1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

khóa luận quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh crowe việt nam

112 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Crowe Việt Nam
Tác giả Cáp Thị Hiền My
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Đoan Trang
Trường học Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp đại học
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 1,78 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU (12)
    • 1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu (12)
    • 1.2. Mục tiêu của nghiên cứu (13)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (13)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (13)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (14)
    • 1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu (14)
    • 1.7. Kết cấu nghiên cứu (15)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (17)
    • 2.1. Các nghiên cứu trước (17)
    • 2.2. Tổng quan về khoản mục TSCĐ (19)
      • 2.2.1. Định nghĩa và phân loại TSCĐ (19)
      • 2.2.2. Quy trình kế toán TSCĐ (20)
      • 2.2.3. Rủi ro và KSNB đối với khoản mục TSCĐ (27)
    • 2.3. Kiểm toán khoản mục TSCĐ (30)
      • 2.3.1. Mục tiêu kiểm toán TSCĐ (30)
      • 2.3.2. Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ (31)
  • CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (42)
    • 3.1. Phương pháp nghiên cứu (42)
    • 3.2. Phương pháp thu thập số liệu (42)
    • 3.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu (43)
  • CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN CROWE VIỆT NAM (46)
    • 4.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Crowe Việt Nam (46)
      • 4.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển (46)
      • 4.1.2. Cơ cấu tổ chức (47)
      • 4.1.3. Lĩnh vực hoạt động chính (47)
    • 4.2. Khái quát về quy trình kiểm toán TSCĐ tại Công ty TNHH Crowe Việt Nam . 37 1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán (48)
      • 4.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán (50)
      • 4.2.3. Giai đoạn hoàn thành kiểm toán (52)
    • 4.3. Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại công ty ABC (53)
      • 4.3.1. Tìm hiểu chung về công ty được kiểm toán – Công ty ABC (53)
      • 4.3.2. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán (53)
      • 4.3.3. Giai đoạn thực hiện kiểm toán (57)
      • 4.3.4. Giai đoạn hoàn thành kiểm toán (65)
    • 4.4. Khảo sát đánh giá về quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại Công ty TNHH (67)
      • 4.4.1. Khảo sát hồ sơ kiểm toán (67)
      • 4.4.2. Khảo sát kiểm toán viên (70)
  • CHƯƠNG 5. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ (79)
    • 5.1. Nhận xét về quy trình kiểm toán TSCĐ tại Công ty TNHH Crowe Việt Nam (79)
      • 5.1.1. Ưu điểm (79)
      • 5.1.2. Nhược điểm (81)
    • 5.2. Kiến nghị về giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ tại Công ty TNHH (83)
    • 5.3. Hạn chế của nghiên cứu và những nghiên cứu tiếp theo (85)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (88)
  • PHỤ LỤC (90)

Nội dung

Kiểm toán tài sản cố định không chỉ giúp phát hiện kịp thời các sai sót và gian lận mà từ đó còn hình thành nên một trong những cơ sở cho việc đưa ra ý kiến tổng quát về báo cáo tài chín

GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

Sự cần thiết của nghiên cứu

Hiện nay, nền kinh tế trên toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng đang đứng trước thách thức hồi phục lại sau tác động nặng nề của đại dịch COVID-19 và vượt qua khủng hoảng kinh tế cũng như các tác động mạnh mẽ từ những sự kiện chính trị lớn trên thế giới Tình hình biến động này đã ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp tại Việt Nam, thêm vào đó là những thông tin về vụ án gian lận chấn động trong nền kinh tế Việt Nam Từ những thực trạng trên, nhu cầu về nguồn thông tin kinh tế có tính minh bạch, trung thực được cung cấp công khai thông qua báo cáo tài chính ngày càng trở nên quan trọng, khắt khe hơn đối với doanh nghiệp cũng như những nhà đầu tư Vì vậy, việc có mặt của một bên thứ ba độc lập tiến hành thực hiện việc kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty trên thị trường ngày càng được đề cao

Tài sản cố định thường chiếm tỷ lệ trọng yếu cao trên tổng tài sản được trình bày trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp Bên cạnh đó, đây cũng là một trong những khoản mục quan trọng và hầu như luôn xuất hiện trên báo cáo tài chính của một doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất Do tính chất đặc thù đó mà khoản mục này tiềm ẩn nhiều rủi ro và có thể bị doanh nghiệp gian lận nhằm tạo nên một bức tranh hoàn hảo về báo cáo tài chính của mình Vì vậy, công tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính là vô cùng quan trọng và cần thiết

Kiểm toán tài sản cố định không chỉ giúp phát hiện kịp thời các sai sót và gian lận mà từ đó còn hình thành nên một trong những cơ sở cho việc đưa ra ý kiến tổng quát về báo cáo tài chính của doanh nghiệp có phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của họ hay không Ý kiến kiểm toán dựa trên một quy trình kiểm toán chặt chẽ sẽ giúp tăng cường độ tin cậy của các bên liên quan vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp Nhận thức được tầm quan trọng đó, tác giả đã chọn đề tài: “Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Crowe Việt Nam” để thực hiện bài nghiên cứu

Mục tiêu của nghiên cứu

Nghiên cứu về quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty TNHH Crowe Việt Nam, qua đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục này tại công ty

Thứ nhất, phân tích thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại Công ty TNHH Crowe Việt Nam

Thứ hai, đánh giá những ưu điểm, nhược điểm của quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại công ty

Thứ ba, kiến nghị những giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định của công ty.

Câu hỏi nghiên cứu

Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại Công ty TNHH Crowe Việt Nam được thiết kế và diễn ra như thế nào?

Trong quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại Công ty TNHH Crowe Việt Nam có những điểm mạnh và điểm yếu gì?

Giải pháp khả thi nào có thể hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định của Công ty TNHH Crowe Việt Nam?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại Công ty TNHH Crowe Việt Nam

Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại bộ phận Kiểm toán của

Công ty TNHH Crowe Việt Nam

Phạm vị thời gian: Hồ sơ kiểm toán niên độ 31/12/2023

Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận được thực hiện dựa trên phương pháp định tính với cách tiếp cận nghiên cứu điển hình tại Công ty TNHH Crowe Việt Nam Cụ thể, các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu như sau:

Phương pháp thu thập và tổng hợp dữ liệu: Được sử dụng nhằm tìm kiếm và tổng hợp các tài liệu, thông tin, cơ sở lý thuyết cần thiết từ các tài liệu giáo trình, thông tư, quy định, những bài nghiên cứu trước đó cũng như thu thập các hồ sơ kiểm toán tại bộ phận Kiểm toán của Công ty TNHH Crowe Việt Nam

Phương pháp quan sát: Trực tiếp quan sát thực tế quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại Công ty TNHH Crowe Việt Nam thông qua các buổi đào tạo nội bộ và quá trình làm việc tại khách hàng Từ đó, so sánh và nhận ra được những điểm khác biệt từ thực tế và lý thuyết

Phương pháp phân tích: Phân tích các thông tin, dữ liệu thực tế và tìm ra những ưu điểm, nhược điểm của quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại Công ty TNHH Crowe Việt Nam và đưa ra những đề xuất cải thiện

Phương pháp phỏng vấn: Thực hiện phỏng vấn khách hàng và trưởng nhóm kiểm toán để tìm hiểu về nội dung, thông tin liên quan đến quá trình kiểm toán tài sản cố định

Phương pháp khảo sát: Tiến hành khảo sát dựa trên hồ sơ kiểm toán và ý kiến của các nhân viên làm việc tại bộ phận Kiểm toán.

Ý nghĩa của nghiên cứu

Về mặt lý luận, nghiên cứu đã khái quát một cách hệ thống các cơ sở lý thuyết về khoản mục tài sản cố định trong báo cáo tài chính của một doanh nghiệp cũng như mô tả tổng quan quy trình và các thủ tục kiểm toán được sử dụng khi tiến hành kiểm toán tài sản cố định

Về mặt thực tiễn, nghiên cứu này bám sát vào thực trạng về quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty TNHH Crowe Việt Nam và chỉ ra những ưu, nhược điểm của quy trình hiện có, từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán này Kết quả từ bài nghiên cứu có thể được ban lãnh đạo Công ty TNHH Crowe

4 Việt Nam cũng như các đơn vị kiểm toán khác dùng làm tài liệu tham khảo để tiến hành cải thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong báo cáo tài chính.

Kết cấu nghiên cứu

Nội dung bài khóa luận được thể hiện qua bốn chương chính như sau:

Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu

Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu trước và cơ sở lý luận về kiểm toán khoản mục tài sản cố định

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại Công ty TNHH Crowe Việt Nam

Chương 5: Nhận xét và kiến nghị

Thông qua nội dung chương 1, tác giả đã trình bày được tính cấp thiết của đề tài cũng như mục tiêu của bài nghiên cứu Từ đó, tác giả đã xác định được câu hỏi, phạm vi, đối tượng nghiên cứu và các phương pháp được sử dụng để thực hiện quá trình nghiên cứu đề tài “Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Crowe Việt Nam”

TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Các nghiên cứu trước

Bởi vì tính cấp thiết của đề tài và mức độ quan trọng của khoản mục tài sản cố định trên báo cáo tài chính nên đã có nhiều bài nghiên cứu cùng lĩnh vực được tiến hành trước đó Trong quá trình tìm hiểu, tác giả đã tổng hợp được một số nghiên cứu như sau:

Theo bài nghiên cứu "Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định nghiên cứu trường hợp tại công ty kiểm toán ERNST & YOUNG" được thực hiện bởi Bùi Thanh Kim Ngân (2018), tác giả đã so sánh quy trình kiểm toán của EY giữa hai công ty khách hàng khác biệt về quy mô Không chỉ dừng lại ở việc phân tích so sánh, tác giả đã tiến hành thu thập dữ liệu và khảo sát, phỏng vấn các kiểm toán viên, để có cơ sở đưa ra những đánh giá khách quan hơn về hiệu suất của quy trình kiểm toán tài sản cố định Từ đó, tác giả đã chỉ ra ưu, nhược điểm và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm cải thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định tại công ty

Nguyễn Thị Thanh Nga (2019) với nghiên cứu “Kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán KPMG Việt Nam thực hiện”, được tiến hành bởi phương pháp nghiên cứu định tính đã trình bày được quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại một trong những công ty kiểm toán hàng đầu là Công ty Kiểm toán KPMG Việt Nam Từ những quan sát, phân tích thực tế dựa trên nền tảng lý thuyết, tác giả đã so sánh sự khác nhau giữa lý thuyết và thực tế, cũng như đánh giá về những ưu điểm, nhược điểm và đưa ra những kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định

Trong bài nghiên cứu “Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính - Trường hợp Chi nhánh Công ty TNHH Deloitte Việt Nam của Tô Thị Hoàng Lộc (2022), tác giả cũng đã sử dụng xuyên suốt phương pháp định tính cho bài luận, cụ thể là tiếp cận theo phương pháp nghiên cứu điển hình Qua đó, tác giả khái quát được quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định của Deloitte Việt Nam Từ đó, kết hợp với các phương pháp quan sát, phân tích và thực hiện phỏng vấn đối với nhóm kiểm toán viên, tác giả chỉ ra những ưu điểm cần được phát huy cũng như những nhược điểm cần được cải thiện và biện pháp

7 tương ứng nhằm nâng cao hiệu quả, cải thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định Ngoài ra, tác giả còn so sánh và đưa ra được những điểm khác biệt giữa quy định về kiểm toán khoản mục tài sản cố định của công ty với quy trình trong thực tế

Nguyễn Thị Hồng Nhung (2023) trong nghiên cứu “Kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC thực hiện” đã bắt đầu mô tả quy trình kiểm toán chung tại Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC, sau đó tiếp tục đi sâu vào làm rõ quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định của công ty theo ba giai đoạn cụ thể Thông qua quá trình quan sát, phân tích cũng như phỏng vấn kiểm toán viên, tác giả cũng đã đưa ra nhận xét về sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tế cũng như những ưu, nhược điểm của quy trình kiểm toán và các đề xuất liên quan nhằm cải thiện quy trình này tại công ty

