1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài cải cách giáo dục nhật bản thời kỳ duy tân minh trị từ nửa sau thế kỷ xix đến đầu thế kỷ xx và bài học cho nền giáo dục việt nam hiện nay

78 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cải cách giáo dục Nhật Bản thời kỳ Duy Tân Minh Trị (Từ nửa sau thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX) và bài học cho nền giáo dục Việt Nam hiện nay
Tác giả Dương Hoàng Duy
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Đức Toàn
Trường học Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
Thể loại Bài Thu Hoạch Cuối Kỳ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 169,46 KB

Cấu trúc

  • A. PHẦN MỞ ĐẦU (8)
    • 1. Lý do chọn đề tài (8)
    • 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề (10)
    • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (18)
      • 3.1 Đối tượng nghiên cứu (18)
      • 3.2 Phạm vi nghiên cứu (18)
    • 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu (18)
      • 4.1 Mục tiêu nghiên cứu (0)
      • 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu (0)
    • 5. Phương pháp nghiên cứu và phương pháp luận (19)
    • 6. Đóng góp của đề tài (19)
    • 7. Cấu trúc của đề tài (20)
  • B. PHẦN NỘI DUNG (21)
  • CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN GIÁO DỤC NHẬT BAN TRƯỚC THỜI MINH TRỊ (21)
    • 1.1 Thiên nhiên và con người Nhật Bản (21)
    • 1.2 Giáo dục Nhật Bản từ thế kỷ VII đến cuối thế kỷ XVI (22)
    • 1.3 Giáo dục Nhật Bản dưới thời Edo (từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX) - những tiền đề cho cuộc cải cách (27)
  • CHƯƠNG 2: NHỮNG CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH GIÁO DỤC (35)
    • 2.1 Một số vấn đề về cải cách và cải cách giáo dục (35)
    • 2.2 Những tư tưởng về giáo dục dưới thời Minh Trị (36)
      • 2.2.1 Lí niệm giáo dục của chính quyền Minh Trị (36)
      • 2.2.2 Những tư tưởng về giáo dục của Fukuzawa Yukichi (39)
    • 2.3 Nền giáo dục Nhật Bản trước năm 1885 (42)
      • 2.3.1 Ban hành Gakusei (42)
      • 2.3.2 Những nền mống đầu tiên của nền giáo dục tiểu học (44)
      • 2.3.3 Vai trò của người giáo viên và sự ra đời của các trường đào tạo sư phạm (46)
    • 2.4 Nền giáo dục Nhật Bản từ năm 1885 (48)
      • 2.4.1 Sự thiết lập nền giáo dục quốc gia của Mori Arinori (48)
      • 2.4.2 Sắc lệnh về trường tiểu học (50)
      • 2.4.3 Sắc lệnh về trường trung học (52)
      • 2.4.4 Sắc lệnh về trường Đại học Đế quốc và sự ra đời của nền giáo dục cao đẳng - đại học (54)
      • 2.4.5 Sắc lệnh về trường sư phạm (56)
      • 2.5.1 Những tiền đề giáo dục trước thời kỳ Minh Trị (57)
      • 2.5.2 Một lực lượng tiên phong tiến bộ (58)
      • 2.5.3 Tinh thần ham học hỏi của con người Nhật Bản (60)
      • 2.5.4 Sự giúp sức của các chuyên gia nước ngoài (61)
  • CHƯƠNG 3: BÀI HỌC TỪ CUỘC CẢI CÁCH GIÁO DỤC THỜI (63)
    • 3.1 Bài học về vai trò và vị thế của giáo dục (63)
    • 3.2 Bài học về công tác lãnh đạo (65)
    • 3.3 Bài học về đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong công tác cải cách giáo dục (66)
    • 3.4 Bài học về công tác xây dựng môi trường giáo dục bình đẳng và công bằng (68)
    • 3.5 Bài học về công tác đào tạo sư phạm (70)
    • C. PHẦN KẾT LUẬN (73)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (75)
    • 1. Tài liệu sách, báo (75)
    • 2. Tài liệu internet (77)

Nội dung

Lịch sử nghiên cứu vấn đềCác công trình nghiên cứu về lịch sử Nhật Bản nói chung và những chínhsách cải cách giáo dục trong thời kỳ duy tân Minh Trị nói riêng đã khôngcòn là một đề tài q

PHẦN MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã từng nhấn mạnh:

"Giáo dục là quốc sách hàng đầu Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội" Sở dĩ gọi là hàng đầu vì giáo dục - đào tạo cần phải đi trước một bước so với các lĩnh vực khác, không được đi thụt lùi ở phía sau và là vấn đề có tính cấp thiết đối với chiến lược phát triển của đất nước Sự đầu tư cho giáo dục là hướng chính của sự đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước và trở thành nhân tố phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội Bên cạnh đó, giáo dục còn có vai trò quan trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Với vị thế như vậy, những năm nay, Việt Nam đã và đang nỗ lực để có những bước đột phá, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là việc tiến hành chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 Và để không ngừng hoàn thiện, nâng cao chất lượng giáo dục theo từng ngày, Việt Nam cũng không ngừng giao lưu, học hỏi từ những thành tựu trên lĩnh vực giáo dục của bạn bè quốc tế

Và nói về giáo dục, không thể không nhắc đến nền giáo dục tiên tiến, phát triển thuộc hàng bậc nhất khu vực châu Á nói riêng và thế giới nói chung chính là nền giáo dục của đảo quốc Nhật Bản Theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), vào năm 2017, ước tính chỉ có 9% chênh lệch trong thành tích học tập của học sinh Nhật Bản được giải thích bởi bối cảnh kinh tế xã hội Trong khi đó, mức trung bình của OECD là 14% và tại Mỹ con số chênh lệch này là 17% Bên cạnh đó, tỷ lệ tốt nghiệp trung học ở Nhật là 96,7%, cao hơn nhiều so với mức trung bình của OECD Những con số trên đã chứng minh rằng, Nhật Bản đã có những đầu tư vô cùng hợp lý, khôn ngoan vào lĩnh vực giáo dục và chứng tỏ sự thành công của đất nước này trên cuộc đua về chất lượng giáo dục với thế giới. Để có được những thành công như vậy, từ nửa sau thế kỷ XIX, nền giáo dục Nhật Bản đã nhận được sự quan tâm, chăm sóc của chính quyền Dưới thời của Thiên hoàng Minh Trị, ông đã tiến hành một cuộc duy tân lớn để tái thiết lại Nhật Bản sau thời gian dài thực hiện "Sắc lệnh Sakoku" (hay còn gọi là "Sắc lệnh toả quốc") Trong chuỗi các chính sách cải cách được đưa ra, vấn đề cải cách giáo dục đã được xác định là vấn đề then chốt đểNhật Bản có thể theo kịp các quốc gia tư bản phương Tây Chính vì vậy,trong công cuộc duy tân đất nước, chính quyền của Minh Trị đã ban hành rất nhiều những chính sách phát triển giáo dục Với phương châm "kỹ thuật phương Tây, tinh thần Nhật Bản", nền giáo dục của đất nước này đã từng bước chuyển mình từ giáo dục Nho học cổ điển mang nặng tính phân biệt đẳng cấp sang nền giáo dục Tây học dành cho đại chúng Nhờ có sự chuyển biến tích cực này đã giúp Nhật Bản có thể tiếp cận được với nền văn minh phương Tây hiện đại bậc nhất thế giới lúc bấy giờ, cung cấp cho đất nước này một nguồn nhân lực dồi dào, đáp ứng nhu cầu hiện đại hoá đất nước đương thời, đưa Nhật Bản từng bước trở thành cường quốc hùng mạnh ở khu vực châu Á, tạo điều kiện cho công cuộc cải cách giáo dục ở Nhật Bản trong các thời kỳ sau này

Với những thành công như vậy, những tư tưởng cải cách giáo dục dưới thời kỳ duy tân Minh Trị đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các quốc gia khác trong công cuộc cải cách giáo dục cũng như công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của các quốc gia ngày hôm nay, trong đó có Việt Nam

Những vấn đề về cải cách giáo dục dưới thời duy tân Minh Trị, cũng như những bài học mà Việt Nam đã rút ra được từ công cuộc cải cách ấy đã được nghiên cứu một cách tương đối kỹ lưỡng trên nhiều khía cạnh Tuy nhiên, những vấn đề ấy vẫn chưa được trình bày một cách hoàn chỉnh, thống nhất Vậy nên, trên cơ sở kế thừa và hệ thống lại những thành tựu của người đi trước, người viết quyết định chọn đề tài " Cải cách giáo dục Nhật Bản thời kỳ duy tân Minh Trị (từ nửa sau thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX) và bài học cho nền giáo dục Việt Nam hiện nay" làm đề tài nghiên cứu cho bài thu hoạch kết thúc học phần "Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục".

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Các công trình nghiên cứu về lịch sử Nhật Bản nói chung và những chính sách cải cách giáo dục trong thời kỳ duy tân Minh Trị nói riêng đã không còn là một đề tài quá xa lạ trong lĩnh vực khoa học lịch sử ở Việt Nam Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều những công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đến từ "xứ sở mặt trời mọc" hay các nước phương Tây được dịch sang tiếng Việt.

Nghiên cứu về lịch sử Nhật Bản giai đoạn thời kỳ cận đại phải kể đến công trình "Nhật Bản cận đại" của GS Vĩnh Sính Trong tác phẩm, GS Vĩnh

Sính đã trình bày những nét căn bản trong lịch sử Nhật Bản, những di sản văn hóa, chính trị, kinh tế của Nhật Bản trước và sau thời kỳ duy tân Minh Trị (1868) cùng những cải cách nào đã tạo nền móng đưa nước Nhật tiến lên hàng cường quốc trong khoảng mươi năm sau đó Qua cuốn sách, độc giả còn có thể lý giải nguyên nhân nào đã đưa Nhật Bản đến con đường xâm lược Đại Đông Á tuyệt vọng để rồi bị phá sản hoàn toàn năm 1945; giải thích sự phục hồi và phát triển kinh dị của kinh tế Nhật sau Thế chiến thứ hai; và những vấn đề nào cấp bách nhất đối với "cường quốc kinh tế" Nhật Bản ngày nay Với những kiến thức được cung cấp trong chương I (Nhật Bản: Đất nước và con người), chương III (Nhật Bản dưới thời Tokugawa (1603 - 1868)), chương V (Minh Trị duy tân giai đoạn I (1868 - 1885)), chương VI (Minh Trị duy tân giai đoạn II (1886 - 1912)) đã giúp tác gỉả có được cái nhìn khái quát về Nhật Bản thời kỳ trước và trong giai đoạn duy tân Minh Trị.

Nghiên cứu về cải cách giáo dục không thể không kể đến công trình "Cải cách giáo dục Nhật Bản" của nhà nghiên cứu bản địa Osaki Mugen và được dịch sang tiếng Việt bởi dịch giả Nguyễn Quốc Vương Trong tác phẩm, nhà nghiên cứu Osaki Mugen đã mượn những chính sách cải cách giáo dục dưới thời duy tân Minh Trị, cũng như các quan điểm về giáo dục của người Nhật Bản để lý giải các vấn đề về vai trò lịch sử của giáo dục, bản chất của cải cách giáo dục hiện đại và các vấn đề thời đại khác Tác phẩm có tổng cộng tám chương, trong đó, chương I (Sự phát triển của giáo dục hiện đại),

II (Giáo dục của quốc gia dưới chế độ Thiên hoàng) và III (Sự xác lập mang tính xã hội của trường học) chính là những chương mang đến cho người viết cái nhìn chi tiết, cụ thể nhất về các chính sách cải cách giáo dục của thời kỳ duy tân Minh Trị.

Một công trình nghiên cứu không thể không kể đến của dịch giả Nguyễn Quốc Vương chính là "Giáo dục Việt Nam học gì từ Nhật Bản?" Công trình này ra đời sau khoản thời gian dài Nguyễn Quốc Vương sinh sống và theo học nghiên cứu sinh chuyên ngành Giáo dục lịch sử tại Đại học Kanazawa (Nhật Bản), là tập hợp nhiều bài viết mà ông đã viết để so sánh hai nền giáo dục Việt Nam - Nhật Bản suốt từ năm 2009 đến năm 2016 Trong tác phẩm, ông đã có những nghiên cứu tương đối khái quát về những điểm ưu việt trong nền giáo dục Nhật Bản nói chung và những thành công trong công cuộc cải cách giáo dục dưới thời duy tân Minh Trị nói riêng Từ đó, ông đưa ra những phương án đóng góp để xây dựng, phát triển nền giáo dục Việt Nam hiện đại Tác phẩm được chia thành hai phần, trong đó, phần I (Giáo dục Việt Nam và giáo dục Nhật Bản) đã cho người viết những cái nhìn tổng quát về các tác động của chính sách cải cách giáo dục thời Thiên hoàng Minh Trị với xã hội và nền giáo dục Nhật Bản hiện đại.

Nghiên cứu về giáo dục Nhật Bản, đặc biệt là giáo dục dưới thời Minh Trị phải nhắc đến "Khuyến học" của Fukuzawa Yukichi - một nhà tư tưởng lỗi lạc có sức ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội Nhật Bản trong thời kỳ cận đại. Với tuyên ngôn "Trời không tạo ra người đứng trên người và cũng không tạo ra người đứng dưới người" [20, Tr.22], Fuzukawa Yukichi đã làm lay chuyển xã hội Nhật Bản nói chung và nền giáo dục Nhật Bản đương thời nói riêng với việc đưa ra những tư tưởng bình đẳng, tiến bộ trong một xã hội mà con người Nhật Bản còn bị ràng buộc bởi những tàn dư của sự phân biệt đẳng cấp đã tồn tại hàng nghìn năm dưới chế độ Mạc phủ

Tác phẩm "Lịch sử Nhật Bản" của GS.TS Phan Ngọc Liên cũng là một công trình nghiên cứu về lịch sử Nhật Bản một cách tương đối khái quát. Trong tác phẩm, GS TS Phan Ngọc Liên đã nêu lên các vấn đề về đất nước, con người, lịch sử và văn hoá của đất nước Nhật Bản, trả dài trong tiến trình từ nguồn gốc cho đến tận thời kỳ hiện đại Nội dung tác phẩm gồm có sáu chương, dựa vào đối tượng và phạm vi của đề tài, người viết chủ yếu tham khảo những nghiên cứu trong chương I, III và IV để thực hiện đề tài Ở chương I (Đất nước - con người - nền văn hoá truyền thống), GS.TS Phan Ngọc Liên đã mang đến những biểu tượng chung để hình dung về đất nước và con người Nhật Bản Trong chương III (Thời kỳ thống trị của Mạc phủ), những nguy cơ của đảo quốc Nhật Bản trước sự bành trước của các quốc gia tư bản phương Tây đã được nêu lên và đến chương IV (Nhật Bản từ năm 1868 đến 1918) là chặng đường Nhật Bản từng bước đi lên con đường tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi sự bành trướng của các nước thực dân Đây là những chương đã mang đến cho người viết những thông tin khái quát nhất về đất nước Nhật Bản, bối cảnh Nhật Bản trước cuộc duy tân Minh Trị và những chính sách cải cách dưới thời Minh Trị (bao gồm những chính sách cải cách giáo dục).

