1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần dược phẩm dược liệu pharmedic pmc

48 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích Tài chính Công ty Cổ phần Dược phẩm Dược liệu Pharmedic (PMC)
Tác giả Nguyễn Hoàng Ân, Nguyễn Đoàn Huỳnh Như, Phạm Văn Tân, Phan Mai Quốc Thịnh, Nguyễn Ngọc Trân
Người hướng dẫn Ths. Phan Anh Tiến
Trường học Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
Chuyên ngành Quản trị Tài chính
Thể loại Tiểu luận kết thúc môn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

Từ đó sẽ so sánh các tỷ số của doanh nghiệp với tỷ số chung của ngành để đưa ra những vấn để liên quan đến việc gây ra biến động tài chính của doanh nghiệp... Nhìn chung, khả năng thanh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

ĐỀ TÀI

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC

PHẨM DƯỢC LIỆU PHARMEDIC (PMC)

Giảng viên hướng dẫn : Ths.Phan Anh Tiến

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM

MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP

Nguyễn Hoàng Ân 35221025114 TL27.2 27.2 100% Nguyễn Đoàn Huỳnh Như 35221025792 TL27.2 27.2 100% Phạm Văn Tân 35221025325 TL27.2 27.2 100% Phan Mai Quốc Thịnh 35221025261 TL27.2 27.2 100% Nguyễn Ngọc Trân 35221025588 TL27.2 27.2 100%

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

………

……… ………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm xin gửi lời cảm ơn chân thành và tri ân sâu sắc đến với thầy Phan Anh Tiến, giảng viên Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Trong quá trình học tập bộ môn Quản Trị Tài Chính cho nhà Quản Trị, nhóm đã nhận được sự quan tâm, hướng dẫn tận tình của thầy Thầy đã giúp nhóm tích lũy được thêm nhiều kiến thức trong môn học nhằm giúp ích trên con đường sự nghiệp và cuộc sống sau này

Do vẫn còn chưa tích lũy nhiều kinh nghiệm cũng như hạn chế về mặt kiến thức, trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót Rất mong được sự nhận xét, ý kiến đóng góp từ phía thầy để bài tiểu luận của nhóm được hoàn thiện hơn

Cuối cùng, nhóm xin kính chúc thầy có nhiều sức khỏe và thành công trên con đường sự nghiệp của mình

Nhóm xin chân thành cảm ơn thầy

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP 2

1.1 Lịch sử hình thành 2

1.2 Tầm nhìn 3

1.3 Sứ mệnh 3

1.4 Giá trị cốt lõi 3

1.5 Triết lý kinh doanh 3

1.6 Thái độ với khách hàng 3

1.7 Thái độ với công việc 3

1.8 Thái độ với đồng nghiệp 4

1.9 Các loại sản phẩm kinh doanh 4

2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP TỪ 2018-2021 5

2.1 Hệ số thanh toán hiện hành 7

2.2 Hệ số thanh toán nhanh 7

2.3 Vòng quay tổng tài sản 7

2.4 Vòng quay tổng tài sản cố định 7

2.5 Vòng quay hàng tồn kho 8

2.6 Số vòng quay khoản phải thu 8

2.7 Tỷ suất lợi nhuận ròng 8

2.8 Tỷ suất lợi nhuận gộp 9

2.9 Tỷ số nợ ngắn hạn so với tổng nợ 9

2.10 Tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản 9

2.11 Suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) 9

2.12 Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) 9

2.13 Kỳ thu tiền bình quân 10

Trang 6

2.14 Phân tích Dupont 10

3 SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT CÁC TỶ SỐ CỦA DOANH NGHIỆP VÀ TỶ SỐ CỦA NGÀNH 13

3.1 Hệ số thanh toán nhanh 14

3.2 Hệ số thanh toán hiện hành 15

3.3 Vòng quay tổng tài sản 16

3.4 Số ngày quay vòng hàng tồn kho 17

3.5 Kỳ thu tiền bình quân 18

3.6 Tỷ suất lợi nhuận ròng 19

3.7 Tỷ suất lợi nhuận gộp 20

3.8 Hệ số lãi vay 21

3.9 Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản 22

3.10 ROA 23

3.11 Phân tích Dupont 24

4 CÁC GIẢI PHÁP ĐƯỢC ĐỀ XUẤT THỰC HIỆN ĐỂ NÂNG CAO THÀNH QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TRONG TƯƠNG LAI 25