Nhìn chung, các nghiên cứu trước đều mô tả được quy trình kiểm toán tài sản cố định tại các doanh nghiệp và nhìn nhận được những ưu, nhược điểm cũng như đề xuất các giải pháp hữu ích để hoàn thiện quy trình kiểm toán này Bên cạnh đó, có thể thấy được những góc nhìn đa dạng từ các bài nghiên cứu khi so sánh giữa lý thuyết và thực tế quy trình tại các công ty kiểm toán khác nhau Tuy vậy, các nghiên cứu vẫn chưa thực sự đi sâu vào tìm hiểu chi tiết các thủ tục kiểm toán được thực hiện như thế nào trong quy trình dẫn đến có thể chưa tìm ra được một số nhược điểm đáng lưu ý khác vẫn còn tồn đọng Ngoài ra, việc phỏng vấn và khảo sát các kiểm toán viên của một số nghiên cứu còn bị hạn chế trong một nhóm nhất định nên kết luận sẽ thiếu tính khách quan Kế thừa ưu điểm từ những nghiên cứu trước cùng với việc tham gia quy trình kiểm toán thực tế tại Công ty TNHH Crowe Việt Nam, tác giả đã tiến hành nghiên cứu quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định dựa trên các thông tin và số liệu thực tế được thu thập Bài luận sẽ khai thác những khía cạnh thực tế thông qua minh họa quy trình kiểm toán tại một khách hàng, thực hiện khảo sát với các hồ sơ kiểm toán và kiểm toán viên đang làm việc tại công ty Từ đó, đưa ra đánh giá về quy trình hiện có và đề xuất những giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán của công ty

Tổng quan về khoản mục TSCĐ

2.2.1 Định nghĩa và phân loại TSCĐ

TSCĐ được định nghĩa và phân loại cụ thể theo Điều 2, Thông tư 45/2013/TT- BTC ban hành ngày 25/04/2013 như sau:

“Tài sản cố định hữu hình được mô tả là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải

Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả

Tài sản cố định thuê tài chính là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.”

Những tài sản đi thuê khác không thỏa các điều kiện trên sẽ được coi là một khoản thuê hoạt động và phản ánh vào chi phí của doanh nghiệp

TSCĐ thường chiếm tỷ trọng lớn trên BCĐKT của một doanh nghiệp Giá trị của khoản mục này sẽ được thể hiện ở phần tài sản trên BCTC Đặc điểm của TSCĐ là có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu và trong quá trình đưa vào hoạt động trong thực tế sẽ không tránh khỏi việc tài sản bị hao mòn theo thời gian cũng như phát sinh các khoản giảm giá trị cần được trích dần trong thời gian sử dụng hữu ích của tài sản Do đó, giá trị của TSCĐ trên BCTC phải là giá trị thuần (giá trị còn lại) được thể hiện bởi nguyên giá ban đầu của tài sản và giá trị khấu hao theo phương pháp khấu hao mà doanh nghiệp đang áp dụng

Cách trình bày giá trị khoản mục TSCĐ trên BCTC được mô tả ở phụ lục 01

2.2.2 Quy trình kế toán TSCĐ

Là một phần hành chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tài sản của một doanh nghiệp, việc hạch toán và theo dõi TSCĐ đòi hỏi sự chính xác và hợp lý khi ghi nhận giá trị cũng như theo dõi trích khấu hao cho tài sản Do đó, quy trình kế toán TSCĐ cần được thiết kế để đảm bảo cân bằng được việc tuân theo các chuẩn mực, quy định hiện hành mà vẫn dễ dàng, thuận tiện trong việc quản lý TSCĐ một cách phù hợp nhất đối với doanh nghiệp

Chủ yếu trong quy trình kế toán này là các nghiệp vụ ghi tăng TSCĐ do mua vào, nhận góp vốn, biếu tặng, kết chuyển từ xây dựng cơ bản và các nghiệp vụ ghi giảm TSCĐ do thanh lý, nhượng bán tài sản Bên cạnh đó, quy trình kế toán còn theo dõi, ghi nhận chi phí khấu hao của các tài sản hiện có theo phương pháp khấu hao được áp dụng tại doanh nghiệp

Chi tiết quy trình kế toán khoản mục TSCĐ được mô tả tại phụ lục 02

2.2.2.1 Chứng từ, sổ sách kế toán áp dụng

Theo như Thông tư 200/2014/TT-BTC có đề cập đến các chứng từ kế toán được sử dụng trong quy trình quản lý TSCĐ cụ thể như sau:

“- Biên bản giao nhận TSCĐ

- Biên bản thanh lý TSCĐ

- Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành

- Biên bản đánh giá lại TSCĐ

- Biên bản kiểm kê TSCĐ

- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ” Đồng thời, kế toán viên tại doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các loại sổ sách kế toán theo mẫu được cung cấp trong Thông tư 200/2014/TT-BTC nhằm theo dõi đây đủ, chính xác các nghiệp vụ TSCĐ phát sinh, ví dụ như: Số cái các tài khoản liên quan; Sổ TSCĐ; Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng; Thẻ TSCĐ;

2.2.2.2 Tài khoản kế toán sử dụng

Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định cụ thể về các tài khoản được sử dụng để phản ánh các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ như sau:

“ Tài khoản 211 - Tài sản cố định hữu hình: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm toàn bộ tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp theo nguyên giá

Tài khoản 212 - Tài sản cố định thuê tài chính: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của toàn bộ TSCĐ thuê tài chính của doanh nghiệp Tài khoản này dùng cho doanh nghiệp là bên đi thuê hạch toán nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính (là những TSCĐ chưa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp có nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý quản lý và sử dụng như tài sản của doanh nghiệp)

Tài khoản 213 - Tài sản cố định vô hình: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm TSCĐ vô hình của doanh nghiệp TSCĐ vô hình là tài sản không có hình thái vật chất, nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong SXKD, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê, phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình

Tài khoản 214 - Hao mòn tài sản cố định: Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm giá trị hao mòn và giá trị hao mòn luỹ kế của các loại TSCĐ và bất động sản đầu tư (BĐSĐT) trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ, BĐSĐT và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ, BĐSĐT.”

Một số sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ TSCĐ phổ biến trong quy trình kế toán TSCĐ tại các doanh nghiệp như sau: Đối với tài khoản 211 - Tài sản cố định hữu hình

Hình 2 1 Kế toán tăng TSCĐ hữu hình do mua ngoài dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh

Hình 2 2 Kế toán mua ngoài TSCĐ theo phương pháp trả góp, trả chậm

Hình 2 3 Kế toán TSCĐ hữu hình tăng theo hình thức trao đổi

Hình 2 4 Kế toán TSCĐ hữu hình tự sản xuất

Hình 2 5 Kế toán tăng TSCĐ hữu hình do xây dựng cơ bản hoàn thành

Hình 2 6 Kế toán thanh lý, nhượng bán TSCĐ hữu hình

(Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC: Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp) Đối với tài khoản 212 - Tài sản cố định thuê tài chính:

Hình 2 7 Kế toán TSCĐ thuê tài chính (Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC: Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp)

15 Đối với tài khoản 213 - Tài sản cố định vô hình:

Hình 2 8 Kế toán tăng, giảm TSCĐ vô hình (Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC: Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp)

16 Đối với tài khoản 214 - Hao mòn tài sản cố định

Hình 2 9 Kế toán hao mòn TSCĐ (Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC: Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp) 2.2.3 Rủi ro và KSNB đối với khoản mục TSCĐ

Sai sót trong khoản mục TSCĐ

Sai sót trong phần hành TSCĐ là những lỗi không cố ý xảy ra trong quá trình ghi nhận, xử lý và báo cáo tài sản của doanh nghiệp Các sai sót này có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm việc xác định nguyên giá TSCĐ không chính xác, thường xuất phát từ việc sử dụng phương pháp đánh giá không phù hợp hoặc thiếu

17 thông tin thị trường cập nhật Sai sót trong định giá hoặc ghi tăng TSCĐ với các tài sản chưa đủ điều kiện có thể dẫn đến giá trị trên sổ sách không phản ánh đúng giá trị TSCĐ thực tế Bên cạnh đó, có thể phát sinh sai sót do trình độ yếu kém của kế toán viên dẫn đến việc ghi nhận sai, trùng lặp các nghiệp vụ, tổ chức quản lý sổ không tốt hoặc không thực hiện đúng với các quy định, chuẩn mức kế toán hiện hành

Kiểm toán khoản mục TSCĐ

2.3.1 Mục tiêu kiểm toán TSCĐ

Mục tiêu chung của quá trình kiểm toán là thu thập các bằng chứng kiểm toán thích hợp, đầy đủ liên quan đến những rủi ro có sai sót trọng yếu Từ đó, kiểm toán viên có thể đưa ra đánh giá về tính trung thực, hợp lý của các thông tin được trình bày trên BCTC Mỗi một phần hành sẽ có những cơ sở dẫn liệu cần xác minh nhằm đạt được những mục tiêu kiểm toán riêng và cuối cùng là hoàn thành mục tiêu chung của cuộc kiểm toán Đối với phần hành TSCĐ, dựa trên chương trình kiểm toán mẫu của VACPA Việt Nam, phần D – Kiểm tra chi tiết tài sản, mục D730 cần phải đảm bảo các các cơ sở dẫn liệu tương ứng với từng mục tiêu cụ thể sau:

Bảng 2 1 Mục tiêu kiểm toán phần hành TSCĐ

Cơ sở dẫn liệu Mục tiêu kiểm toán TSCĐ

Tính hiện hữu Đảm bảo các TSCĐ được ghi nhận trên sổ cái phải tồn tại trong thực tế tại ngày kết thúc kỳ kế toán

Tất cả các TSCĐ hoặc chi phí liên quan tại ngày kết thúc kỳ kế toán đáp ứng các tiêu chuẩn ghi nhận đã được phản ánh chính xác trong sổ đăng ký TSCĐ và sổ cái Đáng giá phân bổ

Giá trị TSCĐ tăng, giảm bằng ngoại tệ phải được quy đổi theo tỷ giá hối đoái phù hợp Bên cạnh đó, đảm bảo rằng đã trích lập đầy đủ chi phí khấu hao của các TSCĐ

Tính chính xác Đảm bảo nguyên giá, giá trị còn lại và chi phí khấu hao của TSCĐ được phản ánh chính xác trên sổ sách kế toán

Quyền và nghĩa vụ Đảm bảo doanh nghiệp phải có quyền sở hữu hoặc có quyền hợp pháp đối với TSCĐ được ghi nhận trên sổ cái tại ngày kết thúc kỳ kế toán Tất cả TSCĐ không bị hạn chế quyền sử dụng, quyền sở hữu hoặc các quyền lợi được đảm bảo khác, nếu không, tất cả các hạn chế quyền sử dụng, quyền sở hữu hoặc các quyền lợi được đảm bảo khác phải được xác định và thuyết minh trong BCTC

Trình bày và thuyết minh

Chắc chắn rằng tất cả các thuyết minh cần thiết liên quan đến TSCĐ được lập chính xác và các thông tin này được trình bày và mô tả phù hợp trong BCTC

(Nguồn: Chương trình kiểm toán mẫu 2019 (VACPA)) 2.3.2 Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ

2.3.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên cần tìm hiểu chi tiết về chu trình TSCĐ của khách hàng Điều này bao gồm việc hiểu rõ các chính sách kế toán áp dụng, mô tả chi tiết chu trình và xác định các giao dịch liên quan Mục tiêu chính là xác định và hiểu được các giao dịch, sự kiện liên quan đến chu trình kinh doanh chính, đánh giá thiết kế và hiệu quả của các kiểm soát chính trong chu trình này và quyết định sự cần thiết của việc thử nghiệm kiểm soát, từ đó thiết kế các thủ tục cơ bản hiệu quả hơn

Kiểm toán viên cần thu thập thông tin về các loại TSCĐ của khách hàng như tài sản hữu hình, vô hình, tài sản thuê tài chính và bất động sản đầu tư, cũng như chi phí

