CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN CÁC THIẾT BỊ TRONG KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI TẠI TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM XCG 5008D 3.1 Thiết bị kiểm tra đèn pha MAHA-LITE 3 Hình 3.1 Thiết bị kiểm tra đèn pha MAHA L
GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM XCG 5008D
Tổng quan về trung tâm đăng kiểm XCG 5008D
- Địa chỉ: 218/42 đường TA28, Phường Thới An, Quận 12, TP HCM
- Điện thoại: 028.36206516, Fax:028.36206515, Mail: 50.08@gmail.com
- Giám đốc phụ trách: Nguyễn Tùng Chinh
Hình 1.1 Trung tâm đăng kiểm XCG 5008D ( bên ngoài )
Chức năng và nhiệm vụ
- Kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện tham gia giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng
- Thu phí sử dụng đường bộ
- Giám định tai nạn khi có trưng cầu của cơ quan chức năng
- Nghiệm thu cải tạo xe cơ giới
- Số lượng dây chuyền kiểm định: 03
Hình 1.2 Trung tâm đăng kiểm XCG 5008D ( bên trong )
Tổ chức nhân sự
Tổng số CBNV: 22 người; bao gồm:
- Cán bộ lãnh đạo : 01 người (1 GĐ )
- Đăng kiểm viên chuyên môn : 12 người
- Nhân viên văn phòng : 06 người
Yêu cầu đối với đăng kiểm viên: Đăng kiểm viên phải là Kỹ sư chuyên về ô tô máy kéo, hoặc là kỹ sư cơ khí động lực, hoặc kỹ sư Cơ Khí Giao Thông đảm bảo yêu cầu của TT số 07/2011/TT-BGTVT về tiêu chuẩn, quyền hạn, nhiệm vụ và trách nhiệm của ĐKV.
Mục tiêu chất lượng năm 2024
- Nhân viên nghiệp vụ tuân thủ các qui định của pháp luật.Toàn thể trung tâm tuân thủ các qui định của pháp luật trong quá trình thực hiện công tác kiểm định xe cơ giới
- Phấn đấu hoàn thành kế hoạch
- 100% tham gia học tập nâng cao nghiệp vụ do Cục Đăng kiểm Việt Nam
- Đôn đốc, giám sát Trung tâm hiểu và áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 có hiệu quả
- Phục vụ khách hàng nhanh chóng và tiếp nhận giải quyết theo quy định 100% khiếu kiện, khiếu nại
- Bảo quản, duy trì hoạt động của thiết bị đảm bảo 100% hoạt động tốt
- Đăng kiểm viên tuân thủ các qui định của pháp luật 3 Không có đăng kiểm viên vi phạm trong công tác kiểm định
Tổ nghiệp vụ, kế toán:
- Nhân viên nghiệp vụ tuân thủ các qui định của pháp luật
- Giảm tối đa in ấn hổng và lỗi xuống dưới 1%.
Quy trình kiểm tra
- Công đoạn 1: kiểm tra nhận dạng, tổng quát
+ Động cơ và các hệ thống liên quan, ắc quy
+ Kiểu loại kích, thước xe
+ Biểu trưng; thông tin kẻ trên cửa xe, thành xe theo quy định
+ Bánh xe và bánh xe dự phòng
+ Cơ cấu chuyên dùng phục vụ vận chuyển, mâm xoay, chốt kéo, búa phá cửa sự cố + Các cơ cấu khóa hãm
+ Đèn chiếu sáng phía trước ( pha, cốt )
+ Các đèn tín hiệu, đèn kích thước, đèn phanh, đèn lùi, đèn soi biển số
Trang 4 + Thiết bị bảo vệ thành bên và phía sau, chắn bùn
Hình 1.3 Kiểm tra nhận dạng tổng quát phương tiện
- Công đoạn 2: kiểm tra phần trên của phương tiện
+ Tầm nhìn, kính chắn gió
+ Gạt nước, phun nước rửa kính
+ Gương, camera quan sát phía sau
+ Các đồng hồ và đèn báo trên bảng điều khiển Thiết bị giám sát hành trình, camera giám sát
+ Trụ lái và trục lái
+ Sự làm việc của trợ lực lái
+ Các bàn đạp điều khiển: ly hợp, phanh, ga
+ Sự làm việc của ly hợp
+ Cơ cấu điều khiển hộp số
+ Cơ cấu điều khiển phanh đỗ
+ Tay vịn, cột chống, giá để hàng, khoang hành lý
Trang 5 + Ghế ngồi (kể cả ghế người lái), giường nằm, dây đai an toàn
+ Thân vỏ, buồng lái, thùng hàng, kích thước thùng hàng
+ Sàn bệ, khung xương, bậc lên xuống
+ Cửa, khóa cửa và tay nắm cửa
+ Dây dẫn điện (phần trên)
Hình 1.4 Kiểm tra khoang động cơ phương tiện
- Công đoạn 3: kiểm tra hiệu quả phanh và trượt ngang
+ Trượt ngang của bánh xe dẫn hướng
Trang 6 + Sự làm việc và hiệu quả phanh chính
+ Sự làm việc và hiệu quả phanh đỗ
+ Sự hoạt động của trang thiết bị phanh khác
Hình 1.5 Kiểm tra hiệu quả phanh phương tiện
- Công đoạn 4: kiểm tra môi trường
+ Khí thải động cơ cháy cưỡng bức: Nồng độ CO, HC
+ Khí thải động cơ cháy do nén
Hình 1.6 Kiểm tra khí xả phương tiện
- Công đoạn 5: kiểm tra phần dưới của phương tiện
+ Khung và các liên kết, móc kéo
+ Cơ cấu lái, trợ lực lái, các thanh đòn dẫn động lái
+ Khớp cầu và khớp chuyển hướng
+ Bộ phận đàn hồi ( Nhíp, lò xo, thanh xoắn )
+ Thanh dẫn hướng, thanh ổn định, hạn chế hành trình
+ Các khớp nối của hệ thống treo
+ Hệ thống dẫn khí xả, bầu giảm âm
+ Dây dẫn điện ( phần dưới )
Hình 1.7 Kiểm tra phần bên dưới gầm phương tiện
GIỚI THIỆU CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH XE CƠ GIỚI
Khái quát về đăng kiểm
Đăng kiểm xe là quá trình đánh giá chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe theo các tiêu chuẩn quy định Đăng kiểm viên sẽ kiểm tra kỹ càng các bộ phận máy móc trong và ngoài của xe để xem có đảm bảo an toàn cho người lái và những người tham gia giao thông khác hay không Để đăng kiểm hiệu quả mọi loại xe cơ giới, trung tâm cần có những điều kiện sau:
Thứ nhất là đăng kiểm viên phải là kỹ sư chuyên ngành có ít nhất 12 tháng thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên và vượt qua kỳ thi sát hạch để được cấp chứng chỉ Đối với đăng kiểm viên bậc cao, ngoài đáp ứng các điều kiện trên phải có kinh nghiệm là đăng kiểm viên tối thiểu 36 tháng Phải được bồi dưỡng chuyên sâu về lý thuyết cũng như thực hành nghiệp vụ về chuyên ngành kiểm tra kỹ thuật xe cơ giới
Thứ hai, vị trí địa lý của trạm đăng kiểm phải được phép để kiểm định phương tiện mà không gây ảnh hưởng đến giao thông bên ngoài Ví dụ những trung tâm đăng kiểm nằm trong trung tâm thành phố thì không được phép kiểm định những phương tiện vận tải siêu trường, siêu trọng vì sẽ ảnh hưởng đến giao thông
Thứ ba là cơ sở vật chất tại trạm đăng kiểm phải đạt đủ điều kiện để có thể kiểm định được những xe có tải trọng lớn, xe chuyên dùng hay một số loại phương tiện đặc biệt khác