Nhà nghiên cứu George Sansom cũng có những đóng góp rất lớn trong việc nghiên cứu về lịch sử Nhật Bản, tiêu biểu là công trình "Lịch sử Nhật

Bản" gồm có ba tập của ông (đã được dịch ra tiếng Việt bởi dịch giả Lê

Năng An) Với thời lượng ba tập, công trình là những nghiên cứu vô cùng sâu sắc, tỉ mỉ và chi tiết của tác giả về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội xoay quanh đất nước Nhật Bản từ thời thượng cổ đến năm 1867 (năm trước thời kỳ nắm quyền điều hành đất nước trực tiếp của Thiên hoàng Minh Trị). Đặc biệt là trong tập III (từ năm 1615 đến năm 1867), đây là khoản thời gian Nhật Bản đặt dưới sự cai trị của Mạc phủ Tokugawa, tác giả cũng công trình đã có những phân tích, đánh giá và nhận xét khách quan về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội dưới thời kỳ này (bao gồm cả vấn đề nền giáo dục Nhật Bản dưới thời Tokugawa) Đây là phần nội dung cung cấp nhiều thông tin cho người viết về những tiền đề của nền giáo dục Nhật Bản trước khi bước vào thời kỳ hiện đại hoá dưới những chính sách cải cách giáo dục thời duy tân Minh Trị

Kế đến là tác phẩm "Lịch sử Nhật Bản" (tên gốc "A history of Japan") của hai nhà nghiên cứu R.H.P Mason và J.G.Caiger (bản dịch tiếng Việt được thực hiện bởi dịch giả Nguyễn Văn Sỹ) Đây là một công trình nghiên cứu tuy ngắn gọn nhưng tương đối sâu sắc về lịch sử của đất nước Nhật Bản, từ thời thượng cổ cho đến đầu những năm 50 của thế kỷ XX Trong tác phẩm, tác giả cũng đi sâu phân tích nhưng chính sách cải cách dưới thời duy tân Minh Trị, tuy nhiên chỉ tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực kinh tế, ngoại giao, những nội dung trình bày về giáo dục còn hạn chế.

Công trình "Giáo dục Nhật Bản" của hai nhà nghiên cứu người Nhật là Katsuta Shuichi và Nakauchi Toshio (được dịch sang tiếng Việt bởi dịch giả Nguyễn Mạnh Tường) cũng là một công trình lớn nghiên cứu một cách khái quát về nền giáo dục Nhật Bản từ thời cổ đại và các vấn đề quan trọng trong nền giáo dục qua từng thời kỳ Tác phẩm tuy cũng có tập trung nghiên cứu về những chính sách cải cách giáo dục dưới thời duy tân Minh Trị, tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức phổ quát mà thôi.

Bên cạnh các công trình được trình bày dưới dạng sách, còn có một số công trình nghiên cứu về lịch sử Nhật Bản nói chung và các chính sách cải cách giáo dục nói riêng được trình bày dưới dạng bài báo khoa học hay là một đề tài luận văn.

Công trình nghiên cứu "Lực lượng lãnh đạo cải cách ở Nhật Bản và

Trung Quốc nửa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX" của TS Phạm Thị Phượng Linh Đây là công trình nghiên cứu về một trong các yếu tố dẫn đến sự thành công của cuộc duy tân Minh Trị - lực lượng lãnh đạo Công trình này đã cung cấp cho người viết một lượng thông tin sâu sắc về một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thành công của những cuộc cải cách dưới thời Minh Trị nói chung và công cuộc cải cách giáo dục nói riêng.

Công trình nghiên cứu Cải cách giáo dục Nhật Bản trong thời Minh Trị và vai trò của nó của ThS Trần Thị Tâm Công trình này nghiên cứu về những chính sách cải cách giáo dục dưới thời duy tân Minh Trị nhưng theo hướng đề cập đến những thành tựu đã đạt được của nền giáo dục Nhật Bản sau những chính sách cải cách ấy Tuy nhiên, do là một đề tài lớn nhưng được trình bày trong phạm vi một bài báo khoa học nên ThS Trần Thị Tâm chỉ trình bày một cách khái quát Song, công trình cũng đã cho người viết một góc nhìn tổng thể về những thành tựu của công cuộc cải cách giáo dục dưới thời duy tân Minh Trị.

Công trình nghiên cứu Chính sách giáo dục của Nhật Bản thời Minh Trị

(1868 - 1912) của TS Nguyễn Văn Sang và Nguyễn Thị Hoàn Trong công trình này, hai nhà nghiên cứu đã đi sâu vào những thành công của các chính sách cải cách dưới thời duy tân Minh Trị và những đóng góp của nó với sự phát triển của đất nước Nhật Bản từ nửa sau thế kỷ XIX.

Công trình nghiên cứu Chính sách phát triển giáo dục của Nhật Bản (từ

Minh Trị duy tân) và Việt Nam (từ thời đổ mới) của ThS Lâm Ngọc Như

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài được là các chính sách cải cách giáo dục dưới thời duy tân Minh Trị (từ nửa sau thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX)

Về phạm vi thời gian: Đề tài được xác định chủ yếu trong khoảng thời gian từ nửa sau thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.

Về phạm vi không gian: Giới hạn trong phạm vi lãnh thổ hai nước Nhật

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

4.2 Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nhằm tìm hiểu và phân tích các chính sách cải cách giáo dục dưới thời duy tân Minh Trị (từ nửa sau thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX), từ đó rút ra được những bài học trong việc xây dựng - phát triển nền giáo dục Việt Nam hiện đại.

4.3 Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về bối cảnh tiến hành cuộc cải cách giáo dục dưới thời duy tân Minh Trị, phân tích đặc điểm, nội dung và nguyên nhân dẫn đến sự thành công của các chính sách giáo dục ấy Từ đó, đề tài chỉ ra những bài học có thể áp dụng trong công cuộc xây dựng và phát triển nền giáo dụcViệt Nam hiện đại.

Phương pháp nghiên cứu và phương pháp luận

Về phương pháp nghiên cứu, do bản chất là một đề tài lịch sử nên trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành đề tài, người viết phải luôn tuân thủ theo phương pháp lịch sử, bám sát vào các sự kiện lịch sử đã diễn ra, trình bày theo đúng tiến trình thời gian của hiện thực lịch sử Bên cạnh đó, người viết không áp dụng đơn nhất phương pháp lịch sử mà phải luôn đi đối với sử dụng phương pháp logic để hệ thống hoá được các sự kiện lịch sử, từ đó rút ra được những nhận xét, đánh giá trung thực, khách quan và khoa học về các sự kiện lịch sử Ngoài ra, nhằm đảm bảo việc nghiên cứu được tiến hành một cách thuận lợi, người viết còn kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khác như tổng hợp - phân tích, hệ thống - cấu trúc, đối chiếu - so sánh để hoàn thành đề tài.

Về phương pháp luận, đề tài được tiến hành dựa trên những nguyên lý,quy luật chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Marx - Lenin để xem xét vấn đề một cách khách quan, hợp quy luật.

Đóng góp của đề tài

Đề tài phân tích để làm rõ các chính sách cải cách giáo dục ở Nhật Bản dưới thời duy tân Minh Trị (từ nửa sau thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX) và những tác động của nó đến nền giáo dục Nhật Bản, khái quát lại bối cảnh lịch sử Nhật Bản trước khi tiến hành cải cách giáo dục, qua đó người đọc sẽ có cái nhìn khái quát về lịch sử Nhật Bản trước cải cách.

Dựa trên kết quả phân tích về các chính sách giáo dục ở Nhật Bản dưới thời duy tân Minh Trị, người viết rút ra một số bài học mà Việt Nam đã áp dụng trong công cuộc xây dựng và phát triển nền giáo dục hiện nay. Đề tài sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập,nghiên cứu những vấn đề liên quan đến Lịch sử Nhật Bản hay cải cách giáo dục ở Nhật Bản trong thời kỳ duy tân Minh Trị (từ nửa sau thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX).

Cấu trúc của đề tài

Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm có ba chương:

Chương 1: Lịch sử hình thành và phát triển của nền giáo dục Nhật Bản trước thời kỳ duy tân Minh Trị

Chương 2: Những chính sách cải cách giáo dục trong thời kỳ duy tân Minh Trị

Chương 3: Bài học từ các chính sách cải cách giáo dục thời duy tân MinhTrị cho nền giáo dục Việt Nam

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN GIÁO DỤC NHẬT BAN TRƯỚC THỜI MINH TRỊ

Thiên nhiên và con người Nhật Bản

Xét về địa thế, Nhật Bản là một dãy quần đảo hình cánh cung ôm lấy lục địa châu Á từ vĩ tuyến 30 độ đến 45 độ Bắc Quần đảo ấy gồm có bốn hòn đảo lớn là Honshu, Kyushu, Shikoku và Hokkaido cùng với hàng nghìn đảo nhỏ rải rác nằm theo hình cánh cung Nhật Bản nằm ở góc Đông Bắc của Thái Bình Dương và thuộc miền cực Đông của lục địa châu Á Do có tính chất "đảo" trong địa thế nên chiếm 73% diện tích Nhật Bản là đồi núi mà chủ yếu là núi lửa, không thích hợp cho việc trồng trọt Trong 27% diện tích còn lại, chỉ có khoảng 19% diện tích là đất trồng trọt Lượng mưa trung bình hằng năm ở Nhật Bản là 1000 - 3500 mm, đây là một khó khăn tương đối lớn cho nền nông nghiệp Nhật Bản khi những trận mưa lớn làm cuốn trôi hoặc làm tan đi những chất khoáng màu mỡ cần thiết, khiến cho đất đai thường nghèo chất hữu cơ

Cơ sở kinh tế chính của Nhật Bản từ trước thế kỷ XX vẫn là nông nghiệp.

Vì quốc gia này rất khan hiếm các tài nguyên thiên nhiên dành cho công nghiệp, dù cho là công nghiệp thô sơ Do vậy, họ chỉ có thể dựa vào lợi thế về khí hậu gió mùa để trồng lúa nước, trong suốt một khoảng thời gian dài đăng đẳng trong lịch sử người dân Nhật Bản phải bó buộc cuộc đời của mình vào từng tấc đất, tấc ruộng Đây là lý do giải thích vì sao mà nhiều công cụ lao động và công cụ sinh hoạt của người dân Nhật Bản thường làm bằng gỗ hay tre, nứa Và vì diện tích đất trồng hạn hẹp nên người dân Nhật Bản dốc rất nhiều sức vào việc cải tạo và mở rộng diện tích đất canh tác, đổi mới phương thức canh tác, cải tiến công cụ lao động và các loại phân bón cần thiết để nâng cao năng suất trồng lúa, chính yếu tố tạo nên sự cần cù của người dân Nhật Bản Mặt khác, do nông nghiêp Nhật Bản thường ở thế độc canh nên việc trồng cây lương thực không mấy thuận lợi, khi mùa màng thất bát dễ gây ra cảnh xáo động trong đời sống nhân dân. Địa hình Nhật Bản mang đến cho đất nước này những phong cảnh hùng vĩ, núi rừng trùng trùng điệp điệp, sườn đá cheo leo, khe lũng hiểm trở, thác nước rì rào và dữ dội,… Nhưng cũng chính những cảnh tượng xinh đẹp ấy chất chứa vô vàn những dữ dội, khắt nghiệt của thiên nhiên do "sự kiến tạo quần đảo Nhật Bản là một quá trình dài của những xung động địa chấn ngang, hẹp, chồng lên nhau khiến cho vỏ Trái Đất ở vùng này không ổn định, tạo thành nhiều núi lửa và thường xuyên có động đất" [2, Tr.15] Mỗi năm, người dân Nhật Bản phải chịu hàng nghìn trận rung chuyển địa chấn,thỉnh thoảng thì có động đất lớn hay sóng thần, có khi huỷ hoại cả một đô thị Sống giữa thiên nhiên khắc nghiệt với con người như vậy, cư dân NhậtBản đã được tôi luyện thêm, trở thành một trong những dân tộc có tính kỷ luật và trật tự cao, đây cũng xem như là một sự thắng thế của con người trước thiên nhiên hoang dại, dữ dội.

Giáo dục Nhật Bản từ thế kỷ VII đến cuối thế kỷ XVI

Các nguồn tài liệu hiện hành đều thống nhất rằng, lần đầu tiên hệ thống chữ viết được đưa vào Nhật Bản là vào khoảng thế kỷ IV, khi hệ thống chữ viết Trung Quốc là Hán tự (kanji) được truyền vào nhật Bản thông qua bán đảo Bách Tế (tức là bán đảo Triều Tiên) Đồng thời, trước thế kỷ thứ VII, chưa có ghi chép nào cho thấy sự xuất hiện của một trường dạy học hay một hệ thống giáo dục chính quy nào Cho nên, không rõ từ trước thế kỷ VII, trẻ em ở Nhật Bản đã được giáo dục bằng phương pháp, hình thức gì.

Nho giáo được du nhập vào Nhật Bản từ khá sớm, dưới thời Thiên hoàng Kimmei (giữa thế kỷ VI), Bách Tế đã "cống hiến cho hoàng triều Nhật Bản những vị Nho sĩ thông hiểu về ngũ kinh" [1, Tr.278] Điều này chứng tỏ, Nho học đã du nhập vào Nhật Bản từ trước đó, ít nhất là giới cầm quyền ở Nhật đã được tiếp xúc với Nho giáo cùng với các tư tưởng của Khổng Tử và sau đó dần được lan truyền trong quần chúng nhân dân Thế kỷ VI cũng đánh dấu sự du nhập của Phật giáo vào Nhật Bản với sự kiện Bách Tế cống cho Nhật Bản một tượng Phật Thích Ca bằng đồng, tràng phan bảo cái và kinh luật Phật giáo Cụ thể, trong tờ sớ biểu của vua nước Bách Tế ghi rằng:

"Phật pháp là pháp môn thù thắng nhất trong tất cả các pháp môn, là pháp môn nan giải nan nhập Chính đức Chu Công, đức Khổng Tử cũng không thể hiểu được…Luận rằng: Pháp môn này phát sinh từ Thiên Trúc (Ần Độ), rồi truyền đến Trung Hoa, Tam Hàn (Triều Tiên) , tất cả các vương triểu đều y giáo phụng hành, không một ai không tôn kính Do đó, nhân danh quốc vương và triều đình của nước Bách Tế, xin mang đến hiến tặng hoàng triểu để lưu thông ở quý quốc mà làm công quả" [1, Tr.224] Như vậy, đến thế kỷ VI, Nho giáo và Phật giáo đều đã có mặt tại Nhật Bản, trở thành hai hệ tư tưởng chi phối nền giáo dục của đất nước này. Đầu thế kỷ VII đánh dấu sự ra đời bản hiến pháp đầu tiên của đảo quốcNhật Bản - Jushichijo Kenpo (Thập thất điều hiến pháp hay Hiến pháp mười bảy điều) do Thánh Đức Thái tử (Shotoku) biên soạn được ban hành. Điều thứ hai có ghi: "Dốc lòng tôn kính Tam Bảo Tam Bảo chính là Phật –

Pháp – Tăng Chung quy cũng quay về cội nguồn của sanh mạng Vậy, đó cũng là cứu cánh duy nhất để cứu độ chúng sanh Cho dù ở bất cứ thế giới nào, hay bất cứ con người nào cũng không thể sa rời cái giáo lý này vậy. Con người vốn không phải cùng hung cực ác, nếu như được giáo hóa đầy đủ sẽ theo về chính đạo Tuy nhiên nếu như không dựa theo lời Phật dạy mà hành xử, thì làm sao có thể uốn thẳng tâm ma do ngoại vật được?" [25]. Đây là điều luật thể hiện rõ tinh thần hộ đạo của Thánh Đức Thái tử, ông đã hết lòng ủng hộ Phật giáo và rất tích cực trong việc phổ biến Phật giáo vào đời sống người dân Nhật Bản.