4.1 Làm tăng doanh thu trong kinh doanh 25

4.2 Cải thiện quy trình sản xuất 25

4.3 Tăng cường quản lý tài chính 25

4.4 Tăng cường quản lý nhân sự 25

4.5 Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển 26

5 NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NGÂN LƯU CÔNG TY 27

5.1 Các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư và tài trợ ảnh hưởng đến nhân lưu 27

5.2 Sự thay đổi ngân lưu qua các năm và cải thiện ngân lưu doanh nghiệp trong tương lai 35

KẾT LUẬN 37

TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

Trang 7

MỤC LỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG, HÌNH ẢNH

Biểu đồ 2 1 Biểu đồ tương quan giữa lợi nhuận ròng, tổng tài sản bình quân, ROA 11

Biểu đồ 2 2 Biểu đồ tương quan giữa lợi nhuận ròng, tổng tài sản bình quân, ROE 12

Biểu đồ 3 1 Biểu đồ so sánh hệ số thanh khoản của PMC và Ngành 14

Biểu đồ 3 2 Biểu đồ so sánh hệ số thanh khoản hiện hành của PMC và Ngành 15

Biểu đồ 3 3 Biểu đồ so sánh vòng quay tổng tài sản của PMC và Ngành 16

Biểu đồ 3 4 Biểu đồ so sánh số ngày quay vòng hàng tồn kho cùa PMC và Ngành 17

Biểu đồ 3 5 Biểu đồ so sánh kỳ thu tiền bình quân của PMC và Ngành 18

Biểu đồ 3 6 Biểu đồ so sánh tỷ suất lợi nhận ròng của PMC và Ngành 19

Biểu đồ 3 7 Biểu đồ so sánh tỷ suất lợi nhuận gộp của PMC và Ngành 20

Biểu đồ 3 8 Biểu đồ so sánh hệ số lãi vay của PMC và Ngành 21

Biểu đồ 3 9 Biểu đồ so sánh tỷ số nợ / tổng tài sản của PMC và Ngành 22

Biểu đồ 3 10 Biểu đồ so sánh ROA của PMC và Ngành 23

Biểu đồ 3 11 Biểu đồ so sánh ROE của PMC và Ngành 24

Bảng 2 1 Bảng tỷ số tài chính doanh nghiệp PMC (2018-2021) 5

Bảng 3 1 Bảng tỷ số chung của ngành 13

Bảng 3 2 Bảng hệ số thanh toán của PMC và Ngành 14

Bảng 3 3 Bảng hệ số thanh toán hiện hành của PMC và Ngành 15

Bảng 3 4 Bảng vòng quay tổng tài sản của PMC và Ngành 16

Bảng 3 5 Bảng số ngày quay vòng hàng tồn kho của PMC và Ngành 17

Bảng 3 6 Bảng kỳ thu tiền bình quân của PMC và Ngành 18

Bảng 3 7 Bảng tỷ suất lợi nhuận ròng cũa PMC và Ngành 19

Bảng 3 8 Bảng tỷ suất lợi nhuận gộp của PMC và Ngành 20

Bảng 3 9 Bảng hệ số lãi vay của PMC và Ngành 21

Bảng 3 10 Bảng tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản 22

Bảng 3 11 Bảng ROA của PMC và Ngành 23

Bảng 3 12 Bảng ROE của PMC và Ngành 24

Trang 8

Hình 5 1 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2018 28

Hình 5 2 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2019 30

Hình 5 3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2020 32

Hình 5 4 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2021 34

Trang 10

MỞ ĐẦU

Như chúng ta đã chứng kiến đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng hầu hết mọi loại ngành nghề tại Việt Nam, không chỉ riêng Việt Nam mà còn ảnh hưởng rất mạnh đến nền kinh tế của các quốc gia khác trên thế giới Vào cuối những năm 2019 và đầu năm 2020, nền kinh

tế thế giới và Việt Nam phải chịu những ảnh hưởng nặng nề, hiện tại đâu đó một số nơi vẫn còn đại dịch Covid-19 hoành hành, diễn biến phức tạp, khó lường, khiến nhiều quốc gia phải rơi vào khủng hoảng về kinh tế Hầu hết mọi quốc gia đều rơi vào suy thoái kinh tế nghiệm trọng, kinh tế thương mại toàn cầu suy giảm mạnh