Việc đăng kiểm không quá gắt gao, nếu trong quá trình đăng kiểm phương tiện đạt yêu cầu, chủ phương tiện sẽ được cấp giấy phép chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hoặc gia hạn cho phép xe ô tô được lưu thông trên đường Trong trường hợp xe chưa đạt yêu cầu, chủ phương tiện cần sửa chữa đến khi đạt mới được cấp giấy chứng nhận Thông thường, mỗi loại xe với mức tải trọng khác nhau sẽ có một chu kỳ kiểm định khác nhau
Sau khi đăng kiểm ô tô và kiểm tra xong phương tiện, nếu phát hiện bất kỳ trục
Trang 10 trặc nào chủ phương tiện cần tới trung tâm sửa chữa để khắc phục ngay Nếu mọi thứ vẫn ổn, chủ phương tiện có thể yên tâm lưu thông phương tiện nhưng cũng không nên chủ quan vì nhân tố hư hỏng tìm ẩn khác mà bộ kiểm tra vẫn chưa phát hiện được
2.2 Mục đích của việc đăng kiểm Đăng kiểm xe là công việc đánh giá mức độ an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận tải Điều này cũng nhằm giảm thiểu rủi ro trong quá trình lưu thông trên đường cho tất cả mọi người Đó là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với bản thân mình và những người xung quanh, cũng như là việc tôn trọng luật pháp của nhà nước
Ngoài ra, đăng kiểm ô tô định kỳ không chỉ đảm bảo chiếc xe an toàn khi vận hành, mà còn là quy định pháp luật mà chủ xe ô tô phải thực hiện Điều này nhằm đảm bảo ô tô hay phương tiện cơ giới đáp ứng được các quy chuẩn an toàn kỹ thuật và có thể lưu thông trên đường Đăng kiểm ô tô còn nhằm kiểm tra và loại bỏ các phương tiện đã quá hạn sử dụng và phương tiện không còn đủ điều kiện lưu thông
2.3 Vấn đề liên quan đến hồ sơ đăng kiểm
Theo thông tư 16/2021/TT-BGTVT về thủ tục đăng kiểm xe cơ giới thì khi đưa xe cơ giới đến đơn vị đăng kiểm để kiểm định, chủ xe cần xuất trình, nộp các giấy tờ sau:
Bản chính đăng ký xe hoặc một trong các giấy tờ còn hiệu lực sau: bản sao đăng ký xe có xác nhận của ngân hàng đang cầm giữ, bản sao đăng ký xe có xác nhận của tổ chức cho thuê tài chính, giấy hẹn cấp đăng ký xe
Giấy tờ chứng minh nguồn gốc phương tiện (đối với phương tiện kiểm tra lập Hồ sơ phương tiện) gồm 1 trong các giấy tờ sau: Bản sao phiếu xác nhận chất lượng xuất xưởng đối với phương tiện được sản xuất, lắp ráp trong nước; Bản sao có chứng thực quyết định tịch thu bán đấu giá của cấp có thẩm quyền đối với xe tịch thu bán đấu giá; Bản sao có chứng thực quyết định thanh lý đối với xe của lực lượng quốc phòng, công an; Bản sao có chứng thực quyết định bán xe dự trữ quốc gia
Trang 11 Bản chính Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cải tạo (đối với xe mới cải tạo)
Bản chính giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe còn hiệu lực (có thể mua tại trung tâm kiểm định hoặc liên hệ với các công ty bảo hiểm phi nhân thọ để được cung cấp) Thông tin về tên đăng nhập, mật khẩu truy cập và địa chỉ trang Web quản lý thiết bị giám sát hành trình đối với xe thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình
2.4 Địa điểm thực hiện kiểm định xe cơ giới
Việc lập Hồ sơ phương tiện, kiểm định (kể cả khi bổ sung, sửa đổi Hồ sơ phương tiện) đối với xe cơ giới được thực hiện tại bất kỳ đơn vị đăng kiểm nào trên cả nước
Xe cơ giới phải được kiểm định trên dây chuyền kiểm định
Trường hợp xe cơ giới quá khổ, quá tải không vào được dây chuyền kiểm định thì được kiểm tra sự làm việc và hiệu quả phanh trên đường thử ngoài dây chuyền Đối với xe cơ giới hoạt động tại các vùng đảo không có đường bộ để di chuyển đến đơn vị đăng kiểm; xe cơ giới hoạt động tại các khu vực bảo đảm về an toàn, an ninh, quốc phòng không đủ điều kiện đưa xe tới đơn vị đăng kiểm; xe cơ giới đang thực hiện các nhiệm vụ cấp bách (phòng chống thiên tai, dịch bệnh) thì được kiểm định ngoài đơn vị đăng kiểm theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư 16/2021/TT-BGVT.
Vấn đề liên quan đến hồ sơ đăng kiểm
Theo thông tư 16/2021/TT-BGTVT về thủ tục đăng kiểm xe cơ giới thì khi đưa xe cơ giới đến đơn vị đăng kiểm để kiểm định, chủ xe cần xuất trình, nộp các giấy tờ sau:
Bản chính đăng ký xe hoặc một trong các giấy tờ còn hiệu lực sau: bản sao đăng ký xe có xác nhận của ngân hàng đang cầm giữ, bản sao đăng ký xe có xác nhận của tổ chức cho thuê tài chính, giấy hẹn cấp đăng ký xe
Giấy tờ chứng minh nguồn gốc phương tiện (đối với phương tiện kiểm tra lập Hồ sơ phương tiện) gồm 1 trong các giấy tờ sau: Bản sao phiếu xác nhận chất lượng xuất xưởng đối với phương tiện được sản xuất, lắp ráp trong nước; Bản sao có chứng thực quyết định tịch thu bán đấu giá của cấp có thẩm quyền đối với xe tịch thu bán đấu giá; Bản sao có chứng thực quyết định thanh lý đối với xe của lực lượng quốc phòng, công an; Bản sao có chứng thực quyết định bán xe dự trữ quốc gia
Trang 11 Bản chính Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cải tạo (đối với xe mới cải tạo)
Bản chính giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe còn hiệu lực (có thể mua tại trung tâm kiểm định hoặc liên hệ với các công ty bảo hiểm phi nhân thọ để được cung cấp) Thông tin về tên đăng nhập, mật khẩu truy cập và địa chỉ trang Web quản lý thiết bị giám sát hành trình đối với xe thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình
2.4 Địa điểm thực hiện kiểm định xe cơ giới
Việc lập Hồ sơ phương tiện, kiểm định (kể cả khi bổ sung, sửa đổi Hồ sơ phương tiện) đối với xe cơ giới được thực hiện tại bất kỳ đơn vị đăng kiểm nào trên cả nước
Xe cơ giới phải được kiểm định trên dây chuyền kiểm định
Trường hợp xe cơ giới quá khổ, quá tải không vào được dây chuyền kiểm định thì được kiểm tra sự làm việc và hiệu quả phanh trên đường thử ngoài dây chuyền Đối với xe cơ giới hoạt động tại các vùng đảo không có đường bộ để di chuyển đến đơn vị đăng kiểm; xe cơ giới hoạt động tại các khu vực bảo đảm về an toàn, an ninh, quốc phòng không đủ điều kiện đưa xe tới đơn vị đăng kiểm; xe cơ giới đang thực hiện các nhiệm vụ cấp bách (phòng chống thiên tai, dịch bệnh) thì được kiểm định ngoài đơn vị đăng kiểm theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư 16/2021/TT-BGVT.
