1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong giảng dạy môn toán 6 theo định hướng phát triển năng lực học sinh đủ 3 bộ sách

26 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong giảng dạy môn Toán 6 theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Tác giả Nguyễn Thị Thu, Lê Thị Thúy
Trường học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Chuyên ngành Toán
Thể loại Bài báo
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 4,04 MB

Nội dung

Để áp dụng mô hình lớp học đảo ngược vào giảng dạy môn Toán 6 nhằm nâng cao hiệu quả học tập và giúp các em đạt được kết quả học tập tốt hơn, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Sử dụng

Trang 2

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Toán học là một môn học quan trọng đối với tất cả các cấp học, nhằm phát triển

tư duy logic, phát triển bản thân, hoàn thiện các kỹ năng học tập Toán học cũng là môn học giúp các em hình thành kiến thức có thể ứng dụng vào thực tế, những trải nghiệm học tập mà các em có thể vận dụng suốt trong tương lai Toán học cũng khai thác khả năng linh hoạt của tư duy nhạy bén, phù hợp với ngày một phát triển của

xã hội hiện đại Kiến thức Toán học là kiến thức được áp dụng nhiều nhất vào thực tiễn cuộc sống Dù là kiến thức có khả năng áp dụng rất nhiều vào thực tế, nhưng những phương pháp giảng dạy hiện nay chưa đáp ứng được điều này Các em học sinh thường xuyên chán nản trong tiết học và luôn có một câu hỏi thường trực “Học kiến thức này để làm gì?” Các em không có sự chủ động tiếp thu kiến thức và không

tự giác học bài

Thực tiễn chỉ ra, học sinh cảm thấy chán nản khi học Toán theo phương pháp truyền thống, các em chưa chủ động học kiến thức mới trước khi đến lớp, sự tương tác giữa các em trong lớp rời rạc, đôi khi các em mất hoàn toàn hứng thú với môn Toán vì cảm thấy khó và áp lực Chính vì những nguyên nhân đó mà cần phải đưa

ra phương pháp dạy học mới mẻ để tăng tính tích cực chủ động của học sinh với môn Toán Hiện nay, việc định hướng phát triển năng lực học sinh theo hướng tích cực, sáng tạo, chủ động, khuyến khích tự học đang rất được chú trọng Những năng lực trên có thể được phát triển một cách toàn diện với mô hình lớp học đảo ngược thông qua việc để học sinh làm chủ lớp học

Để áp dụng mô hình lớp học đảo ngược vào giảng dạy môn Toán 6 nhằm nâng cao hiệu quả học tập và giúp các em đạt được kết quả học tập tốt hơn, tôi đã lựa chọn

đề tài nghiên cứu: “Sử dụng mô hình "Lớp học đảo ngược" trong giảng dạy môn

Toán 6 theo định hướng phát triển năng lực học sinh (KNTT)” làm đề tài nghiên

DEMO M610 – SÁCH KNTT

Trang 3

cứu Qua đề tài, tôi muốn nghiên cứu và đưa ra một số phương pháp giảng dạy áp dụng mô hình lớp học đảo ngược, dễ dàng áp dụng đối với tất cả các em học sinh đang học lớp 6 nhằm gây tính hứng thú học tập đối với các em và tăng tính chủ động cho học sinh

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong giảng dạy môn Toán 6 nhằm phát triển năng lực học sinh, từ đó, cải thiện kết quả học tập, khả năng tính toán và áp dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tế Các giáo viên bộ môn Toán chủ động chia sẻ với nhau và cùng nhau sáng tạo ra các phương pháp dạy học tích cực hiệu quả nhất

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu được áp dụng với 30 em học sinh lớp 6A trường …

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu dựa trên thực tiễn

- Phương pháp trực quan thông qua các hình ảnh trên sách hướng dẫn, đồ vật thực tế, sự vật hiện tượng gần gũi trong cuộc sống; Quan sát sự tiến bộ của học sinh

- Phương pháp tham khảo sách, tài liệu: Sách giáo khoa toán 6; Sách hướng dẫn toán 6; Sách Bồi dưỡng năng lực tự học toán 6; Sách nâng cao và phát triển toán 6; Sách chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi toán 6

- Phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi dạy thực nghiệm

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục

Trang 4

B NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận

Mô hình lớp học đảo ngược được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết về học tập tích cực (active learning) Đây là cách tiếp cận mới trong dạy khuyến khích tính tự chủ trong học tập cho học sinh vì các em buộc phải tìm hiểu trước các kiến thức cần thiết để chuẩn bị cho các bài học cũng như có thể tìm tòi trước các vấn đề liên quan thay vì chờ đợi sự truyền đạt kiến thức của giáo viên trên lớp Các lớp học sẽ được

tổ chức theo hướng để học sinh chủ động khám phá, tiếp cận kiến thức thông qua quá trình tự học, tìm tòi khám phá Phương thức dạy học này tạo ra môi trường Mô hình này áp dụng phù hợp nhất với những bài học đòi hỏi học sinh cần có nhiều thời gian nghiên cứu và chuẩn bị trước Với mô hình này, giáo viên là người quan sát, lắng nghe và chỉ ra những lỗi sai cũng như tuyên dương học sinh

Trên cơ sở nghiên cứu vai trò của giáo viên, nhiệm vụ của người học trong mô hình lớp học truyền thống và mô hình lớp học đảo ngược, dưới đây là bảng so sánh:

Lớp học truyền

thống

- Giáo viên hướng dẫn

- Giáo viên đánh giá

- GV hướng dẫn, tổ chức thảo luận, và chuẩn hóa các nội dung bài học trên

- “Người học hiểu sâu hơn các khái niệm, ứng dụng và có sự kết nối với nội dung đã tạo ra khi thảo luận tại lớp.”

- Người học nhận được sự hỗ trợ khi cần thiết

Trang 5

lớp

Hình ảnh so sánh mô hình lớp học truyền thống với mô hình lớp học đảo ngược

Dựa theo tháp học tập của Franklin, người học sẽ nhớ được 5% nội dung khi nghe một bài giảng (phương pháp truyền thống), và:

10% khi đọc sách 20% từ các thiết bị nghe nhìn 30% từ các thiết bị mô phỏng (tương tự các phương pháp mang tính mô phỏng)

50% từ thảo luận nhóm (tương tự các phương pháp tham gia) 75% từ việc thực hành, tự trải nghiệm

90% thông qua việc dạy lại cho người khác Việc dạy và học theo phương pháp truyền thống chỉ giúp các em đạt được 3 mức đầu tiên là bài giảng, đọc sách và nghe nhìn Để đạt được 4 bước tiếp theo, yêu cầu học sinh phải nỗ lực tự học tập và nghiên cứu ở nhà và đó

là một trở ngại lớn với đa số các em Với mô hình lớp học đảo ngược, học sinh sẽ đạt được 3 mức đầu tiên với hoạt động chuẩn bị bài trước khi đến lớp Sau đó, khi lên lớp, các em sẽ có cơ hội thảo luận theo nhóm, thuyết trình

Trang 6

trước áp, áp dụng các bài toán vào giải quyết các vấn đề thực tế Tại bước này, nhiệm vụ của giáo viên là giúp đỡ, sửa nếu như các em nhận thức sai về lý thuyết, đồng thời đưa ra những đánh giá về kết quả làm việc của các em

Việc áp dụng mô hình Lớp học đảo ngược có thể phát huy tối đa năng lực học sinh và giúp các em đạt được kết quả cao nhất trong học tập bằng sự chủ động, tự tin Bên cạnh đó, Phương pháp này cũng củng cố cho các em những kỹ năng mềm như tìm kiếm kiến thức, làm việc nhóm, thuyết trình trước đám đông

2 Cơ sở thực tiễn

* Thực trạng

Tại các cơ sở giáo dục, do vẫn áp dụng những phương pháp giáo dục truyền thống, tập trung vào giảng dạy lý thuyết với giáo viên làm trung tâm, các hoạt động giúp tăng hứng thú của học sinh thường không được chú trọng Trong các tiết học, giáo viên sẽ giảng dạy lý thuyết, đọc bài cho học sinh chép sau đó cho các em bài