Để giải quyết được những hệ quả đó và giúp doanh nghiệp phục hồi nhanh chóng, bắt buộc doanh nghiệp phải nắm bắt các tín hiệu của thị trường, phải xác định lại từ đầu nhu cầu về vốn, tím kiếm hoặc huy động các nguồn cung khác kịp thời, sử dụng vốn hiện

có hợp lý nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất

Sau giai đoạn Covid-19 thì nền kinh tế Việt Nam và thế giới đang có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ, dần thoát khỏi sự suy thoái kinh tế và trở lại với cuộc đua thị trường Trong giải đoạn đang dần phục hồi, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích tình hình tài chính, điều này giúp cho doanh nghiệp thấy rõ toàn cảnh về tình hình tài chính của doanh nghiệp, đề từ đó đưa ra những phương án, kế hoạch ứng phó kịp thời và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, công tác quản lý tài chính tại doanh nghiệp

Và nhóm em đã quyết định chọn Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC (PMC) để thực hiện nghiên cứu và phân tích các chỉ số tài chính của doanh nghiệp các năm 2018; 2019; 2020; 2021 Từ đó sẽ so sánh các tỷ số của doanh nghiệp với

tỷ số chung của ngành để đưa ra những vấn để liên quan đến việc gây ra biến động tài chính của doanh nghiệp

Trang 11

1 GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP

Theo nguồn trang “PMC | Hồ sơ | Hồ sơ doanh nghiệp (stockbiz.vn)” và “PHARMEDIC”.

1.1 Lịch sử hình thành

Công Ty Xuất Nhập Khẩu Trực Dụng Y Tế PHARIMEX được thành lập theo quyết định số 126/QĐ-UB ngày 30/6/1981 của Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Vì thế Công Ty Xuất Nhập Khẩu Trực Dụng Y Tế PHARIMEX chính là tiền thân của Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC hiện nay

Đến năm 1983, sau gần hai năm hoạt động, do sự sắp xếp lại ngành ngoại thương của Thành Phố lúc đó, Công Ty PHARIMEX đã phải chuyển thể thành xí nghiệp dược phẩm dược liệu PHARMEDIC theo quyết định số 151/QĐ-UB ngày 24/9/1983 của Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố

Đến năm 1997, theo chủ trương của Chính Phủ, xí nghiệp đã được chuyển thể thành Công Ty Cổ Phẩn Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC theo quyết định số 4261/QĐ-UB ngày 13/8/1997

Công ty hoạt động theo giấy chứng nhận kinh doanh số 064075 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu ngày 09/12/1997 và điều chỉnh lần 07 ngày 03/11/2009, với vốn điều lệ ban đầu là 13.068.456.012 đồng

Ngày 19/5/1999 UBND Thành Phố Hồ Chí Minh ra quyết định số

2857/QĐ-UB-KT về việc giảm cổ phần nhà nước trong công ty từ 61% xuống 45%, còn lại 55% là cổ phẩn của cán bộ công nhân viên và cổ đông bên ngoài

Năm 2005, Công ty tăng vốn điều lệ lên 45.669.000.000 đồng từ lợi nhuận để lại Năm 2008, Công ty tăng vốn điều lệ lên 64.816.340.000 đồng với hình thức phát triển cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu (từ quỹ đầu tư phát triển) và phát hành cổ phiếu

ưu đãi cho cán bộ chủ chốt Cổ phẩn nhà nước chiếm 43.43%, còn lại 56.57% là cổ phần của cán bộ công nhân viên và cổ đông bên ngoài

Ngày 09/10/2009, Công ty chính thức niêm yết thực hiện giao dịch chứng khoán đầu tiên theo Quyết định số 606/QĐ-SGDHN ngày 23/902009 của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

Năm 2012, vốn điều lệ của công y là 93.325.730.000 đồng

Trang 12

Chấp hành mọi luật định trong sản xuất và phân phối

1.5 Triết lý kinh doanh

Mong muốn cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, hữu ích cho sức khoẻ cộng đồng, được tin tưởng nhất ở mọi khu vực, lãnh thổ

Tâm niệm rằng chất lượng của sản phẩm và sức khoẻ của người bệnh luôn được đặt lên hàng đầu