TỔNG QUAN CÁC THIẾT BỊ TRONG KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI TẠI TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM XCG 5008D
Thiết bị kiểm tra đèn pha MAHA-LITE 3
Hình 3.1 Thiết bị kiểm tra đèn pha MAHA LITE 3
Thông số thiết bị kiểm tra đèn ô tô model lite 3 như sau:
Dải đo độ sáng của thiết bị:
Trang 13 + Chiều đứng phía dưới: 0 -60 cm/10m
+ Chiều đứng phía trên: 0 – 60cm/10m
+ Chiều ngang bên trái: 0 – 100cm/10m
+ Chiều ngang bên phải: 0 – 100 cm/10m
Cường độ sáng: 0 – 125000 cd ( 0 – 200 lx)
Khoảng điều chỉnh chiều cao buồng đo: 150 – 1350 mm
Màn hình LCD trên buồng đo có thể thể hiện các vệt sáng của các chùm tia sáng, các đường giới hạn (cut-off line) cho các loại chùm tia Phím “Điều chỉnh” tạo điều kiện dễ dàng cho việc điều chỉnh hướng của các chùm tia
Việc cài đặt các trị số giới hạn của chùm tia theo tiêu chuẩn của Đăng kiểm Việt Nam
Có thể in kết quả qua mạng máy tính
Bộ phận kết nối với máy tính
Bộ thiết bị kiểm tra đèn ô tô model lite 3 bao gồm:
Có 1 kính xoay để điều chỉnh thiết bị vuông góc với đường tâm của xe trước khi kiểm tra
Bánh xe bằng kim loại chạy trên hai thanh ray
Điều chỉnh chiều cao buồng đo tự động trên trụ đứng bằng nhôm, cơ cấu đối trọng lắp trên thiết bị
Màn hình buồng đo lớn Có màn hình LCD trên buồng đo dùng để hiển thị menu lựa chọn và các kết quả đo
Bàn phím trên buồng đo có tính năng chống thấm nước
Camera kỹ thuật cao dùng để ghi lại và số hoá hình ảnh các chùm sáng của đèn
Bộ vi xử lý đơn để điều khiển thiết bị
Chương trình đánh giá kết quả kiểm tra bao gồm diển giải kết quả
Bộ giao diện để chuyển kết quả đo vào máy tính
Thiết bị kiểm tra trượt ngang, phanh xe con, xe tải Model : MINC II, IW4/MBT
- Tải trọng trục (có thể được lái qua) 13000 kg
- Tốc độ thử nghiệm 2,3 km / h
- Chiều dài con lăn 1000 mm
- Đường kính con lăn 202 mm
- Khoảng cách trục lăn 430 mm
- Công suất động cơ 2 x 9 kW
Hình 3.2 Thiết bị kiểm tra trượt ngang, phanh xe con, xe tải Model : MINC II,
Thiết bị kiểm tra trượt ngang, phanh xe tải Model: MB8100
- Công suất động cơ : 2 mô tơ x 11 kW
- Hệ thống dẫn động : mỗi bộ con lăn được dẫn động riêng biệt qua động cơ hộp giảm tốc và xích Hệ thống dẫn động được bao che kín chống nước bắn vào
- Trọng lượng trục tối đa : 15 tấn (để kiểm tra phanh)
- Trọng lượng trục lớn nhất : 20 tấn (trường hợp chạy băng qua)
- Kích thước mỗi phía : 2000 x 1250 x 410mm
Nguồn điện cung cấp : 3 pha 380V/50Hz (trung tính và nối đất)
Hình 3.3 Thiết bị kiểm tra trượt ngang, phanh xe tải Model: MB8100
Thiết bị kiểm tra khí xả động cơ xăng Model : MGT5
- Vỏ làm bằng thép cứng vững được sơn tĩnh điện màu xanh
- Kết hợp bộ tách ẩm và bộ lọc chính
- Có bộ lọc than hoạt tính, đầu nối dẫn khí hiệu chuẩn, cảm biến ô-xy, đầu dò khí xả làm bằng thép có kẹp giữ, ống nhựa bịt đầu dò để kiểm tra rò rỉ khi khởi động máy, ống thoát nước ngưng tụ, tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị
- Kiểm tra dễ dàng và nhanh chóng
- Hướng dẫn sử dụng từng bước trên màn hình của máy tính
- Máy có tính năng tự động tắt để ngăn cản việc tự hấp thu hơi nước vào trong buồng đo
- Có một bơm riêng để tách các hơi nước ngưng tụ
- Hiển thị kết quả trên màn hình của máy tính và in kết quả thông qua máy in tại máy tính đó hoặc thông qua server ở trong văn phòng
- Kết nối với máy tính qua cổng USB
- Có chức năng kiểm tra chẩn đoán Lambda
- Có chức năng tự động kiểm tra
- Độ chính xác theo tiêu chuẩn OIML Class 0
- Các chất khí đo được: HC, CO, CO2, O2, (NO: option).Thời gian làm nóng: tối đa 8 phút
- Lưu lượng dòng khí: 3,5 lít/ phút
- Áp suất làm việc: 750 – 1100 hPa
- Phạm vi đo / độ chính xác:
Hình 3.4 Thiết bị kiểm tra khí xả động cơ xăng Model : MGT5
Thiết bị kiểm tra khí xả động cơ dầu Model : MSA - PC
- Nguồn cung cấp: 230V, 50-60 Hz 0,8 A; 12V/110V (tùy chọn)
- Mô-đun Khí thải : 23,5 cm x 38 cm x 9 cm, Trọng lượng: 4,5 kg
- Xe đẩy: W66 x D63 x H120 cm, Trọng lượng: 48 kg
- Thời gian khởi động: Ca 3min
- Đường dẫn quang học có hiệu quả: 364 mm
- Độ ẩm tương đối: tối đa 95% không ngưng tụ
- Thời gian đáp ứng: 1msec
- Phạm vi đo: Opacity: 0 99,9%, Độ phân giải 0,1%
- Hấp thu (k-giá trị) 0 99,99 m-1, Độ phân giải 0,01 m-1
- Nhiệt độ 000-200 ° C, Độ phân giải 1 ° C
- Tốc độ vòng quay 200 - 9990, Độ phân giải 10 rpm
Hình 3.5 Thiết bị kiểm tra khí xả động cơ xăng Model : MGA5PC
CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ VÀ QUY TRÌNH VẬN HÀNH CÁC THIẾT BỊ TRONG KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI TẠI TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM XCG 5008D
Thiết bị kiểm tra đèn pha
Kiểm tra đèn chiếu sáng phía trước là kiểm tra cường độ phát sáng và xác định sự lệch hướng của trục chùm sáng Căn cứ vào tiêu chuẩn quy định người ta có nhiều phương pháp, có thể tiến hành kiểm tra trên màn kiểm tra hoặc cũng có thể sử dụng các thiết bị chuyên dùng tạo ra các điều kiện tương tự như trên màn để tiến hành kiểm tra Xác định sự lệch hướng của trục chùm sáng: Để đo hướng của trục chùm tia sáng so với trục hình học của xe được tính theo phần trăm(%) dựa trên phương pháp xác định sự dịch chuyển của tiêu điểm chùm sáng được đo trên màn hình, màn hình này được đặt thẳng đứng, vuông góc với trục hình học của xe và đặt tại vị trí cách đầu xe 10m Tuy nhiên trong thực tiễn, một khoảng cách như vậy là khó khăn để sử dụng trong bất kỳ tình huống nào vì sự hạn chế của diện tích đo Để giải quyết vấn đề này, người ta dùng thiết bị đo đèn: một thấu kính hội tụ rộng dùng để đem lại một chùm sáng hội tụ trong khu vực nhận ánh sáng tương đương với chùm sáng của đèn chiếu sáng phía trước ở khoảng cách 10m