Trang 7

bài tập Những bài tập thường là những câu hỏi khô khan, gắn với nội dung bài học Tuy những bài tập này có điểm mạnh là bám sát nội dung bài học nhưng lại không gây được hứng thú với học sinh, thường xuyên xảy ra tình trạng làm bài đối phó

* Thuận lợi:

- Về phía nhà trường: Ban giám hiệu và nhà trường đã trang bị đầy đủ các cơ sở vật chất như loa máy chiếu, bảng tương tác thông minh Nhà trường luôn sát sao trong việc đưa ra những chỉ đạo cũng như tạo điều kiện tốt nhất để công tác giảng dạy và học môn Toán đạt hiệu quả cao nhất

- Về phía giáo viên: Giáo viên chủ động tìm hiểu, sáng tạo những phương pháp giảng dạy mới nhằm cải thiện tinh thần và kết quả học tập của học sinh Các thầy cô thường xuyên trao đổi kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy với nhau để phục vụ cho việc giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh

- Về phía học sinh: Phần lớn các em học sinh đều là những em học sinh ngoan ngoãn, lễ phép, có tinh thần ham học hỏi và tiếp thu rất tốt

Trang 8

trước khi lên lớp

Số học sinh tích cực tham gia hoạt

Như kết quả bảng khảo sát trên cho thấy, số học sinh chuẩn bị bài trước khi đến lớp chỉ có 33%, con số này cho thấy các em chưa có sự chủ động tìm kiếm và tiếp thu kiến thức Số học sinh tích cực tham gia hoạt động nhóm chỉ có 36% Điều này

là do hoạt động giáo viên tổ chức chưa thu hút, chưa đủ mới lạ đối với các em học sinh Số học sinh biết cách áp dụng vào thực tế chỉ có 22% và số học sinh hứng thú với môn học đạt 27% Đây là một con số đáng báo động, cho thấy cần một phương pháp đổi mới để cải thiện thái độ của học sinh

3 Giải pháp thực hiện

Trong khuôn khổ bài báo cáo này, tôi sẽ trình bày chi tiết quy trình vận dụng

phương pháp dạy học trò chơi và mô hình lớp học đảo ngược vào dạy học chương

3, bài 14 "Phép cộng và phép trừ số nguyên" SGK Toán 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 62 để làm rõ cách thức vận dụng và lợi ích của các phương pháp

này

Trang 9

Biện pháp 1 Thực hiện chia nhóm và giao nhiệm vụ cho lớp học đảo ngược

* Mục đích:

Việc giao cho học sinh tìm hiểu bài trước tại nhà giúp nâng cao tinh thần tự học, chủ động tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỹ năng tìm kiếm thông tin cho các em học sinh Đồng thời, sau khi đã tìm hiểu trước bài học, các em có thể tiếp thu kiến thức trên lớp dễ dàng hơn, tự tin chủ động tham gia các hoạt động do giáo viên đề xuất

trên lớp Đây là bước quan trọng quyết định hiệu quả của mô hình lớp học đảo ngược

* Nội dung và cách thực hiện:

Việc cho học sinh chuẩn bị bài học tại nhà trước khi đến lớp đóng vai trò quan trọng giúp cho các em học sinh rèn luyện năng lực tự học, chủ động tìm hiểu kiến thức, rèn luyện kỹ năng tìm kiếm thông tin

Trong mô hình lớp học đảo ngược, các hoạt động “Học ở lớp, làm bài tập ở nhà” theo mô hình lớp học truyền thống đã được chuyển thành các hoạt động tự học, tự tìm hiểu kiến thức thông qua video bài giảng, học tập trực tuyến và nghiên cứu kiến thức bài học thông qua Internet Sau khi học sinh tìm hiểu các thông tin về bài học

và tổng hợp lại để khi đến lớp sẽ làm bài tập, trao đổi theo và chia sẻ nội dung bài học với cả lớp Dựa vào đó các em học sinh theo từng nhóm sẽ vận dụng để giải quyết các vấn đề và tình huống do giáo viên đặt ra

Trang 10

Việc tổ chức các hoạt động nhóm trong khi áp dụng mô hình lớp học đảo ngược nhằm mục đích chia lớp thành các nhóm để các em hoạt động thảo luận, làm bài tập Các thành viên trong nhóm sẽ hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong học tập Với phương châm “học thầy không tày học bạn”, khi làm việc nhóm, các em không chỉ học kiến thức từ giáo viên mà việc học từ các bạn cũng có hiệu quả rất lớn