21 xây dựng cơ bản và tỷ trọng của từng loại trong tổng tài sản của doanh nghiệp Ngoài ra, cần nắm vững các quy định nội bộ về TSCĐ, bao gồm thẩm quyền phê duyệt mua, thanh lý tài sản và quy trình mua sắm Về chính sách kế toán, kiểm toán viên phải tìm hiểu phương pháp kế toán và khấu hao TSCĐ, các ước tính và xét đoán kế toán và kiểm tra sự phù hợp của các chính sách này với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, cũng như tính nhất quán qua các kỳ kế toán Việc phân loại chi phí khấu hao vào các tài khoản chi phí tương ứng cũng cần được xem xét kỹ lưỡng Sau khi thu thập và phân tích thông tin, kiểm toán viên có thể sử dụng phương pháp trần thuật hoặc sơ đồ để mô tả lại chu trình TSCĐ Dựa vào mô tả này, kiểm toán viên xác định mức rủi ro theo từng cơ sở dẫn liệu của TSCĐ và chi phí khấu hao, cũng như xác định mức trọng yếu và rủi ro kiểm soát

Nếu hệ thống KSNB của đơn vị được đánh giá là hiệu quả, kiểm toán viên sẽ tiến hành các thử nghiệm kiểm soát để xác minh tính hữu hiệu của hệ thống Ngược lại, nếu hệ thống được đánh giá là kém hiệu quả thì các thử nghiệm kiểm soát có thể được lược bỏ Việc đánh giá tính hiệu quả của hệ thống KSNB giúp kiểm toán viên ước lượng khối lượng công việc và mẫu cần chọn, từ đó định hướng phù hợp cho giai đoạn thực hiện kiểm toán Cuối cùng, kiểm toán viên cần đánh giá các rủi ro liên quan đến số dư của khoản mục TSCĐ, tính hợp lý trong phân loại tài sản và các giao dịch liên quan có giá trị lớn hoặc bằng ngoại tệ Các thủ tục kiểm toán được lập kế hoạch phải đảm bảo rằng bằng chứng kiểm toán thu thập được đầy đủ và thích hợp để đạt được các mục tiêu kiểm toán đề ra

Theo định nghĩa được đề cập tại Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) số 330 như sau: “ Thử nghiệm kiểm soát: Là thủ tục kiểm toán được thiết kế nhằm đánh giá tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát trong việc ngăn ngừa, hoặc phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu.”

Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên cần xác định các rủi ro sai sót trọng yếu và liên hệ chúng với các sai sót tiềm ẩn ở cấp độ cơ sở dẫn liệu Từ đó, kiểm toán viên quyết định cần thiết kế và thực hiện những thử nghiệm kiểm soát nào

22 Các phương pháp thử nghiệm kiểm soát bao gồm kiểm tra chứng từ, tài liệu, quan sát, phỏng vấn và thực hiện lại các thủ tục kiểm soát Cụ thể, kiểm tra chứng từ và tài liệu liên quan đến TSCĐ giúp xác minh tính hợp lý và hợp pháp của các giao dịch, bao gồm việc kiểm tra hóa đơn, biên bản bàn giao và các tài liệu liên quan khác Quan sát giúp kiểm toán viên trực tiếp chứng kiến việc thực hiện các quy trình kiểm soát tại doanh nghiệp Phỏng vấn là cách thức thu thập thông tin trực tiếp từ nhân viên về việc thực hiện và tuân thủ các thủ tục kiểm soát Thực hiện lại các thủ tục kiểm soát giúp kiểm toán viên đánh giá độ tin cậy của các quy trình kiểm soát đã được doanh nghiệp thiết lập Để tổ chức và hệ thống hóa thông tin thu thập được, kiểm toán viên có thể sử dụng bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ Bảng câu hỏi này là công cụ hữu ích giúp kiểm toán viên dễ dàng theo dõi và đánh giá các khía cạnh khác nhau của hệ thống KSNB Qua việc sử dụng bảng câu hỏi, kiểm toán viên có thể xác định các điểm yếu trong hệ thống kiểm soát và thiết kế các thủ tục kiểm tra chi tiết hơn để kiểm soát và phát hiện các sai sót tiềm ẩn

Bảng 2 2 Câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB của doanh nghiệp

(Nguồn: Sách Kiểm toán, Bộ môn Kiểm toán (2019), Đại học Kinh tế TP.HCM)

Dựa trên kết quả đánh giá lại rủi ro kiểm soát, kiểm toán viên sẽ thiết kế và điều chỉnh các thử nghiệm cơ bản Nếu mức độ rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp, kiểm toán viên có thể giảm bớt phạm vi và mức độ chi tiết của các thử nghiệm cơ bản Ngược lại, nếu rủi ro kiểm soát cao, phạm vi và mức độ chi tiết của các thử nghiệm cơ bản sẽ được mở rộng để đảm bảo đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp và đầy đủ

Với thủ tục này, kiểm toán viên sẽ thu thập bảng tổng hợp TSCĐ và đối chiếu với sổ cái Sau đó, bảng tổng hợp số liệu được lập dựa trên bảng cân đối số phát sinh kỳ hiện tại và số liệu kỳ trước đã kiểm toán bao gồm thông tin chi tiết về TSCĐ hữu hình tăng, nhượng bán, ghi giảm, chuyển đổi, số khấu hao và khấu hao lũy kế Số dư đầu kỳ được đối chiếu với báo cáo tài chính kỳ trước và tính chính xác số học của bảng tổng hợp số liệu sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng

24 Ngoài ra, kiểm toán viên cũng thu thập danh sách TSCĐ tăng và giảm trong kỳ, chi tiết theo từng khoản mục và đối chiếu với bảng tổng hợp số liệu để đảm bảo các thay đổi được ghi nhận chính xác Những thủ tục này giúp xác minh tính hợp lý và hợp pháp của các giao dịch liên quan đến TSCĐ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, tôi lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính với cách tiếp cận nghiên cứu điển hình để tìm hiểu chi tiết về quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại Công ty TNHH Crowe Việt Nam Phương pháp định tính có thể cho phép khám phá các yếu tố, đặc điểm và quy trình kiểm toán TSCĐ từ góc nhìn của những người trực tiếp thực hiện quy trình, qua đó mang lại cái nhìn toàn diện và thực tế hơn.Việc áp dụng cách tiếp cận nghiên cứu điển hình giúp bài luận tập trung vào một trường hợp cụ thể trong thực tế, từ đó có thể mô tả chi tiết các bước thực hiện, công cụ và phương pháp sử dụng trong quá trình kiểm toán

Các cuộc phỏng vấn được thực hiện với những kiểm toán viên có kinh nghiệm nhằm thu thập thông tin chi tiết về quy trình kiểm toán TSCĐ Các câu hỏi phỏng vấn được thiết kế để khám phá các khía cạnh như lập kế hoạch kiểm toán, thu thập bằng chứng kiểm toán, xử lý và phân tích số liệu, cũng như các thách thức và biện pháp kiểm soát rủi ro trong quá trình kiểm toán Ngoài việc phỏng vấn, việc thu thập và phân tích các tài liệu liên quan đến quy trình kiểm toán tại Crowe Việt Nam cũng cần thiết cho nghiên cứu, bao gồm các hồ sơ kiểm toán trước đây, tài liệu hướng dẫn quy trình nội bộ của công ty, cũng như các tiêu chuẩn kiểm toán quốc tế và Việt Nam Việc phân tích tài liệu giúp tôi nắm bắt được các quy định, hướng dẫn và chuẩn mực đang được áp dụng trong quy trình kiểm toán TSCĐ, từ đó đối chiếu với thực tế để rút ra các kết luận hữu ích Sự kết hợp giữa phỏng vấn và phân tích tài liệu cho phép người đọc hình dung được một bức tranh toàn diện về quy trình kiểm toán TSCĐ tại Crowe Việt Nam, đồng thời là nền tảng để đưa ra các đề xuất biện pháp cải tiến quy trình hiệu quả.

Phương pháp thu thập số liệu

Để đảm bảo tính chính xác và khách quan của nghiên cứu, tác giả đã sử dụng kết hợp các phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua các cuộc phỏng vấn và khảo sát trực tiếp các kiểm toán viên tại Crowe Việt Nam Các công cụ thu thập bao gồm bảng câu hỏi khảo sát, phiếu phỏng vấn và ghi chú trực tiếp từ các buổi họp Việc sử dụng các công cụ này giúp tôi thu thập được thông tin

32 chi tiết, cụ thể và thực tế về quy trình kiểm toán TSCĐ từ góc nhìn cũng người tham gia quy trình

Khảo sát kiểm toán viên được thiết kế để thu thập các thông tin liên quan đến kinh nghiệm thực tế trong việc kiểm toán TSCĐ Bảng câu hỏi khảo sát được xây dựng với các câu hỏi mở và đóng, nhằm thu thập cả các dữ liệu định lượng và định tính Phiếu phỏng vấn được thiết kế linh hoạt để tạo điều kiện cho kiểm toán viên chia sẻ chi tiết về quy trình kiểm toán, các bước thực hiện và những tình huống cụ thể đã trải qua

Ngoài ra, tôi cũng thu thập số liệu thứ cấp từ các hồ sơ kiểm toán và tài liệu nội bộ của Crowe Việt Nam Các tài liệu này bao gồm các hồ sơ kiểm toán đã được thực hiện, tài liệu hướng dẫn kiểm toán nội bộ, các quy định, chuẩn mực chung và chương trình kiểm toán mẫu từ VACPA.Việc sử dụng số liệu thứ cấp giúp bổ sung và kiểm chứng các thông tin thu thập từ số liệu sơ cấp, đồng thời cung cấp cái nhìn tổng quan về bối cảnh và các quy định liên quan đến kiểm toán TSCĐ Số liệu thứ cấp cũng giúp tôi hiểu rõ hơn về các tiêu chuẩn, quy định và thực tiễn kiểm toán được áp dụng như thế nào tại công ty Bằng cách kết hợp số liệu sơ cấp và thứ cấp, tôi có thể đưa ra góc nhìn tổng quan về quy trình kiểm toán TSCĐ tại Crowe Việt Nam.

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Số liệu thu thập được sẽ được xử lý và phân tích một cách hệ thống và khoa học để đảm bảo tính chính xác và khách quan của nghiên cứu Đầu tiên, số liệu thu thập được sẽ tiến hành phân loại theo các tiêu chí như thời gian, loại TSCĐ, phương pháp kiểm toán và kết quả kiểm toán Việc phân loại này giúp tổ chức thông tin một cách logic, dễ dàng cho việc phân tích sau này

Các thông tin thu thập từ các cuộc phỏng vấn sẽ được mã hóa theo các chủ đề nghiên cứu để dễ dàng phân tích và đối chiếu Phương pháp phân tích nội dung sẽ được sử dụng để tìm ra các mẫu, xu hướng trong dữ liệu Việc phân tích này giúp phát hiện ra các vấn đề chính, các yếu tố trong quy trình kiểm toán và những điểm mạnh, điểm yếu của quy trình hiện tại Phân tích nội dung cho phép tôi nhận diện và tổng hợp các thông tin quan trọng từ các kết quả khảo sát và tài liệu, từ đó rút ra các kết luận

33 Cuối cùng, tôi sẽ tiến hành phân tích so sánh quy trình kiểm toán tại Crowe Việt

Nam với các quy trình chuẩn mực chung Việc so sánh này giúp đánh giá tính hiệu quả và phù hợp của quy trình kiểm toán tại Crowe Việt Nam, từ đó rút ra các kết luận và đề xuất nhằm cải thiện quy trình kiểm toán TSCĐ tại công ty Kết quả phân tích sẽ được trình bày chi tiết trong các chương tiếp theo của bài khóa luận, bao gồm những điểm mạnh cần duy trì và những khía cạnh cần cải tiến để nâng cao chất lượng kiểm toán tại

Crowe Việt Nam Việc so sánh cũng giúp xác định các khoảng cách giữa thực tiễn và chuẩn mực, từ đó đề xuất các giải pháp để tối ưu hóa quy trình kiểm toán TSCĐ