Bên cạnh đó, trong điều luật thứ ba cũng ghi rõ: "Vua là Trời, Thần là Đất Trời bao phủ đất, đất nâng đở trời, cho nên bốn mùa theo đó mà tuần hoàn, con người theo đó mà nắm bắt được cái chính khí của vạn vật. Ngược lại, nếu như đất mà có dục vọng bao phủ trời, sẽ phá hoại cái trật tự vốn có của trời đất Vì thế cho nên, Vua nói thì bề tôi phải nghe theo, bề trên mà hành sự thì bề tôi phải noi theo vậy Tức là khi nhận chiếu của vua, thì bề tôi phải nghiêm cẩn mà chấp hành, nếu như không thì xã hội sẽ bị loạn" [25] Điều thứ tư cũng nêu rõ: "Các bá quan văn võ, từ quan lớn cho đến quan nhỏ phải lấy lễ làm gốc, việc trị dân phải lấy lễ làm gốc Người bề trên mà không có lễ nghĩa, thì người dưới sẽ loạn mà gây ra tội Cho nên người bề trên mà có lễ nghĩa thì kỹ cương trật tự mới ổn định, dân chúng mà có lễ nghĩa thì quốc gia có thể tự trị" [25] Cả hai điều luật này đã bộc lộ lòng mong muốn xây dựng một nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền với quyền lực tuyệt đối đặt trong tay ngôi vị Thiên hoàng của Thánh Đức Thái tử, thể hiện rõ tinh thần xem trọng "lễ", "nghĩa" của Nho giáo.

Nhờ có bộ luật này, vị thế của Nho giáo - Phật giáo đã được củng cố tại Nhật Bản, trở thành một phần quan trọng và có sức ảnh hưởng lớn đến xã hội Nhật Bản, kể cả trong việc xây dựng nền giáo dục Việc am hiểu các giáo lý của Nho giáo và Phật giáo trở thành điều kiện bắt buộc với những ai muốn trở thành quan chức chính phủ và địa phương. Đến năm 645, một cuộc đảo chính lớn diễn ra, đưa Kotoku lên ngôi vị Thiên hoàng Dưới sự cai trị của ông, Nhật Bản được ví như "học trò của Đại Đường" khi vô cùng tích cực trong việc tiếp thu các thành tựu của nền văn minh Trung Hoa Cùng trong năm đó, Thiên hoàng Kotoku cho thi hành một cuộc cải cách lớn với tên gọi là cuộc cải cách Taika với những chính sách thay đổi lớn bộ mặt nền chính trị - kinh tế và xã hội Nhật Bản nhằm tập trung mọi quyền lực dưới tay Thiên hoàng (dựa trên mô hình quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền của Đại Đường) Trong đó, bộ luật Gakurei (hay còn gọi là bộ luật học tập) được thông qua, dẫn đến sự hình thành của Daigaku (đại học viện) và các Kokugaku (các học viện ở tại địa phương).

Mục đích chính cho việc thành lập của các đại học viện cũng như các học viện địa phương là để đào tạo quan chức chính phủ và địa phương Trong giai đoạn này, người dân Nhật Bản vẫn chưa có hệ thống chữ viết của riêng mình nên vẫn sử dụng chữ Hán trong quá trình giảng dạy, một số công trình viết bằng chữ Hán đương thời có thể kể đến hai công trình cổ là "Cổ Sự Ký" (Kojiki), "Nhật Bản Thư Kỷ" (Nihon Shoki) và "Phong Thổ Ký" (Fudoki) Ngoài ra, theo tài liệu của nhà nghiên cứu G Sansom, "cùng đi với

Hoàng thân Ono no Imoko sang Trung Hoa năm 607, có hai người ở lại đây hơn 30 năm Đó là một sinh viên tên là Takamuku no Ayabito và một hòa thượng tên là Bin Nâm 645, trong cao trào cải cách, họ trở về dạy học ở trường Quốc học Kunino - bakase, một nơi đào tạo nhân tài quan trọng"

[2, Tr.97] Vậy, có thể khẳng định, nội dung dạy học đương thời xoay quanh Nho giáo, Phật giáo và các yếu tố văn minh Trung Quốc như văn học, kỹ nghệ, lịch sử,… được truyền dạy bởi các học giả hay các nhà sư được nhà nước cử sang Trung Quốc du học Đến cuối thế kỷ VIII, Thiên hoàng cho dời đô đến Kyoto và đặt tên cho thủ đô mới là Heian - kyo (Bình An kinh), mở đầu thời kỳ Heian Đây là thời kỳ văn hoá bản địa Nhật Bản phát triển đến mức vô cùng rực rỡ, mặc dù vẫn có những biểu hiện nhất định cho thấy ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc Hàng loạt các tác phẩm thơ ca, nghệ thuật được ra đời Từ đây, nhu cầu về một loại chữ viết bản địa được ra đời để biểu đạt những tâm tư, tình cảm của người dân Nhật Bản, đó là nguyên nhân cho sự xuất hiện của hai bảng chữ cái hiragana (bình giả danh) và katakana (phiến giả danh) Tuy nhiên, do chỉ mới trong giai đoạn sơ khai, hai bảng chữ cái này vẫn chưa đạt đến độ hoàn thiện và chưa có độ phong phú về mặt từ vựng nên Hán tự vẫn là hệ thống chữ viết chính thức, ai muốn trở thành quan chức chính phủ và địa phương vẫn phải học chữ Hán, am hiểu Nho giáo và Phật giáo.

Cuối thế kỷ XII, chế độ Bakufu (Mạc phủ) được thiết lập với sự ra đời của Mạc phủ Kamakura, mở đầu kỷ nguyên nắm quyền cai trị của cácSamurai (Võ sĩ) Kể từ lúc này, Thiên hoàng ở Kyoto đã không còn quyền cai trị đất nước mà chỉ còn là biểu tượng của thần quyền, đại diện cho quyền lực của chính quyền cai trị, mọi công việc điều hành đất nước đều được tiến hành ở phủ Shogun Vào thời điểm này, nền giáo dục Nhật Bản vẫn còn dựa dẫm nhiều vào các nhà chùa Giới tăng lữ là lực lượng chính phục vụ cho việc truyền dạy chữ Hán, các giáo lý Phật giáo và Nho giáo vẫn tiếp tục được đưa vào dạy học, song Phật giáo lại có phần chiếm ưu thế hơn.

Từ giữa thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVI, Nhật Bản bước vào thời kỳGenroku (thời kỳ Chiến quốc) Sự trỗi dậy xưng hùng xưng bá của các daimyo địa phương khiến tình hình Nhật Bản trở nên vô cùng rối ren, toàn lãnh thổ bị chia cắt thành nhiều tiểu quốc tự trị, chiến tranh diễn ra liên miên để giải quyết xung đột trong việc tranh giành quyền lực của các daimyo Theo đó, nền giáo dục trong thời kỳ này trải qua một thời kỳ vô cùng cằn cõi.

Giáo dục Nhật Bản dưới thời Edo (từ đầu thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XIX) - những tiền đề cho cuộc cải cách

kỷ XIX) - những tiền đề cho cuộc cải cách

Dưới thời Tokugawa, Nho giáo là hệ tư tưởng được Mạc phủ Tokugawa thừa nhận và xem là chính thống Nho học dưới thời này là Tống học, hay còn được gọi là Shushigaku Dưới thời cai trị của Ieyasu, ông đã mời Hayashi Razan làm cố vấn và uỷ nhiệm cho công việc phổ biến Shushigaku, chức vụ này mãi về sau đều do con cháu của Hayashi Razan đảm nhiệm Theo triết học Tống Nho, "mọi vật trong vũ trụ, trước hết, đều được chi phối bởi một quy luật nhất quán, đó là "lý" (ri) Thiên nhiên và con người đều sinh ra từ "lý" bởi vậy mọi trật tự thiên địa âm dương trong vũ trụ, hay sự phân biệt tôn ti thượng hạ trong thế giới loài người trên căn bản đều đồng nhất và không thể thay đổi Nói một cách cụ thể hơn, sự phân biệt tôn ti thượng hạ giữa quân thần, phụ tử, phu phụ cũng giống như sự khác biệt giữa thiên địa âm dương trong vũ trụ, có tính cách bất động tuyệt đối.

Tuân theo trật tự đó là bổn phận đạo đức của con người, và đồng thời cũng thích hợp với bản tính của con người Tuy nhiên, mặc dầu bản tính của con người là thiện, tùy theo "khí" (ki) mà con người có thể thanh đục khác nhau. Thánh nhân (seijin) là những người có bản tính không bị lệ thuộc bởi "khí". Đối với người thường, "khí" là nguyên nhân khiến con người làm việc trái, nếu để nguyên như vậy Để trở về với cái "lý" của vạn vật, con người có bổn phận tra cứu sự vật (cách vật) để tìm sự hiểu biết (trí tri)" [14, Tr.57-58].

Nói tóm lại, thuyết Tống Nho đề cao sự trung thành và lòng chung thuỷ trong các mối quan hệ vua - tôi, cha - con, chồng - vợ, anh - em và bè bạn, đồng thời đề cao sự lý trí và phê phán lòng tham lam Đây là điều mà Mạc phủ Tokugawa vô cùng cần thiết để xác lập một trật tự xã hội phong kiến trên toàn vũng lãnh thổ Nó đặt lòng "trung" lên trở thành tính cách tuyệt đối và quan trọng nhất trong việc duy trì năm mối quan hệ căn bản của con người Theo đó, quan hệ "vua - tôi" được đặt lên trên tất cả các mối quan hệ còn lại, dẫu cho "vua" có làm điều sai thì "vua" vẫn luôn là "vua", "tôi" vẫn chỉ là "tôi", cũng phải luôn trung thành một cách tuyệt đối Đây là điều vô cùng hoà hợp với xã hội Nhật Bản, khi họ vốn đã rất xem trọng Thiên hoàng - hậu duệ của Thiên Chiếu Đại Nhân tối cao trong Thần đạo, tư tưởng "Tôn chủ bồi thần" ăn sâu vào tiềm thức con người Nhật Bản Chính vì vậy, các tư tưởng Nho giáo được đưa vào giáo dục và trở thành vấn đề trọng tâm của nền giáo dục Nhật Bản nhằm giúp Mạc phủ Tokugawa có thể duy trì được trật tự xã hội phong kiến theo mong muốn của họ

Từ năm 1639, Mạc phủ bắt đầu thi hành "Sắc lệnh Sakoku" trên toàn quốc, hạn chế các hoạt động ngoại thương diễn ra tại Nhật Bản Tuy nhiên,việc mua bán với Hà Lan vẫn diễn ra tại đảo Deshima (Nagasaki), sự tiếp xúc hiếm hoi này với người phương Tây đã kích thích sự tò mò và lòng ham học hỏi của các nhà trí thức Nhật Bản, họ bắt đầu tìm học tiếng Hà Lan, nghiên cứu các tài liệu về thiên văn, y học, hoạ đồ, địa lý,… viết bằng tiếng

Hà Lan, một phong trào học thuật mới phát triển từ đây, được gọi là phong trào Rangaku (Lan học hay Hà Lan học).

Từ nửa sau thế kỷ XVIII, phái Rangaku dần đạt được một số thành tựu nhất định như: Sự ra đời của quyển từ điển Hà Lan "Oranda bunji ryakuko"(Hà Lan văn tự lược khảo) do Aoki Kon'yo soạn thảo vào năm 1758; tấm bản đồ Nhật Bản "Dai Nihon enkai jissoku chizu" (Đại Nhật Bản duyên hải thực trắc địa đồ) do Ino Tadataka hoàn thành vào năm 1820;… Tuy nhiên,thành tựu nổi bật nhất của phái Lan học là trên lĩnh vực y học Năm 1774,quyển sách "Kaitai shinsho" (Giải thể tân tư) do Maeno Ryotaku và SugitaGenpaku soạn thảo được xuất bản Cuốn sách này đã thay đổi hoàn toàn những khái niệm y học cổ truyền vốn sai lệch trong nền y học Nhật Bản.Năm 1823, Philipp Franz von Siebold - một bác sĩ người Đức đã đến làm việc tại Nagasaki, về sau ông mở mộng trường đào tạo y khoa và đào tạo được cho hơn năm mươi người về lý luận y khoa căn bản và lâm sàn y học.Trào lưu này đã giúp Nhật Bản tiếp cận được với những tiến bộ của nền văn minh phương Tây dẫu cho "Sắc lệnh Sakoku" vẫn đang được thi hành nghiêm ngặt trên phạm vi toàn quốc, các học giả của phái Rangaku trở thành những người tiên phong, đi đầu trong việc học hỏi những kỹ thuật,công nghệ mới Nhìn thấy được những tiến bộ của thế giới bên ngoài, nhiều trường học bắt đầu đưa các kiến thức đã được phiên dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Nhật để dạy học,… Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy,người Nhật đã dần thức tỉnh, họ đã mở lòng mình hơn với những gì thuộc về Tây phương và sẵn sàng cho công cuộc hoà nhập với sự phát triển chung của toàn cầu sau này.