Hình 4.1 Sơ đồ màn chắn chùm sáng;
1- Đèn ô tô; 2- Màn chắn sang
Trang 19 Đo cường độ sáng: Một tế bào quang điện và một đồng hồ đo sáng nối với nhau Khi tế bào quang điện được chiếu sáng bằng chùm sáng của đèn chiếu sáng phía trước ở khoảng cách thích hợp với thiết bị kiểm tra, cảm biến tạo ra một lực điện động tương ứng với cường độ chiếu sáng, làm cho đồng hồ đo sáng chỉ thị cường độ sáng
4.1.2 Thiết bị kiểm tra đèn chiếu sáng
Thiết bị kiểm tra đèn chiếu sáng phía trước bao gồm khu vực nhận ánh sáng để nhận chùm ánh sáng của đèn chiếu sáng phía trước, thiết bị xác định vị trí để xác định khu vực nhận ánh sáng đối diện thông thường của xe, cường độ sáng chỉ báo bằng đơn vị candelas (cd), sự lệch hướng của chùm sáng chỉ báo bằng góc hoặc chiều dài (cm) Thiết bị có thể dễ dàng di chuyển theo chiều ngang, chiều dọc bởi hệ thống ray với bánh xe và có thể điều chỉnh khoảng cách đo từ cạnh của thiết bị Các thiết bị kiểm tra đèn chiếu sáng phía trước hiện nay sử dụng một trong hai nguyên lý sau:
4.1.2.1 Thiết bị kiểm định sử dụng tế bào quang điện:
Thiết bị này thường kết hợp chặt chẽ cảm biến tế bào quang điện để tạo ra lực điện động bằng năng lượng ánh sáng Nó xác định cường độ chiêu sáng và sự lệch hướng trục đo sáng của đèn chiếu sáng phía trước bằng đánh giá lực điện động Đo cường độ sáng: Một tế bào quang điện và một đồng hồ đo sáng nối với nhau Khi tế bào quang điện được chiếu sáng bằng chùm sáng của đèn chiếu sáng phía trước ở khoảng cách thích hợp với thiết bị kiểm tra, cảm biến ánh sáng tạo ra một lực điện động tương ứng với cường độ chiếu sáng,làm cho đồng hồ đo sáng chỉ thị cường độ sáng
Hình 4.2 Nguyên lý của tế bào quang điện Đo sự lệch hướng của chùm tia sáng: người ta sử dụng bốn cảm biến (S1, S2, S3, S4) S1và S2 được nối đến một đồng hồ đo lệch dọc, S3 và S4 được nối đến một đồng hồ đo lệch ngang Khi nhận được các tia sáng của đèn chiếu sáng phía trước, các cảm biến tạo ra lực điện động Các đồng hồ đo lệch dọc và lệch ngang hoạt động cho biết về sự khác nhau giữa các hướng lệch lên trên và lệch xuống dưới, giữa hướng lệch phải và lệch trái
Hình 4.3 Sơ đồ lắp đặt các tế bào quang điện đo độ lệch của chùm sáng
Khi không có sự lệch hướng của trục chùm sáng tác động lên các tế bào quang điện, kim chỉ của đồng hồ đo không di chuyển như thể hiện trên hình vẽ 2.4.a Khi có sự lệch hướng của trục chùm sáng như hình vẽ 2.4.b, kim chỉ của đồng hồ đo lệch dọc di chuyển xuống dưới và kim chỉ báo của đồng hồ đo lệch ngang di chuyển sang trái và ngược lại, sự di chuyển của kim đồng hồ tương ứng với mức độ lệch hướng
Hình 4.4 Chỉ báo lệch hướng của chùm sáng
4.1.2.2 Thiết bị kiểm tra đèn sử dụng cảm biến đa điểm CCD:
Thiết bị này sử dụng cảm biến CCD (Charge Coupled Device) để đo cường độ sáng và sự lệch hướng của chùm sáng Thiết bị áp dụng nguyên lý truyền cặp điện tích Thiết bị này bao gồm hàng ngàn hoặc hàng triệu tế bào quang điện sắp xếp theo ma trận hai chiều hàng và cột, mỗi tế bào đó sẽ biến đổi tín hiệu ánh sáng từ từng phần nhỏ của ảnh thành các điện tử, số lượng các hạt điện tử thu được tỷ lệ với cường độ của ánh sáng
4.1.3 Thiết bị kiểm tra đèn MAHA-LITE 3
Hình 4.5 Cấu trúc thiết bị đo đèn LITE 3
A Kính quan sát dùng để điều chỉnh vị trí của buồng đo quang học với xe;
B Trụ đứng: Dùng để điều chỉnh chiều cao và giữ định vị buồng đó quang học;
C Kinh quan sát: Dùng để quan sát vùng sáng bên trong buồng đo;
D Bảng điều khiển: Điều khiển các thao tác kiểm tra;
E Buồng đo quang học: Nơi tiếp nhận, phân tích chùm sáng kiểm tra;
G Dây kết nối cung cấp điện cho buồng đo và truyền kết quả đo đến máy tính;
I Nút dùng để thiết lập các giá trị chuẩn cho thiết bị;
J Màn hình hiển thị LCD;
K Bộ phận phát tia Laser dùng để điều chỉnh buồng đo
Hình 4.6 Thiết bị đo đèn MAHA-LITE 3 tại trung tâm đăng kiểm XCG 5008D
Hình 4.7 Bảng điều khiển thiết bị đo đèn MAHA-LITE 3 tại trung tâm đăng kiểm
Hình 4.8 Sơ đồ bảng điều khiển thiết bị đo đèn MAHA-LITE 3
1- Phím đo đèn pha bên phải (đèn bên trái của tài xế)
2- Phím đo đèn cốt bên phải
3- Phím đo đèn sương mù bên phải
Trang 25 4- Phím đo đèn đi ban ngày bên phải
5- Các phím chức năng của màn hình hiển thị LCD
6- Phím đo đèn đi ban ngày bên trái
7- Phím đo đèn sương mù bên trái (đèn bên phải của tài xế)
8- Phím đo đèn cốt bên trái
9- Phím đo đèn pha bên trái
10- Màn hình hiển thị LCD
Phiên bản phần mềm của LITE 3 hiển thị khi bật công tắc chính
Kiểm tra đèn pha bên phải
Trang 26 Điều chỉnh đèn pha
Menu bảo dưỡng: Thiết lập độ tương phản
Thiết bị kiểm tra đèn loại Lite 3 xác định được độ sai lệch điểm tâm của chùm tia sáng theo trục ngang và trục dọc, độ hội tụ của chùm tia sáng và cường độ của tâm chùm tia sáng, góc chiếu xuống của đèn cốt Khi kiểm tra ta chọn menu và xác nhận công việc của mình cần kiểm tra
4.1.4 Quy chuẩn đánh giá: Theo QCVN 13 : 2011/ BGTVT
- Phải có đủ số lượng, định vị đúng vị trí, không nứt vỡ;
- Cường độ chiếu sáng phải đảm bảo theo hồ sơ kỹ thuật
- Phải đủ số lượng, lắp đặt đúng vị trí theo hồ sơ kỹ thuật và được định vị chắc chắn;
- Đèn xin đường có tần số nháy từ 60-120 lần/phút(từ 1-2Hz);
Khi quan sát bằng mắt, phải phân biệt tín hiệu roc rang ở khoảng cách 20m đối với đèn phanh, đèn xin đường khoảng cách 10m đối với đèn tín hiệu khác, trong điều kiện ban ngày.