Tác giả đã làm rõ phương pháp nghiên cứu được sử dụng xuyên suốt trong bài khóa luận nhằm làm rõ đề tài “Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Crowe Việt Nam” Qua đó, người đọc có thể hình dung hướng đi khái quát của bài khóa luận, từ đó dễ dàng tiếp cận đến các thông tin và nội dung dung của bài khóa luận

THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN CROWE VIỆT NAM

Giới thiệu về Công ty TNHH Crowe Việt Nam

4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Hình 4 1 Công ty TNHH Crowe Việt Nam

Công ty TNHH Crowe Việt Nam được thành lập vào năm 2008, hiện là thành viên của Crowe Global - một trong những mạng lưới kế toán và tư vấn kinh doanh hàng đầu thế giới Ban đầu, Crowe Việt Nam tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ kiểm toán, kế toán và tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp trong nước Nhờ vào chất lượng dịch vụ và sự cải tiến không ngừng, Crowe Việt Nam nhanh chóng mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động

Qua nhiều năm hoạt động, công ty đã liên tục phát triển và hoàn thiện các dịch vụ của mình để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường Năm 2012, Crowe Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Crowe Global, tạo nên bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển của công ty Sự gia nhập này không chỉ giúp Crowe Việt Nam nâng cao uy tín mà còn giúp công ty mở rộng khả năng kết nối và hợp tác cùng với các thành viên trong mạng lưới quốc tế của Crowe Global

Từ khi thành lập, Crowe Việt Nam đã không ngừng mở rộng quy mô và phạm vi dịch vụ, từ các dịch vụ kiểm toán, kế toán đến các dịch vụ tư vấn chiến lược, tư vấn thuế và quản lý rủi ro Công ty cũng đã đầu tư mạnh mẽ vào việc phát triển nguồn nhân lực, với nhiều chương trình đào tạo và phát triển kỹ năng chuyên môn cho nhân viên Hiện nay, Crowe Việt Nam là một trong những công ty kiểm toán, kế toán và tư vấn tầm trung hàng đầu tại Việt Nam, phục vụ các khách hàng đa dạng từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa đến các tập đoàn lớn có vốn đầu tư nước ngoài

Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Crowe Việt Nam được thiết kế theo mô hình ma trận, nhằm tối ưu hóa việc quản lý và điều phối các hoạt động dịch vụ của công ty Ngoài các phòng ban, bộ phận chức năng chính, Crowe Việt Nam còn có các bộ phận hỗ trợ như Marketing và Công nghệ Thông tin để đảm bảo các hoạt động của công ty luôn diễn ra một cách trơn tru và hiệu quả nhất

Sơ đồ 4.1 Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Crowe Việt Nam

Chức năng chi tiết của từng phòng ban được trình bày cụ thể ở phụ lục 03 4.1.3 Lĩnh vực hoạt động chính

Crowe Việt Nam cung cấp một loạt các dịch vụ chuyên nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, bao gồm:

Dịch vụ Kiểm toán và đảm bảo

- Kiểm toán Báo cáo tài chính

- Kiểm toán Báo cáo tài chính vì mục đích thuế và dịch vụ quyết toán thuế

- Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành (kể cả Báo cáo tài chính hàng năm)

- Kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án

- Kiểm toán thông tin tài chính

- Ghi sổ kế toán và chuẩn bị Báo cáo tài chính

- Hỗ trợ và soát xét nghiệp vụ kế toán

- Chuẩn bị báo cáo lương

Dịch vụ Tư vấn thuế

- Hoàn tất các thủ tục và khai báo thuế CIT, VAT, PIT, FCT,

- Hỗ trợ và tư vấn thuế

- Lập kế hoạch chi phí thuế doanh nghiệp

- Tư vấn điều lệ và pháp luật thuế Việt Nam

- Soát xét sự tuân thủ và các rủi ro về thuế

- Đảm bảo kiểm toán thuế

Dịch vụ Tư vấn kinh doanh và đầu tư

- Hỗ trợ toàn bộ chu trình hoàn thành các Giấy phép đầu tư, Giấy phép kinh doanh, Giấy phép mở văn phòng đại diện

- Điều tra thị trường và nguồn nhân lực, cập nhật các tài liệu liên quan

- Dịch vụ soát xét Báo cáo tài chính

- Tư vấn nguồn nhân lực

- Tư vấn quản lý (không bao gồm tư vấn pháp luật)

Khái quát về quy trình kiểm toán TSCĐ tại Công ty TNHH Crowe Việt Nam 37 1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

Tại Công ty TNHH Crowe Việt Nam, quy trình kiểm toán chung được xây dựng tương tự như cơ sở lý thuyết, gồm 3 giai đoạn chính như sau:

Sơ đồ 4.2 Quy trình kiểm toán tại Công ty TNHH Crowe Việt Nam

4.2.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

Giai đoạn tiền kế hoạch bao gồm việc ký hợp đồng và cách tổ chức nhân sự trong một nhóm kiểm toán tại công ty được mô tả ở phụ lục 04

Giai đoạn lập kế hoạch

KTV bắt đầu tìm hiểu thông tin về môi trường hoạt động và hệ KSNB của khách hàng thông qua việc phỏng vấn, điều tra Liên quan đến những thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng thì KTV cần phải thu thập những thông tin về:

- Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro kiểm soát

- Xem xét các yếu tố gian lận (áp lực, thái độ và cơ hội)

Lập kế hoạch kiểm toán

Xem xét, đánh giá chấp nhận khách hàng và rủi ro hợp đồng

Lập hợp đồng kiểm toán và lựa chọn nhóm kiểm toán

Tìm hiểu, phân tích khách hàng

Phân tích sơ bộ BCTC Đánh giá chung về HTKSNB và rủi ro kiểm toán Xác định mức trọng yếu

Chuẩn bị trước khi thực hiện kiểm toán Kiểm tra HTKSNB

Kiểm tra cơ bản các phần hành trong BCTC

Tổng hợp kết quả kiểm toán

Soát xét chất lượng hồ sơ kiểm toánPhát hành BCKTLưu trữ hồ sơ kiểm toán

Từ những thông tin đã thu thập được, KTV sẽ thực hiện đánh giá rủi ro kiểm toán, mức trọng yếu và rủi ro có sai sót trọng yếu Rủi ro kiểm toán được xác định chủ yếu thông qua việc chấp nhận khách hàng và người sử dụng chủ yếu của BCTC đã được kiểm toán Đánh giá mức trọng yếu

Mức trọng yếu tổng thể BCTC được xác định qua rủi ro kiểm toán đã xác định trước đó (theo tỷ lệ %) và dựa vào một trong các tiêu chí như: tổng tài sản, tổng doanh thu, tổng chi phí, tổng lợi nhuận, tổng vốn chủ sở hữu, tổng lợi nhuận trước thuế Đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu Đối với việc đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thì công ty sẽ đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ BCTC và rủi ro sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu của khoản mục TSCĐ Sau đó thì KTV sẽ thiết kế các chương trình kiểm toán về nội dung, lịch trình, phạm vi của cuộc kiểm toán PIC sẽ thiết kế phân bổ công việc cụ, thời gian hoàn thành cho từng thành viên và sẽ được duyệt bởi QC trước khi đưa cho thành viên trong nhóm

4.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Kiểm tra hệ thống KSNB giúp giảm bớt quy mô và phạm vi các thử nghiệm cơ bản Các thủ tục của KSNB bao gồm: quan sát, phỏng vấn, kiểm tra chứng từ,… Quá trình kiểm tra hệ thống KSNB được thực hiện ngay trên giấy tờ làm việc và bao gồm 6 quy trình:

- Quy trình thu, chi tiền (C100)

- Quy trình tài sản cố định (C600)

40 Ở mỗi quy trình TSCĐ sẽ có ba nội dung chính bao gồm: tìm hiểu về quy trình, thử nghiệm kiểm soát và đánh giá rủi ro kiểm soát Tùy vào quy mô và tính chất của các đối tượng khách hàng, KTV sẽ thực hiện những thủ tục thích hợp

Tại Crowe Việt Nam, thử nghiệm cơ bản với phần hành TSCĐ được thực hiện thông qua hai thủ tục chính là thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết

Thực hiện thủ tục phân tích: KTV sẽ tính toán và phân tích những số liệu của phần hành TSCĐ như:

- Tỷ số tổng giá trị TSCĐ trên tài sản của số liệu năm nay với số liệu năm trước

- Phân tích sự hợp lý phát hiện các biến động không bình thường và yêu cầu khách hàng giải thích lý do

- Phân tích biến động 2 năm theo nguyên giá và khấu hao lũy kế theo từng loại TSCĐ KTV sẽ giải thích việc tăng giảm đó thông qua việc xem xét sổ cái của khách hàng

- Xem xét coi việc mua bán TSCĐ đó có phù hợp với tình hình hoạt động của khách hàng không

- Phỏng vấn khách hàng về lý do thay thế, thanh lý, đầu từ mới TSCĐ

Kiểm tra nguyên giá, khấu hao lũy kế và chi phí khấu hao TSCĐ: Ở bước này

KTV sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu số liệu nguyên giá, khấu hao của TSCĐ từ sổ theo dõi so với sổ chi tiết, biên bản kiểm kê của đơn vị để rà soát các chênh lệch, các nghiệp vụ ghi nhận tài sản bất thường không đúng theo quy định Đồng thời, KTV cũng kiểm tra việc phân bổ chi phí khấu vào các tài khoản chi phí của doanh nghiệp

Kiểm tra các nghiệp vụ tăng TSCĐ: Kiểm toán viên sẽ kiểm tra các nghiệp vụ trên sổ cái liên quan đến tài khoản TSCĐ để xác định xem trong năm, khách hàng có mua TSCĐ hoặc chuyển từ quá trình xây dựng cơ bản dở dang sang TSCĐ hay không Nếu có, KTV sẽ dựa trên nghiệp vụ đó để kiểm tra các chứng từ chi tiết liên quan Nếu như số lượng nghiệp vụ quá lớn, KTV sẽ tiến hành chạy mẫu để biết số lượng nghiệp vụ cần kiểm tra KTV cũng sẽ kiểm tra việc ghi nhận tài sản có tuân thủ đúng theo Thông

41 tư 45/2018/TT-BTC hay không, đảm bảo rằng số tiền nguyên giá được ghi nhận phù hợp Ngoài ra, KTV cần xác định quyền kiểm soát TSCĐ của đơn vị bằng cách kiểm tra các chứng từ liên quan KTV cũng xem xét việc ghi nhận giữa tài khoản TSCĐ và tài khoản xây dựng cơ bản dở dang, trong đó bao gồm việc mua sắm TSCĐ, xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn TSCĐ Đối với các sửa chữa lớn, KTV cần phỏng vấn khách hàng để hiểu rõ việc sửa chữa sẽ giúp TSCĐ khôi phục lại chức năng ban đầu hay nâng cao giá trị của nó Đồng thời, KTV phải kiểm tra tính đầy đủ và chính xác của việc tập hợp, quyết toán chi phí sửa chữa của khách hàng theo các phát sinh trên sổ nhật ký chung

Kiểm tra nghiệp vụ giảm TSCĐ: Tương tự như việc kiểm tra tăng TSCĐ, KTV cũng sẽ rà soát các nghiệp vụ trên sổ cái để xác định xem trong năm, khách hàng có thanh lý TSCĐ nào hay không Nếu có, KTV sẽ dựa trên các nghiệp vụ này để tìm và kiểm tra các chứng từ liên quan như biên bản thanh lý, hóa đơn và hợp đồng KTV sẽ đối chiếu thông tin về tên, số hiệu và thời gian thanh lý của TSCĐ trên các chứng từ để xác nhận rằng tài sản đó đã được thanh lý đúng quy định Ngoài ra, cần kiểm tra xem có tài sản nào đã được thanh lý nhưng chưa được ghi nhận giảm trên sổ sách kế toán của khách hàng hay không Cuối cùng, KTV sẽ xem xét phần thuyết minh để đảm bảo rằng các thông tin liên quan đến việc thanh lý TSCĐ được trình bày đầy đủ và hợp lý