Luôn xem khách hàng là trung tâm và cam kết thoả mãn mọi nhu cầu hợp lý của khách hàng

Sự hài lòng của khách hàng là người bạn đồng hành của Công Ty Dược PHARMEDIC

1.6 Thái độ với khách hàng

• Đón tiếp khách hàng với nụ cười thân thiện, trân trọng, lịch sự

• Cung cách phục vụ khách hàng chuyên nghiệp, nhiệt tình

• Lắng nghe, am hiểu tâm lý khách hàng, kiên nhẫn, niềm nở và chân thành

• Quan tâm ưu tiên đến lợi ích của khách hàng, để trong mắt khách hàng PHARMEDIC có thể trở thành đối tác thân thiện và đáng tin cậy

1.7 Thái độ với công việc

• Cầu tiến, chuyên nghiệp, sáng tạo, trách nhiệm

• Thái độ làm việc tích cực, cầu thị, tận tâm

• Quý trọng thời gian, nâng cao năng suất làm việc

Trang 13

• Tôn trọng nội quy của Công Ty

1.8 Thái độ với đồng nghiệp

• Thân thiện với mọi người, giúp đỡ nhiệt tình

• Chủ động nhận việc khó, cư xử lịch thiệp

• Lắng nghe, ghi nhận sự giúp đỡ, chia sẻ của đồng nghiệp

1.9 Các loại sản phẩm kinh doanh

• Doanh nghiệp chuyên kinh doanh các loại sản phẩm như:

• Thuốc từ dược liệu

• Khoáng chất và vitamin

• Mắt, tai, mũi họng, điều trị ho

• Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn

• Thuốc chống dị ứng và dùng cho các trường hợp quá mẫn

• Thuốc đường tiêu hoá, gan mật

• Thuốc dùng ngoài

• Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn

• Thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm, điều trị gút

• Tim mạch, tiểu đường

• Thuốc thần kinh

• Mỹ phẩm – Thực phẩm chức năng

Trang 14

2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP TỪ 2018-2021

Với ảnh hưởng lớn từ dịch Covid-19 và các vấn đề về kinh tế thế giới, trong khoảng thời gian 2018-2021 doanh nghiệp PMC thay có sự thay đổi trong các vấn đề kinh doanh tại doanh nghiệp Điều này làm ảnh hưởng đến các tỷ số trong bảng tài chính dưới đây:

Tổng tài sản Đầu năm 332.445.913.053 354.514.981.820 384.110.270.220 429.052.637.422

Tổng tài sản Cuối năm 354.514.981.820 384.110.270.020 429.052.637.422 451.493.874.509

Tổng Tài sản Bình quân 343.480.447.437 369.312.625.920 406.581.453.821 440.273.255.966

Tổng tài sản cố định Đầu năm 52.664.571.352 49.643.654.019 47.609.781.561 68.344.194.338

Tổng tài sản cố định Cuối năm 49.643.654.019 47.609.781.561 68.344.194.338 56.891.461.460

Tổng Tài sản cố định Bình quân 51.154.112.686 48.626.717.790 57.976.987.950 62.617.827.899

Hàng tồn kho Bình quân 89.626.220.923 91.169.435.662 91.348.148.663 80.396.400.443

Khoan phải thu Đầu năm 41.748.136.686 42.267.766.079 64.162.040.314 39.559.336.674

Khoản phải thu Cuối năm 42.267.766.079 64.162.040.314 39.559.336.674 45.188.016.990

Trang 15

Khoản phải thu Bình quân 42.007.951.383 53.214.903.197 51.860.688.494 42.373.676.832

Vốn chủ sở hữu Đầu năm 268.754.167.560 300.144.891.889 332.095.676.536 364.173.266.218

Vốn chủ sở hữu Cuối năm 300.144.891.889 332.095.676.536 364.173.266.218 388.876.873.339

Vốn chủ sở hữu Bình quân 284.449.529.725 316.120.284.213 348.134.471.377 376.525.069.779