Giáo dục dưới thời Tokugawa vô cùng được xem trọng Các võ sĩ Nhật Bản phải không ngừng học tập bên cạnh việc rèn luyện thể lực và kiếm đạo. Người Nhật cho rằng, việc học không những giúp con người có thêm tri thức mà còn rèn luyện được tính kỷ luật và sự bình tĩnh, qua việc học, họ còn được hiểu biết thêm về những điều hay, lẽ phải Không dừng lại ở đó, học là cách để con người hiểu được các quy tắc xử sự hay, các đạo lý sống đúng đắn để tôi luyện nhân cách tốt đẹp Vậy nên, việc học đối với người dân Nhật Bản là vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong thời bình, khi con đường luyện võ không thể trở thành con đường hoạn lộ của bất cứ ai Việc học từ đó trở nên vô cùng cao quý, nó trở thành thứ định đoạt đẳng cấp xã hội của một con người, sự thành đạt trên con đường học vấn sẽ làm rạng danh gia đình, dòng họ hay thậm chí là cả thôn làng Ngược lại, việc thất bại trên con đường giáo dục, đặc biệt là với bộ phận giới cầm quyền chính là điều nhục nhã nhất, mù chữ được xem là một điều xúc phạm đối với thanh danh của dòng họ.

Nền giáo dục dưới thời Tokugawa mang nặng tính phân biệt đẳng cấp.Mạc phủ Tokugawa luôn muốn khẳng định địa vị, đẳng cấp của cá nhân trong xã hội Họ đặc biệt ưu ái cho bộ phận võ sĩ, những người được xem là tinh hoa của xã hội, nắm giữ vị thế của những người cai trị quốc gia Vậy nên, toàn bộ các trường học do Mạc phủ xây dựng hay do các lãnh địa xây dựng đều phục vụ cho bộ phận võ sĩ Họ được hưởng một chế độ giáo dục khác biệt và ưu việt hơn, với những người thầy kiệt xuất và tài năng, những học trình mới mẻ, tiên tiến Đây được xem là một ưu đãi, một đặc ân của chính quyền dành cho bộ phận thượng đẳng trong xã hội, những người sẽ nắm giữ vận mệnh quốc gia, dân tộc trong tương lai Tiêu biểu cho môi trường giáo dục này phải kể đến ngôi trường Shoheiko được thành lập vào năm 1630 Đây là ngôi trường được Nhà nước đầu tư rất nhiều, khiến Shoheiko trở thành trung tâm học thuật lớn nhất, uy tín nhất, đẳng cấp nhất và có trình độ cao nhất Nhật Bản bấy giờ Đây là nơi tập trung nguồn học liệu khổng lồ và đội ngũ giảng viên có trình độ thuộc vào hàng bậc nhất trong giới học thuật Nhật Bản, họ được trả mức lương lên đến khoảng ba trăm thạch thóc trong một năm Chương trình giáo dục của các trường này tập trung vào các lĩnh vực như Nho học, toán học, lịch sử, thư pháp, văn học, Sau này, nhờ có các thành tựu của phái Rangaku mà chương trình giáo dục xuất hiện thêm các môn như toán học, khoa học quân sự, khoa học tự nhiên, y học phương Đông, Tây y đại cương,…

Bên cạnh các mô hình trường học dành cho giới võ sĩ, ở Nhật Bản đương thời còn có một mô hình trường học khác dành cho giới bình dân (Terakoya) Đây còn được biết đến là mô hình "trường chùa", tức là việc giảng dạy sẽ do các nhà sư tiến hành trong các chùa Mô hình này tuy không nhận được sự hỗ trợ của chính quyền, nhưng lại không gặp khó khăn trong quá trình hoạt động Những ngôi chùa này trở thành nơi để đại đa số bình dân trong xã hội có cơ hội được thăng tiến, bước chân vào đẳng cấp võ sĩ nhờ tri thức của mình Dĩ nhiên, những kiến thức mà các trường này truyền dạy cũng sẽ có sự hạn chế, họ tập trung chủ yếu vào ba môn chính là đọc, viết và tính toán Ngoài ra ở một số nơi còn dạy thêm về Nho học, đạo đức, pháp luật hay dạy nghề Có thể nói, mô hình này chính là tiền thân cho nền giáo dục quốc dân và công tác xã hội hoá giáo dục hiện đại của Nhật Bản.

Từ nửa sau thế kỷ XVII, trước làn sóng Rangaku, chính quyền Mạc phủ nhìn thấy những lợi ích của nền khoa học Tây phương nên họ đã cho thành lập nhiều trường dạy các ngành khoa học chẳng hạn như: Trường Đông y (Igakukan) năm 1795, Trường văn học Nhật Bản (Wagaku kodasho) năm

1793, Trường khoa học quân sự phương Tây năm 1856,… về sau, một trong số các ngôi trường này trở thành những trường cao đẳng, đại học đầu tiên của Nhật Bản dưới thời Minh Trị Bên cạnh đó, sau khi thi hành chính sách mở cửa, Mạc phủ còn cho xây dựng một số trường theo mô hình giáo dục phương Tây bằng cách thuê các chuyên gia nước ngoài Một biện pháp nữa cũng được Mạc phủ và các daimyo thi hành chính là cử học giả Nhật Bản đi du học (thay vì việc du học tự phát như trước) Tính từ lúc Nhật Bản thi hành chính sách mở cửa vào năm 1864 đến thời kỳ của Thiên hoàng Minh Trị vào năm 1868, đã có gần một trăm lượt du học sinh Nhật Bản được cử đi các nước Hà Lan, Anh, Mỹ Đây không phải là một con số quá lớn, nhưng đó là dấu hiệu tích cực cho thấy sự sáng suốt trong chính sách giáo dục của Mạc phủ và các lãnh địa, khi họ dần cởi mở hơn với thế giới bên ngoài, sẵn sàng tiếp thu cái mới trên tinh thần học hỏi để phát triển quốc gia.

1.4 Cải cách giáo dục - nhiệm vụ lịch sử trong thời kỳ mở cửa trở lại của Nhật Bản

Giữa thế kỷ XIX, nền chính trị của các nước phươmg Đông gặp nhiều xáo động trước sự bành trướng của các quốc gia tư bản phương Tây Do nhu cầu về vốn, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ, các nước tư bản tìm cách ép các nước phong kiến phương Đông mở cửa và chấp nhận sự can thiệp của họ, Nhật Bản cũng không ngoại lệ

Tháng 4/1852, Mĩ đến Nhật Bản và gửi một lá thư đến Mạc phủ Tokugawa yêu cầu mở cửa Nhật Bản, tuy nhiên Mạc phủ không hồi âm bức thư này Năm 1854, Mĩ trở lại, lần này họ trực tiếp dùng vũ lực đe doạ Nhật Bản, buộc chính quyền Tokugawa phải mở cửa và ký kết vào hiệp ước Kanagawa (31/3/1854) Sau hiệp ước này, Nhật Bản cũng phải ký kết hiệp ước mở cửa với các nước khác như Anh, Nga, Hà Lan,… Như vậy, Nhật Bản chính thức bước vào thời kỳ mở cửa trở lại một cách gượng ép sau thời gian thực hiện "Sắc lệnh Sakoku", buộc phải trở thành thị trường tiêu thụ của các nước tư bản phương Tây và có nguy cơ đánh mất đi chủ quyền dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của mình.

Tháng 2/1868, trước các cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân, chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản chính thức sụp đổ với sự đầu hàng của gia tộc Tokugawa, chính phủ mới của Thiên hoàng được thành lập, quyền cai trị tối cao của đất nước được đặt vào tay Mutsuhito - Thiên hoàng Minh Trị Ngày 6/4/1868, Minh Trị đề ra cương lĩnh hành động, tuyên bố hướng đất nước phát triển theo lối công nghiệp hoá - hiện đại hoá về kinh tế, Nhật Bản chính thức bước sang một thời đại mới, từ hình thái phong kiến đi lên hình thái tư bản chủ nghĩa.

Trong thời đại mới với con đường mới, chính quyền Minh Trị rất cần sự giúp sức của các lực lượng tri thức mới mang tính tiến bộ, phù hợp với thực tiễn xã hội và con đường phát triển của Nhật Bản đương thời Vậy nên, chính phủ đã rất chú tâm vào việc cải cách giáo dục Mục tiêu của họ là nâng cao dân trí, đưa những thành tựu tiến bộ của văn minh nhân loại vào trong dạy học, đào tạo ra một lực lượng tri thức mới tiến bộ hơn để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước Chính quyền Minh Trị rất cần bộ phận này nếu họ muốn tiến hành cuộc cải cách về lâu về dài vì họ chính là lực lượng trực tiếp tham gia vào công cuộc cải cách, quyết định công cuộc cải cách có thành công hay không.

Như vậy, giữa thế kỷ XIX, một nhiệm vụ lịch sử đã được đặt ra cho chính quyền Minh Trị đó chính là cần phải cải cách giáo dục Muốn đưaNhật Bản phát triển và thoát khỏi nguy cơ xâm lược của các nước phươngTây, chính quyền Minh Trị phải đưa Nhật Bản đi theo một con đường mới trên cơ sở tiếp thu các thành tựu văn minh phương Tây, các chính sách cải cách của chính quyền cần phải được thực hiện bởi một lớp người mới có đủ tài năng để đưa đất nước đi lên trong thời đại mới.

NHỮNG CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH GIÁO DỤC

Một số vấn đề về cải cách và cải cách giáo dục

Cải cách là một "chương trình kinh tế - xã hội do chủ thể trong xã hội hay chính quyền chủ trương tiến hành nhằm mục tiêu thực hiện bước nhảy vọt chất lượng trong sự phát triển kinh tế - xã hội nhưng không làm thay đổi bản chất chính quyền nhà nước" [9, Tr.86] Mục tiêu của cải cách là hướng đến sự đổi mới, tiến bộ trong các lĩnh vực đời sống, xã hội.

Sứ mệnh của giáo dục là giúp mỗi người có khả năng tiếp cận với kho tàng tri thức nhân loại một cách bình đẳng, xóa bỏ rào cản về địa lý, xã hội và kinh tế, mang lại cơ hội phát triển cho mọi người, không phân biệt nguồn gốc hay hoàn cảnh Trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá, giáo dục giúp tạo dựng một thế hệ mới có ý thức về trách nhiệm xã hội, có khả năng làm chủ công nghệ cũng như học hỏi, tiếp thu các thành tựu văn minh nhân loại Ngoài ra, giáo dục còn có sứ mệnh bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Qua giáo dục, các thế hệ trẻ được giới thiệu và hiểu sâu sắc về lịch sử, truyền thống và giá trị văn hóa của dân tộc mình, từ đó có ý thức giữ gìn và phát triển những giá trị đó trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Giáo dục còn là nguồn khơi dậy và nuôi dưỡng niềm đam mê học hỏi suốt đời trong mỗi con người Một nền giáo dục tốt sẽ tạo ra những công dân không ngừng tìm tòi, học hỏi và phát triển bản thân, đồng thời đóng góp tích cực vào sự phát triển của cộng đồng và xã hội Trong bất kỳ hoàn cảnh, thời đại nào, giáo dục cũng có vai trò vô cùng quan trọng Nó không chỉ là nền tảng cho sự phát triển cá nhân mà còn là điều kiện tiên quyết cho sự tiến bộ và thịnh vượng của mỗi quốc gia Giáo dục là hành trình không ngừng nghỉ, và mỗi bước đi trên hành trình đó đều góp phần xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.

Với tầm vóc như vậy, việc cải cách giáo dục là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia Công tác cải cách giáo dục là một công tác dài hạn, cần phải tiến hành trong một thời gian dài với sự theo dõi sát sao của các cơ quan chức năng có thẩm quyền Hơn hết, việc cải cách giáo dục cần phải được tiến hành một cách liên tục, tuỳ theo từng thời điểm, bối cảnh, điều kiện của mỗi quốc gia, sao cho giáo dục trong nước phải luôn theo kịp với sự phát triển của thời đại.

Những tư tưởng về giáo dục dưới thời Minh Trị

2.2.1 Lí niệm giáo dục của chính quyền Minh Trị

Lí niệm giáo dục là khái niệm "quy định đối tượng của nhận thức giống như có thượng đế hay không và lí niệm yêu cầu nhận thức thống nhất một cách toàn vẹn Hơn nữa, dựa vào những lí niệm này mà chúng ta vượt ra khỏi thế giới nhận thức, được dẫn dắt đến thế giới hành vi Nhìn chung, trong thế giới giáo dục, từ lí niệm không được sử dụng một cách quá nghiêm ngặt như giải thích trên, nhưng nếu suy nghĩ dựa trên những diễn giải trên thì lí niệm giáo dục (教育理念) khác với mục đích giáo dục (教育

目的) (nhắm đến sự “đạt thành” trên thực tế), ngược lại nó chỉ đạo mục đích giáo dục" [17, Tr.14] Nói rõ hơn thì, lí niệm giáo dục là một tư tưởng hướng đến một (hay nhiều) mục đích giáo dục nhất định Nó là cốt lõi trong việc chỉ dẫn đến hành động nên mang tính hiện thực cao.

Lí niệm giáo dục dưới thời Minh Trị đã trải qua năm lần thay đổi, dẫn đến sự thay đổi về nội dung và phương pháp giáo dục.

Năm 1872, chính quyền Minh Trị ban hành Gakusei (Học chế), trong đó nhấn mạnh năng lực cá nhân trong giáo dục: "Tinh thần tự lực là gốc rễ của mọi sự trưởng thành thực sự trong mỗi cá nhân và được biểu hiện trong cuộc sống của nhiều người, nó tạo thành nguồn sức mạnh thực sự của quốc gia… Tinh thần tự lực, thể hiện trong hành động đầy nghị lực của các cá nhân, luôn là một đặc điểm nổi bật trong tính cách người Anh và cung cấp thước đo thực sự cho sức mạnh của chúng ta với tư cách là một quốc gia"

[23] Đồng thời, Gakusei khẳng định rằng: "tất cả học sinh nên đi học không phân biệt thành phần xã hội để không gia đình nào có thành viên thất học"

[23] Như vậy, cốt lõi của lí niệm giáo dục này chính là sự đề cao tinh thần cá nhân và hướng đến sự bình đẳng trong giáo dục Mỗi người trong xã hội đều cần phải kiếm sống nên đều phải học tập, sự nỗ lực học tập của mỗi cá nhân là một nguồn sức mạnh nội tại của quốc gia, nếu như mỗi cá nhân ai cũng là một cá thể độc lập xuất chúng và tài năng thì sức mạnh nội tại của quốc gia sẽ vô cùng lớn

Cuối những năm 70 của thế kỷ XIX, phong trào tự do dân quyền phát triển mạnh ở Nhật Bản Chính quyền lo sợ phong trào này sẽ gây ra những biến động trong xã hội nên đã chuyển đổi lí niệm giáo dục thông qua việc ban hành Pháp lệnh giáo dục cải chính vào ngày 28/12/1880 Từ việc chú trọng xây dựng tinh thần cá nhân, giáo dục thời kỳ này trở về với những nội dung cốt lõi trong giáo dục Nho giáo, gắn liền với tư tưởng tôn vương, phụng sự Thiên hoàng, phụng sự tổ quốc: "Các nội dung như thể chế phong kiến, sự thiêng liêng của Thiên hoàng Jimmu (hậu duệ trực tiếp Nữ thần mặt trời Amaterasu), sự cần cù của Thiên hoàng Nintoku (vị vua thứ hai triều đại Ojin nhà nước Yamato), sự thịnh suy của gia tộc Taira và Minamoto, sự tồn tại của Nam Bắc triều, sự lẫy lừng trong chính trị của Tokugawa, Vương chính phục cổ được đưa vào chương trình giảng dạy.