Việc chia nhóm trong lớp học có vai trò quan trọng giúp các em cùng nhau thảo luận các vấn đề trong bài học cũng như cùng nhau làm bài tập để học hỏi lẫn nhau, giúp nhau soát các lỗi sai để cùng nhau tiến bộ trong học tập Bên cạnh đó, việc hoạt động nhóm còn giúp các em tiếp xúc được với nhiều bạn học hơn, tăng cường khả năng giao tiếp và hợp tác làm việc cùng nhau

Mỗi lần chia nhóm, tôi đều chia nhóm ngẫu nhiên, mỗi lần các học sinh sẽ ở trong một nhóm khác nhau để tăng cường khả năng giao tiếp với các bạn học sinh khác trong nhóm cũng như kích thích hứng thú học tập

Các bước thực hiện biện pháp này như sau:

Bước 1: Chia nhóm

Cuối tiết học trước, tôi thực hiện chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho thành viên các nhóm nghiên cứu các kiến thức liên quan để phục vụ cho nội dung bài học sau

Tôi yêu cầu học sinh cần làm biên bản học nhóm để báo cáo kèm sản phẩm học tập bao gồm các nội dung chính như: Tên nhóm, thành viên, địa điểm học nhóm, thời gian học nhóm, nhiệm vụ phân công cho từng thành viên, vừa để đảm bảo chất lượng tự học của học sinh lại vừa rèn cho các em kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả và bài bản

Bước 2: Giao nhiệm vụ

Các thành viên trong nhóm tự bầu vai trò của các thành viên: nhóm trưởng, thư ký, Sau khi phân chia nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, các nhóm tiến hành nghiên cứu hoàn thành sản phẩm học tập

Trang 11

Ví dụ: Trước khi học về chương 3, bài 14 "Phép cộng và phép trừ số nguyên"

(SGK Toán 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 62) tôi sẽ chia lớp thành 4

nhóm, nhiệm vụ của mỗi nhóm như sau:

Nhóm 1: Tìm hiểu về cộng 2 số nguyên cùng dấu

Nhóm 2: Tìm hiểu về cộng 2 số nguyên khác dấu

Nhóm 3: Tìm hiểu về tính chất của phép cộng

Nhóm 4: Tìm hiểu về phép trừ 2 số nguyên

Bước 3: Định hướng cho học sinh cách nghiên cứu tài liệu tại nhà

Các nhóm chủ động phân chia nhiệm vụ tìm hiểu và đọc lý thuyết trong sách giáo khoa, kết hợp với tìm hiểu thêm các thông tin trên Internet Để học sinh có thể

tự học tại nhà hiệu quả thì tôi cần phải hướng dẫn các em nghiên cứu các nguồn tài liệu chính thống và đa dạng để tránh học sinh tìm hiểu các nguồn tài liệu chứa thông tin sai lệch

Việc thực hiện giải pháp này sẽ giúp các em học sinh có thể tìm hiểu kiến thức tại nhà một cách linh động Rèn luyện cho các em khả năng tự học, tự tìm tòi kiến thức Hơn nữa còn giúp học sinh năng động hơn trong quá trình học tập

Hoạt động yêu cầu các em học sinh chuẩn bị bài trước khi lên lớp theo hình thức nhóm có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển năng lực của học sinh, đặc biệt

là năng lực hợp tác, làm việc nhóm và năng lực trình bày, giao tiếp, tư duy phản biện

* Điểm mới:

Điểm mới của biện pháp là giáo viên đưa ra các nhiệm vụ yêu cầu học sinh chuẩn

bị bài tại nhà theo hình thức nhóm trước khi lên lớp Điều này giúp cho các em học sinh chủ động tìm hiểu trước những kiến thức trọng tâm trong bài học, giúp các em hiểu bài học kĩ càng hơn bởi nếu không tìm hiểu bài kỹ, các em sẽ không thể hoàn thành yêu cầu của giáo viên Biện pháp giúp tăng tính tự giác cho các em Các em học sinh cũng sẽ tự tin phát biển trên lớp hơn bởi đã chuẩn bị bài kỹ Đồng thời, việc chia các em thành nhóm nhỏ giúp các em rèn luyện năng lực hợp tác làm việc nhóm,