4.2.3 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán Đây là giai đoạn cuối cùng của cuộc kiểm toán Trong giai đoạn này KTV sẽ hoàn thành các công việc sau:

Xem xét lại giấy tờ làm việc: KTV chịu trách nhiệm phần hành TSCĐ sẽ rà soát lại toàn bộ giấy tờ làm việc của mình xem chúng đã đầy đủ và có thể đưa ra kết luận hay cần thu thập thêm bằng chứng nào không

Xem xét sự kiện phát sinh sau niên độ: Các sự kiện phát sinh sau niên độ có thể ảnh hưởng đến khoản mục TSCĐ, vì vậy cần được rà soát kỹ lưỡng

Tổng hợp kết quả kiểm toán: PIC sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc tổng hợp giấy tờ làm việc của các phần hành bao gồm cả TSCĐ và lập báo cáo kiểm toán cho khách hàng, kèm theo các đề nghị và điều chỉnh

Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại công ty ABC

4.3.1 Tìm hiểu chung về công ty được kiểm toán – Công ty ABC

Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Việt Nam ABC

Tên viết tắt: Vietnam ABC Co., Ltd

Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất và gia công các loại dây luồn, các loại dây thun Niên độ kế toán: 01/01/2023 - 31/12/2023 Đơn vị tiền tệ: Việt Nam Đồng (VND)

Chế độ kế toán: Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22 tháng 12 năm

Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung

Phương pháp khấu hao: Phương pháp đường thẳng

Công ty TNHH Việt Nam ABC với 100% vốn đầu tư từ Nhật Bản (từ đây về sau được gọi là “Đơn vị”) là khách hàng cũ đã được công ty kiểm toán vào năm trước nên những thông tin của công ty đã được lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán năm ngoái Trước khi tiến hành ký hợp đồng kiểm toán, BGĐ của Công ty Crowe Việt Nam đã trao đổi với khách hàng ABC về tình hình hoạt động kinh doanh cũng như các sự thay đổi trong năm nay so với năm ngoái Sau khi tìm hiểu và nhận thấy đơn vị không phát sinh những vấn đề phức tạp mới, BGĐ Công ty và đơn vị đã quyết định ký tiếp hợp đồng kiểm toán và xác định rủi ro kiểm toán là 10%

4.3.2 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

4.3.2.1 Tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB của Công ty TNHH Việt Nam ABC

KTV đánh giá hệ thống KSNB đối với khoản mục TSCĐ được thực hiện thông qua việc quan sát quá trình kiểm kê TSCĐ tại đơn vị, cùng với phỏng vấn kế toán hoặc người chịu trách nhiệm trực tiếp về TSCĐ Những thông tin thu thập được từ các hoạt

43 động này sẽ giúp kiểm toán viên xác định mức độ trọng yếu và rủi ro kiểm toán đối với TSCĐ

Phỏng vấn đơn vị về các chính sách kế toán liên quan đến TSCĐ thông qua bảng câu hỏi như sau:

Hình 4 2 Bảng câu hỏi liên quan đến vấn đề thuế của khoản mục TSCĐ

(Nguồn: Trích giấy tờ làm việc tại Công ty TNHH Crowe Việt Nam)

Hình 4 3 Bảng câu hỏi về quy trình và chính sách quản lý TSCĐ tại đơn vị

(Nguồn: Trích giấy tờ làm việc tại Công ty TNHH Crowe Việt Nam)

Bên cạnh đó, nhằm thu thập thông tin và hiểu biết về quy trình ghi chép TSCĐ tại đơn vị, KTV có thể tiến hành kiểm tra sổ nhật ký chung của đơn vị liên quan đến TSCĐ Sau đó, các thông tin này được tổng hợp vào bảng bao gồm: loại tài khoản ghi nhận cho mỗi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến TSCĐ, mô tả bản chất của nghiệp vụ và các chứng từ liên quan

Khi phát sinh giao dịch liên quan đến TSCĐ, KTV xem xét việc phân quyền có được thực hiện đầy đủ hay không (bao gồm trách nhiệm của người bảo quản, ghi sổ, xét

45 duyệt việc mua, thanh lý hay nhượng bán TSCĐ) cũng như kiểm tra tính thẩm quyền của người phê duyệt các giao dịch này Ngoài ra, KTV còn đánh giá sự phù hợp của các bút toán với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, xem xét việc kê khai đầy đủ các loại thuế liên quan, thời điểm ghi nhận khấu hao TSCĐ có hợp lý hay không và đơn vị có các biện pháp quản lý rủi ro liên quan đến TSCĐ hay không

Hình 4 4 Bảng thu thập thông tin về việc ghi nhận chi phí khấu hao tại

Công ty ABC (Nguồn: Trích giấy tờ làm việc tại Công ty TNHH Crowe Việt Nam)

4.3.2.2 Xác định mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán

Sau khi tiến hành phỏng vấn, điều tra và tìm hiểu thông tin về quy trình ghi nhận TSCĐ cũng như hệ thống KSNB đối với TSCĐ tại đơn vị, KTV nhận định rằng rủi ro tiềm tàng ở mức thấp và rủi ro kiểm soát đươc đặt ở mức tối đa Từ đó, KTV tiến hành lập kế hoạch thực hiện kiểm toán

Hình 4 5 Đánh giá mức rủi ro của đơn vị ABC (Nguồn: Trích giấy tờ làm việc tại Công ty TNHH Crowe Việt Nam)

Qua các bước tìm hiểu và phân tích lĩnh vực hoạt động của đơn vị, một số chỉ tiêu trên BCTC, trưởng nhóm kiểm toán (PIC) đã lựa chọn chỉ tiêu doanh thu để làm cơ sở xác định mức độ trọng yếu, bởi vì doanh thu chiếm tỷ lệ rủi ro cao nhất trong BCTC của đơn vị Tại Công ty Crowe Việt Nam, mức trọng yếu thực hiện (PM) thường được xác định là khoảng 75% mức trọng yếu tổng thể (OM) tùy vào khách hàng Mức sai sót có thể bỏ qua (TT) thường được xác định là khoảng 5% mức trọng yếu tổng thể Từ đó,

46 đặt ra các mức trọng yếu tổng thể (OM), mức trọng yếu thực hiện (PM), mức sai sót có thể bỏ qua (TT) như sau:

Hình 4 6 Xác định mức trong yếu của đơn vị ABC (Nguồn: Trích giấy tờ làm việc tại Công ty TNHH Crowe Việt Nam) 4.3.3 Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Thử nghiệm cơ bản: Do quá trình đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị ABC đưa ra kết quả rủi ro kiểm soát của đơn vị được đặt ở mức tối đa, nên KTV không tiến hành thực hiện thử nghiệm kiểm soát mà trực tiếp thực hiện các thủ tục trong thử nghiệm cơ bản với đơn vị ABC trong cuộc kiểm toán lần này

Thực hiện chứng kiến kiểm kê cuối kỳ

KTV tiến hành chứng kiến kiểm kê cuối kỳ đối với TSCĐ tại đơn vị Đây là một thủ tục nhằm đảm bảo tính hiện hữu và quyền sở hữu của TSCĐ tại thời điểm cuối kỳ

- Thời gian thực hiện: Nhóm kiểm kê bao gồm các KTV thực hiện chứng kiến kiểm kê cuối kỳ tại đơn vị vào ngày 29/12/2023

- Thủ tục: Kiểm kê các TSCĐ hữu hình có giá trị lớn, phát sinh tăng trong kỳ

Do số lượng TSCĐ hữu hình tại đơn vị tương đối nhiều, KTV sẽ sử dụng hệ thống sẵn có để chọn mẫu kiểm kê

- Kết quả: Sau khi chứng kiến kiểm kê cùng đơn vị, kết quả cho thấy các TSCĐ được ghi nhận trên báo cáo tài chính đều hiện hữu và thuộc quyền sở hữu của đơn vị Biên bản kiểm kê có chữ ký xác nhận của đơn vị kiểm kê và KTV chứng kiến kiểm kê được lưu lại trên hệ thống công ty Cuối cùng, kết quả được nhập liệu lên Test form để nhóm kiểm toán dễ dàng theo dõi trong quá trình sau này

Hình 4 7 Biên bản kiểm kê TSCĐ của đơn vị ABC (Nguồn: Trích giấy tờ làm việc tại Công ty TNHH Crowe Việt Nam)

Thông qua các thông tin và dữ liệu trong bảng cân đối kế toán, bảng cân đối phát sinh, sổ chi tiết, sổ nhật ký chung và bảng chi tiết khấu hao TSCĐ do khách hàng cung cấp, KTV thực hiện phân tích biến động hai năm với chỉ tiêu nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế, cụ thể như sau:

- Tính và tổng hợp số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ của mỗi loại tài sản đến thời điểm hiện tại, đồng thời tính toán giá trị biến động của TSCĐ

- So sánh và phân tích sự biến động, từ đó tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra giải thích phù hợp Trong trường hợp KTV không xác định được nguyên nhân, có thể phỏng vấn BGĐ của đơn vị để có được giải thích cho sự biến động đó Nội dung thủ tục được trình bày trên giấy tờ làm việc như sau:

Hình 4 8 Phân tích biến động hai năm của khoản mục TSCĐ

(Nguồn: Trích giấy tờ làm việc tại Công ty TNHH Crowe Việt Nam)

Từ bảng phân tích biến động số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ, KTV nhận thấy được rằng TSCĐ của đơn vị tăng lên trong năm là 183,809,091 VND, cụ thể do đơn vị mua thêm máy móc thiết bị mới Trong đó, KTV có thể khoanh vùng bất thường ở mục “2114 Thiết bị, dụng cụ quản lý” vì biến động tăng nhỏ hơn điều kiện giá trị ghi nhận của TSCĐ

Thủ tục kiểm tra chi tiết

Kiểm tra nguyên giá của TSCĐ: KTV sẽ tiến hành thu thập các thông tin về số dư đầu kỳ của TSCĐ, các biến động tăng giảm trong năm để tính toán giá trị của TSCĐ và đối chiếu với số liệu trên bảng cân đối số phát sinh của tài khoản Việc kiểm tra nguyên giá của TSCĐ tại thời điểm cuối kỳ được trình bày thành bảng như sau:

Hình 4 9 Kiểm tra nguyên giá của TSCĐ (Nguồn: Trích giấy tờ làm việc tại Công ty TNHH Crowe Việt Nam)

Khảo sát đánh giá về quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại Công ty TNHH

4.4.1 Khảo sát hồ sơ kiểm toán

4.4.1.1 Mục tiêu khảo sát Để tìm hiểu sâu hơn về quy trình thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ trong thực tế được áp dụng tại Công ty TNHH Crowe Việt Nam, tác giả tiến hành khảo sát thêm các hồ sơ kiểm toán của khách hàng trước đó Qua đây, ta có thể hình dung được trong quá trình kiểm toán, KTV có tiến hành đầy đủ những thủ tục như quy trình mà công ty đề ra cho các khách hàng hay không

Thời gian khảo sát: Tháng 4 năm 2024 Đối tượng khảo sát: Hồ sơ kiểm toán của 10 công ty, là khách hàng cũ và mới của Công ty TNHH Crowe với quy mô từ lớn đến vừa và nhỏ

Chi tiết thông tin về loại hình doanh nghiệp và quy mô của từng khách hàng được khảo sát sẽ được đề cập ở phụ lục 05

Phương pháp khảo sát: Thông qua giấy tờ làm việc và hồ sơ kiểm toán được lưu trữ ở nội bộ Công ty TNHH Crowe Việt Nam

Bảng 4 1 Kết quả khảo sát hồ sơ kiểm toán

STT Quy trình kiểm toán Hồ sơ kiểm toán của các công ty Tổng

Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

1 Thực hiện tìm hiểu hệ thống KSNB X X X X X X X X X X 100%

2 Thu thập thông tin về khoản mục TSCĐ X X X X X X X X X X 100%

3 Tìm hiểu và phân tích tình hình tài chính của công ty khách hàng X X X X X X X X X X 100%

4 Xác nhận mức rủi ro và sai sót trọng yếu đối với khoản mục TSCĐ X X X X X X X X X X 100%

5 Thiết kế chương trình kiểm toán X X X X X X X X X X 100% Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Phỏng vấn, kiểm tra khách hàng về việc tuân thủ các quy định về