Hệ số thanh toán hiện hành (Lần) 5.7 6.32 5.49 6.21

Hệ số thanh toán nhanh (Lần) 4.62 5.25 4.36 5.18

Vòng quay tổng tài sản (Lần) 1.32 1.26 1.13 0.94

Vòng quay tổng tài sản cố định (Lần) 8.89 9.56 7.95 6.62

Vòng quay hàng tồn kho (Lần) 3.09 3.14 3.11 3.32

Số vòng quay khoản phải thu (Lần) 10.82 8.73 8.88 9.78

Tỉ suất lợi nhuận ròng (%) 16.2 16.01 16.19 15.63

Tỉ suất lợi nhuận gộp (%) 39.04 38.33 38.30 35.61

Tỉ số nợ ngắn hạn so với tổng nợ (Lần) 1.00 1.00 1.00 1.00

Suất sinh lợi trên tổng tài sản (Lần) 0.21 0.20 0.18 0.15

Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (Lần) 0.26 0.24 0.21 0.17

Tỉ số tổng nợ trên tổng tài sản (Lần) 0.15 0.14 0.16 0.14

ROA (%) (Dupont) 21.44 20.15 18.35 14.71

ROE (%) (Dupont) 25.89 23.54 21.43 17.2

Trang 16

2.1 Hệ số thanh toán hiện hành

Khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp từ năm 2018-2021 có sự biến động, cụ thể năm 2018 là 5,57 lần; năm 2019 là 6,32 lần (tăng 0,75 lần so với năm 2018); năm 2020 là 5,49 lần (giảm 0,83 lần so với năm 2018); và năm 2021 khả năng thanh toán hiện hành là 6,21 lần (tăng 0,72 lần so với năm 2020)

Nhìn chung, khả năng thanh toán hiện hành từ năm 2018-2021 có sự tăng nhẹ, điều này cho thấy doanh nghiệp có khả năng trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn, về khả năng chi trả của doanh nghiệp, tính thanh khoản ở mức cao Ngoài ra còn phản ảnh mức độ rủi ro phá sản của doanh nghiệp thấp, tình hình tài chính được đánh giá

ở mức tăng trưởng tốt

2.2 Hệ số thanh toán nhanh

Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp từ năm 2018-2021 có sự biến động,

cụ thể năm 2018 là 4,62 lần; năm 2019 là 5,25 lần (tăng 0,63 lần so với năm 2018); năm

2020 là 4,36 lần (giảm 0,89 lần so với năm 2018); và năm 2021 khả năng thanh toán nhanh

là 5,18 lần (tăng 0,82 lần so với năm 2020)

Từ số liệu so sánh trên có thể thấy được khả năng thanh toán nhanh 2021 là 5,18, từ

đó phản ánh doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt, tính thanh khoản ở mức cao

2.3 Vòng quay tổng tài sản

Vòng quay tổng tài sản của doanh nghiệp từ năm 2018-2021 có sự sụt giảm, cụ thể năm 2018 là 1,32 lần; năm 2019 là 1,26 lần (giảm 0,06 lần so với năm 2018); năm 2020 là 1,13 lần; năm 2021 là 0,94 lần (giảm 0,19 lần so với năm 2020)

Nhìn chung từ năm 2018-2021, vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp có sự suy giảm Điều này cho thấy hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp chưa tốt và khi đầu tư vào sản xuất kinh doanh chưa đem lại quá nhiều hiệu quả, chưa tạo ra dòng tiền

thực sự

2.4 Vòng quay tổng tài sản cố định

Vòng quay tổng tài sản của doanh nghiệp từ năm 2018-2021 có sự sụt giảm, cụ thể năm 2018 là 8,89 lần; năm 2019 là 9,56 lần (giảm 0,67 lần so với năm 2018); năm 2020 là 7,95 lần; năm 2021 là 6,62 lần (giảm 1,33 lần so với năm 2020)

Trang 17

Có thể thấy rằng hiệu quả trong quá trình sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp chưa mang lại hiệu quả cao Khoảng cách giảm số vòng quay tổng tài sản của doanh nghiệp

qua các năm ngày càng lớn

2.5 Vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp từ năm 2018-2021 có dấu hiệu tăng, cụ thể năm 2018 là 3,09 lần; năm 2019 là 3,14 lần (giảm 0,05 lần so với năm 2018); năm 2020

là 3,11 lần; năm 2021 là 3,32 lần (giảm 0,22 lần so với năm 2020)

Thông qua số liệu so sánh vòng quay hàng tồn kho qua các năm của doanh nghiệp, tuy năm 2019-2020 có sự suy giảm nhưng mặt bằng chung chúng ta vẫn thấy được sự tăng trưởng của năm 2021 so với các năm còn lại Điều này cho thấy việc kinh doanh của doanh nghiệp đang theo chiều hướng tốt, doanh nghiệp chỉ đầu tư hàng tồn kho thấp những vẫn đạt được hiệu quả doanh số cao