MLT 3000
Thiết bị kiểm tra trượt ngang
Có 02 loại hiện đang được sử dụng trong công tác kiểm định: MSS 6300 bị dùng cho dây chuyền xe con và MSS 8300 dùng cho dây chuyền xe tải Hai loại thiết bị có cấu tạo gần giống nhau, chỉ khác nhau về kích thước Dưới đây ta chỉ xét về loại thiết bị dùng cho dây chuyền xe tải, gồm những phần chính: Mặt đáy, mặt trượt và cảm biến trượt ngang
Hình 4.11 Sơ đồ kết cấu mặt đáy thiết bị kiểm tra trượt
Mặt đáy là tấm thép dày 4mm được uốn thành hình chữ U có kích thước là 855 x
1000 x 34(mm) Phần trong lòng chữ U có hàn các rãnh chứa bi và dẫn hướng dịch chuyển của các viên bi Các viên bi thép tròn có đường kính 20mm, có độ cứng cao nhẫn và được mạ crom bề mặt Chúng được đặt trên các rãnh chứa cùng với chất bổi trơn (dầu công nghiệp hoặc mỡ) nhằm đỡ mặt trượt và giúp mặt trượt chuyển dịch ngang Ở giữa dọc tâm có 2 thanh lò xo lá ghép với nhau, được định vị tại 2 đầu Cảm biến được bắt chặt trên mặt đáy bằng 2 con vít, giữa thanh trượt của cảm biến và thanh lò xo lá được
Cảm biến Thanh loì xo lạ Rãnh chứa và các viên bi thép
Bu lông, đai ốc điều chỉnh và hãm
Trang 30 liên kết với nhau bằng 1 thanh liên kết Riêng rãnh dẫn hướng bị ở đầu phía duới được làm rời và liên kết với mặt đáy bằng 02 bu lông M10 và lỗ để bắt bu ông trên thanh dẫn hướng có hình hạt đậu nên thanh này có thể di chuyển song song với đường tâm nhằm mục đích định vị theo chiều dọc của mặt trượt
Là tấm thép dầy 4mm được uốn thành hình chữ U có kích thước 800 x 1000 x 20 (mm) ở điểm giữa của 2 đầu có hàn 2 miếng sắt tạo thành 2 ngàm liên kết với mặt đáy, hạn chế mặt trượt bị lật theo phương thẳng đứng khi làm việc Ở chính giữa mặt trượt thuộc phần đáy có kết cấu rãnh ngằm để liên kết 2 thanh lò xo lá với mặt trượt
Là loại cảm biến con trở (con trở trượt) bao gồm 1 cuộn dây điện trở và con trở trượt trên đó Khi vị trí của con trở thay đổi, giá trị điện trở của cảm biến thay đổi từ 0- 4,7(Ôm)
Khi bánh xe vượt qua thiết bị trượt ngang, do lực trượt ngang của bánh xe tác động lên tấm trượt của thiết bị làm dịch chuyển tấm trượt theo chiều tác động của bánh xe, do tấm trượt được liên kết với thanh trượt của cảm biến nên giá trị độ trượt của bánh xe được thiết bị ghi nhận lại Quãng đường bánh xe vượt qua tấm trượt có chiều dài 01 mét tương đương với độ dịch chuyển ngang được ghi nhận là mm nên đơn vị giá trị độ trượt ngang là (mm/m)
Hiện nay tại các trung tâm Đăng kiểm chúng ta đang sử dụng 02 loại thiết bị đo độ trượt ngang của MAHA có cấu tạo giống nhau chỉ khác nhau về kích thước : MODEL MINC I dùng cho dây chuyền xe con và MODEL MINC II dùng cho dây chuyền xe tải Dưới đây ta chỉ xét về thiết bị dùng cho dây chuyền xe tải Thiết bị bao gồm phần chính: Mặt đáy, mặt trượt và các cảm biến
Hình 4.12 Thiết bị kiểm tra trượt ngang tại trung tâm đăng kiểm XCG 5008D
Thiết bị có cấu tạo gồm tấm mặt trượt, tấm mặt đáy chứa các rãnh bi, khung giá trượt, cảm biến nhận biết, cảm biến trượt Thiết bị có gắn hai cảm biến nhận biết phương tiện vào ra, được đặt ở hai đầu thiết bị Mặt trượt của thiết bị gồm 1 tấm mặt phẳng bằng thép được gắn với một khung giá bên dưới bằng các bulông Khung giá được chế tạo bằng các thép ống hình vuông để chịu lực, nó được định vị với thanh trượt ở mặt đáy bằng các bulông
Hình 4.13 Sơ đồ kết cấu thiết bị kiểm tra trượt ngang MAHA
1, 2, 3, 5, 6 – Các thanh chứa bi trượt ;
4- Cảm biến đo độ trượt ;
7- Vỏ ngoài của thiết bị ;
10-Cảm biến nhận biết phương tiện
Là loại cảm biến trượt (con trở trượt) bao gồm 1 điện cuộn dây điện trở và thanh trượt trên đó Khi vị trí của thanh trượt thay đổi, giá trị điện trở của cảm biến thay đổi trượt từ 0 – 2,5 k (Ôm ) mỗi chiều
Với cấu tạo của các loại thiết bị trên, ta thấy khi lắp đặt hoàn chỉnh mặt trượt chỉ di chuyển ngang trong mặt phẳng nằm ngang Khi kiểm tra xe, bánh xe dẫn hướng lăn trên mặt trượt Dưới tác dụng của lực ngang bánh xe, mặt trượt bị đẩy sang phải (hoặc sang trái) sẽ làm cho khung giá dịch chuyển sang phải (hoặc sang trái), kéo theo thanh
Trang 33 liên kết với cảm biến làm cho thanh trượt của cảm biến bị dịch chuyển sang phải (hoặc sang trái) làm thay đổi giá trị điện trở của cảm biến, sự thay đổi này được khuyếch đại và truyền lên bộ xử lý tại tủ điều khiển và hiển thị lên đồng hồ giá trị thật của độ trượt ngang thông qua màn hình LCD (đơn vị là mm/m) Khi hết lực tác động lên mặt trượt, lò xo hồi vị sẽ kéo mặt trượt trở về vị trí chính giữa và thanh trượt của cảm biến cũng sẽ trở về vị trí giữa của cảm biến, vị trí mà thiết bị xác nhận là điểm 0 trong thang đo
Hình 4.14 Màn hình hiển thị kết quả trượt ngang
Riêng đối với thiết bị của hãng Maha, khi bánh xe lăn lên tấm mặt trượt của thiết bị, dưới sức nặng của tải trọng xe làm cho mặt trượt bị uốn xuống, cảm biến nhận biết đầu vào (cảm biến khối lượng) xác nhận có phương tiện kiểm tra đã vào thiết bị, chương trình kiểm tra bắt đầu hoạt động Khi bánh xe lăn đến vị trí cuối của mặt trượt, cảm biến nhận biết đầu ra xác nhận phương tiện chuẩn bị ra khỏi thiết bị, chương trình sẽ kết thúc và ghi nhận giá trị độ trượt tại vị trí này trên màn hình
Tiêu chuẩn đánh giá trượt ngang của bánh xe dẫn hướng
Theo Thông tư Số:10/2009/TT-BGTVT Khi cho xe chạy thẳng qua thiết bị thử trượt ngang với vận tốc 5 km/h, không tác động lực lên vành lái Trượt ngang của bánh dẫn hướng không được vượt quá 5 mm/m.