Vì thế giáo dục thời kì này được cho là giáo dục nhuốm màu sắc Nho giáo, mang tính phục cổ" [17, Tr.18].

Năm 1885, Mori Arinori ngồi lên vị trí Bộ trưởng giáo dục, nền giáo dục Nhật Bản lần nữa chuyển đổi lí niệm giáo dục Đối với Mori Arinori, "cải cách giáo dục phải được tiến hành trên cơ sở "đặc biệt chú ý đến trị an trong tương lai của quốc gia" (thư gửi Ito Hirobumi tháng 9 năm Minh Trị thứ 15) và để làm được điều đó thì mục đích xây dựng quốc gia hùng cường phải được nhất quán trong giáo dục Thêm nữa giáo dục cần phải được tổ chức trên cơ sở lưu ý đến các vấn đề như "Giáo dục có mối quan hệ như thế nào với sinh kế, giáo dục tách biệt như thế nào với khoa học, giáo dục các môn khoa học nào và với mức độ như thế nào đối với mỗi cá nhân của quốc gia, quốc gia sẽ hỗ trợ ở mức độ nào đối với việc giáo dục khoa học dành cho mỗi cá nhân"" [29] Như vậy, tư tưởng của Mori Arinori là tuyệt đối hoá vai trò của quốc gia, nhà nước và Thiên hoàng, mục tiêu của giáo dục là đào tạo ra những thần dân Nhật Bản tôn sùng quốc gia, tôn sùng Thiên hoàng, phục vụ cho công việc kiến thiết quốc gia.

Ngày 30/10/1890, Sắc ngữ giáo dục được ban bố với ba nội dung chính:

"(1) nguồn gốc của đạo đức, (2) các tiêu chí đạo đức và (3) vị trí của sắc chỉ giáo dục Về nguồn gốc của đạo đức, Sắc ngữ nêu rõ những ưu điểm trong đặc tính quốc gia Nhật Bản là các triều đại Thiên Hoàng, tổ tiên đã luôn coi trọng đạo đức, và khi thực hiện giáo dục quốc dân phải dựa trên những ưu điểm này (không phải là của Trung Quốc hay phương Tây) Sắc ngữ giáo dục nhấn mạnh có giá trị xuyên thời gian, không gian, vì thế thần dân (ngay cả Thiên Hoàng) cũng phải có trách nhiệm gìn giữ" [17, Tr.19] Sắc ngữ giáo dục đã đánh dấu sự chuyển đổi lí niệm giáo dục của chính quyền Minh Trị Các giá trị đạo đức bản địa được nhấn mạnh, tính ưu việt của dân tộc Nhật Bản được khẳng định, lòng trung thành với đất nước và Thiên hoàng được đề cao và giáo dục phải xoay quanh việc đào tạo những con người Nhật Bản mang đậm nét đẹp đạo đức cổ truyền.

Ngày 13/10/1908, sau cuộc chiến tranh Nga - Nhật, Mậu thân chiếu chỉ được ban hành, đánh dấu sự chuyển biến cuối cùng trong lí niệm giáo dục của chính quyền Minh Trị Chiếu chỉ khẳng định: "trên dưới hiệp nhất, lao động cần mẫn, xây dựng sinh kế vững vàng, tôn trọng chữ tín, xây dựng văn hóa đậm tình người chân phương, xem trọng thực chất, bỏ đi vẻ hào nhoáng bên ngoài; tránh lười biếng; nỗ lực hết sức không ngưng nghỉ" [17, Tr.20] Như vậy, giáo dục Nhật Bản chuyển hướng sang đào tạo những con người Nhật Bản siêng năng, chăm chỉ, cần mẫn, hiếu học trong thời đại mới

- thời đại Nhật Bản gia nhập vào hàng ngũ các nước đế quốc, đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá

2.2.2 Những tư tưởng về giáo dục của Fukuzawa Yukichi

Fukuzawa Yukichi dành toàn bộ cuộc đời mình cho giáo dục Cuộc đời ông với ba lần đi nước ngoài đã giúp ông có được nhãn quan so sánh, thẩm định những giá trị cho đất nước Ông bắt đầu học hỏi về văn học Trung Hoa ở tuổi 15, một độ tuổi khá muộn so với những người cùng thời Cuộc đời ông có ba lần Tây du: Hai lần đi Mỹ, một lần đi châu Âu, Fukuzawa

Yukichi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác Năm 1868, Fukuzawa Yukichi đã thành lập trường Keio Gijiuku (Khánh Ứng Nghĩa thục) - tiền thân của trường Đại học Keio ngày nay tại Tokyo Năm 1873, cùng với một số trí thức Tây học, lập ra hội Meirokusha (Minh lục xã), tổ chức dịch và giới thiệu nhiều tác phẩm phương Tây ra tiếng Nhật.

Trước tiên, Fukuzawa Yukichi nhấn mạnh tính bình đẳng trong xã hội và giáo dục: "Trời không tạo ra người đứng trên người và cũng không tạo ra người đứng dưới người" [20, Tr.22] Có nghĩa là, tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, không có sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo, kẻ mạnh hay kẻ yếu, nhân dân hay chính phủ, mọi người đều không ai hơn ai Bình đẳng về phương diện tất cả các điều kiện cho sự phát triển, hoàn thiện cá nhân đều như nhau Vậy nên, giáo dục là dành cho tất cả mọi người trong xã hội, là bình đẳng, ai cũng có quyền được học, được tiếp cận với giáo dục, được phát triển bản thân, được đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Thứ hai, Ông ra sức phê phán nền giáo dục Nho học theo nền học thuật Trung Quốc là lỗi thời, lạc hậu và là nền giáo dục phù phiếm, chỉ chú trọng việc tạo ra những giá trị hư ảo, thiếu thực tế Theo ông, giáo dục phải được xây dựng trên cơ sở của chủ nghĩa thực dụng, quan tâm hơn nữa đến những lợi ích thiết thực cũng như những mục tiêu lâu dài Điều cần thiết trong học vấn, theo ông, là tính thực tế và lấy thực tế đó áp dụng cho cuộc sống hiện thực một cách hợp lý đưa tới kết quả to lớn cho từng người dân và đất nước nói chung Vậy nên, ông chủ trương "phải thuộc lòng bảng 47 chữ cái Kana.

Học cách soạn thảo thư từ, ghi chép trương mục kế toán Sử dụng thành thạo bàn tính Nhớ cách cân, đong, đo, đếm Tiếp đến là phải học các môn như Địa lý để biết được phong thổ Nhật Bản và các nước trên địa cầu Vật lý là môn học giúp ta phân biệt được tính chất của mọi vật thể trong thiên nhiên, qua đó tìm ra tác dụng của nó Học Sử vì dây là môn học giúp ta hiểu biết cặn kẽ mọi sự kiện ghi trên niên biểu lịch sử, qua đó chúng ta có thể nghiên cứu quá khứ, hiện tại của mọi quốc gia Học Kinh tế là môn giải đáp cho chúng ta mọi vấn đề liên quan đến việc chi tiêu trong mỗi gia đình cũng như nền tài chính của cả quốc gia Học môn Đạo đức, môn này giúp ta hiểu về hành vi, hành động của bản thân, hiểu cách cư xử, cách giao tiếp, cách sinh hoạt giữa người với người" [20, Tr.24] Có thể thấy, các môn học mà Fukuzawa Yukichi khuyến nghị đều là các môn có tính thực tế và ứng dụmg cao, qua đó cho ta thấy ông muốn nhấn mạnh đến tính hiệu quả của nền giáo dục, nhằm đáp ứng được các yêu cầu của mọi tầng lớp khác nhau trong xã hội.

Thứ ba, Fukuzawa Yukichi phê phán con người dưới thời Mạc Phủ là ngu xuẩn, nhu nhược, thiếu tính độc lập, những "tập quán" và "luật lệ" được đặt ra bởi Mạc phủ Tokugawa là "thứ đã cướp đoạt mọi quyền tự do của chúng ta…được đặt ra để gieo rắc nỗi sợ hãi trong chúng ta trước uy quyền nhằm che đậy bản chất lộng hành, không minh bạch" [20, Tr.30].

Nền giáo dục Nhật Bản trước năm 1885

Năm 1871, chính quyền Minh Trị đã cho thành lập Bộ giáo dục để phụ trách quản lý, quyết định các vấn đề liên quan đến nền giáo dục của đất nước Ngày 05/9/1872, Gakusei được ban hành, đánh dấu quá trình chuyển đổi của nền giáo dục truyền thống thời kỳ Edo sang nền giáo dục tân học chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh phương Tây thời kỳ Minh Trị

Gakeisu nhấn mạnh mục đích của nền giáo dục mới là phát triển ở mỗi học sinh khả năng thăng tiến trong cuộc sống Để đạt được điều này, chương trình giảng dạy mới phải tránh những giáo lý phong kiến đã trở nên lỗi thời và thay thế bằng những khóa học mới giúp cá nhân có thể tiến bộ trong cuộc sống với kiến thức công nghệ theo lĩnh vực đã chọn, khuyến khích tất cả học sinh nên đi học để không gia đình nào có thành viên thất học.

Như vậy có thể thấy, Gakusei đã nhấn mạnh đến hệ thống các tư tưởng mà về sau trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong giáo dục Nhật Bản hiện đại.

Thứ nhất là chủ nghĩa cá nhân, tức là giáo dục phát triển cá nhân suốt đời Gakusei đề cao tinh thần cá nhân và hướng đến sự bình đẳng trong giáo dục Mỗi người trong xã hội đều cần phải kiếm sống nên đều phải học tập, sự nỗ lực học tập của mỗi cá nhân là một nguồn sức mạnh nội tại của quốc gia, nếu như mỗi cá nhân ai cũng là một cá thể độc lập xuất chúng và tài năng thì sức mạnh nội tại của quốc gia sẽ vô cùng lớn

Thứ hai, theo Gakusei, thành công trong cuộc sống đòi hỏi mỗi cá nhân cần được trang bị các kỹ năng để tồn tại trong xã hội công nghiệp mới… Các trường học mới phải cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng mới để đáp ứng yêu cầu mang tính thời đại và sát với thực tiến xã hội đó Do vậy, thư pháp và các tác phẩm kinh điển của Trung Quốc cần phải bị bãi bỏ, thay vào đó là các môn khoa học mang tính thực tiễn và có ứng dụng cao trong đời sống như toán học, khoa học và ngoại ngữ, các môn học này đều đóng vai trò trọng tâm trong chương trình giảng dạy mới.

Thứ ba, tư tưởng bình đẳng giữa các cá nhân trong xã hội được đề cao. Gakusei nhấn mạnh, tất cả trẻ em không phân biệt tầng lớp xã hội và giới tính sẽ cùng học tại một trường tiểu học công lập chung Mọi người đều có nhu cầu học tập như nhau, đều cần phải làm việc như nhau nên không ai được ưu tiên hơn ai trên con đường học vấn Trên thực tế, trường học trở thành một công cụ tái thiết xã hội nhằm xóa bỏ sự chênh lệch về kinh tế và chính trị cũng như sự phân biệt đẳng cấp (vốn là đặc điểm của cấu trúc giai cấp xã hội cứng nhắc thời kỳ Tokugawa (1603-1868)).

Cuối cùng, hệ thống trường học quốc gia đầu tiên ở Nhật Bản đã đưa ra hai nguyên tắc giáo dục mà trong đó mỗi nguyên tắc đều mang tính cách mạng Đầu tiên đó là nguyên tắc giáo dục đại chúng và xóa mù chữ đại chúng - một mục tiêu mà không quốc gia nào trên thế giới đạt được vào những năm 1870 Do đó, từ năm học đầu tiên 1873, chính quyền Minh trị tập trung thực hiện giáo dục tiểu học cho tất cả mọi người không phân biệt tầng lớp xã hội hay giới tính Thứ hai là nguyên tắc xây dựng một nền giáo dục tập trung, thống nhất và việc quản lý các vấn đề giáo dục trên toàn quốc thuộc về Bộ Giáo dục.

Căn cứ vào Gekusei, chính giáo dục địa phương được chia thành Đại học khu (toàn quốc chia làm 8 khu vực), Trung học khu (trong mỗi Đại học khu lại phân ra 32 khu trung học), Tiểu học khu (trong mỗi Trung học khu lại phân ra 210 khu tiểu học) Như vậy, tổng cổng trên toàn cõi nước Nhật sẽ có 256 trường trung học và 53.760 trường tiểu học Bộ Giáo dục vối tư cách là cơ quan hành chính giáo dục tách biệt khỏi cơ quan hành chính nói chung có Đốc học Bản cục, ở Đại học khu có Đốc học cục, ở Trung học khu có cơ quan điều tra giám sát học khu.

Trường học được chia thành trường tiểu học, trường trung học, trường sư phạm, trường đại học, trường chuyên môn Chính phủ coi việc tăng cường giáo dục sư phạm và giáo dục tiểu học là vấn đề chính sách tôi ưu tiên vì thế đã liên tục đưa ra nhiều chỉ thị đối với phủ, tỉnh Tuy nhiên, trước năm

1885, trọng tâm của nền giáo dục Nhật Bản là xây dựng các trường tiểu học và trường sư phạm.

2.3.2 Những nền mống đầu tiên của nền giáo dục tiểu học

Các trường tiểu học được chia thành Tiểu học bậc thấp (6, 7 tuôi) và Tiểu học bậc cao (10 - 13 tuồi) Bên cạnh đó còn có tiểu học dành cho học sinh nữ, Tiểu học ở thôn làng, tiểu học dành cho học sinh nghèo Ở Tiểu học bậc thấp có tất cả 14 môn học là Chính tả, Thư pháp, Từ ngữ, Hội thoại, Đọc sách, Tu thân, Giáo khoa, Văn pháp, Tính toán, Phương pháp dưỡng sinh, Địa lý, Vật lý, Thể dục, Ca hát và đây trở thành nền tảng của văn hóa quốc dân.

Từ năm 1873 đến năm 1875, các trường tiểu học bắt đầu được xây dựng.

"Buổi đầu phần lớn người ta sử dụng các lớp học vốn có trong chùa hay chuyển mục đích sử dụng của các tự viện Và tiếp theo những nơi này được xây dựng lại để trở thành trường học thực sự Khi nhìn vào bản danh sách ghi tên những người đã đóng góp tiền cho việc kiến thiết trường tiếu học ỏ các địa phương sô tiền đóng góp rất đa dạng và có những khoản tiền đóng góp khổng lồ Lòng mong mỏi về sự nghiệp khai hóa văn minh của dân chúng thời đó quả thật đáng kinh ngạc" [10, Tr 34 - 35] Về sau, các trường tiểu học riêng biệt mới dần được khánh thành nhờ có sự đóng góp tiền bạc hoặc sức lực của các thôn làng và nhân dân.