2.6 Số vòng quay khoản phải thu

Số vòng quay khoản phải thu của doanh nghiệp từ năm 2018-2021 có dấu hiệu suy giảm, cụ thể năm 2018 là 10,82 vòng; năm 2019 là 8,73 vòng (giảm 2,08 vòng so với năm 2018); năm 2020 là 8,88 vòng (tăng 0,15 vòng so với năm 2019); năm 2021 là 9,78 vòng (tăng 0,9 vòng so với năm 2020)

Nhìn chung, trong các năm từ 2018 đến 2021, năm 2019-2020 có sự tăng nhẹ nhưng đánh giá cả 4 năm có thể thấy rằng năm 2021 có sự suy giảm nhẹ so với năm 2018 Điều này thể hiện sự không hiệu quả trong việc thu hồi nợ và các khoản thu từ bên ngoài của doanh nghiệp so với năm 2018 Nhưng nhìn chung doanh nghiệp chứng tỏ được không có

nợ xấu, và đảm bảo được việc giải phóng các hạn mức tín dụng sau này

2.7 Tỷ suất lợi nhuận ròng

Tỷ suất lợi nhuận ròng của doanh nghiệp từ năm 2018-2021 có sự biến động, cụ thể năm 2018 là 16,2%; năm 2019 là 16,01% (giảm 0,19% so với năm 2018); năm 2020 là 16,19% (tăng 0,18% so với năm 2019); năm 2021 là 15,63 (tăng 0,56% so với năm 2020)

Nhìn chung tỷ suất lợi nhuận ròng các năm tăng giảm không đều, và tỷ suất lợi nhuận ròng năm 2021 so với năm 2019 có sự suy giảm Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến khía cảnh và nhiều mặt khác tại doanh nghiệp

Trang 18

2.8 Tỷ suất lợi nhuận gộp

Tỷ suất lợi nhuận gộp của doanh nghiệp từ năm 2018-2021 có sự suy giảm, cụ thể năm 2018 là 39,04%; năm 2019 là 38,33% (giảm 0,71% so với năm 2018); năm 2020 là 38,30% (giảm 0,03% so với năm 2019); năm 2021 là 35,61% (tăng 2,69% so với năm 2020)

Thông qua tỷ suất lợi nhuận gộp các năm, có thể thấy rằng tỷ suất giảm mạnh từ năm 2020 đến năm 2021, và tỷ suất năm 2021 giảm đáng kể so với năm 2018 Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang có lãi thấp trong quá trình kinh doanh

các khoản đầu tư của họ

2.11 Suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)

Từ bảng báo cáo tài chính ta thấy được suất sinh lợi trên tổng tài sản các năm có sự thay đổi Cụ thể suất sinh lợi giảm từ 0.21 lần xuống còn 0.15 lần theo các năm 2018-2021 Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp chưa cao Yếu tố lợi nhuận ròng ảnh hưởng rất lớn đền chỉ số ROA Vì thế doanh nghiệp nên lập ra các kế hoạch kinh doanh hợp lý để thu được lợi nhuận cao, từ đó giúp tăng trưởng chỉ số ROA của doanh nghiệp

2.12 Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Từ bảng báo cáo tài chính ta thấy được suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu giảm theo các năm Cụ thể năm 2018 là 0.26 lần; năm 2019 là 024 lần; năm 2020 là 0.21 lần; năm 2021

là 0.17 lần Việc suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu giảm đều qua các năm cho thấy được

Trang 19

việc kiểm soát tài chính của doanh nghiệp chưa thực sự hiệu quả Yếu tố quan trọng đó chính là lợi nhuận ròng các năm giảm, dẫn đến việc suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu giảm

2.13 Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp từ năm 2018-2021 có sự tăng đáng kể, cụ thể năm 2018 là 33,73 ngày; năm 2019 là 41,79 ngày (tăng8,06 ngày so với năm 2018); năm 2020 là 41,08 ngày (giảm 0,71 ngày so với năm 2019); năm 2021 là 37,34 (giảm 3,74 ngày so với năm 2020)