Thiết bị kiểm tra phanh
Bệ thử phanh được trang bị nhằm mục đích kiểm tra tình trạng kỹ thuật hệ thống phanh của ô tô, kiểm tra nhanh chóng và chính xác, loại bỏ được các yếu tố có ảnh hưởng đến kết quả đo như các điều kiện liên quan tới đường thử, điều kiện khí hậu tự nhiên v.v Sử dụng thiết bị thử không đòi hỏi phải xây dựng mặt bằng thử nghiệm lớn, thông qua kết quả cũng như quá trình kiểm tra có thể đánh giá được tình trạng làm việc của hệ thống phanh Chính vì vậy bệ thử phanh hiện nay được sử dụng rộng rãi trong công tác bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm định v.v Đáp ứng được các yêu cầu về an toàn kỹ thuật cho xe lưu hành
4.3.2 Yêu cầu chung đối với bệt thử phanh
Khi lựa chọn bệ thử phanh cần chú ý các yêu cầu sau :
- Bệ thử phanh phải cho phép xác định chính xác được lực phanh ở các bánh xe của phương tiện vào kiểm tra;
- Bệ phải có hệ số bám đủ lớn cho phép đo được lực phanh lớn tuỳ theo yêu cầu của đối tượng kiểm tra;
- Tốc độ con lăn phù hợp, đảm bảo cho các quá trình kiểm tra cho kết quả tương đương như khi thử trên đường;
- Đơn vị đo phù hợp;
- Sử dụng dễ dàng, có độ bền và tuổi thọ sử dụng cao;
- Sai số nhỏ và có cùng sai số đối với các bên;
- Tiêu hao ít điện năng, giá thành thấp;
- Không gian lắp đặt nhỏ;
- Thời gian kiểm tra ngắn;
- Có khả năng in trực tiếp hoặc truyền số liệu cho hệ thống máy tính
4.3.3 Các loại bệ thử phanh
Bệ thử phanh có nhiều loại nhưng chủ yếu gồm các loại chính sau đây:
- Bệ thử phanh kiểu sàn trượt;
- Bệ thử phanh kiểu bánh đà;
- Bệ thử phanh kiểu con lăn
4.3.3.1 Bệ thử phanh quán tính kiểu sàn trượt
Bệ thử phanh kiểu sàn trượt ( hình 3.1) hoạt động theo nguyên tắc: Cho ô tô cần kiểm tra chuyển động với tốc độ nhỏ trên sàn trượt, phanh ô tô Do quán tính xe có xu thế chuyển dịch về phía trước và do bánh xe bị hãm cứng với mặt sàn nên các tấm trượt cũng chuyển dịch theo về phía trước Độ dịch chuyển phụ thuộc vào lực phanh và vận tốc của xe ô tô khi bắt đầu phanh Thông qua đầu đo gắn với các tâm trượt người ta có thể xác định được lực phanh của xe
Hình 4.15 Bệ thử kiểu sàn Ưu điểm của loại bệ thử này là:
+Kết cấu đơn giản dễ chế tạo;
Tuy nhiên loại bệ này cũng có những nhược điểm sau :
+Chỉ xác định được lực phanh và độ lệch, không xác định được các thông số khác như lực cản lăn;
+Kích thước bệ thử lớn;
+ Do phải chạy lấy đà đủ vận tốc nên phải có đường dẫn dài phía trước bệ thử; +Cần nhiều vật tư để chế tạo và xây lắp thiết bị;
Trang 36 + Độ chính xác, an toàn khi thử không cao
4.3.3.2 Bệ thử phanh quán tính kiểu bánh đà
Bệ bao gồm các cụm chính như : Bộ tang trống, hộp số, bánh đà, động cơ điện
Xe được đưa lên bệ, động cơ điện làm quay các tang trống và bánh đà Khi đạt tới vận tốc cần thử, điện dẫn tới động cơ bị cắt đồng thời với việc đạp vào bàn đạp phanh Dưới tác dụng của mô men phanh ở bánh xe, các tang trống bị hãm lại Nhưng do quán tính của các các vật đang quay chúng không dừng lại ngay mà còn quay thêm một số vòng nữa Thông qua việc đo số vòng quay từ lúc phanh cho tới khi tang trống dừng hẳn người ta có thể xác định được quãng đường phanh theo công thức sau :
Việc lựa chọn khối lượng bánh đà cho bệ thử phải đảm bảo sao cho động năng các bộ phận quay của băng thử tương ứng với tổng động năng của xe khi vận hành trên đường (bao gồm động năng của các bộ phận quay và phần chuyển động thẳng) từ phương trình cân bằng động nặng, người ta có thể dễ dàng tính được lực phanh tại bánh xe
Bệ thử phanh kiểu bánh đà có các ưu điểm sau :
- Nếu bề mặt lớp phủ trên tang trống giống như vật liệu làm đường thì quá trình thử không khác mấy so với khi thử trên đường;
- Cho phép kiểm tra xe với các vận tốc khác nhau;
- Cho phép biết được một số thông số quan trọng phục vụ cho việc chẩn đoán hệ thống phanh;
Tuy nhiên loại bệ này cũng có một số nhược điểm nhất định :
- Việc xác định khối lượng bánh đà một cách chính xác rất khó khăn;
- Phải thay đổi khối lượng bánh đà thường xuyên khi thử các xe khác nhau và các
- chế độ tốc độ thử khác nhau;
- Một số kết quả cần khảo sát không đo trực tiếp được;
- Kết cấu cồng kềnh, chiếm nhiều diện tích
Bệ thử kiểu lực là loại bệ hiện nay đang được sử dụng rộng rãi nhất trong lĩnh vực sửa chữa bảo dưỡng và kiểm định kỹ thuật
Hình 4.16 Sơ đồ nguyên lý làm việc của bệ thử phanh kiểu lực
Mỗi bệ có hai cặp con lăn đặt ở hai phía có khả năng làm việc độc lập, tương ứng với hai bên bánh xe Con lăn trước và sau của mỗi bộ được liên kết với nhau thông qua bộ truyền xích Mỗi bệ thử có thể được lắp 1 hoặc 2 động cơ điện ba pha có công suất phù hợp
Giữa động cơ điện và trục con lăn là bộ giảm tốc có tỷ số truyền đảm bảo cho con lăn quay với vận tốc thiết kế cho loại băng đó Khi phanh mô men phanh sẽ được đo bằng cảm biến mô men hoặc dùng động cơ cân bằng và hiển thị lực phanh riêng rẻ ở từng bên bánh xe của cùng một cầu So với các loại bệ thử đã nêu ở phân trên, bệ thử loại lực có nhiều ưu điểm Kết cấu đơn giản, gọn nhẹ, cho phép xác định trực tiếp lực phanh ở các bánh xe Công suất động cơ không cần lớn
Kết cấu và bố trí con lăn:
Trang 38 Châu Âu thường sử dụng loại con lăn thép phủ lớp vật liệu có độ bền và hệ số bám cao Tuỳ theo loại bệ thử, con lăn có đường kính và kết cấu khác nhau Các bệ thử ở lên bề mặt Ngược lại, các bệ thử của Nhật Bản, Hàn quốc, Nga thường sử dụng loại con lăn có bề mặt làm việc bằng thép Đối với loại bệ thử này, để tạo ra hệ số bám cao giữa bánh xe và con lăn, người ta phải gia công các rãnh dọc theo con lăn