Trong những ngày đầu của cấp bậc giáo dục tiểu học, sách giáo khoa chủ yếu là sách phiên dịch từ sách của nước Mĩ Chẳng hạn như đoạn văn bản sau trong sách tập đọc tiểu học (xuất bản năm 1873): "Hãy nhìn chú mèo kìa! Chú đang ở trên giường Hãy đùa chú mèo xinh chơi, hãy nhảy lên giường Bạn hãy đuổi bắt lấy chú mèo nào Khi đặt lên bàn tay, chắc chắn chú mèo sẽ cắn lấy tav tôỉ" [10, Tr.36] Đây là đoạn văn lấy từ tập vần

Wilson Reader được sử dụng trong các trường tiểu học ở miền Đông nước

Mĩ Có thể thấy, do là ngôn ngữ phiên dịch nên từ ngữ trong văn bản có phần xa lạ với đời sống thường nhật của người dân Nhật Bản và trở nên khó nhằn với các em học sinh tiểu học đương thời.

Một vấn đề nữa của nền giáo dục tiểu học đương thời là học phí quá cao và đắt đỏ, tiền học phí mỗi tháng là 50 xu, chưa tính các chi phí phát sinh khác Trong khi đó, việc cho trẻ em đi học lại làm mất đi một nguồn lao động trong gia đình, làm thu hẹp nguồn thu và giảm chất lượng cuộc sống của cả gia đình Vậy nên, không phải trẻ em nào cũng được đến trường. Theo Osaki Mugen, "tỉ lệ trẻ em vào học tiểu học từ năm 1870 đến giữa những năm 80 tăng từ 30% lên 50% đương thời có đến 60% số trẻ em đang đến trường thường xuyên nghỉ học là thực tế rất đáng quan tâm. Thêm nữa, tỉ lệ đi học của trẻ em nữ là cực thấp, cho đến năm 1887 cũng chỉ đạt con số 45%" [10, Tr.52] Như vậy, nền giáo dục tiểu học trong buổi sơ khai của thời kỳ duy tân Minh Trị vẫn còn nhiều hạn chế, song đây là nền mống vững chắc cho việc củng cố nền giáo dục tiểu học về sau.

2.3.3 Vai trò của người giáo viên và sự ra đời của các trường đào tạo sư phạm

Tháng 7/1872, trường sư phạm đầu tiên được thành lập ở Tokyo, quá trình đào tạo giáo viên bắt đầu từ đây Trước đó, việc dạy học chủ yếu do các nhà sư tiến hành, nhưng dẫu sao thì họ cũng không phải là những người làm công tác giáo dục một cách chính quy, năng lực dạy học cũng sẽ có giới hạn Vậy nên, khi các trường tiểu học lần lượt ra đời, nhu cầu phổ cập giáo dục tăng cao thì công tác đào tạo giáo viên phục vụ cho các cơ sở giáo dục trong thời đại mới cũng được đẩy mạnh tại các địa phương và trên phạm vi toàn quốc Việc đảm bảo có được đủ số giáo viên (trên 20 tuổi, tốt nghiệp trường sư phạm và lấy được giấy phép hành nghề) là công việc hết sức khó khăn cho nên chỉ trong 1 - 2 năm sau, ở từng Đại học khu, các trường sư phạm gấp rút được khánh thành đảm nhận đào tạo giáo viên chính quy, giải quyết tình trạng thiếu giáo viên ở các trường tiểu học.

Nền giáo dục Nhật Bản từ năm 1885

2.4.1 Sự thiết lập nền giáo dục quốc gia của Mori Arinori

Năm 1885, Mori Arinori (1847 - 1889) là một viên chức ngoại giao từng đảm nhận chức vụ công sứ tại Anh, được bổ nhiệm vào chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục trong Nội các lần thứ nhất của Thủ tướng Ito Hirobumi Ông sinh ra ở Satsuma, trước thời Duy tân Minh Trị, giữ vai trò là một viên chức ngoại giao qua các chức vụ như Trưng sĩ ngoại quốc quan quyền phán sự,

Công nghị sở nghị trương, Học hiệu phán sự Từ cuối thời Mạc phủ, Mori đã được chính quyền lãnh địa cử đi du học ở Anh, Mĩ Từ nhỏ, ông đã thể hiện môi quan tâm sâu sắc đến văn hóa, giáo dục Ngay sau khi trở vê từ Mĩ vào tháng 8/1873, Mori đã cùng với Fukuzawa Yukichi, Nishi Amane thành lập tổ chức khai sáng Meirokusha (Minh Lục Xã) Thêm nữa vào tháng 9/1875, ông còn được biết đến với tư cách là người sáng lập trường học về luật thương mại ở Tokyo Trong thời gian này, ông đã có cuộc gặp với Ito Hirobumi khi đó đang tiến hành công việc điều tra vê Hiến pháp Hai người đã trao đổi ý kiến về việc chuyển sang thể chế Lập hiên và cách thức tồn tại của nền giáo dục trong thể chê đó Đây cũng là cơ duyên đưa ông trỏ thành

Bộ trưởng Giáo dục đầu tiên Ổng đã vận dụng kết quả các cuộc điều tra trước đó để tiến hành cải cách giáo dục một cách cơ bản Cuộc cài cách giáo dục đó được gọi dưới cái tên “Giáo dục chủ nghĩa quốc gia Mori". Đối với Mori Arinori, "cải cách giáo dục phải được tiến hành trên cơ sở

"đặc biệt chú ý đến trị an trong tương lai của quốc gia" (thư gửi Ito Hirobumi tháng 9 năm Minh Trị thứ 15) và để làm được điều đó thì mục đích xây dựng quốc gia hùng cường phải được nhất quán trong giáo dục Thêm nữa giáo dục cần phải được tổ chức trên cơ sở lưu ý đến các vấn đề như "Giáo dục có mối quan hệ như thế nào với sinh kế, giáo dục tách biệt như thế nào với khoa học, giáo dục các môn khoa học nào và với mức độ như thế nào đối với mỗi cá nhân của quốc gia, quốc gia sẽ hỗ trợ ở mức độ nào đối với việc giáo dục khoa học dành cho mỗi cá nhân"" [29] Như vậy, tư tưởng củaMori Arinori là tuyệt đối hoá vai trò của quốc gia, nhà nước và Thiên hoàng, mục tiêu của giáo dục là đào tạo những thần dân Nhật Bản tôn sùng quốc gia, tôn sùng Thiên hoàng, phục vụ cho công việc kiến thiết và phát triển quốc gia.

Trong suốt sự nghiệp làm Bộ trưởng Giáo dục của mình (1885 - 1889), Mori đã ban hành "Sắc lệnh về Đại học Đế quốc" (tháng 3/1886), ba sắc lệnh vào tháng 4/1886 bao gồm "Sắc lệnh về trường sư phạm", "Sắc lệnh về trường trung học", "Sắc lệnh về trường tiểu học" Tất cả các sắc lệnh này về sau được gộp chung lại, gọi là "Các sắc lệnh trường học", là cơ sở cho chế độ trường học trong nền giáo dục Nhật Bản cho đến sau Đệ nhị thế chiến (1939 - 1945).

2.4.2 Sắc lệnh về trường tiểu học

Theo sắc lệnh này, các trường tiểu học được chia thành trường tiểu học thông thường (đào tạo 4 năm) và trường tiểu học bậc cao (đào tạo 4 năm). Tháng 10/1890, Sắc lệnh này được Bộ giáo dục sửa đổi, bổ sung, trường tiểu học thông thường có thể có chương trình đào tạo trong 3 hoặc 4 năm, trường tiểu học bậc cao vẫn là 4 năm Đến năm 1900, Bộ Giáo dục thống nhất lại toàn bộ chương trình giáo dục tiểu học bắt buộc được tiến hành trong 4 năm và khuyến khích học thêm 2 năm giáo dục bậc cao Cho đến tháng 4/1907, chế độ giáo dục tiểu học bắt buộc 6 năm chính thức được thi hành Nền giáo dục tiểu học Nhật Bản cũng đã đi vào quy củ từ đây, trọng tâm bắt đầu chuyển sang giáo dục trung học và cao đẳng - đại học. Đầu tiên, "Sắc lệnh trường tiểu học" giải quyết vấn đề quan trọng nhất mà nền giáo dục tiểu học đương thời mắc phải - vấn đề học phí và phí duy trì trường học Theo sắc lệnh, "kinh phí của trường tiểu học lấy từ tiền học phí, trong trường hợp kinh phí không đủ thì tiếp nhận sự trợ giúp từ thôn làng, quận, phố Chủ thuyết người nhận lợi ích cũng sẽ phải là người làm nghĩa vụ đương thời được cho là "chú thuyết kinh tế" của Mori Lý luận này cho rằng cha mẹ có nghĩa vụ đảm bảo cho trẻ em được giáo dục nhưng đồng thời đây cũng là nghĩa vụ đôi vối quốc gia, do đó đương nhiên họ phải đảm nhận gánh vác học phí" [10, Tr.66] Định mức học phí sẽ tuỳ thuộc vào điều kiện của các hộ gia đình ở từng địa phương và do người đứng đầu các phủ, tỉnh định ra Tuy nhiên, cách giải quyết này cũng chưa làm số lượng tỷ lệ trẻ em ở Nhật tham gia giáo dục tiểu học gia tăng nên nguyên tắc này đã bị đình chỉ vào năm 1900 Thay vào đó, các trường học công lập bây giờ được duy trì bằng nguồn kinh phí công Đương thời nếu nói về ngân sách của thôn, làng khu phốthì thực chất trong đó trên dưới 40% là kinh phí dành cho giáo dục (khoảng 25% dành cho hành chính, 20% dành cho xây dựng cơ bản) Nhìn từ phương diện này có thể thấy, "trường học đã sự hiện diện với tư cách là cơ quan công và cơ quan hành chính địa phương Cũng có thể nói ở đây đã hình thành thể chế với các hoạt động là hoạt động thường ngày của cơ quan quản lý hành chính và trường học cùng các công việc xây dựng kiến thiết cơ bản" [10, Tr.98]

Về nội dung của chương trình giáo dục tiểu học, tháng 5/1886, Bộ Giáo học ban hành chính sách "Môn học trong trường tiểu học và mức bộ".Trong đó, quy định hai mô hình trường tiểu học đều phải có các môn học bắt buộc là Tu thân, Đọc sách, Viết văn, Viết chữ, Tính toán, Thể dục (có thể bổ sung thêm Cá hát và Vẽ tuỳ địa phương Ở các trường tiểu học bậc cao thì có thêm môn Tính toán, Địa lý, Lịch sử, Khoa học và May vá (dành cho nữ sinh) Một số trường có thể tiến hành dạy học môn Tiếng Anh, Nông nghiệp, Thủ công nghiệp, Thương nghiệp tùy vào điều kiện tài chính và nguồn nhân lực Trong các môn học trên, môn Tu thân có vai trò quan trọng hơn cả, Theo Osaki Mugen: "Môn Tu thân giờ đây cũng trỏ thành nơi "Dẫn ra những lời nói hành động tốt đẹp của nhân sĩ trong ngoài từ cố chí kim, đàm thoại về mọi thứ sao cho đơn giản, dễ hiêu và thích hợp với trẻ em, dạy cho trẻ em những phép tắc của cuộc sống ngày thường lấy lời nói, hành động của giáo viên làm mô phạm để trẻ em học tập" Kết quả là theo đó Tu thân không chỉ dựa vào Nho giáo và nội dung được dạy không phải chỉ có lịch sử Nhật Bản mà còn có cả lịch sử nước ngoài và nó đã tạo ra sự cải cách lớn trong nội dung giáo dục" [10, Tr.68] Theo sự sửa đổi, bổ sung

"Sắc lệnh trường tiểu học" vào năm 1900, các môn Ca hát, Thủ công và Vẽ được xếp vào hàng các môn tự chọn, các môn Đọc sách, Làm văn, Viết chữ được gộp thành môn Quốc ngữ, số lượng chữ kanji trong sách giáo khoa và chương trình học bị cắt giảm đáng kể (chỉ còn 1200 chữ kanji được dạy trong chương trình), chuyển sang sử dụng lối viết và dạy chữ katakana.

Tình hình nền giáo dục tiểu học Nhật Bản đạt được những chuyển biến đáng kể: "Bước vào những năm 1890, tỉ lệ trẻ em nam đi học đã tăng từ 50% lên 60%, tỉ lệ này ở trẻ em nữ tăng từ 40 lên 50% Trong giai đoạn trước và sau cuộc chiến tranh Nhật - Thanh, tỉ lệ trẻ em nam đi học tăng vọt từ 70% lên 80%, tỉ lệ này ở trẻ em nữ tăng từ 60% lên 70%" [10, Tr 88 - 89] Đến năm 1900, những con số thống kê bắt đầu tăng vọt với tỉ lệ 81% trẻ em đi học (trẻ em nam 90% và trẻ em nữ 71%) Tính đến năm 1915, con số này đã gần chạm đến mức tuyệt đối với 98% trẻ em đi học (99% trẻ em nam và 97% trẻ em nữ).

2.4.3 Sắc lệnh về trường trung học

Trẻ em sau khi tôt nghiệp tiểu học thì tuần tự tiến lên học ở trung học. Trung học lại chia thành Trung học bậc thấp (14 -1 6 tuổi) và Trung học bậc cao (17 - 19 tuổi) Các trường nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp đểu thuộc loại trường trung học

Theo Mori Arinori, giáo dục trung học là nới tạo ra xương sống của quốc dân và nó phải là giáo dục trung gian để chuyên lên giáo dục đại học, nơi đào tạo nhân sĩ cho xã hội thượng lưu Ông quy định các cơ sở giáo dục này sẽ là nơi đào tạo ra những nhân tài, là những nhà thực nghiệp biết ứng dụng khoa học vào thực tế, làm cho nước giàu dân lợi hoặc những người có đủ tư cách để trở thành quan chức chính phủ và địa phương

Trường trung học được chia thành trường trung học thông thường (5 năm) và bậc cao (2 năm), mục đích của trường trung là tạo ra lòng mong muốn làm thực nghiệp hay lòng mong muốn học tiếp lên bậc đại học Ở mỗi phủ, tỉnh sẽ có một trường trung học thông thường Còn lại các trường trung học bậc cao sẽ là trường công do chính quyền Minh Trị lập ra và có 5 trường được lập ra ở Tokyo, Sendai, Kyoto,Kanazawa, Kumamoto Các trường trung học bậc cao được xem là nơi đào tạo nên những thành viên của xã hội thượng lưu, những người có khả năng quyết định tư tưởng của đa số trong xã hội, quan chức cao cấp, nhà quản lí, nhà học thuật chuyên môn. Chỉ thí sinh tốt nghiệp từ 5 trường trung học trên mới có cơ hội được dự thi vào Trường Đại học Đế quốc.