TSCĐ và thủ tục kiểm soát

2 Kiểm tra sự xét duyệt của các bộ chứng từ liên quan X O O X O O X O O O 30%

3 Chứng kiến kiểm kê TSCĐ tại khách hàng X X X O O X X O X O 60%

Thủ tục phân tích biến động hai năm đối với số dư TSCĐ để phát hiện các biến động bất thưởng

Thực hiện kiểm tra nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ trên bản theo dõi của khách hàng so với bảng cân đối số phát sinh

Xem xét ghi nhận và phân loại TSCĐ so với các chuẩn mực, quy định hiện hành

Lập bảng tính lại chi phí khấu hao, khấu hao lũy kế và đối chiếu với khách hàng

Rà soát và xem xét việc phân bổ chi phí khấu hao vào các tài khoản chi phí tương ứng trong kỳ

9 Phỏng vấn khách hàng về thơi gian hữu ích của

10 Chạy mẫu và chọn mẫu nghiệp vụ tăng, giảm

11 Kiểm tra chi tiết chứng từ các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ X X X X X X X X X X 100%

Giai đoạn hoàn thành kiểm toán

Tập hợp các vấn đề được phát hiện bởi các thành viên và trưởng nhóm kiểm toán

2 Trao đổi với khách hàng về các bút toán điều chỉnh sai sót trọng yếu X X X X X X X X X X 100%

(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán của Công ty TNHH Crowe Việt Nam)

Từ kết quả khảo sát hồ sơ kiểm toán của 10 đơn vị khách hàng của Công ty TNHH Crowe Việt Nam trong năm 2023, có thể thấy được hầu hết các bước trong quy trình kiểm toán TSCĐ đều được KTV thực hiện đầy đủ Tuy nhiên, kết quả trên chỉ ra chỉ có khoản 40% - 30% hồ sơ kiểm toán có thực hiện thử nghiệm kiểm soát Nguyên nhân có thể các 60% đơn vị còn lại có quy mô vừa và nhỏ với hệ thống KSNB yếu kém nên KTV có thể lượcmu bỏ thử nghiệm kiểm soát để tiết kiệm thời gian và công sức Thử nghiệm kiểm soát đa số được KTV thực hiện đối với những khách hàng mới, khách hàng có lĩnh vực kinh doanh đặc thù mà KTV nghi ngờ về việc vận hành của đơn vị hoặc năm nay khách hàng có sự thay đổi chính sách, nhân sự lớn Ở giai đoạn thực hiện kiểm toán, dựa trên 10 hồ sơ kiểm toán có khoảng 60% khách hàng được KTV thực hiện chứng kiến kiểm kê TSCĐ bởi vì KTV thường bỏ qua thủ tục này đối với khách hàng nhỏ hay khách hàng không có nhiều TSCĐ cũng như biến động liên quan đến TSCĐ trong kỳ

Tại bước phỏng vấn khách hàng về xác định thời gian hữu ích của TSCĐ, khảo sát cho ra kết quả 10% hồ sơ kiểm toán có thực hiện Điều này phản ánh rằng KTV chỉ rà soát thời gian sử dụng hữu ích trong trường hợp doanh nghiệp có chênh lệch quá lớn so với khung hướng dẫn của Bộ tài chính

59 Việc chạy mẫu và chọn mẫu để kiểm tra chi tiết nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ chỉ đạt kết quả 20% do thông thường số lượng nghiệp vụ này tại các khách hàng là không quá nhiều đặc biệt với những đơn vị quy mô vừa và nhỏ, nên KTV sẽ kiểm tra toàn bộ các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ phát sinh trong kỳ Trong bảng khảo sát trên có các khách hàng quy mô lớn với nhiều nghiệp vụ phát sinh trong năm nên KTV cần thực hiện chạy mẫu để chọn ra các nghiệp vụ và kiểm tra chi tiết chứng từ của chúng

4.4.2 Khảo sát kiểm toán viên

Thu thập ý kiến đánh giá của KTV về sự cần thiết của các thủ tục trong quy trình kiểm toán TSCĐ tại Công ty TNHH Crowe Việt Nam thông qua bảng câu hỏi khảo sát Đồng thời, tác giả tiến hành ghi nhận quan điểm của các KTV về những rủi ro, khó khăn thường gặp khi kiểm toán phần hành TSCĐ và tính khả thi của một số biện pháp nhằm cải thiện quy trình kiểm toán tại công ty

Thời gian khảo sát: Tháng 5 năm 2024 Đối tượng khảo sát: Các KTV trực tiếp thực hiện kiểm toán phần hành TSCĐ với đa dạng các vị trí Assistant 1, Assistant 2, Senior 1, Senior 2, Senior 3

Phương pháp khảo sát: Hoàn thành bảng câu hỏi và tiến hành gửi bảng khảo sát qua email của các đối tượng khảo sát Bảng khảo sát với phương thức trắc nghiệm và cho đánh giá theo thang điểm Cụ thể như sau:

- Khảo sát về mức độ cần thiết thực hiện của các thủ tục trong quy trình kiểm toán TSCĐ, bảng khảo sát được đánh giá dựa trên 5 mức độ: [1] Rất không cần thiết, [2] Không cần thiết, [3] Bình thường, [4] Cần thiết, [5] Rất cần thiết Kết quả khảo sát là ý kiến đánh giá cá nhân của các KTV sau quá trình làm việc tại công ty về các thủ tục trong quy trình kiểm toán TSCĐ, trên thực tế các KTV vẫn cố

60 gắng thực hiện tối đa các thủ tục trong phạm vi thời gian cho phép và đảm bảo thu được hiệu quả tốt nhất

- Khảo sát về những rủi ro và khó khăn thường gặp trong quá trình kiểm toán TSCĐ được thiết kế theo dạng trắc nghiệm, được lựa chọn nhiều phương án phù hợp trong câu trả lời

- Khảo sát về mức độ khả thi của một số biện pháp nhằm cải thiện quy trình kiểm toán TSCĐ, bảng khảo sát được xây dựng theo 5 mức độ ý kiến: [1] Rất không khả thi, [2] Không khả thi, [3] Bình thường, [4] Khả thi, [5] Rất khả thi

Chi tiết thông tin bảng khảo sát được trình bày ở phụ lục 06

Bảng 4 2 Thông tin KTV tham gia khảo sát

Số năm kinh nghiệm của KTV Số lượng Tỷ lệ

(Nguồn: Bảng khảo sát KTV)

Có thể thấy, khảo sát được thực hiện bởi các KTV có kinh nghiệm và vị trí khác nhau Từ đó, tác giả sẽ thu thập được các ý kiến khách quan và góc nhìn đa chiều cho những vấn đề được đặt ra trong quy trình kiểm toán TSCĐ

Bảng 4 3 Kết quả khảo sát tính cần thiết của các thủ tục kiểm toán TSCĐ

STT Các thủ tục [1] [2] [3] [4] Mức độ cần thiết [5] Tổng Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

1 Thực hiện tìm hiểu hệ thống KSNB riêng cho khoản mục TSCĐ 25% 17% 58% 4.33

2 Đánh giá lại hệ thống KSNB đối với khách hàng cũ 8% 33% 50% 8% 3.50

3 Tìm hiểu và phân tích tình hình tài chính của công ty khách hàng 83% 17% 4.17

4 Xác nhận mức rủi ro đối với từng khoản mục 58% 42% 4.42 Giai đoạn thực hiện kiểm toán

1 Phỏng vấn, kiểm tra khách hàng về việc tuân thủ các quy định về TSCĐ và thủ tục kiểm soát 42% 58% 3.58

2 Kiểm tra sự xét duyệt của các bộ chứng từ liên quan 8% 50% 33% 8% 3.42

3 Chứng kiến kiểm kê TSCĐ tại khách hàng 75% 25% 4.25

4 Thủ tục phân tích biến động hai năm đối với số dư TSCĐ để phát hiện các biến động bất thưởng 25% 58% 17% 3.92

Thực hiện kiểm tra nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ trên bản theo dõi của khách hàng so với bảng cân đối số phát sinh

6 Xem xét ghi nhận và phân loại TSCĐ so với các chuẩn mực, quy định hiện hành 33% 67% 4.67

7 Lập bảng tính lại chi phí khấu hao, khấu hao lũy kế và đối chiếu với khách hàng 17% 83% 4.83

8 Rà soát và xem xét việc phân bổ chi phí khấu hao vào các tài khoản chi phí tương ứng trong kỳ 17% 50% 33% 4.17

9 Kiểm tra chi tiết chứng từ các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ 58% 42% 4.42 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán

1 Tập hợp các vấn đề được phát hiện bởi các thành viên và trưởng nhóm kiểm toán 25% 75% 4.75

2 Trao đổi với khách hàng về các bút toán điều chỉnh sai sót trọng yếu 100% 5.00

(Nguồn: Bảng khảo sát KTV)

Dựa trên bảng kết quả khảo sát, có thể thấy hầu hết KTV đều đồng ý về sự cần thiết của các thủ tục kiểm toán phần hành TSCĐ mà Công ty TNHH Crowe Việt Nam áp dụng cho các khách hàng Tuy nhiên, vẫn còn một số thủ tục bị đánh giá là chưa cần thiết hoặc chỉ ở mức độ trung bình khi thực hiện kiểm toán Ở giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, đa số các thủ tục đều được đánh giá là cần thiết ở mức cao Tuy nhiên, có ý kiến đánh giá thấp sự cần thiết của thủ tục đánh giá lại hệ thống KSNB đối với khách hàng cũ Về mặt lý thuyết, việc thiết kế các thủ tục đánh giá

62 hệ thống KSNB của khách hàng hằng năm là cần thiết để phát hiện những sự thay đổi mới trong năm kiểm toán Nhưng trong thực tế, KTV thường bỏ qua bước này đối với những khách hàng cũ bởi tâm lý đã hiểu rõ về hệ thống KSNB của khách hàng qua quá trình thực hiện kiểm toán từ các năm trước

Tương tự như trên, đối với thử nghiệm kiểm soát ở giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV cũng không đáng giá cao sự cần thiết của việc thực hiện các thủ tục này Bên cạnh đó, thử nghiệm cơ bản lại được các KTV chủ trọng hơn hết và thực hiện khá đầy đủ ở các cuộc kiểm toán thông qua việc đánh giá mức độ cần thiết rất cao Trong đó, có thủ tục phân tích biến động giữa hai năm được các KTV xếp ở mức độ ít cần thiết hơn những thủ tục khác Như vậy, ở một số công ty với số liệu phần hành TSCĐ nhỏ, đơn giản hoặc trong trường hợp bị giới hạn thời gian do khách hàng cần phát hành báo cáo sớm, KTV có thể không dành quá nhiều thời gian để phân tích những biến động nhỏ giữa hai năm mà tập trung hơn vào việc kiểm tra chi tiết, đối chiếu số liệu ở các thủ tục khác

NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

Nhận xét về quy trình kiểm toán TSCĐ tại Công ty TNHH Crowe Việt Nam

Qua trải nghiệm làm việc thực tế tại Công ty TNHH Crowe Việt Nam với vai trò trợ lý kiểm toán, tác giả đã học hỏi được nhiều kiến thức chuyên sâu về ngành Kiểm toán cũng như các quy định kiểm toán cho những phần hành cụ thể Bên cạnh đó, thông qua việc tiến hành nghiên cứu kết hợp với việc thực hiện khảo sát thực tế, tác giả đã nhận thấy một số ưu, nhược điểm của quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại Công ty TNHH Crowe Việt Nam

Nhìn chung, quy trình kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Crowe Việt Nam được xây dựng khá chặt chẽ, đầy đủ các thủ tục cần thiết và hầu như đều được tuân thủ bởi KTV trong quá trình thực hiện kiểm toán Từ đó, tác giả đã chọn lọc ra những ưu điểm nổi bật của trong việc thiết kế quy trình kiểm toán TSCĐ tại công ty