Hệ số bám của con lăn phụ thuộc vào vật liệu bề mặt con lăn và điều kiện môi trường kiểm tra, hệ số bám thường từ 0,5 - 0,8 Đường kính của con lăn có ảnh hưởng lớn đến sự tiếp xúc giữa bánh xe và con lăn Đường kính càng lớn thì sự tiếp xúc càng gần với thực tế xe chạy trên đường Tuy nhiên trong trường hợp này, động cơ điện phải có công suất lớn Hiện nay các bệ thử phanh thông dụng được chế tạo ở Châu Âu thường sử dụng con lăn có đường kinh từ 160 - 270mm Trong khi đó, bệ thử phanh do Nhật Bản chế tạo có đường kính con lăn từ 100 : 200 mm
Từ công thức tỉnh lực bám : P = 𝜑 Z
Biểu thức cho thấy lực bám giữa bánh xe và con lăn phụ thuộc vào hệ số bám 𝜑 giữa bánh xe với vật liệu được sử dụng trên bề mặt con lăn và lực tác dụng vuông góc với bề mặt tiếp xúc Lực này phụ thuộc vào toạ độ đặt con lăn (khoảng cách và độ cao tương đối giữa hai con lăn) Thông thường ở các bệ thử phanh, con lăn phía sau được đặt cao hơn con lăn phía trước Kết cầu này cho phép xe vẫn có thể ra vào bệ một cách dễ dàng và hạn chế được hiện tượng xe bị đẩy ngược ra khỏi bệ khi thử
Các loại bệ có hai con lăn ngang bằng, thường có khoảng cách hai con lăn lớn và sử dụng kích nâng cho ô tô ra vào bệ được thuận tiện
Kết quả nghiên cứu cho thấy, vận tốc quay của con lăn có ảnh hưởng trực tiếp đến độ tin cậy của kết quả đo Với vận tốc quá nhỏ nhiều khiếm khuyết của hệ thống phanh không được phát hiện và sự sai lệch so với kết quả đo trên đường sẽ lớn Vì vậy, về nguyên tắc người ta cố gắng nâng vận tốc của con lăn lên mức tối đa có thể cho phép được Tuy nhiên, tăng vận tốc con lăn sẽ dẫn đến việc làm tăng kích thước và công suất
Trang 39 của động cơ điện Các bệ thử phanh hiện đại thường có tốc độ con lăn tại điểm tiếp xúc bánh xe khoảng 2 – 5 km/h
4.3.4 Một số bệ thử phanh loại lực sử dụng tại các Đơn vị đăng kiểm xe cơ giới ở nước ta hiện nay
4.3.4.1 Bệ thử MB (Beissbarth Automobile-service equipment)
Bệ thử phanh MB do hãng Beissbarth CHLB Đức sản xuất có nhiều loại, được sử dụng để kiểm tra phanh cho các nhóm xe có tải trọng trục khác nhau Loại bệ thử này sử dụng các con lăn phủ lớp vật liệu có độ bền và độ bám cao
Hình 4.17 Bệ thử phanh MB
1 và 3: Con lăn trước và sau; 2: Cảm biến tốc độ; 4: Bánh xe kiểm tra
Với loại bệ thử phanh MB người ta không chỉ xác định được lực phanh ở các bánh xe mà còn xác định được lực cản lăn và một số chỉ tiêu kỹ thuật khác, phục vụ chẩn đoán, đánh giá tình trạng kỹ thuật ô tô
Trang 40 Khi bánh xe bị hãm không quay nữa, cảm biến tốc độ 2 sẽ điều khiển cho hệ dừng lại Tùy theo loại hệ, các con lăn có đường kính 200 hoặc 260mm, quay với vận tốc tại bề mặt con lăn 2,5 – 5km/h
Thiết bị kiểm tra khí xả động cơ cháy cưỡng bức
Nguyên lý hoạt động của thiết bị dựa trên hiện tượng hấp thụ tia hồng ngoại của các thành phần khí có trong khí xả Khi chiếu tia hồng ngoại đi qua các khí như là CO
CO2, HC ta sẽ nhận được quang phổ thể hiện thành phần các khí này
Mẫu khí xả cần kiểm tra được lấy từ ống xả ô tô thông qua đầu lấy mẫu Khí xả sẽ được tách hơi nước và đưa vào buồng đo Buồng đo là một ống tròn dài, 2 đầu được lắp bộ phát và bộ thu tia hồng ngoại (hình 1) Phụ thuộc vào khả năng hấp thụ tia hồng ngoại của từng loại khí, khi đi qua buồng đo các tia này sẽ bị thay đổi về bước sóng thể hiện qua quang phổ nhận được trên đầu thu Thông qua quang phổ, thiết bị phân tích sẽ tính toán được tỉ lệ các chất có trong lượng khí xả đó và hiển thị số liệu lên màn hình
Hình 4.22 Buồng đo khí xả
Nồng độ khí xả mẫu càng cao thì quá trình phân tích càng chính xác do vậy yêu cầu đầu lấy mẫu cần cắm sâu vào trong ống xả
Trang 48 Trong thành phần khí xả còn có Ôxy Căn cứ vào lượng Ôxy này ta có thể xác định được hệ số Lamda Việc xác định tỉ lệ phần trăm (%) của Ôxy trong mẫu khí xả thực hiện thông qua một cảm biến hóa học (gọi là cảm biến Ôxy) vì phân tử O2 không có tính chất hấp thụ tia hồng ngoại Cảm biến này phát ra các tín hiệu điện tử tỉ lệ thuận với nồng độ thành phần Ôxy Thành phần NOx cũng có thể đo được nhờ một loại cảm biến thích hợp
4.4.2 Sơ đồ thiết bị và quá trình hoạt động
Hình 4.23 Sơ đồ thiết bị đo khí thải xe xăng
4.4.2.2 Quá trình hoạt động, kiểm tra, hiệu chuẩn
Chế độ đo: Ở chế độ này van điện 7 mở thông đường ống lấy mẫu 13 với buồng đo đồng thời khóa các nhánh khác Khí mẫu sẽ đi qua bộ tách nước 10, bộ lọc khí 8 để được làm sạch, đảm bảo độ chính xác khi phân tích và tránh hư hỏng buồng đo Cảm biến chênh lệch áp suất 2 có nhiệm vụ thông báo áp suất trong đường ống dẫn khí với mục đích kiểm tra độ rò rỉ
Chế độ hiệu chỉnh giá trị 0: Để đảm bảo phương pháp đo chính xác, trước mỗi lần đo cần thực hiện hiệu chỉnh điểm O Van điện 7 ở trạng thái mở thông đường ống 14 với buồng đo và khóa các đường khác, lấy không khí làm chuẩn 0 cho giá trị CO và HC
Chế độ hiệu chuẩn: Van điện 7 ở trạng thái thông với đường lấy khí ga chuẩn 1 với buồng đo, dùng để so sánh giá trị đo của CO, HC, O2 hiển thị trên thiết bị với các thành phần đã được xác định trong khí chuẩn Tùy thuộc vào mỗi nước mà thời gian hiệu chỉnh khác nhau, thông thường là 6 tháng hoặc 12 tháng
4.4.3 Thiết bị đo khí thải MGT 5
MGT 5 là thiết bị phân tích khí xả cho động cơ xăng do hãng MAHA sản xuất Ưu điểm của thiết bị này là thiết kế nhỏ gọn nhưng tích hợp nhiều chức năng như phân tích khí xả động cơ xăng, động cơ khí ga hóa lỏng hay khí ga tự nhiên Thiết bị có thể sử
Trang 50 dụng di động hoặc sử dụng ở các trạm kiểm định với khả năng nối mạng (Eurosystem, ASA, citric ) và dao diện phần mềm đơn giản dễ sử dụng
Hình 4.24 Mặt trước thiết bị MGT5 A: modun RPM tiêu chuẩn
B: Đèn LED điều khiển modun RPM
Hình 4.25 Modun RPM tiêu chuẩn a : Cổng kết nối cho đầu kẹp
Trang 51 b : Cổng kết nối cho nhiệt độ dầu c : Cổng kết nối với “ light barrier” và cảm biến tốc độ VC2
Hình 4.26 Mặt sau thiết bị MGT5 E: Đầu cắm điện với cầu chì và công tắc cho dòng 85-265 V