Tháng 6/1894, "Sắc lệnh về trường đại học, cao đẳng" được công bố, các trường trung học bậc cao sẽ tách ra độc lập với tư cách là trường đại học dự bị, giáo dục chuyên môn phục vụ việc học tiếp lên các trường chuyên môn hay trường đại học đế quốc Theo quy định, các trường trung học sẽ trở thành nơi "có mục đích thực hiện giáo dục phổ thông bậc cao bắt buộc đối với nam học sinh" (điều 1)" [10, tr.107.] Như vậy, giáo dục trung học từ việc đáp ứng hai nhu cầu hoặc phục vụ việc học lên cao hoặc hướng đến giáo dục nghề nghiệp đã được thống nhất thành giáo dục phổ thông trung học. Mỗi phủ, tỉnh phải xây dựng ít nhất một trường trung học, nếu Bộ trưởng Giáo dục thấy cần thiết phải xây dựng thêm trường trung học thì có quyền ra quyết định xuống các phủ, tỉnh thành lập thêm trường trung học Bộ Giáo dục còn khuyến khích xây dựng các trường học tư thục, các trường trung học do các tổ chức, thôn, làng khu phố xây dựng Từ đó, số trường trung học bắt đầu tăng lên, số học sinh đến lớp tăng lên nhanh chóng Tính đến năm 1910, đã có đến 311 trường trung học được khánh thành ở các nơi.

2.4.4 Sắc lệnh về trường Đại học Đế quốc và sự ra đời của nền giáo dục cao đẳng - đại học

Theo "Sắc lệnh về trường Đại học Đế quốc", "mục đích của Đại học Đế quốc là giảng dạy khoa học nghệ thuật đáp úng với yêu cầu của quốc gia và nghiên cứu sâu về nó" [10, Tr.71] Vậy là, Trường Đại học Đế quốc được ra đời trên nền mống cú Đại học viện, cơ cấu của trường gồm có 5 khoa là Pháp khoa, Y khoa, Công khoa, Văn khoa và Lý khoa Theo đó, trưởng Pháp khoa sẽ kiêm nhiệm vị trí hiệu trưởng của trường Đại học Đế quốc

Tháng 7/1887, quy chế thi tuyển quan chức ngành giáo dục được ban hành Theo đó, trường Đại học Đế quốc sẽ mở các kỳ thi tuyển sinh vào mỗi năm, tuy nhiên đối tượng dự thi chỉ có các thí sinh đến từ 5 ngôi trường trung học công lập ở Tokyo, Sendai, Kyoto,Kanazawa, Kumamoto Sau khi hoàn thành chương trình học của trường Đại học Đế quốc, các sinh viên sẽ được tham dự kỳ thi tuyển dụng quan chức quốc gia, riêng sinh viên tốt nghiệp Pháp khoa và Văn khoa sẽ được miễn thi mà trực tiếp được chọn làm ứng cử viên Như vậy, có thể thấy, trong khảong thời gian đầu, trường Đại học Đế quốc đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tuyển dụng quan chức nhà nước.

BÀI HỌC TỪ CUỘC CẢI CÁCH GIÁO DỤC THỜI

Bài học về vai trò và vị thế của giáo dục

Bước ra khỏi sự khủng hoảng về mọi mặt từ thời Tokugawa, chính quyền Minh Trị thừa hưởng một nguồn ngân sách không mấy dồi dào Tuy nhiên, họ sẵn sàng chi trả một khoảng tiền lớn cho việc mời các chuyên gia nước ngoài đến Nhật Bản để hỗ trợ trong việc giảng dạy tại các cơ sở giáo dục của nhà nước Điều này chứng tỏ, chính quyền Minh Trị vô cùng xem trọng công tác giáo dục và đặt những vấn đề về giáo dục lên tầm chiến lược trong quá trình phát triển Nhật Bản.

Bằng những nỗ lực của mình trong suốt nhiều năm, chính quyền MinhTrị đã ban hành nhiều sắc lệnh để cải cách giáo dục như: Gakusei (tháng9/1872), "Sắc lệnh về Đại học Đế quốc" (tháng 3/1886), ba sắc lệnh vào tháng 4/1886 bao gồm "Sắc lệnh về trường sư phạm", "Sắc lệnh về trường trung học", "Sắc lệnh về trường tiểu học", "Sắc lệnh giáo dục" (1889), "Sắc lệnh về trường đại học, cao đẳng" (tháng 6/1894),… Thông qua những sắc lệnh ấy, mô hình giáo dục Nhật Bản đương thời đã đặt nền móng cho một nền giáo dục vững bền từ ngay trong gốc rễ Nhờ sự thành công của chính sách này mà hiện nay Nhật Bản là một trong những nước có tỉ lệ người biết đọc, biết viết cao nhất trên thế giới Các trường học ở Nhật Bản đã thực sự trở thành phương tiện hữu hiệu trong việc đào tạo đội ngũ nhân tài có khả năng nắm bắt được công nghệ hiện đại và tham gia vào việc điều hành,quản lý đất nước trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá, canh tân đất nước.

Rút kinh nghiệm từ Nhật Bản, hiện nay, Việt Nam cũng vô cùng xem trọng công tác giáo dục Theo Nghị quyết số 04 - NQ/HNTW Hội nghị lần thứ tư của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VII về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo khẳng định: "Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đã được Đại hội VII xem là quốc sách hàng đầu Đó là một động lực thúc đẩy và là một điều kiện cơ bản bảo đảm việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước Phải coi đầu tư cho giáo dục là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước và phục vụ đắc lực sự phát triển kinh tế - xã hội Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước" [24] Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo lần nữa khẳng định: "Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội" [24]. Để thực hiện mục tiêu đó, giáo dục Việt Nam cần được ưu tiên đầu tư nguồn lực lớn từ ngân sách Nhà nước Nguồn ngân sách đầu tư cho giáo dục nên phân biệt rõ để biết chính xác bao nhiêu (không cộng lẫn các khoản chi tiêu cho các lĩnh vực khác vào cho giáo dục), đồng thời phải cải cách phương thức đầu tư cho giáo dục để đạt hiệu quả cao nhất trong tổng số tiền hạn hẹp và mở cơ chế để thu hút mạnh đầu tư vào giáo dục Đầu tư vào giáo dục phải đảm bảo nhu cầu tối thiểu để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị; xây dựng và đổi mới chương trình giáo dục; hỗ trợ học sinh đồng bào dân tộc thiểu số,vùng sâu; hỗ trợ học bổng và phương tiện, đồ dùng học tập cho người khuyết tật.

Bài học về công tác lãnh đạo

Trong công tác đổi mới và phát triển giáo dục, đào tạo, Việt Nam cần cải tiến, tổ chức hợp lý hệ thống cấp, bậc đào tạo; thực hiện phân cấp quản lý đào tạo giữa Bộ, ngành và địa phương.

Thứ nhất, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, Đảng viên và nhân dân về sự cần thiết phải có Chiến lược nhân tài, chính sách thu hút và đào tạo nhân tài Tuyên truyền, giáo dục để mọi người thấy rõ vị trí, ý nghĩa của việc xây dựng Chiến lược nhân tài, Chính sách thu hút và đào tạo nhân tài thể hiện quan điểm phát triển con người, phát triển kinh tế - xã hội vì con người và do con người, một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững, góp phần biến "thách thức” về dân số thành "lợi thế’ về nhân lực.

Thứ hai, cần phải đổi mới tổ chức và phương thức quản lý nhà nước về công tác thu hút, đào tạo và phát triển nhân tài Tập trung hoàn thiện cơ cấu tổ chức nhà nước về thu hút, đào tạo và phát triển nhân tài; đổi mới phương thức quản lý, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về thu hút, đào tạo và phát triển nhân tài Xây dựng hệ thống thông tin về cung - cầu nhân lực, nhân tài trên địa bàn cả nước Đảm bảo cân đối cung - cầu nhân lực, nhân tài cho phát triển kinh tế - xã hội, cho mỗi tỉnh thành, vùng miền và cho toàn quốc Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các chủ thể tham gia công tác đào tạo và phát triển nhân tài.

Bài học về đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong công tác cải cách giáo dục

Trong quá trình cải cách giáo dục, Nhật Bản nhiều lần thực hiện hợp tác quốc tế, đặc biệt là với các nước phương Tây.

Năm 1872, Bộ giáo dục thành lập một cơ quan chuyên về quản trị sinh viên du học và cho xuất bản một cuốn sách "Quy tắc cho sinh viên xuất ngoại", sinh viên muốn du học phải được chọn lựa ngành học trước khi được xét duyệt bởi Bộ Giáo dục Vì tài chính của bộ có giới hạn nên chính phủ ủng hộ sinh viên du học dưới dạng tự túc, nhưng vẫn phải qua quy tắc thẩm định và xét duyệt trên Chính nhờ chính sách này mà chính phủ đỡ tốn kém và số lượng sinh viên du học tự túc càng lúc càng nhiều hơn sinh viên du học do chính phủ hỗ trợ Gần như hầu hết sinh viên du học đều thành công và trở về nước phục vụ vì chính sách rất ưu đãi dành cho họ Quốc gia có số sinh viên đến du học nhiều nhất là Mỹ, Đức, Anh, Hà Lan và Pháp. Bên cạnh đó những giáo sư, kỹ sư, chuyên viên kỹ thuật trong nước cũng được gửi đi sang châu Âu, châu Mỹ rất nhiều Đây là những thành phần cốt cán, được nâng đỡ đặc biệt trong tất cả lĩnh vực.

Chính phủ cũng dành riêng chi phí cũng như các điều kiện sinh sống ưu đãi (an ninh, chính sách lương bổng, nhà cửa ) để mời gọi những người chuyên môn và các giáo sư tài năng trong tất cả lĩnh vực, nhiều nhất trong lĩnh vực kỹ thuật (cơ khí, hoa học, y học, đóng tàu ) đây là những ngành nghề mũi nhọn, tinh xảo của từng các quốc gia Âu Mỹ Số giáo sư, chuyên viên được mời thay đổi tuỳ theo nhu cầu của nước Nhật và theo thống kê thì mỗi năm có khoảng 70 đến 100 vị chuyên gia, chính sách này vẫn được

Nhật Bản áp dụng cho đến ngày nay Các chuyên gia và giáo sư này họ được tận dụng từ lí thuyết trên giảng đường đến thực dụng tại nhà máy, họ còn được yêu cầu truyền bá cả tư tưởng, lối quản trị trong sản xuất và thương mại của quốc gia họ nữa. Để thu nhận kiến thức nhanh nhất và đỡ tốn kém nhất từ các quốc gia phát triền, Bộ Giáo dục đã thành lập một ban biên dịch để dịch giáo khoa, kỹ thuật, văn học, triết học của các nước, sau đó chính phủ đem phổ biến cho người dần Nhật, chính những tài liệu biên dịch cũng giúp đỡ các giáo viên làm tài liệu giảng dạy và viết sách giáo khoa cho nền giáo dục Nhật Bản Chính sách này được duy trì không những thời Thiên hoàng Minh Trị mà còn các thời thiên hoàng sau này nữa Trong giáo dục, đặc biệt với ngành nghề chuyên ơn, các môn học của đại học người ta có thể dễ dàng tìm thấy bản dịch ra tiếng Nhật ở trong thư viện Hiện nay Nhật Bản được coi là một quốc gia có số sách dịch ra quốc ngữ đứng đầu thế giới Ngành thư viện cũng được cải cách rất mạnh về danh mục, số lượng địa phương lưu trữ tất cả được các chuyên viên ngoại quốc cũng như trong nước làm rất khoa học và đồng bộ.

Tiếp thu bài học trên, Việt Nam vẫn đang đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế trong giáo dục.

Trước tiên, Việt Nam đẩy mạnh công tác cử du học sinh ra nước ngoài du học và tích cực đón nhận các lượt du học sinh từ nước ngoài đến Việt Nam,

"tính từ năm 2014 đến hết năm 2020, Việt Nam đã gửi được 4.277 du học sinh đi học các trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ tại 40 nước trên thế giới Hiện, có khoảng 22.000 lưu học sinh của gần 70 nước đang học tập tại Việt Nam

(các trình độ đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ và thực tập sinh); trong số này có khoảng 4.000 lưu học sinh nước ngoài (đạt tỉ lệ 800% so với mục tiêu của Đề án) học tập theo diện hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với chính phủ các nước, số còn lại đến theo chương trình trao đổi, liên kết giữa các trường) Trong giai đoạn 2015-2020, đã có khoảng 15.000 lượt giảng viên, chuyên gia, tình nguyện viên đến tham gia trao đổi học thuật, giảng dạy và nghiên cứu ngắn hạn, dài hạn tại các cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu của Việt Nam Đến hết năm 2020, Việt Nam đã có 139 chương trình đào tạo được các tổ chức quốc tế có uy tín kiểm định và công nhận (đạt tỉ lệ gần 93% mục tiêu của Đề án)" [21].

Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn đang nỗ lực từng ngày để thúc đẩy thực hiện chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và huy động các nguồn vốn xã hội hóa, kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài nhằm xây dựng một số trường đạt chuẩn quốc tế, tiến tới xây dựng những "thung lũng” đào tạo nhân tài; thu hút một số trường đại học, dạy nghề có đẳng cấp quốc tế vào Việt Nam hoạt động tại các "thung lũng” đào tạo nhân tài; đẩy mạnh hợp tác với các nước có trình độ đào tạo tiên tiến để từng bước tiếp thu, chuyển giao công nghệ đào tạo, phù hợp nhu cầu đào tạo nhân tài đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, góp phần tạo đột phá trong chất lượng giáo dục vào đào tạo, phát triển con người toàn diện, đáp ứng yêu cầu đào tạo công dân toàn cầu và nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đưa giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới.

Bài học về công tác xây dựng môi trường giáo dục bình đẳng và công bằng

Thành công của cuộc cải cách giáo dục thời Minh Trị đã để lại những tư tưởng mang tính thời đại môi trường giáo dục bình đằng và công bằng.

Sự ra đời của những trường nữ sinh cùng với việc tiến hành phổ thông giáo dục đã giúp xóa bỏ ngăn cách giữa các tầng lớp trong xã hội Nhật, cũng như giúp nữ giới có cơ hội phát triển và thể hiện tài năng, đóng góp của mình trong xã hội Đây là sự thay đổi lớn trong tư duy Nhật bản, khi mà các nước phương Đông Khác ở cùng thời kì vẫn cho rằng việc học là của nam giới, đối với nữ giới đó là vấn đề xa lạ Hẳn là các nước khác trong khu vực cũng học hỏi một phần của Nhật Bản mà ngày nay, nam nữ đều bình đẳng ở nhà trường cũng như trong mọi công việc xã hội.