Trang 12

15

DEMO M610 – SÁCH CTST

Hoạt động 1: Giải quyết tình huống:

Tôi đưa ra yêu câu học sinh dùng số nguyên dương hoặc nguyên âm để diễn đạt lại các tình huống sau:

a) Ác-si-mét sinh năm 287 trước Công Nguyên và mất năm 212 trước Công Nguyên

b) Ông Toàn giao dịch với ngân hàng số tiền lần 1 là -30 triệu đồng; lần 2 là

50 triệu đồng

c) Mỗi câu trả lời sai sẽ được -3 điểm; mỗi câu trả lời đúng sẽ nhận được 3 điểm

Hoạt động 2: Hoạt động trải nghiệm: Thực hiện phép cộng số nguyên bằng

đậu đỏ, đậu đen

Trước hết, tôi chia lớp thành 6 nhóm Mỗi nhóm có số thành viên bằng nhau, sau đó tôi phát cho mỗi nhóm 1 số hạt đậu đỏ và đậu đen

Tiếp theo, tôi hướng dẫn cách thực hiện phép cộng số nguyên bằng đậu đen

và đậu đỏ theo hình dưới đây:

Sau đó, các nhóm viết 3 phép tính số nguyên có 1 chữ số, trong đó bao gồm

Trang 13

16

phép cộng 2 số nguyên cùng dấu và phép cộng hai số nguyên khác dấu Sau đó các nhóm đổi đề bài cho nhau để thực hiện phép cộng với các hạt đậu trong 3 phút Sau 3 phút, các nhóm đổi lại kết quả cho nhau để kiểm tra

* Điểm mới:

Điểm mới của biện pháp nằm ở phần nội dung triển khai, cũng là kiến thức những bài học trong sách nhưng tôi không bắt các em học thuộc máy móc mà tổ chức cho các em thực hành để các em ghi nhớ bài học một cách tự nhiên nhất Bên cạnh đó, với mỗi bài cụ thể, tôi đều đưa ra những hình ảnh rất gần gũi, thân

thuộc với học sinh để các em có thêm hứng thú trong khi thực hành

Biện pháp 4 Tổ chức trò chơi học tập trên phần mềm trực tuyến giúp học sinh củng cố kiến thức

* Mục đích:

Việc sử dụng các trò chơi toán học nhằm mục tiêu giúp cho giờ học trở nên hấp dẫn hơn, các em hứng thú hơn với các kiến thức lý thuyết và việc giải bài tập, phát triển năng lực tính toán, tự chủ và tự học cho học sinh Biện pháp này cũng

có thể sử dụng để thay thế bài tập về nhà cũng như kiểm tra bài cũ để giảm sự căng thẳng cho các em học sinh Việc này nhằm tận dụng khoảng thời gian sử dụng Internet của các em học sinh, giúp các em vừa được giải trí những vẫn được củng cố kiến thức bài học

* Nội dung và cách thực hiện:

Thay vì giảng dạy những kiến thức và các bài tập khô khan, tôi có thể biến chúng thành các trò chơi học tập để thay đổi không khí lớp học, giúp cho các em học sinh củng cố kiến thức, kích thích tinh thần thi đua học tập, tăng tính chủ động

và sáng tạo Những bài tập này cũng có thể thay thế bài tập về nhà hoặc kiểm tra bài cũ, giúp giảm căng thẳng cho các em học sinh, cũng như tận dụng thời gian các em sử dụng Internet để làm bài tập

Thực hiện biện pháp này, tôi thiết kế các trò chơi toán học trên phần mềm Quizizz và trình chiếu cho học sinh trên lớp chơi hoặc giao cho các em làm tại nhà

Ưu điểm: Phần mềm Quizizz là ứng dụng "trò chơi hóa" nội dung học tập rất phổ biến và được yêu thích Khi giao bài tập về nhà bằng trò chơi học tập, tôi sử

Ngày đăng: 14/08/2024, 19:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w