủa môi trường sống đến cá nhân Không phải tất cả mọi người đều có những đặc điểm trênvà trở thành tội phạm Một số người có thể có tất cả năm đặc điểm trên và không phải là tộiphạm, trong khi những người khác có thể không có những đặc điểm trên Vì vậy, theo lýthuyết của Lombroso, nguyên nhân gây ra tội ác chỉ mang tính chất tương đối Quan điểmcủa Lombroso cho rằng tội phạm nữ là gái mại dâm đã bị một số nhà tội phạm học chỉ trích,họ nói rằng Lombroso coi thường phụ nữ và việc cho rằng tội phạm nữ là gái mại dâm làđiều khó hiểu Thực tế cho thấy ngày nay, tội phạm chống lại phụ nữ không chỉ xảy ra ở mại

Trang 10

dâm mà còn ở nhiều tội phạm khác, thậm chí cả tội phạm bạo lực Theo Charles BuckmanGoring nhận xét: “ ông không tìm thấy sự khác biệt giữa những người được coi là “phạm tộibẩm sinh” hay có khuynh hướng phạm tội với những người bình thường”.

6 Hạn chế của trường phái tội phạm học thực chứng

Có thể nói, việc lý giải nguyên nhân của phạm tội qua phân tích yếu tố sinh học cũngcó những điểm đúng đắn Tuy nhiên, quan điểm về tội phạm của Cesare Lombroso còn cónhiều mặt hạn chế Ông chỉ nhìn nhận một cách phiến diện về hành vi lệch lạc và phạm tộikhi đánh giá nó có nguồn gốc từ yếu tố sinh học, yếu tố bẩm sinh mà đã quên đi rằng yếu tốkinh tế, văn hoá, xã hội, ảnh hưởng của quá trình xã hội hoá cũng đóng góp một phần vai tròquan trọng trong hành vi phạm tội Ngày nay, các nhà tội phạm học đã chứng minh đượccho chúng ta thấy là có rất nhiều trường hợp cá nhân tuy không có đặc điểm “lai giống” nóitrên nhưng vẫn là người phạm những tội nguy hiểm Kết luận của Cesare Lombroso chỉ giảithích được một phần nào nguyên nhân của tội phạm Hạn chế của học thuyết là ở chỗ ôngchỉ nhấn mạnh tới những đặc điểm sinh học của những người phạm tội mà xem nhẹ đi vaitrò của môi trường sống cũng như là tác dộng của môi trường sống đến cá nhân đó.

7 Giá trị của trường phái tội phạm học thực chứng trong nghiên cứu tội phạm học hiện đại

Thuyết tội phạm bẩm sinh của ông đã phần nào lý giải được nguyên nhân của tộiphạm dựa trên cơ sở khoa học mà không phải dựa trên tư tưởng triết học như trường pháihọc cổ điển Giúp cho các nhà tội phạm học tiếp cận gần hơn nguyên nhân của tội phạm.Mặc dù còn có những hạn chế nhất định, nhưng không thể phủ nhận những nghiên cứu củaông đã dẫn đến sự ra đời thuyết định mệnh sinh học làm thay đổi về bản chất mà các học giảđi trước kết luận và có những ảnh hưởng tư tưởng vô cùng to lớn không chỉ trong thời đạicủa ông mà còn ảnh hưởng sang tận thế kỷ XX, XXI.

8 Kết luận

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, tội phạm học mang trong mình một vaitrò rất quan trọng trong việc phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm Hiện nay, ta thấy được rõrệt tầm quan trọng và giá trị mà tội phạm học mang lại trong tình hình tội phạm ngày mộtgia tăng, hành vi, tiểu xảo tinh vi, diễn biến vô cùng phức tạp xảy ra trên khắp thế giới nóichung và trong Việt Nam nói riêng Việc những học giả nghiên cứu và đưa ra các trườngphái, các học thuyết trong từng giai đoạn lịch sử có ý nghĩa rất quan trọng trong nghiên cứutội phạm học, vì qua đó giúp đánh giá được các thành tựu đạt được, cũng như là những mặthạn chế của các trường phái, học thuyết để việc giải thích về tội phạm ngày một chuẩn sát

Ngày đăng: 16/08/2024, 15:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w