Kế thừa tư tưởng này, Việt Nam đã và đang nỗ lực trong việc xây dựng một môi trường giáo dục bình đẳng và công bằng

Luật Bình đẳng giới của Việt Nam năm 2006 đã quy định rõ các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới, rằng cả nam lẫn nữ đều bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình; nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật; thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân Đồng thời, Luật Bình đẳng giới năm 2016 cũng đưa ra những nguyên tắc cụ thể để áp dụng trong giáo dục và đào tạo: Cả nam và nữ đều bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng; đều có quyền lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo mà mình thích; đều bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

Bên cạnh đẩy mạnh bình đẳng giới, nước ta cũng đang trong quá trình đẩy mạnh tiếp cận giáo dục bình đẳng cho các nhóm dễ bị tổn thương và người khuyết tật Nhà nước sẽ tập trung nâng cấp cơ sở vật chất trường học các cấp để đảm bảo môi trường học tập an toàn, thân thiện, đảm bảo chuẩn tiếp cận của người khuyết tật Cùng với đó, tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ học sinh khó khăn về kinh tế, học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn Có chính sách nhất quán phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú để hỗ trợ học sinh chưa thành niên dân tộc thiểu số, các trường phổ thông năng khiếu để nuôi dưỡng, bồi dưỡng học sinh tài năng Các vấn đề như bình đẳng giới, không bạo lực trong trường học, giáo dục đạo đức cũng nằm trong những ưu tiên của Việt Nam nhằm đảm bảo một môi trường giáo dục bình đẳng và công bằng cho tất cả học sinh.

Bài học về công tác đào tạo sư phạm

Đương thời, việc đào tạo giáo viên cho các cấp học được chính phủ Minh Trị đặc biệt chú ý Trường sư phạm ra đời, công việc đào tạo giáo viên nâng cao trình độ được triển khai lan rộng ra toàn quốc, nhưng số lượng giáo viên được cấp bằng còn rất ít Tuy với số lượng ít nhưng họ lại là lực lượng nồng cốt, trong các giáo viên tiểu học và vai trò của họ là nhà lãnh đạo. Trong "Quy chế giáo viên trường tiểu học" có đoạn viết về phẩm chất của người giáo viên: "Sự tốt xấu của giáo viên tiểu học có quan hệ đến sự mạnh yếu của giáo dục phổ thông, sự mạnh yếu của giáo dục phổ thông lại có quan hệ đến sự hưng vong của quốc gia Có thể nói đó là trách nhiệm lớn và nặng nề Hiện tại, từng người giáo viên tiểu học phải thực hiện mục đích của giáo dục phổ thông, phải làm cho mọi người tu thân, tận tình với công việc, phải có ý chí tôn vương ái quốc, giữ gìn thuần phong mĩ tục đóng góp cho dân sinh phú hậu làm tăng cường an ninh phúc lợi của quốc gia. Những người giáo viên tiểu học phải nhận thức được sâu sắc điều này và thực hiện nó trong thực tế" [10, tr.57].

Nhiều chính sách ưu tiên cho những người học ngành sư phạm ra đời như miễn học phí, trợ cấp chi phí học tập và sinh hoạt phí nhưng bắt buộc họ không được đổi nghề Tiêu chuẩn giáo viên các cấp được quy định rất chặt chẽ và yêu cầu về trình độ ngày càng cao Đây là yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo cao của các trường học ở Nhật Bản kể từ thờiThiên hoàng Minh Trị "Sắc lệnh về trường sư phạm" (1886) và "Sắc lệnh về giáo dục sư phạm" (1890) đã khẳng định việc đào tạo giáo viên phải nhấn mạnh đến việc phát triển phương pháp giảng dạy trên cơ sở những hiểu biết về khoa học phương Tây Theo đạo luật năm 1878, mỗi tỉnh ở Nhật Bản ít nhất phải có một trường sư phạm Giáo viên với tư cách là người truyền bá tri thức phải hội tự đủ các yếu tố đức và tải Chính quyền Minh Trị coi việc đào tạo đội ngũ giáo viên là yếu tố tiên quyết của một nền giáo dục chất lượng cao, gián tiếp phục vụ cho công cuộc cải cách trên các lĩnh vực cụ thể khác Mặc dù, việc triển khai chưa được suôn sẽ nhưng những thành quả của nên giảo dục mang lại, đã chứng tỏ tính đúng đắn của tư tưởng và sự nghiệp giáo dục.

Hiện nay, công tác đào tạo sinh viên sư phạm ở Việt Nam cũng được định hướng tương tự những cách chính quyền Minh Trị định hướng công tác đào tạo giáo viên đương thời Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào Tạo(nhiệm kỳ 2021 - 2026) Nguyễn Kim Sơn đã từng nhấn mạnh về tầm quan trọng của công tác đào tạo giáo viên cũng như các trường sư phạm trên phạm vi cả nước: "Giải pháp của mọi giải pháp, trọng tâm của mọi trọng tâm, nền tảng của mọi nền tảng là xây dựng, phát triển lực lượng nhà giáo đủ về số lượng, bảo đảm cơ cấu và chất lượng ngày càng được nâng cao. Lấy việc đổi mới đội ngũ làm điểm xuất phát, làm căn cứ, điều kiện cho các đổi mới khác trong giáo dục Các trường sư phạm tham gia vào xây dựng lực lượng này, do đó có vai trò cực kỳ quan trọng trong phát triển ngành, trong triển khai đổi mới giáo dục" [22]

Năm 2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 116/2020/NĐ-CP, đưa ra chính sách hỗ trợ học phí và sinh hoạt phí cho sinh viên theo học các ngành sư phạm Chính sách này tương tự như chính sách hỗ trợ sinh viên sư phạm của chính quyền Minh Trị Theo đó, sinh viên theo học các ngành sư phạm tại các trường có thể đăng ký nhận hỗ trợ toàn bộ tiền đóng học phí và nhận trợ cấp 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả sinh hoạt phí Đổi lại, trong vòng hai năm sau khi ra trường, sinh viên phải tham gia công tác trong ngành giáo dục, thời gian công tác phải gấp đôi thời gian đào tạo Nếu không đáp ứng được điều kiện trên, sinh viên sẽ phải bồi hoàn toàn bộ số tiền đã được hỗ trợ, thời gian bồi hoàn bằng với thời gian đào tạo Đây là yếu tố rõ nhất cho thấy Việt Nam đang nỗ lực đào tạo một đội ngũ giáo viên đông đảo để đáp ứng nhu cầu cho nền giáo dục quốc dân, bằng cách đưa ra mức hỗ trợ hấp dẫn để mời gọi sinh viên theo học các ngành sư phạm và giữ chân họ lại với nghề.

PHẦN KẾT LUẬN

Qua việc nghiên cứu đề tài " Cải cách giáo dục Nhật Bản thời kỳ duy tân Minh Trị (từ nửa sau thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX) và bài học cho nền giáo dục Việt Nam hiện nay" , người viết rút ra được một số kết luận như sau:

1 Nền giáo dục Nhật Bản dưới thời kỳ Tokugawa đã giúp hình thành nên một xã hội trọng học, người dân có học vấn cao, vấn nạn mù chữ không xảy ra một cách nghiêm trọng Họ bước đầu tiếp thu, tiếp xúc và làm quen với các lĩnh vực, bộ môn khoa học tiến bộ của nhân loại Đây là nền tảng vững chắc trong công cuộc cải cách giáo dục của chính quyền Minh Trị tron nửa sau thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.

2 Công cuộc cải cách ở Nhật Bản được tiến hàn trong hai giai đoạn Giai đoạn một bắt đầu từ năm 1871 với sự ra đời của Gakusei Tuy nhiên, đây chỉ mới là thời kỳ sơ khai của nền giáo dục mới nên còn nhiều có vấn đề chưa được giải quyết Đến khi Mori Arinori lên giữ chức vụ Bộ trưởng Giáo dục vào năm 1885, nền giáo dục quốc gia mới được thiết lập thông qua "Sắc lệnh về Đại học Đế quốc" (tháng 3/1886), ba sắc lệnh vào tháng 4/1886 bao gồm "Sắc lệnh về trường sư phạm", "Sắc lệnh về trường trung học", "Sắc lệnh về trường tiểu học", "Sắc lệnh giáo dục" (1889), "Sắc lệnh về trường đại học, cao đẳng" (tháng 6/1894),… Những sắc lệnh này là nền tảng cho nền giáo dục Nhật Bản mãi đến khi Đệ nhị thế chiến kết thúc vào năm 1945.

3 Sở dĩ, cuộc cải cách giáo dục của chính quyền Minh Trị có thể được tiến hành một cách trọn vẹn là nhờ có một nền tảng tương đối vững chắc kể từ thời Tokugawa; một lực lượng tiên phong, dẫn đầu với tư tưởng tiến bộ; tinh thần xem trọng việc giáo dục và tâm thế sẵn sàng tiếp thu cái mới, cái hay, cái tiến bộ của cư dân bản địa; ngoài ra còn có sự giúp sức của các chuyên gia nước ngoài.

4 Sự thành công của cuộc cải cách giáo dục dưới thời Minh Trị đã để lại cho nền giáo dục Việt Nam hiện nay nhiều bài học quý báu như: Bài học về vai trò và vị thế của giáo dục; bài học về công tác lãnh đạo; bài học về đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong công tác giáo dục; bài học về xây dựng môi trường giáo dục bình đẳng và công bằng; bài học về công tác đào tạo sư phạm.

Ngày đăng: 15/08/2024, 13:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
21. Phan Thị Hằng Hải (2023), Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới, truy xuất lần cuối vào ngày 02/5/2024 (https://s.pro.vn/oYLJ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về giáo dụcvà đào tạo trong giai đoạn mới
Tác giả: Phan Thị Hằng Hải
Năm: 2023
22. Hồng Hạnh (2023), Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: "Vai trò của trường sư phạm cực kỳ quan trọng trong đổ mới giáo dục" , truy xuất lần cuối ngày 02/5/2024 (https://s.pro.vn/8tQY) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của trườngsư phạm cực kỳ quan trọng trong đổ mới giáo dục
Tác giả: Hồng Hạnh
Năm: 2023
23. Nguyễn Thị Vĩnh Linh (2022), Gakusei - sự khởi đầu kỷ nguyên giáo dục tân học tại Nhật Bản, truy xuất lần cuối cùng vào ngày 01/5/2024 (https://s.pro.vn/7vpw) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gakusei - sự khởi đầu kỷ nguyên giáodục tân học tại Nhật Bản
Tác giả: Nguyễn Thị Vĩnh Linh
Năm: 2022
24. Phạm Minh (2021), Muốn trở thành nước công nghiệp phát triển, giáo dục phải là quốc sách hàng đầu, truy xuất lần cuối vào ngày 02/5/2024 (https://s.pro.vn/12bV) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Muốn trở thành nước công nghiệp phát triển,giáo dục phải là quốc sách hàng đầu
Tác giả: Phạm Minh
Năm: 2021
25. Nguyễn Minh Nghĩa (2013), Thập Thất Điều Hiến Pháp của Thái Tử Thánh Đức (Shotoku), truy xuất lần cuối cùng vào ngày 23/4/2024 (https://short.com.vn/zI8Y) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thập Thất Điều Hiến Pháp của Thái TửThánh Đức (Shotoku)
Tác giả: Nguyễn Minh Nghĩa
Năm: 2013
26. Lâm Ngọc Như Trúc (2019), Chính sách phát triển giáo dục của Nhật Bản (từ Minh Trị duy tân) và Việt Nam (từ thời đổ mới), Tạp chí Khoa học - công nghệ Trường Đại học Bà rịa - Vũng Tàu, truy xuất ngày 20/4/2024 (https://s.net.vn/0i0W) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách phát triển giáo dục củaNhật Bản (từ Minh Trị duy tân) và Việt Nam (từ thời đổ mới
Tác giả: Lâm Ngọc Như Trúc
Năm: 2019
27. Nguyễn Nam Trân (2013), Tìm hiểu văn học thượng cổ chung quanh Kojiki (Cổ Sự Ký), Nihon Shoki (Nhật Bản Thư Kỷ) và Fudoki (Phong Thổ Ký), truy xuất ngày 23/4/2024 (https://short.com.vn/30D6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu văn học thượng cổ chung quanhKojiki (Cổ Sự Ký), Nihon Shoki (Nhật Bản Thư Kỷ) và Fudoki (Phong ThổKý
Tác giả: Nguyễn Nam Trân
Năm: 2013
28. Trần Thị Tâm (2009), Cải cách giáo dục Nhật Bản trong thời Minh Trị và vai trò của nó, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á (số 7), truy xuất ngày 19/4/2024, (https://s.net.vn/noH2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cải cách giáo dục Nhật Bản trong thời MinhTrị và vai trò của nó
Tác giả: Trần Thị Tâm
Năm: 2009
29. Nguyễn Quốc Vương (2014), Mori Arinori (1847 - 1889): Bộ trưởng giáo dục đầu tiên trong chính quyền Minh Trị, truy xuất lần cuối vào ngày 01/5/2024 (https://short.com.vn/KgvY) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mori Arinori (1847 - 1889): Bộ trưởnggiáo dục đầu tiên trong chính quyền Minh Trị
Tác giả: Nguyễn Quốc Vương
Năm: 2014
30. Nguyễn Xuân Xanh (2014), Từ đọc sách đến khai mình của người Nhật, truy xuất lần cuối ngày 01/5/2024 (https://s.pro.vn/vOUI) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ đọc sách đến khai mình của ngườiNhật
Tác giả: Nguyễn Xuân Xanh
Năm: 2014
31. Nguyễn Xuân Xanh (2021), Tư tưởng giáo dục của J. H. Pestalozzi, truy xuất ngày cuối 02/5/2024 (https://short.com.vn/bUTJ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng giáo dục của J. H. Pestalozzi
Tác giả: Nguyễn Xuân Xanh
Năm: 2021
10. Osaki Mugen (2014), Cải cách giáo dục Nhật Bản, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội Khác
12. Nguyễn Văn Sang, Nguyễn Thị Hoàn (2013), Chính sách giáo dục của Nhật Bản thời Minh Trị (1868 - 1912), Tạp chí Khoa học xã hội, nhân văn và giáo dục (số 3), Tr. 73 - 78 Khác
13. Võ Văn Sen (2009), Một vài kinh nghiệm của Nhật Bản và con đường hiện đại hoá của Việt Nam, Tạp chí Phát triển khoa học và công nghệ (số 15), Tr. 5 - 17 Khác
17. Trần Thị Thuỳ Trang (2022), Lí niệm giáo dục thời Minh Trị (1868 - 1912), Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (Tập 17, số 1), Tr. 14 - 22 Khác
18. Nguyễn Quốc Vuơng (2016), Giáo dục Việt Nam học gì từ Nhật Bản?, Nxb Phụ nữ, Hà Nội Khác
19. Trần Thị Hải Yến (2010), Bài giảng môn học Lịch sử thế giới cận đại (từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX), Cần Thơ Khác
20. Fukuzzawa Yukichi (2007), Khuyến học, Nxb Trẻ, Hà Nội.2. Tài liệu Internet Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w