Ta thấy từ năm 2018 đến năm 2019 thời gian thu tiền bình quân tăng lên đáng kể, nghĩa là công ty vẫn chưa thực hiện tốt khoản phải thu trong 2 năm đó Nhưng đến năm

2020 và năm 2021 thời gian thu tiền đã giảm cho thấy doanh nghiệp đã có sự cải thiện về chính sách thu tiền bình quân

2.14 Phân tích Dupont

• ROE

Giai đoạn 2018-2019: Năm 2018, ROA của doanh nghiệp là 21,44%, tức là 100

đồng đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận là 21,44 đồng Năm 2019, ROA của doanh nghiệp là 20,15%, giảm 1,29% so với năm 2018 Nguyên nhân là đầu tư vào tổng tài sản năm 2019 nhiều hơn năm 2018 nên dẫn đến việc ROA giảm

Giai đoạn 2019-2020: Năm 2020, ROA của doanh nghiệp là 18,35% Giảm gần

1,8% so với năm 2019 Nguyên nhân chính là vì việc doanh nghiệp đầu tư quá nhiều vào tài sản nên dẫn đến tài sản bình quân năm 2020 tăng mạnh hơn so với năm 2019 Cụ thể tăng 37,268,827,901 đồng

Trang 20

Giai đoạn 2020-2021: Năm 2021, ROA của doanh nghiệp là 14,71% Giảm gần

3,64% so với năm 2020 Nguyên nhân giảm mạnh, bắt nguồn từ 2 lý do chính đó là lợi nhuận giảm (từ 74,618,213,581 đồng xuống 64,759,699,988 đồng) và mức độ đầu tư vào tài sản doanh nghiệp cao

• ROE

Giai đoạn 2018-2019: Năm 2018, ROE của doanh nghiệp là 25,89%, tức là 100

đồng đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận là 25,89% Năm 2019, ROA của doanh nghiệp là 23,54%, giảm 2,35% so với năm 2018 Nguyên nhân đó là mặc

dù vốn chủ sở hữu và lợi nhuận tăng nhưng việc đầu tư vào tài sản công ty quá nhiều dẫn đến ROE bị giảm

Giai đoạn 2019-2020: Năm 2020, ROE của doanh nghiệp là 21,43% Giảm gần

2,11% so với năm 2019 Nguyên nhân chính là việc doanh nghiệp đầu tư quá nhiều vào tài sản nên dẫn đến tài sản bình quân năm 2020 tăng mạnh hơn so với năm 2019 Cụ thể tăng 37,268,827,901 đồng

2018 2019 2020 2021 Lợi nhuận ròng 73,648,964, 74,420,180, 74,618,213, 64,759,699, Tổng tài sản bình quân 343,480,447 369,312,625 406,581,453 440,273,255 ROA 21.44% 20.15% 18.35% 14.71%

-Bảng 1:Biểu đồ tương quan giữa lợi nhuận ròng,

tổng tài sản bình quân, ROA

Lợi nhuận ròng Tổng tài sản bình quân ROA

Biểu đồ 2 1 Biểu đồ tương quan giữa lợi nhuận ròng, tổng tài sản bình quân, ROA

Trang 21

Giai đoạn 2020-2021: Năm 2021, ROE của doanh nghiệp là 17,20% Giảm gần

4,23% so với năm 2020 Nguyên nhân giảm mạnh, bắt nguồn từ 2 lý do chính đó là lợi nhuận giảm (từ 74,618,213,581 đồng xuống 64,759,699,988 đồng) và mức độ đầu tư vào tài sản doanh nghiệp cao

2018 2019 2020 2021 Lợi nhuận ròng 73,648,964, 74,420,180, 74,618,213, 64,759,699, Tổng tài sản bình quân 343,480,447 369,312,625 406,581,453 440,273,255 ROE 25.89% 23.54% 21.43% 17.20%

-Bảng 2:Biểu đồ tỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

(ROE)

Biểu đồ 2 2 Biểu đồ tương quan giữa lợi nhuận ròng, tổng tài sản bình quân, ROE

Trang 22

3 SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT CÁC TỶ SỐ CỦA DOANH NGHIỆP VÀ TỶ SỐ CỦA

NGÀNH

Với sự biến động tự các tỷ số đã phân tích phía trên, chúng ta có thể thấy được

những mặt tích cực và những mặt hạn chế trong quá trình thực hiện quản lý tài chính của

doanh nghiệp Để hiểu rõ hơn về những điểm mạnh và điểm yếu trong quá trình thay đổi

tài chính của doanh nghiệp, dưới đây sẽ là sự so sách các tỷ số quan trọng của doanh nghiệp