F: Đầu nối khi sử dụng dòng điện trên xe 10-42 V
G: Cổng RS 232 cho thiết bị điều khiển cầm tay
H: Đường ra của nước ( trái ), đường ra của khí xả ( phải )
E: Cổng kết nối mạng: LON và USB
Hình 4,27 Mặt bên trái thiết bị MGT5 J: Đầu lọc than hoạt tính lấy khí cho điều chỉnh điểm 0
L: Cảm biến Nox ( có hoặc không )
Hình 4.28 Mặt bên phải thiết bị MGT5 O: màng lọc bụi và các hạt bẩn
4.4.3.2 Các bộ phận phụ trợ đo tốc độ (RPM)
Mục đích của việc xác định tốc độ động cơ là đảm bảo các yêu cầu của điều kiện đo được đáp ứng Với động cơ xăng, tiến hành kiểm tra tại tốc độ không tải (nhỏ hơn 1000 vòng/ph) do tại vòng quay thấp động cơ xăng phát ra lượng chất HC và CO là lớn nhất
Tốc độ động cơ của các phương tiện sử dụng dầu diesel hay xăng đều có thể dùng thiết bị RPM (revolution per minute) Có nhiều cách để xác định giá trị này
Tín hiệu RPM được đo trực tiếp tại dây đánh lửa hoặc cuôn tăng áp thông qua đầu kẹp Đầu kẹp cần được đặt càng gần bugi càng tốt và xa dây đánh lửa bên cạnh Đầu kẹp
Trang 53 thông qua bộ phận cảm ứng sẽ đọc được tín hiệu điện tần số cao truyền từ bộ chia đến các xylanh Tín hiệu này sẽ truyền đến thiết bị kiểm tra MGT 5 và được chuyển đổi sang tín hiệu RPM (tốc độ vòng quay)
Hình 4.29 Đầu kẹp ( Trigger clamp )
+ Thiết bị cản quang ( light barrier ):
Thiết bị này được sử dụng để xác định số vòng quay động cơ khi không có khả năng đo trực tiếp Người ta sử dụng một mặt phản xạ được đặt trên vật quay thông thường là quạt gió hay trục các đăng và không bị tác động bên ngoài như rung động.( chủ ý: tỉ số truyền đến động cơ phải là 1:1 Trường hợp trục gắn mặt phản xạ có tốc độ khác tốc độ động cơ thì phải nhập tỉ số truyền tương ứng) Do phương pháp cho kết quả không chính xác và tốn thời gian nên thường không được sử dụng
Hình 4.30 Thiết bị cản quang ( Light barrier )
+ Thiết bị đo sóng âm (Rotophon):
Tốc độ vòng quay động cơ (RPM) có thể đo được thông qua một microphone Khi đo đặt thiết bị gần ống xả của ô tô, microphone tích hợp trong thiết bị sẽ thu lại âm thanh của động cơ Âm thanh này sẽ được phân tích để đưa ra được tốc độ RMP Tùy theo số thì và số xylanh của động cơ mà người ta đặt hệ số điều chỉnh phù hợp
Sử dụng thiết bị VC2 có thể đo được tốc độ động cơ bằng 2 cách, thông qua cảm biến rung hoặc thông qua hiệu ứng dòng điện của acquy Cảm biến rung phải tiếp xúc với các bề mặt kim loại của vỏ động cơ Nếu có thể tốt nhất là tiếp xúc với nguồn rung động thường xuyên và liên tục.Nếu không có vị trí nào thích hợp việc xác định RPM có thể được thực hiện bằng cách sử dụng hiệu ứng dòng điện của ắc quy
4.4.4 Quy trình vận hành thiết bị kiểm tra khí xả động cơ xăng Model : MGT5 Bước 1: Khởi động máy tính, mở chương trình Eurosystem
Bước 2: Bấm nút “ chọn xe để kiểm tra “
Bước 3: Bấm nút hoặc phím số 8
Ghi chú: lần đầu tiên trong ngày, máy sẽ thực hiện các bước kiểm tra rò rỉ, làm nóng thiết bị trong 2 phút, điều chỉnh điểm 0, kiểm tra HC dư
Bước 4: Bấm nút “ kiểm tra khí xả “
Bước 5: Bấm nút “ Tiếp tục “
Bước 6: Gắn ống lấy mẫu khí xả vào ống xả của xe
Hình 4.31 Gắn ống lấy mẫu khí xả vào ống xả của xe
Bước 7: Gắn cảm biến tốc độ vào thân động cơ hoặc kẹp dây cảm ứng tốc độ vòng quay vào dây bugi ( dây cao áp )
Hình 4.32 Gắn cảm biến tốc độ vào thân động cơ
Bước 8: Quan sát giá trị đo trên màn hình
Hình 4.33 Kết quả đo hiển thị trên màn hình
Thiết bị kiểm tra gầm
Thiết bị hỗ trợ kiểm tra gầm được sử dụng để hỗ trợ cho người kiểm tra khi tiến hành kiểm tra các chi tiết, cụm chi tiết thuộc phần gầm như : nhíp, lò xo, thanh xoắn của hệ thống treo và khớp cầu, ngõng trục, các khâu, khớp của hệ thống lái, nhằm giảm nhẹ
Trang 66 sức cho người lao động, rút ngắn thời gian kiểm tra, tăng khả năng đánh giá chính xác và tăng năng suất lao động
Thiết bị kiểm tra gầm có sơ đồ cấu tạo như hình Ngoài các bộ phận trên còn một bộ phận nữa là đèn soi tích hợp các nút điều khiển Đèn soi được nối với hộp điều khiển của hệ thống Trên đó có các nút chức năng dùng để điều khiển sự di chuyển theo các phương khác nhau của tấm di chuyển
Hình 4.45 Sơ đồ thiết bị hỗ trợ kiểm tra gầm
3,6,7- Hệ thống ống dẫn thủy lực
5-Bơm và thùng chứa dầu
Hình 4.46 Thiết bị hỗ trợ kiểm tra gầm tại trung tâm
Khi kiểm tra một số tính năng nào đó của một đối tượng kiểm tra cụ thể bằng thiết bị kiểm tra, đòi hỏi thiết bị kiểm tra đó phải tạo ra một số điều kiện gần giống với điều kiện làm việc thực tế của đối tượng kiểm tra Có như vậy thì kết quả kiêm tra mới mong
Trang 68 đạt được độ chính xác cao Ở đây thiết bị hỗ trợ kiểm tra gầm hoạt động cũng dựa trên nguyên lý đó Nó có khả năng tạo ra một số điều kiện gần giống với điều kiện thực tế như khi xe đang hoạt động như sự lắc ngang, lắc dọc… Trong điều kiện đó các chi tiết, quá trình được Đăng Kiểm Viên quan sát và đánh giá
Sự hoạt động của tấm di chuyển dựa trên sự tác động của cơ cấu thuỷ lực Trên cơ cấu thuỷ lực này lắp van điều khiển, van điều khiển cho phép điều khiển dòng dầu chuyển động theo những hành trình khác nhau Do vậy làm cho tấm di chuyển có thể chuyển động theo các phương khác nhau Van được điều khiển thông qua tay gạt chuyển hướng
- Công tắc tắt, bật đèn: dùng để bật, tắt đèn soi khi kiểm tra
- Công tắc điều khiển tấm di chuyển; được tích hợp trên đèn soi, dùng để điều khiển sự hoạt động của hai tấm di chuyển
- Hai tay gạt: được bố trí hai bên để đặt chế độ chuyển động của các tấm di chuyển
Khi xe được đưa vào kiểm tra, người Đăng Kiểm Viên sử dụng đèn điều khiển kết hợp với tay gạt chuyển hướng để điều khiển sự dịch chuyển của tấm di chuyển Mũi tên thể hiện sự dịch chuyển của tấm di chuyển
Hình 4.47 Bố trí tay gạt chuyển hướng CĐ