Trước tiên, có thể kể đến một trong số những ưu điểm của quy trình như việc công ty luôn tiến hành nghiên cứu thông tin và xem xét khách hàng một cách cẩn thận trước khi ký kết hợp đồng kiểm toán với bất kỳ khách hàng mới nào Điều này có thể thấy được thông qua kết quả khảo sát ở bảng 4.3, tỷ lệ 100% các hồ sơ kiểm toán có ghi nhận về việc thực hiện tìm hiểu và phân tích tình hình tài chính của khách hàng Ngoài ra, ở bảng 4.5 kết quả khảo sát KTV, có đến 83% KTV cho rằng là cần thiết và 17% KTV đưa ra ý kiến rất cần thiết khi thực hiện tìm hiểu kỹ về đối tượng khách hàng Quá trình này không chỉ để đảm bảo việc ký kết với khách hàng mà còn giúp KTV tiết kiệm thời gian trong việc lập kế hoạch kiểm toán phù hợp và phân bổ nhân sự, thời gian làm việc một cách hợp lý Thông thường, trưởng nhóm kiểm toán sẽ thảo luận các thông tin được thu thập về khách và những lưu ý đáng quan tâm với các thành viên trong nhóm trước khi tham gia kiểm toán Trong trường hợp đặc biệt, sẽ có sự tham gia của BGĐ công ty vào buổi họp thảo luận cùng với nhóm kiểm toán nếu khách hàng có những vấn đề quá phức tạp

Thứ hai, như đã đề cập ở trên, quy trình kiểm toán cho khoản mục TSCĐ trong BCTC tại công ty được xây dựng bởi ban lãnh đạo gồm những chuyên gia giàu kinh nghiệm dựa trên cơ sở chương trình kiểm toán mẫu đảm bảo tuân thủ và hiệu quả Do

69 đó, quy trình kiểm toán tại công ty đã đầy đủ các thủ tục cơ bản Dựa trên kết quả khảo sát trước đó ở bảng 4.3 và 4.5, có thể thấy tuy có nhiều ý kiến khác nhau về những thủ tục trong quy trình và việc áp dụng từng thủ tục với mỗi khách hàng nhưng hầu hết các KTV đều thực hiện đa số các thủ tục quy định một cách linh hoạt với từng đối tượng khách hàng cụ thể nhằm gia tăng hiệu quả và tiết kiệm thời gian Trước khi đưa ra ý kiến kiểm toán về BCTC nói chung và khoản mục TSCĐ nói riêng, các bằng chứng và thông tin thu thập với nhiều cách thức thu thập khác nhau, được xem xét và đánh giá bởi nhiều KTV có chuyên môn cao, nhằm đảm bảo ý kiến kiểm toán được đưa ra là phù hợp nhất Việc phỏng vấn các nhân viên liên quan đến công tác kế toán thường được giao cho các KTV giàu kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng thông tin thu thập từ khách hàng

Thứ ba, việc áp dụng các công cụ công nghệ thông tin để hỗ trợ trong quá trình thực hiện kiểm toán cũng được công ty chú trọng nhằm tăng hiệu quả công việc KTV tại công ty tiết kiệm được khá nhiều thời gian nhờ hệ thống các công cụ hỗ trợ có thể kể đến như công cụ chọn mẫu “sampling form”, thường được sử dụng khi số lượng mẫu cần kiểm tra chi tiết quá lớn Hiện tại, công ty đang sử dụng dịch vụ đám mây

"OneDrive" để chia sẻ các dữ liệu giữa các KTV trong nhóm kiểm toán khi thực hiện các giấy tờ làm việc bằng công cụ Excel Song song với đó, công ty cũng đang thử nghiệm phần mềm kiểm toán “CCH” đối với một nhóm KTV nhất định với những khách hàng có số liệu đơn giản Đây là một công cụ mới của công ty nhằm giúp các KTV thao tác giấy tờ làm việc một cách dễ dàng cũng như giúp trưởng nhóm kiểm toán (PIC) có thể dễ dàng chia sẻ, quản lý thông tin, dữ liệu của khách hàng và theo dõi tiến độ công việc của các KTV Bên cạnh đó, phần mềm cũng tiện lợi hơn cho người kiểm soát chất lượng (QC) khi kiểm tra, xem xét và cho đánh giá về các giấy tờ làm việc Dự kiến có thể triển khai sử dụng phần mềm này trên toàn công ty trong những năm tới

Cuối cùng, công ty có điểm sáng trong việc lưu trữ thông tin khi áp dụng chính sách hạn chế việc lưu trữ hồ sơ kiểm toán dưới dạng giấy, nhằm tiết kiệm giấy và bảo vệ môi trường cũng như tránh tình trạng đánh mất tài liệu và dễ dàng tìm kiếm trong các đợt kiểm toán tiếp theo Hồ sơ kiểm toán chỉ được lưu trữ dưới dạng giấy trong vòng một năm để giảm thiểu các rủi ro mất mát, hư hỏng và chiếm diện tích Các dữ liệu, hồ sơ từ những năm trước và hiện tại đều được lưu trữ trên “OneDrive” và trong thời gian

70 tới là phần mềm kiểm toán “CCH” của công ty, giúp việc truy cập và xuất dữ liệu để tham chiếu trở nên nhanh chóng và thuận tiện cho các nhân viên

Bên cạnh những điểm mạnh trong quy trình kiểm toán BCTC nói chung cũng như kiểm toán khoản mục TSCĐ nói riêng thì vẫn còn tồn tại một số nhược điểm không thể phủ nhận Những yếu điểm này có thể ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán của công ty trong tương lai nếu không được khắc phục kịp thời Đầu tiên, có thể kể đến công ty thường không thực hiện các đánh giá hệ thống KSNB cũng như thử nghiệm kiểm soát khi kiểm toán khoản mục TSCĐ đối với khách hàng quy mô vừa và nhỏ hoặc với các khách hàng cũ của công ty Kết quả từ việc khảo sát các hồ sơ kiểm toán cũ ở bảng 4.3 cho thấy rõ chỉ có khoảng 30 – 40% các hồ sơ có thực hiện các thử nghiệm kiểm soát Thêm vào đó, đa số các KTV không ưu tiên thực hiện thử nghiệm kiểm soát trong quá trình kiểm toán khoản mục TSCĐ khi số điểm cần thiết được đánh giá ở khoảng 3.5/5 điểm ở bảng 4.5 kết quả khảo sát KTV Đặc biệt, số lượng KTV lựa chọn mức cần thiết trung bình chiếm tỷ lệ khá cao, dẫn đến mức đánh giá khá thấp so với những thủ tục khác Nguyên nhân dẫn đến điều trên có thể do đối với các khách hàng nhỏ và vừa có hệ thống KSNB yếu kém nên KTV quyết định bỏ qua thử nghiệm kiểm soát hoặc đối với những khách hàng cũ, KTV mang tâm thế chủ quan vì đã có sự hiểu biết nhất định về hệ thống KSNB của khách hàng Mặc dù điều này giúp giảm bớt áp lực thời gian và giúp KTV có thể tập trung thực hiện các thử nghiệm cơ bản đối với khoản mục nhưng làm giảm khả năng phát hiện rủi ro kiểm soát hoặc không nhận ra sự thay đổi trong hệ thống KSNB mà khách hàng không đề cập đến

Thứ hai, dựa trên bảng 4.3 chỉ có khoảng 60% các hồ sơ kiểm toán được thực hiện thủ tục kiểm kê cuối kỳ Trong khi đó, ở bảng 4.5 có đến 75% các KTV đều cho rằng thủ tục chứng kiến kiểm kê là cần thiết và 25% KTV cho rằng rất cần thiết khi thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ Qua đó có thể thấy, KTV cũng nhận thấy sự quan trọng của việc chứng kiến kiểm kê cuối kỳ, tuy nhiên, do giới hạn về mặt thời gian và nhân lực nên công ty thường có xu hướng bỏ qua thủ tục này đối với những khách hàng có quy mô nhỏ hoặc những khách hàng không có nhiều biến động liên quan đến TSCĐ trong kỳ kế toán Điều này sẽ dẫn đến một số hạn chế như KTV có thể bỏ lỡ cơ hội xác

71 nhận trực tiếp sự tồn tại và tình trạng của các TSCĐ, từ đó giảm đi mức độ tin cậy của các bằng chứng kiểm toán Trong một số trường hợp, việc không thực hiện kiểm kê có thể dẫn đến những sai sót hoặc gian lận không được phát hiện, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có quản lý tài sản chưa chặt chẽ Bên cạnh đó, khi tiến hành chứng kiến kiểm kê, KTV khó có thể đánh giá chính xác tình trạng TSCĐ khi không sự hỗ trợ từ các chuyên gia Điều này sẽ giảm đi sự hiệu quả của việc chứng kiểm kê TSCĐ

Thứ ba, kết quả từ việc khảo sát cho thấy hầu hết các KTV (58% cho là cần thiết và 17% là rất cần thiết) đều thực hiện thủ tục phân tích khi kiểm toán khoản mục TSCĐ và 100% các bộ hồ sơ được khảo sát đều thực hiện thủ tục này Tuy nhiên, trong thực tế KTV chủ yếu chỉ sử dụng thủ tục phân tích ngang và phân tích xu hướng: so sánh số dư năm nay so với năm trước, xác định biến động, giải thích các biến động đáng kể và ước tính chi phí khấu hao để so sánh với số liệu thực tế mà khách hàng trích lập Phân tích dọc và phân tích tỷ suất ít được sử dụng và công ty không tiến hành so sánh với trung bình ngành do thiếu số liệu về các doanh nghiệp cùng quy mô trong ngành Nguyên nhân chủ yếu của việc này là do công ty chưa chú trọng và đặt ra yêu cầu cụ thể cho việc áp dụng thủ tục phân tích đối với khoản mục TSCĐ Điều này gây khó khăn trong việc phân tích xu hướng chung của ngành, từ đó, KTV có khả năng bỏ sót các điểm bất thường của doanh nghiệp

Cuối cùng, hiện nay các khách hàng của Công ty TNHH Crowe Việt Nam ngày càng đa dạng về ngành nghề trong lĩnh vực kinh doanh và có những công ty lớn Tuy nhiên, việc phân chia về thời gian kiểm toán của nhóm kiểm toán và nguồn nhân lực đôi khi chưa phù hợp nên có thể gây áp lực lớn đối với các KTV Điều này được thể hiện cụ thể ở bảng 4.7 khi có 75% các KTV cho rằng họ gặp khó khăn do sự giới hạn về thời gian, nhân lực khi thực hiện kiểm toán, từ đó hạn chế tính hiệu quả của các thủ tục Đặc biệt trong mùa kiểm toán cao điểm như cuối năm hoặc các thời điểm ra báo cáo quý, bán niên của các doanh nghiệp, với yêu cầu thời gian gấp rút nhưng nguồn nhân sự chưa đáp ứng kịp về năng lực chuyên môn và kinh nghiệm để xử lý nhanh các vấn đề phát sinh cũng như thực hiện đầy đủ và hiệu quả các thủ tục trong quy trình kiểm toán Qua đó, có thể dẫn đến với một số khách hàng quen thuộc, ít rủi ro, KTV có thể chủ quan hay kiểm tra không chặt chẽ, giảm bớt một số thủ tục cần thiết từ đó có thể có những sai

72 sót trọng yếu không được phát hiện Hoặc các thủ tục được thực hiện đầy đủ nhưng không sâu sắc vẫn có thể bỏ qua sai sót.