PMC và tỷ số trung bình của ngành Dược – Y tế của các doanh nghiệp khác tại Việt Nam

(Nguồn: finance.tvsi.com.vn)

Năm 2018 2019 2020 2021

Các chỉ tiêu

Hệ số thanh toán hiện hành (Lần) 5.37 6.82 4.23 4.22

Hệ số thanh toán nhanh (Lần) 3.25 4.63 2.69 2.28

Vòng quay tổng tài sản (Lần) 1.01 0.99 0.85 0.75

Số ngày quay vòng hàng tồn kho (Lần) 37.94 26.41 37.42 66.39

Kỳ thu tiền bình quân (Lần) 58.46 90.87 6.97 6.76

Tỷ suất lợi nhuận ròng (%) 12.8 12.79 13.31 11.46

Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) 33.05 32.74 33.84 30.57

Suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) (%) 10.87 10.48 7.85 7.61

Suất sinh lợi trên VCSH (ROE) (%) 15.10 15.19 11.78 11.43

Hệ số thanh toán lãi vay (%) 14.82 14.51 13.93 12.43

Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản (Lần) 0.36 0.37 0.36 0.34

Bảng 3 1 Bảng tỷ số chung của ngành

Trang 23

3.1 Hệ số thanh toán nhanh

Thông qua bảng so sánh về hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp PMC và hệ số thanh toán nhanh của toàn ngành, chúng ta có thể thấy được có sự chênh lệch lớn

Năm 2018-2019: Năm 2018, hệ số thanh toán nhanh PMC cao hơn so với ngành, cụ thể cao hơn 1.37 lần Năm 2019, hệ số thanh toán hiện hành PMC cao hơn so với ngành,

cụ thể cảo hơn 0.62 lần

Năm 2020-2021: Năm 2020, hệ số thanh toán nhanh của ngành là 2.69 lần, của PMC

là 4.36 lần (cao hơn 1.67 lần so với ngành) Năm 2021, hệ số thanh toán nhanh của ngành

là 2.28 lần, của PMC là 5.18 lần (cao hơn 2.9 lần so với ngành)

Nhìn mặt bằng chung, hệ số thanh toán nhanh của PMC có phần vượt trội so với hệ số thanh toán nhanh của ngành tính đến thời điểm năm 2021 Điều này cho thấy doanh nghiệp

có khả năng thanh toán tốt, tính thanh khoản ở mức cao so với đa số các doanh nghiệp cùng ngành

Bảng 3 2 Bảng hệ số thanh toán của PMC và Ngành

Hệ số thanh toán nhanh (lần)

Trang 24

3.2 Hệ số thanh toán hiện hành

Thông qua bảng so sánh về hệ số thanh toán hiện hành của doanh nghiệp PMC và

hệ số thanh toán hiện hành của toàn ngành, chúng ta có thể thấy được có sự chênh lệch

Năm 2018-2019: Năm 2018, hệ số thanh toán hiện hành PMC cao hơn so với ngành,

cụ thể cao hơn 0.2 lần Năm 2019, hệ số thanh toán hiện hành PMC thấp hơn so với ngành,

cụ thể thấp hơn 0.5 lần

Năm 2020-2021: Năm 2020, hệ số thanh toán hiện hành của ngành là 4.23 lần, của PMC là 5.49 lần (cao hơn 1.26 lần so với ngành) Năm 2021, hệ số thanh toán hiện hành của ngành là 4.22 lần, của PMC là 6.21 lần (cao hơn 1.99 lần so với ngành)

Nhìn mặt bằng chung, hệ số thanh toán hiện hành của PMC vẫn cao hơn so với hệ

số thanh toán hiện hành của ngành tính đến thời điểm năm 2021 Điều này cho thấy so với mặt bằng chung của ngành, doanh nghiệp có khả năng trong việc sẵn sàng thanh toán các

Bảng 3 3 Bảng hệ số thanh toán hiện hành của PMC và Ngành

Hệ số thanh toán hiện hành (lần)

Ngày đăng: 14/08/2024, 14:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w