Kiến nghị về giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ tại Công ty TNHH

Để ngày càng phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán tại Công ty TNHH Crowe Việt Nam, công ty nên tiếp tục phát huy những ưu điểm từ quy trình kiểm toán BCTC Đồng thời, công ty cũng cần lưu ý đến những nhược điểm, hạn chế còn tồn tại trong quy trình hiện tại và thực hiện các biện pháp kịp thời để hoàn thiện hơn nữa Trong bài viết này, sau khi phân tích được thực trạng và tiến hành khảo sát thu thập thông tin, tác giả sẽ đưa ra các kiến nghị và giải pháp sau mà công ty có thể tham khảo nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán Đầu tiên, công ty cần đảm bảo việc thực hiện thử nghiệm kiểm soát thường xuyên hơn đối với các khách hàng Theo như quy định trong chuẩn mực kiểm toán (VSA) số 330: “Kiểm toán viên phải thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát có liên quan nếu:

(a) Khi đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu, kiểm toán viên kỳ vọng rằng các kiểm soát hoạt động hiệu quả (nghĩa là: kiểm toán viên có ý định dựa vào tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát để xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thử nghiệm cơ bản); hoặc

(b) Nếu chỉ thực hiện các thử nghiệm cơ bản thì không thể cung cấp đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp ở cấp độ cơ sở dẫn liệu (xem hướng dẫn tại đoạn A20

Quy định trên cho thấy sự cần thiết của việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đối với khách hàng Vì vậy, KTV nên thực hiện thử nghiệm kiểm soát với cả khách hàng mới và cũ để kịp thời phát hiện ra những thay đổi mà khách hàng chưa đề cập đến khi trao đổi với KTV Qua đó, KTV cũng có thể đề xuất các kiến nghị giúp khách hàng hoàn thiện hệ thống KSNB hiệu quả hơn Kết quả khảo sát ở bảng 4.8 cũng cho thấy 75% các KTV đều cho rằng kiến nghị này là khả thi khi áp dụng

73 Tiếp theo, nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra các cơ sở dẫn liệu của khoản mục TSCĐ, công ty có thể sắp xếp thêm thời gian và nhân lực tham gia chứng kiến kiểm kê tại khách hàng và không nên quá chủ quan tin tưởng hoàn toàn vào kết quả mà khách hàng đưa ra Bên cạnh đó, cũng cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong quá trình kiểm kê trong một số trường hợp nhằm đảm bảo việc đánh giá tình trạng của TSCĐ ở đơn vị Từ đó, không chỉ xác định được sự hiện hữu và số lượng của TSCĐ mà KTV còn có cơ sở chắc chắn về tình trạng TSCĐ để xác định thời gian sử hữu ích của tài sản, khoanh vùng các rủi ro liên quan và đề xuất các thủ tục kiểm soát khác cho khách hàng

Thứ ba, như thực trạng được trình bày trước đó, các thủ tục phân tích đang áp dụng tập trung nhiều vào việc phân tích ngang và phân tích xu hướng, do đó, cần ứng dụng nhiều hơn các phân tích tỷ suất, phân tích các thông tin phi tài chính trong quy trình kiểm toán TSCĐ KTV có thể sử dụng tỷ trọng TSCĐ trên tổng tài sản để có cái nhìn tổng quan về những biến động bất thường so với những khoản mục khác Thêm vào đó, các tỷ suất đầu tư được sử dụng để đánh giá năng lực hiện tại của doanh nghiệp, mức độ trang bị máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh và cho công tác quản lý Tỷ suất tự tài trợ cho thấy nguồn vốn chủ sở hữu được sử dụng vào việc đầu tư TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn là bao nhiêu Ngoài ra, KTV còn có thể tìm hiểu số liệu ngành mà khách hàng đang hoạt động để xây dựng một bức tranh tổng quát về các số liệu chi tiết của khách hàng so với trung bình ngành Điều này giúp đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản và xác định các điểm bất thường có thể tồn tại trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Thứ tư, nhằm nâng cao chất lượng quy trình kiểm toán TSCĐ nói riêng và kiểm toán BCTC nói chung, yếu tố con người là không thể thiểu, đặc biệt là đối với chuyên môn của các KTV tại công ty Bằng chứng cho thấy từ bảng 4.8 kết quả khảo sát tính khả thi của các phương án, có đến 67% KTV cho rằng là khả thi và 33% là rất khả thi khi áp dụng đề xuất tăng cường các hoạt động nâng cao chuyên môn Việc thường xuyên tổ chức tập huấn cho nhân viên về quy trình kiểm toán và các thủ tục áp dụng sẽ giúp họ hiểu rõ ý nghĩa và cách thức thực hiện các thủ tục kiểm toán, từ đó, giúp việc kiểm toán trong thực tế trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn Ngoài ra, để đảm bảo nhân viên trong công ty luôn nắm bắt kịp thời các thay đổi về vấn đề pháp lý, chuẩn mực và các quy định liên quan, bên cạnh việc thường xuyên cập nhật thông tin đến nhân viên, công

74 ty nên triển khai thêm nhiều hoạt động đào tạo bổ sung Những hoạt động này có thể bao gồm các buổi hội thảo, khóa học chuyên sâu và các buổi ngoại khóa Các hoạt động này sẽ tạo cơ hội cho nhân viên không chỉ tiếp thu kiến thức mới mà còn thảo luận và giải đáp các thắc mắc về việc áp dụng các thay đổi này vào công việc hàng ngày

Cuối cùng, với số lượng khách hàng ngày càng tăng, công ty cần quản lý thời gian thực hiện kiểm toán sao cho phù hợp với khối lượng công việc mà KTV phải thực hiện Đây là một phương án mà công ty có thể thực hiện được thể hiện qua việc có 50% các KTV cho rằng là khả thi tại bảng khảo sát 4.8 Điều này giúp KTV có đủ thời gian để hoàn thành tốt các giấy tờ và tài liệu công việc khi kết thúc công tác kiểm toán tại khách hàng Tuy nhiên, việc phân bổ thêm thời gian kiểm toán sẽ gặp khó khăn khi đang trong thời điểm mà khách hàng cần báo cáo gấp hoặc nhu cầu tăng cao như thời gian cuối năm Vì thế song song với việc bố trí thời gian hợp lý, công ty nên xem xét đến việc tuyển dụng và đào tạo thêm nhân sự Việc bổ sung nhân lực không chỉ giúp mở rộng quy mô của công ty mà còn giảm bớt áp lực công việc cho nhân viên hiện tại Với lực lượng nhân sự tăng cường, các KTV sẽ có thể phân chia công việc một cách hợp lý hơn, đảm bảo chất lượng kiểm toán và hiệu quả công việc Hơn nữa, việc tăng cường đội ngũ nhân viên sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho công ty, giúp duy trì dịch vụ kiểm toán chất lượng cao và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Hạn chế của nghiên cứu và những nghiên cứu tiếp theo

Điểm sáng của bài nghiên cứu đã đạt được là tác giả đã mô phỏng được quy trình kiểm toán tại Công ty TNHH Crowe Việt Nam qua một trường hợp cụ thể Đồng thời, tác giả đã tiến hành khảo sát cả KTV và các hồ sơ kiểm toán và đưa ra được đánh giá tổng quan về quy trình kiểm toán TSCĐ tại công ty Từ việc xác định được một số vấn đề còn tồn tại trong quy trình của công ty, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp cải thiện và nâng cao tính hiệu quả của công việc

Tuy nhiên, do giới hạn về mặt thời gian cũng như chuyên môn của tác giả nên bài nghiên cứu vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định Đầu tiên, vì quá trình thực tập chưa đủ dài và vị trí thực tập sinh khi tham gia quá trình kiểm toán cũng bị hạn chế về các dữ liệu, chứng từ nên không thể tiếp cận nhiều bộ hồ sơ kiểm toán hơn để thực hiện khảo sát Ngoài ra, việc hạn chế về mặt thời gian dẫn đến giới hạn mẫu khảo sát KTV

75 cũng như đối tượng tham gia khảo sát chưa được đa dạng và đưa ra kết quả khách quan nhất Và trong đề tài nghiên cứu này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu trên một đơn vị kiểm toán là Công ty TNHH Crowe Việt Nam nên vẫn chưa đưa ra được góc nhìn khái quát và so sánh giữa quy trình tại công ty so với những công ty kiểm toán khác

Trong tương lai, ở nghiên cứu tiếp theo, tác giả thực hiện khắc phục những hạn chế trên bằng cách tăng cường phạm vi khảo sát, thu thập dữ liệu cũng như tìm hiểu sâu hơn, mở rộng đề tài và các góc nhìn chứ không chỉ gói gọn ở một đơn vị duy nhất

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 Ở chương này, tác giả đã đánh giá và tổng hợp những ưu điểm và hạn chế trong quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ cũng như đưa ra kết luận và những đề xuất nhằm cải thiện quy trình kiểm toán tại Công ty TNHH Crowe Việt Nam Ngoài ra, tác giả cũng đã chỉ ra được những thiếu sót của bài nghiên cứu và đề cập đến hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai

Ngày đăng: 15/08/2024, 09:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài chính. (2001). Chuẩn mực kế toán số 03 - Tài sản cố định hữu hình. Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC. Hà Nội, Việt Nam: Nhà xuất bản Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn mực kế toán số 03 - Tài sản cố định hữu hình
Tác giả: Bộ Tài chính
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
Năm: 2001
2. Bộ Tài chính. (2001). Chuẩn mực kế toán số 04 - Tài sản cố định vô hình. Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC. Hà Nội, Việt Nam: Nhà xuất bản Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn mực kế toán số 04 - Tài sản cố định vô hình
Tác giả: Bộ Tài chính
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
Năm: 2001
3. Bộ Tài chính. (2001). Chuẩn mực kế toán số 06 - Thuê tài sản. Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC. Hà Nội, Việt Nam: Nhà xuất bản Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn mực kế toán số 06 - Thuê tài sản
Tác giả: Bộ Tài chính
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
Năm: 2001
4. Bộ Tài chính. (2012). Chuẩn mực kiểm toán số 330 - Biện pháp xử lý trong kiểm toán. Quyết định số 214/2012/QĐ-BTC. Hà Nội, Việt Nam: Nhà xuất bản Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn mực kiểm toán số 330 - Biện pháp xử lý trong kiểm toán
Tác giả: Bộ Tài chính
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
Năm: 2012
5. Bộ Tài chính. (2013). Thông tư 45/2013/TT-BTC: Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Hà Nội, Việt Nam: Bộ Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 45/2013/TT-BTC: Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2013
6. Bộ Tài chính. (2014). Thông tư 200/2014/TT-BTC: Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp. Hà Nội, Việt Nam: Bộ Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 200/2014/TT-BTC: Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2014
7. Bộ Tài chính. (2014). Thông tư 78/2014/TT-BTC: Hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Hà Nội, Việt Nam: Bộ Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 78/2014/TT-BTC: Hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2014
8. Bộ môn Kiểm toán. (2019). Kiểm toán. Đại học Kinh tế TP.HCM, NXB Lao Động Xã Hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm toán
Tác giả: Bộ môn Kiểm toán
Nhà XB: NXB Lao Động Xã Hội
Năm: 2019
9. Bùi Thanh Kim Ngân. (2018). Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định nghiên cứu trường hợp tại công ty kiểm toán ERNST & YOUNG. Khóa luận tốt nghiệp. Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định nghiên cứu trường hợp tại công ty kiểm toán ERNST & YOUNG
Tác giả: Bùi Thanh Kim Ngân
Năm: 2018
10. Nguyễn Thị Thanh Nga. (2019). Kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán KPMG Việt Nam thực hiện.Khóa luận tốt nghiệp. Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán KPMG Việt Nam thực hiện
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Nga
Năm: 2019
11. Tô Thị Hoàng Lộc. (2022). Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính - Trường hợp Chi nhánh Công ty TNHH Deloitte Việt Nam. Khóa luận tốt nghiệp. Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính - Trường hợp Chi nhánh Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Tác giả: Tô Thị Hoàng Lộc
Năm: 2022
12. Nguyễn Thị Hồng Nhung. (2023). Kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC thực hiện.Khóa luận tốt nghiệp. Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC thực hiện
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Nhung
Năm: 2023
13. VACPA. (2019). Chương trình kiểm toán mẫu. Hiệp hội Kiểm toán và Kiểm soát Nội bộ Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình kiểm toán mẫu
Tác giả: VACPA
Năm: 2019
15. Crowe. (n.d.). About Us [Trang web]. Crowe. https://www.crowe.com/vn/vi- vn/about-usTiếng Anh Link
16. Alvin A. Arens, Mark S Beasley, Randal J Elder (2020), Auditing and Assurance services – an integrated approach, 17 th edition Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w